Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học Lớp 6 (Phần 1)

pdf 86 trang hapham 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học Lớp 6 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_giao_vien_mon_tin_hoc_lop_6_phan_1.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học Lớp 6 (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN MÔN TIN HỌC Líp 6 HÀ NỘI - 2015 1
  2. PhÇn 11 MT S HƯNG DN DY HC MÔN TIN HC LP 6 THEO MÔ HÌNH TRƯNG HC MI I. GII THIU CHUNG V B MÔN 1. Vai trò ca môn hc Ở nhà trường phổ thông, môn Tin học đóng một vai trò quan trọng đó là giúp cho học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT). Cụ thể hơn môn Tin học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau ở HS. Năng lực sử dụng, quản lí các công cụ của ICT, khai thác các ứng dụng thông dụng của ICT khác; Năng lực nhận biết và ứng xử trong sử dụng ICT, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của xã hội Việt Nam; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của các công cụ ICT, bao gồm các khả năng tư duy về tự động hoá và điều khiển; Năng lực khai thác các ứng dụng, các dịch vụ của công nghệ kĩ thuật số của môi trường ICT để học tập có hiệu quả ở các lĩnh vực khác nhau; Năng lực sử dụng các công cụ và môi trường ICT để chia sẻ thông tin, hợp tác với mọi người. Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học đóng vai trò như một công cụ phục vụ và tạo môi trường trong việc giảng dạy các bộ môn, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục; Giúp cho các môn học có thể cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất của xã hội. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách cho HS không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. – 2–
  3. 2. Đc đim ca môn hc a. Thực hành trên máy tính là yêu cầu bắt buộc trong dạy học bộ môn Việc thiết kế các nội dung trong sách hướng dẫn học là để thực hiện việc dạy học trên máy tính. Trong đó một số nội dung còn được được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác cụ thể với phần mềm. b. Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh Đặc thù này làm cho Tin học khác hẳn so với tất cả các môn học có liên quan đến công nghệ hay học nghề khác. Công nghệ thông tin, cụ thể là máy tính đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống hằng ngày, trong mọi ngành, nghề khác nhau. Đặc thù này làm cho Tin học trở thành môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên (GV) phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình mới đủ kiến thức cập nhật. c. Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất Đây cũng là một đặc thù rất nổi bật của bộ môn Tin học. Chỉ nói riêng họ hệ điều hành Windows cũng đã có nhiều phiên bản khác nhau hiện đang được dùng tại Việt Nam, ví dụ: Windows XP, Vista, 7, 8, và sắp tới lại có thể là Windows 9, 10, ; Tương tự như vậy, phần mềm Microsoft Office cũng đang phổ biến khá nhiều phiên bản khác nhau như Microsoft Office 2003, 2007, 2010, 2011, Hệ thống cấu hình đĩa đi kèm tại các máy tính cũng rất đa dạng. Các máy tính có thể có một, hai hay nhiều hơn các ổ đĩa cứng bên trong. Trên các máy tính thậm chí có thể cài đặt song song nhiều hệ điều hành khác nhau. Do vậy, thông tin trong các tài liệu học chỉ mang tính định hướng về kiến thức môn học chứ không áp đặt quy trình thao tác trên máy tính hay một phần mềm cụ thể nào. Với mỗi bài học, tuỳ vào các điều kiện thực tế mà GV có thể hoàn toàn chủ động trong việc trình bày khái niệm, minh hoạ thao tác trên máy tính sao cho dễ hiểu nhất đối với HS. d. Là một môn học mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông Tin học là một ngành công nghệ khá mới mẻ đối với Việt Nam và phát triển rất nhanh trên thế giới. Tại Việt Nam, Tin học mới được đưa vào nhà trường thành môn học chính thức. Chính vì các lí do trên mà Tin học, Máy tính mặc dù đối với xã hội đã phổ cập nhưng đối với nhà trường lại rất mới mẻ. – 3–
  4. Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên, có một số lưu ý đối với GVgiảng dạy bộ môn như sau. (1) Việc giảng dạy trong các nhà trường cần phải rất linh hoạt, không nên áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp cũng như tiến độ giảng dạy. (2) Các nhà trường cần ưu tiên tối đa trang thiết bị cho GV khi giảng dạy môn học này. (3) GV dạy môn Tin học cần cập nhật kiến thức thường xuyên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các GV này có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. (4) Phương pháp giảng dạy cũng cần phải đổi mới và tuân theo các quy chế đặc biệt linh hoạt. Các phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp dạy học tích cực, thực hành; dạy học theo dự án; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. (5) Việc đánh giá HS nên chú trọng đánh giá năng lực HS dựa trên kết quả của hoạt động là các sản phẩm cụ thể. Do vậy GV nên phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật trong việc đánh giá HS. 3. Gii thiu cu trúc ni dung tài liu hưng dn hc Cấu trúc nội dung Tin học 6 mô hình trường học mới gồm ba mô đun: a. Mô đun I Làm quen với Tin học và máy tính điện tử Mô đun này gồm 9 bài lí thuyết và 8 bài thực hành, nhằm làm cho HS làm quen với máy tính và có những hiểu biết ban đầu rất cơ bản về lĩnh vực Tin học. Nội dung chính của mô đun tương đồng với nội dung cốt lõi của các chương I, II và III trong sách Tin học dành cho Trung học cơ sở Quyển 1, tuy nhiên được cấu trúc và sắp đặt hơi khác một chút, đặc biệt chú trọng thực hành, chỉ giới thiệu những kiến thức phổ thông ứng dụng thực tế. Một số điểm khác so với sách hiện hành cần chú ý là: Tránh trang bị kiến thức hàn lâm có tính hệ thống, mô đun này không trình bày nguyên lí Von Neumann, khái niệm bit trong biểu diễn thông tin cũng chỉ được nêu sơ lược để HS hình dung và vận dụng được đơn vị đo dung lượng thông tin. Một số kiến thức đã được cập nhật so với sách hiện hành và có nhiều yếu tố tích hợp với các môn học khác, điều này có thể thấy trong các bài: Khả năng của máy tính, Các thiết bị vào/ra, Làm quen với máy tính, Phần mềm, Hệ điều hành Windows, Một số phần mềm ứng dụng. – 4–
  5. Đặc biệt quan tâm đến kĩ năng gõ 10 ngón, dạy kĩ và tăng thời lượng thực hành nói chung và kĩ năng đánh máy 10 ngón nói riêng. Bổ sung thêm về cách cầm chuột và tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính để HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ và tuân theo các nguyên tắc vệ sinh khi làm việc với máy tính. b. Mô đun 2 Mạng máy tính và Internet. Mô đun này gồm 2 bài lí thuyết và 3 bài thực hành. Đây là phần nội dung của chương I trong sách hiện hành cho lớp 9 cuối cấp THCS (Tin học dành cho THCS Quyển 4). Hiện nay việc sử dụng Internet đã trở nên rất phổ biến, ngay cả đối với HS đầu cấp THCS, bởi vậy nội dung này cần được đưa xuống dạy sớm cho HS lớp 6. Để phù hợp với HS đầu cấp, mô đun bắt đầu bằng những bài thực hành, nhằm hình thành cho HS khả năng khai thác dịch vụ thông dụng trên Internet: dùng trình duyệt tìm kiếm thông tin, sử dụng thư điện tử. Trên cơ sở những trải nghiệm của HS về khai thác dịch vụ mạng ở các bài thực hành, các khái niệm cơ bản về mạng máy tính nói chung và Internet nói riêng được trình bày trong hai bài tiếp theo. Có một số điểm đáng lưu ý so với nội dung Mạng máy tính và Internet trình bày trong sách lớp 9 hiện hành: • Dành thời gian cho thực hành nhiều hơn. • Các kiến thức về mạng LAN, clientserver, lược đồ mạng, HTML, tạo trang web đã được lược bỏ không trình bày trong mô đun, bởi đó là những kiến thức không thật cần thiết cho người dùng, đặc biệt là với HS THCS. • Chú trọng và bổ sung một số nội dung tuy đơn giản nhưng cần thiết, như: tác hại của virus, phần mềm độc hại, spam, mặt trái của Internet, thói quen làm việc an toàn trên mạng. c. Mô đun 3 Soạn thảo văn bản Mô đun này gồm 8 bài. Do nội dung Mạng máy tính và Internet (trong sách hiện hành dạy ở lớp 9) được đưa xuống dạy ở lớp 6, nên nội dung soạn thảo văn bản được tách thành hai phần dạy ở cả lớp 6 và lớp 7. So với sách hiện hành, phần soạn thảo văn bản lớp 6 có một số điểm khác cần chú ý: • Mỗi bài trong 7 bài đầu gồm cả lí thuyết và thực hành. Bài cuối cùng mới hoàn toàn là thực hành, nhằm giúp HS vận dụng tổng hợp tất cả các kĩ năng đã có được để tạo một sản phẩm văn bản. • Lớp 6 HS chỉ học soạn thảo văn bản ở mức cơ bản, nội dung Tìm kiếm và thay thế và Trình bày cô đọng bằng bảng không có ở mô đun này. – 5–
  6. • Mô đun Làm quen với Tin học và máy tính trước đó đã đặc biệt quan tâm hình thành kĩ năng gõ 10 ngón cho HS. Bởi vậy ở mô đun soạn thảo văn bản cần phải củng cố và hoàn thiện hơn kĩ năng đó. Cần thiết có những biện pháp khuyến khích động viên các em soạn thảo văn bản với kĩ năng gõ 10 ngón. • Phiên bản MS. Word minh hoạ trong mô đun này thuộc bộ Office 2010. Trên thực tế, nhà trường có quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của mình, đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường và năng lực của GV, HS. Chẳng hạn, để phù hợp với một điều kiện cụ thể, Nhà trường có thể thêm hoặc bớt bài thực hành, bổ sung hoặc thay phần mềm (hoặc phiên bản phần mềm) mà GV và nhà trường đã cân nhắc lựa chọn. Tài liệu Hướng dẫn học chỉ là một chỗ dựa cho GV, HS và phụ huynh (PH) về một khung nội dung được hướng dẫn triển khai trong một chuỗi hoạt động theo mô hình trường học mới. GV không nên hiểu rằng cần máy móc lặp lại trên lớp đúng mọi chi tiết trong sách hướng dẫn học, GV có quyền và có trách nhiệm sử dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, để đạt hiệu quả trong dạy học theo đúng tinh thần của mô hình trường học mới. Thông qua việc dạy học, sử dụng tài liệu mô hình trường học mới, GV có những đóng góp ý kiến để giúp nhóm tác giả chỉnh sửa tài liệu hướng dẫn học ngày càng tốt hơn. Cấu trúc chương trình và dự kiến thời lượng tương ứng như trong bảng sau: MÔ ĐUN: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH (34 tiết) Bài Thời lượng Ghi chú Bài 1 Thông tin và Tin học 2 Bài 2 Các dạng thông tin 2 Bài 3 Khả năng của máy tính 2 Bài 4 Cấu trúc của máy tính 2 Bài 5 Các thiết bị vào/ra 2 Bài thực hành 1 – Sử dụng chuột 2 Bài thực hành 2 – Làm quen với máy tính 2 Bài 6 – Tập gõ bàn phím 2 – 6–
  7. Bài thực hành 3 – Làm quen với luyện gõ bàn phím 2 Bài thực hành 4 – Luyện gõ bàn phím trình độ trung bình 2 Bài thực hành 5 – Luyện gõ bàn phím trình độ nâng cao 2 Bài thực hành 6 – Phần mềm trò chơi luyện gõ bàn phím 2 Bài 7 – Phần mềm 2 Bài 8 – Hệ điều hành Windows 2 Bài thực hành 7 – Một số phần mềm ứng dụng 2 Bài 9 – Lưu trữ thông tin trong máy tính 2 Bài thực hành 8 – Các thao tác với tệp và thư mục 2 MÔ ĐUN: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET (10 tiết) Bài thực hành 1 – Sử dụng trình duyệt web 2 Bài thực hành 2 – Đăng kí tài khoản thư điện tử 2 Bài thực hành 3 – Soạn, gửi và nhận thư điện tử 2 Bài 1 – Mạng máy tính 2 Bài 2 – Mạng Internet 2 MÔ ĐUN: SOẠN THẢO VĂN BẢN (16 tiết) Bài 1 – Làm quen với soạn thảo văn bản 2 Bài 2 – Soạn thảo văn bản đơn giản 2 Bài 3 – Chỉnh sửa văn bản 2 Bài 4 – Định dạng văn bản 2 Bài 5 – Định dạng đoạn văn bản 2 Bài 6 – Trình bày trang văn bản và in 2 Bài 7 – Thêm hình ảnh để minh hoạ 2 Bài 8 – Thực hành tổng hợp 2 Thời lượng của môn Tin học 6 (3 mô đun): 60t học + 10t thực hành bổ sung, ôn tập và kiểm tra đánh giá = 70 tiết – 7–
  8. PhÇn 22 HƯNG DN T CHC DY HC MÔ ĐUN I LÀM QUEN VI TIN HC VÀ MÁY TÍNH I. Gii thiu chung Mô đun đầu tiên này nhằm làm cho HS làm quen với máy tính và có những hiểu biết ban đầu rất cơ bản về lĩnh vực Tin học. HS sử dụng sách hướng dẫn học để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích sau đây: Kiến thức • Hiểu được khái niệm thông tin, biết Tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử. Biết những ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống, qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính. • Biết khái niệm bit, byte, KB, MB, GB. • Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính. Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính, các thiết bị lưu trữ và chức năng của chúng. • Biết một cách tổng quan về phần mềm, biết chức năng của hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Phân biệt được hai loại phần mềm này. • Hiểu khái niệm tệp và thư mục, hiểu cách tổ chức tệp và thư mục theo dạng cây. Kĩ năng • Sử dụng máy tính với tư thế hợp vệ sinh (tư thế ngồi, cách cầm chuột). • Sử dụng được chuột máy tính. • Bước đầu sử dụng được một số phần mềm thông dụng (Calculator, Windows Media Player, Từ điển Lạc Việt), phần mềm trợ giúp học tập và – 8–
