Tài liệu Hướng dẫn thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình (Dùng cho giáo viên)

pdf 78 trang hapham 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình (Dùng cho giáo viên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_thuc_hien_luat_phong_chong_bao_luc_gia_di.pdf

Nội dung text: Tài liệu Hướng dẫn thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình (Dùng cho giáo viên)

  1. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHUNG GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ___ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Dự án thành phần VNM0014 TÀI LIỆU TẬP HUẤN “HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÕNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH” (Tài liệu dùng cho giảng viên) Hà Nội, 2011 MỤC LỤC
  2. Trang LỜI CẢM ƠN 2 GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU 4 PHẦN I: PHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO/ TẬP HUẤN VỚI SỰ 9 THAM GIA CỦA NGƢỜI HỌC Ngày 1: Đặc điểm học tập của người lớn và các phương pháp giảng dạy 12 có sự tham gia của người học Ngày 2: Sử dụng phương pháp/công cụ trong giảng dạy có sự tham gia 20 và xây dựng giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia Ngày 3: Thực hành giảng dạy có sử dụng phương pháp cùng tham gia 23 Ngày 4: Thực hành giảng dạy có sử dụng phương pháp cùng tham gia 25 TÀI LIỆU ĐỌC: Học tập của người lớn và phương pháp giảng dạy có 27 sự tham gia của người học PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG MẪU SỬ DỤNG TRONG TẬP HUẤN 36 THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ngày 1: Khái quát chung về BLGĐ 40 Ngày 2: Luật pháp, chính sách về PCBLGĐ và khung hành động 45 Ngày 3: Trách nhiệm cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong xây dựng 49 kế hoạch hành động về PCBLGĐ Phụ lục: Slides và Tài liệu phát tay 52 1
  3. Lời cảm ơn Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là một trong các sản phẩm của Dự án thành phần VNM0014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong khuôn khổ Chương trình hợp tác chung về bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc. Tài liệu được biên soạn, chỉnh lý và hoàn thiện với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Chân thành cám ơn các cơ quan đã đóng góp ý kiến tư vấn cho kết cấu, nội dung tài liệu nhằm đảm bảo tính khoa học, phù hợp thực tiễn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam. Chân thành cám ơn Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam và các chuyên gia quốc tế của Chương trình chung về bình đẳng giới đã phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật để hoàn thành tài liệu này. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ suất, vì vậy rất mong nhận được những ý kiến góp ý của quý bạn đọc để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Dự án thành phần VNM0014 2
  4. Chịu trách nhiệm nội dung BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Dự án thành phần VNM0014 Nhóm chuyên gia biên soạn 1. PGS. TS. Đào Văn Dũng 2. TS. Bùi Thị Xuân Mai 3. ThS. Nguyễn Mạnh Cường 4. ThS. Nguyễn Thị Thái Lan Và sự hỗ trợ kỹ thuật của nhóm cán bộ Ban QLDA VNM0014, nhóm cán bộ chƣơng trình Giới - Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam 3
  5. GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối cần được quan tâm giải quyết bởi đây là vấn đề gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình cũng làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Ngoài những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình, bạo lực gia đình còn gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Thiệt hại do bạo lực gia đình gây ra cho nền kinh tế bao gồm những chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân. Chính vì vậy, công tác phòng, chống bạo lực gia đình là vấn đề có tính chất chiến lược, là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chiến lược Xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 cũng đã xác định mục tiêu tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình và giảm tỷ lệ bạo lực gia đình, bình quân hàng năm từ 10-15%. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XII (năm 2007), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về việc phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời đã tạo hành lang pháp lý tối cao cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam. Để góp phần đảm bảo cho Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đi vào cuộc sống, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm, năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về bình đẳng giới, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, Dự án thành phần VNM0014, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã biên soạn bộ tài liệu tập huấn “Hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”. Cuốn tài liệu được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức chung về phòng, chống bạo lực gia đình; công tác chỉ đạo, giám sát tổ chức thực hiện Luật PCBLGĐ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Đảng, Quốc hội và cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị-xã hội. Tài liệu tập huấn “Hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” được biên soạn gồm hai cuốn: Cuốn 1 dành cho học viên với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam (dành cho học viên)” và Cuốn 2 dành cho giảng viên với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam (dành cho giảng viên)”. 4
  6. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU - CUỐN 2 Mục đích của tài liệu - Cung cấp kiến thức, kỹ năng trong tập huấn cho nguời lớn theo phương pháp cùng tham gia - Hướng dẫn cách thức tổ chức, thực hiện quy trình giảng dạy những nội dung cơ bản về hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Kết cấu cuốn 2 Cuốn 2 được thiết kế gồm các phần: - Phần I được thiết kế cho chương trình tập huấn 4 ngày, bao gồm các nội dung: lý thuyết và phương pháp giảng dạy/tập huấn theo phương pháp cùng tham gia của người học, cách thức thiết kế giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia. - Phần II được thiết kế cho chương trình tập huấn 3 ngày, bao gồm các giáo án mẫu - là những kiến thức đã được thể hiện trong cuốn 1 (tài liệu dùng cho học viên). - Phụ lục là các slides trình chiếu đồng thời có thể làm tài liệu phát tay cho mỗi nội dung bài giảng. Đối tượng sử dụng Đối tượng sử dụng cuốn 2 là những người có khả năng trở thành giảng viên, báo cáo viên cấp trung ương và cấp tỉnh về hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bao gồm cán bộ các khối cơ quan: - Cơ quan quản lý nhà nước: ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Tư pháp, Thông tin-Truyền thông - Các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên - Khối Cơ quan Đảng - Cơ quan dân cử Hướng dẫn sử dụng cuốn 2 Phần I: Phương pháp giảng dạy với sự tham gia của người học (TOT) - Được sử dụng như tài liệu để nâng cao kỹ năng giảng dạy / tập huấn theo phương pháp cùng tham gia. - Các slides được thiết kế vừa để trình chiếu vừa có thể sử dụng như tài liệu phát tay (trong trường hợp khoá tập huấn không có điều kiện về máy chiếu ). Phần II: Giáo án (mẫu) các chuyên đề trong cuốn 1. 5
  7. - Các slides được thiết kế vừa để trình chiếu vừa có thể sử dụng như tài liệu phát tay (trong trường hợp khoá tập huấn không có điều kiện về máy chiếu ). - Giáo án bài giảng được trình bày theo 2 cách khác nhau: 1 kiểu giáo án bài giảng của phần phương pháp giảng dạy, 1 kiểu giáo án bài giảng của phần các chuyên đề về PCBLGĐ. Học viên có thể chọn một trong hai mẫu giáo án bài giảng để áp dụng tùy theo nhu cầu cá nhân. Những điều giảng viên cần chú ý khi chuẩn bị tổ chức tập huấn Khi chuẩn bị cho lớp tập huấn, giảng viên cần lưu ý chuẩn bị những yếu tố sau đây: 1. Đánh giá nhu cầu tập huấn - Đánh giá nhu cầu của người học - Đánh giá trình độ nhận thức của người học về nội dung sẽ giảng dạy - Đánh giá mong muốn của người học/tính cam kết khi tham gia khóa học - Cần xác định đối tượng người học (thành phần, giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm công việc ) Những thông tin trên là yếu tố cần để giảng viên lượng giá đầu vào cho một khóa tập huấn cũng như thuận lợi trong việc thiết kế chia nhóm thảo luận và phát huy sự tham gia của người học, khai thác kinh nghiệm thực tiễn của người học. Có thể sử dụng phiếu hỏi, hoặc phỏng vấn sâu hoặc tìm hiểu trước khi tiến hành tập huấn. Số lượng học viên tham gia các khóa tập huấn theo phương pháp có sự tham gia nên hạn chế tối đa là 30 học viên/khóa học, không nên quá đông vì sẽ khó có sự tương tác của người học 2. Mục đích tập huấn, chương trình, tài liệu, giảng viên Trên cơ sở lượng giá đầu khóa, giảng viên cần xác định mục tiêu khoá tập huấn, chương trình tập huấn: - Mục tiêu cần: đảm bảo tính cụ thể, vừa sức, khả thi, đo lường được và có khung thời gian rõ ràng (SMART mục tiêu). - Chương trình cần: nêu rõ thời gian, người thực hiện cho từng nội dung, hoạt động diễn ra trong khóa tập huấn. - Các tài liệu phát tay, tài liệu đọc, slide, câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành tập huấn. - Giảng viên cần được xác định rõ ràng, được thông báo đầy đủ về học viên, địa điểm và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy. 6
  8. 3. Địa điểm Nên chọn địa điểm phù hợp với việc đi lại của người học, với yêu cầu của khoá học, với điều kiện kinh phí và công tác tổ chức khóa học Phòng học cần đủ lớn để thực hiện các hoạt động như trò chơi, làm việc nhóm; song không nên quá lớn sẽ làm không gian loãng và ngược lại phòng quá hẹp sẽ không đủ điều kiện thực hiện các hoạt động của khóa học. 4. Dụng cụ, thiết bị Cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiên như: giấy khổ lớn (A0), bút dạ, bút viết, giấy A4, vở ghi Thiết bị có thể cần: máy tính, máy chiếu, bảng foocmica 7
  9. Chữ viết tắt: BLGĐ: Bạo lực gia đình BĐG: Bình đẳng giới PCBLGĐ: Phòng, chống bạo lực gia đình LPCBLGĐ: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình HPN: Hội Phụ nữ MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Uỷ ban nhân dân TAND: Toà án nhân dân VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật VHTTDL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch LHQ: Đại hội đồng Liên hợp quốc 8
  10. PHẦN I PHƢƠNG PHÁP TẬP HUẤN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI HỌC (Thời gian thực hiện: 04 ngày) 1. Mục tiêu: Sau khóa học, học viên có khả năng: - Chỉ ra được đặc điểm học tập, các nguyên tắc học tập của người lớn - Nêu được đặc điểm, yêu cầu của phương pháp giảng dạy có sự tham gia của người học - Thực hành một số phuơng pháp/công cụ sử dụng trong quá trình giảng dạy - Xây dựng được đề cương bài giảng theo phương pháp giảng dạy cho người lớn và có sự tham gia của người học - Thực hành thuyết trình bài giảng với phương pháp có sự tham gia của người học 2. Nội dung và kế hoạch thực hiện tập huấn phƣơng pháp giảng dạy Buổi Nội dung hoạt động Thời gian (phút) Ngày 1 Sáng Khai mạc 30 Lượng giá đầu khoá 15 Giới thiệu khoá học, tổ chức lớp 45 Đặc điểm và nguyên tắc học tập của người lớn 90 Giải lao 20 Chiều Khởi động đầu giờ 15‟ Phương pháp tập huấn có sự tham gia của người học: 90 - Thảo luận lớp về các Phương pháp giảng dạy – 25‟ - Giảng viên tóm lược và giới thiệu sơ luợc các phương pháp – 20 ‟ Giới thiệu chi tiết/làm mẫu 1 Phương pháp: ĐỘNG NÃO – 45‟ Giải lao 20 Giới thiệu chi tiết /làm mẫu 2 Phương pháp: 90 THUYẾT TRÌNH + THẢO LUẬN NHÓM – 90‟(tiếp) (mỗi phương pháp 45 phút) 9
  11. Tóm lược và lượng giá buổi học 15 Ngày 2 Sáng Khởi động đầu giờ 15‟ Giới thiệu chi tiết /làm mẫu 2 Phương pháp: SẮM 90 VAI + NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG – 90‟(tiếp) Giải lao 20 - Giới thiệu chi tiết /làm mẫu 1 Phương pháp: KỂ 90 CHUYỆN – 45‟(tiếp) - Giới thiệu về xây dựng giáo án bài giảng - 45‟ Chiều Khởi động đầu giờ 15‟ Làm việc theo nhóm; Thực hành xây dựng giáo án 90 bài giảng: làm việc theo nhóm – 90 „ Giải lao 20 Nhóm 1-2-3 Báo cáo: thực hành xây dựng giáo án 90 bài giảng: Báo cáo và chỉnh sửa giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia của người học (90) Tóm lược bài và lượng giá buổi học 15 Sáng Ngày 3 Khởi động đầu giờ Nhóm 4-5 Báo cáo: thực hành xây dựng giáo án bài 90 giảng: Báo cáo và chỉnh sửa giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia của người học (90) Giải lao Làm việc theo nhóm: thực hành giảng dạy một nội 90 dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn Chiều Khởi động đầu giờ 15 Làm việc theo nhóm thực hành giảng dạy một nội 90 dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn (tiếp) Giải lao Nhóm 1-2: Trình diễn trước lớp giảng dạy một nội 90 dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn (tiếp) Tóm lược bài và lượng giá buổi học 15 10
