Quản lý ca

pdf 40 trang hapham 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_ca.pdf

Nội dung text: Quản lý ca

  1. Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTHÂN CHủĐ Dự Trungán “Nâng tâm cao Nghiên năng clựcứu cho - Tư Nhân vấn viCTXHên Xã &hội PTHÂN Cơ sở ở CHủĐ TP.HCM” Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” NĂNG ĐỘNG NHÓM QUẢN LÝ CA Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
  2. [TypeQuản lý text] ca SDRC - CFSI MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG 2 I. TÊN CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ CA 3 II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ 3 III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY 3 IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày 3 V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 3 VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 4 VII. YÊU CẦU HỌC TẬP 4 TÀI LIỆU PHÁT 5 Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CA 6 Bài 2: TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ CA 9 Bài 3: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CA 22 I. KỸ NĂNG LIÊN KẾT 22 II. KỸ NĂNG ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC 23 III. KỸ NĂNG LƯU TRỮ THÔNG TIN VÀ LẬP HỒ SƠ 24 BÀI ĐỌC THÊM 27 PHỤ LỤC 29 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 1
  3. [TypeQuản lý text] ca SDRC - CFSI ĐỀ CƯƠNG Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 2
  4. [TypeQuản lý text] ca SDRC - CFSI I. TÊN CHỦ ĐỀ: “QUẢN LÝ CA” II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Chủ đề này nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản, kỹ năng làm việc với nhóm đa ngành và những nguyên lý chung trong quản lý ca. Việc trình bày và thảo luận các nội dung của chủ đề được đặt trong bối cảnh văn hóa - xã hội của Việt Nam. III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY Sau khi kết thúc việc học tập học phần này, người học có thể: - Về kiến thức:  Hiểu được kiến thức cơ bản về quản lý ca như khái niệm, nguyên tắc và tiến trình của quản lý ca  Biết cách làm việc với nhóm đa ngành. - Về kỹ năng:  Kỹ năng lập hồ sơ quản lý ca, kỹ năng lưu trữ thông tin.  Kỹ năng liên kết xây dựng nhóm đa ngành nhằm hỗ trợ Thân chủ (TC) được tốt hơn  Kỹ năng liên kết và điều phối các nguồn lực - Về thái độ:  Tạo mối quan hệ tin tưởng giữa Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) và TC.  Tôn trọng và bảo mật các thông tin riêng tư của TC. IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Bài 1: Khái quát chung về quản lý ca 1. Khái niệm quản lý ca và các khái niệm liên quan 2. So sánh quản lý ca và công tác xã hội (CTXH cá nhân) 3. Nguyên tắc của quản lý ca Bài 2: Tiến trình quản lý ca: Bao gồm 6 bước 1. Bước 1: Tiếp nhận ca 2. Bước 2: Đánh giá nhu cầu thân chủ, đánh giá nhanh và đánh giá chi tiết Giới thiệu một số công cụ dùng để thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu của TC 3. Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp Hội chuẩn ca, kỹ năng làm việc với nhóm đa ngành 4. Bước 4: Triển khai kế hoạch can thiệp 5. Bước 5: Giám sát và lượng giá 6. Bước 6: Kết thúc ca (kết thúc ca hoặc kết luận là không kết thúc) Bài 3: Các kỹ năng cơ bản trong quản lý ca 1. Kỹ năng liên kết 2. Kỹ năng điều phối 3. Kỹ năng lưu trữ thông tin và lập hồ sơ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 3
  5. [TypeQuản lý text] ca SDRC - CFSI VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Trình bày trường hợp điển cứu, thẻ màu. - Thảo luận nhóm - sắm vai - kể chuyện - Thực hành các kỹ năng giao tiếp, sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái, cách lập hồ sơ và lưu trữ thông tin TC. VII. YÊU CẦU HỌC TẬP - Tham dự lớp đầy đủ - Tham gia thảo luận nhóm tích cực - Tham gia phân tích các trường hợp điển cứu - Chia sẻ kinh nghiệm - Đọc thêm tài liệu VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Văn Bình và Phan Thị Mỹ Nhung. (2011). Quản lý ca. Tài liệu của SDRC lưu hành nội bộ [2] Nguyễn Thị Ngọc Bích và Đoàn Tâm Đan. (2009). Công tác xã hội với cá nhân. Tài liệu của SDRC lưu hành nội bộ. [3] HSC, Multidisciplinary working, A frame work for pracitic in Wales, 2011 [4] Dự án Cầu Vòng. (2009-2012). Quản lý ca trong thực hành CTXH với trẻ em. 2012 [5] Module 3. CTXH cá nhân và gia đình. ULSA Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4
  6. [TypeQuản lý text] ca SDRC - CFSI TÀI LIỆU PHÁT Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 5
  7. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CA 1. Khái niệm về quản lý ca Quản lý trường hợp còn được gọi là quản lý ca (tiếng Anh là Case managment). Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý ca. Sau đây là một số khái niệm về quản lý ca. - Quản lý ca là sự điều phối các dịch vụ và trong quá trình này NVCTXH làm việc với TC để xác định dịch vụ cần thiết, tổ chức và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới TC có hiệu quả (SW Practice, 1995). - Hiệp hội Công tác xã hội Thế giới định nghĩa quản lý ca là sự điều phối mang tính chuyên nghiệp các dịch vụ xã hội và dịch vụ khác nhằm giúp cá nhân/gia đình đáp ứng nhu cầu được bảo vệ hay chăm sóc (lâu dài). - Hiệp hội Các nhà quản lý ca của Mỹ năm 2007 điều chỉnh khái niệm về quản lý ca như sau: Quản lý ca là quá trình tương tác, điều phối bao gồm các hoạt động đánh giá, lên kế hoạch, tổ chức điều động và biện hộ về chính sách/ quan điểm và dịch vụ, nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của TC sao cho sự cung cấp dịch vụ tới cá nhân có hiệu quả với chi phí giảm và có chất lượng. Từ những khái niệm trên có thể đưa ra đặc điểm của hoạt động quản lý ca như sau: - Quản lý ca là tiến trình tương tác nhằm trợ giúp TC đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề. Ca ở đây là trường hợp cụ thể của một cá nhân cần can thiệp. - Tiến trình này bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ, lên kế hoạch trợ giúp từ đó tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ, nguồn lực để chuyển giao tới TC, giúp họ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. - Đây là hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn vì vậy người làm quản lý ca cần có kiến thức chuyên môn CTXH cũng như kiến thức nền tảng về hành vi con người, gia đình và kiến thức xã hội khác. Người làm quản lý ca thường là đại diện cho cơ quan cung cấp dịch vụ, họ cũng là người đại diện cho TC để biện hộ quyền lợi, huy động nguồn lực, dịch vụ cho họ. Nhiệm vụ cơ bản của người quản lý ca là đánh giá, liên kết, điều tiết nguồn lực và dịch vụ. - TC là cá nhân, người đang có vấn đề, họ đang có những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng, vì vậy họ cần sự trợ giúp. Tuy nhiên, khi trợ giúp cho cá nhân thì NVCTXH còn làm việc với gia đình họ, do vậy trong quản lý ca, đối tượng can thiệp chủ yếu là cá nhân, nhưng cũng có lúc cần làm việc với gia đình. Nói tóm lại, quản lý ca là một quá trình trợ giúp mang tính chuyên môn, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu TC (cá nhân, gia đình), xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp họ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 6
  8. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI 2. So sánh giữa CTXH cá nhân và Quản lý ca CTXH cá nhân Quản lý ca - Một phương pháp trợ giúp trong CTXH - Một tiến trình trợ giúp trong CTXH thông qua mối quan hệ tương tác trực thông qua mối quan hệ tương tác trực tiếp 1-1. tiếp 1-1. - Đối tượng trợ giúp là cá nhân đang có - Đối tượng trợ giúp là cá nhân đang có vấn đề về tâm lý, xã hội. vấn đề, nhu cầu cần hỗ trợ. - Mục đích: Giúp cho cá nhân giải quyết - Giúp cá nhân giải quyết vấn đề, đáp vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ, từ ứng nhu cầu theo một tiến trình đánh những thay đổi với môi trường xung giá nhu cầu, xác định, kết nối và điều quanh. phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp họ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. - QLC thực hiện theo một tiến trình: - CTXH cá nhân thực hiện việc tham đánh giá nhu cầu TC (cá nhân, gia vấn, trợ giúp và cung cấp dịch vụ. đình), xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp họ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. - Người QLC cũng là người được đào tạo chuyên môn. - Người CTXH cá nhân là người được - Trong quản lý ca người ta nhấn mạnh đào tạo chuyên môn vai trò là kết nối TC với nguồn lực, điều tiết và biện hộ cho TC để họ có được dịch vụ trợ giúp tốt nhất hơn là trực tiếp cung cấp dịch vụ. Như vậy, có thể thấy người làm CTXH cá nhân và quản lý ca có những điểm rất tương đồng như đối tượng can thiệp là cá nhân và gia đình, nhiệm vụ của người trợ giúp đều có thể là người cung cấp dịch vụ (ví dụ như tham vấn), họ cũng có thể thực hiện nối kết nguồn lực với TC. Tuy nhiên, khi nói tới người quản lý ca người ta nhấn mạnh đến vai trò là kết nối TC với nguồn lực, điều tiết và biện hộ cho TC để có dịch vụ tốt nhất. 3. Nguyên tắc trong quản lý ca - Tin tưởng vào TC và đảm bảo mối quan hệ tin tưởng giữa TC và NVCTXH - Quyền và trách nhiệm tự quyết định xuất phát từ TC - Tôn trọng tính bảo mật và thông tin riêng tư do TC cung cấp - Thái độ không phán xét đối với TC - Các dịch vụ trợ giúp cần thích hợp với nhu cầu của TC, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả từ nhiều khía cạnh (tài chính, thời gian ) - Thu hút sự tham gia của TC, gia đình, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ vào tiến trình quản lý ca (QLC). Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 7