  9. sử dụng trình duyệt Google Chrome để xem tin tức thời sự hàng ngày, tin dự báo thời tiết. • Thực hiện thành thạo các thao tác như: tạo thư mục mới, sao chép, di chuyển tệp và thư mục. Bước đầu biết sử dụng chức năng Windows Explorer và Computer để quản lí các tệp và thư mục trong máy tính. • Bắt đầu có kĩ năng gõ 10 ngón (chưa ở mức thành thạo). Thái độ • Muốn biết khả năng của máy tính, yêu thích môn học, có ý thức tìm cách sử dụng máy tính để nâng cao hiệu suất công việc, phục vụ học tập và đời sống. • Biết được ích lợi và tầm quan trọng của kĩ năng gõ phím bằng mười ngón. • Tự tin hơn về khả năng tự học sử dụng phần mềm, khả năng trình bày và khả năng cộng tác với người khác. Năng lực hướng tới • Năng lực sử dụng các công cụ phần mềm phục vụ học tập và cuộc sống. • Năng lực tìm kiếm thông tin. • Năng lực giải quyết vấn đề. 2. Nhng đim cn lưu ý khi t chc dy hc Nội dung chính của mô đun tương đồng với nội dung cốt lõi của các chương I, II và III trong sách Tin học dành cho Trung học cơ sở Quyển 1, tuy nhiên được cấu trúc và sắp đặt hơi khác một chút, đặc biệt chú trọng thực hành, chỉ giới thiệu những kiến thức phổ thông ứng dụng thực tế. Một số điểm cần chú ý là: a. GV tránh sa vào việc giải thích kĩ lưỡng kiến thức hàn lâm, khái niệm bit trong biểu diễn thông tin cũng chỉ được nêu sơ lược để HS hình dung và vận dụng được đơn vị đo dung lượng thông tin. b. Một số kiến thức đã được cập nhật so với sách hiện hành và có nhiều yếu tố tích hợp với các môn học khác, điều này có thể thấy trong các bài: Khả năng của máy tính, Các thiết bị vào/ra, Làm quen với máy tính, Phần mềm, Hệ điều hành Windows, Một số phần mềm ứng dụng. – 9–
  10. c. Đặc biệt quan tâm đến kĩ năng gõ mười ngón. d. Luôn quan tâm đến cách cầm chuột và tư thế ngồi làm việc với máy tính của HS trong mọi giờ thực hành, để HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ và tuân theo các nguyên tắc vệ sinh khi làm việc với máy tính. 3. Yêu cu chun b Các phương tiện dạy học cần thiết để tiến hành hoạt động dạy học ở mô đun này là: • Tài liệu Hướng dẫn GV môn Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới. • Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới. • Một số hình ảnh về nội dung bài học. • Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính để thực hành. • Phòng máy có trang bị máy tính cho GV và máy chiếu. • Cài đặt các phần mềm cần dùng và tạo biểu tượng của chúng trên màn hình Desktop. • Quy định thư mục trên ổ đĩa để lưu bài tập thực hành và các tệp tư liệu phục vụ hoạt động học tập. Mỗi bài có thể có yêu cầu thêm (xem trong phần hướng dẫn cụ thể của mỗi bài). BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau: • Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ cụ thể để minh hoạ thế nào là thông tin. • Chỉ ra được những vật mang tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang theo. – 10 –
  11. • Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin và cách thức con người thực hiện ba bước đó thông qua các giác quan và bộ óc của mình. • Nêu được ví dụ cụ thể minh hoạ về ba bước của hoạt động thông tin. • Biết Tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử. • Bước đầu hiểu được nhiệm vụ của ngành Tin học. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Kiến thức xã hội: Một số HS đã biết hoặc nghe nói về thông tin, Internet, máy vi tính. 3. Yêu cu v phương tin dy hc (Như đã nêu ở đầu chương). 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca HS Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: HS lớp 6 (trừ những em ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số) đều đã nghe nói về Internet, về cuộc cách mạng thông tin, nên ít nhiều đã biết rằng thời đại thông tin bùng nổ xuất hiện những thiết bị tân tiến, thời thượng như iPhone, iPad. Ví dụ về Pheidippides trong phần khởi động này nhằm giúp HS biết rằng: Thông tin có giá trị cực kì to lớn. Tuy cuộc cách mạng về thông tin mới diễn ra vài thập kỉ gần đây nhưng loài người đã trao đổi thông tin với nhau từ thủa sơ khai. Kết quả mong đợi: Phần khởi động giúp HS hiểu về tầm quan trọng của thông tin từ đó có hứng thú tìm hiểu những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra hoạt động Khởi động cũng tích hợp đôi nét kiến thức Lịch sử thế giới cổ đại. – 11 –
  12. Hoạt động nhóm : GV thường xuyên giám GV yêu cầu các nhóm báo cáo Đọc nội dung trong sách, sát, hướng dẫn, gợi ý, giải ví dụ tìm được, sau đó nhận sau đó tìm thêm ví dụ đáp thắc mắc nảy sinh và xét. khác để minh hoạ về giá khuyến khích HS thực hiện trị của thông tin. các nhiệm vụ học tập. Đáp án gợi ý: Trong kinh tế, nếu sớm biết thông tin cổ đông có thể nhanh chóng mua những cổ phiếu có lợi hoặc bán đi những cổ phiếu yếu kém, nhờ thế sẽ có lợi nhuận lớn. Nếu có thông tin sớm và chính xác về dự báo thời tiết thì người nông dân sẽ có những quyết định tốt hơn cho việc trồng trọt và thu hoạch, hạn chế được thiệt hại từ những thiên tai như mưa bão, nắng hạn, gió lốc. Tỉ phú Mark Zuckerberg sáng lập mạng xã hội Facebook giúp mọi người trao đổi thông tin với nhau. Năm 27 tuổi khối tài sản của Mark Zuckerberg đã lên tới 17,5 tỉ USD. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Khái niệm thông tin GV quan sát, khi HS gặp GV giải thích thêm về mặt tên Hoạt động cá nhân: khó khăn thì gợi ý để các gọi: em hiểu: "Tin " là "Thông tin", " học" là Đọc nội dung trong sách Thông tin là những hiểu "khoa học", vì thế "Tin học" = để tìm hiểu ba khái niệm: biết về thế giới xung quanh. "khoa học nghiên cứu về thông tin, vật mang tin Vật mang tin là những sự Thông tin". và ngành Tin học. vật hiện tượng có hàm chứa thông tin, con người khi tiếp xúc hay quan sát vật mang tin thì sẽ thu nhận được thông tin trong đó. Ghi nhận những thắc mắc mà nhiều em gặp phải để giải thích chung cho cả lớp. Hoạt động cặp đôi: Đây là bài tập tương đối dễ nhưng HS có thể trả lời sai do (Bài tập số 1) HS trao hiểu biết xã hội còn hạn chế hoặc không cẩn thận, ví dụ: – 12 –
  13. đổi với nhau để tìm Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ Cách đi tới một địa điểm thông tin chứa trong vật nào đó. mang tin, sau đó cử đại Lời giảng của cô giáo Đến giờ vào lớp hay giờ giải lao. diện báo cáo. GV đi quan sát từng nhóm, uốn nắn ngay những đáp án sai để nhóm đỡ tranh luận mất thời gian. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. Đáp án : 1e, 2a, 3h, 4b, 5c, 6g, 7f, 8d. 2. Hoạt động thông tin GV nhắc HS chú ý tìm Giải thích để các em hiểu: của con người hiểu hai khái niệm thông thông tin vào là thông tin thu Hoạt động cá nhân: tin vào và thông tin ra . nhận được, sau quá trình xử lí (suy nghĩ, suy luận, ra quyết Quan sát hình vẽ để hiểu GV nhắc HS đọc ví dụ về hoạt động thông tin của định) thì con người có thông ba bước hoạt động thông tin ra. tin, đọc ví dụ về người lái người lái xe để hiểu rõ về ba xe để củng cố kiến thức. bước hoạt động thông tin. 3. Thu nhận thông tin Ý tưởng sư phạm: hoạt động cá nhân ở trên mô tả khái quát Hoạt động cặp đôi: ba bước của hoạt động thông tin, hoạt động này (và hoạt động tiếp theo) tập trung giới thiệu về bước một: thu nhận (Bài tập số 2) HS trao thông tin. đổi để tìm lời giải sau đó cử đại diện báo cáo. Kết quả mong đợi: HS hiểu rõ giác quan nào phụ trách thu nhận dạng thông tin gì, qua đó củng cố lại kiến thức: thông tin tồn tại dưới những dạng cơ bản là hình ảnh, âm thanh, ngoài ra còn có mùi vị, cảm giác của làn da, Đây là bài dễ nên hầu hết các em sẽ làm được. Đáp án : 1c; 2e; 3a; 4b; 5d. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. 4. Hỗ trợ của máy tính Giải thích những thắc mắc GV gợi ý để các em thấy rằng, trong việc thu nhận của HS (nếu có), ví dụ: chúng ta phải chế tạo ra công thông tin Siêu âm: âm thanh tần số cụ để không thua kém thậm Hoạt động cá nhân: thấp hơn khả năng nghe chí vượt hơn các loài vật trong thấy của tai người. việc thu nhận thông tin. Đó là HS đọc thông tin trong các dụng cụ như ống nhòm – 13 –
  14. bảng để thấy rằng giác Ống nhòm nhìn trong (ban ngày nhìn xa hàng km, quan của con người thua đêm quan sát các vật nhờ nhìn được cả ban đêm), ống kém nhiều loài động vật tia hồng ngoại mà chúng nghe y tế, thiết bị đo mùi, khác, từ đó hiểu vì sao phát ra. GV cho HS quan sát hình ảnh con người cần sự hỗ trợ về robot thám hiểm tự hành của các công cụ trong Với HS giỏi, GV có thể Curiositi của Mĩ đổ bộ lên Sao việc thu nhận thông tin. mở rộng: robot Curiositi Hoả vào ngày 682012, nó khác những robot trong được điều khiển tự động bằng cuộc thi Robocon ở điểm máy tính để di chuyển trên bề nào? (tự hoạt động theo mặt sao Hoả, tự động phân chương trình máy tính lập tích mẫu đất đá và gửi thông sẵn chứ con người không tin về Trái Đất, giúp con điều khiển trực tiếp vì người thu nhận được thông tin khoảng cách xa nên thời về sao Hoả. gian gửi tín hiệu quá lâu). Curiositirobot tự hành thám hiểm sao Hoả. Nguồn: tuc/khoa hoc/robotthamhiemsaohoabichapmach3153355.html. 5. Xử lí thông tin Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này và hoạt động tiếp theo Hoạt động cá nhân: Đọc giới thiệu để HS hiểu hoạt động xử lí thông tin của con thông tin. người diễn ra bằng công cụ gì, vì sao cần phải có sự trợ giúp của máy tính. Hoạt động cặp đôi: – 14 –
  15. (Bài tập số 3) HS đọc nội Kết quả mong đợi: HS hiểu được rằng nhu cầu xử lí thông dung trong sách để hiểu tin của con người lớn hơn so với năng lực của chính họ, vì rằng ngoài bộ não của thế con người chế tạo ra máy tính để hỗ trợ. bản thân thì con người Nhắc HS: Đây là dạng câu hỏi mở, HS cần thêm máy tính để hỗ có thể đưa ra những đáp án trợ việc xử lí thông tin. HS quan sát ví dụ mẫu là trường hợp 1 để biết cách khác nhau về cách diễn đạt Điền vào các ô trống điền cho ba trường hợp nhưng nếu ý đúng thì vẫn trong bảng. Cử đại diện còn lại. được chấp nhận. báo cáo kết quả. Phải phân tích rõ thông GV yêu cầu các nhóm báo cáo tin vào là gì, thông tin ra là kết quả và nhận xét. gì, quá trình xử lí diễn ra thế nào? Đáp án gợi ý: Ví dụ Thông tin vào Căn cứ để xử lí thông Thông tin ra tin hay ra quyết định Vị trí và tiếng gọi của Kinh nghiệm chơi Quyết định chạy tới đồng đội và đối phương bóng của bản thân, dặn đâu, rê bóng tiếp xung quanh, tiếng còi dò về chiến thuật của hay chuyền cho ai, của trọng tài, hình ảnh huấn luyện viên trước về quả bóng đang trận đấu. chuyển động. Vị trí các quân cờ. Kinh nghiệm chơi cờ. Quyết định đi nước cờ tiếp theo. Lời giới thiệu của người Lắng nghe, so sánh để Hiểu biết về các thuyết minh, hình ảnh ghi nhớ. sinh vật trong tự các mẫu vật trưng bày. nhiên. Hoạt động cá nhân: GV quan sát, khi HS gặp Giải thích cho HS hiểu sơ Đọc để hiểu vai trò trợ khó khăn thì tìm cách gợi lược: mọi thông tin có thể ý để các em hiểu. chuyển thành các số, mọi – 15 –
  16. giúp của máy tính đối công việc xử lí thông tin đều với hoạt động xử lí thông có thể chuyển thành các phép tin của con người. tính, vì thế tuy chỉ biết làm phép tính nhưng máy tính có thể thực hiện được mọi thao tác xử lí thông tin. 6. Lưu trữ và trao đổi GV quan sát, khi HS gặp Với những đối tượng HS giỏi thông tin khó khăn thì tìm cách gợi hoặc thạo máy tính, GV có thể Hoạt động cá nhân: ý để các em hiểu. giải thích thêm để HS hiểu rằng đi đôi với khả năng lưu Đọc sách để hình dung Lưu ý HS về khái niệm phần mềm, đây là khái trữ khổng lồ thì khả năng truy khả năng lưu trữ khổng xuất (tìm và lấy ra) của máy lồ của máy tính và sự hỗ niệm rất quan trọng, sẽ còn dùng nhiều trong các bài tính cũng rất nhanh chóng. Ví trợ của nó đối với hoạt dụ như máy tìm kiếm Google, động trao đổi thông tin. tiếp theo nên HS cần hiểu và nhớ. chỉ trong vài giây có thể tìm kiếm hàng triệu thư viện và nguồn lưu trữ. C. Hoạt động luyện tập Hoạt động cặp đôi: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. (Bài tập số 4) HS trao GV giải thích rằng hoạt động (B) là xử lí thông tin, còn (E) đổi với nhau để trả lời là thu nhận thông tin. câu hỏi, cử đại diện báo Các hoạt động còn lại ghi chép, chụp ảnh, ghi âm đều là cáo kết quả. hoạt động lưu trữ thông tin. Đáp án: A, C, D. Hoạt động cặp đôi: Không chỉ xác định đâu là GV yêu cầu HS báo cáo kết (Bài tập số 5) HS Trao hoạt động trao đổi thông quả và nhận xét. đổi với nhau để trả lời tin mà GV nên yêu cầu HS GV giải thích rằng hoạt động câu hỏi, cử đại diện báo chỉ rõ ai/đối tượng nào chủ (C) là trao đổi giá trị vật chất cáo kết quả. động gửi thông tin, còn (tiền bạc) chứ không phải trao ai/đối tượng nào nhận đổi thông tin vốn là thứ phi thông tin. vật chất. Đáp án: A, B, D, E. – 16 –