  12. Sáng Ngày 4 Khởi động đầu giờ 15 Nhóm 3-4: Trình diễn trước lớp giảng dạy một nội 90 dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn (tiếp) Giải lao 20 Nhóm 5: Trình diễn trước lớp giảng dạy một nội 90 dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn (tiếp) Phản hồi cho giảng thử Chiều Khởi động đầu giờ Đánh giá kết quả thực hành giảng dạy một nội dung 90 về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn Giải lao 20 Lượng giá cuối khoá học 60 Bế mạc 30 11
  13. Ngày 1 Đặc điểm học tập của ngƣời lớn và phƣơng pháp giảng dạy có sự tham gia của ngƣời học 1. Mục tiêu bài học Các học viên sau khi học, sẽ có khả năng: - Phân biệt được một số khác biệt cơ bản giữa học tập của người lớn và trẻ em - Liệt kê được các nguyên tắc học tập của người lớn - Liệt kê được các công cụ/phương pháp cần được sử dụng và cách sử dụng để thu hút sự tham gia của người học - Thực hành được một số công cụ/phương pháp cụ thể 2. Nội dung - Khai mạc, giới thiệu khoá học, lượng giá đầu khoá - Đặc điểm và nguyên tắc học tập của người lớn - Phương pháp tập huấn có sự cùng tham gia của người học (giới thiệu) và thực hành 1 phương pháp/công cụ có sự tham gia của người học 3. Tài liệu và thiết bị tập huấn - Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng). - Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo. - Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập theo nhóm, câu hỏi trắc nghiệm - Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu đa năng, sử dụng phần mềm Power Point. 4. Tiến trình thực hiện: (SÁNG NGÀY THỨ NHẤT) Các bước tiến hành: 1. Khai mạc: ban tổ chức (30‟) 2. Lƣợng giá đầu khoá (15‟) Giảng viên đề nghị các học viên làm phiếu lượng giá về kinh nghiệm tập huấn và sử dụng phương pháp cùng tham gia. Phát tài liệu phát tay 1.1 (trắc nghiệm lượng giá). Học viên thực hiện bài tập lượng giá về kiến thức kỹ năng tập huấn có sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn. Giảng viên thu lại, đánh giá và đưa ra phản hồi 12
  14. Tài liệu (phát tay) 1.1. Trắc nghiệm lượng giá Anh/chị hãy đánh dấu vào cột đúng hay sai tương ứng với các mệnh đề sau đây theo cách hiểu của anh/ chị. STT Mệnh đề Đúng Sai 1. Người lớn trong khoá tập huấn thường ít nhầm lẫn hay hiểu sai lệch 2. Đào tạo, tập huấn cho người lớn với phương pháp có sự cùng tham gia nhấn mạnh tính chủ động của người học trong sáng tạo sự lĩnh hội, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hơn là cung cấp kiến thức từ người giảng viên tới người học 3. Sự tiếp thu của người lớn sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi được giảng viên hướng dẫn chi tiết 4. Học viên chủ yếu nhận thông tin, kiến thức từ giảng viên 5. Đào tạo, tập huấn cho người lớn với phương pháp có sự cùng tham gia là phương pháp giúp người học tự giúp chính bản thân họ 6. Nội dung chương trình khoá học được quyết định bởi người tổ chức và giảng viên 7. Sự tiếp thu kiến thức của người lớn trong khoá tập huấn phụ thuộc vào kiến thức của giảng viên là chính 8. Lên kế hoạch hành động sau khoá học là một mục tiêu quan trọng của chương trình/khoá tập huấn cho người lớn 9. Những giải pháp cho vấn đề của người học được hình thành trên cơ sở lời khuyên của giảng viên 10. Trải nghiệm thực tiễn của học viên nên là cơ sở đầu tiên của quá trình học tập tiếp theo Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 S Đ S S Đ S S Đ S Đ 13
  15. 3. Giới thiệu làm quen và thống nhất nội quy lớp học (45‟) Giảng viên đề nghị các học viên và giảng viên giới thiệu nhanh tên, nơi làm việc và mục đích/mong muốn từ khoá học. Có thể giới thiệu từng người hay chia nhóm làm quen sau đó giới thiệu bạn của mình. Sau khi giới thiệu xong giảng viên lấy ý kiến nhanh của lớp về một số quy định trong lớp như: - Thời gian bắt đầu, nghỉ giải lao và kết thúc - Ý thức tôn trọng, lắng nghe, sự tham gia vào hoạt động của lớp: mọi người lắng nghe ý kiến của nhau. Thay nhau báo cáo, làm trưởng nhóm, làm thư ký - Phân công trực nhật theo nhóm: có bảng phân công trực nhật ghi trên giấy khổ lớn và dán lên tường để mọi người dễ theo dõi. 4. Đặc điểm và nguyên tắc học tập của ngƣời lớn - 90 phút 4.1. Thảo luận nhóm- (25’) Giảng viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ gồm từ 6-8 người một nhóm và đề nghị học viên thảo luận (câu hỏi thảo luận nhóm được ghi ra những mảnh giấy và phát cho từng nhóm). Câu hỏi thảo luận như sau: “Nêu điểm khác biệt giữa phương pháp học tập của trẻ em và của người lớn?” Thời gian cho thảo luận nhóm là 20 phút Việc chia nhóm có thể sử dụng các cách khác nhau. Giảng viên có thể cho đếm theo số thứ tự từ 1 tới số nhóm định thành lập. Ví dụ muốn thành lập 4 nhóm thì yêu cầu học viên đếm từ 1 tới 4. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho tới hết số người học trong lớp. Lưu ý khi chia nhóm cần đảm bảo tính đa dạng ví dụ tỷ lệ nam, nữ trong nhóm, thành phần, vị trí công tác của các thành viên trong nhóm (những người ở cùng cơ quan đôi khi không nên để ở cùng một nhóm để kinh nghiệm của mỗi cơ quan sẽ được chia sẻ với những người ở cơ quan khác). Trong khi nhóm thảo luận, giảng viên đi vòng quanh để quan sát và điều phối sự tham gia của các nhóm viên. 4.2. Nhóm báo cáo kết quả (45’) Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận (cần ấn định thời gian báo cáo và kiểm soát không để cho nhóm báo cáo quá dài hoặc quá ngắn). 4. 3. Giảng viên tổng hợp và bổ sung ý kiến (20’) - Sau khi các nhóm báo cáo xong, hoặc mỗi nhóm báo cáo xong giảng viên hỏi nhóm trình bày có bổ sung gì không, nếu không có ý kiến gì, các nhóm khác có ý kiến gì không. Giảng viên nên lấy một bút màu khác để viết các ý kiến đóng góp tiếp theo vào tờ giấy có ghi báo cáo kết quả nhóm. Sau 14
  16. đó, giảng viên tóm lược và giới thiệu một số điểm khác biệt giữa học tập của người lớn và trẻ em (chiếu slide 1.2). - Giảng viên chiếu slides 1.3 và 1.4, trình bày đặc điểm về học tập của người lớn qua “Mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của người lớn”. Sau đó, giảng viên tóm lược những thông tin mà các học viên chia sẻ về các yếu tố giúp lớp học người lớn có hiệu quả. - Giảng viên trình chiếu slide về nguyên tắc học tập của người lớn. - Tài liệu phát tay Slide 1.2: Sự khác biệt trong học tập giữa trẻ em và người lớn Trẻ em Ngƣời lớn Mục tiêu Thu nhận kiến Thu nhận kiến thức mới và kiểm nghiệm thức mới lại những gì đã làm, ứng dụng vào thực tiễn Phương pháp Hướng dẫn, Sử dụng các công cụ để thu hút sự tham giảng giải gia, chia sẻ kinh nghiệm giữa người học và người học, giữa giảng viên và người học Giảng viên Là người hướng Là người điều phối sự chia sẻ, sự tham gia dãn, truyền dạt tích cực của người học, nêu vấn đề, phân tích và tổng hợp Người học Lắng nghe là Lắng nghe, phản hồi và phản biện, gắn với chính thực tiễn, lấy thực tiễn để soi sáng lý luận Thời gian Theo ấn định Linh hoạt Slide 1.3: Mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của người lớn Kinh nghiệm Trải nghiệm (1) Thực hành áp dụng (4) Phân tích (2) Tổng hợp và khái quát hoá (3) 15
  17. Slide 1.4: Những nguyên tắc cơ bản trong học tập của người lớn Những nguyên tắc cơ bản trong học tập của ngƣời lớn 1. Sự tiếp thu của người lớn sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi mục tiêu học tập có liên quan đến và có ý nghĩa đối với cuộc sống và mục tiêu cá nhân của họ. Vì vậy, giảng viên cần tạo điều kiện để tìm hiểu ý nghĩa học tập của từng cá nhân. 2. Khi bước vào một chương trình học tập, người lớn mang theo với mình những nhu cầu cá nhân cấp bách, những vấn đề trong cuộc sống, những tình cảm, những hy vọng và những mong muốn. Vì vậy, giảng viên cần chấp nhận sự khác biệt của từng cá nhân 3. Khi bước vào một khung cảnh học tập, người lớn mang theo với mình kinh nghiệm sống của cả một đời. Những kinh nghiệm ấy tạo nên con người của họ. Vì vậy, giảng viên cần tôn trọng và nuôi dưỡng những kinh nghiệm sống của từng học viên trong suốt quá trình học tập . 4. Sự tiếp thu kiến thức hay kỹ năng không phải là một thứ thuốc mà ta có thể tiêm vào cho người học. Sự tiếp thu này được nảy sinh ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của họ Vì vậy, giảng viên cần tạo tình huống học tập dựa trên kinh nghiệm của người học và học phải gắn liền với áp dụng thực tiễn 5. Người lớn mang đến với khung cảnh học tập những quan điểm riêng về chính mình. Những quan điểm này ảnh hưởng đến quá trình học tập và mức độ tiếp thu của họ. Vì vậy, giảng viên cần khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau và cởi mở 6. Người lớn học tốt trong một môi trường an toàn với những thử thách nhất định. Họ cũng học tốt khi cảm thấy được các học viên khác và giảng viên chấp nhận và hỗ trợ. Vì vậy, giảng viên cần tôn trọng và chấp nhận những nhầm lẫn, hiểu biết mơ hồ của học viên. 7. Những giải pháp mà người lớn muốn tìm được phải được nảy sinh từ sự hiểu biết và phân tích của riêng họ. Vì vậy, giảng viên cần khuyến khích học viên năng động tham gia tích cực 8. Mỗi người có cách học tập khác nhau. Vì vậy giảng viên cần tôn trọng sự khác biệt về phương pháp học của mỗi người. 16
  18. (CHIỀU NGÀY THỨ 1) * Khởi động đầu giờ: giảng viên cho học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập. 1. Thảo luận nhóm về trải nghiệm tham dự tập huấn có sử dụng các phƣơng pháp cùng tham gia – 25‟ Giảng viên đề nghị cả lớp chia sẻ cảm nhận về trải nghiệm những khoá tập huấn đã tham gia. Trong lớp có những học viên đã từng tham gia các khoá học được sử dụng phương pháp cùng tham gia. Câu hỏi: - Anh/chị hãy chia sẻ nhận xét về những điều anh chị thích và không thích từ khoá tập huấn đã tham dự gần đây. Điều gì khiến anh chị thích hay không thích? - Những phương pháp nào đã được giảng viên sử dụng trong khoá tập huấn với phương pháp cùng tham gia? Anh chị thích điều gì hay không thích điều gì ở phương pháp giảng dạy đó? Học viên phát biểu ý kiến. Giảng viên ghi lại các ý kiến đóng góp lên bảng về cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của họ về những phương pháp trong khoá học họ đã được tham dự. Giảng viên gợi mở để lớp phát biểu càng nhiều càng tốt 2. Giảng viên tóm lƣợc và giới thiệu sơ lƣợc về các phƣơng pháp – 20‟ Giảng viên bổ sung ý kiến, nhấn mạnh những kinh nghiệm của học viên sau đó trình bày trên Slide 1.5; 1.6 về: - Phương pháp giảng dạy với sự tham gia của người học - Các phương pháp sử dụng trong giảng dạy để thu hút sự tham gia của người học - Những điều cần lưu ý trong tập huấn sử dụng phương pháp cùng tham gia Tài liệu (phát tay) Slide 1.5: Những điều cần chú ý trong giảng dạy/ tập huấn sử dụng phương pháp có sự tham gia của người học Lấy học viên lớp học là trung tâm của việc học tập, nội dung học được xác định theo nhu cầu của các học viên lớp học. Nhấn mạnh những kiến thức, kinh nghiệm hiện có của người học để xác định các bước đi của chương trình học tập. 17
