Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020

pdf 161 trang hapham 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_sinh_thai_o_cac_tinh_vung_duyen_hai_cuc_n.pdf

Nội dung text: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành du lịch thế giới tăng trưởng khoảng 25%. Hiện tại du lịch chiếm khoảng 10% hoạt động kinh tế toàn cầu và một trong những ngành tạo ra công ăn việc làm chính trên thị trường lao động thế giới [37]. Ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Từ nay đến năm 2020 theo UNWTO, dự báo du lịch còn tăng trưởng ồ ạt hơn nữa, tạo ra các cơ hội kinh tế lớn lao song mang lại những thách thức gay gắt và những mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu không được quản lý tốt [87,28]. Trước những nguy cơ đó, con người bắt đầu nhìn nhận, chuyển hướng nhận thức và cách tiếp cận trong hoạt động du lịch, họ mong muốn đóng góp trách nhiệm cho một thế giới phát triển bền vững hơn. Theo đó, xu thế phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên nói chung và DLST nói riêng đang trở thành xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của du lịch trên khía cạnh trách nhiệm đối với tài nguyên và môi trường. Vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là vùng được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng. Trong những năm qua đã đón bắt nhiều cơ hội để phát triển du lịch và DLST, qua đó nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển (Mũi Né, Ninh Chữ, Cà Ná, Hàm Tân, ) các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được khai thác sử dụng để phát triển du lịch. Tuy với thế mạnh vượt trội về tài nguyên du lịch, là cơ sở để phát triển DLST nhưng cho đến nay việc khai thác tiềm năng này trên cả lĩnh vực tự nhiên lẫn nhân văn còn ở mức nhỏ lẻ, tự phát, chưa có được những nghiên cứu mang tính bài bản, khoa học để tạo nền tảng cho việc khai thác có hiệu quả những nguồn tiềm năng to lớn này. Hiện nay, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch với quy mô lớn, tốc độ nhanh, làm cho các địa phương đối phó với nhiều vấn đề nan giải, tồn tại mâu thuẩn ngày càng gay gắt: một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang
  2. 2 lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Kinh nghiệm từ các nước đã có quá trình phát triển du lịch lâu dài trên thế giới cho thấy để dung hoà hai lợi ích mang tính đối nghịch nêu trên chỉ có con đường lựa chọn đó là đẩy mạnh phát triển DLST một cách khoa học và bền vững dựa trên không gian các vùng địa lý đặc thù này mới đảm bảo được tính cân bằng và phát triển bền vững cho các địa phương. Các năm qua, việc nghiên cứu trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn về du lịch sinh thái ở nước ta nói chung chỉ mơi bước đầu, dưới dạng những nghiên cứu nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống, chủ yếu ở tầm quốc gia. Đặc biệt những nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái trên vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là chưa có gì. Vì vậy việc nghiên cứu sâu hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển DLST ở vùng DHCNTB là hết sức quan trọng và cần thiết. 2- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan về DLST, DLST bền vững, đặc biệt DLST bền vững đối với một vùng biển – hải đảo và DLST trên các vùng nhạy cảm về môi trường khác. Đề xuất các giải pháp chủ yếu bao gồm: Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên nhân văn liên quan đến DLST; Nhóm giải pháp tổng hợp phát triển DLST vùng . Đề xuất tổ chức phân vùng quy hoạch một cách có hệ thống và khoa học không gian DLST cho hai tỉnh vùng DHCNTB. 3- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về phát triển DLBV, DLST, DLST biển - đảo bền vững. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DLST của các nước và rút ra các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho tác giả đề xuất giải pháp ở chương 3. Tổ chức khảo sát thực tế các địa bàn vùng DHCNTB để hỗ trợ đánh giá thực trạng khách DL-DLST, qua đó phác họa bức tranh về DLST đang có nhiều mãng sáng tối, chưa phối hợp hài hòa và thiếu tính bền vững.
  3. 3 Đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp hợp lý nhằm xây dựng kế hoạch hành động phát triển DLST của vùng DHCNTB 4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: * Đối tƣợng nghiên cứu: đối tượng chính tập trung nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến tổ chức quản lý phát triển DLST, là chủ thể gắn với yếu tố cung. Ngoài ra các đơn vị lữ hành, các công ty dịch vụ, khách DL-DLST, cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLST cũng là những đối tượng được nghiên cứu bổ trợ để so sánh đối chiếu, suy diễn. * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trên không gian thuộc tiểu vùng DHCNTB (gồm hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận). Về mặt thời gian luận án giới hạn thời gian từ 1995 đến 2010, đây là khoảng thời gian mà hoạt động DLST tại Ninh Thuận–Bình Thuận đã có những bước khởi đầu đáng ghi nhận. 5- Phƣơng pháp nghiên cứu: Có 2 phương pháp được sử dụng nghiên cứu gồm: 5.1 Phƣơng pháp định tính: 5.1.1 Phƣơng pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Sở VHTT-DL, Sở NN &PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục Thống kê của 2 tỉnh, từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục DL. Bên cạnh đó còn sử dụng các nguồn dữ liệu chính thức của các tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội DLST quốc tế (TIES), Hội đồng Du lịch Lữ hành quốc tế, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động DLST tại vùng DHCNTB. 5.1.2 Phƣơng pháp chuyên gia: -Thông qua các đợt hội thảo quốc gia về du lịch được tổ chức tại Bình Thuận, Ninh Thuận, tác giả đã tiếp cận với các chuyên gia du lịch đến từ TW, các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các lãnh đạo ngành Du lịch ở hai tỉnh để trao đổi và xin ý kiến nhận xét đánh giá của chuyên gia để bổ sung cho các nghiên cứu, và giúp cho phần phân tích thực trạng ở chương 2 và nêu giải pháp cũng như đề xuất quy hoạch tổ chức không
  4. 4 gian DLST liên kết giữa hai tỉnh ở chương 3 mang tính thực tiễn, sát đúng và khoa học hơn. -Thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề hẹp mà tác giả chủ động tham gia, phối hợp tổ chức (Hội thảo phát triển DLST tỉnh Bình Thuận, 2009; Hội thảo về Môi trường nông nghiệp-nông thôn với Đa dạng sinh học ở Việt Nam, 2009) các nhà khoa học chuyên ngành, các chuyên gia quản lý du lịch và môi trường đóng góp ý kiến cho bản báo cáo của tác giả nhằm nâng cao tính phù hợp với thực tiễn của nội dung luận án. -Tác giả đã gặp trực tiếp, phỏng vấn trao đổi với 26 chuyên gia là những nhà quản lý du lịch cao cấp của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, các nhà quản lý công ty Du lịch lữ hành, các cơ sở dịch vụ du lịch, các Hiệp hội để xin ý kiến đánh giá kiểm định về tính thực tiễn, tính khả dụng của bảng câu hỏi dùng để khảo sát khách DL-DLST, đồng thời còn lấy ý kiến cho điểm về các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, đe dọa, thách thức đối với hoạt động DLST của vùng DHCNTB từ bảng phân tích SWOT. 5.1.3 Phƣơng pháp suy diễn quy nạp: qua các tài liệu của UNWTO, TIES, PATA, của Tổng cục Du lịch VN (Viện Nghiên cứu và Phát triển DL), các công trình khoa học đã được công bố nghiên cứu về phát triển DLST, về các mô hình DLST bền vững, các kết quả thành công từ thực nghiệm các nước, từ đó tác giả rút ra những mô thức chung vận dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ thực tiễn cũng như lý luận của các nước làm cơ sở cho việc phân tích, suy đoán, diễn giải, xây dựng các giải pháp và lập kế hoạch hành động với các bước đi thích hợp. 5.2 Phƣơng pháp định lƣợng: A/. Sử dụng mô hình phi tuyến dạng hàn mũ để thực hiện dự báo lƣợng du khách đến: Khác với trước đây, các dự báo thường dùng các mô hình tuyến tính giản đơn để dự báo. Trong chương 3, với đặc điểm số liệu của lượng khách du lịch (quốc tế và nội địa) là số liệu chuỗi thời gian (Time series), thường diễn biến theo xu hướng phi tuyến. Do đó tác giả sau khi chạy thử 2 dạng hàm bậc 2 và hàm mũ, đã quyết định sử dụng mô hình hồi quy phi tuyến dạng hàm mũ theo mô hình kinh tế lượng Holt-Winter là hàm thích hợp nhất. (đây là dạng mô hình mà Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch đã ứng dụng trong dự báo- Tạp chí Du lịch VN số 10/2011). Tác giả đã sử dụng phần
  5. 5 mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eviews 7.0 để giải quyết bài toán định lượng dự báo nói trên. Sai số mô hình cho thấy rất thấp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho dự báo (xem phụ lục C) B/ Sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để khảo sát nhu cầu và yêu cầu của du khách đối với DLST ở vùng DHCNTB: Tác giả đã sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập khi khảo sát trực tiếp 883 du khách (144 khách quốc tế, 739 khách nội địa) với phần mềm PASW-SPSS 20.0 để tính toán tần suất, phân tích, phân loại theo nhóm gắn với tính chất, hành vi để làm cơ sở cho các phân tích tích định lượng khác trong chương 2. 6- Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu luận án: Luận án “Phát triển DLST các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020”. Tác giả muốn nghiên cứu làm rõ các nội dung lý luận về DSLT, về các nguyên tắc, điều kiện để hoạch định sự phát triển DLST bền vững trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Tác giả sử dụng các phương pháp định tính và định lượng trong phân tích đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động DLST trong các năm qua, thống kê phân tích nguồn tài nguyên DLST của 2 tỉnh, cùng với dự báo khả năng phát triển. Tác giả vạch ra các định hướng mục tiêu phát triển, định hướng tổ chức không gian DLST của vùng và đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển DLST của vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó ở chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về DLST bền vững, các nguyên tắc và điều kiện để phát triển DLST. Tuy nhiên, sẽ đi sâu hơn trong lý luận về phát triển DLST bền vững, các giai đoạn phát triển của loại hình này và nguyên tắc quy hoạch phát triển bền vững DLST biển, đảo. Thêm vào đó, những bài học kinh nghiệm về quản lý DLST của các nước có điều kiện phát triển tương đồng ở Đông Nam Á cũng được đưa ra để tham khảo vận dụng (kinh nghiệm của Thái Lan, của Indonesia, Malaysia, Philippines). Trong nội dung chương 2, tác giả đã phân tích một cách toàn diện hoạt động DLST đang diễn ra ở 2 tỉnh, phân tích diễn biến số lượng, đặc điểm và nhu cầu của du khách quốc tế, nội địa, phân tích các tuyến-điểm cũng như các loại hình DLST đang được khai thác. Đúc kết rút ra những thuận lợi, khó khăn, những thành công đạt được, những cơ hội sắp đến cùng những thách thức thông qua phân tích
