Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (Phần 1)

pdf 98 trang hapham 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_doi_moi_giao_duc_huong_nghiep_trong_truong.pdf

Nội dung text: Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (Phần 1)

  1. Nhóm biên soạn: Vũ Đình Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu Nguyễn Thị Châu, Hồ Phụng Hoàng Phoenix
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC MỤC LỤC 01 TỪ VIẾT TẮT 03 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 07 PHẦN 1 - ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC TRONG BỐI CẢNH MỚI 09 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 11 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 14 PHẦN 2 - MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 23 I. NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH 25 PH Ầ II. CÁC LÍ THUYẾT VỀ HƯỚNG NGHIỆP 27 N 3 1. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp 27 2. Vòng nghề nghiệp 30 3. Quy trình hướng nghiệp 31 4. Lí thuyết cây nghề nghiệp 34 5. Lí thuyết mật mã Holland 36 6. Lí thuyết hệ thống 41 1
  3. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 7. Mô hình lập kế hoạch nghề 44 8. Lí thuyết vị trí điều khiển 46 9. Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch 48 10. Một số kĩ năng thiết yếu 49 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 53 1. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp 53 2. Các điều kiện để thực hiện hiệu quả giáo dục hướng nghiệp 58 3. Sự hỗ trợ của cán bộ quản lí hướng nghiệp 64 IV. CÁCH XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH 64 1. Nhận thức bản thân 66 2. Nhận thức nghề nghiệp 76 3. Tìm hiểu thị trường tuyển dụng 82 V. CÁC PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG NGHIỆP 84 1.Phương pháp tích lũy kinh nghiệm 84 2. Học nghề phổ thông 84 3. Tham gia hoạt động ngoại khóa 85 4. Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp 85 5. Tư vấn hướng nghiệp 86 VI. THÔNG TIN HƯỚNG NGHIỆP 86 1.Vai trò cổng thông tin 86 2
  4. MỤC LỤC 2. Nhu cầu của người dùng đối với cổng thông tin 87 3. Vai trò của cán bộ quản lí hướng nghiệp trong việc khai thác thông tin 88 4. Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp 88 VII. TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 89 1.Khái niệm 89 2. Kĩ năng cơ bản về tư vấn hướng nghiệp 90 PH PHẦN 3 - TỔ CHỨC, QUẢN LÍ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ầ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PH 95 N 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG 96 1.Khái niệm chung 96 2. Sự cần thiết phải quản lí các hoạt động giáo dục hướng nghiệp 98 II. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÍ HƯỚNG NGHIỆP 99 1. Chức năng kế hoạch hóa 100 2. Chức năng tổ chức 114 Ầ N 3 3.Chức năng chỉ đạo 125 4. Chức năng kiểm tra, đánh giá 128 III. THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ HƯỚNG NGHIỆP 132 1. Vai trò 132 2. Một số loại thông tin 133 PHẦN 4 - PHỤ LỤC 137 Phụ lục 1. Một số mẫu câu hỏi và phiếu trắc nghiệm 139 3
  5. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Phụ lục 2. Phiếu trắc nghiệm sở thích 143 Phụ lục 3. Các nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland 151 Phụ lục 4. Mẫu phiếu Phỏng vấn thông tin về nghề nghiệp 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PH Ầ PH N 2 Ầ N 3 4
  6. TỪ VIẾT TẮT NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU Từ viết tắt Nghĩa của từ CĐ Cao đẳng ĐH Đại học GDĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên PH Ầ HĐGDHN Hoạt động giáo dục hướng nghi PH ệp N 2 HĐGDNPT Hoạt động giáo dục nghề phổ thông HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HS Học sinh NPT Nghề phổ thông CMHS Cha mẹ học sinh PPDH Phương pháp dạy học PPQL Phương pháp quản lí Ầ TCCN Trung cấp chuyên nghiệp N 3 THCN Trung học chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT GDTX - HN Trung tâm giáo dục thường xuyên TT KTTH - HN Trung tâm kĩ thuật tổng hợp- hướng nghiệp TVV Tư vấn viên VVOB Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Bỉ 5
  7. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học LỜI GIỚI THIỆU Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) tổ chức Tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học. Mục đích của đợt tập huấn nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán cấp Trung ương và một số tỉnh, thành phố, một số trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm làm báo cáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tập huấn cho các địa phương về công tác hướng nghiệp ở trường trường trung học trong giai đoạn mới. Tài liệu “Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học” tập trung vào các nội dung sau: - Những vấn đề đổi mới giáo dục hướng nghiệp ở cấp trung học theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI); - Một số cơ sở lí thuyết của giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học; Tổ chức phát triển chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học trong giai đoạn tới; - Tổ chức, quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học trong giai đoạn tới. 6
  8. LỜI GIỚI THIỆU Cấu trúc của tài liệu gồm 4 phần: Phần 1: Đổi mới giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học trong bối cảnh mới Phần 2: Một số kiến thức cơ bản về giáo dục hướng nghiệp Phần 3: Tổ chức, quản lí giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học Phần 4: Phụ lục Tài liệu có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước, các nguồn PH thông tin quản lí của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo. Ầ PH N 2 Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các học viên để nhóm biên soạn hoàn thiện tài liệu sau đợt tập huấn. Trân trọng cảm ơn. Nhóm biên soạn tài liệu Ầ N 3 7 7
  9. PHAÀN 1 ÑOÅI MÔÙI GIAÙO DUÏC HÖÔÙNG NGHIEÄP ÔÛ TRÖÔØNG TRUNG HOÏC TRONG BOÁI CAÛNH MÔÙI
  10. Phần 1. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Trong Bối Cảnh Mới PH Ầ I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI GIÁO DỤC N 1 HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão. Sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đặt ra yêu cầu nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học-công nghệ hiện đại. Chất lượng giáo dục phải hướng vào “phát triển người”, “phát triển nguồn nhân lực”, hình thành những năng lực cơ bản mà xã hội đòi hỏi phải có. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; Trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Hướng nghiệp trong giáo dục, với bản chất là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh phổ thông có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới nhằm đạt được mục tiêu đó. Mục đích chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho họ sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là: Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; 11
  11. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh (HS) đi vào những nghề, những nơi đang cần. Các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp HS lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng và sự phù hợp với năng lực, sở trường và các đặc điểm tâm lí của cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. Hướng nghiệp được tiến hành qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở 2 giai đoạn đầu là nhà trường phổ thông, còn 2 giai đoạn cuối là trách nhiệm của các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp (THCN), cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) và các đơn vị sử dụng nhân lực. Tuy nhiên, các trường dạy nghề, THCN, CĐ, ĐH và các đơn vị sử dụng nhân lực và toàn xã hội phải có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) nói chung, trường phổ thông nói riêng làm công tác hướng nghiệp. Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông đang được thực hiện thông qua các con đường: qua các môn khoa học cơ bản; qua chương trình giáo dục hướng nghiệp chính khoá; qua môn công nghệ và lao động sản xuất; qua tham quan, sinh hoạt ngoại khoá. Dù qua con đường nào cũng đều hướng tới một mục đích chung là hình thành hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề cho học sinh. Những năm vừa qua, giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học đã được quan tâm và đã đạt được những 12
  12. Phần 1. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Trong Bối Cảnh Mới PH Ầ kết quả ban đầu. Giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng N 1 học sinh sau trung học đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học đã được ban hành; hệ thống cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề đã được quan tâm đầu tư phát triển, thể hiện ở những thành quả đã đạt được về quy hoạch mạng lưới và xây dựng các trung tâm, từng bước phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học chưa được sự quan tâm đúng mức và kết quả còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan là nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh về giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học chưa được quán triệt đầy đủ; mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp chưa đổi mới kịp thời theo yêu cầu đổi mới kinh tế - xã hội nói chung và đổi mới giáo dục - đào tạo nói riêng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng. Nguyên nhân khách quan là hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động chưa phát triển lành mạnh; cơ chế, chính sách về thực hiện giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học còn bất cập, chậm đổi mới; nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội và gia đình học sinh chưa được chú ý; 13
  13. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Để tổ chức tốt giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học, cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, thực hiện nhiều giải pháp. Theo chúng tôi, trong các trường phổ thông trước mắt cần phải thực tốt một số giải pháp sau đây: 1. Đổi mới cách tiếp cận các thành tố của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng sau trung học theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần sớm thực hiện việc rà soát lại từ mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp, hình thức, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Đổi mới nhận thức và hành động của các cấp quản lí giáo dục về hoạt động quản lí giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT của các cơ sở giáo dục - đào tạo; về vai trò tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện các thành tố của công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học hiện nay. Kế thừa, phát huy những thành tựu của giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học trong thời gian vừa qua. Phát triển những nhân tố mới, mô hình mới; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT. 14
  14. Phần 1. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Trong Bối Cảnh Mới PH Ầ 2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng N 1 nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT nhằm: (i) Làm cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hiểu rõ tầm quan trọng và mục tiêu, giải pháp, về yêu cầu và trách nhiệm của bản thân, đơn vị trong giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT; giúp học sinh tìm được môi trường làm việc, học tập phù hợp sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THCS hoặc THPT. (ii) Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch - dịch vụ các nghề truyền thống của địa phương, nhu cầu nhân lực có tay nghề, thông tin về đào tạo và tuyển dụng lao động, ) nhằm hướng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào việc góp phần bù đắp nhân lực thiếu hụt, đáp ứng thị trường lao động phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nội dung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức tập trung vào: (i) Chủ trương về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT; định hướng phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế của địa phương, của khu vực và cả nước trong giai đoạn mới; 15