  19. Không nhấn mạnh việc chuyển giao kiến thức của người dạy mà nhấn mạnh việc phát triển tính chủ động. Khả năng sáng tạo lĩnh hội, lựa chọn xây dựng kế hoạch, tổ chức của người học. Cho phép họ tham dự vào xây dựng mục tiêu, nội dung và các hoạt động của khoá học. Người học tham gia vào suốt quá trình học tập, từ khâu đầu (xác định nhu cầu học tập, xây dựng nội dung chương trình) đến khâu cuối (lượng giá kết quả học tập). Tạo môi trường học tập thoải mái, không quá lễ nghi, long trọng. Tạo bầu không khí để mọi người học hỏi lẫn nhau. Nhấn mạnh việc học qua hành động. Sử dụng các kỹ thuật như động bão (brainstorming), thảo luận, trò chơi và nhấn mạnh việc đạt được sự thông nhất và các kỹ thuật này được các giảng viên điều phối. Nhấn mạnh sự chia sẻ thông tin. Giảng viên và cả học viên đều là những chuyên gia. Nhấn mạnh việc xây dựng nhóm làm việc, hoạt động theo nhóm và tranh thủ những mặt mạnh của nhóm. Sử dụng các kỹ thuật để tạo sự tập hợp từ mỗi người để cùng nhau hoạt động tạo sự thay đổi tích cực. Lên kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề là một trong những vấn đề trung tâm của cách tiếp cận này. Những thay đổi có được khi nhóm đã lên được kế hoạch hành động và triển khai hoạt động. Slide 1.6: Một số phương pháp thường được sử dụng trong tập huấn cho người lớn với phương pháp cùng tham gia Một số phương pháp thường được sử dụng trong tập huấn cho người lớn với phương pháp cũng tham gia: Thuyết trình: Giảng viên là người chủ yếu nêu ra nội dung bài học, giảng viên có thể giảng toàn bộ bài hay khuyến khích người học qua các câu hỏi, phụ thuộc vào nội dung trình bày của giảng viên. Làm mẫu: Phương pháp trình diễn cách thực hiện một việc. Động não: Phương pháp thu thập ý kiến về một vấn đề. Thảo luận nhóm: Là hoạt động nhóm thảo luận để chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay giải quyết một vấn đề nhất định. Sắm vai: Phương pháp hoạt động nhóm trong đó hai hay nhiều người đóng vai trong một đoạn kịch ngắn liên quan đến bài học. Nghiên cứu tình huống: Phương pháp đặt ra một tình huống dự trên thực tế để dùng làm tài liệu phân tích thảo luận một kế hoạch hay một 18
  20. giải pháp. Kể chuyện: là cách thức mà giảng viên yêu cầu người học kể lại câu chuyện họ đã trải nghiệm về sự kiện nào đó sau phân tích câu chuyện để rút ra kết luận. 3. Giới thiệu và làm mẫu phƣơng pháp “Động não” – 40‟ - Giảng viên giới thiệu chi tiết phương pháp “Động não” và làm mẫu phương pháp này. - Giảng viên làm mẫu các phương pháp. - Giảng viên đề nghị các học viên trong nhóm cho ý kiến bổ sung. - Giảng viên nhận xét và bổ sung thêm. 4. Giải lao: 20‟ 5. Giới thiệu và thực hành 2 phƣơng pháp “Thuyết trình” và “Thảo luận nhóm” – 90‟ - Giảng viên giới thiệu chi tiết 2 phương pháp Thuyết trình, Thảo luận nhóm và làm mẫu phương pháp này. - Giảng viên làm mẫu các phương pháp. - Giảng viên đề nghị các học viên trong nhóm cho ý kiến bổ sung. - Giảng viên nhận xét và bổ sung thêm. 6. Phản hồi ngày thứ nhất (15‟) Giảng viên đề nghị các học viên góp ý kiến phản hồi cho nội dung, phương pháp và tổ chức của ngày học thứ 1. Phương pháp lấy ý kiến có thể sử dụng phỏng vấn hay đưa ra hình ảnh các khuôn mặt vui, buồn, bình thường và cho lý do. Hoặc sử dụng phiếu hỏi đề nghị ghi xuống 1 điều gì thích hay cần điều chỉnh cho buổi sau. 19
  21. Ngày 2 Sử dụng phƣơng pháp/công cụ trong giảng dạy có sự tham gia và xây dựng giáo án bài giảng với phƣơng pháp cùng tham gia 1. Mục tiêu bài học Các học viên sau khi học, sẽ có khả năng: - Sử dụng một số công cụ/phương pháp cụ thể - Mô tả được giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia - Thực hành theo nhóm xây dựng giáo án bài giảng 2. Nội dung - Thực hành được một số công cụ/phương pháp cụ thể - Xây dựng giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia 3. Tài liệu và thiết bị tập huấn - Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng). - Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo. - Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập theo nhóm, các ca điển cứu, các câu chuyện điển hình, các hòn sỏi hay đá để dùng cho kể chuyện, tình huống để nghiên cứu. - Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu sử dụng phần mềm Power Point. 4. Các bƣớc tiến hành: (SÁNG NGÀY THỨ 2) Thực hành các phương pháp (tiếp) – 90’ * Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập 1. Giới thiệu và làm mẫu phƣơng pháp “Sắm vai, nghiên cứu tình huống” – 45‟ Giảng viên giới thiệu chi tiết phương pháp Sắm vai, nghiên cứu tình huống và làm mẫu phương pháp - Giảng viên làm mẫu các phương pháp. - Giảng viên đề nghị các học viên trong nhóm cho ý kiến bổ sung. - Giảng viên nhận xét và bổ sung thêm. 2. Giải lao – 20‟ 3. Giới thiệu và thực hành làm mẫu phƣơng pháp “Kể chuyện” – 45‟ 20
  22. - Giảng viên giới thiệu chi tiết phương pháp Kể chuyện và làm mẫu phương pháp. - Đề nghị mỗi học viên khi kể chuyện hãy lấy một hòn sỏi và cầm trong tay. Khi kể chuyện xong thì cho hòn đá vào chỗ cũ (để ở giữa nhóm). - Sau đó hỏi học viên về ý nghĩa của việc cầm sỏi/ đá và kể chuyện? Nó có tác dụng gì khi cầm viên đá đó và kể chuyện. - Đề nghị mọi người phân tích nhân vật trong câu chuyện được kể. 4. Giới thiệu xây dựng giáo án bài giảng với phƣơng pháp cùng tham gia của ngƣời học và thực hành xây dựng giáo án bài giảng - 30 phút - Giảng viên giới thiệu về giáo án bài giảng dùng trong giảng dạy với phương pháp cùng tham gia. + Giới thiệu về yêu cầu, nội dung của một giáo án bài giảng. + Nhấn mạnh những nội dung cơ bản cần có trong một giáo án bài giảng: bao gồm: Mục tiêu, thời gian trong toàn buổi học, thời gian cho mỗi nội dung/ hoạt động. Các hoạt động trong buổi học, phương pháp, nguời chịu trách nhiệm, học cụ cần thiết. + Giới thiệu một số mẫu giáo án bài giảng. + Giải thích mục tiêu của giáo án bài giảng. + Giải thích sự cần thiết và mục tiêu cần đạt của mỗi nội dung trong giáo án bài giảng. - Đề nghị mỗi học viên tự chọn một nội dung liên quan tới công tác PCBLGĐ để trình bày và xây dựng giáo án bài giảng cho nội dung đó. (CHIỀU NGÀY THỨ 2) * Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập 1. Các học viên làm việc theo nhóm thực hành xây dựng kế hoạch bài giảng của nhóm - 90 phút - Chia 5 nhóm để thực hành theo nhóm việc xây dựng giáo án bài giảng + Mỗi nhóm sẽ lựa chọn chủ đề liên quan tới PCBLGĐ để thực hiện xây dựng giáo án bài giảng có phương pháp cùng tham gia của người học trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên. + Trong khi học viên thực hành xây dựng giáo án bài giảng. giảng viên đi vòng quanh quan sát để trợ giúp các nhóm. 2. Giải lao (20‟) 3. Báo cáo kết quả thực hành xây dựng giáo án bài giảng - 90‟ 21
  23. - Nhóm 1, 2, 3 lần lượt lên báo cáo, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm trong 15 phút - Giảng viên lấy ý kiến đóng góp của cả lớp cho giáo án bài giảng của mỗi nhóm. (10 phút/nhóm). 4. Phản hồi ngày học thứ 2 - 15‟ Giảng viên đề nghị các học viên cho ý kiến phản hồi về nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức của ngày học thứ 2. Phương pháp lấy ý kiến: có thể sử dụng phát vấn hay đưa ra hình ảnh các khuôn mặt vui, buồn, bình thường và cho lý do; hoặc sử dụng phiếu hỏi đề nghị ghi xuống 1 điều gì thích hay cần điều chỉnh cho buổi sau. 22
  24. Ngày 3 Xây dựng giáo án bài giảng và thực hành giảng dạy với phƣơng pháp cùng tham gia (Tiếp) 1. Mục tiêu: Cuối buổi học, học viên có khả năng: - Xây dựng được giáo án bài giảng theo phương pháp cùng tham gia (tiếp) - Thực hành giảng dạy một nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phuơng pháp cùng tham gia 2. Nội dung: - Thực hành xây dựng kế hoạch bài giảng (tiếp) - Thực hành giảng dạy nội dung về thực hiện Luật PCBLGĐ 3. Dụng cụ cần thiết: - Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng). - Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo. - Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập theo nhóm. - Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu đa năng, sử dụng phần mềm Power Point. 4. Tiến trình thực hiện: (SÁNG NGÀY THỨ 3) * Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập 1. Nhóm 4-5 lần lượt lên báo cáo, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm - Giảng viên lấy ý kiến đóng góp của cả lớp cho giáo án bài giảng của mỗi nhóm. (10 phút/nhóm). 2. Giải lao (20‟) 3. Thực hành giảng dạy nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phƣơng pháp cùng tham gia của ngƣời học (dựa trên kết quả thực hành xây dựng giáo án bài giảng) - 90‟ - Lớp được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người để lựa chọn chủ đề và thực hành diễn tập trong nhóm việc giảng dạy chủ đề đó với phương pháp cùng tham gia. - Chủ đề lựa chọn sẽ xoay quanh nội dung PCBLGĐ 23
  25. (CHIỀU NGÀY THỨ 3) * Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập 1. Làm việc theo nhóm thực hành giảng dạy nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phƣơng pháp cùng tham gia của ngƣời học (90‟) Các nhóm tiếp tục thảo luận theo nhóm và diễn tập góp ý trong nhóm cho bài trình bày của nhóm mình để chuẩn bị cho trình diễn trước lớp 2. Giải lao (20‟) 3. Nhóm 1-2: trình diễn trƣớc lớp giảng dạy nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phƣơng pháp cùng tham gia của ngƣời học (90‟) - Mỗi nhóm sẽ có ít nhất 30 phút để trình diễn một nội dung cụ thể có sử dụng ít nhất một phương pháp cùng tham gia trong bài trình diễn của mình để truyền tải nội dung nhóm đã lựa chọn. - Các thành viên khác trong nhóm sẽ quan sát và cho ý kiến nhận xét dựa trên câu hỏi gợi mở như sau: Câu hỏi gợi ý cho ý kiến đóng góp sau mỗi ca thực hành thuyết trình bài giảng (giảng thử) Với người tham gia giảng thử: Liệt kê 3 điều anh/chị hài lòng với bài anh/ chị vừa giảng thử Liệt kê 3 điều anh/chị muốn điều chỉnh để lần sau giảng tốt hơn Với người quan sát: Đưa ra 3 phương pháp được sử dụng trong ca giảng thử mà anh/chị cho là hiệu quả nhất và giải thích vì sao? Điều gì anh/chị muốn học từ họ và vì sao? Đưa ra 3 phương pháp mà anh chị cho là ít hiệu quả nhất và anh chị muốn điều chỉnh điều gì ở đó và vì sao? 4. Phản hồi ngày 3 - 15‟ Giảng viên đề nghị các học viên cho ý kiến phản hồi cho nội dung, phương pháp và tổ chức của ngày học thứ 3 Phương pháp lấy ý kiến có thể sử dụng phát vấn hay đưa ra hình ảnh các khuôn mặt vui, buồn, bình thường và cho lý do. Hoặc sử dụng phiếu hỏi đề nghị ghi xuống 1 điều gì thích hay cần điều chỉnh cho buổi sau. 24
  26. Ngày 4 Thực hành giảng dạy có sử dụng phƣơng pháp cùng tham gia 1. Mục tiêu: Cuối buổi học, học viên có khả năng: - Thực hiện giảng dạy một nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia. - Lựợng giá toàn bộ khoá học. 2. Nội dung: - Thực hành giảng dạy nội dung về thực hiện Luật PCBLGĐ. - Lượng giá nội dung, phương pháp, những điều thu nhận được sau khoá học và công tác tổ chức khoá học. - Bế giảng. 3. Dụng cụ cần thiết: - Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng). - Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo. - Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập theo nhóm, câu hỏi trắc nghiệm, phiếu lượng giá. - Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu đa năng, sử dụng phần mềm Power Point. 4. Tiến trình thực hiện: (SÁNG NGÀY THỨ 4) * Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập 1. Nhóm 3-4 trình diễn trƣớc lớp: giảng dạy nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia của người học (90‟) Tương tự như nhóm 1 và 2 mỗi nhóm sẽ có ít nhất 30 phút để trình diễn một nội dung cụ thể có sử dụng ít nhất một phương pháp cùng tham gia trong bài trình diễn của mình để truyền tải nội dung nhóm đã lựa chọn Các thành viên khác trong nhóm sẽ quan sát và cho ý kiến nhận xét dựa trên mẫu nhận xét đã được phát trước đó 2. Giải lao – 20‟ 3. Nhóm 5 trình diễn trƣớc lớp: giảng dạy nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia của người học (60‟) Tương tự như các nhóm trước, mỗi nhóm sẽ có ít nhất 30 phút để trình diễn một nội dung cụ thể có sử dụng ít nhất một phương pháp cùng tham gia trong bài trình diễn của mình để truyền tải nội dung nhóm đã lựa chọn 25
  27. Các thành viên khác trong nhóm sẽ quan sát và cho ý kiến nhận xét dưa trên mẫu nhận xét đã được phát trước đó. (CHIỀU NGÀY THỨ 4) * Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập. 1. Đánh giá hoạt động thực hành giảng dạy của toàn lớp – 60 phút Sau khi 5 nhóm đã thực hành giảng thử xong, cả lớp cùng lượng giá những vấn đề sau đây: (điều này cũng được thực hiện bởi người học với sự trợ giúp của giảng viên) - Đã học được những gì từ hoạt động giảng thử - Những khó khăn gì có thể gặp phải khi triển khai thực hiện ở địa phương? - Hướng xử lý những khó khăn đó? 2. Giải lao – 20‟ 3. Lƣợng giá cuối khoá học – 30‟ Giảng viên hướng dẫn người học đưa ra những ý kiến sau (điều này cũng đựơc thực hiện bởi người học với sự trợ giúp của giảng viên) - Tổng quát lại những nội dung đã được đề cập trong khoá học - Những kiến thức đã học hỏi được từ khoá học - Những kỹ năng đã thu nhận được từ khoá học - Những góp ý cho khoá học - Làm phiếu lượng giá sau khoá học Sau đó giảng viên tổng hợp ý kiến và tóm lược 4. Bế giảng – 30‟: Ban tổ chức 26