  6. 6 SWOT. Trong chương 3, để xây dựng các giải pháp và khung kế hoạch hành động, tác giả đã dựa trên việc thiết lập, định hướng cho việc tổ chức không gian DLST, trình bày các quan điểm phát triển cụ thể và đưa ra các cơ sở bao gồm: cơ sở mang yếu tố quốc tế, cơ sở mang yếu tố quốc gia, và cơ sở từ việc dự báo quy mô phát triển. Ngoài ra để việc thực hiện các giải pháp phát triển đồng bộ và hiệu quả hơn tác giả cũng trình bày những kiến nghị hỗ trợ thực hiện với các cấp liên quan như với Chính phủ, với các tỉnh, với các doanh nghiệp, và với người dân và cộng đồng. 7- Tổng quan về tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài: a- Giới thiệu tổng quát về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Từ thực tiển phát triển mạnh mẽ của DLST trên thế giới. Tác giả luận án trong suốt 4 năm qua, đã có điều kiện tiếp cận với hơn 100 tài liệu liên quan đến lĩnh vực DL và DLST trong và ngoài nước. Trong số đó tác giả tâm huyết các tài liệu sau đây: “ Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và PT Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do PGS.TS. Phạm Trung Lương chủ biên; “Du lịch sinh thái – Ecotourism” do GS-TSKH. Lê Huy Bá biên soạn; “Du lịch bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn; “ Du lịch sinh thái những nguyên tắc- thực hành và chính sách để phát triển bền vững” của tác giả M.Epler Wood, “ Phát triển DLST tại Malaysia – Có thật sự bền vững ?” của M. Badaruddin; “ DLST ở Australia-Sự kết nối của năng suất xanh” của Tsung –Weilai; “DLST ở Indonesia” của Ricardo Manurung; “ DLST ở Philippines” của A.M. Alejandriino. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu nêu trên, tôi nhận thấy chưa có tài liệu nào trên đây đề cập đến nội dung đề tài mà mình đang nghiên cứu, thêm vào đó những lý luận mà các tài liệu đã nêu ra chỉ là bước đầu mang tính khái quát, chưa đề cập được những đặc trưng về các loại hình DLST chuyên sâu về biển và hải đảo trên địa bàn vùng duyên hải Việt Nam. Nhìn chung qua các công trình nghiên cứu ở trong nước về DLST trong thời gian qua, tác giả đề tài có một số nhận xét như sau:
  7. 7 * Ƣu điểm: Nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về lý luận, có sự tiếp cận của các thành tựu về lý luận lẫn thực tiển nghiên cứu DLST của các nước Asean và trên thế giới; bước đầu đã thống kê khá bài bản các nguồn tài nguyên DLST thiên nhiên và nhân văn trên phạm vi quốc gia hoặc vùng lớn, định hướng được những nội dung khai thác DLST trên một số khu vực đặc trưng, các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta. * Tồn tại: Các công trình nghiên cứu còn thiên về lý luận, chỉ dừng lại mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chưa có nhiều nội dung sáng tạo thể hiện dựa trên đặc thù DLST của Việt Nam; chưa đi sâu vào nghiên cứu các vùng miền và các tỉnh có tiềm năng phát triển DLST; số lượng nghiên cứu còn ít, đặc biệt nội dung phát triển DLST văn hóa, DLST cộng đồng; nghiên cứu và đề xuất về sản phẩm DLST còn rất sơ sài, nghèo nàn, chỉ tập hợp những sản phẩm đã có sẳn và lại trùng lập trên nhiều tour, tuyến du lịch chung của cả nước; khi đề cập đến các tuyến điểm DLST đang khai thác về DLST biển, hầu hết chỉ nói chung đến các hoạt động khai thác DLST tuyến bờ và mép nước (nghỉ dưỡng, tắm biển, ) còn tuyến trên và dưới mặt nước ít được đề cập, đặc biệt nội dung DLST biển và đảo chưa thấy đề cập đến; nghiên cứu về DLST chỉ nghiên cứu tổng thể chung cho Việt Nam, cho các VQG, khu bảo tồn, đặc biệt không có tài liệu nào nghiên cứu về DLST cho vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, là vùng DLST biển đặc thù nhất, đa dạng các tài nguyên DLST ở miền Trung, đang là điểm đến mới nổi về DLST được du khách biết tiếng. b- Tính mới của đề tài nghiên cứu: Về lý luận: - Thứ nhất: tác giả đã bổ sung và đưa ra khái niệm DLST có tính toàn diện hơn, nêu bật được những đặc điểm chính của DLST. - Thứ hai: kết hợp các nội dung chung về phát triển DLBV ở vùng biển, tác giả đã vận dụng tổng hợp xây dựng thành chuyên mục phát triển DLST bền vững ở vùng bờ biển và hải đảo. Qua đó tác giả đã bổ sung khái niệm về DLST biển đảo, trong đó đề cập chi tiết và sâu hơn các loại hình DLST đang khai thác trên bờ, trên mặt biển, dưới đáy biển và trên các hải đảo xa bờ giàu tài nguyên DLST.
  8. 8 - Thứ ba: tác giả đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết về địa lý kinh tế du lịch để hoạch định phân vùng tài nguyên, quy hoạch tổ chức không gian DLST theo địa giới lãnh thổ vùng DHCNTB (tức là địa bàn tỉnh Thuận Hải trước đây). -Thứ tư: trong vận dụng các mô hình tính toán lý thuyết, tác giả mạnh dạn đề xuất áp dụng mô hình kinh tế lượng phi tuyến Holt-Winter với dữ liệu chuỗi thời gian (Time series) cho dự báo khách DL đến trên địa bàn một vùng lãnh thổ. Điểm mới về thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận án: -Thứ nhất: sự chia cắt theo địa giới hành chính tỉnh, huyện, cùng với phương thức quản lý có xu hướng “khép và đóng” đã làm cho các nhà quản lý du lịch ở địa phương không thấy hết được những mối liên hệ nội tại vốn có về các khía cạnh kinh tế-xã hội, về sự nối kết do truyền thống lịch sử, tính chất thúc đẩy khai thác tài nguyên liên vùng, Luận án đã phân tích đứng trên bình diện vùng lãnh thổ thống nhất, xuyên suốt với nguyên tắc hướng đến tối ưu trong gắn kết khai thác tài nguyên DLST, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để xây dựng mối liên hệ phát triển DLST bền vững. -Thứ hai: lần đầu tiên một luận án với đề tài phát triển DLST trên một vùng duyên hải giàu tiềm năng DLST được xây dựng. Ngoài những yếu tố được đề cập về nội dung về khái niệm mang tính học thuật, phân tích thực trạng, nội dung kinh doanh DL, Tác giả luận án còn hướng đến ứng dụng về lĩnh vực địa lý kinh tế du lịch trong việc đi sâu phân định, tổ chức không gian, lãnh thổ DLST để thiết kế phân khu chức năng hoạt động và phân vùng tài nguyên DLST. Từ đó đã đề xuất xây dựng trên 30 tour, tuyến, điểm DLST liên vùng cụ thể, xuyên suốt tạo nên một mạng lưới hoạt động DLST hợp lý. -Thứ ba: định hướng phát triển du lịch sinh thái của vùng DHCNTB giai đoạn 2008- 2020. Trên các cơ sở tính toán và phân tích, tác giả đã đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển, các khung kế hoạch hành động ngắn hạn cho các thời kỳ 2012- 2015, và 2016-2020. -Thứ tư: qua việc phân tích và đánh giá thực trạng về tài nguyên du lịch, về tổ chức quản lý hoạt động DLST của vùng DHCNTB, tác giả phát hiện việc quản lý theo địa
  9. 9 giới hành chính hiện nay đã làm “đứt mạch” Các dòng giao lưu hoạt động văn hóa Chăm vốn có trên giải đất Ninh Thuận – Bình Thuận trước đây là lãnh địa có tên “Panduranga” của các vương triều Chăm Pa, là cơ sở để phát triển loại hình du lịch sinh thái văn hóa Chăm đặc sắc của vùng DHCNTB. Từ đó tác giả ngoài việc đề xuất các tour DLST chung, đã đề xuất tổ chức xây dựng các tour DLST chuyên đề mới đặc thù, phù hợp với thực tiễn (trong mỗi tour đều được nêu rõ chi tiết về kết nối địa điểm, cách thức tổ chức khai thác theo các loại hình DLST đặc thù, thời gian phù hợp để tổ chức, ) đó là: + Chủ đề du lịch văn hoá bản địa: “Con đường di sản văn hoá Chăm miền Panduranga-2 tỉnh một điểm đến”. + Chủ đề thiên nhiên biển: “Du lịch về với thiên đường mây trắng- biển xanh–nắng vàng-cát đỏ” + Chủ đề thiên nhiên hoang dã: “Du lịch lên rừng xuống biển khám phá các VQG và KBTTN vùng DHCNTB” 8/ Kết cấu Luận án: Luận án được xây dựng có 161 trang với 24 bảng, 31 sơ đồ, biểu đồ và 4 bản đồ. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án kết cấu gồm 3 chương : - Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển du lịch sinh thái: nêu bật những khái niệm tổng quan trọng và ngoài nước về DLST, các nguyên tắc, mục tiêu và điều kiện để phát triển DLST nói chung và biển đảo nói riêng, phần bổ sung lý luận DLST của tác giả, những khái niệm về sản phẩm du lịch và DLST, khái niệm về tài nguyên DLST, những kinh nghiệm của các nước Asean về phát triển DLST làm bài học thực tiễn cho Việt Nam và vùng DHCNTB. - Chương 2: Thực trạng phát triển du lich sinh thái ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ: phân tích hiện trạng các hoạt động du lịch và DLST đang diễn ra tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận trong thời kỳ 1995-2010, phân tích đánh giá về tài nguyên DLST, dựa vào tài liệu khảo sát của tác giả đã tiến hành để đi sâu phân tích đặc điểm và hành vi của khách DLST đến vùng DHCNTB, phần cuối tác giả
  10. 10 đi sâu phân tích những thành công cũng như những thất bại của thực trạng nêu trên đồng thời đúc kết các nội dung qua phân tích SWOT cho toàn vùng. - Chương 3: Định hướng chiến lược và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: nội dung chính đề cập đến những quan điểm phát triển DL và DLST của cả nước, của vùng và của 2 Tỉnh, các quan điểm - định hướng-mục tiêu phát triển của tác giả, các cơ sở kinh tế-xã hội cho việc đề xuất các giải pháp. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế du lịch của vùng, cuối cùng là các nhóm giải pháp đồng bộ cho chiến lược phát triển gắn với khung kế hoạch hành động cụ thể của vùng về phát triển DLST cho từng thời kỳ.
