Tập bài giảng Khoa học quản lý đại cương - Trần Ngọc Liêu

pdf 192 trang hapham 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Khoa học quản lý đại cương - Trần Ngọc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_khoa_hoc_quan_ly_dai_cuong_tran_ngoc_lieu.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Khoa học quản lý đại cương - Trần Ngọc Liêu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o TRẦN NGỌC LIÊU BÀI GIẢNG KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG Hà Nội, 5/2009 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ 3 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ 3 1.1 Khái luận về quản lý 3 1.1.1 Tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý 4 1.1.2 Bản chất của quản lý 7 1.1.3 Vai trò của quản lý 14 1.1.4 Phân loại quản lý 17 1.2 Môi trường quản lý 20 1.2.1 Khái niệm môi trường quản lý 20 1.2.2 Phân loại môi trường quản lý 21 1.2.3 Một số nhân tố cơ bản của môi trường vĩ mô tác động tới quản lý 23 CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC 29 2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận cho sự ra đời của khoa học quản lý 29 2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 29 2.1.1 Tiền đề lý luận 31 2.2 Đối tượng của khoa học quản lý 56 2.2.1 Chủ thể quản lý 57 2
  3. 2.2.2 Đối tượng quản lý 59 2.2.3 Quan hệ quản lý và Quy luật quản lý 61 2.3 Phương pháp của Khoa học quản lý 64 2.3.1 Các phương pháp chung 64 2.3.2 Các phương pháp cụ thể 67 2.4 Đặc điểm và ý nghĩa của khoa học quản lý 68 2.4.1 Đặc điểm của khoa học quản lý 68 2.4.2 Ý nghĩa của khoa học quản lý 71 PHẦN 2: NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 74 CHƯƠNG 3: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ 74 3.1 Khái luận về nguyên tắc quản lý 75 3.1.1 Các tiếp cận khác nhau về nguyên tắc quản lý 75 3.1.2 Định nghĩa và nguyên tắc quản lý 76 3.1.3 Đặc trưng của nguyên tắc quản lý 78 3.1.4 Vai trò của nguyên tắc quản lý 80 3.2 Một số nguyên tắc quản lý cơ bản 81 3.2.1 Nguyên tắc sử dụng quyền lực hợp lý 81 3.2.2 Nguyên tắc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm 81 3.2.3 Nguyên tắc thống nhất trong quản lý 82 3.2.4 Nguyên tắc thực hiện quy trình quản lý 82 3.2.5 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích 83 3.2.6 Nguyên tắc kết hợp các nguồn lực 84 3
  4. 3.2.7 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 86 4.1 Khái niệm phương pháp quản lý 86 4.1.1 Định nghĩa Phương pháp quản lý 86 4.1.2 Đặc trưng của phương pháp quản lý 87 4.2. Những phương pháp quản lý cơ bản 90 4.2.1. Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực 90 4.2.2 Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có tính vật chất 93 4.2.3 Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có tính phi vật chất 94 PHẦN 3: CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUY TRÌNH QUẢN LÝ 98 CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 100 5.1 Lập kế hoạch 100 5.1.1 Khái niệm “Lập kế hoạch” và “Kế hoạch” 100 5.1.2 Đặc điểm của kế hoạch 104 5.1.3 Vai trò của kế hoạch 105 5.1.4 Phân loại kế hoạch 107 5.1.5 Nội dung các bước lập kế hoạch 108 5.1.6 Phương pháp và yêu cầu lập kế hoạch 114 5.2 Quyết định quản lý 120 5.2.1 Khái niệm quyết định quản lý 121 5.2.2 Đặc điểm của quyết định quản lý 121 4
  5. 5.2.3. Phân loại quyết định 123 CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC 132 6.1 Khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức 132 6.1.1 Khái niệm 132 6.1.2 Vai trò của chức năng tổ chức 134 6.2 Nội dung chức năng tổ chức 136 6.2.1 Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức 136 6.2.2 Phân công công việc 144 6.2.3 Quyền hạn và giao quyền 148 CHƯƠNG 7: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO 154 7.1 Khái niệm lãnh đạo và chức năng lãnh đạo 154 7.1.1 Khái niệm lãnh đạo 154 7.1.2 Khái niệm chức năng lãnh đạo 156 7.2 Nội dung và phương thức của chức năng lãnh đạo 158 7.2.1 Nội dung của chức năng lãnh đạo 158 7.2.2 Phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo 158 7.3 Những yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng lãnh đạo 161 7.3.1 Những yêu cầu để có nội dung tác động hiệu quả tới nhân viên 161 7.3.2 Những yêu cầu để có phương thức tác động hiệu quả 161 CHƯƠNG 8: CHỨC NĂNG KIỂM TRA 163 8.1 Khái niệm kiểm tra 163 8.1.1 Định nghĩa 163 5
  6. 8.1.2. Đặc điểm và vai trò của kiểm tra 164 8.1.3 Phân loại kiểm tra 165 8.2 Quy trình, phương pháp và yêu cầu kiểm tra 167 8.2.1 Quy trình kiểm tra cơ bản 168 8.2.2 Quy trình kiểm tra chi tiết 171 8.2.3 Phương pháp kiểm tra 172 8.2.4 Yêu cầu của kiểm tra 173 CHƯƠNG 9: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ 175 9.1 Khái niệm thông tin và thông tin quản lý 175 9.1.1 Định nghĩa thông tin và thông tin quản lý 175 9.1.2 Đặc trưng của thông tin quản lý 176 9.1.3 Vai trò của thông tin trong quản lý 176 9.1.4 Phân loại thông tin quản lý 178 9.2 Quá trình thông tin trong quản lý 180 9.2.1 Quá trình thông tin cho việc xây dựng quyết định quản lý 180 9.2.2 Quá trình thông tin triển khai thực hiện quyết định quản lý 181 9.2.3 Quá trình thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định quản lý 182 9.3 Những trở ngại của quá trình thông tin và yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý 183 9.3.1 Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý 183 9.3.2 Những yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý 184 6
  7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185 7
  8. LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập cho sinh viên ngành Khoa học quản lý, chúng tôi biên soạn Tập bài giảng Khoa học quản lý đại cương nhằm cung cấp hệ thống tri thức cơ bản, có tính lý luận chung về quản lý. Việc nắm vững các nguyên lý quản lý, quy luật quản lý, các phạm trù và các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý sẽ giúp cho sinh viên có những cơ sở lý luận và phương pháp luận để nhận thức một cách đúng đắn các môn học trong khối kiến thức cơ sở cũng như trong khối kiến thức chuyên ngành. Đây là một môn học có tính khái quát hoá và trừu tượng hoá cao, đòi hỏi sinh viên phải được trang bị kiến thức của những môn học cơ bản, đặc biệt là môn Những nguyên lý chung của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Kết cấu của tập bài giảng được trình bày bởi các phần và các chương theo logic sau: Phần 1: Tổng quan về Khoa học quản lý Chương 1. Quản lý và môi trường quản lý Chương 2. Quản lý với tư cách là một khoa học Phần 2: Nguyên tắc và phương pháp quản lý Chương 3: Nguyên tắc quản lý Chương 4: Phương pháp quản lý Phần 3: Các chức năng của quy trình quản lý Chương 5: Lập kế hoạch và ra quyết định quản lý Chương 6: Chức năng tổ chức Chương 7: Chức năng lãnh đạo Chương 8: Chức năng kiểm tra 8
  9. Chương 9: Thông tin trong quản lý Tiếp cận và nội dung của tập bài giảng này là có sự kế thừa của các tác giả đi trước, nhưng cũng có những khác biệt đáng kể. Chúng tôi đã cố gắng đầu tư để cho tập bài giảng có chất lượng và phù hợp với sinh viên ngành Khoa học quản lý. Tuy nhiên, công trình này cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và của sinh viên để tiếp tục hoàn thiện với chất lượng cao hơn. Tác giả 9
  10. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ Phần này gồm 2 chương: Chương 1. Quản lý và môi trường quản lý Chương 2. Quản lý với tư cách là một khoa học CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ Chương này làm rõ các nội dung cơ bản: - Khái luận về quản lý + Tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý + Bản chất của quản lý + Vai trò của quản lý + Phân loại quản lý - Môi trường quản lý + Khái niệm “Môi trường quản lý” + Phân loại môi trường quản lý + Một số nhân tố cơ bản của môi trường vĩ mô tác động tới quản lý Nhân tố chính trị Nhân tố kinh tế Nhân tố văn hóa - xã hội 1.1 Khái luận về quản lý 10
  11. 1.1.1 Tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau. F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. H. Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người, khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác. C. I. Barnarrd (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức. Điều quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin. H. Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý. Mọi công việc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý. Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức. 11
  12. Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quan niệm rằng không có một phương thức quản lý và lãnh đạo tốt nhất cho mọi tình huống khác nhau. Người quản lý sẽ lựa chọn phương pháp quản lý căn cứ vào tình huống cụ thể. J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weichrich đã nhóm gộp các tiếp cận về quản lý thành các loại: - Tiếp cận theo kinh nghiệm hoặc theo trường hợp - Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân - Tiếp cận theo hành vi nhóm - Tiếp cận theo hệ thống hợp tác xã hội - Tiếp cận theo hệ thống kỹ thuật - xã hội - Tiếp cận theo lý thuyết quyết định - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận toán học hoặc “ khoa học quản lý” - Tiếp cận theo điều kiện hoặc theo tình huống - Tiếp cận theo các vai trò quản lý 12
  13. - Tiếp cận tác nghiệp Trong số các tiếp cận trên, Harold Koontz và các đồng sự đặc biệt lưu ý và đồng quan điểm với tiếp cận tác nghiệp (tiếp cận này còn được gọi là trường phái quy trình quản lý). Tiếp cận này được đề cao bởi vì “Trường phái tác nghiệp thừa nhận sự tồn tại một hạt nhân trung tâm của khoa học quản lý và lý thuyết đặc dụng cho quản lý và cũng rút tỉa những đóng góp quan trọng từ các trường phái và các cách tiếp cận khác”. Chính vì vậy, Harold Koontz và các đồng nghiệp cho rằng: Bản chất quản lý là phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra. Điều đáng lưu ý là các tác giả của “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng: “khu rừng lý thuyết quản lý không chỉ tiếp tục nở hoa mà còn rậm rạp hơn gần gấp đôi con số các trường phái hoặc cách tiếp cận đã được tìm ra trong hơn hai mươi năm trước”. Những tiếp cận và quan niệm khác nhau đã tạo ra bức tranh đa dạng và phong phú về quản lý, góp phần cho việc nhận thức ngày càng đầy đủ và đúng đắn hơn về quản lý. Tuy nhiên, các tiếp cận và quan niệm trên chỉ mới xem xét quản lý ở những góc độ và khía cạnh nhất định mà chưa nhìn nhận nó như một chỉnh thể với những quan hệ cơ bản, vì vậy, chưa vạch ra được bản chất của quản lý. Sở dĩ có những sự khác nhau trong tiếp cận và quan niệm như vậy là do các nguyên nhân sau: - Quản lý là lĩnh vực chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội ở những giai đoạn nhất định. 13
  14. - Nhu cầu mà thực tiễn quản lý đặt ra ở các giai đoạn lịch sử là không giống nhau, vì vậy, đòi hỏi phải có những quan niệm, lý thuyết về quản lý làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn cũng khác nhau. - Trình độ phát triển ngày càng cao của các khoa học và khả năng ứng dụng những thành tựu của chúng vào lĩnh vực quản lý làm xuất hiện những trường phái mới với những lý thuyết mới trong quản lý. - Vị thế, chỗ đứng, lập trường giai cấp của các nhà tư tưởng quản lý là không giống nhau. 1.1.2 Bản chất của quản lý Để làm rõ bản chất của quản lý, trước hết cần phải xác định điểm xuất phát khi nghiên cứu về quản lý. Quản lý là một trong vô lượng các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình hoạt động đặc biệt là lao động siêu lao động, lao động về lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó. Chúng ta biết rằng, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Bất kỳ hoạt động nào cũng được tiến hành theo quy trình: Chủ thể (con người có ý thức) sử dụng những công cụ, phương tiện và các cách thức nhất định để tác động vào đối tượng (tự nhiên, xã hội, tư duy) nhằm đạt tới mục tiêu xác định. 14
  15. Hoạt Công cụ Đối động Ch ủ Mục nói = thể tượng tiêu chung Phương tiện Hoạt động sản xuất vật chất là loại hình hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người và đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của con người của xã hội. Hoạt động sản xuất vật chất được thực hiện theo quy trình: Chủ thể sản xuất (con người với kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức lao động của họ) sử dụng những công cụ, phương tiện và các cách thức sản xuất để tác động vào đối tượng sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Ngoài việc tuân theo quy trình của hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng, hoạt động quản lý còn có những đặc trưng riêng của nó. Tính đặc thù của hoạt động quản lý so với hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện trên tất cả các phương diện: Chủ thể; Đối tượng; Công cụ, phương tiện; Cách thức tác động và Mục tiêu. Sự phân biệt giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động quản lý được minh hoạ bằng sơ đồ sau: 15