  17. Hoạt động nhóm: GV gợi ý: bảng điểm gồm GV yêu cầu HS báo cáo kết (Bài tập số 6) HS Trao tên các môn học và điểm quả và nhận xét. đổi với nhau để trả lời trung bình. GV giải thích: dựa trên thông câu hỏi, cử đại diện báo Đáp án: A, B. tin vào là bảng điểm thì không cáo kết quả. thể suy ra kết luận C và D, do đó C và D không thể là thông tin ra. D. Hoạt động vận dụng Chó mèo và các loại động vật, thậm chí cả một số loài côn trùng như ong cũng đều có khả năng trao đổi thông tin. Chó có thể diễn đạt và biểu thị thông tin tới chủ thông qua tiếng sủa và ngôn ngữ cơ thể (vẫy đuôi), với đồng loại chúng còn có thể sử dụng mùi cơ thể để đánh dấu lãnh thổ. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Gợi ý ba ví dụ trong đó con người xử lí thông tin: Theo nhóm: hoạt động theo nhóm mà HS đang tiến hành. Mỗi người bắt buộc phải xử lí thông tin một cách độc lập trong một khoảng thời gian ấn định sẵn: HS làm bài kiểm tra 45 phút. Cá nhân xử lí thông tin với sự trợ giúp của máy tính: chơi game trên máy tính. BÀI 2. CÁC DẠNG THÔNG TIN 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau: • Nhớ và liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh. • Hiểu được rằng không chỉ nội dung mà cách biểu diễn thông tin cũng quan trọng không kém. – 17 –
  18. • Biết khái niệm bit, byte, KB, MB, GB. • Biết máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bit. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Thông tin có giá trị quan trọng đối với con người. • Thông tin gồm nhiều dạng, mỗi dạng được con người thu nhận qua một giác quan tương ứng, ví dụ mắt thu nhận hình ảnh, tai nghe âm thanh. 3. Yêu cu v phương tin dy hc (Như đã nêu ở đầu chương). 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Hot đng ca HS Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Qua bài trước HS đã biết thông tin có thể tồn tại dưới dạng hình ảnh và âm thanh, trong đó văn bản là vật mang tin đặc biệt (chỉ người biết chữ mới hiểu). Hoạt động này nhằm giúp HS làm quen và phân biệt ba dạng biểu diễn thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh. Kết quả mong đợi: HS hiểu được, dưới góc độ thông tin, từ "OÁI !" trong tranh là văn bản, không phải là âm thanh. Từ đó dẫn dắt HS tới thắc mắc và suy nghĩ về những dạng tồn tại của thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động cặp đôi: Đặt câu hỏi cho HS: GV yêu cầu HS báo cáo kết (Bài tập số 1) HS trao đổi Hình vẽ chú mèo quả và nhận xét. – 18 –
  19. với nhau để xác định dạng Doraemon là dạng thông Đáp án: biểu thị của thông tin trong tin gì?  Văn bản. truyện tranh, sau đó cử đại Từ "OÁI !" trong tranh diện báo cáo. có phải âm thanh không?  Hình ảnh. Nếu có HS chọn đáp án Khẳng định rằng thông tin “Không theo ba dạng trên” trong truyện tranh chỉ tồn tại (ví dụ: kí hiệu, chữ viết dưới hai dạng là văn bản và tiếng Nhật, ) thì GV giải hình ảnh, không có âm thích rằng thực chất chúng thanh. Đài, tivi mới truyền cũng là hình ảnh hoặc văn thông tin qua âm thanh. bản mà thôi. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Ba dạng tồn tại chính HS lớp 6 còn bé nên hiểu GV giải thích để HS hiểu của thông tin biết xã hội còn hạn chế, có rằng văn bản, hình ảnh và Hoạt động cá nhân: thể có nhiều thắc mắc. GV âm thanh là những dạng cần lắng nghe để giải thích thông tin quan trọng nhất, Đọc nội dung trong sách cặn kẽ cho HS hiểu. thông tin chúng ta thu nhận để biết ba dạng tồn tại được hầu hết đều tồn tại chính của thông tin. dưới những dạng này. Hoạt động cặp đôi: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. (Bài tập số 2) HS điền vào GV hướng dẫn các em phân biệt thông tin và vật mang chỗ trống, sau đó cử đại tin. Đề mở nên đáp án chỉ là gợi ý, HS có thể có những diện báo cáo cách diễn đạt khác, nếu đúng thì GV vẫn tán thành hơn nữa cần khích lệ. Ví dụ: đèn giao thông ở các nước phát triển có cả loa để người khiếm thị cũng có thể đi qua đường. Đáp án gợi ý: Vật mang thông tin Vật mang thông tin Vật mang thông tin Trường hợp dưới dạng văn bản dưới dạng hình ảnh dưới dạng âm thanh Bài học hàng Các dòng chữ trong Những hình vẽ Lời giảng bài của ngày ở lớp. sách vở. trong sách. cô giáo. – 19 –
  20. Một trận đấu Tên đội bóng, tỉ số Lời của bình luận Những hình ảnh về bóng đá phát trên hiện giờ, thời gian viên, những âm trận đấu. TV. của hiệp đấu. thanh của trận đấu. Lời thoại của nhân Cuốn truyện vật (những câu đối Các hình vẽ. Không có. tranh Doremon. đáp, lời trò chuyện). Đèn tín hiệu giao Đèn đỏ, đèn xanh, Không có. Không có. thông ở ngã tư. đèn vàng. 2. Biểu diễn thông tin GV giải thích để HS hiểu rằng: trong máy tính Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin. Bit nhỏ tới mức Hoạt động cá nhân: phải dùng tới 16 bit mới biểu thị được một chữ cái (trong Đọc nội dung trong sách bộ mã UNICODE 16 bit). để hiểu thông tin bên trong Bên trong máy tính thì thông tin được biểu diễn dưới máy tính được biểu diễn dạng các bit. dưới dạng dãy bit. Thông tin vào (văn bản, âm thanh, hình ảnh) được biến đổi thành dãy các bit. Sau khi máy xử lí xong, thông tin kết quả dưới dạng các dãy bit lại được biến đổi trở về dạng ban đầu (văn bản, âm thanh, hình ảnh). Để làm cho HS không thấy bối rối, GV không nên: cố gắng giải thích về khái niệm bit, ví dụ như nói rằng "bit là lượng thông tin biểu thị cho 1 trong 2 khả năng ". đề cập tới hệ đếm nhị phân. 3. Các đơn vị đo thông tin GV chỉ yêu cầu HS nhớ rằng: Hoạt động cá nhân: giống như bit, byte cũng là một đơn vị thông tin. Đọc nội dung trong sách KB xấp xỉ một nghìn byte. để biết tên và giá trị của MB xấp xỉ một triệu byte. các đơn vị đo thông tin: byte, KB, MG, GB. Giga xấp xỉ một tỉ byte. cách phát âm tên các đơn vị: byte, KB, MB, GB. Ở lớp 6 HS mới bắt đầu học về lũy thừa, vì thế GV không – 20 –
  21. nên yêu cầu HS nhớ chính xác rằng Kilo = 2 10 = 1024 mà chỉ nhớ rằng byte, KB, MB, GB đơn vị sau gấp khoảng một ngàn lần đơn vị trước. GV yêu cầu HS đọc đúng tên các đơn vị: byte, KB, MB, GB. C. Hoạt động luyện tập Hoạt động cặp đôi: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. (Bài tập số 3) Ước tính Bài tập này nhằm giúp HS nhớ được giá trị của những xem chiếc USB chứa được đơn vị thông tin thường gặp là bit, byte, MB và GB, qua lượng thông tin tương đó thấy được khả năng lưu trữ thông tin to lớn của các đương bao nhiêu cuốn thiết bị Công nghệ thông tin. sách. Cử đại diện báo cáo. Đáp án: 16 bit = 2 byte. Mỗi quyển sách chứa lượng thông tin là 2*80*30*200 xấp xỉ 1MB. Vậy 16GB chứa được khoảng 16 ngàn cuốn sách, với giả thiết sách chỉ toàn chữ không có hình ảnh. Xét trường hợp sách có tranh ảnh thì còn phụ thuộc vào kích thước ảnh lớn hay bé, với từ điển thì kích thước của các hình vẽ hay ảnh chụp tương đối nhỏ, 16GB chứa được khoảng 8000 cuốn. D. Hoạt động vận dụng Hoạt động cặp đôi: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. Thảo luận để chọn hai giác HS có thể chọn xúc giác với lí do là có xúc giác thì robot quan cho robot, sau đó cử mới cầm nắm được chính xác các đồ vật. GV hướng các đại biểu báo cáo. em tới việc lựa chọn thị giác và thính giác bằng cách đặt câu hỏi: nếu không có tai thì robot không nghe được lệnh, nếu không có mắt thì dù nghe được lệnh cũng không thực hiện được lệnh. GV khái quát hoá lên: mắt – 21 –
  22. và tai sở dĩ quan trọng là vì đa số thông tin hàng ngày con người thu nhận đều thông qua hai giác quan này. Các nhà nghiên cứu đã thống kê tỉ lệ thông tin thu nhận thông qua 5 giác quan là: mắt (83%), tai (11%), mũi (3,5%), làn da (1,5%) và lưỡi (1%). Vậy mắt và tai thu nhận những dạng thông tin gì mà chiếm tỉ lệ cao như vậy? Đó là các thông tin tồn tại dưới ba dạng cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Tìm ví dụ về những sự GV gợi ý: tìm những thông tin được thu nhận qua ba giác kiện hay vật mang tin quan còn lại là vị giác, xúc giác và khứu giác. Ví dụ: không biểu diễn thông tin chữ nổi Braille dành cho người mù (xúc giác). theo ba dạng cơ bản là văn mùi khét trong bếp báo hiệu có món ăn bị nấu quá lửa bản, hình ảnh hay âm (khứu giác). thanh. vị của món ăn cho biết nó mặn, ngọt hay chua (vị giác). GV chốt lại: các em đã thấy là khó tìm ví dụ, từ đó ta thấy rằng đa số thông tin đều được biểu thị dưới ba dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh hay âm thanh. BÀI 3. KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau: • Nêu được một cách tóm tắt những khả năng của máy tính. • Biết những ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống, qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Máy tính có khả năng trợ giúp con người trong việc xử lí thông tin. – 22 –
  23. 3. Yêu cu v phương tin dy hc (Như đã nêu ở đầu chương). 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca HS Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Qua ví dụ về hai siêu máy tính Deep Blue và Roadrunner, HS thấy được khả năng xử lí thông tin vô cùng nhanh chóng của máy tính, từ đó HS có thể có quan niệm thiên lệch rằng máy tính là vạn năng. Tuy nhiên nhận xét thứ hai lại gợi ý cho HS nghi ngờ quan niệm này, chẳng hạn: "máy tính không có chân tay, làm sao mà đan lát, cấy cày, " được? Hoạt động này yêu cầu các nhóm bình luận về hai nhận xét đó. Kết quả mong đợi: HS cho rằng cả hai nhận xét có vẻ đều chưa thật sự chính xác, từ đó băn khoăn không rõ khả năng của máy tính đến đâu, việc gì máy tính làm được và việc gì không làm được, từ đó HS có ham muốn tìm hiểu và tham gia những hoạt động tiếp theo. Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. GV hướng HS đi tới ý nghĩ rằng hai ý kiến A và B đều Đọc hai ví dụ để hiểu khả chưa chính xác. năng to lớn của máy tính. a) Máy tính chưa phải là vạn năng, khả năng của chúng Thảo luận về hai ý kiến A còn hạn chế trong một số lĩnh vực sẽ được mô tả chi tiết và B. Cử đại diện báo cáo. hơn trong hoạt động tiếp theo. b) Máy tính không chỉ được dùng trong một vài lĩnh vực khoa học mà chúng còn có nhiều năng lực khác sẽ được mô tả chi tiết hơn trong hoạt động tiếp theo. Chẳng hạn việc cấy cày đồng áng của nhà nông, việc đan lát của thợ thủ công, việc đục đẽo chạm khắc của thợ mộc, nếu sử dụng máy móc hoạt động dưới sự điều khiển của máy tính thì sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều so với con người. – 23 –
  24. Tuy nhiên GV không nên chỉ rõ khả năng của máy tính tới đâu để HS có sự tò mò trước khi bước vào hoạt động tiếp theo. B &C. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập 1. Khả năng của máy tính GV phân tích các năng GV cần phân biệt cho HS rõ: lực của máy tính: Hoạt động cá nhân: làm tính một cách chính xác Khả năng làm tính không có nghĩa là thực hiện Đọc nội dung trong sách nhanh và chính xác (tức là được phép tính với nhiều chữ để hiểu năng lực xử lí, lưu không nhầm lẫn). số thập phân sau dấu phẩy trữ và trao đổi thông tin (như SGK mô tả ở trang 10 Làm việc liên tục không của máy tính. thông qua ví dụ về số Pi vì cần nghỉ ngơi. nhiều chữ số sau hay trước Khả năng lưu trữ lượng dấu phảy cũng không khác gì thông tin lớn và tốc độ nhau về độ phức tạp. truy xuất (tìm kiếm và lấy Làm tính một cách chính xác ra) cực kì nhanh. ở đây nghĩa là máy tính Truyền thông tin qua không bao giờ nhầm lẫn. Nếu khoảng cách xa trong thời kết quả sai thì đó là do lỗi gian ngắn. của người điều khiển chứ không phải do máy. Con người đôi khi nhầm lẫn và sai sót, GV kể một ví dụ cho HS. “ Ngày 8/12/2005, nhân viên của công ti chứng khoán Mizuho (Nhật) đã bán nhầm 610.000 cổ phiếu của hãng JCom với giá 1 yên trong khi giá thực của một cổ phiếu là 610.000 yên. Nhầm lẫn này đã khiến Mizuho thiệt hại 40 tỉ yên và chủ tịch công ti phải từ chức ” GV cần giải thích thêm, chỉ lưu trữ được nhiều vẫn chưa đủ, ví dụ một thư viện chứa càng nhiều sách thì lại càng khó tìm ra một quyển sách. Cần phải có tốc độ truy xuất nhanh thì khối thông tin đó mới trở nên hữu ích. Máy tính có tốc độ truy xuất (tìm kiếm và lấy ra) thông tin rất nhanh. Ví dụ chiếc đĩa cứng chứa được thông tin bằng cả một thư viện nhưng đầu đọc ghi của nó có thể đọc ra thông tin chỉ trong vài phần trăm giây. Với công cụ Google ta có thể tìm kiếm trong hàng vạn thư viện trên toàn thế giới chỉ trong một giây. – 24 –
