Việt Nam môi trường và cuộc sống - Công nghiệp hóa và môi trường

pdf 13 trang hapham 2090
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Công nghiệp hóa và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_cong_nghiep_hoa_va_moi_truo.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Công nghiệp hóa và môi trường

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Công nghiệp hóa và môi trường Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước và cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh, ngành công nghiệp đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 của cả nước đạt 195,3 ngàn tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng hai lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 13,67% (1995 - 2000). Nhóm các ngành công nghiệp cơ bản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bao gồm: ngành điện tử và công nghệ thông tin, ngành cơ khí, ngành hóa chất. Tiếp sau đó là các ngành dệt may, da giầy, khai thác khoáng sản, điện, nước, chế biến nông lâm, thủy sản. Định hướng đến năm 2010, ngành công nghiệp sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu: chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử, tin học, một số sản phẩm cơ khí và tiêu dùng. Một số công nghiệp nặng cũng sẽ được xây dựng một cách có chọn lọc bao gồm: dầu khí, luyện kim, điện, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa sẽ được phát triển mạnh. Công nghiệp khai thác khoáng sản Hơn 80% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là dầu mỏ và khí tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Nam . Khai thác than tập trung chủ yếu ở
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống phía Bắc. Khai thác đá và các mỏ khác ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Hầu hết các sản phẩm của ngành khai thác còn ở dạng thô, chưa có công nghiệp chế biến hoặc có nhưng quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu. Riêng ngành khai thác dầu khí có thiết bị và công nghệ tương đối hiện đại. Ngành than có quy mô khai thác lớn, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Khai thác apatít được thực hiện bằng cơ giới với quy mô tương đối lớn. Trừ quặng thiếc và antimoan, các khoáng sản khác mới chỉ dừng lại ở khai thác và tuyển để xuất khẩu quặng thô. Mục tiêu phát triển ngành khai thác đến 2010 là phát huy thế mạnh về khai thác dầu khí, than, bảo đảm cung cấp phần lớn năng lượng sơ cấp và các loại nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ngành sản xuất vật liệu xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 13,96%.năm từ 1995 đến năm 2000. Đây là ngành đổi mới nhanh về thiết bị và công nghệ, ví dụ như lò xi măng, dây chuyền chế biến gạch ceramíc, sứ vệ sinh, Mục tiêu phát triển ngành đến năm 2010 là phải đạt hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, công nghệ tiên tiến và tiết kiệm năng lượng. Công nghiệp cơ bản Ngành cơ khí:
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Phần lớn các nhà máy thuộc ngành là cơ khí sửa chữa, số lượng nhà máy chế tạo không nhiều. Hầu hết các nhà máy được thiết kế theo quy trình công nghệ khép kín của Liên Xô (trước đây). Chưa có các nhà máy công nghệ hiện đại. Định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2010 là tăng cường sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời tận dụng các công nghệ thích hợp sử dụng nhiều lao động. Ngành luyện kim: Các loại hình sản xuất của ngành bao gồm luyện thép, luyện gang, cán thép, mạ kẽm, ống thép, đúc kim loại ở dạng thỏi. Ngành còn đang ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Sản xuất kim loại mầu còn yếu, ngoài thiếc, các quặng kim loại khác như nhôm, đồng, kẽm mới dừng ở mức xuất khẩu quặng thô hoặc tinh quặng. Định hướng phát triển ngành luyện thép đến năm 2010 là dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu trong nước. Coi trọng phát triển phôi thép để giảm lượng phôi thép nhập khẩu. Hiện đại hóa các cơ sở hiện có và xây dựng mới các nhà máy hiện đại. Ngành sản xuất kim loại màu trong những năm tới sẽ được quy hoạch theo vùng nguyên liệu. Ngành hóa chất: Ngành hóa chất bao gồm các cơ sở sản xuất hóa chất, sản xuất cao su và plastíc, sản xuất cốc và dầu mỏ. Cơ cấu sản phẩm của ngành còn mất cân đối, hầu như chưa có các sản phẩm hóa hữu cơ và hóa dầu. Trong mục tiêu ưu tiên phát triển ngành đến năm 2010 là phát triển hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nhanh các lĩnh vực hóa chất cơ bản và hóa dầu.