  11. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Khái niệm về du lịch bền vững và du lịch sinh thái: Trong thập kỷ qua, ngành du lịch đạt được những thành tựu to lớn, tăng trưởng khoảng 25%. Hiện tại du lịch chiếm 10% hoạt động kinh tế thế giới, du lịch đã góp phần trong việc tạo ra thu nhập, nguồn ngoại tệ và việc làm, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều nước [88, 23]. Bên cạnh mặt tích cực đạt được, du lịch đại chúng cũng tạo ra những thách thức và rủi ro to lớn, nếu không được kiểm soát và định hướng phát triển theo lộ trình bền vững và khoa học thì hậu quả mang đến sẽ không lường được. Phát triển du lịch bền vững (DLBV) là xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay. Vì phát triển DLBV được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của ba yếu tố tương tác lớn là tự nhiên, kinh tế và môi trường. 1.1.1 Khái niệm về du lịch bền vững: Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẫm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”[11,25]. 1.1.2 Khái niệm DLST: DLST được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với môi trường thiên nhiên. Các khái niệm phổ biến về DLST mà các nhà nghiên cứu về du lịch đã đưa ra và được đa số các diễn đàn quốc tế về DLST thừa nhận như: Ban đầu, có một khái niệm DLST tương đối đầy đủ bao hàm cả du lịch thiên nhiên lẫn du lịch văn hóa, do nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô Hector Ceballos- Lascurain đưa ra: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan vớí ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [23,33]
  12. 12 Năm 1993 Allen đưa ra một định nghĩa đề cập sâu sát đến lĩnh vực họat động trách nhiệm của du khách, đó là: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã đã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [23,10] Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau: “Du lịch sinh thái là việc đi lại của có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương” [10,31] Sơ đồ 1.1: Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009) 1.1.3 Một số định nghĩa về DLST ở Việt Nam: Luật Du lịch Việt Nam 2005, định nghĩa về DLST: “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [27,23] Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương tự về DLST: “ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [25, 35]
  13. 13 Sơ đồ 1.2: DLST là một khái niệm của phát triển bền vững (UNWTO, 2009) Hay một dạng mở rộng khác của DLST về văn hóa bản địa: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhắm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [10,20] “DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn” [10,21] “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [23,25] Nhìn chung các khái niệm về DLST đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, và phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa toàn diện. 1.1.4 Một số đề xuất bổ sung của tác giả luận án về lý luận DLST: + Về khái niệm DLST chung: “DLST là dạng du lịch thay thế tích cực (alternative) của du lịch đại chúng (mass tourism), đây là loại hình du lịch chú trọng đến việc phát triển tình cảm và trách
  14. 14 nhiệm của người tham gia đối với vẻ đẹp thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa bản địa. Gắn hoạt động với giáo dục môi trường tự nhiên-xã hội để nâng cao hiểu biết cho du khách về thiên nhiên-sinh thái, về các giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống của điểm đến. Từ đó đề cao trách nhiệm của người tham gia và góp phần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên - tài nguyên nhân văn và lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương một cách bền vững”[11,10]. + Bổ sung của tác giả về khái niệm DLST liên quan đến vùng DHCNTB: *Khái niệm DLST biển-đảo: là một loại hình DLST cụ thể, dựa vào môi trường biển, bờ và hải đảo, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường thiên nhiên, các giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân đang sinh sống ở vùng duyên hải và hải đảo. DLST biển- đảo chú trọng đề cao sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vữn, tạo điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng. DLST biển-đảo có thể chia làm 3 khu vực không gian hoạt động cơ bản: khu vực bờ và mép nước; khu vực mặt nước và hải đảo; khu vực dưới mặt nước và đáy biển.  Khu vực bờ và mép nước: phân bố không gian từ mép nước trở vào là nơi thiết lập các cơ sở hạ tầng dịch vụ cho toàn hoạt động DLST biển-đảo (xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái, resort, khách sạn, các băng rừng cây xanh tạo sinh cảnh và chắn gió cát, đường sá, bến cảng, nhà hang, ). Các loại hình khai thác tổng hợp bao gồm: du lịch khám phá đồi cát di động và rừng Savan, tham gia nghỉ dưỡng biển, tham gia các hoạt động thể thao biển và giải trí trên bờ, kết hợp tham gia các loại hình DLST văn hóa với cộng đồng ngư dân sống ven biển (lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ tế tại các vạn chài, homestay ở các làng chài ven biển và các làng chài nông ngư kết hợp )  Khu vực mặt nước và hải đảo: đây là vùng có không gian địa lý rộng lớn, toàn bộ mặt biển và các hải đảo. Đối với khu vực mặt nước có thể tổ chức khai thác các loại hình: thưởng ngoạn, câu cá bằng du thuyền; tham gia đánh bắt hải đặc sản trên biển cùng với ngư dân, đua thuyền vượt đại dương, các môn thể thao
  15. 15 mạo hiểm trên biển, Đối với các hải đảo, đặc biệt với những đảo lớn có cư dân hình thành lâu đời với các làng cá, vạn chài thì khai thác các loại hình DLST tự nhiên và văn hóa như ở đất liền. Đối với các đảo hoang, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và đẹp có thể tổ chức tham quan cảnh đẹp, khám phá, cắm trại, câu cá, lặn biển, du lịch mạo hiểm,  Khu vực dưới mặt nước và đáy biển: để có thể tiếp cận đối tượng, đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng, hiện nay chỉ mới khai thác có mức độ, các loại hình khai thác phổ biến gồm: lặn khảo sát khám phá, nghiên cứu khoa học, xem săn bắt hải sản ở các rạn đá san hô, hang động biển, lặn khám phá các quần thể san hô, cá, + Những nét mới theo nhận định của tác giả: - Dựa trên chu trình biện chứng phát triển: nêu rõ khái niệm DLST là loại hình du lịch thay thế với yếu tố tích cực hơn du lịch đại chúng đang bộc lộ nhiều mâu thuẩn trong việc khai thác-phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. - Mở rộng đối tượng tham gia trong hoạt động DLST không những chỉ những du khách mà còn đề cập đến những người tham gia tổ chức hoạt động du lịch sinh thái (sketholders) - Nêu rõ những du khách DLST là những người thực sự có tình cảm và trách nhiệm với môi trường thiên nhiên, và họ có tình cảm thực đối với vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tích cực đề cao giá trị của văn hóa bản địa. - Khẳng định tính bền vững không những về mặt bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn bảo tồn và phát triển một cách bền vững những giá trị văn hóa bản địa, cân bằng về nguồn thu nhập cho người dân địa phương. - Tác giả đã tổng hợp đưa ra khái niệm DLST đặc thù cho vùng biển và các hải đảo với sự phân tích và tổ chức phân bổ hoạt động DLST cụ thể, theo trình tự có hệ thống không gian địa lý liên quan: Du lịch sinh thái biển-đảo. 1.1.5 Tổ chức lãnh thổ DL- DLST: Khái niệm: tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung là sự phân vùng quy hoạch không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng,
  16. 16 cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương [22,45] Tổ chức lãnh thổ DLST là môt bộ phận không thể tách rời của du lịch, trong DLST việc tổ chức phân vùng tổ chức lãnh thổ được tổ chức chuyên môn hóa và chú trọng nhiều hơn đến đặc điểm phân bố các tài nguyên DLST, đến lợi ích thụ hưởng của cộng đồng, đến sự bảo tồn và phát triển tài nguyên này để đạt mục tiêu phát triển DLBV. 1.2 Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái: 1.2.1 Những nguyên tắc của DLST bền vững: Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm: - Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa. - Tăng cường nội dung giáo dục môi trường. - Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. - Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường. Từ đó DLST khi hướng đến mục tiêu bền vững đã xây dựng các nguyên tắc cơ bản sau đây: a. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST . b. Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa, (chủng loài các hệ động thực vật, bản sắc văn hóa dân tộc, ) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu. c. Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường. d. Trong quá trình khai thác họat động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng góp vào phúc lợi
  17. 17 của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại. e. Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa phương, vùng và của quốc gia. f. Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường khả năng đáp ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST. g. Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. h. Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách. i. Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. [10,34] 1.2.2 Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái: Xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây: - Điều kiện thứ nhất: để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật (Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khí hậu (Ecoclimate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology) [10,32]
  18. 18 Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nêu bật tính chất DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn (Rural tourism), du lịch trang trại điển hình (Farm tourism), DLST văn hóa (Cultural Ecotourism). - Điều kiện thứ hai: nói lên tính chất quản lý tổ chức của con người nghĩa là: + Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST. Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách. + Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể. Trước đây các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa mặc cho sau này những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch. - Điều kiện thứ ba: mục đích hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho tự nhiên và môi trường, do đó DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:
  19. 19 AR CPI = a Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area ) a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.[30,24] Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày: TR CPD = CPI x TR = a Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity) TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) - Điều kiện thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST. Việc thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái tự nhiên và giá trị xã hội. - Điều kiện thứ năm: vì khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch trí thức, tư duy tiên tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển hình, họ là những du khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực thiên nhiên hoang dã. 1.3 Phát triển DLST bền vững ở vùng bờ biển-hải đảo: 1.3.1 Khái niệm không gian DLST vùng bờ-hải đảo: có rất nhiều cách xác định vùng DLST bờ biển hoặc hải đảo (Coastal-Island Zones) dựa trên quan điểm thủy - địa động lực, hải dương, địa sinh thái, quản lý phát triển, nhu cầu của du khách Phát triển DLST vùng biển đảo chú trọng đến không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển- đảo, bờ và đại dương mà tại đó có các tài nguyên DLST thu hút du khách. Cụ thể đó thường là vùng bờ biển cát có bãi tắm, các vách biển, vách núi trên các bờ hải đảo, các vùng san hô ngầm, ven đảo và các dải đất hẹp ven biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô, vùng vịnh, đầm phá, cửa sông, cồn cát,