  25. Khả năng truyền thông tin nhanh và xa không phải là năng lực riêng của Internet mà của mạng máy tính nói chung, tại thời điểm này HS chưa được học về mạng nhưng các em đã nghe nói về Internet, vì thế sách viết là “mạng Internet” để đại biểu cho mạng máy tính nói chung. Hoạt động cặp đôi: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. Làm bài tập, sau đó chia sẻ Ý tưởng sư phạm: Bài tập này nhằm củng cố và hệ thống và so sánh kết quả với các lại kiến thức của HS về những khả năng của MT. nhóm khác. Báo cáo kết GV giải thích: Với công cụ Google hầu như ta có thể tìm quả. kiếm mọi thông tin mà mình cần trong vài giây, điều đó cho thấy khả năng tìm kiếm thông tin của máy tính nhanh chóng như thế nào. Đáp án: A3, B1, C4, D2. 2. Vai trò và đóng góp của Đây là nội dung khó và GV cần giải thích sơ bộ một máy tính trong xã hội trừu tượng do HS lớp 6 số lĩnh vực dưới đây với mục chưa có đủ kiến thức xã đích làm cho HS hiểu rằng Hoạt động cá nhân: hội về những ngành nghề công việc của những ngành Đọc sách để hiểu rõ vai trò như Tài chính thương và lĩnh vực đó yêu cầu rất của máy tính và Tin học mại, Khí tượng thủy nhiều việc tính toán mà nếu trong khoa học kĩ thuật và văn, nên khó có thể hiểu làm thủ công thì không thể đời sống xã hội. thấu đáo. GV quan sát làm kịp. Cách giải thích cần giải thích những thắc mắc đơn giản, không nên đi sâu của HS. vào bản chất để tránh những kiến thức khó. GV cần giải thích sơ bộ một số lĩnh vực dưới đây: Tài chính và thương mại: việc kinh doanh buôn bán có rất nhiều khoản tiền lớn nhỏ phức tạp, nếu ghi chép và tính toán bằng tay sẽ dễ nhầm lẫn và thiếu sót. Máy tính và những phần mềm, ví dụ như phần mềm bảng tính điện tử MS. Excel, đã trợ giúp rất đắc lực cho công việc kế toán. Ngành khí tượng thủy văn, địa chất và các khoa học tự nhiên: Ví dụ về việc dự báo thời tiết: không thể chỉ phán đoán đơn giản theo kiểu "chuồn chuồn bay thấp thì mưa" mà phải căn cứ trên số liệu khí tượng về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, lượng mây, loại mây, từ các trạm quan trắc cố định và di động trên cả nước gửi – 25 –
  26. về, sau đó mới áp dụng các mô hình toán học phức tạp để đưa ra kết quả. GV cho HS xem trang web của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương: VN/103/3/0/qa/Default.aspx để các em thấy ở đó mô hình dự báo thời tiết HRM được dùng để dự báo thời tiết ở nước ta phải dựa trên rất nhiều thông số chuyên ngành phức tạp như thế nào. Lưu ý các em mục “Mức độ chạy song song: 32 CPU”có nghĩa là phải dùng 32 máy tính đồng thời hoạt động trong 6 giờ đồng hồ mới tính ra những kết quả dự báo thời tiết. Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. (Bài tập số 2) HS đọc đầu Mô tả khái quát: Hoạt động trên đã liệt kê tám ngành bài và so sánh với các lĩnh nghề lĩnh vực có sử dụng máy tính. Bài tập này nêu ví dụ vực ngành nghề đã nêu ở cụ thể cho từng lĩnh vực nhằm giúp cho HS hiểu rõ ứng phần lí thuyết để tìm xem dụng của máy tính. mỗi ứng dụng thuộc lĩnh Kết quả hướng tới: HS hiểu rõ và có thể tự mình tìm thêm vực ngành nghề nào Cử những ví dụ khác để minh hoạ cho vai trò của máy tính đại biểu báo cáo. trong những lĩnh vực ngành nghề của đời sống xã hội. Đáp án: a) AutoCAD: Thiết kế máy móc và công trình kiến trúc. b) Phần mềm Rapid Tiping: Giáo dục. c) Mô hình dự báo thời tiết HRM: Ngành khí tượng thủy văn. – 26 –
  27. d) Instant Heart Rate: Y tế. e) Sàn chứng khoán NASDAQ: Tài chính và thương mại. f) Bkav SmartHome: Điều khiển tự động. g) MS. Office: Công việc văn phòng. h) Kĩ xảo đồ hoạ: Lĩnh vực giải trí. GV giải thích thêm hoặc lấy ví dụ khi cần thiết: a) AutoCAD: GV vào Google, chọn chế độ tìm kiếm ảnh (bấm vào nút Images) với từ khoá "AutoCAD" rồi cho HS xem những hình vẽ hiện ra để các em thấy rằng AutoCAD là công cụ đồ hoạ dùng để thiết kế ra nhà cửa, máy bay, ô tô, máy móc, b) Phần mềm Rapid Tiping: đơn giản, không cần giải thích thêm. c) Mô hình dự báo thời tiết HRM: GV có thể vào trang web VN/103/3/0/qa/Default.aspx để cho HS xem thêm một số thông tin về mô hình dự báo thời tiết này. d) Instant Heart Rate: GV tìm Google với từ khoá "phần mềm Instant Heart Rate" rồi cho các em xem màn hình kết quả (vì các em chưa học cách tìm kiếm thông tin bằng công cụ Google). e) Giải thích sơ bộ để các em hiểu giao dịch tài chính trực tuyến nghĩa là chuyển tiền từ người mua sang người bán thông qua mạng máy tính. f) Phần mềm Bkav SmartHome: GV gợi ý các em tự mình tưởng tượng thêm chức năng cho ngôi nhà thông minh. g) Bộ phần mềm MS. Office: sẽ học ở các chương tiếp theo. h) Kĩ xảo điện ảnh: là dùng máy tính tạo ra những đoạn phim hoạt hình trông giống như thật. Tham khảo ảnh về phim King Kong ở phía trên. 3. Hạn chế của máy tính Ý tưởng sư phạm: Hoạt động số 1 đã làm sáng tỏ rằng Hoạt động cá nhân: máy tính không phải là vạn năng. Hoạt động này nhằm làm rõ hơn máy tính còn thua kém trí tuệ con người ở Đọc nội dung trong sách những điểm nào. để hiểu rằng hiện nay ở một số lĩnh vực cá biệt, Kết quả hướng tới: HS hiểu rõ rằng khả năng của máy khả năng của máy tính còn tính còn hạn chế so với con người ra sao. hạn chế so với con người. – 27 –
  28. D. Hoạt động vận dụng Đây là bài tập dạng mở, Kết quả hướng tới: Mục đích của hoạt động này là để HS HS cần suy nghĩ rồi bình thấy rằng trong xã hội hiện đại ngay cả những lĩnh vực luận về những mệnh đề tưởng như không liên hệ gì nhưng thực ra vẫn có liên cho trước. quan chặt chẽ với máy tính bởi vì con người sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trong lĩnh vực đó nếu được sự trợ giúp của máy tính và Tin học. Đáp án gợi ý: Sau đây là ứng dụng của máy tính và tin học trong một số lĩnh vực: Trong lĩnh vực tập luyện và thi đấu thể thao, các thiết bị công nghệ cao ngày càng được sử dụng rộng rãi để giúp vận động viên theo dõi các chỉ số sức khoẻ như nhịp tim, huyết áp nhằm tránh vận động quá mức có hại cho sức khoẻ. Xem hình vẽ để thấy áo, mũ, vòng tay, tất, đều trở thành những thiết bị thu nhận thông tin rồi truyền về máy tính bên trong smartphone của vận động viên để xử lí và đưa ra cảnh báo hoặc lời khuyên về chế độ vận động. Lĩnh vực ca hát hay biểu diễn nghệ thuật: các ca sĩ khi muốn sản xuất các đĩa CD ca nhạc phải dùng đến phòng thu âm trong đó có các máy tính và phần mềm cho phép chỉnh sửa lại đoạn băng ghi âm bài hát, loại bỏ tạp âm, cắt, nối, trộn âm thanh, GV có thể vào trang web sau để lấy thêm thông tin về 10 phần mềm chỉnh sửa âm thanh bài hát tốt nhất được người dùng bình chọn và những tiêu chí kĩ thuật để đánh giá chúng. – 28 –
  29. editingsoftwarereview.toptenreviews.com/ Lúc nghỉ ngơi giải trí hay đi du lịch: chúng ta vẫn cần tới máy tính và những thiết bị thông tin như smartphone để tìm đường đi ngắn nhất tới một điểm du lịch hay quán ăn, tra cứu tham khảo giá cả, liên lạc với bạn đồng hành hay gửi email cho người thân ở nhà, Sau khi học xong đi làm: không chỉ có những người làm trong ngành Tin học mà hầu như mọi ngành nghề khác trong xã hội đều phải có những hiểu biết cơ bản về máy tính và Tin học để có thể sử dụng máy tính khi tác nghiệp. Ví dụ: theo thông tư số 06/2012/TTBNV của Bộ Nội vụ thì một trong những tiêu chuẩn để được tuyển dụng làm công chức xã, phường, thị trấn là phải đạt chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng HS suy nghĩ về việc máy tính kém hơn con người trong những công việc nào. Kết quả hướng tới: Sau khi làm xong các bài tập trước đó, HS có thể có suy nghĩ rằng máy tính là vạn năng không gì không làm được. Mục đích của hoạt động này là đính chính lại quan niệm đó bằng cách chỉ ra một số ví dụ cụ thể, qua đó HS hiểu được những giới hạn về tư duy và khả năng nhận thức mà máy tính hiện nay chưa vượt qua được. Đáp án : A, C, D, E. Giải thích đáp án: máy tính hiện nay hầu như chỉ biết máy móc làm theo những chỉ dẫn của con người mà kém về mặt sáng tạo, khả năng tự học và tự thích nghi để hoàn thiện. Người nghệ sĩ muốn sáng tác ra bài hát, bức tranh hay bài thơ thì cần phải có tài năng, kinh nghiệm sống và cảm xúc. Kinh nghiệm sống rất khó trang bị cho máy tính vì chúng quá nhiều, còn tài năng và cảm xúc là những cơ chế kì diệu của tự nhiên mà chính con người cũng chưa thể giải thích tường tận cho nên chưa thể trang bị cho máy tính được. Đây là một bài tập khó vì muốn hiểu được triệt để những giới hạn của máy tính thì phải có kiến thức sâu về cơ chế hoạt động của máy tính mà HS lớp 6 chưa được học. Vì vậy sau khi đưa ra những đáp án trên, GV giải thích rằng máy tính là do con người chế tạo ra, nó chỉ biết máy móc làm theo những chỉ dẫn của con người mà kém cỏi về mặt sáng tạo, khả năng tự học và tự thích nghi để hoàn thiện. GV lấy ví dụ: khi đọ sức vào năm 1997, máy tính Deep Blue đã hạ Kasparov trong ván đầu. Tuy nhiên đến ván thứ 2 thì Kasparov rút được kinh nghiệm rằng Deep Blue có – 29 –
  30. thể đưa ra những nước đi ưu việt để đối phó với những đòn mạnh của đối phương, nhưng khi con người đi nước cờ đơn giản thì Deep Blue bó tay. Tìm được điểm yếu của đối phương, Kasparov đã thủ hoà ván thứ 3 và thứ 4. Trí thông minh nhân tạo của máy tính hiện nay vẫn còn hạn chế nên máy tính chưa thể sáng tác ra một bài hát, một bức tranh, một cuốn tiểu thuyết hay một cách giải toán hoàn toàn mới mà vẫn chỉ dựa trên những kiến thức đã có mà con người trang bị cho nó mà thôi. GV lấy ví dụ về phần mềm làm thơ tự động của công ti Tinh vân: ảnh dưới đây là một khổ thơ do máy làm dựa trên các bài: "Mùa xuân", "Hoa đào" và "Mưa xuân". GV cho HS vào trang web để HS tự thử nghiệm khả năng làm thơ của máy bằng cách gõ bài tự chọn rồi quan sát khổ thơ mà máy làm ra theo bài đó. BÀI 4. CẤU TRÚC CỦA MÁY TÍNH 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau: • Hiểu rõ cơ chế ba bước của hoạt động thông tin. Biết việc nhập thông tin vào, xử lí và hiển thị thông tin được tiến hành thông qua những thiết bị nào. – 30 –
  31. • Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính. Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính và nêu được chức năng của chúng. • Bước đầu làm quen với thao tác sử dụng chuột. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Hoạt động thông tin của con người được tiến hành theo ba bước: thu nhận thông tin, xử lí thông tin, lưu trữ và trao đổi thông tin. • Máy tính có khả năng trợ giúp con người trong rất nhiều ngành nghề là lĩnh vực của khoa học và đời sống xã hội. 3. Yêu cu v phương tin dy hc Yêu cầu như đã nêu ở đầu chương, ngoài ra mỗi nhóm HS có một máy tính để thực hành và một bộ thiết bị mẫu gồm: chip CPU rời, đĩa cứng rời, đĩa CD, thanh RAM, USB, ổ đĩa CD. Lưu ý: chỉ sử dụng những linh kiện đã cũ không còn dùng được nữa. Tuyệt đối không mở vỏ máy ra để các em quan sát cấu tạo bên trong vì: • HS có thể bị điện giật nếu tò mò bật máy lên. • HS có thể tháo, vặn, làm hỏng máy. • bài này không đặt mục tiêu là HS phải nắm được hình dạng và cấu trúc các thiết bị bên trong thân máy. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Hot đng ca HS Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Đây là bài tập nhằm bắc cầu vào các hoạt động tiếp theo: tìm hiểu chi tiết từng bộ phận của máy tính. Tại thời điểm này HS chưa được giới thiệu đầy đủ về tên và chức năng của các bộ phận nhưng có thể có em đã biết tên của bàn phím và màn hình. Một số em còn có thể dựa vào hình vẽ ở phần B. để điền vào bảng. – 31 –
  32. Hoạt động cặp đôi: GV gợi ý HS quan sát, từ Yêu cầu HS báo cáo kết quả (Bài tập số 1) Nhận dạng hình dạng mà đoán ra tên và nhận xét. các bộ phận máy tính gọi của một số bộ phận như bằng cách ghép các mục bàn phím, màn hình. phù hợp ở hai cột. Đáp án: Số thứ tự Tên bộ phận Chức năng 1 Thân máy Chứa CPU và các ổ đĩa. CPU điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính, các ổ đĩa có nhiệm vụ lưu trữ thông tin. 2 Màn hình Hiển thị thông tin. 3 Máy in In thông tin ra giấy. 4 Bàn phím Hỗ trợ người dùng nhập thông tin vào. 5 Chuột Hỗ trợ người dùng nhập thông tin vào, điều khiển hoạt động của máy. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Mô hình ba bước của GV nhắc để HS nhớ lại các thuật ngữ đã học từ bài trước: hoạt động thông tin "hiển thị", "thông tin vào","thông tin ra". Hoạt động cá nhân: GV giải thích thêm: về cơ bản hoạt động thông tin của Đọc nội dung trong sách người và máy là giống nhau vì đều có cấu trúc 3 bước: Lấy để hiểu sự giống nhau thông tin vào Xử lí thông tin đó – Lưu trữ/Đưa kết quả (đều có cấu trúc ba bước) ra/Trao đổi thông tin với máy tính hoặc người khác. Khác – 32 –
