Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Phần 1)

pdf 57 trang hapham 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_giao_vien_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_pha.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Phần 1)

  1. HAØ NOÄI - 2015
  2. MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần thứ hai 18 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ BÀI 1. EM LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM 19 BÀI 2. TỰ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ 29 BÀI 3. SỐNG CẦN KIỆM 43 BÀI 4. BIẾT ƠN 52 BÀI 5. GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ 58 BÀI 6. THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG 67 BÀI 7. CUỘC SỐNG HOÀ BÌNH 75 BÀI 8. QUYỀN TRẺ EM 84 BÀI 9. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 98 2
  3. Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 3
  4. I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất : – Yêu gia đình, quê hương, đất nước ; – Nhân ái, khoan dung ; – Trung thực, tự trọng, chí công vô tư ; – Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó ; – Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên ; – Tôn trọng, chấp hành kỉ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức. 1.1. Năng lực chung a) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân : – Năng lực tự học – Năng lực giải quyết vấn đề – Năng lực sáng tạo – Năng lực tự quản lí b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội : – Năng lực giao tiếp – Năng lực hợp tác c) Nhóm năng lực công cụ : – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) – Năng lực sử dụng ngôn ngữ – Năng lực tính toán 1.2. Mục tiêu môn Giáo dục công dân Sau đây là những đề xuất của nhóm chuyên gia về những mục tiêu của môn Giáo dục công dân, cụ thể : – Tự nhận thức về giá trị của bản thân. – Tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. – Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. – Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước. – Giải quyết vấn đề cá nhân. – Hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. 4
  5. Môn Giáo dục công dân lớp 6 cũng góp phần hình thành những năng lực trên thông qua các nội dung bài học trong chương trình. 2. NỘI DUNG Chương trình được xây dựng dựa trên mục tiêu đã trình bày ở trên. Các chủ đề được lựa chọn là : • Em là công dân Việt Nam • Tự chăm sóc sức khoẻ • Sống cần kiệm • Biết ơn • Giao tiếp có văn hoá • Thực hiện trật tự, an toàn giao thông • Cuộc sống hoà bình • Quyền trẻ em • Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Như vậy, học sinh được trang bị các nội dung cơ bản cần thiết để có thể trở thành người công dân hữu ích như : biết cách rèn luyện sức khoẻ ; biết tạo ra đời sống tinh thần khoẻ mạnh, biết xây dựng cuộc sống hoà bình, bình an, biết sống có văn hoá, biết sống với chuẩn mực đạo đức xã hội và cuối cùng biết sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục công dân 6, các nội dung đưa vào theo mạch kiến thức trên nhưng với những nội dung bài học phù hợp. Các nội dung được thiết kế theo hướng mở với gợi ý các cách thức tổ chức học tập đa dạng. Dàn bài của các chủ đề thường được thiết kế để trả lời những câu hỏi cơ bản sau : – Khái niệm, từ khoá mà chủ đề hướng tới nghĩa là gì ? – Những dấu hiệu, biểu hiện của khái niệm ấy là gì và điều đó thể hiện như thế nào ? – Làm thế nào để học sinh hình thành được cách suy nghĩ tích cực và có hành động đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật trong đời sống ? 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực a) Cân bằng giữa tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hình thành năng lực cá nhân và năng lực làm việc nhóm Quá trình dạy học phải coi hoạt động là bản chất của mình : có nghĩa là dạy học chính là quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau để học sinh được hoạt động và lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và năng lực. 5
  6. Có nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tuỳ theo tính chất và số lượng người tham gia, hoạt động có thể có những tên gọi : hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân ; hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng, hoạt động trải nghiệm, hoạt động nghiên cứu Các hoạt động này cần sử dụng linh hoạt, hài hoà, cân đối để tăng hiệu quả của hoạt động đối với người học. b) Tổ chức hoạt động rèn luyện năng lực thực tiễn Mục đích cuối của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học. Phương pháp dạy học theo định hướng này có nghĩa là tổ chức cho học sinh được hành động trong thực tế ; học sinh học qua tình huống thực tiễn cuộc sống ; học sinh giải thích được thực tiễn bằng lí thuyết đã học ; học sinh được thực hành rèn luyện các kĩ năng c) Phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và thái độ ở học sinh, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau : – Bắt chước : tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động, thao tác, cử chỉ hành vi hay nhắc lại những gì trải qua – Tìm hiểu và khám phá : tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý muốn hiểu thấu đáo vấn đề nào đó để sau đó có thể tự giải quyết vấn đề – Sáng tạo : tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau, hiệu quả trong giải quyết vấn đề. Dựa theo những dấu hiệu này, giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh có thể phát huy tính chủ động và sáng tạo ở người học. d) Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau Tính hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu các phương pháp dạy học được kết hợp và bổ sung cho nhau thì việc dạy học ấy sẽ phù hợp được với sự đa dạng của người học, chống sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ cách làm của học sinh. e) Phát triển khả năng tự học của học sinh Khả năng tự học không chỉ thể hiện ở việc tự giác học tập ; để có thể tự học tốt, cần hình thành cho học sinh phương pháp tự học, phương pháp lập kế hoạch học tập cá nhân và triển khai kế hoạch, phương pháp quản lí thời gian, phương pháp đọc – hiểu tài liệu, phương pháp tư duy độc lập và phương pháp tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Nếu phương pháp dạy không hướng tới các phương pháp học thì người học khó hình thành được năng lực tự học hiệu quả. 6
  7. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Khi học sinh có nhu cầu thì các em sẽ tự giác tìm kiếm tri thức. Khi phát hiện các tình huống mâu thuẫn của lí thuyết hay thực tế mà bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, học sinh buộc phải tìm con đường khám phá mới. Đối với học sinh, tính tích cực bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. Giáo viên phải tạo ra hàng loạt các mâu thuẫn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn học sinh để các em tự ý thức tiếp nhận và tìm tòi cách giải đáp. Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Muốn vậy, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học sao cho hiệu quả, ví dụ như hướng dẫn học sinh tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế thi đua, vượt thử thách Như vậy, khả năng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp và khi học ở nhà. g) Kiểm tra và đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và nó có thể góp phần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. Ngược lại, đổi mới phương pháp dạy học sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Trong đánh giá, giáo viên lưu ý một điều rằng cần phải chuyển sự đánh giá của giáo viên thành quá trình tự đánh giá của học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả thầy và trò cần đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo hệ mục tiêu đã đề ra. 3.2. Một số phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân Phương pháp chủ yếu thực hiện chương trình này là tổ chức hoạt động cho học sinh, những phương pháp giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự giác và chủ động, từ đó tự xây dựng kiến thức cho bản thân. Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân 6 : – Phương pháp dạy học theo nhóm – Phương pháp dạy học theo dự án – Phương pháp dạy học dựa trên tình huống – Phương pháp thuyết trình kết hợp với hỏi đáp – Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề – Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình – Phương pháp đóng vai – Phương pháp trò chơi – Phương pháp động não – 7
  8. 4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Hình thức tổ chức dạy học trong các lớp học mô hình Trường học mới bao gồm các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động tư vấn với phụ huynh, với cộng đồng và các hoạt động bên ngoài lớp học. Giáo viên sẽ là người thiết kế ý tưởng các hoạt động, trao đổi với hội đồng tự quản những nội dung hoạt động mà các em phải triển khai hoặc hỗ trợ trên lớp học. Trong các giờ học, học sinh chủ động điều hành các hoạt động của lớp học, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết. Để các giờ học diễn ra thuận lợi, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị môi trường học tập, bàn ghế kê sao cho thuận tiện cho học sinh tương tác trong lớp học cũng như di chuyển và thay đổi các loại hoạt động hoặc các điều kiện phù hợp nếu hoạt động ngoài trời. 5. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Dựa trên các hoạt động mô tả trong tài liệu, giáo viên chuẩn bị các vật liệu cần thiết như : bài hát, băng nhạc, tranh ảnh, biển báo, phiếu học tập ; xây dựng góc học tập với đầy đủ các đồ dùng, tài liệu cần cho học tập và để sao cho học sinh dễ quan sát, dễ lấy, dễ sử dụng. Đặc biệt lưu ý, giáo viên không nên để học sinh đọc trước những tài liệu liên quan đến đáp án cho các câu hỏi trong bài, vì điều này sẽ làm cho học sinh không chịu suy nghĩ nữa. II. GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC CỦA SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC BỘ MÔN 1. CẤU TRÚC NỘI DUNG Nội dung sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6 được cấu thành 9 chủ đề (bài). Mở đầu là bài : Em là công dân Việt Nam. Chủ đề này được đề cập đầu tiên như là phần giới thiệu nhập môn của môn học. Các em cần biết những điều kiện để trở thành công dân Việt Nam. Và quan trọng hơn là làm thế nào để giáo dục các em tự hào là công dân Việt Nam, tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Trong chủ đề này, nội dung của bài “Mục đích học tập của học sinh” được lồng ghép vào đây như là nhiệm vụ quan trọng của người công dân ở lứa tuổi học sinh. Bài này cũng giới thiệu sơ lược quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của công dân Việt Nam. Bài thứ 2 là bài : Tự chăm sóc sức khoẻ. Muốn làm tròn bổn phận công dân thì cần có sức khoẻ. Thói quen rèn luyện sức khoẻ là một phần quan trọng của cuộc sống. Giáo viên cần cùng học sinh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp với mỗi cá nhân và có sự giám sát sau đó để bài học đi vào cuộc sống của các em. 8
