Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em

pdf 299 trang hapham 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_to_chuc_an_toan_voi_tre_em.pdf

Nội dung text: Tài liệu tập huấn tổ chức an toàn với trẻ em

  1. TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ em cho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng
  2. TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ em cho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng Sinart King: Tác giả kiêm quản lý dự án Lynne Benson: Giám đốc chương trình kiêm Cố vấn kỹ thuật Stephanie Delaney: Cố vấn kỹ thuật Manida Naebklang: Thiết kế và trình bày Tháng 7 năm 2006 Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh Văn phòng khu vực Đông Nam Châu Á (Vùng dự án) Tầng 14, Toà nhà trung tâm Maneeya 518/5 Đường Ploenchit, Bangkok 10330, Thái Lan ĐT: ++662 684 1286-88, Fax: ++ 66 02 215 8272 Email: info@ecpat.netI N T R O D U C T I O N Tài liệu tập huấn này có thể được sử dụng để in và chế bản lại với điều kiện ghi rõ nguồn gốc tài liệu. Phiên bản điện tử có thể tải xuống từ các trang sau: Nguồn ảnh: Cảnh sát Manchester (Myra Hindley), Cục xuất nhập cảnh Mỹ (Michael Lewis Clarke), Quản lý trực tuyến (Waralongkorn Janehat) và hãng TV và CNN (Mary Kay LeTourneau).
  3. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh, tổ chức ECPAT quốc tế và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) về những đóng góp to lớn của bộ tài liệu Tổ chức An toàn với Trẻ Em để bộ tài liệu này có thể ra đời. Trong đó, Sinart King và Lynne Benson của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh đã thiết kế bộ tài liệu, cung cấp các tham vấn và viết nội dung và chương trình của bộ tài liệu tập huấn. Stephanie Delaney của tổ chức ECPAT quốc tế đã hỗ trợ và đóng góp về mặt kỹ thuật và Manida Naebklang thiết kế và xuất bản bộ tài liệu và tổ chức UNICEF hỗ trợ về mặt tài chính. Xin chân thành cảm ơn hơn 30 tổ chức Phi chính phủ tại Thái Lan đã có sự tham gia đóng góp của các quản lý và nhân viên để chỉnh sửa lại bộ tài liệu này. Hơn thế nữa, còn có rất nhiều tài liệu và thông tin về Bảo vệ trẻ em được đóng góp từ các tổ chức: ChildHope, Tearfund, NSPCC và mạng lưới Viva tại Anh, Cứu trợ trẻ em Anh và Thuỵ Điển, UNICEF, Child Wise (ECPAT tại Úc), và quỹ Stairway tại Philippines và chính nhờ sự đóng góp này đã tạo nên sự thành công của bộ tài liệu này. Các chính sách Bảo vệ trẻ em của rất nhiều các tổ chức phi chính phủ Quốc tế cũng đã giúp đưa ra những đường hướng cho bộ tài liệu tập huấn này bao gồm các chính sách Bảo vệ trẻ em của các tổ chức Cứu trợ trẻ em, ChildHope, ECPAT quốc tế, tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Plan Quốc Tế và Liên minh các tổ chức liên hiệp quốc về Bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột và lạm dụng tình dục. Xin chân thành cảm ơn Deborah Muir đã biên tập lại bộ tài liệu này và có những đóng góp quý báu cho bộ tài liệu.
  4. NỘI DUNG Lời tựa Giới thiệu 1 Phần 1 5 Nâng cao nhận thức về Bảo vệ Trẻ em Chú ý tập huấn 6 Bài tập 36 Các chú ý tập huấn bổ sung 82 Mẫu đánh giá 102 Các phần trình bày 105 Phần 2 121 Tổ chức của bạn có liên hệ trực tiếp với trẻ em và Tổ chức của bạn giải quyết các vấn đề Bảo vệ trẻ em tốt đến mức nào Nội dung tập huấn 122 Bài tập 156 Mẫu đánh giá 194 Phần trình bày 197
  5. Phần 3 205 Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện tình trạng Bảo vệ trẻ em của họ Nội dung tập huấn 206 Các tài liệu hỗ trợ 221 Mẫu đánh giá 306 Các tài liệu tham khảo 309
  6. LỜI TỰA Đáp lại tình trạng khẩn cấp của các trận động đất và sóng thần đã ảnh hưởng đến các nước quanh khu vực Ấn độ dương tháng 12 năm 2004 là sự bùng nổ hàng loạt các Tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dựa vào cộng đồng, các tổ chức tư nhân và nhà nước và hệ thống địa phương ra đời và hoạt động dựa trên các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em ở các tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tại Thái Lan Hầu hết các tổ chức này đều có liên hệ trực tiếp với trẻ em thông qua việc cung cấp các dịch vụ như: chăm sóc trẻ, tại các lớp học thường xuyên hoặc lớp học tình thương, các hoạt động ngoạị khoá và những công việc của thanh thiếu niên (bao gồm các hoạt động thể thao và văn hoá, tập huấn kỹ năng sống hay tham vấn tâm lý). Một số những tổ chức này mới được thành lập để giải quyết các nhu cầu cần thiết dưới sự quan tâm của các nhà hảo tâm cá nhân. Một số tổ chức khác được thành lập lâu hơn, có nguồn tài trợ tốt hơn và đã từng làm việc về các vần đề của trẻ em tại Thái Lan đến 20 năm. Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em Anh đã có kinh nghiệm làm việc với các đối tác này từ khi bắt đầu hoạt động tại Thái Lan năm 1986. Cứu trợ Trẻ em nhận thấy rằng có rất ít các tổ chức Phi chính phủ của Thái Lan và các tổ chức Phi chính phủ quốc tế mới thành lập nhận thức tốt về nhu cầu bảo về trong phạm vi một tổ chức (đó là những vấn đề về tuyển dụng nhân viên, giám sát, quản lý, thái độ của nhân viên với trẻ em, và môi trường làm việc) và cũng có rất ít tổ chức sẽ có được các phương tiện đo mức độ bảo vệ trẻ nội bộ cũng như có một hệ thống bảo vệ trẻ làm việc được. Điều này thực sự đáng lo ngại trong môi trường hỗ trợ khẩn cấp nơi có các trẻ em trong tình trạng dễ tổn thương có nguy cơ bị xâm hại, xao nhãng và bóc lột. Cụ thể, việc thiếu sự tập trung vào các tiến trình bảo vệ trẻ em trong các tổ chức có thể do những nguyên nhân sau: • Dù đã có đã đạo luật Hành động Bảo vệ Trẻ em của Thái Lan (2003), việc hiểu và thực hiện đạo luật này ở cấp địa phương còn rất yếu. Các tổ chức và nhân viên đã gặp phải những tình huống bảo vệ trẻ em khó xử thường trở nên phức tạp hơn do yếu tố nhạy cảm mang tính địa phương và văn hoá.
  7. • Xâm hại trẻ em trong tổ chức thường được coi là vấn đề ‘phương tây’ hơn là vấn đề của Đông Nam Á • Thậm chí ngay ở các tổ chức lâu năm, vấn đề về xử lý những bài học kinh nghiệm hay và các thủ tục nhân sự thường bị thiếu hụt, và điều đó làm giảm vị thế của các tổ chức phi chính phủ trong mảng bảo vệ trẻ em • Ít có sự hiểu biết chung giữa các tổ chức về các vấn đề bảo vệ trẻ em, các tiêu chuẩn thực hành hay các cách hiểu riêng về các vấn đề này của từng tổ chức • Các tổ chức địa phương thường dựa nhiều vào việc sử dụng tình nguyện viên và do vậy việc giám sát và hiểu biết về mỗi nhân viên rất hạn chế. Ở các tỉnh bị ảnh hưởng của Tsunami, một số tổ chức gặp phải khó khăn trong việc quản lý cả tình nguyện viên trong nước và quốc tế. Tổ chức cứu trợ Trẻ em Anh, với sự hỗ trợ từ tổ chức ECPAT quốc tế cùng với nguồn tài trợ từ Unicef, đã đặt ưu tiên đáp ứng nhu cầu của nhiều tổ chức địa phương làm việc với trẻ em xây dựng những phương pháp bảo vệ hiệu quả để bảo vệ trẻ em, và làm cho các tiêu chuẩn này có tính ứng dụng thực tiễn cao cho các nhân viên, tình nguyện viên và các đối tác. Vấn đề quản lý tốt cũng rất quan trọng trong việc duy trì uy tín và độ tin cậy của các tổ chức cá nhân và cho cả mảng chương trình nói chung. Dự án Những tổ chức An toàn với Trẻ Em đã xây dựng chương trình tập huấn này và bộ công cụ nhằm hỗ trợ việc xây dựng một phương pháp được chuẩn hoá cung cấp những trợ giúp thực tế tới các tổ chức đang giải quyết những vấn đề này. Bộ tài liệu tập huấn đã được thử nghiệm, chỉnh sửa và thử nghiệm lại với hơn 30 tổ chức làm việc với trẻ em tại Thái Lan, với đội ngũ tình nguyện viên đến từ 6 nước trong khu vực Sông Mê Kông và trong mẫu thu hẹp các tổ chức thành viên của ECPAT vùng Tây Phi và Châu Âu. Phản hồi từ các tổ chức tham dự tập huấn từ tháng 12 năm 2005 cho thấy đã có một sự chuyển dịch về quan niệm và nhận biết cũng như tính sẵn sàng về trách nhiệm của các tổ chức trong việc đảm bảo trẻ em có khả năng nhận được sự bảo vệ tốt nhất có thể. Sau đây là một số lời trích từ phản hồi. Tôi đã biết được rằng xâm hại trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, và chúng ta không thể biết trước được
  8. Tôi sẽ áp dụng tất cả những điều tôi học được hôm nay vào trong công việc, đồng thời tôi cũng sẽ truyền đạt lại cho nhóm chúng tôi. Tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để hướng dẫn cộng đồng bảo vệ trẻ em, và sẽ tập huấn cho các tình nguyện viên và nhóm thanh niên nguồn về bảo vệ trẻ em Nếu mọi thành viên tham gia và các tổ chức đều cố gắng nỗ lực như vậy, chúng ta sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu đảm bảo mọi trẻ em về quyền được bảo vệ. Lynne Benson Giám đốc Chương trình hỗ trợ Tsunami Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (Thái Lan)
  9. 1 GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU GIỚI Chương trình và tài liệu hướng dẫn tập huấn tổ chức an toàn với trẻ cung cấp một khung chung để phát triển và áp dụng thực tế của các chính sách Bảo vệ trẻ em trong các tổ chức địa phương làm việc với trẻ em. Phần tập huấn đặc biệt tập trung vào các tổ chức địa phương và dân thường nơi họ không có quyền lợi gì từ các đơn vị chính sách và các nhóm chuyên gia Bảo vệ trẻ em. Bộ tập huấn chia làm bốn phần trong ba hợp phần và đã được thử nghiệm ở hơn 30 tổ chức địa phương làm việc với trẻ em tại Thái Lan. Mục tiêu cụ thể của tập huấn nhằm khuyến khích các tổ chức xem xét lại trong tổ chức và để họ tự đánh giá xem họ có thể làm gì để đưa ra các thực tế Bảo vệ trẻ em. Trong khóa tập huấn, các tổ chức cũng sẽ được bảo vệ danh tiếng của mình. Đây không phải là sách hướng dẫn về thủ tục Bảo vệ trẻ em. Bộ tài liệu hướng dẫn này với mục tiêu làm giảm thiểu và loai các khả năng làm tổn hại đến trẻ em hơn là cung cấp kiến thức tập huấn về Quyền trẻ em. Bảo vệ trẻ em là một Quyền nhưng nó cũng là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Những bạo lực đang diễn ra mà trẻ cần sự Bảo vệ như thể chất và trừng phạt về tinh thần, bị bắt nạt ở trường hay nhục mạ trẻ, bỏ rơi, bóc lột và xâm hại tình dục. Tất cả các hình thức xâm hại này đều gây tác hại cho trẻ và không thể chấp nhận được. Một trong những điều quan trọng nhất mà tôi đã học được là định nghĩa thế nào là xâm hại trẻ em. Trước đây tôi đã nghĩ xâm hại trẻ em là chỉ có xâm hại tình dục Phương pháp sử dụng bộ tài liệu tập huấn Bộ tài liệu tập huấn được thiết kế để có thể dễ dàng xem cập và không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực khi sử dụng cuốn sách này. Bộ tài liệu này được tìm kiếm từ nhiều nguồn và nhiều nước khác nhau để nhằm nhấn mạnh nhu cầu Bảo vệ trẻ em một cách tự nhiên trên toàn cầu trong khuôn khổ các tổ chức. Bộ tài liệu này có thể dễ dàng áp dụng phù hợp với hàng loạt các tổ chức và tình hình văn hoá địa phương khác nhau. Các tổ chức tham gia tập huấn đã có những tư vấn về chọn các ví dụ trong bộ tài liệu này và hầu hết các ví dụ này đều có thể đưa ra phản hồi tích cực trong địa phương của họ.
  10. 2 Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong tài liệu tập huấn này là một sự kết hợp hoàn hảo về lý thuyết, sự tham gia và các bài tập tình huống đều có liên quan đến nội dung của GIỚI THIỆU GIỚI tài liệu. Điều này đã giúp tôi hiểu được vấn đề một cách rõ ràng hơn Bộ sách tập huấn Các tổ chức an toàn với trẻ có thể được sử dụng như sau: • Tự tóm tắt. • Tuyển dụng và đánh giá nhân viên. • Giới thiệu tổ chức cho nhân viên. • Tập huấn theo dự án hay toàn bộ tổ chức. • Tự đánh giá tổ chức và phát triển các thủ tục của tổ chức. • Nâng cao năng lưc cho cộng đồng địa phương • Là một khung hoạt động cho các nhà đầu tư tiếp cận tổ chức • Để hỗ trợ các tổ chức có quy mô lớn tập huấn cho các tổ chức nhỏ hơn và có trao chứng chỉ. Bộ tài liệu tập huấn gồm có ba phần và một hướng dẫn tự nghiên cứu. Phần 1 tập trung vào Nâng cao nhận thức về Bảo vệ trẻ em. Phần 2 để đánh giá mối liên hệ của tổ chức bạn với trẻ em – Cách bạn giải quyết về vấn đề Bảo vệ trẻ em như thế nào. Phần 3 cung cấp những hướng dẫn cụ thể về các tổ chức có thể làm gì để cải thiện tình trạng Bảo vệ trẻ em. Phần hướng dẫn tự nghiên cứu trình bày các thông tin lien quan đến bố cục của bộ tài liệu tập huấn. Phần hướng dẫn tự nghiên cứu không bao gồm toàn bộ phần 3 như mục tiêu của phần này là để các tổ chức tự phát triển về chính sách và hướng dẫn Bảo vệ trẻ em. Phần này giúp cho nhân viên kiểm tra lại tình trạng của tổ chức về các vấn đề liên quan đến các thủ tục, quản lý tổ chức và chính sách bảo vệ trẻ em. Trình tự từng bước là rất tốt vì nó không làm những người hiểu biết ít về các vấn đề để bảo vệ trẻ em bị dồn dập quá nhiều kiến thức. Cấu trúc của bộ tài liệu tập huấn cho phép có thể tiến hành ba cuộc tập huấn khác nhau theo trình tự thời gian hoặc một chương trình tập huấn sâu từ ba đến năm ngày. Dự kiến cho mỗi phần là một ngày tập huấn, riêng phần 3 cần phải dành thời gian để theo dõi. Chương trình tập huấn có thể tiến hành cùng một nhóm các tổ chức hoặc chỉ trong nội bộ một tổ chức. Tài liệu tập huấn được viết và trình bày theo cách có thể cho phép một tổ chức và giảng viên có thể lựa chọn các nội dung chính xác để đưa vào buổi tập huấn hoặc nội dung này sẽ được xuyên suốt cả quá trình tập huấn. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào các tổ chức để họ xác định và lựa chọn các nhu cầu và mục tiêu và
  11. 3 thời gian phù hợp cho từng mục tiêu. Trước khi tiến hành quá trình này, các tổ chức cần cân nhắc họ sẽ làm gì với các thông tin được đưa ra trong khoá tập huấn. Đó chính là một tổ chức sẽ nên làm gì nếu nếu kết quả cho thấy một người đang làm những hành động nguy hại tới trẻ em hay những ai có những hành động không thể chấp nhận được trong tổ chức? GIỚI THIỆU GIỚI Các tổ chức cũng cần lưu tâm đến buổi tập huấn và những điều cần làm sau buổi tập huấn là một phần của quá trình tập huấn và quá trình này cũng có thể tốn nhiều thời gian để phát triển cá nhân con người và để tất cả các nhân viên có những hiểu biết hơn về Bảo vệ trẻ em. Tôi đã vừa học xong những điều mà tôi chưa từng nghĩ trước đây đó là những rủi ro trong thực tế của tổ chức chúng ta và nó là nguyên nhân ảnh hưởng đến cả nhân viên và trẻ em Tập huấn và giảng viên Giảng viên có thể trong nội bộ hay ở ngoài cũng cần phải thuộc với bộ tài liệu tập huấn này và có hiểu biết đến các vấn đề có liên quan đến Bảo vệ trẻ em và xâm hại trẻ em và có sự chuấn bị kỹ càng cho các tình huống gây bất đồng và khó xử có thể xảy ra. Những lưu ý của giảng viên về vấn đề này sẽ giúp giảng viên chủ động hơn. Một người hỗ trợ bên ngoài sẽ cần thiết để tóm tắt được vị trí của tổ chức đang ở đâu và tổ chức muốn làm gì và mong muốn đạt được những gì? Giảng viên cũng cần rõ rang trong các vấn đề cần gĩư tính bảo mật trong khoá tập huấn và giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra các luật lệ cho từng nhóm công việc. Khoá tập huấn yêu cầu một môi trường tin cậy vì trong quá trình tập huấn cho phép tiết lộ các thông tin liên quan đến nguy cơ hoặc xâm hại trẻ em thực tế đã xảy ra để có những hoạt động theo dõi tiếp theo. Chính vì vậy khoá tập huấn cần được tổ chức một cách bảo mật tốt nhất và chính sách thổi còi cần được áp dụng trong trường hợp này. Các nguyên tắc bảo mật và tiết lộ thông tin cũng cần được xây dựng một cách rõ ràng nhất vì nội dung của buổi tập huấn có thể có một tác động tình cảm đến những người tham gia. Đối với một số cá nhân, nội dung của buổi tập huấn có thể gợi lại những kỷ niệm và những kinh nghiệm đau buồn trong cuôc sống trước đây của họ. Diễn đàn trong tập huấn không phải là một nơi tốt để tiết lộ các thông tin hay điều trị tâm lý trị liệu. Vì vậy nên có một phần trong khi xây dựng nguyên tắc của buổi tập huấn về tác hại của việc tiết lộ thông tin bảo mật và cần có những hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.
