Thuốc cản quang dùng trong điện quang

doc 5 trang hapham 2510
Bạn đang xem tài liệu "Thuốc cản quang dùng trong điện quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthuoc_can_quang_dung_trong_dien_quang.doc

Nội dung text: Thuốc cản quang dùng trong điện quang

  1. 1.THUỐC CẢN QUANG DÙNG TRONG ĐIỆN QUANG. I. THUỐC CẢN QUANG DÙNG TRONG X QUANG TIÊU HÓA. 1. Bari sulphat, baryt( barium sulfat): - Dạng trình bày: Dạng bột đóng gói, dạng dịch đặc hay dạng gel. - Pha loãng: Tùy theo mục đích thăm khám và loại thuốc cản quang có thể pha loãng với nồng độ khác nhau. - Chống chỉ định của Baryt” + Thủng tạng rỗng. + Kiểm tra sớm sau phẫu thuật: Thuốc có thể ngấm qua lỗ chỉ khâu. + Thủng thực quản. + Trường hợp có nguy cơ vỡ đại tràng: Như xoắn đại tràng, 2. Thuốc cản quang tan trong nước: - Gastrographine: Tan trong nước, dung dịch pha sẵn có nồng độ 380mgl/ml giống thuốc cản quang trong tiết niệu. - Các thuốc cản quang khác tan trong nước dùng theo đường mạch máu đều có thể sử dụng cho đường uống. + Chỉ định: Các trường hợp có thủng hoặc nghi ngờ có dò ống tiêu hóa. + Chống chỉ định: Khi nghi ngờ có dò vào đường thở thì không dùng thuốc tan trong nước vì chúng rất kích thích niêm mạc phế quản, phải dùng Baryt. 3. Thuốc cản quang âm tính: - Khí CO2, O2 hoặc không khí có thể được sử dụng như chất tạo đối quang âm tính: + Đối với dạ dày: Dùng trong chụp dạ dày có đối quang kép. + Đối với đại tràng: Bơm không khí vào đại tràng qua ống thông trực tràng để chụp đại tràng có đối quang kép. - Nước tinh khiết: Trong khám X Quang ống tiêu hóa và chụp cắt lớp vi tính có thể dùng nước tinh khiết như chất tạo đối quang âm tính cho ống tiêu hóa và làm đày dạ dày, tiểu tràng và đại tràng. II. THUỐC CẢN QUANG IODE TAN TRONG NƯỚC VÀ THẢI TRỪ QUA THẬN DÙNG CHO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH, ĐỘNG MẠCH; CÁC PHẢN ỨNG THUỐC VÀ CÁCH XỬ LÍ. 1. Các loại thuốc cản quang: - Các thuốc cản quang dùng trong X Quang tiết niệu và X Quang mạch máu là các phân tử IODE tan trong nước , dẫn xuất của acid benzoic có gắn 3 nguyên tử IODE, có nguồn gốc khác nhau. - Các thuốc cản quang đơn phân tử có ion: + Radioselectan 60% : 300mgl/ml + Radioselectan 76%:380mgl/ml + Telebrix 35 và 38: 350 và 380 mgl/ml.
  2. Các thuốc cản quang trên có áp lực thẩm thấu cao hơn áp lực thẩm thấu của huyết tương tới 5-6 lần. - Thuốc cản quang có ion chứa hai phân tử gắn 6 nguyên tử iode: Hexabrix 320: 320mgl/ml. - Thuốc cản quang không có ion: Có các gốc dài hơn và độ ái nước cao hơn. + Ultravist 300:300mgl/ml + Iopamiron 370: 370mgl/ml + Iopamiron 300:300 mgl/ml + Pamiray ( có dùng gốc hóa học với Iopamiron) + Omnipaque 300:300mgl/ml + Optiray 300:300mgl/ml. Các thuốc này có áp lực thẩm thấu cao hơn áp lức thẩm thấu của huyết tương rất ít, chúng được sử dụng rộng rãi trong X Quang tiết niệu, Xquang mạch máu và chụp cắt lớp vi tính, có thể bơm vào khoang dưới nhện tủy sống và khoang khác của cơ thể theo hàm lượng thích hợp. 2. Dung nạp thuốc: - Phản ứng miễn dịch thực sự đối với các thuốc rất hiếm gặp. Có trường hợp tai biến nặng sau dùng thuốc mà trước đây chưa bao giờ dùng thuốc iode. - Các phản ứng không phải miễn dịch do nhiều cơ chế khác nhau: + Tăng quá mức các phản ứng thông thường( hiệu ứng do quá nhiều thuốc cản quang, cơ thể quá nhậy cảm với thuốc cản quang). + Do độ thẩm thấu của thuốc( chủ yếu tác động đến hệ thần kinh) gây độc đến hệ thần kinh. + Một số tác giả nêu cơ chế dị ứng nhưng chưa tìm thất IgE ở các trường hợp phản ứng với thuốc. - Có ba cơ quan bị ảnh hưởng trong trường hợp không dung nạp thuốc: + Hệ thống tim-mạch: Loạn nhịp, suy tim, trụy mạch gây phù phổi cấp. + Hệ thống thần kinh trung ương với các cơn động kinh, rối loạn thần kinh thực vật. + Thận với nguy cơ suy thận cấp: Thường có thể phục hồi, có thể có các yếu tố bổ trợ làm tăng nguy cơ như đái đường, u tủy, tuổi cao, dùng liều cao thuốc cản quang, suy tim, 3. Đề phòng các tai biến liên quan đến thuốc cản quang. - Các yếu tố nguy cơ: Bệnh tim, mắc bệnh mạch máu, suy thận, đái đường, mất nước, tiêm thuốc cản quang các lần quá gần nhau, cơ địa dị ứng, người có chứng luôn lo lắng. - Dùng các thuốc dự phòng: Nhất thiết phải dùng thuốc dự phòng cho một số trường hợp nhất định( cơ địa dị ứng, đã có phản ứng với thuốc cản quang, .), các trường hợp có nguy cơ phản ứng thuốc. - Các cách dùng thuốc dự phòng: + Atarax 100mg:1 viên/ ngày trong 3 ngày trước khi làm thủ thuật. + Trước khi tiêm thuốc cản quang thì tiêm hai ống Solumedrol 40mg. + Dùng thuốc cản quang có áp lực thẩm thấu thấp.
  3. + Tôn trọng liều dùng thuốc cản quang. + Khi có nguy cơ về thận thì cần đảm bảo cơ thể không thiếu nước. + Trong mọi trường hợp cần theo dõi sát người bệnh và luôn giữ đường tinh mạch. 4. Chuẩn bị người bệnh khi dùng thuốc cản quang tĩnh mạch, động mạch. - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng vơi thuốc, thời tiết, thức ăn, hen phế quản. - Khám xét loại trừ suy thận, suy tim mất bù. - Trừ cấp cứu, người bệnh phảo nhịn đói trước 06 giờ. - Không cần làm test vì không có giá trị dự phòng. - Đặt đường truyền tĩnh mạch và lưu kim ít nhất 15 phút sau tiêm. 5. Các biểu hiện lâm sàng và cách xử lí” a) Biểu hiện nhẹ: - Biểu hiện nhẹ thường luôn kèm với các người bệnh quá lo âu, nên luôn phải giải thích rõ để bệnh nhận yên tâm, và hợp tác khi làm thủ thuật. - Có thể có các dấu hiệu ở đường hô hấp( ho, tức thở), biểu hiện ở đường tiêu hóa (nôn và buồn nôn), biểu hiện ở thần kinh (Hoảng sợ, đau đầu). Các biểu hiện này có thể đơn độc hay phối hợp. - Xử lí: Cho người bệnh hít thở mạnh vài lần để tránh căng thẳng cũng như có thể làm mất triệu chứng, có thể phải chuẩn bị 01 gram hydrocortison pha dịch truyền khi người bệnh không đỡ. b) Các biểu hiện năng, sốc phản vệ: - Triệu chứng: + Cảm giác khác thường như bồn chồn, lo âu, hoảng sợ. + Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quyncke + Mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp có khi không đo được. + Khó thở, nghẹn thở ( Kiểu hen, phù thanh quản). + Đau quạn bụng, ỉa đái không tự chủ. + Đau đầu chóng mặt, đôi khi mất ý thức. + Choáng, vật vả, giãy giụa, co giật. - Xử lí( theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999 của bộ y tế hướng dẫn phòng và cấp cứu shock phản vệ): Xử lí ngay tại chỗ: + Ngừng thuốc cản quang đang tiêm. + Đặt người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao và ủ ấm cho người bệnh, nằm nghiêng nếu có nôn. + Thuốc: Adrenalin là thuốc cơ bản để chống shock phản vệ: Adrenalin dung dịch 1/1000 (ống 1ml = 1 mg) tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện triệu chứng với liều như sau: ½ ống cho người lớn Trẻ em: Hòa loãng 1 ống 1 ml với 9 ml nước cất rồi tiêm 0.1ml/kg cân nặng của trẻ.