  20. 20 các ngư trường gần bờ dùng cho phát triển du lịch câu cá, lặn khám phá [Pearce và Kirk,1986] 1.3.2 Các giai đoạn phát triển của DLST ven biển và hải đảo: Theo Dobias (1989), trên cơ sở nghiên cứu các khu DL, DLST biển và đảo ở khu vực Đông Nam Á đã đưa ra mô hình 5 giai đoạn của chu trình phát triển các khu du lịch biển bờ và hải đảo như sau: - Giai đoạn lều trại (bulgalow): các lều trại nhỏ được người dân điạ phương xây dựng tạm thời nhằm thu hút chủ yếu khách du lịch nội địa và một ít khách DLST “ba lô” ít tiền. thời kỳ này do hiểu biết về môi trường còn thấp nên đa phần lều trại đều xây dựng ngay trên bãi biển và bờ đảo, hầu như không có hệ thống thu gom chất thải, nước thải hầu như không được xử lý, tuy vậy tác động xấu đến môi trường còn vẫn không đáng kể vì mức mức độ phát triển còn thấp (điển hình như ở Hòn Rơm-Mũi Né vào năm 1995, và Vĩnh Hy năm 2005) - Giai đoạn nâng cấp hình thành cơ sở nhỏ: người địa phương nâng cấp các lều trại của họ trên bãi biển để đáp ứng nhu cầu của du khách, người bên ngoài bắt đầu mua đất để kinh doanh DLST biển. Đường sá và điều kiện cơ sở hạ tầng bắt đầu được cải thiện, tiện nghi lưu trú bắt đầu được nâng cao, thút nhiều đồi tượng du khách giàu có hơn. Tác động xấu đến môi trường giai đoạn này vẫn chưa gia tăng. (như Hàm Tiến-Mũi Né vào năm 2001). - Giai đoạn phát triển các resort, khách sạn sang trọng, các khu DLST biển đảo tiện nghi: giai đoạn này ngày càng có nhiều nhà đầu tư bên ngoài mua đất và bất động sản của người địa phương để kinh doanh DL-DLST, các tài nguyên DLST ven bờ và vùng hải đảo được quan tâm khai thác như các vùng sinh thái ven biển, các rạn san hô, vùng ngư trường gần bờ. Hiện tượng gia tăng giá cả tại chỗ cùng với gia tăng lợi nhuận du lịch. Bắt đầu xuất hiện suy thoái môi trường (Mũi Né từ năm 2005, đảo Cù lao Câu 2009) - Giai đoạn phát triển mạnh khó kiểm soát: đa phần các cơ sở khách sạn, resort, khu du DLST là do người bên ngoài sở hữu, họ đẩy mạnh khai thác. DL-DLST phát triển
  21. 21 mạnh vượt tầm kiểm soát của địa phương, suy thoái mô trường diễn ra nghiêm trọng. (Hòn Rơm –Mũi Né, Đồi Dương –Phan Thiết 2009) - Giai đoạn suy thoái trầm trọng: suy thoái trầm trọng môi trường và tài nguyên dẫn đến các quy chế kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn. Nhiều hành động kiểm soát nghiêm ngặt được tiến hành nhằm kiểm soát tình trạng suy thoái (Mũi Né 2011, Vĩnh Hy 2012, Tuy Phong 2011). 1.3.3 Tác động môi trƣờng của DLST ven biển: Hoạt động DLST mặc dù cốt lõi là dựa vào thiên nhiên nhưng cũng gây nên những tác động đến các phân hệ tự nhiên, kinh tế xã hội. Tuy nhiên tác động lên phân hệ tự nhiên thường dễ phát hiện hơn lên các phân hệ còn lại. Các tác động ngắn hạn thường liên quan đến các giai đoạn phát triển của điểm DLST, gồm các hoạt động san ủi mặt bằng và xây dựng, lập cầu cảng ngăn dòng chảy biển, cải tạo cảnh quan Các tác động dài hạn liên quan đến hoạt động của điểm DLST như biến đổi sử dụng đất,xả thải, hoạt động của du khách, chỗ làm việc, suy thoái cảnh quan, xâm hại đa dạng sinh học Hoạt động DLST thường rất mâu thuẫn với hoạt động kinh tế địa phương vì cả hai đều sử dụng chung không gian môi trường nhưng phương hướng khách nhau. 1.3.4 Quy hoạch phát triển bền vững cho DLST biển đảo: Theo Odum (1976) chia vùng bờ biển- hải đảo thành 3 đới chính: đới dành cho phát triển DL-DLST; đới vùng đệm hạn chế phát triển; đới phải bảo tồn nghiêm ngặt. Trong quy hoạch DLST biển đảo khả năng tải được hiểu là cường độ sử dụng tối đa môi trường và tài nguyên nhưng không làm suy thoái. Theo Pearce và Kirk (1986) đề xuất khả năng tải thich hợp cho các đới DLST biển đảo gồm: Bảng 1.1 : Các loại khả năng tải ưu tiên của các đới DLST ven biển Không gian Môi trƣờng vùng bờ và hải đảo Khả năng tải ƣu tiên DLST Đới dịch vụ và Vùng đất phía trong bờ và đảo Khả năng tải kinh tế tiện nghi DLST Đới đệm Cồn cát và các đồi đá ven đảo Khả năng tải sinh thái
  22. 22 Khả năng tải xã hội Đới hoạt động nghỉ dưỡng Biển Khả năng tải sinh thái (Nguồn: Pearce và Kirk, 1986) Một số tiêu chuẩn quy hoạch DLST được áp dụng ở một số nước Đông Nam Á và lân cận: Ở Indonesia (Bali): kể từ mép nước trở vào 100m không được xây dựng bất cứ công trình nào; nhà không cao quá 15m; mật độ phòng nghỉ không quá 85/1ha; mật độ cây xanh trong khu du lịch phải từ 45% tổng diện tích, các khu DLST, các resort , khách sạn tối thiểu cách nhau 30m. Ở ThaiLand (Phukhet): mật độ phòng tối đa 32,5 phòng/ 1 ha; nhà không quá 4 lầu; diện tích xây dựng không quá 10% diện tích mặt bằng; các khu DL- DLST, khách sạn nhà hàng phải có công trình xử lý nước và rác Ở Mandives: cứ hai đảo nhỏ mới được xây dựng một khu DL hoặc DLST; các công ty du lịch có trách nhiệm xử lý toàn bộ chất thải của họ; khu DLST nhỏ hơn 20% diện tích của đảo; nhà xây không quá 2 lầu và phải bị che khuất bởi cây xanh (không cao quá ngọn cây); dọc bờ biển đảo phải ưu tiên để trống 12% chiều dài, 20% dành cho tiện nghi du lịch chung; mỗi điểm DLST không đón quá 200 du khách. Như vậy tổng hợp lại, để phát triển DLST bền vững vùng bờ biển và hải đảo, cần được lồng ghép vào chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ và hải đảo của địa phương. Quy hoạch DLST bền vững cần bao gồm những quy chế quản lý và kiểm soát chất thải, chống xói mòn bờ bãi, duy trì bãi, bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái nhạy cảm khác cũng như các khu vực thích hợp cho phát triển DLST. Chính quyền địa phương và cộng đồng cần tham gia vào việc hoạch định và thi hành quy hoạch DLST để giảm xáo trộn về văn hóa - xã hội. Cần xây dựng các quy chế công nhận nhãn xanh, nhãn sinh thái trong quy hoạch. 1.4 Tính tất yếu về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động DLST:
  23. 23 Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động DLST và khách du lịch. Sự tiếp xúc ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải nghiệm DLST trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại. Sự tham gia của cộng đồng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLST. Điều này được xem là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia. Do đó, cần xây dựng những định hướng phát triển phù hợp cùng với những hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tham gia của họ vào phát triển DLST [72,45] * Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST rất cần thiết là vì: - Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này. - Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ càng có thiện cảm với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này cũng sẽ cao hơn. - Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST. - Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng ngày, do đó nếu người dân có thái độ tích cực với đối với hoạt động DLST thông qua việc cùng tham gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại những nguồn lợi đáng kể cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu du khách. 1.5 Tài nguyên du lịch sinh thái: 1.5.1 Khái niệm tài nguyên DLST: tài nguyên DLST là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ bản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu DLST; có thể bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình do nhân loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST.
  24. 24 Khái niệm về tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch 2005: “ là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [27,7] Có hai loại tài nguyên du lịch: - Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ nhân gian, di tích lịch sử-cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa – nhân văn bản địa. Tuy nhiên các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Cũng như các giá trị thiên nhiên, các giá trị văn hóa bản địa chỉ trở thành tài nguyên DLST một khi nó được khai thác để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Nhìn chung tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, thông thường người ta đưa vào khai thác và phục vụ một số dạng tài nguyên DLST chính bao gồm: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và tập trung chú ý đến những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (như ở các vườn QG, khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển ) Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa, vườn trang trại ) Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác truyền thống, các lễ hội, các sinh họat truyền thống của cộng đồng Các di sản văn hoá bản địa truyền thống (gồm văn hoá vật thể và phi vật thể)
  25. 25 1.5.2 Môi trƣờng và hệ sinh thái: 1.5.2.1 Khái niệm môi trƣờng: - Môi trường: “Môi trường là tổng hợp ở một thời điểm nhất định các trạng thái vật lý, hóa học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người.” [11,33] - Định nghĩa môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 1.5.2.2 Hệ sinh thái môi trƣờng: Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ. [10,57] . Các HST chủ yếu bao gồm: HST rừng nhiệt đới; HST núi cao; HST đất ngập nước; HST sông, hồ, suối thác; HST nông nghiệp (vườn, trang trại); HST biển, đảo; HST đồng cỏ tự nhiên. Phần lớn các HST này thường tập trung quanh các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này. 1.5.2.3 Đa dạng sinh học: Công ước Quốc tế về ĐDSH định nghĩa: “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”. Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba mức độ chính: đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái.
  26. 26 1.5.3 Đặc điểm của tài nguyên DLST : a. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị vô cùng to lớn và đặc sắc b. Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động c. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau d. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác ngay tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch e. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên DLST một cách hiệu quả đòi hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này. 1.6 Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển DLST bền vững: Cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch là những tiêu chuẩn hoặc yếu tố được dùng để đánh giá quá trình hoạt động, để so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội. Các nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau: 1.6.1 Tiêu chuẩn về kinh tế: Tiêu chuẩn đánh giá là: - Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem lại - Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương. - Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương. 1.6.2 Tiêu chuẩn về xã hội, con ngƣời: - Sự khai thác hợp lý các giá trị văn hóa-xã hội - Giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc - Sự hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng động được cải thiện. 1.6.3 Tiêu chuẩn về môi trƣờng: - Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên.
  27. 27 - Sức chứa của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép. - Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải. - Bảo vệ ĐDSH và hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao nhận thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham gia vào hoạt động phát triển. Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững. 1.7 DLST dựa vào cộng đồng góp phần phát triển bền vững: Theo TIES và UNEP (2005): “DLST dựa vào cộng đồng (Community-Based Ecotourism) là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Các thành viên của cộng đồng dù không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh du lịch cũng sẽ có cơ hội hưởng lợi phần nào thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng hay do các hiệu quả kinh tế liên đới do DLST mang lại”[58,47]. Mục đích của DLST dựa vào cộng đồng bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau: - Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên - Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng. - Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên. - Đảm bảo chất lượng thỏa mãn cho du khách. - Đảm bảo sự quản lý theo hướng DLST bền vững. [58,28]
  28. 28 1.8 Những kinh nghiệm phát triển DLST ở một số nƣớc Asean và những vấn đề rút ra cho Việt Nam: Trong năm năm trở lại đây, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với xuất phát điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, nhưng với những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng cũng như các biện pháp phát triển DLST thích hợp đã góp phần đưa hoạt động DLST nói riêng và ngành du lịch nói chung phát triển đạt nhiều kết quả vượt trội. Đúc kết lại những kinh nghiệm cả trên góc độ vĩ mô cũng như vi mô về xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược phát triển DLST của các nước lận cận thuộc khối Asean trên một số vùng, miền cụ thể, sẽ có giá trị tham khảo hết sức bổ ích cho nhiều vùng, tỉnh và nhiều điểm đến DLST của Việt Nam nhất là vùng DHCNTB hiện nay. 1.8.1 Kinh nghiệm của Thái Lan về phát triển DLST văn hóa tại các tỉnh vùng Đông Bắc: Chieng Rai và Chieng Mai + Nét tương đồng : vùng DHCNTB có ¾ diện tích là trung du và miền núi, ở đây có hàng trăm làng nghề truyền thống cùng với nền văn hóa giàu bản sắc của nhiều dân tộc, đang trải qua những giai đoạn phát triển khó khăn như vùng Đông Bắc Thái Lan của những thập niên trước đây. Vùng Đông Bắc Thái Lan là vùng miền núi, dân cư thưa thớt và nghèo, nhưng vốn là là cố đô cũ của Thái Lan nên có bề dày phát triển về di sản văn hóa di tích và các làng nghề truyền thống nỗi tiếng lâu đời của nhiều cộng đồng dân tộc. Trong thập niên 90 vừa qua, trước thực trạng làng nghề dần mai một, thu nhập dân cư địa phương rất thấp, du lịch chưa phát triển. Năm 1999, theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào « mỗi làng một nghề » hay còn gọi là phong trào OTOP (one Tambon-one product). Chương trình triển khai đầu tiên tại vùng Đông Bắc Thái Lan ở hai tỉnh Chiêng Rai và Chieng Mai nhưng tập trung chính tại Chiêng Mai nơi có hoạt động du lịch khá phát triển. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện có hơn 70 làng nghề được khôi phục và phát triển trong đó có 19 làng nghề phát triển mạnh trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút du khách quốc tế đến tham quan mua sắm hàng lưu