  28. Tài liệu đọc HỌC TẬP CỦA NGƢỜI LỚN VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI HỌC I. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIẢNG DẠY CHO NGƢỜI LỚN 1. Những nguyên tắc cơ bản trong học tập của ngƣời lớn Sự tiếp thu của người lớn sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi mục tiêu học tập có liên quan đến và có ý nghĩa đối với cuộc sống và mục tiêu cá nhân của họ.- Tạo điều kiện để tìm hiểu ý nghĩa học tập của từng cá nhân. Khi bước vào một chương trình học tập, người lớn mang theo với mình những nhu cầu cá nhân cấp bách, những vấn đề trong cuộc sống, những tình cảm, những hy vọng và những mong muốn. Chấp nhận sự khác biệt của từng cá nhân. Khi bước vào một khung cảnh học tập, người lớn mang theo với mình kinh nghiệm sống của cả một đời. Những kinh nghiệm ấy tạo nên con người của họ. Cần tôn trọng và nuôi dưỡng những kinh nghiệm sống của từng học viên trong suốt quá trình học tập. Sự tiếp thu kiến thức hay kỹ năng không phải là một thứ thuốc mà ta có thể “Tiêm” vào cho người học. Sự tiếp thu này được nảy sinh ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của họ. Tạo tình huống học tập dựa trên kinh nghiệm của người học và học phải gắn liền với áp dụng thực tiễn. Người lớn mang đến với khung cảnh học tập những quan điểm riêng về chính mình. Những quan điểm này ảnh hưởng đến quá trình học tập và mức độ tiếp thu của họ. Khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau và cởi mở. Người lớn học tốt trong một môi trường an toàn với những thử thách nhất định. Họ cũng học tốt khi cảm thấy được các học viên khác và giảng viên chấp nhận và hỗ trợ. Tôn trọng và chấp nhận những lầm lẫn, mơ hồ. Những giải pháp mà người lớn muốn tìm được phải được nảy sinh ra từ sự hiểu biết và phân tích của riêng họ. Khuyến khích học viên năng động tham gia tích cực. Mỗi người có cách học tập khác nhau. Tôn trọng sự khác biệt về phương pháp học của mỗi người. 2. Mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của ngƣời lớn: 27
  29. Kinh nghiệm Trải nghiệm (1) Thực hành áp dụng (4) Phân tích (2) Tổng hợp và khái quát hoá (3) Ngƣời lớn sẽ học nhanh hơn và nhớ tốt hơn khi: Được nghe thông tin lên quan đến mục tiêu học tập, công việc, hoặc hứng thú cá nhân của họ. Nhìn thấy các minh hoạ sinh động bằng hình ảnh, thực tế. Các thông tin được thảo luận với sự đóng góp và tham gia ý kiến của họ. Được thực hành các kỹ thuật liên quan. Ngƣời lớn học tốt nhất qua khám phá Người lớn tiếp thu được như sau: 10% qua đọc. 20% qua nghe. 30% qua nhìn. 50% qua nhìn thấy và nghe thấy. 80% qua cái mà họ nói, trao đổi. 90% qua cái mà họ nói và họ làm. 28
  30. 3. Một số điều cần lƣu ý trong quá trình giảng dạy, tập huấn cho ngƣời lớn: Học tập của người lớn là một hình thức tích lũy kinh nghiệm được thúc đẩy bởi người học và nó diễn ra ngay trong bản thân người học. Học viên không phải là "người bị dạy" mà họ phải được cổ vũ để tìm tòi các kiến thức, các kỹ năng và hành vi mới. Học tập của người lớn cần mang ý nghĩa và thích hợp với người học. Học viên thường chấp nhận và sử dụng các khái niệm một cách sẵn sàng hơn khi nó có ý nghĩa và thích hợp với các nhu cầu và vấn đề của họ. Học tập của người lớn không phải lúc nào cũng trôi chảy, dễ dàng bởi vì những yêu cầu về thay đổi hình vi vốn có đòi hỏi người ta phải từ bỏ cách suy nghĩ, hành động mà trước đây người ta cho là đúng đắn, và điều này không phải là đơn giản. Sự học tập của người lớn đi từ sự tích luỹ kinh nghiệm. Con người trở nên độc lập khi họ đã từng trải qua sự độc lập, họ có niềm tin khi họ được tin tưởng, họ có trách nhiệm khi họ đã từng gánh vác trách nhiệm. Học tập của người lớn mang nét độc đáo của mỗi cá nhân. Mỗi học viên có cách học tập xem xét vấn để học tập theo cách riêng của họ. Khi họ xem xét phương pháp của người khác cũng chính là họ hoàn thiện phương pháp của bản thân họ để đạt được kết qua cao hơn. Nguồn tiềm năng phong phú nhất của hoạt động học tập của ngưới lớn là chính ở bản thân người học. Kinh nghiệm trước đây sẽ cung cấp tiềm năng cho quá trình học tập và giúp họ giải quyết vấn đề. Học tập của người lớn vừa là cả quá trình trí tuệ, vừa là quá trình tình cảm, tức là học viên vừa tư duy, vừa cảm nhận trong quá trình học tập. Quá trình học tập đạt tới hiệu quả tối đa khi lời nói và việc làm của họ phản ánh cả những cái mà họ cảm nhận, cái mà họ suy nghĩ. Học tập của người lớn là một quá trình hợp tác và cộng tác để giúp nhau cùng học tập. Nó đòi hỏi sự tác động phụ thuộc tương hỗ qua lại lẫn nhau giữa các học viên. Học tập của người lớn là quá trình phát triển: là quá trình tăng cường khả năng hiểu biết thông qua các hoạt động chấp nhận, nâng cao niềm tin, tinh lọc kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm. Đó là cả quá trình phát triển từ thấp tới cao, chứ không phải là quá trình đã lên khuôn mẫu sẵn. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC TẬP CÙNG THAM GIA Phương pháp giảng dạy cùng tham gia còn được xem như hình thức giáo dục chủ động, lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này hiện được sử dụng khá phổ biến trong giáo dục cả chính quy, phi chính qui và tập huấn. 29
  31. Trong hình thức đào tạo này giảng viên sử dụng các phương pháp thảo luận, nghiên cứu tình huống, sắm vai v.v các kỹ năng điều phối, lãnh đạo thu hút sự tham gia tích cực tối đa của người học vào quá trình đào tạo. Giảng viên đóng vai trò định hướng, gợi mở vấn đề. Học viên tự tư duy, thảo luận cùng các học viên khác để tìm ra giải pháp qua đó năng cao trình độ kiến thức, kỹ năng của mình. Những điều cần làm trong tập huấn sử dụng phương pháp học tập cùng tham gia của người lớn: - Học viên lớp học là trung tâm của việc học tập. - Nội dung học được xác định theo nhu cầu của các học viên lớp học. - Giảng viên (người điều phối) hướng dẫn mọi người trong lớp học xác định lợi ích của việc học đối với cuộc sống và công việc của họ. - Mục tiêu học tập linh hoạt phù hợp với nhu cầu của các học viên lớp học. - Cần tạo ra bầu không khí học tập thoải mái. - Các học viên trong lớp học được khuyến khích đưa ra nhận xét và quyết định theo khả năng của mình. - Giảng viên là người điều hành quá trình học tập bằng cách huy động kiến thức và kỹ năng của mọi người trong lớp học. - Giảng viên và các học viên cùng làm việc dựa vào kiến thức và kỹ năng sẵn có của mọi người trong lớp học. - Giảng viên giúp đỡ mọi học viên lớp học sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình ở địa phương. - Kiến thức thu được thông qua việc các học viên lớp học tìm ra vấn đề của mình và cách giải quyết các vấn đề đó. - Kiến thức được truyền đạt bằng nhiều cách từ giảng viên đến học viên, từ học viên đến giảng viên và từ học viên đến học viên. - Kết quả học tập được đánh giá thông qua việc quan sát sự thay đổi thái độ và hành vi của các học viên lớp học. - Học qua thảo luận và cùng nhau làm việc. - Tập trung vào tìm hiểu kiến thức và kỹ năng của học viên lớp học và cùng nhau học hỏi và thực hành những kỹ năng và kiến thức mới học được. - Một loạt các phương pháp cùng tham gia học tập được sử dụng cùng với các công cụ khác để giúp học viên lớp học học và thực hành được những kiến thức và kỹ năng mới. 30
  32. III. MỘT SÔ PHƢƠNG PHÁP/CÔNG CỤ GIẢNG DẠY CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI HỌC 1. Thuyết trình Là diễn giải về vấn đề nào đó. Việc thuyết trình có thể: - Chỉ bằng lời thông dụng - Bằng lời với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu, giấy khổ lớn Lưu ý: - Sắp xếp thứ tự logic. - Chú ý phần chính yếu. - Chuẩn bị những ý phụ để bổ sung. - Dự đoán câu hỏi có thể của người nghe. - Quan sát tốt. - Tư thế: thoải mái, không gò bó. - Lời nói: âm giọng độ lớn vừa phải, có âm điệu lên xuống. - Đi lại khi trình bày, không ngồi một chỗ. - Khái quát ban đầu và tóm tắt nội dung vào cuối buổi trình bày. - Lưu ý thời gian trình bày (15 đến 20 phút). - Hạn chế những động tác gây sự phân tán. - Mắt luôn nhìn người học. - Sử dụng thành thạo các công cụ. Chuẩn bị cho thuyết trình - Tâm lý, môi trường, kỹ thuật. - Kiến thức chuyên môn sẽ trình bày. - Công cụ trình bày phương tiện kỹ thuật hỗ trợ - Chuẩn bị kỹ càng phương tiện trình bày (máy tính, powerpoint, điện, giấy, bút, băng dính ) - Chuẩn bị không gian: yên tĩnh, không quá rộng hay quá chật để đảm bảo âm thanh và bầu không khí tâm lý. 2. Thảo luận nhóm Là phương pháp nhằm giúp người học đưa ra câu hỏi, vấn đề, chia sẻ trong nhóm. Thời gian thảo luận tuỳ thuộc vào vấn đề, yêu cầu 31
  33. Thảo luận có thể ở dạng nhóm lớn – cả lớp hay thảo luận nhóm nhỏ (số người nhỏ hơn) Thảo luận nhóm lớn: - Đưa ra câu hỏi thảo luận rõ ràng - Điều phối mọi người cho ý kiến - Xử lý những ý kiến trái ngược - Khích lệ sự tham gia của những học viên rụt rè, e ngại - Hạn chế người nói nhiều một cách tế nhị - Lưu ý thời gian cho phép Thảo luận nhóm nhỏ: - Chia nhóm thảo luận: nhiều cách khác nhau (ngẫu nhiên hay cân đối thành phần ) - Đưa ra những câu hỏi thảo luận rõ ràng - Kiểm tra lại việc mọi người hiểu rõ câu hỏi chưa - Ghi rõ thời gian cho thảo luận (từ bao giờ tới bao giờ) Kiểm soát thời gian khi nhóm trình bày: - Đề nghị các nhóm trình bày - Phụ thuộc vào thời gian để yêu cầu tất cả các nhóm hay một vài nhóm đại diện trình bày - Đề nghị các nhóm bổ sung những gì chưa được đề cập hay những gì khác, mới so với các nhóm khác Kiểm soát nội dung khi nhóm trình bày: - Đề nghị nhóm cử người trình bày (thay đổi người trình bày) - Nói rõ thời gian trình bày - Khi trình bày xong đề nghị nhóm bổ sung - Hỏi ý kiến của các nhóm khác - Sử dụng bút màu khác để bổ sung ý kiến lên bản báo cáo nhóm - Chốt lại ý kiến và nhấn mạnh trọng tâm. 3. Động não Là cách thức lấy ý kiến nhanh của người học về một vấn đề nào đó. - Thường được sử dụng để xây dựng khái niệm, thu thập các ý kiến khác nhau về một vấn đề đang xem xét. - Đưa ra câu hỏi: mọi người nghĩ gì (điều gì đi váo trong tâm trí của mọi người khi nói tới ví dụ khác niệm: hạnh phúc. 32
  34. - Viết các ý kiến lên bảng. - Nhóm các ý kiến lại và đưa ra khái niệm chung nhất. 4. Nghiên cứu tình huống - Là cách đưa ra vấn đề với những thông tin chi tiết (được viết thành tình huống) đề nghị mọi người thảo luận đưa ra cách giải quyết. Ví dụ một tình huống như sau: Bạn nhìn thấy các vết bầm tím trên người chị Chị Ng. Th. H. Khi hỏi ra mãi chị H. bị chồng đánh đập rất dã man nhiều tháng nay, nhưng chị H. không cho bạn nói ra vì chồng chị doạ sẽ giết cả chị và con chị. Vậy với tư cách là cán bộ văn hoá xã chị sẽ làm gì trong tình huống này. - Đề nghị chia nhóm thảo luận tình huống - Điều quan trọng của kết quả thảo luận: không chỉ chú ý tới việc tại sao họ có giải pháp đó mà còn họ đi tới giải pháp đó như thế nào? - So sánh những báo cáo giải pháp của mỗi nhóm đề đưa ra điểm nhấn. - Kiểm soát thời gian báo cáo của mỗi nhóm. - Tóm lược kết quả báo cáo. 5. Mô phỏng - Là giới thiệu cách thức làm cái gì đó - Thường được đưa ra sau trình bày - Lợi ích: + Thu hút nguời học tập trung + Dễ hiểu, có tính thuyết phục + Gắn kết lý thuyết và thực hành - Đưa ra mục tiêu rõ ràng ban đầu - Đưa ra các bước thứ tự từ từ và cẩn thận - Nối kết với kinh nghiệm đã có với các bước tiếp theo - Kiểm tra lại sự hiểu của người học bằng câu hỏi - Khích lệ người học đưa ra câu hỏi - Đưa thêm những hình ảnh minh hoạ - Tóm lược - Tạo cơ hội cho người học thực hành - Hỗ trợ họ trong khi thực hành - Đưa ra câu hỏi để làm sáng tỏ - Khen ngợi những thành công - Đề nghị người học đưa ra những gì họ áp dụng 33
  35. 6. Sắm vai Là phương pháp tạo ra tình huống mà học viên và giảng viên có thể tham gia đóng vai để diễn đạt lại tình huống đó. Mục đích: quan sát hành động thái độ hành vi được diễn đạt trong tình huống làm cơ sở thay đổi hình thành thái độ hành vi trên cơ sở phân tích những thái độ hành vi đã quan sát được Các bước sắm vai: - Xác định tình huống, mục đích thời gian cho sắm vai - Chọn người sắm vai và yêu cầu sắm vai theo mục đích của hoạt động sắm vai - Đưa yêu cầu nội dung quan sát cho người còn lại - Sau khi sắm vai đề nghị mọi người cho nhận xét - Nhận xét về thái độ, hành vi cần hướng tới (ví dụ kỹ năng cần được học ) - Không phải nhận xét về trình độ diễn vai của người sắm vai - Đề nghị người sắm vai cho ý kiến nhận xét về điều mình vừa diễn (tập trung vào hành vi thái độ kỹ năng vừa đóng) Giảng viên khích lệ sự dũng cảm của người sắm vai và trợ giúp tâm lý cho họ khi họ nhận những nhận xét từ người khác 7. Sử dụng trò chơi Có tác dụng tạo bầu không khí học tập và liên hệ nội dung học, rèn luyện khả năng quan sát, lắng nghe Các bước: - Nêu trò chơi, nguyên tắc, thể lệ - Tiến hành - Hỏi nhận xét về ý nghĩa của trò chơi Yêu cầu: - Thông tin rõ ràng về trò chơi - Đảm bảo thời gian, địa điểm, công cụ cho trò chơi 8. Kể chuyện - Là cách thức mà giảng viên yêu cầu người học kể lại câu chuyện họ đã trải nhiệm về sự kiện nào đó sau đó phân tích câu chuyên của mọi người để rút ra kết luận về nội dung quan tâm. - Đề nghị học viên nhớ lại sự kiện họ đã trải nghiệm (họ trải qua hay đã nhìn thấy). 34