  9. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI Tóm tắt ý chính Quản lý ca là một quá trình trợ giúp mang tính chuyên môn, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu TC (cá nhân, gia đình), xác định vấn đề của thân chủ, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp họ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả Nguyên tắc trong Quản lý ca - Tin tưởng vào TC và đảm bảo mối quan hệ tin tưởng giữa TC và NVCTXH - Quyền và trách nhiệm tự quyết định xuất phát từ TC - Tôn trọng tính bảo mật và thông tin riêng tư do TC cung cấp - Thái độ không phán xét đối với TC. - Các dịch vụ trợ giúp cần thích hợp với nhu cầu của TC, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả từ nhiều khía cạnh (tài chính, thời gian ) - Thu hút sự tham gia của thân chủ, gia đình, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ vào tiến trình QLC. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 8
  10. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI Bài 2: TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ CA Có 6 bước trong tiến trình QLC 1) Tiếp nhận ca và thiết lập mối quan hệ 2) Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của TC, phân tích môi trường sinh thái, xác định vấn đề của TC 3) Xây dựng kế hoạch can thiệp 4) Thực hiện kế hoạch can thiệp 5) Giám sát và lượng giá 6) Kết thúc ca 1. Bước 1: Tiếp nhận ca Tiếp nhận ca: Khi ca được thông báo, người QLC cần tiếp nhận TC, tìm hiểu các thông tin về TC. Khi tiếp nhận NVCTXH ghi lại và điền vào biểu mẫu những thông tin cơ bản như: - Thông tin về người giới thiệu TC đến với người QLC  Ai cung cấp thông tin, họ tên, địa chỉ, số điện thoại và những thông tin cần thiết khác. - Thông tin chung về trường hợp/ca: về thời gian, địa điểm tiếp nhận ca, điện thoại liên lạc, người tiếp nhận. - Thông tin về TC  Tên, tuổi, địa điểm TC đang ở, giới tính.  Tên cha mẹ, hoàn cảnh gia đình  Vấn đề của TC  Tình trạng của TC hiện nay, những điều gì đã được trợ giúp TC 2. Bước 2: Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của thân chủ Đánh giá - Mục đích của đánh giá là thu thập thông tin cần thiết để đánh giá những gì cần phải thay đổi, những nguồn lực nào cần có để đem lại thay đổi, những vấn đề nào có thể xảy ra do thay đổi, cần đánh giá những thay đổi đó như thế nào - Đánh giá bao gồm chẩn đoán về tâm lý và xã hội và có thể bao gồm cả những nhân tố y tế. Những nhân tố tích cực, bao gồm tiềm năng và điểm mạnh của TC cũng được đưa ra. Đây là hoạt động đa dạng và đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều người, đa ngành. Nội dung đánh giá - Nhu cầu của TC - Năng lực giải quyết các vấn đề của TC - Nguồn hỗ trợ không chính thức - Nguồn lực hỗ trợ chính thức (từ cơ quan dịch vụ an sinh). Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 9
  11. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI  Đánh giá các nhu cầu cụ thể - Thu nhập - Giải trí - Các hoạt động trong cuộc - Nhà ở sống hàng ngày - Việc làm - Đi lại, giao thông - Y tế - Yếu tố liên quan pháp lý - Sức khỏe tâm thần - Giáo dục - Mối quan hệ - xã hội  Đánh giá khả năng hoạt động độc lập/năng lực giải quyết vấn đề + Đánh giá tình trạng hoạt động thể chất: + Đánh giá chức năng hoạt động nhận thức: + Đánh giá hoạt động cảm xúc + Đánh giá hành vi  Đánh giá nguồn lực trợ giúp không chính thức + Có thể bao gồm cá nhân, nhóm trong cộng đồng có thể tham gia trợ giúp TC (ví dụ họ hàng, người nhận nuôi giúp trong cộng đồng ) + Cần thu thập thông tin về: họ là ai, địa chỉ, họ có mối quan hệ thế nào với TC, họ có thể giúp đỡ ở khía cạnh nào.  Đánh giá nguồn lực trợ giúp chính thức + Đánh giá những tổ chức trợ giúp chính thức, chuyên nghiệp, những cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội chính thức. + Cần thu thập thông tin về: đó là tổ chức nào, mục tiêu và các dịch vụ họ cung cấp, địa chỉ, điện thoại, người chịu trách nhiệm Các loại đánh giá: - Đánh giá sơ bộ nguy cơ (còn gọi là đánh giá nhanh thường được sử dụng đối với TC là trẻ em) Dựa vào các thông tin có được từ việc tiếp nhận thông báo, NVCTXH phân tích và đưa ra nhận định xem liệu hiện thời TC có bị tổn thương nghiêm trọng không, hoặc có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng trong tương lai không nếu như không có sự hỗ trợ hoặc can thiệp kịp thời.  Xác định mức độ nguy cơ, tổn thương  Xác định nhu cầu ưu tiên xếp theo thứ tự các nhu cầu  Xác định các giải pháp thích hợp, từ đó làm cơ sở lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ Ví dụ: TC (trẻ em bị/có nguy cơ bị xâm hại) thì những câu hỏi quan trọng liên quan đến trẻ cần phải trả lời khi đánh giá sơ bộ là: + Theo thông tin nhận được thì trẻ có bị hoặc có khả năng bị tổn thương trong tương lai gần hay không? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 10
  12. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI + Theo thông tin nhận được thì các thương tổn xảy ra đối với trẻ có nghiêm trọng hoặc đe dọa đến mạng sống của trẻ hay không? + Nếu như môi trường chăm sóc trẻ vẫn như cũ không có gì thay đổi thì liệu trẻ có nguy cơ tiếp tục bị tổn thương hay không? Trong trường hợp trẻ bị tổn thương do người nào đó gây ra thì những câu hỏi quan trọng liên quan đến người chăm sóc trẻ cần phải trả lời khi đánh giá sơ bộ là: + Kẻ xâm hại có còn khả năng tiếp cận trẻ hay không? + Người chăm sóc trẻ chính hiện nay có cam kết và có đủ nguồn lực cũng như khả năng để bảo vệ trẻ trong lúc này không? - Đánh giá chi tiết: Đánh giá tất cả các nhu cầu của TC, khả năng đáp ứng nhu cầu của TC, việc sử dụng hiện nay của TC về các nguồn hỗ trợ chính thức và không chính thức. Giúp TC phát hiện các tiềm năng của mình và sử dụng các tiềm năng đó. Trong tiến trình QLC việc đánh giá phải thực hiện liên tục để kịp thời điều chỉnh sự hỗ trợ, sự can thiệp phù hợp giúp cho TC khắc phục những hạn chế của mình. Yêu cầu toàn diện của đánh giá chi tiết đòi hỏi người quản lý ca phải thu thập thông tin liên quan đến nhiều  Cụ thể, trong bước đánh giá chi tiết người quản lý ca cố gắng khám phá và đánh giá những điều sau đây:  Các sự việc liên quan đến hoàn cảnh của TC như trình độ học vấn, công việc, sự nghiệp đã trải qua, tiền án tiền sử (nếu có) và các yếu tố khác  Để khám phá và đưa ra những nhận định về những điều trên, người QLC có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ người đưa TC đến cơ sở xã hội, TC, cha mẹ của TC, người chăm sóc trực tiếp trẻ, toàn bộ gia đình hay một số thành viên trong gia đình, bạn bè của TC.  Người QLC có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau cho việc thu thập thông tin và đánh giá. Chẳng hạn, trong những buổi làm việc với trẻ, người QLC có thể thực hiện các cuộc vấn đàm ngắn kết hợp với việc cho trẻ chơi như cho trẻ vẽ hình, kể chuyện, nói chuyện với con rối nhằm giúp trẻ bộc lộ những thông tin cần thiết. Bên cạnh đó các hồ sơ xã hội, sơ đồ sinh thái, sơ đồ thế hệ, các chẩn đoán tâm lý và giáo dục cũng là những công cụ mà người quản lý ca có thể sử dụng. Một số công cụ dùng để thu thập thông tin và đánh giá vấn đề của TC - Sơ đồ phả hệ gia đình Sơ đồ phả hệ gia đình là một bức tranh về gia đình, bao gồm nhiều thông tin chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một sơ đồ. Nó cũng được sử dụng để thu thập thông tin về các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của họ (thường ít nhất là 3 thế hệ). Sơ đồ phả hệ gia đình còn cung cấp thông tin liên quan hành vi nào đó. Cây phả hệ gia đình đưa ra cái nhìn rộng mở hơn về vị trí của cá nhân trong gia đình. - Tầm quan trọng của sơ đồ phả hệ gia đình  Mô phỏng sinh động về gia đình và mối quan hệ trong gia đình. Đây là mối quan tâm đối với nhà can thiệp/trị liệu.  Dễ dàng thực hiện với TC, tạo nên bức tranh cấu trúc gia đình và có thể cập nhật. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11
  13. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI  Có thể nắm bắt nhanh về gia đình và thông tin về vấn đề tiềm ẩn  Giúp đỡ nhà can thiệp/trị liệu có thông tin, làm căn cứ chẩn đoán, lên kế hoạch về mối quan hệ của TC, kể cả liên quan tới sức khỏe và bệnh tật của họ  Giúp cả nhà can thiệp/trị liệu và cá nhân, gia đình thấy được “bức tranh lớn hơn” về gia đình cả quá khứ và hiện tại. - Xây dựng sơ đồ phả hệ gia đình  Vẽ sơ đồ cấu trúc gia đình  Mô tả bằng đồ thị mối liên hệ và những đặc điểm khác của các thành viên khác nhau trong gia đình.  Ghi lại các thông tin gia đình  Nhân khẩu học: độ tuổi, ngày sinh, địa điểm, nghề nghiệp, trình độ học vấn  Chức năng: y tế, cảm giác, chức năng hành vi, sao nhãng công việc  Các sự kiện gia đình quan trọng: Chuyển biến, thay đổi mối quan hệ, di cư, thất bại, thành công  Mô tả các mối quan hệ xã hội trong sơ đồ phả hệ  Xem việc các mối quan hệ đó là rất gần gũi hoặc lỏng lẻo, mâu thẫn, không thân thiết hay thân thiết, không giao tiếp hay xa lánh. - Tìm kiếm các thông tin: Ở cấp độ cá nhân:  Nguy cơ dễ bị tổn thương  Điểm yếu  Thất bại  Các vấn đề chưa được giải quyết, buồn rầu, thất bại, chấp nhận  Phớt lờ, kỹ năng xã hội, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng khác  Cách phản ứng với vấn đề  Định kiến và thành kiến  Vấn đề chưa được giải quyết, thất bại, cáu kỉnh, oán giận, bực bội  Điểm mạnh  Khả năng nhạy cảm  Cơ chế đối phó  Khả năng quản lý khủng hoảng  Kỹ năng giải quyết vấn đề - Hệ thống/ mối quan hệ:  Gần gũi hay xa cách  Tương tác - thân thiết hay xa lánh  Gia đình thân mật hay lúng túng hay không tham gia - Quyền lực Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12
