Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_doi_moi_giao_duc_huong_nghiep_trong_truong.pdf
Nội dung text: Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (Phần 2)
- PHAÀN 3 TOÅ CHÖÙC, QUAÛN LÍ GIAÙO DUÏC HÖÔÙNG NGHIEÄP TRONG TRÖÔØNG TRUNG HOÏC
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm chung Quản lí hướng nghiệp là một bộ phận của quản lí giáo dục, là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí hướng nghiệp nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông. Quản lí hướng nghiệp gồm những thành tố cơ bản sau: 3KÞäQJSK®S TX¯QOÊ &KÛWKÆ õÕLWÞéQJ 0&7,8*' TX¯QOÊ TX¯QOÊ +¤1*1*+,3 &ÓQJFÝ TX¯QOÊ Sơ đồ 7. Các thành tố của quản lí giáo dục hướng nghiệp - Chủ thể quản lí là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lí và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả các nguồn lực cho công tác giáo dục hướng nghiệp tại địa bàn, đơn vị đang quản lí. Trong quản lí hướng nghiệp, chủ thể quản lí là lãnh đạo và/ hoặc chuyên viên phụ trách hướng nghiệp của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT, Ban giám hiệu nhà trường và Giám đốc Trung tâm giáo dục ở địa phương có chức năng hướng nghiệp cho HS phổ thông cấp trung học trên địa bàn. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ 96
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học thể quản lí tác động lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. - Đối tượng quản lí là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp, bao gồm: các GV và cán bộ làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; Tập thể HS ở các trường THCS, THPT; cán bộ, GV và HS các TT GDTX-HN, TT KTTH-HN; Các tổ chức, đoàn thể xã hội (như Hội cha mẹ học sinh, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, các doanh nghiệp ). Đối tượng quản lí còn bao gồm các hình thức giáo dục hướng nghiệp, ngân sách, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục hướng nghiệp và hệ thống thông tin cho giáo dục hướng nghiệp. - Công cụ quản lí là những phương tiện mà cán bộ quản lí hướng nghiệp sử dụng trong quá trình quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và HS phổ thông cấp trung học trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lí hướng nghiệp là các quy định của Nhà nước và Bộ GDĐT về giáo dục hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho giáo dục hướng nghiệp. PH - Phương pháp quản lí (PPQL) là cách thức tác động bằng những Ầ N 3 phương tiện khác nhau của cán bộ quản lí hướng nghiệp đến hệ thống bị quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí. PPQL bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lí (như quyền lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kĩ thuật- công nghệ ) và lựa chọn cách thức tác động (tác động bằng quyền lực; tác động bằng kinh tế; tác động bằng tư tưởng chính trị ) của cán bộ quản lí hướng nghiệp tới đối tượng quản lí. 97
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 2. Sự cần thiết phải quản lí các hoạt động giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau với nhiều đối tượng tham gia giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, quản lí hướng nghiệp là nhiệm vụ mà các cấp quản lí, các cán bộ quản lí hướng nghiệp cần phải quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và đạt được các mục đích: 0&õ&+48m1/ +¤1*1*+,3 7KãFKLÈQPÝF 3K®WWULÆQYDLWUÎFÛD 6áGÝQJNKDLWK®FY 7ÖFKàFTX¯QOÊKLÈX WLÃXJL®RGÝFKÞæQJ F®FW®FQK²QWKDPJLD SKÕLKéSKéSOëF®F TX¯F®FKR±WöØQJ QJKLÈSFKR+6SKÖ JL®RGÝFKÞæQJQJKLÈS QJXÔQOãFFKRJL®R KÞæQJQJKLÈSFKR+6 WKÓQJF´SWUXQJKÒF GÝFKÞæQJQJKLÈS SKÖWKÓQJF´SWUXQJKÒF Sơ đồ 8. Mục đích quản lí hướng nghiệp Như vậy, nếu tổ chức, quản lí tốt nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục: - Xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, GV có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; - Tạo ra sự thống nhất ý chí trên con đường đi tới mục tiêu giáo dục hướng nghiệp giữa những người làm nhiệm vụ quản lí với các tác nhân hướng nghiệp và HS phổ thông cấp trung học; - Hỗ trợ và tạo động lực cho các tác nhân tham gia giáo dục hướng nghiệp, đồng thời khuyến khích mọi người phát huy cao độ 98
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học năng lực cũng như khả năng sáng tạo thông qua việc thực hiện các chế độ và chính sách khen thưởng hợp lí; - Huy động, phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài ngành giáo dục tham gia giáo dục hướng nghiệp, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông cấp trung học. - Thường xuyên thu thập được các thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục, các cá nhân và các bộ phận ở cơ sở giáo dục để từ đó ra quyết định và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nhờ đó, “con tàu” hướng nghiệp được đảm bảo luôn đi đúng “đường ray” để tới đích. Tóm lại, thực hiện quản lí hướng nghiệp một cách có chủ đích, khoa học, đầy đủ, nghiêm túc và hợp lý sẽ làm cho mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục hướng nghiệp được hiện thực hóa trong thực tiễn và đem lại lợi ích thiết thực cho HS, gia đình HS và xã hội. II. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÍ HƯỚNG NGHIỆP Khi quản lí hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực PH Ầ hiện bốn chức năng quản lí sau: N 3 - Chức năng kế hoạch hóa; - Chức năng tổ chức; - Chức năng chỉ đạo; - Chức năng kiểm tra, đánh giá. Bốn chức năng trên tạo thành một chu trình quản lí, trong đó yếu tố thông tin giữ vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các chức năng quản lí. 99
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học &+& &+& 1v1*. 1v1* +2o&++$ 7&+& THÔNG TIN TRONG 48m1/ &+&1v1* &+& .,075$ 1v1* õl1+*,l &+õo2 Sơ đồ 9. Chu trình quản lí hướng nghiệp 1. Chức năng kế hoạch hóa 1.1. Ý nghĩa Kế hoạch hóa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp là quá trình lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động, các hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các cấp quản lí giáo dục. Trọng tâm của lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp là chỉ ra phương hướng hành động và trả lời cho các câu hỏi: Mục tiêu chung cần đạt được của giáo dục hướng nghiệp là gì? Cần phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào? Hoàn thành các nhiệm vụ đó như thế nào? Mức độ cần đạt của từng nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp là gì? Phân phối, sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp và mục tiêu của từng nhiệm vụ hướng nghiệp? Biện pháp tổ chức và quản lí đối với từng nhiệm vụ là gì? Thời gian cần thiết để thực hiện từng nhiệm vụ như thế nào?. 100
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Do vậy, có thể ví việc lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp như việc thiết kế ngôi nhà trong xây dựng. Thiết kế hợp lí, logic, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế về các nguồn lực và các tác động từ bên ngoài là cơ sở ban đầu rất quan trọng, mang tính định hướng cho việc xây dựng đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy, khi quản lí hướng nghiệp, nhiệm vụ khởi đầu mang tính quyết định mà mỗi cán bộ quản lí hướng nghiệp cần làm là lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo từng cấp quản lí nhằm giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp và đối tượng quản lí biết được cái đích phải đạt tới trong giáo dục hướng nghiệp; nhìn thấy trước những điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở giáo dục cũng như các cơ hội, những mối đe dọa từ bên ngoài đối với nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; biết trước các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của cơ sở giáo dục. Từ đó, đưa ra được định hướng và xác định được các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đã xác định. Việc lập kế hoạch còn giúp các cơ sở giáo dục có kế hoạch, biện pháp đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường giáo dục; đề ra được phương án tối ưu để phối hợp các nguồn lực và tạo ra sự thống PH nhất ý chí, hành động của các tác nhân hướng nghiệp vào việc thực Ầ hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. N 3 Lập kế hoach giáo dục hướng nghiệp tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng để thực hiện các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá trong giáo dục hướng nghiệp. Tóm lại, kế hoạch hóa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp là chức năng cơ bản nhất, mang tính “mở đường” cho việc thực hiện các chức năng quản lí khác. Tất cả các cán bộ quản lí hướng nghiệp đều phải bắt đầu chu trình quản lí của mình bằng việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa thông qua việc lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo từng cấp quản lí. Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần huy động sự tham 101
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học gia của các bên liên quan vào trong tất cả các khâu của chu trình quản lí để đảm bảo đạt được tính khả thi, hiệu quả và bền vững của các hoạt động hướng nghiệp. 1.2. Nội dung Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện những nội dung cơ bản của chức năng kế hoạch hóa sau đây: ;®FöÍQKPÝFWLÃXFKXQJYPÝFWLÃXFÝWKÅFÛD F®FKR±WöØQJKÞæQJQJKLÈSW±LöÍDEQTX¯QOÊ 1,'81*&¢%m1 õ¯PE¯RFKºFFKºQFÏF®FQJXÔQOãFöÆö±W &$&+&1v1* öÞéFF®FPÝFWLÃXJL®RGÝFKÞæQJQJKLÈS .+2o&++$ ;®FöÍQKF®FQKLÈPYÝF®FKR±WöØQJF³QWKLÅW YF®FELÈQSK®SöÆö±WöÞéFPÝFWLÃXJL®RGÝF KÞæQJQJKLÈS 1.3. Cách thực hiện Về cơ bản, một bản kế hoạch thường thể hiện các yếu tố sau: I. Phần mở đầu: giới thiệu bối cảnh, lý do xây dựng kế hoạch và căn cứ xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp. II. Hiện trạng: đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của chúng; các cơ hội và mối đe dọa. III. Mục tiêu: 1. Mục tiêu chung 2. Mục tiêu cụ thể 102
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học IV. Kế hoạch thực hiện: cụ thể hóa các nhiệm vụ để đạt mục tiêu và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ đó. V.Tổ chức thực hiện: nêu thời gian thực hiện và phân công trách nhiệm. VI. Kiểm tra, đánh giá: cách thức, thời gian, người phụ trách v.v. Để xây dựng được bản kế hoạch giáo dục hướng nghiệp với cấu trúc như trên, cán bộ quản lí hướng nghiệp thực hiện chức năng kế hoạch hóa theo các bước sau: B1. PHÂN TÍCH +,175o1* %;l&õ1+1+8&q8 %1*+,1&8&l&48, õ1+9*'+1 %;l&õ1+&l&1*81 PH /¡&&q17+,7&+2*'+1 Ầ N 3 %/u3%m1.+2o&+ *,l2'&+¤1*1*+,3 E;®FöÍQKW³P E;®FöÍQKPÝF E;®FöÍQKFKXµQ E/·SNÅKR±FKJL®R QKÉQKÞæQJQJKLÈS WLÃXQKLÈPYÝ öRö±FWLÃXFKÊ GÝFKÞæQJQJKLÈS Bước 1: Phân tích hiện trạng giáo dục hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục 103