  9. Với chùm các chủ đề về Sống cần kiệm, Biết ơn, Cuộc sống hoà bình, học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của lối sống cần kiệm, lòng biết ơn, cũng như cuộc sống yên bình. Giáo viên cần tập trung vào hình thành các hành vi, việc làm cụ thể ở học sinh thể hiện lòng biết ơn, lao động cần cù và luôn biết tiết kiệm. Ngoài ra, học sinh còn được trang bị các cách giúp bản thân bình an và cách tham gia hoạt động xã hội vì hoà bình Chủ đề Giao tiếp có văn hoá ; Thực hiện trật tự, an toàn giao thông nhằm hướng tới việc hình thành những hành vi văn hoá cho học sinh trong giao tiếp và khi tham gia giao thông. Giáo viên cũng cần tập trung vào giáo dục hành vi phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đa dạng và giáo dục ý thức tham gia giao thông trật tự, an toàn đối với mọi loại hình giao thông. Hai bài cuối giúp học sinh hiểu biết về một số quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến lứa tuổi các em để các em biết sống, học tập theo pháp luật ; không vi phạm pháp luật. 2. CÁCH TRÌNH BÀY Mỗi bài học/chủ đề được viết theo cấu trúc : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục đích : Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới ; Vì vậy nội dung thường đơn giản để tất cả học sinh đều có thể tham gia và dễ khởi động tư duy cũng như tạo hứng thú cho học sinh. Ngoài ra hoạt động này giúp giáo viên đánh giá sơ bộ kinh nghiệm đã có của học sinh về chủ đề sắp dạy, từ đó lựa chọn cách tiếp cận cho phù hợp với đối tượng. Nội dung : Nội dung của phần khởi động có thể là: – Câu hỏi về kinh nghiệm, về suy nghĩ của cá nhân liên quan đến chủ đề. – Trò chơi với tạo hứng khởi, và dẫn dắt vào chủ đề. – Bài hát, quan sát bức tranh để khơi gợi cảm xúc và hiểu biết của học sinh về chủ đề. Phương thức hoạt động : – Hoạt động ở phần này nên tổ chức hoạt động chung cả lớp để mọi học sinh đều được khởi động một cách tích cực. Giáo viên là người tổ chức hoặc một học sinh được 9
  10. giáo viên giao nhiệm vụ thực hiện trước cả lớp.Bằng hoạt động chung, hoạt động tập thể này giáo viên dễ dàng thực hiện khởi động cả lớp một cách hứng thú. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục đích : Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện cho học sinh năng lực hiểu khái niệm; cung cấp cho học sinh con đường hình thành kiến thức, hành vi, thái độ được đề cập đến trong chủ đề. Nội dung : Dựa trên những tình huống, câu chuyện hay thông tin từ trong cuộc sống có liên quan đến chủ đề, giáo viên xây dựng hệ thống các câu hỏi để giúp học sinh tự khám phá khái niệm, giáo viên chỉ là người chốt lại hoặc chính xác hoá cách hiểu của học sinh. Các hoạt động trong phần này tập trung vào giải quyết 3 mục đích chính : học sinh phải giải thích được khái niệm hoặc nội hàm của các thuật ngữ ; học sinh chỉ ra được dấu hiệu,biểu hiện, đặc điểm của khái niệm đó và học sinh biết cách phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến chủ đề để biết sống theo chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Phương thức hoạt động : Tài liệu nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm, cá nhân hoặc hoạt động chung để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc mỗi hoạt động, học sinh phải trình bày kết quả và thảo luận với giáo viên. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục đích : Học sinh vận dụng được những kiến thức vừa học được từ phần Hoạt động hình thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó, giáo viên đánh giá học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và ở mức độ nào. Nội dung : Nội dung phần này bao gồm những hoạt động thực hành được triển khai trên lớp là chủ yếu và một phần có thể triển khai ngoài lớp học. Các nhiệm vụ/bài tậpdưới dạng như 10
  11. trình bày, viết, thực hành, chứng minh, giải quyết tình huống nhằm tạo tư duy lập luận chặt chẽ ; học sinh vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống cụ thể giúp cho học sinh hiểu tất cả những nội dung được học trên lớp. Phương thức hoạt động : Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn thông qua các câu hỏi, bài tập, bài thực hành Hoạt động cá nhân để học sinh hiểu và biết được mức độ hiểu biết của mình đến đâu, mức độ đóng góp của bản thân vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho học sinh hoạt động nhóm để trao đổi chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn. Tuy nhiên có những nội dung đặc thù lại cần thực hành dưới hình thức nhóm thì giáo viên bắt đầu bằng hoạt động nhóm. Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục đích : Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình ; tìm phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau cho cùng vấn đề ; góp phần hình thành năng lực học tập, năng lực vận dụng vào thực tế cuộc sống trong gia đình và cộng đồng. Nội dung : Hoạt động vận dụng khác với hoạt động thực hành. Hoạt động thực hành là làm bài tập cụ thể do giáo viên hoặc sách hướng dẫn đặt ra, còn hoạt động vận dụng là hoạt động triển khai ở tình huống mới trong cuộc sống ; động viên, khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo ; giúp học sinh gắn bài học với thực tiễn cuộc sống gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình và các cá nhân, tổ chức ở địa phương. Ở phần này, sách Hướng dẫn học nêu các vấn đề cần phải giải quyết và yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau ; yêu cầu học sinh phải thể hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, giáo viên, gia đình và cộng đồng. Phương thức hoạt động : Học sinh được hướng dẫn hoạt động cá nhân và nhóm để trao đổi với các bạn về nội dung và kết quả của bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận hoặc báo cáo với giáo viên về kế hoạch cũng như kết quả hoạt động. Đặc biệt cần lưu ý hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận với gia đình về những vấn đề cần giải quyết hoặc nêu những câu hỏi để các 11
  12. thành viên trong gia đình trả lời Hoạt động với cộng đồng như tìm hiểu thêm về những vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động với giáo viên có thể là trao đổi những kết quả và yêu cầu đánh giá. Bên cạnh các hoạt động gợi ý trong tài liệu, giáo viên nên đưa ra thêm các hoạt động khác gắn với cuộc sống của các em và địa phương mình, gắn với tình hình xã hội ở thời điểm dạy học. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Mục đích : Khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, để không bao giờ được hài lòng với những gì đã có và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học. Ngoài ra, đây cũng là phần giáo viên sử dụng để dạy học mở rộng cho các đối tượng học nhanh. Nội dung : Giao cho học sinh những nhiệm vụ bổ sung và hướng dẫn học sinh tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho học sinh các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng, hoặc các nhiệm vụ được giao với độ khó cao hơn để học sinh thử sức mình. Phương thức hoạt động : Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, hoặc các hoạt động có tính cá nhân, hoạt động với cộng đồng hay với gia đình ; đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. CHUẨN BỊ BÀI HỌC Trước khi dạy, giáo viên cần đọc kĩ sách Hướng dẫn học xem mục tiêu cần đạt là gì ? Có những hoạt động nào giúp đạt được từng mục tiêu ? Các hoạt động được triển khai và kết quả hoạt động được kiểm tra, đánh giá như thế nào ? Lưu ý các hoạt động đề xuất trong sách không phải là bất biến đối với quá trình dạy học trên lớp. Giáo viên có thể chọn lọc, điều chỉnh sao cho phù hợp với học sinh, với không gian của lớp học, với cơ sở vật chất Tuy nhiên sự điều chỉnh không làm thay đổi 12
  13. bản chất là học sinh được hoạt động đa dạng, chủ động tích cực và đạt được các mục tiêu đặt ra. Các hoạt động được viết trong sách khá đa dạng, có hoạt động thực hiện trên lớp, có hoạt động ngoài lớp, ở nhà tự học nhưng giáo viên vẫn phải đánh giá và kiểm tra kết quả mọi hoạt động, kể cả tự học. Giáo viên cần chuẩn bị mọi yếu tố cho hoạt động trước khi giờ học diễn ra, từ việc soạn giáo án của mình, chuẩn bị phương tiện dạy học, không gian dạy học, cho đến mọi tài liệu, vật liệu cần thiết được sắp xếp trước ở góc học tập. 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Hướng dẫn chung về phương pháp tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, bao gồm : hoạt động cá nhân ; hoạt động theo cặp ; hoạt động theo nhóm ; hoạt động cả lớp và hoạt động với cộng đồng. Loại hình hoạt động được nêu trong sách Hướng dẫn học sẽ rất đa dạng. Tuy nhiên cần lưu ý là mỗi hoạt động đều phải diễn ra theo 4 bước : – Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao trực tiếp hoặc đã được viết trong sách Hướng dẫn học) : Giáo viên phải biết chắc chắn học sinh đã hiểu đúng nhiệm vụ trước khi thực hiện chúng. – Hoạt động tự chủ : Học sinh hoạt động cá nhân, cặp, nhóm để trả lời các câu hỏi mà sách Hướng dẫn học hay giáo viên đặt ra, cũng như các nhiệm vụ được giao. – Báo cáo và thảo luận : Học sinh cần báo cáo kết quả hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho giáo viên, hoặc báo cáo trước cả lớp. – Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của học sinh, chính xác hoá kết quả học tập trên học sinh, sau đó chuyển tiếp sang hoạt động sau. IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ a) Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh ; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em ; đánh giá phải đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện. b) Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục, cụ thể : kết quả thu nhận kiến thức, kĩ năng và thái độ đã hình thành ; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh ; các kĩ thuật đánh giá được áp dụng cần phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dục trong mô hình Trường học mới. 13
  14. c) Kết hợp đánh giá của giáo viên, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của học sinh. Sau đó, giáo viên tổng hợp các ý kiến, xem xét lại các ý kiến và đưa ra quyết định về học sinh. d) Đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. 2. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ – Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuân kiên thưc, kĩ năng của chương trình Giáo dục công dân ; đánh giá các năng lực cần hình thành từ đặc trưng của môn học Giáo dục công dân (trình bày ở phần năng lực chuyên biệt của môn Giáo dục công dân) : – Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh : + Tự quản ; + Giao tiếp, hợp tác ; + Tự học và giải quyết vấn đề – Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh : + Yêu gia đình, quê hương, đất nước ; + Nhân ái, khoan dung ; + Trung thực, tự trọng, chí công vô tư ; + Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó ; + Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên ; + Tôn trọng, chấp hành kỉ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức. 3. SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 3.1. Đánh giá thường xuyên a) Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống hằng ngày của học sinh ở gia đình và ở cộng đồng. b) Tham gia đánh giá thường xuyên đối với học sinh gồm : giáo viên ; học sinh (tự đánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản ) ; cha mẹ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng (gọi chung là phụ huynh). 14
