Việt Nam môi trường và cuộc sống - Các sức ép chính đến môi trường biển
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Các sức ép chính đến môi trường biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- viet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_cac_suc_ep_chinh_den_moi_tr.pdf
Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Các sức ép chính đến môi trường biển
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Các sức ép chính đến môi trường biển Dân số tăng và nghèo khó Biển Đông và vùng bờ của nó là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên thiên nhiên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất, phần lớn các vùng nuôi thủy sản, các hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước (2,3% so với 1,8%/năm - theo số liệu năm 1999). Hình III.1. Vòng luẩn quẩn: nhu cầu sinh kế - khai thác quá mức - cạn kiệt nguồn lợi - nghèo khó Đi kèm các hoạt động trên là sự gia tăng hiện tượng di dân tự do, tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, vượt
- Việt Nam môi trường và cuộc sống quá năng lực chịu tải của các đô thị theo quy hoạch, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần bờ nước ta hầu như còn rất ít tôm cá đánh bắt, thì cuộc sống của khoảng 600.000 ngư phủ và gia đình họ vẫn cần có cá hàng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều cá tôm hơn. Người ngư dân nghèo gác thuyền, bỏ nghề đánh bắt ven bờ trong lúc chưa có sinh kế thay thế, lên bờ đầu tư vào nuôi trồng thì thiếu vốn và kỹ thuật; cho nên, đại bộ phận vẫn nghèo khó và cuối cùng cũng phải quay về vùng biển xưa, phải tăng cường khai thác cạn kiệt nguồn lợi để hy vọng tăng thêm thu nhập cho gia đình mình. Kết cục họ đã rơi vào một vòng luẩn quẩn: nhu cầu sinh kế - khai thác quá mức - cạn kiệt nguồn lợi - nghèo khó (Hình III.1). Khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng nông thôn ven biển vẫn ngày một tăng, cho dù đến nay mức sống của họ có nhỉnh hơn so với người dân nông thôn trong đất liền. Những nhóm người giàu vẫn là các tập đoàn đầu tư từ các đô thị về. Người sản xuất có đất và Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng chưa thu lại được "địa tô chênh lệch" từ các hoạt động đầu tư đó. Vì thế, trong chừng mực nhất định, một bộ phận vẫn lợi dụng làm giàu bất chính, còn người dân nghèo vẫn hoàn nghèo và Nhà nước vẫn chịu thiệt hại. So với cả nước, 14% cộng đồng dân cư các huyện ven biển (khoảng 1,8 triệu dân, 208 xã) vẫn ở mức nghèo đói nhất và 6% thiếu thốn cơ sở hạ tầng cơ bản ở mức cộng đồng. Tỷ lệ nghèo đói cao sẽ rất khó cho việc đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Còn người nghèo, túng quẫn sẽ sẵn sàng "thế chấp tương lai", vì họ không còn gì ngoài bản năng tồn tại. Lối sống giản đơn và dân trí thấp Ảnh III.6. Bờ biển miền Trung
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Khác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ, thậm chí có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Họ vốn là những người nghèo, có bản lĩnh và ý chí khi chấp nhận xa quê nhà đến vùng ven biển hoặc các đảo nước ta tìm kế sinh nhai. Họ tụ tập thành các "vạn chài", đối mặt hàng ngày với tính khốc liệt của biển cả, sống với sóng nước và cột chặt cuộc đời với con thuyền, nên tư duy người vạn chài hết sức giản đơn: không có thói quen tích cóp như nhà thuần nông, mà "kiếm đồng nào, xào đồng nấy", và xem đó là chuyện đương nhiên. Điều đó giúp hình thành trong họ tính cạnh tranh cao trong cuộc sống, chấp nhận rủi ro, và xem sản vật bắt được là sự ban tặng của biển trời. Cứ thế, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn xa vời với họ. Phần lớn cộng đồng cư dân ven biển có cơ cấu lao động trong hộ gia đình là: một phần ba nghề biển (đàn ông), còn lại (phụ nữ, trẻ em) vẫn phải "bám rễ" vào đất liền, sống dựa vào sản vật nông nghiệp, hoặc buôn bán sản vật biển do người đi biển mang về. Phần còn lại của cộng đồng này là "dân thuỷ diện", xưa kia họ sống phân tán, du cư, du canh trên các vùng nước ven bờ như đầm, phá, vụng, vịnh nhỏ. Gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thuỷ hải sản, họ tập trung lại thành các "vạn chài nổi" chuyên sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản, nuôi cá lồng bè và buôn bán thuỷ hải sản. Trên phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) có tới 10.000 dân thuỷ diện, còn ở ngay vùng lõi của khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có đến ba làng cá nổi, với tổng số gần 500 hộ dân, hàng năm tăng lên gần 100 hộ. Nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra cho chính quyền địa phương ven biển phải giải quyết: vấn đề chất thải sinh hoạt, vấn đề chất thải của thức ăn dư thừa do nuôi cá lồng bè, chất thải hữu cơ từ nuôi trồng hải sản, cạn kiệt nguồn giống hải sản tự nhiên, chuyện học hành của trẻ em và nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nếu không giải quyết thoả đáng, tất cả sẽ gây sức ép rất lớn và lâu dài đến môi trường biển xung quanh và tác động trở lại cuộc sống cộng đồng.