Việt Nam môi trường và cuộc sống - Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp

pdf 17 trang hapham 1990
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_chat_luong_moi_truong_bien.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp Các nguồn gây ô nhiễm biển chủ yếu Từ đất liền đem ra Có một điều chắc chắn là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực sông ven biển và trên biển thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên biển ngày càng cao. Và không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên biển do con người gây ra, nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn khéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều, làm cho nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ bị thiếu ôxy trên diện rộng, khiến cho một số loài sinh vật biển bị đe dọa. Ở vùng nước ven bờ, đến năm 2010 dự tính chất thải sẽ tăng rất lớn: dầu khoảng 35 - 160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và tổng amôni 15 - 30 tấn/ngày. Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa vào biển nước ta thường là thuốc trừ sâu từ các vùng sản xuất nông nghiệp, chất thải hữu cơ từ các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, chất thải sinh hoạt và bệnh viện từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung, chất thải mỏ, chất thải từ các khu công nghiệp, (Bảng III.1). Hàng năm đã có cả trăm ngàn tấn COD, hàng chục ngàn tấn BOD và dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ vào biển chủ yếu từ các khu công nghiệp trọng điểm và các khu dân cư tập trung ven biển.
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Bảng III.1. Thải lượng của một số chất gây ô nhiễm đổ vào biển từ một số vùng công nghiệp và dân cư tập trung ven biển Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam 2003 và Phạm Văn Ninh * Chỉ tính riêng cho nguồn thải công nghiệp Chỉ tính cho khu vực Đà Nẵng và sông Hàn
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác (Bảng III.2). Bảng III.2. Tổng thải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông và cả nước Đơn vị: tấn/năm
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Chương trình Nghiên cứu biển cấp Nhà nước KT.03.07 Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Tuấn (1999), từ Vùng Kinh tế trọng điểm ven biển phía Nam đã thải vào các sông một lượng nước thải sinh hoạt là 113.216m3/ngày và nước thải công nghiệp - 312.330m3/ngày. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm và axít hóa nặng với giá trị tương ứng pH = 4,4 - 5,0 và 3,8 - 4,0 do rửa trôi phèn từ các lưu vực của các sông rạch và chất thải gây nên. Thải ngay trên biển Các nguồn thải này chủ yếu phát sinh từ các hoạt động trên biển như: khai thác và nuôi hải sản, thăm dò và khai thác dầu khí, hoạt động tàu thuyền trên biển, các sự cố tràn dầu,
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung III.7. THẢI BẤT HỢP PHÁP XIANUA XUỐNG BIỂN Có lần, ngoài huyện đảo Bạch Long Vĩ đã bắt giữ một tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển của nước ta. Trên tàu khi đó có trên 10 thùng xianua loại 200 lít. Nhưng chỉ có 1,5 thùng còn xianua, vậy số thùng rỗng còn lại đã đổ hết xianua xuống biển vì lợi ích trước mắt của họ. Gần đây, vào tháng 3-2002, trên 1.000kg xianua do bọn buôn lậu ném xuống khu vực gần cửa sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi đã làm tôm cá chết nổi hàng loạt, gây tác hại nhiều mặt đối với môi trường sinh thái và nguồn lợi vùng cửa sông ven biển Quảng Ngãi. Nguồn: Nguyễn Chu Hồi tổng hợp Ngành thủy sản đang phấn đấu nâng cao tổng sản lượng khai thác hàng năm bằng cách tăng số lượng và cải hoán tàu. Trong những năm gần đây, lượng tàu thuyền gắn máy tăng hàng năm và đạt xấp xỉ 80 ngàn chiếc (Bảng III.3). Bảng III.3. Xu thế tăng lượng tàu thuyền khai thác hải sản các năm 1985- 2001
