Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phong trào tình nguyện cộng đồng và giáo dục môi trường

pdf 8 trang hapham 2010
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phong trào tình nguyện cộng đồng và giáo dục môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_phong_trao_tinh_nguyen_cong.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phong trào tình nguyện cộng đồng và giáo dục môi trường

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Phong trào tình nguyện cộng đồng và giáo dục môi trường
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Do nhận thức của công chúng về môi trường ngày càng được nâng cao cho nên những phong trào hoặc hình thức vận động rộng lớn cho công tác bảo vệ môi trường đã lôi cuốn được nhiều người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi tham gia một cách tự nguyện. Những việc làm tình nguyện này xuất phát từ lợi ích trực tiếp hàng ngày của cộng đồng tại cơ sở. Các hoạt động tình nguyện đã phát triển với nhiều hình thức, quy mô và mức độ khác nhau: từ việc dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm đến việc tổ chức có tính thường xuyên và dài ngày trong phạm vi cả nước hoặc một địa phương. Cộng đồng cũng tham gia các chương trình tình nguyện quốc tế về hỗ trợ phát triển và bảo vệ môi trường do UNDP phát động rộng khắp trên thế giới. Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện do Trung ương Đoàn khởi xướng và tổ chức thực hiện, hướng về cơ sở để hỗ trợ nhân dân trong nhiều hoạt động cần thiết, bao gồm cả hoạt động bảo vệ môi trường. Phong trào này đã được Chính phủ quan tâm và ba năm trở lại đây, Thủ tướng Chính phủ đều có văn bản chỉ đạo để chuẩn bị cho mùa hè tình nguyện. Khung VII.8. MÙA HÈ TÌNH NGUYỆN 2003 Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cùng hàng ngàn đội sinh viên, thanh niên tình nguyện hoạt động trên địa bàn thành phố và các tỉnh khác, như: Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, sau gần một tháng tích cực hoạt động, hàng trăm ngàn lượt sinh viên thành phố mang tên Bác đã thực hiện tốt mục tiêu của chiến dịch: Ở dân
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống thương - Làm dân tin - Đi dân nhớ. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của tuổi trẻ thành phố qua mười mùa hè tình nguyện. Các đội thanh niên tình nguyện đến huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) và chủ động gặp các nhà sư tại các chùa trên địa bàn để giới thiệu về mùa hè tình nguyện, xin phép cùng các vị trồng cây, dọn dẹp, sửa chữa đường đi, Rồi các việc làm thiết thực khác của sinh viên tình nguyện, như xây mới, sửa chữa nhà cửa cho bà con dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; dạy các em thiếu nhi học văn hóa, học hát, mắc đường điện cho các nhà dân, Các sinh viên tình nguyện ở huyện Trà Cú còn nhờ cán bộ Đoàn và nhân dân địa phương dịch các bài hát thiếu nhi ra tiếng Khơme để dạy cho các em nhỏ. Chỉ mấy hôm là các em đã thuộc rất nhiều bài, cứ khi hoàng hôn buông xuống là các anh chị sinh viên tình nguyện và đông đảo thiếu nhi lại cùng hát vang những bài ca trong sáng bằng cả tiếng Khơme và tiếng Việt. Các sinh viên tình nguyện của thành phố còn đưa nước từ khe suối về thung lũng, cứu những cánh đồng bắt đầu khô cằn của bà con các buôn làng thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên), khởi công xây dựng 180 căn nhà tình nghĩa tặng các bà con nghèo, gia đình chính sách ở Bến Tre; chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật cho thanh niên chín làng của xã Kong Chieng, huyện Mang Yang (Gia Lai). Chiến dịch tình nguyện năm nay đã kết thúc, nhưng những kỷ niệm, tình cảm, dấu ấn, công trình thanh niên mà các bạn trẻ thành phố mang tên Bác tặng nhân dân các xã nghèo không bao giờ phai nhạt, Nguồn: Theo bài của Đinh Song Linh đăng trên Báo Nhân dân, số ra ngày 25-8- 2003