  29. 29 niệm thủ công mỹ nghệ theo các tour DLST. Cụ thể ở Chieng Mai có các làng: Baan Tawai, Baan Sri Pun-Krua, Baan Wua-Lai, Baan Muang Goong, Baan Roy Jaan, Baan Noling Arb Chang, Baan Don Kaew, Baan Bor-Sarug, Baan John Pheung, Ở Chiêng Rai có Mae Khao Tom Suk, Mae Kham, Tao Wiang Kalong, Các chính sách được áp dụng tạo nên những thành công được tổ chức UNWTO ghi nhận và đúc kết đó là : + Chính quyền cấp tỉnh ngay từ đầu đã quan tâm hỗ trợ cho các làng nghề ở các khâu : hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, phối hợp với các Bộ ngành trung ương hỗ trợ khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, +Tổ chức phát triển các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghệ nhân trên địa bàn mỗi tỉnh (kinh phí do tỉnh hỗ trợ). +Khuyến khích khôi phục và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, lưu giữ và chuyển hóa các kết tinh vào từng sản phẩm và việc phát huy tính sáng tạo của người thợ thủ công, các nghệ nhân để làm ra các sản phẩm này. +Sau khi chương trình OTOP được áp dụng, trong vòng 2 năm chương trình đã đem lại 3,66 tỷ Bath (khoảng 84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân và thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch nói chung và DLST văn hóa nói riêng ở các vùng sâu của Thái Lan (TAT, Report 2005). +Chính phủ Thái Lan từ cấp TW đến cấp tỉnh, có chính sách khuyến khích các làng nghề sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn được chính phủ công nhận trong đó phân chia chất lượng sản phẩm ra làm 5 cấp, từ cấp 1 sao đến 5 sao. Chính quyền đặc biệt hỗ trợ cho các sản phẩm đạt từ cấp 3 sao trở lên, cấp 5 sao được ưu tiên nhất, nhờ vậy các làng nghề luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ (Làng Baan Tawai, thuộc huyện Hang Dong, tỉnh Chieng Mai là làng OTOP năm 2004 đạt giải thưởng sản phẩm cao cấp đầu tiên do Bộ Du lịch và Thể Thao Thái Lan xét tặng) (TAT, Report 2005). +Tổ chức khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống còn tạo ra giá trị ở nhiều lĩnh vực: bảo tồn và nâng cao kỹ năng nghề cho nghệ nhân và người tham gia, giữ gìn bản sắc giá trị tri thức văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm cho bộ phận người
  30. 30 dân ở nông thôn, phát triển du lịch thông qua việc cung ứng các sản phẩm du lịch từ làng nghề ngay tại các điểm tham quan của du khách. + Chính quyền các tỉnh còn khuyến khích việc tổ chức các hình thức chợ đường phố (Kad), chợ đêm (night bazaar) nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề đem giới thiệu và bán các sản phẩm do mình làm ra cho du khách. + Các sản phẩm mang nhãn OTOP được chính phủ ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn hoặc giảm thuế. + Các tỉnh và các doanh nghiệp du lịch hỗ trợ cho các trường đại học, các viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm OTOP, giúp xây dựng các trang thông tin của địa phương để quảng bá sản phẩm, giúp khách hàng nước ngoài và du khách trong nước có thể đặt mua hàng qua mạng. + Chính quyền các tỉnh còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành tổ chức thường xuyên các chuyến du lịch đến các làng nghề để du khách nước ngoài có thể tận mắt thấy được sinh hoạt làng nghề, quy trình sản xuất các sản phẩm OTOP như thế nào, và có thể tự mình sản xuất ra các sản phẩm ấy. + Ngoài việc tạo ra những sản phẩm độc đáo từ các làng nghề để thu hút du khách, các doanh nghiệp du lịch Thái Lan và các địa phương còn biết cách thu hút và giữ chân du khách bằng cung cách phục vụ rất uyển chuyển, khéo léo và thân thiện của những nhân viên du lịch chuyên nghiệp, đến những người dân địa phương luôn tươi cười, niềm nở, thân thiện với du khách. +Để phát triển bền vững du lịch sinh thái văn hoá, Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Thái Lan, các tổ chức phi chính phủ đã kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành trong nước phát động một phong trào nhằm khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hoá và đất nước Thái Lan (điển hình là dự án du lịch văn hoá cộng đồng tại bản Karen –Baan Huay Hee). Trọng tâm của phong trào là phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Mục tiêu của các chương trình DLST văn hoá tập trung vào 4 mục tiêu chính: nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, bảo tồn và củng cố nền văn hoá bản địa, khuyến khích
  31. 31 động viên dân cư tự quyết định cách sinh sống cuả họ, đóng góp cho sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chương trình này được đúc kết và nhân rộng cho hơn 60 bản làng văn hoá khác và đã mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực. Thông qua các chương trình du lịch sinh thái cộng đồng, nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn đặc biệt là vùng Đông Bắc Thái Lan như Mae Hong Son, Hang Dong, Ngày nay trở thành những điểm đến DLST hấp dẫn, dân cư trong vùng nhận thức được du lịch đã tạo thêm thu nhập cho họ, thông qua đào tạo nghề thủ công truyền thống, huấn luyện người dân địa phương biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và giới thiệu cho khách du lịch tầm quan trọng của nông nghiệp trong đời sống của họ . Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn, gìn giữ phong cách kiến trúc Thái Lan. Thái Lan là nước trong khối Asean có những điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam đặc biệt là vùng Đông Bắc gồm hai tỉnh Chieng Rai, Chieng Mai nơi có tài nguyên phong phú đa dạng, về trình độ quản lý, các tập quán văn hóa truyền thống, các làng nghề hiện có và các điều kiện dân sinh kinh tế khác rất tương tự với vùng DHCNTB Đặc biệt Thái Lan là quốc gia được quốc tế đánh gía cao vì có những bước đi hợp lý và hiệu quả trong việc khai thác phát triển các hoạt động du lịch và DLST ở những vùng chậm phát triển. Do đó những nội dung trên là những bài học kinh nghiệm quý báu phát triển DLST gắn với phát triển cộng đồng để chúng ta đúc kết và vận dụng. 1.8.2 Kinh nghiệm của Indonesia: xây dựng thành công vùng du lịch biển đảo Bali + Nét tương đồng: Vùng biển đảo Bali trước đây là vùng kém phát triển, hoang sơ, tài nguyên DLST chủ yếu là biển-đảo và văn hóa truyền thống, nhưng nhờ các chính sách vĩ mô và vi mô đúng đắn, đặc biệt là sự năng động của chính quyền địa phương cấp tỉnh, vùng, cùng sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch-dịch vụ, các tổ chức phi
  32. 32 chính phủ gắn với phát triển cộng đồng sở tại đã làm thay đổi một vùng biển đảo hoang sơ thành khu du lịch sinh thái nỗi tiếng trên giới. Indonesia là một quốc gia với tập hợp quần đảo rộng lớn, rừng nhiệt đới có diện tích lớn nhất so với các nước Đông Nam Á, Indonesia có nhiều thiên đường biển đảo đẹp, nổi tiếng trên thế giới. Chính phủ Indonesia đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền vững, nhờ vậy các năm qua tuy liên tiếp bị thiên tai, khủng bố nhưng tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch trong nước vẫn được duy trì. Năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế vẫn đạt khá cao khoảng 5,185 triệu lượt khách, thu nhập du lịch từ khách quốc tế hàng năm đạt trung bình từ 5,1 – 5,8 tỷ USD. [37, 21] * Bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình du lịch vùng biển đảo Bali: Năm 1990, dưới sự hỗ trợ của tổ chức UNDP, dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch được xây dựng, và được Chính phủ thông qua. Mô hình du lịch được định hướng và xác lập với các đặc điểm: Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali nhằm quản lý du lịch và quy hoạch phát triển toàn diện cho một vùng địa lý kinh tế cụ thể. Quy hoạch nhằm tạo ra sự phát triển cân bằng, đã tập trung định hướng thành 16 vùng hiện có, đồng thời bổ sung các vùng mới, vùng biển đảo, đất liền. Ở 16 vùng được chia làm ba loại chính: vùng biển phía Nam Bali, các vùng biển khác, vùng đất liền. Ba loại vùng được phân biệt về cơ bản theo các đặc trưng: tài nguyên thiên nhiên, cường độ phát triển, các loại hoạt động, đặc điểm nguồn khách. Mỗi vùng đều có chính sách phát triển khác nhau dựa trên đặc trưng cơ bản. Dự án bao gồm ba đặc điểm và bảy tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững gồm: + Ba đặc điểm:  Duy trì các nguồn tài nguyên sản xuất  Giữ vững bản chất văn hoá và sự cân bằng trong văn hoá  Phát triển là một quá trình tăng chất lượng cuộc sống + Bảy tiêu chuẩn đánh gía:
  33. 33  Hệ sinh thái  Hiệu quả  Công bằng  Bản sắc văn hoá  Cộng đồng  Cân bằng  Phát triển + Dự án du lịch Bali hội đủ các cơ hội phát triển bền vững:  Nền văn hoá đặc sắc, giàu bản sắc, nhiều đền chùa, các điệu nhảy, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống  Môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng  Môi trường cuộc sống hấp dẫn, sống động  Các hoạt động thúc đẩy du lịch. + Dự án cũng đứng trước những thách thức:  Phải hòa giải mâu thuẫn giữa ưu tiên quốc gia và ưu tiên địa phương.  Phải giải quyết các vấn đề mất cân đối trong vùng thông qua đa dạng các loại hình, quy mô phát triển du lịch một cách thích hợp.  Phải tăng cường liên kết tích cực giữa du lịch và các thành phần kinh tế khác, quản lý sự cạnh tranh giữa các ngành trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo thu lợi và phân phối đồng đều trong cộng đồng.  Phải đảm bảo chất lượng môi trường tự nhiên được duy trì, giải quyết các vấn đề xói mòn biển, cung cấp và chất lượng nguồn nước, cung cấp năng lượng và xử lý chất thải, sự thay đổi của đất, sự phá huỷ rừng.  Phải tính toán, theo dõi các quản lý các chuyển biến về văn hoá xã hội.  Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng.  Phải cân bằng giữa nhu cầu của khách và dân địa phương. + Các chính sách làm cơ sở cho phát triển du lịch: Có bốn yếu tố cơ bản để xác định các loại hình du lịch thích hợp cho Bali:  Loại hình thu hút: văn hoá, tự nhiên và giải trí.
  34. 34  Sự phân bổ giữa đất liền và bờ biển.  Các đặc điểm của vùng: có ba loại tiềm năng du lịch khác nhau là điểm, tuyến, phạm vi rộng.  Thực trạng phát triển: phát triển nhanh, phát triển và kém phát triển. Chính phủ Indonesia đã thực hiện quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng Bali rồi mới quy hoạch bền vững chi tiết ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất từ vùng đến địa phương. * Kinh nghiệm quản lý trên tầm vi mô: đối với sự thành công của dự án phát triển vùng Bali: Dưới sự hỗ trợ của chính quyền trong vùng về các mặt như đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến quảng bá hướng dẫn lập quy hoạch Các doanh nghiệp du lịch ở Indonesia đã phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh doanh khác và các địa phương để khai thác các yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phối hợp hài hòa giữa các loại hình DLST nhờ vậy nhiều vùng miền ở Indonesia luôn có những sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng. Dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của các cơ quan quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp du lịch, các hợp tác xã, các tổ chức cộng đồng địa phương đã chủ động xây dựng nội dung quy hoạch phát triển các khu DLST do mình quản lý dựa theo các tiêu chí thống nhất gồm: (i) Đánh giá sự giàu có và độc đáo của tài nguyên DLST hiện có (Hệ sinh thái, Thực vật, động vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên, nền văn hóa truyền thống và các di sản, ) (ii) Nền văn hóa truyền thống bản địa (yếu tố đa văn hóa kết hợp) (iii) Nhu cầu của khách DLST, các sản phẩm chủ lực. (iv) Cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội nhằm cải thiện cuộc sống cho cộng đồng địa phương trong quá trình hoạt động (v) Các mối đe dọa đến HST, ô nhiễm khi khai thác tài nguyên (vi) Đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn kết với hệ thống giao thông đến các khu DLST (vii) Phạm vi đất đai được giao hoặc thuê.
  35. 35 Một kinh nghiệm quan trọng được rút ra đó là việc tận dụng tối đa về các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển DLST văn hóa. Các doanh nghiệp du lịch biết lựa chọn những nội dung nỗi trội đặc sắc về văn hóa của địa phương với sự tham gia chủ động của cộng đồng để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu du khách (trùng tu chùa chiềng, đền đài-nhà cửa, khôi phục lễ hội văn hóa truyền thống) Thông thường các nước thuộc Asean, khi khai thác phát triển DLST để thu hút khách du lịch đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính (chiếm tỷ trọng 90%) và Tài nguyên văn hóa (ở mức 10%), nhưng đối với Indonesia các tỷ lệ này có thể khác là 60% dựa vào thiên nhiên, 40% dựa vào yếu tố văn hóa (Galot Sudarto,Phát triển DLST ở Inđônêsia,2008).Phát triển DLST dựa trên yếu tố văn hóa đã giúp cho người dân trong cộng đồng tự hào về bản sắc văn hóa của mình hơn, ý thức được DLST không chỉ là công cụ giúp cải thiện điều kiện kinh tế mà còn là công cụ để bảo tồn, được sử dụng để quảng bá triết lý phát triển bền vững (ví dụ thành công như ở vùng Ubud-Bali) 1.8.3 Kinh nghiệm của Maylaysia: phát triển loại hình DLST văn hóa gắn kết với du lịch cộng đồng – Homestay. + Nét tương đồng: Vùng DHCNTB hiện có trên 1040 làng bản, trong đó có khoảng 400 làng nông nghiệp, ngư nghiệp ven biển và hơn 250 làng bản vùng trung du, miền núi tiếp giáp với Lâm Đồng có nhiều điều kiện có thể triển khai loại hình du lịch homestay để thu hút khách DLST, hiện tại loại hinh này đang dần có thị trường khách (như vùng ven Phan Thiết, Phan Rang) nhưng bị bỏ ngỏ vì các địa phương và các công ty du lịch chưa có kinh nghiệm triển khai. Trong vòng 10 năm, về khối lượng, Malaysia đã gia tăng gấp ba lượng khách quốc tế, từ 7,93 triệu lượt người năm 1999 lên 24,6 triệu lượt khách năm 2010, doanh thu du lịch gần 3,8 lần từ 3,969 tỷ USD tăng lên 15,27 tỷ, năm 2010, tỷ trọng du lịch trong GDP là 5,6% xếp hàng thứ hai trong các ngành có ngoại tệ lớn nhất nước. Theo thống kê của UNWTO trong vùng Châu Á–Thái Bình dương, lượng khách quốc tế đến Malaysia chiếm hàng thứ hai chỉ sau cường quốc du lịch là Trung Quốc [37,49] Malaysia là một quốc gia rất coi trọng đến phát triển du lịch nói chung và DLST sinh thái nói riêng. Hiện nay, trong các tour du khách chọn điểm đến Malaysia, có khoảng
  36. 36 từ 20 -25% là các tour hoặc điểm là dạng DLST. Trong các loại hình DLST được ưa chuộng tại Malaysia phải kể đến du lịch sinh thái văn hóa dựa vào cộng đồng – Homestay, đây là loại hình DLST văn hóa nông thôn dựa vào cộng đồng. Với loại hình này, du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản địa như là thành viên trong gia đình để khám phá phong cách sống của người dân nơi dây, trải nghiệm cuộc sống hằng ngày để biết được văn hóa của người dân nơi đó. Homestay có tầm quan trọng đặc biệt đối với Malaysia, được xem là chất xúc tác cho phát triển nông thôn ở Malaysia. Bắt đầu được triển khai từ những năm 1980, đến nay loại hình du lịch homestay đã phát triển rộng rãi ở 13 bang trên toàn quốc với gần 3300 hộ dân từ 230 ngôi làng khắp cả nước. Hàng năm đón hơn 160.000 lượt du khách trong đó có 30.000 khách quốc tế đến chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc mang lại nguồn thu trên 16 triệu USD cho các hộ tham gia [13,34] Kết quả thu được tại 5 bang có loại hình homestay phát triển nhất năm 2009 như sau: Bảng 1.2: Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia Bang/tỉnh Số làng Tổng lượng Khách Khách nội Doanh thu tham gia khách đến quốc tế địa (RM) (Lượt khách) Selangor 18 17.543 7.301 10.242 917.440 Jahore 18 22.342 4.635 17.707 1.054.805 N. Sembilan 26 13.043 2.939 10.104 1.068.592 Sabah 39 4.509 2.295 2.214 605.708 Sarawak 21 10.480 2.245 8.235 413.823 (Nguồn MOTOUR, 2010) Bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức loại hình DLST homestay là bài học quý giá và thiết thực cho vùng DHCNTB vốn có nhiều yếu tố có thể tổ chức loại hình này thành công như: có nền văn hóa đa dạng và độc đáo, có loại hình DLST, có nhiều di tích lịch sử có giá trị, có phong cảnh đẹp, con người bản xứ thân thiện – hiếu khách Các bài học kinh nghiệm về triển khai homestay được nhìn nhận trên các góc độ gồm:
  37. 37 - Kinh nghiệm ở tầm vĩ mô: Để thực hiện thành công các chương trình phát triển DLST Homestay, Bộ Du lịch Malaysia (MOTOUR- Ministry of Tourism) đã chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ khác nhau của chính quyền các cấp, của khu vực tư nhân, và các cộng đồng địa phương. Một Hiệp hội Homestay Malaysia chuyên trách được thành lập, trong đó bao gồm đại diện thành viên Chính phủ liên bang, chính quyền địa phương, đại diện khu vực tư nhân và tổ chức phi Chính phủ, Ủy ban này được MOTOUR mời tham vấn chính về kế hoạch chương trình Homestay quốc gia. Hiệp hội homestay đã đề xuất về phía chính quyền các cấp có trách nhiệm đóng góp để thực hiện chương trình với các nhiệm vụ cụ thể như: + Đề xuất hướng dẫn, chính sách phát triển chương trình homestay cụ thể cho các bang, tỉnh. + Cấp phép cho các làng và các hộ thành viên tham gia chương trình. + Cung cấp ngân quỹ ban đầu cho đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ tham gia,(ví dụ: hỗ trợ mỗi hộ 5.000 RM để sửa sang hệ thống toilet, bếp ) + Quảng bá chương trình homestay ở trong và ngoài nước. + Liên hệ với các đơn vị chức trách liên quan. -Đối với tầm vi mô: Kinh nghiệm về chuẩn bị cho tổ chức Homestay: Các địa phương sốt sắng tham gia, cùng với các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn, thành lập nhóm tư vấn trực thuộc Hiệp hội, tổ chức vận động, phát hiện giúp đở những hộ có điều kiện tham gia, lập thủ tục cấp phép, Sự kết hợp này thật sự có kết quả đối với các vùng nông thôn nghèo ở Malaysia. Khi xét chọn, nhóm tư vấn địa phương dựa vào 5 điều kiện mà các hộ cần phải hội đủ như: đường sá vào nhà thuận tiện, đầy đủ tiện nghi cho du khách như phòng ngủ, toilet, gia đình không có tiền sử về tội phạm, không bị mắc các bệnh xã hội có thể lây lan cho cộng đồng, đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh môi trường. Việc chuẩn bị cho triển khai Homestay được các cấp triển khai gồm: -Về phía chính quyền các bang và vùng: tổ chức huấn luyện trong vòng 7 ngày cho các hộ được cấp phép, theo các nội dung như hướng dẫn cách làm vệ sinh ngôi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn, cách tiếp đón du khách, trang trí lại cho thẫm mỹ hơn,
  38. 38 -Về phia các doanh nghiệp du lịch lữ hành, đại diện cộng đồng dân cư địa phương: Huấn luyện kỹ năng về quản lý, phát triển về dịch vụ du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù, hướng dẫn cách sử dụng các nguồn thu có hiệu quả Các tiêu chuẩn chính để phát triển loại hình DLST homestay: có 3 tiêu chuẩn chính đó là: sản phẩm, thành phần tham gia, và nguyên tắc tham gia. + Sản phẩm liên quan đến việc hấp dẫn du khách như cảnh quan thiên nhiên, tập quán truyên thống, kiến trúc bản địa, di tích lịch sử, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, âm nhạc và hoạt động văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất nông nghiệp cổ truyền, và các lễ hội đặc biệt được tổ chức hàng năm + Thành phần tham gia, đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình, các chủ hộ, thành viên khác chủ động tham gia chương trình với vai trò của người lãnh đạo như là một doanh nghiệp thực thụ và đảm nhận nhiều công việc cụ thể trong nhóm. Bên cạnh đó cần khuyến khích những người địa phương khác cùng tham gia đầu tư cho hoạt động du lịch, phát triển các dịch vụ + Nguyên tắc tham gia: được Hiệp hội soạn thảo dựa trên sự thảo luận thấu đáo của những người tham gia, của doanh nghiệp du lịch, của chính quyền các cấp trên tinh thần xuyên suốt hệ thống, thống nhất cao, phải xuất phát từ tâm tư trách nhiệm của những người liên quan để bảo đảm phát triển bền vững. Đối với vùng DHCNTB có các vùng đồng bằng, trung du và miền núi đặc biệt các vùng nông thôn nghèo nhưng có đường giao thông tương đối thuận tiện như khu vực Tánh linh Đức Linh, Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Tuy Phong, thì đây có thể là nhưng bài học quý giá để các nhà quản lý, các địa phương tham khảo ứng dụng vào quản lý và phát triển DLST bền vững. 1.8.4 Kinh nghiệm của Philippines về phát triển DLST biển đảo gắn với bảo tồn + Nét tương đồng: Quản lý khai thác nhiều vùng biển hoang sơ và giàu tài nguyên biển và cư dân duyên hải, chính quyền các tỉnh, các bang với sự kết hợp tổ chức khai thác của các doanh nghiệp của Philippines, họ đã vận dụng linh hoạt chính sách vừa khai thác để phát triển DLST trên tinh thần khuyến khích tiết kiệm các nguồn năng lượng thiên nhiên, vừa nghiêm ngặt trong công tác bảo tồn nhất là ở các khu bảo tồn
  39. 39 biển và các vườn quốc gia, các điều kiện về địa lý lãnh thổ và kinh tế xã hội ở đây giống với vùng DHCNTB. Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, địa hình phong phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về cảnh quan biển đảo thơ mộng nên Philippines đã tận dụng được lợi thế này để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển. Trong ngành du lịch Philippines việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái để tiến tới phát triển du lịch bền vững được coi là nội dung ưu tiên trong chiến lược phát triển quốc gia. Năm 2010 Philippines đón được tổng số 3,52 triệu lượt khách quốc tế, mang lại nguồn thu khoảng 5,430 tỷ USD. [37] Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lưọc phát triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia này, nhưng những kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có điều kiện phát triển tương đồng tham khảo. Trước hết với thành công, cần ghi nhận về mặt tổ chức, để quản lý khai thác có hiệu quả môi trường thiên nhiên của chính quyền. Chính phủ đã thành lập Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Bộ này có nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, phát triền và sử dụng hợp lý môi trường, các nguồn tài nguyên của đất nước. Quyền hạn của cơ quan này được giao rất lớn, bao gồm cả việc cấp phép và ban hành các quy chế về khai thác sử dụng mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên theo luật định nhằm bảo đảm chia sẽ công bằng các lợi ích thu được cho thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai. Bộ Môi trường và Tài nguyên luôn quan tâm và hỗ trợ các sáng kiến của người dân trong bảo vệ và bảo tồn, phát triển. Đây chính là động lực góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và sinh thái.[101,22]. Tiếp đó, Chính phủ còn chủ trương đẩy mạnh “ phát triển du lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trường”. Ngoài ra Chính phủ Philippines còn quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái. Với hơn 7.000 hòn đảo, Philippines không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế nói chung và DLST nói riêng, Chính phủ Philippine
  40. 40 rất chú trong đến việc khai thác các dạng năng lượng xanh và sạch. Như nguồn năng lượng từ sức gió, ánh nắng mặt trời và năng lượng địa nhiệt. Chiến lược này đã tỏ ra rất hữu dụng đối với các khu du lịch nghỉ dưỡng tại các đảo xa đất liền, nơi quanh năm đầy nắng gió và nguồn nhiệt lượng dồi dào. Thêm vào đó xu hướng của khách du lịch quốc tế ngày nay muốn chọn điển đến những nơi có hoạt động du lịch xanh và có trách nhiệm với môi trường. Hướng đến du lịch sinh thái bền vững, ngành du lịch Philippine đã đưa ra khẩu hiệu: “ Không lấy đi ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân, không mang về ngoài những kỹ niệm và không tốn gì ngoài thời gian”.[101,36] Bên cạnh đó, để phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái – nhân văn, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu. Điển hình là việc quy hoạch khu du lịch thị trấn Vigan, định hướng quy hoạch được xây dựng với mục tiêu tăng trưởng gắn bó mật thiết với việc phục hồi lại các di sản văn hoá và lịch sử. Bộ Du lịch Philippines đã ban hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo tồn các địa danh văn hoá lịch sử có giá trị cho phát triển du lịch, xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hoá quan trọng. Hoạt động du lịch ở đây không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi và tái phát triển các ngành công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống trong khu vực như sản xuất gốm sứ (Burnay), gạch Vigan cổ, dệt thủ công, nghề nhuộm vải Ngoài ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường. Song song với hoạt động này, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi. Các khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn được tổ chức thường xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp, minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường trong lòng mỗi người dân. Đây có thể nói là những nhân tố góp phần thúc đẩy du lịch của Philippines tăng trưởng bền vững trong các năm qua.