  33. và khác nhau trong hoạt nhau ở chỗ con người tự thu nhận thông tin bằng các giác động thông tin do người quan còn máy tính thông thường đều phải nhờ con người và và máy tính tiến hành. các thiết bị Vào/Ra trợ giúp trong việc nhập thông tin vào. Những hệ thống đặc biệt như cảnh báo người lạ đột nhập, cảnh báo cháy, thì máy tính tự thu nhận thông tin vào (hình ảnh kẻ trộm, mùi khói) thông qua camera và các bộ cảm biến. Những hệ thống như thế tự động thực hiện cả ba bước của hoạt động thông tin. 2. Làm tính thông qua GV thực hiện các thao tác cho Đây là lần đầu tiên các em phần mềm Calculator cả lớp quan sát trên máy làm quen với thao tác nháy Hoạt động cặp đôi: chiếu: chuột và kích hoạt một Bật công tắc khởi động, chờ chương trình phần mềm Quan sát GV làm mẫu máy tính vào trạng thái sẵn trong Windows, vì thế GV trước, sau đó làm lại. sàng. nên làm mẫu trước cho cả Kích hoạt chương trình Kích hoạt chương trình phần lớp quan sát, sau đó nếu phần mềm Calculator có mềm Calculator. cần thiết thì làm mẫu tại sẵn trong máy, sau đó Dùng chuột thực hiện phép chỗ cho những nhóm còn dùng chuột để thực hiện tính (4 + 5) * 2. lúng túng. phép tính (4 + 5) * 2. Hoạt động cặp đôi: Ý tưởng sư phạm: Bài tập này Yêu cầu HS báo cáo kết (Bài tập số 2) Vận dụng nhằm cung cấp một ví dụ thực quả và nhận xét. tế để minh hoạ cho HS thấy kiến thức đã học về ba Đáp án: A, D, E. máy tính tiến hành ba bước bước hoạt động thông tin Mệnh đề B sai vì vừa rồi của máy tính để chọn ra hoạt động ra sao, nhậpxử lí hiển thị thông tin như thế nào. HS chỉ dùng chuột để chọn mệnh đề đúng. Cử đại các số hạng và phép toán, biểu báo cáo. không dùng bàn phím. Mệnh đề F sai vì trong hoạt động này máy tính chỉ hiển thị kết quả lên màn hình. 3. Cấu trúc của máy tính GV giải thích thêm rằng cấu trúc của máy tính gồm ba khối điện tử chức năng tương ứng với ba bước của hoạt động thông tin: Hoạt động cá nhân: Khối các thiết bị vào gồm bàn phím, chuột, máy quét – 33 –
  34. Đọc nội dung trong sách (Scanner), máy ảnh, camera, modem, để hiểu về tên gọi và Khối các thiết bị xử lí (CPU, RAM) và lưu trữ (đĩa cứng, chức năng của các bộ USB, CD, DVD). phận cơ bản của máy Khối các thiết bị ra gồm máy in, màn hình, modem, tính. Làm quen với khái Với smartphone hay một số máy đo y tế thì màn hình cảm niệm "phần cứng". ứng đảm nhiệm vai trò của cả thiết bị vào và thiết bị ra. GV lưu ý HS: khái niệm " phần cứng " là để chỉ tất cả những bộ phận vật lí của máy tính như vỏ máy, CPU, RAM, ổ đĩa, máy in, màn hình, dây nối, 4. Thân máy Hoạt động này chỉ yêu cầu HS nhận diện các bộ phận bên Hoạt động cá nhân: trong thân máy (CPU, RAM, đĩa cứng ) qua ảnh chụp trong sách. Mục tiêu chủ yếu là các em nhớ được chức năng Đọc nội dung trong sách của các bộ phận đó cùng với các thuật ngữ như bộ nhớ và quan sát hình ảnh để trong , bộ nhớ ngoài , bộ xử lí trung tâm . Đến bài tiếp theo nhận diện các bộ phận các em sẽ được quan sát mẫu thiết bị thật để có hình dung bên trong thân máy và chính xác hơn về hình dạng của các bộ phận. hiểu chức năng của chúng. Đây là hoạt động tìm hiểu nhiều đoạn lí thuyết quan trọng như chức năng của CPU, RAM, đĩa cứng. GV chú ý giải thích để các em hiểu rằng CPU là bộ não điều khiển toàn bộ máy tính, còn RAM trợ giúp cho CPU. Không cần giải thích rõ byte là gì, chỉ yêu cầu HS nhớ bit là đơn vị nhỏ nhất, bội của bit là byte, KB, MB, GB. C. Hoạt động luyện tập Hoạt động cá nhân: Đáp án: (Bài tập số 3) HS quan A. USB dung lượng 64 GB. sát ảnh chụp bốn loại B. RAM dung lượng 4GB. thiết bị và trả lời câu hỏi. Chia sẻ và so sánh kết C. Đĩa CD dung lượng 700 MB. quả với những bạn khác. D. Đĩa cứng dung lượng 500 GB. Báo cáo kết quả. GV gợi ý: để làm được bài này các em nên so sánh các hình vẽ của 4 thiết bị với các hình mẫu trong sách. Những HS sớm làm quen với máy tính sẽ dễ dàng nhận ra đĩa CD và – 34 –
  35. USB và như vậy là đạt yêu cầu. GV không nên yêu cầu các em phải nhớ hình dạng của RAM và đĩa cứng vì chúng được lắp bên trong thân máy. Bài này nhằm giúp HS thấy được tính thực tế của các đơn vị MB và GB thông qua việc đọc kích thước ghi trên bề mặt của thiết bị. Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. Hoạt động cặp đôi: GV giải thích thêm: (Bài tập số 4) HS điền Hai khái niệm "bộ nhớ trong " và "RAM" coi như tương vào chỗ trống, cử đại đương. diện báo cáo kết quả. Hai khái niệm "đĩa cứng" và "ổ đĩa cứng" cũng coi như tương đương với nhau, nhưng "đĩa CD" lại khác với "ổ đĩa CD". Lí do của sự khác biệt này là vì đĩa CD có thể lấy ra khỏi ổ đĩa còn đĩa cứng thì không. Thiết bị ra thông dụng nhất là màn hình, trong công đoạn soạn thảo người ta gõ bàn phím đồng thời quan sát văn bản trên màn hình để bổ sung hay chỉnh sửa. Khi văn bản đã hoàn thiện thì mới sử dụng máy in để in ra giấy. Loa thì chỉ dùng khi nghe nhạc, xem phim, Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. Đáp án: a) Dữ liệu sau khi được nhập vào từ thiết bị vào hoặc từ bộ nhớ ngoài sẽ được xử lí bởi bộ xử lí trung tâm CPU . b) Trong quá trình xử lí, những dữ liệu trung gian được lưu vào bộ nhớ trong RAM . c) Thân máy còn được gọi là CPU . d) Từ hình vẽ ở trên em nhận thấy loại thiết bị nhớ ngoài có dung lượng lớn nhất là đĩa cứng , còn loại nhỏ nhất là đĩa CD . e) Nếu tắt máy hoặc bị mất điện, những thông tin lưu trong bộ nhớ trong sẽ bị xoá sạch còn nếu lưu trong bộ nhớ ngoài thì vẫn giữ lại được. – 35 –
  36. f) Đĩa cứng và USB thuộc loại bộ nhớ trong . g) Thiết bị ra của máy tính thường được sử dụng nhất là màn hình . h) Đơn vị thông tin nhỏ nhất gọi là bit nhưng đơn vị thường dùng để đo kích thước đĩa cứng hay USB hiện nay là byte và bội của nó là Gigabyte . Hoạt động cặp đôi: GV hướng dẫn HS cắm USB cho đúng chiều. Một số loại (Bài tập số 5) HS quan CPU, đĩa cứng, đĩa CD, thanh RAM, USB, ổ đĩa CD không sát bộ thiết bị mẫu, đọc ghi đủ thông số trên bề mặt nên sẽ không đọc được. dung lượng ghi trên bề Yêu cầu HS báo cáo kết quả đọc dung lượng ghi trên bề mặt của chúng. Cắm/rút mặt của thiết bị và nhận xét. USB. D. Hoạt động vận dụng Đáp án gợi ý: Những bài hát bán ở cửa hiệu thường được chứa trong loại thiết bị lưu trữ nào? đĩa CD. Cầm một chiếc đĩa CD như thế nào mới là đúng cách? Nếu cầm sai có thể gây ra hậu quả gì? GV giải thích thêm về cấu tạo và cách cầm một chiếc đĩa CD: dữ liệu được ghi vào những lỗ rất nhỏ (cỡ một phần trăm bề dày sợi tóc) trên bề mặt đĩa rồi được phủ một lớp nhựa mỏng trong suốt lên trên. Chỉ một vết xước nhỏ ở một trong hai mặt đĩa sẽ khiến cho thông tin ghi trong đĩa bị hỏng hoàn toàn, vì vậy chúng ta không nên sờ tay lên mặt đĩa. Có 2 cách cầm đĩa CD: cầm xung quanh rìa đĩa hoặc xỏ một ngón tay qua lỗ để giữ như hình vẽ. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Đáp án gợi ý: (A) Smartphone có khả năng gọi điện thoại, chụp ảnh và quay phim còn máy tính để bàn thì không: chỉ với năm bộ phận của máy tính như hình vẽ ở phần Khởi động thì không thể gọi điện thoại, chụp ảnh và quay phim, nhưng hiện nay đã có những thiết bị – 36 –
  37. ngoại vi giúp máy tính thực hiện những việc đó. Loa + micro + đường truyền mạng để gọi điện thoại, camera + máy quay phim +máy ảnh số để chụp ảnh và quay phim. (B) Smartphone không có khả năng thực hiện những phần mềm thường gặp ở máy tính để bàn: mệnh đề này không đúng, hiện nay trên các smartphone đều có cài đặt những phần mềm thông dụng ở máy tính để bàn như bộ phần mềm văn phòng MS. Office, phần mềm Calculator, phần mềm kết nối vào mạng Internet. (C) Người sử dụng có thể vừa đi đường vừa sử dụng smartphone còn máy tính để bàn chỉ được đặt cố định trong phòng làm việc: đúng. BÀI 5. CÁC THIẾT BỊ VÀO/RA 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau: • Nhận biết được các thiết bị vào/ra như bàn phím, chuột, màn hình, máy in, loa, tai nghe và nắm được chức năng của chúng. • Nhận biết được các thiết bị lưu trữ như đĩa CD, ổ đĩa CD, USB và nắm được chức năng của chúng. • Sử dụng được phần mềm Calculator để thực hiện phép tính số học đơn giản. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Cấu trúc của máy tính gồm ba khối chức năng chính tương ứng với ba hoạt động: thu nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin. • Các bộ phận cơ bản của máy tính như CPU, RAM, đĩa cứng, và chức năng của chúng. – 37 –
  38. 3. Yêu cu v phương tin dy hc Yêu cầu như đã nêu ở đầu chương, ngoài ra mỗi nhóm HS có một máy tính để thực hành và một bộ thiết bị mẫu gồm: đĩa CD, ổ đĩa CD, USB, RAM, đĩa cứng. Lưu ý: chỉ sử dụng những linh kiện đã cũ không còn dùng được nữa. Tuyệt đối không mở vỏ máy ra để các em quan sát cấu tạo bên trong vì: • HS có thể bị điện giật nếu tò mò bật máy lên. • HS có thể tháo, vặn, làm hỏng máy. • bài này không đặt mục tiêu là HS phải nắm được hình dạng và cấu trúc các thiết bị bên trong thân máy. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Hot đng ca HS Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Bài trước HS đã tìm hiểu về các bộ phận bên trong thân máy, bài này các em sẽ tìm hiểu về các thiết bị ngoại vi nằm bên ngoài thân máy và có thể dễ dàng quan sát, tháo lắp được. Hoạt động khởi động nhằm tạo cơ hội cho HS trực tiếp cầm, quan sát và thao tác với các thiết bị mẫu như bàn phím, chuột, màn hình, máy in, loa, tai nghe để tạo sự hấp dẫn lôi cuốn HS tham gia tiết học. Quan sát để nhận biết các GV hướng dẫn các em thảo luận về thông tin đọc được bộ phận của máy tính trên mặt thiết bị như dung lượng, tên hãng sản xuất, tốc Hoạt động cặp đôi: độ, chức năng của thiết bị (xem lại bài trước). Cắm USB vào khe cắm ở GV hướng dẫn các em cách cầm chiếc đĩa CD đúng cách trên thân máy. để không làm xước bề mặt đĩa (xem lại bài trước). Đeo cặp tai nghe vào tai. Cầm và đọc những thông số ghi trên mặt đĩa CD. Kéo khay đựng giấy của máy in ra để quan sát vị trí Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. và cách đưa giấy vào. Đáp án gợi ý: Các thông số kĩ thuật ghi trên bề mặt các Cử đại diện báo cáo các thiết bị như: – 38 –
  39. thông số đọc được và trả Đĩa CD: dung lượng của đĩa, thường là 650 MB hoặc lời câu hỏi về bàn phím. 700 MB. Ổ đĩa CD: tốc độ đọc/ghi dữ liệu, thường là 52X hay 48X. Ổ đĩa cứng, thanh RAM và chiếc USB: dung lượng, thường tính bằng GB, xem lại hình vẽ ở bài trước. Bàn phím có cụm phím số nằm ở bên phải, các phím trong đó đều có ở phần còn lại của bàn phím. Cụm phím số gồm các chữ số và các phép toán cơ bản (cộng trừ nhân chia) được thiết riêng cho mục đích nhập dữ liệu số. Ngoài ra các phím chức năng Ctrl, Shift, Alt đều được bố trí hai phím ở hai bên tráiphải để hai tay đều có thể gõ được. B & C. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập 1. Bàn phím và chuột GV nhắc HS chú ý khái Nếu HS hỏi sâu về cách sử Hoạt động cá nhân: niệm “thiết bị vào/ra”. dụng bàn phím và cách bấm nút chuột thì GV giải thích Đọc sách kết hợp với quan rằng ở những bài tiếp theo sẽ sát thiết bị mẫu để tìm hiểu hướng dẫn chi tiết hơn. về bàn phím, chuột và màn hình. Hoạt động cá nhân: Đây là lần thứ hai HS làm Tổng kết lại về chức năng việc với Windows và kích nhập dữ liệu của bàn phím (Bài tập số 1) Khởi động hoạt một chương trình nên và cách kích hoạt cụm phím phần mềm Calculator có còn chưa thành thạo. GV số (bấm phím NumLock). sẵn trong máy, thực hiện quan sát và giúp đỡ từng phép toán (4 + 5) * 2 bằng Bài này nhằm giúp HS hiểu nhóm để các em tự thực cách gõ bàn phím. rằng chức năng nhập dữ liệu hiện được. của bàn phím nói chung và cụm phím số nói riêng. 2. Màn hình, máy in và các Nếu điều kiện phòng máy Hệ thống lại cho HS hiểu: thiết bị ra khác cho phép, GV cắm loa và máy in, loa và tai nghe đều tai nghe rồi bật một đoạn là thiết bị ra. Thông tin ra Hoạt động cá nhân: nhạc cho HS nghe lần lượt của loa và tai nghe tồn tại Đọc để hiểu chức năng của bằng loa và tai nghe để dưới dạng âm thanh, còn máy in, loa và tai nghe, kết hiểu chức năng của hai thông tin ra của máy in tồn – 39 –
  40. hợp quan sát thiết bị mẫu thiết bị này. tại dưới dạng văn bản. để nhận diện. Với lớp khá, GV gợi ý HS nhớ các tên tiếng Anh: printer, keyboard, monitor, headphones, speaker, Hoạt động cặp đôi: Giải đáp những thắc mắc của HS, chẳng hạn như: “Câu 4: Quan sát hình vẽ, nhận Thiết bị giúp người sử dụng gõ các chữ cái và chữ số là diện các thiết bị vào ra để chuột” (vì ở bài trước HS dùng chuột nhập các số qua trả lời câu hỏi, báo cáo kết phần mềm Calculator). GV giải thích rằng nhập như vậy quả. rất chậm, gõ bàn phím nhanh hơn nhiều. Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét. Đáp án: 1: a, b. 2: c, d, e, f. 3: a. 4: b. 5: e. 6: f. 7: c, f. 1) Các thiết bị vào: bàn phím và chuột. 2) Các thiết bị ra: loa, tai nghe, màn hình và máy in. 3) Thiết bị giúp người sử dụng gõ các chữ cái và chữ số: bàn phím. 4) Thiết bị giúp người sử dụng bấm vào các nút lệnh để điều khiển máy tính: chuột. 5) Thiết bị hiển thị các bức ảnh hay một đoạn phim: màn hình. 6) Thiết bị giúp người sử dụng nghe nhạc, xem phim mà không ảnh hưởng tới những người xung quanh: tai nghe. 7) Thiết bị giúp người sử dụng nghe được các bản nhạc hay âm thanh khác: loa, tai nghe. Hoạt động cá nhân: GV giải thích: ổ đĩa CD và Đáp án: (Bài tập số 3) Ghép những đĩa CD là hai thiết bị khác 1dB, 2aC, 3mL, 4bD, mục tương ứng ở hai cột. nhau. Ổ đĩa CD là thiết bị 5cA, 6iK, 7hF, 8eG, Báo cáo kết quả. dùng để đọc thông tin trên 9gE, 10fH, 11kM, 12l đĩa CD. Tuy nhiên đĩa I. cứng và ổ đĩa cứng lại Yêu cầu HS báo cáo kết quả cùng chỉ một thiết bị, vì và nhận xét. đĩa cứng không thể tháo rời khỏi ổ đĩa như đĩa CD. – 40 –