  15. c) Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục : * Giáo viên đánh giá : Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học (hoạt động khởi động, hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng ; hoạt động bổ sung), giáo viên thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh ; nếu hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển sang nhiệm vụ thứ hai cho đến khi hoàn thành bài học ; chấp nhận sự khác nhau (nếu có) về thời gian, tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của các học sinh trong lớp. Các phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể hằng ngày. Giáo viên quan sát từng học sinh để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh ; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Trong quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi vào Nhật kí đánh giá của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể học sinh. * Học sinh đánh giá : – Học sinh tự đánh giá : đối với mỗi nhiệm vụ/hoạt động cá nhân, học sinh cố gắng tự thực hiện ; trong quá trình thực hiện hoặc sau khi thực hiện nhiệm vụ, học sinh tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua với bạn/nhóm bạn hoặc giáo viên để giúp bạn hoặc được bạn hay giáo viên giúp đỡ kịp thời ; báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm. – Học sinh đánh giá bạn (đánh giá đồng đẳng) : ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn. Ví dụ : giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hoạt động để nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn/nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn. Giáo viên có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của học sinh cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em. Mỗi học sinh co nhật kí tự đánh giá, ghi lại những gì đã làm được, chưa làm được ; những mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt và rèn luyện ; những điều muốn nói với các bạn, thầy cô giáo, cha mẹ và người thân. Nhật kí này là của riêng học sinh, có thể chia sẻ hoặc không chia sẻ với người khác. 15
  16. * Phụ huynh đánh giá : Phụ huynh được mời tham gia hoặc quan sát các hoạt động dạy học/giáo dục của nhà trường, sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập, đáp ứng các yêu cầu của học sinh trong quá trình học tập, nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng và nên ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Thông qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, đời sống của công dân. 3.2. Đánh giá định kì kết quả học tập Đánh giá định kì có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau : đánh giá qua bài kiểm tra ; đánh giá qua kết quả hoạt động nhóm, hoạt động dự án, đánh giá qua bài thực hành/ trình diễn Dù dưới hình thức nào, đề kiểm tra – đánh giá định kì gồm các câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ đánh giá được các mức độ : – Mức 1 : Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học khi được yêu cầu ; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình. – Mức 2 : Học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đề mới, tương tự tình huống/vấn đề đã học. – Mức 3 : Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Kết quả kiểm tra định kì phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học của học sinh, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh. 3.3. Đánh giá tổng hợp cuôi hoc ki I, cuối năm học Giáo viên sử dụng tổng hợp các đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì kết quả học tập các môn học để ghi Phiếu đánh giá tổng hợp cuôi hoc ki I, cuối năm hoc về quá trình học tập, rèn luyện của từng học sinh, cu thê : – Mức độ hoàn thành các bài học trong chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ; đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào ; năng khiếu, hứng thú về từng môn học/hoạt động giáo dục. – Những biểu hiện, sự tiến bộ và mức độ đạt được của từng nhóm phẩm chất, năng lực ; ưu điểm, hạn chế, đặc điểm, năng khiếu và thành tích nổi bật của học sinh. Góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, phụ huynh. 16
  17. – Các thành tích được tuyên dương, khen thương. Phiếu đánh giá tổng hợp cuôi hoc ki I, cuối năm học là bản chứng nhận mức độ hoan thanh chương trinh va xác định nhiệm vụ bắt đầu khi vào hoc ki II, vao năm học mới của từng hoc sinh. Đối với hoc sinh chưa hoan thanh, cần ghi rõ đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào đê giao viên có kế hoạch hương dân tiếp theo. Đánh giá tổng hợp có thể dựa vào Hồ sơ đánh giá. Mỗi học sinh có bộ hồ sơ đánh giá trong năm học, bao gồm : – Nhật kí đánh giá của giáo viên ghi những lưu ý đặc biệt trong quá trình đánh giá thường xuyên về học sinh ; – Các bài kiểm tra định kì đã được giáo viên đánh giá ; – Phiếu đánh giá tổng hợp cuôi hoc ki I, cuối năm học ; – Phiếu đánh giá của phụ huynh ; – Nhật kí tự đánh giá của học sinh (nếu có) ; – Các sản phẩm hoặc các vật thay thế sản phẩm của hoạt động giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, (nếu có) ; – Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, thư cảm ơn, xác nhận thành tích, của học sinh trong năm học (nếu có). Bộ hồ sơ là minh chứng của sự tiến bộ trong quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời là phương tiện liên lạc giữa học sinh với giáo viên, giữa nhà trường với gia đình học sinh. 17
  18. Phần thứ hai HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ 18
  19. Bài 1 EM LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh : – Nêu được các điều kiện là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. – Trình bày được những yếu tố làm nên niềm tự hào của mỗi người công dân Việt Nam cũng như dân tộc Việt Nam. – Thể hiện được một số hành vi và thái độ tích cực của người công dân nhỏ tuổi trong gia đình, nhà trường, xã hội ; đặc biệt trong việc học tập và phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc. – Tự hào mình là công dân Việt Nam. NỘI DUNG CHÍNH Với chủ đề này giáo viên tập trung vào các nội dung chính sau: – Các điều kiện để trở thành công dân Việt Nam (tìm hiểu Luật Quốc tịch của Việt Nam). – Khám phá vẻ đẹp của đất nước và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam để mỗi học sinh thêm yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam, tự hào là công dân Việt Nam thông qua thơ ca, tác phẩm văn học, cao dao tục ngữ, các tấm gương trong cuộc sống và cả từ những con người giản dị sống quanh ta. – Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa học tập để học sinh thấy rõ hơn trách nhiệm của bản thân trong học tập, góp phần tạo nên hình ảnh Việt Nam đáng tự hào. – Tìm hiểu phương pháp học có hiệu quả, cách phấn đấu để thực hiện được mục tiêu học tập. – Tìm hiểu các cách thể hiện thái độ và hành vi tích cực của người công dân. 19
  20. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hát ca ngợi Tổ quốc và con người Việt Nam Trong hoạt động khởi động, giáo viên cần làm cho tất cả học sinh hứng khởi với giờ học, chính vì vậy nhiệm vụ hoạt động cần vừa sức và gắn với kinh nghiệm của học sinh. Khi đề nghị học sinh tìm những bài hát ca ngợi đất nước và con người Việt Nam, giáo viên cần khai thác vì sao học sinh lại yêu thích bài hát đó. Cần hướng học sinh suy nghĩ về cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát đó. Hãy thảo luận với cả lớp để chọn ra một bài mà nhiều người có thể hát được nhất, hoặc giáo viên định hướng đến bài hát quen thuộc với các em để các em có thể hát. Tương tự với hoạt động 1, hãy tập trung hỏi về cảm xúc của học sinh khi nghe bài hát : đó là tình yêu quê hương đất nước và tự hào về đất nước mình. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I - ĐIỀU KIỆN LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM 1. Tìm hiểu điều kiện là công dân Việt Nam Sau khi trao đổi, thảo luận với học sinh về điều kiện là công dân Việt Nam, giáo viên chốt lại : Công dân Việt Nam phải là người có quốc tịch Việt Nam. Sau đó cho học sinh đọc một số quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam. Sau khi đọc xong một số quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, cho học sinh tìm các thông tin trong Luật để trả lời về những điều kiện trở thành công dân Việt Nam. – Điều kiện về bố, mẹ : + cả hai bố mẹ là công dân Việt Nam thì con là công dân Việt Nam. + hoặc bố hoặc mẹ là người Việt Nam, người kia là người nước ngoài, nếu bố mẹ không thống nhất được quốc tịch của con và trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trẻ có quốc tịch Việt Nam. – Điều kiện về nơi sinh : Trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và bị bỏ rơi, không ai thừa nhận thì trẻ có quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. 20
  21. – Điều kiện về nơi ở : sinh ra tại Việt Nam, bố mẹ không rõ quốc tịch nhưng có nơi ở thường trú tại Việt Nam, trẻ sẽ có quốc tịch Việt Nam. – Điều kiện về quốc tịch : công dân VIệt Nam phải có quốc tịch Việt Nam. – Các điều kiện khác : Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện (giáo viên tìm hiểu thêm trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008). 2. Tìm hiểu ai là công dân Việt Nam trong đoạn hội thoại Lưu ý : học sinh cần dựa vào Luật Quốc tịch để trả lời cho từng nhân vật trong đoạn hội thoại. Giáo viên tham khảo thêm Luật Quốc tịch để bổ sung cho câu trả lời. Hoa là công dân Việt Nam vì bố mẹ Hoa là người Việt Nam và đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (theo điều 15). Minh là công dân Việt Nam vì đang sinh sống và học tập tại Việt Nam, bố mẹ đang công tác ở nước ngoài nhưng vẫn có quốc tịch Việt Nam (điều 15). Trung là công dân Việt Nam vì bố mẹ Trung đều mang quốc tịch Việt Nam mặc dù Trung sinh ra ở Úc (điều 15). Tuấn là công dân Việt Nam vì sinh ra ở Việt Nam và được bố mẹ nuôi người Việt Nam nhận làm con (vận dụng điều 18). Lê-na có bố mang quốc tịch Việt Nam. Nếu bố mẹ Lê-na thoả thuận với nhau và đồng ý để Lê-na mang quốc tịch Việt Nam thì Lê-na là công dân Việt Nam. Mẹ Lê-na mang quốc tịch Nga, và nếu họ để Lê-na mang quốc tịch Nga thì Lê-na không phải là công dân Việt Nam (khoản 2 điều 16). II - TỰ HÀO LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM 1. Tìm hiểu về quê hương, đất nước và con người Việt Nam Khi quan sát ảnh, trao đổi với học sinh để các em có thể nói ra được những biểu tượng : – Hoa sen : Quốc hoa – thanh tao – Áo dài : truyền thống trang phục của phụ nữ Việt Nam – dịu dàng, duyên dáng – Cây tre : gắn bó với hình ảnh làng quê, con người Việt Nam, biểu tượng về sự mềm mại, khả năng thích nghi và sự bền chắc. – Văn Miếu – Quốc Tử Giám : biểu tượng về sự hiếu học – Gia đình : sự gắn bó, hiếu nghĩa của các thành viên trong gia đình – Cánh đồng lúa vàng : sự cần cù lao động. 21
