Việt Nam môi trường và cuộc sống - Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nay

pdf 22 trang hapham 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_ba_truong_hop_dien_hinh_ve.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nay

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nay Tài nguyên nước được hình thành, luân chuyển, diễn biến về lượng và chất, phát huy tác dụng đối với môi trường thiên nhiên, đời sống và mọi hoạt động phát triển của con người trên những khu vực địa lý nhất định là những lưu vực sông. Để bạn đọc có khái niệm cụ thể hơn về tình hình tài nguyên nước của nước ta, cùng với những đặc điểm chung về tài nguyên nước đã nêu ở mục trước, mục thứ ba này trình bày tình trạng tài nguyên nước trên ba lưu vực sông cụ thể: lưu vực các sông Nhuệ - Đáy, trong đó có Thủ đô Hà Nội và một số khu công nghiệp ở phía Bắc; lưu vực các sông Đồng Nai - Sài Gòn, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và một số khu công nghiệp ở phía Nam; và lưu vực sông Cầu với một số tỉnh và thành phố ở vùng trung du phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Đoạn trình bày về lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy dựa theo báo cáo "Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy" do Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên trình bày tại Hội nghị về chủ đề trên, họp ngày 7-8-2003, công bố trên tạp chí Bảo vệ Môi trường, số tháng 8-2003; đoạn về lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn theo bài viết của PGS, TS. Lê Trình; đoạn về lưu vực sông Cầu theo bài viết của GS, TS. Ngô Đình Tuấn.
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thuộc các tỉnh và thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có diện tích khoảng 8.000km2, dân số trên 9 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu sống ven sông. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội. Song, nơi đây cũng đang gặp phải những vấn đề môi trường bức xúc do thiên nhiên và con người gây ra như lũ lụt, úng ngập, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Sông Nhuệ - sông Đáy có nhiều phụ lưu khá lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề, là nguồn cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và dân sinh. Sông Nhuệ có tổng chiều dài là 74km, bề rộng trung bình từ 30 - 40m, diện tích lưu vực 1.070km2. Các sông nhánh lớn chảy qua trục chính sông Nhuệ gồm có: sông Đăm, sông Đồng Bồng, sông Cầu Ngà, sông Tô Lịch, máng Hòa Bình, sông Lương. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11-17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý về chất lượng sông Nhuệ, đoạn chảy qua Hà Nội cho thấy rằng nước ở đoạn đầu sông chảy qua thị xã Hà Đông, trước khi tiếp nhận nguồn nước thải của hai con sông Kim Ngưu và Tô Lịch (2km đầu tiên), đã có hàm lượng BOD, NH4 vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại B, hàm lượng DO vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại A.
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Tại đập Thanh Liệt, khi sông Nhuệ tiếp nhận thêm một khối lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô Lịch và Kim Ngưu đổ vào, nước đã bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọng: hàm lượng BOD, As, NH4, NO2, tổng coliform, đều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại B đến hàng chục lần. Đoạn sông bắt đầu từ đập Thanh Liệt đến km7, hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường nước ở đây giảm dần, tuy nhiên các chỉ tiêu như BOD, NH4, NO2 vẫn còn cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại B. Nói chung trên đoạn sông này, chất lượng nước sông Nhuệ vẫn bị ô nhiễm ở mức cao. Đoạn cuối cùng của sông Nhuệ chất lượng nước sông biến đổi do quá trình tự làm sạch của dòng sông, khối lượng chất thải ít đi nên chất lượng nước sông cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng nước sông vẫn chưa đạt tiêu chuẩn do hàm lượng nitrit, BOD vẫn cao trên mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại A. Như vậy chất lượng nước sông khi chảy ra khỏi tỉnh Hà Tây vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép trong phục vụ sinh hoạt, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép đối với nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng đông bắc - tây nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy, nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy (trừ những năm phân lũ) vì vậy phần đầu nguồn sông, từ km 0 đến Ba Thá dài 71km, sông Đáy trên thực tế chỉ như đoạn sông chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác đã gây cản trở thoát lũ mùa mưa. Lượng nước được cung cấp cho sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào, sông Nhuệ. Nguồn nước tự nhiên của sông Đáy kết hợp với chế độ điều hòa của hệ thống công trình thủy lợi đã phục vụ đắc lực việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước đô thị như:
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình và sự phát triển của các ngành giao thông thủy, thủy sản, du lịch và đặc biệt là nông nghiệp. Sông Đáy là trục tiêu thoát chính trong mùa lũ và hoàn toàn mang đặc thù của một dòng sông ở đồng bằng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 247km, lòng và bãi sông thay đổi mạnh về chiều rộng. Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều dài của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước sông Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt trên phạm vi rộng. Lượng nước thải nhiều nơi có nồng độ ô nhiễm cao. Những điểm ô nhiễm nặng mang tính cục bộ là rất phổ biến, nếu không có biện pháp giảm thiểu thì nguy cơ lan rộng là không thể tránh khỏi. Nếu xét cả về không gian và thời gian thì mức độ ô nhiễm của từng đoạn sông, nhánh sông hay từng khu vực rất khác nhau, phụ thuộc vào chế độ thủy văn, lượng nước sinh hoạt, công nghiệp, chế độ tưới tiêu trong nông nghiệp. Hiện tại nguồn nước dòng chảy chính vào sông Đáy do mưa trên lưu vực và một số sông như sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc, phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc, từng nơi vượt giới hạn cho phép đối với chất lượng nước loại B, không đáp ứng được nhu cầu cung cấp cho sản xuất. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử dụng cho sản xuất được. Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết trong bảo vệ tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Các vấn đề cấp bách nhất là: Môi trường nước lưu vực bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ngày càng gia tăng.
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn nước thải do hoạt động nông nghiệp chứa đựng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, bảo quản hoa quả, kích thích sinh trưởng cũng đang gia tăng. Nguồn thải sinh hoạt của trên 3 triệu người dân sống trên lưu vực, tốc độ tăng dân số vẫn còn lớn, và hàng chục bệnh viện không có cơ sở xử lý chất thải riêng. Hình thái đặc biệt của lưu vực: lòng sông dốc ở thượng lưu, trũng thấp ở trung lưu, cửa sông bị thủy triều khống chế. Trong trường hợp mưa lớn hơn 200mm, sông Nhuệ không đủ khả năng tiêu úng, gây ngập úng cục bộ. Khi lũ sông Hồng lớn phải phân lũ vào sông Đáy và sẽ có nguy cơ gây ngập lụt và ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Lòng sông Đáy đang bị thu hẹp, gây cạn kiệt cục bộ vào mùa khô, tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự làm sạch của dòng sông. Về thể chế, chính sách, phương pháp quản lý lưu vực chưa có sự thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng, chưa có sự quản lý thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lưu vực và các địa phương trên lưu vực, dẫn tới hiệu lực và hiệu quả thấp trong việc quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực. Rủi ro môi trường do lũ lụt và úng ngập là nguy cơ lớn đối với lưu vực. Lòng sông bị bồi lấp, thượng nguồn bị xói lở gây cạn kiệt nước về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, nhiều ô trũng bị ngập lụt, một số khu vực quan trọng về dân sinh và kinh tế trở thành hồ chứa chậm lũ khi cần xả lũ sông Hồng. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường lưu vực sông chưa được quan tâm, các thông tin cần thiết còn thiếu, chưa được cập nhật, hệ thống