  41. D. Hoạt động vận dụng Đáp án gợi ý: Chuột không dây ra đời sau, loại thiết bị này được thiết kế để khắc phục nhược điểm của chuột có dây là bị sợi dây cản trở khi di động, do đó được người sử dụng ưa chuộng hơn. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Màn hình cảm ứng của điện thoại smartphone vừa cảm nhận ngón tay người chạm vào vừa hiển thị thông tin nên kiêm cả hai chức năng của thiết bị vào và thiết bị ra. Đối với lớp 6, hiểu biết về điện thoại smartphone không phải là bắt buộc. Nếu thời lượng không đủ GV có thể bỏ qua hoạt động này. BÀI THỰC HÀNH 1. SỬ DỤNG CHUỘT 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS năng lực sau: • Sử dụng chuột để thực hiện các thao tác điều khiển. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Chức năng của thiết bị chuột máy tính. • Cách sử dụng chuột để kích hoạt và điều khiển phần mềm Calculator. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). • Ngoài ra cần thêm phần mềm Basic Mouse Skills cài đặt vào từng máy. – 41 –
  42. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Đnh hưng hot đng ca GV Hot đng ca HS Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Lịch sử phát minh ra Chiếu ảnh ông Douglas Engelbart lên màn chiếu cho cả chuột máy tính lớp xem. Hoạt động cá nhân: Đọc nội dung trong sách để biết về nhà khoa học đã phát minh ra chuột máy tính. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Các nút chuột Hướng dẫn các em vị trí và Tổng kết về hình dạng của Hoạt động cá nhân: chức năng của nút trái, nút con trỏ chuột: Đọc sách kết hợp với phải, nút cuộn. Thông thường là hình mũi quan sát trực tiếp thiết bị Nút cun tên . chuột để nắm được đâu là Nút trái Khi chuyển thành dạng nút trái, nút phải và nút Nút phi cuộn. Quan sát hình vẽ đồng hồ cát tức là máy các hình dạng con trỏ tính đang bận. chuột. Thực hiện các thao Hình bàn tay xuất hiện tác: nháy chuột, di chuột, khi trỏ vào một liên kết trên nháy nút phải. trang web, nháy chuột vào đó thì trình duyệt sẽ mở trang mới ra. – 42 –
  43. 2. Cách cầm chuột đúng Nhắc HS rằng cầm chuột Đáp án: Cầm chuột như hình Hoạt động cá nhân: sai tư thế sẽ dẫn tới mỏi cổ b và f là đúng. tay. (Bài tập số 1) Đọc nội a) Cổ tay bị ưỡn. Gọi HS trả lời câu hỏi. dung trong sách kết hợp c) Cổ tay bị gập. quan sát hình vẽ để biết d) Cổ tay bị vẹo sang bên phải. cách cầm chuột cho đúng. Trả lời câu hỏi, báo cáo e) Cổ tay bị vẹo sang bên trái. kết quả. 3. Các thao tác sử dụng Hướng dẫn HS thực hành chuột thử các thao tác di chuột, nháy chuột, nháy nút phải. Hoạt động cá nhân: Đọc sách và trực tiếp thao tác với chuột để nắm được sơ bộ năm thao tác sử dụng chuột. C. Hoạt động luyện tập 1. Khởi động phần mềm GV thực hiện trước cho em Phổ biến cho HS: sau khi Mouse Skills quan sát màn hình chương Level kết thúc, nếu thực hiện trình Mouse Skills qua máy đúng màn hình sẽ hiện ra Hoạt động cá nhân: những lời khen ngợi như Khởi động phần mềm chiếu . Correct (Đúng rồi), Good Mouse Skills và bắt đầu Trước khi thực hành GV Job (Làm tốt lắm), Well luyện tập năm thao tác sử phổ biến cách tính điểm Done (Làm tốt lắm), You Did dụng chuột: của phần mềm là càng thao It (Bạn làm được rồi), That's – 43 –
  44. Level 1: Luyện thao tác tác nhanh thì điểm càng Right (Thế là đúng). Di chuyển chuột. cao và phát động thi đua xem ai được điểm cao nhất. Level 2: Luyện thao tác Nháy chuột. Nếu gõ Q (Quit) nhiều lần Level 3: Luyện thao tác có thể khiến chương trình Nháy đúp chuột. tự kết thúc, gõ N (Next) để Level 4: Luyện thao tác thực hiện Level tiếp theo. Nháy nút phải. Level 5: Luyện thao tác Kéo thả chuột. 2. Luyện tập Level 1 GV nhắc nhở: Nhiệm vụ Nhắc HS chú ý lời nhận xét của Level này là phải di về mức độ hoàn thành ở mục Hoạt động cá nhân: chuyển thật nhanh con trỏ Rating, nếu là " Beginner " thì Luyện tập để thực hiện chuột ngang qua phạm vi HS nên thực hiện lại. thành thạo thao tác di hình vuông, không cần chuyển chuột. dừng lại trong hình vuông mà chỉ cần lướt ngang qua cũng được. 3. Luyện tập Level 2 GV nhắc nhở: Nhiệm vụ Nhắc HS chú ý lời nhận xét của Level này là di chuyển về mức độ hoàn thành ở mục Hoạt động cá nhân: thật nhanh con trỏ chuột Rating, nếu là " Beginner " thì Luyện tập để thực hiện vào trong hình vuông rồi HS nên thực hiện lại. thành thạo thao tác nháy nháy chuột. Đầu mũi tên chuột. của con trỏ chuột phải lọt vào trong hình vuông. 4. Luyện tập Level 3 GV nhắc nhở: Nhiệm vụ Nhắc HS chú ý lời nhận xét của Level này là di chuyển về mức độ hoàn thành ở mục Hoạt động cá nhân: thật nhanh con trỏ chuột Rating, nếu là " Beginner " thì Luyện tập để thực hiện vào trong hình vuông (đầu HS nên thực hiện lại. thành thạo thao tác nháy mũi tên của con trỏ chuột đúp chuột. lọt vào trong hình vuông) rồi nháy đúp chuột. 5. Luyện tập Level 4 GV nhắc nhở: Nhiệm vụ Nhắc HS chú ý lời nhận xét của Level 4 là phải di về mức độ hoàn thành ở mục – 44 –
  45. Hoạt động cá nhân: chuyển thật nhanh con trỏ Rating, nếu là " Beginner " thì Luyện tập để thực hiện chuột vào hình vuông (đầu HS nên thực hiện lại. thành thạo thao tác nháy mũi tên của con trỏ chuột nút phải chuột. lọt vào trong hình vuông) rồi nháy nút phải chuột. 6. Luyện tập Level 5 GV nhắc nhở: Nhiệm vụ Nhắc HS: sau khi làm xong của Level 5 là phải kéo Hoạt động cá nhân: cả 5 mức, HS sẽ nhận được biểu tượng tệp Word vào điểm tổng kết của mình. Hãy Luyện tập để thực hiện trong cửa sổ bằng thao tác nháy chuột vào nút Try thành thạo thao tác Kéo Kéothả. Di chuột tới biểu Again để thực hiện lại nếu Thả. tượng tệp Word, ấn nút trái kết quả chưa tốt. xuống giữ không thả ra, GV tuyên dương HS đạt đồng thời di chuột để kéo điểm cao nhất và yêu cầu các biểu tượng tệp Word vào em còn lại cố gắng hoàn bên trong cửa sổ, sau đó thành tốt cả 5 Level. thả nút trái ra. D. Hoạt động vận dụng HS sử dụng kĩ năng điều khiển chuột vừa học được để kích hoạt trò chơi Dò mìn (MineSweeper) có sẵn trong Windows. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Sau khi được huấn luyện sử dụng thành thạo chuột, HS phát biểu ý kiến của mình về mức độ tiện dụng của thiết bị này bằng cách trả lời câu hỏi: "Nếu em là người thiết kế chuột máy tính, em có ý tưởng tạo ra chuột khác gì so với những con chuột máy tính hiện nay?" – 45 –
  46. BÀI THỰC HÀNH 2. LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS năng lực sau: • Biết cách kích hoạt và sử dụng trình duyệt Google Chrome để xem tin tức thời sự hàng ngày, tin dự báo thời tiết. • Biết dùng phần mềm Calculator để làm các phép tính lũy thừa, tính số ngày giữa hai mốc thời gian. • Biết sử dụng phần mềm nghe nhạc Windows Media Player. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Sử dụng phần mềm Calculator để làm các phép tính số học. • Mạng Internet là kho tàng thông tin chứa đựng những tin tức thời sự, kinh tế thể thao, dự báo thời tiết, 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). • Ngoài ra mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS có một máy tính nối mạng Internet, cài đặt trình duyệt Google Chrome và phần mềm nghe nhạc Windows Media Player. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Đnh hưng hot đng ca GV Hot đng ca HS Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Khởi động máy tính Phát vấn: Em nào biết cách GV tổng kết: Ngoài những xem tin tức thời sự, thể tin tức nói trên, có rất nhiều – 46 –
  47. Hoạt động cá nhân: thao, kinh tế, tin dự báo trang web như vnexpress, Trả lời câu hỏi, chia sẻ thời tiết bằng máy tính? dantri.com, cung cấp tin với các bạn khác. bài về văn hoá, giáo dục, tin thế giới, giải trí, điện ảnh, B. Hoạt động luyện tập Ý tưởng sư phạm: Đến những bài cuối chương HS mới được giới thiệu đầy đủ về thao tác đăng nhập, tuy nhiên đây là thao tác dễ học nên ngay từ bài này GV tranh thủ tập cho các em thành thạo việc bật công tắc máy, gõ tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập. 1. Sử dụng trình duyệt GV làm mẫu cho cả lớp Tổng kết, phát vấn: Em hãy Web quan sát, vừa làm vừa giải tóm tắt những tin tức mình thích. Sau đó khi HS tự làm vừa tìm được về bài: Hoạt động cá nhân: thì GV theo dõi và trợ giúp. Thời sự. Bật công tắc khởi động Thể thao. máy, gõ tên và mật khẩu Hướng dẫn HS gõ đúng địa đăng nhập. chỉ trang tin tức, khi con trỏ Thời tiết. Kích hoạt trình duyệt chuyển thành hình bàn tay thì Web. nháy chuột vào những mục Gõ địa chỉ trang tin tức. tin tức muốn xem, kéo thanh cuốn để xem phần bị khuất. Quan sát giao diện trang web, nháy chuột vào các Nhắc HS không xem lan liên kết để xem tin tức, man, chú ý tìm các bài chính: kéo thanh cuốn để xem thời sự, thời tiết, thể thao. những nội dung bị che khuất, nháy chuột vào Giới hạn thời gian hoạt biểu tượng để quay lại động khoảng 5 phút, tránh trang tin vừa xem. để HS lướt web quá lâu. Báo cáo kết quả tìm Nhắc HS không tự ý vào kiếm. những trang web khác. 2. Tính toán bằng phần Ý tưởng sư phạm: ngoài việc giúp HS luyện tập thao tác gõ mềm Calculator bàn phím, di chuột và nháy chuột, hoạt động này cũng cho HS thấy khả năng tính toán của máy nhanh như thế nào. Hoạt động cá nhân: Khởi động phần mềm Trước khi bắt đầu, GV đặt câu hỏi cho cả lớp: các em sẽ 7 3 Calculator, sau đó thực mất bao lâu để tính 9 hay 987654321 trong điều kiện hiện phép tính 9 7 bằng không có máy móc hỗ trợ? – 47 –
  48. 7 cách sử dụng hàm Trả lời: có thể ước lượng rằng tính 9 sẽ khá lâu. Việc tính 3 của Calculator (nháy 987654321 còn phức tạp hơn. Sau đây các em sẽ điều chuột vào nút đó). Sau khi khiển máy tính để thực hiện các phép tính đó. đã tiến hành các thao tác GV làm mẫu các thao tác cho cả lớp xem qua máy chiếu, và thấy hiển thị ra kết quả sau đó để HS tự làm lại. đúng, các em tiếp tục thử với các hàm số còn lại. Hoạt động cá nhân: Hướng dẫn: Nếu dùng Nhận xét: Tính 9 7 bằng cách sử y (Bài tập số 1) Tính 9 7 bàn phím gõ chữ số thì dụng hàm x của Calculator bằng cách gõ: nên dùng cụm phím số nhanh hơn gõ 9*9*9*9*9*9*9, 100 9*9*9*9*9*9*9. bên phải bàn phím (nếu (nếu tính 9 thì chẳng lẽ gõ đèn NumLock chưa sáng 100 lần?). thì gõ phím NumLock để bật chế độ gõ phím số). Hoạt động cá nhân: Quan sát HS thực hiện, GV khuyến khích HS thử làm kiểm tra kết quả, giúp những phép tính khác với các (Bài tập số 2) HS dùng những HS còn lúng túng số có giá trị lớn để thấy khả hàm của phần mềm trong thao tác. năng tính nhanh của máy tính. Calculator để tính 9 20 , 123456789 2, 987654321 3. 3. Tính số ngày giữa hai Giải thích cho HS hiểu Sau khi HS làm xong, hướng mốc thời gian việc tính nhẩm số ngày dẫn các em dùng bàn phím để giữa hai mốc thời gian Hoạt động cá nhân: nhập bằng cách nháy chuột vào cách nhau hàng năm trời mục From rồi gõ lần lượt ngày, Sử dụng Calculator tính là phức tạp và dễ bị tháng và năm, sau đó đến mục số ngày giữa hai mốc thời nhầm lẫn. Sau đó hướng To . gian. dẫn HS thao tác trên Chú ý: Hoạt động này chỉ thực Ý tưởng sư phạm: Ngoài Calculator để nhập ngày hiện được trên Windows 7 trở việc giúp HS luyện tập tháng năm sinh và ngày đi, phần mềm Calculator trên thao tác di chuột và nháy hiện tại. chuột, hoạt động này cũng Windows XP không có chức nhằm làm cho HS thấy năng này. – 48 –
  49. máy tính có thể giải quyết những bài toán phức tạp mà nếu con người tự làm sẽ rất tốn công sức và dễ nhầm lẫn. 4. Xem dự báo thời tiết Ý tưởng sư phạm: Hoạt động cặp đôi: Đầu giờ HS đã xem tin tức thời tiết tại trang web tin tức hàng ngày, nhưng ở đó chỉ có thông tin vắn tắt về thời tiết Khởi động trình duyệt hiện tại. Hoạt động này nhằm giúp HS thấy được một Web, vào trang Web của trang dự báo thời tiết chuyên nghiệp có đầy đủ thông tin Trung tâm Dự báo khí dự báo thời tiết về các vùng trên đất liền, trên biển, dự báo tượng thủy văn trung ương lũ trên sông, cảnh báo các hiện tượng như lốc, mưa đá, để xem tin dự báo thời tiết Qua đó HS hiểu rõ hơn ích lợi của máy tính và mạng của tỉnh nhà và các vùng Internet. miền trên cả nước. 5. Nghe nhạc và xem Bài tập này nhằm mục đích cho HS thấy được một trong phim với Windows Media những lợi ích thiết thực mà máy tính mang lại hàng ngày, Player đồng thời làm quen với việc sử dụng loa và tai nghe. Hoạt động cặp đôi: GV chuẩn bị: cắm loa và hoặc tai nghe vào máy tính, để Quan sát GV làm mẫu, sẵn trên máy của HS các tệp âm nhạc và tệp video. Phổ sau đó tự thao tác: biến cho các em tên và đường dẫn tới các tệp đó. Bật công tắc loa. GV làm mẫu cho HS quan sát qua máy chiếu, sau đó để Tìm và nháy đúp chuột HS tự làm. vào file âm nhạc (*. mp4, *.wav, ) để nghe. GV quan sát và trợ giúp HS thao tác. Vặn nút điều chỉnh âm lượng trên loa. Dùng chuột điều khiển thông qua các nút lệnh trên cửa sổ chương trình. D. Hoạt động vận dụng Về nhà HS vận dụng kĩ năng đã học để tự khởi động trình duyệt, sau đó vào các trang web thời sự để xem tin tức. Cuối cùng HS còn phải biết cách tóm lược những tin mình đã xem để tạo ra một bản tin vắn tắt. – 49 –