  15. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học (ii) Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT; (iii) Vai trò, trách nhiệm của cá nhân và đơn vị đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT; (iv) Quan điểm học tập suốt đời, định hướng về một quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp lâu dài trong tương lai cho học sinh phổ thông; (v) Cung cấp các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về nhân lực, những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đối tượng và điều kiện tác động. Trên cơ sở đó, biến nhận thức thành các hành động cụ thể để các nhà giáo dục tổ chức lồng ghép hoặc triển khai trực tiếp các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong từng hoạt động. Về phía học sinh, việc tuyên truyền về ý nghĩa của việc chuẩn bị cho cuộc sống lao động sẽ giúp các em có được nhận thức đúng đắn và tham gia nghiêm túc vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp do nhà trường tổ chức. 3. Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của học sinh phổ thông và điều kiện nhà trường trong tình hình mới Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học là cụ thể hoá mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, đất nước 16
  16. Phần 1. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Trong Bối Cảnh Mới PH Ầ trong giai đoạn mới và điều kiện giáo dục hướng nghiệp ở các nhà N 1 trường, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Lựa chọn chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc thù chương trình giáo dục phổ thông mới và khả năng nhận thức của học sinh là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với các kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ, từ đó, có sự đối chiếu, lựa chọn nghề phù hợp. Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông thích hợp và khoa học sẽ có tác động tích cực đến quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của học sinh và việc cung cấp nhân lực tại chỗ của địa phương. Đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ, để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả về năng lực và phẩm chất. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng tinh giản, hiện đại, thiế t thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng ngành nghề; tăng hoạt động thực hành, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tích cực chuẩn bị năng lực ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bả o đả m năng lực sử d ụng của học sinh đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Cần cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh để từ đó quán triệt vào các môn học, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo tinh thần mới của chương trình giáo dục phổ thông là tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên, định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện theo hướng mở, đa dạng hóa, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, năng lực người dạy và người học, đặc điểm và nhu cầu địa phương; phù hợp với các phương thức giáo dục hướng nghiệp. 17
  17. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Trong việc đổi mới xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015, phải bảo đảm cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; sau khi hoàn thành chương trình THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chấ t lượ ng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh phổ thông; khắc phục lối giáo dục máy móc, đơn điệu, sáo mòn. Tập trung giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, tự trải nghiệm sáng tạo để học sinh tự nhận thức và tự trang bị tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; tự khám phá thế giới nghề nghiệp; tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người lao động ở lĩnh vực học sinh sẽ lựa chọn. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và THPT. Giáo dục hướng nghiệp và góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT là một hoạt động quan trọng trong các trường phổ thông. Các cơ sở giáo dục phổ thông có điều kiện hết sức khác nhau; đặc điểm đối tượng học sinh phổ thông ở các vùng miền, địa phương cũng khác nhau, đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức thức giáo dục để có thể tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT một cách khả thi và hiệu quả. 18
  18. Phần 1. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Trong Bối Cảnh Mới PH Ầ 4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên N 1 hướng nghiệp Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên là lực lượng nòng cốt triển khai nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường; phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường sẽ là cơ sở quan trọng để tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả. Mục tiêu của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, tư vấn viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường nhằm: - Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lí trường phổ thông có năng lực làm công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, am hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực. - Phát triển đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm về giáo dục hướng nghiệp để thực hiện công tác định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. - Thu hút một đội ngũ cộng tác viên tư vấn nghề nghiệp với những thành phần phù hợp tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường phổ thông, trong đó quan tâm đến những thành viên đến từ các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan quản lý hành chính, đóng trên địa bàn. Để thực hiện được việc này, cần đổi mới từ khâu đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên đến các cơ quan quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, đồng thời chú trọng thực hiện quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa trong phát triển đội ngũ làm công tác hướng nghiệp. 19
  19. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 5. Đổi mới cơ chế, chính sách; tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học ở nước ta được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đến nay, mặc dù nước ta đã chuyển sang thực hiện cơ chế kinh tể thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; GDĐT đã có rất nhiều đổi mới nhưng các cơ chế chính sách về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học vẫn chưa có những điều chỉnh, thay đổi nào đáng kể. Cần sớm quán triệt sâu sắ c và cụ thể hóa các quan điể m, mục tiêu, nhiệ m vụ , giải pháp đổ i mớ i căn bản, toàn diện nền giáo dục và đà o tạ o theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI ) vào việc đổi mới các cơ chế, chính sách của nhà nước về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT ở nước ta phù hợp với giai đoạn mới. Tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị là những yếu tố quan trọng, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt kết quả. Cần từng bước tiến tới các trường phổ thông có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để tổ chức các hình thức giáo dục hướng nghiệp. Đồng thời, có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút người dạy, người học. Xuất phát từ tình hình thực tế tài chính cho giáo dục nói chung còn nhiều khó khăn, để tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục hướng nghiệp cần phải tổng hợp thế mạnh của nhiều nguồn lực: ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, quỹ học phí, các chương trình mục tiêu và các nguồn tài trợ. Để làm tốt việc này, cần phát huy nội lực, thực hiện xã hội hóa giáo dục để từng bước xây dựng cơ sở vật chất, 20
  20. Phần 1. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Trong Bối Cảnh Mới PH Ầ mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường theo hướng chuẩn hóa, N 1 hiện đại hóa. 6. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp của cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT cho học sinh phổ thông là một hoạt động đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng xã hội. Chính vì vậy, việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục phổ thông trong việc thực hiện các chức năng quản lí giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động. Tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phần luồng học sinh sau THCS và THPT một cách khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện giáo dục là một giải pháp quan trọng. Việc tăng cường hiệu quả thực hiện các chức năng quản lí giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục phổ thông, tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của các nhà trường, địa phương và cộng đồng sẽ không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phát triển nhân lực của địa phương. Để tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả, cán bộ quản lí các nhà trường cần phải có sự chủ động, sáng tạo, vận dụng để thực hiện các chức năng quản lí một cách khoa học. Các nội dung thực hiện bao gồm: - Thực hiện đúng các khâu của công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh); 21
  21. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Khai thác tốt các nguồn thông tin phục vụ công tác quản lí, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra; - Kết hợp hài hòa các điều kiện, các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường để phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 7. Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho học sinh phổ thông Do tính đặc thù của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan và lực lượng xã hội nên việc tăng cường xã hội hoá hoạt động giáo dục hướng nghiệp là giải pháp tốt nhất nhằm vừa huy động nhiều nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp, vừa giúp giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “giáo dục nhà trường kế t hợ p với giáo dục gia đình và giá o dụ c xã hội”. Xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là huy động nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, mà còn góp phần nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội về tầm quan trọng và tránh nhiệm tham gia vào công tác này; hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động chưa phát triển lành mạnh; về yêu cầu xây dựng một xã hội học tập theo quan điểm phát triển giáo dục tiên tiến trên thế giới. 22
  22. PHAÀN 2 MOÄT SOÁ KIEÁN THÖÙC CÔ BAÛN VEÀ GIAÙO DUÏC HÖÔÙNG NGHIEÄP
  23. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp I. NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH Muốn thực hiện được yêu cầu “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”1, việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phải hướng tới cái đích cuối cùng là đảm bảo cho mọi HS đạt được các năng lực hướng nghiệp chủ yếu sau đây: Bảng 1. Năng lực hướng nghiệp cần đạt ở HS 2 sau quá trình giáo dục hướng nghiệp PH Ầ N 2 Năng lực Mức độ và yêu cầu cần đạt chuyên biệt 1. Nhận thức Năng lực 1 bản thân Xây dựng được kiến thức về bản thân trong bốn lĩnh vực: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời. Năng lực 2 Tìm hiểu bối cảnh gia đình, cộng đồng, Việt Nam và thế giới và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời. Năng lực 3 Xác nhận được mong muốn, ước mơ, hy vọngvà mục tiêu đời mình, và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời. 1 Nguồn: Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. 2 Nguồn: Tài liệu Quản lí hướng nghiệp ở cấp trung học, VVOB Việt Nam, Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2013. 25