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Sản phẩm chính của ngành bao gồm: gạo, đường, cà phê, chè, rau quả, sản phẩm sữa, rượu - bia - nước giải khát, thủy sản, thuốc lá, chế biến giấy và chế biến gỗ. Hiện ngành đã có một số cơ sở công nghiệp chế biến có công nghệ và thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm phần lớn chưa cao, kém cạnh tranh và giá trị thấp. Về mục tiêu phát triển phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (10 - 11 tỷ USD). Công nghiệp sản xuất dệt may, da giày Ngành dệt may và da giày là ngành có lợi thế lớn về cạnh tranh và được ưu tiên phát triển. Từ năm 1995 đến năm 2000, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tăng hơn hai lần. Tuy nhiên, hiện tại ngành vẫn phải nhập hơn 90% nhu cầu nguyên liệu xơ bông và 100% xơ tổng hợp. Khu vực đầu tư nước ngoài của ngành da giày phát triển mạnh. Sản xuất còn lệ thuộc vào đối tác nước ngoài. Trình độ công nghệ thuộc da được đánh giá vào loại tiên tiến trong khu vực, tuy nhiên hơn 30% thiết bị, máy móc còn kém chất lượng. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may và da giày đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu, ngành dệt may nâng sản lượng bông xơ tự nhiên và nhân tạo để giảm nhu cầu nhập khẩu. Về công nghệ, ngành hướng tới trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, đầu tư phải gắn với bảo vệ môi trường. Công nghiệp điện lực
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống Định hướng phát triển nguồn điện là tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, phát triển các nhà máy thủy điện công suất lớn, tiếp tục đưa điện về các vùng sâu, vùng xa. Phát triển các khu công nghiệp Khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu chế xuất (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) ở nước ta ra đời khá muộn. Khu chế xuất đầu tiên được thành lập năm 1991 và khu công nghiệp đầu tiên mới chỉ được thành lập năm 1994. Tính đến cuối năm 2003 đã có 82 khu công nghiệp được xây dựng với tổng diện tích khoảng 15.800ha (không kể khu Dung Quất), trong đó đất có thể cho thuê để sản xuất công nghiệp trên 11.000ha. Bảng V.1. Mức tăng trưởng của một số ngành công nghiệp trong giai đoạn 1995 - 2000 và mục tiêu đến năm 2020 (% năm)
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến 2010 Khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp nhất là vùng Đông Nam Bộ, trong đó thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là những địa phương phát triển công nghiệp mạnh nhất trong cả nước. Khu vực này hiện có 42 khu công nghiệp với diện tích 10.001ha. Khu vực Đồng bằng sông Hồng là khu vực đứng thứ hai về số lượng khu công nghiệp với tổng số 17 khu công nghiệp, với diện tích 2.441ha. Vùng duyên hải miền Trung có 14 khu công nghiệp, với diện tích 2.112ha. Vùng Tây Nguyên có một khu công nghiệp với diện tích 181 ha, vùng trung du miền núi phía Bắc có hai khu công nghiệp với diện tích 139ha. Bình quân một khu công nghiệp có diện tích trung bình khoảng 156ha, với
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 28,8 triệu USD (tức khoảng 183.000USD/ha). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp còn rất thấp do thành lập quá nhiều. Tính đến tháng 12 năm 2002, mới có 45% diện tích đất khu công nghiệp (4.831ha) được cho thuê. Một số khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy, như Khu Công nghiệp Biên Hòa II, Khu Chế xuất Linh Trung giai đoạn I, Khu Công nghiệp Việt Nam - Xingapo giai đoạn I, Trong khi đó có một số khu công nghiệp tuy đã có quyết định thành lập từ 2 - 3 năm, có khu tới 5 năm, mà đến nay việc triển khai dự án chỉ ở bước chuẩn bị và cũng chưa có dự án nào thuê đất, như Khu Chế xuất Hải Phòng 96, Khu Công nghiệp Sài Đồng (Hà Nội), Khu Công nghiệp Cát Lái cụm IV (thành phố Hồ Chí Minh), Khu Công nghiệp Kim Hoa (Vĩnh Phúc). Về đầu tư trong nước vào khu công nghiệp, đã có 63 dự án đầu tư phát triển hạ tầng với 16.600 tỷ đồng, 1.147 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ với 57.400 tỷ đồng. Về đầu tư nước ngoài, đến nay có hơn 40 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất còn hiệu lực với tổng số dự án đầu tư là 1.303 dự án, trong đó có 19 dự án phát triển hạ tầng. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ở các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng 23% so với vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp FDI đã được cấp giấy phép. Các dự án này chủ yếu là dự án công nghiệp nhẹ (dệt sợi, may mặc, ) và công nghiệp thực phẩm; các dự án công nghiệp nặng chủ yếu thuộc lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử. Hiện có 1.400 dự án trong các khu công nghiệp đang sản xuất kinh doanh và gần 300 dự án đang xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị. Nhìn chung, các khu công nghiệp thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế. Năm 2002, doanh thu của khu vực này đạt
