Thanh âm: Phương pháo luyện tập và ứng dụng - Nguyễn Mai Kiên (Phần 1)

pdf 23 trang hapham 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh âm: Phương pháo luyện tập và ứng dụng - Nguyễn Mai Kiên (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthanh_am_phuong_phao_luyen_tap_va_ung_dung_nguyen_mai_kien_p.pdf

Nội dung text: Thanh âm: Phương pháo luyện tập và ứng dụng - Nguyễn Mai Kiên (Phần 1)

  1. Thang õm Phương phỏp luyện tập và ứng dụng NGUYỄN MAI KIấN • Phần I: Thang õm cơ bản Phần II: Phương phỏp luyện tập thang õm • • Phần III: Ứng dụng thang õm trong õm nhạc ngẫu hứng Dành cho tất cả mọi nhạc cụ Khoa Kiến thức Nghệ thuật Cơ bản ? Đại Học Văn Hoỏ Nghệ Thuật Quõn đội.
  2. lời tựa Thang âm là một công cụ cực kỳ quan trọng cho bất cứ một người chơi nhạc ngẫu hứng nào. Việc hiểu các thang âm theo các cấu trúc về cung qu ng khác nhau, cách cấu tạo có thể tương đối dễ dàng, nhưng để luyện tập nó một cách hiệu quả và sử dụng chúng như thế nào thì lại là một vấn đề khá hóc búa. Để giúp các bạn sử dụng, luyện tập thang âm một cách có hiệu quả, tôi xin giới thiệu quyển sách này nhằm phần nào đáp ứng được nhu cầu ấy. Với quyển sách này, các giáo viên có thể dùng song song cùng với các giáo trình dạy nhạc cụ của trường để bổ trợ cho việc dạy chuyên môn nhạc cụ. Sách chia làm ba phần chính: ã Phần thứ nhất: Các thang âm cơ bản và cách sử dụng. Bao gồm các thang âm căn bản thường được dùng trong phạm vi một giọng điệu. Các thang âm được sắp xếp riêng rẽ hoặc theo từng bậc trong điệu thức để từ đó có một cái nhìn có hệ thống hơn và khi dùng ta dễ dàng dịch sang các giọng khác. ã Phần thứ hai: Ph•ơng pháp luyện tập thang âm. Bao gồm các phương pháp luyện tập thang âm khác nhau từ việc đơn giản nhất là chơi đi lên đi xuống, cho đến các mẫu luyện tập thang âm phức tạp làm cho việc luyện tập thang âm vốn nhàm chán giờ đây trở nên hữu ích và thú vị hơn. Phương pháp luyện tập các dấu nhấn ở các phần trong một phách cũng được đề cập tới nhằm cho bạn chơi thang âm có tính nhạc và tính áp dụng cao. ã Phần thứ ba: ứng dụng thang âm trong âm nhạc ngẫu hứng. Phần này bao gồm các ứng dụng của các thang âm trong các tác phẩm và các phần solo của các nhạc sỹ lớn trên thế giới. Các cách mà họ áp dụng thang âm vào solo làm cho bản nhạc trở nên có sức sống và hấp dẫn người nghe. Trong một khuôn khổ nhỏ, cuốn sách chắc còn nhiều thiếu sót, mong các thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến. Cảm ơn các thầy cô và các em học sinh khoa âm nhạc đ cho tôi một động lực và tinh thần để sáng tạo. Nguyễn Mai Kiên 1
  3. Lời tựa trang 1 : Các thang âm cơ bản và cách sử dụng. 3 I. Thang âm cơ bản 3 1. Modes xuất phát từ thang âm trưởng 3 2. Modes xuất phát từ thang âm thứ giai điệu đi lên 7 3. Thang âm tăng, giảm 9 4. Các thang âm hỗn hợp 10 5. Modes xuất phát từ thang âm thứ hoà thanh 14 II. Thang âm trong hệ thống giọng điệu 16 Hợp âm và thang âm bậc I 16 Hợp âm và thang âm bậc II 17 Hợp âm và thang âm bậc III 18 Hợp âm và thang âm bậc IV 19 Hợp âm và thang âm bậc V 20 Hợp âm và thang âm bậc VI 21 Hợp âm và thang âm bậc VII 22 : phương pháp luyện tập thang âm. 23 Chia nhỏ thang âm thành từng qu ng 26 Chia thang âm thành từng mẫu bốn nốt 30 Chia thang âm thành từng mẫu ba nốt 33 Dùng các nốt thang âm thành lập các hợp âm ba 34 Dùng các nốt thang âm thành lập các hợp âm bảy 37 Mẫu thang âm với nốt tiếp cận chromatic 38 Luyện tập thang âm theo tiến trình II - V 41 Các cách luyện tập thang âm khác 45 Luyện tập thang âm với dấu nhấn 47 : ứng dụng thang âm trong âm nhạc ngẫu hứng. 51 Luyện tập, Luyện tập và luyện tập 64 2 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  4. Phần thứ nhất Phần thứ nhất thang âm cơ bản và cách sử dụng Trong quyển sách này tôi không có ý định liệt kê tất cả các thang âm có trong âm nhạc, mà chỉ muốn đưa ra và giới thiệu các thang âm hay sử dụng trong âm nhạc ngẫu hứng, từ đó đưa ra các phương pháp luyện tập hiệu quả và các ứng dụng của thang âm trong âm nhạc. Ngoài ra, tôi chia thang âm thành từng nhóm ứng với các bậc của giọng điệu và từ đó các bạn có thể căn cứ vào đó mà dịch chuyển sang các giọng khác nhau. Hơn nữa việc này làm cho các bạn dễ mường tượng ra các thang âm liên quan đến giọng điệu như thế nào. Thang âm cơ bản I. Modes xuất phát từ thang âm tr•ởng Sơ đồ dựa trên thang âm trưởng: 1. Ionian Thang âm đơn giản là thang âm trưởng tự nhiên, rất quen với tai nghe của chúng ta và dễ ngẫu hứng, có tính chất rõ ràng ổn định. Những nốt căng thích hợp là 9 , 13 (nốt tránh là 4) phù hợp với Imaj7 (C , C6 , Cmaj7 , Cb9 , Cmaj9 , Cmaj13) Khi chơi thang âm này lưu ý âm 4 là nốt tránh1, nó rất nghịch với hợp âm trưởng, có khuynh hướng giải quyết về âm 3 của hợp âm chủ. 1 Nốt tránh là nốt cao hơn nốt trong hợp âm một nửa cung.(Xem chương 5 sách giáo khoa hoà thanh để biết thêm chi tiết) Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 3
  5. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Ví dụ 1-1 2. Dorian Cấu trúc 1, 2, b3, 4, 5, 6, b7. Thang âm này có màu sắc thứ nhưng trung lập. Trong nhạc Jazz và nhạc Pop tất cả các nốt vang lên rất tốt ở giai điệu. Những nốt căng thích hợp là 9, 11, 13. Không có nốt tránh. Phù hợp với hợp âm IIm7. Có ba cách để tìm ra thang âm Dorian: ã Thang âm thứ tự nhiên với bậc 6 được tăng 1/2 cung. ã Thang âm trưởng với bậc 3 và bậc 7 giáng xuống 1/2 cung. ã Thang âm có cùng dấu hoá với giọng trưởng nằm dưới nó 1 cung. (C Dorian có dấu hoá của giọng Bb trưởng) Ví dụ 1-2 3. Phrygian Cấu trúc 1, b2, b3, 4, 5, b6, b7. Thang âm này có màu sắc tối, không dứt khoát,(hay dùng trong âm nhạc Tây Ban Nha. Nốt căng thích hợp là 11. Nốt tránh là b2, b6. Phù hợp với hợp âm IIIm7. Có ba cách để tìm ra thang âm Phrygrian: ã Thang âm thứ tự nhiên với bậc 2 được giáng xuống 1/2 cung. ã Thang âm trưởng với bậc 2, bậc 3, bậc 6 và bậc 7 giáng xuống 1/2 cung. ã Thang âm có cùng dấu hoá với giọng trưởng nằm dưới nó qu ng 3 trưởng. (C Phrygian có dấu hoá của giọng Ab trưởng) Ví dụ 1-3 4 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  6. Phần thứ nhất 4. Lydian Cấu trúc 1 , 2 , 3 , #4 , 5 , 6 , 7. Thang âm này có màu sắc sáng và mới mẻ , không có nốt tránh, phù hợp với IVmaj7. Những nốt căng thích hợp là 9 , #11 , 13 (C , C6 , Cmaj7 , Cb9 , Cmaj9, Cmaj7 #11 , Cmaj7 13#11) Có hai cách để tìm ra thang âm Lydian: ã Thang âm trưởng với bậc 4 được tăng lên 1/2 cung. ã Thang âm có cùng dấu hoá với giọng trưởng nằm dưới nó qu ng 4 đúng. (C Lydian có dấu hoá của giọng G trưởng) Ví dụ 1-4 5. Mixolydian Cấu trúc 1, 2, 3, 4, 5, 6, b7 là hợp âm V7 cơ bản, không ổn định và rất mạnh mẽ, muốn được giải quyết. Được dùng ở rất nhiều bài blues, rock, và funk. Những nốt căng thích hợp là 9, 13 (nốt tránh là bậc 4) phù hợp với hợp âm V7 (C , C7 , C9 , C13). Khi chơi thang âm này lưu ý âm 4 là nốt tránh, nó rất nghịch với hợp âm bảy át, có khuynh hướng giải quyết về âm 3 của hợp âm bảy át. Có hai cách để tìm ra thang âm Lydian: ã Thang âm trưởng với bậc 7 được giảm xuống 1/2 cung. ã Thang âm có cùng dấu hoá với giọng trưởng nằm dưới nó qu ng 5 đúng, hay trên nó một qu ng 4 đúng. (C Mixolydian có dấu hoá của giọng F trưởng) Ví dụ 1-5 6. Aeolian Cấu trúc 1, 2, b3, 4, 5, b6, b7. Là thang âm cơ bản của giọng thứ. Có tính chất buồn, nghiêm trang, tối hơn Dorian, dễ solo. Những nốt căng thích hợp là 9, 11. Nốt tránh là b6. Phù hợp với VIm7 trong giọng trưởng và Im7 trong giọng thứ. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 5
  7. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Có ba cách để tìm ra thang âm Aeolian: ã Thang âm thứ tự nhiên. ã Thang âm trưởng với bậc 3, bậc 6 và bậc 7 giáng xuống 1/2 cung. ã Thang âm có cùng dấu hoá với giọng trưởng nằm trên nó qu ng 3 thứ (giọng song song). (C Aeolian có dấu hoá của giọng Eb trưởng) Ví dụ 1-6 7. Locrian Cấu trúc 1, b2, b3, 4, b5, b6, b7. Thang âm này có màu sắc tối nhất, có tính huyền bí và sự không ổn định khá cao vf bậc 5 được giảm xuống. Nốt căng thích hợp là 11, b13. Nốt tránh là b2. Phù hợp với VIIm7b5. Có ba cách để tìm ra thang âm Locrian: ã Thang âm thứ tự nhiên với bậc 2 và bậc 5 giảm xuống 1/2 cung. ã Thang âm trưởng với bậc 2, bậc 3, bậc 5, bậc 6 và bậc 7 giáng xuống 1/2 cung. ã Thang âm có cùng dấu hoá với giọng trưởng nằm trên nó nửa cung. (C Locrian có dấu hoá của giọng Db trưởng) Ví dụ 1-7 6 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  8. Phần thứ nhất II. Modes xuất phát từ thang âm thứ giai điệu đi lên Sơ đồ dựa trên thang âm thứ giai điệu đi lên: 1. Thứ giai điệu đi lên Cấu trúc 1, 2, b3, 4, 5, 6, 7. Thang âm này có thể coi là thang âm trưởng có bậc b3. Thang âm thứ giai điệu rất hữu dụng đối với chúng ta khi mở rộng nhận thức về hoà thanh điển hình. Rất nhiều modes được bắt nguồn từ thang âm này. Trong lý thuyết âm nhạc truyền thống (traditional music) nó được biết đến với cấu trúc đi lên và đi xuống. Chúng ta chỉ dùng dạng đi lên mà thôi. (Dạng đi xuống chính là Aeolian mà chúng ta đ biết). Hợp âm cơ bản được lấy từ thang âm này là 3 thứ, 6 thứ, M7 thứ (không có nốt tránh). Các nốt căng thích hợp là 9, 11, và 13. Nó thường phù hợp với hợp âm Im6 hay IVm6. Có hai cách để tìm ra thang âm thứ giai điệu: ã Thang âm thứ tự nhiên với bậc 6 và bậc 7 được tăng lên 1/2 cung. ã Thang âm trưởng với bậc 3 giáng xuống 1/2 cung. Ví dụ 1-8 2. Thang âm Lydian #5 Có hai cách để tìm ra thang âm Lydian #5: ã Thang âm trưởng tự nhiên với bậc 4 và bậc 5 được tăng lên 1/2 cung. ã Thang âm có các âm giống với thang âm thứ giai điệu ở dưới nó qu ng ba thứ. (C Lydian #5 có các âm giống như A thứ giai điệu). Thang âm này được dùng với nhóm hợp âm trưởng có âm 5 tăng. Thang âm này không có nốt tránh. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 7
  9. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Ví dụ 1-9 3. Thang âm Lydian b7 Có ba cách để tìm ra thang âm Lydian b7: ã Thang âm Lydian với bậc 7 được giáng xuống 1/2 cung. ã Thang âm Mixolydian với bậc bốn tăng lên 1/2 cung. ã Thang âm có các âm giống với thang âm thứ giai điệu ở dưới nó qu ng bốn đúng. (C Lydian b7 có các âm giống như G thứ giai điệu). Thang âm này được dùng với nhóm hợp âm bảy át với âm #11. Bằng cách tăng âm 4 của thang âm Mixolydian để tạo ra thang âm này, ta sẽ có nốt tránh (âm 4) không còn nữa. Do vậy các âm vang lên tốt ở giai điệu ở phách mạnh, không có nốt tránh. Thang âm Lydian b7 có các âm giống với thang âm át biến đổi (Alt - còn gọi là Super Locrian) ở trên hay ở dưới một qu ng ba cung. Điều này rất quan trọng khi ngẫu hứng trên tiến trình liên quan đến thay thế qu ng ba cung cho hợp âm át. Một ví dụ điển hình về hợp âm 7(#11) và thang âm Lydian b7 là ở ô nhịp thứ ba và thứ tư của bài “Take the ‘A’ train” của Ellington và Strayhorn. Ví dụ 1-10 4. Thang âm Locrian #2 Có bốn cách để tìm ra thang âm Locrian #2: ã Thang âm Locrian với bậc 2 tăng lên 1/2 cung. ã Thang âm thứ tự nhiên với bậc 5 giáng 1/2 cung. ã Thang âm trưởng với bậc 3, bậc 5, bậc 6, và bậc 7 giáng 1/2 cung. ã Thang âm có các âm giống với thang âm thứ giai điệu ở trên nó qu ng ba thứ. (C Locrian #2 có các âm giống như Eb thứ giai điệu). Thang âm Locrian #2 được dùng với hợp âm bảy thứ b5 (haft diminished). Thang âm này không có nốt tránh. Ví dụ 1-11 8 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  10. Phần thứ nhất 5. Thang âm át biến đổi (Super Locrian) Có hai cách để tìm ra thang âm át biến đổi (ký hiệu là Alt): ã Thang âm Locrian với bậc 4 giáng 1/2 cung. ã Thang âm có các âm giống với thang âm thứ giai điệu ở trên nó 1/2 cung. (C Alt có các âm giống như Db thứ giai điệu). Thang âm Alt được dùng với nhóm hợp âm át mà có bậc 5 và bậc 9 được biến đổi (b5b9; b5#9; #5b9; #5#9). Tất cả các âm biến đổi này đều nằm trong thang âm Alt. Nếu hợp âm bảy át không có hoặc là bậc 5 hay bậc 9 biến đổi thì thang âm toàn cung hoặc thang âm giảm sẽ phù hợp hơn. Thang âm át biến đổi có các âm giống với thang âm Lydian b7 ở trên hay ở dưới nó một qu ng ba cung. Điều này rất quan trọng khi ngẫu hứng trên tiến trình liên quan đến thay thế qu ng ba cung cho hợp âm át. Ví dụ 1-12 III. Thang âm tăng, giảm 1. Thang âm toàn cung (Wholetone) Cấu trúc 1, 2, 3, #4, #5, b7. Thang âm toàn cung là thang âm đối xứng vì nó được xây dựng trên những nguyên cung (những nốt cách nhau một cung). Do vậy mỗi nốt của thang âm này đều có thể được coi là âm gốc, và thực sự chỉ có hai thang âm toàn cung khác nhau. Đây là thang âm gồm sáu âm. Các hợp âm cơ bản lấy ra từ thang âm này là hợp âm ba tăng, bảy tăng. Các nốt căng thích hợp là 9, #11 (không có nốt tránh). Nó thường được dùng như kiểu hợp âm bảy át. Ví dụ 1-13 2. Thang âm giảm đối xứng bắt đầu từ 1 cung (Whole step-half step Diminished) Cấu trúc 1, 2, b3, 4, b5, #5, 6, 7. Là thang âm gồm tám âm có cấu trúc cân xứng về qu ng theo thứ tự một cung, nửa cung, một cung Vì cấu trúc cân xứng nên cứ cách một qu ng ba ta lại được các thang âm có các nốt bằng nhau. Các hợp âm cơ bản lấy ra từ thang âm này là hợp âm ba giảm, bảy giảm. Các nốt căng thích hợp là 9, 11, b13, và M7 (không có nốt tránh). Thang âm này có thể được dùng với hợp âm m7b5 hút về hợp âm bảy át ở dưới qu ng năm đúng. Một số nốt hơi căng thẳng và nghịch nhưng khi chuyển hợp âm sự căng thẳng này sẽ biến mất. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 9
  11. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Ví dụ 1-14 3. Thang âm giảm bắt đầu từ 1/2 cung (Half step - Whole step Diminished) Là thang âm gồm tám âm có cấu trúc cân xứng về qu ng theo thứ tự nửa cung, một cung, nửa cung Vì cấu trúc cân xứng nên cứ cách một qu ng ba ta lại được các thang âm có các nốt bằng nhau. Các hợp âm cơ bản lấy ra từ thang âm này là hợp âm ba giảm, bảy giảm. Các nốt căng thích hợp là 9, 11, b13, và M7 (không có nốt tránh). Nếu hoà thanh xuất hiện âm #5 thì ta không nên dùng thang âm này bởi vì nó tạo sự căng thẳng với âm 5 của thang âm. Nếu âm b5 xuất hiện ở ký hiệu hợp âm thì ta có thể dùng thang âm này nhưng sẽ không tốt bằng thang âm át biến đổi (Alt). Ví dụ 1-15 IV. Các thang âm hỗn hợp 1. Pentatonic tr•ởng Thang âm Pent. trưởng có cấu trúc là 1, 2, 3, 5, 6. Ví dụ 1-16 Giống như thang âm trưởng, thang âm này có 5 modes khác nhau: Pent. I - Pent. II - Pent. III - Pent. IV - Pent. V 10 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  12. Phần thứ nhất Ví dụ 1-17 Thang âm này được dùng với nhóm hợp âm trưởng không biến đổi. Chúng có thể được xây dựng từ nhiều nốt khác nhau của hợp âm chứ không chỉ đơn thuần là âm gốc, do vậy tạo ra sự đa dạng về hoà thanh. Ví dụ dưới đây cho bạn một số ví dụ về một thang âm Pentatonic trưởng dùng với các loại hợp âm. Ví dụ 1-18 2. Pentatonic thứ Thang âm Pent. thứ có cấu trúc 1, b3, 4, 5, b7. Ví dụ 1-19 Cũng như thang âm trưởng thứ song song, thang âm Pent. thứ cũng có quan hệ song song với thang âm Pent. trưởng. Do vậy các modes của thang âm Pent. trưởng cũng giống như các modes của thang âm Pent. thứ. (Xem ví dụ 1-17) Thang âm này được dùng với nhóm hợp âm thứ không biến đổi. Chúng có thể được xây dựng từ nhiều nốt khác nhau của hợp âm chứ không chỉ đơn thuần là âm gốc, do vậy tạo ra sự đa dạng về hoà thanh. Ví dụ dưới đây cho bạn một số ví dụ về một thang âm Pentatonic thứ dùng với các loại hợp âm. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 11
