Việt Nam môi trường và cuộc sống - Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường

pdf 23 trang hapham 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_cong_dong_tham_gia_bao_ve_r.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Việc quản lý và bảo vệ rừng nói chung rất đa dạng, phong phú nhưng lại tuân theo những quy định rất nghiêm ngặt. Về mặt bảo tồn, các sinh vật quý hiếm vừa được đảm bảo sự tồn tại của giống nòi, vừa cung cấp sản phẩm cho cộng đồng. Về mặt kinh tế và đời sống, rừng phải đảm bảo chống lũ lụt, hạn hán, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống. Vườn quốc gia được thành lập trên cơ sở kế thừa các kết quả và khắc phục thiếu sót trong việc bảo vệ rừng của cộng đồng. Gần đây, biên bản thỏa thuận về "Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác 5 triệu ha rừng kêu gọi các dự án điểm ở các khu rừng ưu tiên cao, đặc biệt là rừng đặc dụng, thử nghiệm việc cho phép người dân địa phương quản lý phối hợp và sử dụng bền vững tài nguyên rừng" (Phối hợp Quản lý và bảo tồn, WB, Hà Nội 6-2002) đã cho phép tiếp cận các phương pháp bảo vệ rừng truyền thống của cộng đồng. Ý tưởng của nhân dân là vừa bảo vệ, vừa khai thác rừng một cách hợp lý. Có nhiều phương thức hành động bảo vệ rừng được cộng đồng áp dụng một cách hiệu quả. Hương ước bảo vệ rừng Hương ước có lịch sử hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ trước đây. Hương ước ra đời trên cơ sở sự đoàn kết, gắn bó, thống nhất của mỗi thành viên trong cộng đồng làng. Hương ước quy định những nội dung hết sức thiết thực, gần gũi, hữu ích với cuộc sống thường ngày. Một nội dung không thể thiếu ở bất kỳ hương ước nào, đó là các quy định về bảo vệ môi trường. Những quy định về môi trường của các bản hương ước đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Để phát huy truyền thống đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 56/1999/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, thôn, làng, buôn, bản, ấp. Thông tư đưa ra yêu cầu xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; những nội dung chủ yếu về bảo vệ và phát triển rừng trong quy ước của thôn, bản; tổ chức xây dựng quy ước về bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức thực hiện. Khung VII.1. CÂU CHUYỆN THỰC TẾ VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG, BIỂN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập vào ngày 31-3-1986 theo Quyết định 79- CT/HĐBT. Vườn nằm trên đảo Cát Bà cách Hải Phòng 6km về phía tây, với diện tích 15.200ha bao gồm 9.800ha rừng núi và 5.400ha mặt biển chiếm 50% diện tích toàn đảo. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt 800ha bao gồm rừng núi nguyên sinh, phần còn lại 14.400ha rừng phục hồi sinh thái. Cát Bà là Vườn quốc gia độc đáo với rừng đi liền cạnh biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và cảnh quan đẹp. Hệ sinh thái của Vườn đa dạng với rừng thường xanh, rừng trên núi đá vôi, rừng ngập nước trên núi cao, rừng ngập mặn tại các vùng duyên hải, vùng biển với rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động. Vườn quốc gia Cát Bà nổi tiếng với voọc đầu trắng là loại thú đặc hữu không sống ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, ngoài vùng Cát Bà, Sách đỏ Việt Nam xếp ở mức nguy cấp. Hiện có ba khu dân cư sống trong khu vực quản lý của Vườn là: xã Việt Hải, thôn Hải Sơn và khu tập thể nhân viên Ban Quản lý Vườn. Đây là những cộng đồng dân cư có tác động trực tiếp tới hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của Vườn quốc gia Cát Bà. Ban Quản lý Vườn đang có kế hoạch di chuyển
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống khu tập thể cán bộ của Ban Quản lý ra khỏi khu vực của Vườn. Ban Quản lý thông qua các dự án đã giúp đỡ kinh phí cho nhân dân sống trong khu vực của Vườn, đặc biệt là xã Việt Hải. Việc giao đất, giao rừng cho đối tượng khuyến khích cũng được thực hiện. Ban Quản lý khoán rừng cho dân để làm kinh tế. Nhân dân được khuyến khích trồng rừng làm kinh tế, trồng các loại cây ăn quả. Đồng thời, với số tiền mà Vườn thu được từ khách du lịch đã hỗ trợ một phần cho xã. Ban Quản lý Vườn kết hợp với các dự án tổ chức các đợt tuyên truyền, mời quần chúng nhân dân đến tham dự để giải thích cho người dân hiểu về giá trị của tài nguyên rừng, biển, việc bảo tồn và khai thác bền vững những giá trị tài nguyên này. Phương thức tuyên truyền là thông qua hình ảnh, các buổi chiếu phim và giao lưu. Tại xã Việt Hải, thông qua các đợt tuyên truyền, cán bộ đã hướng dẫn phát triển du lịch tại xã. Người dân làm các dịch vụ ăn, uống, nghỉ trọ, hướng dẫn du lịch. Các hoạt động này diễn ra rất tốt và hiệu quả. Điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân của xã. Qua những hoạt động này mà một phần đời sống của nhân dân được nâng cao. Các tổ bảo vệ nhân dân cũng được thành lập, kết hợp làm việc với Hạt Kiểm lâm, thường xuyên đi tuần tra canh gác với Hạt kiểm lâm của Vườn, đạt được hiệu quả cao. Những người trong tổ bảo vệ được hưởng một phần lương, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp cho Vườn. Việc quản lý tài nguyên biển gặp khó khăn và vất vả. Hiện tượng dùng mìn đánh bắt hải sản còn diễn ra phổ biến. Người dân đánh bắt trộm các loài quý hiếm. Có thời điểm hàng trăm người dân ồ ạt vào khai thác loài hải sản quý hiếm như tu hài chỉ có ở một vụng biển đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Hoạt động chài