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống quan trắc môi trường nước chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý môi trường lưu vực. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường nước của nhân dân trong lưu vực còn thấp dẫn đến tình trạng xả rác thải, nước thải xuống sông, khai thác lòng sông bừa bãi. Quản lý một lưu vực như lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ là việc không đơn giản do sự khác biệt giữa các khu vực, các tỉnh, các thành phố trong lưu vực về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nước, cũng như về nhận thức môi trường của nhân dân từng địa phương. Trước mắt, để bảo vệ tài nguyên và môi trường nước tại một lưu vực quan trọng như lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ cần thực hiện ngay các biện pháp sau: Các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ, làng nghề trên địa bàn cần nghiêm túc thực hiện các luật và quy định về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp cưỡng chế (kể cả đóng cửa) các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không có khả năng giảm thiểu và di dời. Thực hiện nghiêm, có kết quả và đúng tiến độ "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 64/2003/QĐTTg ngày 22-4-2003, đặc biệt ưu tiên việc xử lý ngay các cơ sở nằm trên lưu vực sông. Các tỉnh, thành phố cần chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn thải; quan trắc chất lượng nước thường xuyên, liên tục trên toàn hệ thống sông, đặc biệt là những nguồn thải lớn, những điểm gần vị trí giáp ranh
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống giữa các địa phương nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sự cố có thể xảy ra. Huy động mọi nguồn lực để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước lưu vực sông vào mùa cạn kiệt: nạo vét, khơi thông dòng chảy, bơm cấp nước bổ sung từ sông Hồng vào sông Nhuệ đảm bảo duy trì đủ lưu lượng nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt cũng như hòa loãng tự nhiên các chất gây ô nhiễm. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hai bên bờ sông không xả rác thải, nước thải chưa được xử lý xuống sông. Tăng cường năng lực quản lý môi trường của các địa phương trong lưu vực và xây dựng tổ chức quản lý môi trường lưu vực, xây dựng và thực hiện ngay Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường lưu vực nói chung và tài nguyên và môi trường nước nói riêng. Hiện nay để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nước và khắc phục tình trạng thiếu nước trong lưu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập Dự án tăng nguồn nước cho sông Đáy tại ba khu vực: 1) Tiếp nguồn nước cho sông Tích qua công trình Bến Mắm tại thị xã Sơn Tây với lưu lượng khoảng 40 m3/s; 2) Tiếp nguồn nước cho dòng chính sông Đáy qua công trình cụm đầu mối Hát Môn - Đập Đáy cho phép khơi thông lại dòng sông Đáy với lưu lượng khoảng 50 m3/s; 3) Tiếp nguồn nước cho sông Châu qua cống Tắc Giang với lưu lượng khoảng 40 m3/s. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khởi đầu Dự án mang tên "Làm sống lại dòng sông Đáy". Tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Cầu
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Sông Cầu là con sông chính của hệ thống sông Thái Bình. Bắt nguồn từ núi Van Ôn, sông Cầu chảy qua chợ Đồn (Bắc Kạn), chợ Mới (Thái Nguyên) rồi tới Phả Lại. Lưu vực gồm 5 tỉnh và thành phố: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh. Chiều dài sông là 288km, diện tích lưu vực 6.030km2. Sông Cầu có 27 nhánh cấp I, trong đó đáng chú ý là 4 sông nhánh có diện tích lưu vực lớn hơn 350km2 (sông Chu, sông Nghinh Tường, sông Đu và sông Công). Trong đó lưu vực sông Công rộng gần 1.000km2. Lượng mưa năm, trung bình nhiều năm trên toàn lưu vực sông Cầu là 1.770mm, lớn nhất tại Tam Đảo đạt 2.490mm/năm, ít nhất tại Bắc Ninh 1.480mm/ năm. Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm do mưa sản sinh ra trên một số lưu vực thuộc hệ thống sông Cầu dẫn ra (Bảng II.6). Bảng II.6. Lượng dòng chảy năm trên sông Cầu Nguồn: Ngô Đình Tuấn, 2003