  24. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Năng lực Mức độ và yêu cầu cần đạt chuyên biệt 2. Nhận thức Năng lực 4 nghề nghiệp Xây dựng kiến thức về các ngành học, các trường ĐH, CĐ và các trường nghề ở trong và ngoài nước và dùng kiến thức này cho việc quyết định chọn ngành học và trường học sau khi tốt nghiệp lớp 9 và/hoặc lớp 12. Năng lực 5 Xây dựng kiến thức về nghề, các cơ quan, công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước và dùng kiến thức này cho quyết định chọn nghề và nơi làm việc (công ty, cơ quan, nhà máy, v.v.) trong tương lai. Năng lực 6 Đánh giá được vai trò của thông tin cũng như sử dụng được ảnh hưởng của thông tin đối với việc quyết định nghề nghiệp (chọn ngành học, trường học, loại công việc và nơi làm việc) của mình. 3. Xây dựng Năng lực 7 kế hoạch nghề Xác định mục tiêu nghề nghiệp. nghiệp Năng lực 8 Hoạt động ngoại khóa và tham gia phục vụ cộng đồng để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp. Năng lực 9 Lập kế hoạch nghề nghiệp và từng bước thực hiện những kế hoạch nghề nghiệp. 26
  25. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Mức độ đạt được các năng lực hướng nghiệp chủ yếu của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố mang tính quyết định là nhận thức và kiến thức, kĩ năng về hướng nghiệp của, các cán bộ, GV làm nhiệm vụ quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học. Do đó, việc hiểu rõ và áp dụng những lí thuyết cơ bản về hướng nghiệp dưới đây vào việc tổ chức, quản lí các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học là hết sức cần thiết. II. CÁC LÍ THUYẾT VỀ HƯỚNG NGHIỆP PH Ầ N 2 1. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp 7ÞY´Q KÞæQJQJKLÈS &XQJF´SGÍFKYÝ WÞY´QKÞæQJQJKLÈS YæLFK´WOÞéQJFDR öÅQF®FHP+6Y­SKÝ KX\QKNKLF³QWKLÅW 7ÉPKLÆXKÞæQJG¶Q õ®SàQJQKâQJWÉPKLÆXYÄKÞæQJ QJKLÈSFÛD+6Y­SKÝKX\QKWURQJWKåL JLDQQJºQFÏKLÈXTX¯Y­KâXKLÈX &KÞäQJWUÉQK õ®QKJL®QKâQJFKÞäQJWUÉQK+1+õ+1KLÈQFÏW±L FäVçJL®RGÝFF¯LWLÅQöÆFKÚQJSKÙKéSYæLQKX F³XFÛD+6Y­SKÝKX\QKY­[²\GãQJFKÞäQJWUÉQK PæLQÅXF³QWKLÅWGãDWUÃQQKâQJWLÃXFKÊYÄWKÓQJ WLQWX\ÆQGÝQJWURQJY­QJR­LQÞæFöÞéFOLÃQWÝFF·S QK·WöÆö¯PE¯RWÊQKWKãFWÅFÛDFKÞäQJWUÉQK 7KÓQJWLQ õ¯PE¯RF®FHP+6Y­SKÝKX\QKFÏöÞéFKÈWKÕQJWKÓQJWLQFKÊQK[®F FÏWÊQKWKåLVãSK¯Q®QKöÞéFQKâQJWKD\öÖLöDQJ[¯\UDçWKÍWUÞåQJ WX\ÆQGÝQJWURQJY­QJR­LQÞæFY­KâXÊFKFKRPÝFWLÃXFKÒQQJ­QK FKÒQQJKÄöÔQJWKåLSKÙKéSYæLY¸QKÏDY­SKRQJWÝF9LÈW1DP Sơ đồ 1. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp 27
  26. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 1.1. Nội dung chủ yếu Trong mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp hình tháp trên, hộp dưới cùng chỉ rõ trách nhiệm của cán bộ quản lí hướng nghiệp là phải giúp cho 100% HS của cơ sở giáo dục nhận được dịch vụ hướng nghiệp khi các em cần và phải làm cho HS biết đến sự hiện diện của dịch vụ này để sử dụng nó một cách đúng đắn, hiệu quả. Cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu trên là cung cấp thông tin hướng nghiệp cho HS đúng lúc, chính xác và đáp ứng nhu cầu của các em. Dịch vụ này có thể đơn giản là một “góc hướng nghiệp” trong thư viện, nơi các em có thể tìm thấy các thông tin về tuyển sinh, về các ngành nghề trong các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đào tạo nghề bất cứ lúc nào các em cần. Các thông tin này phải luôn luôn được cập nhật. Hoặc, có thể là những chiếc máy vi tính nối mạng internet để các em có thể truy cập vào mạng tìm thông tin hướng nghiệp cần thiết với hướng dẫn của cán bộ hướng nghiệp tại cơ sở giáo dục. Xin lưu ý: dịch vụ này được cung cấp cho 100% HS của cơ sở giáo dục nhưng không có nghĩa là tất cả HS đều sẽ dùng nó mà vấn đề quan trọng là phải đảm bảo rằng, 100% HS đều có thể sử dụng dịch vụ này khi các em cần. Hộp tiếp theo đề cập tới những chương trình, hoạt động hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục, bao gồm các hoạt động hướng nghiệp như nói chuyện toàn trường về hướng nghiệp, giao lưu giữa HS và diễn giả, các khóa học ngắn hạn và các tiết học về hướng nghiệp mà các GV hướng nghiệp hay cán bộ Đoàn, Đội giúp cho các em trong từng khối lớp hay tất cả các khối lớp có thêm thông tin và các hướng dẫn về hướng nghiệp. Số lượng HS được nhận dịch vụ này sẽ ít hơn 28
  27. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 100%, có thể là từng hoạt động nhỏ được tổ chức cho từng khối, lớp tùy theo nhu cầu của mỗi khối, lớp3. Hộp thứ ba từ dưới lên là dịch vụ tìm hiểu và hướng dẫn để giúp cho các em tìm hiểu sâu hơn về hướng nghiệp, có thể theo dạng các nhóm nhỏ hay những giờ tư vấn nhất định trong tuần khi các em có thể gặp các thầy cô vào mà không cần hẹn trước để tìm hiểu thông tin sâu hơn về hướng nghiệp. Dịch vụ này có thể được cung cấp bởi GV hướng nghiệp đã được huấn luyện cơ bản về hướng nghiệp. Số em nhận được dịch vụ này ít hơn so với dịch vụ mô tả ở hộp thứ hai PH Ầ (chương trình/ hướng nghiệp). N 2 Và cuối cùng, hộp cao nhất trong mô hình tháp này là dịch vụ tư vấn hướng nghiệp dành cho những HS có các vấn đề quan trọng về hướng nghiệp và cần được tư vấn cá nhân nhiều lần. Dịch vụ này nên được cung cấp bởi chuyên viên tư vấn hướng nghiệp được huấn luyện bài bản trong lĩnh vực tâm lí hay tư vấn. 1.2. Ý nghĩa Trong tất cả các lí thuyết hướng nghiệp, điều đầu tiên mà những người làm công tác quản lí hướng nghiệp cần phải hiểu rõ nhất để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cụ thể cho cơ sở giáo dục do mình phụ trách, đó là mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp. Trong thực tế, mỗi cơ sở giáo dục đều có những hạn chế nhất định về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính và thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Do vậy, việc hiểu rõ mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp sẽ giúp cho các cán bộ quản lí hướng nghiệp, cán bộ và GV phụ trách hướng nghiệp có tầm nhìn xa, xây 3 Tài liệu Tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh THPT; Tư vấn hướng nghiệp cho nhóm lớn học sinh THCS, VVOB 2013 có nội dung về một số phương pháp cung cấp thông tin cho nhóm học sinh. 29
  28. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để có thể phát triển dịch vụ hướng nghiệp theo Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp hình tháp, từ đó xác định cụ thể các dịch vụ hướng nghiệp mà cơ sở giáo dục có thể cung cấp cho HS nhằm đảm bảo cho tất cả HS đều nhận được dịch vụ hướng nghiệp ở một khía cạnh nào đó trong thời gian các em học ở trường phổ thông. Dịch vụ hướng nghiệp ở một cơ sở giáo dục chỉ có thể được đánh giá là có hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ hướng nghiệp khi đưa ra được các hoạt động mang tính hướng nghiệp đến tất cả các HS trong trường ở những mức độ khác nhau và theo các phương pháp khác nhau. 2. Vòng nghề nghiệp 2.1. Nội dung chủ yếu Định hướng và phát triển nghề nghiệp là một quy trình mà mỗi người phải thực hiện nhiều lần trong cuộc đời. Quy trình ấy bắt đầu từ nhận thức bản thân, khám phá cơ hội phù hợp, lập kế hoạch sau khi xác định mục tiêu nghề nghiệp và thực hiện kế hoạch, sau đó đánh giá xem kế hoạch đã lập có tốt như mình nghĩ hay không. Điều quan trọng là mỗi HS biết mình đang ở giai đoạn nào trong quy trình này. Sự hiểu biết này sẽ giúp HS bớt lo lắng và nản lòng. Thay vào đó, các em sẽ chủ động đặt kế hoạch cho bước kế tiếp trong cuộc hành trình phát triển nghề nghiệp của bản thân. 30
  29. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 7ÉPKLÆXE¯QWK²Q .K®PSK®VçWKÊFKJL®WUÍ WÊQKF®FKNK¯Q¸QJW­LV¯Q Y­QJXÔQOãF õ²\O­TX\WUÉQKP×LQJÞåL +­QKöØQJ VÁSK¯LWKãFKLÈQQKLÄXO³Q .K®PSK®FäKØL 7KãFKLÈQNÅKR±FKYßDWKãF 0×LO³QP×LQJÞåLVÁKÒF 7ÉPKLÆXWKáQJKLÈPWKX KLÈQYßDWÉPKLÆXY­ö±WöÞéF WKÃPöÞéFNLQKQJKLÈPY­ KÂSOãDFKÒQY­FKÒQPØWFä PÝFWLÃX QKâQJNLQKQJKLÈPQ­\VÁ KØLSKÙKéS öÞéFY²QGÝQJY­RFÓQJ YLÈFFÛDFKÊQKPÉQK PH Ầ N 2 &KÒQOãD /·SNÅKR±FKY­[®FöÍQK PÝFWLÃXQJKÄQJKLÈSE±Q OãDFKÒQ Sơ đồ 2. Vòng nghề nghiệp 2.2. Ý nghĩa Sơ đồ vòng nghề nghiệp chỉ ra những bước đi và những công việc cụ thể cần làm để chọn được nghề phù hợp. Hiểu rõ sơ đồ vòng nghề nghiệp, GV có cơ sở để tổ chức và hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động hướng nghiệp, bắt đầu từ việc tìm hiểu bản thân, tiếp đến là các hành động thực tiễn. Nhờ đó, HS có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định chọn hướng đi phù hợp cho bản thân. 3. Quy trình hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình lâu dài, được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau theo một quy trình đã được xác định nhằm “giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa 31
  30. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”4. 3.1. Nội dung chủ yếu Em là ai? 6çWKÊFKF®WÊQKNK¯ Q¸QJY­JL®WUÍ QJKÄQJKLÈS /­PVDRöÆöL (PöDQJöL öÅQQäLHP YÄö²X" PXÕQWæL" 7KÓQJWLQQJKÄ .íQ¸QJF³QWKLÅW QJKLÈS7KÓQJWLQWKÍ *L®RGÝF%¹QJF´S WUÞåQJWX\ÆQGÝQJ ;²\GãQJP±QJOÞæL FKX\ÃQQJKLÈS Sơ đồ 3. Quy trình hướng nghiệp Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước: Bước 1: Là bước đầu tiên, quan trọng nhất cần làm trong hướng nghiệp là giúp cho học sinh trả lời được câu hỏi: Em là ai? trên cơ sở hướng dẫn học sinh khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm và tư vấn cá nhân. 4 Nguồn: Điều 3- Nghị định 75/ 2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 32
  31. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Bước 2: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Em đang đi về đâu? trên cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìm hiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và tư vấn cá nhân. Bước 3: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi em muốn tới? trên cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp để theo đó thực hiện nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp. PH Quy trình hướng nghiệp có thể được lặp đi lặp lại trong những Ầ N 2 giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người. Đặc điểm của quy trình hướng nghiệp là bước 1, bước 2 và bước 3 có ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau. Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, sau khi lập kế hoạch nghề nghiệp (bước 3), học sinh có thể nhận ra mình chưa hiểu rõ về thị trường tuyển dụng lao động (bước 2) hoặc nhận ra mình chưa hiểu rõ về bản thân (bước 1). Trong trường hợp này, học sinh có thể quay trở lại thực hiện bước 2 hoặc bước 1 trước khi hoàn tất bước 3. 3.2. Ý nghĩa Quy trình hướng nghiệp là cơ sở quan trọng để xác định các công việc cần làm và các bước đi cụ thể khi tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông cấp trung học. Đối với các cán bộ quản lí và GV làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, quy trình hướng nghiệp giúp mỗi người nhìn thấy trước những nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện và bước đầu đưa ra được định hướng để tiến hành giáo dục hướng nghiệp. 33
  32. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 4. Lí thuyết cây nghề nghiệp 4.1. Nội dung chủ yếu Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo “rễ” vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những người quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với “rễ” sẽ có nhiều khả năng thu được những “quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp như: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định &{QJYLӋF әQÿӏQK 0{LWUѭӡQJ OjPYLӋFWӕW ĈѭӧFQKLӅX QJѭӡLW{Q WUӑQJ /ѭѫQJ &ѫKӝL FDR YLӋFOjP 6ӣWKtFK *LiWUӏ QJKӅQJKLӋS .KҧQăQJ &iWtQK Hình 1. Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp 34