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống lưới của người dân ven biển cũng đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển quý giá của Cát Bà, bởi vì người dân ở đây nghèo, không có phương tiện hiện đại để ra khơi đánh bắt, cho nên chỉ dùng những phương tiện thô sơ khai thác hải sản trong vịnh, làm giảm nhanh chóng chất lượng và số lượng sinh vật biển. Ban Quản lý cũng cho một phần diện tích để người dân nuôi trồng thủy sản, kết hợp với hoạt động du lịch sinh thái. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản hiện nay đang làm ô nhiễm hệ sinh thái biển. Ban Quản lý Vườn quốc gia Cát Bà đang kiến nghị được đầu tư các dự án bảo vệ tài nguyên biển như: khôi phục, bảo vệ loài sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, như tu hài, các rạn san hô, đồi mồi, tôm rồng, cá heo; nghiên cứu, điều tra về giá trị hệ sinh thái biển Cát Bà để có biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Hiện nay, chưa có một dự án nghiên cứu chính thức nào đánh giá tài nguyên của Cát Bà, đặc biệt là sự tồn tại của các loài đặc hữu như đồi mồi, rạn san hô quý hiếm, sự xuất hiện của đàn cá heo tại vùng vịnh Lan Hạ. Theo ghi chép thực địa của nhóm điều tra Hương ước được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và hướng dẫn của cơ quan kiểm lâm. Hiện nay, đa số hương ước được thể hiện dưới dạng văn bản và được sửa đổi hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ những quy ước trên, các tổ trong bản lại xây dựng các quy định của tổ để các thành viên thực hiện. Các quy định này thường ngắn gọn, có từ 8 - 10 điều, mỗi điều tối đa có 15 từ nêu lên các điều cấm kỵ và phải thực hiện mỗi khi vào rừng. Ví dụ, một điều trong quy định của một tổ ở bản Hợp Thành xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An thuộc khu đệm của Vườn quốc gia Pù Mát là "không bắn vượn, mang; nếu chúng mắc bẫy thì phải thả ra" (CPSE 1999).
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống Theo lời kể của cụ Triệu Văn Quan tại làng Beng, một xã người Dao ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, thì dù trong bản có người bắn được một con nai, người bắn được nai chỉ được hưởng một cái đùi trước của con nai để trả công săn bắn của họ, còn toàn bộ phần còn lại phải thuộc về cộng đồng, vì cả cộng đồng đã góp phần bảo vệ rừng và bảo vệ nai. Nhưng số nai được bắn mỗi năm tối đa chỉ là 3 con. Khi con nai thứ 3 bị bắn rồi, cả bản sẽ làm lễ kết thúc mùa bắn nai trong năm đó. Ai vi phạm sẽ bị làng phạt rất nặng (Chi cục Thống kê tỉnh Yên Bái, 1968). Quy ước bảo vệ môi trường ở một số cộng đồng Quy ước là một hình thức của hương ước và được sử dụng ngày càng nhiều. Quy ước Bảo vệ môi trường của làng Chiết Bi, xã Thủy Tân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm 4 chương: Chương 1 là quy định chung gồm 2 điều nói lên trách nhiệm của làng và của mỗi người dân trong làng đối với việc chấp hành pháp luật. Chương 2 là quy định về các hành vi gồm 5 điều bao gồm việc không được phóng uế, xả rác bừa bãi, xây dựng hố xí, hố rác, không vứt bừa bãi vỏ chai thuốc trừ sâu, hạn chế dùng bao nilông; mọi gia đình có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước (như không được vứt xác chết động vật vào ao hồ kênh mương, cấm tắm giặt tại giếng nước công cộng, gia đình nên có hầm rút, mương thoát nước để tránh dịch bệnh); các hộ có sản xuất, buôn bán phải xử lý rác và nước bẩn của mình đồng thời nên đóng góp vật chất, công sức cho công việc bảo vệ môi trường của làng; trách nhiệm của các gia đình trong việc góp phần bảo vệ các công trình công cộng của làng, tham gia trồng cây; đặc biệt hẹn nhau cứ vào ngày 30 và 14 âm lịch hàng tháng và hễ sau bão lụt, làng tổ chức làm vệ sinh môi trường ở đường làng, ngõ xóm, tu sửa đường sá, mương máng ao hồ trong làng, các gia đình phải cử người tham gia. Chương 3 gồm 2 điều nêu ra các quy định về thưởng và phạt. Chương 4 gồm có 3 điều khoản về thi hành. Làng cử ra Ban thường trực để tổ chức thực hiện