  16. Hoạt động Công cụ sản xuất sản Ch ủ Đối Mục xuất = thể tượng tiêu vât Phương tiện chất sản xuất Quyết định quản lý Hoạt Chủ thể Đối tượng Mục tiêu động = quản lý quản lý của tổ chức quản Công cụ, phương lý tiện quản lý Con người Con người Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất vật chất là có ý nghĩa tương đối và chỉ tồn tại trong lĩnh vực nhận thức. Trong thực tế (về mặt bản thể luận) hoạt động quản lý có quan hệ hữu cơ với hoạt động sản xuất và các hoạt động cụ thể khác của con người, bởi vì, như chúng ta đã biết: Quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có sự tham gia hoạt động chung của con người và vì vậy, nó là hoạt động mang tính phổ quát. Công cụ 1 Công cụ 2 Mục Đối Đối Chủ thể tiêu tượng tượng 2 quản lý chung Phương tiện 1 1 Phương tiện 2 Người quản lý Người bị quản lý Phi con người MÔI TRƯỜNG 16
  17. Từ xuất phát điểm như đã trình bày ở trên, kế thừa những nhân tố hợp lý của các tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi. Từ định nghĩa này, có thể thấy rằng: - Quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, đó là quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. - Quản lý là tác động có ý thức - Quản lý là tác động bằng quyền lực - Quản lý là tác động theo quy trình - Quản lý là phối hợp các nguồn lực - Quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung - Quản lý tồn tại trong một môi trường luôn biến đổi. Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ, phương tiện quản lý, cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý. Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý. Để làm rõ hơn bản chất của quản lý cần phải luận giải về đặc trưng của hoạt động quản lý. Quản lý có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất: Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến. 17
  18. Tính tất yếu và phổ biến của hoạt động quản lý biểu hiện ở chỗ: Bản chất của con nguời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là con người không thể tồn tại và phát triển nếu không quan hệ và hoạt động với người khác. Khi con người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có một “ý chí điều khiển” hay là phải có tác nhân quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả. Mặt khác, con người thông qua hoạt động để thoả mãn nhu cầu mà thoả mãn nhu cầu này lại phát sinh nhu cầu khác vì vậy con người phải tham dự vào nhiều hình thức hoạt động với nhiều loại hình tổ chức khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức khác nhau trong đó tổ chức kinh tế chỉ là một trong những loại hình tổ chức cơ bản của con người. Thứ hai: Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Thực chất của quan hệ giữa con người với con người trong quản lý là quan hệ giữa chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý). Một trong những đặc trưng nổi bật của hoạt động quản lý so với các hoạt động khác là ở chỗ: các hoạt động cụ thể của con người là biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ thể (con người) với đối tượng của nó (là lĩnh vực phi con người). Còn hoạt động quản lý dù ở lĩnh vực hoặc cấp độ nào cũng là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy, tác động quản lý (mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý) có sự khác biệt so với các tác động của các hoạt động khác. Thứ ba: Quản lý là tác động có ý thức. Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý là những con người hiện thực để điều khiển hành vi, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Chính vì vậy, tác động quản lý (mục tiêu, nội dung và phương thức) của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác động có ý thức, nghĩa là tác động bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri thức khoa học (khách 18
  19. quan, đúng đắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh). Có như vậy chủ thể quản lý mới gây ảnh hưởng tích cực tới đối tượng quản lý. Thứ tư: Quản lý là tác động bằng quyền lực. Hoạt động quản lý được tiến hành trên cơ sở các công cụ, phương tiện và cách thức tác động nhất định. Tuy nhiên, khác với các hoạt động khác, hoạt động quản lý chỉ có thể tồn tại nhờ ở yếu tố quyền lực (có thể coi quyền lực là một công cụ, phương tiện đặc biệt). Với tư cách là sức mạnh được thừa nhận, quyền lực là nhân tố giúp cho chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý để điều khiển hành vi của họ. Quyền lực được biểu hiện thông qua các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách.v.v. Nhờ có quyền lực mà chủ thể quản lý mới đảm trách được vai trò của mình là duy trì kỷ cương, kỷ luật và xác lập sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức. Điều đáng lưu ý là cách thức sử dụng quyền lực của chủ thể quản lý có ý nghĩa quyết định tính chất, đặc điểm của hoạt động quản lý, của văn hoá quản lý, đặc biệt là của phong cách quản lý. Thứ năm: Quản lý là tác động theo quy trình. Các hoạt động cụ thể thường được tiến hành trên cơ sở những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng tác nghiệp của nó còn hoạt động quản lý được tiến hành theo một quy trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Đó là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý. Nó được gọi là các chức năng cơ bản của quản lý và mang tính “kỹ thuật học” của hoạt động quản lý. Với quy trình như vậy, hoạt động quản lý được coi là một dạng lao động mang tính gián tiếp và tổng hợp. Nghĩa là nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà nhờ thực hiện các vai trò định hướng, thiết kế, duy trì, thúc đẩy và điều chỉnh để từ đó gián tiếp tạo ra nhiều sản phẩm hơn và mang lại hiệu lực và hiệu quả cho tổ chức. Thứ sáu: Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực. 19
  20. Thông qua tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạt động quản lý mới có thể phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức. Các nguồn lực được phối hợp bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực. Nhờ phối hợp các nguồn lực đó mà quản lý trở thành tác nhân đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hợp lực chung trên cơ sở những lực riêng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở những sức mạnh của các bộ phận nhằm hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả mà từng cá nhân riêng lẻ hay các bộ phận đơn phương không thể đạt tới. Thứ bảy: Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung. Hiệu quả của các hoạt động cụ thể được đo bằng kết quả cuối cùng mà nó mang lại nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể đến mức độ nào, còn hoạt động quản lý ngoài việc thoả mãn nhu cầu riêng của chủ thể thì điều đặc biệt quan trọng là phải đáp ứng lợi ích của đối tượng. Nó là hoạt động vừa phải đạt được hiệu lực, vừa phải đạt được hiệu quả. Trong thực tiễn quản lý, không phải bao giờ mục tiêu chung cũng được thực hiện một cách triệt để. Điều đó tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của những giai đoạn lịch sử nhất định. Những xung đột về lợi ích giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thường xuyên tồn tại vì vậy, hoạt động quản lý xét đến cùng là phải đưa ra các tác động để nhằm khắc phục những xung đột ấy. Mức độ giải quyết xung đột và thiết lập sự thống nhất về lợi ích là tiêu chí đặc biệt quan trọng để đánh giá mức độ ưu việt của các mô hình quản lý trong thực tế. Thứ tám: Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học của hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ các nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết định quản lý phải được xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý có được thông qua quá trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn. Điều đó có 20
  21. nghĩa là, nội dung của các tác động quản lý phải phù hợp với điều kiện khách quan của môi trường và năng lực hiện có của tổ chức cũng như xu hướng phát triển tất yếu của nó. Tính nghệ thuật của hoạt động quản lý thể hiện ở quá trình thực thi các quyết định quản lý trong thực tiễn và được biểu hiện rõ nét trong việc vận dụng các phương pháp quản lý, việc lựa chọn các phong cách và nghệ thuật lãnh đạo. Tính khoa học và nghệ thuật trong quản lý không loại trừ nhau mà chúng có mối quan hệ tương tác, tương sinh và được biểu hiện ra ở tất cả các nội dung của tác động quản lý. Điều đó tạo nên đặc trưng nổi bật của hoạt động quản lý so với những hoạt động khác. Thứ chín: Mối quan hệ giữa quản lý và tự quản Quản lý và tự quản là hai mặt đối lập của một chỉnh thể. Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu hoạt động quản lý được thực hiện một cách khoa học nghĩa là không áp đặt quyền lực một chiều từ phía chủ thể mà là sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng thì quản lý và tự quản lý là có sự thống nhất với nhau. Như vậy, quản lý theo nghĩa đích thực đã bao hàm trong nó cả yếu tố tự quản. Tuy nhiên, trong quá trình hướng tới tự do của con người, không phải khi nào và ở đâu cũng có thể đạt tới sự thống nhất giữa quản lý và tự quản mà nó là một mâu thuẫn cần phải được giải quyết trong từng nấc thang của sự phát triển. Quá trình đó có thể được gọi là quản lý tiệm cận tới tự quản. 1.1.3 Vai trò của quản lý Quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức ở mọi cấp độ, mọi loại hình. Với nội dung rộng lớn và đa dạng của quản lý, để làm rõ vai trò của nó, cần tiếp cận ở hai cấp độ: Tiếp cận vai trò của quản lý theo từng đặc trưng nổi bật của nó: 21
  22. A.Smith (Nhà kinh tế học Cổ điển Anh, thế kỉ XVIII) nhấn mạnh tới vai trò của phân công lao động đối với hiệu quả của sản xuất. A. Smith cho rằng: lao động chung mang lại hiệu quả lớn hơn lao động cá thể là nhờ có sự phân công lao động hợp lí vì 3 lý do cơ bản: 1) Kỹ năng của người lao động được nâng cao; 2) Tiết kiệm được thời gian vì không phải chuyển từ công việc này sang công việc khác; 3) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư khoa học - kỹ thuật nhằm cải tiến công cụ sản xuất. Các Mác phát triển các tư tưởng của A.Smith và khẳng định lao động tập thể được tổ chức hợp lý bao giờ cũng mang lại hiệu quả lớn hơn lao động cá thể điều đó có được là nhờ ngoài việc phân công lao động hợp lý, lao động tập thể còn tạo ra bầu không khí thi đua và từ đó kích thức tinh lực của người lao động. Các Mác còn đặc biệt đánh giá cao vai trò của "ý chí điều khiển" trong hoạt động chung và đồng thời coi tác nhân quản lý có vai trò như là "nhạc trưởng" của dàn nhạc. V.I.Lênin luôn đề cao sức mạnh to lớn của công tác tổ chức trong tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản. Ở thời kỳ non trẻ và khó khăn của cách mạng Nga, ông đã đưa ra một luận điểm quan trọng: Hãy cho tôi một tổ chức của những người cộng sản, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga. Và không phải ngẫu nhiên, trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng trật tự xã hội mới, Lênin luôn kêu gọi và yêu cầu các nhà máy, công xưởng của Chính quyền Xô viết muốn đạt năng suất cao thì phải học tập và áp dụng mô hình quản lý của Taylor. Các chuyên gia Nhật Bản đưa ra học thuyết về "nhân tố thứ tư" để khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý. Quản lý được coi là nhân tố thứ tư như là nhân tố nối kết 3 nhân tố trong các xã hội truyền thống (Tư bản, ruộng đất và lao động) và đóng vai trò là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại. Tiếp cận tổng thể về vai trò của quản lý: 22
