Việt Nam môi trường và cuộc sống - Môi trường nước đô thị và công nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Môi trường nước đô thị và công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- viet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_moi_truong_nuoc_do_thi_va_c.pdf
Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Môi trường nước đô thị và công nghiệp
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Môi trường nước đô thị và công nghiệp Cấp nước Phần lớn các hệ thống cấp nước máy ở đô thị đều lấy nước từ nguồn nước mặt, ước tính có khoảng 30% nước cấp lấy từ nguồn nước ngầm. Hệ thống phân phối nước thường ở trong tình trạng tồi tệ, là nguyên nhân chính gây thất thoát, rò rỉ nước (thường là tới 30 - 40%). Đồng hồ đo nước cũng đã được lắp đặt phổ biến, ở miền Nam việc sử dụng đồng hồ đo nước phổ biến hơn ở miền Bắc (ví dụ: gần 100% tại Vũng Tàu, nhưng chỉ có 30% tại Hà Nội). Còn rất nhiều đô thị (các thị trấn, đô thị loại IV, V) chưa được cấp nước máy, hiện vẫn lấy nước từ các giếng khoan nông, bơm tay, một số trường hợp thường là giếng lộ thiên. Tỷ lệ dân số được cấp nước còn thấp, 60 - 70% đối với đô thị loại I, II; 40 - 50% đối với đô thị loại III, nhưng lượng nước chỉ đạt 40 - 50% tiêu chuẩn cần thiết theo đầu người. Hầu hết các hệ thống cấp nước đã được xây dựng từ lâu, chắp vá và xuống cấp nghiêm trọng. Tất cả các công ty cấp nước hầu như chưa cân đối được thu chi, do giá nước thường là thấp hơn so với giá chung trong khu vực. Ở nước ta biểu giá nước dân dụng thường là khoảng 0,1USD/m3, và nước dùng trong sản xuất là 0,2USD/m3, so với giá tương ứng tại các nước khác trong khu vực là 0,3USD/m3 và 0,5USD/m3.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Thoát nước Ở tất cả các đô thị trong cả nước, hầu như không có một hệ thống thoát nước thải riêng nào. Các hệ thống thoát nước thải đều chung với hệ thống thu gom nước mưa, cả bùn rác, nước cống đều xả vào một hệ thống thoát nước chung - kết hợp. Ở hầu hết các đô thị, đặc biệt là ở miền Nam , phân rác được xả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bể phốt vào hệ thống thoát nước này. Tỷ lệ dân số được sử dụng các hệ thống thoát nước tại các trung tâm đô thị đang còn thấp - vào khoảng 50 - 60% tại thành phố Hồ Chí Minh và 35 - 40% tại Hà Nội và Hải Phòng, và thậm chí còn thấp hơn nữa ở các đô thị cấp thấp hơn. Chỉ tính riêng các đường ống thoát nước thải thì chiều dài đường ống ở thành phố và thị xã thuộc tất cả các cấp đều dưới 0,1m/người. Úng ngập ở đô thị Áp lực phát triển của các đô thị đang dẫn đến tình trạng là: tại các lưu vực thoát nước, các ao hồ chứa nước mưa thiên nhiên đều bị san lấp, làm cho các hệ thống thoát nước càng bị quá tải và dẫn đến tình trạng úng ngập. Hơn thế nữa do không có một quy hoạch cụ thể để xây dựng một hệ thống thoát nước đô thị thống nhất, các đường cống, các kênh thoát nước ở các khu vực mới phát triển (ví dụ như ở Hà Nội) thường được xây dựng mâu thuẫn với phương thức thoát nước của khu vực cũ. Khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long đã gặp phải những vấn đề đặc biệt phức tạp, mức nước sông hiện nay cao hơn khu vực xung quanh,