  22. Điều quan trọng là giáo viên khơi gợi được niềm tự hào, cảm xúc tích cực ở học sinh khi tiếp xúc với các biểu tượng hay hình ảnh quê hương đất nước. 2. Tìm vẻ đẹp của con người và quê hương Việt Nam trong bài hát “Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận Giáo viên cố gắng tìm được giai điệu bài hát để học sinh nghe và cảm nhận vẻ đẹp của quê hương thông qua âm nhạc. Trong trường hợp không có điều kiện cho học sinh nghe, giáo viên có thể tự hát hoặc nhờ học sinh nào đó biết bài này hát ; nếu không thì cho học sinh đọc lời bài hát. Hãy “vẽ” ra không gian tưởng tượng để học sinh cảm thụ tốt hơn về phong cảnh và con người Việt Nam. Sau đó cho học sinh nói ra cảm xúc của bản thân đối với mỗi hình ảnh được mô tả trong lời bài hát. 3. Tìm hiểu về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam Giáo viên có thể hỏi học sinh về những phẩm chất tốt đẹp từ những con người cụ thể trong cuộc sống xung quanh, sau đó khái quát thành những phẩm chất của con người Việt Nam, được thể hiện trong các tác phẩm văn học, thơ ca, hay ca dao tục ngữ. Học sinh không chỉ đơn giản nêu tên người mình ngưỡng mộ mà phải chỉ ra được hành vi cụ thể ở người đó là gì. Ví dụ : kể về phẩm chất cần cù chăm chỉ lao động của bác X, một bác nông dân gần nhà em. Phẩm chất này thể hiện qua các hành vi : không nề hà, sẵn sàng bắt tay làm việc ; cặm cụi làm việc ngoài đồng từ sáng đến lúc tối trời về đến nhà lại dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc đàn lợn gà ; chẳng thấy bác nghỉ ngơi, ngoài lúc đi ngủ 4. Đọc Năm điều Bác Hồ dạy Giáo viên cho học sinh cơ hội kể về những phương pháp có thể áp dụng Năm điều Bác dạy vào cuộc sống và học tập của các em. Sau đó hãy thảo luận với các em. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào : sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng việc làm phù hợp ; không gây gổ đánh nhau, yêu thương các em nhỏ. Học tập tốt, lao động tốt : chăm học, nhận được nhiều hoa điểm tốt, tham gia giúp đỡ gia đình trong việc nhà, trực nhật trường lớp. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt : không chia bè phái, sống hoà đồng với các bạn, với hàng xóm ; luôn tuân thủ những quy định nội quy của trường lớp, của cộng đồng, các quy định của pháp luật. Giữ gìn vệ sinh thật tốt : giữ vệ sinh cá nhân, nếp sinh hoạt sạch sẽ ở nhà, ở lớp và ở trường ; 22
  23. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm : luôn thể hiện sự khiêm nhường, ham học hỏi ; thể hiện sự trung thực ; không nói dối để ảnh hưởng đến bản thân và người khác ; III - HỌC TẬP TỐT - NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI CÔNG DÂN NHỎ TUỔI 1. Suy nghĩ và chia sẻ về mục đích học tập của bản thân Cho học sinh hiểu mục đích học tập là gì ? Ý nghĩa của việc đặt mục đích học tập, tại sao cần xác định mục đích học tập đúng đắn ? Giáo viên cho học sinh phân tích ý nghĩa của việc học tập đối với cuộc sống cá nhân và xã hội. 2. Tìm hiểu các cách để đạt mục đích học tập Giáo viên có thể cho các em nêu kinh nghiệm về phương pháp học tập của các em. Phương pháp nào hiệu quả, phương pháp nào cần cải tiến ? Mỗi cá nhân học được gì từ bạn của mình ? 3. Học tập tấm gương người công dân trẻ tuổi tiêu biểu Giáo viên cho học sinh đọc câu chuyện và đặc biệt chú ý những thông tin : – Những thành tựu mà Hảo đạt được, sau đó chỉ ra nguyên nhân vì sao Hảo đạt được những thành tựu như thế. – Giáo dục lòng tự hào về bản thân. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Xác định ai là công dân Việt Nam Em hãy đọc các trường hợp được mô tả trong cột bên trái và trả lời ở cột bên phải. Trường hợp Trả lời a) Bé Na sinh ra với nước da đen, tóc Bé Na là công dân Việt Nam vì bé sinh ra xoăn và bị bỏ lại tại bệnh viện thuộc tỉnh trên đất nước Việt Nam mặc dù về mặt nhân Phú Yên, Việt Nam. Không ai biết bố mẹ chủng học bé không phải là người Việt Nam. của bé đến từ đâu nhưng bé được một Hơn nữa, bé lại không có cha mẹ thừa nhận gia đình Việt Nam chính thức nhận nuôi. để quyết định bé mang quốc tịch nào. (mục Bé Na là công dân của nước nào ? 1 điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam) 23
  24. Trường hợp Trả lời b) Cô Lan sinh ra và lớn lên ở TP. Hồ Có mấy trường hợp xảy ra : Chí Minh. Từ năm 1975 đến nay, cô Lan - Nếu cô Lan đã nhập quốc tịch Mĩ, cô sống ở Mĩ và chưa có dịp trở về Việt Nam Lan là người Mĩ, gốc Việt và không phải lần nào. Cô Lan có phải là công dân Việt là công dân Việt Nam. Nam không ? - Nếu cô Lan chưa nhập quốc tịch Mĩ, và vẫn có liên lạc với nhà chức trách Việt Nam để giữ quốc tịch Việt Nam thì cô Lan vẫn là công dân Việt Nam. c) Hoa năm nay 12 tuổi, sinh ra và lớn lên Hoa không phải là công dân Việt Nam vì ở Việt Nam. Bố mẹ Hoa là người Trung sinh ra tại Việt Nam nhưng bố mẹ chưa Quốc theo gia đình đến Việt Nam làm ăn nhập quốc tịch Việt Nam. đã lâu nhưng chưa gia nhập quốc tịch Việt Nam. Hỏi Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? 2. Đánh giá mục đích học của bản thân Bên cạnh những mục đích học tập đã nêu trong sách, giáo viên khích lệ học sinh bổ sung những mục đích học tập khác. Cho học sinh đánh giá các mục đích học tập đó, mục đích nào là quan trọng đối với bản thân, mục đích học tập nào là đúng đắn theo quan điểm xã hội. 3. Viết về mục đích học tập của em Với hoạt động này, giáo viên cần hỗ trợ học sinh gắn những gì học được trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống của các em. Ví dụ : Học môn Toán giúp em biết tính toán khi cần thiết trong cuộc sống, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là những phép tính sử dụng thường xuyên, tuy đơn giản nhưng lại thiết yếu. Học môn Ngữ văn đã giúp em biết đọc, biết viết , nhờ đó em có thể học và hiểu ngôn ngữ xung quanh 4. Suy ngẫm điều Bác Hồ dạy Khi cho học sinh thực hiện hoạt động này, giáo viên lưu ý hãy cho học sinh nhận thức rõ : – Vai trò của cá nhân đối với đất nước – Cá nhân luôn được tạo điều kiện để phát triển – Tổ quốc luôn tự hào về thành công của các công dân của mình. 24
  25. 5. Phỏng vấn về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam Hoạt động này không những giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam cũng như khơi gợi niềm tự hào trong họ mà còn giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, sự tự tin. Giáo viên nên sử dụng hình thức nhóm đôi cùng một lúc để tăng hiệu quả hoạt động này. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Quan sát và nhận xét về trách nhiệm công dân của những người sống xung quanh mình Hãy yêu cầu học sinh mô tả rõ hành vi có trách nhiệm của những người sống xung quanh mình. Giải thích vì sao họ có thể làm được như vậy. Tương tự, hãy mô tả những hành vi chưa thể hiện trách nhiệm công dân. Hãy phân tích hậu quả của những hành vi đó. Sau đấy, học sinh rút ra bài học cho bản thân để có thể noi gương tốt và tránh được gương xấu. 2. Suy ngẫm về bản thân Với hoạt động này, giáo viên cố gắng hướng sự chú ý của các em vào cảm xúc tự hào, gắn bó khi nghe Quốc ca trong giờ chào cờ, hoặc khi nghe bài Quốc ca Việt Nam được cử trên các đấu trường quốc tế Nếu học sinh trả lời không biết thì giáo viên có thể lưu ý các em thử thật tập trung tự theo dõi cảm xúc của mình, các em sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị. Trong các giờ học tiếp theo hãy hỏi lại câu hỏi này. 3. Xây dựng kế hoạch phát triển trách nhiệm công dân Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số dự án thể hiện trách nhiệm công dân : – Giữ gìn sân trường sạch đẹp ; con đường xung quanh nhà em luôn sạch sẽ ; vận động tham gia giao thông an toàn, tuân thủ luật giao thông Lưu ý : Các dự án cần có tính thực tiễn, tính khả thi. 4. Sinh hoạt theo chủ đề : Đất nước và con người Việt Nam Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm thực hiện ngoài giờ lên lớp : 2 nhóm làm báo ảnh ; 2 nhóm làm báo viết. Sản phẩm sẽ nộp lại theo thời gian mà giáo viên quy định. Lưu ý là giáo viên cần phải nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm. 25
  26. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Tìm hiểu về một số quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong Hiến pháp 2013 Hình ảnh minh hoạ cho những quyền hoặc nghĩa vụ của công dân : Điều 35 Điều 39 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc Điều 22 Điều 45 1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp 1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân 2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân 26
  27. Điều 34 Điều 38 Công dân có quyền được bảo đảm an 1. Mọi người có quyền được bảo vệ, sinh xã hội chăm soc sức khoẻ, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh Điều 46 Điều 43 Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến Mọi người có quyền được sống trong pháp và pháp luật ; tham gia bảo vệ an môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội vệ môi trường và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng 27
  28. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. Giáo viên thu thập các minh chứng từ những bài làm cá nhân, nhóm và từ các quan sát trong giờ dạy, sau đó tổng hợp lại thành bảng dưới đây. 2. Giáo viên có thể xây dựng ma trận để theo dõi và đánh giá theo mục tiêu theo các mức : A : Tốt B : Khá C : Trung bình D : Chưa đạt Ví dụ : MỤC Nêu được Trình bày Chỉ ra được Thể hiện Tự hào TIÊU các điều được mục đích được một mình là kiện là công những yếu và ý nghĩa số hành vi công dân dân Việt tố làm nên học tập và thái độ Việt Nam Nam theo niềm tự hào của học tích cực quy định của mỗi sinh, phát của người của pháp người công huy truyền công dân luật dân Việt thống hiếu trong gia Nam cũng học tốt đẹp đình, nhà như dân tộc của dân tộc trường và TÊN Việt Nam xã hội Lê M A A B B C Lưu N B C D B B Đặng M Đinh N Hồ Q Bảng này cả giáo viên và học sinh dùng để đánh giá. 3. Bên cạnh đó, giáo viên có thể xây dựng các bài kiểm tra, các tình huống để kiểm tra mức độ kiến thức đã thu nhận được của học sinh và những kĩ năng học được theo yêu cầu của chương trình. 28
  29. Bài 2 TỰ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh : – Lí giải được vì sao phải tự chăm sóc sức khoẻ. – Biết và thực hiện được việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ. – Nhận xét, đánh giá được những hành vi tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân và của người khác. – Có thái độ quan tâm, quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác. NỘI DUNG CHÍNH Bài “Tự chăm sóc sức khoẻ” không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về sức khoẻ và vai trò của sức khoẻ đối với cuộc sống con người mà còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng tự rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ, tự giác tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Các phương pháp dạy học có thể được sử dụng trong bài : nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh, đọc thông tin, sự kiện, nghiên cứu tình huống để xác định những cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và thực hiện theo các cách đó. Giáo viên cần kết hợp giữa việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu kiến thức với việc vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống của bản thân theo hướng gợi mở để khuyến khích học sinh chia sẻ cách nghĩ, cách làm của mình với các bạn, thầy cô và cộng đồng. Căn cứ vào điều kiện dạy học, giáo viên có thể sử dụng hoặc lược bỏ hoặc thay thế/ bổ sung những hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Với chủ đề “Tự chăm sóc sức khoẻ”, cần tập trung vào các nội dung chính : 29