  33. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 4.2. Ý nghĩa Lí thuyết Cây nghề nghiệp là lí thuyết quan trọng nhất trong hướng nghiệp vì lí thuyết này đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm khi giáo dục hướng nghiệp là phải giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn được nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung. Trong trường phổ thông, việc giáo dục hướng nghiệp cho học PH sinh dựa vào lí thuyết cây nghề nghiệp rất quan trọng. Phần lớn các Ầ N 2 em khi được hỏi: “Vì sao em học ngành này hay thích nghề này?”, câu trả lời thường là: “Vì công việc này hiện đang được xem là nóng trong thị trường”, hay “ Vì cơ hội việc làm của công việc này cao”, hoặc “Công việc này trả lương tương đối cao so với các việc khác” Những câu trả lời trên cho thấy những em học sinh đó đã chọn nghề theo “trái”, không chọn nghề theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Điều này là không nên bởi những “trái ngọt” của cây nghề nghiệp chỉ có được khi các em được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân, hay còn gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp. Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra cũng có việc làm tốt. Các cơ quan, doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người lao động có đam mê và khả năng phù hợp với vị trí công việc chứ không tuyển dụng người nào đó chỉ vì họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề “hot”. Việc học và tốt nghiệp một ngành nào đó không đủ để chứng minh là người đó có khả năng làm việc tốt ở vị trí tuyển dụng. Trong thực tế đã có không ít trường hợp người lao động bị cho thôi việc sau thời gian thử việc do không chứng minh được sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân ở vị trí công việc được giao. 35
  34. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 5. Lí thuyết mật mã Holland 5.1. Nội dung chủ yếu Lí thuyết Mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland (1919-2008). Ông là người nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đưa ra lí thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp: Giả thiết thứ nhất: Bất kì ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng sau đây: Realistic (R) - tạm dịch là người thực tế, thuộc nhóm Kĩ thuật (KT); Investigate (I) - tạm dịch là nhà nghiên cứu, thuộc nhóm Nghiên cứu (NC); Artistic (A) - Nghệ sĩ, thuộc nhóm Nghệ thuật (NT); Social (S) - tạm dịch là người công tác xã hội, thuộc nhóm Xã hội (XH); Enterrising (E) - Tạm dịch là người dám làm, thuộc nhóm Quản lí (QL); Conventional (C) - tạm dịch là người tuân thủ, thuộc nhóm Nghiệp vụ (NV). Sáu chữ cái của 6 kiểu người đặc trưng gộp là thành chữ RIASEC. Những người thuộc cùng một kiểu người có sở thích tương đối giống nhau: Chẳng hạn, người mang mã XH rất thích tiếp xúc với người và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể; người mang mã QL thì thích tiếp xúc với dữ liệu và người, trong khi kiểu người có mã NC lại thích tiếp cận với ý tưởng và vật thể; người mã NV thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể; người mang mã NT thì thích tiếp xúc với ý tưởng và người. Giả thiết thứ hai: Có 6 loại môi trường tương ứng với 6 kiểu người nói trên. Môi trường tương ứng với kiểu người nào thì kiểu người ấy chiếm đa số trong số người thành viên của môi 36
  35. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp trường ấy. Ví dụ: môi trường có hơn 50% số người có mã XH trội nhất thì đó là môi trường loại XH. Giả thiết thứ ba: Ai cũng tìm được môi trường phù hợp cho phép mình thể hiện được kĩ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình. Giả thiết thứ tư: Thái độ ứng xử của con người được quy định bởi sự tương tác giữa kiểu người của mình với các đặc điểm của môi trường. Ví dụ, người mang mã NT được tuyển chọn vào môi trường NT sẽ dễ dàng cảm thông với PH Ầ người xung quanh, mau chóng bắt nhịp với công việc, được N 2 đồng nghiệp tin yêu và có nhiều cơ hội thành công trong công việc. Giả thiết thứ năm: Mức độ phù hợp giữa một người với môi trường có thể được biểu diễn trong mô hình lục giác Holland5. Có 4 mức phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường: Kiểu người nào làm việc trong môi trường nấy là mức phù hợp cao nhất, ví dụ như kiểu người NT làm việc trong môi trường NT; người nào làm việc trong môi trường cận kề với kiểu người của mình (cùng một cạnh của lục giác), ví dụ như KT-NC (người kiểu KT làm việc trong môi trường NC) là mức độ phù hợp thứ nhì; người nào làm việc trong môi trường cách 1 đỉnh của lục giác, ví dụ NC-NV (kiểu người NC làm việc trong loại môi trường NV) sẽ có mức phù hợp thứ 3; còn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu người và loại môi trường nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ KT-XH hay QL- NC hay NT-NV6. 5 Xem sách The Self- Directed Search and Related Holland-Career Materials của Robert C. Reardonvà Janet G.Lenz, PAR 1998, Lutz, trang 16. 6 Đã có những cuộc thử nghiệm khoa học đo độ tương quan giữa kiểu người với loại môi trường; kết quả như sau: R-I= 0.26; R-A= 0.21; R-S=0.02; R-E= 0.20; R-C=0.22; A-C=0.02; v.v Xem sách Self-Directed Search Technical Manual của J. Holland, Fritzsche, Powell, PAR 1994, Odessa, trang 4. 37
  36. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 0,26 R I 0,21 0,22 0,20 C A 0,04 ES Sơ đồ 4. Mô hình lục giác Holland Từ những giả thiết của lí thuyết Holland trên, có thể rút ra 2 kết luận sau: Kết luận thứ nhất: Hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính cách và có sáu môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm quản lí; Nhóm nghiệp vụ7. 7 Thuyết RIASEC được TS. Nguyễn Ngọc Tài- Giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục- Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và chuyển sang tiếng Việt thành 6 nhóm: Nhóm Kĩ thuật (KT)- tương ứng với kiểu R, Nhóm Nghiên cứu (NC) )- tương ứng với kiểu I, Nhóm Nghệ thuật (NT) )- tương ứng với kiểu A, Nhóm Xã hội (XH) )- tương ứng với kiểu S, Nhóm Quản lí (QL) )- tương ứng với kiểu E và Nhóm Nghiệp vụ (NV) )- tương ứng với kiểu C. Trong tài liệu này sẽ dùng 6 nhóm tính cách đã được Việt hóa theo kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Ngọc Tài. 38
  37. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Kết luận thứ hai: Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác: Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc. Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: NC - KT, NT - XH Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách. PH Ầ N 2 Chú ý: Người đọc có thể tham khảo thêm nội dung của từng nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland ở phụ lục 3 để hiểu sâu hơn về lí thuyết này. 5.2. Ý nghĩa Lí thuyết mật mã Holland có liên quan rất chặt chẽ với Lí thuyết cây nghề nghiệp vì sử dụng Lí thuyết mật mã Holland là một trong những cách giúp học sinh biết được sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân và những nghề nghiệp phù hợp nhanh nhất, dễ làm nhất. Vì lẽ đó, khi giáo dục hướng nghiệp, các cơ sở giáo dục nên tổ chức cho học sinh làm trắc nghiệm tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân theo lí thuyết mật mã Holland để giúp các em xác định được “ Em là ai”, “em có những sở thích và khả năng nghề nghiệp gì”, làm cơ sở để chọn hướng học, chọn nghề phù hợp. Chú ý: Khi sử dụng trắc nghiệm theo lí thuyết mật mã Holland, cần chú ý về những trường hợp đặc biệt sau: a. Người thích hợp cả 6 nhóm, b. Người không thuộc về nhóm nào, c. Người thuộc về hai nhóm đối nghịch nhau. 39
  38. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Các trường hợp đặc biệt: - Người thích hợp cả 6 nhóm: Là những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng nghề nghiệp rộng, trải đều cả sáu nhóm. Thông thường những người có đặc điểm này phải mất một thời gian dài mới tìm được công việc mình thực sự yêu thích. Cũng có trường hợp, họ sẽ làm một số công việc cùng một lúc. - Người không thuộc về nhóm nào: Là những người thấy mình có sở thích và khả năng rất thấp ở tất cả các nhóm, gần như không nổi trội ở nhóm nào. Thông thường, những người có đặc điểm này cần phải có cơ hội trải nghiệm thêm ở những môi trường hoạt động khác nhau trước khi hiểu được bản thân hơn. Có những trường hợp, các em HS có các khả năng trong mỹ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ nhưng không được gia đình khuyến khích hoặc chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực này thì khó mà biết được những sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình. - Người thuộc về hai nhóm đối lập nhau: Là những người có sở thích và khả năng nghề nghiệp ở các nhóm đối lập nhau, ví dụ như NV và NT; XH và KT; QL và NC. Thông thường những người có đặc điểm này thường cảm thấy mâu thuẫn với chính bản thân vì các đặc điểm của hai nhóm đối lập rất khác nhau. Những người này sau khi hiểu được bản thân và học được cách kết hợp, dung hòa giữa hai nhóm sẽ tìm được câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của đời mình. Khi gặp các trường hợp trên thì không nên cho các em một câu trả lời khẳng định, điều quan trọng là người làm tư vấn hướng nghiệp cần hiểu rằng, trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm trong nghiên cứu tự định hướng nghề nghiệp là công cụ để giúp học sinh bắt đầu tự hỏi về bản thân, về thế giới nghề nghiệp. Trắc nghiệm chỉ là một công cụ để khơi gợi suy nghĩ và nhận thức của mỗi người, chứ không phải là câu trả lời chính xác duy nhất cho các câu hỏi về hướng nghiệp. 40
  39. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 6. Lí thuyết hệ thống8 HI†N ToI T œ ¢ 7UX\ÄQ *L®RGÝF *LDöÉQK N WKÓQJ G L A I ž 1KÏP 7ÉQKWU±QJ H 7KÆOë .LÅQWKàFYÄWKÅ NLQKWÅ[°KØL K G²QWØF JLæLQJKÄ FÛDJLDöÉQK PH Á '²QWØF *L®WUÍ U 1LÄPWLQ Ầ Q 7UÞåQJ N 2 õÍDöLÆP 6àFNKRÀ KÒF 6çWKÊFK Tôi öÍDOë *LæLWÊQK 7XÖL 7ãWLQ 7KÍWUÞåQJ &ØQJ &®WÊQK WX\ÆQGÝQJ 6àFNKÐH öÔQJ .K¯Q¸QJ %±QE¾ /­QJ[ÏP[° 7R­QF³X KX\ÈQWËQK KÏD Hình 2. Mô hình lí thuyết hệ thống 6.1. Nội dung chủ yếu Mỗi người là một cá thể sống trong một hệ thống phức tạp, đa dạng và chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Ở mức độ cá nhân, những ảnh hưởng ấy đến từ bên trong, gồm khả năng, sở thích, cá tính, giá trị, tuổi tác, giới tính, sức 8 Nguồn: McMahon, M., & Patton, W. (2006) Career Development and Systems Theory. The Netherlands: Sense Publishers 41
  40. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học khỏe, định kiến và khuôn mẫu giới Ở mức độ xã hội, những ảnh hưởng ấy là cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, hệ thống truyền thông, mạng xã hội Và, ở mức độ môi trường xã hội, những tác động, ảnh hưởng ấy là vị trí địa lý, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa, các định kiến và khuôn mẫu giới Những quyết định trong quá khứ của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, và những quyết định trong thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Sự ảnh hưởng hoặc tác động của từng yếu tố chủ quan và khách quan đối với quyết định chọn nghề của mỗi người không như nhau vì nó còn tùy thuộc vào từng thời điểm, vào nhận thức, điều kiện, khả năng và phản ứng của mỗi người trước từng yếu tố. Ví dụ: Một em HS lớn lên trong một gia đình truyền thống. Người ảnh hưởng tới em nhất là cha em. Cha em muốn em học một ngành nào an nhàn, sau đó làm một công việc ổn định, rồi lập gia đình và lo cho gia đình. Do đó, nếu em thích những ngành như truyền thông, quản lí khách sạn hay quảng cáo, thì tư vấn viên phải cùng em phân tích xem liệu cha em có đồng ý cho em đi theo những ngành đó hay không. Nếu cha em không đồng ý, thì có cách nào thuyết phục cha em không. Nếu không thuyết phục được, thì bước tiếp theo em HS đó sẽ phải làm gì để có thể vừa theo ý cha mà vẫn phù hợp với sở thích và khả năng mình. Một ví dụ khác: một em HS là con trong gia đình có doanh nghiệp nhỏ. Em rất đam mê và có khả năng trong lĩnh vực thiết kế, nhưng vì phải nối nghiệp cha nên việc theo học ngành thiết kế là việc không thể. Vậy trong trường hợp của em, tư vấn viên và em sẽ tìm kiếm những lựa chọn khác nhau như học quản trị kinh doanh để hoàn thành trách nhiệm trong gia đình và học thêm về thiết kế để thỏa mãn sở thích của mình. 42
  41. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 6.2. Ý nghĩa Từ lí thuyết hệ thống cho thấy, việc chọn hướng học, chọn nghề của HS không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà chịu sự ảnh hưởng/ tác động mạnh mẽ của các yếu tố khách quan như tác động từ gia đình, ý kiến của bạn bè, trào lưu của xã hội, giới tính, phong tục tập quán ở địa phương Vì vậy, khi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, các nhà trường nên quan tâm tìm hiểu những tác động/ ảnh hưởng đang xảy ra trong hệ PH thống, nhất là những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề Ầ N 2 của học sinh cũng như những hệ quả mà những tác động ấy mang lại. Từ đó, đưa ra các biện pháp giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động hướng nghiệp và tích cực tham gia vào các hoạt động đó để tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề đạt hiệu quả hơn. Chú ý: Giáo viên làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cần lưu ý thêm hai điểm trong lí thuyết hệ thống. Một là, các đặc tính của mỗi cá nhân, theo thời gian, sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố của xã hội và cộng đồng bên ngoài. Nói một cách khác, những đặc điểm bên trong mỗi cá nhân sẽ tương tác và ảnh hưởng tới các đặc điểm bên ngoài của xã hội và ngược lại. Ví dụ, những người lao động sinh vào thập niên 1980 sẽ có những giá trị nghề nghiệp khác với thế hệ cha mẹ của họ, và do đó, khi họ đi làm một thời gian dài, vào những vị trí nắm quyền quyết định, họ sẽ từ từ thay đổi môi trường làm việc, phương pháp tuyển dụng, văn hóa làm việc, v.v Hai là, yếu tố may mắn đóng vai trò khá quan trọng trong lí thuyết hệ thống. Chúng ta sẽ nhắc đến yếu tố may mắn sâu hơn trong lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch dưới đây. 43
  42. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 7. Mô hình lập kế hoạch nghề 7.1. Nội dung chủ yếu Mô hình lập kế hoạch nghề gồm 7 bước và được chia làm 2 phần: 3 bước tìm hiểu và 4 bước hành động theo sơ đồ trong hình 3 dưới đây: 5DTX\ÅW öÍQK EÞæFWÉPKLÆX: %¯QWK²Q 7KÍWUÞåQJWX\ÆQGÝQJODRöØQJ %¯Q 7KÍ 1KâQJW®FöØQJ¯QKKÞçQJ WK²Q WUÞåQJ õ®QK WX\ÆQ ;®FöÍQKPÝF EÞæFK­QKöØQJ: JL® +LÆX GÝQJ WLÃX ;®FöÍQKPÝFWLÃX 5DTX\ÅWöÍQK 1KâQJW®FöØQJ 7KãFKLÈQ ¯QKKÞçQJ õ®QKJL® 7KãFKLÈQ &®FEÞæFFÏWKÆWKãFKLÈQWKHRE´WFàWKàWãQ­R Hình 3. Mô hình lập kế hoạch nghề Ba bước tìm hiểu trong Mô hình lập kế hoạch nghề: - Bước đầu tiên và quan trọng nhất là học sinh tìm hiểu bản thân để hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. - Bước thứ hai là học sinh tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động để biết những công việc, những nghề đang có ở thị trường trong vùng, quốc gia, và quốc tế; Yêu cầu của những nghề đó đối với người lao động; những nghề đang được xem là có tiềm năng trong tương lai; Những kĩ năng thiết yếu mà người lao động cần phải có khi tham gia hoạt động nghề 44
  43. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp - Bước thứ ba là tìm hiểu những tác động/ ảnh hưởng tới bản thân các em khi chọn hướng học, chọn nghề, từ gia đình đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội bởi việc chọn hướng học, chọn nghề không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân học sinh mà còn chịu tác động/ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, nhất là hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Sau khi hoàn tất ba bước tìm hiểu, học sinh có đủ kiến thức để bắt đầu bốn bước hành động, gồm: - Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân; PH Ầ N 2 - Ra quyết định nghề nghiệp; - Thực hiện quyết định nghề nghiệp; - Đánh giá xem quyết định nghề nghiệp có thực sự phù hợp với bản thân các em hay không. Tất cả bảy bước trên có thể được hiện theo bất cứ thứ tự nào, miễn sao phù hợp với nhu cầu, khả năng của mỗi học sinh. Cần lưu ý, 7 bước trên đều có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến và khuôn mẫu giới. Ví dụ: Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp, một HS lớp 12 hiểu được mình thích hợp và có khả năng với công việc thiết kế đồ họa. Công việc này tuy chưa được phổ biến nhiều ở nơi HS đang sống là tỉnh Thái Bình, nhưng lại có cơ hội rất cao trong thị trường tuyển dụng tại miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong các công ty quảng cáo hay marketing. Gia cảnh HS thuộc diện khá và cha mẹ cho phép em được chọn học bất cứ ngành nào em muốn. Sau khi đã tìm hiểu rõ, 45
  44. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học HS quyết định thi vào ngành “thiết kế đồ họa” của hai trường: Đại học Mỹ Thuật và Đại học Arena của FPT. Vì vậy HS đã tập trung vào việc luyện thi những môn cần thiết cho việc thi vào trường ĐH đã chọn bên cạnh việc chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp lớp 12. Trong quá trình luyện những môn thi ĐH là lúc HS bắt đầu đánh giá xem mình có thật sự thích hợp với ngành học đã chọn hay không. Nhưng phải đến khi vào học, HS mới thực sự biết là quyết định của mình có phù hợp hay không để điều chỉnh nếu cần thiết. 7.2. Ý nghĩa Mô hình lập kế hoạch nghề là một trong các lí thuyết cơ bản trong giáo dục hướng nghiệp vì nó chỉ ra các bước đi và những công việc cụ thể mà những người làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và học sinh cần theo đó để thực hiện. Nếu ví các hoạt động hướng nghiệp như công trình xây dựng một ngôi nhà thì mô hình lập kế hoạch nghề sẽ là móng của ngôi nhà đó. Vì lẽ đó, hiểu rõ về các bước trong mô hình lập kế hoạch nghề và tổ chức thực hiện từng bước, nhất là 3 bước tìm hiểu có hiệu quả sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề của học sinh. 8. Lí thuyết vị trí điều khiển 8.1. Nội dung chủ yếu Lí thuyết vị trí điều khiển đưa ra 2 quan điểm sống: Quan điểm thứ nhất cho rằng cuộc đời của mỗi người là do chính bản thân người đó làm chủ và điều khiển. Do đó, họ có toàn quyền làm chủ cuộc sống, làm chủ suy nghĩ, nội tâm của mình 46
  45. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Quan điểm thứ hai cho rằng cuộc đời của mỗi người là do vận mệnh đã sắp đặt sẵn và điều khiển. Do đó, họ luôn cho rằng mình có làm gì cũng không thay đổi được số mệnh và thường để người khác hoặc hoàn cảnh làm chủ vận mệnh của họ. Có thể khái quát 2 quan điểm của Lí thuyết vị trí điều khiển trong sơ đồ sau: Tôi Tôi OjPFKͯY̵QP͏QK NK{QJWK͋OjPFKͯ FͯDPuQK Y̵QP͏QKFͯDPuQK PH FRQQJ˱ͥLFyFiLV͙ F͙FK͑FKRP͏W Ầ N 2 bên trong9͓WUt bên ngoài ÿL͉XNKL͋Q Hình 4. Mô hình mô phỏng lí thuyết vị trí điều khiển 8.2. Ý nghĩa Trong hướng nghiệp, vấn đề cơ bản được rút ra từ lí thuyết vị trí điều khiển là: Có rất nhiều chuyện xảy đến trong cuộc đời mỗi người mà chúng ta không có khả năng tránh né hay điều khiển được. Ví dụ, ta sinh ra trong gia đình kinh tế khó khăn hay khá giả; Sinh sống ở một quốc gia giàu có hay chậm phát triển; Tai nạn đột nhiên xảy đến với ai đó khi họ đi ngoài đường Nhưng, ta có toàn quyền quyết định cách ta phản ứng lại khi những chuyện ấy xảy ra. Nếu ta phản ứng một cách tích cực thì nó sẽ đem lại kết quả tích cực và ngược lại. Nói cách khác, chúng ta không điều khiển được ngoại cảnh hay những yếu tố khách quan, nhưng chúng ta có 100% khả năng điều khiển được nội tâm mình. Vì vậy, ta có khả năng tự làm chủ vận mệnh của mình. 47
  46. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 9. Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch (tạm dịch từ thuật ngữ planned happenstance theory) xuất hiện vào đầu những năm 2000. Giáo sư John Krumboltz, một trong các cha đẻ của thuyết này tin rằng: sự may mắn hay sự ngẫu nhiên (tùy theo cách gọi của mỗi người) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch nghề nghiệp của mỗi người. 9.1. Nội dung chủ yếu Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch cho rằng, trong quá trình phát triển nghề nghiệp, sự may mắn không đến một cách ngẫu nhiên mà đến một cách có kế hoạch. Nói cách khác, sự may mắn không đến một cách tình cờ cho bất cứ một ai đó, mà nó chỉ đến với người tạo ra sự tình cờ/ may mắn đó. Và, điều mà thuyết này muốn hướng đến là: sự may mắn của một người không đến một cách tình cờ, ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình khám phá, tham gia hoạt động, chia sẻ, phục vụ, v.v Mỗi người hãy tự tạo ra sự tình cờ/ may mắn ấy trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. 9.2. Ý nghĩa Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch có quan hệ chặt chẽ với lí thuyết vị trí điều khiển vì hai thuyết này đều chung một quan điểm: Nếu một người có niềm tin là họ có thể làm chủ cuộc đời mình thì nhất định sẽ tạo ra những kết quả tốt đẹp trong cuộc sống nói chung, hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Đối với học sinh cấp trung học, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có thể hướng dẫn các em áp dụng lí thuyết này theo những cách sau: 48
  47. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Học thật tốt những môn học mà em yêu thích. Tìm tòi, nghiên cứu, chịu khó tham gia các cuộc thi liên quan đến môn học đó (ví dụ thi học sinh giỏi, thi Olympic ). Bộc lộ khả năng về môn học ấy để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thấy rõ. Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường có liên quan đến sở thích và khả năng của mình. Trong lúc tham gia, hãy suy ngẫm và tự quan sát xem bản thân có sở thích, khả năng PH nào nổi trội, đồng thời chú ý rèn luyện những kĩ năng thiết Ầ N 2 yếu cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được qua các môn học và các hoạt động giáo dục vào những công việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Hăng hái tham gia trải nghiệm trong thực tế để có cơ hội sử dụng, rèn luyện, và bộc lộ những khả năng sẵn có. Hãy luôn nhớ: sự may mắn của một người không đến một cách tình cờ, ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình khám phá, tham gia hoạt động, chia sẻ, phục vụ, vv. 10. Một số kĩ năng thiết yếu9 10.1. Nội dung chủ yếu Kĩ năng thiết yếu là những kĩ năng cần thiết cho công việc, học hành và cuộc sống của mỗi người. Kĩ năng thiết yếu giúp mỗi người có khả năng học và thành công trong môi trường làm việc, nó là nền tảng giúp cho mỗi người học các kĩ năng khác cũng như tiến triển trong nghề nghiệp và thích nghi với thay đổi. Không cần biết một 9 Nguồn: 49
  48. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học người lao động sẽ làm nghề gì, hay trong công ty nào, hay ở lĩnh vực nào, họ đều cần phải có một số kĩ năng thiết yếu. Những kĩ năng thiết yếu này là nền tảng để giúp một HS, sinh viên trở thành một người lao động có cơ hội được tuyển dụng cao. Do đó, dù HS quyết định theo học ngành gì và sẽ làm nghề gì, các em cũng cần phải có những kĩ năng thiết yếu sau: Nhóm 1: Nhóm kĩ năng căn bản - Kĩ năng giao tiếp; - Kĩ năng quản lí thông tin; - Kĩ năng sử dụng số liệu; - Kĩ năng giải quyết vấn đề. Nhóm 2: Nhóm kĩ năng làm việc theo nhóm Nhóm 3: Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Sau đây là nội dung cơ bản của 3 nhóm kĩ năng thiết yếu: Bảng 2. Các kĩ năng thiết yếu A. Nhóm kĩ năng cơ bản: Là những kĩ năng cần thiết phải có để có thể phát triển các kĩ năng khác, bao gồm: Kĩ năng thông hiểu và giao tiếp: Đọc và hiểu thông tin (từ ngữ, hình ảnh, sơ đồ); viết và nói sao cho người khác để ý và hiểu ý mình; Lắng nghe và đặt câu hỏi để hiểu và đánh giá đúng quan điểm của người khác; Chia sẻ thông tin bằng những phương tiện và công nghệ giao tiếp khác nhau (giọng nói, email, vi tính); Sử dụng những kiến thức và kĩ năng về khoa học, kĩ thuật, logic toán học để giải thích và làm rõ ý. 50