  36. - Yêu cầu học viên xung phong chia sẻ. - Giảng viên rút ra điều chung và những nét đặc thù trong mỗi câu chuyện của học viên. Một số lưu ý khi kể chuyện - Bố trí chỗ ngồi học thoải mái. - Xử lý tinh tế với những câu chuyện gây xúc động của người kể. - Sửu dụng phương pháp để tạo cảm giác an toàn. - Kiểm soát thời gian kể chuyện để không có ai kể quá nhiều thời gian (sử dụng viên đá, đồ vật khi kể chuyện ). 9. Sử dụng thẻ màu Sử dụng thẻ màu để thực hiện hoạt động nêu vấn đề, mô phỏng vấn đề cần phân tích. - Ví dụ cây vấn đề: màu nâu là rễ, biểu tượng là nguyên nhân, thân màu đỏ sẫm biểu hiện là vấn đề (các hành vi bạo lực); lá là màu xanh biểu tượng cho hậu quả. - Ví dụ đề nghị học viên vẽ cây vấn đề mô phỏng: Tình trạng bạo lực gia đình tại xã X. 10. Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện giảng dạy - Giấy khổ lớn - Powerpoint/slides Trình bày powerpoint - Các slide rõ ràng sáng sủa, không dày đặc - Chữ to đậm, đủ nhìn - Sử dụng effect, âm thanh để tạo sự chú ý - Màu sắc vừa phải, độ tương phản rõ rệt - Không sử dụng nhiều từ/ dòng - Không sử dụng quá 5-6 dòng/ tờ bóng kính - Sử dụng biểu đồ, bảng biểu đơn giản - Chuẩn bị bút với màu sắc khác để đánh dấu những chỗ quan trọng Màu sắc trên slides - Hãy sử dụng màu sắc - Màu sắc cần được phối hợp - Không nên quá nhiều màu sắc (quá 4-5 màu) - Cần thử trước khi bắt đầu sử dụng 35
  37. Sử dụng âm thanh hình ảnh - Sử dụng âm thanh/bay chữ/hình ảnh để gây sự chú ý - Âm thanh/bay chữ/hình ảnh cần phù hợp - Không lạm dụng âm thanh/bay chữ/hình ảnh khiến ức chế Giấy khổ lớn - Viết to, rõ ràng - Không viết nguệch ngoạc - Đứng về một phía của tờ giấy khi trình bày - Sử dụng màu sắc để phối hơp - Đóng ngay nắp bút khi viết xong Tài liệu viết tay - Chỉ đưa ra những nội dung nhấn mạnh - Đưa thêm tài liệu tham khảo - Lưu ý thời gian đưa cho học viên: trước hay sau giờ giảng - Phần chính: diễn giải, đưa ra lập luận, minh chứng, quan sát ngư- ời nghe, dừng lại để hỏi. - Kết thúc: nhấn mạnh các điểm chính, hỏi ý kiến người nghe, cám ơn sự chú ý. Kỹ năng trình bày - Chuẩn bị kỹ phương tiện trình bày (máy tính, powerpoint, điện, giấy, bút, băng dính ) - Chuẩn bị không gian: yên tĩnh, không quá rộng hay quá chật để đảm bảo âm thanh và bầu không khí tâm lý. - Có khả năng quan sát tốt. - Tư thế: thoải mái, không gò bó - Lời nói: âm giọng độ lớn vừa phải, có âm điệu lên xuống - Khái quát ban đầu và tóm tắt nội dung trình bày vào cuối buổi trình bày - Sử dụng thành thạo các công cụ. + Sử dụng các bút màu khác nhau để nhấn mạnh, ghi ý kiến bổ sung + Có thể vẽ hình để minh hoạ + Chú ý khoảng cách để giấy với người nghe + Linh hoạt sáng tạo trong sử dụng 36
  38. PHẦN II CÁC BÀI GIẢNG MẪU SỬ DỤNG KHI TẬP HUẤN CUỐN 1 (Thời gian thực hiện: 03 ngày) 1. Mục tiêu khoá học: Giảng viên cần đặt ra mục tiêu của khóa tập huấn như sau: Sau khi học xong, học viên có khả năng: - Nêu được định nghĩa về BLGĐ và các loại hình BLGĐ, mô tả được hành vi BLGĐ, những ảnh hưởng của BLGĐ - Xác định được các nguyên nhân của BLGĐ và phân tích được mối quan hệ của BLGĐ và sự bất bình đẳng giới - Liệt kê được những điều khoản cơ bản trong LPCBLGĐ và nghị định liên quan - Phân tích được thực trạng thực thi luật PCBLGĐ hiện nay ở nước ta - Mô tả đựơc khung hành động nhằm thực thi LPCBLGĐ ở VN - Mô tả đựơc vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và đoàn thể trong PCBLGĐ 2. Nội dung chƣơng trình tập huấn Hƣớng dẫn thực hiện luật PCBLGĐ Thời Nội dung hoạt động Thời gian gian thực hiện (phút) Ngày 1 Sáng Khai mạc khoá học 30 Học viên và giảng viên giới thiệu làm quen, thống 45 nhất mục tiêu, chương trình, nội quy khoá học Bài tập lượng giá ban đầu về hiểu biết của học viên 15 về BLGĐ Giải lao 20 Khái lược về tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam 30 và thế giới Khái niệm, các dạng BLGĐ, nguyên nhân và ảnh 60 hưởng 37
  39. Chiều Khởi động đầu giờ 15 Nguyên nhân và ảnh hưởng của BLGĐ 60 Chu kỳ của bạo lực gia đình 30 Giải lao 20 Mối quan hệ giữa bất bình đẳng giới và BLGĐ 90 Phản hồi, lượng giá và tóm lược ngày học 15 Ngày 2 Sáng Khởi động đầu giờ 15 Giới thiệu bối cảnh và nền tảng luật pháp chính sách 30 liên quan tới PCBLGĐ ở Việt Nam và của quốc tế Giới thiệu Luật phòng, chống BLGĐ của VN 60 Giải lao 20 Thực trạng thực thi LPCBLGĐ 90 Chiều Khởi động đầu giờ 15 Thực hành xử lý một số tình huống 60 Khung hành động nhằm thực thi luật PCBLGĐ, 30 những đáp ứng tại cơ sở và phối hợp liên ngành Giải lao Thảo luận khung hành động nhằm thực thi luật 45 PCBLGĐ, những đáp ứng tại cơ sở và phối hợp liên ngành Lồng ghép LPCBLGĐ vào sách và chương trình 45 hành động tại cơ sở Phản hồi, lượng giá và tóm lược ngày học 15 Ngày 3 360 Sáng Khởi động đầu giờ 15 Vai trò trách nhiệm cá nhân và gia đình, vai trò 90 tránh nhiệm của cơ quan tổ chức Đảng, dân cử và đoàn thể và cơ quan chính quyền trong PCBLGĐ Giải lao Báo cáo nhóm về sự thực thi vai trò trách nhiệm các 45 bên hiện nay Giới thiệu Chương trình hành động trong PCBLGĐ 45 của Bộ VHTT và DL 38
  40. Chiều Khởi động đầu giờ 15 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động 30 Thực hành xây dựng kế hoạch hành động 60 Giải lao 20 Báo cáo nhóm về kế hoạch hành động 30 Lượng giá cuối khoá 30 Bế giảng 30 39
  41. Ngày 1 Khái quát chung về bạo lực gia đình 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, các học viên có khả năng: - Thống nhất mục tiêu khoá học - Trình bày được khái niệm bạo lực gia đình (BLGĐ), các dạng BLGĐ, nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ, chu kỳ của BLGĐ. - Phân tích các hiện tượng bạo lực gia đình xảy ra trong thực tế 2. Tài liệu và thiết bị tập huấn: - Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng). - Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo. - Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập theo nhóm, câu hỏi trắc nghiệm - Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu đa năng, sử dụng phần mềm Power Point. - Đĩa phim tài liệu hoặc tranh ảnh về BLGĐ 3. Nội dung và các bƣớc tiến hành: (SÁNG NGÀY THỨ 1) 1. Khai mạc khoá học - 30‟ Ban tổ chức giới thiệu về mục đích khoá tập huấn Đại diện cơ quan chức năng phát biểu và tuyên bố khai mạc 2. Giới thiệu làm quen, thống nhất mục tiêu, chƣơng trình, nội quy khoá học – 45 phút - Các giảng viên và học viên giới thiệu về bản thân, cơ quan công tác, sở thích, gia đình - Mỗi học viên được đề nghị ghi ra giấy màu một mong muốn nhất và một băn khăn nhất của cá nhân khi tới khoá học. Giảng viên dán các giấy màu hoặc ghi nội dung trên lên bảng và giới thiệu chương trình tập huấn. Làm rõ những mong muốn gì của học viên sẽ được đáp ứng trong chương trình tập huấn, những mong muốn/nhu cầu gì chưa đáp ứng được và cơ hội nào có thể đáp ứng được. Giảng viên giới thiệu chương trình, phương pháp tập huấn, cách sử dụng tài liệu. - Thống nhất nội quy khoá học: các học viên thảo luận để đưa ra những quy định khoá học như thời gian, kỷ luật, sự tham gia, trực nhật. Những điều đã được các học viên thống nhất được ghi lên giấy khổ lớn và dán lên tường để mọi người cùng theo dõi. 40
  42. 3. Lƣợng giá ban đầu – 15 phút Nhằm xác định những hiểu biết bước đầu của học viên về BLGĐ, PCBLGĐ Giảng viên đề nghị các học viên làm bài tập điền vào bộ câu hỏi liên quan tới BLGĐ và PCBLGĐ Phát tài liệu phát tay (phiếu trắc nghiệm lượng giá ban đầu tài liệu 1.1; 1.2; 1.3) 4. Khái lƣợc tình hình bạo lực gia đình ở thế giới và Việt Nam - 30 phút Các bước tiến hành: Bước 1 (10’): - Giảng viên giới thiệu về tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên thế giới qua các ảnh (chuẩn bị trên slides hay các ảnh được cắt từ báo chí) hoặc xem video về BLGĐ. - Giảng viên đề nghị các học viên xem và suy nghĩ về những thông tin về bạo lực gia đình. Bước 2 (10’) Giảng viên để các học viên về chỗ ngồi và cùng chia sẻ những suy nghĩ sau khi xem các thông tin về bạo lực gia đình. Giảng viên sử dụng những câu hỏi sau để dẫn dắt phần chia sẻ của học viên: . Anh/chị có nhận xét gì về những thông tin mà anh/chị vừa đọc/ nhìn được? . Anh/chị ấn tượng với thông tin nào nhất? Vì sao? Bước 3: (10’) Các học viên bổ sung thông tin về tình hình BLGĐ ở địa phương. Giảng viên tóm tắt về tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam, nhấn mạnh: Bạo lực gia đình là vấn đề phổ biến ở mọi quốc gia, mọi nền văn hoá, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt phụ nữ thường là người hay bị bạo lực bởi chính người họ tin tưởng nhất như người chồng của họ. Bạo lực gia đình gây tổn thương cho người phụ nữ và ảnh hưởng lớn đến xã hội. 5. Khái niệm và các dạng bạo lực gia đình – 60 phút Các bước tiến hành: Bước 1: Động não (20’) Câu hỏi động não: - Khi nói tới từ bạo lực gia đình anh chị nghĩ tới điều gì? - Có những hình thức bạo lực nào? 41
  43. - Bạo lực gia đình thường xảy ra giữa ai với ai? Người nào thường có hành vi bạo lực và người nào thường là nạn nhân của BLGĐ? Học viên cho ý kiến. Giảng viên ghi lại các ý kiến trên bảng (hoặc giấy khổ lớn) Bước 2: Tổng hợp ý kiến và giới thiệu các khái niệm (40’) - Giảng viên tổng hợp ý kiến và chiếu trên màn hình các slides 1.1.1, 1.1.2 khái niệm về BLGĐ quan điểm của quốc tế và Luật PCBLGĐ của Việt Nam , slide 1.1.3 về Bạo lực trên cơ sở giới và phân tích. Phát tài liệu 1.2.1 và 1.2.2 và phân biệt người có hành vi BLGĐ và nạm nhân của BLGĐ. - Chiếu slide 1.3 để giới thiệu một số khái niệm liên quan (Giới, giá trị giới, định kiến giới và bình đẳng giới ) 6. Giải lao – 20‟ 7. Nguyên nhân và ảnh hƣởng của BLGĐ – 60 phút Bước 1 Thảo luận nhóm về cây vấn đề về BLGĐ (20’) Lớp được chia thành các nhóm nhỏ và chia sẻ trong nhóm về những vụ bạo lực gia đình họ đã chứng kiến tại địa phương của mình và những can thiệp hoặc không can thiệp của gia đình và chính quyền. Sau đó đề nghị học viên thảo luận và ghị lại trên giấy màu và dán lên giấy khổ lớn để mô tả BLGĐ theo cây vấn đề: các hành vi BLGĐ, nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ Bước 2: báo cáo nhóm (30’) Các báo nhóm cử người lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm Giảng viên điều phối thời gian báo cáo và các ý kiến bổ sung của nhóm cũng như của các học viên khác trong lớp. Bước 3: Tóm lược (20’) Giảng viên tóm lược và Chiếu slides: 1.4 về các hành vi bạo lực gia đình được quy định trong LPCBLGĐ. Giảng viên chiếu các slides 1.5.1; 1.5.2; 1.5.3; 1.5.4; 1.5.5 giới thiệu các loại hành vi BLGĐ (BLTC, BLTT, BLTD ). Giảng viên có thể chiếu hay cho xem một số hình ảnh về các loại hình BLGĐ khác nhau, phân tích và nối kết với các hành vi được nêu lên trong luật PCBLGĐ của VN. Chiếu slide 1.6 và phân tích các nguyên nhân BLGĐ. Giảng viên đề nghị học viên xem thêm chi tiết phần: các dạng, nguyên nhân, ảnh hưởng của BLGĐ trong cuốn tài liệu dành cho học viên). 8. Chu kỳ của bạo lực gia đình - 45 phút Các bước tiến hành: Bước 1: Nghiên cứu tình huống (20’) 42
  44. - Giảng viên phát cho mỗi học viên một bài viết “Những đóa hoa hôm nay”. Phát tài liệu phát tay 1.2 - Giảng viên đề nghị, từng nhóm (hai học viên ngồi cạnh nhau thành một nhóm) đọc và phân tích về hành động, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong bài viết. Bước 2 Chia sẻ trong lớp về tình huống (15’): - Giảng viên đề nghị các nhóm học viên chia sẻ những suy nghĩ của mình. Giảng viên có thể dẫn dắt phần chia sẻ theo trình tự: Cảm nhận gì về chủ đề của bài viết Hành động, suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật trong mỗi trường đoạn và so sánh mức độ hành động, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật qua mỗi đoạn bài viết Đề nghị học viên so sánh thực tiễn của các vụ BLGĐ tại địa phương hay trong gia đình với trường hợp của bài thơ trên xem có đúng không? Có điều gì khác không? Qua bài thơ có thể rút ra bài học gì - Giảng viên khái quát các ý kiến phát biểu của học viên để rút ra tính chu kỳ của bạo lực gia đình. Bước 3: Giới thiệu chu kỳ BLGĐ (10’) - Giảng viên Chiếu slide 1.7 và giới thiệu về hành vi thể hiện quyền lực và kiểm soát quyền lực theo chu kỳ khi bạo lực gia đình. - Giảng viên nhấn mạnh ý nghĩa của của sự nhận biết về chu kỳ BLGĐ đối với người thực hiện công tác PCBLGGD và nạn nhân BLGĐ. 9. Bất bình đẳng giới và mối quan hệ với BLGĐ – 90 phút Bước 1: Giới thiệu về giới, giới tính (10’) Giảng viên giới thiệu tóm lược về giới và giới tính, sự khác biệt giữa 2 khái niệm. Bước 2: Xem hình ảnh bạo lực trên cơ sở giới (30’) Giảng viên chiếu phim hay cho lớp xem các tranh ảnh liên quan tới bạo lực trên cơ sở giới (có thể sử dụng các clip lấy từ trên mạng hay trong các đĩa giới thiệu hình ảnh BLGĐ, tranh ảnh về BLGĐ có thể cắt từ báo chí hoặc lấy từ trên mạng). Đề nghị học viên chia sẻ cảm nhận về các nhân vật trong phim Bước 3: Thảo luận nhóm (15’) Học viên chia thành các nhóm và thảo luận: 43