- Việt Nam môi trường và cuộc sống bắt buộc người ta phải bơm nước ra để thoát nước trong mùa mưa bão. Đây là phương thức vừa quá tốn kém, vừa không đáp ứng nổi nhu cầu. Trong những năm gần đây, hệ thống thoát nước đô thị hầu như không được cải thiện. Vì thế tất cả các hệ thống thoát nước này đều: 1) trong tình trạng nhanh chóng xuống cấp và không được bảo dưỡng; và 2) đều không đáp ứng nổi công suất cần thiết, vì mức độ phát triển của các đô thị ngày càng tăng thì chiều dài và chiều rộng của các khu vực không được thoát nước ngày càng lớn. Nhiều đường phố không có hệ thống thoát nước mưa và nước sinh hoạt nên thường bị ngập úng khi mưa và tình trạng ứ đọng nước thải sinh hoạt là thường xuyên. Việc tiêu thoát nước mưa gặp nhiều khó khăn: tự chảy chỉ được một phần, chủ yếu tiêu bằng động lực. Hệ thống thu hứng và thoát nước tập trung nhỏ, thường bị tắc nghẽn. Trong các trận mưa lớn, kéo dài từ 1 - 2 giờ, cường độ từ 50mm trở lên, là xuất hiện một số điểm úng ngập, chiều sâu ngập, thời gian ngập đều không giảm, thậm chí có nơi còn phát sinh thêm. Hiện tượng ngập úng đã dẫn đến mức độ ô nhiễm tương đối cao xung quanh hầu hết các điểm thải nước. Trong các trận mưa lớn điển hình những năm gần đây tại các đô thị lớn, như trận mưa ngày 2 - ngày 4-8-2001 (cường độ trên 300mm), trận mưa ngày 24 - ngày 25- 5-2003 cường độ gần 200mm, tại Hà Nội; trận mưa ngày 20 - ngày 21-6-2002, ngày 14 - ngày 15-5-2003 tại thành phố Hồ Chí Minh, cường độ xấp xỉ 300mm, đều có thời gian úng ngập kéo dài từ 1 - 3 ngày. Dự báo đến năm 2010, công tác thoát nước đô thị ở nước ta cũng chỉ tập trung giải quyết úng ngập, chưa thể giải quyết được việc xử lý nước thải tập trung. Như vậy
- Việt Nam môi trường và cuộc sống đối với đô thị tới năm 2010 cũng vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung và xử lý nước thải phân tán ở các bể tự hoại, tức là chỉ xử lý được khoảng 30% lượng chất lơ lửng và 5 - 10% lượng BOD. Ô nhiễm môi trường nước mặt trong đô thị vẫn còn trầm trọng. Nước thải Sự tập trung công nghiệp và đô thị hoá cao độ gây tác động lớn đối với môi trường, trong đó có môi trường nước. Các dòng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Các nguồn nước thải chính ở các đô thị và khu công nghiệp hiện nay là: Sinh hoạt đô thị thải ra một lượng tương đối lớn, khoảng 80% lượng nước cấp. Lượng nước thải này xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễm hữu cơ. Nước thải từ các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, đều chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ. Các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp rất đa dạng, có cả chất hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, Nồng độ COD, BOD, DO, tổng coliform đều không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải xả ra nguồn. Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là nước mưa đợt đầu. Nước thải sinh hoạt ở các thành phố là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Nước thải và nước mưa, nhất là nước mưa đợt đầu, đều không được xử lý. Trong các đô thị, do
- Việt Nam môi trường và cuộc sống dân số tăng nhanh, nhưng hệ thống thoát nước không được cải tạo xây dựng kịp thời, nên nước thải trực tiếp chảy vào các sông mà không được kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề càng xấu đi do sự quản lý chất thải rắn và xử lý các chất thải công nghiệp không đầy đủ ở các thành phố lớn, thị xã và khu công nghiệp, nên tình trạng ô nhiễm vốn đã xấu, sẽ có chiều hướng nghiêm trọng hơn, kéo theo là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cũng như chất lượng đời sống sẽ xấu đi. Tình trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương và các thành phố, thị xã lớn. Tại Hà Nội, hầu như các chất thải sinh hoạt và công nghiệp đều không được xử lý. Trong số 82 khu công nghiệp mới, chỉ khoảng 20 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung. Đó là các trạm xử lý nước thải tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, Khu Công nghiệp Nội Bài ở Hà Nội; Khu Công nghiệp Nomura ở Hải Phòng, Khu Công nghiệp Việt Nam - Xingapo ở Bình Dương, Số khu công nghiệp còn lại vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Trong số các doanh nghiệp đã khảo sát, năm 2002, có tới 90% số doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng dòng xả nước thải xả ra môi trường. 