  50. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng HS chia sẻ với người thân trong gia đình, ví dụ ông bà hay bố mẹ, bản tin thời sự mình vừa tổng hợp được và báo cáo lại với GV. GV liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu và ghi nhận kết quả của sự cố gắng tìm hiểu của HS. BÀI 6. TẬP GÕ BÀN PHÍM 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS năng lực sau: • Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính. • Biết được ích lợi và tầm quan trọng của kĩ năng gõ phím mười ngón. • Nhớ vị trí của bốn hàng phím và một số phím trên đó. • Bước đầu làm quen và luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Cách sử dụng bàn phím để nhập thông tin vào cho máy tính xử lí. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Yêu cầu như đã nêu ở đầu chương). • Ngoài ra mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS được thực hành trên một máy tính có cài sẵn phần mềm luyện gõ phím Rapid Tiping. Đây là phần mềm miễn phí, dễ dàng download và tương thích với nhiều phiên bản Windown. – 50 –
  51. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Hot đng ca HS Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này trang bị cho HS những hiểu biết về vệ sinh lao động khi ngồi làm việc và gõ máy tính, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự hình thành phát triển của bộ xương và toàn bộ cơ thể. Đầu giờ học, GV chuẩn bị ghế ngồi có dựa lưng và bàn đặt máy tính phù hợp với chiều cao của HS. Nhắc nhở các em đang ngồi sai (còng lưng, ngước cổ, ). Tư thế ngồi làm việc với Đáp án gợi ý: Những triệu chứng đó là do tư thế ngồi sai và máy tính điều kiện làm việc không hợp vệ sinh lâu ngày gây ra. Thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt gây ra Hoạt động nhóm: suy giảm thị lực. Tư thế ngồi sai lâu ngày dẫn đến xương Thảo luận tìm câu trả lời, sống bị còng, lưng bị vẹo. Màn hình đặt cao hơn mắt dẫn cử đại diện báo cáo kết đến đau cỏ do thường xuyên phải ngước lên nhìn. quả. GV dẫn dắt: muốn biết tư thế ngồi đúng ra sao, các em hãy tham gia hoạt động tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động cá nhân: GV quan sát tư thế ngồi và vị trí đặt máy tính của HS, uốn Đọc nội dung trong sách nắn những em có tư thế ngồi sai. để hiểu thế nào là tư thế Trao đổi với HS: nếu màn hình đặt quá cao hoặc quá thấp ngồi đúng, sau đó vận so với độ cao của mắt thì lâu ngày sẽ gây ra hậu quả gì? dụng để tự điều chỉnh tư Nếu ngồi còng lưng hoặc ưỡn lưng thì lâu ngày sẽ gây ra thế ngồi của mình. hậu quả gì? Hoạt động cá nhân: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi và uốn nắn những câu trả (Bài tập số 1) Vận dụng lời chưa đúng. kiến thức thu được ở Đáp án: a) Tư thế ngồi C là đúng. hoạt động trước để làm b) Tư thế A, C sai. Tư thế A lưng bị còng xuống dẫn tới bài tập, sau đó báo cáo mỏi lưng. Tư thế C đầu bị cúi về phía trước dẫn tới mỏi cổ. kết quả. – 51 –
  52. 1. Nhiệm vụ của từng Trước khi HS bắt đầu hoạt Nhắc các em luyện tập thao ngón tay động, GV hướng dẫn cả lớp tác đặt hai bàn tay lên hàng quan sát hình vẽ ở mục "2. phím cơ sở cho thật thành Hoạt động cá nhân: Kĩ năng gõ bàn phím" để thạo (nhanh và trúng). Đọc nội dung và quan sát hiểu cách đặt các ngón tay hình vẽ trong sách để trên hàng phím cơ sở. nhớ ngón nào bấm phím nào, thực hành thao tác đặt tay lên hàng phím cơ sở. 2. Kĩ năng gõ bàn phím Giải thích ích lợi của việc Hệ thống lại ích lợi của kĩ biết gõ 10 ngón. năng gõ phím 10 ngón: Hoạt động cá nhân: Nhắc HS thực hành thao tác Vừa gõ vừa quan sát được Đọc nội dung trong sách đầu tiên: đặt tay lên hàng tài liệu. để: Hiểu ích lợi của việc phím cơ sở. Tốc độ gõ nhanh hơn, ít phạm lỗi hơn. biết gõ mười ngón. Nhớ vị trí đặt tay trên hàng phím cơ sở. Tập đặt hai bàn tay lên hàng phím cơ sở. Các hàng trên bàn phím Giải thích thắc mắc của HS Kiểm tra xem HS đã nhớ Hoạt động cá nhân: Nhắc HS chú ý nhớ vị trí được vị trí của các hàng phím Đọc nội dung và quan sát của các phím điều khiển và các phím điều khiển hay hình vẽ trong sách để (Enter, Ctrl, Delete, ) vì chưa. nhớ tên và vị trí của bốn những phím đó hay được hàng phím cơ bản. dùng. C. Hoạt động luyện tập 1. Luyện gõ hàng phím cơ Chú ý tắt chế độ gõ tiếng Việt của bộ gõ nếu không khi gõ sở các dấu sẽ bị bộ gõ tự động chuyển mã, hậu quả là HS gõ Hoạt động cá nhân: đúng nhưng Rapid Tiping vẫn báo là sai. Khởi động phần mềm Tắt tất cả loa máy tính để tắt nhạc của phần mềm Rapid luyện gõ phím Rapid Tiping. Nếu các em tập gõ tại nhà thì có thể bật loa, trên lớp Tiping , chọn mức thì phải tắt để không ảnh hưởng tới bạn khác. – 52 –
  53. Introduction , bài Lesson 1 và bắt đầu luyện gõ phím trên hàng phím cơ sở. GV hướng dẫn các em tìm biểu tượng hình chú cá heo của Rapid Tiping rồi nháy đúp chuột vào để khởi động chương trình , sau đó chọn mức thấp nhất là Introduction bằng cách nháy chuột vào mục ngoài cùng bên trái trên thanh bảng chọn (vòng tròn bên trái). Hướng dẫn các em chọn đúng bài Lesson 1 (vòng tròn bên phải). Nhắc các em cố gắng nhớ vị trí các phím để không phải nhìn vào bàn phím. Nhắc các em đặt tay trên bàn phím giống như hình hai bàn tay trên màn hình và lưu ý phím nào đổi sang màu đậm thì cần phải dùng ngón tay tương ứng để gõ. Sau khi các em gõ xong một bài, Rapid Tiping sẽ hiển thị bảng số liệu thống kê cho biết tốc độ gõ và độ chính xác khi gõ. GV gợi ý các em so sánh kết quả của mình với các bạn xung quanh để tạo không khí thi đua. 2. Luyện gõ hàng phím Quan sát HS tập gõ, nhắc Khen ngợi tuyên dương dưới nhở các em cố gắng không những HS có thành tích gõ nhìn bàn phím. Dựa vào tốt. Hoạt động cá nhân: hình bàn tay trên màn hình Động viên những em gõ chưa Chọn Lesson 4 để luyện để biết phải gõ bằng ngón tốt để các em thực hiện lại gõ hàng phím dưới. Sau nào. bài luyện tập. đó chuyển sang Lesson 7. 3. Luyện gõ hàng phím Quan sát HS tập gõ, nhắc Khen ngợi tuyên dương trên nhở các em cố gắng không những HS có thành tích gõ nhìn bàn phím. Dựa vào tốt. Hoạt động cá nhân: hình bàn tay trên màn hình Động viên những em gõ chưa Chọn Lesson 5 để luyện để biết phải gõ bằng ngón tốt để các em thực hiện lại gõ hàng phím trên. Sau đó nào. bài luyện tập. chuyển sang Lesson 6 . 4. Luyện gõ các phím Quan sát HS tập gõ, nhắc Khen ngợi tuyên dương dấu nhở các em cố gắng không những HS có thành tích gõ nhìn bàn phím. Dựa vào tốt. – 53 –
  54. Hoạt động cá nhân: hình bàn tay trên màn hình Động viên những em gõ chưa Chọn Lesson 8 để luyện để biết phải gõ bằng ngón tốt để các em thực hiện lại phím dấu như [, ], `, , nào. bài luyện tập. =, Sau khi hoàn thành Lesson 8 thì tiếp tục luyện tập với Lesson 9 . D. Hoạt động vận dụng HS tìm kiếm trên mạng, hỏi bạn bè để biết địa chỉ những trang web huấn luyện gõ bàn phím và kiểm tra tốc độ gõ phím rồi vào đó luyện tập gõ bàn phím và chia sẻ với bạn bè những trang web mà mình thấy hữu ích. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng HS tìm hiểu xem tốc độ gõ phím trung bình của người sử dụng bình thường là bao nhiêu kí tự/phút, bao nhiêu từ/phút, so sánh để thấy rằng mình còn phải tiếp tục cố gắng để nâng cao kĩ năng gõ bàn phím. Chia sẻ thông tin này với bạn bè. GV khen ngợi những em đã tìm hiểu và có thông tin chia sẻ. BÀI THỰC HÀNH 3. LÀM QUEN VỚI LUYỆN GÕ BÀN PHÍM 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS năng lực sau: • Nâng cao tốc độ gõ bàn phím và khả năng nhớ vị trí các phím. • Biết cách gõ phím Shift và phím số. • Biết cách gõ các phím dấu và các phím điều khiển. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Tư thế ngồi làm việc với máy tính. – 54 –
  55. • Vị trí bàn tay và nhiệm vụ của các ngón tay khi gõ các hàng phím cơ bản, hàng phím trên, hàng phím dưới và các phím dấu. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). • Ngoài ra mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS được thực hành trên một máy tính có cài sẵn phần mềm luyện gõ phím Rapid Tiping. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Hoạt động theo cặp: Đây là hoạt động nhằm ôn Cảnh báo HS về hậu quả khi Điền vào chỗ trống để lại kiến thức của bài trước ngồi sai tư thế trong thời tạo thành mệnh đề đúng về tư thế ngồi làm việc với gian dài. về tư thế ngồi và cách gõ máy tính. bàn phím mười ngón. GV quan sát và nhắc những HS đang ngồi sai tư thế. Đáp án: a) Khi ngồi làm việc với máy tính thì lưng phải thẳng còn mắt thì không thấp hơn mép trên của màn hình . b) Kĩ năng gõ bàn phím mười ngón giúp chúng ta gõ nhanh và không cần nhìn bàn phím . c) Ngón tay phụ trách gõ nhiều phím nhất là ngón út của bàn tay phải. d) Khi đặt tay trên hàng phím cơ sở, hai ngón trỏ sẽ đặt vào hai phím có gai nhọn là F và J , còn hai ngón cái đặt vào phím cách (Space Bar) . e) Có bốn hàng phím từ trên xuống là hàng phím số, hàng phím trên , hàng phím cơ sở, hàng phím dưới. B. Hoạt động luyện tập 1. Phối hợp với phím Tắt tất cả loa máy tính để tắt Nhắc HS nào đã hoàn thành Shift để gõ chữ hoa và nhạc của phần mềm Rapid nhưng tốc độ gõ chậm hoặc gõ các dấu Tiping. sai nhiều thì yêu cầu làm lại Hoạt động cá nhân: Hướng dẫn HS kiểm tra xem cho thật thành thạo trước khi chuyển sang Lesson kế tiếp. – 55 –
  56. Khởi động phần mềm đã tắt chế độ Caps Lock hay Rapid Tiping . Thực hành chưa bằng cách nhìn đèn từ Lesson 1 tới Lesson 9 ở Caps Lock. bài Shift keys để luyện kĩ năng gõ chữ cái in hoa và các dấu nhờ phím Shift. 2. Gõ hàng phím số phối Quan sát HS tập gõ, nhắc Khen ngợi tuyên dương hợp với phím Shift nhở các em cố gắng không những HS có thành tích gõ Hoạt động cá nhân: nhìn bàn phím. Dựa vào tốt. Chọn mục 3. Digit key hình bàn tay trên màn hình Động viên những em gõ rồi thực hiện từ Lesson 1 để biết phải gõ bằng ngón chưa tốt để các em thực hiện tới hết Lesson 3 . nào. lại bài luyện tập. 3. Vị trí của cụm phím số Nhắc lại cho HS nhớ về tác Tổng kết: các phím chữ só Hoạt động theo cặp: dụng của cụm phím số là để trong cụm phím số được Quan sát cụm phím số nhập những dữ liệu chứa thiết kế vị trí cạnh nhau để trên bàn phím, gõ phím nhiều chữ số. tăng tốc độ nhập dữ liệu. Num Lock để thử tắt/bật chế độ gõ phím số. 4. Gõ phím ở cụm phím Nhắc HS bật chế độ gõ phím Khen ngợi tuyên dương số số (kiểm tra đèn Num Lock những HS có thành tích gõ Hoạt động cá nhân: sáng) trước khi thực hiện tốt. Chọn mục 4. Numeric hoạt động này. Động viên những em gõ pad/Lesson 1 , thực hiện chưa tốt để các em thực hiện Lesson 1 và Lesson 2 . lại bài luyện tập. C. Hoạt động vận dụng Ví dụ về loại văn bản chứa nhiều dữ liệu kiểu số: bảng điểm tổng kết năm học của HS với các cột, mỗi cột là điểm trung bình của một môn học. D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Bàn phím của máy tính xách tay (laptop) và điện thoại di động không có cụm phím số dành riêng như bàn phím của máy tính để bàn vì diện tích bề mặt của chúng phải nhỏ gọn để cầm tay hoặc bỏ túi. Tuy nhiên trên laptop vẫn có phím Num Lock, khi bấm phím đó thì một phần của bàn phím sẽ trở thành cụm phím số. – 56 –
  57. BÀI THỰC HÀNH 4. LUYỆN GÕ BÀN PHÍM Ở TRÌNH ĐỘ TRUNG BÌNH 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS năng lực sau: • Gõ thành thạo các phím ở bốn hàng phím cơ sở và cụm phím số mà không cần nhìn bàn phím. • Thành thục kĩ năng gõ phối hợp với phím Shift. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Tư thế ngồi làm việc với máy tính. • Vị trí các hàng phím trên bàn phím, cách sử dụng cụm phím số. • HS đã có kĩ năng gõ bàn phím ở mức nhập môn. • Cách sử dụng phần mềm Rapid Tiping để luyện tập gõ bàn phím. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). • Ngoài ra mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS được thực hành trên một máy tính có cài sẵn phần mềm luyện gõ phím Rapid Tiping. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt đông khởi động Hoạt động cả lớp: Phát vấn: các em đã nhìn Đề ra mục tiêu cho các em: Thảo luận để trả lời câu thấy những người thư kí muốn gõ nhanh thì phải tập chuyên nghiệp gõ bàn phím cách gõ mà không nhìn bàn – 57 –
