Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông

pdf 55 trang hapham 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_ky_luat_tich_cuc_trong_day_hoc_va_giao_duc_hoc_s.pdf

Nội dung text: Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông

  1. PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH PHỔ THÔNG
  2. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  3. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: Ý thức và tự ý thức của tuổi thanh niên đã phát triển ở mức độ cao và có nhiều khác biệt so với các lứa tuổi trước. Điều này bộc lộ qua sự ý thức về thân thể; sự tự đánh giá các phẩm chất tâm lý của cá nhân và tính tự trọng.
  4. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: a. Hình ảnh về thân thể: -Trong giai đoạn tuổi dậy thì thanh niên rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thân thể mình, muốn biết hình ảnh của mình trong mắt người khác. - Một số thanh niên xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch tập luyện để tạo ra hình ảnh hấp dẫn, uy tín và mến phục của bạn bè. - Những thanh niên chậm lớn hoặc quá béo, chậm xuất hiện những dấu hiệu dậy thì thường cảm thấy băn khoăn, khổ tâm, mặc cảm trước bạn bè. - Nhiều trường hợp các em thể hiện thái quá qua các phản ứng tiêu cực về ăn uống (biếng ăn hoặc ăn quá nhiều), về hành vi ứng xử (làm dáng quá mức)
  5. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Tự đánh giá là một nét tâm lý điển hình của lứa tuổi thanh niên. Tự đánh giá của thanh niên có đặc điểm sau: - Thứ nhất: Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng và đã có sự đối chiếu với các chuẩn chung của xã hội. Thanh niên khi đánh giá bản thân thường chủ yếu dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên do khả năng nhận thức về bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan bản thân mình
  6. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lý của mình là một trong những đặc trưng điển hình của tuổi thanh niên. Phản tỉnh là sự quay vào bên trong bản thân của ý thức, làm cho các phẩm chất tâm lý của cá nhân được phản ánh rõ hơn. Sự phản tỉnh của tuổi thanh niên giúp họ không chỉ ý thức được rõ hơn “cái tôi” của bản thân mà còn ý thức rõ hơn địa vị xã hội của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội.
  7. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: Những vấn đề thanh niên trăn trở, quan tâm: - Tôi là ai? Tôi là người như thế nào? - Tôi có năng lực vượt trội nào? - Lý tưởng của tôi là gì? - Ai là bạn, ai là thù của tôi? -Tôi muốn trở thành người như thế nào? -Tôi phải làm gì để cho bản thân tôi cũng như những người xung quanh được tốt hơn? Đó là nhu cầu và là một yếu tố quan trọng của sự tự xác định về mặt đạo đức – xã hội của thanh niên, quy định các hành vi tu dưỡng của họ.
  8. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: - Nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra những yêu cầu cao đối với bản thân, là tiền đề của tự giáo dục có mục đích của thanh niên và là dấu hiệu để xác định sự phát triển về mặt nhân cách của lứa tuổi này. - Về phương diện thực tiễn, biểu hiện dễ thấy của sự phản tỉnh của thanh niên là đa số có sổ tu dưỡng, nhật ký dưới nhiều hình thức; thông qua sự quan tâm đến các hành động tự tu dưỡng, xây dựng và tự ướm thử theo các mẫu người lý tưởng mà thanh niên ngưỡng mộ trong văn học, nghệ thuật, thể thao
  9. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: - Chiều sâu và cường độ của sự phản tỉnh phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân (xu hướng nhân cách: hướng nội hay hướng ngoại; khả năng nhận thức, trình độ học vấn ) và phụ thuộc vào các nhân tố xã hội của cá nhân đó (điều kiện giáo dục gia đình, nhà trường, môi trường xã hội )
  10. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ ba: Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so với tuổi thiếu niên. - Thanh niên không chỉ ý thức và đánh giá về “cái tôi” hiện thực (tôi là ai?) mà còn đánh giá “cái tôi lý tưởng” (tôi muốn trở thành người như thế nào?), “cái tôi” năng động (tôi sẽ cố gắng trở thành người như thế nào?). - Mặt khác thanh niên không còn đánh giá từng đặc điểm thể chất hay phẩm chất tâm lý riêng của mình mà đã đánh giá khái quất về thể chất, tâm lý và nhân cách của mình dựa trên cơ sở phân tích và khái quát hóa các đặc trưng riêng.