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống Với số dân trên toàn lưu vực tính đến năm 2000 là khoảng 2 triệu người thì mỗi người dân có một lượng nước bằng 2.391m3/người.năm. So với bình quân toàn quốc thì lượng nước trên đầu người của lưu vực sông Cầu vào loại thấp nhất. Lượng nước mưa rơi sinh dòng chảy trên lưu vực sông Cầu là 782.753m3/km2, so với lượng bình quân toàn quốc là 942.410m3/km2 chỉ là 83%. Mùa lũ trên sông Cầu kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10, với lượng nước chiếm 75 - 78% lượng nước cả năm. Tháng 8 có lượng nước lớn nhất, chiếm 22% lượng nước cả năm. Chênh lệch lớn nhất giữa lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất và lưu lượng kiệt bé nhất đạt tới 1.000 - 9.500 lần, do đó rất cần có hồ chứa nước để điều tiết. Theo phương pháp thống kê trung bình trượt thì lượng nước năm có xu thế giảm, trung bình khoảng 0,13 m3/s.năm. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất hàng năm có xu thế tăng trung bình 8,00 m3/s.năm. Dòng chảy nhỏ nhất trong năm có xu thế tăng, trung bình đạt 0,14 m3/s.năm. Độ tăng này khá lớn do có nhiều hồ chứa vừa và nhỏ được xây dựng ở thượng nguồn. Trong những năm của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, hình ảnh của sông Cầu còn là "Sông Cầu nước chảy lơ thơ". Hình ảnh này đã qua đi nhanh chóng, hiện nay trên lưu vực sông Cầu có khoảng 2 triệu người định cư với mật độ 332 người/km2, gấp 1,365 lần mật độ trung bình toàn quốc. Có hơn 100 cơ sở công nghiệp, đáng kể là các cơ sở ở Thái Nguyên, sông Công, Xuân Hòa, Đông Anh, Bắc Ninh, Bắc Kạn. Ngoài ra còn có ba thị xã tập trung dân cư đông đúc là Vĩnh Yên, Phúc Yên và Bắc Giang. Trên sông có ba hệ thống thủy lợi: Thác Huống, Liễn Sơn, Bắc Ninh; có một hồ chứa nước loại trung là hồ Núi Cốc, hàng chục hồ nhỏ khác cùng hàng trăm trạm bơm điện. Nhu cầu dùng nước trong lưu vực khá lớn, tổng cộng khoảng 700 triệu m3/năm: 1) tưới 400 triệu m3/năm (đã trừ đi lượng nước hồi quy 15%); 2) công nghiệp 150
  10. Việt Nam môi trường và cuộc sống triệu m3/năm (đã trừ đi lượng nước hồi qui 80%) bao gồm cả lượng nước tham gia làm mát thiết bị Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại; 3) sinh hoạt, dịch vụ, du lịch 150 triệu m3/năm. So với tổng lượng nước có được tại Trạm Thủy văn Cầu Gia Bảy, lượng nước dùng này chỉ chiếm 14,8%. Song do phân phối không đều, lượng nước trong 7 tháng mùa cạn trung bình nhiều năm chỉ có 1,18 tỷ m3, với tần suất bảo đảm 75% thì chỉ còn 880 triệu m3, thường tập trung vào 2 tháng đầu mùa cạn và đầu mùa lũ (tháng 5 và tháng 11). Vì vậy, các tháng kiệt nhất trong năm (tháng 1 đến tháng 3) thường bị thiếu khoảng 40 - 50 triệu m3. Tương lai sự thiếu hụt này còn lớn hơn nếu không có hồ bổ sung thêm nguồn nước. Về chất lượng nước, số liệu điều tra cho thấy có thể phân biệt tình trạng ô nhiễm nước theo 5 đoạn sông sau: Từ nguồn đến ngã ba sông Đu: nước sông còn sạch do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công nghiệp chưa phát triển; Từ ngã ba sông Đu đến ngã ba sông Công - sông Cầu: nước sông bị ô nhiễm nặng do các nguồn thải rắn từ các mỏ (mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, mỏ sắt 2,5 triệu tấn/năm, mỏ thiếc 800.000 tấn/năm cùng với hàng triệu m3 nước thải từ rửa quặng sắt, thiếc, từ nhà máy luyện cốc, luyện than, nhà máy giấy), rác thải sinh hoạt từ các khu phố, bệnh viện, chợ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp; đặc biệt từ những điểm khai thác khoáng sản tư nhân tổ chức bừa bãi, thiếu quy hoạch, thiếu quản lý. Từ ngã ba sông Công đến ngã ba sông Cà Lồ: đoạn này chủ yếu là nước thải nông nghiệp với lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn được sử dụng khó kiểm soát vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  11. Việt Nam môi trường và cuộc sống Từ ngã ba sông Cà Lồ đến Ngũ Huyện Khê: đoạn sông chảy qua vùng làng nghề Bắc Ninh. Nước sông bị ô nhiễm nặng do hoạt động sản xuất của các làng nghề và phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng coliform đều vượt nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Từ Ngũ Huyện Khê đến Phả Lại: khả năng tự làm sạch sông lớn hơn do ảnh hưởng thủy triều, không có thêm nguồn gây ô nhiễm, song do các đoạn sông ở thượng nguồn ô nhiễm nặng nên nước sông vẫn còn ô nhiễm, không nên dùng cấp nước trực tiếp cho sinh hoạt. Hiện nay, ngoài ô nhiễm do chất thải, nước sông Cầu có lưu lượng hàm cát ngày càng tăng rõ rệt (tăng trung bình 279 g/s, năm). Trong tương lai, nếu không được quản lý kiểm soát chặt chẽ thì sự ô nhiễm càng lớn và sự lan truyền càng mạnh vì dân số ngày càng đông, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh.