  4. Tiếp tục Adrenalin liều như trên 10-15 phút một lần cho tới khi huyết áp trở lại bình thường. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, cần pha loãng 1 ống 1 ml với 9ml nước cất và tiêm tĩnh mạch. Tùy theo điều kiện trang thiết bị và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau: - Xử lí suy hô hấp: Tùy mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau: + Thở oxy đường mũi – thổi ngạt + Bóp bóng Ambu có oxy. + Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo. Mở khí quản nếu phù thanh môn. + Đặt đường truyền tĩnh mạch chậm Aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc Terbutlin 0.2 microgam/kg/phút. + Có thể dung terbutaline 1 ống dưới da ở người lớn và 0.2mg/10kg cơ thể trẻ em. Tiêm nhắc lại nếu sau 6-8 giờ không đỡ, khó khỏi. Xịt họng terbutalin/ sabutamol. - Duy trì huyết áp: Truyền tĩnh mạch Adrenalin để duy trì huyết áp 0.1 microgam/kg/phút, điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, tối đa 2mg adrenalin/giờ cho người lớn 55kg. - Các thuốc khác: + Methylprednisolon 1-2 mg/kg/4 giờ hoặc hydrocortisone hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch( có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở). Dùng liều cao gấp 2-5 lần nếu sốc nặng. + Natriclorua 0.9% 1-2 lít ở người lớn, không quá 20 ml/kg ở trẻ em. + Diphenhydramin 1-2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch. Chú ý: -Theo dõi người bệnh ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp ổn định. - Nếu không lấy được tĩnh mạch ở khuỷu tay, cẳng tay ,nên tận dụng đường tĩnh mạch đùi. - Có thể truyền thêm huyết tương, albumin hoặc dung dịch cao phân tử nếu các biện pháp trên không nâng được huyết áp. - Điều dưỡng, kỹ thuật viên có thể sử dụng adrenalin 1 ống 1mg dưới da nếu bác sỹ chưa kịp có mặt. - Chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi tiêm thuốc cản quang iode. c) Các biểu hiện khác: - Co giật: Thường hết khi tiêm 1 ống gardenal/ tĩnh mạch hay Valium 10mg/ tĩnh mạch. - Cơn tetani: Điều trị bằng tiêm tĩnh mạch calciclorua. d) Nội dung hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ: - Các khoản cần thiết phải có trong hộp thuốc cấp cứu: 7 khoản
  5. + Adrenalin 1mg – 1ml: 2 ống + Nước cất 10ml: 2 ống + Bơm và kim tiêm vô khuẩn: 10ml: 2 cái, 1ml: 2 cái + Hydrocortison hemisuccinate 100mg hoặc methylprednisolone (solumedron 40mg hoặc depersolon 30mg) 2 ống. + Phương tiện khử trùng: Bông, bang, cồn, gạc. + Dây garo. + Phác đồ chống sốc phản vệ. - Tùy theo điều kiện trang thiết bị và trình độ chuyên môn, các cơ sở có sử dụng thuốc cản quang iode nên có các thiết bị và thuốc như sau: + Bơm xịt salbutamol hoặc terbutalin. + Bóng Ambu và mặt nạ. + Dụng cụ đặt nội khí quản.