  11. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ ba: Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so với tuổi thiếu niên. - Dù tự đánh giá của thanh niên đã có tính độc lập, có chiều sâu và mang tính khái quát nhưng do ít dựa vào ý kiến của người khác nên không phải bao giờ cũng phù hợp với cái thực có của mình. - Nhiều thanh niên đánh giá quá cao bản thân mình dẫn đến tự cao, coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp coi mình là bất tài, vô dụng Nhìn chung, yếu tố “lý tưởng hóa” vẫn phổ biến trong tự ý thức và tự đánh giá của thanh niên.
  12. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách - Cách thứ nhất: So sánh mức độ kỳ vọng, mong muốn của mình với kết đạt được. Để khẳng định khả năng của mình, thanh niên sẵn sàng làm những công việc khó khăn, mạo hiểm (thậm chí quá sức hoặc nguy hại đến bản thân). Nhiều thanh niên lại không thích, coi thường các công việc bình thường hàng ngày, coi đó là công việc không xứng đáng với họ.
  13. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách Kết quả là thanh niên thường có những hành động quả cảm, phi thường mà các lứa tuổi khác không có. Mặt khác, cũng do đặc điểm này, ở thanh niên có thể xuất hiện các hành động nguy hại mà người trưởng thành không chấp nhân, cho là “điên rồ” như càn quấy, ngang tàng, các trò chơi mạo hiểm, phạm luật
  14. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách - Thực ra không hoàn toàn như vậy, phần lớn họ chỉ muốn thử thách, kiểm tra sức mạnh và các phẩm chất tâm lý của mình. Vì vậy xã hội không nên cấm đoán họ, cần tạo điều kiện và định hướng họ vào các trò chơi, các hành động phù hợp với xã hội và với tâm lý thanh niên.
  15. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách Cách thứ hai: so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân. Thanh niên rất nhạy cảm với các ý kiến của người khác đánh giá về mình và thường coi đó là các tiểu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại. - Trong quá trình tiếp nhận sự đánh giá các ý kiến của người lớn rất được thanh niên coi trọng.
  16. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách Cách thứ hai: - Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý kiến (đặc biệt đối với các chuẩn mực đạo đức) thanh niên thường theo ý kiến người lớn. Vì vậy, khi đánh giá của người lớn không đúng hoặc không thống nhất (giữa lời nói và việc làm) sẽ tạo ra sự tổn thất lớn về niềm tin trong thanh niên
  17. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Một trong những đặc trưng nổi bật của tuổi thanh niên so với các lứa tuổi khác là sự phát triển đến mức độ cao, ổn định của tính tự trọng. - Tính tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân, nhân cách của mình trên cơ sở tự đánh giá đúng đắn, khái quát về bản thân. Tính tự trọng là thái độ tích cực lạc quan của cá nhân, thể hiện sự đánh giá khách quan, nghiêm túc, yêu cầu cao đối với bản thân mình.
  18. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Người có tính tự trọng thường không chấp nhận sự đánh giá không đúng về mình; không chấp nhận sự xúc phạm đến các giá trị sống và hạ thấp nhân cách của mình.
  19. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: Mức độ tự trọng ở thanh niên có phổ rất rộng, từ mức thấp nhất là cá nhân hầu như không có sự tôn trọng bản thân (thiếu tự trọng), đến tự trọng cao. -Tự trọng cao là sự đánh giá đúng mức về bản thân, biết rự bảo vệ danh dự của mình một cách phù hợp trong các hoàn cảnh cụ thể.
  20. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Tự trọng thấp là sự coi thường, thiếu tin tưởng vào bản thân, tự hạ thấp mình chấp nhận hoặc không coi trọng các đánh giá không đúng hoặc xúc phạm đến giá trị nhân cách của mình -Thiếu tự trọng thể hiện thái độ tiêu cực của cá nhân đối với bản thân . Nó là một yếu tố dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.