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Trước khi lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là phân tích hiện trạng để biết được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của cơ sở giáo dục và nguyên nhân của điểm mạnh, điểm yếu. Việc thực hiện bước này nhằm giúp cho cơ sở giáo dục biết rõ trạng thái xuất phát của đối tượng quản lí, có căn cứ thực tiễn để xác định mục tiêu cũng như lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện của cơ sở giáo dục. Vì vậy, nó đảm bảo cho kế hoạch giáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Khi phân tích hiện trạng giáo dục hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục, nên sử dụng kĩ thuật phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities) và các mối đe dọa (Threats) về các mặt: nhận thức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật, nguồn lực tài chính, sự phối hợp HĐ và sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Từ đó, cán bộ quản lí hướng nghiệp có cơ sở để xác định mức độ và các biện pháp giáo dục hướng nghiệp có thể tiến hành được ở cơ sở giáo dục của mình. Điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố nội tại, bên trong cơ sở giáo dục. Việc xác định được những điểm mạnh sẽ tạo niềm tin và động lực cho cán bộ và GV tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đồng thời tạo cơ sở để phân công nhân lực và sử dụng vật lực một cách tối ưu cho các hoạt động hướng nghiệp. Việc xác định những điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu giúp cho cán bộ quản lí hướng nghiệp thấy trước được khó khăn của các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tìm các biện pháp vượt qua khó khăn trong điều kiện cho phép nhằm làm cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp tiến triển tốt hơn và đạt được mục tiêu đã xác định. 104
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Các cơ hội và mối đe dọa là những yếu tố bên ngoài tác động vào giáo dục hướng nghiệp của cơ sở giáo dục. Việc xác định cơ hội nhằm chỉ ra những tác động từ bên ngoài cơ sở giáo dục có lợi cho việc giáo dục hướng nghiệp. Đây là những tác động tích cực, tạo niềm tin và sự lạc quan cho mọi người trên con đường đi tới đích giáo dục hướng nghiệp. Việc xác định các mối đe dọa giúp cơ sở giáo dục thấy trước được những thách thức mà mình phải đối mặt khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Qua đó, làm cho mọi người thấy được trách nhiệm cần phải tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu những tác động bất lợi, vượt qua thách thức khi tiến hành giáo dục hướng nghiệp. Ví dụ: Khi phân tích, đánh giá hiện trạng giáo dục hướng nghiệp tại cơ sở giáo dục Y, đã xác định được: - Điểm mạnh: Nhận thức rõ mục đích, mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở cấp THCS và THPT, chiến lược thực hiện và vai trò của các tác nhân giáo dục hướng nghiệp; Đội ngũ cán bộ quản lí hướng nghiệp và GV trong trường có tâm huyết với các hoạt động giáo dục hướng PH nghiệp, có kinh nghiệm tìm hiểu và hướng dẫn HS sử dụng các thông Ầ N 3 tin tuyển sinh ; Phần lớn HS đều có mong muốn hiểu biết nhiều hơn về việc chọn nghề phù hợp và được tư vấn hướng nghiệp. - Điểm yếu: Kiến thức, kĩ năng về hướng nghiệp của GV làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp vừa thiếu, vừa yếu; GV dạy NPT hấu hết là GV các môn văn hóa kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức, kĩ năng nghề và giáo dục hướng nghiệp qua HĐGDNPT; sự đầu tư cho hoạt động HĐGDHN và HĐGDNPT còn ít; Các thiết bị kĩ thuật, phương tiện, đồ dùng dạy học cho HĐGDHN và HĐGDNPT chưa được đầu tư thích đáng nên vừa thiếu, vừa lạc hậu; Không có nguồn kinh phí cho HĐGDHN và HĐGDNPT; Mục đích tham gia học NPT của HS chủ yếu là để được cộng điểm khuyến khích nên thiếu động cơ học tập vì mục đích hướng nghiệp 105
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Cơ hội: Có các văn bản và chỉ thị của Nhà nước và của ngành về giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là nghị quyết 29-NQ/TW- Hội nghị Trung ương khóa 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đề ra biện pháp phải chú trọng giáo dục lao động và giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông, đảm bảo từng bước có đủ GV tư vấn học đường và hướng nghiệp ; Sự quan tâm, tham gia giáo dục hướng nghiệp của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ, CMHS; Sự ủng hộ và hỗ trợ nhiều mặt của các tổ chức và đoàn thể xã hội ở địa phương, các đối tác của cơ sở giáo dục đối với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Mối đe dọa: Tư tưởng học để làm “quan” còn nặng nề trong xã hội; tình trạng coi trọng bằng cấp; tình trạng HS đổ xô vào đại học và các ngành nghề “nóng”; Ý thức coi trọng chức quyền, đồng tiền, coi nhẹ lao động chân tay trong xã hội Khi phân tích yếu tố này, cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể kết hợp chỉ ra những khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế của địa phương, những hạn chế về nhận thức của nhân dân địa phương đối với công tác hướng nghiệp để đề ra mục tiêu và biện pháp thực hiện phù hợp. Bước 2. Xác định nhu cầu Các hoạt động hướng nghiệp được đưa vào kế hoạch giáo dục hướng nghiệp có được các GV và HS ủng hộ thực hiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra với nhu cầu của GV và HS ở các cơ sở giáo dục. Vì vậy, trước khi lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần xác định nhu cầu được tham gia từng hình thức hướng nghiệp và nhu cầu được cung cấp từng loại hình dịch vụ hướng nghiệp của HS; Nhu cầu của GV tham gia giáo dục hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục. Đối với cấp quản lí như Sở và Phòng GDĐT cũng cần xác định nhu cầu, khả năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở 106
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học giáo dục trên địa bàn. Có thể xác định nhu cầu bằng nhiều cách khác nhau như làm phiếu hỏi, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các trường, GV và HS, tọa đàm, hội thảo Ví dụ: 1. Xác định nhu cầu hướng nghiệp: Dựa vào lí thuyết mô hình “Cung cấp dịch vụ hướng nghiệp” (sơ đồ 1, phần 2), cán bộ quản lí hướng nghiệp của trường THPT X làm phiếu hỏi với 4 nội dung: 1/ Nhu cầu được cung cấp thông tin hướng nghiệp; 2/ Nhu cầu được tham gia các hình thức hướng nghiệp; 3/ Nhu cầu được hướng dẫn tìm hiểu sâu về hướng nghiệp; và 4/ Nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp. Từ thông tin thu thập được, cán bộ quản lí hướng nghiệp của trường THPT X phân tích các nhu cầu và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp. 2. Xác định nhu cầu học NPT của HS trong trường: Cán bộ quản lí hướng nghiệp tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của HS để biết được tỉ lệ HS có nhu cầu học các nghề khác nhau như: nghề cắt may, nghề nấu ăn, nghề làm vườn, nghề tin học, nghề điện dân dụng Nội dung các nghề và phương pháp tiến hành có cần thay đổi gì? Từ PH đó, xác định những nghề cần tổ chức dạy cho HS, những nghề không Ầ nên tiếp tục tổ chức và những thay đổi nếu có trong dạy NPT. N 3 3. Nhu cầu của GV: Cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể dùng phiếu hỏi hoặc tổ chức tọa đàm, trao đổi để biết được các nhu cầu của GV phụ trách hướng nghiệp như nhu cầu tập huấn về tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào môn văn hóa; Nhu cầu được bồi dưỡng theo hình thức chuyên đề về HĐGDHN và HĐGDNPT; Nhu cầu được tập huấn về kĩ năng tư vấn hướng nghiệp v.v Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV phụ trách các hoạt động hướng nghiệp. 107
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Bước 3. Nghiên cứu các quy định về giáo dục hướng nghiệp của Chính phủ, Bộ GDĐT, Nghị quyết về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện, chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 để hiểu rõ các căn cứ pháp lý khi xác định mục tiêu cũng như kế hoạch giáo dục hướng nghiệp. Bước 4. Xác định các nguồn lực cần thiết để giáo dục hướng nghiệp Thực hiện bước này nhằm đảm bảo chắc chắn các nguồn lực cần và đủ cho mỗi hình thức, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, từ đó đảm bảo kế hoạch giáo dục hướng nghiệp mang tính khả thi và đạt được mục tiêu đã xác định. Không có điều kiện về các nguồn lực thì mục tiêu và kế hoạch đặt ra dù có hay đến mức nào cũng không thể thực hiện được. Việc xác định điều kiện về các nguồn lực hiện có và có thể có càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì càng giúp cho cán bộ quản lí hướng nghiệp nhìn thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như khả năng và biện pháp thực hiện rõ ràng bấy nhiêu. Đồng thời, nó đảm bảo cho kế hoạch đặt ra phù hợp với thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục. Khi xác định các nguồn lực giáo dục hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể sử dụng công thức 5 M, đó là: Nguồn nhân lực thực hiện giáo dục hướng nghiệp(Man); Nguồn tài chính cho giáo dục hướng nghiệp (Money); Nguồn nguyên vật liệu, tài liệu cho giáo dục hướng nghiệp (Material); Máy móc, thiết bị cho giáo dục hướng nghiệp (Machine); Phương pháp giáo dục hướng nghiệp (Method). Sau khi xác định được các nguồn lực cần có cho giáo dục hướng nghiệp, cần đối chiếu với nguồn lực hiện có của cơ sở giáo dục để bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế. 108
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Ví dụ: Năm học 2013- 2014, nhà trường sẽ có 8 lớp 11 với số HS là 350 em. Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu học nghề của HS và khả năng của nhà trường, trường dự định sẽ mở 2 lớp nghề điện dân dụng; 2 lớp nghề cắt may; 2 lớp nghề nấu ăn; 2 lớp nghề tin học; 1 lớp nghề mộc; 1 lớp nghề trồng rừng; 1 lớp nghề làm vườn. Từ dự định này, cán bộ quản lí giáo dục hướng nghiệp của nhà trường sẽ sử dụng công thức 5 M để tính toán số GV dạy NPT, nguồn kinh phí cho dạy NPT, tài liệu, thiết bị và máy móc cần có cho từng NPT và cách thức tổ chức HĐGDNPT cho phù hợp với điều kiện của trường. Bước 5. Lập bản kế hoạch giáo dục hướng nghiệp Bước 5.1. Xác định tầm nhìn hướng nghiệp Tầm nhìn (Vision) là trạng thái tương lai có thể xảy ra, là biểu hiện mong muốn của cơ sở giáo dục và cộng đồng đối với công tác giáo dục hướng nghiệp. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi. Nó chỉ ra cầu nối giữa giáo dục hướng nghiệp hiện tại và giáo dục hướng nghiệp trong tương lai. Có xác định được tầm nhìn hướng nghiệp, cán bộ PH quản lí hướng nghiệp mới có căn cứ, có định hướng để xác định mục Ầ N 3 tiêu, các nhiệm vụ, các nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp cụ thể, các nguồn lực và các biện pháp giáo dục hướng nghiệp. Để xác định được tầm nhìn hướng nghiệp, cần trả lời một số câu hỏi chính như: Giáo dục hướng nghiệp phải hướng tới xây dựng năng lực hướng nghiệp nào cho HS? Mỗi tổ chức xã hội, trong bối cảnh cụ thể, có thể và nên đóng vai trò gì và sẽ thực hiện vai trò đó như thế nào đối với công tác giáo dục hướng nghiệp? Thông thường một bản Tầm nhìn hướng nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chiến lược thực hiện và vai trò của các tác nhân hướng nghiệp. 109