  12. Việt Nam môi trường và cuộc sống Để bảo vệ và không ngừng cải thiện khối lượng và chất lượng tài nguyên và môi trường nước sông Cầu, cần tiến hành không chậm trễ các việc: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
  13. Việt Nam môi trường và cuộc sống Xây dựng, xét duyệt chính thức và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể lưu vực sông. Triển khai sâu rộng việc nâng cao dân trí, sử dụng tiết kiệm nước, thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác. Tăng cường Ban Chỉ đạo lưu vực sông Cầu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Hành động bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu. Tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn Sông Đồng Nai - Sài Gòn là một hệ thống sông phức tạp bao gồm các sông Đồng Nai (bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên với các đoạn ở thượng lưu có tên là Đa Nhim, Đa Dung), sông La Ngà (bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc với đoạn ở thượng lưu có tên là Da RGua), sông Bé (bắt nguồn từ cao nguyên Đắk R’lấp), sông Sài Gòn (bắt nguồn từ vùng biên giới Việt Nam - Campuchia ở Tây Ninh), sông Nhà Bè (sông tạo ra do sông Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn) và các nhánh sông tách từ sông Nhà Bè đổ ra vịnh Gành Rái: sông Soài Rạp, Lòng Tàu - Ngã Bảy, Dừa, Vàm Sát - Đồng Tranh - Gò Da. Một số tài liệu đem cả các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây vào hệ thống này. Diện tích lưu vực hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn trên lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 36.515km2. Nếu tính cả các sông độc lập ven biển ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu vào hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn thì diện tích toàn lưu vực tới 52.639km2, trong đó 48.471km2 trên lãnh thổ Việt Nam, là lưu vực lớn thứ hai ở các tỉnh phía Nam sau lưu vực sông Cửu Long.
  14. Việt Nam môi trường và cuộc sống Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn có địa hình cao ở phía bắc, đông bắc (cao nhất là khu vực các cao nguyên Lâm Viên, Di Linh, Bảo Lộc ở tỉnh Lâm Đồng), thấp dần về phía tây - nam, thấp nhất và bằng phẳng nhất là ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè - thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây xâm nhập triều từ biển Đông rất mạnh. Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm dưới 20% lượng mưa cả năm nên hạn hán thường xảy ra, nhất là ở vùng Nam Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Mùa mưa có lượng mưa chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, tập trung nhất là vào các tháng 8, 9 gây lũ lụt, ngập nước tại nhiều nơi, nhất là ở khu vực Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Long An. Chế độ thủy văn của lưu vực phụ thuộc cơ bản vào chế độ mưa và đặc điểm thủy triều từ biển Đông. Môđun dòng chảy trung bình trên toàn lưu vực khoảng 25l/s.km2, tương ứng với lớp dòng chảy 800mm trên tổng lượng nước mưa trung bình 2.100mm/năm. Tuy nhiên giá trị này rất khác biệt giữa các sông. Lưu lượng các sông thay đổi lớn giữa các mùa: về mùa lũ lưu lượng của sông Đồng Nai (tại Biên Hòa sau khi có hồ Trị An) là 1.500 - 1.800m3/s, của sông Sài Gòn (tại Thủ Dầu Một, sau khi có hồ Dầu Tiếng) là 100 - 160m3/s. Trong khi đó các giá trị này về mùa kiệt ở sông Đồng Nai và Sài Gòn tương ứng chỉ là 230 - 300m3/s và 25 - 50m3/s. Do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, có mức dao động rất lớn, nên triều từ biển Đông, tác động đến tận Biên Hòa trên sông Đồng Nai, Thủ Dầu Một trên sông Sài Gòn, Gò Dầu (trên sông Vàm Cỏ Đông), Thạnh Hóa (trên sông Vàm Cỏ Tây). Toàn bộ các sông rạch ở thành phố Hồ Chí Minh, Long An và vùng ven biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận đều bị ảnh hưởng triều
  15. Việt Nam môi trường và cuộc sống kèm theo xâm nhập mặn mạnh, làm cho việc cấp nước cho sinh hoạt, thủy lợi gặp nhiều trở ngại. Trong quá khứ lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, bao gồm cả miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, đã từng có gần 60% diện tích được rừng tự nhiên che phủ. Vào năm 2000 tổng diện tích đất có rừng chỉ còn 1.311.700ha chiếm 27,8% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở Nam Đắk Lắk, Tây Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai, Đông Nam Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Bình Phước và Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh. Trong lưu vực hiện có một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ với 75.740ha quy hoạch, trong đó khoảng 26.000ha rừng) và 2 vườn quốc gia: Cát Tiên (73.837ha), Lò Gò Sa Mát (10.000ha); 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Bù Gia Mập (22.330ha), Bình Châu - Phước Bửu (11.293ha), Núi Ông (25.468ha), Tà Kou (29.134ha). Ngoài giá trị cực kỳ to lớn về kinh tế - môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, xử lý ô nhiễm, các khu rừng trong lưu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao. Trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn có bốn thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam : Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, bốn tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Long An, và một phần diện tích các tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận. Từ giữa năm 2003 các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước cũng được bổ sung vào Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam . Vào năm 2003, tổng số dân nếu tính cả 11 tỉnh, thành phố là 15,9 triệu người. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có 9,5 triệu người, trong đó 65% là dân đô thị. Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn là nơi cư trú, sinh sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: Kinh, Hoa, Mơ Nông, Êđê, Xtiêng, Cơ Ho, Mạ, Khơ Me, Dao, Tày, Nùng, Thái, với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc.
  16. Việt Nam môi trường và cuộc sống Trong 15 năm gần đây, do thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thị trường, nhân lực và tính năng động cao trong thực hiện chính sách của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng về công nghiệp, giao thông, đô thị hóa trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước, nhất là ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 7 - 9% và tăng trưởng công nghiệp hàng năm là 15 - 20%. Trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn có trên 50 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích được quy hoạch là 13.000ha với trên 1.000 nhà máy. Ngoài ra trong lưu vực còn có hàng ngàn cơ sở công nghiệp quy mô vừa và lớn và khoảng 30.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp. Có thể nói cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đang là đại công trường xây dựng đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông, bến cảng. Mặc dầu diện tích lưu vực chỉ chiếm độ 14,6% diện tích cả nước và dân số chỉ chiếm 17,8% dân số cả nước, nhưng các tỉnh, thành phố trong lưu vực có GDP bằng 40% tổng GDP cả nước. Các ngành kinh tế phát triển mạnh là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp (cây công nghiệp: cao su, cà phê, điều, tiêu), thủy sản và du lịch. Riêng 4 tỉnh, thành phố trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ chiếm 3,8% diện tích, 11,3% dân số cả nước, nhưng đóng góp trên 30% tổng GDP, 60% GDP công nghiệp và trên 50% giá trị xuất nhập khẩu của cả nước. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách của vùng bằng 30% tổng thu ngân sách của cả nước. Do tăng trưởng nhanh về công nghiệp, giao thông, thương mại, đô thị, nông, lâm, ngư nghiệp và dân số trong điều kiện cơ sở hạ tầng và việc thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường còn hạn chế, tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường, đặc biệt là tài nguyên và môi trường nước trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, nhất là ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đang bị tác động xấu. Về chất lượng nước trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn
  17. Việt Nam môi trường và cuộc sống Số liệu của mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, của hệ thống quan trắc môi trường thành phố Hồ Chí Minh, của các sở khoa học, công nghệ và môi trường các tỉnh trong lưu vực và kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu thực hiện trong các năm 2002 - 2003 cho thấy: Sông Đồng Nai: vùng hạ lưu (tính từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu với sông Sài Gòn) tuy ô nhiễm hữu cơ chưa cao (DO = 4 - 6mg/l, BOD = 4 - 8mg/l), nhưng hầu như chưa đạt Tiêu chuẩn Việt Nam 5942 - 1995 đối với nguồn loại A. Ô nhiễm do vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm do hóa chất nguy hại (kim loại nặng, phenol, PCB, ) chưa vượt tiêu chuẩn, nhiễm mặn không xảy ra từ Long Bình đến thượng lưu. Vùng thượng lưu (từ hồ Trị An trở lên) có chất lượng tốt trừ các sông, hồ ở khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh nặng. Khả năng tự làm sạch của sông Đồng Nai nói chung còn khá. Sông La Ngà (nhánh lớn ở sông Đồng Nai): có chất lượng tốt nhưng bước đầu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Sông Bé: chất lượng nước tốt, mức độ ô nhiễm nhẹ, chỉ riêng độ đục khá cao vào mùa mưa. Sông Sài Gòn: do tiếp nhận lưu lượng lớn nước thải đô thị và công nghiệp (khoảng 700.000 m3/ngày), nước sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 - 4,5mg/l; BOD = 10 - 30mg/l), dầu mỡ, vi sinh. Không có điểm nào trên sông Sài Gòn đạt Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn ở đoạn Hóc Môn - Củ Chi còn bị axít hóa nặng do nước phèn (pH = 4,0 - 5,5). Các sông ở Cần Giờ (sau khi hợp lưu với sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ): đều bị nhiễm mặn cao, nhưng có mức độ ô nhiễm do chất thải đô
  18. Việt Nam môi trường và cuộc sống thị và công nghiệp còn nhẹ, khả năng tự làm sạch khá cao, chất lượng nước còn phù hợp cho du lịch, thủy sản. Sông Thị Vải: khu vực từ Gò Dầu đến Phú Mỹ bị ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ nặng do chất thải từ các khu công nghiệp ở huyện Long Thành - Đồng Nai, nhưng có giảm so với giai đoạn 1997 - 1998. Đoạn từ Phú Mỹ về cửa sông ô nhiễm nhẹ. Toàn bộ dòng sông bị nhiễm mặn. Các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: bị ảnh hưởng mặn khá sâu vào mùa kiệt; bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức cao do các khu dân cư ven sông; cũng như sông Sài Gòn, các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây bị axít hóa nặng (ở trung lưu độ pH chỉ khoảng 4 - 6). Không có điểm nào trên hai sông này đạt Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nguồn nước loại A. Toàn bộ kênh, rạch, ao, hồ ở trong các đô thị đều bị ô nhiễm nặng, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác nhân ô nhiễm chính là chất hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ và vi sinh. Về nước ngầm: không có ô nhiễm nặng ở các tỉnh thượng lưu lưu vực, nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, nước ngầm có chất lượng kém; nhiễm mặn nặng ở vùng Cần Giờ, nhiễm phèn ở khu vực Tây thành phố Hồ Chí Minh và Long An; ô nhiễm nitrát, amôni, vi sinh nặng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Ô nhiễm nước ngầm là nguyên nhân gây trở ngại lớn cho cấp nước sinh hoạt của các tỉnh hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn.
  19. Việt Nam môi trường và cuộc sống Các nguồn gây ô nhiễm nước chính trong lưu vực là chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và giao thông thủy. Xâm nhập mặn và lan truyền phèn là vấn đề lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
  20. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nhìn chung, trong một số năm gần đây, mặc dù tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, mức độ tăng trưởng kinh tế tại lưu vực ở mức cao hơn trước, nhưng so với giai đoạn 1997 - 2000, thì tình trạng ô nhiễm các sông, kênh trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn các năm 2002 - 2003 không tăng đáng kể, ngoại trừ một số địa điểm như ở sông Sài Gòn, hồ Trị An, hồ Xuân Hương, mức độ ô nhiễm gia tăng đột xuất tại một số thời điểm. Ở một số điểm, mức độ ô nhiễm môi trường nước có giảm: Hóa An trên sông Đồng Nai, Gò Dầu trên sông Thị Vải. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý môi trường của các tỉnh, thành phố trong lưu vực đã được tăng cường. Về phân vùng chất lượng nước và tiềm năng sử dụng tài nguyên nước Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho phép đưa ra các đánh giá sơ bộ theo bảng sau đây (Xem bảng II.7) Bảng II.7 đã nêu lên một cách khái quát các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ và cải thiện tài nguyên và môi trường nước trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Cùng với các biện pháp này việc triển khai các biện pháp công nghệ và công trình để xử lý chất thải đô thị, công nghiệp, cải tạo kênh rạch, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn là yêu cầu cấp bách để có thể có nguồn tài nguyên nước dồi dào, chất lượng tốt cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên lưu vực quan trọng này.
  21. Việt Nam môi trường và cuộc sống
  22. Việt Nam môi trường và cuộc sống