  14. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI  Lấn át hay phục tùng  Không linh hoạt hay linh hoạt Sơ đồ phả hệ của H S 1948 S 1947 S 1947 S 1960 K 1967 M 2008 S 1970 S 1970 S 1969 K 1990 S 1975 H S 1995 S 2009 S 1990 Ký hiệu trong sơ đồ phả hệ Chú thích: Chết Nam Nữ Cưới nhau hợp pháp Thân thiết Mọi người Kết hôn không hợp pháp cùng chung 1 gia đình Ly dị Cắt đứt, xa cách Quan hệ không tốt Ly thân S = Sinh M = Mất K=Kết hôn - Bản đồ sinh thái  Là một công cụ được sử dụng để đánh giá chức năng gia đình và xây dựng các can thiệp điều trị. Là một bản đồ mô phỏng ranh giới bao quanh cá nhân, gia đình và các tổ chức xã hội như môi trường xã hội xung quanh họ. Bản đồ sinh thái mô phỏng cuộc sống gia đình của TC và mối quan hệ gia đình họ với những người trong và ngoài gia đình.  Người ta thường sử dụng sơ đồ sinh thái để mô hình hóa những mối quan hệ giữa TC và nguồn lực dịch vụ trong cộng đồng. Khi phát hiện ra chưa có mối liên hệ giữa tổ chức dịch vụ cần có, NVCTXH cần tác động như Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13
  15. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI giới thiệu cho TC và biện hộ với đối tác, điều phối nguồn lực để TC có thể tiếp cận dịch vụ đó. Ví dụ: Trong trường hợp một người già không còn người thân thiết và mất đi sức khỏe lao động, bà rất cần được hỗ trợ về mặt tâm lý cũng như vật chất và điều kiện khác, bà cần được giới thiệu tới trung tâm dưỡng lão hoặc thẻ bảo hiểm y tế để trợ giúp y tế, ví dụ như khám bệnh, tư vấn về chế độ ăn uống, hay điều trị thuốc, bà cũng cần được giới thiệu tới tổ chức Phi chính phủ đang làm việc trên địa bàn để được trợ giúp dinh dưỡng hoặc các tổ chức tại cộng đồng để hỗ trợ tâm lý. Các ký hiệu thường được sử dụng trong bản đồ sinh thái Quan hệ thân thiết Quan hệ tương đối tốt Quan hệ xa Quan hệ rất xa Quan hệ mâu thuẫn Sơ đồ sinh thái CHÁU HÀNG HỌ XÓM THÂN CHỦ HỘI NGƯỜI NHÀ CHỊ GÁI CAO TUỔI VÀ CON THỜ DÂU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG MẠNH THƯỜNG QUÂN  Thông qua sơ đồ sinh thái ta nhận thấy được các mối quan hệ có lợi cho TC trong việc hỗ trợ các chính sách, các nguồn hỗ trợ về kinh phí đều ở rất xa. Mặt khác, các nguồn hỗ trợ về tinh thần thì lại ở rất gần với TC.  Một điều quan trọng đó là NVCTXH cần làm thế nào để cho TC nhận được đúng dịch vụ cần thiết và dịch vụ đó có chất lượng, do vậy cần có đánh giá theo dõi dịch vụ. Thường trong một khu vực có nhiều các chương trình dịch vụ, nhất là ở những thành phố lớn, NVCTXH là cầu nối, là đầu mối giữa TC và các dịch vụ, do vậy NVCTXH là người hiểu rõ hơn ai hết về dịch vụ đó ai cần và cần như thế nào và nên cung cấp cho ai. Do vậy, Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14
  16. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI việc xây dựng bản đồ sinh thái sẽ thấy được trong cộng đồng của cá nhân và gia đình có những nguồn lực nào và nguồn lực nào họ chưa được tiếp cận để từ đó có can thiệp kịp thời. - Đánh giá tình trạng tâm thần  Kiểm tra tình trạng tâm thần được căn cứ vào quan sát đối với TC, cách TC hành động, cách họ nói và họ hiện diện, họ nhận thức.  Kiểm tra chính thức thường được thực hiện bởi bác sỹ hoặc nhà tâm lý học, nhưng NVCTXH cũng có thể kiểm tra không chính thức thông qua quan sát và ghi lại cách TC tư duy, tình trạng cảm xúc và hành vi.  Phần nhiều trong số những kiểm tra này được thực hiện bằng cách quan sát TC thể hiện trong các cuộc phỏng vấn và cách thức họ đưa thông tin về bản thân và hoàn cảnh của họ.  Việc đánh giá tâm thần không được làm riêng rẽ mà lồng ghép vào trong các hoạt động khác như phỏng vấn đánh giá. NVCTXH có thể sử dụng các câu hỏi liên quan đến tình trạng tâm thần. Cũng có thể đề nghị TC làm trắc nghiệm tâm lý để khẳng định những quan sát và cảm nhận của mình về TC. - Một điều lưu ý khi đánh giá tình trạng tâm thần:  Quan sát những gì Những nội dung cần quan sát như sau: - Vẻ bề ngoài - Chức năng nhận thức - Hành vi - Trí tuệ - Quá trình và nội dung - Thử nghiệm thực tế suy nghĩ - Tưởng tượng về giết người hoặc - Ảnh hưởng tự tử - Khả năng kiểm soát - Phán xét - Sự sáng suốt  Cách thức quan sát + Trong khi phỏng vấn hãy chú ý cách TC truyền đạt thông tin (bằng lời nói hành động, ứng xử. + Xem xét nội dung giao tiếp: họ nói gì và cách họ nói + Có thể trao đổi với những người khác gần gũi với họ + Ghi chép lại những quan sát của bạn + Ghi lại những hành vi của TC trong buổi phỏng vấn + Trích nguyên văn những câu nói của họ + Ghi chép cẩn thận những gì quan sát được + Đưa ra kết luận của mình Lưu ý: Sử dụng những tính từ để mô tả TC một cách khách quan. Không đưa những ý có tính nhận xét, phán xét vào bản ghi chép. Các giá trị và thành kiến của NVCTXH không nên được thể hiện trong bản ghi chép. - Đối tượng cần đánh giá:  Thân chủ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
  17. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI  Gia đình TC  Môi trường xã hội - Làm việc với nhóm đa ngành Nhu cầu của TC rất khác nhau và thay đổi. Điều này đòi hỏi phải các nguồn lực hỗ trợ khác nhau trong cộng đồng: chính phủ và tư nhân, chính thức và không chính thức, chuyên biệt và chung. NVCTXH cần mang lại “sự định hướng toàn diện, nhìn nhận tất cả các khía cạnh của con người, hoàn cảnh và môi trường của họ. Người thực hành nghề là nhà soạn nhạc của nhiều dịch vụ đa dạng, một số dịch vụ có thể do họ cung cấp, những dịch vụ khác do những người ngành nghề khác cung cấp. Các dịch vụ cho TC có thể được cung cấp bởi các nhà chuyên môn ở các ngành khác nhau như: CTXH, tâm lý học, y tá, lão khoa, tâm lý học và y tế. NVCTXH cần có mối liên hệ hiệu quả với những chuyên gia đến từ các ngành nghề khác nhau để phối hợp cung cấp dịch vụ cho TC. - Nhóm đa ngành/liên ngành (NĐN)  Là một nhóm các chuyên gia đại diện cho các ngành nghề khác nhau và cùng hợp tác để thúc đẩy các hoạt động: đánh giá vấn đề và hoàn cảnh TC, từ đó đưa ra các hành động đáp ứng với vấn đề của TC một cách toàn diện và hiệu quả có thể.  Mục đích của hợp tác liên ngành là điều phối can thiệp để giảm nguy cơ tổn thương đối với cá nhân và gia đình, đồng thời vẫn bảo vệ và tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ.  Đưa ra cơ chế “kiểm tra và cân bằng” nhằm đảm bảo lợi ích và quyền của TC. Các cơ chế này tăng cường tính chuyên nghiệp thông qua các buổi họp, hội thảo khi mà các nhà chuyên môn có cơ hội thảo luận chung về chiến lược, nguồn lực và giải pháp cho vấn đề của trường hợp/ca. 3. Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp - Mục đích xây dựng kế hoạch can thiệp Kế hoạch can thiệp là nhằm chuẩn bị những phương án hành động khả thi nhằm đối phó với những tình huống thực tế. Theo Schneider (1998), lập kế hoạch can thiệp là một chức năng quan trọng trong quản lý ca. NVCTXH cùng TC đưa ra chương trình hành động nhằm giải quyết vấn đề, để đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của TC. - Xác định mục tiêu  Việc đề ra mục tiêu là một bước quan trọng của hình thành kế hoạch dịch vụ. Mục tiêu cần được nêu cụ thể, tính thực tế, được thảo luận cùng với TC. Mục tiêu là nền tảng cho việc lập kế hoạch can thiệp. Khi đề ra mục tiêu, cần kiểm tra những nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch.  Một mục tiêu tốt được xem như đáp ứng các yêu cầu sau (còn gọi là mục tiêu SMART) viết tắt của + Specific (Cụ thể) + Measurable (Có thể đo lường được) + Action-oriented (Định hướng hành động) Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