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống Sinh viên tham gia "Mùa hè tình nguyện" tỏa về các nơi, nhất là về các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, giúp nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa và cải thiện môi trường sống. Riêng trong hai tháng mùa hè 2003, hàng ngàn đội thanh niên, sinh viên tình nguyện cả nước đã tổ chức 1.500 lớp học xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở cho hàng chục nghìn lượt người ở các xã vùng sâu, vùng xa; quyên góp, vận động hơn 2 tỷ đồng thực hiện các công trình thanh niên phục vụ dân sinh (xây dựng đường sá, các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh ); thực hiện 300.000 ngày công giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách; sửa chữa nhà cửa; chăm sóc ruộng vườn; 1.300 đội y, bác sỹ trẻ tình nguyện đã khám bệnh, tư vấn các phương pháp bảo vệ sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho 100.000 người (Theo báo Nhân dân, ngày 25-8-2003). Đội tình nguyện xanh Theo sáng kiến và sự phối hợp của Đoàn Thanh niên với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đội Tình nguyện xanh đã được thành lập tại tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 1996. Hiện nay toàn tỉnh đã có 80 đội Tình nguyện xanh tại thành phố Huế và các huyện trong tỉnh, mỗi huyện có từ 6 đến 8 đội. Hoạt động của các đội Tình nguyện xanh bao gồm ba nội dung chủ yếu: giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; tham gia hoạt động lồng ghép với các chương trình, dự án ở địa phương; giúp đỡ các địa phương xây dựng nền nếp hoạt động vệ sinh môi trường. Khung VII.9. CÁC BẠN TRẺ TRONG ĐỘI TÌNH NGUYỆN XANH CỦA PHƯỜNG TRÀNG AN, THÀNH PHỐ HUẾ
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống Họ có 20 thành viên chính thức, nhưng mỗi lần huy động thì có thể có tới 60 - 70 đoàn viên thanh niên tham gia. Hoạt động tập trung vào việc bảo vệ môi trường tại cụm dân phố, đặc biệt là vấn đề tập kết rác đúng nơi quy định, tổ chức thu gom rác, xử lý các đống rác lưu cữu. Đội đã có sáng kiến lập bản đồ hiện trạng môi trường của phường, làm cơ sở cho mọi người biết được tình hình chung và các vấn đề bức xúc để tham gia gìn giữ đường phố sạch đẹp. Đội đã giúp phường xây dựng 2 bản quy ước cho tổ dân phố và bản quy chế bảo vệ môi trường của phường, được sự nhất trí của bà con và chính quyền. Đội sinh hoạt hàng tháng để nắm tình hình và bàn công việc, tham gia sinh hoạt với các tổ dân phố. Bà con trong phường đã có nề nếp làm vệ sinh nơi công cộng hàng tuần. Phường Tràng An đã sạch đẹp hơn trước. Nguồn: Theo tài liệu của nhóm khảo sát, 2003 Công tác truyền thông môi trường mà các đội Tình nguyện xanh thực hiện có nhiều hình thức phong phú và lan tỏa xuống tận cơ sở như những buổi tuyên truyền lưu động, biểu diễn văn nghệ, thi tìm hiểu về môi trường, các chiến dịch truyền thông kết hợp với những ngày kỷ niệm có liên quan, Để tăng cường tính tự quản của cộng đồng, các đội Tình nguyện xanh còn giúp địa phương xây dựng hương ước hoặc quy ước bảo vệ môi trường dựa trên truyền thống và đặc điểm của từng địa phương. Ngay trên đất quê hương, họ cũng nêu gương, làm nòng cốt trong việc tôn trọng và thực hiện hương ước. Thiết thực hơn nữa là các hoạt động
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống cụ thể được triển khai tại địa phương như thu gom xử lý rác; khơi thông kênh rạch, cống rãnh; áp dụng các mô hình cấp nước và vệ sinh ở nông thôn. Đặc biệt, trong năm 1999, do tác động của trận lũ lụt lớn chưa từng có trong vòng 100 năm, nhiều khu vực của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bị tổn thất nặng nề về người và tài sản, mùa màng. Sau khi nước rút, hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng. Các đội Tình nguyện xanh, với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và một số dự án quốc tế (Quỹ SEF), đã tích cực tham gia khắc phục hậu quả như thu gom và chôn xác gia súc, nạo bùn và làm vệ sinh, tẩy trùng các giếng nước, dựng lại các nhà bị đổ, Người tình nguyện thầm lặng Xã Quang Phú, tỉnh Quảng Bình bây giờ là một vùng xanh mát rừng cây phi lao, dương liễu, bạch đàn, cùng những nếp nhà có vườn cây hoa trái xum xuê. Thật khó tưởng tượng được rằng cách đây trên 40 năm nơi này lại là bãi cát trắng hoang vu, cùng với những nhà dân nằm rải rác, phơi mình trước gió Tây nắng nóng hoặc những trận bão, cát bay mù mịt. Thành quả đó có được là do công lao của chị Phạm Thị Nghèng, một người tình nguyện thầm lặng đã tự mình cặm cụi và vận động chị em từng ngày, từng ngày kiên trì kiếm hạt giống, đào hố, trồng cây, trông nom gây dựng thành rừng. Trong suốt 40 năm, bất kể bom đạn, nắng mưa và bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, các chị đã hành động để thay đổi bộ mặt quê hương. Nghe kể lại, các chị đã từng phải lặn lội hàng chục cây số để đi tìm hạt giống; đã san lấp hàng ngàn hố bom, để trồng cây gây rừng và cải tạo thành nhiều khu đất vườn; đã gánh nước đi xa đến tưới cho từng gốc cây non. Kết
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống quả là ngót 250ha rừng phòng hộ với hàng trăm ngàn cây đã hình thành, tạo nên đai phòng hộ và lá phổi xanh của vùng cát trắng. Khung VII.10. THĂM BẢO TÀNG CHIM Chùa Nôdôl là một ngôi chùa cổ lớn, tọa lạc trên diện tích gần 3ha, được xây dựng từ lâu đời. Xung quanh chùa, từ nhà chánh điện đến các khu sinh hoạt, nơi ăn ở của các vị sư, trên nóc mỗi căn nhà, các loại chim đậu kín mái. Ở chùa này, đông nhất vẫn là cò. Các loại chim khác, như cường, sáo, bồ câu cũng chung sống bình yên với cò từ bao nhiêu năm rồi. Giữa khung cảnh chùa tĩnh mịch, tiếng đọc kinh hòa lẫn với tiếng chim chóc giống như một bản hòa tấu hiếm có. Điều đặc biệt là ở Trà Vinh có tới 140 ngôi chùa lớn nhỏ, nhưng chim chóc chỉ chọn ngôi chùa này để sinh sống. Vị sư cả đáng kính của nhà chùa lý giải: ngoài cảnh quan nhiều cây cối mà chùa Nôdôl có giống như các chùa khác ở Trà Vinh, thì ý thức bảo vệ thiên nhiên của nhà chùa, của nhân dân ấp Giồng Lớn và tất cả xã Đại An, huyện Trà Cú rất tốt. Chim an phận gởi mình tại đây và hòa quyện với phong cảnh thanh bình của cây cối. Chỉ thấy mỗi lúc chim lại tụ đông hơn. Nhiều loại chim quý hiếm cũng chọn cảnh tĩnh mịch của chùa để làm nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời của mình. Hàng bao nhiêu năm nay, từng đàn chim tụ hội về đây, sinh sôi nảy nở, làm nên bức tranh bảo tàng chim độc nhất vô nhị này ở Trà Vinh. Nguồn: Theo Báo Sài Gòn giải phóng, số ra ngày 6-8-2001 Năm 1967, chị Nghèng đã được vinh dự nhận quà của Bác Hồ gửi tặng và năm 2000, "Mẹ Nghèng", lúc đó ở tuổi 73, đã được vinh dự đón nhận Huân chương
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Lao động Hạng nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng. "Mẹ Nghèng" mới mất năm 2003, nhưng di sản mà con người tình nguyện thầm lặng này để lại sẽ không chỉ là 250ha, mà sẽ là nhiều cánh rừng phủ xanh cả dải cát mênh mông ven biển miền Trung, và quan trọng hơn nữa là sự chiếu sáng của tấm gương cống hiến công sức trong suốt cuộc đời vì lợi ích của cộng đồng và quốc gia. Nhiều nơi có những người tình nguyện thầm lặng chưa được biết đến. Họ có thể xuất phát theo nhiều cách khác nhau, như do ý thức đối với thiên nhiên hoặc do đòi hỏi của cuộc sống. Nhưng nói chung họ đều bắt đầu từ những hành động tự phát, tự nguyện, đi đến hiệu quả bảo vệ môi trường hoặc cải thiện đời sống cho bản thân và cộng đồng. Đó là những con người như thầy giáo Đặng Đình Quyển, hiệu trưởng trường tiểu học Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, người đã hai chục năm sử dụng mảnh vườn của gia đình tạo nên Vườn Cò Đào Mỹ có khi tập hợp tới năm sáu ngàn con. Đó là sư sãi chùa Nôdôl với Bảo tàng chim gần 3ha.