73% số doanh nghiệp xả nước thải không đạt tiêu chuẩn, do không có các công trình và thiết bị xử lý nước thải. Có 60% số công trình xử lý nước thải hoạt động vận hành không đạt yêu cầu. Nước thải hiện thời chưa được phân loại. Trong tương lai gần, hệ thống thoát nước của các thành phố sẽ được cải tạo nhiều hơn và việc sử dụng lại hệ thống thoát chung là điều không tránh khỏi. Rất cần thiết nghiên cứu, cụ thể hóa các phương án cải tạo các hệ thống chung trở thành các hệ thống thoát nước nửa riêng, chọn ra các phương án cải tạo, chia tách nước thải hợp lý nhất.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Xử lý nước thải Tại một số bệnh viện trong một số đô thị lớn, một số khu công nghiệp liên doanh, cũng đã được đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải riêng, song tỷ lệ còn thấp. Chúng ta chưa có bất cứ công trình xử lý nước thải đúng nghĩa nào cho các khu dân cư. Hiện nay mới bắt đầu xây dựng hai trạm nhỏ xử lý nước thải tại Hà Nội. Xây dựng các công trình xử lý nước thải chung cho đô thị với hoàn cảnh thực tế hiện nay vẫn đang còn là vấn đề của tương lai, hầu như chưa đủ điều kiện khả thi để có thể đặt ra kế hoạch đầu tư cụ thể cho các đô thị. Rất nhiều xí nghiệp không đủ khả năng đầu tư để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Những năm gần đây, thực tế bức xúc về môi trường đã đưa vấn đề thoát nước và xử lý nước thải lên một tầm mới. Hàng loạt các dự án thoát nước, vệ sinh cho các đô thị bắt đầu được nghiên cứu triển khai, các hệ thống thu gom, chia tách nước thải, các trạm xử lý nước thải cho đô thị đã được hình thành trong các dự án và chúng ta có thể hy vọng sẽ được thực hiện trong tương lai gần.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Có thể đánh giá một cách tóm tắt về mức độ chung của công tác quản lý xây dựng các công trình xử lý nước thải ở Việt Nam như sau (Hình V.1 và V.2): Hiện nay vấn đề xử lý nước thải, công trình xử lý nước thải còn khá mới đối với thực tế ở nước ta, kể cả trong công tác tư vấn, thiết kế, xây dựng cũng như vận hành quản lý, Các hiểu biết về cấu tạo công trình và vận hành quản lý nhìn chung chỉ
- Việt Nam môi trường và cuộc sống mới giới hạn trong khuôn khổ lý thuyết, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, Các thông số tính toán thiết kế chủ yếu là sử dụng theo các kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của nước ngoài với điều kiện tự nhiên và xã hội của họ. Không thiếu những sai lầm trong chọn lựa phương án xử lý, gây hậu quả đáng tiếc ở nước ta.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Hiện trạng môi trường nước mặt ở đô thị và các khu công nghiệp
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Các đô thị - khu công nghiệp ở nước ta hầu hết đều nằm lân cận các lưu vực sông. Lượng nước sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt phần nhiều lấy từ sông và các chi lưu của sông hoặc khai thác nước ngầm. Cho đến nay vẫn chưa có con sông nào bị xếp vào loại ô nhiễm nặng, trừ một số đoạn sông chảy qua đô thị và khu công nghiệp hoặc tiếp nhận trực tiếp nước thải, như sông Nhuệ, sông Thị Vải. Tuy nhiên cũng đã xảy ra ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông và tình trạng ô nhiễm sẽ lan nhanh nếu không có biện pháp bảo vệ (Hình V.3 và V.4).