  12. 4 Trong quá trình xem xét lại tài liệu, giảng viên có thể có những thay đổi nhỏ cho phù hợp với nhu cầu và bối cảnh của tổ chức. Giảng viên sẽ phải chuẩn bị về bối cảnh, các nguyên tắc tập huấn, phần giới thiệu, các trò chơi và các hoạt động tiếp thêm sinh lực cho học viên. Công việc dịch thuật sang ngôn ngữ địa phương có thể được yêu cầu. GIỚI THIỆU GIỚI Giảng viên cần thận trọng khuyên dùng các phần trình bày phù hợp nhất với các tổ chức liên quan và bối cảnh của khoá tập huấn. Các tài liệu này với ý định nhằm hỗ trợ các các phần trình bày tại Phần 1 có thể được chiếu trên màn hình trong khi các nhóm thảo luận các vấn đề và các trường hợp xâm hại có liên quan. Trong phần tài liệu tập huấn của Phần 1, cần chú ý phần sắp xếp tài liệu là một ý định chiến lược để chuyển học viên từ các trường hợp lớn và không thể chối cãi được của việc xâm hại chống lại trẻ em sang các vấn đề liên quan và ít được ủng hộ hơn (ví dụ như xâm hại tinh thần và tát mắng trẻ). Cuối cùng, phần lớn nguồn tài liệu tập huấn được lấy từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản sẵn có. Các tham chiếu được cung cấp và một nguồn danh sách được đính kèm trong bộ tài liệu này. Khi xem xét tài liệu này nếu cần hãy liên hệ với nhà xuất bản và để hiệu đính lại nếu cần thiết.
  13. PHẦN 1 Nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ Nội dung tập huấn Bài tập Các chú ý bổ sung Mẫu đánh giá Phần tài liệu trình bày
  14. NỘI DUNG TẬP HUẤN
  15. PHẦN 1 Nâng Cao Nhận Thức Về Bảo Vệ Trẻ Em Mục tiêu • Để học viên có thể nhận ra được định nghĩa và các hình thức xâm hại và xao nhãng trẻ em. 7 • Để học viên có thể nhận thức được xâm hại trẻ em có thể xảy ra trong tổ chức hoặc cộng đồng của mình và điều này có thể thường xuyên được ngăn chặn. • Để học viên có thể nhận thức được với vai trò làm việc trong các tổ chức tập trung vào trẻ em, họ phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Nguồn lực / tài liệu Thời gian Xem trong Phần 1 các bài tập, phần lưu ý khi tập huấn và phần tài liệu phát tay trong bộ tài liệu tập huấn này. 1 ngày Chuẩn bị giấy AO, các mẩu giấy đề can nhỏ,bút dạ dầu và bút dấu dòng. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 25 phút Bước 1: Giới thiệu chương trình/trò Một gợi ý là giảng viên nên hỏi các học chơi viên để hình thành một vòng tròn/biểu mẫu (ví dụ ai sống gần nhất địa điểm Phần trình bày số 1 tập huấn và ai sống xa nhất, hoặc có thể hình thành thông qua tháng sinh nhật từ tháng một đến tháng mười hai, hoặc sinh từ thứ hai đến chủ nhật vv Nên sử dụng phương pháp không quan sát để mọi học viên có thể tự do trao đổi với nhau. Hỏi các học viên tham gia tự giới thiệu về mình. Giảng viên không được điều phối hoạt động này mà khuyến khích các thành viên tham gia nói chuyện
  16. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên với những người chưa quen biết hơn là những người họ đã quen. Mỗi người chỉ cần giới thiệu một cách ngắn gọn về tên mình, tổ chức vàlĩnh 8 vực hoạt động của mình. Đại diện một tổ chức có thể trình bày thông tin nhiều hơn về tổ chức (như tình hình tổ chức, các dự ánvv.) Giới thiệu một cách ngắn gọn về tổ chức đứng ra tổ chức buổi hội thảo hoặc tên tổ chức của người giảng viên cũng có thể bổ sung thêm. Giới thiệu về giảng viên và những người tham gia hỗ trợ. 5 phút Bước 2: Mục tiêu khóa học Mục đích: Để phân loại các mục đích của buổi hội thảo và đánh giá được sự hiểu biết về Bảo vệ trẻ em của những người tham gia. Hỏi những người tham gia phản hồi về: Phản hồi cá nhân, không làm theo nhóm. • Bạn mong muốn học hỏi được những gì từ hội thảo này? Những người tham gia có thể đánh giá • Cái gì đã khiến bạn tham gia khoá tập lại những câu hỏi sau cuối buổi hội thảo huấn này? và xem xét mong đợi của họ đã được đáp ứng hay chưa. Hỏi những người tình nguyện trả lời. Đảm bảo tất cả mọi người đều có cùng Để cung cấp cách Bảo vệ trẻ em tốt hơn hiểu biết về mục tiêu của buổi hội thảo chúng ta cần biết đầu tiên là trẻ em cần và sau đó giới thiệu các chủ đề có trong được bảo vệ những gì. Kiến thức về định Phần 1 nghĩa xâm hại trẻ em và các hình thức xâm hại khác nhau sẽ giúp chúng ta phân Phần trình bày số 2 loại được xâm hại trẻ em khi xâm hại.
  17. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên xảy ra. Điều quan trọng là để nhắc nhở các thành phần tham gia đây là hội thảo để nâng cao nhận thức. Đây không phải là một buổi tập huấn về Bảo vệ trẻ em. Những người tham gia không thể mong muốn học được tất cả mọi thứ về xâm hại 9 trẻ em và bảo vệ trẻ em trong một ngày hội thảo. Nếu họ mong muốn như vậy họ Trước khi tiến hành hội thảo, giảng viên sẽ bị thất vọng. nên sắp đặt một “nơi đặt câu hỏi khó” vào một cái hộp hoặc vào giấy AO nơi mọi người có thể viết câu hỏi, nhận xét hay những quan tâm trong quá trình tập huấn. Hãy nói cho những người tham gia lối thoát này. Trợ giảng có thể chọn cách trả lời các câu hỏi nay vào cuối buổi hộ thảo. Việc đưa ra các ý kiến bao gồm duy trì Chú ý: Những đóng góp phản hồi sẽ có thời gian đúng giờ, lắng nghe người khác ích để cải thiện được các khoá tập huấn nói, chấp nhận những ý kiến trái ngược sau tốt hơn. nhau, tắt điện thoại di động hoặc chuyển sang chế độ rung, nghe điện thoại bên Giảng viên hỏi những người tham gia ngoài phòng họp. về ý tưởng đưa ra những luật lệ của buổi hội thảo hay những cam kết khi làm việc Phân loại các vấn đề mang tính bảo mật cùng nhau trong buổi học. vào nguyên tắc chung. Buổi tập huấn yêu cầu phải có một môi trường tin tưởng nhưng vẫn phải cho phép các hoạt động theo dõi tiếp theo nếu có trường hợp nào có nguy cơ hoặc thực tế đã làm tổn hại đến trẻ xảy ra (Xem phần giới thiệu của bộ tài liệu).
  18. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 45 phút Bước 3. Câu chuyện dòng sông cá sấu Bài tập với mục tiêu làm những người (Bài tập 1) tham gia nhận thức được sự am hiểu của họ về xâm hại trẻ em Chuẩn bị phần tài liệu phát tay và bút Câu chuyện và thảo luận có thể gây 10 Phần trình bày số 3 phẫn nộ và cảm giác mạnh trong các thành viên tham gia. Nếu giảng viên không chắc chắn có thể điều khiển được cuộc thảo luận thì không nên dung câu chuyện này. Thay vào đó dung phần trình bày số 5 để đưa ra vấn đề có liên quan đến xâm hại trẻ em. Xem phần Nhũng ghi chú thêm cho các ý kiến tranh cãi. Chia các thành viên tham gia thành từng Câu chuyện gây tranh cãi vì vậy thảo nhóm nhỏ từ 4-6 người. Dành 15 phút luận có xu hướng tranh cãi vẫn còn cho các nhóm đọc câu chuyện và thảo tiếp diễn sau khi thời gian quy định đã luận theo nhóm hết. Giảng viên cần chắc chắn tất cả các thành viên tham gia phải trật tự và lắng Hỏi ý kiến phản hồi của từng nhóm. nghe ý kiến phản hồi của người khác. Mọi câu trả lời đều có thể chấp nhận được và điều này sẽ khuyến khích tranh luận. Sắp xếp theo thứ tự không quan trọng bằng lý do tại sao nhân vật nên và không nên bị đổ lỗi. Thông điệp chính là tính cách của Mai không bị buộc tội. Hướng dẫn thảo luận là phần kết của câu chuyện. Thái độ của con người sẽ không thể thay đổi trong một ngày. Giảng viên chỉ cần cố gắng cho các thành phần tham gia thấy được đạo đức của câu chuyện và kết quả cuối cùng hy vọng
  19. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên các thành viên thamn gia sẽ có nhận thức tốt hơn về quyền trẻ em. Hãy nhớ trong đầu là quan điểm của các thành viên tham gia là quan điểm cá nhân và họ sẽ trở nên phòng thủ nếu ý kiến của họ không được tán thành. Một kỹ thuật trong tập huấn 11 là không nói với họ cái gì sai, cái gì đúng nhưng để hỗ trợ thảo luận thì mỗi thành viên tham gia bản thân họ đều có phần kết luận của riêng mình. Để giải quyết vấn đề này, giảng viên cần để một học viên mà cách nhìn của họ thiên về Quyền trẻ em để thuyết phục người khác nên cân nhắc lại cách nhìn của họ. Giảng viên cần phải đưa ra các nhận xét ngụ ý đồng tình với cách cư xử không đúng hay bạo lực như “có thể sinh hoạt tình dục với trẻ em” hoặc “em bé nhận được kết quả xứng đáng vì em muốn điều này”. Nếu chuyện này xảy ra, hãy đưa ra lý do tại sao bạn nói như vậy và khuyến khích các thành viên khác không thừa Thảo luận: Hỏi các thành viên tham gia nhận cách nhìn nhận này. nếu họ ngạc nhiên khi biết rằng Mai mới chỉ là một bé gái 13 tuổi? Điều này sẽ Nhấn mạnh: thay đổi cách nhìn nhận của các thành 1. Xâm hại thường xảy ra trong tình viên tham gia về ai là người có lỗi nhất huống nơi quyền lực giữa con người trong chuyện này? không cân bằng. 2. Xâm hại không bao giờ là lỗi của trẻ thậm chí nếu trẻ em cư xử không đúng (xâm hại có thể được ngăn chặn bằng cách dạy cho trẻ thói quen tự bảo vệ mình). 3. Một người lớn có trách nhiệm chính để bảo vệ một đứa trẻ vì trẻ em không có cùng mức độ hiểu biết về kinh.
  20. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên nghiệm cuộc sống hay khả năng để quyết định như người lớn vẫn thường làm. Xâm hại có thể được ngăn chặn nếu người lớn chú ý đến những điều trẻ em phàn nàn và có hành động ngăn 12 chặn kịp thời. Đây cũng có thể là một bài học hữu ích cho các tổ chức để sử dụng và để phân loại khả năng làm việc phù hợp với trẻ em của nhân viên. Nếu một cán bộ được bổ nhiệm như là một người phụ trách về Bảo vệ trẻ em sẽ cần phải theo dõi những người chỉ trích tính cách của Mai một cách cay nghiệt hay bày tỏ những nhận xét không thích đáng như miêu tả ở trên. 15 phút Nghỉ giải lao Chuyển nội dung: Giảng viên trình bày với các thành viên tham gia về câu trả lời và cách nhìn nhận khác nhau của họ là bình thường. Cách nhìn nhận về xâm hại trẻ em là khác nhau ở từng nơi. Chúng ta cần phải nhận ra sự khác nhau trong các ý kiến đưa ra. Vấn đề này sẽ được thảo luận sâu hơn trong suốt quá trình hội thảo. 50 phút Bước 4: Thường xuyên, thỉnh thoảng, Mục tiêu: Để nhấn mạnh các ý kiến khác Không bao giờ (Bài tập số 2). nhau về xâm hại trẻ em và khuyến khích mọi người nghĩ về cách cư xử của mình và mức độ xâm hại của họ được cân nhắc như thế nào. Chuẩn bị ba tiêu đề: Thường xuyên, thỉnh thoảng và Không bao giờ Viết phần trình
  21. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên bày của bài tập số 2 về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em vào các mẩu giấy và bỏ vào trong một cái túi hoặc một cái hộp. Chọn 3 khoảng không khác nhau (3 góc Xem thêm phần những lưu ý thêm về tường khác nhau hoặc ba ký hiệu được các ý kiến để hỗ trợ giảng viên trong quá 13 dán trong phòng với các tiêu đề đề cập ở trình thảo luận. trên). Các khoảng không cần được cách xa nhau nhất nếu có thể vì khoảng cách sẽ tạo được những thú vị khi được di chuyển xung quanh phòng. Phần trình bày số 6 Nếu có thể, cần có một người hỗ trợ để Hướng dẫn những người tham gia là họ có thể giữ các nhóm giữ trật tự và chú ý sẽ được yêu cầu một cá nhân nhặt các khi có người đọc ra nội dung và ở các khu mẩu giấy ở trong túi hoặc trong hộp và vực khác nhau ở trong phòng cũng có thể sau đó đọc nội dung trong tờ giấy cho nghe thấy. cả nhóm nghe. Sau khi nghe những nội dung về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em, các thành viên trong nhóm sẽ di chuyển những nơi có tiêu để Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ theo nội dung mà họ thấy áp dụng được. Sau mỗi một nội dung, giảng viên hỏi Nếu các thành viên tham gia chọn “Thỉnh một số người tham gia tại sao họ chọn thoảng”, nó có thể dẫn tới một cuộc thảo Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không luận sôi động. Đừng để bị bế tắc trong Bao Giờ. quá trình tranh luận chi tiết các nội dung. Giảng viên chỉ nên hỏi một cách nhanh chóng về những nhận xét về sự lựa chọn và ngữ cảnh. Ví dụ nếu họ nghĩ có thể thỉnh thoảng đánh trẻ em, hãy hỏi họ có thể đánh trẻ em trong hoàn cảnh nào. Hỏi một người khác không đồng ý với ý kiến trên và họ cũng trình bày ngắn gọn lý do tại sao.
