Phương pháp viết trích dẫn trong nghiên cứu khoa học chính trị

ppt 24 trang hapham 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp viết trích dẫn trong nghiên cứu khoa học chính trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptphuong_phap_viet_trich_dan_trong_nghien_cuu_khoa_hoc_chinh_t.ppt

Nội dung text: Phương pháp viết trích dẫn trong nghiên cứu khoa học chính trị

  1. Phương pháp viết trích dẫn trong nghiên cứu khoa học chính trị Câu lạc bộ Nghiên cứu viên trẻ IIR, 21-09-2007
  2. Viết trích dẫn và vấn đề Plagiarism - Tội đạo văn (Plagiarism) + Đạo văn được xem là sử dụng công trình, tác phẩm, ý tưởng, cấu trúc bài viết, số liệu và dữ kiện hoặc đơn giản là dùng câu từ của người khác mà không trích dẫn. + Nhờ người khác viết bài hộ, sử dụng một công trình cho nhiều mục đích khác nhau. + Được xem là tội lớn trong nghiên cứu KH, rất được chú ý rèn luyện để tránh mắc phải trong các trường đại học trên thế giới. - Khi nào cần phải trích dẫn? + Sử dụng nguyên văn, bắt buộc phải trích dẫn trực tiếp “”. Hạn chế sử dụng quá nhiều trích dẫn nguyên văn trong 1 bài viết. + Sử dụng một số từ và diễn tả lại theo ý mình, không cần để trong ngoặc kép, trích dẫn ở cuối câu. + Sử dụng ý, khái niệm (general ideas) gắn với tên tuổi nào đó mà không phải là kiến thức chung (common knowledge). Ví dụ khái niệm ‘Social contract’ của Rouseau.
  3. Tips for quoting ◼ Chọn lựa kỹ, chỉ trích dẫn khi câu dẫn đó tăng trọng lượng cho lập luận bài viết của mình. Không chọn những câu trích dẫn trùng lặp với những ý đã nêu. ◼ Biết cách hòa nhập ý của phần trích dẫn một cách tự nhiên và gắn kết vào ý của mình. Nên có phần giới thiệu câu trích dẫn và sau khi trích dẫn giải thích tầm quan trọng của câu trích dẫn đó. ◼ Trách trích dẫn không cần thiết, hoặc trích dẫn một đoạn quá dài trong một bài viết. ◼ Chỉ sử dụng trích dẫn nguyên văn khi câu từ đó cực kỳ càn thiết và hữu dụng cho lập luận của mình. Một số ngành KH không khuyến khích trích dẫn nguyên văn quá nhiều. ◼ Nếu sử dụng một nguồn trích đã được trích lại từ một tác giả khác thường phải có câu giới thiệu ‘được trích trong ’ "as is quoted in " ◼ Đối với trích dẫn nguyên văn, phải đảm bảo trích đúng chính xác từng câu chữ. ◼ Để giải thích rõ hơn một ý hoặc gợi ý người đọc tham khảo thêm một số tài liệu khác cùng chủ đề, dùng ‘Chi tiết, xin tham khảo ” (For additional details on this point, see ; See, for example, )
  4. Styles - Về cách thức: ‘The big three’ + ASA style (American Sociological Association): social sciences + MLA style (Modern Language Association): arts, literature, humanities. + Chicago style (The University of Chicago Press): all subjects, especially in newspapers and magazines. + Others: APA, AMA,Turabian styles etc. - Về hình thức: + In-text citation – List of references + Footnote/ Endnote citation – Bibliography + Chọn 1 trong 2 hình thức này và áp dụng nhất quán cho cả bài viết.
  5. In-text citation – Reference List ◼ Thường áp dụng cho những bài viết ngắn (dưới 10 trang) hoặc các tác phẩm có ít trích dẫn. ◼ Format: (Họ Năm Số trang). Dùng 1 format nhất quán cho cả bài. ◼ Trích dẫn ở cuối câu, ngay sau dấu ngoặc kép hoặc cụm từ trích dẫn, không ghi p, pgs hay pg trước số trang. ◼ Vd: MLA: (Dover 118-21) ASA: (Hildenbrand 1999:47). Chicago: (Stalin 1935, 28) ◼ Nếu đã đề cập đến tên tác giả của nguồn trong đoạn, câu thì không cần nhắc lại tên tác giả trong trích dẫn. Vd: Dover has expressed this concern (118-21). ◼ Nhiều trang trong cùng 1 tác phẩm (William 136-39, 145) ◼ Đối với tác phẩm gồm hai hoặc 3 đồng tác giả: “ ” (Ginzberg, Berliner, and Ótow 1988, 66) ◼ Đối với tác phẩm gồm 4 tác giả trở lên dùng et al. “ ” (Bates et al. 1998: 59) ◼ Trích dẫn nhiều tác phẩm 1 lúc (Kashani 1999; Moon and Williams 1993; Scott et al. 2004) ◼ Trích dẫn chương, bảng biểu Vd: (Clawson 1998, chap.2), (Neuman 1994, table 3.3) ◼ Cách trích dẫn này đòi hỏi phải có Danh mục TLTK (Reference List) sẽ đề cập ở phần sau.