  21. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Những thanh niên có tính tự trọng thấp thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và cản trở sự phát triển trong nhân cách của mình. Cần phân biệt tính tự trọng với tự kiêu, thái độ nhút nhát hay sự thiếu phê phán với bản thân của thanh niên. -Nhiều người trong số họ đánh giá không đúng về bản thân mình (quá cao hoặc quá thấp). Từ đó có thái độ không đúng đối với bản thân và người khác.
  22. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Sự tin tưởng bản thân một cách quá mức và thiếu căn cứ thường gây khó chịu, xung đột và thất vọng từ phía người lớn. -Cách tốt nhất để giúp những thanh niên này không phải là phê phán họ mà cần tổ chức cho họ hoạt động và giao tiếp để thông qua đó họ có các trải nghiệm thực tế. Bằng con đường tự trải nghiệm họ sẽ có thái độ đúng về bản thân mình.
  23. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Lý tưởng sống của thanh niên: - Lý tưởng sống được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở tuổi thanh niên. Trước đó, trong tuổi thiếu niên, nhiều em cũng đã có và thể hiện khá rõ lý tưởng của mình. Tuy nhiên, đa số chỉ là biểu tượng về các cá nhân cụ thể có ảnh hưởng lớn đến các em và được các em ngưỡng mộ: thầy cô giáo, ca sỹ, vận động viên thể thao - Sang tuổi thanh niên hình mẫu lý tưởng không còn gắn liền với cá nhân cụ thể mà có tính khái quát cao về các phẩm chất tâm lý, nhân cách điển hình của nhiều cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động, nghề nghiệp được thanh niên quý trọng và ngưỡng mộ, noi theo.
  24. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Lý tưởng sống của thanh niên: - Lý tưởng nghề và lý tưởng đạo đức cao cả: thể hiện qua mục đích sống, qua sự say mê với việc học tập, nghiên cứu và lao động nghề nghiệp; qua nguyện vọng được tham gia các hoạt động mang lại giá trị xã hội lớn lao, được cống hiến sức trẻ của mình, ngay cả trường hợp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. - Có sự khác nhau khá rõ về giới giữa lý tưởng của nam và nữ thanh niên. Đối với nữ thanh niên lý tưởng sống về nghề nghiệp, về đạo đức xã hội thường mang tính nữ và không bộc lộ rõ và mạnh như nam.
  25. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Lý tưởng sống của thanh niên: - Điều cần lưu ý trong thanh niên, đặc biệt là thanh niên mới lớn vẫn còn một bộ phận thanh niên bị lệch lạc về lý tưởng sống. Những thanh niên này thường tôn thờ một số tính cách riêng biệt của các nhân cách xấu: ngang tàng, càn quấy và coi đó là biểu hiện của thanh niên anh hùng , hảo hán - Việc giáo dục lý tưởng của thanh niên, đặc biệt là thanh niên mới lớn cần đặc biệt lưu ý tới nhận thức và trình độ phát triển tâm lý cảu các em.
  26. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Kế hoạch đường đời: là một khái niệm rộng bao hàm từ sự xác định các giá trị đạo đức, mức độ kỳ vọng vào tương lai, nghề nghiệp, phong cách sống - Ở tuổi thiếu niên kế hoạch đường đời còn mơ hồ và chưa tách khỏi ước mơ. Thiếu niên chỉ đơn giản tưởng tượng mình trong các vai trò xã hội khác nhau và so sánh mức độ hấp dẫn của chúng nhưng không quyết định dứt khoát vai trò nào cho bản thân và cũng chưa có hành động tích cực để đạt đến vai trò đó.
  27. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Kế hoạch đường đời: - Sang tuổi thanh niên thì tính tất yếu của sự lựa chọn vai trò trở nên rõ ràng. Từ nhiều khả năng ở tuổi thiếu niên dần hình thành nên đường nét của một vài phương án hiện thực và có thể chấp nhận. Đến cuối tuổi thanh niên, một trong vài phương án ban đầu sẽ trở thành lẽ sống, định hướng hành động của họ.