  22. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên Mục tiêu chính là để đưa ra các ý kiến khác nhau. Nhưng giảng viên cần đề cập ngay lập tức các câu trả lời với ngụ ý đồng ý xâm hại trẻ em ở bất kỳ tiêu chuẩn hay văn hoá nào. Ví dụ, để một 14 cậu bé dưới 18 tuổi xem phim khiêu dâm là không thể chấp nhận được. Cần dành thời gian để hỗ trợ các nhóm đưa ra các kết luận cho chính họ tại sao vấn đề này được cân nhắc là xâm hại trẻ em. 50 phút Bước 4: Thường xuyên, thỉnh thoảng, Mục tiêu: Để nhấn mạnh các ý kiến khác Không bao giờ (Bài tập số 2). nhau về xâm hại trẻ em và khuyến khích mọi người nghĩ về cách cư xử của mình và mức độ xâm hại của họ được cân nhắc Chuẩn bị ba tiêu đề: Thường xuyên, như thế nào. thỉnh thoảng và Không bao giờ Viết phần trình bày của bài tập số 2 về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em vào các mẩu giấy và bỏ vào trong một cái túi hoặc một cái hộp. Chọn 3 khoảng không khác nhau (3 Xem thêm phần những lưu ý thêm về góc tường khác nhau hoặc ba ký hiệu các ý kiến để hỗ trợ giảng viên trong quá được dán trong phòng với các tiêu đề trình thảo luận. đề cập ở trên). Các khoảng không cần được cách xa nhau nhất nếu có thể vì khoảng cách sẽ tạo được những thú vị khi được di chuyển xung quanh phòng. Phần trình bày số 6 Nếu có thể, cần có một người hỗ trợ để có thể giữ các nhóm giữ trật tự và chú Hướng dẫn những người tham gia là ý khi có người đọc ra nội dung và ở các họ sẽ được yêu cầu một cá nhân nhặt khu vực khác nhau ở trong phòng cũng các mẩu giấy ở trong túi hoặc trong có thể nghe thấy. hộp và sau đó đọc nội dung trong tờ
  23. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên giấy cho cả nhóm nghe. Sau khi nghe những nội dung về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em, các thành viên trong nhóm sẽ di chuyển những nơi có tiêu để Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ theo nội dung mà họ 15 thấy áp dụng được. Sau mỗi một nội dung, giảng viên Nếu các thành viên tham gia chọn “Thỉnh hỏi một số người tham gia tại sao họ thoảng”, nó có thể dẫn tới một cuộc thảo chọn Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng luận sôi động. Đừng để bị bế tắc trong và Không Bao Giờ. quá trình tranh luận chi tiết các nội dung. Giảng viên chỉ nên hỏi một cách nhanh chóng về những nhận xét về sự lựa chọn và ngữ cảnh. Ví dụ nếu họ nghĩ có thể thỉnh thoảng đánh trẻ em, hãy hỏi họ có thể đánh trẻ em trong hoàn cảnh nào. Hỏi một người khác không đồng ý với ý kiến trên và họ cũng trình bày ngắn gọn lý do tại sao. Mục tiêu chính là để đưa ra các ý kiến khác nhau. Nhưng giảng viên cần đề cập ngay lập tức các câu trả lời với ngụ ý đồng ý xâm hại trẻ em ở bất kỳ tiêu chuẩn hay văn hoá nào. Ví dụ, để một cậu bé dưới 18 tuổi xem phim khiêu dâm là không thể chấp nhận được. Cần dành thời gian để hỗ trợ các nhóm đưa ra các kết luận cho chính họ tại sao vấn đề này được cân nhắc là xâm hại trẻ em.
  24. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 10 phút Bước 5. Định nghĩa về xâm hại và sao Mục tiêu: Để các thành viên tham gia có nhãng trẻ em. thể hiểu biết cái gì có thể tạo thành xâm hại và sao nhãng trẻ em. Mặc dù chúng ta có cách nhìn khác nhau nhưng vẫn có một số tiêu chuẩn 16 được thống nhất để hình thành xâm hại và sao nhãng trẻ em. Giảng viên giải thích cho các nhóm cần phải xem một số định nghĩa về xâm hại và sao nhãng trẻ em của các tổ chức quốc tế và Luật chăm sóc và Bảo vệ trẻ em của Việt Nam (Các định nghĩa được thể hiện trong các phần trình bày). Phần trình bày số 7-13 Giảng viên chiếu các phần trình bày Giảng viên có thể chọn để giải quyết các và giải thích ngắn gọn các định nghĩa vấn đề mà các thành viên tham gia thảo về xâm hại và sao nhãng trẻ em. luận trong bài tập Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ. Sử dụng các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được để chỉ ra tại sao trong một số tình huống có trong bài tập được cân nhắc là xâm hại trẻ em. Ví dụ, để một cậu bé 13 tuổi xem phim khiêu dâm là hành động xâm hại trẻ em vì những hình ảnh đó không phù hợp với lứa tuổi của cậu bé và sẽ gây tác hại đến sự phát triển của cậu bé sau này. Chuyển nội dung: Bây giờ các nhóm có thể đưa ra cái gì hình thành nên quá trình xâm hại một đứa trẻ, nó sẽ tuỳ thuộc theo hiểu biết chung của nhóm về xâm hại trẻ em và xem xét họ đúng hay sai.
  25. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 10 phút Bước 6: Đồng ý và không đồng ý. Mục tiêu: Để nhấn mạnh tính hư cấu và các giả định liên quan đến xâm hại trẻ em Chuẩn bị tài liệu phát tay cho bài tập số 3. Xem bài tập số 4 ghi chú về cách quản lý Phát cho các thành viên tham gia tập thông tin được xem xét. 17 huấn bài tập số 3 và từng cá nhân điền thông tin vào bài tập đã được phát. Đề nghị một số người tình nguyện đưa ra ý kiến phản hồi tại sao họ đồng ý và không đồng ý với nội dung đưa ra. 20 phút Bước 7: Đúng hay Sai? Ghi chú: Phần trình bày được chuẩn bị Những tin tưởng chung xung quanh dựa trên tính linh hoạt. Các phần trình việc xâm hại trẻ em (Bài tập số 4). bày “Đúng hay Sai” sử dụng chức năng cho phép tóm tắt lại sự nhầm lẫn, sai sót Thảo luận một số nội dung được lấy trước khi các phần trình bày xuất hiện từ bài tập số 2 và số 4. Giải thích trên trên màn hình. thực tế là một số giả định và hư cấu mang tính mâu thuẫn bằng cách sử Vấn đề chính cần phải nói là chúng ta dụng thông tin của bài tập số 3 và một không thể đoán được đứa trẻ sẽ bị xâm hại số phần trình bày trong bộ tài liệu tập như thế nào. Và tại sao một tổ chức cần huấn. đưa ra những hành động để ngăn chặn xâm hại trẻ em. Vào buổi chiều, các hình Phần trình bày số 14-34 thức xâm hại khác nhau sẽ được thảo luận và các tổ chức có thể làm gì để giải quyết vấn đề xâm hại trẻ em. 60 phút Nghỉ trưa 10 phút Khởi động (không bắt buộc)
  26. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 10 phút Bước 8: Các hình thức xâm hại. Mục tiêu: Để đưa ra một cách tổng quan các loại và các hình thức xâm hại trẻ em. Chuẩn bị giấy A0, đề can, những mẩu giấy nhỏ và bút. 18 Phần trình bày số 35 Chuẩn bị 5 tờ giấy A0 với các tiêu đề: Lưu ý là xâm hại lời nói chỉ là một loại Xâm hại thân thể, Xâm hại tình dục, trong xâm hại về tinh thần. Xâm hại tinh thần (bao gồm cả xâm hại về lời nói), Sao nhãng, Xâm hại Cần lưu ý bóc lột có thể là một dạng của mang tính chất xã hội bao gồm (nghèo xâm hại. Điểm cần nhấn mạnh là việc đói, xung đột và/hoặc phân biệt đối kiếm lợi bằng cách xâm hại dựa trên một xử). Dán các tờ giấy này xung quanh vị trí quyền lực để thoả thuận cho một phòng. quyền lợi gì đó (như tình dục). Xem ví dụ từ bài tập ở Tây Phi. Cần chú ý rằng “xâm hại mang tính chất xã hội” không được cân nhắc là một hình thức xâm hại thông thường nhưng nó vẫn được đề cập ở đây để cho phép thảo luận vấn đề này và được đưa vào trong buổi tập huấn. Giảng viên hỏi các thành phần tham gia viết vào từng mẩu giấy nhỏ về các ví dụ của xâm hại, ví dụ như cấu véo hay đánh. Yêu cầu các thành viên tham gia làm theo từng cá nhân. Sau đó tìm kiếm sự tán thành của cả nhóm về từng trường hợp cụ thể. Viết các ví dụ vào một mẩu giấy và đề nghị các thành viên tham gia dán vào phần giấy A0 dưới mỗi tiêu đề mà họ cho là phù hợp nhất.
  27. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên Trong quá trình thảo luận, giảng viên Người hỗ trợ cần đi xung quoanh phòng sẽ kết nối các ví dụ gần giống nhau và thúc giục các thành viên tham gia đưa liên quan đến xâm hại và sao nhãng. ra các ví dụ. Hoặc giảng viên có thể chọn Đề nghị 5 người tình nguyện để tóm cách chuẩn bị sẵn một số câu trả lời mà tắt từng biểu đồ và hỏi họ nếu thấy mọi người có thể chưa nghĩ ra để đưa vào cần thiết chuyển các ví dụ sang hình thảo luận. 19 thức xâm hại khác. Phần thảo luận về các hình thức xâm hại không cần các Chú ý là một số hình thức xâm hại có thể học viên đưa vào. nhiều hơn một dạng xâm hại. Thông qua một số tiêu chuẩn quốc tế, một số thực tế văn hoá đã vi phạm quyền trẻ em và/hoặc là nguyên nhân gây hại cho quá trình phát triển của trẻ. Một số ngưòi trong buổi tập huấn có thể xem thực tế xâm hại trẻ em là bình thường và có thể chấp nhận được. Giảng viên cần chú tâm khi thảo luận vấn đề này và duy trì cân bằng giữa các tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em và tôn trọng bản sắc văn hoá. Mặc dù vậy, họ cũng cần phải coi quyền trẻ em là nguyên tắc cơ bản. Trao đổi với các học viên rằng phần sau sẽ là phần bài tập tình huống để minh họa cho các hình thức xâm hại và sao nhãng. Bỏ các giấy A0 được gián trên tường xuống vì phần này sẽ liên quan đến bài học buổi chiều.
  28. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 1 tiếng Bước 9: Các bài tập tình huống về Mục tiêu: Để cung cấp các kiến thức cơ 45 phút xâm hại (bài tập 4b). bản về xâm hại trẻ em, sao nhãng và các vấn đề về bóc lột trẻ em. Chuẩn bị các tài liệu phát tay. Xem các phần ghi chú cùng với bài tập số 20 4b để xem xét lại cách quản lý thông tin. Đóng góp thêm các bài tập tình huống. Chia toàn bộ lớp tập huấn thành các nhóm nhỏ. Giải thích cho các thành viên của các Đưa ra các câu hỏi mà các học viên có nhóm là mỗi nhóm sẽ được giao một thể dùng từ các định nghĩa được trình bài tập khác nhau để thảo luận. Các bày trong bài tập 4a. Sử dụng thông tin nhóm sẽ có nhiệm vụ phân loại hình này cũng giúp để phân loại được các hình thức xâm hại trẻ em xuất hiện trong thức xâm hại và để đánh giá hành động bài tập tình huống của họ và sau đó đó có phải là xâm hại hay không. đưa ra những nhận xét của Nếu có thời gian thì tất cả các nhóm sẽ đọc cho cả lớp về bài tập của nhóm họ. Mỗi nhóm sẽ trình bày một cách vắn tắt những phát hiện và nội dung thảo luận của nhóm. Giảng viên sẽ hỏi các nhóm còn lại nếu họ có những suy nghĩ khác hoặc muốn nhận xét thêm. Sau đó trình bày các thông tin trên màn chiếu. Phần trình bày số 36-66 Ghi chú: Phần trình bày đã được chuẩn bị bằng cách dùng các hình hoạt họa. Các hình chiếu cho các bài tập tình huống đã dùng chức năng này để cho phép tóm tắt các tình huống trước khi tất cả các lời diễn giải được xuất hiện trên màn hình.
  29. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên Giảng viên nên thu thập và sử dụng các phần trình bày có thể áp dụng vào thực tiễn cao nhất cho các tổ chức có liên quan và nội dung của buổi tập huấn. Ví dụ, định nghĩa xâm hại có thể chiếu trên màn hình với bối cảnh giảng viên đang hướng dẫn 21 thảo luận về các vấn đề xâm hại và các trường hợp bị xâm hại. Sẽ dành nhiều thời gian cho phần này hơn nếu tất cả các phần trình chiếu của phần này được sử dụng. Nếu thời gian cho phép, giảng viên có Giảng viên phải chuẩn bị kỹ càng để trả lời thể hỏi những người tham gia nếu họ những câu hỏi không mong muốn của học họ chưa chắc chắn để phân loại các viên. Giảng viên có thể tăng hoặc giảm dạng xâm hại. Hướng dẫn thảo luận thời gian của mỗi bài tập tình huống tuỳ nhóm lớn để tìm ra câu trả lời hoặc thuộc vào mức độ hiểu biết và hứng thú phản hồi trực tiếp để giải thích cho của học viên. Ví dụ sẽ cần phải dành nhiều cả nhóm. thời gian hơn để giải thích về trường hợp xâm hại xã hội hơn là xâm hại thể chất. Hãy nhớ là xâm hại tình dục chỉ là một trong các dạng xâm hại trẻ em. Các phân loại chỉ là hướng dẫn. Điều quan trọng là nhận thức được các hình thức xâm hại trẻ em khác nhau. Tóm tắt lại các ý trước khi nghỉ Tất cả các dạng xâm hại trẻ em trừ hình thức xâm hại xã hội sẽ được xem xét sau vì hội thảo này tập trung vào cho các tổ chức có thể làm được gì để ngăn chặn xâm hại trẻ em. Xâm hại xã hội sẽ không tập trung vào sâu hơn bởi vì nó rất khó cho các tổ chức có thể kiểm soát được.