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Bước 5.2. Xác định mục tiêu chung và các mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cụ thể Mục tiêu là cái đích phải đạt tới, là trạng thái mong muốn, khả thi và cần thiết trong tương lai của giáo dục hướng nghiệp. Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, mục tiêu cuối cùng phải đạt được là các năng lực hướng nghiệp được hình thành, phát triển ở HS sau quá trình được giáo dục hướng nghiệp. Trước hết, cần xác định mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp. Việc xác định mục tiêu chung có vai trò cực kì quan trọng. Mục tiêu chung là điểm xuất phát, định hướng, chi phối sự vận động của toàn bộ quá trình quản lí hướng nghiệp; Là cơ sở để xác định các mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ cụ thể, các nguồn lực và các biện pháp tiến hành giáo dục hướng nghiệp. Có thể nói, xác định mục tiêu chung cho giáo dục hướng nghiệp là tiền đề quan trọng nhất để tổ chức, quản lí giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả. Sau khi đã xác định mục tiêu chung, cần tiếp tục xác định các mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cụ thể cho từng hình thức, hoạt động hướng nghiệp để có căn cứ xác định nhiệm vụ cụ thể, biện pháp thực hiện và phân bổ nguồn lực. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cần đảm bảo 7 nguyên tắc sau: Cụ thể (Specific): Mục tiêu là cái đích phải đạt tới nên cần phải rõ ràng và cụ thể để giúp người thực hiện dễ dàng nhận thức được mong muốn kết quả cần đạt được sau quá trình giáo dục hướng nghiệp. Đo lường được (Measures): Trong nội dung mục tiêu phải thể hiện rõ mức độ cần đạt qua giáo dục hướng nghiệp để dễ dàng cho việc kiểm tra và đánh giá sau này; 110
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Phù hợp (Appropriate): Mục tiêu phải phù hợp với khả năng thực hiện trong bối cảnh nhất định và đem lại hiệu quả hữu ích cho HS, nhà trường và xã hội; Khả thi/vừa sức (Reasonable): Nhằm đảm bảo cho chủ thể quản lí và đối tượng quản lí thực hiện được mục tiêu; Thời hạn (Time limit): Mục tiêu phải chỉ ra được thời hạn thực hiện; Kết quả, hiệu quả (Effect): Mục tiêu phải chỉ ra được kết quả và hiệu quả cần đạt được của giáo dục hướng nghiệp; Thực tế (Reality): Mục tiêu phải sát với tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu thực tế; Bảy chữ cái đầu của 7 nguyên tắc trên được gộp lại thành chữ SMARTER, nên còn gọi là nguyên tắc SMARTER. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu: Được mọi người thừa nhận là quan trọng; Cụ thể, rõ ràng và PH Ầ dễ hiểu; Ấn tượng và thực tế; Vừa sức và có thể phân bổ thời gian; N 3 Tương xứng với chiến lược giáo dục hướng nghiệp; Định hướng tới kết quả; Khả thi nhưng đầy thử thách. Những căn cứ để xác định mục tiêu giáo dục hướng nghiệp của cơ sở giáo dục Muốn thực hiện được các nguyên tắc và yêu cầu trên, khi xác định mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho cơ sở giáo dục cần căn cứ vào: - Các văn bản và chỉ thị về giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông của Chính Phủ và Bộ GDĐT; 111
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Tầm nhìn hướng nghiệp; - Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục như môi trường giáo dục hướng nghiệp (đã phân tích ở bước 1); Khả năng thực tế về các nguồn lực giáo dục hướng nghiệp (đã phân tích ở bước 4); Trình độ nhận thức của HS và các tác nhân tham gia giáo dục hướng nghiệp tại CSGD; - Nội dung giáo dục hướng nghiệp cơ bản và mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp (đã nêu ở phần 2). Ví dụ: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục hướng nghiệp được xác định trong Tầm nhìn hướng nghiệp, Sở GD&ĐT tỉnh Y đã xác định mục tiêu chung và mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cụ thể ở cấp THCS như sau: Mục tiêu chung: HS có khả năng nhận thức bản thân, nhận thức nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp. Từ đó, HS có thể lựa chọn ban học phù hợp ở cấp THPT (tự nhiên, xã hội v.v ). Đối với các HS không thể tiếp tục học lên THPT, họ sẽ tự tin và có năng lực để chọn các chương trình đào tạo nghề/ trường nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS. Mục tiêu cụ thể: 100% HS các lớp 9 được cung cấp thông tin hướng nghiệp mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu; 60% HS lớp 9 được tham gia hoạt động hướng nghiệp phù hợp với nhu cầu và liên tục được cập nhật thông tin thị trường tuyển dụng trong và ngoài nước; 30% - 35% HS lớp 9 được sử dụng dịch vụ tìm hiểu/ hướng dẫn sâu về hướng nghiệp; 15% - 20% HS lớp 9 được cung cấp dịch vụ tư vấn hướng nghiệp với chất lượng cao khi cần thiết; 80% HS lớp 9 được học NPT 75 tiết theo nhu cầu Bước 5.3. Xác định các chuẩn đo đạc kết quả giáo dục hướng nghiệp để có căn cứ đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của từng 112
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học nhiệm vụ, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở từng cơ sở giáo dục. Chuẩn đo đạc thường được xác định bởi cấp quản lí Bộ GDĐT. Hiện nay, chuẩn đo đạc chính cho giáo dục hướng nghiệp là chuẩn kiến thức, kĩ năng của HĐGDHN và HĐGDNPT được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GDĐT ban hành năm 2006. Bước 5.4. Lên kế hoạch cho các hình thức, hoạt động hướng nghiệp với các nội dung chính như sau: .+2o&+ JL®RGÝFKÞæQJQJKLÈS ;®F /·S.+ 7ÊQK 3K²Q 4X\ ;®F 4X\ öÍQK WKãFKLÈQ WR®Q FÓQJWU®FK öÍQKFä öÍQK\ÃX öÍQKFKÅ QKâQJ FKRWßQJ QJXÔQOãF QKLÈPFKR FKÅK×WUé F³XFKXµQ öØE®RF®R QKLÈPYÝ QKLÈPYÝ F³QWKLÅW WßQJEØ SKÕLKéS ö®QKJL® NÅWTX¯ YæLNÅWTX¯ YæLWKåL FKRWßQJ SK·Q JLâDF®F QJÞåLJL®P WKãFKLÈQ FÝWKÆF³Q JLDQUÑ QKLÈPYÝ W®FQK²Q V®Wö®QK FÓQJYLÈF ö±WöÞéF UQJ +1 JL®WÞäQJ FÛDWßQJ àQJYæL QKLÈPYÝ QKLÈPYÝ Lưu ý: PH Ầ Khi lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho một năm học, một N 3 học kì, kế hoạch tháng cụ thể cho cơ sở giáo dụccủa mình, cán bộ quản lí hướng nghiệp nên vận dụng kĩ thuật 5 W 1 H để làm rõ: Làm cái gì (What)? Tại sao làm (Why)? Ai làm (Who)? Làm ở đâu (Where)? Làm khi nào đến khi nào (When)? Làm như thế nào (How)? 113
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 1. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục không bám sát mục tiêu giáo dục hướng nghiệp đã được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GDĐT; 2. Mục tiêu được xác định chung chung, không cụ thể, rõ ràng, thiếu thực tế và không hướng tới việc hình thành và phát triển những năng lực hướng nghiệp của HS; 3. Mục tiêu chung không bao quát được mục tiêu cụ thể và ngược lại, mục tiêu cụ thể không sát với mục tiêu chung; 4. Các chuẩn đo đạc kết quả giáo dục hướng nghiệp không được đặt ra hoặc không bám sát năng lực hướng nghiệp của HS. 5. Các nguồn lực được đề ra để thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp vượt quá xa khả năng của cơ sở giáo dục; 6. Các nội dung, biện pháp, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp mang tính chủ quan, thiếu cụ thể, thiếu thực tế và thiếu tính khả thi. 2. Chức năng tổ chức 2.1. Ý nghĩa Thực thi chức năng tổ chức trong quản lí hướng nghiệp là thực hiện quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực, trong đó trọng tâm là nguồn nhân lực. Nếu ví việc lập kế hoạch như việc thiết kế trong xây dựng thì chức năng tổ chức được coi như việc bố trí các nguồn lực (nhân lực, tài chính và vật liệu) cho việc thi công bản thiết kế. Nếu bố trí các nguồn lực hợp lý và khoa học thì các công việc trong bản thiết kế sẽ được thực hiện suôn sẻ, chi phí hợp lý mà kết quả lại mĩ mãn. Trong 114
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học quản lí hướng nghiệp cũng vậy, nếu thực hiện tốt chức năng tổ chức sẽ thiết kế, hoàn thiện được bộ máy quản lí và xác định được cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp một cách hợp lý, khoa học. Nhờ đó, phát huy cao nhất khả năng của mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cá nhân và mỗi tác nhân trong giáo dục hướng nghiệp. Đồng thời tạo ra được sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, các bộ phận, các nguồn lực và các tác nhân vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Có thể khẳng định, thực hiện chức năng tổ chức là hết sức cần thiết vì nó có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp. 2.2. Nội dung Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện những nội dung chính của chức năng tổ chức sau: - Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; - Phân công nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục, cán bộ và GV; PH Ầ - Hỗ trợ các cơ sở giáo dục và các cá nhân thực hiện nhiệm N 3 vụ được giao; - Xác định cơ chế quản lí và phối hợp giữa tác nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục. 2. 3. Cách thực hiện Để thực hiện chức năng tổ chức giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả, cần tiến hành theo các bước sau: 115
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học %ÞæF;®FöÍQKF®FQKLÈPYÝF³QWKãFKLÈQYQKÏPJØSF®F QKLÈPYÝWKQKEØSK·Q %ÞæF7KLÅWNÅPÓKÉQKFäF´XWÖFKàFOPFÓQJW®FKÞæQJ QJKLÈSY[®FO·SFäFKÅSKÕLKéSKR±WöØQJJLâDF®FEØSK·Q F®FW®FQK²QKÞæQJQJKLÈS %ÞæF3K²QFÓQJQJÞåLSKÝWU®FKF®FEØSK·QYSK²QFÓQJ QKLÈPYÝFKRF®FF®QK²Q*LDRSKÏTX\ÄQK±QWÞäQJàQJöÆ WKãFKLÈQQKLÈPYÝ %ÞæF+×WUéF®FöÍDSKÞäQJWUÞåQJKÒF*9WKãFKLÈQ QKLÈPYÝöÞéFJLDR %ÞæF7KHRGÑLö®QKJL®WÊQKKLÈXQJKLÈPFÛDYLÈFWÖFKàF FÓQJW®FKÞæQJQJKLÈS Bước 1. Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và nhóm gộp các nhiệm vụ thành bộ phận Căn cứ vào kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đã lập, cán bộ quản lí hướng nghiệp xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Nhiệm vụ 1: Thực hiện chương trình HĐGDHN ở các lớp ( 9 tiết/ năm học); 116
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Nhiệm vụ 2: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua môn Công nghệ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và các môn văn hóa; Nhiệm vụ 3: Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp; Nhiệm vụ 4: Tổ chức ngoại khóa, tham quan để hướng nghiệp; Nhiệm vụ 5. Thực hiện HĐGDNPT theo chương trình và tổ chức lao động sản xuất. Sau khi xác định các nhiệm vụ, có thể nhóm gộp các nhiệm vụ thành 3 bộ phận: - Bộ phận phụ trách HĐGDHN (gồm nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 4) - Bộ phận cung cấp thông tin hướng nghiệp với nhiệm vụ chính là thu thập, cung cấp thông tin cập nhật về hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp (nhiệm vụ 3) - Bộ phận dạy NPT (nhiệm vụ 5) PH Ầ Bước 2. Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức làm các nhiệm vụ N 3 hướng nghiệp và xác lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các tác nhân hướng nghiệp Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa, có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, được bố trí theo một cách thức nhất định và có mối liên hệ qua lại với nhau để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định. Như vậy, cơ cấu tổ chức có 4 yếu tố cơ bản: 1/ chuyên môn hóa; 2/ quyền hạn và trách nhiệm; 3/ bố trí theo một cách thức nhất định và 4/ có mối liên hệ qua lại với nhau. 117
