Tài liệu Xu hướng phát triển giáo dục

pdf 87 trang hapham 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Xu hướng phát triển giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_xu_huong_phat_trien_giao_duc.pdf

Nội dung text: Tài liệu Xu hướng phát triển giáo dục

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trường Đại Học Sư Phạm NGUYỄN VĂN HỘ (Biên Tập Và Hệ Thống Hoá Tư Liệu) XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC (Tài Liệu Dùng Cho Học Viên Cao Học QLGD) THÁI NGUYÊN - 2007
  2. I. GIÁO DỤC Ở THẾ KỶ XXI 1. Giáo dục với khoa học – công nghệ - văn hoá trong phát triển 1.1. Quan điểm về phát triển Ngày nay người ta thường không còn dựa trên quan điểm thuận kinh tế để coi phát triển là tăng trưởng một cách hiệu quả, mà cần hiểu rằng: Phát triển là một quá trình tiến bộ theo nhiều thứ nguyên (lĩnh vực) từ kinh tế, xã hội; chính tri; đến văn hoá; môi trường sinh thái; tinh thần. Bất kỳ một định nghĩa thích hợp nào về phát triển cũng phải gồm 5 thứ nguyên: (l) Một thành phần kinh tế tạo ra giàu có và điều kiện cao hơn về vật chất cho con người; (2) Một thể hiện xã hội được đo bằng phúc lợi y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, vững chắc sinh thái. trong xu thế tạo lập sự công bằng về cơ hội cho các tầng lớp dân cư; (3) Một thứ nguyên chính trị về dân chủ, quyền bầu cử, sự tham gia của dân chúng vào các quyết sách; (4) Một khía cạnh văn hoá thừa nhận các đặc thù, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phát huy bản sắc dân tộc, cộng đồng; (5) Một mẫu hình được tạo lập, có tính phong phú về triết lý tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống. Theo quan điểm đó, phát triển mang lại cho con người những lợi ích sau đây nâng cao giàu có; tiến bộ về công nghệ; chuyên môn hoá về thể chế; tăng tự do cho lựa chọn; quan hệ quốc tế rộng rãi; sự khoan dung đốii với những khác biệt tôn giáo phong tục, phong cách cá nhân. Tuy vậy, vẩn còn tồn tại những vấn đề cần suy nghĩ, đó là (1) Một xã hội phát triển được đảm bào bởi luật pháp, thể chế, liệu có thể đương nhiên dẫn tới sự bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả? (2) Thiên nhiên là "nguyên liệu để con người khai thác, hay là nơi sinh sống, nơi tạo ra hạnh phúc của con người mà con người phải giữ gìn, tôn trọng? 1.2. Khoa học và công nghệ vị nhân sinh Trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở tri thức với nguồn lực con người có trí tuệ và kỹ năng cao là yếu tố trung tâm và là lợi thế so sánh chủ yêu thì định hướng lớn nhất của khoa học và công nghệ phải là "Khoa học và công nghệ vị nhân sinh". Khoa học và công nghệ ngày nay, ngoài những khả năng to lớn hầu như không có giới hạn trong việc đáp ứng những lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân loại, thì cũng chứa đựng những nguy cơ và hiểm hoạ nhất là khả năng huỷ diệt toàn bộ nền văn minh nhân loại. Việc coi nhẹ tiến bộ xã hội, chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận siêu ngạch và tham vọng quyền lực của các tập đoàn thống trị, các công ty siêu quốc gia sẽ tạo ra nguy cơ làm tha hoá con người, huỷ hoại môi trường sống, điều đó hoàn toàn đi ngược lại lợi ích nhân văn lâu dài của nhân loại. 2
  3. Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, định hướng nhân văn của khoa học và công nghệ phải được thể hiện rõ xét trong việc đảm bảo sáng tạo ra các công nghệ cao có khả năng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng tái tạo các tài nguyên, thăm dò phát hiện các tài nguyên mới, sử dụng các phế thải công - nông nghìệp, không gây ô nhiễm môi trường hà khắc phục những khu vực đã bị ô nhiễm. nhằm đảm bảo cuộc sinh tồn bền vững của các thế hệ hiện tại và cả các thế hệ mai sau. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, công nghệ du nhập môn gắn liền với một mô thức văn hoá tiêu dùng cụ thể, cũng tiêu biểu cho một trình độ nhất định về khoa học và công nghệ và văn hoá - xã hội. Vì vậy trong quá trình tiếp nhận công nghệ phải luôn xem xét tính phù hợp và tính định hướng văn hoá, nhằm góp phần làm thích ứng các công nghệ nhập một cách hiệu quả, đồng thời tạo lập được năng lực nội sinh của quốc gia về công nghệ. Con người cần khôn ngoan hơn, có một nhãn quan rộng lớn hơn về mục đích cuộc sống, sử đụng thành tựu khoa học và công nghệ một cách hợp lý. Không nên ứng xử kiểu "người không lồ một mắt", "người hiện đại mà dã man (với thiên nhiên, muông thú)". Mọi kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ nếu không dựa trên nền tảng văn hoá sẽ có khả năng mất thăng bằng dẫn đến hiệu quả giảm sút, vì chúng mang tính ngoại lai, không quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng dân chúng, đến truyền thống, đến sự hoàn thiện của dân tộc. Có định hướng văn hoá khoa học và công nghệ sẽ được phát triển dựa trên những nguồn lực nội sinh. Sự phát triển nội sinh được thể hiện trong các mặt kinh tế, xã hội. công nghệ và văn hoá, nó bao hàm 02 điều kiện cơ ỉan, đó là: (1) được nảy sinh từ bên trong; và (2) hướng vào con người. 1.3. Hướng tới một xã hộihọc tập thường xuyên thích nghi và đa dạng hoá Do tác động sâu rộng của khoa học và công nghệ, trong bối cảnh một thế giới bùng nổ thông tin và cạnh tranh để phát triển, lượng tri thức hàng ngày tăng lên gấp bội. Nhiều thay đổi đang diễn ra, từ khái niệm đến phương châm hoạt động, từ phương thức tư duy, ra quyết định đến phương thức học tập. Trong khi đó, thời gian vật chất của con người lại giới hạn. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển, phải học tập thường xuyên và thích nghi cao độ với những biến động. Vi vậy, xã hội mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, tiên tiến và hiện đại. Tính mở, đa dạng và tính linh hoạt của giáo dục được thể hiện ở phương thức tổ chức, ở phạm vi và quy mô, ở quan điểm, chương trình giảng dạy, và ở cách định hướng, gợi mở tư duy cho người học. Tính tiên tiến và hiện đại được thể hiện ở mức độ thường xuyên cập nhật tri thức trong nội dung giảng dạy, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá các phương pháp giảng dạy phương tiện và ngôn ngữ truyền đạt kiến thức, trong xu thế hình thành chương trình giáo dục toàn cầu. Tính đa dạng còn thể hiện ở chỗ: vấn đề giáo dục không chỉ còn là một lưu tâm của gia đình, của Nhà nước, nó còn là mối quan tâm lớn và trực tiếp của mỗi cá thể và 3
  4. đặc biệt trà của các các doanh nghiệp sử dụng lao động 1.4. Nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo với định hướng nhân văn Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và được thể hiện trong các nội dung chủ yếu sau: (1) Đảm bảo kiến thức nền tảng tối thiểu cần thiết; (2) Tạo ra những phương pháp từ duy tổng quát hệ thống, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau; (3) Cung cấp cho người học những khả năng lao động sáng tạo với định hướng nhân văn; (4) Cung cấp cho người học những khả năng thích nghi cao với những biến động; khả năng đổi mới tư duy; khả hăng độc lập ra quyết định với tầm nhìn mang tính chiến lược. Ngày nay, các quốc gia đều tiến hành xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở huy động tối da năng lực nội sinh, tạo được những khả năng cảm nhận (yếu tố tri thức, trí tuệ) và khả năng phản ứng thích nghi (yếu tố cơ cấu và tổ chức xã hội với môi trường toàn cầu hóa đầy biến động. Như vậy, tiều lực khoa học và công nghệ và nguồm nhân lực được đào tạo có tri thức sẽ là thế mạnh không gì thay thế được góp phần quyết đinh tạo dựng sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do đó, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, cũng như cho giáo dục - đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của một nước. Bài học từ các nền kinh tế thành công đã khẳng định là: trong thời đại ngày nay, nguồn lực trí tuệ, nhất là trong nghiên cứu phát minh sáng tạo trong quản lý xã hội, và trong quản lý doanh nghiệp, cùng với năng lực và bản lĩnh đổi mới phương thức tư duy, là những yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao vị thế kỉnh tế và chính trị của quốc gia trên trường quốc tế. 2. Thách thức và kỳ vọng đối với giáo dục ở thế kỷ XXI 1.1. Một số thách thức đối với nhà trường Toàn cầu hoá, đây là vấn đề đắng nổi lên và liên quan đến toàn bộ hành tinh. Toàn cầu hóa, bên cạnh những lợi ích to lớn về phát triển kinh tế, có thể làm nảy sinh những mặt trái. Toàn cầu hoá có thể nuôi dưỡng quá trình chia rẽ, dẫn đến các xung đột. Ở thế kỷ XXI nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh sống trong một thế giới quốc tế hoá, trong sự biến động và hiểu biết giữa các nền văn hoá, nhưng cũng phải rất nhạy cảm đề phòng các nguy cơ do chủ nghĩa cá nhân gây nên và chủ nghĩa một quốc gia không biên giới. Ngoài ra, cũng xuất hiện một thách thức khác, liên quan đến công nghệ truyền thông. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền hình, trò chơi điện từ và mternet đã làm đảo lộn quan niệm của chúng ta về không gian và thời gian, đan chéo giữa thực và ảo. Chúng ta có thể quan sát thấy sự hình thành một nền văn minh mới, không bình thường - văn minh ảo. Rất nhiều thanh thiếu niên đã không phân biệt được giữa phóng sự với phim viễn tưởng. Liên lạc tức thì bằng Internet đã thăng các biên giới và 4
  5. khoảng cách. Truyền thông tức thời đã làm nảy sinh một hướng phổ cập mới về thời hạn ngắn. Thông tin được truyền đi đồng thời với tri thức mới. Nhà trường phái đồng thời biết khai thác thường xuyên các công nghệ này và dạy học sinh sử dụng, đồng thời phải tìm ra những điểm cốt yếu của công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thống. Thách thức tiếp theo liên quan đến hố ngăn cách (sự bất bình đẳng) giữa các nước giàu và nghèo ngày càng gia tăng. Nhà trường còn chuẩn bị cho học sinh có hiểu biết về cạnh tranh kinh tế, phát triển tinh thần sáng tạo và khuyến khích ý thức hợp tác và tương trợ. Dây chuyền có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của mọi xã hội trong thế kỷ XXI là: kiến thức – thành thạo công việc –sáng tạo kiến thức - thuyền bá/phổ biến kiến thức. 2.2. Cần giáo dục phong cách làm việc theo “kíp” Phương pháp sư phạm truyền thống hiện nay thích hợp với xã hội ổn định, xã hội ở trạng thái tĩnh, phát triển chậm chạp. Do vậy phải thoát ra khỏi lôgic rất riêng của nhà trường và cần chuẩn bị cho học sinh làm việc và học tập theo nhóm, theo ê kíp. Phần lớn các phàn nàn từ phía chủ doanh nghiệp hiện nay không liên quan đến việc thiếu kiến thức, mà liên quan đến thái độ/hành vi thực hiện công việc. Nhà trường cần giáo dục cho học sinh có thái độ làm việc cẩn thận, tôn trọng thời hạn hoàn thành, chuyên cần, có lương tâm nghề nghiệp, tự trọng, cải tiến công việc, nghe và tôn trọng người khác, có khả năng thích ứng với tình huống, có ý thức tự lực. Đó là những phẩm chất cao, mà thực tế sự đòi hỏi và cũng là mục tiêu mà nhà trường cần vươn tới. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là làm việc theo ê kíp sẽ là yêu cầu quan trọng, vì nó có ưu thế đối với tương lai. Trong những năm tôi dây, các nước phát triển đều sẽ có các dự án về giáo dục, học tập và giảng dạy theo ê kíp. 3. Một số kiến nghị về giáo dục hiện đại ở nước ta 3.1. Xây dựng động lực cho phát triển đất nước Trong bối cảnh nước ta hiện nay, cần tạo lập những thang giá trị mới của xã hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là: tôn vinh trí tuệ và tinh thần doanh nghiệp; phát huy cao độ năng lực, tiền của, trí tuệ và tinh thần yêu nước, ý chí đồng thuận của mọi tầng lớp, mọi cộng đồng người Việt trong nước và ở nước ngoài, phục vụ công cuộc chấn hưng quốc gia, không phân biệt sở hữu, tầng lớp, chủng tộc tất cả cùng hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", sớm sánh vai với các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Những động lực mới sẽ tạo nên một năng lực xã hội mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, mà các tầng lớp sau đây phải gánh vác nghĩa vụ trụ cột, đó là: các nhà chính trị - lãnh dao; các nhà doanh nghiệp; tầng lớp trí thức; đội ngũ công chức; và đông đảo người lao động lành nghề. 3.2. Thúc đẩy năng lực tạo ra trí thức từ một nền giáo dục hiện đại Vai trò quan trọng được tổng kết trong ba điều kiện sau đây để một quốc gia hội 5