  6. Endnote/ Footnote Citations - Bibliography - Dùng chữ số Arab, ở cuối câu. - Tất cả mọi dấu câu (. ! ?) đều phải được đặt trong ngoặc kép trước số trích dẫn. - Có thể trích dẫn ở cuối trang (footnote) hoặc ở cuối chương, hoặc ở phần cuối tác phẩm (endnote). - Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography) đi kèm ở cuối. - Ưu điểm: + Ngoài chức năng trích nguồn tài liệu, tác giả còn có thể giải thích thêm những ý cần làm rõ nhưng không cần thiết phải đưa vào bản văn hoặc cũng có thể cảm ơn ai đó về các ý đóng góp. + Tiện cho người đọc khi tham khảo trích dẫn. - Được chia thành các thể loại: sách (một, nhiều tác giả, biên tập, dịch ), báo, tạp chí, internet ). Mỗi phương pháp ASA, MLA, Chicago có cách viết trích dẫn riêng cho từng thể loại. - Dù viết theo cách nào vẫn phải bảo đảm có đủ những thông tin sau: author, title, date, publisher, source, page numbers.
  7. Books◼ Một tác giả: - ASA: Henslin, James M. 2002. Essentials of sociology: a down-to-earth approach. Boston, MA: Allyn and Bacon. - MLA: Stalson, Helen. Intellectual Property Rights and U.S. Competitiveness in Trade. Washington D.C.: National Planning Association, 1987, 31. - Chicago: William H. Rehnquist, The Supreme Court: A History (New York: Knopf, 2001), 204. ◼ Hai/ba tác giả: - ASA: Nelson, Margaret K. and Joan Smith. 1999. Working hard and making do: surviving in small town America. Berkeley, CA: University of California Press. - MLA: Okuda, Michael, and Denise Okuda. Star Trek Chronology: The History of the Future. New York: Pocket, 1993. - Chicago: Dietrich Rueschmeyer, Evelyn Huber Stephens, and John Stephens, Capitalist Development and Democracy (Chicago: University of Chicago Press, 1992), 6. ◼ Bốn tác giả trở lên: chỉ ghi họ/ tên (theo format của từng cách) người đầu tiên và thêm ‘et al.’ hoặc ‘and others’ Vd: Gilman, Sandor, et al. Hysteria beyond Freud. Berkeley: University of California Press, 1993. (MLA style) Lynn Hunt and others, The Making of the West: Peoples and Cultures (Boston: Bedford, 2001), 541. (Chicago)
  8. ◼ Sách biên tập, xuất bản nhiều lần: thêm ed, hoặc eds (nếu nhiều người cùng biên tập) sau tên tác giả, thêm số lần xuất bản ( th ed.) sau tên sách. Vd: Carole Fink, Philipp Gassert, and Detlef Junker, eds., 1968: The World Transformed (Washington D.C.: The German Historical Institute, 1998), 56. (Chicago) Gerald M. Meier, Leading Issues in Economic Development, 6th ed. (New York: Oxford University Press, 1995), 210. (Chicago) ◼ Trích dẫn một chương trong sách biên tập: - ASA: Chafee, Z., Jr. 1962. Freedom of speech and press. In W. S. Dowden & T. N. Marsh (Eds.), The heritage of freedom: Essays on the rights of free men (pp. 140-156). New York: Harper. - MLA: Chafee, Zachariah, Jr. "Freedom of Speech and Press." The Heritage of Freedom: Essays on the Rights of Free Men. Ed. Wilfred S. Dowden and T. N. Marsh. New York: Harper, 1962. 140-156. - Chicago: Walter J. Ong, "Oral Remembering and Narrative Structures," in Analyzing Discourse: Text and Talk, ed. Deborah Tannen (Washington, D.C.: Georgetown University Press, 1982), 275.
