Tài liệu Y học thường thức - Béo phì trẻ em
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Y học thường thức - Béo phì trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_y_hoc_thuong_thuc_beo_phi_tre_em.pdf
Nội dung text: Tài liệu Y học thường thức - Béo phì trẻ em
- Béo phì BÉO PHÌ TRẺ EM * Mục tiêu: 1. Nêu định nghĩa và dịch tễ học béo phì trẻ em. 2. Trình bày được nguyên nhân của béo phì trẻ em. 3. Trình bày được chẩn đoán và điều trị béo phì trẻ em. 4. Nêu được cách phòng bệnh béo phì trẻ em * Nội dung Dinh dưỡng đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển tốt thể chất tâm thần cho trẻ em những người chủ tương lai của đất nước. Nếu như ở những nước kém phát triển suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa tính mạng trẻ nhỏ thì tại những nước đã phát triển và đang bắt đầu phát triển như nước ta, bệnh béo phì tuy không đe dọa tử vong nhưng đã ảnh hưởng không ít đến tâm thần vận động của trẻ, dễ là cho trẻ em mặc cảm không hòa nhập với bạn bè dẫn đến sa sút trong học tập và còn là một trong những nguyên nhân bệnh tim mạch về sau. 1. Định nghĩa Béo phì ở trẻ em là sự tăng quá mức của lượng mỡ dự trữ dẫn đến cân nặng bất thường, quá mức so với chiều cao của trẻ em. Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh). 2. Dịch tễ học 1
- Béo phì Theo CDC, nghiên cứu năm 1988-1994, tỉ lệ thừa cân ở lứa tuổi 6- 11 chiếm đến 17.4% ở bé trai và 9.2% ở bé gái. Năm 2002 tại Mỹ có hơn 10% trẻ từ 2 đến 5 tuổi thừa cân, tăng 7% so với năm 1994. Việt Nam ta đang trong giai đoạn phát triển ngày càng mạnh, mức sống người dân cũng từng bước được nâng cao, nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng phong phú nên thói quen ăn uống của người dân thay đổi khá nhiều, đặc biệt là trẻ em ở khu vực thành thị. Do vậy, béo phì đã xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực này. Theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan và cộng sự năm 1998 tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ thừa cân chung của trẻ từ 6-11 tuổi là 12.2%, nam cao hơn nữ (17.6% so với 6.8%). Ở Hà Nội, theo nghiên cứu của Lê Thị Hải, Trần Ngọc Hà, Phạm Thu Hương tỉ lệ béo phì của học sinh hai trường tiểu học nội thành năm 1996 là 4.1%. Theo Vũ Thị Thư, Lê Thị Hợp, Hoàng Thị Hoãn nghiên cứu về “ Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh 8-11 tuổi của một số trường tiểu học tại Hà Nội” thì có 7.6% thừa cân và 3.6% béo phì (2003), tỉ lệ thừa cân và béo phì thành thị cao hơn nông thôn. Trong năm 2003, Viện dinh dưỡng quốc gia đã cảnh báo về sự gia tăng số lượng trẻ em béo phì tại các vùng đô thị. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh có trẻ em béo phì cao hơn bất cứ thành phố nào trên toàn quốc với khoảng 16% trẻ thừa cân, tiếp đó là Hà Nội 9.9% và Hải Phòng 6.2%. Theo Nguyễn Thị Kim Hưng, trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố béo phì ngày càng nhiều và tốc độ gia tăng này bằng với tốc độ ở các nước phát triển. Hiện có khoảng 7.8% trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ-mẫu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh béo phì, tăng từ 2.2% năm 1994. 2
- Béo phì Theo Lê Thị Thúy Loan, tỉ lệ béo phì ở trẻ em từ 7-11 tuổi tại các trường tiểu học thành phố Cần Thơ năm 2003 khoảng 8.8%. Theo Lê Văn Khoa, tỉ lệ béo phì ở trẻ 4 – 6 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2005 là 3.3%. 3. Nguyên nhân béo phì 3.1. Yếu tố di truyền - Béo phì có ảnh hưởng đến gia đình. Trẻ em có cha mẹ, anh chị em béo phì thì trẻ sẽ trở thành béo phì. - Chỉ có yếu tố di truyền thì không phải là nguyên nhân gây bệnh béo phì. Béo phì chỉ xảy ra khi trẻ ăn nhiều năng lượng hơn nhu cầu. 3.2. Thói quen ăn uống - Nước uống có đường; - Thức ăn có nhiều chất béo. - Thức ăn, nước uống có chứa nhiều chất béo và năng lượng cao. - Cha mẹ cho trẻ ăn thêm những lúc trẻ xem Tivi, làm bài tập (lúc đó trẻ không đói). 3.3. Tình trạng kinh tế xã hội Thu nhập gia đình thấp và cha mẹ không có làm việc thì có mối liên quan lớn với cung cấp năng lượng cho mức độ hoạt động 3.4. Không hoạt động thể lực - Lười tập thể dục - Xem tivi quá lâu. 3.5. Một số nguyên nhân béo phì nội sinh 3