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Tập quán và phong tục sống của cư dân ven biển nói chung và ngư dân nói riêng đến nay còn lạc hậu, học vấn thấp do không có điều kiện học tập thuận lợi (đa phần con em ngư dân chỉ học hết tiểu học). Ngư dân nói chung, trong lối sống của họ không có thói quen tích lũy, cứ hết con nước này thì trông vào con nước khác, đến khi nhận ra rằng thiên nhiên không còn hào phóng như xưa thì mọi chuyện đã quá muộn màng. Cũng vì thế mà nhận thức về môi trường và tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp kém. Nên hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói quen tự giác. Cơ sở hạ tầng phát triển văn hóa - xã hội (điện, đường, trường, trạm, ) ở vùng ven biển còn thấp, một mặt do vừa qua đầu tư chủ yếu tập trung vào các đô thị lớn, các khu công nghiệp, còn ở nông thôn ven biển tỷ lệ đầu tư chưa tương xứng, mặt khác vùng ven biển luôn chịu rủi ro cao của thiên tai nên các công trình xây dựng ở đây thường nhanh xuống cấp, hỏng hóc. Từ các đặc trưng trên, việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ven biển về môi trường và tài nguyên trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu và phải làm thường xuyên. Nhưng gốc của vấn đề lại phải bắt đầu từ việc giảm thiểu mức tăng dân số, cơ cấu lại dân cư, quản lý dân số hiệu quả, xoá đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Sinh kế thay đổi, hành vi cá nhân thay đổi, họ dễ dàng thay đổi nhận thức và tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Thực tế quản lý ở nước ta gần đây cũng cho thấy, không thay đổi nhận thức của người dân, không cải thiện sinh kế cho họ, không lôi cuốn được họ tham gia vào quá trình quản lý, thì tài nguyên và môi trường biển tiếp tục bị khai thác huỷ diệt. Ở cấp hộ gia đình, kinh nghiệm cho thấy, nếu đầu tư thay đổi nghề nghiệp và cải thiện được sinh kế cho bộ phận trẻ em và phụ nữ ở "trên bờ" thì thay đổi được
- Việt Nam môi trường và cuộc sống hành vi người đi biển. Gia đình họ no ấm sẽ khiến họ phải suy nghĩ trước khi có hành động khai thác huỷ diệt nguồn lợi. Do vậy, quản lý môi trường và tài nguyên biển, không phải là quản lý tập trung vào "con cá, con tôm" mà là quản lý hành vi của con người và điều chỉnh các hành động phát triển của chính con người! Thể chế và chính sách còn bất cập Biển và vùng bờ biển nước ta là nơi tập trung các hoạt động kinh tế khác nhau và vẫn chủ yếu được quản lý theo ngành. Theo cách quản lý này, các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, đồng thời chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình ít chú ý đến lợi ích ngành khác. Kết quả là tính toàn vẹn và tính liên kết của các hệ thống tự nhiên vùng bờ nói trên bị chia cắt, mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên vùng này ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động phát triển ở đây. Liên quan đến quản lý biển và vùng bờ có nhiều cơ quan quản lý khác nhau, nhưng vẫn còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ không ai có trách nhiệm giải quyết. Một thời gian dài công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản biển giao cho Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm, nhưng bảo tồn các hệ sinh thái biển thì lại do bộ ngành khác quản lý. Mãi đến cuối năm 2003, vấn đề này mới được làm sáng rõ hơn qua quyết định chính thức của Chính phủ giao việc quản lý các khu bảo tồn biển cho Bộ Thủy sản, đất ngập nước cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và rừng cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung III.6. GIÀU CÓ CỦA NGƯ TRẠI VÀ NGHÈO KHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG Vùng đất mới bồi ven biển, liên thông trực tiếp với biển là nơi đắp đầm nuôi có năng suất cao nhất. Vì thế, các chủ đầm ở phía trong luôn luôn tìm mọi cách để có được quyền lấn biển, mở rộng diện tích ngư trại ra phía mép nước, khiến cho nhiều ngư trại có diện tích đầm nuôi rất lớn. Trong khi ở ven biển Thái Bình, một ngư trại với diện tích 15 - 40ha đã là