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống và giám sát việc thực hiện quy ước. Các trưởng làng, trưởng họ, trưởng xóm và các tổ trưởng của các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, tổ trưởng Mặt trận trên địa bàn dân cư, Đội Tình nguyện xanh, Ban Y tế xã giúp đỡ Ban Điều hành trong việc giám sát, thực hiện Quy ước. Điều 11 nêu rằng, Quy ước này chỉ có giá trị trong làng và sẽ được xem xét, sửa đổi, bổ sung hàng năm, khi xét thấy các điều khoản đó không còn phù hợp thực tế nữa. Cuối cùng, Điều 12 xác định bản Quy ước này đã được nhân dân trong làng bàn bạc, góp ý và thống nhất thông qua cấp ủy, Uỷ ban nhân dân xã và các cơ quan ban ngành đoàn thể trong xã. Bản Quy ước được sao ra cho mỗi họ 1 bản và giao cho trưởng làng giữ 1 bản. Đặc biệt là có sự đồng thuận ký vào bản Quy ước gồm có 12 vị trưởng họ đại diện ký tên vào trang cuối cùng. Buổi lễ ký vào bản Quy ước được tổ chức trọng thể tại đình làng, các vị trưởng họ, bô lão ăn mặc chỉnh tề với áo dài khăn đóng cầm bút trịnh trọng ký tên đại diện dòng họ của mình vào bản Quy ước. Ngày ký Quy ước đã thực sự là ngày hội của làng góp phần phổ biến rõ và rộng hơn nữa quyết tâm tham gia tự nguyện của người dân vào việc bảo vệ môi trường. Sau khi bản Quy ước đã được thông qua, Ban Điều hành (gồm 9 người: 3 vị trưởng tộc họ, 3 vị trưởng xóm, 3 người dân) đã cho trích in ra bản giấy khổ rộng A3 năm điều của chương hai quy định về các hành vi với phần trên cùng dành cho phần cam kết ghi như sau: Bản cam kết Gia đình tôi cam kết thực hiện đúng quy định trong bản Quy ước Bảo vệ môi trường của làng để góp phần xây dựng làng Chiết Bi, xã Thủy Tân ngày một xanh tươi, sạch đẹp. Chủ hộ gia đình ký tên.
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Phần cuối cùng trên tờ giấy này ghi như sau: "Quy ước này được hình thành với sự giúp đỡ của: Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đội Tình nguyện xanh xã Thủy Tân, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quỹ Môi trường Sida (Dự án SEF 01/98". Khung VII.2. TRÍCH QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA NHÂN DÂN VÀ CÁN BỘ THÔN ĐỒNG VÀNH, XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG THUỘC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ Điều 1: Quyền lợi và nghĩa vụ 1) Quyền lợi: Nhân dân trong thôn từ già - trẻ đều được tham gia tết trồng cây và hưởng thành quả đó. Được học tập, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lâm luật, được học tập kỹ thuật. Được tham gia các dự án trồng rừng, bảo vệ chăm sóc rừng và chủ động sản xuất kinh doanh trên đất lâm nghiệp được giao. Tích cực tham gia truy quét bọn tội phạm và được nhận khoán bảo vệ rừng. Được khen thưởng về công tác bảo vệ rừng, chấp hành sự xử lý của Nhà nước nếu có sự vi phạm Luật Bảo vệ rừng.
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống 2) Nghĩa vụ: Nhân dân trong thôn chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ rừng, và các văn bản dưới luật về công tác bảo vệ rừng. Chấp hành Quy ước bảo vệ rừng của thôn, tự mình bảo vệ trang trại, vườn rừng, chịu sự điều hành của trưởng thôn, xóm. Chủ động sản xuất, kinh doanh trên đất 02- CP được giao có hiệu quả. Khi phát hiện cháy rừng phải báo ngay cho thôn và tổ bảo vệ, tham gia dập lửa cháy rừng ở thôn, xóm. Phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm Quy ước Bảo vệ rừng hoặc để các thành viên trong gia đình mình vi phạm. Nguồn: Trung tâm Dân số, Xã hội và Môi trường, CPSE, 2003 Các quy ước rất đa dạng, điều quan trọng là phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Quy ước Bảo vệ môi trường của làng Vân Cù, xã Hương Toàn, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng gồm có 4 chương và 12 điều, nhưng có vận dụng phù hợp với thực tế của địa phương, cụ thể như ở phần quy định về các hành vi thì có thêm khoản mục, như: cá nhân, tập thể không được sản xuất, sinh hoạt, vui chơi, gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt sau 22 giờ; không được tắm, giặt tại các bến sông trước 8 giờ sáng trong ngày (lý do vì để bảo đảm nguồn nước lấy từ sông dùng làm bún từ lúc 3, 4 giờ sáng không bị ô nhiễm); hàng tháng vào ngày 14 âm lịch, Ban chỉ huy thôn có trách nhiệm tổ chức làm vệ sinh ở đường làng,
  10. Việt Nam môi trường và cuộc sống ngõ xóm, (ở Vân Cù chỉ làm 1 lần/tháng trong khi ở Chiết Bi làm 2 lần/tháng, ở Huế do người dân sùng đạo Phật nên việc lựa chọn làm vệ sinh chung của làng trước ngày trăng rằm và trước ngày mùng một (là các ngày ăn chay) có ý nghĩa về mặt tinh thần và cả về mặt tôn giáo. Quy ước Bảo vệ môi trường ở xã Nậm Loòng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có một số điều khoản đặc trưng, như không làm chuồng trâu bò ở gần nhà hoặc gần nguồn nước, không hạ cây tươi để làm củi, không đào rãnh nước thông lấy nước từ ruộng trên xuống ruộng dưới, không vứt cỏ, rác của nương hộ này sang nương hộ khác, không xê dịch mốc nương ruộng, lấn chiếm đất đai của nhau. Xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là xã có 9 ngôi chùa với 95% dân theo đạo Phật. Người dân thường kiêng kỵ ngày 3 ngày 7 trong tháng không buôn bán mà hướng vào làm việc thiện. Qua bàn bạc thảo luận, dân xã đã thông qua Quy ước Bảo vệ môi trường, trong đó lấy các ngày 7, 17 và 27 là ngày vệ sinh môi trường của làng. Quy ước Bảo vệ môi trường ở xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An còn quy định khi có người chết