  30. 1. Sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khoẻ – Sức khoẻ là gì ? – Thế nào là tự chăm sóc sức khoẻ ? – Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ ? 2. Cần làm gì để tự chăm sóc sức khoẻ – Cách tự chăm sóc sức khoẻ. – Phân biệt những việc làm có lợi cho sức khoẻ và những việc làm có hại cho sức khoẻ. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Chơi trò chơi “Vật tay” – Mục đích : Tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh. Huy động vốn hiểu biết của học sinh về chủ đề sức khoẻ. Khơi gợi mong muốn tìm hiểu cách tự chăm sóc sức khoẻ phù hợp với bản thân. – Phương pháp tổ chức hoạt động : Phương pháp trò chơi. – Gợi ý cách thực hiện : Cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn trong sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6. Giáo viên hướng dẫn học sinh giới thiệu quản trò, trọng tài cho cuộc chơi. Hướng dẫn những công việc cần làm cho quản trò, trọng tài và hướng dẫn học sinh trong lớp thực hiện các động tác của trò chơi. Cho học sinh ổn định để chia sẻ và trả lời câu hỏi (Có thể cho học sinh chia sẻ theo cặp, sau đó gọi một vài em trình bày trước lớp). Lưu ý : Giáo viên phải bao quát được việc tham gia của học sinh trong lớp và có sự hỗ trợ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện hoạt động. Tuỳ vào đối tượng học sinh, môi trường lớp học, các điều kiện học tập giáo viên có thể thiết kế các hoạt động khởi động khác như : thi ô chữ, thi hát, kể chuyện, đố vui, nhảy theo nhạc 30
  31. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Sức khoẻ và ý nghĩa của sức khoẻ Mục đích : Học sinh hiểu về sức khoẻ và tầm quan trọng của sức khoẻ đối với cuộc sống. Phương pháp, kĩ thuật dạy học : phương pháp quan sát, thảo luận nhóm. Gợi ý cách thực hiện : a) Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi : – Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh trực tiếp trong sách Hướng dẫn học hoặc chiếu lên bảng các ảnh Bác Hồ đang rèn luyện sức khoẻ. Các hoạt động đó làm cho con người nói chung và Bác thêm khoẻ mạnh. Tuy bận rất nhiều công việc quốc gia đại sự nhưng Bác Hồ thường xuyên tập thể dục : tập tạ, chơi bóng chuyền, bơi lội, tập thái cực quyền Bác chính là một tấm gương sáng về rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ. Lưu ý : Giáo viên có thể tìm và thay bằng các ảnh hay video gần gũi hơn. b) Hãy nêu các biểu hiện của sức khoẻ vào bảng : Sức khoẻ Biểu hiện - Cơ thể cân đối, không béo phì hoặc còi xương, suy dinh (thể chất, tinh thần) dưỡng ; - Thể lực tốt, dẻo dai, nhanh nhẹn ; - Cơ thể có khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh ; - Có khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường ; - Bình an trong tâm hồn, biết cách chấp nhận và đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống ; - Luôn vui vẻ, thanh thản, suy nghĩ lạc quan, yêu đời, quan niệm sống lành mạnh, có đạo đức ; - Sống thăng bằng và hài hoà giữa lí trí và tình cảm ; 31
  32. c) Sức khoẻ có cần thiết cho mỗi người ? Tại sao ? Sức khoẻ rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi người, giúp con người có thể thành công trong học tập, lao động và trong cuộc sống ; sống an toàn, hiệu quả và hạnh phúc. 2. Tìm hiểu sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khoẻ Mục đích : Học sinh lí giải được sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân. Phương pháp, kĩ thuật dạy học : phương pháp phân tích trường hợp điển hình, thảo luận nhóm. Gợi ý thực hiện : a) Đọc truyện và trả lời câu hỏi – Câu chuyện “Cậu bé tốc độ Toàn Minh Thành” trong sách Hướng dẫn học là một tấm gương điển hình về học sinh tự chăm sóc sức khoẻ, biết cách tự chăm sóc sức khoẻ. – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, phân tích và trả lời câu hỏi. Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh liên hệ thực tế bằng việc kể lại các câu chuyện có thật tương tự hoặc đặt thêm câu hỏi liên hệ nhằm hình thành cho học sinh những thói quen ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí, chơi các môn thể thao phù hợp có lợi cho sức khoẻ. Ví dụ : Em đã có những việc làm nào giống như Toàn Minh Thành ? Sau bài học này, em có tiếp tục làm những việc đó nữa không ? Tại sao ? b) Chia sẻ với bạn và thầy/cô giáo suy nghĩ của em về những ý kiến : – Cá nhân học sinh tiếp tục suy nghĩ về ý kiến của Nam và Bình (Giáo viên nên khuyến khích học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em, không nên áp đặt ý kiến của mình đối với học sinh). – Sau khi thực hiện xong 2 nhiệm vụ của hoạt động, học sinh trao đổi câu trả lời/suy nghĩ của mình với bạn hoặc báo cáo với thầy/cô giáo. Lưu ý : Để tìm hiểu sự cần thiết của việc tự chăm sóc sức khoẻ: Giáo viên có thể lựa chọn câu chuyện khác hoặc các đoạn phim có nội dung phù hợp để hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động này. Hoặc tìm 2 điển hình đối lập (1 điển hình cho việc tích cực chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ ; 1 điển hình của việc lười biếng, không chịu chăm sóc rèn luyện sức khoẻ), sau đó cho học sinh so sánh để tìm ra những giá trị của việc tự chăm sóc rèn luyện sức khoẻ và ngược lại. – Kết thúc hoạt động này, giáo viên cần nhấn mạnh : 32
  33. Tự chăm sóc sức khoẻ giúp con người có cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai, tinh thần sảng khoái, vui vẻ, lạc quan, yêu đời ; góp phần làm cho việc học tập, lao động hiệu quả. Ngược lại, nếu không biết tự rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ, cơ thể chúng ta sẽ phát triển không cân đối, bị suy yếu, mất dần sự nhanh nhẹn, dẻo dai ; suy giảm khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, trở nên dễ mệt mỏi, hay ốm đau, bệnh tật, suy giảm trí nhớ, sự minh mẫn, hạn chế hiệu quả học tập và làm việc 3. Tự chăm sóc sức khoẻ như thế nào ? Mục đích : Học sinh biết được cách tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ. Nhận xét, đánh giá được hành vi tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân và của người khác. Tự giác chăm sóc sức khoẻ của bản thân. Phương pháp, kĩ thuật dạy học : phương pháp nghiên cứu và xử lí thông tin, thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Gợi ý cách thực hiện : 1) Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sách Hướng dẫn học và xác định những cách tự chăm sóc sức khoẻ từ thông tin đó. 2) Hỏi : Ngoài những cách tự chăm sóc sức khoẻ mà thông tin đã nêu, em còn biết và thực hiện những cách tự chăm sóc sức khoẻ nào khác ? 3) Yêu cầu học sinh tiếp tục thảo luận và hoàn thành bảng sau : Những việc làm có lợi cho sức khoẻ Giải thích lí do - Tập thể dục thể thao - Ăn uống điều độ - Những việc làm có hại cho sức khoẻ Giải thích lí do - Hút thuốc lá - Uống rượu - 33
  34. 4) Nêu gương tốt về tự chăm sóc sức khoẻ – Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ một gương tốt mà em biết (có thể của các bạn trong lớp, trong trường hoặc người thân trong gia đình, ) về tự chăm sóc và rèn luyện sức khoẻ. – Mỗi nhóm chọn một tấm gương tiêu biểu nhất để kể trước lớp. 5) Cùng chia sẻ – Em đã làm gì để có thể vượt qua trạng thái lo lắng, buồn bực, cáu giận ? Hãy chia sẻ các cách đó với bạn của em. – Hằng ngày, em đã tự chăm sóc sức khoẻ của mình như thế nào ? Hãy chia sẻ với bạn. Kết luận : Để tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, chúng ta cần : – Thường xuyên tập thể dục thể thao ; – Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí ; – Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở ; – Có chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, hợp lí ; – Có lòng vị tha, nhân ái, khoan dung ; – Sống trong sáng, lành mạnh ; không hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý ; tránh xa các tệ nạn xã hội khác ; – Biết ứng phó tích cực khi căng thẳng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục đích : Học sinh được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội về các cách tự chăm sóc sức khoẻ. Gợi ý cách thực hiện : 1. Quan sát, thảo luận và nhận xét về những hoạt động, việc làm trong mỗi ảnh – Mục đích : Giúp từng cá nhân học sinh biết lựa chọn những thói quen hằng ngày có lợi cho sức khoẻ, khắc sâu được những cách thức tự chăm sóc sức khoẻ mà học sinh đã được tìm hiểu qua các hoạt động hình thành kiến thức mới. 34
  35. – Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các hoạt động trong từng hình, thảo luận để mô tả từng hoạt động, sau đó thống nhất trong nhóm để viết lời bình theo hướng chỉ ra những hoạt động nên làm, hoạt động không nên làm. Kết quả mong đợi, học sinh nhận biết và giải thích được : Hình 1, 2, 4 : Những hoạt động tốt cho sức khoẻ, đó là luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực, vệ sinh cá nhân để giữ cho thân thể sạch sẽ. Hình 3 : Hoạt động không tốt cho sức khoẻ vì cơ thể vốn đã béo, mập lại ít hoạt động, ngồi một chỗ, ăn vặt sẽ không tốt cho sức khoẻ, sinh bệnh – Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi liên hệ thực tế như : Hãy kể những thói quen của em và cho biết đâu là thói quen có lợi/có hại cho sức khoẻ của em ? Em đã có những hoạt động nào giống các bạn nhỏ trong các bức hình ? Theo em, những hoạt động đó là có lợi hay có hại cho sức khoẻ ? Sau bài học này, em có tiếp tục với những thói quen/ hoạt động đó nữa không ? Vì sao ? 2. Xử lí tình huống – Học sinh thảo luận để xác định các vấn đề trong tình huống, xác định không gian vấn đề và đề xuất biện pháp giải quyết (có thể dựng kịch bản, phân vai diễn để thực hiện hoạt động này). – Cách giải quyết mong muốn từ nhiệm vụ này là : TH1 : Không nên tắm ngay, nhất là tắm nước lạnh sau khi chơi thể thao người vẫn còn mồ hôi vì nếu làm như vậy rất dễ bị cảm. TH2 : Không nên ăn uống như bạn Hoa, nên phân tích cho Hoa hiểu tác hại của việc ăn uống không điều độ, cần ăn uống điều độ, đủ các chất dinh dưỡng. Có thể tham khảo Tháp dinh dưỡng để có chế độ ăn uống cho phù hợp. TH3 : Khuyên bạn không nên hút thuốc lá vì thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ, là nguyên nhân gây ra các căn bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. TH4 : Tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống và luyện tập thể thao, tập các bài tập thư giãn yoga 3. Thực hành bài tập thư giãn – Mục tiêu của hoạt động là học sinh cảm nhận được sự thanh thản, bình an sau khi được thực hành làm thử một hoạt động luyện tập và chăm sóc sức khoẻ đơn giản. – Học sinh học cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trước hết, giáo viên yêu cầu cả lớp trật tự, học sinh nhắm mắt lại, dừng mọi suy nghĩ và tập trung làm theo các hướng 35