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường ngành thủy sản năm 2002 Chất thải từ các tàu thường bị đổ xuống biển ở các khu vực bến cảng, vũng vịnh khá kín sóng gió, nên đã làm cho nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Có nhiều nơi tập trung hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ như bến cảng Hậu Lộc, Nghi Sơn (Thanh Hóa), sông Hàn (Đà Nẵng), Bến Đình (Vũng Tàu), cửa Ông Đốc (Cà Mau), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Hầu hết tại các khu vực biển có cảng cá hoạt động, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và tổng coliform tương đối cao, nhiều khi vượt giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là dầu và vi khuẩn. Cùng với phát triển và mở rộng hoạt động đội thương thuyền, tăng cường khả năng luân chuyển hàng hóa qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn chất thải đổ vào biển, gia tăng sự cố hàng hải và chủ yếu gây ra các vụ tràn dầu. Từ năm 1994 đến năm 2002 đã xác định được trên 40 vụ tràn dầu với số lượng dầu tràn trên 4.000 tấn. Đầu năm 2003 có 2 vụ tràn dầu ở khu vực sông Sài Gòn và Vũng Tàu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản. Đội tàu của ta nói chung là nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu, không được
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống trang bị các máy phân ly dầu nước, cho nên khả năng thải dầu vào môi trường biển sẽ nhiều. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ (2000) thì các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu như vậy đã đóng góp khoảng 70% lượng dầu thải trong biển. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua biển Đông cũng thải vào biển một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Khung III.8. VÀI VỤ TRÀN DẦU 18 giờ 30 ngày 12-1-2002 tàu Fortune Freighter đâm va với xà lan chở 500 tấn dầu của Tỉnh đội An Giang tại khu vực Cảng contena quốc tế trên sông Sài Gòn, làm hàng trăm tấn dầu bị tràn ra ngoài. Tuy được hỗ trợ của các cơ quan ứng cứu sự cố dầu tràn quốc gia nhưng ảnh hưởng của sự cố đến môi trường không nhỏ. 11 giờ ngày 20-3-2003 tàu Hoàng Anh chở 600 tấn dầu DO bị chìm tại phao số 8 vụng Vũng Tàu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản ở khu vực. Nguồn: Theo Hiện trạng môi trường biển Việt Nam, 2003 Hiện nay, ở vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Môi trường biển bị ô nhiễm và suy thoái Báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2003 trình Quốc hội đã chỉ ra rằng, chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục bị suy giảm theo chiều hướng xấu. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Còn chất rắn lơ lửng, Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ, nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản - cũng bị ô nhiễm. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng loại andrin và endrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Khung III.9. TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG BIỂN * Việt Nam (Tiêu chuẩn Việt Nam 5943-1995) o o Nước biển ven bờ dùng cho bãi tắm: T W = 30 C; TSS = 25mg/l; Nước biển cho nuôi trồng thủy sản: Tổng chất rắn lơ lửng = 50mg/l; Zn = 10mg/l Nước biển cho các mục đích khác: Tổng chất rắn lơ lửng = 200mg/l; Nước biển cho mọi mục đích sử dụng: NH3-N 0,50mg/l; khuẩn côli = 1000cfu/100ml