không để quá thời gian quy định, việc kèn trống tế lễ chỉ thực hiện trước 23 giờ, từ 22 giờ không dùng loa máy tăng âm, tránh gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; cấm dùng kích điện, chất nổ để đánh bắt cá ở ao hồ, kênh mương. Tại các vùng dân tộc thiểu số, thí dụ tại xã Ea Ve, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, sau khi họp dân bàn bạc nội dung bản Quy ước thì vai trò tiếp theo là già làng. Già làng đóng vai trò quyết định trong việc xem xét toàn bộ văn bản, bổ sung thêm hay cắt bớt những điều khoản không thích hợp. Già làng xem xét nội dung có phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, có phù hợp với sự phát triển trong tương lai hay không cũng như tính khả thi đối với vùng mình, dân tộc mình. Không thể áp đặt một hương ước của vùng này cho một vùng khác. Nếu đồng ý, vị già làng sẽ
  11. Việt Nam môi trường và cuộc sống tuyên bố đồng ý và yêu cầu chính quyền chấp thuận. Già làng như vậy cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực thi quy ước. Quy ước của cộng đồng còn được sử dụng trong việc xây dựng làng văn hóa. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa là một phong trào lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ phong trào này từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng có làng văn hóa, gia đình văn hóa làm sống dậy những truyền thống văn hóa tốt đẹp. Đó là tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết cộng đồng giúp nhau làm kinh tế, giữ vững trật tự an ninh chính trị xã hội đặc biệt là cảnh quan môi trường làng quê sạch đẹp. Làng văn hóa nào trong quy ước cũng có quy định giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đi đến bất cứ làng văn hóa nào, điều nhận biết đầu tiên là đường làng ngõ xóm phong quang sạch đẹp, nhà ở ngăn nắp sạch sẽ, chuồng trại chăn nuôi gia súc và công trình vệ sinh cho người được bố trí hợp lý sạch sẽ. Việc sử dụng nước thải và rác thải trước khi thải ra môi trường
  12. Việt Nam môi trường và cuộc sống chung được hộ gia đình quan tâm làm một cách tự giác. Bảo vệ môi trường ở làng quê đã thực sự được xã hội hóa. Làng văn hóa Bản Chanh, huyện Văn Chấn, Yên Bái có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Mường, Hoa, Kinh. Họ đoàn kết ấm áp tình làng nghĩa xóm, vào thăm Bản Chanh ta có cảm giác thật thoải mái như ta đi du lịch sinh thái: đường làng ngõ xóm sạch sẽ rợp bóng cây bốn mùa ra hoa kết trái. Nhà được xây dựng cách xa chuồng trại gia súc, tất cả phân gia súc và rác thải đều được ngâm ủ theo công nghệ biogas để sinh khí làm bếp ga và điện. Bước chân vào làng văn hóa của dân tộc Thái thị xã Nghĩa Lộ chúng ta phải ngỡ ngàng khi bắt gặp đường làng sạch sẽ rợp bóng hoa ban trắng và tiếng thoi đưa lách cách từ các khung dệt thổ cẩm của cô gái Thái, làm vui bước chân của du khách. Thêm vào đó với truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc của vùng Tây Bắc là đồng bào rất yêu văn hóa, nghệ thuật, gặp nhau là múa xòe, hát hò giao lưu. Điều này càng tôn thêm hương sắc của làng văn hóa Thái Mường Lò. Mỗi làng văn hóa mỗi vùng, miền khác nhau có nét đẹp riêng của nó, do trình độ dân trí của từng dân tộc, do phong tục tập quán khác nhau. Nhưng cái chung của làng văn hóa là mọi người đều tự giác thực hiện hương ước, tự giác bảo vệ môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường được đánh giá như là đạo đức và lẽ sống của cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc. Đây chính là nét đặc trưng nhất của làng văn hóa, mang ý nghĩa xã hội hóa bảo vệ môi trường và đó cũng là văn hóa môi trường. Xây dựng mạng lưới cộng đồng bảo vệ rừng Mỗi cộng đồng có một mạng lưới chính để chỉ đạo chung, tập hợp toàn bộ lực lượng của cộng đồng để bảo vệ rừng. Nhiều tổ chức đoàn thể thành lập các mạng
  13. Việt Nam môi trường và cuộc sống lưới phụ như mạng lưới của thanh niên chuyên về tuần tra, canh gác; mạng lưới của phụ nữ để phát hiện các bất thường trong khai thác rừng; mạng lưới của nông dân đảm bảo chung cho rừng phát triển tốt; mạng lưới của thiếu niên giữ gìn sự đa dạng của các loại chim; mạng lưới của người cao tuổi phát hiện các nguy cơ cháy rừng, lâm tặc, (CPSE 2002). Các hoạt động chủ yếu của mạng lưới là tuyên truyền giáo dục, phát hiện sự cố, thông tin với các cấp lãnh đạo và các ngành chuyên môn, tham gia xử lý, giải quyết sự cố. Theo ước lượng của nhân dân bản Diều Luông, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, 6 tháng đầu năm 2003 mạng lưới bảo vệ rừng trong bản đã phát hiện hai sự cố có nguy cơ trở thành cháy rừng, thông tin cho dân bản cứu chữa; ngăn chặn ba trường hợp săn đuổi thú quý; năm trường hợp vào rừng định khai thác gỗ trái phép (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Minh, 2003). Phát huy phong tục, tập quán và truyền thống bảo vệ rừng ở địa phương Từ ngày xưa, các cộng đồng miền núi luôn luôn gắn bó với rừng. Hầu như tất cả các hoạt động kinh tế của cộng đồng đều dựa vào việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng, thậm chí có nơi mà 50 - 60% tổng thu nhập của nhân dân địa phương được rừng cung cấp (WWF, 2001). Ngay cả trong sinh hoạt văn hóa và tinh thần, bóng cây, hoa rừng, bờ suối là nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật và mở đầu cho các cuộc hôn nhân của các dân tộc như Tày, Thái, Mông, Dao, (CPSE khảo sát tại Sìn Hồ, Điện Biên năm 1998). Rừng thiêng, các cây gỗ quý tạo thêm nguồn sức mạnh cho các dân tộc Ê đê, Gia Lai; có các loại cây rừng chuyên được dùng làm tang trống đã tạo nên tiếng trống đặc trưng của dân tộc Thái (Vũ Văn Phun, Uỷ ban nhân dân huyện Điện biên, 1998). Theo lời kể của ông Quàng Văn Sim, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
  14. Việt Nam môi trường và cuộc sống xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu, thì "Xã Mường Mùn có nhiều rừng với nhiều sinh vật quý. Ở bản Thẩm Tám trong xã, cách quốc lộ 6 khoảng 20km, có một khu rừng hiện còn 20 cây gỗ pơ mu đường kính từ 1,5 - 2m, cao từ 30 - 40m. Người dân xã Mường Mùn rất tôn trọng và tự hào về những cây này. Ai đã được sờ vào cây thì người đó được coi là biết rừng Mường Mùn và sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống" (Đặng Nghĩa Phấn ghi lại, 1998). Khung VII.3. NGƯỜI MÔNG BẢO TỒN LOÀI, GIỐNG THÚ RỪNG Người Mông rất có ý thức bảo tồn loài giống thú rừng. Ý thức đó do được rèn luyện, giáo dục mà có và đã trở thành tự giác. Khi đi săn dù trong nhà cần thức ăn, nhưng nếu gặp con hoẵng chửa, lợn rừng chửa thì họ không bắn chúng bao giờ. Nếu chẳng may bắn phải chúng, họ phải làm lễ cúng và ân hận suốt đời. Nguồn: Theo lời kể của bà Giàng Thị Tráng, Ủy viên Thường vụ Huyện uỷ Bát Xát, Lào Cai, CPSE, 1998 Trong dân tộc Khơ Mú, có nhiều họ mang tên các loài cây, chim, thú của rừng như họ "Vrai" (hổ), "Tmoong" (chồn, cầy), "Ric" (cú), "Pit" (chim sẻ), "Thrang", (đại bàng), "Tvạ" (cây dương xỉ) (Theo Đặng Nghiêm Vạn và Phạm Quang Hoan: "Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam", Nxb. Văn hóa dân tộc, 1999). Vì rừng quan trọng tới cuộc sống của chính mình, cho nên các cộng đồng miền núi phải gắn bó với rừng và có truyền thống bảo vệ rừng. Tuy nhiên, khi mật độ dân số lớn, gây sức ép nghiêm trọng lên tài nguyên, thì các phương thức khai thác
  15. Việt Nam môi trường và cuộc sống truyền thống không còn thích hợp, cần phải tạo kế sinh nhai khác. Nhưng những phong tục tập quán tốt trong việc bảo vệ rừng thì cần được phát huy và vận dụng trong thực tiễn hiện nay. Biện pháp này bao gồm các hoạt động ở trong và cả ở ngoài mạng lưới bảo vệ rừng của cộng đồng. Các phong tục, tập quán và truyền thống này rất nghiêm ngặt. Nếu gia đình nào có người vi phạm, thì đám cưới của gia đình đó sẽ không có người đến dự, các cuộc họp họ sẽ không được mời, khi kinh tế khó khăn không được cộng đồng hỗ trợ, lúc ốm đau không có người đến thăm, sự giao dịch hàng ngày giữa gia đình với các hộ xung quanh bị chấm dứt. Lúc đó chỉ còn cách là đến gặp già làng hoặc trưởng xóm xin mổ trâu, mổ lợn làm cỗ mời cả bản, cả họ để cúng thần linh và được nói lời tạ lỗi (CPSE, Tài liệu nghiên cứu tại 7 vườn quốc gia: Tam Đảo, Cúc Phương, Pù Mát, Chư Mom Rây, Chư Yang Sinh, Kon Ka Kinh, Nam Cát Tiên, 1998 - 1999). Trên đây là những nguyên nhân giúp cho sự tồn tại của nhiều loại cây, con quý hiếm trong các cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, các phong tục, tập quán và truyền thống này cũng bao gồm việc phân phối công bằng lợi ích của rừng và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế như sử dụng nguồn nước của rừng vào sản xuất và đời sống, phân phối các khoản thu của cộng đồng do những người khai thác hợp lý rừng nộp lại, khai thác củi đun, lấy gỗ làm nhà và các sản phẩm phi gỗ khác, trồng một số cây thuốc hoặc song mây dưới tán cây rừng, sự hỗ trợ kinh tế bao gồm cứu trợ do gặp hoàn cảnh khó khăn như đói ăn, bệnh tật, nhà sập, và sự hỗ trợ phát triển sản xuất, bao gồm cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật (CPSE, 1999). Tuân theo pháp luật Nhà nước trong bảo vệ rừng là một truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. Truyền thống này bao gồm các khía cạnh giáo dục cộng đồng, gia đình; tư vấn nội bộ, trao đổi sách, báo về các nội dung liên quan đến bảo vệ rừng;