  9. Periodicals◼ Periodicals with volume and issue no.: - ASA: Villani, Susan. 2001. "Impact of Media on Children and Adolescents: A 10-Year Review of the Research." Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry. 40:392-402. - MLA: Shefter, Martin. "Institutional Conflict over Presidential Appointments: The Case of Clarence Thomas." PS: Political Science & Politics 25.4 (1992): 676-79. - Chicago: James Clifford, "On Ethnographic Authority," Representations 1, no.2 (1983): 118-46 ◼ Magazines and Newspapers: - ASA: Lemonick, Michael D., Dan Cray, Deborah Fowler, Julie Grace, Alison Jones, Durham Thompson, and Dick Thompson. 2000. "Teens Before Their Time." Time. October 30, 156:66-73. - MLA: "FCC Ruling to Stifle Debate, Critics Say." Buffalo News 13 June 2003: C1. - Chicago: Boston Globe, "Renewable Energy Rules," August 11, 2003, sec. A.
  10. Electronic sources ◼ Online articles: - ASA: Rashotte, Lisa Slattery. "Some Effects of Demeanor on the Meaning of Behaviors in Context." 2001. Current Research in Social Psychology. 6:251-277. Retrieved October 19, 2001 ( - MLA: Jayasekera, Rohan. "Gives with One Hand, Takes Away with the Other." Index on Censorship. 11 June 2003. 9 Aug. 2003 - Chicago: Linda Belau, "Trauma and the Material Signifier," Postmodern Culture 11, no. 2 (2001): par. 6, (November 11, 2003). ◼ Websites: - ASA: Project censored. Sonoma State University. Retrieved August 9, 2003 ( - MLA: Project Censored. Sonoma State University. 9 Aug. 2003 - Chicago: Kevin Rayburn, The 1920s,
  11. Lưu ý:  Khi tác phẩm không rõ tác giả hoặc là văn kiện phổ biến thì ghi tên cơ quan phát hành thay cho tên tác giả. Vd: U.S. Department of State, Foreign Relations of the United States: Diplomatic Papers, 1943 (Washington, DC: GPO, 1965), 562.  Khi trích lại một nguồn đã được trích từ một nguồn khác, phải ghi cả hai nguồn. Vd: Adam Smith, The Wealth of Nations (New York: Random House, 1965), 11, quoted in Mark Skousen, The Making of Modern Economics: The Lives and the Ideas of the Great Thinkers (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 2001), 15.  Cách dùng Ibid và Op. cit. (tiếng Việt Nt, Sđd) + Ibid (from the Latin ibidem meaning "in the same place"). + Op.cit. (from the Latin opere citato meaning "in the work cited.") + EXAMPLES: 4. R. Poirer, "Learning physics," (Academic, New York, 1993), p. 4. 5. Ibid, p. 9. 6. T. Eliot, "Astrophysics," (Springer, Berlin, 1989), p. 141. 7. R. Builder J Phys Chem 20 (3) 1654-57 1991. 8. Eliot, op. cit., p.148.
  12. List of reference/ Bibliography (DMTLTK) ◼ Họ trước tên sau, cách nhau bằng dấu phẩy, đối với sách 1 tác giả hoặc tác giả đầu tiên. Nếu sách nhiều đồng tác giả thì các tác giả sau ghi tên rồi đến họ. ◼ Xếp theo thứ tự abc theo họ của tác giả. Nếu là tác phẩm không có tác giả thì xếp theo tên cơ quan ban hành. ◼ Nếu trích dẫn 1 tác giả với nhiều tác phẩm thì chỉ cần ghi họ tên lần đầu, các lần sau dùng ___ (hoặc .). Nếu tác giả đó có nhiều tác phẩm xuất bản trong cùng một năm thì thêm a, b, c sau số năm xuất bản. Vd: 1. Measheimer, John J. 2000a. 2. ___. 2000b. 3. ___. 2006. ◼ Chicago style: một số thay đổi khi viết references/bibliography Vd: Footnote: 1. Wendy Doniger, Splitting the Difference (Chicago: University of Chicago Press, 1999), 65. Bibliography: Doniger, Wendy. Splitting the Difference. Chicago: University of Chicago Press, 1999. In-Text: (Doniger 1999, 65) List of references: Doniger, Wendy. 1999. Splitting the difference. Chicago: University of Chicago Press.