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nước biển ven bờ: PO4 = 0,015mg/l; Si = 3,0 mg/l (Tiêu chuẩn đề xuất của Đề tài KT03-07); dầu = 0,3mg/l (Tiêu chuẩn tạm thời). * ASEAN Đối với nước biển: NO3-N = 0,060mg/l; NH3-N = 0,070mg/l; dầu = 0,14mg/l; Đối với nước biển vùng cửa sông: PO4 = 0,045mg/l; Hg = 0,16mg/l. * Trung Quốc Trầm tích ven bờ cho nuôi trồng thủy sản: Zn = 50ppm; Cu = 35ppm; Pb = 60ppm; Cd = 0,5ppm; As = 20ppm; Hg = 0,20ppm; dầu = 500ppm. * Mỹ Giới hạn được phép nạo vét và đổ thải chất nạo vét: Zn = 105ppm; Pb = 33ppm; Cd = 0,7ppm. Nguồn: Theo Hiện trạng môi trường biển Việt Nam, 2003 Chất lượng nước biển thay đổi Các đợt nắng nóng kéo dài trong các năm gần đây, đặc biệt trong các năm 2002 - 2003 đã khiến cho nhiệt độ nước biển trong mùa hè (tháng 5 và 8) ở một số điểm quan trắc cao hơn giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước biển
  10. Việt Nam môi trường và cuộc sống ven bờ dùng cho bãi tắm từ 0,2 đến 2,1oC. Nước biển ấm lên làm thay đổi điều kiện sinh thái biển, dẫn đến san hô bị chết trắng ở nhiều vùng biển trong cả nước. Ở hầu hết các điểm đo thuộc vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến Cửa Lò) và vùng biển phía Nam (từ Vũng Tàâu đến Kiên Giang), hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ. Đặc biệt ở Cà Mau đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ cho nhiều mục đích sử dụng, tổng chất rắn lơ lửng trung bình đạt 354,85 mg/l. Vịnh Hạ Long bị đục hóa chưa rõ nguyên nhân, nhưng chắc chắn liên quan đến các hoạt động phát triển diễn ra sôi động trong những năm gần đây trên lưu vực sông ven biển. Đục hóa không chỉ ảnh hưởng đến mỹ cảm của khách du lịch, mà còn làm giảm khả năng quang hợp và một số sinh vật biển chết hoặc suy giảm nguồn giống hải sản. Theo các nhà khoa học, nước biển có giá trị tổng chất rắn lơ lửng cao phần lớn là do nước sông đổ ra, vì các giá trị cực đại thường xuất hiện vào mùa mưa lũ. Nước biển ở một số khu vực biểu hiện bị "axít hóa" do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Giá trị pH thấp nhất đo được ở biển Trà Cổ vào quý IV năm 2002, chưa rõ nguyên nhân. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa lũ, nồng độ silicát trong nước biển ở cửa Ba Lạt, Đồng Hới, Quy Nhơn, Định An, Cà Mau, Rạch Giá trong đợt đo tháng 8 đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển. Hàm lượng silicát lớn nhất ở Cà Mau đo được 4,047mg/l. Hàm lượng trung bình nitrát (NO3) trong nước biển khu vực Ba Lạt đạt 0,235mg/l, ở vùng biển Định An đạt 0,231mg/l, nước biển thuộc các khu vực phía Bắc và Nam có hàm lượng nitrát cao hơn giá trị trên 2 - 4 lần, nhất là vào mùa mưa lũ. Trong nước vùng biển Ba Lạt hàm lượng amôniắc (NH3-N) cao nhất, đạt 0,695mg/l, vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ. Còn ở các khu vực khác thuộc vùng biển phía Bắc nồng độ amôniắc đã vượt quá giá trị giới hạn của ASEAN từ 1 đến 2 lần, trừ vùng biển Trà Cổ, Đồ Sơn, Cửa Lò. Nhìn chung, ở khu vực biển miền Nam và miền Trung hàm lượng NH3-N còn nhỏ. Tuy nồng độ
  11. Việt Nam môi trường và cuộc sống phôtphát (PO4-P) trong nước biển ven bờ và ngoài khơi tương đối nhỏ, chưa vượt quá giới hạn của ASEAN đối với nước biển vùng cửa sông, nhưng ở Cửa Lục, Đồ Sơn, Cồn Cỏ, Đà Nẵng, Dung Quất, Phan Thiết, Định An vào một số thời điểm quan trắc, cũng đã vượt quá giới hạn đối với Tiêu chuẩn nước biển ven bờ của Việt Nam. Hàm lượng dầu trong nước biển ở tất cả các khu vực biến đổi trong khoảng 0,14 - 1,10mg/l, vượt quá giới hạn của ASEAN. Nếu so với Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam thì hầu hết các khu vực biển ở miền Bắc và Nam Bộ đều vượt quá giới hạn này vào các thời điểm quan trắc. Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trong nước biển vùng ven bờ là các vụ tràn dầu rõ và không rõ nguyên nhân từ hoạt động tàu thuyền. Do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, chất thải hữu cơ và phân bón mà chỉ số khuẩn côli trong nước biển gần các đô thị lớn, khu du lịch biển và các kênh tiêu nội đồng ven biển biến đổi trong khoảng 12 - 9.200cfu/100ml. Vùng biển từ Nha Trang đến Rạch Giá thường xuyên có chỉ số khuẩn côli cao hơn giới hạn cho phép 1 - 9,2 lần. Khu vực Đèo Ngang, Quy Nhơn, Thuận An, Đồng Hới, Đà Nẵng, Dung Quất, Sa Huỳnh, kết quả của một số đợt đo cho thấy chỉ số này cũng cao hơn giới hạn cho phép. Khung III.10. SÁT THỦ VÔ HÌNH TRÊN BÃI BIỂN Cho đến nay, hàng trăm loài vi nấm ký sinh đã được phát hiện tại nhiều bãi biển trên thế giới, trong đó có 20 loài gây u, viêm cơ quan nội tạng có thể dẫn đến tử vong, 35 loài gây bệnh nội tạng nhẹ nhưng có thể gây cả bệnh ngoài da, mô dưới da và mạch máu, 45 loài là nấm ăn da thuần túy. Chúng là những vi nấm không
  12. Việt Nam môi trường và cuộc sống trông thấy bằng mắt thường, muốn thấy phải sử dụng kính hiển vi phóng đại khoảng 100 - 400 lần. Nấm ký sinh gồm 2 nhóm: nhóm ăn da và nhóm cơ hội. Nhóm nấm ăn da thường ưa các vùng da ẩm ướt hoặc xây xát, nhất là kẽ ngón chân, bẹn, cổ. Nhóm nấm cơ hội, tùy loài, có thể gây u phổi, u tim, u phế quản, dãn phế quản, apxe lạnh vùng liên sườn, u khớp xương, viêm ống tai, viêm hàm, viêm giác mạc và kết mạc, thậm chí nhiễm trùng máu có thể gây tử vong. Nhóm nấm cơ hội tấn công con người qua da hoặc qua đường hô hấp. Những người khỏe mạnh có thể phong tỏa và tiêu diệt nấm khi chúng lọt vào cơ thể, nhưng những người suy kiệt sức khỏe do tiểu đường, lao phổi điều trị kháng sinh dài ngày hay HIV có nhiều khả năng bị nấm cơ hội tấn công. Tại nhiều bãi biển bị ô nhiễm của Việt Nam đã gặp cả hai nhóm vi nấm ký sinh nói trên với khoảng 20 giống khác nhau. Sự xuất hiện của vi nấm ký sinh bãi biển thường liên quan đến ô nhiễm phân rác, nước thải không xử lý và do người tắm biển mang đến. Một số loài hay xuất hiện trong phân chim, nhất là chim bồ câu. Những bãi biển ô nhiễm hoặc đông người vào mùa du lịch thường là nơi bùng phát nhiều loài nấm ký sinh. Vi nấm ký sinh tập trung phong phú ở lớp cát bề mặt dày 5 - 10cm của vùng cát khô. Đây lại là nơi thanh thiếu niên hay chơi bóng. Các lớp cát sâu hơn hoặc vùng cát ướt bị ngập triều hàng ngày có ít nấm hơn, lớp cát ướt càng sát nước biển càng sạch, thậm chí hoàn toàn không có vi nấm ký sinh. Vậy làm gì để phòng tránh vi nấm ký sinh? Điều quan trọng hàng đầu là giữ sạch bãi biển. Rác rưởi phải được thu gom hàng ngày, cần bố trí các thùng đựng rác thuận tiện cho người tắm biển; nước thải khu dân cư không được đổ thẳng ra bãi tắm; bố trí nhiều phòng xối nước ngọt thuận tiện cho du khách có điều kiện tráng nước ngọt ngay sau khi rời bãi tắm. Cần bố trí nhà vệ sinh thuận tiện cho du khách. Tổ chức Du lịch thế giới tính rằng cứ 500 người tắm biển phải có 5 buồng vệ sinh, 2 bồn rửa mặt và 4 phòng tắm nước ngọt.
  13. Việt Nam môi trường và cuộc sống Mật độ du khách không nên quá đông: bãi biển bình dân chỉ thích hợp với mật độ 10m2/người, những bãi biển sang trọng phải đủ 30m2/người. Cần đảo lật cát thường xuyên, nhất là vùng cát khô để tiêu diệt nấm. Đối với người tắm biển nên cẩn thận ở các vùng cát khô: tránh làm xây xát da khi vui chơi trên cát, xối nước ngọt kỹ và càng nhanh càng tốt ngay sau khi tắm biển hoặc chơi thể thao trên cát, và tất nhiên những bãi biển quá đông người và bẩn không phù hợp với những ai thể tạng yếu, nhất là những người bị bệnh tiểu đường, sau khi điều trị kháng sinh dài ngày, lao phổi hoặc HIV. Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Tản mạn về biển, 2003 Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, người dân đã sử dụng bất hợp pháp hóa chất độc để khai thác có tính hủy diệt hải sản, đặc biệt đã lạm dụng chất gây mê xianua (CN-). Lượng tồn dư của chất này trong nước biển thật sự độc và là hiểm họa cho muôn đời con cháu. Trong nước biển ở khu vực miền Bắc và miền Trung, hàm lượng xianua tuy còn tương đối nhỏ (0,56 - 9,00mg/l) và chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng cũng đã cho một cảnh báo đáng ghi nhớ. Khu vực biển miền Nam hiện chưa quan trắc thông số này. Một số khu vực biển đã có biểu hiện bị ô nhiễm kim loại nặng như kẽm (Zn), là mối đe doạ đối với mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong nước biển khu vực miền Bắc, hàm lượng Zn khoảng 4,80 - 13,31mg/l, biển miền Trung và miền Nam Zn biến đổi trong khoảng 9,86 - 38,70mg/l, cao nhất ở khu vực Rạch Giá và Định An. Hàm lượng các kim loại khác còn khá thấp so với Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng, như: hàm lượng đồng (Cu) khoảng 1,00 - 8,42mg/l; chì (Pb) 1,50 - 7,74mg/l; cadimi (Cd) 0,16 - 3,49mg/l; asen (As)
  14. Việt Nam môi trường và cuộc sống 0,20 - 4,00?g/l. Ngoại lệ có thủy ngân (Hg) cao hơn khá nhiều (0,18 - 0,80mg/l) so với giới hạn của ASEAN đối với nước biển. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc clo trong nước biển khá thấp so với giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, ở những vùng cửa sông lân cận các khu vực ven biển có sử dụng nhiều thuốc trừ sâu (châu thổ sông Hồng), hàm lượng thuốc trừ sâu trong nước biển luôn cao hơn từ 2 - 4 lần so với nước biển ở vùng lân cận. Khả năng tích lũy chất ô nhiễm trong trầm tích biển ven bờ Trầm tích biển ven bờ là một hợp phần quan trọng của môi trường biển. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản. Theo số liệu năm 2002 của các trạm quan trắc biển, chất lượng trầm tích thay đổi và một số nơi không đáp ứng yêu cầu của nuôi trồng thủy sản. Các trầm tích chủ yếu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như Zn, Cu, Cd, As và Hg. Ngoài ra, trầm tích ven biển còn bị ô nhiễm cục bộ bởi dầu. Hàm lượng kẽm khoảng 63,32 - 162,48ppm trong trầm tích khu vực biển miền Bắc. Tại vùng biển Trà Cổ, Đồ Sơn, đã quan trắc được giá trị vượt quá giới hạn Zn cho phép trong trầm tích. Các khu vực biển còn lại Zn đều nhỏ hơn các giới hạn trên. Hàm lượng đồng (Cu) biến đổi trong khoảng 14,48 - 44,57ppm ở khu vực biển phía Bắc, trong khoảng 1,94 - 65,35ppm ở khu vực biển miền Trung và 2,46 - 15,48ppm ở khu vực biển phía Nam. Vùng biển Đèo Ngang và Thuận An thuộc miền Trung hàm lượng Cu cũng khá cao. Hàm lượng chì có giá trị cao nhất tại vùng biển Ba Lạt (51,29ppm), Dung Quất (40,10ppm). Hàm lượng cadimi (Cd) trong trầm tích biến đổi trong khoảng 0,57 - 1,68ppm ở khu vực biển phía Bắc, trong khoảng 0,35 - 1,26ppm trong vùng biển miền Trung và từ vết đến 0,15ppm ở vùng biển phía Nam. Trầm tích vùng biển Đồ Sơn có
  15. Việt Nam môi trường và cuộc sống hàm lượng Cd cao nhất (đạt 1,68ppm). Nhìn chung, trầm tích ở nhiều vùng biển (trừ khu vực phía Nam ) có hàm lượng Cd cao. Hàm lượng asen (As) còn thấp và biến đổi trong khoảng 0,94 - 1,98ppm ở vùng biển phía Bắc, trong khoảng 0,09 - 3,53ppm ở khu vực biển miền Trung, và 1,19 - 6,20ppm ở khu vực biển miền Nam. Hàm lượng thủy ngân biến đổi trong khoảng 0,074 - 0,291ppm ở vùng biển phía Bắc, trong khoảng 0,019 - 0,170ppm ở vùng biển miền Trung, và 0,20 - 0,93ppm ở vùng biển phía Nam. Hàm lượng dầu trong trầm tích biến đổi trong khoảng 7,54 - 752,85ppm ở vùng biển phía Bắc, trong khoảng 16,70 - 0,11ppm ở vùng biển miền Trung và 76,8 - 80,9 ppm ở khu vực miền Nam. Khu vực Cửa Lục (Quảng Ninh) hàm lượng dầu trong trầm tích cao nhất. Khung III.11. NHỮNG VÙNG BIỂN NƯỚC ĐỘC Những người đánh cá ven biển Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), rất sợ các khoảng nước biển có màu vàng nhạt, vàng thẫm, hoặc đỏ. Nước biển có màu như vậy nếu dính vào chân tay sẽ thấy rất nhớt, sau đó rát như phải bỏng. Trong vùng nước này không còn thấy con tôm, con cá nào. Chúng bỏ đi đâu mất sạch! Nếu gặp con tôm, cá nào thì cũng đã chết hoặc ngắc ngoải. Tôm, cá, sò, ốc đánh bắt được trong vùng biển vào ngày có thứ nước này, nếu ăn vào, người ăn ít sẽ thấy ngứa miệng, ngứa đầu ngón tay, ngón chân, có thể nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, khó vận động Nếu ăn nhiều có thể bị đau xương khớp mình mẩy, nôn mửa, người lúc nóng lúc lạnh và có thể chết nếu không được cấp cứu kịp thời. Với sự kinh sợ, người dân chài ven biển Nam Trung Bộ gọi thứ nước đó là "nước