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Căn cứ để thiết kế cơ cấu tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp - Mục tiêu chung và mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cụ thể; - Giới hạn quản lí (cấp Sở, cấp Phòng hay cấp trường, cấp trung tâm giáo dục); - Số lượng và chất lượng nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của cơ sở giáo dục. Tránh cồng kềnh nhưng cũng tránh việc đơn giản hóa quá mức, không có cơ cấu tổ chức thực hiện; - Môi trường giáo dục: Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp có liên quan với nhiều tổ chức, đoàn thể trong cơ sở giáo dục và ngoài xã hội. Do vậy, khi thiết kế cơ cấu tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, cần biết rõ ảnh hưởng của từng tác nhân hướng nghiệp đối với từng nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp để từ đó xác định thành phần của từng bộ phận cho hợp lý. Ví dụ: Bộ phận làm nhiệm vụ tổ chức HĐGDHN cần có cả sự tham gia của Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ HS Yêu cầu khi thiết kế cơ cấu tổ chức - Phù hợp với mục tiêu giáo dục hướng nghiệp và tầm quản lí12; - Đảm bảo tính cân đối và hợp lý về số lượng, chất lượng của các mối quan hệ trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình; - Đảm bảo tính linh hoạt, có khả năng thích ứng cao với những biến đổi bên trong và bên ngoài môi trường giáo dục; - Đảm bảo tính hiệu quả, sử dụng chi phí thấp nhất về kinh tế và nhân lực nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu. 12 Tầm quản lí là giới hạn quản lí mà cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể giám sát có hiệu quả. Ví dụ: tầm quản lí cấp Sở; tầm quản lí cấp Phòng, tầm quản lí cấp trường 118
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Cơ cấu tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp Xuất phát từ các hoạt động giáo dục hướng nghiệp chủ yếu ở trường phổ thông và những căn cứ, yêu cầu trên, có thể thiết kế cơ cấu tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp như sau: - Ban chỉ đạo hướng nghiệp của Sở GDĐT/Phòng GDĐT/ Trường học/Trung tâm giáo dục, gồm một lãnh đạo và một chuyên viên/ trợ lý. - Các bộ phận làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp: Bộ phận chỉ đạo/ tổ chức các HĐGDHN; bộ phận chỉ đạo/ tổ chức tư vấn hướng nghiệp; bộ phận chỉ đạo/ tổ chức dạy NPT. Mỗi bộ phận có một cán bộ phụ trách và một số cán bộ và GV tham gia thực hiện. Cũng trong bước này, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các tác nhân hướng nghiệp nhằm huy động và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, các tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Dựa vào nội dung về vai trò của các tác nhân khác nhau đối với nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, cán PH bộ quản lí hướng nghiệp xác lập cơ chế phối hợp cho phù hợp và hiệu Ầ quả. Cơ chế phối hợp cần được thảo luận và phổ biến rộng rãi để mọi N 3 người theo đó thực hiện. Bước 3. Phân công người phụ trách các bộ phận và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân. Giao phó quyền hạn tương ứng để thực hiện nhiệm vụ Phân công công việc một cách hợp lý và khoa học là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục; giúp cán bộ quản lí tiết kiệm thời gian, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và phát huy 119
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học tối đa năng lực, tính tích cực của mọi người trong quá trình tham gia giáo dục hướng nghiệp. Căn cứ để phân công công việc - Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp; - Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cụ thể đã xác định trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp; - Công việc ở từng vị trí; - Đặc điểm, năng lực của từng cá nhân. Nên nhớ: Người phù hợp với nhiệm vụ là người có học vấn và kinh nghiệm phù hợp, có khả năng, cá tính tương thích với yêu cầu nhiệm vụ và có sự yêu thích công việc. Yêu cầu của việc thiết kế và phân công thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp - Công việc được thiết kế phải hướng tới việc thực hiện được những nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp; - Tối ưu hóa quy trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; - Phát huy được tính năng động, tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ; - Tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, các bộ phận nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; - Quy định rõ ràng và chính xác trách nhiệm và công việc của mỗi bộ phận và cá nhân; 120
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Cung cấp các điều kiện vật chất và kĩ thuật cần thiết để thực thi nhiệm vụ; - Trao quyền tương xứng cho những người phụ trách các bộ phận. Nguyên tắc phân công công việc - Chuyên môn hóa công việc để phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi người, đồng thời có điều kiện tập trung bồi dưỡng chuyên môn để giúp họ có đủ kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao; - Phù hợp với năng lực và sở trường của các cá nhân; - Phù hợp với các nguồn lực vật chất và thiết bị kĩ thuật hiện có của cơ sở giáo dục; - Hiệu quả và tiết kiệm chi phí để duy trì hoạt động; - Công việc hấp dẫn và phong phú; - Phát huy được tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. PH Bước 2 và bước 3 được làm tốt ngay từ đầu thì đến những năm sau, Ầ cán bộ quản lí hướng nghiệp không phải làm lại mà chỉ cần điều chỉnh N 3 cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ sao cho phù hợp với những thay đổi của năm học. Bước 4. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, cán bộ và GV thực hiện nhiệm vụ được giao Muốn thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả, các cơ sở giáo dục cần có biện pháp hỗ trợ để cán bộ, GV hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó biện pháp cần phải được 121
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học quan tâm hàng đầu là bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự nòng cốt làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Các công việc phát triển đội ngũ nhân sự nòng cốt làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, gồm: - Tuyển chọn GV có khả năng phù hợp với từng nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp (tổ chức các HĐGDHN; Tư vấn hướng nghiệp; HĐGDNPT, cập nhật và cung cấp thông tin hướng nghiệp ), có tâm huyết làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; - Tìm hiểu yêu cầu cần có về kiến thức, kĩ năng và năng lực của GV ở từng mảng công việc; - Xác định khả năng thực có của nhà trường về kinh phí cho công tác bồi dưỡng GV; - Xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV và tập hợp các nhu cầu lại thành từng nhóm nhu cầu (ví dụ: PPDH, kiến thức hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào môn học ); - Xác định phương pháp và hình thức bồi dưỡng thích hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục, cán bộ và GV; - Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và GV nòng cốt; - Tổ chức bồi dưỡng GV theo các nội dung và hình thức đã xác định. Gợi ý tổ chức bồi dưỡng GV: Nội dung bồi dưỡng: - Các kiến thức cơ bản về hướng nghiệp - PPDH tích cực trong HĐGDHN và HĐGDNPT; 122
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp vào từng môn học và HĐGDNGLL; - Khai thác và sử dụng thông tin hướng nghiệp; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐGDHN và HĐGDNPT; - Sử dụng thiết bị dạy học trong HĐGDHN và HĐGDNPT; - Tư vấn hướng nghiệp Hình thức và thời gian bồi dưỡng Tùy điều kiện của các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lí hướng nghiệp xác định hình thức bồi dưỡng cho phù hợp. Có thể là hình thức bồi dưỡng tập trung trong một số đợt với thời gian ngắn (1 tuần - 10 ngày) hoặc trong thời gian 1 tháng hè cho tất cả GV trên địa bàn. Có thể là yêu cầu GV tự bồi dưỡng, tự học và cần chỉ rõ nguồn tài liệu tham khảo cho họ. Có thể là bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn Nhưng tốt nhất là kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, trong đó hình thức bồi dưỡng tập trung là hình thức chủ đạo. PH Phương pháp bồi dưỡng Ầ N 3 Nên áp dụng phương pháp trải nghiệm với sự tham gia tích cực của người học để mọi người có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình bồi dưỡng. Bước 5. Theo dõi và đánh giá tính hiệu nghiệm của tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp Theo dõi và đánh giá tính hiệu nghiệm của tổ chức làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp biết được cơ cấu tổ chức, việc phân công, phân nhiệm và sự hỗ trợ đối với các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp có hợp lý, khoa học và hiệu quả 123
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học hay không? Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc thực hiện bước 5 cũng là cơ sở để cán bộ quản lí hướng nghiệp rút kinh nghiệm thực hiện chu trình quản lí tiếp theo hiệu quả hơn. Tính hiệu nghiệm của việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp thể hiện rõ ràng qua kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, cá nhân. Hai công cụ giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp rất nhiều trong việc thực hiện bước 5 là “Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp” và “Mô hình lập kế hoạch nghề”. Hai sơ đồ này giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp tự đánh giá những hoạt động/dịch vụ hướng nghiệp của cơ sở giáo dục mình quản lí có đi đến mục tiêu đã xác định hay không. CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN 1. Bạn đã làm gì khi thực hiện chức năng tổ chức trong quá trình quản lí hướng nghiệp tại cơ sở giáo dục bạn phụ trách? 2. Ở cơ sở giáo dục của bạn đã cử GV phụ trách các hoạt động giáo dục hướng nghiệp như thế nào? Bạn đã làm thế nào để có được đội ngũ GV hướng nghiệp (nếu đã có)? 3. Khâu nào là khâu vướng mắc nhất khi bạn thực hiện chức năng tổ chức trong quản lí hướng nghiệp? Bạn đã tìm cách giải quyết khâu vướng mắc này như thế nào? 4. Bạn đã huy động và phối hợp với các tác nhân hướng nghiệp như thế nào trong quá trình quản lí hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục của bạn? 5. Cơ sở giáo dục của bạn đã tổ chức những hoạt động giáo dục hướng nghiệp nào để HS có cơ hội thể hiện năng lực, sở thích và hứng thú của bản thân đối với nghề nghiệp? 6.Theo bạn, cán bộ quản lí hướng nghiệp thường mắc những lỗi nào khi thực hiện chức năng tổ chức? Nên sửa những lỗi đó bằng cách nào? 124
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 3. Chức năng chỉ đạo 3.1. Ý nghĩa Chỉ đạo là quá trình tác động đến các cá nhân và tập thể làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp. Chức năng chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng trong chu trình quản lí giáo dục hướng nghiệp bởi những lẽ sau: - Thực hiện nghiêm túc chức năng chỉ đạo, cán bộ quản lí hướng nghiệp duy trì được kỉ luật, kỉ cương của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, của cán bộ và GV ở cơ sở giáo dục trong việc thực thi các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; - Thông qua việc thực hiện chức năng chỉ đạo, cán bộ quản lí hướng nghiệp hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ và động viên được cán bộ, GV và các tác nhân hướng nghiệp khác phát huy cao độ khả năng của bản thân để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp một cách tối ưu; - Phối hợp được với các tác nhân hướng nghiệp, các tổ chức, PH Ầ đoàn thể trong và ngoài cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả giáo N 3 dục hướng nghiệp; Từ những vai trò chủ yếu của chức năng chỉ đạo cho thấy, nếu chỉ tập trung làm tốt chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức mà buông lơi chức năng chỉ đạo thì cũng khó có thể đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. Cán bộ quản lí hướng nghiệp có phát huy tối đa vai trò của mình hay không? Năng lực quản lí hướng nghiệp của mỗi cán bộ quản lí hướng nghiệp như thế nào? Trách nhiệm của cán bộ quản lí hướng nghiệp đối với giáo dục hướng nghiệp đến mức nào? Sự nhạy bén cũng như nghệ thuật quản lí của cán bộ quản lí 125