  13. Tiêu chuẩn Việt Nam? ◼ Chủ yếu trích dẫn theo kiểu footnote/ endnote. Quy định của Bộ GD-ĐT ◼ Xếp riêng theo các nhóm ngôn ngữ (Việt, Anh- Pháp-Đức, Nga, Trung- Nhật); ◼ Xếp theo trình tự a, b, c của tên của tác giả đầu tiên, nhưng không đảo tên lên trước họ (đối với tiếng Việt) hoặc của họ của tác giả đầu tiên (đối với tiếng nước ngoài); ◼ Nếu các tài liệu cùng tên tác giả thì xếp theo thứ tự thời gian. Các tài liệu của cùng tác giả xuất bản trong cùng một năm thì ghi thêm a, b, c Ví dụ: 1974a, 1974b,v.v ; ◼ Tài liệu không có tên tác giả: xếp theo thứ tự a, b, c của từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành văn bản; ◼ Đánh số thứ tự liên tục từ đầu tới cuối (không phân biệt ngôn ngữ); ◼ Tài liệu là sách, luận án, báo cáo: + tên các tác giả hoặc cơ quan phát hành văn bản (không có dấu ngăn cách) + (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) + nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) VD: Letheridge, S. và Cannon, C.R. (eds) (l980), Bilingual Education: Teaching English as a Second Language, Praeger, New York. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  14. ◼ Tài liệu là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách: + tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) + (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + tập (không có dấu ngăn cách) + (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) Vd: Dowling, J.M. và Hiemenz, U. (1983), “Aid, savings, and growth in the Asian region”, Developing Economies 21 (1), 3-13. Nguyễn Dy Niên (2002), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 285-331. ◼ Tài liệu khai thác trực tuyến (trên mạng): Phần nguồn gốc tài liệu: ghi đường dẫn tới tận địa chỉ của văn bản trích dẫn và ngày tháng năm khai thác tài liệu. Vd: World Bank (2002), World Development Indicators Online, truy cập ngày 17/7/2002.
  15. TÓM TẮT SÁCH - NỘI DUNG CƠ BẢN: trả lời các câu hỏi sau ◼ Những nội dung chính mà tác giả đề cập trong cuốn sách là gì? ◼ Tác giả sử dụng dẫn chứng gì để chứng minh cho các lập luận? ◼ So sánh với những quan điểm về cùng vấn đề của các tác giả khác (trong các cuốn sách khác) ◼ Đánh giá thành công/điểm chưa hoàn thiện của cuốn sách
  16. CẤU TRÚC ◼ PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ thông tin tác giả và xuất bản - Tác giả - Thông tin xuất bản 2/ nội dung cơ bản cuốn sách/chương sách 3/ ý kiến sơ khởi của người viết bình luận sách
  17. NỘI DUNG: 2 CÁCH ◼ Cách 1: - Tóm tắt ý chính của sách/tài liệu tóm tắt - Bình luận MỘT/MỘT VÀI luận điểm của cuốn sách/tài liệu tóm tắt
  18. CÁCH THỨ HAI ◼ Tóm tắt nội dung cuốn sách ◼ So sánh với luận điểm khác về cùng vấn đề của một/một số cuốn sách khác ◼ Đưa ra ý kiến nhận xét của cá nhân
  19. MẪU TÓM TẮT SÁCH ◼ Trải qua hai mươi năm đổi mới toàn diện đất nước, đối ngoại Việt Nam đã giành được những thành tựu quan trọng, thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại của Đảng và Nhà nước ta.
  20. "Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020" ◼ Trên bình diện khu vực và liên khu vực, Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong các tiến trình hội nhập và đang ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trên bình diện toàn cầu, chúng ta đã tiến những bước dài trong hội nhập quốc tế thông qua việc gia nhập APEC, WTO, và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khóa 2008 - 2009. Có được những thành tựu ấy một phần quan trọng nhờ sự đổi mới tư duy sâu sắc về cục diện thế giới cũng như đường lối, phương châm hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại, tuy nhiên, cũng còn nhiều bất cập, trở ngại do nhận thức, tư duy, nguồn lực của chúng ta chưa theo kịp với thực tiễn tình hình khu vực và thế giới.
  21. "Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020" ◼ Để góp phần làm sáng tỏ trên cơ sở khoa học và thực tiễn định hướng phát triển cho đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Học viện Ngoại giao xuất bản cuốn sách "Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020".
  22. "Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020" ◼ Nội dung sách tập trung trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, lợi ích quốc gia, dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam; trường phái ngoại giao Việt Nam, về độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, về lòng tin trong quan hệ quốc tế và định hướng chiến lược xây dựng lòng tin trong quan hệ đối ngoại Việt Nam Cuốn sách cũng đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị khi nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua, đặc biệt là hình ảnh, vị thế của Việt Nam sau 15 năm là thành viên là thành viên ASEAN, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, diễn đàn đa phương.
  23. MẤU TÓM TẮT SÁCH: ◼ Primal leadership: Learning to lead with emotional intelligence