  41. 41 1.9 Những bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển DLST có thể vận dụng cho Việt Nam nói chung và vùng DHCNTB nói riêng: Từ những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, đầu tư và đào tạo ngưồn nhân lực cho phát triển DLST ở các nước có trình độ phát triển cao về DLST như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines Nếu chỉ xem xét đến yếu tố tài nguyên DLST thì vùng DHCNTB có thể nói là không thua kém, thậm chí nhiều loại có thể vượt trội. Tuy nhiên thực trạng phát triển DLST ở nước ta nói chung và vùng DHCNTB nói riêng cho thấy còn có khoảng cách khá xa so với các nước nói trên, như vậy mấu chốt tồn tại sự khác biệt này là gì? Kinh nghiệm, để phát triển có hiệu quả DLST, các nước đó đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu như sau: Chính phủ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều rất chú trọng đến phát triển DLST, coi phát triển du lịch đại chúng nói chung và DLST nói riêng là một quốc sách nên đã tập trung nhiều nguồn lực để ưu tiên đầu tư cho DLST cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất. Về công tác quản lý, các nước nói trên đều vận dụng một cách có hiệu quả mô hình quản lý: nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích (Win - Win Model). Trong đó cộng đồng sở tại được xem là thành tố cơ bản tham gia với nhiều vai trò, từ việc xây dựng thể chế phù hợp với địa phương, giám sát thực hiện đến phân phối lợi nhuận theo một mục tiêu cơ bản là bảo tồn những giá trị cảnh quan, nhân văn và môi trường cho sự phát triển bền vững gắn liền với lợi ích kinh tế xã hội của các bên tham gia. Chính quyền ở các vùng, miền thuộc các nước như Philippines, Malaysia, và Indonesia đưa mối quan tâm hàng đầu về việc duy trì và bảo vệ môi trường, cân bằng cảnh quan sinh thái, duy trì và phát huy văn hóa bản địa, xem đây là những thách thức to lớn cần có những chiến lược phù hợp để giải quyết. Bên cạnh đó việc duy trì và phát triển đa dạng sinh học trên tầm quốc gia cũng được đẩy mạnh, cùng với việc đầu tư mở rộng các hệ thống khu bảo tồn quốc gia như là một giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên DLST đã tạo tiền đề cho hoạt động DLST phát triển đồng bộ và rộng khắp.
  42. 42 Các nước như Philippines, Tháilan, Indonesia và Malaysia sẵn sàng hợp tác rộng rãi với các tổ chức quốc tế về du lịch và sinh thái- môi trường như UNWTO, WTTC, TIES, UNDP, PATA, WWF, IUCN thông qua các dự án hợp tác tài trợ quốc tế để chuyển giao những kinh nghiệm về hoạch định chính sách, tổ chức đào tạo cũng như áp dụng các mô hình tổ chức thành công về quản lý khai thác DLST ở các địa phương. Các Bộ ngành hữu quan ở các nước như Thái Lan, Malaysia và Philippine đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch ở các địa phương để tổ chức và quản lý toàn diện về du lịch, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt có chất lượng cao; các hoạt động điều hành mang tính đồng bộ, giúp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Ngành du lịch tại các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines đều có kế hoạch định hướng ưu tiên cho phát triển DLST một cách tập trung, biết chọn lọc có trọng điểm các loại hình DLST phù hợp cho các vùng miền theo từng nội dung tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Mặt khác các nước nói trên còn chú trọng việc đẩy mạnh việc quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài. Ngành du lịch của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều chú trọng xem xét vấn đề quy hoạch phát triển các khu DLST được đặt trong quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển DLST quốc gia một cách nhất quán với tầm nhìn dài hạn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hạn chế sự chồng chéo và thiếu nhất quán ở các cấp quản lý giúp cho môi trường hoạt động minh bạch, thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Tóm lại, phát triển DLST là một xu hướng tiến bộ của các quốc gia trong việc định hướng và thực hiện con đường phát triển du lịch bền vững. Trong bối cảnh hiện nay các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển đều đưa ngành du lịch vào vị trí then chốt trong nền kinh tế của mình, vai trò của DLST càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Phát triển DLST trong bối cảnh
  43. 43 toàn cầu hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tri thức. Các quốc gia đẩy mạnh phát triển DLST để giải quyết mâu thuẫn đang diễn ra khá gay gắt giữa hoạt động của ngành du lịch đại chúng với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát triển DLST được xem là một hình thức kinh doanh mang tính tích cực và đạo đức để tiến đến một nền thương mại công bằng và có trách nhiệm với thế hệ mai sau. Cũng với loại hình du lịch này sẽ mang đến cho chúng ta những sản phẩm “xanh – sạch – hàm lượng công nghệ cao và mang tính nhân văn sâu sắc”; bảo đảm lợi ích cho mọi tầng lớp cư dân trong xã hội. Đặc biệt là đối với người dân vùng xa xôi, chịu nhiều thiệt thòi có điều kiện tiếp cận với kiến thức và ngành nghề mới, tăng thu nhập cải thiện đời sống. DLST đang được xem là một hình thức xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển. Như vậy, để phát triển DLST một cách vững chắc và hiệu quả, trên cơ sở phát huy thế mạnh về tài nguyên DLST vốn có của vùng DHCNTB, cần phải có chiến lược đồng bộ nhằm khai thác các nguồn tài nguyên quý giá và độc đáo ở đây thành những sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn du khách. Việc quan trọng nhất hiện nay là phải tổ chức hoạch định nhằm tạo ra những sản phẩm DLST độc đáo để đáp ứng nhu cầu của du khách và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động DLST của VN nói chung, vùng DHCNTB nói riêng với các nước trong khu vực.
  44. 44 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DUYÊN HẢI CỰC NAM TRUNG BỘ 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của vùng DHCNTB: 2.1.1 Tổng quan về địa lý kinh tế: Theo tài liệu phân vùng địa lý tự nhiên của Việt Nam (Lê Bá Thảo, Địa lý tự nhiên VN và Wikipedia) thì hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trước đây cón có tên là tỉnh Thuận Hải) nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, thuộc tiểu vùng duyên hải cực Nam Trung bộ (DHCNTB), có tổng diện tích tự nhiên là 1.143.150 ha. Toàn bộ lãnh thổ của vùng hầu như nằm trọn bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam với giới hạn tọa độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc : từ 11o3’ 56’’ đến 11o18’ 14’’ Kinh độ Đông: từ 107o23’30’’ đến 109o14’ 25’’ Vùng DHCNTB rất đa dạng về thành phần thổ nhưỡng, sự phân dị sắc nét về nền nhiệt ẩm, đặc biệt khí hậu khô hạn của khu vực từ Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái (Ninh Thuận) đến Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân (Bình Thuận), địa hình đa dạng vừa có núi cao, vừa có trung du, đồng bằng ven biển đã dẫn đến sự hình thành đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch mà những nơi khác không có được. Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của vùng DHCNTB đã tạo ra sự phong phú, đa dạng với tính pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra đây còn là dãi đất đã từng là nơi đóng đô và phát triển cực thịnh qua nhiều thế kỷ của vương quốc Champa – Padunranga với nhiều di sản văn hóa độc đáo còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên du lịch và DLST đặc sắc của vùng DHCNTB, đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững của vùng trong tương lai. Bảng 2.1 : Đơn vị hành chính cơ sở của hai tỉnh thuộc
  45. 45 vùng duyên hải cực Nam Trung bộ (đến 7/2010) Thành Stt Tỉnh phố Quận Thị xã Huyện Phường Thị Xã thuộc trấn tỉnh 1 Ninh Thuận 1 - 5 12 3 47 2 Bình Thuận 1 - 1 8 19 11 97 Tổng số 2 - 1 13 31 14 144 (Nguồn: Cục Thống kê Ninh Thuận và Bình Thuận) Địa bàn vùng DHCNTB kinh tế phát triển chủ yếu dọc các huyện vùng đồng bằng ven biển, tập trung ở hai thành phố Phan Thiết và Phan Rang–Tháp Chàm. Đây cũng là hai tỉnh lỵ của hai Tỉnh. Về cơ cấu diện tích đất đang sử dụng, toàn vùng có 344,6 ngàn ha đất nông nghiệp (30,7%), 551,4 ngàn ha diện tích đất lâm nghiệp (49,27%); 28,4 ngàn ha đất chuyên dùng và 9,3 ngàn ha đất ở. (bảng 2.2) Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất đai vùng Duyên hải cực Nam Trung bộ đến (1/12/2010) Stt Tỉnh Tổng Trong đó Diện tích Đất SX Đất Lâm Đất Đất ở Tự nhiên Nông nghiệp Chuyên (nghìn ha) nghiệp dùng 1 Ninh Thuận 336 60,4 157,3 11,2 2,3 Tỷ lệ 100 18,0 46,8 3,3 0,7 2 BìnhThuận 783,047 284,2 394,1 17,2 7,0 Tỷ lệ 100 36,3 50,3 2,2 0,9 Tổng cọng 1.119,047 344,6 551,4 28,4 9,3 Vùng 100 30,79 49,27 2,53 0,8 DHCNTB (Nguồn : Cục Thống kê Ninh Thuận và Bình Thuận ) 2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của vùng: Về tình hình kinh tế - xã hội, DHCNTB là vùng phát triển còn chậm và không đồng đều giữa các khu vực. Về dân số với mật độ toàn vùng là 154 người/km2 đạt mức trung bình so với các tiểu vùng duyên hải khác. Về kinh tế, quy mô phát triển có sự chênh lệch khá lớn giữa Bình Thuận và Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận có lợi thế hơn về tài
  46. 46 nguyên đất đai và vị trí địa lý nên đã có bước phát triển vượt trội. Một số chỉ tiêu kinh tế chính giữa Bình Thuận và Ninh Thuận có thể thấy như sau: Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của vùng DHCNTB năm 2009 Toàn vùng Trong đó Chỉ tiêu DHCNTB Ninh Thuận Bình Thuận - Dân số trung bình 1.725 568 1.157 (1.000 người) - Mật độ dân số 154 169 149 (người/km2) - Tổng thu ngân sách 1.386 290 1.096 (tỷ đồng) - Kim ngạch xuất khẩu 122 28 93 (triệu USD) - Doanh thu từ du lịch 2.875,77 337,770 2.538 (tỷ đồng) - Tốc độ tăng GDP (%) 12 8,9 14,1 - Bình quân GDP/người (USD) 278 966 (Nguồn : Cục Thống kê, Sở Du lịch,và UBND hai tỉnh NinhThuận và Bình Thuận ) Mặc dù các chỉ tiêu trung bình về kinh tế tổng hợp so với các vùng khác chưa cao, tuy nhiên với lợi thế về du lịch đã được xác định là các tỉnh có nhiều tiềm năng về DL, DLST, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý, gắn với những bước khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả chắc chắn ngành kinh tế du lịch sẽ sớm trở thành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của vùng. 2.2 Tiềm năng phát triển DLST vùng DHCNTB: 2.2.1 Tài nguyên DLST tự nhiên của vùng: Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của vùng DHCNTB đã tạo ra sự phong phú, đa dạng vốn có cùng với tác động có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền
  47. 47 Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc của vùng DHCNTB. 2.2.1.1 Các hệ sinh thái điển hình ở vùng DHCNTB: Theo tài liệu điều tra cơ bản của Đại học Quốc gia - Hà Nội, thuộc chương trình 52E, thì các hệ sinh thái chính của vùng DHCNTB hiện hữu gồm có: - Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới: + HST rừng kín thường xanh - á nhiệt đới phát triển trên núi cao trung bình có mùa đông lạnh ẩm. + HST rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên núi cao trung bình có mùa đông mát ẩm + HST rừng kín thường xanh nhiệt đới phát triển trên núi thấp có mùa khô nóng: + HST rừng thưa cây họ dầu rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng đồi gò và thung lũng + HST rừng kín nửa rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng gò đồi và thung lũng + HST rừng kín thường xanh nhiệt đới nớng ẩm phát triển trên vùng thấp + HST rừng savan ven biển gió mùa - khô hạn (HST savan) Trong các HST rừng á nhiệt đới nêu trên, các HST rừng kín và thưa giáp Lâm Đồng đang được các công ty du lịch lữ hành tại TPHCM bước đầu đưa vào khai thác theo loại hình DLST khám phá rừng kết hợp với tham quan hồ nước, thác nước. Riêng HST rừng Savan ven biển được khai thác khá sớm ở các khu vực Mũi Né, Hàm Tiến và Hòa Thắng dưới dạng các tour DLST tham quan đồi cát bay, trượt cát, khám phá rừng Savan - Nhóm HST đất ngập nước (HST thủy vực): Có thể kể các HST đặc trưng thuộc nhóm này như sau: HST ngập mặn ven biển; HST rừng ngập mặn cửa sông ven biển, bãi lầy kết hợp với phân bố các cồn cát; HST đầm phá ven biển; HST hồ nước; HST các kiểu thực vật trên vùng trũng và đồng bằng ngập nước; Hệ sinh thái san hô; HST biển; HST các đảo nhỏ độc lập; HST vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ chung quanh.