  23. Quản lý là một hoạt động hay là một hình thức lao động đặc biệt. Nó lấy các hoạt động cụ thể làm đối tượng để tác động vào nhằm định hướng, thiết kế, duy trì, phát triển, điều chỉnh và phối hợp các hoạt động đó thành một hợp lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Chính vì vậy, xét về mặt tổng thể hay xét như một quy trình, quản lý có những vai trò sau: Thứ nhất: Vai trò định hướng Nhờ có hoạt động quản lý với tư cách là ý chí điều khiển một cộng đồng người, một tổ chức người mà nó có thể hướng các hoạt động của các thành viên theo một véctơ chung. Vai trò định hướng của hoạt động quản lý được biểu hiện chủ yếu thông qua chức năng lập kế hoạch. Bản chất của lập kế hoạch chính là xác định mục tiêu, các phương án và nguồn lực thực hiện mục tiêu. Việc xác định mục tiêu đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho tổ chức vận hành, phát triển đúng hướng và đồng thời ứng phó với sự bất định của môi trường. Thứ hai: Vai trò thiết kế Để thực hiện mục tiêu với các phương án và các nguồn lực đã được xác định thì cần phải có "kịch bản". Chính vì vậy, thông qua chức năng tổ chức mà các hoạt động quản lý sẽ thực hiện vai trò thiết kế của nó. Vai trò thiết kế liên quan tới các nội dung: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định biên chế, phân công công việc, giao quyền và chuẩn bị các nguồn lực khác. Thực hiện tốt những nội dung này là tiền đề và điều kiện đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động quản lý. Thứ ba: Vai trò duy trì và thúc đẩy Vai trò duy trì và thúc đẩy được thể hiện qua chức năng lãnh đạo của quy trình quản lý. Nhờ có hệ thống nguyên tắc quản lý (nội quy, quy chế) mới có thể bắt buộc chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hoạt động trong giới hạn quyền lực và thẩm 23
  24. quyền của họ. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên kỷ luật, kỷ cương tính ổn định, bền vững của một tổ chức. Thông qua hệ thống chính sách về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực phù hợp và phong cách quản lý hợp lý, hoạt động quản lý là tác nhân tạo ra động cơ thúc đẩy từ đó phát huy cao nhất năng lực của người lao động và tạo điều kiện cho họ khả năng sáng tạo cao nhất. Thứ tư: Vai trò điều chỉnh Thông qua chức năng kiểm tra mà hoạt động quản lý thể hiện vai trò điều chỉnh của nó. Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quả hoạt động của tổ chức để đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửa chữa những sai lầm, từ đó đảm bảo cho tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra. Thứ năm: Vai trò phối hợp Thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm ta mà hoạt động quản lý biểu hiện vai trò phối hợp của nó. Bản chất của hoạt động quản lý là nhằm phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực ) để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung mà sự nỗ lực của một cá nhân không thể làm được. 1.1.4 Phân loại quản lý Quản lý tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào căn cứ phân loại. - Căn cứ vào quy mô tổ chức, quản lý được phân chia thành: + Quản lý vi mô: quản lý một tổ chức nhỏ, đơn chức năng, đơn mục tiêu + Quản lý vĩ mô: quản lý một tổ chức lớn, đa chức năng, đa mục tiêu 24
  25. Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì trong những quan hệ xác định mà một tổ chức có thể là vi mô, có thể là vĩ mô. - Căn cứ vào đối tượng, quản lý được phân chia thành: + Quản lí giới tự nhiên: Quản lý giới tự nhiên thường được hiểu theo nghĩa là chăm sóc, trông coi và bảo vệ.v.v. + Quản lí hệ thống vật tư, kĩ thuật: Quản lý vật tư, kĩ thuật thường được hiểu theo nghĩa là bảo quản, bảo dưỡng, điều khiển.v.v. + Quản lí con người - xã hội: Quản lý con người- xã hội được hiểu theo nghĩa là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Định nghĩa về quản lý ở tiết 1.1.2 được hiểu theo nghĩa này. Tuy nhiên, sự phân chia theo căn cứ này cũng mang tính tương đối bởi vì các hệ thống tự nhiên, vật tư, kĩ thuật, công nghệ và con người - xã hội chỉ tồn tại một cách độc lập tương đối, trong thực tế chúng có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Hơn nữa, khi nói tới quản lý, như đã trình bày, xét đến cùng là quản lý hành vi và hoạt động của con người. Về bản chất quản lý là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người. - Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội, quản lý được chia thành: + Quản lý kinh tế + Quản lý hành chính + Quản lý văn hoá + Quản lý xã hội.v.v. Sự phân chia này là xét ở cấp độ chung của từng lĩnh vực. Bởi vì, ở từng lĩnh vực hoạt động của con người lại có thể được phân chia thành những cấp độ cụ thể, với những loại hình quản lý chuyên ngành. 25
  26. - Căn cứ vào các hiện tượng, các quá trình xã hội như là những "hệ thống động", quản lý được chia thành: + Quản lý biến đổi + Quản lý rủi ro + Quản lý khủng hoảng.v.v. Những loại hình quản lý này là biểu hiện của xu hướng tiếp cận hiện đại về quản lý vì chúng có thể bao chứa các loại hình quản lý khác nhau hoặc nhóm gộp một số loại hình quản lý lại với nhau. - Căn cứ vào chỉnh thể tổ chức hoặc các yếu tố cấu thành tổ chức, có thể phân chia quản lý thành: + Quản lý tổ chức (Toàn bộ chỉnh thể của một tổ chức) + Quản lý các yếu tố của tổ chức (Quản lý mục tiêu; Quản lý cơ cấu tổ chức; Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý chính sách; Quản lý hệ thống thông tin; Quản lý văn hoá tổ chức) - Căn cứ vào tính chất của hoạt động quản lý, có thể chia quản lý thành các loại: + Quản lý chất lượng + Quản lý chỉnh thể + Quản lý đổi mới + Quản lý hài hoà.v.v. - Căn cứ vào chủ thể của hoạt động quản lý, có thể phân chia quản lý thành: + Quản lý cá nhân + Quản lý nhà nước + Quản lý hành chính nhà nước 26
  27. + Quản lý xã hội.v.v. Các hình thức quản lý này biểu hiện vai trò của các chủ thể trong các loại hình quản lý khác nhau. Chúng có thể giống nhau về mục tiêu quản lý, nhưng có sự khác biệt về phương thức quản lý. Qua sự phân loại trên, cho thấy quản lý là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng, phong phú và tồn tại ở nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, qua việc phân loại về quản lý sẽ giúp cho nhận thức về quản lý một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, quản lý tồn tại dưới bất cứ loại hình nào thì xét đến cùng bản chất của nó là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người. 1.2 Môi trường quản lý Quản lý tồn tại dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau và có thể coi là những hệ thống quản lý xác định. Mỗi một hệ thống quản lý đều có những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chúng luôn có quan hệ và tác động lẫn nhau. Mối quan hệ và tương tác của các nhân tố bên trong sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo. Ở phần này chỉ trình bày một cách khái quát những vấn đề về môi trường quản lý và phân tích những nhân tố cơ bản, chung nhất của môi trường quản lý mà chúng có tác động tới quản lý ở tất cả các loại hình và cấp độ. 1.2.1 Khái niệm Môi trường quản lý 1.2.1.1 Định nghĩa Môi trường quản lý là các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố bên ngoài hệ thống quản lý, tác động và ảnh hưởng tới sự vận động, biến đổi và phát triển của hệ thống quản lý. 1.2.1.2 Đặc trưng Môi trường quản lý có những đặc trưng cơ bản: 27
  28. - Môi trường quản lý là các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố ở bên ngoài hệ thống quản lý. + Các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố của môi trường quản lý tồn tại khách quan, nghĩa là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý. + Tuỳ thuộc vào từng loại hình tổ chức, từng hệ thống quản lý cụ thể mà có các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố của môi trường tương ứng. - Môi trường quản lý không phải là tĩnh tại mà luôn vận động biến đổi. Sự biến đổi có thể là: + Liên tục, thường xuyên, đột biến + Tuần tự, tương đối ổn định, ngắt quãng. - Môi trường quản lý có tác động tới hệ thống quản lý. Sự tác động này có thể diễn ra theo hai hướng: + Tác động tích cực (thuận lợi) + Tác động tiêu cực (khó khăn) - Chủ thể quản lý phải nhận thức được quy luật biến đổi của môi trường để có sự ứng phó thích hợp (thiết kế “rào chắn”, “bước đệm” ) nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, giúp cho sự phát triển của tổ chức một cách ổn định và bền vững. 1.2.2 Phân loại môi trường quản lý Có thể phân chia môi trường quản lý thành các loại hình cơ bản sau: - Căn cứ vào phạm vi, quy mô tác động tới hệ thống quản lý, môi trường quản lý có thể được phân chia thành: 28
  29. + Môi trường vĩ mô: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện ở bên ngoài các hệ thống quản lý và có tác động tới tất cả các loại hình và cấp độ quản lý. Môi trường vĩ mô có thể phân chia thành các nhân tố: Nhân tố chính trị Nhân tố kinh tế Nhân tố văn hoá - xã hội + Môi trường trung mô: là tập hợp các yếu tố ở bên ngoài các hệ thống quản lý có tác động tới một số các loại hình và cấp độ quản lý. + Môi trường vi mô: là các yếu tố ở bên ngoài một hệ thống quản lý có tác động tới hệ thống quản lý đó. Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng chịu sự tác động của môi trường vĩ mô, trung mô và vi mô. - Căn cứ vào mức độ và tính chất tác động tới hệ thống quản lý, môi trường quản lý có thể được phân chia thành: + Môi trường trực tiếp: là các yếu tố có liên quan mật thiết tới hệ thống quản lý xác định và luôn tác động tới hệ thống đó. + Môi trường gián tiếp: là các yếu tố có liên quan ở một mức độ nhất định tới hệ thống quản lý và tác động tới hệ thống quản lý một cách không thường xuyên. - Căn cứ vào tính chất ổn định hay bất ổn định, môi trường quản lý có thể được chia thành: + Môi trường ổn định: là những yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố ít có sự biến đổi. 29
  30. + Môi trường bất định: là những yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố thường xuyên biến đổi. - Căn cứ vào phạm vi hoạt động của các hệ thống quản lý, môi trường quản lý có thể được chia thành: + Môi trường trong nước + Môi trường quốc tế Ngoài những loại hình môi trường quản lý như đã phân loại ở trên, còn có thể có những loại hình môi trường quản lý khác như: môi trường thuận lợi, môi trường khó khăn, môi trường thường xuyên, môi trường nhất thời.v.v. Tuy nhiên, sự phân loại về môi trường quản lý như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. 1.2.3 Một số nhân tố cơ bản của môi trường vĩ mô tác động tới quản lý Trong phạm vi của môn học, khi phân tích môi trường quản lý tác động tới quản lý, Khoa học quản lý đại cương chỉ làm rõ các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô tác động tới tất cả các loại hình và cấp độ quản lý. Những nhân tố đó bao gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị và nhân tố văn hoá - xã hội. * Nhân tố kinh tế Kinh tế là lĩnh vực chứa đựng nội dung rộng lớn, phong phú và có nhiều cách tiếp cận, quan niệm khác nhau. Ở đây, dưới góc độ tổng quát, kinh tế được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng của con người. Đó là sản xuất vật chất theo nghĩa rộng. Sản xuất vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên thông qua các công cụ, phương tiện và cách thức sản xuất để biến đổi tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Chính vì vậy, sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Nguyên lý này giúp 30
  31. ta thấy được nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi từ nấc thang này lên nấc thang khác trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Đó là sự thay đổi của các phương thức sản xuất vật chất. Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để tạo ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó, con người có những quan hệ với tự nhiên và có những quan hệ với nhau trong sản xuất. Phương thức sản xuất là một chỉnh thể bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng với nhau. Đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là một thể thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất (nhất là công cụ sản xuất) và con người với kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của họ. Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản giữa con người với con người trong sản xuất, bao gồm: quan hệ về mặt sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm. Sự tác động giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là quy luật kinh tế cơ bản quyết định quá trình phát triển của xã hội loài người. Quy luật này cũng có vai trò quyết định và chi phối đối với tất cả các quy luật xã hội khác (trong đó có quy luật quản lý). Sự tác động của nhân tố kinh tế đối với các hệ thống quản lý được thể hiện ở chỗ đó là sự tác động của các nhân tố trong lực lượng sản xuất. Những nhân tố đó bao gồm con người và tư liệu sản xuất (gồm: tư liệu lao động và đối tượng lao động). - Nhân tố con người được thể hiện thông qua kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ của nó. 31