  16. Việt Nam môi trường và cuộc sống tham gia các buổi tập luyện chống cháy rừng; tôn trọng những người thi hành công vụ về bảo vệ rừng ở cộng đồng. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng đệm Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên được thiết lập ở các vùng hoang vu, hẻo lánh nên các vùng đệm của vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên nói chung đất rộng, người thưa. Nhiều xã ở vùng đệm có diện tích đất nông, lâm nghiệp bình quân mỗi hộ hơn một ha. Đất đai tại các vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Cúc Phương (khu vực thuộc tỉnh Hòa Bình), Tam Đảo (khu vực thuộc tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên), Chư Mom Rây (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Chư Yang Sinh (Đắk Lắk), Nam Cát Tiên (Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai), khá tốt (CPSE, 1998). Hiện nay, nguồn tài chính cho các vùng đệm được cấp từ các nguồn: Các dự án xây dựng vùng đệm đã được duyệt dự án đầu tư, nguồn kinh phí của dự án ODA, các chương trình quốc gia, chương trình của địa phương và nguồn ngân sách cấp xã ở các vùng đệm. Trong đó nguồn vốn của các dự án vùng đệm là nguồn đầu tư trực tiếp, được xây dựng với mục tiêu đáp ứng cả yêu cầu bảo tồn và phát triển. Ngân sách của cấp xã của vùng đệm giống như ở các xã khác để đảm bảo cho các hoạt động như: chi phí thường xuyên cho Uỷ ban nhân dân xã, giáo dục, y tế Hiện nay, ngân sách cấp xã chi thường xuyên cho Uỷ ban nhân dân xã được sử dụng chủ yếu để trả lương cho bộ máy quản lý ở xã, nguồn chi thường xuyên này có ảnh hưởng trực tiếp đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên về việc đảm bảo an ninh, thừa hành pháp luật trong bảo vệ rừng ở vùng đệm và vùng lõi (CPSE 1998 - 1999). Được sự hỗ trợ của ban giám đốc các vườn quốc gia, kết hợp với sự phát triển của các chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước (Dự án 5 triệu ha rừng, Chương
  17. Việt Nam môi trường và cuộc sống trình 135, Chương trình 133, ), nhiều vùng đệm ở các vườn quốc gia đã có những chuyển biến và có những mục tiêu kinh tế rõ ràng, có tác dụng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đệm, tạo nên những nhân tố ảnh hưởng cho công tác bảo vệ môi trường rừng của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Về lâm nghiệp, vườn rừng của các hộ và các bản đang phát triển và khá đa dạng. Riêng năm 2001, phối hợp với các đoàn thể Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên vùng đệm, Vườn quốc gia Pù Mát đã thiết lập được 2.164ha vườn hộ và vườn rừng. Ở Hà Giang, vườn rừng thường là chè - bạch đàn hoặc chè - mỡ. Ở Bắc Giang, vườn rừng ở trên đỉnh đồi bao gồm các loại cây đa dụng như trám, dẻ, tre, Ở Lào Cai, vườn rừng thường là các loại cây lấy gỗ, bên dưới trồng song, mây và các loại cây làm thuốc như thảo quả, cam thảo; thỉnh thoảng đã có hộ trồng các cây thuốc quý như sâm, hoàng liên, (CPSE 1998 - 1999). Nhiều vườn cây ăn quả, cây đặc sản cũng được hỗ trợ phát triển để đảm bảo thu nhập bền vững cho các gia đình (CPSE 2002). Về nông nghiệp, nhiều ruộng bậc thang đã được xây dựng. Tại bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, hơn 100 hộ người Mông sống du canh du cư trong rừng Pù Mát đã được tập hợp lại, lập bản, khai hoang ruộng lúa nước (CPSE, 1998). Đồng bào đã chấm dứt tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, đời sống được cải thiện. Hội Nông dân đã tích cực vận động nhân dân phòng dịch bệnh, nên gia súc ít bị chết bệnh hơn, các giống lợn siêu nạc bắt đầu phát triển. Tại vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát, việc chăn thả trâu bò có quản lý đang phát triển theo sự quản lý các dòng họ và từng bước giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển đàn gia súc và bảo vệ rừng (CPSE 1998). Khung VII.4. NẾU KHÔNG CÓ RỪNG, CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DAO
  18. Việt Nam môi trường và cuộc sống KHÔNG THỂ ĐƯỢC CẢI THIỆN Xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là một xã vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Cộng đồng sinh sống ở các bản vùng đệm là người Dao Thanh Y. Diện tích đất dành cho trồng lúa hạn hẹp, nên ngay từ khi chưa có chương trình giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng đã tự đề nghị chính quyền huyện, xã xin được nhận đất, nhận rừng ở vùng đệm để sản xuất và bảo vệ rừng. Cộng đồng đã phát triển mô hình vườn rừng với cơ cấu cây trồng gồm dẻ, vải, nhãn, hồng, na, và đã có nguồn thu đáng kể từ các loại cây trồng này. Như một luật tục bất thành văn, các hộ gia đình người Dao không bao giờ xâm phạm đến diện tích vườn rừng của các hộ khác. Mặt khác, một ưu thế của vùng này là khả năng tái sinh rừng rất cao, nên kể từ khi nhận rừng đến nay, diện tích rừng đã tăng lên đáng kể, các đồi núi trọc được phủ xanh bằng rừng dẻ và các cây ăn quả. Khi được hỏi, nếu như đồng bào không được giao rừng và bị cấm khai thác tài nguyên trong khu bảo tồn thì cuộc sống của họ sẽ thế nào, phần lớn phụ nữ Dao ở các thôn Đồng Vành I và II, Nước Vàng đều trả lời là, nếu không có rừng, cuộc sống của họ không thể được cải thiện, để sống họ sẽ phải khai thác trộm tài nguyên trong Khu Bảo tồn để sinh sống. Nguồn: Nguyễn Văn Đàm, ghi chép thực địa Hoạt động nông, lâm nghiệp phát triển đã kéo theo nhiều ngành nghề, như mây tre đan, sấy vải, chuối, nuôi trồng nấm ăn, đẽo guốc bằng gỗ bồ đề, Kết quả nói trên, cùng với việc hỗ trợ làm đường của Chương trình 135, hàng hóa được lưu thông tốt hơn đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong vùng đệm (CPSE 1998 - 1999).