  45. Nhóm 1 và 2: Thảo luận phân tích và đưa ra những tình huống cụ thể minh chứng cho sự bất bình đẳng giới như là một trong những nguyên nhân quan trọng của BLGĐ. Nhóm 3 và 4 thảo luận: Vì sao BĐG lại là yếu tố tạo nên nền tảng phòng chống BLGĐ và những nỗ lực của quốc tế, Việt nam hiện nay trong thúc đẩy BĐG, những tồn tại của công tác bình đẳng giới liên quan tới PCBLGĐ Bước 4: Báo cáo nhóm (25’) Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Giảng viên điều phối các nhóm báo cáo, lấy ý kiến bổ sung. Giảng viên tóm lược và kết luận nội dung. Đề nghị học viên xem tài liệu đọc phần mối quan hệ giữa Bất bình đẳng giới và BLGĐ. Lượng giá mục tiêu học tập cho mỗi ngày có thể được thực hiện vào sau mỗi ngày học hay vào đầu buổi học ngày hôm sau. Giảng viên nên dành ra một thời lượng 5-10 phút cho mỗi ngày để luợng giá ngày học. 44
  46. Ngày 2 Luật pháp, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình và khung hành động 1. Mục tiêu bài học: Cuối ngày học, học viên có khả năng: - Nêu được những thông tin và kiến thức cơ bản về các quy định pháp luật, chính sách hiện hành liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) ở Việt Nam và thế giới - Mô tả được khung hành động nhằm thực thi luật PCBLGĐ ở Việt Nam 2. Tài liệu và thiết bị phục vụ tập huấn: - Máy chiếu đa năng (Projector), máy tính cá nhân, màn chiếu - Bảng, phấn, bút dạ bảng - Giấy A0, A4, bút dạ viết, băng dính, kéo - Tài liệu của học viên và tài liệu bài tập tình huống 3. Nội dung và các bƣớc tiến hành: (SÁNG NGÀY THỨ 2) 1. Quan điểm và công cụ pháp lý liên quan về BLGĐ của Việt Nam và Quốc tế - 35 phút Bước 1: Động não cả lớp – 10’ Giảng viên đề nghị học viên động não nhanh các luật có liên quan tới PCBLGĐ của Việt Nam và các luật pháp của quốc tế. Giảng viên ghi lại và bổ sung thêm. Bước 2: Thuyết trình – 25’ Giảng viên giới thiệu tóm lược quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về PCBLGĐ, các luật pháp chính sách PCBLGĐ trước khi có LPCBLGĐ. Giới thiệu tổng quan về các luật pháp nền tảng về PCBLGĐ của quốc tế và kinh nghiệm phòng chống BLGĐ của một số quốc gia trên thế giới. Giới thiệu bối cảnh ra đời và tổng quan về Luật PCBLGĐ của Việt Nam (2007). Đề nghị học viên xem chi tiết phần II nội dung về LPCBLGĐ (luật và các nghị định) và các luật pháp có liên quan trong tài liệu dành cho học viên. 2. Giới thiệu Luật pháp phòng chống BLGĐ của VN - 70 phút Nội dung và các bước tiến hành: Bước 1: Đọc nghiên cứu văn bản luật và nghị định – 40’ 45
  47. Giảng viên đề nghị các học viên đọc nhanh toàn văn luật PCBLGĐ và hai Nghị định 08 và Nghị định 110/2009 của Chính phủ. Đề nghị học viên đọc LPCBLGĐ và hai Nghị định 08 và 110/009/NĐ- CP trong phụ lục của cuốn tài liệu dành cho học viên Đề nghị học viên xem chi tiết Luật và Nghị định về PCBLGĐ trong phần phụ lục của cuốn tài liệu dành cho học viên. Bước 2 - Giới thiệu tóm lược LPCBLGĐ và NĐ– 30’ Giảng viên giới thiệu tóm lược và nhấn mạnh những điểm chính của LPCBLGĐ của Việt Nam, ví dụ: - Các chương của Luật, các điểm nhấn trong mỗi chương - Các điều khoản quan trọng trong nghị định ví dụ như các chính sách của Nhà nước với người tham gia phòng chống BLGĐ, các hình thức và mức phạt hành chính với các dạng BLGĐ - Vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong PCBLGĐ 3. Giải lao – 20‟ 4. Thực trạng thực thi LPCBLGĐ ở VN Bước 1: Thảo luận nhóm – 20’ Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ được giao thảo luận một chương trong LPCBLGĐ và văn bản/nghị định dưới Luật: Câu hỏi thảo luận: 1. Thực trạng thực thi quy định đó trong LPCBLGĐ và các nghị định hịên nay? điều, khoản nào trong Luật đã được thực hiện tốt điều/khoản nào chưa được thực hiện? Những khó khăn gì trong triển khai thực hiện LPCBLGĐ và các nghị định? 2. Để thực hiện tốt các quy định trong luật cần phải làm gì ở mỗi cấp? Bước 2: Báo cáo nhóm và bổ sung- 40’ Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm Giảng viên điều phối báo cáo nhóm, sau đó tóm lược, bổ sung thông tin 46
  48. (CHIỀU NGÀY THỨ 2) 1. Thực hành xử lý tình huống trong giải quyết vi phạm luật PCLBGĐ – 60 phút Các bước tiến hành: Bước 1. Thảo luận tình huống -20’ - Giảng viên đưa ra một số tình huống về BLGĐ và chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm thảo luận một tình huống trên cơ sở các câu hỏi được đưa ra. - Phát tình huống thảo luận (tài liệu phát tay số 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3) (lưu ý giảng viên có thể lấy tình huống thực tiễn mà các học viên chia sẻ) - Các nhóm thảo luận tình huống đựơc phân công - Giảng viên điều phối quan sát các nhóm thảo luận Bước 2. Báo cáo nhóm – 25: Các nhóm cử người đại diện lên báo cáo kết quả của nhóm thảo luận. Giảng viên quan sát và điều phối thảo luận và báo cáo nhóm. Bước 3. Tóm lược và bổ sung – 5’ Giảng viên lấy ý kiến bổ sung cho kết quả thảo luận của các nhóm và đưa ra các ý kiến bổ sung của cá nhân và nối kết với các điều trong luật PCBLGĐ (ví dụ điều về các loại hành vi BLGĐ và xử phạt trong nghị định 110/2009 về PCBLGĐ) 2. Giới thiệu Khung hành động thực hiện luật phòng chống BLGĐ và phối hợp liên ngành và sự cần thiết của lồng ghép PCBLGĐ vào chƣơng trình, chính sách – 30„ Giảng viên giới thiệu qua trình chiếu slides (2.1; 2.2; 2.3.1; 2.3.2; 2.3.3; 2.3.4) hay bằng tóm lược trên giấy khổ lớn những hành động khung nhằm can thiệp PCBLGĐ ở Việt Nam và yêu cầu về sự phối hợp giữc các cơ quan tổ chức trong công tác PCBGĐ cũng như tầm quan trọng của công tác lồng ghép với chính sách, chương tình hành động từ Trung ương tới địa phương - Khung hành động (Phát triển luật và chính sách, Cải thiện hệ thống tư pháp, Thiết lập cơ chế phối hợp, xây dựng năng lực, công tác kiểm tra giám sát, thu thập, chia sẻ thông tin dịch vụ trợ giúp người bị bạo lực ) - Sự phối hợp liên ngành (vai trò đầu mối của ngành VHTT và DL, ngành LĐTB&XH, ngành Thông tin tuyên truyền, Công an, Toà án ) - Vấn đề lồng ghép (vào công tác tổ chức, nhân sự, ngân sách, xây dựng chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương) 3. Giải lao – 20‟ 4. Thảo luận sự thực thi Khung hành động thực hiện luật phòng chống BLGĐ và phối hợp liên ngành và công tác lồng ghép– 90 phút Bước 1: Thảo luận nhóm - 25’ 47
  49. Học viên được chia thành 3 nhóm để thảo luận. Mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong số 3 câu hỏi sau đây. Câu hỏi thảo luận: - Hiện nay những hành động nào trong khung hành động đã được tiến hành và hành động nào chưa, vì sao? - Thực trạng phối hợp giữa các cơ quan tổ chức hiện nay trong thực thi LPCBLGĐ, khó khăn thuận lợi? làm thế nào để sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức tốt hơn trong công tác PCBLGĐ - LPCBLGĐ đã được lồng ghép vào trong các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chương trình kinh tế xã hội nào ở tầm vĩ mô và vi mô (tại địa phương của anh/chị?)? những tồn tại, khó khăn hiện nay trong công tác lồng ghép và đề xuất hướng giải quyết Trong khi thảo luận, giảng viên đi vòng quanh để theo dõi, quan sát và điều phối sự tham gia trong các nhóm (nếu cần thiết). Bước 2: Báo cáo nhóm - 50’ Các nhóm báo cáo và các học viên trong lớp bổ sung và giảng viên tóm lược. Mỗi nhóm có 10 phút để báo cáo và 10 phút góp ý bổ sung. Bước 3: Tóm lược và bổ sung - 5’ Giảng viên tóm lược và bổ sung thêm thông tin Nhấn mạnh những thông tin của học viên về những tồn tại và hướng giải quyết liên quan tới các vấn đề sau và đưa vào kế hoạch hành động sau khoá tập huấn khi trở về địa phương Rà soát lại mục tiêu ngày học bằng cách hỏi các học viên những điểm chính họ đã học được trong ngày học hôm nay. 48
  50. Ngày 3 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong PCBLGĐ và xây dựng kế hoạch hành động về PCBLGĐ 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học viên có thể: - Mô tả được trách nhiệm của người có hành vi bạo lực, nạn nhân, gia đình cũng như cơ quan tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể trong thực hiện luật PCBLGĐ. - Xây dựng chương trình hành động trong PCBLGĐ cho địa phương, cơ quan tổ chức. 2. Tài liệu và thiết bị phục vụ tập huấn: - Máy chiếu đa năng (Projector), máy tính cá nhân, màn chiếu - Bảng, phấn, bút dạ bảng - Giấy A0, A4, bút dạ viết, băng dính, kéo - Tài liệu của học viên và tài liệu bài tập tình huống 3. Nội dung và tiến trình thực hiện (BUỔI SÁNG NGÀY 3) 1. Vai trò, trách nhiệm cá nhân và gia đình, của cơ quan tổ chức Đảng, dân cử và đoàn thể và cơ quan chính quyền trong PCBLGĐ – 90 phút Bước 1: Thảo luận nhóm - 20’ Lớp được chia thành 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm thảo luận 1 trong 4 câu hỏi dưới đây; các câu hỏi sau đây: Nhóm 1. Khi xảy ra bạo lực gia đình, nạn nhân thường ứng phó thế nào? Họ đã đựơc bảo vệ thế nào, trợ giúp những gì? Theo LPCBLGĐ và điều gì chưa làm được trong PCBLGĐ? Làm thế nào để nâng cao vai trò trách nhiệm của họ trong PCBLGĐ? Nhóm 2. Khi xảy ra bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực thường xử sự thế nào? Họ đã thực hiện nghĩa vụ của mình thế nào? Theo LPCBLGĐ và điều gì họ chưa thực hiện theo PCBLGĐ? Làm thế nào để nâng cao vai trò trách nhiệm của họ trong PCBLGĐ? Nhóm 3. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chính quyền, cán bộ ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch, LĐ, TB&XH, Công an, Toà án và cơ quan đoàn thể đã có những đáp ứng thế nào? Theo LPCBLGĐ điều gì họ đã làm được và điều gì chưa làm được trong PCBLGĐ? Làm thế nào để nâng cao vai trò trách nhiệm của họ trong PCBLGĐ? 49
  51. Nhóm 4. Anh chị nhận định gì về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức Đảng, dân cử, cơ quan đoàn thể (UBMTTQVN, Hội Phụ nữ ) trong công tác PCBLGĐ trong thời gian vừa qua? Đối chiếu với LPCBLGĐ họ đã làm được gì và chưa làm đựơc gì để tham gia vào PCBLGĐ? Làm thế nào để nâng cao vai trò trách nhiệm của họ trong PCBLGĐ? Bước 2: Báo cáo nhóm - 65’ Các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các học viên góp ý bổ sung ý kiến cho các báo cáo của nhóm bạn và nhóm của mình. Mỗi nhóm có 10 phút để báo cáo và 5 phút để bổ sung ý kiến. Giải lao - 20‟ Bước 3: Tóm lược nhấn mạnh vai trò các bên – 10’ Giảng viên bổ sung ý kiến và tổng hợp, nhấn mạnh những quy định trong luật về vai trò trách nhiệm của các bên liên quan đặc biệt cơ quan đầu mối là Ngành VHTT và DL Chiếu slides: 3.1 và giải thích các vai trò, nhấn mạnh vai trò đầu mối của ngành VHTTDL Đề nghị học viên đọc thêm trong tài liệu dành cho học viên phần vai trò. 2. Chƣơng trình hành động trong PCBLGĐ của ngành VHTTDL – 60' Bước 1. Thuyết trình về khung Chương trình HĐ - 20’ Giảng viên giới thiệu về khung Chương trình hành động quốc gia về công tác PCBLGĐ khi thực thi LPCBLGĐ. Giảng viên giới thiệu chương trình hành động của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch về công tác PCBLGĐ nhằm triển khai LPCBLGĐ Bước 2. Thảo luận sự thực thi của khung chƣơng trình – 20‟ Các học viên thảo luận theo cặp và đưa ra những khó khăn, thuận lợi trong triển khai. Bước 3. Chia sẻ trong lớp – 20’ Trao đổi toàn thể và giảng viên giảng viên đưa thông tin làm rõ (BUỔI CHIỀU NGÀY 3) 1. Xây dựng kế hoạch hành động – 120‟ Các bước: Bước 1: Giới thiệu kế hoạch hành động và Smart mục tiêu - 30‟ Chiếu slides: 3.2.1 và 3.2.2 50