  32. - Nhân tố tư liệu sản xuất được biểu hiện thông qua tính chất và trình độ của công cụ, phương tiện và đặc biệt là vai trò của khoa học công nghệ. Sự tác động của nhân tố kinh tế còn được biểu hiện qua sự tác động của các nhân tố trong quan hệ sản xuất. Đó là quan hệ giữa con người với con người đối với tư liệu sản xuất; quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong lĩnh vực phân phối sản phẩm. Nhân tố sở hữu đóng vai trò quyết định đối với cách thức tổ chức sản xuất cũng như tính chất của phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, hình thức và tính chất của sở hữu lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. * Nhân tố chính trị Có nhiều quan điểm khác nhau về chính trị, song, có thể hiểu, chính trị là các lĩnh vực hoạt động và tương ứng với nó là các quan hệ giữa con người với nhau trong những lĩnh vực quyền lực, nhà nước, quan hệ giữa các quốc gia và giữa các dân tộc nhằm bảo vệ lợi ích của các tầng lớp, giai cấp, các dân tộc trong xã hội trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Chính trị xét về hình thức thể hiện là những quan điểm, tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối của chính đảng, là chính sách pháp luật của nhà nước, của giai cấp cầm quyền; còn xét về nội dung, chính trị là những hoạt động và cùng với nó là mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và giữa các dân tộc liên quan tới quá trình giành, giữ, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Như vậy, nhân tố chính trị được xem xét ở đây bao gồm các nội dung: + Hệ thống quan điểm, đường lối, quyết sách chính trị + Hệ thống các quy phạm pháp luật + Các thể chế chính trị 32
  33. Hệ thống quan điểm, đường lối, quyết sách chính trị là sự biểu hiện tập trung và phản ánh lợi ích kinh tế, địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp cầm quyền, có nghĩa là sự phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định đồng thời có vai trò trong việc định hướng cho sự phát triển của xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì trật tự và ổn định xã hội, vì sự phát triển bền vững của xã hội. Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Bất cứ hệ thống quản lý nào cũng đều chịu sự tác động của nhân tố chính trị. Phạm vi, quy mô, mức độ, tính chất của sự tác động có thể khác nhau ở những hệ thống quản lý cụ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự tác động của nhân tố chính trị đối với tất cả các loại hình và cấp độ quản lý là giống nhau ở chỗ sự tác động đó luôn luôn diễn ra theo hai khuynh hướng: khuynh hướng tích cực và khuynh hướng tiêu cực. Sự ảnh hưởng tích cực của nhân tố chính trị đối với các hệ thống quản lý có được khi hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và các quy phạm pháp luật phản ánh đúng quy luật khách quan, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội xác định, cũng như phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội. Đồng thời nhân tố chính trị có tác động tích cực khi các thiết chế chính trị được tổ chức và vận hành một cách khoa học, hợp lý. 33
  34. Nhân tố chính trị có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới quản lý khi hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách và các quy phạm pháp luật chỉ là ý chí chủ quan của lực lượng xã hội cầm quyền, và cơ chế vận hành của các thiết chế chính trị thiếu khoa học. * Nhân tố văn hóa - xã hội Nhân tố văn hoá bao gồm các nội dung cơ bản: - Trình độ dân trí - Chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử - Giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Nhân tố xã hội bao gồm: - Cơ cấu dân cư - Sự hình thành và biến động của các tầng lớp xã hội - Cơ cấu quyền lực xã hội - Phương thức sinh hoạt của xã hội Tuỳ thuộc vào tính chất của các nhân tố văn hoá - xã hội mà chúng có thể là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với các hệ thống quản lý cụ thể. Chủ đề ôn tập và thảo luận: 1. Trình bày và đánh giá những tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý 2. Làm rõ bản chất của quản lý 3. Phân tích vai trò của quản lý đối với sự phát triển của tổ chức 4. Trình bày các cách phân loại quản lý và rút ra nhận xét, đánh giá 34
  35. 5. Làm rõ khái niệm môi trường quản lý, phân tích sự tác động của những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động tới quản lý Tài liệu tham khảo chương 1: H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội, 1994, trang 20 - 59. 35
  36. CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC Chương này làm rõ các nội dung cơ bản: - Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận cho sự ra đời của khoa học quản lý - Đối tượng của khoa học quản lý - Phương pháp của khoa học quản lý - Đặc điểm, ý nghĩa của khoa học quản lý 2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận cho sự ra đời của khoa học quản lý 2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Những tư tưởng về quản lý đã xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Song, khoa học quản lý với tư cách là một hệ thống tri thức về quản lý chỉ mới ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở một trình độ nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng, sự ra đời của thuyết “Quản lý theo khoa học” của F.W Taylor là bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của khoa học quản lý; mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của một lĩnh vực khoa học đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội công nghiệp. Như chúng ta đã biết, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, do nhu cầu của thực tiễn, hàng loạt khoa học mới có điều kiện tách ra thành những lĩnh vực khoa học độc lập, chấm dứt tình trạng, một nhà khoa học là một nhà “Bách khoa toàn thư” của thời kỳ cổ đại và một nhà khoa học vừa là một nhà thần 36
  37. học của thời kỳ trung cổ. Tuy nhiên, không như các khoa học khác, khoa học quản lý không xuất hiện ngay từ đầu cùng với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thực tiễn sản xuất kinh doanh của các giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ tư bản và công trường thủ công cho thấy: để tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị thặng dư, giới chủ đã tiến hành sản xuất trên cơ sở sử dụng người lao động - những người nông dân mới “thoát thai” khỏi ruộng đồng và bằng những công cụ, phương tiện thủ công, thô sơ, bán cơ khí và bằng những cách thức sản xuất, cách thức quản lý truyền thống (kinh nghiệm, thói quen, áp đặt chủ quan). Thực chất của cách thức “quản lý” ấy là sự cai trị hay thống trị của giới chủ nhằm bóc lột giá trị thặng dư từ lao động cơ bắp của những người tiền vô sản. Chính vì vậy, năng suất lao động trong sản xuất kinh doanh ở thời kỳ này là hết sức thấp kém. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhờ ứng dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, lực lượng sản xuất của xã hội tư bản đã có bước phát triển vượt bậc và đạt tới trình độ tương đối cao. Lực lượng lao động chính trong giai đoạn này là giai cấp công nhân. Do đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất công nghiệp, những người công nhân phải có trình độ kiến thức chuyên môn nhất định, có tổ chức và kỷ luật. Công cụ sản xuất được cơ khí hoá. Nền sản xuất có quy mô đại cơ khí, sự phát triển cuả lực lượng sản xuất tất yếu kéo theo sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất biểu hiện ở cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là, nếu trước đây giới chủ hay giai cấp tư sản vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất vừa là chủ thể quản lý quá trình sản xuất, nghĩa là họ phải thực hiện vai trò kép thì điều đương nhiên xảy ra là xuất hiện mâu thuẫn giữa mục đích (cái cần phải đạt - lợi nhuận tối đa) với phương tiện (cách để có lợi nhuận). Giải quyết mâu thuẫn này không phải là sứ mệnh của giai cấp tư sản. Hay nói cách khác giai cấp tư sản không tự giác ý thức được điều đó mà chính lôgic của nền sản xuất tự vạch ra hướng giải quyết. Đúng như Các Mác nhận định 37
  38. “lúc đầu nhà tư bản trực tiếp giám sát, điều hành sản xuất”. Khi tư bản đạt đến một đại lượng nhất định thì nó bàn giao công việc quản lý cho những “sỹ quan” và “hạ sỹ quan” công nghiệp. Những “sỹ quan” và “hạ sỹ quan” này chính là đội ngũ những người quản lý chuyên nghiệp. Họ nhân danh các nhà tư bản để điều hành, chỉ huy quá trình sản xuất. Như vậy, sự phát triển của quá trình sản xuất tất yếu dẫn tới tình trạng quản lý phải tách ra như một dạng lao động được chuyên môn hoá, có tính độc lập và là một nghề chuyên nghiệp. Việc chuyên môn hoá hoạt động quản lý và vai trò ngày càng to lớn của nó đối với hiệu quả của quá trình sản xuất làm cho quản lý trở thành một tác nhân không thể thiếu của quá trình sản xuất và của mọi lĩnh vực khác trong đời sống xã hội hiện đại. Đúng như nhà kinh tế học Keney đã khẳng định: Thế kỷ XIX là thế kỷ của công nghiệp, thế kỷ XX là thế kỷ của hành chính mặc dù công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng “đế quốc bàn giấy” đã ngự trị “vương quốc kỹ thuật”. Như vậy, thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo ra tính tất yếu và vai trò ngày càng tăng của quản lý (ban đầu là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sau đó là ở các lĩnh vực khác). Chính nhu cầu thực tiễn đó đòi hỏi phải có một hệ thống tri thức về quản lý làm cơ sở lý luận cho hoạt động quản lý. Sự ra đời của khoa học quản lý, vì vậy, trở thành một tất yếu của sự phát triển xã hội trong thời kỳ cận - hiện đại. 2.1.2 Tiền đề lý luận Khoa học quản lý ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, đồng thời là sự kế thừa những giá trị của quá trình nhận thức trong lịch sử. Những quan niệm, tư tưởng quản lý xuất hiện từ rất sớm, cùng với sự xuất hiện với xuất hiện 38
  39. của xã hội loài người. Song, các học thuyết quản lý cận - hiện đại với những giá trị nổi bật của nó là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của khoa học quản lý. Các học thuyết quản lý cận - hiện đại rất đa dạng, phong phú trong cách tiếp cận, trong quan niệm cũng như trong nội dung về quản lý. ở đây chỉ trình bày một cách khái quát những vấn đề cơ bản của các lý thuyết quản lý cổ điển, các lý thuyết tâm lý - xã hội trong quản lý, các học thuyết quản lý theo văn hoá và các học thuyết quản lý tổng hợp - thích nghi, và coi chúng là tiền đề lý luận cho sự ra đời của khoa học quản lý. * Các học thuyết Quản lý cổ điển Các lý thuyết quản lý cổ điển ra đời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhận thức về quản lý. Lần đầu tiên, quản lý được nhìn nhận một cách khoa học, nghĩa là quản lý theo kinh nghiệm, thói quen và ý muốn chủ quan được thay thế bằng quản lý theo khoa học. Các lý thuyết quản lý cổ điển tiếp cận quản lý từ các góc độ: kinh tế - kỹ thuật, tổ chức, hành chính, đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng cho lý luận quản lý hiện đại. Những tác gia tiêu biểu của nó là: Frederick W. Taylor, Henry Fayol, Max Weber, Chester I. Barnard. Frederick W. Taylor (1856 - 1915) Frederick W. Taylor là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái “quản lý theo khoa học”. Những đóng góp nổi bật của ông cho khoa học quản lý hiện đại thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: - Đổi mới nhận thức về mối quan hệ quản lý. Ông cho rằng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý không phải là mối quan hệ đối lập, mà là quan hệ hoà hợp và hợp tác. Chính điều này 39
  40. được ông nhấn mạnh và khẳng định đó là một “cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại”. Để có được sự hoà hợp và hợp tác thì phải phân định rõ công việc và trách nhiệm của những người quản lý với nhau và người quản lý với người bị quản lý. Sự phân định công việc và trách nhiệm giữa những người quản lý được ông phát biểu trong nguyên lý về việc tách bạch giữa chức năng lập kế hoạch và chức năng điều hành. Sự phân định công việc và trách nhiệm giữa người quản lý với người bị quản lý (giữa lao động quản lý và lao động cụ thể) được ông xác định một cách rõ ràng. - Xây dựng những nội dung quản lý cụ thể + Chuyên môn hoá lao động, đặc biệt là đối với lao động cụ thể. Taylor đã phân chia các công việc thành những công đoạn và thao tác mà ở đó mỗi một người đều thuộc về một vị trí và chuyên trách những nhiệm vụ cụ thể. Điều đó nghĩa là để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì phải có sự tham gia của nhiều người và nhiều bộ phận khác nhau. Vì vậy, trình độ và kỹ năng lao động của công nhân ngày càng được nâng cao, góp phần tăng năng suất lao động. + Tiêu chuẩn hoá công việc. Mỗi một công việc đều được chuẩn hoá trong cả quá trình thực hiện cũng như kết quả cuối cùng (chuẩn hoá quy trình làm việc và sản phẩm). Nhờ có tiêu chuẩn hoá công việc mà đòi hỏi người lao động phải thay thế lao động theo thói quen, kinh nghiệm, ý muốn chủ quan của họ bằng lao động theo khoa học, nghĩa là phải ứng dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Và như vậy, việc đào tạo tay nghề cho công nhân để họ trở thành những người lao động chuyên nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản lý chứ không phải một gánh nặng của họ như quan niệm truyền thống. + Cải tiến công cụ và lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện công việc. 40
  41. Đây là một nội dung được Taylor đặc biệt quan tâm. Ông cho rằng với mỗi một loại hình công việc, với mỗi một đối tượng nhất định, phải có những công cụ tương thích và những công cụ đó phải liên tục được cải tiến. Mặt khác, để công việc mang lại hiệu quả thì không phải thực hiện nó bằng mọi cách. Phải hướng dẫn cho người lao động lựa chọn phương án tối ưu trong quá trình đảm trách công việc của họ. + Định mức lao động Định mức lao động là những chuẩn mực, những chỉ tiêu đặt ra để phân định và đánh giá kết quả công việc của người lao động. Nhờ có định mức mà người lao động ý thức được số lượng và chất lượng công việc mà mình phải đảm nhiệm. Đó cũng là cơ sở để họ phát huy khả năng và năng lực của mình, cũng như là căn cứ để người quản lý xác lập chế độ tiền lương, tiền công, tiền thưởng. Định mức lao động như là một trong những nhân tố có ý nghĩa đột phá quan trọng của tác nhân quản lý bởi vì nó tác động tới một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với người lao động, đó chính là vấn đề lợi ích. Tuy nhiên, việc lựa chọn người và cách để xây dựng định mức của Taylor còn có nhiều vấn đề cần phải tranh luận. + Kỷ luật lao động Taylor muốn xây dựng một lề lối làm việc (nhiều người gọi là “chế độ Taylor”) mà ở đó người lao động phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo về thời gian, quy trình, trách nhiệm và thái độ lao động. Những nội quy và quy chế mà Taylor đưa ra thực chất là muốn xây dựng một “phong cách công nghiệp” trong sản xuất. Điều này là hết sức lạ lẫm và khó chịu đối với những người vừa thoát thai ra khỏi đồng ruộng hoặc là những người sản xuất nhỏ. - Xây dựng môi trường lao động. 41
  42. Môi trường lao động mà Taylor bàn tới đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên liên quan tới việc cách thức bố trí, sắp xếp các bộ phận khác nhau trong một nhà máy và vị trí điạ lý của các cơ sở sản xuất. Theo Taylor nếu xây dựng môi trường tự nhiên tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, và từ đó tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Môi trường xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Quan hệ đó phải thể hiện được ý thức trách nhiệm của người quản lý cũng như người sản xuất, cũng như trong việc thiết kế tổ chức. Điều đó được thể hiện ở quan điểm có tính triết lý của ông: Một nhà máy hiện đại được tổ chức tồi không mang lại hiệu quả bằng một nhà máy tồi được tổ chức tốt. Tuy nhiên, luận điểm này chỉ mới được đặt ra như một ý tưởng chứ chưa được hiện thực hoá một cách cụ thể. Như vậy, với tiếp cận quản lý từ góc độ kinh tế - kỹ thuật, Taylor đã xác lập những tư tưởng quản lý có giá trị lý luận nổi bật và tính ứng dụng cao. Đặc biệt, những tri thức về quản lý hướng tới yêu cầu cần phải có của đối tượng quản lý. Đó là những vấn đề quan trọng cần phải kế thừa và phát triển nhằm góp phần xây dựng hệ thống tri thức của khoa học quản lý hiện đại. Tuy nhiên, những đóng góp của Taylor liên quan tới những tri thức về quản lý như là những yêu cầu cần phải có của chủ thể quản lý lại chưa được ông quan tâm và giải quyết thích đáng. Henry Fayol (1841 - 1925) Henry Fayol được coi là “Taylor của Châu Âu” vì ông có nhiều đóng góp quan trọng trong tiếp cận và quan niệm về quản lý. - Tiếp cận và quan niệm về quản lý 42
  43. Khác với Taylor, tác gia tiếp cận quản lý ở cấp thấp và trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; thiên về đối tượng quản lý; theo góc độ kinh tế - kỹ thuật, Fayol tiếp cận quản lý ở cấp cao và trong mọi loại hình tổ chức; thiên về chủ thể quản lý; theo góc độ hành chính. Chính vì vậy, những tư tưởng của Fayol đã khắc phục được những hạn chế và có những bổ sung cần thiết cho những thiếu sót trong tiếp cận và quan niệm về quản lý của Taylor. Fayol cho rằng trong tất cả các loại hình tổ chức đều có 06 loại hình hoạt động cơ bản: hoạt động chuyên môn, hoạt động huy động vốn, hoạt động thương mại, hoạt động an ninh, hoạt động kế toán - hạch toán, hoạt động quản lý hành chính; trong đó hoạt động thứ sáu bao gồm: dự đoán và lập kế hoạch; tổ chức; điều khiển; phối hợp và kiểm tra. Hoạt động thứ sáu thực chất là hoạt động quản lý. Nó là hoạt động nối kết năm hoạt động trên lại với nhau. Ông cho rằng hoạt động quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng quyết định tới sự thành bại của tổ chức. - 05 chức năng của quy trình quản lý Fayol cho rằng tất cả các nhà quản lý và các lĩnh vực quản lý đều phải thực hiện năm chức năng cơ bản: dự đoán và lập kế hoạch; tổ chức; điều khiển; phối hợp và kiểm tra. - 14 nguyên tắc quản lý hành chính: 1/ Phân công lao động; 2/ Quyền hạn tương xứng với trách nhiệm; 3/ Kỷ luật; 4/ Thống nhất chỉ huy; 5/ Thống nhất chỉ đạo; 6/ Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích tập thể; 7/ Vấn đề trả công cho công nhân viên; 8/ Tập trung; 9/ Hệ thống cấp bậc; 10/ Trật tự; 11/ Công bằng; 12/ Ổn định trong bố trí, sắp xếp nhân lực; 13/ Tinh thần sáng tạo; 14/ Tinh thần đồng đội. - Vấn đề đào tạo con người trong quản lý Fayol nhấn mạnh tới việc phải đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề để đáp ứng với yêu cầu công việc. 43
  44. Fayol cho rằng người quản lý phải có đức và có tài. Người quản lý không phải do bẩm sinh mà có. Để có những phẩm chất đáp ứng cho công việc quản lý thì người quản lý phải được đào tạo và phải có quá trình rèn luyện trong thực tiễn. Trong quá trình đào tạo phải lưu ý các hình thức đào tạo, đó là: đào tạo qua trường, lớp và người quản lý đi trước đào tạo cho thế hệ quản lý tương lai. Fayol đánh giá cao vai trò của tri thức quản lý trong xã hội hiện đại và cho rằng tri thức về khoa học quản lý là tinh hoa của tri thức tương lai. Max Weber (1864 - 1920) - Tiếp cận về quản lý Giống như Henry Fayol, Max Weber cũng tiếp cận về quản lý từ góc độ hành chính và thiên về chủ thể quản lý. Nhưng nếu như Fayol nhấn mạnh chủ thể quản lý biểu hiện ra ở những con người cụ thể, thì Max Weber chú trọng trang bị những kiến thức có tính chuyên nghiệp hoá cho đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức các chủ thể quản lý thành bộ máy quản lý. - Ưu thế của thể chế quản lý hành chính lý tưởng Bộ máy quản lý là Weber thiết kế là một thể chế hành chính trong lý tưởng, hay còn được gọi là bộ máy quan liêu. Thể chế quản lý hành chính trong lý tưởng có những ưu điểm nổi bật so với các thể chế quản lý truyền thống. Những ưu điểm đó thể hiện ở các khía cạnh nổi bật: tính chuẩn xác, tính nhạy bén, tính rõ ràng, tinh thông văn bản, tính liên tục, tính nghiêm túc, tính thống nhất, quan hệ phục tùng nghiêm ngặt, phòng ngừa va chạm và tiết kiệm nhân lực, vật lực. - Đặc trưng của thể chế quản lý hành chính lý tưởng Thể chế quản lý hành chính trong lý tưởng có những đặc trưng cơ bản sau: 1. Thiết lập sự phân công rõ ràng theo chức năng 2. Thiết lập chế độ cấp bậc rõ ràng 44
  45. 3. Thiết lập những quy định pháp luật và quy chế về chức quyền, chức trách 4. Xử lý và truyền đạt công việc phải bằng văn bản 5. Tất cả các chức vụ trong tổ chức và việc tuyển chọn đề bạt phải được đào tạo và căn cứ vào năng lực chuyên môn 6. Tất cả mọi vị trí quản lý phải được tuyển dụng theo tiêu chuẩn nhất định 7. Mọi thành viên của tổ chức phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình với thái độ “chủ nhân ông” - Các loại hình quyền lực trong tổ chức Weber cho rằng bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng phải lấy quyền lực ở một hình thức nào đó làm cơ sở tồn tại. Dựa trên cơ sở thiết lập quan hệ phục tùng đối với quyền lực, ông chỉ ra 03 loại hình quyền lực: + Quyền lực truyền thống Loại quyền lực này dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị chính thống của người sử dụng quyền lực đó. Đây là sự phục tùng đối với cá nhân người có địa vị chính thống bất khả xâm phạm, được biểu hiện qua chế độ thủ lĩnh, trưởng bộ tộc, chế độ cha truyền con nối. + Quyền lực do cá nhân siêu phàm Loại hình quyền lực này dựa vào sự sùng bái và yêu quý đối với một nhân vật trời phú hoặc một anh hùng có đạo đức gương mẫu. Đây là sự phục tùng dựa vào lòng tin của cấp dưới về sự thiêng liêng của lãnh tụ, không phải là một sức mạnh cưỡng chế. Công việc hàng ngày của một quốc gia không thể chỉ dựa vào khả năng cảm hoá vì thế không thể là cơ sở cho một nền cai trị vững chắc. + Quyền lực pháp lý 45
  46. Loại hình quyền lực này dựa vào tính chất hợp lý, hợp pháp hoặc quyền lực của người đã được cử làm chỉ huy. Đây là loại hình quyền lực mà những người sử dụng nó là những người thực thi các quy định của pháp luật, chứ không phải ngọn nguồn của các quy định của pháp luật. Weber cho rằng những quan lại của các quốc gia hiện đại chỉ là nô bộc của một quyền lực chính trị cao hơn. Chester I. Barnard (1886 - 1961) - Tiếp cận và quan niệm về quản lý Barnard được xếp là tác gia quản lý thuộc trường phái quản lý cổ điển. Tuy nhiên, tiếp cận về quản lý của ông có những điểm khác biệt đáng lưu ý so với các tác giả khác. Không dừng lại ở việc xây dựng các tri thức về quản lý để trang bị cho chủ thể quản lý hoặc đối tượng quản lý, Barnard đã vận dụng lý thuyết hệ thống để tiếp cận quản lý từ góc độ tổ chức. Vì vậy, khi nghiên cứu về Barnard, đa số các nhà nghiên cứu đều xếp lý thuyết của ông là lý thuyết quản lý tổ chức. Barnard cho rằng quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn nhằm duy trì tổ chức. Điều quyết định đối với sự tồn tại của tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin. - Những nội dung cơ bản + Quan niệm về con người Barnard có một thế giới quan nhân đạo về con người. Ông cho rằng bất cứ con người nào cũng tồn tại ở hai phương diện: 1/Con người trong tổ chức; 2/Con người ngoài tổ chức. Con người trong tổ chức là con người chỉ thể hiện những thuộc tính và năng lực nhất định để nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức. Vì vậy, nó là con người phiến diện. Con người ngoài tổ chức là một chỉnh thể toàn vẹn với tất cả những tình cảm, ước vọng, nhu cầu và lợi ích của nó. 46
  47. Theo Barnard, người quản lý phải nhận thức về thuộc cấp ở cả hai phương diện thì mới có thể đưa ra những tác động quản lý có hiệu lực và hiệu quả. + Quan niệm về tổ chức Barnard là một trong những người có đóng góp đặc biệt quan trọng khi đưa ra quan niệm có sức thuyết phục về tổ chức. Đó là: tổ chức là một hệ thống hoạt động có ý thức của con người. Ông phân chia tổ chức thành hai loại hình: 1/ Tổ chức chính thức; 2/ Tổ chức phi chính thức. Tổ chức chính thức là sự phối kết hợp những nỗ lực của các thành viên nhằm thực hiện mục tiêu chung. Tổ chức phi chính thức là sự phối kết hợp các hoạt động của các cá nhân để nhằm thoả mãn những nhu cầu riêng. Theo Barnard, người quản lý cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của cả hai loại hình tổ chức đó trong khi thực hiện chức năng của mình. + Quan niệm về hiệu lực và hiệu quả Hiệu lực là sự nỗ lực của tất cả các thành viên để nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Hiệu quả là sự nỗ lực của tất cả các thành viên để nhằm thoả mãn nhu cầu riêng của họ. Theo Barnard, người quản lý cần phải có trách nhiệm hướng tổ chức của mình đạt tới cả hiệu lực và hiệu quả. + 03 nội dung cơ bản để phát triển tổ chức 1/ Sự sẵn sàng hợp tác Để cho tất cả các thành viên trong tổ chức có được sự sẵn sàng hợp tác, Barnard cho rằng cần phải “giải bài toán” giữa “đóng góp” và “nhận lại”. 2/ Sự thừa nhận mục tiêu chung 3/ Khả năng thông tin 47