  36. dẫn của giáo viên. Giáo viên (hoặc chủ tịch hội đồng tự quản) dùng ngôn ngữ biểu cảm của mình đọc : “Em hãy ngồi thoải mái và thư giãn Khi em thư giãn, hãy thả lỏng cơ thể và hướng sự tập trung vào đôi bàn chân của em căng tất cả các cơ một lúc, sau đó thả lỏng để chúng chùng xuống Bây giờ, hãy ý thức về đôi chân, để chúng chùng xuống, căng các cơ và tiếp tục thả lỏng. Bây giờ đến bụng căng cơ bụng một lúc và thả lỏng ra, giải toả căng thẳng Hãy chú ý đến việc hít thở thở chậm và sâu thở sâu, để cho không khí thoát ra chậm rãi Bây giờ, hãy căng các cơ ở lưng và đôi vai sau đó thả lỏng chúng. Hãy để cho đôi tay, bàn tay và cánh tay căng ra sau đó thư giãn Nhẹ nhàng chuyển động cổ sang một bên, sau đó là bên kia thư giãn các cơ Bây giờ, hãy căng các cơ mặt và hàm rồi thư giãn mặt và hàm để cho cảm giác khoẻ khoắn chảy suốt cơ thể một lần nữa, hãy tập trung vào nhịp hít thở hít vào không khí trong lành để trôi đi bất cứ căng thẳng nào còn sót lại Em sẽ thấy thư giãn trong trạng thái khoẻ khoắn và bình an.” (Theo Bài tập thư giãn thể chất của Guillermo Simó Kadletz, Những giá trị sống cho tuổi trẻ) Sau khi thực hiện xong bài tập, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ cảm nhận. 4. Chơi trò chơi Giáo viên tổ chức cho cả lớp chơi một trò chơi vận động hoặc một trò chơi trí tuệ. Sau đó cho học sinh chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi thực hiện trò chơi. Ví dụ : 1. Nhảy điệu “Chicken dance” theo đĩa nhạc. 2. Thảo luận : Không khí lớp học chúng ta như thế nào khi thực hiện điệu nhảy ? Em cảm thấy cơ thể và tinh thần của bản thân như thế nào sau khi thực hiện hoạt động này ? Ngoài những hoạt động trên, giáo viên có thể cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là tấm gương Bác Hồ chăm sóc và rèn luyện sức khoẻ. Ví dụ : – Cho học sinh đọc một đoạn trong bài thơ “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương” của nhà thơ Việt Phương – người nhiều năm gần gũi với Bác Hồ : 36
  37. Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng Cái gạt tàn thuốc lá đã từ lâu thôi không nóng trên bàn Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng Con biết Người quyết sống cho miền Nam. – Hướng dẫn học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi : Đoạn thơ trên cho thấy Bác Hồ đã luyện tập và chăm sóc sức khoẻ như thế nào ? Hãy kể lại một câu chuyện mà em biết về Bác Hồ chăm sóc sức khoẻ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục đích : Học sinh biết và tự giác thực hiện các cách tự chăm sóc sức khoẻ Gợi ý cách thực hiện : 1. Điều chỉnh chế độ ăn uống – Nhìn vào “Tháp cân đối dinh dưỡng”, đánh giá lại chế độ ăn uống của bản thân bằng cách điền vào bảng dưới đây : THÁP CÂN ĐỐI DINH DƯỠNG Trung bình cho 1 người/tháng 37
  38. Nhiều Vừa Ít Muối Đường Dầu mỡ Thịt và đậu Hoa quả Rau Tinh bột – Xin tư vấn của những người am hiểu về lĩnh vực này (bác sĩ, giáo viên, bố mẹ ) để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân. – Thực hiện ăn uống theo chế độ đã xây dựng. 2. Lập kế hoạch luyện tập thể dục thể thao hằng ngày – Học sinh xây dựng kế hoạch theo các yêu cầu sau : + Mục đích + Những bài tập luyện + Thời gian thực hiện hằng ngày + Tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho kế hoạch của mình (có thể từ ông bà, bố mẹ, người thân ) – Đánh giá kết quả sau một tháng luyện tập và chia sẻ với bố mẹ, bạn bè, thầy cô. 3. Rèn luyện sức khoẻ tinh thần Học sinh thực hiện các bài tập thư giãn để vượt qua trạng thái lo lắng, buồn bực, cáu giận. 4. Thực hiện lời khuyên của bác sĩ Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ và theo dõi sự tiến triển về sức khoẻ bản thân (theo sách Hướng dẫn học): – Dùng nước ấm để rửa mặt và nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng – Uống đủ lượng nước mỗi ngày 38
  39. – Đừng bỏ hẳn chất béo trong thực phẩm và bổ sung can-xi đầy đủ. – Luôn giữ tâm trạng vui vẻ – Vệ sinh cá nhân đúng cách, thường xuyên. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Học sinh sưu tầm những thông tin/bài viết/truyện kể về việc tự chăm sóc sức khoẻ và chia sẻ với bạn trong nhóm, trong lớp. Hoặc xây dựng thông điệp về chủ đề sức khoẻ (có thể dưới dạng văn bản viết hoặc tranh vẽ, clip, ), sau đó giới thiệu và trưng bày thông điệp đã xây dựng trước lớp. Bình chọn thông điệp hay nhất Lưu ý : – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nhiệm vụ trong hoạt động để xác định những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện những nhiệm vụ này. – Khuyến khích học sinh về nhà với sự tư vấn của cha mẹ, người thân để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Với bài “Tự chăm sóc sức khoẻ”, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được tiến hành sau từng hoạt động học tập, đặc biệt là sau khi thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ. Ở hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài học để xác định các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh thực hiện. Cấp độ đánh giá ở hoạt động này chủ yếu là nhận biết và thông hiểu. Do đó, để đánh giá được việc nắm kiến thức mới của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá như : quan sát, trắc nghiệm, phỏng vấn nhanh. Ví dụ : Để đánh giá được học sinh đã nhận biết và phân loại được những thói quen có lợi/có hại cho sức khoẻ, giáo viên có thể chuẩn bị các bài trắc nghiệm, tự luận : 1. Em hãy cho biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc chăm sóc, rèn luyện thân thể ? Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai” tương ứng với mỗi trường hợp. 39
  40. STT Việc làm Đúng hoặc Sai 1 Tập thể dục đều đặn hằng ngày. Đúng/Sai 2 Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đúng/Sai 3 Đánh răng 2 lần mỗi ngày. Đúng/Sai 4 Tắm rửa, thay quần áo thường xuyên. Đúng/Sai 5 Mặc phong phanh khi trời lạnh. Đúng/Sai 6 Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng. Đúng/Sai 7 Thức khuya xem tivi. Đúng/Sai 8 Tập Yoga để giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Đúng/Sai 2. Khoanh vào chữ cái trước việc làm thể hiện chưa biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể : A. Hàng ngày đi học về, Bình thường chơi thể thao. B. Ngày nào Minh cũng tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ. C. Hằng luôn ăn đa dạng các thức ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. D. Mỗi khi bị đau họng, Hà không cần uống thuốc mà để tự khỏi. 3. Vì sao cần phải tự chăm sóc sức khoẻ ? 4. Chúng ta cần làm gì để tự chăm sóc sức khoẻ ? 5. Em đã tự chăm sóc sức khoẻ như thế nào ? Ở các hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng : Giáo viên căn cứ vào việc tham gia các hoạt động và mức độ hoàn thành các yêu cầu/nhiệm vụ của học sinh để đánh giá những năng lực và kĩ năng được hình thành thông qua các hoạt động và việc thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ đó. Cấp độ đánh giá ở các hoạt động này là vận dụng và vận dụng sáng tạo. Do đó việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn phải được kết hợp một cách linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau. Ở bài học này, ngoài những hình thức đánh giá thông thường như quan sát, trắc nghiệm, viết bài luận, phỏng vấn, giáo viên cần sử dụng các bảng đánh giá tiến độ học tập của từng cá nhân và đánh giá khả năng cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân khi tham gia hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm. 40
  41. Để đánh giá được mức độ thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ của từng học sinh, giáo viên có thể sử dụng Bảng tiến độ học tập cá nhân theo mẫu sau: Họ tên : Lớp : Bảng tiến độ học tập Mức độ thực hiện Chưa hoàn Hoàn thành Hoàn thành tốt Hoạt động thành (Yêu cầu/nhiệm vụ) HĐ khởi động - Yêu cầu/nhiệm vụ 1 - Yêu cầu/nhiệm vụ 2 HĐ hình thành kiến thức - Yêu cầu/nhiệm vụ 1 - Yêu cầu/nhiệm vụ 2 HĐ luyện tập - Yêu cầu/nhiệm vụ 1 - Yêu cầu/nhiệm vụ 2 HĐ vận dụng - Yêu cầu/nhiệm vụ 1 - Yêu cầu/nhiệm vụ 2 HĐ tìm tòi, mở rộng - Yêu cầu/nhiệm vụ 1 - Yêu cầu/nhiệm vụ 2 Để đánh giá được mức độ thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ của học sinh khi tham gia làm việc nhóm, giáo viên có thể sử dụng Bảng tiến độ học tập của cá nhân trong nhóm theo mẫu sau : 41
  42. Tiêu Họ và tên người đánh giá chí Nhóm Nhiệt Xác Tên Đóng Tổ chức Làm Tính tình, định Tổng thành góp ý và quản việc hiệu nghiêm rõ mục điểm viên tưởng lí nhóm hợp tác quả túc tiêu Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 Thành viên 4 Mỗi thành viên của nhóm có một phiếu đánh giá. Mỗi thành viên sẽ đánh giá các thành viên còn lại thông qua việc cho điểm từng tiêu chí. Điểm 3 là tốt ; điểm 2 ở mức trung bình ; điểm 1 không tốt lắm ; điểm 0 là không có đóng góp gì cho nhóm. Cộng tổng điểm tất cả các tiêu chí của một thành viên do các thành viên khác đánh giá chia tổng điểm cho số người tham gia đánh giá. 42
  43. Bài 3 SỐNG CẦN KIỆM MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh : – Nêu được ý nghĩa của sống cần kiệm. – Biết cần cù trong học tập và lao động, tiết kiệm trong sinh hoạt và trong cuộc sống. – Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về sống cần kiệm. – Quý trọng những người sống cần kiệm ; phê phán lối sống lười biếng, xa hoa, lãng phí. NỘI DUNG CHÍNH Bài học “Sống cần kiệm” giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lối sống cần kiệm, trang bị cho các em những cách rèn luyện lối sống cần cù và tiết kiệm, từ đó hình thành ở các em ý thức lao động chăm chỉ, cần cù và luôn biết tiết kiệm bằng những hành vi, việc làm cụ thể. Các phương pháp dạy học có thể được sử dụng trong bài : nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh, đọc thông tin, sự kiện, nghiên cứu tình huống Giáo viên cần kết hợp giữa việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu kiến thức với việc vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống của bản thân theo hướng gợi mở để khuyến khích học sinh chia sẻ cách nghĩ, cách làm của mình với các bạn, thầy cô và cộng đồng. Căn cứ vào điều kiện dạy học, giáo viên có thể sử dụng hoặc lược bỏ hoặc thay thế/ bổ sung những hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Với chủ đề “Sống cần kiệm”, cần tập trung vào các nội dung chính : 1. Sống cần kiệm và ý nghĩa của sống cần kiệm – Thế nào là sống cần kiệm ? – Ý nghĩa của sống cần kiệm ? 43
  44. 2. Biểu hiện của lối sống cần kiệm – Phân biệt lối sống cần kiệm với lối sống lười biếng, không tiết kiệm – Những việc cần làm để có lối sống cần kiệm MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Mục đích : Tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh ; Huy động vốn hiểu biết của học sinh về chủ đề ; Khơi gợi mong muốn tìm hiểu cách rèn luyện lối sống cần kiệm. – Phương pháp tổ chức hoạt động : phương pháp trò chơi – Gợi ý cách thực hiện : Học sinh học cả lớp với sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép các chữ cái đứng liền nhau trong ma trận để tạo thành các từ có nghĩa. Các từ có thể tìm được trong ma trận : Siêng năng ; Lười nhác ; Lạc quan ; Kiên trì ; Thông minh ; Hiếu thảo ; Tiết kiệm ; Giản dị ; Cần cù ; Gọi 2 đến 3 học sinh trả lời câu hỏi : Em hãy xác định trong các từ tìm được, những từ nào chỉ phẩm chất của con người ? Trong những từ chỉ phẩm chất của con người, từ nào là phẩm chất đặc trưng của em ? Giáo viên nhấn mạnh đến các phẩm chất cần tìm hiểu kĩ trong bài. Lưu ý : Ngoài cách này, giáo viên có thể tổ chức hoạt động khởi động bằng các hình thức khác như : thi hát, trò chơi đuổi hình bắt chữ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I - SỐNG CẦN KIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG CẦN KIỆM Mục đích : Học sinh nhận biết được thế nào là sống cần kiệm và hiểu được ý nghĩa của lối sống cần kiệm. Kĩ thuật dạy học tích cực : kĩ thuật động não, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh. Phương pháp tổ chức hoạt động : Nêu vấn đề, làm việc nhóm, nêu gương, nghiên cứu trường hợp điển hình. 44