  19. Việt Nam môi trường và cuộc sống Các cấp quản lý tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã công bố rõ ràng các mục tiêu, các hoạt động, nội dung của các dự án phát triển vùng đệm để người dân địa phương được biết, được tham gia ý kiến và cùng nhau thực hiện. Cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học Cân bằng sinh thái rừng được cộng đồng bảo vệ bao gồm toàn bộ các khâu duy trì và phát triển giống; cung cấp thức ăn, nơi cư trú; duy trì mối tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật. Để phát triển cây đa, cây si, cây sung trong rừng, cộng đồng các dân tộc Thái, Tày, Mường, Dao, Kinh ở xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh đã bảo vệ các sinh vật gieo giống, như cầy bay, chồn, sóc (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Đà Bắc, 2002). Muốn bảo vệ các loài chim chào mào thì bảo vệ cây vả, chuối rừng (Vừ Dũng Khá, Tuần Giáo, Lai Châu, 1999); để bảo vệ sếu đầu đỏ, phải bảo vệ cỏ lăn là thức ăn của chúng (CPSE, 1999). Các cộng đồng tham gia phục hồi tài nguyên rừng theo nhiều hình thức và khá đa dạng. Nhiều cộng đồng đã kết hợp chăm sóc cây rừng, nâng cao độ phì của đất rừng để phát triển nông nghiệp. Ở các xã của huyện Sa Pa, Lào Cai trong vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn - Sa Pa, đồng bào Mông, Dao đã chăm sóc cây rừng, bón phân cho đất rừng và trồng thảo quả dưới tán cây rừng (CPSE, 2002). Đồng bào nhiều nơi cũng tự nhân giống nhiều loại cây rừng để phục vụ đời sống của họ, ví dụ đồng bào ở xã Lục Sơn, Lục Nam, Bắc Giang đã nhân giống các loại dẻ, trám trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (CPSE 2002 - 2003). Ngoài ra, việc bảo tồn các loài hoang dã cũng giúp cho cải thiện chất lượng các loài thuần dưỡng.
  20. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nhìn chung, cộng đồng đã tham gia bảo vệ rừng một cách tự nguyện nhằm thực hiện tốt chính sách của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình. Đây là một nguyên nhân đã góp phần quan trọng làm cho Việt Nam hiện nay là một trong mười nước có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng: Cộng đồng rất ít được tham gia vào lập kế hoạch tu bổ, giám sát các công trình thi công trong vườn quốc gia. Khung VII.5. GIÁ THỊT LỢN LAI LỢN RỪNG CAO GẤP BA LẦN GIÁ THỊT LỢN NHÀ Ở chợ Hòa Bình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có bán nhiều thịt lợn lai lợn rừng. Đồng bào Thái ở các xã trong huyện thuộc khu đệm của Vườn Quốc gia Pù Mát thường để lợn nái tự vào rừng tìm lợn đực rừng giao phối. Giá thịt lợn lai lợn rừng cao gấp ba lần so với giá thịt lợn nhà, đồng bào rất quý các con lợn rừng này và bảo nhau không bắn chúng. Nguồn: CPSE, 1995 – 2002 Sự hỗ trợ của các ngành, các cấp để cộng đồng bảo vệ vườn quốc gia còn hạn chế, ví dụ việc ngăn cấm bán các loại sản vật quý hiếm của rừng ở các khu vực xung quanh các vườn quốc gia nhiều nơi không được thực hiện. Công nghệ và dụng cụ bảo vệ rừng của cộng đồng còn thiếu, nếu xảy ra hiện tượng cháy rừng thì cộng đồng chỉ có một công cụ duy nhất dùng để
  21. Việt Nam môi trường và cuộc sống dập lửa là cành cây (Ý kiến cán bộ các cơ quan kiểm lâm ở các vườn quốc gia Bạch Mã, Tam Đảo, Ba Vì, CPSE 2001). Giao thông là một vấn đề bức xúc trong vùng đệm. "Mong muốn thứ nhất của vùng dân tộc là làm đường, mong muốn thứ hai là làm đường, mong muốn thứ ba cũng là làm đường" (Moong Văn Nghệ, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, 1999). Huy động vốn Huy động vốn từ cộng đồng cho bảo vệ môi trường cũng có nhiều phương thức huy động, thông qua nhiều mô hình khác nhau: Mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải: Ở loại mô hình này, doanh nghiệp chuyên trách về môi trường (do Nhà nước thành lập hoặc của tư nhân) đảm nhận việc huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư. Nguồn lực hoạt động của mô hình này có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn như hỗ trợ tài chính từ ngân sách địa phương, các nguồn hỗ trợ khác, bao gồm thu phí bảo vệ môi trường từ cộng đồng (dân cư, kinh doanh, sản xuất, ), các dự án môi