- Béo phì - Nội tiết: Suy giáp, cường năng tuyến thượng thận, cường Insulin nguyên phát, bệnh lý vùng dưới đồi mắc phải - Bệnh lý di truyền: Prader-Wili (NST 15q11-q12), Alstrom (NST 2p14-p13 gen lặn), Laurence-Moon/Bardet-Biedl (NST 16q21, 15q22- q23 gen lặn), Cohen (NST 8q22-q23 gen lặn), Beckwith-Weidemann (NST 15p15.5 gen lặn) 4. Chẩn đoán béo phì Có nhiều phương pháp để xác định tình trạng béo phì, tuy nhiên ở trẻ em tốt nhất vẫn sử dụng bảng BMI theo giới và theo tuổi của Tổ Chức Y tế Thế Giới cung cấp (2005 - 2007) - Theo Hội Liên Hiêp Béo phì của Mỹ (The American Obesity Association) năm 2006: Trẻ được gọi là béo phì khi > 95th percentile. - Theo NCHS : BMI Trẻ bình thường : 5th đến ≤ 85th percentile Trẻ SDD : 85th percentile Trẻ béo phì nặng : > 95th percentile 5. Hậu quả của béo phì - Tâm lý: mặc cảm bị phân biệt đối xử, bị trêu chọc - Phát triển: tăng tuổi xương, tăng chiều cao, kinh nguyệt sớm - Hệ thần kinh trung ương: hội chứng giả u tiểu não. - Hô hấp: ngưng thở lúc ngủ, tăng thông khí phế nang nguyên phát 4
- Béo phì - Tim mạch: tăng huyết áp, phì đại tim, thiếu máu cơ tim, đột tử. - Hệ cơ xương: Bệnh Blout, trượt đầu xương đùi. - Chuyển hóa: tiểu đường Type 2 kháng Insulin, tăng lipid máu, tăng cholesterol máu, gout. - Tiêu hóa: bệnh lý túi mật (sỏi), gan nhiễm mỡ. - Miễn dịch: giảm chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào. 6. Điều trị: 6.1. Mục tiêu điều trị - Béo phì không biến chứng: tạo và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh. - Béo phì có biến chứng: cải thiện hoặc điều trị khỏi biến chứng. - Cân nặng: + Giảm cân đến BMI 7 tuổi béo phì nặng (BMI > 95th, CN/CC > 140%). Tốc độ giảm cân thích hợp khoảng 500g mỗi tháng. + Các trường hợp khác: duy trì cân nặng hiện tại chờ trẻ cao lên. 6.2. Nguyên tắc điều trị - Tăng tiêu hao, giảm cung cấp. - Dễ thực hiện, không nhàm chán, không ép buộc trẻ. - Cần chú ý giảm thiểu các biến chứng của điều trị giảm cân. 6.3. Chương trình điều trị: 6.3.1. Chế độ ăn - Chuẩn bị thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng năng lượng thấp. 5
- Béo phì - Tránh thức ăn béo và ngọt. - Tránh dùng những nước uống nhiều chocolat sữa, năng lượng cao. - Nếu trẻ > 2 tuổi nên sử dụng sữa gầy ít chất béo. - Giới hạn thực phẩm giàu năng lượng. - Tránh mua thức ăn nhanh giàu chất béo như khoai tây chiên, thức ăn chế biến. - Ví dụ: + Ðừng cho ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, hãy sửa đổi chế độ ăn của trẻ với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường. + Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho trẻ ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. 6.3.2. Tập thể dục - Hãy tạo tập thể dục như là hoạt động vui chơi cho tất cả thành viên trong gia đình. - Tăng cường phối hợp tập thể dục và giúp trẻ tự làm. - Chỉ cho trẻ thấy nhiều họat động của tập thể dục như : đi bộ, bơi lội, nhảy đầm, đi xe đạp, chạy, - Chủ yếu làm cho trẻ vui và cảm thấy khỏe mạnh, không sụt cân. - Sử dụng như bậc thang thay vì là thang máy. 6
- Béo phì - Nên cho trẻ đi bộ trên đường. - Bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. 6.3.3. Kiểu sống - Giới hạn thời gian xem Tivi và thời gian cho vi tính. Khuyến khích trẻ làm vài việc gì đó năng động nhiều hơn như trò chơi chụp bắt, giúp trẻ đi vòng quanh nhà. - Ăn ở tại bàn, tránh ăn khi xem Tivi. - Giới hạn thời gian chơi games. - Không được trêu chọc và dùng tên khác với cân nặng. - Trẻ béo phì có nguy cơ chán nản rất cao. Hãy tìm và giúp trẻ có những hoạt động và sở thích để trẻ làm tốt hơn. - Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động: Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động. 6.4. Một số thuốc điều trị béo phì Sibutramine, Orlistat, Phentermine, Diethylpropion, Fluoxetine, Sertraline có tác dụng ức chế thèm ăn. 7