  6. nhập vào kinh tế tri thức ở thế kỷ XXI: * Phải xây dựng được một tư duy, đặc biệt là tư duy quản lý kinh tế - xã hội luôn đổi mới; * Phải xây dựng được một nền giáo dục hiện đại, lành mạnh và tiên tiến; * Phải có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông tin - truyền thông rộng khắp và tiên tiến. "Một yếu tố mang tính quyết định, và quan trọng nhất là năng lực tạo ra tri thức. Đây cũng là một khâu còn yếu kém ở nước ta. Hệ thống giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học và công nghệ vẫn chưa tìm được những giải pháp thoả đáng và một bộ máy đủ năng lực và bản lĩnh để thực hiện những đổi mới và cải cách cần thiết". 3.3. Những quyết định cần có sự tham dự của người dân địa phương Kinh tế, dưới góc độ văn hóa - xã hội, không chỉ đơn thuần là năng suất thu nhập đảm bảo đời sống vật chất; không chỉ là kinh tế “tự cung tự cấp” hay “kinh tế hàng hóa” mà nó còn là biểu hiện về nhận thức, tư duy của cộng đồng trong điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên với những hành động ứng xử thông qua tập quán nếp sống, tỉn ngưỡng. Chẳng hạn, Chính sách định canh, định cư với những mục đích tốt đẹp, nhưng trong nhiều trường hợp do chưa quan tâm đến khía cạnh văn hoá, truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, đã bộc lộ một số mặt hạn chế, tác động tiêu cực đến phát triển. Chẳng hạn về mặt sinh thái đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống người dân H'mông, từ phương thức làn nương rẫy chuyển sang làm lúa nước, họ không kế thừa được tri thức, kinh nghiệm sản xuất truyền thống và khả năng thích ứng với môi trường vùng cao đã được tích luỹ lâu đời. Khai thác vùng đất mới với kỹ thuật mới người H'mông đầy bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật canh tác ruộng nước do đó họ lại tiếp tục phá rừng, làm nương rẫy ở những nơi mới định cư. Vì vậy cần khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của dân chúng vào các chương trình và dự án. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy rằng những nỗ lực phát triển mà không tham khảo và lôi kéo người thụ hưởng địa phương tham gia thì khả năng thất bại cao hơn, hoặc thiếu tính bền vững. Tính tham dự được coi là một yếu tố cơ bản để dự án thành công vì nó giúp người dân chuyển mình từ vị trí người thụ hưởng đơn thuần sang vị trí là đối tác tích cực trong quá trình phát triển của cộng đồng. 4. Suy ngẫm về khích lệ sáng tạo và dinh dưỡng tài năng Qua những bài học thành công của các quốc gia, có thể thấy rằng: một yếu tố quan trọng, cần thiết trong cơ cếê chính sách nềăm phát triển kinh tế tri thức là có một nề giáo dục khích lệ tư duy sáng tạo, dinh dưỡng tài năng. Trong những thập kỷ gần đây, một số quốc gia châu Á đã có những thành công nổi bật về khía cạnh này. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước ta, trong bối cảnh của 6
  7. nền kinh tế chuyển đổi và đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, thì những khuyến cáo sau dây rất đáng suy nghĩ trong quá trình xây dựng cơ chế phát triển kinh tế trí thức và nền giao dục hiện đại cho thế kỷ XXI: "Châu Á đánh giá thấp tầm quan trọng của óc sáng tạo và tất nhiên phải trả giá. Hơn 1.000 năm trước đây, khi châu Âu còn đắm chìm trong đen tối thì nền văn minh Trung Hoa ở đời Đường đã vươn tới tột đỉnh. Khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, triết học, y khoa của Trung hoa đã từng một thời phát triển ở mức hàng đầu thế giới. Nhưng thời hoàng kim đã không còn nữa. Tại Trung Hoa, những trường đại học, nơi nuôi dưỡng và phát triển sức sáng tạo, đã từ lâu không còn được trợ cấp đầy đủ và bị xem là nơi của những kẻ chỉ thích phát biểu theo tư duy riêng. Tuy vậy một niềm tinvào nền giáo dục phương Tây vẫn khiến các viên chức Chính phủ đưa con cái mình đi du học tại các trường đại học trên thế giới (kiểu Stanfords), với mong muốn ở những nơi đó bọn trẻ sẽ thu thập được những tri thức mới. Như vậy đó, chân Á vẫn thừa nhận sự tiến bộ trong nền giáo dục phương Tây, nhưng họ phủ nhận một nét đặc biệt nhất trong cách giáo dục của phương Tây: đó là lòng khoan dung với những cá tính dị biệt và sự khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập trong mỗi con người. Bởi chính sự dị biệt và khả năng sáng tạo độc lộp của từng cá thể mới đem tới sự thịnh vượng trí tuệ cho từng xã hội, từng quốc gia. Nếu thiếu vắng sự phục hưng trí tuệ thì châu Á sẽ còn tiếp tục thất thoát chất xám cho phương. Tây” (Ronhie Chan, Chủ tịch Hội châu Á Hồng Kông, Newsweek, 4-2001). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tầm nhìn Việt Nam - 2020, Chuyên đề phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2001 - 2020, Hà Nội, 2000. 2. Ngô Thế Tùng: Kinh thế tri thức - Xu thế mới của xã hội thể kỉ XXI, Nxb. Bắc Kinh, 1997. 3. Đặng Ngọc Dinh. Kinh tế trí thức và công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướcđến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2000. 4. Chiến lược giáo dục quốc gia đến năm 2010, Nxh. Giáo dục, Hà Nội, 2002. 5. Phan Đình Diêu: Khoa học và Tổ quốc. Nxb 2001 II. XU THẾ BIẾN ĐỔI GIÁO DỤC TRONG THẾ KỶ XXI 1. Triển vọng của các môn học ở thế kỷ 21 Những thay đổi nhanh chóng ngày nay khiến các nhà giáo dục phải thừa nhận một thực tế là các kiến thức văn hoá cổ kim đông tây có lẽ ít nhiều đã lỗi thời. Những kiến thức ửô phải dùng đến hàng chồng sách để chú thích, những đề toán số học hắc búa, mà sau khi ra trường lại suốt đời không cần dùng đến, đang làm hao tổn một cách 7
  8. vô ích tỉnh lực và nhiệt tình của lớp học sinh trẻ tuổi. Đứng trước sức ép của tương lai, các học sinh được quyền có những kỹ năng và quan niệm sinh tồn trong sự biến đổi của lịch sử, và được quyền có nhu cầu thủ tiêu những bức tranh chân thực của các xã hội tương lai. Việc thiết lập những môn học mới mẻ, có đầy đủ những quan niệm về tương lai, và những thực tiễn giảng dạy tương quan phải được ứng dụng vào cuộc sống, giúp học sinh thích ứng với xã hội thực tại và hướng về tương lai Các môn học “thế kỉ 21” đã được đưa ra. Khôpmen đã dự đoán trong quyển ‘Tương lai của ngành giáo dục” sáu nội dung chính của các môn học ở thế kỉ 2 1 : 1. Tiếp cận và sử dụng tin học 2: Bồi dưỡng tư tư duy mạch lạc: bao gồm phân biệt được ngữ nghĩa học, lôgic học, số học, soạn thảo trên máy tính, phương pháp dự đoán, tính sáng tạo tư duy. 3. Bồi dưỡng những kỹ năng thông đại hiệu qủa: bao gồm diễn thuyết trước đông người, ngữ pháp, tu từ, hội hoạ, nhiếp ảnh, quay phim, vẽ đổ án v.v ~ 4. Tìm hiểu con người và môi trường sống: gồm các môn vật lý, hoá lý, hoá học, thiên văn học, địa chất và địa lý học, tiến hoá luận, dân số v.v 5. Tìm hiểu con người và xã hội: gồm luật tiến hoá của nhân loại, sinh lý học, ngôn ngữ học, văn hoá nhân loại học, tâm lý học xã hội, chủng tộc học, pháp luật, hình thái biến đổi ngành nghề, vấn đề tồn tại và tiếp diễn của loài người v v 6. Năng lức cá nhân: gồm sự cân bằng sinh lý, huấn luyện mưu sinh và tự vệ, an toàn, dinh dưỡng, vệ sinh, giới tính, tiêu dùng và tài sản của cấ nhân, phương thức học tập tối ưu và sách lược, nghệ thuột nhớ, động cơ tự thân và nhận thức tự thân v.v Bảng liệt kê môn học của Khôpmen tuy rất rộng, nhưng lại là nội dung giáo dục hoàn chỉnh. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc bố trí các môn học này là nhằm chú trọng hơn đến vai trò và địa vị con người trong xã hội; và năng lực thích ứng vớí tương lai. Càc môn học "Thế kỷ 21" được bắt đầu mở ra ở toàn nước Mỹ, được sự hoan nghênh mạnh mẽ của quảng đại thày trò. Trường tiểu học Miep, Alintơn ở Bang Viêcginia thiết kế môn "Kế hoạch tương lai", làm cho học sinh làm quen với sự phát triển của tương lai và dự kiến sự lựa chọn ngành nghề. Giáo sư địa lý học Aplô của trường đại quan tâm. Có thể khái quát một số nguyên tắc của các môn học thế kỷ 21 : 1. Giúp cho học sinh thích nghi với xã hội. 2. Giúp cho học sinh tự lý giải. 3. Giúp cho học sinh vị thành niên lý giải sự đầu tư của mình đối với tương lai. 4. Giúp học sinh tìm hiểu phương hướng có tính biến đổi của xã hội và định vai trò của mình trong quá trình biến đổi đó. 8
  9. 5. Giúp học sinh mang những điều học tập ở nhà trường, chuyển hoá thành trách nhiệm tương lai. Môn học "Thế kỷ 21" không mang hội dung giáo dục truyền thống. Thày giáo và các nhà nghiên cứu dự đoán và đánh giá thành tích cũng như năng lực của học sinh dựa trên chất lượng tham gia học tập và công tác của học sinh chứ không phải ở trí thớ của họ bởi lẽ, những trí nhớ vô dụng không phải là sự hiểu biết của họ. Các môn học “Thế kỷ 21” dẫn dắt học sinh tìm ra lĩnh vực rộng lớn mà nền giáo dục truyền thống rất ít đề cập đến, ví như lý thuyết trò chơi, chọn quyết định trong điều kiện không xác định, phân tích giá trị, phân tính nội dung, điều khiển học v.v Tuy hình thức biểu hiện chủ đề của môn học “Thế kỷ 21 " có sự khác nhau trong cải cách giáo dục của các nước, nhưng về bản chất, lại đều có tính chất chung của nó. Nói chung, các học giả về tương lại đều thích phương pháp “học tập trong thao tác thực tế”. Nội dung của môn học không còn là hệ thống kiên thức ổn định và bất biến, tuyệt đối khách quan nữa; mục liêu của môn học cũng không còn hoàn toàn như dự định trước, mà đã trở thành quá trình thày trò cùng tìm tòi kiến thức mới. Có thế thấy trước, việc cải cách giáo dục của các nước được triển khai với chủ đề các môn học "thế kỷ 21" sẽ phá vỡ những tập tục cũ của nền giáo dục truyền thống, làm cho lớp học được mở rộng; các thày giáo từ chỗ giảng dạy, hành nghề theo truyền thống, trở thành người hợp tác để làm cho học sinh tiến vào xã hội tương lai, cuối cùng sẽ chuẩn bị học sinh đóng trọn vai trò của mình đối với tương lai, tích cực hướng vào mục tiêu lớn ngày một lành mạnh - nỗ lực xây dựng một tương lai tươi đẹp và hợp lý. 2. Kỹ thuật giảng dạy đa phương tiện mới mẻ Kỹ thuật đa phương tiện (Munỉmedia) là loại kỹ thuật đang được chú ý nhất, đó là cơ sở quản lý và xử lý theo kiểu tin học thế kỉ 21. Trước đây, máy tỉnh chỉ có thể xử lý đơn cực là văn tự và chữ số, cùng lắm là hình họa, gây cảm giác đơn điệu, cứng nhắc, khô khan, dễ nhàm chán. Kỹ thuật đa phương tiện là xử lý tổng hợp kiểu trao đổi trên máy vi tính cả về chữ viết, hình họa, hình ảnh, câm thanh v.v chúng thiết lập mốí liên kết lôgíc, tập hợp thành một hệ thống. Lợì dụng kỹ thuật đa phương tiện để giở "thư mục" điện tử, dùng ngón tay chỉ vào bất cứ vị trí nào trên màn hình dều có thể tìm ra những tình tiết lý thú; sờ tay vào bầu trời; vào tầng mây sẽ chui ra một chiếc máy bay: chạm tay vào vòm cây, một con chim nhỏ sẽ rẽ lá bay ra. Xem kịch truyền hình, nếu không thích thú, ta có thể thay đổi tình huống kịch, để các diễn viên biểu diễn theo ý muốn của ta. Học phát âm một từ tiếng Anh, nếu phát âm đúng, máy tính sẽ khích lệ ta, nếu đọc sai. máy tính sẽ nhắc nhở ta và bảo ta phải sửa âm. Theo đà phát triển của kỹ thuật đa phương tiện, tuột hình thức giảng dạy mới được hình thành - sự xuất hiện của hệ thống giảng dạy máy tính đa phương tiện. Nó là thang máy tính mà thày giáo giảng qua máy chủ và các học sinh nghe giảng qua mạng máy tính. Thày giáo nói với học sinh qua một máy chủ diều khiển đến từng máy trong 9
  10. mạng học sinh ngồi nghe thày giáo giảng trước màn hình máy tính. Trong cách giảng dạy đa phương tiện, học sinh học tập với tự cách là chủ thể. Kỹ thuật đa phương tiện sẽ làng thay đổi rất lớn giáo trình và giáo án. Giáo trình không chỉ vẻn ven là những cuốn sách in, mà còn là loại sách giáo khoa điện tử có đủ cả chữ nghĩa, hình ảnh và tiếng lưu . Kỹ thuật đa phương tiện sẽ làm cho hình thức giảng dậy sống động, các biện pháp giảng dạy càng đa dạng hoá. Kỹ thuật đa phương tiện ủng hộ các phương thức học tập khác nhau, biến sự tiếp thu thụ động thông tin thành chủ động tiếp thu thông tin, kích thích tính sáng tạo của học sinh. Mạng máy tính đa phương tiện càng thuận lợi cho việc thực luật giáo dục từ xa, các học sinh ở vùng biên giới cũng có thể nghe được, nhìn được, các nhà khoa học nổi tiếng ở các thành phố lớn. Kỹ thuật đa thương tiện có khả năng biến việc giảng dạy ở lớp làm chính thành lấy việc giảng dạy tại gia làm chính, và việc tiếp tục giảng dạy toàn toàn có thể hướng về gia đình. Theo dự đoán của các chuyên gia, sau khi xa lộ thông tin xây dựng xong, thông qua việc giảng day từ xa theo kiểu trao đổi giữầnhi phía, thời gian học tập của học sinh có thể giảm 40% so với trước, nhưng kiến thức thu nhận được sẽ tăng 30%, chi phí cũng tiết kiệm được 30%. Có thể dự kiến, theo đà mỗi ngày một hoàn thiện mau lẹ của kỹ thuật thông tin và kỹ thuật máy tính, trong tương lai không xa, phạm vi sử dụng kỹ thuật đa phương tiện sẽ càng ngày càng mở rộng. 3. Các công ty đại học mọc lên ồ ạt Đứng trước những yêu cầu nảy sinh của xã hoọi đang thay đổi từng ngày, giáo dục không chỉ là niềm hứng thú tao nhã - một sự thụ hưởng văn hoá, mà nó còn là công cụ quan trọng tạo ra lợi nhuận cho xã hội và bồi dưỡng những nhân tài mới cho xã hội. Những chuyển biến ưhay đổi quan điểm này, ấp ủ và làm nẩy nở trong lòng nó một biến đổi kinh ngạc trong nền giáo dục Âu - Mỹ ở những năm 90 - Trường đạihọc trở thành công ty. Sự biến đổi này thể hiện dấu ấn nào đó của việc cải cách giáo dục đại học trong giai đoạn giao thời thế kỷ. Năm 1969 , Trường đại học Cambridge có cả 700 năm lịch sử đã đầi tiên bước vào con đường “Công ty đại học”. Đại học Cambridgẹ đã dành một khoảng đất của mình xây dưng vườn khoa học Cambridge. Cambridge đã tập kết đa số công ty kỹ thuật và các ngành nghề của nó, bao gồm phần cứng và phần mềm máy tính, các máy móc khoa học điện tử, kỹ thuật sinh vật v.v đồng thời lắp đặt các loại thiết bị có thể sử dung chung. Vì một loạt công ty kỹ thuật này có đủ năng lực nghiên cứu và chế tạo, thiết kế, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, nên các công ty này đã làm cho tỷ lệ lợi tức của vườn khoa học Cambridge tăng vụt lên. Cambridge đã thể hiện rõ cho Chính phủ và thế giới biết: Trường đại học có thể đóng góp công sức cho sự phát triển 10