trường trong nước và các tổ chức quốc tế tài trợ, hỗ trợ. Các dự án môi trường này khá đa dạng, từ việc thí điểm, thử nghiệm, nghiên cứu, điều tra, giáo dục cộng đồng, cho đến các đầu tư lớn cho việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp bãi chôn lấp chất thải, nhà máy xử lý chất thải. Doanh nghiệp công ích do Nhà nước thành lập. Ví dụ như Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện việc thu phí vệ sinh môi trường. Mức thu phí được xác định cụ thể, phù hợp theo từng đối tượng, như đối với hộ gia đình mức thu phí được tính theo khẩu, đối với khách sạn thì thu theo số lượng phòng, đối với bệnh viện thì thu theo số lượng giường bệnh, đối với các khu chợ thì thu theo sạp hàng. Mức
  22. Việt Nam môi trường và cuộc sống thu phí cũng được phân biệt theo loại đường phố, khu vực dân cư theo nguyên tắc hộ dân cư được hưởng nhiều dịch vụ (thu gom rác, quét đường, tưới nước chống bụi), có mức thu phí cao hơn; theo mức độ nguy hại của chất thải theo nguyên tắc chất thải có mức độ nguy hại cao hơn phải trả phí cao hơn. Với cách quy định mức thu phí hợp lý như vậy cộng với việc tổ chức thu tốt nên Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đã huy động được một lượng tiền khá lớn, hơn hẳn khoản chi của ngân sách thành phố chi cho khoản mục này. Cụ thể là trong năm 1998, tổng chi phí cho thu gom rác của Công ty là 5 tỷ đồng, trong khi khoản chi cho mục này từ ngân sách của thành phố chỉ là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp hoạt động công ích do tư nhân thành lập, ví dụ như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng. Hoạt động từ năm 1993 theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn với chức năng hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Mức thu phí vệ sinh môi trường do Công ty này đảm nhận, nhưng thực hiện theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Mô hình tổ, đội, hợp tác xã hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận chuyển chất thải: Mô hình này là sự tác động và khởi xướng của chính quyền xã, phường hình thành nên tổ, đội chuyên làm công tác thu gom chất thải. Đội, tổ này tiến hành thu phí thu gom rác từ các hộ gia đình và vận chuyển đến bãi rác. Mức thu phí do chính quyền địa phương quy định và ban hành. Ví dụ điển hình là đội chuyên trách vệ sinh môi trường ở xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Uỷ ban nhân dân xã Thạch Kim đã khởi xướng và ra quyết định thành lập đội chuyên trách vệ sinh môi trường hoạt động từ năm 1998, trên cơ sở lấy thu bù chi, nguồn thu là do các hộ dân đóng góp hàng tháng. Tổ tự quản môi trường ở phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có chức năng thu gom rác sinh hoạt từ các hộ dân, phương tiện thu gom rác do dân
  23. Việt Nam môi trường và cuộc sống cư đóng góp, khi xe thu gom rác bị hỏng cần sửa chữa thì dân cư cũng là người đóng góp cho việc sửa chữa này. Hiện nay, đội tự quản này đã cân đối được thu chi trong phạm vi địa bàn khu dân cư nơi gom rác. Hoạt động thu chi được thực hiện trên nguyên tắc công khai, các mức thu phí có sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân phường. Hà Nội cũng có tổ thu gom rác dân lập ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tổ thu gom này do Uỷ ban nhân dân phường ra quyết định thành lập với chức năng nhiệm vụ là thu gom rác thải trên địa bàn phường và tập kết đến nơi quy định, khơi thông một số hệ thống cống rãnh công cộng. Phương thức hoạt động của tổ là lấy thu bù chi và có lợi nhuận hợp lý. Nguồn thu của tổ bao gồm: thu phí dịch vụ vệ sinh thu gom rác từ các hộ dân, thu từ hợp đồng dịch vụ với các đơn vị, các hộ kinh doanh đóng trên địa bàn phường. Ở phường Đạo Long, thị xã Phan Rang các tổ vệ sinh thu gom rác thải cũng được thành lập và hoạt động có hiệu quả cả về mặt môi trường, cả về mặt kinh tế. Cộng đồng dân cư ở đây tự nguyện nộp phí dịch vụ vệ sinh môi trường đủ trang trải tài chính cho hoạt động thu gom rác của các tổ vệ sinh môi trường. Chính quyền thị xã Phan Rang dự định sẽ mở rộng mô hình này sang các phường, xã khác trên địa bàn. Mô hình quỹ bảo vệ