  49. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Kĩ năng quản lí thông tin: Định vị, thu thập, và sắp xếp thông tin bằng những hệ thống thông tin và kĩ thuật công nghệ phù hợp; Truy cập, phân tích, và áp dụng kiến thức, kĩ năng từ những ngành khác nhau (như mĩ thuật, ngôn ngữ, khoa học, kĩ thuật, toán, khoa học xã hội và nhân văn) Kĩ năng sử dụng con số: Quyết định điều gì cần được đo lường và tính toán; dùng những phương pháp, dụng cụ và kĩ thuật phù hợp để quan sát và ghi chép dữ liệu; Ước lượng và xác minh các tính toán; Kĩ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề: Đánh giá tình hình và PH nhận dạng vấn đề; tìm và đánh giá những quan điểm khác nhau dựa Ầ N 2 trên sự kiện; Nhìn nhận nhiều chiều khác nhau về một vấn đề, bao gồm nhân văn, quan hệ giữa các cá nhân, kĩ thuật, khoa học và logic; Nhận định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề; sáng tạo trong lúc tìm kiếm những giải pháp khác nhau; Sẵn sàng sử dụng những phương pháp khoa học, kĩ thuật và logic để suy nghĩ, nhận biết và chia sẻ kiến thức, giải quyết vấn đề và ra quyết định; Đánh giá các giải pháp rồi cho lời khuyên hay quyết định; Thực hiện giải pháp; Kiểm tra để biết giải pháp có hiệu quả không và tìm cơ hội để hoàn thiện. B. Nhóm kĩ năng làm việc nhóm: Là những kĩ năng và phẩm chất cần có để đóng góp hiệu quả, bao gồm: Kĩ năng làm việc với người khác: Hiểu và làm việc trong nhóm; Đảm bảo mục tiêu của nhóm rõ ràng; Linh hoạt, tôn trọng, cởi mở, khuyến khích những ý tưởng, quan điểm và đóng góp của những thành viên trong nhóm; Nhận biết và tôn trọng tính đa dạng của con người, những khác biệt và ý kiến của một cá nhân; Đón nhận và cung cấp ý kiến phản hồi với tinh thần xây dựng và thái độ cẩn trọng; Đóng góp cho nhóm bằng cách chia sẻ thông tin và khả năng chuyên môn; Lãnh đạo hay hỗ trợ khi phù hợp, tạo động lực để nhóm đạt thành tích tốt; Hiểu rõ vai trò của mâu thuẫn trong nhóm để tìm giải pháp; 51
  50. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Kĩ năng tham gia dự án và công việc: Lên kế hoạch, thiết kế hay hoàn thành một dự án hay công việc từ đầu đến cuối với những mục tiêu và kết quả rõ ràng; Phát triển một kế hoạch, nhận phản hồi, kiểm tra, thay đổi và thực hiện; Làm việc theo những tiêu chuẩn và chi tiết chất lượng đã được đồng ý; Chọn và sử dụng những dụng cụ và kĩ thuật phù hợp cho một dự án hay công việc; Thích nghi với sự thay đổi của các điều kiện và thông tin; Liên tục theo dõi sự thành công của dự án hay công việc và nhận định những phương pháp để hoàn thiện nó. C. Nhóm kĩ năng quản lí bản thân: Là những kĩ năng riêng tư, thái độ và hành vi thúc đẩy tiềm năng phát triển của mỗi người, bao gồm: Kĩ năng biểu hiện thái độ và hành vi lạc quan: Tự tin và tự hào về bản thân; Đối xử với người khác, với các vấn đề và tình huống bằng sự chân thành, trung thực và đạo đức cá nhân; Nhận biết và trân trọng những cố gắng tốt đẹp của bản thân và người khác; Tự chăm sóc sức khỏe cá nhân; biểu lộ sự thích thú, sáng kiến và nỗ lực. Trách nhiệm: Đặt ra những mục tiêu và ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân; Lên kế hoạch, quản lí thời gian, tiền bạc và những tài nguyên khác để đạt mục tiêu; Đánh giá, đo lường và quản lí rủi ro; Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình và của nhóm mình; Có trách nhiệm và đóng góp vào cộng đồng. Linh hoạt: Làm việc độc lập và làm việc nhóm; Thực hiện nhiều công việc hay dự án trong một lúc; Sáng tạo và tháo vát; Nhận diện và đề xuất những cách khác nhau để đạt được mục tiêu và hoàn thành công việc; Cởi mở và phản ứng tích cực khi có thay đổi; Học hỏi từ những lỗi lầm của mình và ghi nhận lời góp ý; Đối phó với tình trạng không chắc chắn. Học hỏi liên tục: Sẵn sàng học hỏi và phát triển liên tục; Đánh giá những điểm mạnh và những điểm cần phát triển của bản thân; Tự đặt ra mục tiêu học hỏi cho riêng mình; Nhận biết và sử dụng những nguồn và cơ hội học hỏi; Lên kế hoạch và đạt được mục tiêu của riêng mình. Làm việc an toàn: cẩn thận, để ý, và làm theo những thông lệ và thủ tục an toàn cho bản thân và nhóm tại nơi làm việc. 52
  51. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 10.2. Ý nghĩa Khi tuyển dụng người lao động ở các vị trí khác nhau, cùng với việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, các nhà tuyển dụng luôn xem xét và đánh giá cao các kĩ năng thiết yếu của mỗi người. Họ đánh giá các kĩ năng thiết yếu của người tham gia tuyển dụng ngang với những kĩ năng chuyên môn chuyên ngành (như y khoa, kĩ sư, kĩ thuật, nghệ thuật, v.v ). Trong khi đó, các kĩ năng thiết yếu không tự nhiên có được mà nó được hình thành, phát triển qua một quá trình lâu dài thông qua các hoạt động thực tiễn như học tập, lao động, giao PH Ầ tiếp xã hội, hoạt động xã hội dựa trên nền tảng khả năng, sở thích, N 2 cá tính, giá trị nghề nghiệp của mỗi người. Vì vậy, ngay từ khi HS còn ngồi trên ghế nhà trường, các trường phổ thông cần giúp cho HS thấy được vai trò quan trọng của kĩ năng thiết yếu, quan tâm hướng dẫn HS tìm hiểu các kĩ năng thiết yếu, tạo cơ hội, điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường để các em rèn luyện các kĩ năng thiết yếu nhằm chuẩn bị tốt nhất cho khả năng được tuyển dụng sau này. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 1. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp “Giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác”10. Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có thể tóm tắt các hình thức hướng nghiệp cho HS cấp trung học như sau: 10 Chỉ thị 33/ 2003/ CT- BGDĐT 53
  52. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học &ÓQJW®FKÞæQJQJKLÈS +õ*'+1 7KÓQJWLQY­NíQ¸QJYÄQJKÄ /æS7+&6 7ÊFKKéSY­R 0ÓQ&ÓQJQJKÈ +R±WöØQJJL®RGÝF WLÅWQ¸PKÒF F®FPÓQY¸QKÏD QJKÄSKÖWKÓQJ /æS7+37 WLÅWQ¸PKÒF *L®RGÝFQJR­LJLåOÃQ /æSWLÅW /æSWLÅW OæS WLÅWWK®QJ /æSWLÅW NKÓQJEºWEXØF + /æSWLÅW /æSWLÅW 7KDPTXDQQJR±LNKÏD 7ÖFKàFW±LF®F 7ÖFKàFW±LF®F 7ÖFKàFW±LF®F 7ÖFKàFW±LF®FWUÞåQJ WUÞåQJSKÖWKÓQJF´S WUÞåQJSKÖWKÓQJF´S WUÞåQJSKÖWKÓQJF´S SKÖWKÓQJF´SWUXQJ WUXQJKÒF WUXQJKÒF WUXQJKÒF KÒF9­KR½F &®F77.77++1Y­ 77*'7;+1 Sơ đồ 5. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học Mỗi hình thức có tác động tới một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong hệ thống các Năng lực hướng nghiệp cần hình thành ở HS. Mỗi địa phương, nhà trường cần thực hiện đầy đủ các hình thức giáo dục hướng nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu hướng nghiệp. 1.1. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) (trước đây gọi là Sinh hoạt hướng nghiệp) được chính thức đưa đưa vào kế hoạch dạy học của các trường THCS và THPT với tư cách là một hoạt động 54
  53. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp giáo dục, có chương trình dạy học, bao gồm mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ cho từng chủ đề hướng nghiệp của từng khối, lớp. Trước năm học 2009-2010, thời lượng dành cho HĐGDHN ở lớp 9 là 36 tiết/ năm học ( 4 tiết/ tháng); ở lớp 10, lớp 11, lớp 12 là 27 tiết/ năm học/ lớp (3 tiết/ tháng/ lớp). Nhưng từ năm học 2009-2010 trở đi, thời lượng dành cho HĐGDHN rút xuống còn 9 tiết/năm học/ lớp do có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vào HĐNGLL và môn Công nghệ lớp 10. Mục tiêu của HĐGDHN được quy định như sau: PH Ầ - Về kiến thức: HS biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa N 2 chọn nghề trong tương lai; Một số kiến thức cơ bản về vấn đề chọn nghề; Một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (TCCN và dạy nghề), CĐ và ĐH ở địa phương và cả nước; Biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân; Và biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để định hướng học tập và chọn nghề tương lai. - Về kĩ năng: HS có khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; Tìm kiếm được những thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề; Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bản thân. - Về thái độ: HS chủ động, tự tin trong việc chọn hướng đi, chọn nghề; Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn11. 11 Mục tiêu HĐGDHN - Chương trình GDPT ban hành theo Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006. 55
  54. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 1.2. Hướng nghiệp qua các môn văn hóa Các môn văn hóa là những môn học được đưa vào kế hoạch dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông và là các môn học chính khóa trong các trường phổ thông nhằm cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng cơ bản, phổ thông và cần thiết nhất trong các lĩnh vực như Toán học, Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Nghệ thuật Thời lượng dành cho các môn văn hóa rất nhiều (khoảng 24- 25 tiết/ tuần). Nhiều môn học được thực hiện trong suốt 12 năm học phổ thông. Do vậy, tích hợp GDHN vào các môn văn hóa là hình thức giáo dục hướng nghiệp có khả năng thực hiện lâu dài, thường xuyên và hiệu quả. Qua các môn văn hóa, GV có thể giới thiệu cho HS các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học, những khả năng và thành tựu cũng như sự phát triển của một số ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và công nghệ thông tin. Cũng qua các môn văn hóa, GV có thể giúp cho HS biết được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của một số ngành nghề trong các lĩnh vực liên quan tới môn học như lĩnh vực sinh học, vật lý, hóa học, nghệ thuật, công nghệ Từ đó, HS có thêm thông tin cơ sở để lập kế hoạch chọn nghề tương lai sao cho vừa phù hợp với khả năng, học lực của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của một số ngành nghề chính trong xã hội. Hình thức hướng nghiệp qua các môn văn hóa được thực hiện chủ yếu theo phương thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào môn học. 1.3 Hoạt động giáo dục nghề phổ thông và lao động sản xuất Nghề phổ thông (NPT) được hiểu là những nghề phổ biến và thông dụng đang cần phát triển ở địa phương. NPT có kĩ thuật khá đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có trang thiết bị 56
  55. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp phức tạp. Nguyên liệu dùng cho dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư của địa phương, nhà trường. Thời gian học nghề ngắn. Mục đích chủ yếu của dạy NPT là trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng lao động cần thiết và tạo cơ hội cho HS củng cố nội dung lí thuyết, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở môn Công nghệ vào thực tiễn đời sống và sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tin học. Qua đó, giúp HS làm quen với hoạt động lao động nghề nghiệp, chuẩn bị tích cực cho HS bước vào cuộc PH Ầ sống lao động và định hướng nghề nghiệp cho các em. N 2 NPT được đưa vào các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp (TT KTTH - HN) và một số trường phổ thông cấp trung học từ những năm 80 theo phương thức HS tự nguyện đăng kí học, không bắt buộc. Khi đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông (năm 2000), NPT được đổi tên thành hoạt động giáo dục nghề phổ thông (HĐGDNPT) và được đưa vào kế hoạch dạy học ở lớp 11 THPT với thời lượng 3 tiết/ tuần (105 tiết/ nghề/ năm học). Trong chương trình HĐGDNPT có 11 nghề thuộc các lĩnh vực công nghiệp (4 nghề), nông nghiệp (3 nghề), dịch vụ (3 nghề) và tin học (1 nghề). Mỗi HS được chọn học một nghề theo phương thức bắt buộc. Riêng đối với HS cấp THCS, các em bước đầu được làm quen với hoạt động nghề nghiệp qua việc học mô đun nghề ở môn Công nghệ II lớp 9 (35 tiết/ năm học). Những HS lớp 9 có nhu cầu học NPT để có chứng chỉ nghề và cộng điểm khuyến khích sẽ tham gia học nghề 75 tiết. Qua tham gia HĐGDNPT và lao động sản xuất, HS không những có cơ hội để thử sức mình trong một hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể mà còn có điều kiện khám phá khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân, nâng cao các kĩ năng thiết yếu, nâng 57