  52. Giảng viên giới thiệu về kế hoạch hành động và phương pháp thiết kế kế hoạch hành động khoa học, phù hợp thực tiễn. Nhấn mạnh mục tiêu của kế hoạch hành động - SMART mục tiêu (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tiễn, có khung thời gian) Các học viên đặt câu hỏi, giảng viên bổ sung ý kiến. Phát tài liệu phát tay ví dụ về kế hoạch: 3.1.1 và 3.1.2 Bước 2: Thực hành xây dựng kế hoạch hành động - 45’ Các học viên chia nhóm theo cơ quan để xây dựng kế hoạch hành động cho cơ quan của mình. Lưu ý học viên khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo SMART mục tiêu (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tiễn, có khung thời gian) Giải lao – 20‟ Bước 3: Báo cáo kế hoạch hành động - 45’ Các nhóm lên báo cáo kế hoạch hành động Giảng viên điều phối các nhóm khác góp ý cho tính khả thi của kế hoạch hành động của mỗi nhóm dựa trên mục tiêu SMART trên. 2. Lƣợng giá cuối khoá - 30' Các học viên nhận phiếu lượng giá cuối khoá. Tài liệu phát tay 3.2.1 và 3.2.2 về lượng giá cuối khoá. Bên cạnh đó giảng viên có thể điều phối lấy ý kiến đóng góp thêm cho khoá học trong toàn thể lớp về: - Nội dung, chương trình - Giảng viên, phương pháp - Hậu cần. 3. Bế giảng – 30‟ 51
  53. PHỤ LỤC SLIDES TRÌNH CHIẾU / TÀI LIỆU PHÁT TAY Ngày 1 1. Các Slides: * Slides 1.1.1 : Khái niệm 1 về bạo lực gia đình Khái niệm 1: Bạo lực gia đình được hiểu là tất cả những hành vi của các thành viên gia đình vi phạm sự bình đẳng hay tước đoạt tự do hoặc những hành vi làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các thành viên khác trong gia đình (Family Violence, Mildrred Daley, new York Praeger Publishers 1984). * Slides 1.1.2: Khái niệm 2 về bạo lực gia đình Khái niệm 2: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.(Điều 2 -Luật PCBLGĐ của Việt nam, tr.1). * Slides 1.1.3 : Khái niệm 3: bạo lực gia đình Khái niệm 3: Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động nào gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời đe dọa hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư. (Tuyên bố của LHQ về bạo lực chống lại phụ nữ, 1993). * Slide 1.2.1: Ngƣời có hành vi BLGĐ Người có hành vi bạo lực gia đình: Những thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, hoặc thành viên gia đình của vợ chồng đã ly hôn, hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng gây nên bạo lực trong gia đình đều được xem là người có hành vi bạo lực. Người thường có hành vi bạo lực nhiều nhất là nam giới, người chồng trong gia đình. * Slide 1.2.2: Nạn nhân BLGĐ Nạn nhân bạo lực gia đình: là những thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, hoặc thành viên gia đình của vợ chồng đã ly hôn, hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng mà bị bạo lực trong gia đình đều được xem là nạn nhân bạo lực gia đình. Người thường có nguy cơ bị bạo lực nhiều nhất trong gia đình là: phụ nữ/ vợ, trẻ em và người già. * Slide 1.3: Các khái niệm có liên quan Bất bình đẳng giới – đó là sự đối xử khác biệt với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, sự tiếp cận và kiểm soát và sự thụ hưởng các nguồn lực. 52
  54. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ vì vậy định kiến giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên BLGĐ. Các định kiến giới nhiều khi đã trở thành áp lực đối với hai giới và cản trở các cá nhân thực hiện công việc mà người đó có đủ khả năng đảm nhận. * Slides/Tài liệu (phát tay) 1.4: Các hành vi bạo lực gia đình Theo quy định của LPCBLGĐ Việt Nam (Điều 2, LPCBLGĐ) các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: 1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; 2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; 4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; 5. Cưỡng ép quan hệ tình dục; 6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; 7. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; 8. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; 9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. * Slides/ Tài liệu (phát tay) 1.5.1: Bạo lực thể chất 1. Khái niệm: Hành vi bạo lực thể chất là những hành vi ngược đãi gây tổn thương về thực thể ở nạn nhân bạo lực gia đình. 2. Một số hành vi bạo lực thể chất như: - Đánh, đấm, đá, tát - Xô đẩy, giật kéo, quăng ném, bóp cổ - Sử dụng hung khí gây huỷ hoại làm biến dạng cơ thể - Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc quần áo, để rét - Giết chết (đầu độc, đốt cháy, đâm chém ) 53
  55. * Slides 1.5.2: Bạo lực tinh thần 1. Khái niệm: Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tâm lý là những hành vi đối xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân bạo lực. 2. Một số hành vi bạo lực tinh thần: - Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết - Xúc phạm nhân phẩm, uy tín (như tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác ) - Cấm đoán (quyền được chăm sóc người thân, làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, ra quyết định ) - Cô lập không cho tiếp xúc với người khác - Đe doạ, gây áp lực tâm lý - Nhốt - Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên. - Buộc tội nghi ngờ, theo dõi - Cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. - Phớt lờ cảm xúc, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt - Chê bai, chế nhạo * Slides 1.5.3: Bạo lực tình dục 1. Khái niệm: Bạo lực tình dục là hành vi sử dụng vũ lực để ép buộc người kia có quan hệ tình dục (dù hành vi đó có thực hiện được hay không), hoặc hành vi (đã thực hiện đựơc hay mới dự định) cố lôi kéo họ vào hoạt động tình dục ngay cả khi họ không có khả năng từ chối bởi các lý do như sức khoẻ, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục đó, hoặc sự hăm doạ, quấy rối tình dục. 2. Một số hành vi bạo lực tình dục như: - Cưỡng ép quan hệ tình dục. - Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn - Sử dụng lời lẽ liên quan dục tính gây khó chịu về tâm lý - Bắt chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, bộ phận sinh dục - Buộc ở một nhà hay ngủ một giưòng với người tình - Cưỡng ép kết hôn, ly hôn - Cường ép thực hiện hành vi khiêu dâm 54
  56. - Kích động tình dục, khiêu dâm - Sờ mó bộ phận sinh dục của nạn nhân - Khoe bộ phận sinh dục của mình cho nguời khác - Rình, xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm - Cưỡng ép sinh đẻ hay phá bỏ thai nhi - Cắt bỏ bộ phận sinh dục * Slides 1.5.4: Bạo lực kinh tế 1. Khái niệm: Bạo lực về kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính đối với thành viên trong gia đình. 2. Hành vi bạo lực kinh tế thường bao gồm: - Tịch thu tiền, của cải và khi cần phải cầu xin - Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc tư nhân . - Không cho sử dụng tài sản chung - Kiếm soát thu nhập tạo ra sự phụ thuộc - Chiếm đọat hoặc phá huỷ tài sản - Buộc đóng góp tài chính vượt quá khả năng * Slides 1.5.5: Sao nhãng 1. Khái niệm: Sao nhãng được định nghĩa như bất cứ hành động đối xử tồi tệ như bỏ qua, không quan tâm chăm sóc, không cung cấp đầy đủ điều kiện cần thiết cho sự tồn tại, sự phát triển về tình cảm, thể chất của thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em và người già. 2. Các hành vi cụ thể đƣợc xem nhƣ sao nhãng thuộc BLLGĐ bao gồm: - Những hành vi đối xử có khả năng dẫn đến việc gây hại sức khoẻ hoặc sự thay đổi về mặt tâm lý của nạn nhân - Không cho ăn uống đầy đủ - Không cung cấp chỗ trú ngụ an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. - Không giám sát hay bảo vệ (đặc biệt là trẻ em, người già) khỏi những tình huống có nguy cơ gây tổn thương (ví dụ như nhốt trẻ, để trẻ tiếp cận với những nguy cơ gây thương tích ). - Bỏ mặc không chăm sóc 55
  57. * Slide 1.6: Một số yếu tố nguy cơ (nguyên nhân) dẫn đến BLGĐ Mô hình sinh thái về BLGĐ (Lori Heise) Cá nhân Gia đình nhânnnhâ Xã hội Cộng đồng n Xã hội * Slide 1.7: Chu kỳ bạo lực gia đình Chu kỳ bạo lực gia đình Bạo lực Xung đột Hối lỗi Gây sự Biện minh Bình thƣờng 56
  58. 2. Các tài liệu phát tay: * Tài liệu phát tay 1.1.1 Phiếu lƣợng giá đầu khóa tập huấn Địa điểm: Thời gian từ tháng năm tới 1. Anh chị hãy đánh giá mức độ hiểu biết hiện nay của anh chị ở mức độ tương ứng với khả năng của anh/chị (1: rất tốt. 2: tốt, 3: trung bình, 4: chưa đạt). Nội dung 1 2 3 4 1. Các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Luật PCBLGĐ: nguyên nhân, ảnh hưởng 2. Các công cụ, chính sách, pháp luật về Phòng, chống BLGĐ, chiến lược và kế hoạch hành động khung 3. Vai trò trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và các bên liên quan 4. Phương pháp tập huấn có sự tham gia của người học (Phương pháp giảng dạy cho người lớn) 5. Xây dựng kế hoạch bài giảng và công cụ giảng dạy 6. Khả năng tập huấn 2. Hãy nêu 3 điều anh chị mong đợi từ khoá học này: Một số thông tin cá nhân 1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Tuổi 2. Nhiệm vụ chính đang đảm nhận: 57
  59. 3. Anh/chị đã được tham gia khoá tập huấn PCBLGĐ: 1. Đã tham gia 2. Chưa tham gia . 4. Anh chị đã từng được tập huấn về phương pháp đào tạo/tập huấn cho người lớn và có sự tham gia của người học: 1. Đã tham gia 2. Chưa tham gia . 5. Anh chị đã từng tập huấn cho cán bộ và sử dụng về phương pháp đào tạo/ tập huấn cho người lớn và có sự tham gia của người học: 1. Đã tham gia 2. Chưa tham gia . Xin cám ơn anh/chị” 58
  60. Phiếu trắc nghiệm lƣợng giá đầu khoá 1.1 Anh/chị hãy đánh dấu vào cột đúng hay sai tương ứng với các mệnh đề sau đây theo như cách hiểu của anh/ chị STT Mệnh đề Đúng Sai 1. Bạo lực trong gia đình rất ít khi xảy ra ở xã hội phát triển và gia đình trí thức. 2. Phụ nữ bị bạo lực thường bị cho là do lỗi của họ. 3. Bạo lực trong gia đình là bạo lực giữa các thành viên gia đình như bố mẹ, con cái, ông bà 4. Bạo lực thể chất thường xẩy ra nhiều hơn bạo lực tinh thần. 5. Người già thường lẫn song con cái vẫn không có quyền kiểm soát tài chính của họ. 6. Bạo lực trong gia đình chủ yếu ảnh hưởng tới vợ chồng và con cái họ. 7. Bạo lực trong gia đình là do rượu gây ra. 8. Phần lớn những người có hành vi bạo lực tình dục với trẻ là người quen 9. Trẻ bị bạo lực tinh thần không bị ảnh hưởng nhiều như bạo lực thể chất 10. Luật PCBLGĐ của Việt Nam được thông qua 2008 11. Biện pháp cấm tiếp xúc được thực hiện trong thời gian là 3 ngày 12. Bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư của các cặp vợ chồng 13. Bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bạo lực gia đình 14. Người vợ nói nhiều và không biết cách xư xử nên bị chồng đánh là đúng 15. Bạo lực trong gia đình phổ biến là bạo lực của người chồng đối với người vợ 59
  61. Câu hỏi trắc nghiệm 1.2 Anh/chị hãy đánh dấu vào cột đúng hay sai tương ứng với các mệnh đề ssau đây theo như cách hiểu của anh/ chị. STT Mệnh đề Đúng Sai 1 Bạo lực gia đình là hành vi của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 2 Hành vi bạo lực quy định trong Điều 1 của LPCBLGĐ được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng, con cái, ông bà trong gia đình 3 Người có hành vi bạo lực gia đình phải bồi thường thiệt hại theo quy định cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu. 4 Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác 5 Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng. 6 Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình cố tình vắng mặt thì cuộc họp góp ý, phê bình không tiến hành. 7 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 48 giờ 8 Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 35m 9 Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân 10 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập 60
  62. 11 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 tới 30.000.000 đồng 12 Mức vi phạm hành chính trong PCBLGĐ đối với hành vi sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng 13 Mức vi phạm hành chính trong PCBLGĐ đối với hành vi hành hạ, ngược đãi, thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự TVGĐ phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. 14 Mức vi phạm hành chính trong PCBLGĐ đối với hành vi cưỡng ép TVGĐ hoặc có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà người vợ hoặc chồng không muốn phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. 15 UBND từ cấp xã trở lên, Công an, Bộ đội biên phòng, Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt theo quy định Câu hỏi trắc nghiệm 1.3 Anh/chị hãy đánh dấu vào cột đúng hay sai tương ứng với các mệnh đề sau đây theo như cách hiểu của anh/ chị. STT Mệnh đề Đúng Sai 1. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. 2. Nạn nhân bạo lực gia đình đợc bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này 3. Người có hành vi BLGĐ phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 04 61
  63. 5. Gia đình có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. 6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập 7. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lênđược xem xét để được hưởng chính sách như thương binh 8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương. 9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình. 10. Vai trò của Đảng là thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình 11. Các nội dung tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình chỉ cần dựa trên tình hình thực tế chung của đất nước? 12. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong phòng, chống bạo lực gia đình là kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 49 – CT/TW? 13. Đối tượng kiểm tra thực hiện Chỉ thị 49 – CT/TW gồm đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý? 62
  64. * Tài liệu (phát tay)1.2: Lời tâm sự “Những đoá hoa hôm nay” Tôi có những đoá hoa ngày hôm nay. Đó không phải là ngày sinh nhật của tôi hay một ngày đặc biệt nào. Chúng tôi đã cãi cọ lần đầu tiên đêm qua, và anh ta đã nói những lời thô lỗ khiến tôi bị tổn thương. Tôi biết anh ta đã xin lỗi và không có dụng ý gì khi thô lỗ với tôi, bởi vì anh ta đã tặng tôi những đoá hoa của ngày hôm nay. Tôi nhận được những đóa hoa của ngày hôm nay. Đó không phải là ngày kỷ niệm gì hoặc ngày đặc biệt nào. Đêm qua anh ta đã ném tôi vào tường và bắt đầu bóp cổ tôi. Đó dường như là ác mộng. Tôi không thể tin đó là sự thật. Tôi thức giấc sáng nay đau và thâm tím cả người. Tôi biết anh ta thế nào cũng xin lỗi vì anh ta đã lại tặng tôi một đoá hoa ngày hôm nay. Tôi có những đoá hoa ngày hôm nay và hôm nay cũng không phải là ngày quốc tế phụ nữ hay một ngày đặc biệt nào. Đêm qua anh ta đánh tôi lần nữa, và nó còn tồi tệ hơn tất cả những lần trước đó. Nếu tôi rời xa anh ta, tôi sẽ làm gì để sống? Tôi sẽ chăm sóc các con mình thế nào? Tiền bạc ra sao? Tôi sợ anh ta và cũng sợ phải ra đi. Nhưng tôi biết anh ta nhất định xin lỗi. Bởi vì anh ta đã gửi tặng tôi những đoá hoa ngày hôm nay. Tôi đã có những đoá hoa của ngày hôm nay. Hôm nay là ngày đặc biệt. Đó là ngày tang lễ của tôi. Đêm qua, cuối cùng thì anh ta đã giết tôi. Anh ta đã đánh tôi đến chết. Nếu tôi có đủ dũng khí và sức mạnh để rời bỏ anh ta, tôi đã không có những đoá hoa ngày hôm nay. Ngày 2 1. Các slides trình chiếu * Slide 2.1: Khung hành động chiến lược nhằm PCBLGĐ - Phát triển luật và chính sách nhằm đáp ứng với BLGĐ - Cải thiện hệ thống tư pháp - Thiết lập cơ chế phối hợp - Đưa ra những đáp ứng với người bị bạo lực - Làm việc với người có hành vi bạo lực - Xây dựng năng lực cho những cơ quan tổ chức, cá nhân có chức năng thực hiện - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát Tăng cường công tác phòng ngừa BLGĐ (làm việc về sự bất bình đẳng giới, phân biệt giới ) Thu thập, chia sẻ thông tin, báo cáo 63
  65. * Slide 2.2: Những hoạt động can thiệp tại cộng đồng (mô hình can thiệp BLGĐ tại cộng đồng) - Tăng cường công tác hoà giải - Phát triển dịch vụ tham vấn/tư vấn và cơ sở tham vấn/tư vấn - Góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư - Trợ giúp về y tế - Xây dựng địa chỉ tin cậy, và tăng cường vai trò của trung tâm bảo trợ xã hội trong PCBLGĐ - Trợ giúp về pháo lý - Truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi. * Slide 2.3.1: Khái niệm Phối hợp liên ngành trong công tác PCBLGĐ Khái niệm: Phối hợp liên ngà nh trong phòng, chống bạo lực gia đình là sự cam kết và phối hợp hoạt động của nhiều người, nhiều ngành, nhiều tổ chức vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình và được thực hiện dựa trên một chiến lược hoặc một chương trình hành động cụ thể với sự điều hành thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng ngành và tổ chức; phải được thể hiện bằng sự tham gia của mọi ngành trong sự phối hợp giữa các ngành với nhau; giữa các cơ quan, đơn vị ngay trong từng ngành và giữa các bộ phận trong mỗi cơ quan và đặt dưới sự điều phối của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình. * Slide 2.3.2: Các cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia phối hợp liên ngành trong công tác PCBLGĐ Các cá nhân cơ quan tổ chức tham gia phối hợp: - Các cơ quan ban ngành trong đó ngành VHTTDL là cơ quan thường trực, các ngành LĐTBXH, GD&ĐT, Thông tin truyền thông, Y tế, Tư pháp, Kế hoạch Tài chính, Uỷ ban nhân dân các cấp. - Cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội đặc biệt là UBMTTQ, Hội Phụ nữ, các tổ chức NGO, tổ chức quốc tế. - Các cá nhân, gia đình. 64
  66. * Slide 2.3.3 : Phương thức phối hợp liên ngành trong công tác PCBLGĐ Phương thức phối hợp - Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phối hợp, biên soạn in ấn, tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, hội nghị - Gửi văn bản phối hợp cho ban Chỉ đạo phong trào - Tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp về PCBLGĐ - Báo cáo và mời ngành VHTT&DL tham dự các cuộc họp, liên quan tới gia đình và PCBLGĐ. * Slide 2.3.4: Các giải pháp tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác PCBLGĐ. - Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo - Kiện toàn và củng cố hệ thống tổ chức nâng cao năng lực - Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành - Tăng cường hoạt động truyền thông, vận động - Đầu tư kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành 2. Tài liệu (phát tay): * Tài liệu (phát tay) 2.1.1: Bài tập tình huống để thảo luận nhóm Tình huống thứ 1: Tối mồng 10 tháng 11 (tức mồng 1 tháng 10 âm lịch), chỉ vì có người đòi tiền vào ngày mồng một, chị N (huyện Y.D, Bắc Giang) đã bị chồng là T (SN 1967) đánh đập và lột sạch quần áo, sau đó nhốt vào chuồng chó. Lấy nhau đã 17 năm và có hai con trai, đứa lớn 14 tuổi, nhỏ 11 tuổi nhưng chị N (SN 1971) phải chịu quá nhiều trận đòn “lên bờ xuống ruộng” của chồng. Không chỉ chửi bới bằng thứ ngôn ngữ thô tục, nhiều lần chị N còn bị chồng đánh đập tới mức chị phải quỳ xuống xin tha T mới dừng tay. Sau những trận đòn, nhiều lần T còn đuổi chị ra khỏi nhà. Khi đó, chị N gạt nước mắt xách hòm quần áo nhưng chẳng biết đi đâu. Chị không dám sang nhà mẹ chồng, lại càng không muốn về nhà mẹ đẻ vì sợ bố mẹ đau lòng nên đành gửi hàng xóm hòm quần áo rồi lủi xuống bếp chờ cho trời sáng Chị N cho biết, T là một kẻ ham mê bài bạc, đã từng 65
  67. nướng sạch tiền bán lứa lợn mà chị mất công nuôi cả năm trời. Gần đây nhất, T tạm ứng 10 triệu đồng tiền thu hồi ruộng đất để đi đánh bạc và thua hết. Do thấy có người gọi cổng để đòi tiền, T cho rằng đó là điều không may cho hắn nên đã sinh sự chửi mắng và đánh đập chị N. Khác với những lần trước, lần này chị N đã phải quỳ gối xin tha nhưng T vẫn không chịu mà bắt chị Nghi phải quỳ gối lạy con trai mình. Khi chị N không làm theo, T lột hết quần áo trên người chị và bắt chị chui vào chuồng chó rồi khóa cửa lại. Sau đó, T sang nhà mẹ vợ nói rằng chị N bị sốt muốn bà sang ngay. Bà Th – mẹ chị N tất tả chạy sang. Vào trong nhà, dù đã tìm khắp giường trong giường ngoài nhưng bà chẳng thấy chị N đâu, khi ấy T bảo: “Con gái bà tôi nhốt trong chuồng chó kia kìa. Bà ra mà xem!”. Theo phía tay T chỉ, bà Th hốt hoảng kêu trời khi thấy chị N không mảnh vải che thân đang run rẩy trong chuồng chó. “Nếu không ở được với nhau thì viết vài chữ rồi ra toà, chứ sao mày lại hành con gái tao thế này”, nghe bà Th nói vậy, T càng tỏ ra tức tối và lấy điện thoại gọi cho tổ bảo vệ của thôn đến để chứng kiến. Lát sau, khi 3 người trong tổ bảo vệ thôn có mặt thì T yêu cầu lập biên bản với một thái độ thách thức. Mọi người đều hết lời khuyên giải nhưng cũng phải gần một tiếng đồng hồ sau, T mới đưa chìa khoá mở cửa chuồng chó cho chị N ra. Câu hỏi thảo luận: - Phân tích tích chất, mức độ của hành vi trong tình huống và đưa ra nhận xét. - Đề xuất cách thức giải quyết tình huống theo chủ quan của mình. - Xác định trách nhiệm pháp lý (nếu có) căn cứ quy định của PL PCBLGĐ. 66
  68. * Tài liệu (phát tay) 2.1.2: Bài tập tình huống để thảo luận nhóm Tình huống thứ 2: Vợ chồng anh A và chị B là cán bộ Nhà nước làm việc tại một cơ quan cấp tỉnh. Anh A bị mắc chứng vô sinh. Trong một lần đi công tác, chị B đã quyết định quan hệ thể xác với một đồng nghiệp để xin một đứa con và đã có thai. Vụ việc đã bị anh A phát hiện, anh đã bắt chị B phải khai tất cả các tình tiết liên quan đến việc quan hệ người đồng nghiệp và ghi âm toàn bộ lời khai của chị B. Kể từ thời điểm đó, mỗi lần có mâu thuẫn với chi B, anh A lại bật băng ghi âm mở âm thanh rất lớn để những người hàng xóm đều nghe thấy. Hành vi của anh A diễn ra thường xuyên khiến chị B rơi vào tình trạng hoảng loạn về tinh thần. Sau một lần anh A chửi và đánh chị, đồng thời lại bật băng ghi âm, chị B không chịu đựng nổi đã nhảy lầu tự tử và chết . Câu hỏi thảo luận: - Hành vi của chị B có vi phạm pháp luật không? Phân tích và nêu căn cứ, lập luận bảo vệ ý kiến của mình? - Phân tích về hành vi của anh B có phải là bạo lực gia đình không, vi phạm các quy định nào của pháp luật về phòng chống BLGĐ? - Theo anh/chị thì tình huống trên cần xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng? - Nhận xét về trách nhiệm của các chủ thể liên quan theo quy định của Luật PCBLGĐ? - Vấn đề trách nhiệm pháp lý trong tình huống trên? * Tài liệu (phát tay) 2.1.3: Bài tập tình huống để thảo luận nhóm Tình huống thứ 3: Chuyện xảy ra tại xã X, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Chị Hoàng Thị M. bị chồng đánh tàn tệ, đuổi ra ngủ ngoài gò đồi, ăn cơm chung với chó. Anh ta, vì giận vợ, dùng đinh ba (dụng cụ đâm xiên cá) và dao thợ xây đánh con gái tới mức tàn tật, phải đi cấp cứu nhiều lần. Túm tóc con, trói lại, giẫm vào bụng, vào ngực đến ngất xỉu; trong khi, bản thân anh ta sống như vợ chồng với gái điếm, ngay trước mắt chị Mai. Anh ta đánh chị M ngất, giội nước lạnh vào cho tỉnh để đánh tiếp. Đánh chán, đem ra ao dìm xuống cho sặc nước. Đêm, anh ta doạ sẽ đập chết chị. 67
  69. Những người hàng xóm làm chứng cho vợ con lạy anh ta như tế sao, trong khi anh ta đang dùng thòng lọng buộc lên xà nhà đòi treo cổ bé H. con của vợ chồng chị M. Hành hạ vợ bằng cách bắt thè lưỡi liếm từng hạt cơm dưới sàn, bắt ngủ ngoài chuồng lợn suốt 18 ngày, trong khi anh ta tuyên bố, ai chứa chấp chị M trong nhà (cho ngủ nhờ), sẽ phóng hoả đốt nhà. Hàng trăm trận đòn được chính quyền, bà con, chị M ghi nhận, nó cứ tồn tại trong căn nhà ấy, mà sao không ai cứu được mẹ con chị M? Nguyên nhân thật đơn giản: Chị M đẻ 5 đứa con, toàn con gái, không có con trai, nên anh chồng càng xuống tay tàn độc với vợ và các con! Câu hỏi thảo luận: - Anh/chị hãy phân tích về hành vi của anh Kh. vi phạm các quy định nào của pháp luật về phòng chống BLGĐ? - Theo anh/chị thì tình huống trên cần xử lý như thế nào? Nhận xét về trách nhiệm của các chủ thể liên quan theo quy định của Luật PCBLGĐ? Cần có những hỗ trợ gì đối với gia đình chị M? Ngày 3 * Slide/ Tài liệu phát tay 3.1: Vai trò trách nhiệm các bên trong PCBLGĐ - Vai trò cá nhân - Vai trò gia đình - Vai trò cơ quan đoàn thể (MTTQVN, Hội phụ nữ ) - Vai tò các cơ quan chức năng: + Bộ Văn hoá + Bộ LĐ TBXH + Bộ y tế + Bộ Công an, tư pháp + Bộ Giáo dục và Đào tạo + Bộ thông tin tuyên truyền 68
  70. * Slide 3.2.1: Kế hoạch hành động tổng thể Kế hoạch tổng thể: Là kế hoạch bao trùm tất cả các hoạt động cần thực hiện trong toàn bộ mô hình thực thi Luật phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện trong trình tự logic các hoạt động và trong khoảng thời gian cụ thể trên cơ sở mục tiêu đã xác định. Bảng kế hoạch tổng thể thường bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Các hoạt động. - Thời gian. - Bộ phận hoặc người phụ trách. - Tổng kinh phí (có thể có) * Slide/tài liệu phát tay 3.2.2: Kế hoạch hành động chi tiết Kế hoạch chi tiết: Là kế hoạch thể hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn các yếu tố cấu thành của kế hoạch tổng thể nhằm phục vụ cho triển khai các hoạt động đặc biệt tại cơ sở Kế hoạch chi tiết thường gồm các yếu tố sau: - Mục đích, các mục tiêu cụ thể/ Kết quả mong đợi - Thời gian hoàn thành từng công việc cụ thể. - Người thực hiện/người chịu trách nhiệm - Phương thức thực hiện - Điều kiện vật chất, hậu cần - Địa điểm thực hiện - Hình thức đánh giá, tiêu trí đánh giá. 69