  28. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Kế hoạch đường đời: - Vấn đề quan trọng nhất và bận tâm nhất của thanh niên mới lớn trong xây dựng kế hoạch đường đời là vấn đề nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề. -Về chủ quan, sự hiểu biết về nghề của thanh niên học sinh còn hạn chế. Nhiều thanh niên chưa thực sự hiểu rõ mạng lưới nghề hiện có trong xã hội, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa nghề và trường đào tạo nghề nên ít em hướng đến việc chọn nghề mà chủ yếu chọn trường để học.
  29. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN a. Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên: * Kế hoạch đường đời: -Một số thanh niên chọn nghề không phải với tư cách là chọn một lĩnh vực việc làm ổn định phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, không phải chọn nghề để mưu sinh mà chủ yếu chỉ là sự khẳng định mình trước bạn bè hoặc chủ yếu là theo đuổi chí hướng có tính chất lý tưởng hóa của mình. -Vì vậy, mặc dù các em ý thức được tầm quan trong của chọn nghề nhưng hành vi lựa chọn của các em vẫn cảm tính. -Về khách quan, trong nền kinh tế hiện đại, mạng lưới nghề rất đa dạng, phong phú và biến động nên việc định hướng và lựa chọn giá trị nghề của thanh niên trở nên rất khó.
  30. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN b. Tính tích cực xã hội của thanh niên: So với các lứa tuổi trước, tuổi thanh niên có tính tích cực xã hội rất cao và được thể hiện qua nhiều khía cạnh sau: -Nhu cầu tinh thần của thanh niên rất cao: Thanh niên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị - xã hội, kinh tế của đất nước. Họ không chỉ quan tâm tới hoạt động chính của họ(học tập hoặc lao động sản xuất) mà còn quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong nước và thế giới. -Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, các diễn đàn tuổi trẻ về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến thanh niên.
  31. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN b. Tính tích cực xã hội của thanh niên: Một trong những biểu hiện rõ nhất của tính tích cực xã hôi của thanh niên là phạm vi và mức độ tham gia cac hoạt động xã hội. -Phạm vi hoạt động xã hội của thanh niên rất rộng. Dù rất bận học tập hoặc lao động sản xuất, thanh niên vẫn say mê các hoạt động xã hội, từ các hoạt động mang ý nghĩa chính trị, liên quan tới vận mệnh của xã hội, quốc gia đến các phong trào xã hội hàng ngày. Họ là lục lượng chủ yếu và đi đầu trong các sự kiện trọng đại của đất nước, dân tộc. - Thanh niên tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tinh thần lãng mạn và nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, muốn cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp lớn lao nào đó.
  32. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 2. LÝ TƯỞNG SỐNG VÀ TÍNH TÍCH CỰC XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN b. Tính tích cực xã hội của thanh niên: Vì vậy nhiều thanh niên đã làm được những việc phi thường. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức về chính trị - xã hội của một số thanh niên chưa cao nên nhiều khi dẫn đến các hành động sai lầm.
  33. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: Tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi mang tính tập thể nhất. Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần thiết cho nhóm, có vị trí nhất định trong nhóm. - Ở lứa tuổi này quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hoặc ít tuổi hơn. Do lòng khát khao muốn có vị trí bình đẳngtrong cuộc sống chi phối. - Cùng với sự trưởng thành về mọi mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập.
  34. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, trong việc phát triển nhu cầu, sở thích, thanh niên học sinh thường hướng sự quan tâm vào bạn bè nhiều hơn hướng vào cha mẹ. Nhưng khi bàn đến giá trị sâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trị đạo đức thì lại cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc từ cha mẹ.
  35. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: -Ở trường THPT, thanh niên học sinh là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang trực tiếp tiến hành hoạt động học và rèn luyện nhằm tiếp thu hệ thống tri thức, kinh nghiệm và những chuẩn mực về đạo đức của xã hội. -Học sinh được học tập, được nhà trường và xã hội trang bị cho hệ thống những tri thức cơ bản, đặt nền tảng có thể tiến hành những hoạt động học tập và lao động ở cấp độ cao hơn. Đồng thời học sinh THPT cũng tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. -Do vậy, hơn ai hết học sinh THPT cũng có nhu cầu giao tiếp rất cao. Họ luôn có nhu cầu được học tập, tiếp xúc, tao đổi, tâm sự với tất cả mọi người đặc biệt là giáo viên và bạn bè.