  18. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI + Realistic (Mang tính thực tế) + Timely (Kịp thời) - Các hợp phần của kế hoạch can thiệp Việc lập kế hoạch can thiệp dưới dạng văn bản với một số đặc điểm cơ bản.  Mục tiêu: NVCTXH cần xác định rõ nhu cầu của TC và đưa ra thứ tự ưu tiên để thiết kế mục tiêu.  Nguồn lực: Những yếu tố, điều kiện gì cần có để thực hiện  Các hoạt động cụ thể, được phân công rõ ràng cho từng người.  Thời gian cần được xác định khi nào, bao lâu  Những khó khăn có thể gặp phải: cần chỉ ra những trở ngại và những đề xuất giải pháp thay thế. - Các nguyên tắc Việc lập kế hoạch can thiệp được hướng dẫn bởi những nguyên tắc cơ bản mà những người thực hành nghề thường thống nhất. Các nguyên tắc này bao gồm:  Cá nhân hóa các dịch vụ Đó là sự đáp ứng khác biệt đối với mỗi trường hợp cá nhân hay gia đình tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, sự phát triển cảm xúc và mức độ xã hội hóa, hoàn cảnh Không có TC nào được đối xử giống nhau và cũng không có kế hoạch can thiệp nào là chuẩn mực. Mỗi kế hoạch can thiệp cần được thay đổi khi hoàn cảnh đời sống của mỗi cá nhân thay đổi.  Trợ giúp mang tính toàn diện. Dịch vụ toàn diện bao gồm lập kế hoạch cho tất cả các dịch vụ phù hợp với TC, cả chính thức và không chính thức. Vì nhu cầu của con người cũng đa dạng và nhiệm vụ cuả quá trình này cũng xung quanh vấn đề đó, kế hoạch can thiệp phải mang tính lồng ghép. Việc lập kế hoạch cho một cá nhân lớn tuổi có thể bao gồm điều trị y tế, trợ giúp giao thông, dịch vụ làm nhà và thăm nom từ họ hàng.  Tiết kiệm chi phí. Nguyên tắc tiết kiệm liên quan đến cả ý thức về chi phí trong cung cấp các dịch vụ. Không nên có quá nhiều hay quá ít dịch vụ trong bản kế hoạch. Cần tránh sự trùng lắp. Thường thì TC nếu làm việc với hai hoặc ba tổ chức dịch vụ cùng một lúc sẽ có những khó khăn nhất định. Kế hoạch can thiệp cần phải quan tâm đến khả năng tiếp nhận của TC và liên quan tới những yếu tố cần theo dõi như ngày và nơi hẹn, quản lý giao thông (đi lại), và thu xếp chăm sóc trẻ. Nếu liên hệ nhiều quá dịch vụ điều này có thể làm cho TC quá tải dẫn đến họ họ nản chí liên hệ với các cơ quan dịch vụ. Ngược lại, nếu quá ít dịch vụ được thiết kế trong kế hoạch sẽ làm cho không đủ hoạt động để trợ giúp họ.  Trao quyền cho thân chủ. Trao quyền cho TC là tạo điều kiện để TC tham gia ở mức độ tối đa vào việc chọn dịch vụ. Việc xem xét quyền của TC có liên quan tới nguyên tắc này. Trong quá trình lập kế hoạch can thiệp, TC phải được thông báo về quyền của họ. Họ có quyền đánh giá và đưa ra phản hồi về chất lượng Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
  19. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI dịch vụ. Tạo điều kiện cho TC là cho họ tham gia vào quá trình lập kế hoạch can thiệp.  Đảm bảo sự khác biệt văn hóa. Sự phù hợp về văn hóa đòi hỏi kế hoạch can thiệp phải coi trọng các giá trị, chuẩn mực và ngôn ngữ của TC.  Đảm bảo tính liên tục của chăm sóc. Nguyên tắc liên tục chăm sóc áp dụng với việc cung cấp dịch vụ trên cơ sở dài hạn, không xác định thời gian. Giả định của nguyên tắc liên tục chăm sóc, hay lập kế hoạch dài hạn như chúng ta đã thấy ở phần trước là thường không có giải pháp cuối cùng nào cho điều kiện của TC, như trong trường hợp người già yếu, trẻ em mồ côi, người bị bệnh tâm thần kinh niên. Theo đó, kế hoạch can thiệp phải hướng tới việc cung cấp dịch vụ trên cơ sở mở, lâu dài để xử lý những tình huống cụ thể cản trở hoạt động của TC. - Đối tượng tham gia lập kế hoạch bao gồm:  NVCTXH đóng vai trò nòng cốt, là người chịu trách nhiệm chính trong công tác lập kế hoạch. Nó thể hiện ở hai khía cạnh: một mặt, NVCTXH là người phác thảo kế hoạch sơ lược dựa trên các thông tin thu thập và phân tích qua các công cụ đánh giá; mặt khác, NVCTXH điều phối sự tham gia của các thành viên khác để cùng đề xuất các phương án can thiệp cho kế hoạch. NVCTXH cũng chính là người tổ chức thảo luận chọn lọc phương án hành động.  TC và những người thân của TC, với tiêu chí tôn trọng và đề cao mọi năng lực của TC, vì thế chính mỗi TC cũng được coi là thành phần tham gia lập kế hoạch.  Cuối cùng là các đối tác có liên quan (cơ quan ban ngành liên quan, các tổ chức Phi chính phủ, các trung tâm xã hội ) cung cấp thông tin về chính sách của cơ sở mình, để hỗ trợ NVCTXH lập kế hoạch hành động phù hợp. Hội thảo ca - Một trong những chiến lược đối với lập kế hoạch là tổ chức hội thảo ca. Việc này được thực hiện khi đã có các kế hoạch chăm sóc TC hoặc dịch vụ. Ở một số cơ quan, việc này được thực hiện không chính thức. Ở một số nơi, trẻ em vào hệ thống được NVCTXH trình bày trước cuộc họp với những người chủ chốt bao gồm nhà tâm lý học trẻ em, chuyên gia tâm thần học trẻ em, NVCTXH làm CTXH, bác sỹ nhi và những người khác phục vụ trẻ em. - Ví dụ trong trường hợp trẻ bị lạm dụng, hội thảo ca với sự tham gia của các nhà chuyên môn sẽ được tổ chức. Hội thảo trường hợp đa ngành này là nơi các chuyên gia trực tiếp tham gia cùng với trẻ, gia đình của trẻ, để chia sẻ kiến thức, thông tin về trẻ. Mục tiêu của hội thảo là:  Phân tích nguy cơ và khuyến nghị hành động liên quan đến lập kế hoạch an sinh của trẻ và gia đình, tôn trọng nghĩa vụ luật pháp của cá nhân các thành viên  Hội thảo có thể xem xét các vấn đề sau + Mức độ nguy cơ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
  20. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI + Kế hoạch an sinh để bảo vệ trẻ như là: đưa trẻ về sống với cha mẹ/người giám hộ hay sống ở nhà họ hàng hoặc đưa trẻ ra khỏi nhà và để ở tại nhà nuôi dưỡng, nhà cho trẻ em. Hội thảo có thể xem xét những vấn đề sau + Thái độ của cha mẹ đối với quyết định chăm sóc thay thế cho con của họ + Mức độ rủi ro đối với những trẻ khác trong gia đình + Nhu cầu của những thành viên khác trong gia đình 4. Bước 4: Thực hiện kế hoạch can thiệp Mục đích Nhằm hiện thực hóa kế hoạch can thiệp đã được xây dựng, mục đích cao nhất là trực tiếp can thiệp vào trường hợp của TC, giải quyết triệt để vấn đề TC gặp phải. Thành phần tham gia thực hiện - Trong giai đoạn này NVCTXH cùng TC triển khai các hoạt động được đưa ra trong kế hoạch. - Các bước thực hiện kế hoạch can thiệp:  Liên kết và xây dựng cam kết giữa nhân NVCTXH và các hệ thống chính thức.  Cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp với từng giai đoạn trong kế hoạch.  Thường xuyên theo dõi và lượng giá để có những điều chỉnh kịp thời. Lưu ý: Khi triển khai cần chú ý những tình huống thực tế để ứng dụng kế hoạch linh hoạt, có sự điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Những điều chỉnh về thời gian của một số hoạt động cụ thể khá phổ biến do chúng ta không thể lường trước mọi tình huống phát sinh. 5. Bước 5: Giám sát và lượng giá Một nhiệm vụ quan trọng của NVCTXH trong giai đoạn này là giám sát các hoạt động dịch vụ có diễn ra theo như kế hoạch không, để từ đó có tác động thúc đẩy. Khái niệm giám sát - Giám sát là việc đánh giá liên tục sự tham gia của TC và dịch vụ mà họ được cung cấp. Mục tiêu của giám sát là để đảm bảo dịch vụ được triển khai và đáp ứng có hiệu quả cho TC. Giám sát còn giúp cho phòng ngừa và ứng phó nhanh với những sự cố có thể xảy ra trong quá trình trợ giúp. Đôi khi, nó có tác dụng giúp cho can thiệp kịp thời và TC không rơi vào tình trạng khủng hoảng. - Giám sát được thực hiện như sau:  Trao đổi với TC thường xuyên để xem xét sự tiến bộ ở TC cũng như xác định chất lượng dịch vụ, tìm hiểu xem TC có hài lòng với dịch vụ hay không. Nếu TC đề xuất điều chỉnh kế hoạch thì NVCTXH cũng cần xem xét và lưu ý để có hành động đáp ứng kịp thời  Những người tham gia, có trách nhiệm trong trợ giúp cũng cần được gặp và trao đổi, để họ đưa ra nhận xét về sự tiến bộ của TC, rằng liệu dịch vụ có nên tiếp tục nữa hay không? Dịch vụ có nên được điều chỉnh gì không? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
  21. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI  Liên hệ với những người, cơ quan và dịch vụ khác có liên quan đến TC. - Động lực/ cơ sở giám sát  Nguồn thông tin đa dạng: Giám sát hoạt động của TC có thể được tiến hành bằng cách dựa trên thông tin từ nhiều nguồn bao gồm các sáng kiến của những người khác/tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin cho người thực hành nghề và cần phải gián tiếp hoặc không được bừa bãi.  Lồng ghép: Giám sát có thể lồng ghép với những hoạt động diễn ra trong quá trình trợ giúp ở cả trong và ngoài tổ chức, ví dụ như trong khi tham vấn TC.  Nhiều hoạt động cụ thể. Giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ, thời gian và tính phù hợp với nhu cầu của TC là những nhiệm vụ quan trọng, bao gồm các hành động cụ thể.  Nhiều căn cứ cho quyết định. Kết quả của giám sát sẽ cung cấp những cơ sở cho việc cân nhắc ra quyết định cho hoạt động nào đó. Lượng giá: - Lượng giá là hoạt động rà soát lại các hoạt động, sự tiến bộ của TC. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong lượng giá. NVCTXH cần thu hút TC tham gia vào tiến trình này. - NVCTXH và TC có thể xác định sự tiến bộ thông qua sự thay đổi (với các chỉ số mức độ đạt được mục tiêu, tần suất, điểm số, thông tin được ghi lại).  Số buổi vắng mặt hay có mặt trong các hoạt động cũng thể hiện sự thay đổi.  Có thể chia sẻ với TC các hình các giấy tờ văn bản, các chứng cứ của sự tiến bộ thúc đẩy TC thực hiện hành động. Qua một thời gian, nếu kết quả lượng giá cho thấy, TC không có sự tiến bộ, NVCTXH và TC cần xem lại kế hoạch hoạt động, kiểm tra giải pháp, hướng đi. 6. Bước 6: Kết luận ca Có 2 khả năng kết luận: hoặc kết luận là KẾT THÚC hoặc kết luật là KHÔNG KẾT THÚC Kết thúc sự trợ giúp đối với thân chủ - Có một số lý do để kết thúc ca:  TC đã có những tiến bộ. Điều này chứng tỏ quá trình trợ giúp và dịch vụ đã thành công và không cần tiếp tục.  TC qua đời hay chuyển đi nơi khác: khi này đóng ca và có thể họ yêu cầu chuyển hồ sơ của họ sang nơi khác.  Nguồn lực tài chính cho dịch vụ không còn nữa. Những hạn chế về dịch vụ chăm sóc cần được thông báo cho TC ngay từ đầu. Có thể chương trình đặc biệt được tài trợ không còn đủ khả năng cung cấp vì vậy cần dừng dịch vụ.  TC không muốn dịch vụ nữa. TC có thể không hài lòng với dịch vụ và yêu cầu chấm dứt ca. Trong tình huống này, NVCTXH cần thảo luận với Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