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học hướng nghiệp ra sao? được thể hiện rất rõ qua việc thực hiện chức năng chỉ đạo. 3.2. Nội dung Các nội dung cơ bản khi thực hiện chức năng chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp: 6áGÝQJTX\ÄQK±QöÆWKãFKLÈQTX\ÄQFKËKX\Y KÞæQJ G¶Q WULÆQ NKDL F®F QKLÈP YÝ FÛD FÓQJ W®F KÞæQJQJKLÈS õÓQöÕFöØQJYLÃQNKÊFKOÈPÒLQJÞåLWKãFKLÈQ 1,'81*&¢%m1 QKLÈPYÝKÞæQJQJKLÈSö°öÞéFJLDR &$&+&1v1* &+õo2 *L®PV®WVáDFKâDYK×WUéPÒLöÕLWÞéQJTX¯QOÊ WKãFKLÈQF®FQKLÈPYÝö°öÞéFJLDR 5DF®FTX\ÅWöÍQKTX¯QOÊYWKÚFöµ\F®FKR±WöØQJ KÞæQJQJKLÈSSK®WWULÆQ Lưu ý: Nội dung cơ bản Ra quyết định quản lí: Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, có nhiều vấn đề cần được giải quyết. Nếu cán bộ quản lí hướng nghiệp không phát hiện để giải quyết kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng và trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Do vậy, cán bộ quản lí hướng nghiệp phải luôn quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới để phát hiện vấn đề nảy sinh và ra quyết định quản lí kịp thời. Việc ra quyết định là trọng tâm và luôn song hành trong quá trình cán bộ quản lí hướng nghiệp thực hiện chức năng chỉ đạo. Vậy, ra quyết định quản lí là gì? Ra quyết định quản lí được hiểu là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động thích hợp để giải quyết vấn đề. 126
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Ví dụ: Trong HĐGDHN, PPDH chủ đạo là phương pháp trực quan bằng băng và đĩa hình về thế giới nghề nghiệp, về hệ thống GDĐT kết hợp với tổ chức tọa đàm, thảo luận và dạy học hợp tác. Nhưng thời lượng dành cho HĐGDHN hiện nay chỉ còn 9 tiết/ năm học, các trường lại không có băng, đĩa hình về hướng nghiệp. Đây là một vấn đề cần phải giải quyết. Trách nhiệm của cán bộ quản lí hướng nghiệp là ra quyết định quản lí để giải quyết vấn đề này. Trong quản lí hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp nên sử dụng quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích hệ thống vấn đề. Các giải pháp thực hiện quyết định được đưa ra trên cơ sở so sánh có căn cứ khoa học. Phương án quyết định là phương án hợp lý và có hiệu quả nhất. 3.3. Phương thức tác động hiệu quả Để có phương thức tác động hiệu quả, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần phải: PH &ÏQ¸QJOãFYSKµPFK´WSKÙKéSYæLQKLÈPYÝ Ầ öÞéFJLDR N 3 %LÅW Y·Q GÝQJ OLQK KR±W Y V®QJ W±R F®F SKÞäQJ &l&<8&q8õ& SK®STX¯QOÊ 3+¢1*7+&7l& õ1*+,848m %LÅWOãDFKÒQVáGÝQJSKRQJF®FKYFÓQJFÝTX¯Q OÊSKÙKéS 7ßQJEÞæFW±RO·SYKRQWKLÈQQJKÈWKX·WTX¯QOÊ FKRE¯QWK²Q 127
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Lưu ý: 1. Chỉ đạo một cách thường xuyên và sát sao là một trong những yếu tố thúc đẩy mọi người làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp đúng tiến độ và yêu cầu; 2. Chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp một cách toàn diện trên hai phương diện: nhận thức và hành vi; 3. Luôn coi trọng động cơ và nhu cầu của các tác nhân hướng nghiệp trong quá trình chỉ đạo; 4. Quan tâm động viên, khích lệ cán bộ và GV bằng vật chất và tinh thần để họ phát huy hết khả năng của mình trong quá trình làm nhiệm vụ hướng nghiệp; 5. Vận dụng phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt, phù hợp với năng lực bản thân và các tác nhân hướng nghiệp. 4. Chức năng kiểm tra, đánh giá 4.1. Ý nghĩa Kiểm tra, đánh giá trong quản lí hướng nghiệp là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá các hoạt động hướng nghiệp có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không? Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá. Đánh giá là quá trình xử lý các thông tin thu thập được qua kiểm tra, từ đó đưa ra các nhận định về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Khi nói về ý nghĩa và vai trò của chức năng kiểm tra, đánh giá, Bác Hồ đã chỉ ra “Kiểm tra khéo thì bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết và về sau công việc nhất định sẽ tốt hơn”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chỉ rõ “Kiểm tra, thanh tra là công việc chính của người 128
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học quản lí vì nếu không kiểm tra, thanh tra có nghĩa là không quản lí, không làm đúng chức trách của mình”. Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết, nhằm: - Xem xét các hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục và các bộ phận có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp hay không?; - Xem xét những ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót trong quá trình giáo dục hướng nghiệp ở cơ sở để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lí; - Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp có phù hợp với các nguồn lực hiện có của cơ sở giáo dục hay không?; - Có căn cứ để đưa ra và/ hoặc hoàn thiện các quyết định quản lí, đồng thời có cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của các quyết định quản lí giáo dục hướng nghiệp. Qua đó, có sự điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lí chưa phù hợp và hoặc kém hiệu quả trong thực tiễn; PH - Thể hiện được quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với Ầ N 3 nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, đồng thời cũng biết được thái độ, trách nhiệm của cấp dưới đối với các quyết định đã được đưa ra; - Phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự; - Giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thấy cần thiết; - Thu thập được các thông tin để có cơ sở đánh giá một cách kịp thời, khách quan tiến độ và kết quả giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh 129
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học giá hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp tiếp theo. 4.2. Nội dung Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện những công việc sau: - Đối chiếu và đo lường kết quả đạt được của mỗi hoạt động giáo dục hướng nghiệp với chuẩn đã đề ra để đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp so với kế hoạch giáo dục hướng nghiệp; - Phát hiện mức độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của các phòng GDĐT, các trường THPT chịu sự quản lí trực tiếp của Sở GDĐT, các trường THCS chịu sự quản lí trực tiếp của phòng GDĐT, các bộ phận (nhóm), cán bộ, GV trong trường và tiến hành điều chỉnh những sai lệch; - Hiệu chỉnh và sửa lại những chuẩn đánh giá nếu thấy cần thiết. 4.3. Cách thực hiện Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá theo các bước sau: %ÞæF;²\GãQJFKXµQö®QKJL®YLÈFWKãFKLÈQF®FPÝFWLÃXY QKLÈPYÝJL®RGÝFKÞæQJQJKLÈS %ÞæFõRö±FYLÈFWKãFKLÈQF®FQKLÈPYÝJL®RGÝF KÞæQJQJKLÈS %ÞæFõLÄXFKËQKF®FVDLOÈFKöÆJL®RGÝFKÞæQJQJKLÈSö±WöÞéF PÝFWLÃXö°[®FöÍQK 130
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp nên ưu tiên dành thời gian cho công tác kiểm tra (tốt nhất là 30% - 40% thời gian). Có thể kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục theo nhiều cách khác nhau như: 1/Kiểm tra đột xuất, không báo trước để nhà trường và GV luôn có tinh thần sẵn sàng kiểm tra, có ý thức tự kiểm tra; 2/ Kiểm tra có báo trước để nhà trường và GV tập trung chuẩn bị. Qua đó, GV bộc lộ được trình độ và tài năng; Cán bộ quản lí hướng nghiệp đánh giá đúng khả năng của nhà trường và năng lực của GV, đồng thời tạo được không khí thi đua làm giáo dục hướng nghiệp tốt trong các cơ sở giáo dục; 3/ Kết hợp kiểm tra đột xuất với kiểm tra, đánh giá có báo trước; 4/ Kiểm tra theo chuyên đề: khi thấy có vấn đề nào đó nổi cộm trong việc thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp, có thể tiến hành kiểm tra theo chuyên đề để đánh giá lại vấn đề đó cho chính xác; 5/ Kiểm tra bằng phương pháp quan sát; 6/ Kiểm tra qua trao đổi với GV, trưởng nhóm Để việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, cần lưu ý: PH - Xác định rõ mục đích và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá; Ầ N 3 - Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá để điều chỉnh các sai lệch, làm cho các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định. Đánh giá dựa trên chuẩn đo đạc và thông tin thu được qua kiểm tra để khen chê, thưởng phạt đúng, công tâm, công bằng mới có tác dụng và làm cho tập thể đoàn kết, nhất trí. 131
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN 1. Bạn có thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục do bạn quản lí không? Vì sao? 2. Bạn thường kiểm tra bằng cách báo trước hay kiểm tra không báo trước? Vì sao? 3. Bạn hãy nhớ và kể lại quy trình kiểm tra một hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục do bạn quản lí và tự đánh giá kết quả kiểm tra của bạn? 4. Bạn hãy cho biết, khi thực hiện chức năng kiểm tra, bạn dễ bị mắc lỗi nào? Bạn có thể sửa những lỗi đó bằng cách nào? III. THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ HƯỚNG NGHIỆP 1. Vai trò Trong quản lí hướng nghiệp, yếu tố thông tin đóng vai trò rất quan trọng vì thông tin trong quản lí hướng nghiệp là căn cứ khoa học để cán bộ quản lí hướng nghiệp: - Lập kế hoạch quản lí hướng nghiệp; - Xây dựng và phổ biến mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho các tác nhân hướng nghiệp và HS; - Tìm kiếm, khai thác, phân bổ, tổ chức nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tham gia giáo dục hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục và các địa phương một cách hiệu quả; - Lựa chọn, phát triển đội ngũ cán bộ và GV và các tổ chức, đoàn thể tham gia giáo dục hướng nghiệp; - Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các tác nhân và HS về hướng nghiệp; 132