  48. * Các học thuyết Tâm lý - xã hội trong quản lý Nếu như các lý thuyết cổ điển tiếp cận quản lý từ góc độ kinh tế - kỹ thuật, hành chính - tổ chức thì các lý thuyết tâm lý xã hội tiếp cận quản lý từ góc độ quan hệ con người về mặt tâm lý - xã hội. Các lý thuyết tâm lý - xã hội cho rằng hiệu quả của quản lý là hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của tổ chức, nhưng điều đó không chỉ do các yếu tố kinh tế - kỹ thuật, tổ chức - hành chính quyết định mà còn do sự thoả mãn các nhu cầu tâm lý - xã hội của con người. Chính vì vậy, các ý thuyết tâm lý - xã hội là sự tiếp nối, bổ khuyết những hạn chế của các lý thuyết quản lý cổ điển. Các lý thuyết tâm lý - xã hội xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30 và phát triển trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Các lý thuyết này hết sức đa dạng và phong phú. Ở đây, chỉ trình bày một cách khái quát những khuynh hướng và tác giả điển hình mà giá trị của nó đóng vai trò là tiền đề lý luận cho khoa học quản lý. Thuyết quan hệ con người của Mary Parker Follet M. P. Follet (1863-1933) là đại biểu nổi bật của trường phái tâm lý - xã hội trong quản lý. Học thuyết của bà có nhiều giá trị nổi bật: - Quan niệm về quản lý: Follet cho rằng quản lý là nghệ thuật khiến công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác. - Nghệ thuật quản lý mà Follet quan niệm bao gồm những nội dung: + Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn Trong một tổ chức với nhiều thành viên khác nhau luôn chứa đựng mâu thuẫn. Mâu thuẫn là sự khác biệt về ý kiến. Mâu thuẫn giống như là ma sát cho nên nó không tốt và cũng không xấu. Điều quan trọng là nhà quản lý phải biết cách giải quyết mâu thuẫn. Trong ba phương pháp giải quyết mâu thuẫn, Follet nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thống nhất. 48
  49. Phương pháp này mới đưa lại tính triệt để trong giải quyết mâu thuẫn nhưng thực hiện nó là hết sức khó khăn. + Nghệ thuật ra quyết định Ra quyết định theo Follet là một nhiệm vụ tất yếu của các nhà quản lý. Tuy nhiên, nội dung và hình thức ra quyết định phải được thực hiện dựa vào yếu tố tâm lý - xã hội chứ không phải như cách truyền thống mà các lý thuyết cổ điển đã thực hiện. Ra quyết định có nghệ thuật phải được biểu hiện ở chỗ: Nội dung của quyết định phải chứa đựng sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, nghĩa là nó phải là sản phẩm của “quy luật hoàn cảnh”. Bà phê phán những quyết định theo kiểu “ông chủ” hoặc là tình trạng nhà quản lý bỏ rơi mệnh lệnh, tức là không ra quyết định. Hình thức của quyết định phải rõ ràng, có sự giải thích để người nhận lệnh hiểu được nội dung của mệnh lệnh và cung cấp những điều kiện cần thiết để thực hiện mệnh lệnh một cách thuận lợi. + Phân biệt giữa quyền lực và thẩm quyền Quyền lực là do chức vị quy định, thẩm quyền là do chức năng, nhiệm vụ mang lại. Giữa quyền lực và thẩm quyền có mối quan hệ hữu cơ nhưng cũng có sự tồn tại độc lập tương đối. Nếu nhà quản lý nhầm lẫn, lẫn lộn vai trò của quyền lực và thẩm quyền thì sẽ dẫn tới sự rối loạn trong hoạt động của tổ chức. Follet đánh giá cao hiệu quả của trách nhiệm luỹ tích (trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cộng đồng) và khuyến cáo tác động tiêu cực của quyền lực tuyệt đối ( quyền lực cá nhân). + Phẩm chất và năng lực của người quản lý Để thực hiện được nghệ thuật quản lý, chủ thể quản lý phải biết thống nhất các khác biệt của cấp dưới nhằm tạo ra hợp lực chung của tổ chức; phải hiểu biết 49
  50. thấu đáo và có lòng tin vào tương lai, cần phải nhìn xa trông rộng đồng thời phải hiểu được vị trí của mỗi cá nhân trong tập thể luôn biến đổi. Họ cần phải có những phẩm chất cá nhân như tính kiên trì, năng lực thuyết phục, sự khéo léo trong ứng xử. Nhà quản lý là người phối hợp các nguồn lực và đồng thời là một nhà giáo dục. Các lý thuyết về nhu cầu Abraham Maslow phân chia nhu cầu của con người thành năm loại cơ bản: - Nhu cầu sinh học: là những đòi hỏi về ăn, mặc, ở, đi lại và các phương tiện sinh hoạt khác. - Nhu cầu an toàn: bao gồm an toàn về tính mạng, tài sản và việc làm. - Nhu cầu giao tiếp: là những quan hệ xã hội. - Nhu cầu được tôn trọng: nghĩa là đòi hỏi người khác ghi nhận giá trị của mình. - Nhu cầu tự khẳng định: mỗi một con người là một chủ thể có khả năng sáng tạo. Theo Maslow, tất cả mọi người dù khác nhau về nhiều khía cạnh nhưng đều có năm loại nhu cầu trên. Năm loại nhu cầu đó được xếp loại từ thấp đến cao, nghĩa là chúng có vị trí khác nhau. Khi một nhu cầu cần được thoả mãn thì những nhu cầu khác tạm thời lắng xuống. Khi nhu cầu này đã được thoả mãn thì nhu cầu khác sẽ xuất hiện. David Mc Cleland cho rằng con người có ba nhu cầu cơ bản: - Nhu cầu thành tựu: nghĩa là luôn theo đuổi công việc, vượt khó khăn trở ngại, thích công việc có tính thách thức, đề cao trách nhiệm cá nhân, đặt mục tiêu cao, làm chủ công việc. - Nhu cầu liên minh: gần giống nhu cầu giao tiếp của Maslow 50
  51. - Nhu cầu quyền lực: nghĩa là muốn kiểm soát và gây ảnh hưởng tới người khác cũng như môi trường làm việc của họ. Clayton Alderfer cho rằng con người có ba loại nhu cầu là: - Nhu cầu tồn tại: gần giống với nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn của Maslow - Nhu cầu quan hệ: giống với nhu cầu giao tiếp của Maslow - Nhu cầu phát triển: giống với nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định của Maslow. Việc phân chia nhu cầu của các tác giả thuộc trường phái tâm lý học hành vi có thể khác nhau, nhưng chúng đều có giá trị trong việc gợi mở cho các nhà quản lý khi xây dựng và thực thi quyết định quản lý của mình. Các lý thuyết về động cơ thúc đẩy F. Heizberg với thuyết hai yếu tố. Khác với Maslow, Heizberg cho rằng không phải nhu cầu nào cũng đóng vai trò là động cơ thúc đẩy. Những nhu cầu khi được đáp ứng chỉ tạo ra cảm giác hài lòng, không phải là động cơ thúc đẩy, mà chỉ là những yếu tố duy trì (hợp vệ sinh). Chỉ những nhu cầu nào khi đáp ứng tạo ra cảm giác thoả mãn thì mới là động cơ thúc đẩy. Theo Heizberg: - Những yếu tố duy trì bao gồm: chính sách của tổ chức, sự giám sát công việc, điều kiện làm việc, các mối quan hệ công việc, lương, chức vụ và sự an toàn. - Những yếu tố tạo động cơ thúc đẩy gồm: sự thành đạt, sự công nhận và thừa nhận thành tích, sự thăng tiến và tính hấp dẫn của công việc Người quản lý cần phải đáp ứng cả hai loại nhu cầu trên và Heizberg đã đề xuất giải pháp làm phong phú công việc để thúc đẩy hay khích lệ nhân viên. 51
  52. Victor Vroom với thuyết khích lệ động viên nhân viên. Vroom cho rằng động cơ thúc đẩy hành vi của con người chính là nhu cầu cá nhân của họ. Cường độ động cơ thúc đẩy = Sự ham mê x Kỳ vọng Trong đó: cường độ động cơ thúc đẩy thể hiện ở sức mạnh hay tính tích cực của hoạt động; Sự ham mê là giá trị cần đạt được mà chủ thể ưu ái nó; Kỳ vọng là xác suất đạt được kết quả hoặc giá trị đó. Như vậy, theo Vroom, tính tích cực hoạt động của con người tỷ lệ thuận với giá trị mục tiêu cá nhân và kỳ vọng đạt được mục tiêu đó, có nghĩa là con người càng hoạt động tích cực khi giá trị mục tiêu của cá nhân càng lớn và kỳ vọng đạt được mục tiêu đó càng cao. Hay nói cách khác, con người sẽ thờ ơ với công việc hoặc lảng tránh công việc khi thấy công việc đưa lại giá trị nhỏ, hoặc thấy không kỳ vọng hoàn thành công việc để đạt giá trị. B. F. Skinner cho rằng muốn làm thay đổi hành vi của con người thì phải thông qua các tác động tăng cường. Các hành vi được thưởng có xu hướng được lặp lại, còn các hành vi không được thưởng (hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng không được lặp lại. Khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng hoặc phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu. Tuy nhiên, phạt có tác dụng loại trừ hành vi ngoài ý muốn của nhà quản lý, nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực và đem lại hiệu quả nhỏ hơn thưởng. Chính vì vậy, để tạo động lực, người quản lý phải quan tâm tới thành tích tốt và thưởng cho nó. Stacy Adams với thuyết công bằng. Stacy Adams cho rằng muốn tạo động lực cho nhân viên thì phải dựa trên cơ sở đánh giá sự công bằng giữa đầu vào và đầu ra của họ. Ông khẳng định: người lao động luôn so sánh những gì họ bỏ vào công việc (đầu vào) với những gì họ 52
  53. nhận được từ công việc đó (đầu ra) và sau đó đối chiếu tỷ suất giữa đầu vào - đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào - đầu ra của người khác. Nếu tỷ suất của họ ngang bằng với tỷ suất của người khác thì người ta cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng. Nếu tỷ suất này không ngang bằng nhau thì họ cho rằng đang tồn tại một tình trạng bất công. Nếu công bằng thì người lao động sẽ không thay đổi hành vi. Nếu không công bằng, người lao động sẽ cố gắng thay đổi sự bất công bằng một trong năm giải pháp sau: - Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân mình hay của người khác. - Cư xử theo một cách nào đó để làm những người khác thay đổi đầu vào hay đầu ra của họ. - Cư xử theo một cách nào đó để làm thay đổi các đầu vào, đầu ra của chính họ (làm việc ít hơn, thường xuyên vắng mặt hay yêu cầu nhận khoản tiền lương hoặc phụ cấp cao hơn). - Chọn một tiêu chí khác để so sánh. - Bỏ việc. Các lý thuyết về hành vi quản lý (lãnh đạo) Rensis Linkert với bốn mô thức quản lý. Căn cứ vào mức độ tin tưởng hay không tin tưởng của người quản lý đối với người bị quản lý, Rensis Linkert phân chia mô thức quản lý thành bốn loại: 1. Mô thức quản lý quyết đoán - áp chế Người quản lý hoàn toàn không tin tưởng vào cấp dưới. Người quản lý tự ra quyết định và bắt cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối. Nội dung của các quyết định đó liên quan tới mọi lĩnh vực của tổ chức. Người quản lý sử dụng thường xuyên 53
  54. các hình phạt, đe doạ; thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ và chế độ thông tin một chiều. 2. Mô thức quản lý quyết đoán - nhân từ Người quản lý có một ít tin tưởng vào cấp dưới, cho phép cấp dưới tham gia một phần nhỏ trong việc đưa ra các ý kiến của mình nhưng người quản lý vẫn tự mình ra quyết định và yêu cầu sự tuân thủ của cấp dưới. Người quản lý có sử dụng hình thức thưởng đối với cấp dưới và thực hiện giám sát chặt chẽ. 3. Mô thức quản lý tham vấn Người quản lý tin tưởng phần lớn vào cấp dưới, khuyến khích, động viên cấp dưới nêu ý kiến, cùng trao đổi, bàn bạc để ra quyết định. Người quản lý thực hiện chế độ công tác nghiêm minh, công khai, dân chủ; thưởng, phạt công bằng; kiểm tra, giám sát đúng mức; chế độ thông tin đa chiều. 4. Mô thức quản lý tham gia theo nhóm Người quản lý hoàn toàn tin tưởng vào cấp dưới, dành cho họ tính độc lập cao trong việc thực hiện công việc và trong ra quyết định. Người quản lý đóng vai trò là tư cách pháp nhân, là người đưa tin và là một thành viên của nhóm để thực hiện một công việc theo sở thích. Thực hiện chế độ quản lý theo mục tiêu. Robert R. Blake và Jane S. Mouton với ô bàn cờ quản lý. Căn cứ vào sự quan tâm tới công việc hay quan tâm tới con người, Robert R. Blake và Jane S. Mouton phân chia phong cách quản lý thành năm loại điển hình: 1. Phong cách Quản lý suy giảm: người quản lý vừa không quan tâm tới công việc, vừa không quan tâm tới con người; sử dụng sự cố gắng ít nhất để hoàn thành công việc nhằm duy trì địa vị của các thành viên trong tổ chức. 54
  55. 2. Phong cách Câu lạc bộ ngoài trời: người quản lý không quan tâm tới công việc mà chỉ quan tâm tới con người ở mức cao nhất, nghĩa là chú ý xây dựng một mối quan hệ hài hoà, tạo bầu không khí tổ chức thân thiện, vui vẻ. 3. Phong cách Chuyên quyền theo công việc: người quản lý không quan tâm tới con người mà chỉ quan tâm tới công việc ở mức cao nhất, nghĩa là sắp xếp các điều kiện làm việc, sử dụng những phương pháp mà theo đó sự can thiệp của nhân tố con người là nhỏ nhất để đạt hiệu quả trong công tác. 4. Phong cách Quản lý đồng đội: người quản lý vừa quan tâm tới công việc, vừa quan tâm tới con người ở mức cao nhất, coi thành tích công tác bắt nguồn từ sự hiến thân của các thành viên, hướng vào mục tiêu của tổ chức. Lợi ích của các thành viên là thống nhất, dựa vào nhau để tồn tại, từ đó dẫn đến quan hệ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. 5. Phong cách Chuyên quyền rộng lượng: người quản lý vừa quan tâm tới công việc, vừa quan tâm tới con người ở mức trung bình, nghĩa là chú ý cả hai mặt: công việc cần phải hoàn thành và phát huy tinh thần của nhân viên, làm cho thành tích của tổ chức có thể trở thành hiện thực. R. Tanenbaum và Waren H. Smith với bảy mô thức quản lý. Căn cứ vào mức độ uỷ quyền cho cấp dưới trong việc ra quyết định, R. Tanenbaum và Waren H. Smith phân chia thành bảy mô thức quản lý: 1. Nhà quản lý ra quyết định và thông báo nó 2. Nhà quản lý ra quyết định và giải thích cho nhân viên 3. Nhà quản lý giới thiệu ý tưởng và yêu cầu câu trả lời 4. Nhà quản lý giới thiệu quyết định thăm dò tùy thuộc vào sự thay đổi 5. Nhà quản lý đưa ra vấn đề, nhận được gợi ý, ra quyết định 6. Nhà quản lý xác định các giới hạn; yêu cầu nhóm ra quyết định 55