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung V.2. NƯỚC MẶT Chất lượng nước các sông ở miền Bắc Kết quả phân tích quan trắc và nghiên cứu của nhiều đề tài những năm 1995-2002 cho thấy độ đục trung bình: Trên sông Thao: 20.100g/m3 tại Lào Cai; 14.900g/m3 tại Yên Bái; 7.930g/m3 ở sông Hồng tại Sơn Tây; Trên sông Đà: 13.900g/m3 tại Lai Châu; 12.000g/m3 tại Hoà Bình; Trên sông Lô: 17.700g/m3 tại Hà Giang; 15.900g/m3 tại Vũ Quang. Lưu lượng dòng chảy cát bùn trung bình nhiều năm tại Sơn Tây là 3.500kg/s, tương ứng khối lượng bùn cát hàng năm tải qua đây là 110 triệu tấn. Đoạn sông Hồng tại Lào Cai, Hà Nội: nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD), tổng coliform đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với + nguồn loại A tới 3 - 5 lần, các chỉ tiêu NH4 , NO2, cũng vượt giá trị cho phép 1,5 - 2 lần. Các chỉ tiêu khác đều đạt yêu cầu. Phần lớn dọc sông Hồng giá trị các chỉ tiêu ô nhiễm đều thấp hơn giá trị cho phép trong Tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995. Tuy nhiên, cục bộ tại điểm xả ven sông, như các điểm xả nước của Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, tại Khu Công nghiệp Việt Trì, thì một số chỉ tiêu có vượt mức giới hạn cho phép. Đoạn sông Hồng từ Diên Hồng tới ngã ba Việt Trì, về mùa cạn, nhiều chỉ tiêu về ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại A: Hàm lượng + COD vượt 2,37 lần, BOD vượt 3,83 lần; NO2 vượt 1,4 lần; NH4 vượt 2 lần; số lượng coliform trong nước cao, không đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt. Dưới cửa xả Nhà máy Giấy Bãi Bằng 2km: BOD vượt tiêu chuẩn cho + phép đối với nước mặt loại A từ 3,75 - 43,88 lần; hàm lượng NH4 cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại A từ 2 - 24 lần. Tại cầu Việt Trì, NO2 cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại A từ 4 - 20 lần. Tại sông Cầu, thuộc khu vực Thái Nguyên, do bị ảnh hưởng bởi
- Việt Nam môi trường và cuộc sống công nghiệp nên mức độ ô nhiễm là đáng kể: hàm lượng BOD, COD trong nước cao, hàm lượng ôxy hoà tan thấp, hàm lượng H2S có khi tới 7,8 - 12mg/l, hàm lượng NO2 cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước cấp loại + A là 5 -10 lần, hàm lượng NH4 cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước cấp loại A 2 lần. Tại Thác Huống, lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước cấp loại A 2,38 - 3,25 lần. Sông Thương, tại khu vực cầu Bắc Giang: BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước cấp loại A 2,68 lần; COD cao 1,85 lần; đặc biệt NO2 vượt 70 - 200 lần. Sông Cấm, sông Tam Bạc (Hải Phòng) có mức độ ô nhiễm đáng kể. Trong các sông ở đồng bằng sông Hồng thì sông Tam Bạc là bẩn nhất. Các chỉ tiêu BOD và COD có xu hướng tăng dần trong các năm 1995 - 2001 đối với cả hai sông. Nếu coi 1%o là giới hạn xâm nhập mặn trong lúc biên độ triều lớn nhất vào mùa khô, thì khoảng cách xâm nhập mặn tối đa tới làng Hoành Sơn trên sông Kinh Thầy và tới làng Kim Sơn trên sông Bạch Đằng. Chất lượng nước các sông ở miền Trung. Các sông ở miền Trung có đặc điểm: sông ngắn, độ dốc lớn, lũ quét thường xảy ra gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Nước sông Hiếu thuộc thị xã Đông Hà có các giá trị trung bình so với tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A như sau : BOD5, COD vượt 2 - 3 lần so với quy định, NH4+, PO43- vượt 1,5 - 1,8 lần. Nước sông Hương tại Huế về mùa khô, có hàm lượng nitơ amôn, BOD và COD nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở một số điểm gần