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và bằng 60% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI. Các khu công nghiệp còn góp phần hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, chưa kể đến lao động xây dựng cơ bản và hoạt động trong các công đoạn phụ trợ cho sản xuất chính của các khu công nghiệp. Theo định hướng phát triển các khu công nghiệp, việc di dời các cơ sở công nghiệp nằm trong khu trung tâm đô thị vào các khu công nghiệp sẽ được đẩy mạnh. Nhiều địa phương đã có quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp để tạo mặt bằng cho phát triển tiểu thủ công nghiệp. Một số tổng công ty như Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Dệt may Việt Nam cũng thành lập các khu liên hiệp, các khu công nghiệp dệt may để tận dụng các lợi thế về mối liên kết nguyên liệu sản phẩm và tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Đô thị hóa, công nghiệp hóa và ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn của các đô thị Việt Nam , đặc biệt là các đô thị nằm trong vùng kinh tế phát triển trọng điểm ở phía Bắc và phía Nam . Ngoài các tác động từ hoạt động giao thông, dịch vụ, thương mại, xây dựng, các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã và đang góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị. Các loại hình công nghiệp trong các khu đô thị tương đối đa dạng, bao gồm cả các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm như giấy, giấy tái sinh, dệt nhuộm, thuộc da, luyện cán cao su, xi mạ điện, luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm tươi sống, hóa chất,
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống Với công nghệ sản xuất nói chung còn lạc hậu và mức đầu tư cho bảo vệ môi trường thấp, các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại các thành phố tiếp tục sản sinh ra lượng lớn các chất thải thuộc nhiều dạng với nhiều thành phần khác nhau. Một trong những đặc thù của các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong các khu đô thị, chính là ở quy mô nhỏ. Ví dụ, theo số liệu của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Quận 5 có 24 cơ sở thuộc danh sách cơ sở phải di dời, thì tổng số lao động của 24 cơ sở là 606 người, trong đó có hai cơ sở có số lao động trên 200 người, còn lại phổ biến là cơ sở có dưới 20 lao động. Tuy nhỏ nhưng tác động môi trường của các doanh nghiệp trên không nhỏ, chính vì vậy mà họ bị liệt vào danh sách phải di dời. Vấn đề khó khăn của họ là vì nhỏ nên họ không có khả năng tài chính và không có nhân lực để đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Định hướng nâng cấp, cải tạo công nghiệp Định hướng chung của Chính phủ đối với các cơ sở công nghiệp cũ là khuyến khích đổi mới và nâng cấp công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ với ngành nghề đa dạng sẽ được phát triển rộng khắp. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung kết hợp với quy chế quản lý môi trường chặt chẽ là một trong những giải pháp cơ bản của các tỉnh, thành phố để giải quyết
  10. Việt Nam môi trường và cuộc sống vấn đề ô nhiễm. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu trong chương trình xử lý ô nhiễm và di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng vào các khu công nghiệp có xử lý chất thải tập trung. Với chính sách khuyến khích thỏa đáng, bao gồm hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở mới, ưu đãi về thuế, bố trí xắp xếp địa điểm di dời, hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư, thành phố đang thực hiện chương trình phấn đấu đến hết năm 2005 di dời toàn bộ các cơ sở ô nhiễm không có khả năng khắc phục tại chỗ vào khu công nghiệp và vùng phụ cận. Ngoài giải pháp xử lý ô nhiễm và di dời, thành phố Hồ Chí Minh còn đưa ra giải pháp chuyển đổi ngành nghề từ loại hình sản xuất gây ô nhiễm sang loại hình sản xuất không hoặc ít gây ô nhiễm cho một số cơ sở công nghiệp không có khả năng khắc phục ô nhiễm và không có khả năng di dời. Quyết định 64 Cùng với các hoạt động trợ giúp các cơ sở ô nhiễm của các bộ, ngành và các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng". Mục tiêu trước mắt của kế hoạch là đến năm 2007 tập trung xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó 284 là cơ sở sản xuất kinh doanh. Mục tiêu lâu dài của kế hoạch là đến năm 2012 sẽ tiếp tục xử lý 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở mới phát sinh, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm. Kế hoạch trên đưa ra các giải pháp đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm bao gồm: di chuyển địa điểm một phần hoặc toàn bộ một số cơ sở ra khỏi các khu vực đô thị đông dân, ví dụ như Công ty Xi măng Hải Phòng, Công ty Dệt kim Đông Xuân, Hà Nội, Công ty Rượu Hà Nội, đổi mới công nghệ và nâng cấp