  11. xã hội, có thể cung cấp cho xã hội những nhân tài hàng đầu, có thể cung cấp cho ngành giáo dục kinh nghiệm đầu tiên về cải cách phương thức giảng dạy, về học đi đôi với hành, tăng cường giáo dục ít chiều sâu. Sự liên kết giữa trường đại học với công ty có thể sáng tạo ra những sản phẩm kỹ thuật phong phú và hùng hậu, tạo ra hàng loạt nhân tài và những kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Ngày nay, các nước đều đang lập các vườn khoa học, các khu công nghiệp xung quanh trường đại học, trường đại học liên kết với các xí nghiệp ngày một nhiều, và trở thành một khối; Công ty đại học đang trở thành xu thế phát triển tất yếu, tạo thời cơ phát triển cho trường đại học và xí nghiệp. Quan sát một cách tổng thể việc sáng lậu ra các công ty đại học những năm gần đây ở Mỹ và một số nước châu Âu về đại thể có những đặc điểm sau: 1. Dùng phương thức thị trường để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi tiếng đến dạy. 2. Công ty hoá trường đại học tức là có thể làm cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trực tiếp hướng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, có thề làm gia tăng thu nhập tài chính, và nhân đó, không ngừng cải thiện điều kiện xây dựng trường, nâng cao địa vị của nhà trường. 3. Công ty hoá trường đại học làm cho mối quan hệ giữa xí nghiệp và giáo dục ngày càng mật thiết, trường đại học và xí nghiệp tương hỗ, tương lợi, bình đẳng về lợi ích trên phương tiện dịch vụ kỹ thuật, do vậy mà tăng cường hợp tác giữ hai bên. Do những ưu điểm dễ thấy như vậy, các "Công ty đại học" đang mọc lên như nấm, từ trước Mỹ đến châu Âu, nổi tiếng tới toàn thế giới. Những công ty đại học với những hình thức khác nhau và sự ra đời của xí nghiệp hoá trường đại học, báo trước xu thế quan trọng của sự phát triển giáo dục. 4. Xu thế toàn dân học tập suốt đời phát triển mạnh Năm 1972, ủy ban quốc tế đưa ra bản báo cáo có lên gọi là "Sự tồn tại của học hội: Giáo dục thế gỉới hôm nay và ngày mai”, báo cáo này đã chính thức xác nhận bằng văn bản lý luận giáo dục suốt đời do Cục truởng Cục tổ chức giáo dục suốt đời Paolô Langơ đưa ra giữa những năm 60. Hai mươi năm nay, quan niệm giáo dục suốt đời dần dần thâm nhập sâu vào lòng người. Nguyên tắc giáo dục suốt đời được thế giới tiếp thu một cách phổ biến. Mục tiêu giáo dục suốt đời tiến hành ở các nước đã chỉ ra xu thế chung: Việc giáo dục sau này nên tuỳ theo thời điểm, nhu cầu của mỗi cá nhân, dùng phương pháp có hiệu quả nhất, cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng thiết yếu. Nó vạch ra phương hướng chung của giáo dục trong tương lai, với ý nghĩa là đưa giáo dục vào cả đời người, biến việc học tập thành quá trình không ngừng nâng cao năng lực. Trong xã hội tương lai khoa học phát triển cao độ và xã hội biến đổi dữ đội, con người cần được 11
  12. bồi dưỡng những năng lực thích ứng với những biến đổi đó, cần có ý thức về tương lai, cần có năng lực suy nghĩ và lý giải tương lai, những năng lực ấy có được lời tuỳ thuộc vào tính liên tục và tính kịp thời của giáo dục; tuỳ thuộc vào đặc trưng cơ bản của việc thúc đẩy và cấu thành tương lai của giáo dục; tính chất suốt đời. Xã hội truyền thống chia đời người thành 3 giai đoạn: đến trường, làm việc và nghỉ hưu. Nền giáo dục truyền thống cho rằng số kiến thức và kỹ năng học được ở trường lúc còn trẻ về cơ bản có thể dùng cho suốt đời. Thế nhưng theo đà phát triể mạnh mẽ và nhanh chóng của KHKT, chế độ giáo dục truyền thống này đã bộc lộ rõ rằng những thiếu sót của nó. Một cuộc điều tra khoá học sinh tốt nghiệp năm 1970 ở Mỹ đã chứng tỏ rằng đến năm 1980, kiến thức của họ đã hao mòn mất 50%; đến năm 1986 thì số kiến thức này đã lão hoá hoàn toàn. Nước ta cũng đã có cuộc điều tra đối với số học sinh thuộc bộ nôn khoa học nhất định năm 1965, kết quả chứng tỏ, đến năm 1970, kiến thức của họ đã lạc hậu 45%, đến năm 1975, tỷ lệ này lên tới 75%. Mặc dù phương pháp tính toán sự mòn cũ của kiến thức có khác nhau, nhưng ngày nay, sự bùng nổ về kiến thức thông tin học nhiều đến mức không nghiên cứu kỹ được, thì khối lượng kiến thức được ứng dụng của một nhân viên KHKT chỉ có khoảng 20% kiến thức học được ở trường học truyền thống; 80% số kiến thức còn trống là do nhu cầu công việc và đời sống mà không học được, đó là một sự thực rất rõ ràng. Dựa vào điểm đó, các nước phát triển nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục tại chức, tích cực thực hiện giáo dục suốt đời. Theo thực tiễn của nhiều quốc gia Âu - Mỹ, thì việc giáo dục suốt đời sẽ dược tiến hành rộng rãi trong phạm vi toàn cầu trong tương lai, không chỉ bao gồm việc gỉáo dục ở trường truyền thống trước tuổi đi làm - mà còn mở rộng giáo dục vỡ lòng về trí tuệ cho các em trước khi đi học với giáo dục tiểu học được tăng cường thêm một bước. Ngoài ra, còn tiếp tục giáo dục sau trung học, saụ đại học, bổ sung kiến thức và bồi dưỡng tạì chức kỹ năng kỹ thuật cho các thạc sĩ, tiến sĩ, thực hiện giáo dục tại chức và giáo dục cho người già. Ở một số nước, thậm chí còn có cả giáo dục về cái chết trước khi chết, các quan tâm đến tuổi sắp về thế giới bên kia và sự chuẩn bị về tâm lý cho người già. Về mặt thời gian, giáo dục sẽ kéo dài suốt đời người, về mặt không giam. giáo dục sẽ mở rộng đến toàn xã hội. Điều đó không những chỉ hàm chứa ý nghĩa là trong xã hội tương lai, mỗi người đều tiếp thu giáo dục và học tập bất cứ lúc nào và ở đâu mà còn hàm chứa ý nghĩa mỗi người trong xã hội tương lai đều học tập qua việc tham dự những hoạt động xã hội, và cả xã hội tương lai sẽ gánh vác chức năng giáo dục. Việc thúc đẩy toàn dân giáo dục suốt đời đòi hỏi luật pháp bảo đảm mỗi người không phân chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo tín ngưỡng đều có quyền bình đẳng có cơ hội học nghề thành công. "Sự bình đẳng có cơ hội học nghề thành công" tức là mỗi người đều có thể được giáo dục thích đáng, đều có thể đạt tới chuẩn mực giáo dục khiến họ vừa lòng. Ngày nay. người ta coi sự bình đẳng về cơ hội học nghề là một mục tiêu trọng yếu của dân cầu hoá giáo dục. Mặc dù mục tiêu này không thể thực hiện tức 12
  13. thời, song người ta vẫn không mất lòng tỉn, và đang cố gắng đấu tranh với sự thất học về nghề nghiệp. 5. Làn sóng tư doanh hoá trường công Mở đầu những năm 90 ở một số thành phố Mỹ xuất hiện làn sóng tư doanh hoá trường công, hướng cải cách này đã gây ra sự chú ý lớn và sự phản ứng mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên nhiều quốc gia phát triển đã học tập làm theo và đang có những tác dụng đáng kể. Sự xuất hiện của làn sóng tư doanh hoá trường công có nguyên nhân sâu xa về lịch sử và hiện thực. Lấy trường công làm cơ cấu giáo dục là thể hiện sự dân chủ, là thực hiện sự bình đẳng dân tộc và sự đồng đều về cơ hội kinh tế, luôn luôn được coi là liều "thuốc vạn năng" và được chấp nhận, nhất là trong giai đoạn phồn vinh của những năm 60. Song bất đầu từ những năm 70, nguy cơ chính trị và kinh tế xã hội buộc người ta phải nhìn nhận lại chức năng về hiệu quả của các trường công. Kết quả điều tra phát hiện ra rằng trường công không phải là vạn năng chúng không phải luôn luôn đào tạo ra những học sinh thích ứng với yêu cầu của quốc tế và trong nước. Một số trường tư, ở nức độ nhất định đòi chi phí ít hơn trường công. Mặc dù trường tư có một số đặc tính khác như mở rộng mâu thuẫn chủng tộc và tôn gúao, phân cácht giàu nghèo rõ ràng, song xét về ý nghĩa giáo dục, một số trường tư mới thực sự là trường học, những học sinh được đào tạo ở đây mới là những học sinh chân chính. Tư doanh hoá trường công đại thể được phân thành một số hình thức cơ bản: * Công ty nhận kinh doanh. Cách làm đó bắt đầu từ năm 1992 đã trở thành cuộc thí điểm bước đầu. Thành phố Bantỉmore mang 9 trường công giao cho công ty giáo dục (EAI) kinh doanh, Công ty đảm nhận làm sạch trường lớp, đồng thời nâng cao thành tích dạy học không khống chế việc bổ nhiệm thày giáo và trả lương cho giáo viên rộng rãi. * Ngoài việc các trường công do các công ty bao thầu kinh doanh ra, mấy năm gần đây ở Mỹ còn xuất hiện chế độ cho phép cá nhân mở trường và quản lý trường công. Đó có thể là trường mới xây dựng và cũng có thể là trường công sẵn có. Quyền pháp nhân độc 1ập được luật pháp bảo hộ. Mặc dầu mô típ tư doanh hoá trường công là muôn hình, muôn vẻ, song chúng có nhiều điểm chung: 1-bất luận là mô típ nào, đều là sự tuyên chiến với chế độ trường công hiện hành: 2-cơ sở lý luận của nó đều bắt nguồn từ lý luận tư hữu hoá. 3-Mục đích cuối cùng của nó đều thực hiện giảm chi, tăng thành quả, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh có nhiều nãng lực cạnh tranh giành được sự tán đồng và ủng hộ của công chúng. Tuy nhiên, dù điều hành theo phương thức công ty tư nhân, trường học không thể 13
  14. dành cho thương nhân quản lý. Trường học không thể biến thành một "cửa hàng" thuần tuý điều đó được quyết định bởi bản chất nhà trường là nơi giáo dục con người. Về chuyện đó, Hội trưởng Hội Giáo dục toàn nước Mỹ, Kiơn Gaigơ nhận thức rất tỉnh táo, ông nói: "Biến nhà trường thành thực thể doanh lợi, thành thực thể kinh tế thuần tuý, thì không thể thu được thành tựu vè giảng dạy". Đấy là khuynh hướng cần phải tránh trong khi phát triển tư doanh hoá trường công. 14
  15. III. TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA THẾ GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 1. Về tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế lần thứ hai về giáo dục, tổ chức tại Washington D.C từ 25 đến 29/12/1998 * Tại Hội nghị này các nhận định cơ bản được tập trung vào các vấn đề sau: + Nền kinh tế thế giới đang ở trong quá trình toàn cầu hoá. Quá trình này làm cho trách nhiệm đầu tư của Chính phủ và các thành phần nhà nước đối với các dịch vụ xã hội giảm đi và nhà nước không còn chịu hầu hết các trách nhiệm đảm bảo các quyền lợi của người làm việc và gia đình họ. + Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhằm làm giảm bớt đến mức tối đa vai trò của Chính phủ và các thành phần nhà trước, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và y tế. Điều này làm tăng cường các cơ hội cạnh tranh của các cá nhân. + Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang làm thay đổi một cách cơ bản nội dung và phương thức tuyển mộ lao động. Việc sử dụng các công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi các nội dung và phương thức đào tạo tiến bộ lực lượng lao động nếu muốn họ thực sự có thể tham gia vào các thị trường lao động một cách thuận lợi. * Hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ hai đã xem xét các vấn đề sau: Giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Các nền kinh tế đòi hỏi cần được sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, với sự đào tạo có thể đáp ứng quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế, ngược lại Giáo dục lại cần đến các nguồn tài chính cung cấp bởi các nền kinh tế ngày càng phát triển. + Giác dục đã và sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên các công dân có đủ khả năng tham dự vào các hoạt động trong các xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, đa văn hoá với tư tưởng dân chủ, công bằng xã hội, đoàn kết và hoà bình. Bởi vậy, Giáo dục hoàn toàn không chỉ phục vụ mục đích lợi nhuận kinh tế. * Dựa trên những nhận định cơ bản như vậy, hội nghị Quốc tế lần thứ hai về Giáo dục đã nêu lên các khuyến nghị với các Chính phủ và các tổ chức trên thế giới về những tư tưởng chiến lược cơ bản cần giáo dục đào tạo trong những thập kỉ tới. Các khuyến nghị tập trung vào các ý tưởng cơ bản sau: 1. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần lưu ý tới xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế và ảnh hưởng của nó tới việc đào tạo và sử dụng các nguồn nhân lực. Mối quan hệ giữa xu hướng phát triển kinh tế và giáo dục đã dẫn tới những thay đổi về bản chất và nội dung giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. 2. Các thảo luận cần thiết để xây dựng các kiến thức và sự hiểu biết, vấn đề hết 15
  16. sức quan trọng đối với hoạt động của giáo viên, phải là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của các tổ chức và công đoàn giáo dục. 3. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần có các hoạt động tích cực để đảm bảo phổ cập và miễn phí giáo dục phổ thông cơ sở đó là quyền lợi của người lao động. 4. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần phối hợp trong việc thiết lập các cơ quan hoặc cá nhân ở mỗi nước để tạo nên một mạng lưới nhằm cùng nhau thảo luận và xây dựng các điều kiện cần thiết cho giáo dục và lao động. 5. Cải cách giác dục với những thay đổi cơ bản về hội dung và phương thức giáo dục đào tạo phải được đặt ra ở các quốc gia để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và xã hội trong những thay đổi lớn lao của thời đại. 6. Các Chính phủ cần xem xét với các điều kiện cụ thể của mỗi nước xác lập các điều chỉnh cần thiết về các chính sách về thuế nhằm mục tiêu có thể tăng mức đầu tư cho giáo dục ít nhất là 6% tổng thu nhập quốc nội (GNP). 2. Diễn đàn về Giáo dục quốc tế của các nước thuộc khối APEC Tại diễn đàn về các vấn đề toàn cầu hoá với chủ đề “Quyền của trẻ em đối với giáo dục phổ thông phổ cập và miễn phí” năm 1998, các khuyến nghị cơ bản đã được nêu ra đối với các Chính phủ thuộc các nước APEC (Asia Pacific Economic Cooperation): Ở thế kỉ 21 vấn đề kiến thức phải được đặt ra như là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược phát triển của một quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục, phải là trọng điểm ưu tiên của các chính sách phát triển quốc gia nhằm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tiếp nhận các đào tạo cần thiết chuẩn bị cho việc tham gia vào cuộc sống. - Giáo dục phổ thông là công cụ chủ chốt cho tự do, hoà bình, tiến bộ và công lý. - Mỗi trẻ em cần được học và thành tích học tập của trẻ em phải là quyền lợi và sự đóng góp của mỗi con người chứ không phải do hoàn cảnh gia đình của chúng quyết định. Diễn đàn APEC bày tỏ sự lo ngại trước nguy cơ các Chính phủ cắt giảm các phân bổ cần thiết cho giáo dục do những khó khăn do cuộc khủng hoảng về kinh tế trong khu vực gây ra. Diễn đàn khuyến nghị các Chính phủ nên coi gương một số Chính phủ, trong đó có Malayxia, mặc dù chịu những tổn hại nặng nề do khủng hoảng kinh tế gây ra, vẫn cam kết một cách mạnh mẽ duy trì các phân bổ tài chính cần thiết cho giáo dục, và có nghĩa là cho tương lai của các quốc gia đó. Diễn đàn APEC nêu lên một số khuyến nghị cơ bản sau đối với các Chính phủ của các nước thuộc khối: - Tăng cường đầu tư cho giáo dục hoặc cho các quốc gia đang phải đối mặt với 16
  17. nhiều khó khăn do khung hoảng kinh tế gây ra. - Tăng cường các hoạt động hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo viên để xây dựng các chính sách phù hợp với xu thế toàn cầu hoá. - Xây dựng các chiến lược cụ thể để đảm bảo công nghệ thông tin có thể được tiếp cận và phổ cập với tất cả mọi trẻ em trong khi vẫn tiếp tục đảm bảo duy trì các truyền thống văn hoá và công nghệ của thời kì quá độ. - Xây dựng và ban hành các điều luật cụ thể chống lại việc lạm dụng lao động trẻ em, chống lại việc một số cá nhân và tổ chức đã bóc lột sức lao động của trẻ em và ngăn cản quyền lợi học lập của trẻ em. - Thực hiện các cam kết mang tính chiến lược sâu để đảm bảo giáo dục cho tất cả mọi người và chấm dứt tình trạng lạm dụng lao động của trẻ em: + Phản đối các chính sách kinh tế, xã hội nhằm tạo ra việc lạm dụng lao động của trẻ em. + Xây dựng và ban hành các văn bản luật cần thiết và có hiệu quả. + Xây dựng các chính sách giáo dục cụ thể của Chính phủ và tạo ra các nguồn lực nhằm cung cấp giáo dục tiểu học có chất lượng, phổ cật và miễn phí, giáo dục trung học, tăng cường các dịch vụ đặc biệt của giáo dục, cũng như giáo dục nghề và giáo dục sau PUH. + Tăng cường đào tạo huấn luyện, cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên. + Tìm kiếm điều kiện tăng thu nhập và các cơ hội làm việc của cha mẹ. - Các Chính phủ cần nghiên cứu lại các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, đặc biệt xem lại các chính sách cụ thể về thuế để có thể tìm được cơ hội đầu tư cho giáo dục ít nhất 6% GNP. Đồng thời các quốc gia ìân cùng nhau bàn bạc, thoả thuận về thuế đối với các giao dịch tài chính quốc tế nhằm giúp các nước nghèo đạt được chỉ tiêu này. - Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu trong giáo dục và tăng cường chia xẻ các kết quả nghiên cứu giữa các quốc gia vì lợi ích của quá trình giáo dục, của giáo viên và của học sinh. Diễn đàn APEC khẳng định mỗi mặt giáo dục mang tíng địa phương và dân tộc nhưng mặt khác các nhà lãnh đạo chính phủ cần nhận thức được các thách thức đặt ra cho giáo dục chính là thách thức đặt ra cho nền văn hoá nhân loại mà các quốc gia cần phối hợp hoạt động để thực hiện những chính sách chung, đồng thời hỗ trợ các nước láng giềng đạt được các chuẩn mực mong muốn về giáo dục. 17
  18. IV. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1. MỸ 1. Một số tình hình chung Trung tâm quốc gia về thống kê Giáo dục (NCES, Natỉonal Centrer for Educatỉonal Statỉstỉcs) tại Mỹ là tổ chức có chức năng thu thập phân tích và báo cáo các số liệu có liên quan tới giáo dục của Mỹ và các nước khác. Trung tâm này có trách nhiệm cung cấp các số liệu về các nhu cầu ưu tiên của giáo dục, đồng thời cung cấp các chỉ số và tiêu chí chính xác, đầy đủ và đáng tỉn cậy về tình trạng và xu thế của giáo dục. Thg 4 năm 1997 NCES th hiện hàng loạt điều tra về giáo dục tại Mĩ và một số nước và đa đưa ra một số nhận định quan trọng trong số các nhận định này, có một số nhận định đáng chú ý như sau: - Năng suất lao động của người lao động ở Mĩ đã không ngừng tăng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai nhưng mức tăng năng suất lao động giảm từ sau năm 1973. Đặc biệt mức tăng năng suất lao động ở Mĩ chậm hơn các nước phát triển khác. - Sự phát triển của Giáo dục từ lâu đã là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng năng suất lao động. Các nước công nghiệp phát triển có mức năng suất lao động cao đều là các nước có lực lượng lao động có trình độ giáo dục cao. Các số liệu thống kê đồng thời cũng chỉ ra là giáo dục đã làm tăng cường tính ổn định nghề nghiệp của người lao động ở Mĩ , cho phép những người lao động có trình độ giáo dục tốt hơn có thể duy trì nghề nghiệp của họ là có thể dễ dàng tìm được việc làm trong điều kiện kinh tế thay đổi. Mối quan hệ giữa giáo dục và tình trạng thất nghiệp chính là một tiêu chí biểu thị ảnh hưởng của Giáo dục và năng suất lao động chung. - Hiệu suất giáo dục của Mĩ tăng trong vòng 20 năm qua, tỉ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi l8-24 hoàn thành giáo dục trung học đã tăng từ 83% ở năm 1972 lên 86% ở năm 1994. Số học sinh tốt nghiệp trung học học tiếp đại học và cao đẳng cũng tăng lên từ 49% (1972) đến 62% (1994). Tuy nhiên rất nhiều sinh.viên đăng kí học cao học và đại học đã không kết thúc khoá học. Năm 1994 tỉ lệ sinh viên như vậy chỉ là 27% tức là chỉ hơn đôi chút con số ở thời điểm 20 năm trước đó. - Mặc dù tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học ở Mĩ cao nơn nhiều so với nhiều nước khác trên thế giới nhưng hiệu suất gíao dục của Mĩ tăng chậm hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác. - Học sinh Mĩ thua kém học sinh nhiều nước về thành tích học Toán và khoa học nhưng học sinh Mĩ có khã năng dẫn đầu về thành tích đọc (reading) - Trình độ đọc viết ("Litency" - được hiểu là kĩ năng diễn đạt, kết hợp, so sánh, đối lập các thông tin, sử dụng các tài liệu viết thông dụng) củả một tỉ lệ cơ bản lực 18
  19. lượng lao động Mĩ rất nạn chế. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ người lao động có trình độ đọc viết thực sự cao. 2. Phương châm giáo dục ở thế kỉ 21 của Mĩ * Hội đổng Phát triển Bền vững của Mĩ trực thuộc Tổng thống đã xác định vai trò của giáo dục như là một thành tố quan trọng trong chiến 1ược dài hạn nhằm tái xây dựng các cộng đồng và quốc gia trong thế kỉ 21. Theo cách đó nước Mĩ đặt ra phương châm Giáo dục vì sự phát triển bền vứng (Educatio for Sustainability). Phương châm này được hiểu như sau: Đảm bảo cho tất cả mọi công dân Mĩ có cơ hội bình đẳng để tiếp nhận giáo dục và học tập suốt đời, nhằm chuẩn bị cho họ các lao động có ý nghĩa, cuộc sống với chất lượng cao và sự hiểu biết cần thiết có liên quan tới sự phát triển bền vững. * Các tiêu chí nhằm xác định thành tựu của giáo dục vì sự phát triển bền vững cũng được xác định như sau: + Cơ hội tiếp cận thông tin: Số lượng lớn người dân trong cộng đồng được trang bị cơ hội tiếp nhận thông tin: + Sự phát triển các chương trình dạy học: Số lượng các chương trình, tài liệu dạy học và cơ hội đào tạo được tăng cường nhằm dạy các nguyên tắc về sự phát triển bền vững. + Các chuẩn quốc gia: Số lượng lớn hệ thống các nhà trường thực hiện dạy học theo chuẩn quốc gia. + Sự tham gia của cộng đồng: Số lượng lớn các trường học và cộng đồng tham gia vào các chương trình giáo dục suốt đời thông qua các hình thức học tập chính quy và phi chính quy. + Thành tích học tập quốc gia: Thành tích học tâp của học sinh Mĩ được đánh giá bằng các hệ thống test quốc gia. + Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh, sinh viên: Tỉ lệ tăng lên của sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng và tỉ lệ tăng của số học sinh tham dự học tại các trường cao đẳng, dạy nghề v.v * Các mục tiêu cụ thể của Giáo dục vì sự phát triển bền vững nhằm thể hiện được phương châm giáo dục vì sự phát triển bền vững: Nước Mĩ đã xác định các mục tiêu cụ thể nhằm đạt được sự phát triển bền vững: + Đảm bảo nhận thức và sự biểu biết về phát triển bền vững phải có mặt trong ý thức của tất cả mọi tầng lớp xã hội. + Đảm bảo có các đối thoại thường xuyên giữa các cử tri và nghị sĩ về sự phát triển bền vững để tạo ra sự nhất trí cao. 19
  20. + Phát triển các kĩ năng, thái độ, động cơ và giá trị nhằm tạo ra các hành động vì sự phát triển bền vững và tạo ra các cam kết mạnh mẽ đối với các hoạt động cá nhân và tập thể vì một thế giới phát triển bền vững. * Các nguyên tắc của giáo dục vì sự phát triển bền vững ở thế kỉ 21 của Mĩ. + Giáo dục vì sự phát triển bền vững phải lôi kéo được sự tham dự của tất cả mọi người, bao gồm các trường học, cộng đồng. Các nhà giáo dục phải vượt ra khỏi “các bức tường của nhà trường” để lôi kéo cha mẹ học sinh, cộng đồng, các cơ quan chính phủ vào quá trình giáo dục. Các trường cao đẳng, đại học phải hoạt động trong sự kết hợp với các nhà trường khác và các cộng đồng nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ, giải quyết các vấn đề của cộng đồng. + Giáo dục vì sự phát triển bền vững cần thể hiện mối quan hệ giữa giáo dục chính quy và phi chính quy. + Giáo dục vì sự phát triển bền vững phải thể hiện được tính liên kết. Tính liên kết ở dây được thể hiện ở tinh thần liên môn, sự liên kết giữa tất cả các môn học, mối liên hệ về địa lí và văn hoá. + Giáo dục vì sự phát triển bền vững phái nhấn mạnh tính thực tiễn của quá trình dạy học. + Giáo dục vì sự phát triển bền vững phải là quá trinh học tập suốt đời đối với mọi công dân. 3. Kế hoạch 10 điểm cụ thể của Tổng thống Mĩ về giáo dục ở thế kỉ 21 Nhằm thể hiện phương châm và các mục tiêu giáo dục của Mic , ngày 21/5/1997 Tổng thống Mĩ Clintơn đã tuyên bố kế hoạch 10 điểm cụ thể của Giáo dục Mĩ ở thế kỉ 21, kêu gọi các cha mẹ, giáo viên, học sinh, các thương gia, các nhà lãnh đạo và các công chức Mĩ cùng hoạt động nhằm thực hiện một kế hoạch tham vọng là nước Mĩ sẽ có được một nền giáo dục tốt nhất ở thế kỉ 21. Kế hoạch gồm các điểm tóm tắt sau: 1. Xây dựng chuẩn quốc gia nghiêm khắc và hệ thống test về tập đọc ở lớp 4 và test Toán ở lớp 8 nhằm đảm bảo học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản. 2. Đảm bảo mỗi lớp học phải có giáo viên giỏi và tận tuỵ. 3. Dạy học sinh đọc thành thạo ở cuối lớp 3. 4. Lôi cuốn cha mẹ tham gia tích cực vào giáo dục trẻ tứ trước tuổi đến trường. 5. Mở rộng các cơ hội lựa chọn trường học trong hệ thống các trường công đảm bảo cho các bậc cha mẹ có thể chọn được trường thích hợp nhất cho con em mình. 6. Đảm bảo sự an toàn, kỉ luật, không có nạn ma tuý trong các trường học với sự duy trì các giá trị Mĩ. 7. Hiện đại hoá các nhà trường cùng với việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất các 20
  21. nhà trường. 8. Mở rộng cửa các trường cao đảng và đại học cho tất cả những ai làm việc và học tập chăm chỉ. 9. Tạo điều kiện cho tất cả mọi người có điều kiện tiếp tục phát triển học vấn và kĩ năng cần thiết mà họ mong muốn bằng việc tăng cường các cơ hội đào tạo và huấn luyện tại chức. 10. Thực hiện việc nối mạng internet của mọi lớp học và mọi thư viện vào năm 2000 nhằm giúp tất cả mọi học sinh được phổ cập công nghệ tin học. 2. PHÁP Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đã nêu lên 49 nguyên tắc mới cho giáo dục, trong đó có thể thấy rõ những tư tưởng cơ bản như: giảm nhẹ chương trình, rút ngắn giờ học đối với học sinh trung học, theo dõi cá nhân học sinh chặt chẽ, nâng cao địa vị và chất lượng giáo viên, gắn nhà trường với xí nghiệp Đây là các vấn đề đang được thảo luận hết sức rộng rãi. Trong 49 nguyên tắc này có thể thấy rõ một số điều quan trọng sau: 1. Mục tiêu đào tạo của trường trung học: Trường trung học là nơi đàotạo các công dân của một xã hội tương lai. Trường học phải phát triển được trong họ “óc phê phán và ý thức cảnh giác đối với mọi hình thức gian trá và cực quyền" 2. Chương trình dạy học: * Làm cho chương trình trong trường học trở thành khuôn mẫm. Kể cả đối với trường tư, chương trình cũng phải được xác định tương ứng với "chính sách chung về quy hoạch lãnh thổ và công bằng xã hội". Sự điều tiết này là cần thiết để dập tắt hiện tượng chủ nghĩa riêng biệt đang lan rộng trong một số cơ sở trường học. * Chương trình quốc gia phải chuẩn bị cho sự chuyên môn hoá, gắn chặt với nghề nghiệp ở giai đoạn cuối. * Chương trình phải mang tới cho học sinh một "nền văn hoá chung", bao gồm sự hiểu biết về xã hội những yếu tố về pháp luật, các nguyên tắc chi phối cuộc sống ) và một tập hợp các kiến thức khoa học cơ bản và đồng bộ. 3. Giáo dục hướng nghiệp: Mỗi năm học một thông tin mới nhất về hướng nghiệp sau trung học được thông báo đến trường học sinh và cha mẹ học sinh; giới thiệu “khung đào tạo của vùng và triển vọng của việc làm" cũng như thông báo về các địa chỉ cần thiết. 4. Giáo dục cá nhân: Chú trọng tới việc dạy học theo cá nhân. Những sự kèm cặp cá nhân thường xuyên cho phép học sinh đang gặp những khó khăn trong một môn học nhận được những lời khuyên, nhận được sự giúp đỡ cần thiết và kịp thời từ phía giáo viên. 21
  22. 5. Tính liên môn: Giảm bớt tình trạng nhiều môn học bằng việc tăng cường các môn học kết hợp. 6. Liên kết trong giáo dục: Tăng cường sự liên hệ giữa nhà trường và các xí nghiệp. Trường trung học là nơi "tuyên truyền các sáng tạo công nghệ và cái cách nghề nghiệp". Ngược lại, các xí nghiệp tìm được ở các nhà trường “các trung tâm nguồn trong việc đào tạo và sáng tạo công nghệ". 7. Các trường trung học nghề: Trường trung học nghề phải thích nghi với khu vực, việc đào tạo phải phù hợp với sơ đồ đào tạo nghề nghiệp được xác định trong kế hoạch giáo dục của khu vực. 8. Đánh giá: * Vẫn giữ kì thi tú tài nhưng có thay đổi và giảm nhẹ đôi chút. Nó chỉ còn là "một kì kiểm tra bình thường cỡ quốc gia". * Sử dụng một "Sổ học bạ mở rộng" để đánh giá chung và toàn diện năng lực và phẩm chất của mỗi các nhân học sinh. * Một kì hni mới ở lớp đệ nhất. Ngoài việc kiểm tra môn tiếng Pháp học sinh phải viết 1 tài liệu nghiên cứu về 1 chủ đề tự chọn khoảng 20 trang và bảo vệ trước 1 hội đồng đánh giá. 9. Thời lượng học tập: * Một trường trung học mở cửa hơn. Mọi học sinh đều có quyền có "một thời gian có mặt hàng tuần là 35 giờ" tại trường, việc này cho phép học sinh có thể tìm thấy sự giúp đỡ hay lấy tư liệu để làm bài. * Ưu tiên cho việc đọc sách. Thời gian rỗi cần phải được dùng để “đọc các tác phẩm bổ sung hay tạp chí”, mà mỗi môn học đòi hỏi và được phát triển khi chấm bài. * Các giờ lên lớp. Trong giảng dạy phổ thông, học sinh chỉ còn có 28 giờ nghe giảng; trong giảng dạy công nghệ hay chuyên ngành 30 giờ, ít nhất 20% số giờ 1ên lớp được dùng vào các công việc làm có hướng dẫn. * Bài tập ở trường trung học. Việc giảm số giờ nghe giảng đă dành ra từ 5 đến 9 giờ cho phép những học sinh muốn làm bài tập có sự giúp đữ của giáo viên. * Những hoạt động ngoài nhà trường thích hợp. Những "hoạt động văn hoá xã hội và thể thao" được tăng cường để lôi kéo học sinh vào cuộc sống tập thể. 10. Giáo viên * Thời gian biểu của giáo viên đã được đảm bảo chuyển từ 18 xuống 15 giờ và đối với các thạc sĩ giảm lừ 15 xuống còn 14 giờ. Nhưng họ phải đảm bảo 4 giờ có mặt và hoạt động sư phạm trong nhà trường (đối với thạc sĩ là 3 giờ), tức là 132 giờ một năm. 22
  23. * Chỉ có 15 giờ lên lớp (15 giờ giảng dạy tương ứng với những giờ có mặt trước học sinh, kể cả những công việc hướng dẫn học sinh làm bài tập hoặc thực hành không tính đến những nhiệm vụ truyền thống như chuẩn bị bài, chấm bài và các cuộc gặp gỡ phụ huynh học sinh). * Tăng cường làm việc theo nhóm giáo viên để chia xẻ và học hỏi lẫn nhau. * Làm mèm dẻo và linh hoạt việc trực của giáo viên. * Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên: Mỗi giáo viên có quyền hưởng ít nhất 35 giờ cho việc đào tạo tiếp tục hàng năm, thực hiện ngoài giờ trực và giờ lên lớp. * Chú trọng việc đào tạo các nhà quản lí giáo dục. 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA TRUNG QUỐC 1996-2000 3.1. Phương châm 3.1.1. Giáo dục hướng về hiện đại hoá Trung Quốc nếu muốn đạt được mục tiêu chiến lược và vươn tới trình độ của các nước phát triển hạng trung vào giữa thế kỉ sau, thì phải duy trì được lực đẩy mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kĩ thuật, của sự phồn vinh kinh tế và sự phát triển xã hội trong một thời gian dài. Nhưng cơ sở vật chất của lực đẩy đó lại chịu sự quyết định của trình độ phát triển giáo dục. Bởi vậy, trong thời kì chiến lược này, cần không ngừng tăng nhanh tốc độ phát triển giáo dục. Chỉ có đặt giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, không ngừng tăng tỉ trọng đầu tư cho giáo dục, không ngừng nâng cao địa vị của giáo dục tỏng xã hội, không ngừng điều chỉnh bước đi của giáo dục theo yeu cầu của giáo dục trong xã hội, làm cho giáo dục phát triển đồng bộ với kinh tế, gắn chặt chẽ với kinh tế và trong điều kiện có thể được, phát triển đi trước một cách thích đáng, thì mới có thể làm cho tiếnh trình hiện đại hoá Trung Quốc tiến lên một các thuận lợi. Bên cạnh đó, bản thân giáo dục cũng phải không ngừng điều chỉnh cơ cấu và phương thức phát triển nhằm cung cấp cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá Trung Quốc và phát triển kinh tế một nguồn trí lực đầy đủ và có hiệu quả. 3.1.2. Giáo dục hướng ra thế giới Hiện nay, nền kinh tế của các nước trên thế giới đều mở cửa để hội nhập với thị trường thế giới rộng lớn, giáo dục không thể đứng ngoài tiến trình lịch sử đó. Sự phát triển của giáo dục các nước không những phải hài hoà, đồng bộ với sự phát triển tổng thể của giáo dục thế giới và kinh tế thế giới. Sự phát triển của giáo dục thế giới và kinh tế thế giới không những trực tiếp ảnh hưởng đến trình độ và phương hướng phát triển của giáo dục và kinh tế Trung Quốc mà sự tăng tốc của tiến trình nhất thể hoá kinh tế thế giới, sự quyết liệt không ngừng cạnh tranh quốc tế cũng dòi hỏi giáo dục Trung Quốc trong thế kỉ 21 phải đào tạo ra nhiều nhân tài thích ứng với sự thay đổi của kinh tế thế giới và có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế. 23
  24. 3.1.3. Giáo dục hướng tới tương lai Cống hiến của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế, nhất à sự phát triển kinh tế tương lai, to hay nhỏ, chủ yếu là do việc giáo dục và đào tạo quốc dân có thể thoả mãn đến mức nào yêu cầu của tương lai về nhân tài. Cho nên, giáo dục cần phải quy hoạch phát triển theo yêu cầu của tương lai. 3.1.4. Giáo dục phải phục vụ việc nâng cao tố chất của con người 3.1.5. Giáo dục phục vụ phát triển kinh tế 3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục trung quốc 1. Đần tư cho giáo dục chiếm 80% tổng giá trị sản xuất quốc dân, tức là đạt mức xấp xỉ 13 nghìn tỉ đồng. 2. Phổ cập giáo dục nghĩa vụ 12 năm, tức là giáo dục từ 6 đến 18 tuổi (hoặc giáo dục nghĩa vụ 15 năm, tức là bao gồm 3 năm mẫu giáo). Trong đó (tính theo giáo dục nghĩa vụ 15 năm): + Trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo là 110 triệu; + Học sinh tiểu học là 175 triệu; + Học sinh trung học các loại là 155 triệu. 3. Tỉ lệ vào đại học đạt trên 60%. khoảng 57.600.00 người. 4. Nghiên cứu sinh đạt 2.100.000-2.500.000 người. Hàng năm có từ 700.000- 800.000 người được nhận học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ. 5. Số giáo viên đạt mức 32 triệu người. Trong đó : Giáo viên mẫu giáo: 7,3 triệu; giáo viên tiểu học: 45 triệu; giáo viên trung học: 11,92 triệu; giáo viên đại học: 3,7 triệu. 3.3. Các giai đoạn chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc 3.1.1. Giai đoạn thứ nhất (1996-2010): Đây là giai đoạn điều chỉnh từng bước tỉ lệ giữa 3 cấp giáo dục, làm cho chúng thích ứng với sự phát triển kinh tế. Phổ cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 9 năm, xoá mù chữ cho những ngươi ở độ tuổi thanh niên và trung niên, đưa tỉ trọng người có trình độ gitáo dục đại học trong dân số lên mức của các nước phát triển trung bình. Cải thiện khá lớn điều kiện dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các loại trường học các cấp. Mục tiêu cụ thể của giai đoạn này là: Đầu tư cho giáo dục chiếm 4% tổng giá trị quốc dân, khoảng 800 tỉ đồng. * Phổ cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 9 nãm. Duy trì học sinh tiểu học ở mức 130 triệu, trung học cơ sở 63 triệu, tỉ 1ệ vào học trung học cơ sở đạt 95%; phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 nãm ở khu vực chiếm 95% dân số. 24
  25. * Xoá mù chữ cho thanh niên và trung niên; hạ tỉ lệ thanh niên và trung niên mù chữ xuống khoảng 1 %, nâng tỉ lệ người lớn biết chữ lên 90%-95%, thông qua học văn hoá và học kĩ thuật để củng cố thành quả xoá mù chữ. * Phát triển trung học nghề nghiệp và trung học phổ thông, tăng số học sinh của các loại trường thuộc giai đoạn trung học lên khoảng 35 triệu người, đạt tỉ lệ nhập học trên 50%. Học sinh trung học phổ thông đạt 14 triệu người, học sinh trung học nghề nghiệp đạt 21 triệu người. * Phát triển thích đáng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ở trình độ đại học. Tăng số sinh viên các trường đại học lên 12,6 triệu nguời, tỉ lệ nhập học đạt khoảng 15%. Số nghiên cứu sinh đạt mức 30-35 vạn người; hàng năm trao học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ cho trên 10 vạn người. 3.1.2. Giai đoạn hai (2011-2030): Giai đoạn này sẽ điều chỉnh thêm một bước tỉ lệ của ba cấp giáo dục. Từng bước tăng tỉ trọng giáo dục đại học, phổ cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 12 năm; trình độ và chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông về cơ bản đạt tới hoặc tiếp cận trình độ các nước phát triển trung bình trên thế giới. Giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp bám sát sự phát triển khoa học kĩ thuật tiên tiến của quốc tế. Giáo dục tại chức trở thành một hệ thống đan xen nhiều chiều đạt tỉ lệ ngày càng lớn. Nâng cao chất lượng xoá mù chữ. Tỉ trọng người có trình độ đại học gần bằng mức chung của các nuớc phát triển. Cải thiện cơ bản điều kiện dạy học của các loại trường học, nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục lên hàng đầu của thế giới. Mục tiêu cụ thể là: * Đầu tư cho giáo dục cheếm 6% tổng giá trị sản xuất quốc dân, đạt khoảng 3,84 – 4,62 nghìn tỉ đồng. * Phổ cập toàn diện giáo dục nghĩa vụ 12 năm. Duy trì số học sinh tiểu học ở mức 166 triệu người; học sinh trung học khoảng 146 triệu người; tỉ lệ học sinh vào học trung học phổ thông, trung học kĩ thuật, trung học nghề nghiệp đạt khoảng 95%; phổ cập giáo nghĩa vụ 12 năm ở các vùng chiếm 95% dân số. * Nâng cao chất lượng xoá mù chữ 90% -95% người lớn có năng lực giao tiếp bằng văn tự và năng lực đọc hiểu nói chung theo yêu cầu của xã hội đương thời; củng cố thành quả xoá mù chữ bằng các con đường học tập và ứng dụng đa dạng. * Nhanh chóng phát triển và phát huy vai trò ngày càng quan trọng của giáo dục tại chức; khoảng 1/10 số cán bộ tại chức sẽ được đào tạo dài hạn theo phương thức thoát li sản xuất hoặc thoát li một nửa thời gian sản xuất; tiến nành đổi mới tri thức bằng các hình thức khác nhau. * Phát triển nhanh giáo dục đại học và giáo dục trên đại học (như: học viên nghiên cứu kết hợp nghiên cứu và dạy học, học viên nghiên cứu lí luận cơ bản, v.v ) 25
  26. Tăng số lượng sinh viên đại học lên đến 27 triệu người, tỉ lệ nhập học đạt khoảng 30%: Số lượng nghiên cứu sinh đạt khoảng 1,5 triệu người; hàng năm cáp học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ cho khoảng 50 vạn người. 3.1.3. Giai đoạn ba (2011-2050): Giáo dục của Trung Quốc ở giai đoạn này có sự phát triển, hoàn thiện thêm một bước. Tỉ lệ giữa giáo dục các cấp hợp lí, hình thành một hệ thống giáo dục lớn, trong đó lấy giáo dục nghĩa vụ chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc làm cơ sở, lấý giáo dục đại học dồi dào sức sống, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thức làm chủ thể, lấy giáo dục khoa học kĩ thuật mũi nhọn cao, tinh và giáo dục siêu cao cấp mang tính nghiên cứu làm đầu tầu. Mục tiêu phát triển cụ thể của giai đoạn này là: • Đầu tư giáo dục chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, đạt khoảng 12,8 nghìn tỉ đồng. • Phổ cập giáo dục nghĩa vụ 12 năm (hoặc giáo dục nghĩa vụ 15 năm. tức là bao gồm cả 3 năm giáo dục mẫu giáo) cho khoảng 330 triệu người trong độ tuổi từ 6-18 tuổi (nếu giáo dục nghĩa vụ 15 năm thì là 440 triệu người). • Tỉ lệ người vào học đại học là 60%, khoảng 17,6 tríệu người. • Quy mô đào tạo nghiên cứu sinh đạt mức 2,1-2,5 triệu người, hàng năm trao học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ cho 70-80 vạn người. • Tổng số gi('to viên đạt khoảng 32 triệu người. • Các giải pháp chiến lược phát triển giáo dục Trung quốc: 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy về giáo dục, tạo môi trường pháp chế có lợi cho sự phát triển giáo dục. 2. Không ngừng tăng cường ý thức coi trọng giáo dục, toàn dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. 3. Bảo đảm đầu tư cho giáo dục, mở rộng nguồn vốn cho giáo dục, động viên mọi lực lượng xã hội hỗ trợ sự phát triển của giáo dục. 4. Đẩy mạnh việc đầu tư phần cứng cho giáo dục. 5. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao tố chất và địa vị xã hội của giáo viên. 6. Từng bước mở rộng giáo dục tố chất, nâng cao hiệu quả xã hội của giáo dục. 7. Nỗ lực tìm tòi sự sáng tạo mới về chế độ giáo dục 8. Xử lí vấn đề thị trường hoá trong phát triển giáo dục đại học 9. Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển giáo dục. 26
  27. 4. CÁC NƯỚC THUỘC CHAU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 4.1. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở châu Á trong vòng 25 năm tới Một số hội nghị quốc tế và khu vực đã được tổ chức, thảo luận các vấn đề đào tạo và sử dụng lực lượng các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học. Một hội nghị tổ chức từ 17- 18/1/1997 tại New York và hội nghị thứ hai tố chức vào 6/1997 tại Kuala Lumpur đã đề cập tới một số thách thức nổi bật về đào tạo nguồn nhân lực đặt ra với các nước châu Á trong vòng 114 thế kỷ tới. Dưới đây là một số thách thức nổi bật trong một số lĩnh vực. 1) Trong lĩnh vực kinh tế chính trị • Sự hội nhập của các quốc gia vào nền kinh tế toàn cầu • Hậu quả của việc sử dụng lực lượng lao động trình độ thấp. • Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển của các xa lộ thông tin không kiếm soát được • Sự thúc ép phải chuyển đổi cách thức quản lý từ tập trung sang phi tập trung • Nhận thức được tăng cường về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đặt ra các trách nhiệm lớn cho các chính nhủ phải bảo vệ và duy trì. 2) Trong lĩnh vực xã hội • Quá trình đô thị hoá mau chóng và các hậu quả của nó trong lĩnh vực xã hội và quản lý ở các cấp • Sự phát triển loại hình : “Gia đình hạt nhân” và sự mất dần các gia đình đa thế hệ • Tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa việc tiếp tục duy trì các thành phần lao động với năng suất thấp (vì số đông vẫn còn tập trung ở lao động nông nghiệp và các nghề không chính thức ở thành thị) trong khi đối mặt với sự thiếu năng lực của các thành phần lao động với năng suất cao • Lực lượng lao động tiếp tục tăng lên và vẫn không được đào tạo đủ do sự bất cập của các hệ thống giáo dục. • Sự di chuyển của các lực lượng lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. • Sự thúc ép đối với khu vực châu Á phải chuyển đổi từ một khu vực mang tính “thị trường” sang khu vực "tạo ra kiến thức". 3) Trong 1ĩnh vực môi trường • Mâu thuẫn căng thẳng giữa nhịp độ phát triển sản xuất và nhu cầu làm giảm bớt sự ô nhiễm và phá huỷ môi trường. • Việc đưa dần phí tổn về môi trường vào hệ thống tài chính và luật pháp 27
  28. 4) Trong lĩnh vực văn hoá • Sự gia tăng, nhưng không phải là thống trị, cái gọi là "Văn hoá thế giới" trong xu thế hội nhập của các nước châu Á. • Nhu cần duy trì và bảo tồn văn hoá và bản sắc của dân tộc và của khu vực nhằm tránh xu hướng đồng nhất. 5) Trong lĩnh vực phương pháp dạy học Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các nước châu Á phải thay đổi cách dạy học nhằm nâng cao vai trò tích cực, chủ động của người học, nhằm giúp họ sẵn sàng và tự tin bước vào cuộc sống lao động sáng tạo trong thế kỉ tới. 6) Các vấn đề về nông thôn • Mặc dù có xu hướng đô thị hoá mau chóng, trong vòng 1/4 thế kỉ tới hầu hết các nước châu Á vẫn là các nước "quá bán” về nông nghiệp. Chính phủ các nước châu Á đều có xu hướng chuẩn hoá chương trình dạy học quốc gia. Tuy nhiên học sinh các vùng nông thôn không có diều kiện tiếp thu chương trình quốc gia một cách đầy đủ để giúp họ có thể trở thành thững người lao động có năng suất. Các phương thức dạy học thích hợp cần đặt ra cho học sinh các vùng nông thôn. • Nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo các nước châu Á phải có kế hoạch đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu các vấn đề về nông thôn và năng suất lao động ở nông thôn. 7) Vấn đề chuyên môn hoá Các chương trình dạy học của nhiều nước châu Á thường có xu hướng phân hoá sớm và điều này tỏ ra không phù hợp với các thách thức đòi hỏi cách giải quyết có tính chất liên môn. 8) Vấn đề kết hợp giữa nghiên cứu và dạy học Ở nhiền nước châu Á thường có sự thiếu gắn kết giữa các cơ quan thực hiện nghiên cứu và các cơ quan thực hiện dạy học. Sự kết hợp chặt chẽ cả hai chức năng này theo những phương thức hợp lý là phương cách tăng cường hiệu quả của cả việc dạy học và nghiên cứu trong thời gian tới. 9) Hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu Ở nhiều nước châu Á các hoạt động nghiên cứu đã không.được tài trợ một cách đầy đủ. Các nguồn tài chính cần được huy động để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu nhiều hơn nhằm giúp các nước châu á có thể phát triển hơn việc chỉ là các nguồn cung cấp nguồn nhân lực rẻ cho các nền công nghiệp đang ngày càng thể hiện tính chất đa dân tộc 28
  29. 10) Hỗ trợ cho giáo dục đại học Nhiều nước châu Á đã tỏ ra thiếu các nguồn nhân lực có khả năng cao ở nhiều lĩnh vực, do đó đã không thu hút được các nguồn đầu tư mới. Năng lực quản lý đòi hỏi các kĩ năng và tư duy tổng hợp đã tỏ ra thiếu ở nhiều nước châu Á. Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức này và đòi hỏi có những đầu tư thích đáng. 4.2. Tư tưởng chiến lược giáo dục của các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Điều rõ ràng nhất trong khu vực là thay đổi về môi trường kinh tế. Năm 1996, các chiến lược được hình thành trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng, ngày nay, hầu hết các nước trong khu vực đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên không chỉ kinh tế mà hình hình chính trị cũng đã có nhiều thay đổi. Gần 1/4 số nước trong khu vực chân Á- Thái Bình Dương đã thay đổi Chính phủ hoặc ít nhất là thay đổi Bộ trưởng Giáo dục. Những chính sách và các nhà hoạch định chính sách mới mang lại những ưu đãi và kỳ vọng mới đối với hệ thống giáo dục trong nước của họ. Ngoài kinh tế và chính trị, công nghệ và sự bùng nổ của thông tin đã mở ra những khả năng mà ngành giáo dục mới chỉ bắt đầu sử dụng một cách chậm chạp. Những khó khăn và thách thức thường gặp đối với ngành giáo dục trong khu vực không phải là mới, tuy nhiên chúng lại trở nên cấp bách khi nền kinh tế suy thoái và những nhu cầu cấp thiết lại không được quan tâm đầy đủ trong việc chuẩn bị giáo dục cho thế hệ kế tiếp. Mặc dù là ngành chăm sóc đến tương lai, nhưng ngành giáo dục lại là ngành ít thay đổi nhất do quy mô, sự ổn định và thiếu năng động của các hệ thống giáo dục và bệnh quan liêu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng khu vực là một lời kêu gọi thúc giục đối với việc xem xét cơ bản về ngành giáo dục. Dưới đây là một số vấn đề chung được đề cập tới trong tư tưởng phát triển giáo dục của các nước khu vực trong những thập kỉ đầu của thế kỉ 21. A. GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC SUỐT ĐỜI Kể từ khi cộng đồng quốc tế tán thành sự cần thiết phải coi giáo dục là quyền cơ bản của mọi người vào tháng 3/1990, khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã có tiến bộ đáng kể. Một loạt những sáng kiến và kế hoạch hành động đã được thiết lập và thực thi. Các nước châu Á- Thái Bình Dương đã thoả thuận đặt giáo dục cơ sở và xoá mù chữ lên những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả những cố gắng của nọ lại rất đáng buồn vì mức độ và nhịp độ phát triển của các nuớc lại khác nhau. Một sự thật đang tồn tại mà chưa có cách nào giải quyết là nguời mù chữ ờ châu Á – Thài Bình Dương hiện vẫn chiếm một phần lớn trên thế giới. Do vậy thách thức đặt ra là phải đẩy mạnh việc tiếp cận giáo dục cơ bản cho mọi người. Mặc dù tỉ lệ học si nh đã tăng tại nhiều nước trong khu vực châu Á – Thài Bình Dương nhưng 74 triệu (56%) trong số 132 triệu trẻ em trên thế giới đang ở độ tuổi đi học (6- 11) không được đến trường. Ít nhất 1/3 trong 29
  30. số đang đi học đă bỏ học trước khi tốt nghiệp tiểu học. Lý do thật dễ hiểu: nghèo đói, khoảng cách kinh tế xã hội, khác biệt giữa nông thôn và thành thị, quản lý sai lệch và thiếu các chương trình giáo dục đầy đủ. Hơn nữa, sự khác biệt giới tính cũng làm cho bức tranh càng u ám: khoảng 46 triệu (62%) trong số 74 triệu trẻ em không được đi học là các bé gái, tập trung hầu hết ở Nam Á. Phần lớn số người lớn mù chữ, thanh niên không được đi học đang sống trong những khu vực tadch biệt hoặc trong khu vực nhà ổ chuột, ít được hoặc hầu như không được tiếp cận với những dịch vụ xã hội, giáo dục, đào tạo và tái đào tạo. Phần lớn trong số họ đều là người dân tộc thiểu số, người tị nạn hoặc thuộc những thành phần không được ưu đãi trong xã hội (Ví dụ: phụ nữ, trẻ em nữ). Do vậy, rất nhiều việc cần phải làm và con đường đi tới giáo dục cho mọi người vẫn còn đầy chông gai. Hội nghị thế giới về giáo dục cho mọi người đã xác định rằng vẫn còn nhiều những trở ngại như các nhân tố chính trị, kinh tế và tài chính, sự thiếu cung cấp giáo dục đầy đủ, năng lực quản lý yếu kém trong việc thực hiện chiến lược giáo dục cho mọi người và tình trạng thiếu năng động, trì trệ của các hệ thống giáo dục. Các chiến lược cụ thể có liên quan tới giáo dục cho mọi người và giáo dục suốt đời tập trung vào các vấn đề cụ thể sau: a) Các nguồn giáo dục Để trợ giúp sự phát triển về số lượng và chất lượng của giáo dục cho mọi người, nhân tố cơ bản là cải tiến việc sử dụng ngân sách và phân bổ nguồn lực. b) Chiến lược về đội ngũ giáo viên Để có thể sử dụng tối đa lực lượng giáo viên, cần phải kiểm tra các điều kiện nhân sự về các kỹ năng, cấu trúc tuổi tác, cân bằng giới tính và phân bổ địa lý. Cũng cần phải kiểm tra các chính sách tuyển dụng, nhu cần đào tạo, các hệ thống thẩm định và phát triển giáo viên và nhu cầu về luân bổ lại đội ngũ giáo viên. Cần phải có các biện pháp sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên và phát triển những tố chất của họ. Các chính sách quản lý giáo viên hiện cũng là điều đáng quan tâm. c) Trợ giúp điều hành phi tập trung Phi tập trung quản lý giáo dục đã được thảo luận từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nhiều nước chưa thực sự tiến hành ý tưởng này vì các cơ quan trung ương vẫn muốn duy trì quyền quyết định của mình. Mộl lý do nữa là các viên chức nhà nước không muốn ở dưới quyền của chính quyền địa phương. Tuy nhiên nếu các trường học đáp ứng các nhu cầu của địa phương thì cộng đồng địa phương cũng cần tham gia vào việc quản lý trường học. Ở địa phương, việc phi tập trung có thể dưới hình thức quản lý tại trường hoặc quản lý tại địa phương, trong khi đó cơ quan trung ương quản lý các chính sách, giúp đỡ về kỹ thuật, giám sát việc tiêu chuẩn hoá và dần dần uỷ thác cho các cấp dưới. d) Quan tâm tới các quyền lợi của phụ nữ và tăng cường ảnh hưởng đa dạng và 30
  31. cống hiến của họ đối với các mục tiêu phát triển của quốc gia. Nữ giới cần phải được tiếp cận và tham gia bình đẳng vào các hoạt động giáo dục kể cả việc quản lý. e) Giáo dục thường xuyên và giáo dục lâu dài Để ủng hộ những cố gắng của các nước nhằm giúp đỡ những đối tượng ngoài lề xã hội và những thanh niên không được đi học, người ta đã đề nghị phát triển một chương trình hợp tác liên quốc gia dưới khẩu hiệu "Giáo dục phi chính quy". Chương trình này sẽ tạo ra một nền tảng kĩ thuật lý tưởng trong việc trao đổi kinh nghiệm, định hướng lại và áp dụng những chương trình giáo dục cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản cho những đối tượng liên quan cũng như việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của các chiến lược và các chương trình của các nước thành viên. Giáo dục thường xuyên phải được coi như hình thức đầu tư sản xuất mà nó sẽ mang lại kết qủa tích cực không chỉ đối với tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn bộ của con người. f) Giáo dục trẻ em khuyết tật và giáo dục cho trẻ em từ khi còn nhỏ tuổi (dưới 5 tuổi) Gia đình, nhà trường và cộng đồng phải phối hợp hành động thông qua việc thực hiện xem xét các chương trình đào tạo, các hoạt động kế noạch quy mô nhỏ, và nâng cao nhận thức của giáo viên và cha mẹ về những nhu cầu của những nhóm tuổi nhất định. B. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ XÃ HỘI “Xoá đói giảm nghèo là sự tối cần thiết về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế đối nhân loại". Đây là tuyên bố của thập kỉ Liên Hợp Quốc 1997-2006 về xoá đói giảm nghèo. Ước chừng hơn 1 tỷ ngườí tại các nước đang phát triển đang sống cực kỳ nghèo khổ, 3/4 trong số họ là ở châu Á – Thái Bình Dương và một nửa ở Nam Á. Xoá đói giảm nghèo thông qua các hành động quốc gia và hợp tác quốc tế đã trở thành mục tiêu lớn trong thập kỉ này. Tuy nhiên, giữa các nhân tố chính trị và cải cách kinh tế, xoá đói giảm nghèo và việc nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung cần phải có những hành động thống nhất trên mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, pháp lý và giáo dục. Thực tế cho thấy là đầu tư vào lĩnh vực con người là vấn đề thiết yếu đối với xoá đói giảm nghèo. Việc nâng cao các điều kiện giáo dục, vệ sinh, y tế và dinh dưỡng sẽ trực tiếp góp phần vào xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa, lao động đơn giản là tài sản chủ yếu của người nghèo. Biện pháp xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhất là thông qua giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng lao động. Những người nghèo ở các nước đều có những điểm chung: hầu hết họ đều mù chữ hoặc trình độ văn hoá ththấp, sức khoẻ và dinh dưỡng kém, nghèo đói rất phổ biến ở các dân tộc thiểu số, nữ giới là những người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất do nghèo đói gây ra . 31
  32. Giáo dục đóng vai trò đặc biệc trong xoá đói giảm nghèo. Nó có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo tổn và ổn định văn hoá, trong khi lại là công cụ để đạt được ~ thay đổi về kinh lế xã nội. Không có giáơ dục thì không có thay đổi tế, chính trị những chỉ có giáo dục thì cũng không thể đạt được những thay đổi này. Vì vậy, Giáo dục và đào tạo là những nhân tố quyết định để vươn tới tiến bộ xã hội tại những nước đang phát triển. Những nhân tố này đang được phát triển thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép và các chiến lược trong đó bao gồm các vấn đề phát triển như y tế, dinh dưỡng, nông nghiệp và bảo tồn môi trường. Về vấn đề này Hội thảo về Chiến lược Giáo dục các nước châu Á, Thái Bình Dương 1998 tại Bangkok đã kêu gọi các nước tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:. - Đối với lĩnh vực giáo dục từ xa Kêu gọi các nước trong khu vực xây dựng và mở rộng kế hoạch phát triển giáo dục từ xa. - Đối với lĩnh vực giáo dụng trung học + Các nước cần phải tiến hành nghiên cứu một cách sâu rộng và có chất lượng 5 khía cạnh mang tính chất chủ đạo trong phát tiển giáo dục trung học: khả năng tiếp cận, tính bình đẳng, hiệu quả trogn chất lượng, hiệu quả ngoài. + Mỗi một nước thành viên cần phải có những hành động cụ thể để thu hút được nhiều người tham gia và làm giảm đi số lượng trẻ em trung học bỏ học, đặc biệt đối với các đối tượng là em gái, người dân tộc thiểu số, những trẻ em nghèo và nhóm trẻ bị bỏ rơi. Đối với sự khác biệt về giới, các nước thành viên cần phải xem xét việc tiến hành các hoạt động mang tính kỹ thuật, chẳng nạn như tư vấn cho các em gái để giúp các em tham gia nhiều hơn vào các hoạt động khoa học và có nhiều điều kiện hơn để kiếm được việc làm. - Đối với giáo dục khoa học và công nghệ Mặc dù phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế, các nước châu Á-Thái Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục tiến kịp các nước phát triển. Để đạt được mục tiêu này giáo dục khoa học và công nghệ sẽ giữ một vai trò qnan trọng. Mỗi một nước cần phải tiến hành đánh giá lại các chính sách chiến lược và phối kết hợp với các mục tiêu kinh tế xã hội của từng ngành cũng như tiều năng nói chung của việc áp dụng giáo dục khoa học và công nghệ. - Đối với giáo dục hướng nghiệp + Các Bộ và các ngành liên quan ở các nước cần phải nỗ lực hơn nữa trong quá trình kết hợp tích cực giữa học văn hoá và dạy nghề có định hướng hướng nghiệp thường xuyên. + Các nước thành viên cũng cần phải xem xét việc hình thành một mạng lưới quốc gia các trường dạy nghề với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và các đối 32
  33. tác khác. - Đối với giáo dục đại học Các nước trong khu vực cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng trợ cấp của nhà nước đối với giáo dục đại học phải được chuyển tới những người cần: + Đối với những nước mới bắt đầu hay đã có hệ thống giáo dục đại học lâu đời, Chính phủ cần đảm bảo tất cả mọi người không kể giàu hay nghèo, đặc biệt những người sống ở nông thôn đều có thể được học đại học. Bởi vậy, chương chương trình tín dụng và học bổng cần phải được xem xét sơng song với các biện pháp hữu hiệu như xem xét kỹ lưỡng các thủ tục vay, và việc thực hiện hoàn vốn, kể cả cơ chế cho vay đối với sinh viên không có khả năng thế chấp hoặc giá trị thế chấp quá nhỏ. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG Mặc dù giữa các nước có những sự khác biệt nhất dịnh trong việc định rõ các chiến lược và các kế hoạch cụ thể về phát triển giáo dục ở thế kỷ 21, nhưng có thể thấy rõ những điểm chung nổi bật sau: l) Các nước đều nhận định rõ xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và sự thay đổi của kinh tế đã và sẽ tác động tới giáo dục và đòi hỏi chiến lược phát triển giáo dục phải gắn bó chặt chẽ và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở thế kỉ 21. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho thế kỉ 21 là nhu cầu chung mang tính toàn cầu, đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản và toàn diện về nội dung và phương thức giáo dục, đào tạo nhằm chuẩn bị cho các công dân của các nước sự sẵn sàng tham dự vào các hoạt động và lao động ở một thế giới ngày càng biến đổi. 2) Cac nước nhấn mạnh tới yêu cầu của giáo dục thế kỷ 21 phải là giáo dục vì sự phát triển bền vững, sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia và của cả thế giới. Yêu cầu giáo dục vì sự phát triển bền vững đã quy định các mục tiêu và các nguyên tắc giáo dục chung ở nhiều nước, nhấn mạnh tới: • Giáo dục cho tất cả mọi người và giáo dục suốt đời • Sự tham gia tích cực của cộng đồng vào giáo dục • Chất lượng thực sự của quá trình dạy học • Sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ • Sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế 3) Từ những nhận thức chung trên các nước đều đã xây dựng những chiến lược và kế hoạch cụ thể cho việc phát triển giáo dục ở thế kỷ 21, trong đó có thể thấy rõ các điểm chung sau: • Hoàn thành phổ cập, giáo dục phổ thông tiến tới phổ cập ở mức cao hơn • Cải cách quyết liệt về nội dung và phương pháp giáo dục: Nội dung hiện đại, 33
  34. hướng tới tương lai, tăng cường tính thực tiễn, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực với việc áp dụng đa phương tiện (Mutimedia), cùng với việc tăng cường cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học. • Nhấn mạnh vai trò của giáo viên, đặc biệt giáo viên giỏi: Các nước đều chú trọng cải tiến công tác đào tạo huấn luyện giáo viên (trước khi hành nghề và tại chức) và cải tiến hệ thống khuyến khích vật chất cho giáo viên. • Đa dạng hoá các loại hình trường học • Phát triển giáo dục nghề, giáo dục đại học, cao đẳng • Huy động cao sự nỗ lực của các thành phần kinh tế quốc dân và quốc tế cho giáo dục, tăng cường sự phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục bằng việc sắp xếp lại sự pnân bổ ngân sách với ưu tiên hàng đần cho giáo dục. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và tăng cường sự liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo. VI. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Sau 16 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 2 (khóa VIII), ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có những bước phát triển và bước đầu cũng đã đáp ứng được phầnào nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Trong suốt thời gian này, toàn ngành cũng đã cố gắng nghiên cứu, đề xuất và thực hiện một cơ cấu giáo dục khác trước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các cơ cấu về trình độ, loại hình, ngành nghề, vùng miền v.và còn tỏ ra chưa hoàn toàn thích hợp và cũng chưa đạt được hiệu quả cao, nhất là đối với những đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, là một nền giáo dục mà ở đấy mọi công dân Việt Nam dù là ai, nam, nữ, giàu, nghèo ở bất cứ lứa tuổi nào, ở đâu (thành phố, nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh khó khăn, hải đảo v.v.), ai muốn học và muốn học gì đều được tạo cơ hội tốt nhất để được học. Để thực hiện được yêu cầu này, nên chăng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta trong thời gian tới cần dược hoàn thiện thêm ở những vấn đề sau: Một là, tiếp tục hoàn thiện thêm cơ cấu khung hệ thông giáo dục quốc dân, theo Nghị định 90/CP ban hành tháng 11 năm 1993 và cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục năm 1998 mà lâu nay chúng ta đang thực hiện (hình 1). Trong đó cần lưu ý xây dựng hệ thống liên thông giữa các lớp, cấp, bậc học trong toàn hệ thống, kể cả đối với hệ chính quy và phương thức giáo dục không chính quy, làm cho những người học theo phương thức học này, cũng như học theo hệ chính quy dễ 34
  35. dàng, chủ động được việc học liên thông với các lớp, cấp, bậc học trong toàn hệ thống giáo dục ở những điều kiện cụ thể tùy theo sự mong muốn của từng người. Mỗi người đi học phải làm chủ được quá trình học tập của mình, nhất là đối với những người chỉ có điều kiện vừa đi làm vừa đi học. Cơ cấu hệ thống giáo dục mới phải tuyệt đối đảm bảo tính công bằng và tính bình đẳng cho những người đi học, giúp cho người học hoàn toàn an tâm với điều kiện họ đang có để học, để cho người học không bị phân tâm là họ đang phải theo học tại chức, công lập, bán công, dân lập, tư thục, hệ mở hay học từ xa và cũng không phải lo là phải quay lại học quá nhiều những gì họ đã được học trước đó, mà nếu chăng có phải lo điều gì, thì người học chỉ phải lo duy nhất một điều đó là chất lượng và kết quả học tập của mình. 35
  36. Hai là, đối với giáo dục phổ thông, bên cạnh việc học tập tri thức văn hóa, học vấn phổ thông, cần tăng cường kiến thức hướng nghiệp, điều và trong các chương trình trước đây và hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta quan tâm chưa đủ mức. Kết quả là học sinh phổ thông của chúng ta sau khi tốt nghiệp hầu hết thiếu năng lực tự tìm việc làm, nhất là học sinh trung học phổ thông và dần dần gần như chỉ còn một con đường duy nhất là học lên, là thi vào đại học và cao đẳng. Ở đây sau giáo dục trung học cơ sở việc cần thiết phải đa dạng hóa các loại hình trường lớp, cần mở thêm nhiều cơ sở giáo dục có tính nghề nghiệp, những cơ sở này phải hết sức phong phú và đa dạng, đáp ứng dược thị trường của người học, đồng thời gắn chặt với những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội, đặc biệt là yêu cầu cụ thể của từng địa phương. Như thế có nghĩa là, bên cạnh các trường trung học phổ thông, cần hình thành hàng loạt các trường trung học nghề, trung học kỹ thuật, trung học nông nghiệp và tùy theo đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền có thể mở thêm các loại hình trường khác như trung học thủy sản, trung học chăn nuôi, trung học lâm nghiệp v.v Ngoài ra cần hết sức quan tâm tới diệc hình thành nột số trường để khôi phục, duy trì và phát triển các nghề truyền thống của nước ta mà hiện nay cần được bảo tồn hoặc sản phẩm của các nghề này đang có nhu cầu tiêu dùng hoặc xuất khẩu rất lớn và có giá trị cao. Tất cả các loại trường, lớp này từng quá trình giảng dạy đều cần hết sức coi trọng tính thực dụng của các môn học cả về lý thuyết lẫn thực hành (tay nghề), trong đó phần thực hành nhất thiết cần phải được chú trọng hơn. Riêng đối với giáo dục trung học phổ thông, bên cạnh việc nghiên cứu để thực hiện phân thành hai ban như hiện nay, cần sớm nghiên cứu cách phân ban đa dạng và mềm dẻo uyển chuyển linh hoạt hơn, ngoài một số môn học bắt buộc (phần cứng), cần mở ra nhiều môn học tự chọn, nhất là ở hai năm cuối (lớp 11 và lớp 12). Thiết kế những môn học này cần chú ý nhiều tới tính định hướng nghề nghiệp của người học để giúp họ có thể vào các trường nghề và chuyên nghiệp bậc cao và cũng là sớm giúp người học tự định hướng được nghề nghiệp sở trường và năng khiếu của mình để người học hoàn toàn có thể tự lựa chọn những môn ưa thích và cách này cũng là sớm tạo điều kiện cống hiến sức lực cũng như trí tuệ của người học ch xã hội. Tất nhiên việc xây dựng và hình thành các môn học tự chọn phải đảm bảo dù cho người học chọn các môn học theo cách nào cũng phải đáp ứng mặt bằng trình độ của giáo dục trung học phổ thông. Với hệ thống các trường chuyên, các trường năng khiếu, cần sớm có chính sách đầu tư riêng biệt một cách toàn diện cả về chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện giảng dạy, học tập của cả thày và trò; trong đó rất cần coi trọng xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thày, cô giáo. Phải thực sự coi hệ thống các trường này là hệ thống các trường có nhiệm vụ chính là đào tạo nhân tài cho đất nước. Cần nghiên cứu một số chính sách để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu để thày và trò có điều kiện dạy và học tập, nghiên cứu tốt. Mặt khác, cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng 37
  37. và bài bản để đề xuất hình thành các trường chuyên từ trung học cơ sở, thậm chí ngay cả từ trường tiểu học, để sớm phát hiện các học sinh năng khiếu và tạo để kiện cho những học sinh này có những bước đi tắt, những bước đi đón đầu, có cách học vượt, nhằm sớm phát huy được tài năng của mình phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, việc hình thành các trường này cũng như việc tuyển những người vào dạy và học cần làm hết sức thận trọng chính xác, công khai theo những bộ tiêu chí đã được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ. Nhất thiết không được làm khi chưa đủ điều kiện để tránh hiện tượng tràn lan trong việc cho phép mở trường cũng như tuyển người vào học. Quá trình dạy và học cần được sàng lọc thường xuyên và kỹ lưỡng, phải luôn coi chất lượng là hàng đầu và nó là điều kiện mấu chốt của sự sống còn của nhà trường thuộc hệ này. Tất cả các loại hình trường, lớp nghề nghiệp kể trên sẽ được phát trển nhanh và mạnh thì một điều hết sức quan trọng, nếu không nói là có tính quyết định đó chính là cần phải có cơ chế và chính sách sử dụng thích đáng đối với những người đã học xong và tốt nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay cũng như những năm sắp tới. Ba là, trong giáo dục nghề nghiệp cần gắn nối chặt che, đa dạng hóa hình thức giảng dạy, học tập và nâng cao trình độ cho cả trung học chuyên nghiệp lẫn dạy nghề. Trước hết cần gắn các trường lớp này với các cơ sở sản xuất các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế v.v.; cần có chính sách và cơ chế thích hợp để các trường, lớp này là những nguồn đao tạo và bồi dưởng nguồn nhân lực trực tiếp cung cấp cho chính các đơn vị này. Tiến với chính các trường lớp này là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của các cơ sở nói trên. íac cơ sở này cũng phải thấy rõ và làm được là đầu tư cho các trường, lớp này cũng chính là đầu tư cho sự phát triển đơn vị mình. Mặt khác trong cơ cấu trình độ của giáo dục chuyên nghiệp, không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp như hiện nay. Với trung học chuyên nghiệp cần được nghiên cứu kỹ để xem những ngành nghề nào cần để tồn tại như hiện nay, những ngành nghề nào cần thay đổi không cần đào tạo ở trình độ trung cấp như hiện nay nữa mà phải nâng cao để sớm phù hợp với yêu cầu thực tại của sự nghiệp kinh tế xã hội đang trên đường phát triển. Nói một cách khác, đã đến lúc cần phải mở các trường chuyên nghiệp theo hướng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại học. Riêng với dạy nghề, không thể chỉ dừng đào tạo cho người lao động ở mức có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ mà còn cần mở nhiều trường, lớp đa dạng hơn và có trình độ cao hơn để có thể có được một đội ngũ đông đảo những người lao động bán lành nghề, lành nghề và tay nghề cao theo nghề nghiệp mà mình được đào tạo. Bốn là, đối với giáo dục đại học và sau đại học: Trước hết cần nghiên cứu và sắp xếp lại hệ thống này với mục đích sao cho hệ thống gọn, tinh và là hệ thống giáo dục có trình độ học vấn và chuyên môn cao nhất ở nước ta, một hệ thống hiện đại và là hệ thống đòn bẩy của ngành giáo dục đào tạo và đồng thời cũng là đòn bẩy của sự nghiệp 38
  38. phát triển kinh tế -xã hội của nước ta. Trong quá trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta luôn chủ trương phải đi tắt, đón đầu, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển v.v để thực hiện được các chủ trương lớn và quan trọng này giáo dục đại học giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Đây chính là bộ phận nòng cốt đào tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ cao để sáng tạo ra một nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của đất nước, đồng thời đây cũng chính là lực lượng cơ bản ở nước ta tiếp nhận nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại của loài người ở thế kỷ XXI, sớm đưa nước ta ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, cần sớm nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống đại học ở nước ta, có thể theo các trường sau: Các trường dự bị đại bọc thực chất là các trường giáng dạy lại các kiến thức phổ thông cho những học sinh do những điều kiện nhất định chưa đủ trình độ để thi ngày vào các trường đại học. Do vậy không nên xếp các trường này trong hệ các trường đại học như hiện nay mà nên xếp các trường này trong hệ các trường trung học phổ thông để dễ có những trao đổi sinh hoạt chuyên môn và các phương pháp giáo dục khác. Các trường cao đẳng hiện nay cần được cải tổ lại thành các trường cao đẳng nhưng thực hành là cơ bản và phần lớn các trường này cũng phải là các trường đa ngành, Đây chính là hệ các trường có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu aaafu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các trường cao đẳng nên tách thành hệ riêng tương đối độc lập với hệ đại học, để các trường này không phải là các trường “đại học ngắn hạn” như lâu nay ai đó vẫn hiểu. Trong hệ các trường cao đẳng này, chúng tôi vẫn thấy cần lưu ý lại là có các trường cao đẳng của khối giáo dục nghề nghiệp phát triển lên. Với hệ các trường đại học như đã nói ở trên, đây là hệ các trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao nhất ở nước ta. Nguồn nhân lực này nếu được dđo tạo với chất lượng tốt và cao sẽ chính là nguồn lực cơ bản thực hiện tố được chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đi tắt, đón đầu và cũng là lực lượng chính để hoàn thành cơ bản sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta vào năm 2020. Trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay, nhất thiết không thể xem và cng không thể giao cho các trường đại học là nơi làm nhiệm vụ nâng cao dân trí, mặc dù trường đó là trường nào, của trung ương hay địa phương, công lập, bán công, dân lập, tư thục, mở hay đào tạo từ xa v.v. (đành rằng nhiệm vụ này ít, nhiều thì ở bất cứ cấp, bậc học nào đương nhiên nó cũng phải có). Hiện nay ngành Giáo dục và đào tạo của chúng ta hết sức may mắn vì đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết đinh "Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010". Như vậy kể từ ngày 4 tháng 4 năm 2001, từng trường đại học ở nước ta đã có thể tự xác định được chỗ đứng hiện tại của mình và trên cơ sở đó có thể và cần nhanh chóng chủ động thiết lập quy hoạch và kế hoạch phát triển của riêng mình, để đến năn 2010 có thể thực hiện được chỉ tiêu Nhà nước giao cho là nâng số sinh viên 39
  39. trên một vạn dân là 200. Tất nhiên việc thực hiện chi tiêu này không thể coi là việc thực hiện đơn giản theo kiểu nâng quy mô ồ ạt như một số năm vừa qua chúng ta đã làm. Do vậy chính ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng trong số 200 sinh viên đó có bao nhiêu là của đại học quốc gia, bao nhiêu là của các trường đại học trọng điểm, bao nhiêu là của đại học vùng và bao nhiêu là của các trường khác. Cần tính như vậy để có kế hoạch đầu tư và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đảm bảo chất lượng thực sự cho con số 200 này. Nói như vậy có nghĩa là đã đến lúc phải kiên quyết từ bỏ cách đối xử trong đầu tư có tính "cào bằng” với các trường như lâu nay ta vẫn thường thực hiện. Ở đây điều quan trọng nhất là phải tìm mọi cách, mọi nguồn để đầu tư cho các trường đào tạo có chất lượng cao. Trường nào đào tạo chất lượng càng cao thì trường đó càng được đầu tư nhiều hơn. Việc đầu tư nhiều hay ít hoàn toàn tỷ lệ thuận với chất lượngdddược đào tạo của trường. Mặt khác song song với việc giao quyền tự chủ thực sự cho các trường, cần nghiên cứu đề xuất một số mô hình khác như mô hình "liên hiệp các trường đại học", mô hình "thoả thuận" hoặc mô hình "tài trợ" giữa các trường với nhau hoặc giữa trường với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hoặc các hội, liên hiệp hội v.v Những mô hình này do tính liên kết linh hoạt và mềm dẻo hơn nên giữa các bên dễ trao đổi, hợp tác với nhau, do đó dễ tạo điều kiện tốt cho nhau và giúp nhau cùng phát triển . Về đào tạo sau đại học: Năm 2000 chúng ta có 11.727 học viên cao học và 3.870 nghiên cứu sinh; đến năm 2010 chúng ta phải có được 38.000 học viên cao học và 15.000 nghiên cứu sinh. Để thực hiện được chi tiêu kế hoạch này, hiện nay cả nước có 113 trường đại học, học viện, viện nghiên cứu được phép đào tạo tiến sĩ và 93 cơ sở đào tạo thạc sĩ Quy mô này không phải là lớn, song điều đáng lo ngại nhất chính là làm thế nào để có thể đào tạo ra được những nhà khoa học và nhà báo, nhà quản lý v.v. đầu ngành mà hiện nay chúng ta đang bị hẫng hụt nghiêm trọng. Trong các cơ sở đào tạo nói trên nhất thiết cần được phân loại sớm để đầu tư có trọng điểm, sao cho các cơ sở này có được cơ sở vật chất thiết bi, điều kiện làm việc hiện đại và hơn ở đâu hết chính các cơ sở này phải là những trung tâm sản xuất chất xám mạnh, là những trung tâm khoa học công nghệ mạnh, phải coi các cơ sở này là trụ cột khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của quốc gia. Đây chính là các cơ sở Thương mại chất xám của cả nước. Đừng bao giờ để các cơ sở này có cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm lại lạc hậu hay thua kém các cơ sở sản xuất cùng lĩnh vực. Riêng đối với đào tạo sau đại học, cần nghiên cứu mở rộng các khoá học đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để sớm cập nhật những tiến bộ hàng ngày, hàng giở của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và cũng là để nhanh chóng đáp ứng ngay yêu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong loại hình này cần nghiên cứu và có thể cho mở loại hình mới đào tạo một năm sau khi tốt nghiệp đại học nâng cao tay nghề và có thêm kinh nghiệm đối với chuyên môn của mình, (hình thức này hiện nay có nhiều nước trên thế giới đang thực hiện và họ gọi là đào tạo diploma). Tuy nhiên, không nhất thiết ngành nghề nào cũng nên mở thêm hệ này. Cuối cùng phải nhấn mạnh một điều là học đại học phải tự học là 40
  40. chính, thày giảng chỉ là gợi mở tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho người học. Năm là, phương thức giáo dục không chính quy và việc học tập suốt đời. Tại Đại hội IX, trong Báo cáo chính trị của Đảng đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh giáo dục trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập". Để thực hiện được sự chỉ đạo này, ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải thấy việc học tập suốt đời là yêu cầu bức thiết của xã hội ta trong những năm đổi mới, hiện nay và cả mai sau. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sung nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với sự chuyển đổi này, nhu cầu học tập suốt đời trên thực tế trong những năm qua đã tăng lên một cách nhanh chóng mà ngành ta vẫn chưa đáp ứng được. Phương thức để học tập suốt đời có thể nói là phương thức giữ vai trò quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong thế kỷ này; phương thức này có được vị trí ấy chính là nhờ vào sự phát triển rất nhanh và không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ thông ~ ăn nói riêng. Mặt khác, sự phát trảên kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay cũng đã dần dần tạo điều kiện cho từng người dân thông qua việc học tập suốt đời và cơ hội bình đẳng về tiếp nhận giáo dục để tự hoàn thiện mình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập với quốc tế. Giáo dục suốt đời là một phương thuppsc hữu hiệu của ngành Giáo dục và Đào tạo để nhanh chóng làm cho tất cả người lao động ở nước ta sớm được thông qua đào tạo. Do vậy, giáo dục không chính quy cần được thiết kế sao cho thật linh hoạt, nhạy bén, gắn chặt và có tính cập nhật với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước, đặc biệt là ở từng địa phương cụ thể. Giáo dục không chính quy là một phương thức giảng dạy và học tập quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta, phải thiết kế nó sao cho tất cả những người học theo phương thức này có chất lượng và hoàn toàn liên thông được với các lớp bậc học trong toàn hệ thống. Sáu là, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam phải là "bộ náy" sản xuất chất xám để xuất khẩu. Thực tế hiện nay một số nước trên thế giới, thậm chí ngay cả trong khu vực hàng nó đã thông qua hệ thống giáo dục của mình đưa về cho đất nước họ hàng triệu đôla Mỹ thông qua con đường nhận du học tự túc và đào tạo chuyên gia. Về vấn đề này trước mắt chúng ta có những khó khăn nhất định. Nhưng nếu chịu khó suy nghĩ và có đầu tư cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch tỉ tỉ thì chắc chắn chúng ta không những làm được mà còn làm tốt. Phải coi việc này là sở trường tiềm ẩn của ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta mà lâu nay chưa được quan tâm, chưa được khai thác, thậm chí con người còn chưa biết đến. Về khía cạnh này hãy mạnh dạn, tạo điều kiện và khuyến khích để cho ngành Giáo dục và Đào tạo làm "thương mại" và làm "thương mại” thật mạnh. Đây thực sự là một thế mạnh tiềm ẩn của ngành, lâu nay thực sự chưa được quan tâm và cũng chưa được khai thác. Kết luận: Hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta cũng như của bất cứ quốc gia 41
  41. nào trên thế giới luôn có một quá trình hình thành và phát triển để phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội trong những giai đoạn nhất định. Do vậy việc hoàn thiện hệ thống này là một việc làm đương nhiên và cần thiết ở nước ta hiện nay để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh, đồng thời cũng là để thực hiện yêu cầu mà Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói trong dịp đến thăm và làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 26 tháng 4 năm 2002: “ nền giáo dục của nước ta không những phải mở rộng quy mô, mà còn phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng toàn diện, chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng đạo đức" v.v TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Khoa giáo Trung ương: Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương thực hiện, đánh giá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lẩn thứ IX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002. 3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002. 4. GS.VS. Phạm Minh Hạc, PGS.TS. Trần Kiều. PGS.TS. Đặng Bá Lãm. PGS.TS. Nghiêm Đình Vì (Chủ biên): Giáo dục thế giới đi vào thê kỷ XXI (Sách tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 4. Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 6. Viên Chấn Quốc: Luận về cải cách giáo dục (Người dịch: TS. Bùi Minh Hiền), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2001. 7. Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa X, Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội 1998. VII. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 được Đại hội lẩn thứ I của Đảng thông qua tháng 4 - 2001 và Chiến lược phát triển giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12 - 2001 là những văn bản có căn cứ pháp lý cao nhất về mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giáo dục nói riêng thời kỳ 2001 - 2010. Mặc dù thời gian được phê duyệt cách nhau gần 1 năm, song quá trình xây dựng những văn bản Chiến lược trên 42