  36. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: * Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT: - Nội dung giao tiếp: Học sinh THPT có nhu cầu trao đổi tâm tư, tình cảm, trò chuyện về các vấn đề như: học tập, phương pháp học tập, các hoạt động chính trị-xã hội, tình yêu-tình bạn; vấn đề chọn trường, chọn nghề, các tệ nạn xã hội và các vấn đề sinh hoạt hàng ngày Trong đó chủ đề chủ yếu là chủ đề học tập. - Đối tượng giao tiếp: Nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh cũng thể hiện sự chọn lọc, họ thống nhất với nhau ở các vấn đề học tập, họ trao đổi thông tin, giúp nhau chuẩn bị bài và cũng học tập. Học sinh ý thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa của việc giao tiếp với bạn bè cũng lớp, cùng lứa tuổi, cùng câu lạc bộ, cùng chuyên ngành.
  37. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: * Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT: - Phạm vi giao tiếp: cũng khá rộng, ngoài bạn bè trong lớp, học sinh có nhu cầu giao tiếp với nhiều đối tượng học sinh ở các khối lớp, các bạn bè ngoài xã hội. - Bên cạnh việc giao tiếp với bạn bè thì giao tiếp với giáo viên cũng là một nhu cầu lớn của học sinh THPT, các em muốn được tham khảo ý kiến giáo viên về mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như những vấn đề liên quan đến học tập. -Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy giữa học sinh và giáo viên vẫn còn có một khoảng cách nhất định, có nhiều học sinh không giám tâm sự một cách cởi mở những vấn đề tế nhị, khó khăn của mình với giáo viên.Thậm chí có nhiều học sinh không dám nói chuyện với giáo viên
  38. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: * Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT: - Nhu cầu giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT: Các em luôn muốn được biểu hiện những hành vi giao tiếp có văn hóa với mọi người và qua đó các em cũng có mong muốn được mọi người cư xử với mình một cách văn minh, lịch sự với những cử chỉ, tác phong, lời nói đúng mực, có văn hóa. +Nó là động lực thôi thúc các em luôn có những biểu hiện hành vi giao tiếp văn hóa với mọi người. Đây chính là điều kiện quan trọng thúc đẩy các em hình thành những thói quen hành vi đạo đức và hành vi nhu cầu giao tiếp.
  39. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: * Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT: - Nhu cầu giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT: + Nội dung giao tiếp: Học sinh THPT có nhu cầu trao đổi những thông tin về học tập, lối sống có văn hóa và những định hướng giá trị đạo đức, văn hóa của xã hội. + Đối tượng giao tiếp:  Đối với bạn bè: Các em có nhu cầu chọn được những bạn tốt, có cùng sở thích, thị hiếu, quan điểm và có tác phong, cử chỉ, điệu bộ, ăn nói giao tiếp với mình đúng mực, tế nhị, lịch sự, văn minh.  Với người lớn: Học sinh mong muốn họ phải là những con người có hiểu biết, kinh nghiệm sâu về cuộc sống xã hội. Họ phải là những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống có văn hóa để các em có thể học tập.
  40. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: * Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT: - Nhu cầu giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT: + Phạm vi giao tiếp: Các em có nhu cầu mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, những đối tượng này cũng được các em chọn lọc rất nghiêm túc. Đó phải là những con người có lối sống lành mạnh, có đạo đức và văn hóa. Nhu cầu giao tiếp và nhu cầu giao tiếp có văn hóa của thanh niên học sinh rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung và đối tượng khác nhau.
  41. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 3. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH THPT: * Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT: - Nhu cầu giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT: Nhu cầu giao tiếp và nhu cầu giao tiếp có văn hóa của học sinh có những dấu hiệu cơ bản sau:  Muốn tham gia hoạt động chung,  Muốn xây dựng, khôi phục, phát triển các mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với người khác,  Có xúc động mạnh khi mối quan hệ bị rạn nứt,  Có khả năng chia sẽ cảm xúc, tình cảm với người khác,  Cố gắng mở rộng phạm vi các mối quan hệ trong giao tiếp.
  42. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: a.Đời sống tình cảm: −Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú và mang nhiều màu sắc. Đặc biệt, tình cảm của các em rất sâu sắc và bền vững. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em. −Ở lứa tuổi này, nhu cầu về bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ rệt, mức độ sâu sắc trong tình bạn cũng được thể hiện đậm nét. −Đối với các em, tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của con người. −Bên cạnh sự hiểu biết về nhau, tình bạn của các em còn mang tính xúc cảm cao Bạn bè thường có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của các em.
  43. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: a.Đời sống tình cảm: − Đặc biệt ở giai đoạn này quan hệ giữa học sinh nam và nữ được tích cực hóa một cách rõ rệt. −Ở một số em đã xuất hiện những sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ, nảy sinh nhu cầu chân chính về tình yêu lứa đôi. Đó là trạng thái mới mẻ nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của thanh niên hcoj sinh.
  44. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: a.Đời sống tình cảm: − Tình cảm của thanh niên học sinh đối với cha mẹ, thầy cô Ngày càng được củng cố sâu sắc và bền chặt. Vì vậy trong quyết định quan trọng, trong hành vi ứng xử các em chịu ảnh hưởng đáng kể từ các thầy cô và những người thân trong gia đình. Những biến đổi đặc trưng cho sự trưởng thành về các mặt thể chất, trí tuệ và đạo đức của thanh niên đều liên quan và có ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm của các em
  45. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: b.Tình bạn tuổi thanh niên: − Tình bạn đã được nâng lên mức đồng chí, khác với lứa tuổi thiếu niên chủ yếu là đồng sở thích, tính cách, thói quen −Tiêu chí kết bạn là sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp và cùng chí hướng phấn đấu vì giá trị nào đó. Do tự ý thức phát triển mạnh, thanh niên có nhu cầu tìm kiếm cái tôi khác, ở bên ngoài tôi. Nhu cầu này lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đờ cá nhân và là cơ sở để tuổi thanh niên thường dốc bầu tâm sự với bạn, được chia sẽ những rung cảm của mình.
  46. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: b.Tình bạn tuổi thanh niên: − Tính chất và mức độ tâm tình của tuổi thanh niên có sự khác nhau về giới. Nhìn chung, nhu cầu tình bạn thân mật ở nữ thanh niên xuất hiện sớm hơn so với nam giới. Quan niệm về tình bạn cũng có phần khác biệt về mặt cá nhân. Một số cho rằng đã là bạn thân thì chỉ có một vài người, số khác có thể có nhiều bạn thân. −Một trong những điểm nổi bật trong tình bạn tuổi thanh niên là tính cảm xúc cao. Trong đa số trường hợp, tình bạn khác giới có nhiều ddiemr của tình yêu nam-nữ: cũng say mê, nồng nàn, sự trung thành, hy sinh, hạnh phúc, ghen tuông và đau khổ khi chia ly Tình bạn của thanh niên rất bền vững, thường được lưu giữ trong suốt cả đời người.
  47. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: − Một trong những đặc trưng điển hình nhất của tuổi thanh niên là tình yêu. −Ở tuổi thanh niên, tình yêu nam nữ là sự hòa hợp giữa sự say mê, cuồng nhiệt và đằm thắm của tình yêu với tình dục với trách nhiệm xã hội. −Tình yêu thanh niên nhất là thanh niên trưởng thành đã mang tính hiện thực, ổn định và sâu sắc. Đa số hướng tới hôn nhân. −Về phương diện ca nhân, nếu trong giai đoạn này tình yêu không được thõa mãn hoặc bị vấp váp, thất bại thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiến trình tìm kiếm bạn đời ở các giai đoạn sau.
  48. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: Có thể nhận biết tình yêu nam nữ qua một số dấu hiệu: Quan tâm chăm sóc đặc biệt người mình yêu Mong muốn được giúp đỡ người mình yêu Rất cần đến người mình yêu Có khát vọng mạnh liệt được ở bên cạnh người yêu và được người yêu chăm sóc, chiều chuộng Tin tưởng vào người yêu: trao đổi, tâm sự với nhau Khoan dung độ lượng với người yêu, ngay cả với sai lầm và khuyết điểm của người yêu.
  49. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: Tình yêu của thanh niên có thể được thúc đẩy bởi nhiều định hướng giá trị khác nhau: Yêu vì vẻ đẹp: Những thanh niên yêu vì vẻ đẹp thường bị hấp dẫn, cuốn hút bởi thể chất, bởi cái đẹp cơ thể. Tình yêu vẻ đẹp rất mãnh liệ nhưng dễ tàn.  Tình yêu-bạn bè: Đây là tình yêu được nảy sinh từ bạn hay như tình bạn. Đó là sự đồng điệu, đồng cảm giữa hai tâm hồn. Tình yêu này khi đã được nảy sinh thì ngày càng sâu sắc hơn. Trong trường hợp tình yêu này phai nhạt, sẽ nhạt từ từ và có thể chuyển sang tình bạn.
  50. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: Tình yêu của thanh niên có thể được thúc đẩy bởi nhiều định hướng giá trị khác nhau: Tình yêu vị tha: là tình yêu dâng hiến, trinh trắng và không đòi hỏi. Đây là tình yêu nguốm màu lãng mạn, tiểu thuyết và lý tưởng hóa.  Tình yêu- trò chơi: Tình yêu được coi như là trò chơi thường có xu hướng thô tục hóa, đơn giản hóa tình yêu. Họ thường bất cẩn và thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc với tình yêu, thậm chí cả danh dự.
  51. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: Tình yêu của thanh niên có thể được thúc đẩy bởi nhiều định hướng giá trị khác nhau: Tình yêu thực dụng: Những người có tình yêu thực coi tình yêu, thậm chí hôn nhân như một loại hàng hóa, đổi chác. họ dùng lý trí để phân tích thiệt hơn trong tình yêu và rất quan tâm tới địa vị, xuất thân, hoàn cảnh, học vấn của người định yêu. Nếu tìm được đối tác phù hợp, họ sẽ tiếp cận và tình yêu sẽ nảy nở. tình yêu thực dụng như con dao hai lưỡi, rất dễ làm vỡ mộng và tổn thương những người trong cuộc.
  52. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: - Các kiểu định hướng giá trị yêu cơ bản nêu trên có thể thay đổi theo lứa tuổi. Chẳng hạn, thanh niên mới lớn thiên về tình yêu vẻ đẹp và vị tha, cong thanh niên trưởng thành chấp nhận tình yêu mang tính thực tế hơn. Cũng cần lưu ý, ngoài các định hướng chính nêu trên, trong thực tiễn còn có các loại pha trộn giữa chúng.
  53. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: - Có sự khác nhau rõ nét về kỳ vọng trong tình yêu của thanh niên nam và nữ. Thanh niên nữ có xu hướng tách tình yêu ra khỏi tình dục, còn nữ giới lại mong gắn kết hai lĩnh vực đó. Trong tình yêu, nữ giới tìm kiếm quan hệ tình cảm thì một số nam giới chủ động tìm kiếm quan hệ tình dục. Sự khác biệt này đôi khi làm cho nữ giới lâm vào tình cảnh khó khăn, dằn vặt: nếu đồng ý thì sợ người yêu sẽ được thõa mãn và bỏ rơi mình, còn nếu không đồng ý thì sợ người ta sẽ nói "anh rất kính trọng em" và rồi cũng chia tay.
  54. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 4. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM TUỔI THANH NIÊN: c.Tình yêu tuổi thanh niên: - Nhìn chung tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình cảm lành mạnh. Vì vậy người lớn không nên can thiệp thô bạo vào thế giới tình cảm của họ, càng không được chế diễu, quở trách, cấm đoán mà nên trao đổi, tham vấn và trợ giúp họ khi gặp khó khăn. - Mặt khác, cũng cần khắc phục, hạn chế các hiện tượng thiếu lành mạnh của một số thanh niên trong quan hệ nam-nữ, nhất là trong điều kiên phương tiện thông tin phát triển nhanh và xu hướng thực dụng ngày càng phổ biến.