  11. Việt Nam môi trường và cuộc sống hệ thống xử lý môi trường ở một số cơ sở khác, ví dụ như Công ty Dệt Vĩnh Phú, Công ty Pin Văn Điển, Nhà máy Xi măng Bình Điền, thành phố Hồ Chí Minh, Định hướng đối với các cơ sở phải di dời không chỉ đơn thuần là di chuyển ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác, mà việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm phải đi liền với việc nâng cao trình độ công nghệ của cơ sở sản xuất. Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp Các giải pháp luật pháp, chính sách: Vì mục tiêu của các doanh nghiệp công nghiệp là lợi nhuận kinh tế. Trong điều kiện đất nước trong thời kỳ phát triển, vấn đề môi trường chưa được các doanh nghiệp thực sự coi trọng thì các biện pháp mang tính luật pháp và chính sách là nhân tố chính chi phối các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Các giải pháp quy hoạch: Vấn đề quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Quy hoạch có tính đến các yếu tố môi trường sẽ cho phép các hoạt động trong quy hoạch giảm thiểu được tác động ô nhiễm môi trường. Sản xuất sạch hơn: Trong điều kiện nền công nghiệp của nước ta còn lạc hậu, yếu tố quản lý cũng như những yếu tố kỹ thuật còn yếu kém, thì sản xuất sạch hơn chính là một giải pháp vừa giải quyết được vấn đề kinh tế vừa có lợi cho môi trường. Giải pháp này có
  12. Việt Nam môi trường và cuộc sống thể không yêu cầu đầu tư lớn nhưng lại mang lại hiệu quả nhanh và thiết thực. Nước ta có Trung tâm Sản xuất sạch thuộc mạng lưới các trung tâm sản xuất sạch của toàn cầu. Tính đến năm 2002, Việt Nam đã có hơn 100 doanh nghiệp tham gia các dự án thí điểm về sản xuất sạch với sự hỗ trợ từ các dự án nước ngoài và trong nước, chưa kể đến các hoạt động tự nguyện diễn ra ở nhiều doanh nghiệp với các quy mô khác nhau. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14.000: Hệ thống quản lý môi trường mặc dù đã được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa mặn mà với giải pháp này do còn có quá nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất đó là vấn đề ưu tiên của các doanh nghiệp chưa phải là vấn đề môi trường, trừ những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang các nước tiên tiến có xu hướng áp dụng giải pháp này, vì đây là một trong những yêu cầu để xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm những doanh nghiệp đã áp dụng giải pháp này, hệ thống quản lý môi trường là một công cụ khá tiện lợi và có ích cho chính bản thân doanh nghiệp rất nhiều. Kiểm soát ô nhiễm thông qua đánh giá tác động môi trường: Trong những năm qua, đánh giá tác động môi trường đã trở thành giải pháp mang tính pháp lý rộng lớn nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Đây là bước đầu tiên để các khu công nghiệp, các doanh nghiệp ý thức được tác động môi trường của dự án của mình và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các tác động đó. Trong thời gian tới, cùng với sự đổi mới của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, sẽ có những chính sách mới liên quan đến đánh giá tác động môi trường để làm hiệu quả hơn nữa công cụ này đối với việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp. Xử lý chất thải tập trung (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại):
  13. Việt Nam môi trường và cuộc sống Xử lý chất thải tập trung cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí xử lý chất thải, vì công trình xử lý chất thải thường yêu cầu đầu tư lớn, nếu xây dựng hệ thống xử lý chất thải đơn lẻ các doanh nghiệp thường không sử dụng hết công suất. Mặt khác giá thành xử lý trên một đơn vị chất thải sẽ giảm khi công suất xử lý chất thải tăng. Hình thức xử lý chất thải tập trung phổ biến nhất hiện nay là xử lý nước thải tập trung trong các khu công nghiệp. Ngoài ra, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại công nghiệp tập trung cũng là những giải pháp cần thiết. Ở nước ta hiện còn rất thiếu loại hình xử lý tập trung này. Phát triển công nghiệp sinh thái: Bản chất của phát triển công nghiệp sinh thái chính là sự hợp tác cùng có lợi giữa các cơ sở công nghiệp với nhau, với các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền và cộng đồng địa phương. Các hoạt động chủ yếu của một khu công nghiệp sinh thái là trao đổi sản phẩm phụ, sử dụng chung các thiết bị năng lượng, an toàn về môi trường, mua chung nguyên vật liệu, tái sử dụng chất thải, Khái niệm này hiện còn rất mới ở Việt Nam và để áp dụng được ở Việt Nam cần phải có rất nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đã áp dụng cho thấy đây là loại hình cộng sinh công nghiệp rất có lợi cho các doanh nghiệp trên phương diện kinh tế cũng như môi trường.