  56. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học cao nhận thức nghề nghiệp và ý thức, thái độ lao động, từ đó đưa ra quyết định chọn nghề tương lai sao cho phù hợp. 1.4. Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa, tham quan Ngoại khóa là hoạt động được tổ chức cho HS học tập ngoài giờ học chính khóa. Hoạt động này được tiến hành theo một kế hoạch nhất định dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV nhằm phát hiện, bồi dưỡng, phát triển hứng thú, năng khiếu và khả năng sáng tạo của HS trong một lĩnh vực nào đó như khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật hoặc tin học Qua tham gia hoạt động ngoại khóa, HS có cơ hội để khám phá khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân. Trong các trường trung học, tùy điều kiện và khả năng, có thể tổ chức các lớp, tổ ngoại khóa về công nghệ (làm vườn, trồng cây cảnh, điện tử, vẽ kĩ thuật, cơ khí ), tin học, nghệ thuật, hoạt động xã hội để những HS có xu hướng và năng khiếu trong từng lĩnh vực trên tham gia hoạt động. Việc tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho HS được tận mắt quan sát cơ chế vận hành máy móc trong sản xuất, các hoạt động của người lao động và các sản phẩm của quá trình lao động. Nhờ đó, HS hiểu rõ hơn đối tượng lao động, yêu cầu lao động của ngành nghề mà HS mới chỉ biết qua sách vở, đồng thời khơi dậy trong các em hứng thú đối với nghề nghiệp. 2. Các điều kiện để thực hiện hiệu quả giáo dục hướng nghiệp 2.1. Điều kiện về quản lí Cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, vai trò thúc đẩy và hỗ trợ của cán bộ quản lí hướng 58
  57. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp nghiệp rất quan trọng. Nếu làm tốt vai trò quản lí các hoạt động hướng nghiệp sẽ làm cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đi đúng hướng, huy động và sử dụng được các nguồn lực cho giáo dục hướng nghiệp một cách hợp lý. Từ đó, thúc đẩy các công việc hướng nghiệp tiến triển một cách thuận lợi và tạo động lực cho các GV làm nhiệm vụ hướng nghiệp đạt hiệu quả. Khi quản lí hướng nghiệp, trước hết cán bộ quản lí hướng nghiệp cần nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, mục đích, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ các hình thức PH Ầ hướng nghiệp, có tâm huyết với giáo dục hướng nghiệp. Đồng thời, N 2 cần được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về hướng nghiệp, quản lí giáo dục hướng nghiệp, có kĩ năng thực hiện các chức năng quản lí (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, giám sát và đánh giá) và chủ động vận dụng các kiến thức, kĩ năng đó vào thực tiễn quản lí giáo dục hướng nghiệp. 2.2 Điều kiện về giáo viên Trong giáo dục hướng nghiệp, các GV làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp là những người trực tiếp biến mục tiêu giáo dục hướng nghiệp thành hiện thực. Họ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục hướng nghiệp. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện được các mục tiêu giáo dục hướng nghiệp là các GV làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng về hướng nghiệp để có năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. 59
  58. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Bảng 3. Kiến thức và kĩ năng cần có của giáo viên hướng nghiệp Nhiệm vụ Kiến thức, kĩ năng cần có để thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu Có kiến thức về: chung cho - Mục đích, mục tiêu, nội dung giáo dục hướng nghiệp; mọi nhiệm - Các năng lực hướng nghiệp cần đạt của học sinh; vụ - Lập kế hoạch hướng nghiệp có nhạy cảm giới; - Các lí thuyết hướng nghiệp có nhạy cảm giới; - Thông tin về các hệ thống trường nghề, ĐH, CĐ và TCCN; - Thị trường tuyển dụng lao động. Có kĩ năng: - Vận dụng được các kiến thức cơ bản về hướng nghiệp vào thực tiễn. Hướng Có kiến thức về: nghiệp - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua hoạt và quốc gia; động giáo - Xu hướng phát triển nghề; dục hướng - Thế giới nghề nghiệp và kiến thức về một số nghề nghiệp phổ biến; - Hình thức và phương pháp tổ HĐGDHN theo hướng tích cực; - Kiến thức về giới và bình đẳng giới trong hướng nghiệp; - Nội dung và phương pháp tư vấn hướng nghiệp. Có kĩ năng: - Lập kế hoạch giảng dạy (năm học, học kì, bài học); 60
  59. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Nhiệm vụ Kiến thức, kĩ năng cần có để thực hiện nhiệm vụ Hướng - Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học (PPDH); nghiệp - Tổ chức giao lưu, tọa đàm và hoạt động ngoại khóa; qua hoạt - Đề xuất với lãnh đạo và phối hợp với đồng nghiệp để động giáo thực hiện nhiệm vụ; dục hướng - Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp có nhạy cảm nghiệp giới; - Đánh giá kết quả; PH - Cập nhật thông tin hướng nghiệp từ mạng lưới chuyên Ầ nghiệp và từ internet; N 2 - Tổ chức tham quan; - Tư vấn hướng nghiệp có nhạy cảm giới; - Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, lập kế hoạch nghề nghiệp. Hướng Có kiến thức về: nghiệp qua - Các nghề liên quan tới môn văn hóa. các môn văn Có kĩ năng: hóa - Tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp có nhạy cảm giới vào môn văn hóa đang giảng dạy. Hướng Có kiến thức về: nghiệp qua - Mục đích và ý nghĩa của HĐGDNPT; HĐGDNPT - Kiến thức chuyên sâu về NPT đang dạy; và lao động - Đặc điểm và yêu cầu của các nghề; sản xuất - Nội dung giáo dục lao động; - Hình thức và phương pháp tổ chức HĐGDNPT; - Đánh giá kết quả học NPT. 61
  60. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Nhiệm vụ Kiến thức, kĩ năng cần có để thực hiện nhiệm vụ Hướng Có kĩ năng: nghiệp qua - Hướng dẫn HS tìm hiểu sở thích, khả năng nghề HĐGDNPT nghiệp, đặc điểm, yêu cầu của nghề và rèn luyện kĩ và lao động năng thiết yếu; sản xuất - Lập kế hoạch dạy NPT có nhạy cảm giới; - Dạy lí thuyết nghề có nhạy cảm giới và hướng dẫn, tổ chức thực hành nghề; - Làm, sử dụng và khai thác các thiết bị và đồ dùng dạy học; - Sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong dạy học NPT; - Đánh giá kết quả học tập của HS. Hướng Có kiến thức về: nghiệp qua - Tổ chức tham quan, ngoại khóa; các hoạt - Đặc điểm về một số nghề tại địa phương. động ngoại Có kĩ năng: khóa, tham quan trong - Lập kế hoạch tham quan, ngoại khóa; và ngoài nhà - Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp; trường - Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin khi tham gia tham quan, ngoại khóa và so sánh thông tin thu được với sở thích và khả năng của bản thân. 2.3. Điều kiện về tài liệu và nguồn thông tin Nội dung của các hình thức giáo dục hướng nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đòi hỏi phải có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, nhiều nội dung trong các chủ đề như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; thế giới nghề nghiệp; hệ thống các trường TCCN, đào tạo nghề, CĐ, 62
  61. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp ĐH, luôn có sự biến động theo sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội. Do vậy, cùng với việc có đủ sách giáo khoa và sách GV, các cơ sở giáo dục cần phải có nguồn tài liệu tham khảo và nguồn thông tin hướng nghiệp được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho GV và HS để họ thực hiện thuận lợi các hình thức hướng nghiệp. Điều này đòi hỏi cán bộ và GV phải có kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, đồng thời biết sử dụng, khai thác và thường xuyển bổ sung, cập nhật các thông tin trên hệ thống internet, phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu tham khảo. Ngoài ra, cán bộ và GV cần phải PH xác định được nguồn thông tin đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng Ầ N 2 vào từng hình thức hướng nghiệp. 2.4. Điều kiện về thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học Thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học là công cụ để GV tiến hành các phương pháp khi tổ chức thực hiện các hình thức hướng nghiệp. Hiệu quả của việc sử dụng các PPDH phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện này. Do vậy, muốn tổ chức các hoạt động hướng nghiệp đạt kết quả, đặc biệt là HĐGDHN và HĐGDNPT, các trường cần phải có các trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, video clip về nghề, máy tính nối mạng internet, máy chiếu, các bản mô tả nghề, các trắc nghiêm; các thông tin dữ liệu về hướng nghiệp ; Có tương đối đầy đủ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để dạy và tổ chức cho HS thực hành NPT. Cùng với các điều kiện cơ bản trên, việc thực hiện các hình thức giáo dục hướng nghiệp còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để mua sắm trang thiết bị kĩ thuật, băng đĩa hình về hướng nghiệp, xây dựng góc hướng nghiệp, tổ chức cho HS tham quan, ngoại khóa ngoài nhà trường; Có cơ chế chính sách phù hợp, có khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng để động viên và khuyến khích GV phụ trách hướng nghiệp. 63
  62. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Các điều kiện nêu trên được hiểu là các điều kiện tối ưu, nhưng điều kiện quan trọng nhất vẫn là tâm huyết của các cán bộ quản lí và GV hướng nghiệp đối với nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Tùy theo điều kiện, các cơ sở giáo dục có thể xác định các hoạt động hướng nghiệp, các dịch vụ hướng nghiệp phù hợp với cơ sở mình để đảm bảo HS được hướng nghiệp một cách có hệ thống. 3. Sự hỗ trợ của cán bộ quản lí hướng nghiệp Trong giáo dục hướng nghiệp, vai trò hỗ trợ của cán bộ quản lí hướng nghiệp để thực hiện các hình thức giáo dục hướng nghiệp là rất cần thiết. Bằng việc thực hiện các chức năng quản lí của mình, cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể hỗ trợ việc thực hiện các hình thức giáo dục hướng nghiệp qua các công việc cụ thể sau: 3.1. Quản lí hoạt động dạy và học Tăng cường quản lí hoạt động dạy và học đối với các hình thức giáo dục hướng nghiệp nhằm làm cho các GV thực hiện thực hiện đúng, đủ theo chương trình và kế hoạch dạy học do Bộ GDĐT quy định. Trước mắt, cần tập trung tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện HĐGDHN, HĐGDNPT và tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào các môn văn hóa để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này. Đồng thời làm cho HS tự giác và hứng thú tham gia vào các hình thức hướng nghiệp. Để quản lí hoạt động dạy và học đối với các hình thức giáo dục hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần xây dựng kế hoạch cụ thể và tập trung thực hiện các nội dung quản lí sau: - Quản lí việc thực hiện các chương trình dạy học, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp; - Quản lí việc lập kế hoạch bài học cho HĐGDHN, HĐGDNPT và tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp vào các môn học; 64
  63. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp - Quản lí giờ lên lớp, dự giờ và đánh giá chuyên môn của GV; - Quản lí phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp; - Quản lí việc tham gia các hoạt động hướng nghiệp của HS. 3.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ GV hướng nghiệp nhằm từng bước có được đội ngũ GV làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp PH Ầ nòng cốt, ổn định, có đủ trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động N 2 hướng nghiệp hiệu quả. Khi quản lí công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV, cần thực hiện các nội dung quản lí sau: - Lập kế hoạch; - Tuyển chọn GV và sử dụng GV hợp lý; - Tập huấn, bồi dưỡng GV; - Đánh giá, khen thưởng và kỉ luật đúng lúc và hợp lý; - Đặc biệt, cần vận dụng linh hoạt chế độ đãi ngộ đối với GV làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp để tạo động lực cho họ. 3.3 Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học cho HĐGDHN và HĐGDNPT nhằm huy động, sử dụng và khai thác có hiệu quả yếu tố này cho các hình thức giáo dục hướng nghiệp. Nội dung chủ yếu là quản lí việc mua sắm, sử dụng, bảo quản trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho HĐGDHN, HĐGDNPT và quản lí việc xây dựng góc hướng nghiệp, phòng dạy NPT. 65