  56. 7. Nhà quản lý cho phép nhân viên thực hiện việc ra quyết định trong giới hạn đã xác định Douglas Mc Gregor với thuyết X,Y. Giả thuyết X cho rằng con người có đặc tính cố hữu là không thích làm việc và luôn có xu hướng lẩn tránh công việc nếu có cơ hội. Do không thích làm việc nên mọi người cần được kiểm soát và đe doạ thì họ mới cố gắng và chuyên cần trong công việc. Con người thích được chỉ dẫn, không thích chịu trách nhiệm và muốn được an phận. Điều này làm nảy sinh sự quản lý chuyên quyền. Giả thuyết Y cho rằng con người coi công việc là niềm vui, thích được làm việc, thích được đóng góp, dám chịu trách nhiệm, luôn muốn nỗ lực phấn đấu để thực hiện những công việc khó và có tính sáng tạo trong công việc. Vì vậy, việc thực thi phương pháp quản lý truyền thống của trường phái cổ điển là không phù hợp, mà phải thực hiện phương pháp quản lý mới theo tiếp cận này. * Các học thuyết Văn hoá trong quản lý Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, kinh tế có những biến động lớn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng dầu mỏ và những dấu hiệu bất thường trong lĩnh vực thương mại. Nhật Bản từ một quốc gia bại trận trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã dần dần phục hồi nền kinh tế và cuối những năm 70 đã trở thành một cường quốc kinh tế tiến sát nước Mỹ. Các công ty của Nhật Bản đã tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm nổi trội hơn các công ty của Mỹ nhờ áp dụng thành công mô hình quản lý Nhật Bản ở chính quốc và ngay cả trên đất Mỹ. Mô hình quản lý đó có cách tiếp cận mới với những nội dung mang đậm dấu ấn của văn hoá phương Đông và là vấn đề được các học giả phương Tây đặc biệt quan tâm. Thuyết Z và thuyết 7S là những học thuyết điển hình của trường phái quản lý theo văn hoá. William Ouchi với thuyết Z. 56
  57. William Ouchi đã nghiên cứu so sánh hai mô hình quản lý Nhật Bản và Hoa Kỳ như sau: Nội dung quản lý Quản lý Nhật Bản Quản lý Hoa Kỳ Đào tạo nhân lực Đa năng Chuyên môn hoá cao Chế độ làm việc Suốt đời Theo thời gian Ra quyết định Tập thể Cá nhân Trách nhiệm Tập thể Cá nhân Đánh giá và đề bạt Chậm Nhanh Quyền lợi Tập thể Cá nhân Kiểm tra Mặc nhiên Hiển nhiên Trên cơ sở phân tích sự khác nhau của mô hình quản lý Nhật Bản và mô hình quản lý Hoa Kỳ, Ouchi cho rằng sự khác biệt giữa chúng là do nền văn hoá quy định. Tuy nhiên trong điều kiện quốc tế hoá thì các nền văn hoá là không thể đóng kín mà phải có sự giao thoa. Chính vì vậy, trong lĩnh vực quản lý cũng cần thiết có sự kế thừa lẫn nhau thì mới mang lại hiệu quả. Thomas J. Peter và Rober H. Waterman với mô hình 7S. Theo Thomas J. Peter và Rober H. Waterman, quản lý không chỉ dựa trên nền tảng văn hoá nói chung mà mỗi một tổ chức cũng có văn hoá riêng của nó. Với từng tổ chức, quản lý là thực hiện bảy nội dung cơ bản được viết tắt bằng bảy chữ “S” (7S): 1. Giá trị chung (Share Values) Giá trị chung là sứ mệnh chung của tổ chức và những niềm tin, thái độ chung mà nhà quản lý phải truyền thụ, giáo dục cho mọi thành viên để chúng trở thành giá trị chung của mọi người. 57
  58. 2. Chiến lược (Stratergy) Chiến lược là kế hoạch dài hạn bao gồm cả những mục tiêu cụ thể và các yếu tố thị phần, chất lượng và giá cả sản phẩm; khuyến khích sự tự do sáng tạo của thành viên nhưng dựa vào chiến lược của tổ chức. 3. Cơ cấu tổ chức (Structure) Cơ cấu tổ chức là biểu hiện mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau trong một chỉnh thể. Phải thiết kế các loại hình cơ cấu tổ chức phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và thuận lợi cho việc phối hợp giữa các bộ phận với nhau để thực hiện mục tiêu chung, đồng thời ứng phó với những nhiệm vụ phát sinh. 4. Hệ thống chính sách (Systems) Hệ thống chính sách là các quy định, thủ tục để thực hiện công việc. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức cần phải được xây dựng các chính sách cho chúng (chính sách tài chính, nhân sự ) 5. Nhân viên (Staff) Mỗi một tổ chức cần phải có số lượng nhân viên hợp lý và chất lượng đảm bảo. 6. Kiểu văn hoá quản lý (Style) Phải xây dựng văn hoá tổ chức (tạo bầu không khí hữu ích), văn hoá quản lý (sử dụng quyền lự, thái độ ứng xử với nhân viên) 7. Kỹ năng (Skill) Chú ý phát triển năng lực của các cá nhân thông qua các hình thức và phương thức đào tạo. * Các học thuyết quản lý tổng hợp - thích nghi 58
  59. Cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp nhờ sự áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại, các học thuyết quản lý tổng hợp thích nghi ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thực tiễn. Các học thuyết tổng hợp - thích nghi một mặt kế thừa những hạt nhân hợp lý và nâng lên một trình độ mới những giá trị của các lý thuyết quản lý trước đây, mặt khác đã xác lập những nội dung mới để thích nghi với điều kiện của xã hội thông tin trong thời kỳ quốc tế hoá và toàn cầu hoá. Đại diện điển hình cho các thuyết tổng hợp - thích nghi là các tác giả William Edwards Deming với quản lý chất lượng và Peter Ferdinand Drucker và quản lý trong xã hội biến đổi. William Edwards Deming với quản lý chất lượng Deming (1920-1993) đã xây dựng 14 nguyên lý cơ bản của quản lý chất lượng trong thời đại xã hội thông tin gồm: 1/ Hình thành và kiên trì mục đích; 2/ Tiếp nhận những triết lý mới; 3/ Hạn chế sự phụ thuộc vào công tác kiểm tra hàng loạt; 4/ Chấm dứt kiểu kinh doanh chỉ dựa trên lợi nhuận và giá cả; 5/ Thường xuyên cải tiến hệ thống sản xuất và dịch vụ; 6/ Đào tạo con người; 7/ Lãnh đạo, chỉ dẫn một cách khoa học; 8/ Thoát khỏi sự sợ hãi; 9/ Phá vỡ các rào cản; 10/ Loại trừ các khẩu hiệu mang tính chất hô hào; 11/ Loại trừ các hạn ngạch, số liệu tuỳ tiện; 12/ Chấp nhận và cổ vũ lòng tự hào của người lao động; 13/ Khuyến khích tự đào tạo; 14/ Đội ngũ quản lý hàng đầu phải hành động để thực hiện quản lý chất lượng. Deming cũng chỉ ra những căn bệnh hiểm nghèo và một số trở ngại trong quản lý: - 7 căn bệnh hiểm nghèo: 1/ Sự không ổn định về mục đích; 2/ Chạy theo lợi ích trước mắt; 3/ Đánh giá thành tích hàng năm; 4/ Các cấp quản lý thay đổi liên tục; 5/ Việc điều hành công ty trên các con số định lượng và hình thức; 6/ Chi phí quá nhiều cho y tế; 7/ Chi phí quá nhiều cho bảo hiểm và luật sư. - Một số trở ngại: 59
  60. + Sao nhãng những biến đổi và kế hoạch dài hạn + Cho rằng thay đổi thiết bị máy móc sẽ làm thay đổi năng suất, chất lượng + Tìm kiếm và nhân rộng các điển hình + Chỉ chú ý đến những kiến thức kinh viện trong trường học + Tuyệt đối nhờ cậy vào bộ phận kiểm tra chất lượng + Đổ lỗi cho người lao động về mọi rắc rối và sai sót Peter Ferdinand Drucker và quản lý trong xã hội biến đổi Peter F. Drucker đã viết hơn 20 cuốn sách về quản lý với nhiều chủ đề phong phú và đa dạng. Ông đã tiếp thu và tổng hợp các ý kiến và quan điểm của những tác giả đi trước, đồng thời xây dựng học thuyết mới trong bối cảnh có nhiều thay đổi của những tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại. Theo Drucker, quản lý bao gồm: quản lý một doanh nghiệp, quản lý các nhà quản lý và quản lý công nhân, công việc. Ông còn bàn về quản lý trong xã hội thông tin và trong thời đại bão táp. Drucker hoài nghi kinh tế học vĩ mô trong việc cắt nghĩa những vấn đề cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Ông cho rằng các tập đoàn kinh tế có xu hướng sản xuất quá nhiều sản phẩm, thuê công nhân mà họ không cần và mở rộng lĩnh vực kinh doanh không phù hợp. Chính vì vậy cần phải thay đổi căn bản quan niệm và cách tiếp cận quản lý trước đây: - Mục đích của quản lý không chỉ là lợi nhuận; là mua rẻ bán đắt. Quản lý theo phương thức nhiều, nhanh, tốt, rẻ của Taylor đã lỗi thời. Khách hàng và những nhu cầu của học là nguyên nhân tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Mục đích của quản lý doanh nghiệp là phục vụ nhu cầu đa dạng, thường xuyên biến đổi của khách hàng. Vì vậy makerting phải trở thành một hoạt động không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhờ nó, doanh nghiệp biết cách không ngừng 60
  61. cải tiến sản phẩm để có thể cung cấp hàng hoá với giá cả, tiện ích mà khách hàng mong muốn và sẵn sàng trả tiền để mua. Vì vậy, quản lý doanh nghiệp là một nhiệm vụ sáng tạo trên nền tảng makerting tốt với việc không ngừng thực thi nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. - Drucker muốn xây dựng “cộng đồng nhà máy” - nơi các nhu cầu xã hội của cá nhân được thoả mãn. Ông là người đi theo và phát triển thêm cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu (MBO). Người quản lý phải quản lý theo mục tiêu: phục vụ khách hàng, cung cấp hàng hoá dịch vụ, trách nhiệm đối với nhân viên, trách nhiệm đối với xã hội để từ đó tạo lợi nhuận. Tính đa dạng, đa cấp, muôn vẻ của khách hàng cũng như những thay đổi thường xuyên của nhu cầu thẩm mỹ, tiêu dùng đòi hỏi người quản lý phải sẵn sàng đối đầu với những rủi ro. Muốn vậy, phải có năng lực ra quyết định, có khả năng tập hợp đội ngũ thống nhất, có khả năng thúc đẩy và khuyến khích họ tham gia ra quyết định. Ra quyết định là một nhiệm vụ quan trọng và mang tính đặc trưng của quản lý. Quá trình ra quyết định theo Drucker gồm 5 giai đoạn: 1/Xác định vấn đề; 2/Phân tích vấn đề; 3/ Đề xuất giải pháp; 4/Tìm ra giải pháp tốt nhất; 5/ Quyết định giải pháp và thông tin về quyết định. - Drucker luôn lưu ý về những thay đổi khó lường của thời đại (thời đại bão táp). Để tránh bị động, các nhà quản lý phải tiếp cận chính sách quản lý định hướng tương lai: đó là sự tích tụ các năng lực trực tiếp và gián tiếp tạo ra kết quả và sự tăng trưởng, sẵn sàng đổi mới và chuyển hướng kỹ thuật công nghệ, nâng cao hiệu năng của các nhà quản lý. Chính sách định hướng tương lai giúp các nhà quản lý chủ động ứng phó với những thay đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội (lạm phát, các nguy cơ khác ). - Trong mọi hoàn cảnh, tình huống, Drucker luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ nhân lực quản lý và coi đây là tài sản quan trọng mang tính quyết định của mọi tổ chức. Phải tiêu tốn nhiều thời gian và tài chính mới đào tạo được đội ngũ quản lý, nhưng đội ngũ này lại rất dễ dàng và nhanh chóng mất đi do sự cạnh 61
  62. tranh về nhân lực thông qua các chiến lược nhân lực của các tổ chức. Drucker cho rằng ở cấp độ nào ta cũng cần quản lý các nhà quản lý một cách hiệu quả. Muốn làm được điều đó thì phải thực hiện 3 yêu cầu cơ bản: + Hãy để cho các nhà quản lý cấp dưới được quyền chủ động tự điều khiển đề kết quả cuối cùng là họ đạt được mục tiêu; + Kết nối mục tiêu bộ phận với mục tiêu chung của tổ chức theo phương thức: hãy để cho người quản lý cấp dưới được quyền động viên, phát triển lòng nhiệt tình và công việc của đội ngũ thuộc bộ phận của họ với điều kiện trong khi thực hiện lợi ích riêng của họ phải cùng hướng tới đóng góp tốt nhất cho mục tiêu của tổ chức. + Tạo cơ hội để các nhà quản lý cấp dưới thăng tiến khi họ thực sự có năng lực và thành tích. Drucker dành nhiều thời gian nghiên cứu và tổng kết các mô hình tổ chức doanh nghiệp và khái quát thành 3 nguyên tắc thiết kế tổ chức khác nhau: - Nguyên tắc lấy nhiệm vụ làm trung tâm - Nguyên tắc lấy thành quả làm trung tâm - Nguyên tắc lấy quan hệ công việc làm trung tâm * Nhận xét chung về các lý thuyết quản lý trong lịch sử Từ việc trình bày một cách khái lược về các tiếp cận và những nội dung cơ bản của các lý thuyết quản lý cận hiện đại, chúng ta thấy rằng: - Có nhiều trường phái khác nhau trong tiếp cận và quan niệm về quản lý. Điều đó thể hiện tính đa dạng, phức tạp của thực tiễn quản lý, đồng thời chứng tỏ nhận thức của con người về quản lý là một quá trình đi từ tiếp cận quản lý theo góc độ kinh tế - kỹ thuật, tổ chức - hành chính đến tiếp cận quản lý theo góc độ tâm lý - xã hội qua tiếp cận theo văn hoá và cuối cùng là tiếp cận tổng hợp - thích nghi. 62
  63. - Các học thuyết cận hiện đại hàm chứa hệ thống quan điểm, tư tưởng mang lại những giá trị lý luận để lý giải thực tiễn quản lý qua những giai đoạn khác nhau. Đó là những tiền đề lý luận đặc biệt quan trọng để xây dựng hệ thống tri thức cho khoa học quản lý hiện đại. 2.2 Đối tượng của khoa học quản lý Việc xác định đúng đối tượng của khoa học quản lý (có thể gọi là quản lý học) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần khắc phục hiện tượng khá phổ biến là đồng nhất khoa học quản lý với các khoa học quản lý chuyên ngành (nhất là với khoa học quản lý kinh tế) để từ đó xây dựng hệ thống tri thức và kết cấu của môn khoa học quản lý đúng với vị trí vốn có của nó. Chúng ta biết rằng, quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến. Điều đó có nghĩa là: bất cứ lĩnh vực và cấp độ hoạt động nào của con người cũng cần tác nhân quản lý. Hơn thế nữa, để quản lý đạt hiệu quả, mọi lĩnh vực và cấp độ quản lý đều phải dựa vào cơ sở khoa học hay phải có khoa học về quản lý ở các lĩnh vực cụ thể tương ứng. Đối tượng của các khoa học quản lý chuyên ngành (khoa học quản lý kinh tế, khoa học quản lý hành chính, khoa học quản lý văn hoá.v.v.) là nghiên cứu thực tiễn quản lý ở những lĩnh vực, quá trình, cấp độ cụ thể, đề từ đó vạch ra quy luật quản lý của từng lĩnh vực nhất định (quy luật quản lý kinh tế, quy luật quản lý hành chính và quy luật quản lý văn hoá.v.v ). Khoa học quản lý như trên đã nói, không đồng nhất với các khoa học quản lý chuyên ngành (tất nhiên là nó có quan hệ hữu cơ với chúng). Nó là khoa học quản lý tổng quát hay thực chất là lý luận chung về quản lý. Khoa học quản lý lấy thực tiễn quản lý (ở tất cả các lĩnh vực và cấp độ) làm đối tượng nghiên cứu nhằm vạch ra cái chung, cái giống nhau, cái lặp lại của hoạt động quản lý ở tất cả các lĩnh vực và cấp độ của nó, tức là quy luật quản lý. 63
  64. Để làm rõ đối tượng của khoa học quản lý cần phải luận giải các nội dung liên quan tới các nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Mối quan hệ quản lý và Quy luật quản lý. 2.2.1 Chủ thể quản lý Là nhân tố đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động quản lý và của mọi hệ thống quản lý, chủ thể quản lý có những đặc trưng cơ bản: - Chủ thể quản lý là nhân tố tạo ra các tác động quản lý. Các tác động quản lý tồn tại ở nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Nó có thể là mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý; cũng có thể là các nguyên tắc, phương pháp, phong cách và nghệ thuật quản lý. Hay ở một bình diện khác là các quyết định quản lý. Hiệu quả quản lý của các tổ chức tuỳ thuộc phần lớn vào chất lượng của các tác động quản lý đó. Việc tạo ra các tác động quản lý lại tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Cách thức tạo lập các tác động quản lý quy định tính chất và các mô thức quản lý xác định. - Chủ thể quản lý có một quyền lực nhất định. Quyền lực là sức mạnh được thừa nhận. Nó là công cụ và phương tiện không thể thiếu của chủ thể quản lý. Nhờ có quyền lực, chủ thể quản lý mới tạo ra được các tác động quản lý để điều khiển và điều chỉnh hành vi của thuộc cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực như thế nào là một vấn đề quan trọng, có vai trò quyết định tới việc hình thành văn hoá quản lý và do đó ảnh hưởng tới hiệu quả của quản lý. - Chủ thể quản lý tồn tại ở nhiều quy mô và tầng nấc khác nhau. Chủ thể quản lý có thể là một người, một nhóm người hoặc là một tổ chức và tồn tại ở các tầng nấc khác nhau. Với các tổ chức nhỏ, chủ thể quản lý có thể là một người; với tổ chức lớn chủ thể quản lý có thể là một nhóm người; với một 64
  65. quốc gia, khu vực.v.v. chủ thể quản lý là một tổ chức người. Chủ thể quản lý tồn tại dưới các cấp độ: cấp cao, cấp trung, cấp thấp. Các hình thức và cấp độ tồn tại của chủ thể quản lý được biểu hiện ở các tuyến quyền lực (ngang - dọc, trên - dưới) và có quan hệ tác động lẫn nhau từ đó tạo nên tính phức tạp của cơ chế quản lý. Việc thiết lập các mối quan hệ quyền lực và phối hợp hoạt động giữa chúng một cách hợp lý là tạo ra cơ chế quản lý khoa học và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu qủa hoạt động của các tổ chức. - Chủ thể quản lý phải có những năng lực và phẩm chất nhất định. Chủ thể quản lý có thể được phân thành ba cấp độ cơ bản (quản lý cấp cao, cấp trung và cấp thấp) song dù ở cấp nào, chủ thể quản lý cũng cần phải có những năng lực và phẩm chất cơ bản. Năng lực chuyên môn: Đó là những tri thức cơ bản về chuyên môn liên quan tới lĩnh vực mà người quản lý phụ trách. Năng lực làm việc với con người: Đó là khả năng tập hợp, quy tụ nhân lực, biết bố trí, sắp xếp và sử dụng con người hợp với khả năng của họ và thừa nhận những giá trị khác biệt. Năng lực tư duy, bản lĩnh và phương pháp tổ chức công việc khoa học: Đó là khả năng nhìn xa, trông rộng, hay có tầm nhìn chiến lược và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Chủ thể quản lý phải có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Những nhóm năng lực và phẩm chất trên không phải do bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành thông qua quá trình học tập, nghiên cứu và trải nghiệm trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình đào tạo để có được các nhà quản lý vừa có tâm, vừa có tầm thì phải lưu ý tới các lĩnh vực tri thức khoa học phù hợp và phải chú trọng tới vai trò của thực tiễn quản lý. - Chủ thể quản lý có lợi ích xác định. 65
  66. Lợi ích của chủ thể quản lý có thể thống nhất hoặc đối lập với lợi ích của đối tượng quản lý. Điều đó tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Song, tính chất của quan hệ lợi ích đóng vai trò quyết định tới tính chất của hoạt động quản lý và hiệu quả của nó. Thực tiễn quản lý đã chứng minh rằng, khi lợi ích của chủ thể đối lập với lợi ích của đối tượng thì hoạt động quản lý bị “biến dạng” thành hoạt động cai trị hoặc thống trị. Khi lợi ích của chủ thể thống nhất với lợi ích của đối tượng thì hoạt động quản lý mới được biểu hiện theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, để có sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể và đối tượng thì phải trải qua một quá trình vận động, biến đổi và phát triển lâu dài của xã hội. 2.2.2 Đối tượng quản lý Với tư cách là những con người hiện thực và là nhân tố quan trọng của hệ thống quản lý, đối tượng quản lý có những đặc trưng cơ bản sau: - Đối tượng quản lý là những người tiếp nhận các tác động quản lý và có thể tham gia ở mức độ nhất định việc tạo lập các tác động quản lý. Khi tiếp nhận các tác động quản lý, đối tượng quản lý có thể “chấp nhận” hay “không chấp nhận” và dẫn tới “hưng phấn” hay “ức chế” điều đó phụ thuộc vào nội dung của những tác động quản lý mà chủ thể đưa ra. Tuy nhiên, không phải cứ nội dung của những tác động quản lý khách quan, đúng đắn thì sẽ được đối tượng quản lý chấp nhận và tạo ra sự hưng phấn ở họ. Chính vì vậy, chủ thể quản lý ngoài việc lưu ý tới nội dung của các tác động quản lý thì còn phải quan tâm tới hình thức và phương thức tác động tới đối tượng quản lý. Khi tham gia ở mức độ nhất định việc tạo lập các tác động quản lý, đối tượng quản có thể không có đóng góp, đóng góp ít hoặc đóng góp nhiều, song việc tham gia đó là hết sức có ý nghĩa. Chủ thể quản lý nên sử dụng phong cách quản lý dân chủ để phát huy trí tuệ của cấp dưới trong việc xây dựng quyết định quản lý vì 66
  67. việc thực hiện nó sẽ có hiệu quả cao hơn khi đối tượng quản lý được coi là “người trong cuộc”. - Đối tượng quản lý là những con người có khả năng tự điều chỉnh hành vi của họ. Chủ thể quản lý không vì có quyền lực mà sử dụng nó tuỳ tiện để tác động vào đối tượng quản lý bởi vì họ không phải là những “công cụ biết nói”, chỉ biết “vâng lệnh” và tuân phục mà đối tượng quản lý là những chủ thể hoạt động có ý thức, có động cơ và mang tính sáng tạo. Chính vì vậy chủ thể quản lý phải tác động tới đối tượng quản lý một cách có ý thức, bằng quyền lực và theo quy trình. Đồng thời, chủ thể quản lý phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, trình độ của đối tượng quản lý để đưa ra các tác động phù hợp. Có như vậy thì mới thiết lập được sự thống nhất giữa vai trò điều chỉnh của chủ thể với khả năng tự điều chỉnh của đối tượng quản lý. - Đối tượng quản lý là một tổ chức xác định Tổ chức là sự tập hợp và liên kết của các thành viên theo một cách thức xác định, là sự phối hợp các hoạt động để thực hiện mục tiêu chung. Tổ chức có thể phân chia thành tổ chức chính thức - phi chính thức; tổ chức kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội.v.v. Bất cứ tổ chức nào đều có những yếu tố cơ bản: Mục tiêu, cơ cấu, nguồn nhân lực, hệ thống chính sách, hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ và văn hoá tổ chức. Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý với tư cách là tổ chức như vậy sẽ bao chứa nhiều nội dung và nhiều cấp độ. Tuy nhiên, tổ chức là một hệ thống toàn vẹn song nhân tố con người đóng vai trò quyết định. Vì vậy, hệ thống hợp tác xã hội với các nhân tố chức năng xã hội và tâm lý xã hội cần được đặc biệt 67
  68. lưu ý. Việc tạo lập các chức năng xã hội và tâm lý xã hội hợp lý đóng vai trò quyết định đối với thành công của quản lý. - Đối tượng quản lý là những con người có phẩm chất và năng lực nhất định. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đối tượng quản lý phải căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Để có những năng lực đáp ứng công việc của tổ chức, đối tượng quản lý không thể chỉ dựa và kinh nghiệm, thói quen, mà phải được đào tạo ở những nội dung và hình thức phù hợp. Chỉ có những người có tri thức, kỹ năng, thái độ và trách nhiệm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. - Đối tượng quản lý có lợi ích xác định. Đối tượng quản lý là những con người khác nhau về tình cảm, nhu cầu, lợi ích Song, khi làm việc trong một tổ chức, họ sẽ được liên kết lại để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Lợi ích của các thành viên có thể đối lập hoặc thống nhất với lợi ích của chủ thể quản lý. Điều đó tuỳ thuộc vào việc xác lập nội dung của mục tiêu chung. Chỉ có sự thống nhất về lợi ích giữa đối tượng quản lý với chủ thể quản lý thông qua mục tiêu chung thì mới tạo nên động lực cho sự phát triển của tổ chức, và ngược lại. 2.2.3 Quan hệ quản lý và Quy luật quản lý - Sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý tạo nên quan hệ quản lý. Quan hệ quản lý tồn tại ở những hình thức khác nhau tùy thuộc vào tính chất của quan hệ lợi ích giữa chúng. Có 2 hình thức quan hệ quản lý cơ bản: + Quan hệ đối lập + Quan hệ thống nhất. 68
  69. Quan hệ đối lập: là biểu hiện mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Quan hệ này tồn tại theo 2 khuynh hướng: Khuynh hướng 1: Chủ thể quản lý chủ quan hoá những tác động quản lý (mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý) và dùng quyền lực để ép buộc đối tượng quản lý phải hoạt động để thực hiện lợi ích của chủ thể. Khuynh hướng 2: Đối tượng quản lý chủ quan hoá sự tiếp nhận những tác động quản lý (mà những tác động đó là đúng đắn, khách quan) từ phía chủ thể và hoạt động để thực hiện lợi ích riêng của mình. Cả 2 khuynh hướng trên tạo nên mâu thuẫn giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, tức là không tuân theo quy luật quản lý, vì cả chủ thể và đối tượng quản lý đều chủ quan hoá các chức năng và nhiệm vụ của mình. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý. Quan hệ thống nhất: là biểu hiện sự thống nhất về mặt lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mối quan hệ thống nhất giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được biểu hiện ở chỗ: Chủ thể quản lý khách quan hoá những tác động quản lý, đối tượng quản lý khách quan hoá việc tiếp nhận những tác động quản lý từ phía chủ thể quản lý và cùng hướng tới thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Đây là khuynh hướng tuân theo quy luật quản lý. 69
  70. MChung MCT MĐT QL QL ộng ận đ nh ác ếp c t c á c &ti ộngquản lý đ ận ộng nh đ lý QL ác t á ủ quan ủ hoá tác quanho Ch h ủquan hoá tiếp ác Ch Kh CTQL ĐTQL Như vậy, có thể coi quy luật quản lý là quá trình khách quan hoá những tác động quản lý và sự tiếp nhận những tác động đó của chủ thể và đối tượng quản lý, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung cuả tổ chức. - Quy luật quản lý được biểu hiện ở các phương diện sau: + Xác định mục tiêu quản lý phù hợp + Xây dựng nội dung quản lý đúng đắn + Lựa chọn phương thức quản lý hợp lý - Tính quy luật quản lý được biểu hiện ở việc xây dựng và thực thi một cách khoa học và sáng tạo các nội dung cơ bản: + Nguyên tắc quản lý + Quy trình quản lý + Phương pháp quản lý 70