lớn, thì ngư trại Hải Phòng sử dụng hàng trăm ha như ở Phù Long, đến 200ha. Cơ chế quản lý vùng nước lợ hiện nay rất thuận lợi cho các ngư trại: 5 năm đầu, các đầm cho năng suất cao nhất lại được miễn thuế sử dụng đầm, sau đó mức thu thuế các đầm là 400.000 đồng/ha, không đáng kể so với mức thuế 400USD/ha đầm nuôi ở Đài Loan! Thu nhập của các chủ ngư trại Hải Phòng là rất cao, lãi ròng từ 30 - 40 triệu đồng đến 600 - 700 triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô ngư trại và mức độ thâm canh. Nhiều chủ ngư trại đã dư vốn đầu tư sang kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Hải Phòng có 6 - 7 thương lái thu mua thủy sản xuất sang Trung Quốc, sắm được cả xe, máy lạnh và đầu tư vốn lớn cho chủ ngư trại ngay từ đầu vụ. Đối nghịch với sự ăn nên làm ra của các chủ ngư trại là sự nghèo khó của đa số dân cư ven biển Hải Phòng. Họ không có khả năng mua những sản phẩm đầm nuôi do chính địa phương làm ra. Có lần cá tươi giá 4.000đồng/1kg cả ngày không bán được, chiều xuống giá hạ đến 1.000đồng/kg thì cả tấn cá bán hết trong vài giờ. Dễ hiểu là giá cua nuôi 90.000 đồng/kg, tôm rảo 70.000 đồng/kg, tôm he 120.000 đồng/kg tại Hải Phòng, thị trường tiêu thụ chính của các ngư trại là Trung Quốc. Rất nhiều nông dân ven biển Hải Phòng chỉ mong đến vụ vớt rong câu để đi làm thuê cho chủ ngư trại lấy 20.000 đồng/ngày công. Thực ra số tiền này cũng chỉ xấp xỉ thu nhập của những người mò cua bắt ghẹ ngoài bãi triều lầy trước đây, khi mà
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Hải Phòng còn những diện tích công cộng chưa đấu thầu hết làm đầm nuôi. Một số nhà khoa học cho rằng, kinh tế ngư trại ven biển hiện nay là bất công đối với đa số nông dân nghèo ven biển, và trên thực tế không góp gì đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng. Cách nhìn này là có phần cực đoan và bất công với kinh tế ven biển Hải Phòng, nhưng cơ chế quản lý và định hướng phát triển kinh tế ven biển hiện nay đã góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự khởi sắc một nền ngư nghiệp hàng hóa. Phải khẳng định rằng, không chỉ vùng nước lợ giàu tiềm năng mà cả tài năng làm ăn giỏi của các chủ ngư trại đều phải được coi là tài sản quốc gia. Tất nhiên, chúng ta có quyền mong muốn một cơ chế quản lý phù hợp hơn để kinh tế ngư trại đóng góp xứng đáng hơn cho sự phát triển bền vững vùng ven biển, mang lại lợi ích cho cả quốc gia, người kinh doanh và người lao động. Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn khảo sát, 2003 Trên thực tế, ngoài các bộ ngành (thủy sản, hàng hải, dầu khí, du lịch) và các tỉnh ven biển có nhiệm vụ khai thác và quản lý tài nguyên biển, Chính phủ cũng đã thành lập một số tổ chức tư vấn hoặc điều hành việc quản lý biển như Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao), Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng), uỷ ban biển và hải đảo ở Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các quy định thống nhất về chức năng nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức trên và thiếu một quy trình ra quyết định phù hợp, nên chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan, vẫn còn theo cách "mạnh ai người ấy làm". Vấn đề sở hữu đất và mặt nước ở vùng bờ chưa rõ, đến nay vẫn vận dụng theo tinh thần của Luật Đất đai. Luật Thủy sản mới ban hành tháng 11-2003 đã đề cập một phần đến việc phân định các vùng biển theo chức năng quản lý và phân cấp quản
- Việt Nam môi trường và cuộc sống lý biển cho các ngành, các địa phương và cộng đồng trong thời gian tới. Điều này giúp cho việc quản lý các tàu thuyền đánh cá trên biển giữa các tỉnh sắp tới sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc quản lý tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vào hải phận nước ta vẫn còn là một vấn đề đang thảo luận. Một trong những nguyên nhân chính là nước ta chưa giải quyết được các tranh chấp biển đối với một số nước láng giềng làm căn cứ để ký các hiệp định phân định nghề cá với các nước láng giềng liên quan. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt ở vùng ven bờ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của họ một cách cụ thể. Cộng đồng địa phương vừa là người hưởng thụ tài nguyên, vừa là một trong những chủ thể quản lý, có kiến thức bản địa, hiểu được nguyện vọng và công việc của chính họ. Lôi cuốn cộng đồng địa phương vào quản lý tài nguyên biển chính là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về tăng cường dân chủ ở cơ sở và nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".