  64. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học IV. CÁCH XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH 1. Nhận thức bản thân 1.1. Sự cần thiết phải tìm hiểu bản thân Nhận thức bản thân là điều quan trọng nhất trong cuộc hành trình đi tìm nghề nghiệp mỗi người. Khi đã hiểu rõ mình là ai, mình thích gì, mình giỏi gì, cá tính mình ra sao và giá trị nghề nghiệp nào quan trọng với mình nhất, thì mỗi người sẽ vững bước trên con đường nghề nghiệp để từ đó có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Công việc hay nghề nghiệp nào phù hợp với tôi nhất?”. Lỗi thường gặp nhất trong quá trình tìm hiểu nghề nghiệp của HS là HS tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp trước khi hiểu rõ bản thân. Hãy tưởng tượng thế giới nghề nghiệp là một “cánh rừng rộng lớn” và nhận thức bản thân là “la bàn”. Chỉ khi nào ta có một cái la bàn tốt, biết cách dùng la bàn đó, thì ta mới tìm được hướng đi phù hợp với mình và đến được mục tiêu mình muốn trong “khu rừng bao la”. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình tìm hiểu nghề nghiệp là các em có khả năng đối chiếu bản thân mình với một nghề nghiệp nào đó. Vì vậy, bước đầu tiên trong giáo dục hướng nghiệp là tìm hiểu bản thân trong bốn lĩnh vực: Ssở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. 1.2. Nội dung nhận thức bản thân Có rất nhiều lí thuyết hướng nghiệp khác nhau, nhưng phần lớn khi nói đến việc nhận thức bản thân, các chuyên gia đều đồng ý rằng bốn lĩnh vực chính mà mỗi người cần biết là: Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. 66
  65. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp 6ç .K¯ thích Q¸QJ *L®7UÍ Cá QJKÄ tính PH QJKLÈS Ầ N 2 Sơ đồ 6. Vòng tròn nhận thức bản thân a. Sở thích Mỗi người đều có một niềm đam mê nào đó. Có người biết rõ, có người lại không. Điều này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bối cảnh gia đình, sự giáo dục, môi trường xã hội mà mỗi HS đang sống. Có rất nhiều trường hợp, một sở thích bị chôn vùi trong phần ẩn của mỗi người vì họ sợ bị đánh giá, bị cấm đoán hay đơn giản là không đựơc khuyến khích sử dụng. Ví dụ, một em HS nam có sở thích về nghệ thuật, rất khéo tay trong những việc như cắm hoa, trang trí nhà cửa hay làm đẹp cho mình và người xung quanh. Nếu em HS này sinh ra trong một gia đình truyền thống mà cha mẹ nghĩ rằng nam giới phải làm việc nặng mới là đàn ông và nữ giới thì phải dịu dàng mới là phụ nữ, thì ngay từ nhỏ em đã biết học cách giấu sở thích của mình để khỏi bị la mắng hay để được khen ngợi. Lí thuyết hướng nghiệp chứng minh rằng nếu con người ta có thể làm công việc phù hợp với sở thích của họ, thì họ sẽ làm việc rất tốt, 67
  66. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học có động lực, đạt được sự thỏa mãn và hạnh phúc trong đời sống cá nhân. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 80% những người than phiền về cuộc sống của họ, có biểu hiện trầm cảm hay buồn rầu đều chia sẻ một điểm chung là họ ghét công việc họ đang làm. b. Khả năng Học thuyết tâm lí tích cực tin rằng mỗi người có một điểm mạnh riêng biệt làm cho họ khác với người xung quanh. Nếu như mỗi người có thể làm công việc đòi hỏi những kĩ năng thuộc về thế mạnh của họ, họ sẽ làm việc rất hiệu quả, chất lượng cao, và cũng tương tự như ở phần sở thích, họ sẽ có một đời sống cá nhân hạnh phúc. Điều không may mắn là chúng ta thường thiên về việc tìm kiếm và hoàn thiện những điểm yếu của mình để hoàn thiện chúng hơn là xác định xem bản thân giỏi về cái gì. Ví dụ, nếu các bạn hỏi người xung quanh xem họ yếu về cái gì, họ sẽ nói ngay không ngần ngại 5, 6 điểm yếu của mình. Nhưng nếu bạn hỏi họ xem họ giỏi gì nhất thì họ sẽ bối rối, mất thời gian để nghĩ ra câu trả lời hoặc đơn giản chỉ trả lời: “Tôi không giỏi gì cả”. Lý do là vì đặc điểm của người Việt Nam là rất khiêm tốn. Nhiều người không muốn thể hiện những điểm mạnh của bản thân mình. Và chúng ta mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện những điểm yếu của mình thay vì phát huy những điểm mạnh cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi ta làm công việc nào có những yêu cầu, đòi hỏi phù hợp những khả năng ta có thì sự thành công của ta là điều hiển nhiên. Ngược lại, nếu ta lao đầu vào làm những công việc ta hoàn toàn thiếu khả năng thì dù có mất gấp 10 lần thời gian, ta cũng không thể nào hoàn thành nó với chất lượng và hiệu quả ta mong muốn. Điều quan trọng hơn nữa là khi ta sử dụng 68
  67. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp những khả năng mà ta không giỏi và không tự tin thì ta sẽ bị tuột dốc và dần dần mất niềm tin rằng ta có thể sẽ thành công. Tiến sĩ Alvin Lương, trường đại học Hồng Kông có nghiên cứu với các học sinh Châu Á và cho biết, các em HS, sinh viên có thể học ngành mình không thích, nhưng chắc chắn phải học ngành phù hợp với khả năng của mình, nếu không sự thất bại là điều hiển nhiên. Vì vậy, tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp HS biết chọn lựa ngành học và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của các em. Đặc biệt, khuyên HS đừng bao giờ học ngành hay theo đuổi nghề PH Ầ nghiệp mà mình hoàn toàn không có khả năng. Ví dụ, như một HS sợ N 2 máu và học môn Sinh học rất kém nhưng theo đuổi ngành Y chỉ vì truyền thống gia đình hai bên nội ngoại đều có người làm việc trong ngành này thì khó có thể trở thành bác sĩ giỏi. c. Cá tính Nhà tâm lí học Jung và những người theo học thuyết của ông tin rằng, mỗi người sinh ra đều có một cá tính riêng biệt. Cá tính này sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình, xã hội, môi trường giáo dục và nơi ta lớn lên. Việc hiểu rõ cá tính của mình sẽ giúp mỗi người chọn công việc và môi trường làm việc phù hợp, giúp họ đạt đựơc sự thành công và mức độ thỏa mãn trong nghề nghiệp cao. So với sở thích và khả năng thì yếu tố cá tính không quan trọng lắm cho đến khi HS ra trường và bước vào môi trường làm việc. Lý do là vì trong từng ngành học đều có những vị trí phù hợp với các cá tính khác nhau. Ví dụ, ngành kế toán thường gồm những người hướng nội và thích làm việc trong môi trường văn phòng, nhưng ở bên trong ngành kế toán, thì công việc kiểm toán cũng đòi hỏi những người có cá tính hướng ngoại, thích giao tiếp và gặp gỡ người lạ thường xuyên. Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, việc hiểu rõ cá tính của HS không quan trọng bằng việc hiểu rõ ba yếu tố sở thích, khả năng và giá trị nghề nghiệp. 69
  68. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học d. Giá trị nghề nghiệp Tư vấn hướng nghiệp hiện đại rất chú trọng đến vai trò của giá trị nghề nghiệp trong quyết định nghề nghiệp của mỗi người. Tùy theo nhận thức, hoàn cảnh của mỗi người, giá trị nghề nghiệp có thể là được hưởng lương, thưởng cao trong nghề nghiệp, có thể là có cơ hội thăng tiến nhanh, có thể là được làm việc trong môi trường mà bản thân có thể phát huy tối đa sở trường, khả năng nghề nghiệp và nhiều người tôn trọng. Hoặc, có thể chỉ đơn giản là có công ăn việc làm ổn định Sự phù hợp giữa một việc làm với giá trị nghề nghiệp của người lao động gần như là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định có nhận công việc đó hay không. 90% người lao động thay đổi công việc vì giá trị nghề nghiệp không được thỏa mãn. Ngược lại, người lao động sẵn sàng làm một việc dù rằng việc đó không phù hợp với sở thích, khả năng và cá tính, miễn là việc đó thỏa mãn được những giá trị nghề quan trọng nhất của họ. Ví dụ như, đối với một người mẹ độc thân thì điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là khả năng tài chính để nuôi dưỡng con nên người. Trong trường hợp này, người mẹ sẽ ở làm ở một vị trí có thể không phù hợp với sở thích và khả năng và từ chối những cơ hội thăng tiến khác tốt hơn, nếu công việc hiện tại cho cô ấy cơ hội kiếm tiền nhiều, lịch làm việc linh hoạt để có thời gian chăm sóc con và thêm vào đó là người Sếp thông cảm cho hoàn cảnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cô ấy công tác. 1.3. Làm thế nào để giúp học sinh nhận thức bản thân Điều đầu tiên là các em HS phải tự hỏi: “Mình là ai?”. Chỉ khi bắt đầu hỏi câu hỏi ấy, HS mới bước những bước chân đầu tiên vào cuộc hành trình hướng nghiệp. Những người làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu và thúc đẩy HS tìm hiểu phạm trù mới này. Ở các nước phát triển, hướng 70
  69. Phần 2. Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Giáo Dục Hướng Nghiệp nghiệp được tích hợp vào trong giáo án dạy học, sách giáo khoa và bài tập về nhà. Những khái niệm hướng nghiệp như tìm hiểu bản thân đã được giới thiệu từ lúc còn thơ ấu. Trong khi đó, ở nước ta, các em thường ít có cơ hội tìm hiểu bản thân cho đến khi được tham gia hoạt động hướng nghiệp hoặc gặp các nhà tư vấn hướng nghiệp. a. Liệu pháp tư vấn tường thuật Tư vấn tường thuật là một liệu pháp mà tư vấn viên dùng phương pháp kể chuyện và lắng nghe câu chuyện để giúp cho HS hiểu được PH sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân mình. Ầ N 2 Khi sử dụng phương pháp này, bằng những câu hỏi đơn giản về đời sống hàng ngày của HS, về thời thơ ấu, cũng như về ước mơ, niềm tin và quan điểm sống, nhà tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp các em rất nhiều trong việc tìm hiểu bản thân. Người sử dụng tài liệu có thể tìm thấy ở phụ lục 1 những mẫu câu hỏi cho mục đích này. Các bước tư vấn gồm có: Bước 1: Lắng nghe, xây dựng sự tin tưởng và tìm hiểu vấn đề chính của HS; Bước 2: Dùng câu hỏi tường thuật để nghe câu chuyện của HS về sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp; Bước 3: Dùng bài tập về nhà để HS hiểu thêm về bản thân trong bốn lĩnh vực sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp; Bước 4: Dùng trắc nghiệm để giúp HS xác nhận sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. Các bước trên có thể được thực hiện trong một hay vài lần tư vấn, tùy vào mỗi HS. 71
  70. Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Ví dụ: Lần gặp 1: Tư vấn viên (TVV): Chào em, cho thầy hỏi lại xem có phải thầy hiểu rõ ý em không đã nhé. Em hôm nay đến đây vì chưa biết nên chọn ngành gì và học trường nào trong tương lai đúng không? Hiện em học lớp 11 chuyên Văn và gia đình em thì khuyên em học Kinh tế. Em đang bị bối rối vì thấy mình có lẽ không thích hợp với ngành này, có phải không? Học sinh (HS): Dạ đúng ạ. TVV: Trong quá trình tìm hiểu ngành nghề phù hợp, điều quan trọng là mỗi người hiểu rõ bản thân mình trong bốn lĩnh vực sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. Em có biết mình thích gì chưa? HS: Dạ chưa rõ lắm ạ. TVV: À, buổi gặp hôm nay mình chỉ còn khoảng hai muơi lăm phút nữa, cho nên hôm nay thầy muốn tập trung vào việc tìm hiểu sở thích của em. Em có đồng ý không? HS: Dạ đồng ý ạ. TVV: Trong các môn học hiện tại, em thấy môn nào làm em thích thú nhất? Vì sao? HS: Dạ em rất thích môn văn ạ. Em nghĩ là do em giỏi môn này và một phần do cô giáo dạy văn rất hay ạ. TVV: Vậy em bắt đầu phát hiện năng khiếu văn của mình từ khi nào? HS: Dạ năm lớp 9, nhưng từ nhỏ em đã thích viết và gửi bài cho các báo Nhi đồng và Khăn quàng đỏ rồi ạ. TVV: Hay quá. Gia đình em nghĩ gì về điều này? HS: Dạ cũng có khen, nhưng hiện tại thì nói rằng năng khiếu văn không thực tế, sợ em không có việc làm tốt, không có thu nhập cao. 72