  22. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI TC để tìm hiểu điều gì khiến họ không hài lòng. Điều này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho NVCTXH về bản chính mình với tư cách nhà chuyên môn và dịch vụ họ cung cấp, đồng thời nó còn có tác dụng có thể khích lệ TC quay trở lại khi họ thấy cần thiết.  TC rời bỏ, không tới nữa. Khi này hãy đảm bảo rằng cả những ghi chép về trường hợp/ca và những tóm lược về kết thúc cần được ghi lại và phản ánh những cố gắng trợ giúp ngay cả khi họ rời bỏ. Lưu ý: Khi quyết định kết thúc ca cần tiến hành cuộc họp với các bên liên quan (TC, gia đình TC, cơ quan xã hội, chuyên gia có liên quan), và cùng đưa ra quyết định; mọi thông tin cần được lưu giữ trong hồ sơ của TC. Không kết thúc sự trợ giúp đối với thân chủ - Nếu chưa kết thúc ca NVCTXH cần đánh giá lại trường hợp của TC và lập kế hoạch trợ giúp mới - Trong trường hợp này NVCTXH đánh giá lại trường hợp, lập kế hoạch mới và tổ chức hỗ trợ và giám sát như chu trình ban đầu. Tóm tắt ý chính: Có 6 bước trong tiến trình QLC 1) Tiếp nhận ca và thiết lập mối quan hệ 2) Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của TC, phân tích môi trường sinh thái, xác định vấn đề của TC 3) Xây dựng kế hoạch can thiệp 4) Thực hiện kế hoạch can thiệp 5) Giám sát và lượng giá 6) Kết thúc ca Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21
  23. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI Bài 3: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CA I. KỸ NĂNG LIÊN KẾT 1. Mục đích: - Tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ - Tăng cường nguồn lực: khai thác tiềm năng, phát huy những nguồn lực từ nhiều cơ quan đối tác để đối phó với những thiếu hụt về tài chính và kĩ thuật trong quá trình giải quyết vấn đề của TC. - Tránh sự chồng chéo, chống lãng phí: Trong quá trình triển khai và duy trì mạng lưới, các thông tin về các chương trình hỗ trợ, các hoạt động đã được thực hiện sẽ được thông tin cho tất cả các thành viên của mạng lưới cũng như các tổ chức đơn vị khác, như vậy sẽ tránh việc lặp lại các dịch vụ hay các hoạt động hỗ trợ, tránh sự lãng phí. - Tăng cơ hội lựa chọn trong lập kế hoạch. Khi có thêm nguồn lực về con người và kinh phí tài chính, nhiều giải pháp sẽ được tính tới, việc quyết định giải pháp tốt nhất không lệ thuộc vào vấn đề tài chính mà dựa vào tính hiệu quả của nó. - Thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các dịch vụ xã hội; các cơ sở bảo trợ xã hội; các trung tâm tham vấn, tư vấn; các chương trình dự án; các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; các tổ chức xã hội chính thức và không chính thứ - Tăng cường nguồn lực, tránh sự chồng chéo, tránh sự lãng phí, tăng cơ hội lựa chọn trong lập kế hoạch 2. Cách liên kết - Tìm hiểu, tiếp cận và thiết lập các mối quan hệ: đây là công việc mà NVCTXH cần có ý thức ngay từ khi bước chân vào nghề, đặc biệt với vai trò người quản lý ca. Do vậy, NVCTXH cần tìm hiểu và tiếp cận các đối tác tiềm năng và xây dựng mối quan hệ xã hội. - Tạo cơ hội tiếp xúc với các đối tác để giới thiệu về tổ chức mình (mục tiêu, hoạt động, nhóm đối tượng quan tâm, khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài chính). - Tích cực tham gia các hội thảo, hoạt động giao lưu. Chủ động bắt chuyện, tìm hiểu về cá nhân và cơ quan họ đang làm, về đối tượng và chính sách trợ giúp của cơ quan. Chủ động chia sẻ về cơ quan, tổ chức của mình. - Lưu trữ các thông tin về cơ quan tổ chức tiềm năng, cập nhật các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng 3. Duy trì các mối quan hệ Để duy trì mối quan hệ với các thành viên trong mạng lưới, NVCTXH cần lưu ý những vấn đề sau: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22
  24. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI - Thể hiện sự quan tâm thường xuyên như mời giao lưu chia sẻ, tập huấn, thư mời dự những ngày lễ, hội nghị tổng kết của cơ quan tổ chức của mình - Gửi thư thăm hỏi hay tới dự những ngày lễ lớn của đối tác - Gửi thư cảm ơn sau những hoạt động trợ giúp, đưa tên hay sự đóng góp của họ trong các tài liệu, thông tin liên quan. 4. Lưu trữ các thông tin về các cá nhân, tổ chức - Cần có địa chỉ, thông tin về các cơ quan cung cấp dịch vụ như danh bạ các cơ quan tổ chức. - Cập nhật các thông tin liên quan như người đứng đầu, nội dung hoạt động chương trình dự án của các cơ quan. - Chia sẻ thông tin để tạo lập mối quan hệ chính thức hay phi chính thức với các cá nhân trong các cơ quan tổ chức. 5. Khích lệ sự tham gia - Cung cấp các thông tin khích lệ lòng tự hào của cá nhân và tổ chức khi tham gia vào hoạt động mạng lưới hỗ trợ. - Tạo các cơ hội để sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức tham gia vào mạng lưới và chiến dịch huy động nguồn lực được công chúng biết tới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức phù hợp. - Quảng bá hình ảnh cơ quan tổ chức của mình. II. KỸ NĂNG ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC 1. Mục đích - Điều phối nguồn lực là một trong nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý ca. Vì mục tiêu của quản lý ca là làm thế nào để giúp TC tiếp cận được các nguồn lực trong cộng đồng có hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng điều tiết các nguồn lực của NVCTXH. Do đó, mục đích của điều phối nguồn lực: tạo cơ hội cho TC tiếp cận được các nguồn lực, tránh sự chồng chéo, sự lãng phí. - Để đạt được mục đích đề ra, NVCTXH cần lưu ý một số điều sau đây: trước hết cần đánh giá phân tích nguồn lực của TC, gia đình và nguồn lực bên ngoài: nguồn lực từ các cơ quan tổ chức trong cộng đồng. Sau đây là các công cụ dùng để đánh giá, phân tích, điều phối nguồn lực hiệu quả. - Tìm hiểu và điều phối nguồn lực bên ngoài sao cho nguồn lực đó đến với TC nhanh chóng và kịp thời. Ví dụ đánh giá xem hiện đang có cơ quan tổ chức nào trợ giúp cho TC (trẻ em) tại cộng đồng, tại các địa phương lân cận, tại các tỉnh thành khác. Các cơ quan tổ chức này đang quan tâm tới gì, hiện đang có chương trình gì. Ví dụ trong trường hợp một TC (trẻ em) có cha/mẹ nhiễm HIV và đã mất các em rất cần được hỗ trợ về mặt tâm lý cũng như vật chất và điều kiện khác, TC (trẻ em) cần được giới thiệu tới trung tâm tham vấn hay trung tâm y tế để trợ giúp y tế, ví dụ như, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, hay trong khi điều trị thuốc, các em cũng cần được giới thiệu tới tổ chức phi chính phủ đang làm việc trên địa bàn để được trợ giúp dinh dưỡng 2. Giới thiệu nguồn lực - Một điều quan trọng đó là NVCTXH cần làm thế nào để cho TC nhận được đúng dịch vụ cần thiết và dịch vụ đó có chất lượng, do vậy cần có đánh giá Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23
  25. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI theo dõi dịch vụ. Thường trong một khu vực có nhiều các chương trình dịch vụ, nhất là ở những thành phố lớn, NVCTXH cần nối kết để biết được ai đã nhận được dịch vụ, dịch vụ gì, ai chưa nhận được. Hiện nay, ở Việt Nam, do tính nối kết chưa cao nên không ít trường hợp có TC nhận được khá nhiều, nhưng có TC lại không nhận được. NVCTXH là cầu nối giữa TC và các dịch vụ. Vì vậy, NVCTXH là người hiểu rõ hơn ai hết về dịch vụ đó ai cần và cần như thế nào và nên cung cấp cho ai. Do đó, việc liên hệ trong mạng lưới và thông tin cho nhau sẽ giúp NVCTXH tránh được sự chồng chéo trong cung cấp. - NVCTXH cần lưu trữ hồ sơ về các nguồn lực trong cộng đồng để theo dõi sự cung cấp dịch vụ của họ cũng như theo dõi đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ và điều tiết sự cung cấp dịch vụ cho đúng địa chỉ. III. KỸ NĂNG LƯU TRỮ THÔNG TIN VÀ LẬP HỒ SƠ 1. Chức năng của hồ sơ Theo Kagle, 1995b; Luepker& Norton, 2002; Reamer, 2003. Tư liệu/hồ sơ công tác xã hội phục vụ sáu chức năng chính: 1. Đánh giá và lập kế hoạch 2. Cung cấp dịch vụ 3. Tạo tính liên kết và phối hợp các dịch vụ 4. Giám sát 5. Đánh giá dịch vụ và 6. Trách nhiệm đối với thân chủ, cơ quan chức năng, các nhà cung cấp khác tòa án, và các cơ quan đánh giá sử dụng.  Đánh giá và lên kế hoạch Trong các bối cảnh lâm sàng, các tư liệu rõ ràng, tổng hợp về đối tượng là rất cần thiết. Việc thu thập, lưu giữ thông tin đầy đủ, cẩn thận sẽ là cơ sở cho kết luận và xây dựng các kế hoạch can thiệp. Ngoài ra, các thông tin còn cung cấp cơ sở đáng tin cậy cho công việc đánh giá.  Cung cấp dịch vụ Hồ sơ toàn diện rất cần thiết cho thiết kế và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, huy động những nỗ lực trong cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề về giám sát, hoặc việc quản lý và đánh giá của người quản lý chương trình.  Liên kết và điều phối dịch vụ Tương tự như vậy, tư liệu tạo điều kiện cho sự hợp tác và điều phối các dịch vụ chuyên môn và liên ngành. Ví dụ, NVCTXH làm việc trong bệnh viện, trường học, và cơ sở cải huấn thường cần phải chia sẻ những quan sát của mình và điều phối các dịch vụ với các chuyên gia trong các ngành khác, chẳng hạn như bác sĩ, y tá, nhân viên tư vấn, giáo viên, và các quản trị viên. Trong các cơ sở lâm sàng, tư liệu đảm bảo rằng, các Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24
  26. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI thành viên đội ngũ nhân viên luôn được cập nhật các nội dung chi tiết liên quan đến nhu cầu của TC. Hồ sơ tạo điều kiện cho việc điều phối giữa các giám sát viên, nhà quản lý các chương trình và các cơ quan.  Giám sát Các giám sát viên, cũng như các nhà quản lý chịu trách nhiệm về các sự cố và thiếu sót của nhân viên, nếu có bằng chứng về thiếu sót (Madden, 2003; Reamer, 2003, 2004). Vì vậy, nhiệm vụ giám sát viên CTXH là lưu giữ cẩn thận các tư liệu giám sát họ mà họ cung cấp (NASW, 1994).  Đánh giá dịch vụ Ngoài việc cung cấp cơ sở đánh giá trường hợp của mỗi cá nhân, hồ sơ còn cung cấp dữ liệu cho đánh giá chương trình lớn hơn (Fitzpatrick & Sanders, 2003; Patton, 2002; Royse, Thyer, Padgett Logan, 2000). Kết quả được đo lường và hiệu quả của chương trình là cốt lõi của CTXH. Theo dữ liệu cốt lõi của họ  Nghiên cứu/hồ sơ trường hợp + Hồ sơ là rất cần thiết vì nó có thể được yêu cầu của cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền. + Thể hiện tính chuyên nghiệp. + Bao gồm các sự kiện liên quan + Là những thông tin từ nhiều nguồn qua phỏng vấn TC, văn bản hồ sơ báo cáo 2. Kết cấu báo cáo hồ sơ trường hợp I. Thông tin về cá nhân  Tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ, trình độ học vấn, nghề nghiệp II. Thông tin về gia đình  Các thành viên, tên, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc/số điện thoại. III. Người than gia, liên quan  Ai yêu cầu?  Vì mục đích gì? IV. Nguồn thông tin  Nguồn thông tin chính và thứ cấp V. Vấn đề  Các vấn đề được trình bày bởi khách hàng hoặc người có liên quan. VI. Lịch sử của vấn đề  Vấn đề đã xảy ra được bao lâu?  Sự kiện / tình huống kích thích dẫn đến các vấn đề hiện nay.  TC đã xử lý những sự kiện trong quá khứ như thế nào?  Những người quan trọng trong cuộc sống của TC phản ứng với những sự kiện đó như thế nào? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 25
  27. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI  Điều gì đã được thực hiện? Người/cơ quan nào đã giúp TC trong quá khứ? VII. Thông tin cơ bản  Thân chủ  Thông tin về cha mẹ  Thông tin về hoàn cảnh gia đình bao gồm các mối quan hệ và động lực của sự tương tác  Tình hình kinh tế. VIII. Ý kiến của nhân viên (tóm tắt chẩn đoán)  Bao gồm phân tích của bạn về những gì bạn tin là những cảm xúc và nhu cầu chính của TC và / hoặc gia đình của họ  Bao gồm các ý kiến mang tính dự đoán có được ví dụ từ quan sát IX. Kế hoạch can thiệp/ điều trị  Mục tiêu ngắn hạn, trước mắt  Mục tiêu dài hạn - Một số nguyên tắc trong lưu trữ hồ sơ thân chủ Hồ sơ cần được lưu trữ cẩn thận trong tủ. Đảm bảo tính bảo mật, có ghi mã số, để trong tủ có khoá, chỉ người có chức năng mới được quyền xem hồ sơ của TC (người kiểm huấn, cơ quan pháp lý ). Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 26
  28. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI BÀI ĐỌC THÊM 1. Quản lý ca Giới thiệu: QL ca khác với dịch vụ phục vụ đặc biệt vì QL ca không chỉ chú trọng đến một vần đề nào đó của TC mà quan tâm đến nhiều mặt, sức mạnh và những mối quan tâm của TC. Thí dụ: Một cụ già được giới thiệu đến cơ quan trợ giúp để được cấp một phiếu mua dầu đốt lò sưởi trong một đợt lạnh bất thường, mà Ông không đủ khả năng mua, để bảo đảm cho nhà Ông đủ ấm. Trong trường hợp này, vần đề mà cơ quan trợ giúp quan tâm là dầu để Ông lão sưởi ấm qua mùa đông. Như vậy, với trường hợp này cơ quan trợ giúp chỉ quan tâm đến một vấn đề của do Ông lão đề xuất. Thế nhưng, với cán bộ quản lý ca thì họ quan tâm không những đến vấn đề dầu mà còn thấy là Ông cụ này nên đến ở khu nhà công dành cho người già. Nguồn hỗ trợ từ các con của ông lão thì sao? Biểu hiện nói năng khó khăn Ông có liên quan gì đến nguy cơ đột qụy không? Ông có cần được hỗ trợ các bữa ăn mang đến tận nhà không? Có cần nhờ người hàng xóm theo dõi Ông hằng ngày? Ông lão có sinh hoạt tôn giáo với một nhà thờ nào không? Ông có nhận trợ cấp nào khác ngoài trợ cấp của chính phủ? Có nên cấp cho ông một cây gậy để đi lại an toàn hơn không? QL ca là một tiến trình đánh giá toàn bộ tình trạng, nhu cầu, vấn đề của TC. Một phần của tiến trình này là sức mạnh và quyền lợi của TC được sử dụng để cải thiện tình trạng của TC bất kỳ khi nào có thể. Mục tiêu đầu tiên của QL ca là cải thiện chất lượng cuộc sống của TC. Điều này cũng có thể có nghĩa là tiện lợi và an toàn hơn cho cuộc sống của TC. Mục tiêu chủ yếu là ngăn chặn không để cho vấn đề trở nên xấu và khi đó sẽ tốn kém nhiều hơn. Thí dụ, với trường hợp Ông cụ nêu trên việc cung cấp bữa ăn tại nhà đầy đủ dinh dưỡng sẽ ngăn ngừa tình trạng Ông bị suy dinh dưỡng, kiệt sức phải điều trị tốn kém hơn. Cấp gậy cho Ông phòng ngừa việc Ông té ngã chết sớm, hoặc phải chi trả chi phí điều trị tốn kém hơn giá trị cây gậy rất nhiều, nếu ông bị ngã và chấn thương. Nếu nhờ hàng xóm trông giúp sẽ tạo mối liên hệ giữa Ông và hàng xóm, khi có việc gì cần lưu ý hàng xóm có thể báo cho người quản lý ca kịp thời 2. Lịch sử CTXH cá nhân và QL ca ở Mỹ CTXH cá nhân bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 dưới dạng cung ứng dịch vụ cho những người có nhu cầu. Sau đó, Hội từ thiện (Charity Organization Society) kiểm soát hoạt động này và tổ chức hoạt động này khoa học hơn. Hội phổ biến CTXH cá nhân như một phương pháp đáp ứng nhu cầu, theo dõi sự thay đổi và tiến bộ của từng trường hợp TC. Đến thập kỷ 1980’s thuật ngữ Người làm ca (caseworker) được chuyển thành Người quản lý ca (Case manager). Những người này nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn trong quản lý tài nguyên, tìm ra cách hỗ trợ và điều phối các dịch vụ hỗ trợ một cách sáng tạo. Từ đó, các tổ chức xã hội sử dụng QL ca như một thủ tục đánh giá nhu cầu, tìm cách đáp ứng những nhu cầu này và theo dõi TC trong việc sử dụng những dịch vụ xã hội. Thêm vào đó, người QL ca phải lưu ý là làm thế nào với nguồn lực khan hiếm, họ phải có cách tiếp cận TC khoa học hơn, người QL ca phải nhìn ra tất cả nhu cầu, nguồn lực hơn là chỉ tập trung vào nhu cầu mà TC nêu để giúp đỡ. Vì vậy, một Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 27
  29. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI phần công việc của QL ca là lập kế hoạch cho riêng từng TC mà kế hoạch không phải là một kế hoạch cách tiếp cận “cung ứng dịch vụ”. 3. Kiến thức căn bản cho Người QL ca: - Động lực cá nhân và gia đình (Học qua các courses: Sự phát triển của con người, Tâm lý đại cương, Hôn nhân và gia đình và Các dạng tâm lý bất thường). - Mối tương quan giữa những yếu tố tâm lý, xã hội, thể chất, và kinh tế. - Hiểu rõ trọng tâm và chính sách của tổ chức bạn đang làm. - Chính sách chủ trương của nhà nước và địa phương liên quan đến dịch vụ mà tổ chức bạn cung ứng. - Nguồn tài nguyên và các dịch vụ của cộng đồng mà bạn đang phục vụ. 4. Kỹ năng - Làm việc hiệu quả để giúp TC lớn mạnh - Làm việc với nhiều ngành nghề công tư, TC và gia đình khác nhau. - Nhận diện được những nhu cầu của thân chủ - Ghi chép chính xác và tổ chức quản lý tốt hồ sơ - Cho phép TC đóng vai trò lãnh đạo trong xây dựng kế hoạch - Phát triển một cách sáng tạo việc sử dụng tài nguyên cộng đồng để phục vụ nhu cầu của thân chủ. (Trích dịch từ Nancy Summers. Case Management (Skill for the human services. Page.39 và 50). Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 28
  30. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI PHỤ LỤC Đề cương nội dung đánh giá tình trạng tâm thần I. Mô tả chung A. Bề ngoài 1. Cách ăn mặc 2. Đặc điểm thể chất 3. Tư thế và điệu bộ, dáng đi B. Thái độ và phong cách C. Hành vi và tâm thần vận động D. Ngôn ngữ 1. Tốc độ 2. Rõ ràng, âm giọng, âm lượng, ngữ điệu, độ vang 3. Điểm bất thường II. Cảm xúc A. Tính khí B. Xúc động C. Dấu hiệu thần kinh (trầm cảm ) III. Nhận thức A. Khả năng định hướng và mức độ ý thức B. Sự chú ý và tập trung C. Trí nhớ 1. Ghi nhớ và nhớ lại ngắn hạn hiện thời (dưới 1 phút) 2. Ký ức gần đây (ký ức trong vài ngày hoặc hàng tuần) 3. Ký ức xa (vài tuần cho đến vài năm) a. Ký ức về quá khứ gần đây b. Ký ức về quá khứ xa hơn 4. Báo cáo chủ quan của TC về khó khăn trí nhớ D. Khả năng trừu tượng và tổng quát E. Trí tuệ IV. Tư duy, tri giác A. Rối loạn tri giác 1. Ảo tưởng 2. Ảo giác 3. Mất nhân cách B. Tư duy 1. Xuyên tạc 2. Ảo tưởng 3. Ý tưởng liên hệ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 29
  31. TTài[Type liệu phát text] – Quản lý ca SDRC - CFSI 4. Suy nghĩ thần kỳ C. Quá trình tư duy 1. Cách suy nghĩ, đưa ra các ý tưởng 2. Cách thức liên kết ý tưởng D. Cảm xúc 1. Lo sợ đi kèm với các biểu hiện thể chất 2. Ám ảnh và ép buộc 3. Nỗi sợ hãi V. Tự tử, giết người và thôi thúc kiểm soát VI. Cách nhìn nhận và cách phán xét VII. Mức độ đáng tin cậy VIII. Môi trường Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 30
  32. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI PHỤ LỤC 1. Bài tập tình huống: (BÀI 2, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ) Người già: Trường hợp Ông Nguyễn Văn Y Ông Nguyễn Văn Y, 71 tuổi, có vợ và 2 con (1 trai, năm nay 34 tuổi và một gái năm nay 30 tuổi), sống trong một ngôi nhà tạm bợ (50 M2) tại khu Mã Lạng (một khu phố nghèo nhiều tệ nạn tại trung tâm thành phố) từ 1970. Vợ Ông Y mất năm 2000. Cô con gái có chồng và theo chồng về miền Trung sinh sống. Ông Y sống cùng con trai, dâu và cháu nội (nam 5 tuổi) tại nhà này, đời sống của Ông cụ chủ yếu do con trai lo. Năm 2008, Ông Y thấy mình đã già yếu nên làm di chúc chia căn nhà trên cho 2 con. Anh con trai kịch liệt phản đối việc chia căn nhà cho em gái với lý do cô này đã theo chồng và có cuộc sống ổn định. Thế nhưng, Ông Y cương quyết làm như thế. Kể từ ngày Ông làm di chúc trở đi, anh con trai luôn cáu gắt, hắt hủi và cô con dâu cũng chỉ cho Ông ăn uống qua loa để sống qua ngày, không cho Ông chơi với cháu nội Quá buồn, đầu năm 2011, Ông bỏ nhà đi lang thang xin ăn. Một hôm cách đây vài tháng, Ông ngất xỉu bên đường, có người đưa đi bệnh viện và mách Ông nên đến cơ quan xã hội xin cứu trợ khi khỏi bệnh. Ông đã đến gặp cán bộ Quản lý ca cơ quan X. Trẻ em: trường hợp em Lan (14 tuổi) Anh C và chị T cưới nhau năm 1984, và sinh được 3 người con (em Lan là chị cả của 2 đứa em trai). Do hai người đến từ các tỉnh ở miền Trung nên không có bất cứ thông tin liên lạc nào với nội ngoại hai bên. Vợ chồng chị đã mua được nhà và chuyển hộ khẩu vào định cư tại địa phương A. Năm 1995, chị T bỏ chồng theo anh Đ, đã có vợ 5 con. Chị mang theo bé Lan (lúc đó 10 tuổi) lấy theo một chiếc xe máy, 6 chỉ vàng và 500.000 đồng. Anh Đ là bạn của anh C thường đến nhà cờ bạc với anh C nên quen biết chị T. Chị T và anh Đ có tình cảm với nhau. Anh C cờ bạc rượi chè không chăm sóc vợ con, khi biết vợ có tình ý với bạn mình, anh thường uống rượu say và về hành hạ vợ mình bị thương nặng phải vào viện. Anh Đ thấy tình cảnh đó, đem chị T đi chữa bệnh và đưa chị về chung sống anh Đ, tại xã TT. Anh Đ vẫn sống bằng nghề dắt mối cờ bạc, chị T đi bán vé số. Cuộc sống mới đầy phức tạp đối với bé Lan. Chị T liền đem gởi bé Lan gởi ở nhờ nhà người bạn là chị P - cũng là người đi bán vé số suốt cả ngày. Em Lan buồn vì cha mẹ bỏ rơi, không ai chăm sóc, gia đình tan vỡ. Lan thương hai em ở nhà nên về nhà ở với bố. Nhưng được một thời gian ngắn, anh C dẫn về nhà một cô bạn gái tên là H đã có một con, chồng chết về ở với anh như vợ chồng. Từ đó, nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng. Em Lam tính tình thẳng thắn, chống đối việc làm của bố ra mặt, nên bị anh C chửi mắng và đánh đập. Không chấp nhận cảnh gia đình như thế, em bỏ nhà đi bụi năm 12 tuổi, để có tiền kiếm sống em và các bạn của mình thường đi bán thuốc lá, ma tuý cho những người sống trong công viên, thỉnh thoảng kẹt tiền em vẫn phải bán dâm để kiếm sống. Và thỉnh thoảng em có về thăm mẹ. Hiện nay anh C ở cùng chị H và 3 đứa con. Chị T và anh C vẫn đang tiến hành làm thủ tục li dị, nhưng toà chưa giải quyết được việc chia tài sản, nhà cửa. Vào tháng 2/2000 anh C được mời ra toà vì em Lan bị hiếp dâm. Trường hợp Hùng Hùng 16 tuổi, sống ở một trung tâm nuôi dạy trẻ có cả nam và nữ. Em vào trung tâm lúc 7 hoặc 8 tuổi. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 31
  33. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI Cha mẹ đã mất, em có một em ruột hiện cũng đang sống tại trung tâm và 3 anh chị sống tại cộng đồng, nhưng vì nhà nghèo quá nên không có điều kiện nuôi các em. Mỗi năm có đến thăm một lần. Lúc còn học ở cấp 1, cấp 2 em là học sinh khá, đạo đức tốt. Từ khi vào đây thái độ của em đối với các cô bảo mẫu và các bạn tốt. Sở thích của em là chơi thể thao: cầu lông, đá bóng, đọc sách. Em năng động và hoà đồng. Nhưng gần đây Hùng học hành sa sút, không chấp hành nội qui. Các cô biết được em và một bạn nữ (lớn tuổi hơn em) cũng ở trung tâm thích nhau. Các cô thuyết phục, nhắc nhở thì em trở nên thụ động, khép kín. Đồng thời, em cũng có những mối quan hệ phức tạp ngoài xã hội như chơi với bạn xấu. Trường hợp của bé PLT Trí Trí là trẻ bị bệnh bại não. Là con trai một của anh chị TH. Năm nay bé Trí 7 tuổi nhưng chỉ nặng có 6kg. Lúc mới sinh thì Trí bình thường, khoẻ mạnh như mọi đứa trẻ khác, nhưng nửa tháng sau Trí bị bệnh, anh chị TH đã mang con đi chữa trị từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, tiền bạc, nhà cửa đã bán hết nhưng con vẫn không hết bệnh. Một thời gian sau đó, chị TH mới biết con mình bị bệnh bại não. Bác sĩ nói là không thể nào chữa trị hết. Dù thế, chị vẫn không ngừng hy vọng và đem hết tình thương của mình vẫn mượn tiền để tiếp tục chữa trị cho con. Nếu có ai chỉ chỗ nào hay là chị đem đến. Được một điều may mắn là nhờ gia đình bên nội và ngoại của T.T và vẫn an ủi giúp đỡ khi chị cần. Thế rồi, bà Nội T.T qua đời khó khăn lại càng chồng chất, vì ông nội T.T không còn giúp đỡ cho chị nữa. Ông nói "nếu thấy không còn khả năng lo lắng chữa trị cho nó thì mang nó xuống trại khuyết tật hay bỏ nó đi là xong chứ gì". Trong lúc khó khăn vì không còn tiền bạc và nhà cửa, chị TH đã được mẹ chị cho ở nhà trên một mảnh đất nhỏ cạnh mé sông. Càng ngày mối quan hệ khắng khít giữa ông nội và các chú của Trí không còn nữa, họ đã lâu không đến thăm Trí. Trong thời gian này, chị chỉ còn nhờ vào bà ngoại không giàu có gì. Về phần bé Trí, do bị bại não nên em không biết gì, chân tay luôn co quắp lại, Trí không biết bò, trườn, ngồi hay đi được, em chỉ nằm một chỗ và nhìn lên trần nhà. Trí thường hay bị sốt, chưa biết đòi ăn hay uống. Sự sống của Trí chỉ còn nhờ vào sự chăm sóc của chị TH. Riêng về phần anh TH, thấy con mình bị như thế thì đâm ra hay uống rượu, than thân trách phận là sao mình không làm điều gì ác mà con mình lại như vậy. Khi anh TH uống rượu thì thường hay đánh vợ và quậy phá. Chị TH ngày càng buồn rầu vì thấy con như vậy mà chồng thì không giúp gì được cho gia đình, chỗ dựa tinh thần của chị là đi chùa để xin cho con mình hết bệnh, chồng hãy lo lắng làm ăn để tiếp sức chị nuôi con. Thế là gần đây anh TH đã biết lo làm ăn, thời gian rảnh anh còn giúp vợ chăm sóc con. Gia đình anh chị gần đây cũng đỡ vất vả vì được sự giúp đỡ của Hội PN ấp cho vay vốn, nên chị mới mở được một quán nước nhỏ. Nhìn thấy được sự khó khăn của gia đình chị như thế, chòm xóm cũng thương nên giúp đỡ chị khi gặp khó khăn, các em nhỏ cũng được ba mẹ khuyến khích nên thường đến chơi với Trí. Gần đây UBND xã cũng có quan tâm thường đến thăm. Bây giờ Trí đã có tên trong danh sách trẻ em khuyết tật của xã, em cũng được ưu tiên không trả tiền viện phí khi nằm tạm trạm y tế xã hay bệnh viện huyện. 2. Tình huống thảo luận: (BÀI LIÊN KẾT VÀ ĐIỀU PHỐI) Bé Nguyễn Thị A sinh năm 2003, ở Phan Văn Trị, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp. HCM. Năm 2004, cha bé mất lúc bé được 6 tháng tuổi, đến lúc bé được 1 tuổi thì mẹ cũng mất. Bên ngoại các dì không nhận nuôi cháu vì sợ bệnh, chỉ còn lại bác ruột (chị của cha) đưa bé về nhà nuôi. Gia đình không biết về các kiến thức HIV/AIDS nên chăm sóc bé rất vất vả. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 32
  34. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI Hàng xóm thấy cha mẹ bé chết có những biểu hiện về bệnh HIV/AIDS nên nghi ngờ không cho con mình cùng chơi với bé. Khi bé A được 4 tuổi, bé có những biểu hiện lâm sàng về các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh: viêm da, ho, tiêu chảy và bị lao hạch cổ và hạch bụng. Gia đình mua đủ loại thuốc cho bé nhưng không khỏi. Khi được một người hàng xóm giới thiệu là nên cho bé thử đi bệnh viện Nhi Đồng 2 khám và xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, kết quả là bé bị HIV dương tính. Với thể trạng suy kiệt và các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cơ hội, bé được bệnh viện cho điều trị ARV ngay vì đã ở giai đoạn AIDS. Gia đình gởi bé A đi học mẫu giáo ở trường của Sơ. Học được 1 thời gian, mọi người chung quanh nói cha mẹ bé A chết vì HIV/AIDS và Sơ H trường mẫu giáo nói với gia đình nên cho bé đi xét nghiệm HIV/AIDS. Gia đình thấy bị kỳ thị và có những ánh mắt không thiện cảm nên quyết định cho bé nghỉ học ở nhà. Sau 2 năm điều trị ARV, bé đã khỏe lại và sinh hoạt bình thường nhưng hay buồn và khóc vì tủi thân. Bé hay thắc mắc tại sao con phải đi bệnh viện, hiện nay con hết bệnh rồi mà sao cứ phải uống thuốc và đi bệnh viện hoài (gia đình kể lại). Bé A đã khỏe và đến tuổi vào học lớp 1, gia đình rất vui vì bé đã được đi học nhưng rất sợ bị lộ thông tin bé nhiễm HIV. Gia đình hoàn toan giữ bí mật không tiết lộ thông tin bé A nhiễm HIV cho nhà trường biết. Sức học của bé không tốt vì hay bị bệnh và học hay quên, vì hậu quả của việc uống thuốc điều trị ARV. Đầu tháng 12/2009, bé được giới thiệu vào dự án Cầu Vồng. Nếu bạn là nhân viên công tác xã hội, khi tiếp nhận trường hợp này hãy phân tích vấn đề của bé, nhu cầu cần đáp ứng, các dịch vụ xã hội nào phải tiếp cận, sự liên kết và điều phối các nguồn lực như thế nào cho hợp lý để giúp bé hòa nhập? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 33