- Việt Nam môi trường và cuộc sống nguồn thải, như chợ Đông Ba, khu vực bến tàu, khu vực ngã ba sông, BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại khu vực nhà máy đông lạnh (cách cửa sông 15,1km) độ mặn trên mặt: 1,6%o; sâu 4,5m: 5,5%o. Tại đập Đá cách cửa sông 17,3km độ mặn trên mặt: 0,2%o; sâu 3m: 0,8%o. Các sông thuộc khu vực thành phố Đà Nẵng, vào thời kỳ mùa mưa, một số điểm trên sông có hàm lượng dầu mỡ 0,1mg/l, như ở cầu chợ sông Tuý Loan, sông Cầu Đỏ, cầu Phú Lộc, cống chợ sông Hàn. Tuy nhiên, hàm lượng này vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn tối đa cho phép (1mg/l). Ở những đoạn sông vùng khai thác khoáng sản, nhất là do khai thác trái phép, hàm lượng amôniắc vượt từ 1,4 đến 2,6 lần; Hàm lượng xyanua vượt 1,6 đến 2 lần. Tại hồ Phú Ninh vào mùa mưa, hàm lượng Hg vượt quá tiêu chuẩn cho phép 3 lần, nước sông Tranh thuộc huyện Trà My hàm lượng Hg vượt 5 lần so với Tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995. Nước các sông ở Nam Bộ Nước sông Đồng Nai tại Hoá An, cầu Cát Lái, Phước Khánh, Đồng Tranh có hàm lượng dầu tới 0,3 - 0,4mg/l, trong khi đó quy định đối với nguồn cấp nước loại A là không được chứa dầu. Nước sông Sài Gòn: BOD, COD tại cầu Phú Cường so với tiêu chuẩn cho phép vượt 2 - 4 lần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, như nitơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là tại Bến Nhà Rồng. Lượng coliform vượt tới 50 - 100 lần. Ở nhiều nơi bị ô nhiễm dầu và thấy sự có mặt của một số kim loại nặng như Pb, Hg, Cr, Cd. Sông Thị Vải: có thể nói sông Thị Vải là kho chứa nước thải công nghiệp của khu vực phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Hàm lượng ôxy hoà tan DO dưới 2mg/l ở chiều dài 16km và
- Việt Nam môi trường và cuộc sống dưới 1mg/l ở khoảng chiều dài 10km. Tại Gò Dầu, BOD và COD đều vượt mức quy định 10 - 15 lần so với nguồn loại A, 2 - 5 lần so với loại B. Nồng độ các chất dinh dưỡng, như nitơ, phốtpho, cũng vượt qua mức giới hạn cho phép. Hàm lượng H2S trong lớp bùn đáy cũng rất cao tại các điểm gần nguồn xả nước thải. Nguồn: Theo tài liệu của Trần Hiếu Nhuệ Chất lượng nước mặt tại các con sông cho phép sử dụng vào mục đích nông nghiệp: về mùa mưa, lượng nước sông dâng cao, mang theo nhiều phù sa, là nguồn dinh dưỡng tốt cho trồng trọt. Tuy nhiên, hàm lượng chất lơ lửng là khá cao, nên sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng vào mục đích cấp nước cho công nghiệp hoặc sinh hoạt; về mùa khô, mực nước sông hồ hạ thấp, lưu lượng nhỏ gây nên tình trạng thiếu nước, nước bị ô nhiễm hơn và gây nên hiện tượng xâm nhập mặn do triều cường ngoài biển khơi. Chất lượng các đoạn sông chảy qua khu vực + đô thị và công nghiệp theo BOD5 và NH4 không có đoạn sông nào đạt loại A (Tiêu chuẩn Việt Nam 5942 - 1995). Các sông, hồ, kênh, mương nội thành Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Hải Dương, hầu hết bị ô nhiễm ở mức độ báo động. Đó là các sông Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu ở Hà Nội, Kênh Đôi, kênh Tàu Hủ, kênh Nhiêu Lộc, kênh Tân Hoá, Lò Gốm, Tham Luông ở thành phố Hồ Chí Minh, hồ An Biên, Hồ Quần Ngựa, hồ Mắm Tôm, ở Hải Phòng, hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 4 - 5 lần đến 70 lần.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Nước ở các sông thoát nước của Hà Nội: sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu thuộc loại bẩn nặng, chỉ tiêu BOD5 cũng như COD đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, tổng số coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm lần. Nước cuối nguồn có thể sử dụng nuôi cá. Nếu so sánh với các năm 1994, 1995 ta thấy các sông thoát nước của Hà Nội ngày càng bẩn hơn, các chỉ tiêu như + NH4 , COD, BOD5, coliform đều tăng mạnh. Sông Nhuệ là nơi đón nhận toàn bộ nước thải, nước mưa của Hà Nội. Toàn bộ diện tích lưu vực sông Nhuệ là 107.000ha, trong đó Hà Nội chiếm khoảng 5.000ha. Lưu lượng trung bình mùa khô của sông Nhuệ tại Hà Đông là 26m3/s. Lưu lượng trung bình mùa lũ tại cống Liên Mạc là 80l/s (vượt quá giá trị này phải đóng cống). Độ nhiễm bẩn của hồ Bảy Mẫu không cao, hồ có khả năng tự làm sạch lớn. Nước hồ đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Chất lượng nước hồ ổn định qua các năm quan trắc từ năm 1996 đến năm 2002. Tại Huế, nước hồ Tịnh Tâm đang bị ô nhiễm nặng do hồ đang cạn dần và biến thành ao chứa nước thải sinh hoạt. Các khu dân cư đô thị, các xí nghiệp công nghiệp, bệnh viện cũng xả trực tiếp nước thải ra kênh mương, không qua xử lý sơ bộ. Một vài xí nghiệp và bệnh viện tuy có trạm xử lý nước thải, nhưng do nhận thức và kỹ thuật bảo dưỡng kém nên các trạm xử lý này cũng không hoạt động. Đó là Bệnh viện Việt - Tiệp, Hải Phòng, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, Nhà máy Dệt Minh Phương, Giấy Bãi Bằng, Cơ khí Công cụ Hà Nội. Do khả năng kinh tế có hạn, chúng ta chưa thể xây dựng những công trình thoát nước - xử lý nước thải một cách nhanh chóng được, trong khi đó dân số đô thị, công nghiệp cứ phát triển, gia tăng. Rõ ràng tình trạng ô nhiễm môi trường nước sẽ còn tồn tại trong nhiều năm tới.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Nước ngầm Theo tài liệu khảo sát và nghiên cứu về địa chất thủy văn đã được công bố, trữ lượng tiềm năng của các phức hệ chứa nước ngầm ở nước ta tương đối phong phú nhưng phân bố không đều theo các địa phương. Hiện nay hàng năm có thể khai thác trên dưới 1 tỷ m3 (khoảng 2 - 3 triệu m3/ngày). Khoảng 30% tổng lượng nước cấp cho các đô thị ở nước ta hiện được khai thác từ nguồn nước ngầm. Hiện tượng xâm nhập mặn (nhiễm mặn) nước ngầm khá phổ biến ở các vùng ven biển Việt Nam, ở nhiều công trình khai thác nước ở các vùng ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, Một số vùng tuy xa biển, nhưng do tồn tại các tầng