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển, thúc đẩy và tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân, bộ phận trong và ngoài ngành tham gia giáo dục hướng nghiệp; - Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục khác; - Hỗ trợ HS tìm hiểu đầy đủ hơn về các ngành nghề chủ yếu trong xã hội; Thông tin về thị trường tuyển dụng/ lao động ở địa phương, đất nước, về tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nghề ; - Giúp CMHS và các tác nhân hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường có được những thông tin đầy đủ, chính xác và tin cậy về giáo dục hướng nghiệp, từ đó có sự hỗ trợ tích cực đối với việc giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông. Tóm lại, yếu tố thông tin giữ vai trò cực kì quan trọng trong quản lí giáo dục hướng nghiệp. Có thể ví yếu tố thông tin như mạch máu liên kết các chức năng quản lí, chuyển tải các thông tin cần thiết, kịp thời làm cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được vận hành theo đúng kế hoạch và đạt kết quả. Trách nhiệm của cán bộ quản lí hướng nghiệp là tổ chức và xây dựng hệ thống thông tin phục PH Ầ vụ quản lí hướng nghiệp. N 3 2. Một số loại thông tin Có nhiều loại thông tin được sử dụng trong quản lí hướng nghiệp nhằm giúp cho các hoạt động hướng nghiệp vận hành theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả. Tùy theo cách phân loại, có các loại thông tin khác nhau. Ví dụ, theo hình thức chuyển tải thông tin có thông tin bằng chữ viết, thông tin bằng lời nói; Theo chiều thông tin có thông tin chỉ thị xuống dưới, thông tin báo cáo lên trên, thông tin ngang, thông tin đan chéo; Theo tính chất chính thống có thông tin chính thức và thông tin không chính thức; Theo mối quan hệ với hệ 133
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học thống quản lí có thông tin bên ngoài, thông tin bên trong Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu hai loại thông tin mang tính phổ quát nhất là “Thông tin bên ngoài” và “Thông tin bên trong”. 2.1. Thông tin bên ngoài Thông tin bên ngoài là những thông tin từ môi trường bên ngoài vào cơ sở giáo dục, như: Các chủ trương của Chính phủ, của ngành giáo dục về giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông; Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương; Cơ cấu ngành nghề và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề có xu hướng phát triển trên thế giới, trong nước và địa phương; Thông tin về thị trường tuyển dụng/ lao động; Thông tin tuyển sinh Trong quản lí giáo dục hướng nghiệp, thông tin bên ngoài hết sức quan trọng bởi nó không chỉ giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp và các tác nhân có được những phương tiện, công cụ để tác nghiệp mà nó còn giúp HS thực hiện ba bước tìm hiểu nghề nghiệp để lập kế hoạch nghề nghiệp một cách thuận lợi và đạt kết quả. Yêu cầu đặt ra là những thông tin hướng nghiệp từ môi trường xã hội vào cơ sở giáo dục “phải đảm bảo cho phụ huynh, HS có được những thông tin chính xác, có tính thời sự, phản ánh được những thay đổi đang xảy ra ở thị trường tuyển dụng trong và ngoài nước và hữu ích cho mục tiêu chọn ngành, chọn nghề, đồng thời, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam” (Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp). Cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể truy cập các thông tin phục vụ cho quản lí hướng nghiệp theo các địa chỉ đã nêu trên cổng thông tin Hướng nghiệp: www.emchonnghegi.edu.vn và tham khảo thêm ở mục V, phần 2. 134
- Phần 3. Tổ Chức, Quản Lí Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 2.2. Thông tin bên trong Thông tin bên trong (thông tin nội bộ) là những thông tin phục vụ cho công tác quản lí hướng nghiệp, đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và hiệu lực. Thông tin bên trong bao gồm: các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp; thông tin về công tác tổ chức; thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và các điều kiện để tổ chức giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục như tình hình đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tình hình tài chính cho giáo dục hướng nghiệp, tình hình quản lí hướng nghiệp Lưu ý: Các loại thông tin được sử dụng trong quản lí hướng nghiệp cần phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, hệ thống, tổng hợp, đầy đủ, cô đọng và lô gic, đồng thời phải đảm bảo tính pháp lý và tính kinh tế. Cần tránh tình trạng lọc tin, đó là, người nhận tin có chủ ý nhào nặn, bóp méo và loại bớt thông tin sao cho vừa ý người nhận tin; Tình trạng nhiễu tin: sai lạc thông tin do tác động của yếu tố chủ quan và khách quan và quá tải thông tin. PH Ầ CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN N 3 1. Ở cơ sở giáo dục của bạn đã có phòng thông tin hướng nghiệp hoặc góc hướng nghiệp và cổng thông tin hướng nghiệp chưa? Vì sao chưa có? (nếu chưa có) 2. Bạn hãy kể tên những dữ liệu thông tin phục vụ cho quản lí hướng nghiệp đã có ở cơ sở giáo dục của bạn? 3. Bạn đánh giá như thế nào về hệ thống thông tin quản lí hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục do bạn quản lí? 135
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN 4. Theo bạn, cơ sở giáo dục do bạn quản lí cần cải thiện hệ thống thông tin như thế nào để phục vụ có hiệu quả cho giáo dục hướng nghiệp? 5. Làm thế nào để cơ sở giáo dục do bạn quản lí có được “hệ thống thông tin chính xác, có tính thời sự, phản ánh được những thay đổi đang xảy ra ở thị trường tuyển dụng trong và ngoài nước và hữu ích cho mục tiêu chọn ngành, chọn nghề, đồng thờ,phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam” (Mô hình Cung cấp dịch vụ hướng nghiệp). 136
- PHAÀN 4 PHUÏ LUÏC
- Phần 4. Phụ lục 1 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ MẪU CÂU HỎI VÀ PHIẾU TRẮC NGHIỆM 1. Tư vấn tường thuật để tìm sở thích 1. Trong các môn học hiện tại, em thích môn nào nhất? Vì sao? 2. Trong các bài tập đã được cho làm từ trước đến nay mà em có thể nhớ, bài nào em thấy mình hứng thú để làm nhất? Vì sao? 3. Nếu chỉ được chọn học 3 môn, em sẽ chọn những môn nào? PH Ầ Vì sao? PH N 2 4. Trong thời gian rảnh rỗi em thích làm gì nhất? 5. Những khi căng thẳng vì học hành, em hay làm gì? 6. Những khi mệt mỏi vì áp lực gia đình, cuộc sống hay do mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, em thường làm gì? 7. Khi em còn nhỏ, em thích làm gì? 8. Những sở thích nào của em lúc nhỏ không còn nữa khi em lớn Ầ lên? Các sở thích đó đã mất đi khi nào? Vì sao sở thích PH đó mất đi? N 3 9. Vào dịp sinh nhật bạn bè và người thân, em thường tặng họ quà gì? Em có hay tự làm quà để tặng họ không? 10. Em thích những hoạt động nghệ thuật nào? (Ví dụ: hát, khiêu vũ, nhảy hip hop, vẽ, làm tượng, vv ) 11. Em thích những hoạt động thể thao nào? (Ví dụ: chơi bóng chuyền, đá bóng , chơi cầu lông v.v ) Ụ 12. Em có nhớ những khoảnh khắc nào, lúc làm việc gì thì em L Ụ hạnh phúc nhất không? C 1 139
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 2. Tư vấn tường thuật để tìm khả năng 1. Em nghĩ mình có khả năng ở những lĩnh vực nào? 2. Em thấy tự tin nhất khi tham gia những hoạt động gì? 3. Bạn bè và người thân thường hay khen em về điều gì? 4. Trong học tập, em nhận thấy mình khá và giỏi môn nào? 5. Ngoài lớp học, em nhận thấy mình khá và giỏi ở các hoạt động nào? 6. Trong tất cả các bài tập đã làm, em thấy mình làm loại bài tập nào dễ dàng nhất? 7. Em nghĩ mình giỏi lắng nghe hơn hay giỏi thuyết trình hơn? 8. Các bạn thường tìm đến em khi họ buồn hay khi họ muốn đi chơi? 9. Em thường hay được rủ đi đến những cuộc vui, tiệc tùng không? 10. Em có thường hay được bạn bè tâm sự chuyện riêng và xin lời khuyên không? 11. Em có tham gia hoạt động ngoại khóa không? Nếu có thì là hoạt động gì? 12. Ngoài việc học hành, em thường hay làm gì khi rảnh rỗi? 13. Em có ước mơ gì đặc biệt không? 140
- Phần 4. Phụ lục 1 3. Tư vấn tường thuật để tìm cá tính 1. Em thích đám đông hay thích ở một mình nhiều hơn? 2. Em có ngại khi đi chơi và gặp gỡ nhiều người lạ không hay là em cảm thấy thích thú khi được làm quen với bạn mới? 3. Em thích dự tiệc đông người hay chỉ đi với một nhóm bạn nhỏ em đã thân quen và biết rõ? 4.Em thường nhìn sự việc từ cái nhìn tổng quan hay em để ý chi PH tiết hơn? Ầ PH N 2 5. Bạn bè có khen em có khả năng để ý những chi tiết nhỏ hay không? 6. Khi làm bài, em có thường kiểm tra lại thật kỹ và ít khi bị những sai sót nhỏ không? 7. Em nghĩ mình là người phóng khoáng hay cẩn thận? 8. Em thích lý luận để hiểu vấn đề hay em thích dùng cảm xúc để tìm hiểu hơn? Ầ PH N 3 9. Bạn bè có nói em là người lạnh lùng không? 10. Khi em làm quyết định, em thường dùng cảm xúc hay lý trí? 11. Em có nghĩ mình là người ngăn nắp và đúng giờ không? 12. Ba mẹ có bao giờ than phiền về sự bừa bộn và hay quên của em? 13. Em giữ vai trò lãnh đạo nào trong lớp (nếu có)? Ụ L Ụ C 1 141
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 4. Tư vấn tường thuật để tìm giá trị 1. Đối với em, điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống? 2. Ước mơ của em là gì? Em muốn làm gì sau khi có việc làm ổn định trong tương lai? 3. Em có biết vì sao mình mình sinh ra trong cuộc đời này không? 4. Đối với em, đức tính nào ở em là quan trọng nhất? 5. Em mong muốn người bạn thân mình có đức tính gì? 6. Em mong muốn người yêu của mình có đức tính gì? 7. Theo em, thế nào là một cuộc sống hạnh phúc? 8. Theo em, một công việc lý tưởng là công việc như thế nào? 9. Trong cuộc đời em, em tôn trọng ai nhất? vì sao? 10. Trong những người em đã gặp từ trước đến nay, em yêu mến ai nhất? vì sao? 142
- Phần 4. Phụ lục 2 PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH (PHẦN 1) Đánh dấu X vào ô vuông trước mỗi câu mà bạn thấy phù hợp với mình. Đừng suy nghĩ quá nhiều khi lựa chọn câu trả lời. Thời gian hoàn thành: 20 phút. Mỗi ô được đánh dấu sẽ tính là 1 điểm, không phải điểm cao là làm giỏi mà phải lựa chọn theo đúng suy nghĩ bản thân. PH Ầ PH N 2 Tôi tự thấy mình là người khá về các môn thể thao Cộng số điểm ở Tôi là người yêu thích thiên nhiên các ô được đánh Tôi người hay tò mò về thế giới xung quanh mình (thiên dấu X và viết số nhiên, không gian, những sinh vật sống) tổng bên dưới Tôi là người độc lập Tôi thích sửa chữa đồ vật, vật dụng xung quanh tôi Nhóm Kĩ thuật Tôi thích làm việc có sử dụng tay chân (làm vườn, sửa chữa ___ nhà cửa) Tôi thích tập thể dục Tôi thích dành dụm tiền Tôi thích làm việc cho đến khi công việc hoàn thành Ầ PH N 3 (không thích bỏ dở việc) Tôi thích làm việc một mình Tôi là người rất hay để ý tới chi tiết và cẩn thận Cộng số điểm ở Tôi tò mò về mọi thứ các ô được đánh Tôi có thể tính những bài toán phức tạp dấu X và viết số Tôi thích giải các bài tập toán tổng bên dưới Tôi thích sử dụng máy tính Tôi rất thích đọc sách Nhóm Nghiên Tôi thích sưu tập (đá, tem, tiền đồng) cứu Ụ Tôi thích trò chơi ô chữ L Ụ Tôi thích học các môn khoa học ___ C 2 Tôi thích những thách thức 143
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Tôi rất sáng tạo Cộng số điểm ở Tôi thích vẽ, tô màu và sơn các ô được đánh Tôi có thể chơi một nhạc cụ dấu X và viết số Tôi thích tự thiết kế quần áo cho mình hoặc mặc những tổng bên dưới thời trang lạ và thú vị Tôi thích đọc truyện viễn tưởng, kịch và thơ ca Nhóm Nghệ Tôi thích mĩ thuật và thủ công Thuật Tôi xem rất nhiều phim Tôi thích chụp hình mọi thứ (chim, người, cảnh đẹp) ___ Tôi thích học một ngoại ngữ Tôi thích hát, đóng kịch và khiêu vũ Tôi rất thân thiện Cộng số điểm ở Tôi thích chỉ dẫn hoặc dạy người khác các ô được đánh Tôi thích nói chuyện trước đám đông dấu X và viết số Tôi làm việc rất tốt trong nhóm tổng bên dưới Tôi thích điều hành các cuộc thảo luận Tôi thích giúp đỡ những người gặp khó khăn Nhóm Xã hội Tôi chơi các môn thể thao có tính đồng đội ___ Tôi thích đi dự tiệc Tôi thích làm quen với bạn mới Tôi thích làm việc với các nhóm hoạt động xã hội tại trường học, nhà thờ, chùa, phường, xóm, hay cộng đồng 144
- Phần 4. Phụ lục 2 Tôi thích học hỏi về tài chính (tiền bạc) Cộng số điểm ở Tôi thích bán các sản phẩm (kẹo, bút viết v.v ) các ô được đánh Tôi nghĩ mình thuộc dạng nổi tiếng ở trường dấu X và viết số Tôi thích lãnh đạo nhóm và các cuộc thảo luận tổng bên dưới Tôi thích được bầu vào các vị trí quan trọng trong nhóm Nhóm Quản lí hoặc câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường ___ Tôi thích có quyền và thích ở vị trí lãnh đạo Tôi muốn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ Tôi thích tiết kiệm tiền Tôi thích làm việc cho tới khi công việc hoàn tất PH Tôi thích mạo hiểm và tham gia các cuộc phiêu lưu mới Ầ PH N 2 Tôi thích gọn gàng và ngăn nắp Cộng số điểm ở Tôi thích phòng của tôi thường xuyên gọn gàng và các ô được đánh ngăn nắp dấu X và viết số Tôi thích sưu tầm các bài báo về các sự kiện nổi tiếng tổng bên dưới Tôi thích lập những danh sách các việc cần làm Tôi thích sử dụng máy tính Nhóm Nghiệp Tôi rất thực tế và cân nhắc mọi chi phí trước khi mua một vụ thứ gì đó Tôi thích đánh máy bài tập của trường lớp hơn là viết tay ___ Tôi thích đảm nhận công việc thư ký trong một câu lạc bộ Ầ PH N 3 hay nhóm Khi làm toán, tôi hay kiểm tra lại bài làm nhiều lần Tôi thích viết thư Ụ L Ụ C 2 145
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH (PHẦN 2) Làm phần 1 trước khi làm phần 2. Từ kết quả của phần 1, viết số điểm của ba nhóm cao nhất xuống dưới đây. Nếu bạn có hai hay ba phần bằng nhau thì cũng không sao. Đây là kết quả sở thích của bạn. Hãy dùng kết quả trắc nghiệm sở thích của bạn để tìm hiểu bạn có tính cách gì và một số công việc phù hợp bạn nhất. Hãy gạch dưới chân những nghề mà bạn thấy thích ở cột bên phải Nhóm sở thích của bạn: ___ ___ ___ Tổng số Tổng số Tổng số cao nhất cao thứ hai cao thứ ba Nhóm Kỹ thuật Nghề nghiệp bạn thích là những người có tính thực tế Những ai có khả Vận hành máy, cơ khí ứng dụng, bảo Kĩ sư ô tô năng như một trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt Kĩ sư chế tạo máy vận động viên thể điện, bảo hành, sửa chữa điện- điện tử , Kĩ sư ngành tự thao hoặc có khả tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, động hóa năng như một thợ trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc máy, thích làm với dân dụng, mộc mĩ nghệ, nấu ăn, làm Kĩ sư nông, lâm, những vật cụ thể, vườn và chăm sóc cây xanh, cắt may, ngư nghiệp. máy móc, dụng thêu, đan, móc, kĩ thuật phòng lab, lái Kĩ sư thiết kế cụ, cây cối, con xe , lái tàu, công nghệ thông tin, y tá cảnh quang đô vật, hoặc các hoạt điều dưỡng thị, công trình động ngoài trời. Các công việc hoạt động thuộc nhóm kĩ công cộng, kĩ sư thuật có từ công nhân bậc 2/7, 3/7, công công nghệ may, nhân kĩ thuật trình độ TCN được đào kĩ sư công nghệ tạo tại các cơ sở dạy nghề, các trường thông tin, bác trung cấp nghề, TTKTTH-HN tại địa sĩ phương. Các công việc này được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. 146
- Phần 4. Phụ lục 2 Nhóm Nghiên cứu Nghề nghiệp bạn thích là những người thích tìm tòi, khám phá, điều tra Những ai thích Lập trình viên, kĩ thuật viên y tế, kĩ thuật Nhà sinh vật học quan sát, tìm tòi, viên phòng thí nghiệm, chăn nuôi, thú Nha sĩ/Dược sĩ khám phá, học y, kỹ thuật viên phục hồi răng, chuyên Kĩ sư phần mềm hỏi, điều tra, phân viên nghiên cứu thị trường, chuyên tích, đánh giá hoặc viên nghiên cứu các lĩnh vực khoa học Nhà khảo cổ học giải quyết vấn đề. tự nhiên, khoa học xã hội Nhà hóa học/vật PH lí học/địa lí học, Các ngành nghề trên được đào tạo tại Ầ các cơ sở dạy nghề, các trường trung PH nhà nghiên cứu N 2 cấp nghề, các trung tâm kĩ thuật tổng (địa chất, sử, dân hợp - hướng nghiệp của địa phương. tộc học ), bác sĩ, Các ngành nghề này cũng được đào tạo giảng viên đại trực tiếp tại đơn vị tuyển dụng sau một học, thạc sĩ, tiến thời gian thực hành và làm việc trực sĩ các ngành khoa tiếp tại đơn vị đó. học tự nhiên và khoa học xã hội Các công việc này được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các học viện trên Ầ PH toàn quốc. N 3 Nhóm Nghệ thuật Nghề nghiệp bạn thích là những người có sở thích thẩm mĩ, sáng tạo Những ai có khả Thiết kế đồ họa, phóng viên, thợ chụp Giám đốc quảng năng nghệ thuật, ảnh, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, cáo sáng tác, trực giác chèo, cải lương, tuồng ) thợ thủ công Kĩ sư thiết kế đồ và thích làm việc mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, họa, kiến trúc trong các tình làm đồ gốm sứ, chạm bạc ), nhà sư, giáo viên dạy huống không có báo, bình luận viên, dẫn chương trình, kịch, nhà văn, Ụ kế hoạch trước người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, họa sĩ, nhạc sĩ, kĩ L như dùng trí tưởng nhà thơ, đạo diễn, chuyên viên trang Ụ sư thiết kế mẫu, C 2 tượng và sáng tạo. điểm, thiết kế thời trang, chăm sóc cây giảng viên văn kiểng, cắm hoa, tỉa rau củ, làm hoa học 147
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Nhóm Nghệ thuật Nghề nghiệp bạn thích là những người có sở thích thẩm mĩ, sáng tạo Những ai có khả Các ngành nghề trên được đào tạo tại Các công việc năng nghệ thuật, các cơ sở dạy nghề, các trường trung này được đào tạo sáng tác, trực giác cấp nghề, các TTKTTH-HN, Hội tại các trường đại và thích làm việc Liên hiệp phụ nữ, nhà văn hóa của địa học, cao đẳng trong các tình phương. và các học viện, huống không có nhạc viện trên kế hoạch trước toàn quốc. như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo. Nhóm Xã hội Nghề nghiệp bạn thích là những người thích hoạt động xã hội Những ai thích Nhà hoạt động xã hội, y tá cộng đồng, Giáo viên các cấp, làm việc cung cấp dược tá, nhân viên các công ty du lịch, tư vấn viên, bác hoặc làm sáng tỏ hướng dẫn viên du lịch, huấn luyện sĩ, dược sĩ, luật sư, thông tin, thích viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ bác sĩ khoa tâm giúp đỡ, huấn khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội thần, thần kinh, luyện, chữa trị phụ nữ, nhân viên khách sạn/ resort., chuyên gia tâm hoặc chăm sóc sức nhân viên bảo hiểm lý, chuyên gia tư khỏe cho người Các ngành nghề trên được đào tạo tại vấn học đường, khác; có khả năng các cơ sở dạy nghề, các trường TT chuyên gia tư vấn về ngôn ngữ. KTTH-HN, Hội Liên hiệp phụ nữ, nhà bất động sản văn hóa của địa phương. Các công việc này được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các học viện, trên toàn quốc. 148
- Phần 4. Phụ lục 2 Nhóm Quản lí Nghề nghiệp bạn thích là những người có sở thích kinh doanh, lãnh đạo, thuyết phục người khác Những ai thích Công an, quân đội, quản trị kinh doanh, Quản lí khách làm việc với kĩ thuật hệ thống thông tin, quản trị sạn, giám đốc những người khác, mạng, chủ doanh nghiệp, chủ đại lý tín dụng, giám có khả năng tác kinh doanh, chuyên viên PR, quản lí đốc ngân hàng, động, thuyết phục, khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao sĩ quan công an, PH thể hiện, lãnh đạo cấp, kế toán sĩ quan quân đội, Ầ PH N 2 hoặc quản lí các Các ngành nghề trên được đào tạo tại chánh án, viện mục tiêu của tổ các cơ sở dạy nghề, các trường trung kiểm sát nhân chức, các lợi ích cấp nghề, các trường trung cấp cảnh dân, quản lí giáo kinh tế. sát, trung cấp quân sự, các TTKTTH- dục các cấp, kế HN, Hội Liên hiệp phụ nữ, nhà văn hóa toán trưởng. của địa phương. Các công việc này được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các học viện, trên toàn quốc. Ầ PH N 3 Ụ L Ụ C 2 149
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Nhóm Nghiệp vụ Nghề nghiệp bạn thích là những người thích nguyên tắc, làm việc với con số, báo cáo hoặc làm việc với máy móc được sắp đặt trật tự. Những ai thích Kế toán, thanh tra các ban ngành, thủ Cử nhân các làm việc với dữ thư, thư ký, nhân viên lưu trữ, nhân ngành ngân hàng, liệu, con số; có viên văn phòng, chuyên viên thuế, thủ tài chính, hành khả năng làm việc quỹ, kế toán viên, tiếp tân, bưu điện, chánh tổng hợp, văn phòng, thống nhân viên ngân hàng tổ chức cán bộ, kê; thực hiện các Các ngành nghề trên được đào tạo tại giáo viên, kiểm công việc đòi hỏi các cơ sở dạy nghề, các trường trung toán viên, nghiên chi tiết, tỉ mỉ, cẩn cấp nghề, các TTKTTH-HN, Hội cứu viên, luật sư, thận hoặc làm Liên hiệp phụ nữ, nhà văn hóa của địa công an hình sự theo hướng dẫn phương Các công việc của người khác. này được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các học viện, trên toàn quốc. 150
- Phần 4. Phụ lục 3 PHỤ LỤC 3 CÁC NHÓM TÍNH CÁCH THEO LÍ THUYẾT MẬT MÃ HOLLAND 1. NHÓM KĨ THUẬT Kiểu thực tế cụ thể - thao tác kĩ thuật, ký hiệu KT 1. ĐẶC ĐIỂM Những người ở nhóm kĩ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mĩ nghệ Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Thực tế - Cụ thể - Thể lực tốt - suy nghĩ thực tế - Tư duy, trí nhớ tốt PH - Say mê, nghiêm túc thực hiện các qui trình kĩ thuật Ầ PH N 3 - Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ - Năng lực chú ý vững vàng - Thị lực tốt - Trí tưởng tượng không gian tốt - Phản ứng cảm giác/ vận động nhanh, chính xác - Chịu đựng trạng thái căng thẳng - Kiên trì, nhạy cảm - Khí chất thần kinh ổn định Ụ L Ụ C 3 151
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng; làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao. Nghề phù hợp điển hình: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, điện- điện tử, cơ khí, điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc, các nghề thủ công mĩ nghệ, vận động viên, huấn luyện viên, cảnh sát, cứu hoả Chống chỉ định của những công việc trên13: - Dị ứng dầu mỡ, hóa chất - Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận - Loạn thị, loạn sắc, mù màu - Run tay và mồ hôi quá nhiều - Tâm lí không ổn định 3. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện - điện tử, tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mĩ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, thêu nghệ thuật, đan, móc, làm hoa, cắm hoa, điêu khắc, nhân viên kĩ thuật phòng thí nghiệm, tài xế, lái tàu, công nghệ thông tin, cảnh quan và môi trường, trồng hoa, cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp Các công việc hoạt động thuộc nhóm kĩ thuật có từ công nhân bậc 2/7, 3/7, công nhân kĩ thuật trình độ trung cấp nghề, kĩ sư thực hành, chế tạo, sản xuất, kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia công, chế biến cơ - hóa - điện - điện tử, ô tô, đầu bếp Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại TTKTTH-HN, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, đại học vùng và Trung ương. 12 Giáo viên giải thích thuật ngữ “ chống chỉ định”: Không nên làm nghề thuộc nhóm này nếu 152 người đó bị mắc các tật hoặc bệnh mà nghề không “ chấp nhận” như các tật hoặc bệnh kể trên