  48. 48 HST biển đảo ở vùng DHCNTB quan trọng nhất phải kể đến là khu vực đảo Phú Quý và đảo Cù Lao Câu, đây là hai khu vực được Bộ Nông nghiệpvà PTNT chọn xây dựng thành hai khu bảo tồn biển lớn của quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng duyên hải cực Nam Trung bộ hiện khu vực Cù lao Câu đã được khai thác dưới loại hình DLST lặn–khám phá san hô, cá ở rạn đá, rất được du khách quốc tế ưa chuộng. - Nhóm HST vùng cát ven biển: tổng diện tích nhóm đất cát ven biển ở DHCNTB khoảng 117.854 ha chiếm 10,31 % diện tích tự nhiên toàn vùng [12,41]. HST vùng cát ven biển là một trong những đặc trưng nhất ở vùng DHCNTB, những đồi cát bán hoang mạc với nhiều đồi cát di động như những “ tiểu sa mạc Trung Đông thu nhỏ” gắn liền với hệ sinh thái độc đáo bao quanh là HST savan cây bụi cùng với các hồ nước ngọt tự nhiên nên hiện là một nội dung tham quan đang được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm ưa chuộng. HST cát ven biển gồm: HST đất cồn cát trắng vàng ven biển; HST nhóm đất cát biển; HST đất cát đỏ ven biển, riêng nhóm cát đỏ ven biển có lịch sử phát triển và tuổi hình thành lâu đời so với nhóm cồn cát trắng vàng và hầu như chỉ có ở khu vực DHCNTB. Với màu sắc đỏ tươi, lại biến đổi hình dạng trong ngày nên những cồn cát đỏ di động hiện là dạng tài nguyên thiên nhiên đặc thù của Bình Thuận và Ninh Thuận đang có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước. - Nhóm HST nông nghiệp (còn gọi là hệ địa-sinh thái nông nghiệp): Nhóm HST nông nghiệp được chia ra làm ba phân hệ: phân hệ đồng ruộng (hay phân hệ trồng trọt tập trung), phân hệ vườn nông thôn (hay phân hệ quần cư nông thôn) và phân hệ sông suối hồ ao đầm (hay phân hệ thủy vực). Qua quá trình phát triển, ngày nay HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất lấ các vùng nông nghiệp nhiệt đới. Ở vùng DHCNTB, đặc biệt các vùng nông thôn, các vùng chuyên canh nông nghiệp như vùng Ninh Phước, Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận), vùng Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh-Tánh Linh (Bình Thuận), DLST kiểu
  49. 49 tham quan vườn cây ăn trái như Nho, Thanh long, Xoài, đã bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. 2.2.1.2 Hệ thống rừng đặc dụng - một dạng tài nguyên DLST quan trọng: a- Tổng quan về rừng đặc dụng ở vùng DHCNTB: Ở đây có hai dạng chính: - Vườn Quốc gia gồm có: VQG Núi Chúa đặc trưng cho HST rừng trên núi đá khô hạn ven biển (huyện Ninh Hải, Thuận Bắc-Ninh Thuận), và VQG Phước Bình với HST rừng kín thường xanh trên núi cao (huyện Bác Ái –Ninh Thuận). - Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có: KBTTN Núi Ông (Tánh Linh-Bình Thuận), KBTTN núi Tà Kou (Hàm Thuận Nam-Bình Thuận). Nhìn chung các VQG và KBTTN nội địa kể trên là những tổ hợp tài nguyên DLST quan trọng góp phần phát triển hoạt động DLST của vùng. b- Các vƣờn quốc gia trên địa bàn vùng DHCNTB: i/ VQG Núi Chúa (huyện Ninh hải-Ninh Thuận): VQG Núi Chúa là khu vực ven biển cực Bắc của vùng DHCNTB tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, VQG Núi Chúa nằm cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 25 km, cách thành phố Nha Trang 70km về phía Bắc. Tổng diện tích của VQG là 29.865 ha trong đó có diện tích vùng biển bảo tồn là 7.352ha. VQG Núi Chúa tồn tại HST rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều tập đoàn sinh vật rất phong phú, đa dạng về số lượng cũng như chủng loài. Cụ thể đã tìm thấy 35 loài thực vật, 47 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Theo Gs.Ts. Thái Văn Trừng ở Việt Nam có 8 kiểu rừng thì ở VQG Núi Chúa đã có 2 HST chính là HST rừng khô nhiệt đới và HST rừng hơi ẩm thường xanh và sẽ là địa bàn nghiên cứu khoa học có giá trị cao và hấp dẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Quần xã thực vật rừng ở đây rất phong phú, có khoảng 1.265 loài thuộc 147 họ, 85 bộ, 596 chi thuộc 7 ngành thực vật khác nhau. Ngoài ra còn có một số loài quý hiếm khác như Gấu ngựa, Gấu chó, Báo gấm, Hổ, Sơn dương, Mang lớn, Gà lôi hồng tía,
  50. 50 Rồng Đất, Rắn hổ chúa, Rùa hộp, Rùa vàng Rùa sa nhân Có thể nói cấu tạo các HST rừng tự nhiên trên núi đá ven biển ở VQG Núi Chúa đã tạo nên những tài nguyên DLST quý giá, hiện tại đang được khai thác dưới dạng các tour DLST như đi bộ khám phá rừng, tham quan hồ trên núi, suối Bạc, quan sát thú rừng Không chỉ đối với khách quốc tế mà khách du lịch nội địa tham gia ngày càng nhiều [5,33] Về tài nguyên sinh vật biển: các nhà khoa học đã xác định ở VQG núi chúa có khoảng 350 loài san hô trong đó có 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ. Trong đó có 46 loài mới được ghi nhận phân loại mới cho Việt Nam. Về cá sống ở rạn san hô có 147 loài thuộc 81 chi, 32 họ. Về động vật thân mềm có 45 loài. Đặc biệt về Rùa biển, VQG Núi Chúa là nơi duy nhất trên đất liền và khu vực thứ hai ở Việt Nam (sau VQG Côn Đảo) còn có rùa biển đến kiếm ăn và đẻ trứng. Từ những năm 2000, tour DLST khám phá rùa lên bờ đẻ trứng đã được Ban quản lý VQG khai thác tạo nên sản phẩm DLST độc đáo và hấp dẫn đối với du khách. - Về cảnh quan tự nhiên ở VQG: Có Vịnh Vĩnh Hy đẹp nỗi tiếng cùng với 5 bãi biển đẹp hoang sơ: bãi Thùng, bãi Bình Tiên, bãi Hời, bãi Lớn, và bãi Đá Vách nằm ngay trong khu biển bảo tồn của VQG Núi Chúa. Đây là những địa điểm hết sức thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái như: tắm biển, ngắm cảnh đẹp hoang dã của núi và biển, du lịch mạo hiểm như leo núi, lặn biển và các loại hình thể thao biển khác. Hoạt động khai thác du lịch ở VQG Núi Chúa, mấy năm gần đây mới được mở rộng khai thác DLST, nhưng nhờ vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên, có HST độc đáo, có cảnh quan và bờ biển đẹp, hoang sơ mà những vùng ven biển khác không có được đã mang lại nhiều cơ hội để sớm khai thác thành một điểm đến DLST mới đầy triển vọng của Ninh Thuận để thu hút khách du lịch quốc tế cũng như nội địa. i/ VQG Phƣớc Bình (huyện Bác Ái-Ninh Thuận): VQG Phước Bình, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, nằm trên sườn Đông của cao nguyên Đà Lạt. VQG Phước Bình có tổng diện tích 19.814 ha, hệ sinh thái rừng ở đây là rừng kín thường xanh phát triển trên vùng núi cao. Về khu hệ thực vật, theo kết quả các đợt điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch rừng-Bộ NN & PTNT, đã xác định được 1.225 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn, thuộc 584 chi,
  51. 51 156 họ của 7 ngành thực vật khác nhau. Về khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Phước Bình đã phát hiện được 69 loài thú thuộc 27 họ, 10 bộ; có 206 loài chim thuộc 50 họ, 14 bộ; có 34 loài bò sát thuộc 12 họ, 3 bộ và 18 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Đặc biệt theo đánh giá của các chuyên gia động vật thì VQG Phước Bình có số lượng quần thể Bò Tót và Nai lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng hiện nay. Về các loài đặc hữu, về thú có 4 loài đặc hữu Đông Dương và đang được thế giới quan tâm là Vượn má hung, Chà vá chân đen, Cầy vằn Bắc, Mang lớn. Ngoài ra rừng ở đây có những loại cho gỗ quý hiếm như Pơmu, Gõ, Hương, Trắc, nhiều loài Phong lan đẹp có hưong thơm ngào ngạt. Về Sinh thái cảnh quan: nhờ vào địa hình chuyển tiếp núi cao và đồng bằng duyên hải nên ở đây có nhiều cảnh quan độc đáo, kết hợp với VQG Bi Đoup-Núi Bà và thủy điện Đa Nhim tạo nên một quần thể cảnh quan sinh động có giá trị cao về mặt sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng có các nhánh sông suối chảy qua như suối Gia Nhông, suối Tao Quang là hợp lưu của sông Cái tạo nên những cảnh quan sơn thủy hữu tình thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch dã ngoại cho khách du lịch đến tham quan VQG. VQG Phước Bình tuy không được biết đến nhiều như VQG Núi Chúa nhưng nhờ nằm gần khu vực đèo Ngoạn Mục và đập thủy điện Đa Nhim, cũng với những HST rừng độc đáo, cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di tích lịch sử và tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đang được các công ty du lịch lữ hành từng bước quảng bá và xây dựng thành các tour DLST cung cấp cho khách quốc tế cũng như nội địa. c-Các khu bảo tồn thiên nhiên trong nội địa (KBTTN): i/ KBTTN Núi Ông (huyện Tánh Linh-Bình Thuận): KBTTN Núi Ông có tổng diện tích 35.377ha, HST rừng đặc thù là rừng kín ẩm nhiệt đới. Quần xã thực vật và động vật trên địa bàn KBTTN Núi Ông rất phong phú, theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch rừng II đã ghi nhận trong khu BTTN có 1.070 loài thuộc 49 bộ, 149 họ và 560 chi. Về tài nguyên động vật rừng ở KBTTN Núi Ông có 28 bộ, 77họ với 176 loài động vật sống trên cạn và 22 loài thuộc động vật sống trong nước. Đặc biệt động vật: có chim Công, gà Lôi Hồng tía, gà Lôi Vằn, Hồng