hay thấu kính nước mặn chôn vùi cổ, nên khi khai thác nước ngọt ở những vùng hoặc tầng lân cận, có thể kéo nước mặn vào công trình lấy nước (Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Giang, Long An, ) Ô nhiễm chất hữu cơ: Nhìn chung, hàm lượng của BOD5 và COD của nước ngầm đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm các chất dinh dưỡng: Nhiễm bẩn các hợp chất nitơ: hàm lượng các hợp chất nitơ trong tầng nước ngầm của tầng Qa cũng tăng lên. Đối với tầng chứa nước chính Qa ở Đồng bằng Bắc Bộ, mức độ ô nhiễm các hợp chất nitơ có khác nhau. Tại một số vùng khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long và một số thành phố miền Trung khác, cũng đã phát hiện tình trạng ô nhiễm nitơ. Tuy nhiên, diện ô nhiễm này vẫn còn mang tính cục bộ và có biến động theo mùa thành quy luật rõ rệt.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống
- Việt Nam môi trường và cuộc sống 3- 3- Nhiễm bẩn phốt phát (PO4 ): Hàm lượng PO4 trong nước ngầm tầng Qp (Đồng bằng Bắc Bộ) ở một số nơi cũng có biểu hiện tăng theo thời gian. Các nguyên tố kim loại nặng như As đã có mặt trong một số các mẫu nước ngầm ở Hà Nội và một số tỉnh phụ cận. Nói chung, chất lượng nước ngầm là tốt, trừ một số nơi mà hàm lượng sắt và mangan cao, đòi hỏi phải xử lý trước khi dùng để ăn uống. Đã xuất hiện hiện tượng hạ nhanh mực nước ngầm, làm giảm lưu lượng khai thác hoặc làm ô nhiễm (kể cả nhiễm mặn) nguồn nước, đồng thời kéo theo sự lún đất ở một số nơi, như Hà Nội Tác động của ô nhiễm nước đối với các hệ sinh thái nói chung và sức khoẻ cộng đồng Chất lượng môi trường nước tốt hay xấu, sạch hay bị ô nhiễm được đặc trưng bằng các thông số vật lý, hoá học, sinh học. Bảng V.2 mô tả các nguồn ô nhiễm và các tác động của một số chất ô nhiễm tới môi trường thuỷ sinh và con người. Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đô thị và khu công nghiệp Xây dựng thể chế, luật pháp, chính sách môi trường, nhằm tạo ra những quy định, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn xả thải, tiêu chuẩn công
- Việt Nam môi trường và cuộc sống nghệ (thân thiện với môi trường, ), dựa vào đó kiểm soát ô nhiễm sẽ có cách hành động thích hợp để đạt được mục tiêu đưa ra. Đồng bộ hoá khung pháp lý về bảo vệ môi trường khu công nghiệp; tăng cường pháp chế để luật pháp đi vào cuộc sống. Các biện pháp tổ chức, tài chính theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước: thuế sử dụng dịch vụ, phí xử lý nước thải, cấp giấy phép trao đổi lượng thải, phí xả thải, Thanh tra ô nhiễm (pollution inspection). Quan trắc ô nhiễm (pollution monitoring). Phát triển công nghệ, kỹ thuật môi trường: đưa ra các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng vật liệu sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ xử lý cuối đường ống, để phòng ngừa, khống chế, giảm thiểu và xử lý chất thải, hạn chế các khả năng gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế tham gia công tác môi trường khu công nghiệp. Xây dựng các kế hoạch dài hạn phòng ngừa và xử lý sự cố ô nhiễm môi trường. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng,