Tuyến du lịch vòng quanh phía bắc Phá Tam Giang

pdf 8 trang hapham 2000
Bạn đang xem tài liệu "Tuyến du lịch vòng quanh phía bắc Phá Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuyen_du_lich_vong_quanh_phia_bac_pha_tam_giang.pdf

Nội dung text: Tuyến du lịch vòng quanh phía bắc Phá Tam Giang

  1. TUYẾN DU LỊCH VÒNG QUANH PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANG PHẠM VIẾT HỒNG Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực bắc phá Tam Giang bao gồm các xã phụ cận phá Tam Giang thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Đây là khu vực có lịch sử phát triển sớm của tỉnh Thừa Thiên Huế nên có các di sản văn hóa đa dạng và có giá trị. Quá trình phát triển kinh tế đã hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng như mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, kim hoàn Kế Môn, rèn Hiền Lương Hàng năm, trong khu vực này diễn ra nhiều lễ hội mang đậm tính chất văn hóa dân cư. Thiên nhiên đa dạng gồm các bãi biển, cửa sông, đầm phá, cồn cát tạo nên nhiều cảnh quan đẹp có sức thu hút lớn đối với du khách. Tuy nhiên, các thế mạnh này chưa được khai thác hợp lý để phát triển du lịch. Do vậy, nghiên cứu xây dựng tuyến du lịch vòng quanh khu vực này không những góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế mà còn tạo khả năng phát triển kinh tế, văn hóa cho cộng đồng dân cư ở đây. 1. KHÁI QUÁT KHU VỰC PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANG Khu vực phía bắc phá Tam Giang bao gồm bộ phận của Phá Tam Giang từ cửa Thuận An đến cửa sông Ô Lâu và các xã phụ cận thuộc huyện Quảng Điền, Phong Đ iền, Hương Trà. Khu vực này được xác định gồm 17 xã: Hương Phong, Hải Dương, Quảng Công, Quảng Ngạn, Điền Hải, Điền Hòa, Đ iền Lộc, Điền Môn, Điền Hương, Phong Bình, Phong Chương, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Hương Vinh và thị trấn Sịa. Đây là khu vực có dân cư tập trung đông và có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng dân số năm 2009 khoảng 165.000 người, mật độ dân số trung bình là 638 ngườ/km2. Quá trình định cư và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này đã hình thành nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động kinh tế của khu vực này chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp. Dịch vụ chủ yếu là hoạt động thương mại có quy mô nhỏ ở các chợ quê. Công nghiệp đang có xu hướng phát triển. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế đến năm 2015, trên địa bàn của khu vực này sẽ hình thành 5 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mạng lưới giao thông bao gồm tuyến đường quốc lộ 49B nối các xã ven biển với quốc lộ 1A, Các tuyến tỉnh lộ 4, 8A, 8B, 11 đảm bảo giao thông cho các xã thuộc khu vực nội đồng của Phong Điền và Quảng Điền. Các tuyến đường 49B và tỉnh lộ được nâng cấp rải thảm bê tông nhựa đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội khu vực ven phía bắc phá Tam Giang. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 89-96
  2. 90 PHẠM VIẾT HỒNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 2.1. Tài nguyên du lịch biển và đầm phá Lộ trình của tuyến chủ yếu chạy dọc theo bờ biển Quảng Điền, Phong Điền tiếp giáp với một vùng biển rộng, chiều dài đường bờ biển khoảng 26km. Đây là vùng biển ven bờ tích tụ cát. Đáy biển ven bờ tương đối thoải dốc về phía trung tâm biển Đông. Đặc điểm bờ biển có cát mịn, phổ biến là cát thạch anh màu vàng nhạt, xám trắng và địa hình thoải, rộng. Nước biển sạch vì xa cửa sông, cường độ của sóng tương đối lớn. Nhiệt độ nước biển trong mùa Đông dao động khoảng 16-20oC, mùa hè khoảng 27- o 29 C. Độ mặn từ 18-20%o lúc thấp nhất và 28-30%o lúc cao nhất. Do vậy, trên địa bàn các xã Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải có thể xây dựng các bãi tắm như: Mỹ Hòa, Tân Hội, Thế Mỹ A, Thế Mỹ B và Phong Hải. 2.2. Tài nguyên du lịch sông, hồ, thác, suối nước nóng Mạng lưới sông ngòi dày đặc như sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Mỹ Chánh, sông Câu Nhi Ven theo bờ sông Câu Nhi, Ô Lâu, sông Bồ là sự đan xen giữa các làng mạc, đồng ruộng, bàu nước ngọt tạo nên nhiều cảnh quan thơ mộng. Ngoài ra, ở khu vực lân cận còn có nhiều hồ, thác, suối nước nóng tập trung chủ yếu ở khu vực Phong Điền cũng có nhiều giá trị về du lịch như hồ Hòa Mỹ, thác Khe Me, thác Al Don thuộc Phong Mỹ - Phong Điền, suối nước nóng Thanh Tân thuộc Phong Sơn vừa có giá trị du lịch vừa có giá trị chữa bệnh. Khu vực giáp ranh giữa vùng núi thấp và đồi thuộc các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn có nhiều khe suối có giá trị chữa bệnh, vui chơi giải trí vào mùa hè và tham quan du lịch như khe nước lạnh, khe A Đong 2.3. Tài nguyên du lịch sinh vật Nói đến rừng phải kể đến khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thuộc Phong Mỹ - Phong Điền. Trong một diện tích 41.548 ha có tới 44 loài thú, 172 loài chim, 53 loài bò sát và ếch nhái, 143 loài bướm. Vùng biển, đầm phá Tam Giang có nhiều loài thủy sản tạo nên nguồn ẩm thực phong phú, hấp dẫn đối với khách du lịch. Khu vực đất ngập cửa sông Ô lâu thuộc hai huyện Quảng Điền và Phong Điền là khu vực có hệ sinh thái nước lợ, nước ngọt với nhiều loài thủy sản, loại chim đặc hữu. Vùng cửa sông Ô Lâu là vùng bãi bồi, đầm lầy cửa sông có độ cao 0-3m so với mực nước biển. Tại đây có mặt các dạng địa hình như lạch sông, cồn cát cổ bị bóc mòn và các dạng địa hình tích tụ. Khí hậu ôn hòa, đặc biệt có nguồn động thực vật rất phong phú như: thực vật phù du: 77 loài, rong: 6 loài, cỏ nước: 12 loài, động vật phù du: 218 loài, động vật đáy: 18 loài Đây là nguồn thức ăn hết sức phong phú và hấp dẫn cho các loài chim. Cùng với thời tiết và địa hình thích hợp có lúc chim đã tụ họp về đây rất đông tới cả vạn con. Theo số liệu năm 1997, tổng số chim có mặt ở vùng đất ngập nước cửa sông Ô Lâu là 57 loài trong đó có đến 22 loài được ghi vào danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng Châu Âu như: diệc lửa, cò trắng, bông chanh, chìa vôi, sẻ đồng ngực vàng Ở đây đang hình thành khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc Biên - Quảng Điền. Có thể khẳng định vùng cửa sông Ô Lâu đã và sẽ trở thành địa chỉ hấp dẫn không chỉ cho
  3. TUYẾN DU LỊCH VÒNG QUANH PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANG 91 các nhà khoa học bảo vệ môi trường mà cả du khách gần xa chắc chắn cũng sẽ tìm về. Vùng đất ngập nước cửa sông Ô Lâu là môi trường thuận lợi đối với du lịch sinh thái. 3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 2.1. Di sản văn hóa vật thể 2.1.1. Làng nghề Phong Điền, Quảng Điền là một trong những cái nôi hình thành nghề tiểu thủ công truyền thống ở Thừa Thiên Huế. Khu vực này đã hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng như nghề chạm khắc Mỹ Xuyên - Phong Hòa, nghề rèn Hiền Lương - Phong Hiền, nghề gốm Phước Tích - Phong Hòa, nghề đệm bàng - Phong Bình, nghề kim hoàn Kế Môn, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt gấm thêu hoa [3] Quảng Điền có các làng nghề: trồng rau ở Quảng Thành, mây tre đan ở Bao La, nghề ngư ở các xã ven phá Tam Giang. Tuy nhiên hiện nay một số làng nghề đã bị mai một như nghề kim hoàn Kế Môn chỉ còn lại như một truyền thuyết, nghề dệt gấm thêu hoa Phong Bình, nghề trồng dâu nuôi tằm đến nay cũng không còn tồn tại. 2.1.2. Các di tích lịch sử - văn hóa Hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa: lăng mộ, chùa chiền, di tích cổ Chăm Pa trên địa bàn hai huyện Phong Điền và Quảng Điền có mật độ tương đối dày đặc, trung bình 1,3 di tích/100km2. Nhiều lăng mộ được xếp hạng do uỷ ban nhân dân tỉnh quản lí gồm: lăng mộ Trần Văn Kỷ, Phong Bình, lăng mộ Đặng Huy Trứ, Phong Sơn, lăng mộ Nguyễn Tri Phương, Phong Chương, lăng mộ Nguyễn Lộ Trạch, Điền Môn, lăng mộ Đặng Hữu Phổ, Quảng Phú, nhà thờ họ Lê Văn, làng Mỹ Xuyên, Phong Hòa Về chùa chiền: chùa Ưu Điềm, Phong Hòa, chùa Giác Lương, chùa Hưng Long, Phong Hiền, đền Linh Quang, Phong Hòa, chùa Xuân Dương, Quảng Thành, đình Thủ Lễ, Quảng Phước và thị trấn Sịa, miếu Bà Tơ, làng Bác Vọng Đông, Quảng Phú Về di tích Chăm Pa: Ở Phong Điền: từ năm 1975 đến nay, nhiều di tích, hiện vật của văn hóa Chăm Pa liên tục được phát hiện cho thấy mảnh đất Phong Điền ngày xưa từng là một trung tâm văn hóa lớn của người Chăm. Tiêu biểu có: Phế tích đền tháp Chăm Pa Vân Trạch Hòa, Phong Thu còn giữ được bộ tượng ở bức màn cửa tháp với ba tấm phù điêu: Brahma, Visnu, Siva và một số vật liệu kiến trúc như các bậc cửa tháp, gạch, đá. Di tích Chăm Pa tại đền Linh Quang, Phong Hòa: thờ tượng Chăm Pa bằng đá sa thạch cao 1,2m. Bệ thờ bằng đá sa thạch có niên đại từ thế kỉ IX đến thế kỉ X ở Thế Chí Tây, Điền Hòa. Quảng Điền: theo các số liệu thống kê, người Chăm đã là chủ nhân trên vùng đất này hơn 10 thế kỉ. Họ đã xây dựng ở đây nhiều công trình kiến trúc khá phong phú mà dấu tích còn lưu giữ đến ngày nay. Ở xã Quảng Thành có di tích Thành Hóa Châu là một thành lũy có quy mô khá lớn. Các tư liệu lịch sử cho biết thành Hóa Châu được xây dựng năm 1306
  4. 92 PHẠM VIẾT HỒNG dưới thời nhà Trần dựa trên cơ sở một tòa thành cũ của Chăm Pa. Thành được xây đắp kiên cố. Hệ thống nước bao quanh dẫn vào lòng thành là đặc điểm chung của các thành Chăm Pa. Phế tích cổ tháp: nằm ở ngọn đồi thuộc làng Cổ Tháp xã Quảng Vinh, có niên đại thế kỉ XI–XII. Ở đây vẫn còn lại nhiều loại gạch mà người Chăm thường sử dụng để xây tháp. Phế tích tháp ở làng Đức Nhuận, Quảng Phú: còn lại phần móng tháp và một số tượng thần như: tượng bò Nandin (niên đại thế kỉ VIII–IX), tượng thần Vishunu (niên đại thế kỉ IX-X). Một số văn bia như: bia cánh sen, Phú Lương, Quảng Thành cao 1,1m, rộng 0,57m, dày 0,3m, mặt bia khắc chữ Phạn; bia cánh sen, Lái Trung, Quảng Vinh cao 0,86m, rộng 0,52m, dày 0,36m, bốn mặt đều khắc chữ Phạn. Ngoài ra, còn có một số di tích lịch sử, văn hóa khác như: chiến khu Hòa Mỹ, Phong Mỹ, đền liệt sĩ (Phong Điền) là nơi ghi danh và thờ phụng các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã từ trần, các anh hùng liệt sĩ là con em của mọi miền đất nước đã hy sinh trên địa bàn huyện trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc sau 1975. Kiến trúc nhà ở, đình chùa cũng hết sức phong phú, độc đáo, thể hiện trong trang trí và điêu khắc ở các công trình kiến trúc. Kiến trúc nhà ở phổ biến ở Phong Điền, Quảng Điền có các kiểu nhà cơ bản: nhà rội, nhà rường, nhà gác băng, nhà lầu. Trong đó, kiểu nhà rội, nhà rường đến nay vẫn còn khá phổ biến ở đây. Làng cổ Phước Tích là nơi còn lưu giữ được nhiều, hiện còn 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian 2 chái và 10 nhà thờ họ cổ. Đặc biệt những ngôi nhà này có kiến trúc rất hài hòa với cảnh quan xung quanh. Kiến trúc nhà thờ tự cộng đồng gồm các kiểu kiến trúc chính: am miếu, chùa làng, đình làng Tô điểm cho những kiến trúc trên là các tác phẩm hội họa và điêu khắc như các bức tranh vẽ bằng bột màu hoặc đắp sành sứ trên các ô hộc ở tiền đường, các phù điêu, hình khối lưỡng long triều nhật và long lân quy phụng trên bộ mái đền thờ, đình chùa, hệ thống tượng phật, thánh ở các chùa 2.2. Di sản văn hóa phi vật thể Như trên đã nói, ở Phong Điền, Quảng Điền còn tồn tại tương đối nhiều chùa chiền và đình miếu. Điều đó cho thấy cư dân ở đây có một đời sống tâm linh và vốn văn hóa, tín ngưỡng rất phong phú. Mặt khác, tín ngưỡng tôn giáo và không gian đình miếu, chùa chiền, núi rừng, sông biển, đầm phá chính là cơ sở, là điều kiện để các lễ hội sinh thành, tồn tại và phát triển suốt mấy trăm năm qua. Ở Phong Điền, có thể kể đến một số lễ hội: 1. Nhóm các lễ hội tế cúng ngài khai canh và thành hoàng [4] Thời gian tổ chức lễ Địa điểm diễn ra lễ hội Đối tượng được thờ cúng thường hội (theo âm lịch) (làng, xã) xuyên và trong lễ hội 2/1 Phò Trạch, Phong Thu Ngài khai canh 26/8 Thượng An, Phong An Ngài khai canh Hồ Quý Công Ngài khai canh và thập nhị 5/3 Mỹ Xuyên, Phong Hòa tôn phái
  5. TUYẾN DU LỊCH VÒNG QUANH PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANG 93 3/6 Chí Long, Phong Chương Bà đại càn và tứ chánh khai canh 2/6 Đại Phú, Phong Chương Thành hoàng làng Thành hoàng làng và ngài 7/6 Ưu Điềm, Phong Hòa khai canh 5/8 Vĩnh Hương, Phong An Ngài khai canh Ngài khai canh Hoàng tướng công 4/8 Phước Tích, Phong Hòa cùng 13 tộc họ Thiên thần địa kì, thủy tổ 7/8 Thế Chí Tây, Điền Hòa khai canh 2. Nhóm các lễ hội cúng tổ sư ngành nghề [4] Thời gian tổ chức lễ Địa điểm diễn ra lễ hội Đối tượng được thờ cúng thường hội (theo âm lịch) (làng, xã) xuyên và trong lễ hội 5/1 Mỹ Xuyên, Phong Hòa Tổ ngành điêu khắc 8/2 Hiền Lương, Phong Hiền Tổ ngành rèn 5/11 Phước Tích, Phong Hòa Tổ nghề gốm 3. Nhóm các lễ hội phong tục [4] Thời gian tổ chức lễ Địa điểm diễn ra lễ hội Đối tượng được thờ cúng thường hội (theo âm lịch) (làng, xã) xuyên và trong lễ hội 20/6 Trạch Tả, Phong Thu Cầu an 12/12 Trạch Thượng, Phong Thu Minh niên 12/1 Phò Trạch Thượng, Phong Thu Cầu an đầu năm 15/7 Mỹ Xuyên, Phong Hòa Lễ cúng Am Bà – Phật tám tay 16/6 Phước Tích, Phong Hòa Lễ cúng đền Văn Thánh 15/1 Bản Pa Hy, Phong Mỹ Lễ tế trời 13/2 Trạch Phổ, Phong Hòa Xuân thủ kì yên 18/1 Xóm Diệm, chợ Mới, Điền Hải Lễ cúng đầu năm 15/6 và 15/7 Phò Trạch, Phong Bình Hát sắc bùa Hát múa tập chèo do mục đồng đảm 15/1 Phò Trạch, Phong Bình nhận Ở Quảng Điền, có một số lễ hội sau [1]: - Lễ hội tế Thành hoàng làng Phổ Lại, Quảng Vinh - Lễ tế ngài khai canh làng Hà Cảng, Quảng Phú ngày 20/8 âm lịch - Lễ thu tế làng La Vân Hạ, Quảng Thọ tưởng nhớ ngài khai canh. - Lễ tế Búi Quý Công, Lê Quý Công ở làng Thạch Bình, Sịa ngày 15/7 âm lịch - Lễ tế Cô đàn làng Thủ Lễ, Quảng Phước ngày 16/6 âm lịch - Lễ tế bà Đại Càng ở làng An Xuân, Quảng An - Lễ tế bà khai canh và tảo mộ làng Hạ Lang, Quảng Phú tháng 11 âm lịch Đa phần lễ hội được tổ chức vào mùa thu và một phần vào mùa Xuân trong tiết trời dịu
  6. 94 PHẠM VIẾT HỒNG mát. Nhiều lễ hội dân gian ở đây thường đan xen với các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ thể thao hết sức sinh động và hấp dẫn như hội vật Thủ Lễ, đu tiên Phước Yên, đua ghe sông Bồ, bài ghế Bao La, bài chòi Quảng Thái, cầu ngư Bác Vọng, kéo dây Quảng Phú Trò chơi đi cầu nước, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, cướp cờ ở Phong Điền. Song song với hoạt động lễ hội là các hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian. Câu hò, điệu hát được cất lên khi người nông dân chèo thuyền trên đầm phá, lúc cấy cày, gặt hái, bứt tranh, giã gạo, ru em hoặc vui chơi gặp gỡ nơi sân đình, bên cây đa bến nước Các làn điệu dân ca thường thấy như: hò nện, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, hò ô, hát đồng dao, hát vè Bên cạnh đó, còn có nhiều truyện kể dân gian được truyện tụng như: truyện “một ngôi mộ hai ông tổ” kể về sự tích hai ngài khai canh của hai làng Cao Xá Thượng và Cao Xá Hạ, một làng thuộc Phong Điền, một làng thuộc Quảng Điền hoặc truyện “chuyện bà Tơ” ở Quảng Phú, Quảng Điền kể về một người phụ nữ đã dâng những sợi tơ lụa cho quân đội của chúa Tiên Nguyễn Hoàng để làm dây thừng kéo thuyền khi thuyền bị quân thù truy đuổi năm Canh Tý 1600. Các phong tục tập quán như cưới xin, ma chay, mừng thọ, mừng nhà mới, giỗ chạp là những nét văn hóa đặc sắc cuốn hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. 4. ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH TUYẾN DU LỊCH VÒNG QUANH PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANG Tuyến du lịch vòng quanh phía bắc Phá Tam Giang có tổng chiều dài khoảng 90 km, đi theo lộ trình: Huế, Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước, Thị trấn Sịa, Quảng Lợi, Quảng Thái, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc- Điền Hòa, Điền Hải, Quảng Ngạn, Quảng Công, Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh- Huế. Đây là khu vực có các hoạt động kinh tế, văn hóa dân cư và cảnh quan tự nhiên dọc theo tuyến rất đa dạng. Do vậy, trên tuyến du lịch này có nhiều điểm dừng chân để du khách có thể cảm nhận các sản phẩm du lịch. 4.1. Điểm du lịch xã Quảng Thành, Quảng Điền - Tham quan thành cổ Hóa Châu - Tham quan làng rau sạch Thành Trung - Tham quan chùa Thành Trung - Bên cạnh tour du lịch tham quan tại Quảng Thành du khách có thể thực hiện tour giải trí bằng cách trực tiếp tham gia vào các công việc như: làm đất, trồng rau, tưới và thu hoạch rau dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương làng rau sạch Thành Trung. Hình thức này chắc chắn sẽ rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế. 4.2. Điểm du lịch xã Quảng Phú - Tham quan làng nghề đan thúng Bao La