- Béo phì Nguồn: Caroline M. Apovian and Carine M. Lenders: A Clinical Guide for Management of Overweight and Obese Children and Adults (2007) 6.5. Phẫu thuật dạ dày: - Jejunoileal bypass (Sherman Bigovnia, Boston University School of Medicine). 8
- Béo phì - Adjustable gastric band (Sherman Bigornia, Boston University School of Medicine.) 9
- Béo phì - Biliopancreatic Diversion and Biliopancreatic Diversion with Duodenal Switch 7. Phòng bệnh - Thói quen ăn uống từ nhỏ sẽ là tiền đề tốt cho sức khỏe sau này. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn lập kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày của trẻ một cách khoa học. - Khi còn nhỏ trẻ em thường bị thu hút bởi những gì chúng nhìn thấy, mùi vị và tính tò mò vì thế những năm đầu là thời gian tốt nhất để tạo cho trẻ thói quen ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. - Khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn tốt cho sức khỏe như các thực phẩm cung cấp prôtêin, lipit, chất bột, chất xơ, các loại hoa quả - Tạo cho trẻ khẩu phần tinh bột trong bữa ăn chính.Những thức ăn có tinh bột gồm bánh mì, khoai tây,các loại mì,cơm sẽ là thành phần chính trong bữa ăn của trẻ. Chất bột cung cấp glucose giúp tăng cường năng lượng và là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin B. Nên sử dụng các 10
- Béo phì loại sản phẩm chưa qua tinh chế nhiều lần vì nó sẽ giữ lại được nhiều vitamin và những chất cần thiết cho cơ thể mà qua quá trình tinh chế chúng bị mất đi. - Nên động viên và khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và hoa quả hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp chất xơ và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại hoa quả hay rau xanh đều chứa vô số các chất dinh dưỡng nhỏ như những loại rau và hoa quả có màu sắc chứa nhiều vitamin A, trong khi đó các loại hoa quả thuộc giống cam quít hay các loại rau lá xanh sẫm cung cấp cho trẻ nhiều vitamin C vì thế hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều loại quả trong nhóm thức ăn này. - Đưa vào thực đơn của trẻ những thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thường có trong các loại thịt, cá, thịt gà, trứng, đậu nành, lạc Những thực phẩm này là nguồn cung cấp dồi dào prôtêin ,vitamin B và chất sắt cũng như nạp thêm năng lượng và tăng cường khả năng tập trung của trẻ. Các loại quả đậu là nguồn cung cấp prôtêin lớn khác cho trẻ.Trong trứng có nhiều canxi giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương nhất là trong giai đoạn trẻ phát triển nhiều về xương. - Hãy tạo cho trẻ em thói quen ăn có lợi cho sức khỏe, giúp chúng nhận thức được những loại thực phẩm cần thiết và tốt sẽ rất có lợi cho sức khỏe lâu dài của thế hệ tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Obesity Association. Centers for Disease Control and Prevention; "Childhood Overweight". American Heart Association; 11
- Béo phì "Our 2006 Diet and Lifestyle Recommendations"; "Dietary Guidelines for Healthy Children." 2. MayoClinic. Childhood Obesity: A Big Problem. 2002 February 8 (cited 2002 February 12). URL: invoke.cfm? 3. Caroline M. Apovian and Carine M. Lenders (2007), A Clinical Guide for Management of Overweight and Obese Children and Adults. 4. Joseph A. Skelton and Colin D. Rudolph (2007), “Overweight and Obesity”, Nelson Textbook of Pediatrics 18thed. 5. Pediatric Nutrition Handbook, 5th edition, 2004. 6. Nguyễn Thị Hoa và Hoàng Lê Phúc (2009), “Điều trị béo phì trẻ em”, Phác đồ điều trị nhi khoa 2009 Bệnh viện Nhi đồng 1, tr. 666 – 673. 7. Nguyễn Thị Thu Hậu (2008), “Béo phì trẻ em”, Phác đồ điều trị nhi khoa 2008 Bệnh viện Nhi đồng 2, tr. 675 – 680. 8. Lê Văn Khoa (2005), “Béo phì ở trẻ từ 4 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trong các quận thành phố Cần Thơ năm 2005”, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường đại học Y Dược Cần Thơ. 12