  35. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI MẪU TIẾP NHẬN TÌM HIỂU VẤN ĐỀ & NHU CẦU CỦA THÂN CHỦ A. Thông tin chung 1. Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: Nghề nghiệp hiện tại: Địa chỉ Số điện thoại liên lạc Ngày tháng năm đánh giá: 2. Những vấn đề phải đương đầu hay thích nghi trong quá khứ a. Trong Gia đình (theo tường trình của cha mẹ/gia đình): Tốt Khá Tồi b. Ở Trường học/nơi làm việc (theo tường trình của cha mẹ/gia đình và thầy cô/đồng nghiệp): Tốt Khá .Tồi c. Tương quan với người khác (theo tường trình của cha mẹ và tự bản thân thân chủ): Tốt Khá .Tồi d. Sở thích: 3. Lịch sử bệnh lý (theo tường trình của cha mẹ/gia đình và bác sĩ) – mô tả những bệnh tật trầm kha, các cuộc phẫu thuật, hay thương tích từ lúc sinh ra cho đến hiện tại, nêu rõ ngày tháng và hậu quả 4. Lịch sử bị lạm dụng / xâm hại a. Thể lý: Không . có Trình báo: không có Tuổi: Bị một lần/một giai đoạn . Nhiều lần Thủ phạm Hậu quả (ghi chi tiết): b. Tình dục: Không . có Trình báo: không có Tuổi: Bị một lần/một giai đoạn . Nhiều lần Thủ phạm Hậu quả (ghi chi tiết): 5. Những biến cố đau thương (ghi chi tiết ngày tháng và hậu quả): 6. Triệu chứng tâm thần(ghi chi tiết ngày tháng và hậu quả): 7. Quan niệm của TC về vấn đề hiện tại: Vào thời điểm này, đối với TC vấn đề này có nghĩa là gì? B. Những yếu tố liên quan đến hoàn cảnh hiện tại 1. Bản chất của vấn đề a. Những tổn thất, mất mát: - Chia ly khỏi các thành viên trong gia gia đình (liệt kê mối quan hệ và thời gian chia cách - Cái chết của các thành viên trong gia gia đình (liệt kê mối quan hệ và nguyên do của cái chết) Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 34
  36. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI - Xa rời môi trường thân quen (mô tả) - Mất địa vị/ vai trò quen thuộc (mô tả, tạm thời hay vĩnh viễn?) - Bộ phận cơ thể bị mất hay suy giảm chức năng (mô tả, dự đoán tiến triển trong tương lai) b. Bị Tổn thương / bạo lực - Chứng kiến: Lời nói Hành vi - Trải nghiệm: Lời nói Hành vi c. Mối đe dọa mạng sống - Đối với cá nhân (mô tả) - Đối với các thành viên trong gia đình (mô tả, xác định tương quan) - Đối với người khác (mô tả) d. Thương tật thể lý (mô tả) e. Các yếu tố gây tủi hổ có liên quan đến vấn đề (mô tả) 2. Những vấn đề liên quan đến tâm lý xã hội và môi trường sống (ví dụ: thái độ của gia đình, nhà trường, khu xóm ) (liệt kê) 3. Tác hại và tính kéo dài của vấn đề a. Mãn tính (cho chi tiết, bao gồm độ tuổi lúc bị ảnh hưởng, tần suất xảy ra của vấn đề) b. Cấp tính (cho chi tiết độ tuổi lúc bị ảnh hưởng, khỏang thời gian xảy ra của vấn đề) C. Hệ thống hỗ trợ 1. Các thành viên trong gia đình hạt nhân a. Mức độ quan tâm của họ đối với nhu cầu của TC như thế nào? Không quan tâm chút nào . Quan tâm chút ít Rất quan tâm b. TC được tham gia thảo luận về “hoàn cảnh vấn đề” ở mức độ nào? Thường được tham gia .Thỉnh thoảng Không bao giờ . c. Cha mẹ/gia đình TC có tỏ thái độ xét đoán đối với hành vi của TC không? Có .Không 2. Các thành viên trong đại gia đình a. Bao lâu một lần họ tiếp xúc, liên lạc với TC Hiếm khi Hàng tháng .Hàng tuần Hàng ngày . b. Mô tả bản chất của những mối quan hệ này và chỉ ra ai là người nâng đỡ TC nhiều nhất c. Quan điểm của đại gia đình tương đồng hay khác biệt với quan điểm của gia đình hạt nhân về vấn đề của TC ra sao? 3. Trường học/nhóm đồng đẳng/ mạng lưới xã hội a. Trình độ học vấn của thân chủ b. Mạng lưới bè bạn của thân chủ: TC có bao nhiêu bạn bè Nhiều Một vài .Không có ai c. TC có thích có nhiều bạn hơn không? Có Không d. Trung bình sau khi đi học/đi làm về, TC có bao nhiêu thời gian tiếp xúc với người khác? 4. Tác động về mặt tôn giáo a. TC có đạo gì và có tham gia vào các họat động tôn giáo không? b. Nếu có, mức độ tham gia ra sao, bao lâu một lần ? 5. Họat động trong cộng đồng a. TC và gia đình có tham gia vào các họat động trong cộng đồng không? b. Nếu có, đó là những họat động gì? Bao lâu một lần? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 35
  37. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI D. Đánh giá về sức khỏe tâm thần 1. Vấn đề sức khỏe tâm thần hiện thời (nguồn giới thiệu, triệu chứng hiện thời, cách ứng xử, các mối căng thẳng): 2. Lịch sử sức khỏe tâm thần (triệu chứng có từ khi nào, triệu chứng gì, những chữa trị trước đây - theo thứ tự thời gian, nhập viện ở đâu, thời gian nào): 3. Yếu tố văn hóa (chủng tộc, tình trạng nhập cư, trình độ hội nhập văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, dục tính, v.v ): Có yếu tố văn hóa nào có thể ảnh hưởng đến việc điều trị của TC hay không? Có [ ] Không [ ] Nếu có, mô tả chi tiết: 4. Ưu điểm của TC (đặc tính cá nhân, khả năng chuyên môn, trí thông minh, tự biết mình, khả năng chịu đựng ): 5. Lịch sử tâm lý xã hội: a. Trước khi ra đời/hoàn cảnh lúc ra đời (mẹ nghiện hút, sinh khó ): b. Tuổi ấu thơ/Vị thành niên (những diễn biến lớn trong tuổi ấu thơ và vị thành niên, gắn bó với ai, phải xa cách ai, quan hệ với bạn bè, tính nết ): c. Lịch sử gia đình/Hoàn cảnh gia đình (gia đình gồm những ai, hoàn cảnh tài chính, các mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình với nhau, sống với ai, lịch sử bệnh tâm thần, lịch sử nghiện hút, lịch sử bệnh vật chất, v.v ): d. Các mối quan hệ xã hội và sự hỗ trợ (người thân yêu, bạn bè, mạng lưới hỗ trợ tinh thần ): e. Giáo dục/Huấn nghề (lịch sử đi làm, bằng cấp, nhu cầu đặc biệt về giáo dục và nghề nghiệp ): f. Lịch sử liên quan đến các cơ quan/ tổ chức khác (sở LĐTBXH, cảnh sát, tòa án, trung tâm cai nghiện .): 6. Lịch sử bệnh thể lý (TCcó khai bệnh nào dưới đây hay không? Đánh dấu ô liên hệ và giải thích thêm phía dưới): [ ] Chấn thương vùng đầu/đột quỵ [ ] Bất tỉnh [ ] Bệnh thận [ ] Bệnh Tim Mạch [ ] Cao huyết áp [ ] Bệnh gan [ ] Tuyến Giáp [ ] Ung thư [ ] Tiểu đường [ ] Bệnh liên quan đến giấc ngủ [ ] Thay đổi về khả năng ăn [ ] Thay đổi về trọng lượng [ ] Đau nhức kinh niên [ ] Tiểu dầm/Đại tiện ra quần [ ] Dị ứng [ ] Phản ứng với thuốc [ ] Ghẻ, Lác, Chấy, Rận [ ] Thai nghén [ ] Bệnh hoa liễu [ ] Bệnh đường phổi [ ] Động kinh [ ] Không có bệnh thể chất quan trọng nào. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 36
  38. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI Giải thích thêm: Kết Quả Thử Nghiệm: [ ] Không [ ] Có [ ] Nhận Xét Khác: ___ Thuốc đang uống (kể cả thuốc theo toa bác sĩ, thuốc tự mua, dược thảo) Tên thuốc Liều Ngày Thuốc Phản ứng phụ bắt không cần đầu toa (có/không) TCcó uống thuốc đúng theo toa hay chỉ dẫn hay không? [ ] Có [ ] Không Giải thích thêm: Tên và số điện thoại của bác sĩ gia đình: Nếu không có bác sĩ gia đình, bạn có giới thiệu TC đến một bác sĩ gia đình hay không? [ ] Có [ ] Không, lý do: 7. Lịch sử nghiện ngập (rượu, chất kích thích (ma túy), thuốc lá, cà phê, chất gây ảo giác (thuốc lắc, chất gây mê ): Bao lâu Liều lượng dùng một Ngày dùng trong lần Thời gian Tuổi lúc bắt Loại lần, liều gần nhất dùng gần bao lâu đầu lượng bao nhất nhiêu Lịch sử điều trị và phục hồi: Nhận xét: 8. Các Yếu Tố Rủi Ro (đánh dấu tất cả các ô liên quan): [ ] Giết người/Đánh người Giải thích: [ ] Tự tử/Tự hại [ ] Có vũ khí [ ] Chấn thương tâm lý [ ] Bị lạm dụng, ngược đãi, bỏ bê [ ] Bạo hành trong gia đình Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 37
  39. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI [ ] Vấn đề pháp lý [ ] Băng đảng/Tội phạm [ ] Bỏ nhà đi hoang [ ] Tình dục bừa bãi, nguy hiểm [ ] Nghiện hút [ ] Khiếm khuyết về trí khôn [ ] Cô lập về văn hóa [ ] Nguy cơ bị hãm hại/lợi dụng [ ] Nguy cơ trở thành không nhà Nhận xét thêm: 9. Kiểm Tra Tình Trạng tâm Thần Kinh (khoanh tròn những điều đúng): Bề ngoài: sạch sẽ chải chuốt lôi thôi, bù xù kỳ quái hôi hám Cử chỉ: bình thường suy nhược bồn chồn run rẩy máy móc lập đi lập lại bất chợt Ứng xử: hợp tác né tránh không hợp tác đe doạ bồn chồn hung hăng đề phòng Tâm trí: tỉnh táo mơ màng sững sờ Ý thức : người nơi chốn thời gian tình trạng hiện thời Ngôn ngữ: bình thường lè nhè lớn căng thẳng chậm câm nín Vẻ mặt/bộ tịch: bình thường dễ thay đổi/không ổn định gượng gạo rất ít cảm xúc vô cảm phù hợp với cảm xúc trái ngược với cảm xúc Trạng thái tâm lý: bình thường trầm cảm bồn chồn vui quá lố khó chịu phù hợp với cảm xúc trái ngược với cảm xúc Quá trình suy tư: liền lạc hời hợt không tập trung Luẩn quẩn lỏng lẻo tiêu cực, nghi ngờ cụ thể Ảo tưởng: bị hại kiêu ngạo đối chiếu/so sánh mê tín Ảo giác: thính giác thị giác khứu giác vị giác xúc giác Thông minh: trung bình trên trung bình dưới trung bình Trí nhớ: tốt trí nhớ hơi kém trí nhớ kém Khả năng biết mình: tốt vừa kém có giới hạn Khả năng phán đoán: tốt vừa kém không thực tế không có động lực mơ hồ Nhận xét thêm: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 38
  40. [TypeGiáo án text] – Qu ản lý ca SDRC - CFSI 10. Khuyết tật (đáng kể; có khả năng suy thoái đáng kể; hoặc có khả năng sẽ không phát triển bình thường): Đánh dấu các ô thích hợp: X Lãnh vực Mô tả vắn tắt khiếm khuyết (nếu đánh dấu X) Sức khỏe (thí dụ sức khỏe vật chất, hoạt động hàng ngày) Hoạt động hàng ngày (thí dụ làm việc, đi học, giải trí) Quan hệ xã hội (thí dụ người thân yêu, gia đình, bạn bè, mạng lưới hỗ trợ) Hoàn cảnh sống (thí dụ không nhà, sống trong gia đình, sống tự lập) Nhận xét thêm: Người đánh giá: Chữ ký: ___ Tên: ___ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 39