  45. Gợi ý cách thực hiện : 1. Tìm hiểu về sống cần kiệm Giáo viên hướng dẫn cá nhân học sinh đọc thầm truyện và trả lời các câu hỏi. Sau đó một học sinh trong nhóm nêu tóm tắt cốt truyện và các yêu cầu cần thực hiện trong nhóm. Học sinh trình bày kết quả nghiên cứu cá nhân với nhóm. Nhóm tiến hành trao đổi và đi đến thống nhất, sau đó báo cáo kết quả với thầy/cô giáo. Các câu trả lời mong đợi từ phía học sinh là : – Kiến vẫn đủ thức ăn để vượt qua mùa đông giá lạnh vì chăm chỉ làm việc, biết làm việc một cách khéo léo, kiên trì, tiết kiệm. Ve Sầu héo dần đi vì đói và rét là do mải vui chơi ca hát, không chịu làm việc tích luỹ thức ăn. – Những từ/cụm chỉ những đức tính tốt đẹp của Kiến : chăm chỉ, bận rộn, khéo léo, không bỏ cuộc, tích trữ cái ăn – Những từ/cụm chỉ những đức tính của Ve Sầu khiến chính nó phải chịu đói rét trong mùa đông : giễu cợt, ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng tổ, cứ vui chơi đi, không chịu làm tổ, không tích trữ cái ăn – Bài học từ câu chuyện : Cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm sẽ có cuộc sống no ấm. Nếu lười biếng, hoang phí thì cuộc sống sẽ đói rét, khổ sở. Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, giáo viên giải đáp các thắc mắc của học sinh (nếu có). Lưu ý : Giáo viên có thể sử dụng truyện kể khác hoặc tình huống để làm rõ hơn nội dung này. Tuỳ môi trường dạy học và đối tượng, giáo viên có thể cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ này qua việc xây dựng kịch bản và đóng vai. Với học sinh khá giỏi, giáo viên nên cho học sinh khai thác thêm nhân vật Ve Sầu trong câu chuyện. 2. Tìm hiểu tấm gương sống cần kiệm của Bác Hồ Các nhóm phân vai đọc đoạn hội thoại (hoặc tổ chức đóng vai). Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. Câu trả lời mong đợi nhận được từ các nhóm : – Những từ/cụm từ/đoạn văn mô tả lối sống cần cù trong học tập và lao động của Bác Hồ : Làm việc 17 tiếng ; Học thêm 2 tiếng ; Đến đâu cũng tranh thủ học tiếng ; Mỗi ngày viết 10 từ vào cánh tay để vùa làm, vừa học ; Từ nào không hiểu, Bác tra từ điển hoặc nhờ người khác giải thích rồi ghi lại vào sổ. – Bác là người sống rất tiết kiệm thể hiện ở việc : Với cương vị Chủ tịch nước nhưng trang phục giản dị, bữa cơm thanh đạm 45
  46. – Bác Hồ đã căn dặn chúng ta phải tiết kiệm : tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền bạc ; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. – Những đức tính của Bác Hồ mà em nhận thấy được qua đoạn hội thoại : cần cù chăm chỉ, kiên trì, tiết kiệm, giản dị, ham học hỏi Sau khi thống nhất ý kiến, các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh : Cần cù là làm việc một cách chăm chỉ, tự giác, đều đặn và quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình, của người khác và của xã hội. 3. Tìm hiểu ý nghĩa của sống cần kiệm – Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm những yêu cầu trong sách Hướng dẫn học và thực hiện những yêu cầu đó. Kết quả mong đợi là học sinh nêu được : Qua câu chuyện Kiến và Ve Sầu, nhân vật Kiến sống cần cù và tiết kiệm nên mùa đông nó không phải chịu đói rét, cuộc sống thật vui và yên ổn. Qua đoạn hội thoại, việc học tập chăm chỉ, cần cù và lối sống tiết kiệm của Bác Hồ đã đem đến cho Bác thành công trong công việc, trong sự nghiệp dù ở bất cứ cương vị nào. Lưu ý : Khi học sinh làm việc cá nhân, giáo viên nên bao quát lớp học, ưu tiên hỗ trợ học sinh. Nói nhỏ khi hướng dẫn cho từng học sinh để không làm ảnh hưởng đến những học sinh khác. Kết thúc hoạt động, giáo viên cần khắc sâu : Con người muốn tồn tại, phải cần cù lao động để làm ra của cải, phải biết tiết kiệm tiền của, công sức, thời gian thì mới xây dựng được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, nếu không chịu khó, kiên trì và tiết kiệm thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, có thể nói : Cần cù, tiết kiệm giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. II - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ CÓ LỐI SỐNG CẦN KIỆM Mục đích : Học sinh phân biệt được thế nào là sống cần kiệm với sống lười biếng, không tiết kiệm. Các cách rèn luyện lối sống cần kiệm. 46
  47. Kĩ thuật dạy học tích cực : kĩ thuật động não, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh. Phương pháp tổ chức hoạt động : nêu vấn đề, làm việc nhóm, nêu gương, nghiên cứu trường hợp điển hình. Gợi ý cách thực hiện : 1. Phân biệt lối sống cần kiệm với lối sống lười biếng, không tiết kiệm a) Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập theo mẫu trong sách Hướng dẫn học và để sẵn vào góc học tập. Nhóm trưởng lấy phiếu phát cho các thành viên. Cá nhân thành viên thực hiện yêu cầu sau đó trao đổi với bạn. Kết quả mong đợi học sinh xác định được : Gần nghĩa với cần cù : Siêng năng, Chăm chỉ ; Có kế hoạch ; Nỗ lực ; Chịu khó ; Miệt mài ; Trái nghĩa với cần cù : Mải chơi ; Lười biếng. Gần nghĩa với tiết kiệm : Chừng mực ; Sử dụng hợp lí ; Giản dị. Trái nghĩa với tiết kiệm : Lãng phí ; Phí phạm ; Nỗ lực ; Xa hoa. b) Giáo viên hướng dẫn các nhóm trưởng (hoặc học sinh khác theo phân công của nhóm) lấy phiếu bài tập từ góc học tập, nhóm trưởng đọc cho nhóm nghe các yêu cầu của phiếu học tập. Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm trao đổi từng yêu cầu trước khi lựa chọn và điền câu trả lời vào phiếu. Giáo viên nên chú ý đến sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi liên hệ đối với học sinh khá giỏi. Chú ý đến việc khuyến khích học sinh rút ra ý nghĩa của lối sống cần kiệm và những hệ quả của lối sống không cần kiệm theo cách hiểu của các em. Lưu ý : Ngoài hình thức sử dụng phiếu bài tập, giáo viên có thể thiết kế các bảng hỏi, thẻ từ để tổ chức cuộc thi giữa các nhóm. Khi học sinh trình bày kết quả thảo luận, giáo viên nên hướng học sinh tới việc biết trân trọng những kết quả/giá trị do làm việc, học tập chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm mà có được. 2. Những cách rèn luyện để có lối sống cần kiệm Học sinh học theo cặp, trước hết cá nhân học sinh đọc thầm thông tin, sau đó thực hiện việc hỏi đáp giữa 2 học sinh. Ví dụ : Học sinh 1 hỏi : Ở thông tin trên để rèn luyện tính siêng năng trong học tập, người học cần phải làm gì ? 47
  48. Học sinh 2 dựa vào các dữ liệu mà thông tin đưa ra để trả lời, như : Xác định mục đích học tập rõ ràng ; Lên danh sách những yếu tố thúc đẩy việc học ; Tạo một thời gian hợp lí khi làm bài tập Sau đó 2 học sinh trao đổi câu trả lời để đi đến thống nhất, ghi lại những gì còn băn khoăn để hỏi thầy/cô giáo. Tiếp tục đổi lại học sinh 2 hỏi, học sinh 1 trả lời Giáo viên có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số cặp. Lưu ý : Ở mục này, giáo viên có thể sử dụng phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh làm việc hoặc chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi và dự kiến câu trả lời để gợi ý, hướng dẫn và kiểm soát việc học tập của học sinh. – Giáo viên có thể lựa chọn mục việc trả lời câu hỏi ở mục b hoặc rút ra bài học từ câu chuyện “Hạt giống” trong sách Hướng dẫn học để chốt lại những việc con người cần làm để rèn luyện đức tính cần kiệm. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục đích : Học sinh được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được về các cách rèn luyện lối sống cần kiệm. Gợi ý cách thực hiện : 1. Nêu ý nghĩa của những câu nói, câu ca dao, tục ngữ Học sinh học cá nhân, giáo viên phô tô cho mỗi học sinh một phiếu học tập theo mẫu trong sách Hướng dẫn học và để vào góc học tập. Học sinh lấy phiếu và thực hiện theo yêu cầu của phiếu. Học sinh cần điền vào các cột tương ứng ý nghĩa rút ra từ những câu nói, câu ca dao, tục ngữ. Giáo viên nên khuyến khích học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em, không nhất thiết phải đúng nguyên văn như dự kiến của giáo viên. Giáo viên kiểm soát kiến thức học sinh đạt được bằng cách kiểm tra phần viết của học sinh trong phiếu hoặc có thể gọi từ 5 đến 7 học sinh chia sẻ kết quả. Giáo viên có thể cho học sinh liên hệ thêm với thực tế bằng cách xây dựng dưới hình thức thơ, ca, hò, vè, bài đồng dao 2. Xử lí tình huống Học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên cho các nhóm chọn một tình huống, hướng dẫn học sinh phân tích tình huống, xây dựng kịch bản, tổ chức đóng vai theo kịch bản 48
  49. (có nhân vật, lời thoại, cách ứng xử ) và trình bày trước lớp. Cuối hoạt động này, khi nhận xét kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh không chỉ nhận xét về khả năng nhập vai có phù hợp không mà cần nhận xét về khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống giả định, tình huống thực tế. 3. Học tập tấm gương sống cần kiệm Giáo viên có thể cho học sinh liên hệ thực tế bằng việc kể những tấm gương tiêu biểu về sự cần cù trong học tập, lao động, và sinh hoạt hằng ngày mà học sinh biết từ cuộc sống xung quanh hoặc từ các phương tiện thông tin, sách báo. Lưu ý : Giáo viên có thể linh hoạt đưa ra những tình huống khác, phù hợp với thực tế của học sinh để các em đóng vai. 4. Vẽ “cây giá trị” Học sinh đến góc học tập lấy giấy và bút màu. Trước tiên, học sinh làm việc cá nhân, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng màu sắc phù hợp để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trong sách Hướng dẫn học. Sau khi hoàn thành sản phẩm, học sinh làm việc theo nhóm để giới thiệu tranh vẽ của cá nhân với các bạn trong nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm trao đổi để chọn một tranh giới thiệu trước lớp. Lưu ý : Giáo viên có thể chuyển hoạt động này thành hoạt động chung. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục đích : Học sinh biết và tự giác thực hiện lối sống cần kiệm Gợi ý cách thực hiện : – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu/nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng. – Học sinh cần tìm hiểu và xác định những điểm chưa rõ cần có sự hướng dẫn của giáo viên. – Học sinh có thể thực hiện được những hoạt động này với sự hỗ trợ của người thân (bố/mẹ ; ông/bà ; anh/chị ) hoặc người lớn. – Học sinh cần làm việc nghiêm túc để thực hiện tốt các yêu cầu/nhiệm vụ đặt ra. Quá trình và kết quả thực hiện phải được thể hiện bằng văn bản, nộp cho giáo viên ở tiết học tiếp theo. – Giáo viên cần có những nhận xét, phản hồi về việc thực hiện yêu cầu/nhiệm vụ của học sinh ở 2 hoạt động này. 49