  16. Việt Nam môi trường và cuộc sống Bà Thủy (Thoải)", một Thần Mẫu trong Tứ phủ Công Đồng, một tín ngưỡng cổ xưa của người Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Miền Nam Trung Bộ hay gặp "nước Bà Thủy" vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, tức là khoảng từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm và còn gọi là "mùa bột báng". Thực ra, đó là hiện tượng bùng phát các loài tảo độc trong nước biển bị ô nhiễm, đã được các nhà khoa học biết đến từ non nửa thế kỷ qua dưới cái tên đầy ấn tượng là "Thủy triều đỏ". Trong nước biển có rất nhiều loài tảo phù du, sống trôi nổi trong tầng nước mặt, trong đó có khoảng 100 loài vi tảo biển gây hại sống xen lẫn với những loài không gây hại. Đó là các loài tảo roi, nhóm tảo giáp, nhóm vi tảo lam. Nước ta có khoảng 20 loài tảo lam mang độc tố. Độc tố của tảo lam rất độc, nếu lẫn vào thức ăn gia súc có thể làm chết các gia súc lớn như ngựa, heo. Độc tố một số loài tảo lam có khả năng gây hoại tử gan, gây ung thư ở người. Điều gì tạo ra sự bùng phát các loài tảo độc? Đó chính là nước biển bị ô nhiễm do quá nhiều các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho tảo như nitơ, phốtpho. Chính việc lạm dụng phân bón ở các vùng nông nghiệp ven biển, thức ăn thừa và sản phẩm thải của các đìa nuôi tôm ven biển đã góp phần gây ô nhiễm nitơ và phốtpho. Những tháng cuối năm là mùa đông lạnh ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam , hoạt động nuôi tôm giảm hẳn hoặc ngừng trệ nên vùng biển ven bờ không bùng phát tảo độc. Từ mùa xuân, hoạt động nuôi trồng thủy sản hồi sinh. Chất thải ra biển thời gian đầu không đủ sức làm bùng phát tảo độc. Thời gian trôi qua đến mùa hè và đầu thu, các chất thải giàu nitơ và phốtpho tích lũy dần trong vùng nước biển ven bờ. Kết quả là thủy triều đỏ xuất hiện trong thời gian này. Đó cũng chính là thời vụ thất bát của ngư dân vì "nước Bà Thủy". Thủy triều đỏ cực kỳ có hại cho ngành đánh bắt thủy sản biển, ngành du lịch và cả các hệ sinh thái tự nhiên ven bờ. Nhưng chưa có ngành nào, cộng đồng nào phải
  17. Việt Nam môi trường và cuộc sống gánh trách nhiệm pháp lý trước những thiệt hại đó (!?). Nguồn: Nhóm tác giả biên soạn khảo sát năm 2003 Tuy hàm lượng thuốc trừ sâu trong trầm tích không vượt quá Tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam , nhưng so với hàm lượng trong nước biển ở cùng vị trí quan trắc, thì hệ số tích luỹ trong trầm tích cao hơn hàng chục lần. Như vậy, nước là môi trường vận chuyển, còn thuốc trừ sâu thường lắng xuống đáy biển cùng với quá trình lắng đọng keo sét. Ở nước ta, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Người dân địa phương ở đây gọi là "mùa bột báng". Năm 2002, thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ: hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng mầu xám đen dầy cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối, tanh tưởi. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Thiệt hại gây ra do "bột báng" rất lớn: nhiều chủ ngư trại tôm và cá mú trắng tay do tất cả các sản phẩm trong ao đều chết hết; các rạn san hô ven bờ bị chết trắng; xác sinh vật biển chết vất lên bờ cả đống. Chỉ tính riêng các ngư trại huyện Tuy Phong đã bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Đó là chưa tính đến những thiệt hại về môi trường sinh th&