  30. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 15 phút Nghỉ giải lao 10 phút Bước 10: Bạn có thể kể? Mục tiêu: Đây là một hoạt động nhằm khởi động. Nó liên quan đến hoạt động sau và sẽ để cho các học viên bắt đầu nghĩ 22 Hãy chuẩn bị các mẩu giấy để có thể về xâm hại trẻ em trong tổ chức hoặc viết được. cộng đồng của họ. Hãy đề nghị các học viên viết ra một thứ về họ mà các học viên khác không biết. Học viên gấp các tờ giấy đó lại và đưa chúng cho giảng viên. Hướng dẫn trước khi tiến hành viết ra Giảng viên cần phải dành thời gian cho và giảng viên hoặc những người được hoạt động này vì sự phỏng đoán sẽ gây chỉ định lần lượt lựa chọn một vài mẩu cười cho các học viên. Thỉnh thoảng họ giấy và đọc cho cả lớp nghe. Các học đoán đúng nhưng giảng viên có thể đưa viên sẽ được hỏi để đoán xem ai viết ra sự phỏng đoán đó chỉ đúng 1 lần trong mẩu giấy đó. Người mà được cả nhóm 10 lần đoán. chọn chỉ được nói đúng hay sai. Nếu thậm chí đúng thì họ cũng không bắt buộc phải nói. Không cần thiết phải tiết lộ ai viết mẩu giấy đó. Giảng viên đưa ra ý kiến là mọi người có thể có những bí mật riêng và chúng ta không thể biết tất cả mọi thứ về người khác. Giải thích rằng hoạt động này sẽ giúp các học viên hiểu được hoạt động sau tốt hơn Chuyển nội dung: Các nhóm bây giờ đã nắm được xâm hại và sao nhãng trẻ em xảy ra rất nhiều trong xã hội. Nhưng còn trong tổ chức hay cộng đồng của chúng ta thì sao?
  31. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên 15 phút Bước 11: Các loại xâm hại và xao Mục tiêu: Để nâng cao nhận thức về trách nhãng. nhiệm chăm sóc trẻ em và tầm quan trọng cần phải có hệ thống bảo vệ trẻ em. Đây là một mục tiêu ưu tiên của hội thảo này. Các giấy A0 của bài tập 4a (các lại Ghi chú: Phần trình bày 67 sử dụng các 23 xâm hại) cần dán lại lên tường. hình họa. Phần trình bày 67 Nếu một học viên nói là không có hoặc chỉ có vài trường hợp xâm hại xảy ra, Diapo 67 giảng viên cần hỏi lại nếu họ có thể chắc chắn. Hãy chứng minh hoạt động trước Giảng viên giải thích cho các học viên vừa chơi thể hiện là mọi người không thể là không có cách nào để biết được biết tất cả mọi thứ của người khác. Nếu chắc chắn xâm hại trẻ em có thể xảy thậm chí bạn làm việc cùng với ai một ra hay không và nếu xảy ra thì xảy ra thời gian dài, bạn cũng không thể biết tất khi nào va như thế nào trong một tổ cả mọi thứ về họ. Nếu ai đó là kẻ xâm hại chức. Là những người làm việc nhân trẻ em, liệu họ có đưa thông tin này cho đạo, chúng ta cần cam kết để tạo ra công chúng biết? một môi trường an toàn cho trẻ em nếu có thể và để đảm bảo tất cả quyền của trẻ em trong sự chăm sóc của chúng ta đều được hưởng quyền đó. Phần trình bày 68 Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả những tác Giảng viên cần phải hiểu rõ Công ước hại và các tình huống không lường quốc tế về quyền trẻ em và các định luật trước được là một phần trách nhiệm quốc gia nơi họ đang làm việc (ví dụ như của tổ chức để chăm sóc và bảo vệ Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em của Việt trẻ em. Giảng viên thảo luận về định Nam). Họ phải có khả năng diễn giải về nghĩa của trách nhiệm chăm sóc và Công ước và luật địa phương cho các học trách nhiệm của tổ chức (như phần viên bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Cần nhớ phác thảo ở phần trình bày). nhấn mạnh các nguồn và các thông điệp ngắn gọn.
  32. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên Phần trình bày số 69-74 Thay thế phần trình bày số 74 với các dữ liệu liên quan đến đất nước mà buổi tập huấn đang tiến hành hoặc không sử dụng phần trình bày này. 24 Giảng viên cần nhớ rằng các tổ chức Giảng viên nên hiểu sự khác nhau giữa có thể cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ các thủ tục và chính sách. Chính sách là em tốt hơn nếu họ có hệ thống bảo một ời tuyên bố về nhiệm vụ của một tổ vệ trẻ em. Hệ thống này bao gồm các chức. Thủ tục trong đó bao gồm các quy chính sách và thủ tục đảm bảo tính định cho nhân viên để nhằm đưa tổ chức minh bạch cho tất cả các nhân viên. đạt được mục tiêu chính sách. Ví dụ, một Các định nghĩa sẽ được thảo luận ở chính sách là :”Chúng tôi coi trọng tiếng đây. (trong phần trình bày số 76-77). nói của mọi trẻ em” Như vậy thủ tục phản ánh được chính sách là:”Hãy để tâm đến những lời nói của trẻ em một cách nghiêm trọng nếu trẻ thông báo mình bị xâm hại”. Cần nhớ rằng một chính sách Bảo vệ trẻ em không phải là một chương trình bảo vệ trẻ em mà chính sách này nhằm để cung cấp một khung làm việc tốt hơn và giúp nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn trong chương trình dự án và một cách làm việc an toàn với trẻ. Phần trình bày số 75-77 Giảng viên cần nhấn mạnh là hệ thống Bảo vệ trẻ em sẽ bảo vệ trẻ cũng như tổ chức và nhân viên của tổ chức. Đặt ra những tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em tốt sẽ giúp tổ chức tạo ra được trách nhiệm và những tiếng vang tốt cho tổ chức. Một hệ thống được tiến hành sẽ giúp tổ chức giải quyết những sai lầm hoặc những khó khăn và các tình huống bất ngờ xảy ra.
  33. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên Phần trình bày số 78 Chuyển nội dung: Hoạt động sau sẽ giúp các học viên hiểu được tại sao các hệ thống bảo vệ trẻ em lại quan trọng đối với các tổ chức tập trung 25 vào trẻ em. 10 phút Bước số 12: Hệ thống Mục tiêu: Để minh hoạ tầm quan trọng của một hệ thống bảo vệ trẻ em được Giảng viên tìm 7 người tình nguyện. chính thức hoá trong một tổ chức. Một người đóng vai trẻ em (bé trai hoặc bé gái) được một tổ chức chăm sóc. Hai người sẽ đóng vai kẻ xâm hại. Bốn người khác sẽ đóng vai nhân viên Phi chính phủ (nhân vật chính trong một hệ thống bảo vệ trẻ em của một tổ chức) Không giải thích vai trò của cả nhóm. Giảng viên đề nghị người đóng vai Sẽ thuận tiện hơn nếu giảng viên có một trẻ em sẽ ở giữa phòng (không cần người hỗ trợ họ để tóm tắt và quản lý một giải thích họ đang đóng vai gì). trong các nhóm. Một người hỗ trợ sẽ đưa những người đóng vai kẻ xâm hại đi ra ngoài. Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn những kẻ xâm hại làm thế nào để cố gắng đưa “đứa trẻ “ ra ngoài khỏi Người đóng vai kẻ xâm hại về ý tưởng phòng cùng với họ. Họ có thể cố không nên chọn những người cao hơn gắng dùng những lời lẽ thuyết phục hoặc khoẻ hơn người bảo vệ trẻ em để đứa trẻ hoặc kéo ngay trẻ ra ngoài. những người tham gia sẽ có cảm giác là Người đóng vai kẻ xâm hại có thể họ có thể bảo vệ trẻ em và không bị bất không cần nghe hướng dẫn của giảng lực. Ví dụ, nếu có 2 người to khoẻ trong viên đối với các thành viên còn lại các tình nguyện viên tham gia, giảng viên mà họ chỉ cần chắc chắn ai đóng vai có thể chọn một người làm kẻ xâm hại và đứa trẻ. một người làm người bảo vệ trẻ em.
  34. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên Giảng viên giải thích cho 4 người được chỉ định là người được bảo vệ trẻ là họ có vai trò quan trọng trong một tổ chức hoặc đơn giản là họ làm việc cho một tổ chức làm việc về trẻ 26 em. Hãy để cho họ tuỳ chọn vị trí trong phòng hoặc giảng viên có thể chỉ định chỗ cho họ đứng. Ít nhất phải có một người đứng gần đứa trẻ. Thông báo cho các học viên còn lại là sẽ có 5 người tình nguyện đóng vai trẻ em và các cán bộ dự án phi chính phủ. Không giải thích gì thêm về những “kẻ xâm hại”. Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn cho những “kẻ xâm hại” trà trộn vào nhóm để có thể lôi đứa trẻ theo họ. Họ có thể được yêu cầu nên có những nhận xét như” tiếp cận với trẻ quả thật dễ dàng vì không có ai để ý đến họ”. Nhận xét này sẽ cho những quan sát viên có một manh mối về tình hình gì đang xảy ra (và ai đang đóng là kẻ xâm hại). Không hướng dẫn người bảo vệ trẻ ngăn chặn kẻ xâm hại. Ý định của bài tập để tiết lộ cho những học viên tham gia thấy trẻ em dễ bị tổn thương khi thế nào khi các tổ chức Phi chính phủ không nhận thức được vấn đề và khi họ không có hệ thống bảo vệ trẻ em tại địa phương. Sau đó giảng viên để những người Nếu những người đóng vai bảo vệ trẻ em tham gia về vai trò của họ và yêu cầu hiểu được ngay ý tưởng và ngăn chặn họ làm một cách tốt nhất để bảo vệ trẻ được những “kẻ xâm hại” thì không cần
  35. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên em. Gợi ý cho họ tạo thành một rào thiết phải chuyển sang phần hai của hoạt chắn xung quanh đứa trẻ và cố gắng động này. can thiệp khi kẻ xâm hại tiến gần đứa trẻ. Đề nghị “kẻ xâm hại” tiếp cận lại đứa 27 trẻ lần nữa. Lần này “kẻ xâm hại” sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận với trẻ bởi vì những người bảo vệ trẻ em đã biết cách làm việc của họ. Giảng viên sẽ đưa ra ý kiến là đứa trẻ Thỉnh thoảng “kẻ xâm hại” có thể tiếp xúc đã được bảo vệ tốt hơn khi những được với “trẻ”. Giải thích cho những người người bảo vệ làm việc theo nhóm. tham gia là hệ thống bảo vệ không thể Giảng viên sẽ hướng dẫn thảo luận ngăn chặn được hoàn toàn các tổn hại đến làm thế nào để có thể làm việc cùng trẻ em nhưng nó phần nào giảm được các nhau trong một tổ chức và cần phải nguy cơ về các tổn hại cho trẻ và hỗ trợ để làm gì để giảm khả năng trẻ bị xâm giảm tối thiểu các thiệt hại (chống lại một hại. đứa trẻ, một tổ chức và nhân viên). Giảng viên giải thích bài tập tình Chú ý là bài tập này với chủ ý đề cập đến huống vừa rồi đã chỉ ra không có xâm hại tình dục nhưng nó có thể ra với cách nào có thể chắc chắn khi nào, tình huống xâm hại về tâm lý và từ ngữ bao giờ thì xâm hại trẻ em có thể xảy hoặc một loại xâm hại khác mà thiếu sự ra. Các giả định của xã hội có thể sai. quan tâm. Hoạt động “Bạn có thể kể” chỉ ra là thậm chí khi chúng ta làm việc cùng các đồng nghiệp hàng ngày, chúng ta cũng không thể thường xuyên hiểu hết được họ. Vì lý do này, điều này rất quan trọng cho các tổ chức tạo ra một hệ thống bảo vệ trẻ em chắc chắn để giảm thiểu một cách tốt nhất và khả năng xâm hại có thể xảy ra trong một tổ chức. Khi nhân viên nhận thức được vấn đề này và làm việc cùng nhau, họ có thể thường xuyên ngăn
  36. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên chặn được các xâm hại trẻ em. Ghi chú: phần trình bày số 79 sử dụng các hình họa. Phần trình bày số 79 Chuyển nội dung: Kể một câu chuyện 28 cho thấy tại sao ngăn chặn một việc gì xấu chuẩn bị xảy ra là một ý tưởng tốt hơn là cố gắng giải quyết hậu quả sau khi nó đã xảy ra rồi. 15 phút Bước: 13 Mục tiêu: Để chuẩn bị kết thúc hội thảo bằng cách tăng cường ý tưởng cho rằng một hệ thống bảo vệ trẻ em là một công cụ hiệu quả và cần thiết để ngăn chặn xâm hại trẻ em. Giảng viên sẽ kể câu chuyện (bài tập Phần việc kết thúc của hội thảo này chỉ là số 5) và giải thích rằng ngăn chặn là phần đầu tiên của ba phần tập huấn. Phần cách tiếp cận tốt nhất. Một hệ thống này với mục tiêu để nâng cao nhận thức bảo vệ trẻ em là một công cụ ngăn về các hình thức xâm hại trẻ em và chỉ ra chặn hiệu quả và công cụ này sẽ làm tại sao một hệ thống bảo vệ trẻ em là cần giảm đáng kể khả năng trẻ em bị xâm thiết trong các tổ chức. hại. Phần hai của tập huấn sẽ giúp các tổ chức Các tổ chức có thể làm bước tiếp theo đánh giá về cách họ bảo vệ trẻ em như thế là tự tạo ra hệ thống bảo vệ trẻ em của nào và để nhận dạng các thực tế tốt của mình. Giảng viên giới thiệu vắn tắt 2 họ. phần tiếp theo của tập huấn. Phần ba sẽ hướng dẫn để giúp các tổ chức đánh giá thực tế và phát triển các chính sách và thủ tục phù hợp. Các tổ chức mà đã có các cơ chế hiện hành thì có thể Phần trình bày số 80-81 đánh giá làm thế nào để cải thiện các tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em. Một yếu tố không bắt buộc cho các tổ chức là có thể xem các ví dụ về chính sách của các tổ chức để quyết định xem có nên cho thêm nội
  37. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên dung nào vào các chính sách của tổ chức mình hay không. Các tổ chức có thể liên hệ với tổ chức Phi chính phủ đã có sẵn chính sách bảo vệ trẻ em hiện hành để hỗ trợ tổ chức mình 29 trong quá trình xem xét, tham khảo và đánh giá cho tổ chức. Hơn thế nữa các tổ chức Phi chính phủ địa phương có thể cân nhắc để thành lập một bộ máy điều phối để theo dõi quá trình tiến hành một chính sách bảo vệ trẻ em trong các tổ chức Phi chính phủ. Bộ máy điều phối có thể trao những bằng khen cho các tổ chức có tham gia các buổi tập huấn và các tổ chức thành lập và tiến hành các hệ thống bảo vệ trẻ em. Nếu đã có một bộ máy điều phối tồn tại thì có thể trao bằng khen cho sự tham trong hội thảo và cung cấp thông tin trong các buổi tập huấn và tư vấn sau này. Bước 14: Bế mạc hội thảo. Một biểu mẫu đánh giá được đính kèm với bộ tài liệu tập huấn này. Giảng viên Phần trình bày số 82 cũng có thể chọn cách đơn giản hơn là yêu cầu học viên nhớ lại những phản hồi Nếu thời gian cho phép, giảng viên của họ trong buổi đầu trước khi tập huấn có thể giải quyết các vấn đề mà học và đánh giá xem những mong đợi của họ viên đưa vào mục “câu hỏi khó” hoặc đã được đáp ứng hay chưa. Một phương hướng dẫn hỏi và trả lời các câu hỏi. pháp khác là yêu cầu các học viên xếp Nếu không có câu hỏi khó nào thì thành vòng tròn. Sau đó sẽ có nhạc nổi chuyển sang phần đánh giá lớp học. lên và yêu cầu các học viên chuyền tay nhau những cái bút. Khi nhạc dừng, ai mà Chia các biểu mẫu đánh giá hoặc có có bút trong tay thì sẽ được yêu cầu hoàn thể phản hồi trực tiếp (những phản thành một câu hoàn chỉnh để đưa ra một hồi cần phải được ghi chép lại để báo phản hồi cho buổi tập huấn. Ví dụ:
  38. Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên cáo hội thảo và để học hỏi thêm) 1. Hôm nay tôi học được một thứ đó là 2. Một nhận xét cho buổi tập huấn ngày hôm nay là 30 3. Một bài tập tình huống mà tôi nhớ nhất đó là 4. Một bài tập tình huống làm tôi ngạc nhiên nhất đó là 5. Hình thức xâm hại gây nhiều tác động xấu nhất đó là Bế mạc hội thảo và giải quyết các vướng mắc nếu còn.
  39. BÀI TẬP
  40. Phần 1: Bài tập 1 Câu chuyện dòng sông cá sấu Ngày xưa, có cô gái tên là Mai yêu một chàng trai tên là Tuấn. Tuấn sống ở bên kia bờ 32 sông còn Mai sống ở bên này bờ sông. Con sông đã chia cắt hai người chứa đầy những con cá sấu. Mai muốn được sang bên kia bờ sông để được gặp Tuấn. Thật không may, chiếc cầu nối qua dòng sông đã bị cuốn đi. Vì vậy Mai phải đến gặp Quang, một chủ thuyền để nhờ Quang đưa qua sông. Để trông thật gợi cảm trước Tuấn, Mai đã mặc một chiếc váy bó chặt và một cái áo ngắn. Quang nói sẽ đưa cô qua sông nhưng nhìn ánh mắt của Quang làm Mai sợ. Chính vì vậy Mai đã đến nhà Hải - bạn Mai - để giải thích về hoàn cảnh khó khăn của mình. Hải đã không muốn dính líu vào chuyện này. Mai đã cầu xin Hải nhưng Hải vẫn không giúp đỡ Mai. Chính vì vậy, Mai thấy chỉ còn sự lựa chọn duy nhất đó là đi bằng thuyền sang sông cho dù Mai không tin tưởng Quang. Sau khi rời bờ sông, Quang nói với Mai là ông ta không thể kìm chế được bản thân và muốn có quan hệ tình dục với Mai. Khi Mai từ chối, ông ta đã đe doạ Mai là sẽ ném Mai xuống sông. Ông ta nói nếu cô đồng ý thì ông ta sẽ đưa cô sang sông an toàn. Mai sợ cá sấu ăn thịt và thấy mình không còn sự lựa chọn nào khác. Chính vì vậy cô không có hành động nào kháng cự lại Quang. Cuối cùng Quang cũng đưa cô đến bờ sông nơi Tuấn sống. Khi Mai kể cho Tuấn nghe về chuyện xảy ra với mình, Tuấn nói rằng chuyện xảy ra với Mai là do cách ăn mặc của cô. Tuấn thấy Mai không còn trinh trắng nữa và bỏ đi với ánh mắt khinh bỉ. Đau khổ và cảm thấy bị bỏ rơi, Mai tìm tới một người bạn tên là Dũng vốn là một võ sĩ karate. Dũng cảm thấy tức giận Tuấn và thông cảm với Mai. Dũng tìm tới Tuấn và đánh Tuấn một cách hung bạo. Mai đã vui mừng khôn xiết vì Tuấn đã phải trả món nợ của anh ta. Khi mặt trời lặn, người ta nghe thấy Mai đang cười vào mặt Tuấn.
  41. Câu hỏi Ai trong số những nhân vật này có lỗi nhất cho mọi việc xảy ra với Mai? Tại sao? (Có thể có nhiều hơn một câu trả lời.) 33 1. Tuấn 2. Hải 3. Mai 4. Dũng 5. Quang
  42. Phần 1: Bài tập 2 Thường xuyên, Thỉnh thoảng, Không bao giờ 34 Bạn có nghĩ là những câu tuyên bố sau đây/cách cư xử là đúng hay không? Tại sao? Tại sao thỉnh thoảng có thể được và trong hoàn cảnh nào? Thường Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ Tát không làm tổn hại trầm trọng đến trẻ và có thể thực hiện được như một hình phạt. Trẻ em thường thêm bớt vào câu chuyện bị xâm hại tình dục để gây được sự chú ý. Một cậu bé 13 tuổi rất người lớn và rất thích dành thời gian rỗi của mình để chơi cùng anh trai 22 tuổi và các bạn của anh. Thỉnh thoảng họ cùng nhau xem phim khiêu dâm. Anh trai cậu bé và các bạn không có hành động hoặc khiêu khích nào về tình dục xảy ra. Một cậu bé 14 tuổi mang cô em gái của mình vào trong nhà tắm và thủ dâm trước mặt cô bé. Cậu bé không hề đụng chạm và có quan hệ tình dục với em mình. Cô bé càng cảm thấy tò mò và thích thú hơn là sợ hãi. Cô bé mới chỉ có 8 tuổi. Một đứa trẻ hỏi giáo viên tình nguyện của mình giúp đỡ làm bài tập về nhà. Cô giáo nói sẽ làm nhưng với điều kiện đứa trẻ phải cắt cỏ cho cô giáo. Một thầy giáo nói với một học sinh nữ của mình là sẽ cho điểm cao bài kiểm tra nếu cô bé đồng ý quan hệ tình dục. Bác của một cô bé 10 tuổi bắt cô bé bán hoa một mình cho khách du lịch ở trước khu vực quán rượu trong một khu du lịch cao cấp từ sang sớm đến nửa đêm, nhưng điều này rất tốt vì có thể giúp đỡ gia đình cô bé kiếm tiền. Bố đề nghị cô con gái 10 tuổi giúp đỡ lau nhà để ô tô hàng tuần.
  43. Thường Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ Làm những việc mà không thèm quan tâm đến việc trẻ đánh giá sự việc. Nếu một đứa trẻ bị lạnh và đói vì bố mẹ quá nghèo thì được coi là xâm hại. Một cô bé có nước da đen và răng khấp khểnh. 35 Trong lớp học, giáo viên trêu trọc em là em cần phải đi phẫu thuật tạo hình hoặc nếu không thì không ai lấy em. Một tình nguyện viên nước ngoài làm việc tai cộng đồng và mua bia cho một bé trai 15 tuổi uống khi em đề nghị mua. Một nhà báo phỏng vấn một trẻ mồ côi tại một ngôi lều tạm bợ. Ngày hôm sau, bức ảnh của cậu bé được in hình ở trang nhất của một tờ báo với tiêu đề “Ngôi nhà bị tàn phá chỉ còn là đống gạch đổ nát, cả hai bố mẹ bị sóng thần giết chết trong chốc lát”. Khi cậu bé nhìn thấy tờ báo, cậu cảm thấy rất thất vọng. Báo cáo xâm hại giống như làm nhục một đứa trẻ thậm chí còn hơn thế, vì vậy tốt hơn là giữ im lặng và để lãng quên nó đi. Ở đây không hề có một hệ thống pháp luật chính xác vậy thì tại sao lại phải thông báo mọi thứ. Tôi sẽ không tin tưởng cảnh sát khi để họ làm những việc liên quan đến thông báo các trường hợp bị xâm hại.
  44. Phần 1: Bài tập 3 Đồng ý hay không đồng ý? 36 Bạn có đồng ý hay không đồng ý với các câu tuyên bố sau đây không? Tại sao? Đồng ý Không đồng ý 1. Trẻ em bị khuyết tật nên tách riêng ra khỏi trẻ em khác vì vậy chúng không gây thương tổn những điều không may mắn của mình sang trẻ khác. 2. Những trẻ khó bảo cần bị phạt một cách gay gắt. 3. Trẻ em khuyết tật ít bị xâm hại hơn. 4. Xâm hại trẻ em không phải là vấn đề ở cộng đồng của tôi mà nó xảy ra ở chỗ khác. 5. Giáo viên và bố mẹ có quyền đánh trẻ khi họ cảm thấy chúng có những hành động chưa tốt. 6. Hầu hết kẻ xâm hại đều không có ý định hành động và sự việc xảy ra đều do phấn khích trong chốc lát. 7. Kẻ xâm hại đã bị xâm hại khi còn nhỏ. Vì vậy họ không thể kiềm chế được bản thân 8. Kẻ xâm hại thường xuất thân từ tầng lớp thấp và trong gia đình không được giáo dục. 9. Thỉnh thoảng các nạn nhân là người có lỗi nhất vì họ tự rước hoạ và thân. 10. Các bé trai thực sự không bị rủi ro về xâm hại tình dục. 11. Kẻ xâm hại tình dục thường là những ông già bẩn thỉu. 12. Phụ nữ không bao giờ xâm hại tình dục trẻ em. 13. Người lạ là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em.
  45. Đồng ý Không đồng ý 14. Giáo viên không bao giờ xâm hại trẻ em. 15. Bạn có thể thường xuyên nói rằng ai là người an toàn cho trẻ. 16. Nhân viên được tuyển dụng làm việc 37 với trẻ em sẽ không xâm hại trẻ em.
  46. Phần 1: Bài tập 4 Đúng hay sai: Những tin tưởng chung xung quanh việc xâm hại trẻ em 38 Những ghi chú này cung cấp những thông tin cho giảng viên để hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm. Các số của phần trình bày tuân theo các tuyên bố liên quan đến bài tập 3. Sau đó có một vài ví dụ và dụng cụ giải thích được sử dụng nếu cần thiết để phân loại các điểm chính với học viên. Giảng viên không nên đưa ra hết tất cả các thông tin này. Phần trình bày 15-16 Trẻ khuyết tật là vô hại và các em ít có nguy cơ bị xâm hại (Số 1). Sai Theo kết quả báo cáo của trung tâm Quốc gia về ngăn chặn tội ác với trẻ em của Anh (NSPCC) và nhóm làm việc Quốc Gia về Bảo vệ trẻ em và trẻ khuyết tật thì trẻ khuyết tật có nguy cơ bị xâm hại tình dục, xâm hại thể chất, tinh thần và sang nhãng cao gấp bốn lần so với trẻ không bị khuyết tật. Trong báo cáo nói rằng, thông thường người ta tin rằng trẻ khuyết tật không bị xâm hại. Báo cáo cũng khẳng định rằng trẻ khuyết tật thường thiếu các kỹ năng cần thiết để thông báo về việc bị xâm hại. Hầu hết mọi người đều thất bại khi tư vấn với trẻ về kinh nghiệm và cảm xúc của chúng. Hệ thống bảo vệ trẻ em và thực tế đã không tính đến các hoàn cảnh đặc biệt và nhu cầu của trẻ khuyết tật đã bị xâm hại.1 ___ 1 Xem trong NSPCC 2003. Điều này không xảy ra với trẻ khuyết tật: Bảo vệ trẻ em và trẻ khuyết tật. Luân đôn, nước Anh. NSPCC và Nhóm là việc cấp Quốc gia về Bảo vệ trẻ em và trẻ khuyết tật.
  47. Phần trình bày số 17-18 Người lạ là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em (Số 13). Sai 39 Trong 501 trường hợp xâm hại tình dục được báo cáo cho cảnh sát Philippines và Sở Bảo hiểm xã hội và Phát triển trong năm 2000, có bốn nhóm xâm hại đó là: quen biết sơ sài (22%), hang xóm (21%), bố (19%), và bác (11%). Chỉ có 5% kẻ xâm hại tình dục là người lạ. (Thống kê ở phần trình bày số 18). Phần trình bày số 19-20 Bạn có thể luôn nói được ai là người an toàn với trẻ (Số. 15). Sai Hỏi các thành viên tham gia nếu họ biết ai là kẻ xâm hại trẻ em trong số ba bức ảnh được chiếu. Khuyến khích mọi người đoán và hỏi lý do tại sao họ lại trả lời như vậy. Không nói câu trả lời cho người tham gia nhưng các câu tuyên bố khác sẽ được đánh giá đầu tiên và họ tiết lộ câu trả lời. (Cả ba đều là kẻ xâm hại) (Số 15). Phần trình bày số 21 Phụ nữ không bao giờ xâm hại trẻ em. Kẻ xâm hại tình dục trẻ em là những ông già bẩn thỉu. (Số. 11-12). Phần trình bày số 22
  48. Myra Hindley và Ian Brady đã giết bốn trẻ em trong năm 1963 và 1964 và chôn thân thể các em gần Manchester, miền Bắc nước Anh. Nạn nhân là Lesley Ann Downey 10 tuổi, John Kilbride 12 tuổi, Keith Bennett 12 tuổi và Pauline Reade 16 tuổi đã bị hiếp dâm trước khi bị chết. 40 Hindley và Brady đã bị bắt giữ sau khi chúng giết Edward Evans 17 tuổi tại nhà riêng và anh rể Hindley đã có mặt lúc đó và anh này đã báo lại cho cảnh sát. Anh đã nói với cảnh sát là anh nghe thấy tiếng Brady nói chuyện về những vụ giết người và chôn thi thể họ nhưng anh ta đã không tin. Hindley và Brady đã chối tội của chúng tại phiên toà xét xử năm 1966. Chứng cứ được đưa ra tạo toà là một băng ghi âm do Hindley và Brady ghi lại về một nạn nhân của chúng trong lúc chúng tra tấn và hiếp nạn nhân trước khi chúng bóp cổ nạn nhân đến chết. Cả hai đều bị kết tội đã giết Lesley Ann Downey và Edward Evans trong khi Brady cũng bị kết án giết John Killbride. Bọn chúng đã bị kết án tù chung thân. Thi thể của Keith Bennett và Pauline Reade đã không được tìm thấy trong thời gian xử án nhưng đến năm 1980, Hindley và Brady đã nhận tội giết người.2 Phần trình bày số 23 Mary Kay LeTourneau, một giáo viên đã bị buộc tội tại Seattle ở Mỹ năm 1997 về tội hiếp dâm một trong những học sinh của mình. Cô ta 35 tuổi và thời điểm đó cậu học sinh mới 13 tuổi. Cô ta đã bị buộc tội và nhận một án tù treo với điều kiện là không được tiếp xúc với các bé trai và phải triệt để chấp hành các yêu cầu pháp luật dành cho ___ 2 Xem tin tức của đài phát thanh của Anh (BBC). “Những vụ giết người man rợ” . Anh Quốc, BCC 28 tháng 2 Nguồn ảnh: Ảnh của Myra Hindley do cảnh sát Manchester cung cấp.
  49. kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Năm 1998, LeTourneau đã bị xử án lại sau khi vi phạm các quy định trong thời gian thử thách khi tiếp tục gặp gỡ một bé trai 14 tuổi. Sau đó cô ta đã bị xử án 7 năm tù. 41 Trong thời gian bị bắt giữ, LeTourneau đã mang bầu với cậu bé bị xâm hại. Cô ta cũng đã lập gia đình và có 4 con. LeTourneau lần đầu tiên gặp cậu bé khi cậu đang là học sinh lớp hai của mình. Cậu bé và LeTourneau vẫn gìn giữ mối quan hệ. Cô ta cũng là giáo viên của cậu bé khi cậu học lớp sáu. Mối quan hệ được báo cáo trở thành quan hệ tình dục khi cậu lên lớp bảy vào năm 1996. Sự nghi ngờ bắt đầu xuất hiện khi chồng của LeTourneau phát hiện ra thư tình của vợ viết cho cậu bé khi cậu lên 13 tuổi và chồng của Le Tourneau đã kể chuyện với một người họ hàng để liên lạc với dịch vụ bảo vệ trẻ em địa phương. Chồng của LeTourneau đã li dị và chuyển các con đến sống ở một bang khác. Trường học nơi LeTourneau dạy học đã buộc cô ta thôi việc và không trả lương trợ cấp. Mẹ cậu bé hiện nay đang chăm sóc đứa trẻ của con trai mình và LeTourneau. Sau khi nghe toà tuyên án, bà nói LeTourneau nên nhận lòng khoan dung của toà án. Bà đã phải thốt lên rằng: “LeTourneau sinh ra là một con người nhưng đã mắc một sai lầm khủng khiếp”. Cậu bé đã nói trong một cuộc phỏng vấn là mối quan hệ của mình và LeTourneau là một “tình yêu thực sự” và trong mọi trường hợp cậu không nghĩ mình là một nạn nhân.3 ___ 3 Xem CourtTV.com.1998. Washington v. LeTourneau: Bản án gốc từ ngày 14 tháng 11 năm 1997. Mạng lưới phòng xử án trên truyền hình 18 tháng 3. Nguồn ảnh: Ảnh của Mary Kay LeTourneau được Toà án truyền hình và mạng lưới tin tức truyền hình cáp (CNN) cung cấp.
  50. Kết luận Tội ác của Hindley và LeTourneau - người trong bức ảnh giống như bao phụ nữ hoàn hảo khác cho thấy rằng phụ nữ cũng có khả năng xâm hại tình dục trẻ em. Kẻ xâm hại tình dục có thể không phải là “những ông già bẩn thỉu”. 42 Phần trình bày số 24 Hầu hết các trường hợp xâm hại trẻ em là không chủ định và xảy ra một cách bột phát (Số . 6). Các bé trai thực sự không có rủi ro bị xâm hại tình dục (Số. 10). Sai Hindley đã hành hạ nhiều lần rất nhiều trẻ em. LeTourneau đã xâm hại học sinh của mình không chỉ một lần. Các bé trai đã là nạn nhân của cả hai phụ nữ này. Sau đây là ví dụ của một kẻ xâm hại tình dục các bé trai nhiều lần. Phần trình bày số 25 Theo luật mới ban hành, người đầu tiên bị khởi tố và buộc tội với án tù 8 năm tại Seattle năm 2004 vì đã đi du lịch nước ngoài để quan hệ tình dục với trẻ em, luật này với mục tiêu nhằm giảm số lượng công dân Mỹ đi du lịch nước ngoài để có quan hệ tình dục với trẻ em. Michael Lewis Clark, một trung uý cảnh sát 70 tuổi đã về hưu đã từng sống tại Căm pu chia không thường xuyên trong vòng bảy năm và đã bị bắt ở Phnom Penh năm 2003.
  51. Ông ta đã bị toà án Mỹ buộc tội có quan hệ tình dục với hai em trai 10 và 13 tuổi người Căm pu chia. Theo các tài liệu tại toà án, Clark đã khai với điều tra viên là ông ta đã từng quan hệ tình dục với khoảng 50 em trai từ 10 đến 18 tuổi và mỗi lần ông ta chỉ phải trả 2 đô la Mỹ. Thẩm phán viên cấp quận của Mỹ - Robert Lasnik nói rằng những em bị Clark bóc lột tình dục đã cực kỳ rủi ro chỉ vì nghèo đói. 43 Clark là người đầu tiên ở Mỹ bị buộc tội theo luật mới được ra đời năm 2003. Luật này được biết đến như là một biện pháp chống khiêu dâm trẻ em, cho phép buộc tội những người Mỹ đi du lịch nước ngoài với mục tiêu để tìm kiếm quan hệ tình dục với trẻ em. Luật này là một phần của việc tăng cường khả năng chống lại bóc lột tình dục trẻ em ở các nước nghèo trên toàn thế giới cho các chính phủ, các tổ chức Phi chính phủ và các tổ chức bảo trợ trẻ em. Vào tháng 6 năm 2004, sáu người đàn ông đã bị buộc theo luật mới bao gồm Gary Evan Jackson 56 tuổi, người đã bị buộc tội có quan hệ tình dục với ba cậu bé người Căm pu chia ở độ tuổi 10, 14 và 15. Trong quá trình bào chữa, Clark và Jackson đã dùng quyền được nghi ngờ về hiến pháp của luật. Luật sư của Clark nói rằng, luật đã vượt quá thẩm quyền của chính phủ Mỹ. Các luật sư của Mỹ nói rằng bản án chống lại Clark hơi cay nghiệt và bản án này nên là bản án dành cho kẻ lợi dụng quyền hạn để xâm hại tình dục.4 ___ 4 Xem Clarridge C 2004. “8 năm tù trong lần đầu tiên truy tố theo luật xâm hại tình dục trẻ em mới ra đời” Tin tức Seattle 26 tháng 6 Nguồn ảnh: Ảnh của Michael Clarke do Cục xuất nhập cảnh Mỹ cung cấp.
  52. Kết luận Hai hình thức của kẻ xâm hại tình dục trẻ em là phạm tội do hoàn cảnh đưa đẩy và có chủ ý. Những kẻ phạm tội do hoàn cảnh đưa đẩy không có ý định có quan hệ tình dục với trẻ em nhưng lợi dụng tình thế để xâm hại trẻ. Ban đầu họ chỉ có ý định xâm hại tình dục trẻ 44 em một lần. Thỉnh thoảng, họ lại thích có quan hệ tình dục hơn và bắt đầu lặp lại hành động xâm hại. Kẻ xâm hại tình dục chủ ý có chủ ý quan hệ tình dục với trẻ em ngay từ ban đầu. Rất nhiều người có chủ ý sẽ thiết lập một thời gian dài để có thể có quan hệ tình dục với trẻ em bao gồm họ lên kế hoạch để gặp gỡ các em và phải đi xa để thu hút trẻ em (họ thường đi đến các nước khác hay các thành phố khác chứ không chọn địa điểm là nơi họ sống). Hình thức quan hệ tình dục với trẻ là hình thức ép buộc. Mặc dù hầu hết các xâm hại tình dục đều là các em gái nhưng các em trai cũng là nạn nhân của các xâm hại tình dục. Các em trai có thể nhận được ít thông cảm hơn các em gái và đôi khi các em trai cảm thấy khó khăn hơn khi tiết lộ bị xâm hại tình dục - bởi một người đàn ông hay phụ nữ nào đó. Một bé trai khi bị xâm hại tình dục bởi một phụ nữ có thể sẽ không báo cáo mình bị xâm hại bởi vì cậu luôn phải đối đầu với ý tưởng – trong nhiều nền văn hoá- kinh nghiệm tình dục là một cách để thể hiện đàn ông đến tuổi trưởng thành và đàn ông luôn thừa nhận tình dục. Các em trai có thể không thừa nhận là mình đã từng bị xâm hại. Nếu một cậu bé bị xâm hại tình dục bởi một người đàn ông thì cậu sẽ luôn lo sợ phải đối mặt với các bệnh xã hội về đồng tính mà quan hệ đồng tính là một điều tối kị ở một số nền văn hoá.5 ___ 5 UNICEF 2001. Lợi nhuận có từ bóc lột. Geneva UNICEF
  53. Phần trình bày số 26 Xâm hại trẻ em không phải là một vấn đề tại cộng đồng của tôi. Xâm hại thường xảy ra ở một nơi nào khác. (Số. 4). 45 Sai Phần trình bày số 27 Đưa thêm các số liệu cụ thể nếu cần thiết. Dịch vụ bóc lột tình dục ở Thái Lan Một số lượng lớn trẻ em ở Thái Lan đang bị rủi ro vì bị xâm hại và bóc lột tình dục. Xâm hại tình dục không chỉ xảy ra ở các nước phương Tây mà cũng là một vấn đề của địa phương mà tất cả chúng ta cần phải nhận thức được. Mỗi năm, một số lượng lớn các khách du lịch tình dục đã đến các nước Đông Nam Á để xâm hại tình dục trẻ em. Các thành phố lớn ở Thái Lan như Bangkok, Pattaya, Phuket và Chiang Mai là những điểm đến chính cho những kẻ xâm hại nước ngoài khi đến Thái Lan.6 Những kẻ xâm hại tình dục cũng có thể là những người sống ở cộng đồng hoặc ở đâu đó trong nước. ___ 6 Cùng trong cuốn sách trên
  54. Phần trình bày số 28 Cần tăng cường thêm ý nghĩ cho các thành viên tham gia là xâm hại tình dục trẻ em ở rất gần với chúng ta chứ không như mọi người nghĩ. Cũng cần phải nhớ thêm rằng các dạng xâm hại tình dục không trực tiếp khác cũng có thể mang tính chất xâm hại 46 ngang bằng với xâm hại về mặt thân thể. Các trang web khiêu dâm ở Thái Lan Theo báo cáo của tổ chức ECPAT quốc tế về Bạo lực chống lại trẻ em ở các điểm Internet thì Thái Lan là một trong những nước có hầu hết các trang web khiêu dâm trẻ em miễn phí được tìm thấy trêm mạng. Theo tổ chức ECPAT, tại Nga và Liên Xô cũ, Mỹ, Tây Ba Nha, Nhật Bản và Nam Triều Tiên là những nước hầu hết đều có những trang Web miễn phí được chào mời. Một nửa trong số các hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em được rao bán trực tuyến từ Mỹ và một phần tư số còn lại được rao bán từ Nga. Mỹ và Nga cũng là những nước dẫn đầu về các trang web thương mại khiêu dâm trẻ em, sau đó là đến Tây Ba Nha và Thụy Điển. Báo cáo cũng nói rằng, hầu hết các hình ảnh khiêu dâm trẻ em được trao đổi miễn phí trên mạng nhưng cũng có một thế giới ngầm buôn bán với trị giá hàng tỉ đô la và có tới hàng triệu bức ảnh về xâm hại tình dục trẻ em. Nó cũng cảnh báo các công nghệ mới đang chạy ra ngoài vòng kiểm soát của luật pháp về khả năng ngăn chặn các hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên mạng. Tổ chức ECPAT kêu gọi luật pháp quốc gia cần cứng rắn hơn và có các hành động phối hợp liên ngành để bảo vệ trẻ em khỏi thông qua các công nghệ thông tin mới. Thậm chí kể cả cá nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á nơi mà công nghệ thông tin còn hạn chế nhưng vẫn có làn sóng các hình ảnh khiêu dâm bằng cách dung máy ảnh điện thoại để chụp các hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em và gửi đi trên toàn thế giới. Các dịch vụ tin
  55. nhắn cũng có thể trở thành một diễn đàn cho những kẻ để gặp gỡ trẻ em. Cũng theo ECPAT, trong một nghiên cứu toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Bạo lực chống lại trẻ em thì loại này tràn lan khắp nơi và nó gây ảnh hưởng nặng nề và lâu dài về mặt thể chất và làm tổn thường về mặt tâm lý cho các nạn nhân trẻ em, hành động 47 này bỏ ngoài tai các cơ quan chức năng thực thi pháp luật. Báo cáo cũng nêu bật “sự dễ dãi với những vấn đề mà những người có ý định gây tổn hại tới trẻ em có thể lợi dụng để tung hoành giữa thế giới thực và thế giới ảo nhằm bóc lột trẻ em”.7 Phần trình bày số 29 Một số người tham gia có thể cảm thấy rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ có thể xảy ra ở văn hoá phương Tây. Trường hợp của Waralongkorn Janehat ở Thái Lan có thể chứng minh các giả định như vậy là hoàn toàn sai. Xâm hại tình dục trẻ em là một hiện tượng xảy ra trên toàn thế giới và những kẻ xâm hại có thể có bất cứ một quốc tịch nào. Tháng 8 năm 2005, một toà án tại tỉnh Udon Thani của Thái Lan đã kết án 48 năm tù cho Waralongkorn Janehat (Kru Nong), một cựu thư ký của một quỹ người Thái vì tội xâm hại tình dục trẻ em dưới sự giám sát của mình. Luật sư của ông ta đã kháng án. Kru Nong 38 tuổi chịu trách nhiệm quản lý một nhà trọ cho trẻ em đường phố. Ông ta đã bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em dưới 15 tuổi (được sự chấp thuận và không được sự chấp thuận của trẻ em), và bị buộc tội xâm hại tình ___ 7 Theo cơ quan báo chí của Pháp năm 2005. “Thái Lan là một trong những quốc gia có hấu hết các trang web miễn phí”. Bangkok, Thái Lan: Theo Bang kok Post. 12 tháng 11 Xem them Muir, D 2005. Bạo lực chống lại trẻ em trong các điểm Internet. Bang kok, Thái Lan: Tổ chức ECPAT quốc tế.
  56. dục với trẻ em trên 15 tuổi, không được sự đồng thuận và dùng hình thức áp buộc với trẻ mà mình đang phải chịu trách nhiệm chăm sóc. Cảnh sát đã đưa ra lời buộc tội sau khi điều tra các đơn kiện của văn phòng cấp tỉnh của Bộ Phát triển Xã hội và An ninh con người sau khi thấy các em 48 từ nhà trọ có thái độ không bình thướng và liên quan đến các vụ chạy trốn, ăn cắp vặt và đánh nhau. Vụ điều tra phát hiện ra Kru Nong đã xâm hại tình dục hai trẻ em trong thời gian các em ở tại nhà trọ. Việc xâm hại xảy ra rất nhiều lần cho đến khi các em trốn mất. Các em cũng đưa ra chứng cứ rằng rất nhiều các bạn khác cũng đã từng bị xâm hại tình dục. Sáu em có độ tuổi từ 14 đến 17 đã bị xâm hại trước khi trốn khỏi các nhà trọ của Chính phủ và Phi chính phủ. Các em nói rằng đã bị xâm hại tình dục từ bốn đến sáu lần tại những thời gian và địa điểm khác nhau. Sau khi lệnh bắt giữ được ban hành cho Kru Nong vào tháng 2 năm 2004, uỷ ban thành lập quỹ đã đóng cửa quỹ. Kru Nong vào thời điểm đó vẫn chịu trách nhiệm quản lý nhà trọ mặc dù ông ta đã được chỉ định không được chăm sóc đứa trẻ nào.8 Phần trình bày số 30 Nhân viên được tuyển dụng để làm việc với trẻ em không thể xâm hại trẻ em (Số. 16). Sai Waralongkorn Janehat (Kru Nong) đã sử dụng quyền lực của mình trong nhà trọ với mục tiêu bảo vệ trẻ em để bóc lột trẻ em. Mary Kay LeTourneau là một giáo viên, người mà học sinh tin tưởng nhưng đã quyền hạn của mình để xâm hại một bé trai. ___ 8 Quản lý trên đường dây nóng 2005. “48 năm tù cho Kru Nong, kẻ đã xâm hại tình dục trẻ em” Nguồn ảnh: Ảnh của Waralongkorn Janethat được cung cấp bởi Quản lý trên đường dây nóng
  57. Mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc trẻ hay một nhân viên nhân đạo cần được chặn lại bởi vì quyền lực giữa họ không ngang bằng nhau. Ví dụ như nhân viên viện trợ, là một vị trí cao hơn vì họ có các nguồn hỗ trợ. Những người có ý định xâm hại có thể sử dụng khả năng hỗ trợ như là một công cụ để mặc cả cho lợi ích riêng của mình. Hãy cân nhắc thêm ở câu chuyện Dòng sông cá sấu khi Quang có quyền lực hơn Mai (tượng trưng là chiếc thuyền) đã lạm dụng 49 nó để làm tổn thương Mai. Phần trình bày số 31 Các nhân viên viện trợ bóc lột tình dục trẻ em tị nạn Nhu cầu bảo vệ trẻ em tị nạn và trẻ bị bỏ rơi từ các nhân viên nhân đạo không được sự chú ý cho đến năm 2002, khi báo cáo về Bóc lột và Bạo lực tình dục : Một kinh nghiệm về trẻ em tị nạn ở Guinea, Liberia và Sierra Leone của Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em Anh và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra những phát hiện về vấn đề này. Dựa vào số lượng lớn các chứng cứ thu thập được của trẻ em trong chuyến đi 40 ngày đến vùng tị nạn từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2001, nhóm nghiên cứu đã có báo cáo các bằng chứng về các hiện tượng bóc lột tình dục trẻ em tị nạn tại Liberia, Guinea và Sierra Leone, rất nhiều bằng chứng khẳng định kẻ xâm hại tình dục là các nhân viên địa phương được các tổ chức Phi chính phủ quốc tế và quốc gia tuyển dụng cũng như tổ chức Liên hợp quốc bao gồm cả UNHCR. Trong ba nước trên, theo nhóm nghiên cứu báo cáo, các nhân viên được báo cáo là đã sử dụng “nguồn tài trợ và dịch vụ nhân đạo với ý định lợi dụng để làm công cụ bóc lột người tị nạn”. Một phần ghi chép cho các đối tác tiến hành hoạt động về bóc lột và bạo lực tình dục trẻ em tị nạn ở Tây Phi nói rằng hầu hết kẻ bóc lột được công bố là các nhân viên nam cấp quốc gia đã có quan hệ với các em gái dưới 18 tuổi để đổi lại các em sẽ được phân
  58. phối các mặt hàng hỗ trợ nhân đạo (như bánh quy, xà phòng, thuốc và giấy dầu) và các dịch vụ khác. Ghi chép cũng nói rằng thực tế này xuất hiện nhiều kể từ khi có các chương trình viện trợ trong các trại tị nạn của người Guinea và Liberia. Khi mẹ nhờ cháu đi ra suối để rửa bát đĩa, một 50 nhân viên gìn giữ hoà bình đã yêu cầu cháu cởi quần áo để chụp ảnh. Khi cháu đề nghị trả tiền thì ông ta nói với cháu là trẻ con thì không có tiền mà chỉ có bánh quy thôi. Thêm vào đó, báo cáo cũng chỉ ra các dẫn chứng về nạn bóc lột tình dục trẻ em không những của các nhân viên viện trợ mà còn có các nhà gìn giữ hoà bình quốc tế và các lãnh đạo địa phương. Trong số đó, có hơn 40 các tổ chức và cơ quan với gần 70 cá nhân được ghi nhận là có chứng cứ. Sau khi báo cáo được phát hành, Uỷ ban đại diện các cơ quan Liên Hợp Quốc đã thành lập một nhiệm vụ đặc biệt để Bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột và xâm hại tình dục trong các khủng hoảng nhân đạo. Báo cáo của nhiệm vụ đặc biệt tháng 6 năm 2002 đã đưa ra các nguyên tắc và điều lệ cho các nhân viên nhân đạo. Trong các quy định này bao gồm cấm quan hệ tình dục với các trẻ em dưới 18 tuổi, cấm trao đổi hàng hoá, dịch vụ hay hỗ trợ nào để có quan hệ tình dục; và một yêu cầu cho các nhân viên là phải báo cáo những hành động có liên quan và nghi ngờ. Nhiệm vụ cũng đưa ra rất nhiều các gợi ý liên quan tới các vấn đề trong trại của chính phủ và việc hỗ trợ nhân đạo như: cần phải tăng số lượng nhân viên nữ; các nhân viên giám sát phải thường xuyên đi thăm địa bàn; và phát triển thủ tục báo cáo bảo mật.9 ___ 9 Theo thông tin từ Naik , A 2002 “Bảo vệ trẻ em khỏi các nhân viên bảo vệ trẻ em. Một bài học từ Tây Phi” Trong cuốn”Kiểm tra di cư bắt buộc” Oxford, Anh Số 15. Tháng 10 trang 16-19 Xem thêm trong báo cáo của UNHCR và tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh 2002 Bóc lột và bạo lực tình dục: Một kinh nghiệm của trẻ em tị nạn tại Guinea, Liberia và Sierra Leone. UNHCR và tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh
  59. Phần trình bày số 32 Giảng viên cần đưa ra một vài ví dụ lấy từ các nguyên tắc và điều lệ của các nhân viên nhân đạo (kết quả từ báo cáo của Tây Phi). Ví dụ như: cấm có quan hệ tình dục giữa nhân viên cứu trợ và người hưởng lợi dưới 18 tuổi hoặc bổn 51 phận của nhân viên là phải báo cáo những quan tâm và nghi ngờ liên quan đến xâm hại tình dục của đồng nghiệp. Trường hơp này chỉ ra rằng thậm chí cả nhân viên nhân đạo cũng có thể và bóc lột trẻ em. Đây không phải là để ám chỉ toàn bộ nhân viên/người chăm sóc trẻ sẽ xâm hại trẻ em. Trong một số trường hợp hiếm có thì dù sao các chính sách bằng văn bản cũng là cần thiết để các cơ quan viên trợ có thể tham khảo. Phần trình bày số 33 Bạo lực tình dục trong các trường học Theo báo cáo Nỗi sợ hãi trong trường học: Bạo lực tình dục với các học sinh nữ ở các trường học tại Nam Phi của tổ chức Bảo vệ Quyền con người, trong các trường học ở Nam Phi, hàng nghìn các cô gái ở tất cả các tầng lớp và nhóm kinh tế đang phải đối đầu với bạo lực và quấy rối tình dục và tệ nạn này đã ngăn cản họ tiếp cận đến giáo dục. Các quan chức trong trường học rất ít khi nghi ngờ các thủ phạm và rất nhiều học sinh nữ đã bị ảnh hưởng đến việc học tập hoặc phải nghỉ học hoàn toàn vì họ cảm thấy bị tổn thương vì bị xâm hại tình dục. Erika George, tác giả của báo cáo nói rằng: “Các quan chức Nam Phi nói rằng họ cam kết cho cân bằng giáo dục. Nếu họ có ý định đó thì họ phải giải quyết không được chậm trễ các vấn đề bạo lực tình dục trong trường học”. Bác cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn nạn nhân, bố mẹ nạn nhân, giáo viên và các nhà quản lý trường học, tài liệu cho thấy các em gái đã bị các bạn nam cùng lớp, thậm chí cả thầy giáo cưỡng hiếp, xâm hại tình dục, quấy rối tình dục và hành hạ. Các giáo viên
  60. quyền hạn của họ để xâm hại tình dục các em gái, thỉnh thoảng họ yêu cầu bắt buộc quan hệ tình dục và đe dọa hành hạ thân thể hoặc hứa sẽ cho học ở các lớp tốt hơn hoặc nếu quan hệ thì họ sẽ cho tiền. Báo cáo cũng kể một câu chuyện của PC 15 tuổi, khi được phỏng vấn, em đã nghĩ là sẽ 52 định bỏ học vào tháng 3 năm 2000. PC đã phải rất chật vật trong học tập sau khi bị thầy giáo mình cưỡng hiếp tại một trường học tên là Johannesburg. Em đã rất tin tưởng thầy giáo của mình và mọi việc đã đảo lộn hoàn toàn khi thay vì giúp đỡ em làm bài tập ở nhà thì thầy giáo lại đề nghị em một “mối quan hệ hẹn hò” và đề nghị em có quan hệ tình dục. Em nói: “Ông ấy đã đề nghị em cởi áo”. Giáo viên đó đã cưỡng hiếp em trước khi bố mẹ em kịp tới trường đón em về. “Em đã nói ông ta phải dừng lại. Em đã nói là đã đến giờ bố mẹ em đến đón. Bố mẹ em đã đến sau đó 10 phút Em đã không đến trường một tháng sau đó . mọi thứ đều gợi nhớ cho em những gì đã xảy ra.” Mặc dù giáo viên của PC đã phải nghỉ dạy sau khi bản báo cáo được công bố nhưng việc chậm trễ xét xử tội ác của ông ta sẽ gây ra các vụ hiếp dâm học sinh khác, PC đã rất sợ hãi và vẫn cảm thấy không thoải mái khi tới trường. Em không muốn tới trường. Em không quan tâm gì nữa. Em đã nghĩ mình cần phải chuyển trường nhưng tại sao? Nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào. Em không muốn quay lại trường học nữa.
  61. Việc báo cáo các trường hợp xâm hại tình dục ở Nam Phi là bắt buộc nhưng các em gái báo cáo lại các trường hợp bị xâm hại thì thường bị các nhà quản lý trường học thù ghét hoặc không quan tâm. Theo báo cáo đưa ra thì các trường học thường hứa sẽ giải quyết nội bộ và thúc giục gia đình các em gái không báo cáo lại cho cảnh sát hoặc sẽ đưa công khai cho thiên hạ biết vấn đề này. 53 Tổ chức Bảo vệ Quyền con người thúc giục chính phủ chấp nhận và phổ biến về bộ tiêu chuẩn về hướng dẫn chủ đạo thủ tục làm thế nào để các trường học giải quyết các trường hợp bạo lực tình dục và hướng dẫn cho các trường học đối xử với các nạn nhân và kẻ của các vụ bạo lực.10 Phần trình bày số 34 Điểm cần chú ý trong phần kết luận là chúng ta không thể bao giờ đoán được đứa trẻ bị như thế nào và các dạng rất đa dạng. Đó chính là tại sao các tổ chức cần có một hệ thống bảo vệ trẻ em để ngăn chặn nó. ___ 10 Theo tổ chức Bảo vệ Quyền con người 2001. “Nam Phi: Bạo lực tình dục tràn lan trong các trường học” Johannesburg, Nam Phi: Bảo vệ Quyền con người 27 tháng 3 Cũng xem trong Bảo vệ Quyền con người 2001. Nỗi sợ hãi trong trường học: Bạo lực tình dục với các học sinh nữ ở các trường học tại Nam Phi
  62. Phần 1: Bài tập 4a Các hình thức xâm hại, bóc lột và sao nhãng 54 Xâm hại không chỉ giới hạn ở những hình thức được liệt kê sau: 1. thể chất 2. tinh thần • Trừng phạt một đứa trẻ một cách quá • Cô lập hoặc tẩy chay trẻ đáng. • Sỉ nhục trẻ. • Tát, véo, đánh, đá, lắc, làm bỏng, vồ , • Đối xử với trẻ là nạn nhân như một kẻ xô đẩy. lừa dối (lập đi lập lại câu hỏi và điều • Dùng một vật đánh vào người trẻ tra nhiều lần). • Để trẻ ở trong một tình thế không • Không tạo được cho trẻ sống trong thoải mái/không được coi trọng trong môi trường được cảm thông . một thời gian dài hoặc trong điều kiện • Làm cho trẻ cảm thấy thiếu tự tin (ví môi trường nghèo nàn. dụ như chỉ trích trẻ quá cân). • Bắt buộc trẻ phải làm việc trong điều • Người chăm sóc trẻ không quan tâm kiện tồi tàn, hoặc làm việc không phù đến nhu cầu tình cảm của trẻ. hợp với độ tuổi của trẻ trong một thời • Bóc lột một đứa trẻ. gian dài. • Đối xử với trẻ hoặc nhìn trẻ một cách • Bạo lực theo hệ thống. thiếu tôn trọng trẻ, khinh bỉ hay bôi • Dùng quyền lực để làm hại trẻ. xấu trẻ. • Bắt nạt trẻ. • Các hình thức làm giảm uy tín, bôi • Đe dọa làm hại ai đó. xấu, đổ lỗi, đe dọa, phân biệt đối xử, nhạo báng. • Đồn thổi về trẻ. • Hăm doạ hay tống tiền trẻ. • Tự quyết định mà không cho trẻ lựa chọn. • Đe doạ và gạ gẫm quan hệ tình dục với trẻ.
  63. 3. Xâm hại tình dục Bắt trẻ đứa trẻ quan hệ tình dục mà trẻ không hiểu hết, hay trẻ không có khả năng từ chối hoặc trẻ không có sự chuẩn bị bao gồm: Trực tiếp Gián tiếp 55 • Hôn hoặc ôm trẻ theo quan điểm tình • Gọi điện thoại khiêu dâm hoặc có dục. các hình ảnh khiêu dâm trên máy • Sờ và mơn chớn bộ phận sinh dục. tính hay điện thoại hoặc viếtnhững • Bắt đứa trẻ sờ vào bộ phận sinh dục lời tục tĩu . của người khác. • Quan hệ tình dục ảo. • Giao hợp vào âm đạo hay hậu môn • Gạ gẫm và xem hình ảnh quan hệ hoặc có hoạt động tình dục khác. tình dục trên mạn. • Cắn vào bộ phận sinh dục của trẻ. • Xem tranh ảnh khiêu dâm • Loạn luân. • Phô dâm. • Quan hệ tình dục với động vật. • Phơi bày các hình ảnh khiêu dâm • Bóc lột tình dục liên quan đến hoặc thường xuyên khiêu dâm. thương mại tình dục trẻ em (để có • Có các câu hỏi hoặc nhận xét bừa tiền hay hàng hoá). bãi về tình dục. • Du lịch tình dục trẻ em khi kẻ đi đến • Bị bắt buộc thủ dâm hoặcbắt xem vùng khác để có quan hệ tình dục với người khác thủ dâm. trẻ em. • Bóc lột tình dục và du lịch tình dục trẻ em cũng có thể là không cần trực tiếp (ví dụ, một nhà điều hành du lịch hay lái xe taxi sắp xếp các chuyến du lịch và trẻ em cho các khách du lịch để có quan hệ tình dục cũng là kẻ bóc lột tình dục trẻ em).
  64. Chú ý là thể chất, xao nhãng và xâm hại tình dục cũng là tinh thần 4. xao nhãng 56 Xao nhãng cũng gây tổn thương cho trẻ mặc dù sao nhãng thể hiện sự thiếu tích cực và thiếu quan tâm hơn là các hình thức trước mà các hình thức này thực tế dễ thấy hơn. xao nhãng có thể bao gồm: • Không tập trung/chểnh mảng trong việc chăm sóc trẻ • Không có khả năng trông coi và bảo vệ trẻ khỏi tổn thương. • Để trẻ ở nhà một mình trong một thời gian dài mà chăm nom và chăm sóc trẻ. • Để trẻ đi đến một nơi mà không chắc chắn trẻ có được án toàn và vui vẻ hay không. • Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ (bố mẹ có thể đưa tiền cho trẻ mua thức ăn nhưng không giám sát xem trẻ có ăn đủ chất dinh dưỡng không, bố mẹ cũng có thể không đưa thức ăn cho trẻ). • Không đảm bảo điều kiện cho trẻ đi học (bố mẹ và/hoặc thầy cô giáo). • Không theo dõi hoặc báo cáo những vết thâm tím hoặc bị bỏng trên người trẻ (ví dụ: tình nguyện viên y tế cộng đồng). • Hứa với trẻ mọi điều vì đây là sự lựa chọn dễ nhất nhưng không thèm để ý đến ảnh hưởng lợi ích tới của sự phát triển của trẻ. • Không dành thời gian để giám sát các hoạt động của trẻ một cách hợp lý và dễ dẫn trẻ gặp những rủi ro. • Không đảm bảo một môi trường an toàn cho trẻ (để những vật nguy hiểm trong tầm với của trẻ như: dược phẩm, súng, dao, các tranh ảnh khiêu dâm v.v.). 5. Do yếu tố xã hội (nghèo đói) Đây không phải thực sự là một hình thức xâm hại trẻ em nhưng vẫn được coi như là một hình thức để có thể phân biệt sự khác nhau giữa xâm hại, xao nhãng và các hoàn cảnh xã hội và tất cả các hình thức này đều có thể gây tổn thương cho trẻ.
  65. • Không nhà cửa/ không có quốc tịch. • Bị mất nhà cửa do chiến tranh/thiên tai. • Bắt buộc trẻ tham gia vào quân đội. • Bất ổn chính trị. • Thiếu kinh tế. • Bị luật pháp phủ nhận các quyền cơ bản (ví dụ: khi trẻ phạm tội dưới 18 tuổi 57 nhưng toà án vẫn xét xử như là người lớn). • Thói quen kết hôn sớm làm tổn thương đến bộ phận sinh dục của cả nam và nữ, lựa chọn giới tính trẻ và nạo thai nếu là nữ. • Bày tỏ thái độ rõ rệt trẻ em là sở hữu của người lớn (bố mẹ và chồng) và các em gái chỉ là vật sở hữu và vị trí xã hội thấp hơn các bé trai. • Cách nhìn và quyền của trẻ em cũng chỉ bằng một nửa so với người lớn. • Sự phổ biến cao tình hình bạo lực trên các phương tiện thông tin đại chúng. • Các chiến dịch chính trị khuyến khích các cuộc vây bắt trẻ em đường phố.