  50. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Với 2 nhiệm vụ : Sưu tầm và viết bài luận, giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nhiệm vụ trong hoạt động để xác định những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện những nhiệm vụ này. Khuyến khích học sinh về nhà với sự tư vấn của cha mẹ, người thân để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Với bài “Sống cần kiệm”, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được tiến hành sau từng hoạt động học tập, đặc biệt là sau khi thực hiện các yêu cầu/ nhiệm vụ. Ở hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài học để xác định các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh thực hiện. Cấp độ đánh giá ở hoạt động này chủ yếu là nhận biết và thông hiểu. Do đó, để đánh giá được việc nắm kiến thức mới của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá : quan sát, trắc nghiệm, phỏng vấn nhanh , như Phiếu hỏi : Họ tên học sinh Nội dung quan sát HS A HS B HS C HS D 1. Em có biết trình bày ý kiến của bản thân một cách tích cực và hợp lí không ? 2. Em có lắng nghe ý kiến của người khác không ? 3. Khi có ý kiến trái với suy nghĩ của bản thân, em có tuân theo ý kiến hợp lí không ? Ở các hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng : Giáo viên căn cứ vào việc tham gia các hoạt động và mức độ hoàn thành các yêu cầu/nhiệm vụ của học sinh để đánh giá những năng lực và những kĩ năng được hình thành thông qua các hoạt động và việc thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ đó. Cấp độ đánh giá ở các hoạt động này là vận dụng và vận dụng sáng tạo. Do đó việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn phải được kết hợp một cách linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau. 50
  51. Ở bài học này, ngoài những hình thức đánh giá thông thường như quan sát, trắc nghiệm, viết bài luận, phỏng vấn , giáo viên cần sử dụng các bảng đánh giá tiến độ học tập của từng cá nhân và đánh giá khả năng cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân khi tham gia hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm. Để đánh giá được mức độ thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ của từng học sinh, giáo viên có thể sử dụng Bảng tự đánh giá hoạt động : Bảng tự đánh giá hoạt động Họ tên : Lớp : Thời Chương GV phụ Đánh giá Tự đánh giá hoạt động gian trình trách của GV Mức độ tham gia Mức độ hài lòng Tích Bình Hài Bình Ít Ít cực thường lòng thường Để đánh giá được mức độ thực hiện các yêu cầu/nhiệm vụ của học sinh khi tham gia làm việc nhóm, giáo viên có thể sử dụng Bảng đánh giá đồng đẳng : Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh Tên hoạt động : Họ tên học sinh : Lớp : Em hãy viết tên 2 bạn đã đạt được các tiêu chí trong các nội dung dưới đây. Nội dung Tên của học sinh thực hiện tốt 1. Học sinh nào có ý thức chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động () và dọn dẹp đồ dùng, học cụ gọn gàng sau khi kết thúc hoạt động ? 2. Học sinh nào có ý kiến xây dựng và cải thiện hoạt động một cách tích cực ? 51
  52. Bài 4 BIẾT ƠN MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh : – Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn. – Chỉ ra được những biểu hiện đa dạng của lòng biết ơn. – Biết sống với lòng biết ơn và thể hiện được sự biết ơn. – Trân trọng, ghi nhớ công ơn của người đã quan tâm, giúp đỡ mình. – Biết phê phán những hành vi vô ơn bội nghĩa. NỘI DUNG CHÍNH – Tìm hiểu thế nào là lòng biết ơn và ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống ; – Tìm hiểu sự đa dạng của các hành vi thể hiện sự biết ơn với các đối tượng khác nhau ; – Hình thành thói quen thể hiện sự biết ơn. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài đồng dao theo nhịp, các em sẽ hứng thú và dễ nhớ. Sau đó hỏi các em về ý nghĩa của bài đồng dao. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I - THẾ NÀO LÀ BIẾT ƠN ? 1. Trao đổi về bài đồng dao 52
  53. Sau khi cho học sinh đọc bài đồng dao để khởi động lớp học, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời 3 câu hỏi. a) Chúng ta thể hiện lòng biết ơn khi chúng ta được nhận cái gì đó. b) Từ NHỚ thể hiện nhiều nhất, nhớ tới công lao của người khác đối với mình. c) Trước tiên, lòng biết ơn thường được thể hiện dưới dạng nỗi nhớ, sự suy nghĩ về công ơn của người khác và mong muốn được nói lời CẢM ƠN, hoặc bằng hành động cụ thể nào đó. 2. Quan sát các bức hình để tìm hiểu về những biểu hiện của lòng biết ơn Cho học sinh quan sát hình ảnh và tưởng tượng ra mọi hoàn cảnh mà con người thể hiện lòng biết ơn. Để viết lời tựa cho bức tranh/ảnh, cần hướng dẫn các em viết ngắn gọn, súc tích, hàm ý : – Hãy viết một câu tựa đề thể hiện sự biết ơn phù hợp với mỗi bức hình. Sau đó đọc khái niệm về lòng biết ơn. 3. Tìm hiểu vì sao chúng ta phải sống với lòng biết ơn Khi sống với lòng biết ơn, chúng ta đã luôn kết nối mình với người khác, thấy mình được yêu thương, được giúp đỡ, từ đó sẽ xuất hiện lòng mong mỏi đáp đền. Sự mong mỏi đáp đền sẽ khiến chúng ta có hành động thiết thực để làm những điều tốt đẹp. Cứ như vậy, ai cũng sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp và bình yên. II - LÒNG BIẾT ƠN ĐƯỢC THỂ HIỆN DƯỚI NHỮNG HÌNH THỨC NÀO ? 1. Tìm hiểu việc làm thể hiện sự biết ơn Để tìm hiểu việc làm thể hiện sự biết ơn với từng đối tượng cụ thể, giáo viên cho học sinh sắp xếp lại trật tự các câu ở trong bảng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng có những việc làm thể hiện với nhiều đối tượng để biết ơn. Các việc làm biết ơn được sắp xếp như sau : Đối tượng biết ơn Việc làm thể hiện sự biết ơn Biết ơn “Các vua Hùng đã có công dựng “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” nước” Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh Chăm sóc gia đình thương bệnh binh, bà đã vì giang sơn Tổ quốc mẹ Việt Nam anh hùng 53
  54. Đối tượng biết ơn Việc làm thể hiện sự biết ơn Biết ơn vạn vật, cỏ cây, thiên nhiên đã Tích cực tham gia bảo vệ môi trường nuôi dưỡng con người Biết ơn mẹ cha đã sinh thành, nuôi dạy Ân cần, chăm sóc, phụng dưỡng ta khôn lớn Biết ơn thầy cô giáo Học hành tích cực, chăm ngoan Biết ơn truyền thống của quê hương Phát huy, gìn giữ truyền thống tốt đẹp 2. Tìm hiểu các cách thể hiện lòng biết ơn Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn : Đó là thể hiện bằng lời nói và bằng hành động. Giáo viên thảo luận với lớp về những lời nói và các hành động đa dạng khác nhau như thế nào để thể hiện lòng biết ơn của bản thân với ai đó. III - THÁI ĐỘ CỦA EM VỚI CÁC HÀNH VI BIẾT ƠN VÀ VÔ ƠN 1. Ứng xử tình huống Nếu có thể, giáo viên nên cho các em đóng vai tình huống. 2. Bày tỏ ý kiến của bản thân Sau khi đọc xong câu chuyện, cho học sinh rút ra ý nghĩa của câu chuyện. Thông điệp chính : Chúng ta cần sống với lòng biết ơn, nhưng cũng rộng lòng tha thứ với người có thể sống vô tình với mình. 3. Đọc và suy ngẫm Đọc đoạn văn “Sống với lòng biết ơn, ta được gì ?”, giáo viên chú ý khai thác lợi ích mà mỗi cá nhân có được khi sống với lòng biết ơn – làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân sẽ tốt đẹp biết nhường nào. Sau đó, giáo viên cho các em tìm những tấm gương sống với lòng biết ơn. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hành động biết ơn của em Giáo viên và học sinh có thể thảo luận về các tình huống mà ở đó học sinh cần thể hiện lòng biết ơn ; không nhất thiết phải sử dụng tình huống trong sách. Điều quan trọng là các 54
  55. em đưa ra được các cách khác nhau thể hiện lòng biết ơn. Đóng vai là phương pháp rất tốt để học sinh được trải nghiệm. 2. Tìm hiểu các nhóm hành vi, thái độ và việc làm thể hiện lòng biết ơn Thông qua các hoạt động ở phần B, chúng ta đã biết nhiều cách thể hiện lòng biết ơn. Các bức ảnh dưới đây thể hiện các nội dung sau : – Trao gửi lời nói : cảm ơn, lời nói thể hiện thái độ xúc cảm, đọc thơ, hát những bài bày tỏ lòng cảm ơn – Trao gửi văn bản viết : gửi thiệp cảm ơn, thư cảm ơn, bài thơ, bài viết, bài hát về lòng biết ơn – Trao gửi cử chỉ : ánh mắt nhìn biết ơn, cái bắt tay ấm áp, cái ôm đáp nghĩa, nụ hôn yêu thương, tay đặt lên trái tim mình, cúi đầu cảm tạ – Trao gửi kỉ vật : bó hoa, quà lưu niệm, kỉ vật và cả những món quà có giá trị sử dụng – Thực hiện việc làm trực tiếp : hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người thân, bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống của quê hương đất nước – Thực hiện các nghi lễ, giỗ chạp, thăm viếng : lễ tạ ơn, cúng bái vào các ngày giỗ, thăm viếng những nơi thờ tự Cháu cảm ơn cô ạ ! 1 2 3 4 5 6 3. Tìm hiểu lòng biết ơn qua bài hát Giáo viên cho học sinh nghe trực tiếp bài này để tạo cảm xúc : có thể nghe qua máy tính, giáo viên hát trực tiếp hoặc cho học sinh hát Sau đó thảo luận các câu hỏi. 55
  56. 4. Thảo luận, phân biệt hành vi biết ơn và không biết ơn Lưu ý trong hoạt động này nên để cho học sinh giải thích vì sao lại có lựa chọn hành vi này mà không phải lựa chọn hành vi khác. Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn khoảng 500 chữ, giáo viên lưu ý học sinh phải viết cả về sự ca ngợi lòng biết ơn cũng như phê phán những người sống vô ơn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Thực hành nói lời cảm ơn Hãy nhắc nhở các em ghi lại những lần mình đã biết nói cảm ơn, lúc nào mình đã quên nói lời cảm ơn. 2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn Học sinh nói về những việc các em có thể làm, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để thể hiện lòng biết ơn của bản thân. (Ghi nhớ : Hành động vì lòng biết ơn phải luôn làm ta thoải mái, dễ chịu, nếu không, hành động đó mất đi ý nghĩa của nó). 3. Làm tập san “Uống nước nhớ nguồn” Tập san này có thể thực hiện trước để phục vụ cho giờ học trên lớp. 4. Làm quà tặng Giáo viên có thể hướng dẫn các em làm quà tặng hoặc lựa chọn quà tặng sao cho phù hợp với người được tặng. Hãy để các em có thể giải thích vì sao mình chọn món quà đó và tặng cho ai. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Sưu tầm Giao cho học sinh về sưu tầm câu ca dao nói về lòng biết ơn mà mình thích. Nên trang trí sản phẩm này và hãy sử dụng nó khi cần phải tỏ lòng biết ơn ai đó. 2. Suy ngẫm Với câu hỏi làm thế nào để ghi nhận công lao của người khác dành cho mình, giáo viên hướng dẫn các em chỉ nói về chính mình, trong điều kiện của bản thân đã, đang và sẽ thể hiện như thế nào. 56
  57. Người ích kỉ luôn chỉ nghĩ về mình, người khác làm cho mình thì họ cho là sự đương nhiên hoặc họ luôn trách móc mọi người đã không nghĩ đến họ. Chính vì thế những người ích kỉ rất ít nghĩ đến sự biết ơn. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. Giáo viên thu thập các minh chứng từ những bài làm cá nhân, nhóm và từ các quan sát trong giờ dạy, sau đó tổng hợp lại thành bảng dưới đây. 2. Giáo viên có thể xây dựng ma trận để theo dõi và đánh giá theo mục tiêu theo các mức : A : Tốt B : Khá C : Trung bình D : Chưa đạt Thí dụ : MỤC Nêu được Chỉ ra được Biết sống Trân trọng, Biết phê TIÊU thế nào những biểu với lòng ghi nhớ công phán là biết ơn hiện đa biết ơn và ơn của người những và ý nghĩa dạng của thể hiện đã quan tâm, hành vi của lòng lòng biết ơn được sự giúp đỡ mình vô ơn bội TÊN biết ơn biết ơn nghĩa Lê M A A B B Lưu N B C D B Đặng M Đinh N Hồ Q Bảng này, cả giáo viên và học sinh dùng để đánh giá. 3. Bên cạnh đó, giáo viên có thể xây dựng các bài kiểm tra, các tình huống để kiểm tra mức độ kiến thức đã thu nhận được của học sinh và những kĩ năng học được theo yêu cầu của chương trình. 57