- Phần 4. Phụ lục 3 2. NHÓM NGHIÊN CỨU Kiểu người kiên trì - khoa học - nghiên cứu, ký hiệu NC 1. ĐẶC ĐIỂM Những người ở nhóm nghiên cứu có sở thích và khả năng làm việc độc lập, nghiên cứu say mê về một lĩnh vực nào đó như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nghiên cứu về văn hóa xã hội Có khả năng để chuẩn bị làm việc với hệ thống khái niệm khoa học, tìm ra quy luật chung để trình bày dưới dạng hệ thống ký hiệu. Ở mức cao hơn, những người nhóm này có khả năng hoạt động giao tiếp trí tuệ, tư duy trừu tượng, lao động sáng tạo khoa học bậc cao để phát hiện quy luật và thiết kế chiến lược khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội. Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Khoa học - kiên trì - Phát triển mạnh tư duy logic - Kiên trì làm việc có phương pháp, ham hiểu biết - Có óc tò mò, quan sát tinh tế - Nhạy cảm, phán đoán, ứng xử kịp thời, tự đặt ra yêu cầu cao và nghiêm PH Ầ khắc đối với chính mình PH N 3 - Có tính quyết đoán, thất bại không nản - Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể - Có năng lực vượt khó, thông minh, có kĩ năng sống thích ứng 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, giáo dục, văn hóa Nghề phù hợp điển hình: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, giáo dục, môi trường, bác sĩ, kĩ thuật viên y tế, Ụ L kĩ thuật viên phòng thí nghiệm Ụ C 3 153
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Chống chỉ định: - Lao - Thiếu máu - Động kinh - Tim mạch - Tâm thần 3. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO Kĩ sư công nghệ phần mềm, nhân viên các phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, động vật học, thực vật học, công nghệ sinh học, môi trường, tâm lí học, lập trình viên, toán học, vật lí, hóa học, sử học, địa lí, văn học, chuyên viên nghiên cứu thị trường, giảng viên đại học Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại TTKTTH- HN, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, đại học vùng và đại học trên toàn quốc. 3. NHÓM NGHỆ THUẬT Kiểu người sáng tạo tự do - văn học - nghệ thuật, ký hiệu NT 1. ĐẶC ĐIỂM Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như văn chương, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ . Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, Khả năng của người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 154
- Phần 4. Phụ lục 3 Sáng tạo - Tự do - Sáng tạo, linh hoạt và thông minh - Kiên trì, nhạy cảm - Tinh thần phục vụ tự nguyện - Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể - Có khả năng sống thích ứng - Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng - Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình. Nghề phù hợp điển hình: sáng tác văn học, thơ ca, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa ), hoạ sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo, giảng viên văn học Chống chỉ định: - Bệnh lao, truyền nhiễm - Dị tật, nói ngọng, điếc PH Ầ 3. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO PH N 3 Viết văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng ), thợ thủ công mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc ), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại TTKTTH-HN của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, đại học vùng và đại học trên toàn quốc. Ụ L Ụ C 3 155
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 4. NHÓM XÃ HỘI Kiểu người linh hoạt quảng giao - phục vụ xã hội, ký hiệu XH 1. ĐẶC ĐIỂM Những người ở nhóm xã hội có sở thích và khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Quảng giao - Linh hoạt - Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch - Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi - Sáng tạo, linh hoạt, thông minh - Tuyệt đối tôn trọng ý kiến của thân chủ - Năng lực chú ý vững vàng - Kiên trì, nhạy cảm - Lịch thiệp - Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt - Tôn trọng mọi người - Sức khỏe tốt, bền bỉ - Có tính sáng tạo - Tinh thần phục vụ tự nguyện 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn người khác. Nghề phù hợp điển hình: dạy học, y khoa, dược khoa, luật sư, tư vấn tâm lí, hướng dẫn viên du lịch 156
- Phần 4. Phụ lục 3 Chống chỉ định: - Lao - Thiếu máu - Tâm thần không ổn định - Bệnh truyền nhiễm 3. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội phụ nữ, nhân viên khách sạn/ khu nghỉ dưỡng (Resort) Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại TTKTTH- HN, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và các trường đại học vùng, Trung ương. 5. NHÓM QUẢN LÍ Kiểu người chủ động uy quyền - dựng nghiệp quản lí, ký hiệu QL 1. ĐẶC ĐIỂM PH Những người ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên Ầ PH N 3 về ra lệnh cho người khác và lãnh đạo một nhóm người hay cả một tập thể lớn. Nghề thuộc nhóm này mang tính chất quản lí như công an, sỹ quan, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống có tầm cỡ ảnh hưởng rộng lớn tới nhiều con người, nhiều vấn đề ở cấp vĩ mô Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Chủ nghĩa - Uy quyền - Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh đặc quyền, độc quyền Ụ L - Trí tuệ là một quyền lực Ụ C 3 157
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học - Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nói - Là người có kĩ năng sống: Hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo hơn người, có hệ thần kinh vững mạnh, bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tượng, có trí nhớ tốt, tập trung sâu bền vững. Đòi hỏi phải có các kĩ năng - Kiến tạo tổ chức - Xây dựng giá trị mới cho tổ chức - Tạo ra động lực hoạt động - Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG Môi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác và thực hiện các chức năng: - Điều hành chung - Chủ trì sản xuất - Điều phối thông tin, chiến lược giao tiếp - Giám sát từng giai đoạn;Trợ giáo - Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập Nghề phù hợp điển hình: nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, luật sư 158
- Phần 4. Phụ lục 3 6. NHÓM NGHIỆP VỤ Kiểu người thận trọng nề nếp - nghiệp vụ quy củ, ký hiệu NV 1. ĐẶC ĐIỂM Những người ở nhóm xã hội có sở thích và khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Nền nếp - Thận trọng - Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng. - Thận trọng nhưng nhanh nhẹn - Ứng xử kịp thời, siêng năng - Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, - Hiểu rõ người đối thoại - Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn - Có trí nhớ tốt - Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế PH Ầ - Có khả năng hoạt động độc lập PH N 3 - Giỏi ngoại ngữ và ứng xử - Xử lí thông tin tốt 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG Môi trường làm việc mang tính chất giao tiếp với nhiều người, nhiều công việc, đòi hỏi có tính nghiệp vụ như lưu trữ văn thư, kế toán, tài chính, tín dụng, Nghề phù hợp điển hình: nhân viên ngân hàng, kế toán, thư kí văn phòng, biên tập viên, thủ thư Ụ L Ụ C 3 159
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học Chống chỉ định: - Bệnh lao, bệnh truyền nhiễm - Dị tật, nói ngọng, điếc 3. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO Thư ký, nhân viên lưu trữ, thư viện, nhân viên văn phòng, chuyên viên thuế, thủ quỹ, kế toán viên, lễ tân, bưu điện, nhân viên ngân hàng Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường cao đẳng, đại học vùng, Trung ương. 160
- Phần 4. Phụ lục 4 PHỤ LỤC 4 MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN THÔNG TIN VỀ NGHỀ NGHIỆP 1. Công việc của anh/ chị là gì ạ? 2. Hàng ngày anh/ chị thường làm những việc gì? 3. Anh/ chị thích nhất phần việc nào trong ngày? 4. Anh/chị ghét nhất phần việc nào trong ngày? 5. Nếu em muốn làm công việc giống như anh/ chị, em cần phải học ngành gì? 6. Nếu em muốn làm công việc giống như anh/ chị, em cần phải có những khả năng gì? 7. Nếu em muốn tự nuôi sống mình, thì công việc giống như anh/ chị đang làm có đủ cho em trang trải không? 8. Anh/ chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề của anh? PH Ầ PH N 3 Ụ L Ụ C 4 161
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu tiếng Việt 1. Quốc hội, Luật Giáo dục, NXB Sự thật, 2006. 2. Quốc hội, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, NXB sự thật, 2006. 3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo./. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, NXB giáo dục, 2006. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị 33/ 2003/ CT-BGDĐT về việc “Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông”; Hướng dẫn tổ chức thực hiện môn Công nghệ, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông năm học 2009-2010. 6. Chương trình hướng nghiệp VVOB Việt Nam, Tài liệu quản lí hướng nghiệp ở cấp trung học, Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2013. 7. Đặng Danh Ánh - Hướng nghiệp trong trường phổ thông - Tạp chí Giáo dục, số 42, tháng 10/2002. 8. Phạm Tất Dong ( Chủ biên) , SGV Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12, NXB Giáo dục, 2010. 9. Nguyễn Văn Lê - Hà Thế Truyền, Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, NXB đại học sư phạm, 2004. 10. Nguyễn Trọng Bảo - Nhà trường phổ thông với việc giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987. 162
- Tài Liệu Tham Khảo 11. Trần Kiểm- Nguyễn Xuân Thức, giáo trình đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012. 12. Nguyễn Thành Vinh, Khoa học quản lí đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội, 2012. 13. Quang Dương, Tư vấn hướng nghiệp ( tập 1, tập 2), NXB trẻ, 2010. 14. Richard Templar, Những quy tắc trong quản lí, NXB lao động xã hội, 2005. 15. Philipp Phan Lassig, Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 2012 Các tài liệu Tiếng Anh 1. Australian Blueprint: 2. The Conference Board of Canada, Employability Skills, www. conferenceboard.ca/education. 3. Dwyer, J. (1998) The Launch Manual: A young person’s introduction to the principles of world takeover. Chairman Publications: Iowa, USA. PH Ầ 4. Ho, P. (2012) RMIT University Vietnam, Career Centre, TÀI LI Career N 3 Tree, October 2012. 5. McCowna & Alpine (2011) Model of Career Development, Personal Communication. 6. New Zealand Career Education Benchmark: careers.govt.nz/benchmarks/. 7. Nguyen, L. (2012) Career Development Framework. Personal Communication. Ệ U THAM KH Ả 163 O
- Đổi Mới Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Trường Trung Học 8. Nguyen, L. (2011) Model of Career Development Services, Personal Communication. 9. Rath, T. (2007) Strengthsfinder 2.0. Gallup Press, New York, NY. 10. Schutt Jr., D. (2008) How To Plan & Develop A Career Centre, Infobase Publishing, New York, NY. 11. Self-Directed Search Technical Manual, Jholland, Fritzsche, Powell, PAR 1994, Odessa. 164
- Taøi lieäu taäp huaán ÑOÅI MÔÙI GIAÙO DUÏC HÖÔÙNG NGHIEÄP TRONG TRÖÔØNG TRUNG HOÏC Nhóm biên soạn: Vũ Đình Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu, Nguyễn Thị Châu, Hồ Phụng Hoàng Phoenix Kĩ thuật vi tính: Trần Lan Phương TÀI LIỆU KHÔNG BÁN Bản quyền: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ. Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục hoặc các mục đích phi thương mại khác, tuy nhiên cần ghi rõ nguồn tài liệu khi sao chép hoặc trích dẫn. In 3.500 cuốn, khổ 17 x 24 cm tại CÔNG TY CP IN LA BÀN