  13. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Ví dụ 1-20 3. Thang âm Blues Thang âm Blues có cấu trúc 1, b3, 4, #4, 5, b7. Ví dụ 1-21 Thang âm Blues có thể coi là thang âm Pent. thứ thêm âm #4. Nó được dùng với cả nhóm hợp âm át và nhóm hợp âm thứ. Khi dùng với hợp âm thứ không biến đổi, âm #4 nghịch với hoà thanh và có khuynh hướng giải quyết lên hay xuống nửa cung vào âm 11 hay âm 5 của hợp âm. Khi sử dụng nó với hợp âm át, âm 4 của thang âm là nốt tránh và phải giải quyết. Âm b3 (#9) đi với âm b5 (#4) cho ta hiệu quả có tính chất blues. Khi dùng với tiến trình blues cơ bản, thì thang âm Blues phải có âm gốc cùng với hợp âm. Điều này có nghĩa là thang âm Bb Blues dùng với hợp âm Bb7. H•ớng dẫn dùng thang âm Pentatonic và thang âm Blues: ã ở hợp âm bậc II, chơi thang âm I, IV và V Pentatonic trưởng. ã ở hợp âm bậc V, chơi thang âm V Pentatonic trưởng. ã ở hợp âm bậc I, chơi thang âm I và V Pentatonic trưởng. ã ở tiến trình II - V - I chơi thang âm V Pentatonic trưởng. 12 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  14. Phần thứ nhất Những h•ớng dẫn này áp dụng với giọng C truởng: ã ở hợp âm Dm7, chơi thang âm C, F và G Pentatonic trưởng. ã ở hợp âm G7, chơi thang âm G Pentatonic trưởng. ã ở hợp âm CM7, chơi thang âm C và G Pentatonic trưởng. ã ở tiến trình Dm7 - G7 - CM7 chơi thang âm G Pentatonic trưởng. Hay ta có thể dùng thang âm Blues và thang âm Pent. thứ cho h•ớng dẫn ở trên: ã ở hợp âm Dm7, chơi thang âm A, D, E Blues và A, D, E Pentatonic thứ. ã ở hợp âm G7, chơi thang âm E Blues và E Pentatonic thứ. ã ở hợp âm CM7, chơi thang âm A, E Blues và A, E Pentatonic thứ. ã ở tiến trình Dm7 - G7 - CM7 chơi thang âm E Blues và E Pentatonic thứ. 4. Thang âm Bebop Thang âm Bebop là sự kết hợp của các thang âm Ionian, Dorian, Mixolydian với âm chromatic được thêm vào. Từ đó ta có ba loại thang âm Bebop: Thang âm Mixolydian bebop, thang âm Dorian bebop và thang âm Ionian bebop. Thang âm Mixo bebop Thang âm Mixo bebop là thang âm Mixolydian được thêm nốt chromatic lướt giữa âm 7 và âm gốc. Thang âm này được dùng cho hợp âm bậc V trong tiến trình II-V. Ví dụ 1-22 Thang âm Dorian bebop Thang âm Dorrian bebop là thang âm Dorian được thêm nốt chromatic lướt giữa âm 3 và âm 4. Thang âm này được dùng cho hợp âm bậc II trong tiến trình II-V. Dovậy trong tiến trình II-V của giọng F trưởng ta có Gm7 - C7 và chúng phù hợp với thang âm Dorrian bebop và Mixo bebop. Ví dụ 1-23 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 13
  15. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Thang âm Ionian bebop Thang âm Ionian bebop là thang âm Ionian được thêm nốt chromatic lướt giữa âm 5 và âm 6. Thang âm này được dùng cho hợp âm bậc I trong tiến trình II-V-I. Dovậy trong tiến trình II-V-I của giọng F trưởng ta có Gm7 - C7 - F và chúng phù hợp với thang âm Dorrian bebop và Mixo bebop và Ionian bebop. Ví dụ 1-24 Ta h y xem tiến trình II - V - I với các thang âm bebop tương ứng. Mục đích của các thang âm Bebop là tạo cho giai điệu trở nên mềm mại hơn vì đưa các âm trong hợp âm đứng ở các phách mạnh và các nốt căng, nốt tránh giờ đây nằm ở phách nhẹ. Điều này nhấn mạnh các âm trong hợp âm và làm chúng trở nên rõ nghĩa hơn. Ví dụ 1-25 5. Modes xuất phát từ thang âm thứ hoà thanh Có một cách nhận biết thang âm thứ hoà thanh: ã Thang âm thứ tự nhiên với âm bậc 7 tăng lên nửa cung ã Thang âm trưởng tự nhiên với âm 3 và âm 6 giáng xuống nửa cung. Ví dụ 1-26 14 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  16. Phần thứ nhất Modes 1: Dùng với hợp âm Cm(maj7) Modes 2: Dùng với hợp âm Dm7b5 Modes 3: Dùng với hợp âm Ebmaj7#5 Modes 4: Dùng với hợp âm Fm7 Modes 5: Dùng với hợp âm G7b9 Modes 6: Dùng với hợp âm Abmaj7 Modes 7: Dùng với hợp âm Bdim7 Thang âm thứ hoà thanh được dùng thường xuyên nhất với hợp âm I, II và V (modes 1, 2, và 5). Điều này ứng với tiến trình II-V-I của giọng thứ. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 15
  17. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Thang âm trong hệ thống giọng điệu Khi xem các hợp âm và thang âm theo từng bậc của giọng điệu, ta lưu ý chức năng của chúng trong giọng điệu đó đồng thời ghi nhớ các thang âm và sự liên quan của chúng như thế nào trong giọng điệu. Ví dụ, hợp âm I7 là hợp âm át ly điệu sang bậc IV của giọng điệu, thang âm phù hợp với nó là Mixolydian, hoặc ta có thể dùng thang âm khác thay thế cho nó là Mixolydian b9. H y học tất cả các chức năng ở tất cả các giọng điệu. Hợp âm và thang âm bậc I Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế Chủ Chủ thứ Chủ thứ Ly điệu V/IV Ly điệu V/IVm I Giảm màu sắc #I Giảm l•ớt 16 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  18. Phần thứ nhất Hợp âm và thang âm bậc II Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế Hạ át Hạ át thứ Ly điệu V/V Ly điệu V/V Tráo đổi thang âm, hạ át thứ Thay thế quãng ba cung cho hợp âm V/I #II Giảm l•ớt Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 17
  19. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Hợp âm và thang âm bậc III Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế Chủ Chủ, IIm7 liên quan của VI7b9 Ly điệu V/VI Chủ thứ, Tráo đổi thang âm Thay thế quãng ba cung cho hợp âm V/II bIII Giảm l•ớt #I Giảm l•ớt, Phần trên của hợp âm I7b9 18 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  20. Phần thứ nhất Hợp âm và thang âm bậc IV Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế Hạ át Hạ át thứ (Thang âm ghép) Hạ át thứ Thay thế quãng ba cung cho hợp âm V/III, Blues Phần trên của hợp âm V7b9 #IV Giảm l•ớt Chủ, IIm7 liên quan của VII Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 19
  21. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Hợp âm và thang âm bậc V Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế át át (giọng thứ) át Tráo đổi thang âm, IIm7 liên quan của I7 V Giảm màu sắc #V Giảm l•ớt Thay thế quãng ba cung V/IV 20 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  22. Phần thứ nhất Hợp âm và thang âm bậc VI Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế Chủ Chủ (thứ), IIm7 liên quan của II7 Ly điệu V/II #IV giảm l•ớt, Phần trên của hợp âm II7b9 Chủ thứ, Tráo đổi thang âm Thay thế quãng ba cung của V/V IIm7 liên quan của bII7 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 21
  23. Thang âm cơ bản và cách sử dụng Hợp âm và thang âm bậc VII Chức năng Hợp âm Thang âm chính Thang âm dùng thay thế át Ly điệu V/III IIm7 liên quan của III7 át, Phần trên của hợp âm V7b9 Hạ át, Tráo đổi thang âm Hạ át thứ, Tráo đổi thang âm, Thay thế quãng ba cung cho V/VI IIm7 liên quan của bIII7 22 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.