  66. Bài tập 4b Các bài tập tình huống về các hình thức và xao nhãng Thảo luận các ghi chú sau đây về năm bài tập tình huống dưới đây. 58 Bài tập tình huống số 1 Nạn nhân của điện thoại tuổi vị thành niên đã bị ép đến chết khi trong tay vẫn cầm điện thoại Một em học sinh nữ người Anh đã bị chết với chiếc điện thoại di động trong tay sau khi uống thuốc giảm đau với rượu cồn, đây là một cái chết bất thường. Danielle Goss, 15 tuổi đã để lại hai lời nhắn cho gia đình và lời nhắn này được viết sau khi cô bé đã sử dụng quá liều thuốc giảm đau. Một đoạn nhắn viết:” Nếu con sống, con xin lỗi. Con yêu tất cả mọi người. Yêu rất nhiều. Hy vọng là con sống. Yên cả nhà, Dani” Sau đó cô bé đã chết trong đêm đó tại căn hộ của bà cô. Mẹ của Danielle, bà Diane Gos 38 tuổi nói với toà án rằng:” Một lần có một cô bé theo đuổi Danielle và gọi em là mẹ già. Họ thường gọi điện thoại quấy rối Danielle và sau đó giập máy” . Theo mẹ của Danielle thì kẻ hành hạ cô bé thường săn đuổi em qua điện thoại và bà cũng nói thêm rằng: “Tôi nghĩ là con gái tôi đã cố gắng để có thể gạt bỏ mọi thứ. Khi tôi xem trong máy điện thoại của con gái tôi còn lưu lại thì có rất nhiều số điện thoại di động gọi đến và từ một điểm điện thoại công cộng vào đêm con gái tôi chết. Con gái tôi có mọi thứ trên đời để có thể sống nhưng những cú điện thoại đó đã đẩy con tôi đến bên bờ vực thẳm. Thậm chí khi con bé chết thì điện thoại vẫn đang cầm trong tay” Bà Gross cũng đã cói hai đứa con khác và nói thêm rằng: “Tôi nghĩ là con bé đã kêu cứu nhưng tôi đã không nghe thấy”. Theo mẹ của Danielle thì cái chết của con gái bà là một lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ. “Khi con bạn đang thất vọng và cố gắng lảng
  67. tránh bạn thì bạn nên cố gắng tìn hiểu mọi thứ.” Danielle đã nói với tôi và chúng tôi nói chuyện rất cởi mở với nhau về hầu hết mọi chuyện nhưng tôi đã không nhận ra sự thực đau khổ mà Danielle đã cảm nhận và làm thế nào mà những kẻ kia lại quấy rối con gái tôi. Tôi đã không thấy các dấu hiệu 59 cảnh báo đó. Tôi đã tìm hiểu tại sao nhưng không xem xét sự việc. Thỉnh thoảng các thanh niên thường dấu cảm xúc của mình. Họ không thích cởi mở về cách họ đang bị đối xử”. Các bạn của Danielle nói với ban thẩm vấn là Danielle đã bị đe doạ rất nhiều lần và bị đe doạ vì tội còn nợ một khoản tiền nhỏ của một bạn gái lớn tuổi hơn. Thầy hiệu trưởng miêu tả Danielle là một em gái ít nói dễ thương và nhạy cảm” và nói với phiên toà là “Khi xem qua các sổ ghi chép thành tích học tập thì tôi không thấy có gì cả và chỉ có những nhận xét tốt về Danielle.” Theo kết quả cuộc điều tra thì Danielle đã uống uống quá liều thuốc giảm đau và một lượng rượu cồn đủ để cô vượt quá giới hạn cho phép. Nhân viên điều tra nói rằng ông ta đã tin rằng cô bé đã có những hành động để cầu cứu. Điều tra viên cũng nói thêm rằng “Tôi thấy những lời nhắn để lại đã thể hiện sự thất vọng của cô bé”, “cô bé đã viết những lời nhắn để lại sau khi dung thuốc phiện để bày tỏ những suy nghĩ của mình. Cô bé đã không có ý định chết”. Nhận định: đây là một vụ tai nạn. Nguồn: Stokes P2000. Nạn nhân của điện thoại tuổi vị thành niên đã bị ép đến chết khi trong tay vẫn cầm điện thoại . Anh: Theo điện báo 19 tháng 8.
  68. Bài tập tình huống số 2 Một điều không mong muốn? Trừng phạt thân thể đã bị cấm tại các trường học ở Thái Lan hơn 5 năm nay nhưng 60 điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra. Trên thực tế thì hình như con số này nhiều hơn thực tế mong muốn. Một giáo viên giấu tên cho biết: ”Trong vòng ba năm qua, tôi đã thấy rất nhiều học sinh bị đánh bằng roi”. “Một giáo viên nữ nổi tiếng vì dùng roi đánh học sinh đến mức một học sinh lớp 6 sau khi chuyển đi đã tặng cho cô giáo đó một chiếc roi mới với lời nhắn là cô nên thay cái roi cũ.” Không chỉ có một mình giáo viên kia làm vậy, vì không ai hỏi đến vấn đề này nên việc trừng phạt thân thể dường như sẽ được chấp nhận. Nhiều người đã làm thế nhưng dù sao cũng phải giải thích về việc này. Một giáo viên nói rằng: “Thực tế cho thấy giáo viên phải quản lý một số lượng lớn học sinh trong một lớp học, họ đã không có thời gian để hài hước và tán gẫu với học sinh. Họ sẽ phải giữ cho lớp học ổn định hoặc là không”. “Để an toàn cho tất cả mọi người và nếu môi trường học tập có vấn đề gì, các giáo viên sẽ phải đánh những em nào ngỗ ngược. Nếu tảng lờ những hành động xấu của học sinh điều đó đơn giản là để cho phép học sinh lớn lên sẽ trở thành những người đáng ghét và tôi nghĩ đó chính là sao nhãng trẻ em”. Tất nhiên không ai muốn tán thành cho việc lờ đi những cử chỉ xấu nhưng có rất nhiều cách giáo viên có thể lựa chọn để phạt học sinh. Giáo viên có thể trách mắng học sinh, cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, cho thời gian thử thách, cuối cùng có thể đình chỉ và đuổi học.
  69. Nhưng ở trong các trường học ở Thái Lan thực hiện có vẻ khó khăn, đơn giản vì giáo viên không thể có thời gian để chọn các hình thức trừng phạt khác. Quy mô của một lớp học vô cùng lớn và phần lớn thái độ của học sinh làm cho việc tiến hành phạt với giải pháp sáng tạo là không thực tế. 61 Một giáo viên giấu tên cho hay:”Có một hôm, có một lớp học cả lớp trốn tiết và tôi thấy các em đang ở xung quanh trong trường để trốn tôi. Sau đó tôi đã báo với giáo viên phụ trách. Thầy giáo phụ trách nhanh chóng tìm được tất cả các em học sinh (55 em) và trước mặt các học sinh khác ở khu vực sân chơi, thấy cầm một cái que to và đánh thật mạnh vào tất cả học sinh đó.” Tôi chắc chắn rằng học sinh lớp học Matayom 2 sẽ không bao giờ dám trốn tiết của tôi nữa. Nguồn: Leppard, M 2006 “Có cần có roi dự phòng để đánh đứa trẻ hư? Trừng phạt thân thể ở Thái Lan và vượt ra ngoài phạm vi” Bangkok Thái Lan: Theo báo Bangkok, báo Giáo dục. 2-10 tháng 4 Xem thêm: Bunnag S2000. “Cấm giáo viên đánh học sinh, một đòn đánh vào lòng tự trọng của họ”
  70. Bài tập tình huống số 3 Khách du lịch tình dục bị bắt giam 62 Một khách du lịch tình dục đã bị tù it nhất là sáu năm sau khi xâm hại trẻ em khó khăn ở Châu Phi. Alexander Kilpatrick, 56 tuổi đã tiếp tục đến Châu Phi để xâm hại trẻ em nghèo đói khi ông ta đến thăm một trong số các con trai là nhân viên cứu trợ “đáng kính” tại Ghana. Quan toà đã nói với ông Kilpatrick ‘Ông đã đến Ghana và xâm hại hai trẻ em một cách có hệ thống cả hai em mới chỉ 13 đến 15 tuổi. Các em đã bị tổn thương vì còn quá nhỏ và vì hoàn cảnh khó khăn của các em. Đây là một hiện tượng du lịch tình dục và điều này quá ghê tởm. Ông đã lợi dụng sự nghèo đói khốn khổ và hoàn cảnh khó khăn của các em ở Châu Phi và các nước nghèo đói khác. Ông đã cho các em ăn, uống rượu và thết đãi các em và sau đó xâm hại tình dục làm các em kinh sợ ”. Thời kỳ tung hoành loạn luận ghê tởm của Kilpatrick đã đi đến hồi kết thúc khi một người Pháp đi nghỉ mát đã thấy ông đưa đồ chơi cho trẻ em ở Ghana một cách bất thường. Ông ta đã bị bắt giữ sau khi trở về Anh và các hải quan đã tìm thấy 4000 bức ảnh và các băng hình trong máy tính xách tay có chứa các bức ảnh xâm hại tình dục trẻ em (khiêu dâm trẻ em). Theo luật lệ mới thì ông Kilpatrick sẽ là người đầu tiên bị bắt giữ vì luật pháp mới cho phép các nhà chức trách có thể can thiệp trên phạm vi toàn thế giới để bắt những kẻ xâm hại tình dục người Anh ra hầu toà. Tại thời điểm ông Kilpatrick bị bắt giữ, ông ta cũng đang chuẩn bị xâm hại một cậu bé tại Anh. Toà án Luân đôn cho hay, nếu ông ta không bị bắt giữ, câu bé cũng sẽ chuẩn bị nằm trong tầm ngắm của Kilpatrick và bị xâm hại tình dục. Theo phiên toà xét xử thì cậu bé sẽ khó có khả năng thoát được vụ xâm hại tình dục. Cậu bé và mẹ cậu đã có quen biết Kilpatrick và khi ông ta đến thăm họ thì cả hai mẹ
  71. con đều đã không chút ngờ vực tiếp đón ông. Vì có được sự tin tưởng, Kilpatrick đã được phép mang cậu bé ra chiếc xe tải của mình, trong xe được trang bị cả giường ngủ, bếp và nhà vệ sinh. Trên đường ra xe tải, cậu bé đã bị ốm vì bị chuốc rất nhiều rượu và mẹ cậu đã rất tức giận. 63 Việc bắt giữ Kilpatrick đã ngăn chặn mối liên hệ với cậu bé. Kilpatrick sẽ bị quản lý là kẻ xâm hại tình dục cho đến hết đời và bị cấm không bao giờ được làm việc cùng với trẻ em hoặc làm việc ở các công ty liên quan trừ khi được uỷ quyền và cấm không được đến Châu Phi, Thái Lan và một loạt các điểm du lịch tình dục khác. Nguồn: Tin tức và Ngôi sao 2006. “Khách du lịch tình dục truỵ lạc bị bắt giam”. Anh: Tin tức và Ngôi sao. 7 tháng 1
  72. Bài tập tình huống số 4 Bố mẹ phải chịu trách nhiệm về cái chết của con gái 7 tuổi Cảnh sát đã tìm thấy cô bé Jessica 7 tuổi sau khi mẹ em đã gọi điện cho cảnh sát. Sau 64 khi thân thể cô bé được mang đi, cảnh sát đã bắt giam bố mẹ cô bé vì các công tố viên bắt đầu chắp nối được các tình tiết về trường hợp này. Bố mẹ Jessica đã kể với cảnh sát là cô bé đã bị nôn và sau khi cố bò đến giường của bố thì cô bé đã bị hôn mê. Kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy em đã bị tắc khí quản trong khi nôn, nguyên nhân là do bị tắc ruột sau một thời gian bị bỏ đói. Sau đó cảnh sát đã nói rằng bố mẹ đã nhốt em trong phòng tối không có lò sưởi và không có nước hoặc nhà vệ sinh. Theo báo cáo của một tạp chí Đức nói rằng các điều tra viên đã tiết lộ người bố đã cố gắng tạo một cái bẫy để giết cô bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm thần học thì bố mẹ em hiện nay đang nghiện rượu nặng và hồi nhỏ cũng phải chịu đựng các vấn đề về mặt tâm lý và có một tuổi thơ không êm đẹp. Bố mẹ em cũng đã phủ nhận về việc gây ra cái chết của con gái và nói với các điều tra viên là Jessica là một cô gái khó bảo. Jessica hình như cũng không có một người bạn nào và chưa bao giờ tham gia lớp mẫu giáo hay trường học nào. Hàng xóm nói rằng họ rất it khi trông thấy cô bé mà chỉ thấy bố mẹ vẫn ra vào căn hộ. Trong trường hợp của Jessica, các nhà chức trách của trường học Hamburg đã cử người đến căn hộ để xem chuyện gì xảy ra nhưng họ đã không có tác động gì để giải
  73. quyết vấn đề này. Mặc dù các nhà chức trách đã gửi thông báo cho bố mẹ Jessica để phạt họ vì đã không đưa con đi học nhưng họ đã không thông báo cho các cơ quan bảo vệ trẻ em có liên quan. Nếu bị buộc tội thì cả hai vợ chồng có thể bị phạt tù đến 15 năm. 65 Nguồn: Deutsche Welle. 2005. ‘Bắt đầu xét xử trường hợp bố mẹ vì tội xao nhãng con’ Nước Đức: Deutsche Welle. 24 tháng 8.
  74. Bài tập tình huống số 5 Trẻ em Mae Yao ở Chiang Rai Giống như các dân tộc miền núi khác ở Thái Lan, trẻ em Mae Yao phải đối mặt với 66 một tình huống đầy thách thức trong tình trạng xã hội. Khoảng 50 % người dân tộc ở Thái Lan không có quốc tịch. Một công dân Thái Lan sẽ được cấp quốc tịch nếu như đứa trẻ hoặc bố mẹ chúng sinh ra ở Thái Lan và các trường hợp được cân nhắc khi ai đó sống ở Thái Lan từ ba năm trở lên. Những ai không có quốc tịch sẽ không đủ điều kiện để nhận trợ cấp xã hội. Nếu bằng tốt nghiệp của một trẻ 15 tuổi có đóng dấu không có quốc tịch có nghĩa là toàn bộ các chi phí cho việc học hành của trẻ sẽ phải tự trả và số tiền này vượt quá khả năng của một gia đình dân tộc miền núi bình thường. Các công dân Thái Lan bình thường sẽ phải trả một mức phí chung là 30 Bath cho mỗi lần khám chữa bệnh tại các bệnh viện của nhà nước, nhưng nếu một người sống ở Thái Lan mà không có quốc tịch Thái Lan sẽ phải trả toàn bộ mọi chi phí liên quan. Không có quốc tịch điều đó có nghĩa là bạn không có quyền bầu cử, mua đất, đi ra ngoài quận huyện của bạn, làm việc một cách hợp pháp hay thậm chí không thể sở hữu một phương tiện đi lại. Một người không có quốc tịch có nghĩa là một người không tồn tại. Trải qua nhiều năm, chính sách của Thái Lan trong hệ thống trường học đã được thay đổi thậm chí với cả các dân tộc thiểu số. Thế hệ trẻ em dân tộc miền núi là thế hệ đầu tiên có cơ hội đi học và đạt được những thành tựu trên thế giới, một cơ hội tuyệt vời để đạt được các kỹ năng có ích trong thế giới hiện đại. Đây là cơ hội cho rất nhiều trẻ em dân tộc miền núi đã không có khả năng để chi trả các chi phí học tập khi không có quốc tịch và phải thôi học khi 15 tuổi. Hơn thế nữa, một số giáo viên còn xem thường học sinh dân tộc, vì vậy rất nhiều em vẫn còn xấu hổ về văn hoá và nhà mình vì các em coi đó là thời kỳ nguyên thuỷ. Thay vì đi về nhà, rất nhiều em đi đến các thành phố để kiếm việc và bước chân vào vòng của sự bóc lột.
  75. Khi đã một lần bước chân lên các thành phố lớn, những người dân tộc miền núi rất dễ bị các chủ lao động bóc lột và họ lợi dụng những người ở nông thôn không có quốc tịch. Thậm chí một số người dân tộc miền núi có quốc tịch Thái Lan vẫn bị bóc lột sức lao động do thiếu kiến thức về quyền lợi của mình và hệ thống thi hành lụât pháp của Thái Lan. Xâm hại tình dục, bóc lột tài chính, lao động trẻ em, nạn mãi dâm hoặc 67 kết hợp cả bốn hình thức trên đều là vấn đề đối với những người dân tộc tại thành phố Chiang Rai. Cho đến khi vấn đề về quốc tịch được giải quyết thì vẫn không chắc chắn trẻ em dân tộc miền núi được an toàn và đối xử công bằng. Nguồn: Nhóm dân tộc phản chiếu. ‘Người Mae Yao – Vấn đề của dân tộc miền núi’. Thailand: The Mirror Art Group.