  7. TUYẾN DU LỊCH VÒNG QUANH PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANG 95 - Tham gia một số thao tác của nghề mây tre đan và mua sắm sản phẩm mây tre đan - Tham quan làng Bác Vọng: miếu Bà Tơ, lăng mộ Đặng Hữu Phổ - Thamlélé quantrtr××nhnh ph tuyÕnếtuyÕn tích Ch duduăm l ltÞạÞchich làng vßngvßng Đức quanhquanhNhuận phphÝÝaa bb¾¾cc ph¸ph¸ tamtam gianggiang §iÒn H­¬ng qu¶ng trÞ §iÒn M«n §iÒn Léc §iÒn Hoµ biÓn ®«ng Phong B×nh §iÒn H¶i Phong Ch­¬ng Ph¸Ph¸ TamTamQu¶ng GiangGiang Ng¹n Phong Hoµ Qu¶ng Th¸i Qu¶ng C«ng Qu¶ng Lîi Phong Thu TT SÞa H¶i D­¬ng TT Phong §iÒn Phong HiÒn Qu¶ng Ph­íc Qu¶ng Vinh ThuËn An Qu¶ng An Phong An Qu¶ng Thµnh Qu¶ng Thä chóchó gi¶igi¶i TT Tø H¹ TuyÕn du lÞch H­¬ng Vinh H­¬ng S¬ §­êng giao th«ng tptp huÕhuÕ Khu du lÞch trung t©m Sơ đồ tuyến du lịch vòng quanh phía Bắc phá Tam Giang [2] 4.3. Điểm du lịch Thị trấn Sịa, Quảng Lợi - Thăm đình làng Thủ Lễ - Ngắm cảnh sông nước phá Tam Giang ở bến đò Cồn Tộc - Tham quan nhà chồ, làng nghề ngư Quảng Thọ - Tham gia đánh bắt nuôi trồng thủy sản - Thưởng thức ẩm thực với đặc sản vùng đầm phá Tam Giang 4.4. Điểm du lịch xã Phong Chương, Phong Hòa - Tham quan làng nghề chạm khắc Mỹ Xuyên - Tham quan di tích Chăm Pa tại chùa Ưu Điềm (Đàm) - Tham quan làng nghề gốm Phước Tích - Tham gia hoạt động sản xuất đồ gốm
  8. 96 PHẠM VIẾT HỒNG 4.5. Điểm du lịch xã Điền Lộc - Vui chơi, giải trí: tắm biển, nghỉ dưỡng biển - Dịch vụ ăn uống ẩm thực hải sản - Tham quan làng kim hoàn Kế Môn, Điền Môn, Phong Điền 4.6. Điểm du lịch xã Hải Dương - Tham quan bờ biển, cửa biển Thuận An - Tham quan phá Tam Giang tại cầu Ca Cút - Tham quan và khám phá hệ sinh thái rừng nước lợ Rú Chá (Hương Phong) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhiều tác giả (2005). Huyện Quảng Điền, đất lành chim đậu. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế. [2] Hoàng Thị Thu Hiền (2008). Nghiên cứu xác định các sản phẩm du lịch tuyến Huế, Quảng Điền, Phong Điền. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. [3] Võ Thành Tâm (2004). Nghề chạm khác gỗ làng Mỹ Xuyên. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. [4] Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2005). Địa chí Phong Điền. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Title: DEVELOPING TOURIST RING AROUND THE NORTH OF TAM GIANG Abstract: The North of Tam Giang Lagoon includes adjacent communes to the lagoon of Phong Dien, Quang Dien and Huong Tra districts. This area has a history of early development of Thua Thien Hue province so it has diverse and valuable cultural heritages. The process of economic development has formed several famous handicraft villages such as My Xuyen wood, Phuoc Tich pottery, Ke Mon jewelry, and Hien Luong forge. Every year in this region many festivals, imbued with cultural properties of local inhabitants, take place. Natural diversity, including beaches, estuaries, lagoons, sand dunes has created many beautiful landscapes, which are major attractions for tourists. However, this advantage has not been exploited rationally for the development of tourism. Therefore, the study to build tourist ring around the north of Tam Giang Lagoon will, not only contribute to promoting tourism development in Thua Thien Hue, but also enable economic development and culture for local communities. TS. PHẠM VIẾT HỒNG Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế