Tư vấn trẻ em qua quan điểm trị liệu hệ thống

pdf 6 trang hapham 2400
Bạn đang xem tài liệu "Tư vấn trẻ em qua quan điểm trị liệu hệ thống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftu_van_tre_em_qua_quan_diem_tri_lieu_he_thong.pdf

Nội dung text: Tư vấn trẻ em qua quan điểm trị liệu hệ thống

  1. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" TƯ VẤN TRẺ EM QUA QUAN ĐIỂM TRỊ LIỆU HỆ THỐNG ThS. Thạch Ngọc Yến CVTV-TLTL VP. Tư vấn trẻ em TPHCM Trẻ em và môi trường giáo dục Trẻ em là một chủ thể tự nhiên vừa là chủ thể của xã hội. Cuộc sống của mỗi trẻ dm luôn bị tác động ảnh hưởng trong môi trường tự nhiên và xã hội mà mỗi trẻ em đang sống và hoạt động trong môi trường cụ thể đó. Trẻ em hiện diện ban đầu và tương tác tức thời trong môi trường gia đình, bên cạnh với giao lưu xuyên qua thành viên gia đình với công đồng - xã hội. Kế đến là nhà trường - xã hội tiếp tục cung cấp cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng mà gia đình chưa đáp ứng. Với ba môi trường gia đình, cộng đồng-xã hội, nhà trường liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi trẻ em. Để tác động hiệu quả trong quá trình tư vấn trẻ em, cần quan tâm đến hỗ trợ, nâng đỡ và trị liệu gia đình. Vai trò gia đình trong giáo dục trẻ em Gia đình là xã hội thu nhỏ, một nhóm xã hội, cần được tổ chức, quản lý trên cơ sở tâm lý của từng thành viên, tôn trọng sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và qua hệ huyết thống, trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh, chị, em với nhau và mối quan hệ của anh chị em họ nội ngoại. Đặc biệt, còn có thể chịu tác động của ông bà nội ngoại cùng chung sống, có cùng chia sẻ đời sống kinh tế chung. Gia đình là môi trường cận kề đầu tiên của trẻ em, có vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Chính gia đình là môi trường nâng đỡ, gắn bó suốt cuộc đời của mỗi trẻ em. Gia đình là nơi có mối quan hệ huyết thống, thân tình sâu sắc, một thứ tình cảm đậm đà muôn thuở trong mỗi con người. Từ quan hệ gia đình trẻ em khi phải trải qua bao nhiêu biến động vui buồn hay đau khổ khó khăn, trẻ em và ngay cả người lớn vẫn luôn tìm về với gia đình, nguồn cội. Đại học Đồng Tháp 25
  2. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Cha mẹ là người bạn, người thầy mẫu mực đầu tiên trong giáo dục cho trẻ em. Cha mẹ xây dựng những phẩm chất nhân cách ban đầu làm cơ sở trong quá trình giao tiếp, hoạt động cùng các thành viên trong gia đình hay ngoài công đồng xã hội, để trẻ em phát triển về năng lực, đạo đức, lao động cũng như hình thành các nét thẩm mỹ riêng, Giáo dục gia đình có những mặt mạnh, tích cực là mang tính xúc cảm cao, gắn bó với quan hệ ruột thịt, máu mủ nên có khả năng cảm hóa rất lớn.Giáo dục gia đình mang tính tích cực dựa trên cơ sở huyết thống yêu thương sâu sắc, lâu dài, bền vững và linh hoạt, thiết thực dễ gắn bó, đáp ứng với nhu cầu, hứng thú của mỗ trẻ em. Nhưng giáo dục gia đình không thể thay thế hoàn toàn giáo dục từ nhà trường. Thông nhà trường nhiều cha mẹ thường mong đợi cho trẻ em vượt trội hơn trẻ em khác trong cộng đồng và ngay chính trong gia đình. Từ nhiều thay đổi từ xã hội truyền thống đến hiện đại. Nhưng, mỗi một trẻ em đều có những phản ứng tâm lý riêng, phần lớn được thể hiện qua suy nghĩ, mong đợi và nhu cầu được thể hiện bằng hành vi. Một số khác chậm hơn hoặc còn che dấu cảm xúc, ước mơ và ngần ngại rồi chờ đợi. Trong từng môi trường sống đã ảnh hưởng đến trẻ em sâu sắc, đặc biệt là văn hóa gia đình và cộng đồng xã hội. Thông qua giáo dục là môi trường định hướng, chuyển giao những giá trị, tinh hoa của con người đến trẻ em ngắn nhất và hiệu quả mà cha mẹ chưa thể thay thế được. Tuy nhiên, những mong đợi con thành nhân tài hay người thành đạt của cha mẹ muốn chuyển giao, áp đặt con cái từ yêu thương đến chê trách và ghét bỏ, đôi khi đã khiến cho trẻ em bị choáng và khủng hoảng. Ngày nay, gia đình lại trải qua rất hiều biến đổi: như vai trò người mẹ có nhiều thay đổi. Người mẹ không chỉ ở nhà chăm con, mà còn phải tham gia đóng góp kinh tế khá lớn cho đời sống gia đình, cũng như nhận được các vị trí cao ngoài xã hội. Người phụ nữ tài năng không thua nam giới, điều hành quản lý doanh nghiệp, họ có tài sản riêng, do vậy có đủ quyền hành trong chọn lựa cách sống cho riêng mình và các con của mình. Người phụ nữ được pháp luật bảo vệ, tôn trọng, đây là một bước thay đổi lớn của gia đình, tác động không nhỏ đến đời sống tâm lý của trẻ em. Chính từ những biến động lớn trong hoạt động kinh tế gia đình và giáo dục trẻ em, đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng khủng hoảng Đại học Đồng Tháp 26
  3. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" trong giao tiếp, xúc cảm tình cảm, học tập và khả năng thích nghi với biến đổi nhanh trong quá trình sống trong gia đình, nhà trường và ngoài cộng đồng xã hội. Nhà tư vấn cần nâng đỡ trẻ em Nhà tư vấn tâm lý gần đây, tiếp cận ngày một nhiều trường hợp trẻ em có vấn đề từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Để tư vấn và nâng đỡ kịp thời cho trẻ em với quan điểm nhìn vấn đề của trẻ em chính là vấn đề do gia đình mang lại: Gia đình có vấn đề đã đẩy trẻ em đến cận vấn đề. Theo Salvador Minuchin, một nhà tâm lý trị liệu gia đình nổi tiếng người Mỹ gốc Argentina. Theo ông, gia đình là hệ thống có cấu trúc như một cơ cấu tổ chức, với các thành viên của tổ chức này được bố trí vào vị trí nhất định. Từ cha, mẹ đến con cái được phân chia nhiệm vụ ở các tầng bậc cụ thể. Trong gia đình là”tổ chức” này có những "ranh giới" để phân chia thành viên theo nhóm như: cha, mẹ và các con; trong các con thì có anh, chị, em. Ngoài ra, còn nhóm thành viên gọi là “tiểu hệ thống”: Mỗi tiểu hệ thống có mối tương tác gần gũi, lỏng lẻo hoặc xung khắc tùy theo đặc điểm tâm lý, lối sống trong môi trường văn hóa với vai trò khác nhau trong gia đình. Các ranh giới giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa các tiểu hệ thống với nhau được thể hiện qua một trong ba mối quan hệ sau: A- Ranh giới cứng nhắc: được thể hiện qua mối quan hệ xa cách giữa các thành viên, cản trở sự giao tiếp, thông cảm trong hệ thống gia đình và các tiểu hệ thống. B- Ranh giới lỏng lẻo: Mối quan hệ không rõ ràng hạn chế tính cách riêng tư của thành viên, khiến họ bị đè nén cảm xúc, thiếu độc lập không thể hiện được những cá tính riêng, bị lệ thuộc vào hệ thống. C- Ranh giới là phù hợp và lành mạnh, có ranh giới rõ ràng, đúng mực: Trong đó từng thành viên được thể hiện nhu cầu cá nhân, được phép phát triển độc lập, nhưng vẫn duy trì sự gần gũi, gắn bó tình cảm trong các tiểu hệ thống và hệ thống. Tư đó, khi nhà tư vấn cho trẻ em có vấn đề, người tư vấn cần xem xét nhiệm vụ, vai trò giữa các thành viên và các tiểu hệ thống trong hệ thống đó vấn đề là gì? Minuchin nhấn mạnh vào tính linh hoạt của những ranh giới của tiểu hệ thống; tính chất Đại học Đồng Tháp 27
  4. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" linh hoạt nhiều hay ít của các ranh giới thể hiện qua các mối quan hệ và sự giao tiếp giữa các thành viên, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình. Ranh giới thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của gia đình. Đôi khi gia tăng sự gắn bó giữa các thành viên thành một khối; hoặc các ranh giới có thể bị xóa nhòa, khi lợi ích gia đình được ưu tiên hơn cá nhân, như trong những trường hợp gia đình đang trải qua khó khăn, đau khổ hay mất mát Ranh giới ấy cũng có thể cứng nhắc, gia tăng tính khác biệt giữa mỗi thành viên. Quan điểm hệ thống nhìn gia đình theo từng giai đoạn: - Gia đình vợ chồng vừa mới có con - Gia đình từ lúc con còn nhỏ đến tuổi thanh thiếu niên. - Gia đình con trưởng thành lập gia đình. - Gia đình có cháu nội, ngoại. Nhà tư vấn cần lập sơ đồ chẩn đoán các vấn đề của gia đình, qua các bước làm việc với hệ thống: * Đánh giá gia đình qua giới thiệu trao đổi của mỗi thành viên, bằng kỹ năng giao tiếp, quan sát, nhận định chuyên nghiệp của nhà tư vấn. * Khám phá các vấn đề của cá nhân trẻ em qua gia đình: Bằng cách lắng nghe tất cả các thành viên trong gia đình, đối với họ thì vấn đề gì quan trọng? Quan niệm của mỗi thành viên có khác nhau, quá trình trao đổi với nhau về những điều trong hệ thống, cảm xúc của các thành viên với nhau: Ai căng thẳng, nổi giận, khóc lóc hay nín lặng, Nhà tư vấn cùng với gia đình trẻ em để giải quyết vấn đề, lấy ý kiến giải quyết của từng thành viên. Đánh giá về mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà trẻ em đang biểu hiện là gì? Mỗi triệu chứng của trẻ em đều có ý nghĩa. Nhà tư vấn cần:1. Tìm hiểu xem gia đình bộc lộ mong muốn ra sao? 2. Người tư vấn cần biết rõ các mối giao tiếp trong hệ thống. 3. Sự lắng nghe của các thành viên, người không bao giờ nói gì. 4. Tìm hiểu vai trò của thành viên trong gia đình: + Vấn đề cung cấp thiết yếu trong gia đình: tài chính, ai chăm sóc ăn uống, ai có vai trò cha mẹ trong gia đình? (ngoài cha, mẹ không?). + Giáo dục: người thực hiện chức năng giáo dục, học hành, giải trí. Đại học Đồng Tháp 28
  5. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" + Người nắm quyền trong gia đình. + Sự liên minh-quyền lực: có/không? Trong gia đình là một hệ thống có nhiều tiểu hệ thống như: Cha và mẹ / các con/ cha - con trai/ mẹ - con gái/ cha - con gái/ mẹ và con trai. Thí dụ: Mô tả tiểu hệ thống ngang trong hệ thống: Mối liên hệ: : bình thường, : thân thiện ; : căng thẳng Nữ: ; Nam: Tiểu hệ thống ngang Bà nội L, 74t Tiểu hệ thống ngang Tiểu hệ Mẹ của L, thống H (45t) Ba của L, H (50t) L 13 tuổi, lớp 7 Tiểu hệ thống H (8 t), lớp 3 em K (6 t), em trai L, H, lớp 1 gái của L Thực tế có những liên minh theo hàng ngang hay dọc ( cha-con hay mẹ-con): liên minh tích cực, lành mạnh, tiêu cực và không lành mạnh. Nếu có sự xung đột xảy ra giữa hai liên minh lành mạnh thì không có gì trầm trọng. Nhưng nếu có sự xung đột xảy ra giữa hai liên minh chiều dọc là một xung đột trầm trọng. + Sự phe cánh: là sự liên minh của nhiều người để chống lại một người nào đó trong gia đình. Xét đến sự bền vững của ranh giới hệ thống và các tiểu hệ thống: ở các gia đình có ranh giới hệ thống cứng nhắc và ranh giới của tiểu hệ thống lỏng lẻo thì Đại học Đồng Tháp 29
  6. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" thường gia đình đó có nhiều người bị mắc bệnh tâm thể. Ngược lại, nếu ranh giới của tiểu hệ thống vững chắc, còn ranh giới của hệ thống yếu thì các thành viên trong gia đình này có nguy cơ mất đi bản sắc của gia đình họ. 5. Lịch sử gia đình: xem xét gia đình gốc của cha và mẹ, có bệnh lý nào đã và đang tồn tại: là bệnh di truyền về mặt tâm lý xuyên thế hệ. Trên sơ đồ gia đình ghi nhận lại cụ thể các chi tiết của cá nhân: khi có những thay đổi của gia đình: sở thích, tai nạn, ngày giỗ của người có liên quan, các biến cố về kinh tế, xã hội, chính trị. Các sự kiện hệ thống có sự lặp đi lặp lại những tai nạn, bệnh lý, thương tật. Có một số sang chấn từ đời ông bà chưa giải quyết triệt để, chuyển sang thế hệ kế tiếp dưới dạng rối loạn tâm lý. 6. Cảm xúc của gia đình: là cảm xúc mà các thành viên trong gia đình cảm nhận được. Cảm xúc nào được cho phép bộc lộ? không cho phép bộc lộ? Ai có khả năng cảm nhận cảm xúc đó? 7. Kiểm soát hành vi trong gia đình: Đánh giá khả năng kiểm soát hành vi của từng thành viên - nguyên tắc sống – cách giáo dục của gia đình: độc tài/quá dễ dàng – Ai kiểm soát hành vi trong gia đình. 8. Hệ thống niềm tin: - tôn giáo - văn hoá - sự trung thành những giá trị của gia đình. 9. Tìm hiểu các ảnh hưởng đến gia đình từ bên ngoài: Các stress, những điều gây căng thẳng cho gia đình từ bên ngoài. 10. Thiết lập mối quan hệ giữa người tư vấn và các thành viên trong gia đình Từ đó, nhà tư vấn cần đưa ra một số giả thuyết theo trường phái hệ thống để xác định vấn đề của gia đình, các cơ chế tâm lý đang vận hành trong gia đình. Nhà tư vấn cần có chiến lược tư vấn trẻ em phù hợp. Với cách vận dụng tư vấn theo quan điểm hệ thống, thì nhà tư vấn có cách nhìn bao quát hơn vấn đề của trẻ em: Một cách nhìn xuyên thế hệ, giúp nhà tư vấn chẩn đoán và có chiến lược tư vấn hiệu quả, qua đó giúp cho việc tư vấn dễ dàng hơn, nhanh chóng đạt được mục tiêu nâng đỡ và phục hồi trong tiến trình tư vấn cho trẻ em. Vì trẻ em rất mong manh dễ “gẫy” mà trẻ em lại đang là “bệnh nhân bị chỉ định” của hệ thống gia đình cần giúp đỡ. Đại học Đồng Tháp 30