  58. hỏi, cử đại biểu báo cáo chưa? làm sao để gõ nhanh phím. kết quả. như họ? B. Hoạt động luyện tập 1. Chuẩn bị Nhắc nhở và giúp HS tắt Bài tập luyện lần này dài và Hoạt động cá nhân: chế độ gõ tiếng Việt, bật phức tạp hơn mức Introduction Khởi động phần mềm đèn Num Lock, tắt đèn ở bài trước nên GV nhắc HS Rapid Tiping , nháy chuột Caps Lock, tự kiểm tra tư thỉnh thoảng dừng lại nghỉ, co vào mục thứ nhất trên thế ngồi của mình xem đã dãn khớp ngón tay cho đỡ mỏi. thanh bảng chọn, chọn đúng chưa. Beginner , nháy chuột vào Nhắc HS không nhìn bàn mục thứ hai rồi chọn phím, nếu quên không Basics/Lesson 1 . biết gõ ngón nào thì hãy quan sát hình vẽ bàn tay trên màn hình. 2. Luyện tập gõ phím ở Nhắc nhở và giúp HS tắt Nhắc HS chú ý phối hợp hai trình độ Beginner chế độ gõ tiếng Việt, bật bàn tay, khi gõ phối hợp phím Hoạt động cá nhân: đèn Num Lock, tắt đèn Shift thì ngón út thường xuyên Caps Lock, tự kiểm tra tư phải đè giữ phím trong lúc tay HS luyện tập gõ phím ở thế ngồi của mình xem đã kia gõ. mức Beginner: đúng chưa. Gõ hàng phím cơ sở. Nhắc HS không nhìn bàn Gõ hàng phím dưới. phím, nếu quên không Gõ hàng phím trên. biết gõ ngón nào thì hãy Gõ hàng phím số. quan sát hình vẽ bàn tay trên màn hình. Gõ phối hợp phím Shift Nhắc nhở và giúp HS tắt Nhắc HS chú ý phối hợp hai Hoạt động cá nhân: chế độ gõ tiếng Việt, bật bàn tay, khi gõ phối hợp phím HS thực hiện từ Lesson 1 đèn Num Lock, tắt đèn Shift thì ngón út thường xuyên tới Lesson 3 , nội dung là Caps Lock, tự kiểm tra tư phải đè giữ phím trong lúc tay luyện tập gõ hàng phím thế ngồi của mình xem đã kia gõ. số phối hợp với phím đúng chưa. Shift. Nhắc HS không nhìn bàn phím. – 58 –
  59. Gõ hàng phím số phối Nhắc HS cố gắng không Nhắc HS chú ý phối hợp hai hợp với phím Shift nhìn bàn phím. Bài tập bàn tay, khi gõ phối hợp phím Hoạt động cá nhân: này đặc biệt phải gõ Shift thì ngón út thường xuyên Nháy chuột vào mục nhiều ngón út hơn thường phải đè giữ phím trong lúc tay Digit keys/Lesson 1 để lệ. kia gõ. tập gõ ở hàng phím số phía trên. Gõ cụm phím số Nhắc nhở và giúp HS tắt Hoạt động cá nhân: chế độ gõ tiếng Việt, bật HS thực hiện từ Lesson 1 đèn Num Lock. tới Lesson 8 để tập gõ cụm phím số. C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng HS quan sát tìm hiểu các thông tin trong bảng thống kê kết quả để biết tốc độ gõ và độ chính xác của mình ra sao, từ đó có động lực phấn đấu. GV nêu thành tích của một số HS, động viên những HS đã nâng được tốc độ và độ chính xác qua luyện tập. BÀI THỰC HÀNH 5. LUYỆN GÕ BÀN PHÍM TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO 1. Mc tiêu bài hc Bài này giúp HS hoàn thiện khả năng gõ bàn phím nhanh và chính xác. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Tư thế ngồi làm việc với máy tính. • Vị trí các hàng phím trên bàn phím, cách sử dụng cụm phím số. • HS đã có kĩ năng gõ bàn phím ở mức trung bình. – 59 –
  60. • Cách sử dụng phần mềm Rapid Tiping để luyện tập gõ bàn phím. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). • Ngoài ra mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS được thực hành trên một máy tính có cài sẵn phần mềm luyện gõ phím Rapid Tiping. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Hoạt động nhóm: Gợi ý HS so sánh số lượng kí Nhắc để HS chuẩn bị tâm So sánh các bài tập ở tự trong một cụm. thế bước vào bài luyện: mức mức Beginner với mức Introduction: từng kí tự rời Experienced sẽ nâng cao yêu Introduction , cử đại rạc. Beginner: mỗi cụm gồm cầu: mỗi cụm gồm ba kí tự diện báo cáo. hai kí tự khác nhau. khác nhau. B. Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập ở trình độ HS đã quen sử dụng phần Mức Experienced có ba Experienced mềm Rapid Tiping nên có thể phần, mỗi phần có 26 bài Hoạt động cá nhân: tự thao tác, GV chỉ cần nhắc tương ứng với 26 chữ cái Kích hoạt phần mềm nhở các em không gõ mổ cò nên không thể hoàn thành tất Rapid Tiping, chọn và khi gõ không nhìn bàn cả trên lớp. GV cho các em mức EN3. Experienced. phím. luyện tập cả ba phần, mỗi phần chỉ chọn một vài bài, những bài còn lại GV nhắc các em về nhà tự luyện tập. 2. Luyện tập ở mức Advanced là mức độ luyện tập Mức Advanced có 17 bài từ Advanced khó nhất, HS phải gõ một Lesson 1 tới Lesson 17, mỗi bài yêu cầu gõ một đoạn văn Hoạt động cá nhân: đoạn văn khoảng 20 dòng. GV khoảng 2 trang. GV chọn nhắc nhở các em chú ý gõ Sau khi làm quen với một số bài cho HS luyện tập chính xác các dấu câu và mức Experienced , HS tại lớp, những bài còn lại chọn mức Advanced không nhìn bàn phím trong GV nhắc các em về nhà tự cao hơn để luyện tập. lúc gõ. luyện tập. – 60 –
  61. 3. Kiểm tra kĩ năng gõ Các bài kiểm tra ở mục này yêu cầu HS gõ một đoạn văn độ bàn phím dài khoảng 200 từ, dài hơn gấp đôi so với các bài tập ở phần Hoạt động cá nhân: Advanced. HS chọn mức EN5. GV nhắc HS rằng khác với các mức trước, ở mức EN5. Testing để tự kiểm tra Testing nếu gõ sai thì vẫn phải tiếp tục chứ không dừng lại kĩ năng gõ phím của sửa được. mình. C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Ở lớp HS không đủ thời gian để luyện tập toàn bộ các bài của mức Advanced nên kết quả làm bài kiểm tra có thể chưa cao. GV khuyên HS về nhà tập luyện đầy đủ các bài của mức Advanced cho thành thạo sau đó mới thực hiện bài kiểm tra, như vậy bảng thành tích của mình sẽ được nâng cao. GV có thể hỏi thành tích đạt được của một số HS sau luyện tập ở nhà để động viên HS luyện tập. BÀI THỰC HÀNH 6. PHẦN MỀM TRÒ CHƠI LUYỆN GÕ BÀN PHÍM 1. Mc tiêu bài hc Bài này luyện tập và hoàn thiện cho HS kĩ năng gõ bàn phím thông qua phần mềm trò chơi 10 Finger BreakOut. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Tư thế ngồi làm việc với máy tính. • Vị trí các hàng phím trên bàn phím, cách sử dụng cụm phím số. • HS đã có kĩ năng gõ bàn phím ở mức thành thạo. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). – 61 –
  62. • Ngoài ra mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS được thực hành trên một máy tính có cài sẵn phần mềm trò chơi 10 Finger BreakOut. 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động GV chuẩn bị: vào trang web của công ti Giletech tipingtutor.com/ để tải về và cài đặt phần mềm trò chơi miễn phí 10 Finger BreakOut vào các máy của HS. Hoạt động cả lớp: Gợi ý: từ tên gọi em có thể Dẫn dắt để tạo hứng thú cho Phát biểu ý kiến về đoán ra chức năng của phần HS, chẳng hạn: “ Hôm nay phần mềm trò chơi nói mềm: chúng ta sẽ làm quen với chung và trò chơi luyện 10 Finger = 10 ngón tay. một phần mềm trò chơi, chơi gõ bàn phím nói riêng. BreakOut = phá vỡ. mà học”. B. Hoạt động luyện tập 1. Khởi động phần Nhắc HS tắt âm thanh vì nếu Phổ biến tóm tắt cho HS mềm trò chơi 10 Finger tất cả cùng bật thì sẽ rất ồn. cách chơi: màn hình sẽ hiển BreakOut Quan sát HS thao tác, kịp thời thị các lớp gạch, người chơi Hoạt động cá nhân: hướng dẫn và làm mẫu cho phải gõ phím thật nhanh để Nháy đúp vào biểu những HS chưa khởi động bắn mục tiêu đồng thời di tượng để kích hoạt được phần mềm 10Finger chuyển miếng đệm để đỡ phần mềm 10 Finger BreakOut. những quả bóng màu xanh BreakOut, chọn mức không cho chúng rơi xuống Beginner và chơi. dưới. 2. Luyện gõ phím Theo dõi, nhắc nhở HS không Sau khi các em chơi khoảng thông qua trò chơi 10 nhìn bàn phím. 10 phút, tương ứng với Finger BreakOut Quy định: nếu em nào nhìn khoảng 5 lần chơi lại từ đầu, Hoạt động cá nhân: bàn phím hoặc gõ mổ cò (chỉ GV cho cả lớp dừng lại, yêu Đọc nội dung trong dùng một hai ngón tay) thì bị cầu các em báo cáo điểm kỉ sách để hiểu luật chơi. phạt phải chơi lại từ đầu. lục của mình (hiển thị ở mục Bắt đầu chơi ở mức High Score) và khen ngợi Beginner. HS có điểm cao nhất. – 62 –
  63. Báo cáo mức điểm kỉ lục của mình. 3. Chơi ở trình độ Quan sát, nhắc HS phải gõ Nhận xét rằng ở mức Intermediate phím thật nhanh đồng thời né Intermediate nếu người chơi Hoạt động cá nhân: tránh hoặc bắn các “tên xâm nhìn bàn phím thì sẽ mỏi Đọc nội dung trong lược” . mắt vì phải quan sát cả bàn sách để hiểu những quy Khi HS chơi xong một bài, phím lẫn màn hình nên sẽ định mới so với mức nhắc các em nháy chuột vào sớm bị thua. Muốn đạt điểm cao HS phải biết cách gõ mà Beginner trước đó. nút để xem 10 kỉ không nhìn bàn phím. Cuối Quan sát và báo cáo kỉ lục cao nhất mình đã lập, qua giờ học GV bật máy chiếu lục mà mình lập được. đó thấy mình có tiến bộ hay và hướng dẫn cho HS cách chưa. cài đặt phần mềm 10 Finger BreakOut để các em về nhà tự cài và tập luyện. C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Sau khi chơi xong mức độ Intermediate, về nhà HS nên tiếp tục luyện tập ở mức độ Advanced. Đây là mức độ khó nhất của trò chơi với sự xuất hiện của hai “tên xâm lược” . BÀI 7. PHẦN MỀM 1. Mc tiêu bài hc Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau: • Hiểu một cách tổng quan về phần mềm. • Hiểu được chức năng của hệ điều hành và phần mềm ứng dụng, phân biệt được hai loại phần mềm này. – 63 –
  64. 2. Nhng kin thc có liên quan đã bit Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: • Một số thao tác cơ bản trên hệ điều hành Windows như đăng nhập, kích hoạt phần mềm. • Cách sử dụng các phần mềm: Calculator, Basic Mouse Skills, Rapid Tiping và 10 Finger BreakOut. 3. Yêu cu v phương tin dy hc • (Như đã nêu ở đầu chương). 4. Đnh hưng t chc, đánh giá hot đng hc tp ca hc sinh Hot đng ca HS Đnh hưng hot đng ca GV Khi HS hc vi tài liu Khi HS kt thúc hot đng A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Trước khi đi sâu phân tích hai loại phần mềm cơ bản là Hệ điều hành và Phần mềm ứng dụng, hoạt động khởi động này dẫn dắt sự chú ý của HS vào chủ để phần mềm thông qua việc trả lời một số câu hỏi đơn giản như: “Hình vẽ chú cá heo và chú chuột có phải là hình dạng của phần mềm Rapid Tiping và Basic Mouse Skills hay không?” Giới thiệu về phần Gợi ý: ngay từ bài đầu tiên đã Đáp án gợi ý: phần mềm là mềm giới thiệu “ phần mềm là một các câu lệnh nên nó không Hoạt động cả lớp: tập hợp những câu lệnh do phải là một vật thể vật lí, Thảo luận để trả lời câu con người viết ra để điều không có hình dáng kích hỏi. Cử đại diện báo khiển máy tính làm một việc thước hay khối lượng. Hình cáo. nào đó ”. vẽ chú cá heo và chú chuột Các phần mềm Calculator, không phải là hình dạng của Basic Mouse Skills hay Rapid phần mềm Rapid Tiping và Tiping. là do những người lập Basic Mouse Skills mà chỉ trình viên tạo ra. là các logohình ảnh đại diện của các phần mềm đó. – 64 –
  65. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Khái niệm phần Gợi ý: hình vẽ trong sách Chốt ý: mềm minh hoạ quan hệ như thế nào Phần mềm điều khiển phần giữa phần mềm và phần cứng? Hoạt động cá nhân: cứng. Đọc nội dung và quan Phần mềm (chương trình) sát hình trong sách để là một tập hợp các lệnh do biết khái niệm phần con người viết ra. mềm và sự khác biệt giữa phần mềm với phần cứng. 2. Khái niệm hệ điều GV tổng kết lại: hành và phần mềm ứng Hệ điều hành là phần mềm trực tiếp điều khiển các thiết bị dụng phần cứng. Hoạt động cá nhân: Phần mềm ứng dụng thực hiện một loại công việc nào đó Đọc nội dung trong như soạn thảo văn bản, duyệt các trang web, nghe nhạc, sách để hiểu chức năng Phần mềm ứng dụng không trực tiếp điều khiển phần cứng của hệ điều hành và mà phải thông qua hệ điều hành. phần mềm ứng dụng. Chú ý: hệ điều hành là khái niệm khó giải thích một cách chặt chẽ, nhất là với HS lớp 6. Về mặt chuyên môn, không có giới hạn rõ ràng giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Ví dụ: năm 1997 bộ tư pháp Mỹ kiện hãng Microsoft ra toà, hai bên tranh cãi liệu phần mềm ứng dụng Internet Explorer có phải là một phần của hệ điều hành Windows hay không. (Cuối cùng tòa án Mỹ phán quyết rằng Microsoft cố tình coi phần mềm ứng dụng IE là thành phần của hệ điều hành Windows để bắt khách hàng phải mua IE kèm theo Windows, như vậy là vi phạm luật chống độc quyền vì khiến các công ti phần mềm khác khó bán sản phẩm trình duyệt web). GV cũng giải thích thêm (nếu HS thắc mắc): mặc dù có thể cài đặt nhiều hệ điều hành trên cùng một máy tính nhưng trong một phiên làm việc thì máy tính chỉ hoạt động dưới sự điều khiển của một hệ điều hành duy nhất. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng đều là phần mềm, tức là những chương trình do con người viết ra để điều khiển máy tính, vậy tại sao chỉ hệ điều hành có khả năng điều khiển các thiết bị phần cứng còn phần mềm ứng dụng thì phải thông qua hệ điều hành? – 65 –