Việt Nam môi trường và cuộc sống - Trồng rừng và bảo vệ rừng

pdf 9 trang hapham 2000
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Trồng rừng và bảo vệ rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_trong_rung_va_bao_ve_rung.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Trồng rừng và bảo vệ rừng

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Trồng rừng và bảo vệ rừng
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Đã có nhiều cố gắng để bảo vệ rừng và trồng rừng nhưng rừng vẫn bị xâm hại: cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép, khai hoang không kế hoạch, vẫn là nguy cơ chưa khắc phục được Vùng đất Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn nhất toàn quốc là 55,2% đất tự nhiên, nhưng chỉ đơn cử một sự kiện như loài thông nước đang ở ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng, mà nguyên nhân bao trùm là do khai khẩn đất đai để phát triển nông nghiệp (nông trường, nông trang, nông trại cà phê, cao su, chè, ca cao, sắn, ). Trong suốt thời kỳ từ 1990 đến năm 2000, việc mất rừng không phải chỉ diễn ra ở Tây Nguyên mà còn ở nhiều vùng khác của đất nước, cũng khá mạnh mẽ, thu hẹp diện tích rừng để mở rộng đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đường sá, và các cơ sở hạ tầng khác. Việc khai thác rừng theo kiểu chặt chọn và tận dụng đã góp phần làm cho rừng nước ta đang mất dần từng ngày từng giờ. Sau năm 2000 đến nay, tuy thực hiện chủ trương của Nhà nước là đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng rừng vẫn bị tác động mạnh. Những chính sách được áp dụng để giảm sức ép lên rừng và gia tăng diện tích rừng đã và đang có hiệu quả, thể hiện ở độ che phủ rừng đã tăng lên đến 35,8% toàn quốc, và tiếp tục tăng lên. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, trồng lại rừng, hạn chế các hoạt động gây tác hại đến rừng đang là nhân tố tích cực để nâng độ che phủ rừng. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua nạn cháy rừng (U Minh, năm 2002, Bắc Trung Bộ và Lai Châu đầu năm 2003), sự hoành hành của lâm tặc (Kon Tum, Gia Lai, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Bình Thuận, Phú Quốc, ) đã ảnh hưởng lớn đến việc trồng và bảo vệ rừng.
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Hiện trạng rừng ở Việt Nam, vào cuối năm 2002, có cơ cấu ba loại hình. Rừng đặc dụng với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 1.524.868ha, chiếm 14% tổng diện tích rừng toàn quốc. Rừng phòng hộ (ven biển, chống cát di động, đầu nguồn xung yếu, đô thị và rừng bảo vệ hạ tầng cơ sở) có diện tích 5.350.668ha, chiếm 49%. Rừng sản xuất có diện tích 4.040.056ha, chiếm 37%. Có thể xác định được rằng về chiến lược phát triển lâu dài và thực hiện các chương trình hành động cụ thể, thì tỷ lệ hai loại rừng có liên quan chính đến vấn đề môi trường là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, đang chiếm 63% diện tích rừng toàn quốc, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ môi trường trên bình diện rộng. Nhưng trên thực tế, phẩm cấp, chất lượng rừng nói chung vẫn suy giảm, không tăng theo tỷ lệ rừng che phủ, nguyên nhân do chặt chọn các loài cây quý hiếm, phá vỡ cấu trúc lâm phần tối ưu, phá vỡ nhiều nơi sống thích hợp của các loài động thực vật của các hệ sinh thái rừng. Nhìn chung trên phạm vi toàn quốc, diện tích rừng vẫn gia tăng do trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, phần lớn tập trung tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và trên đất rừng sản xuất. Nhưng ở những vùng đầu nguồn xung yếu, các vùng đồi núi trọc, rừng vẫn đang bị suy thoái mạnh. Các khu rừng còn sót lại đang tiếp tục bị xâm hại. Ngoài nạn lâm tặc như đã nói ở trên, cháy rừng đã xảy ra trên diện tích rộng, khai thác trái phép cây gỗ quý bắt gặp ở hầu hết thượng lưu các con sông lớn,
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống trên phạm vi cả nước, việc phát nương làm rẫy vẫn còn tiếp diễn ở một số nơi. Trong 10 năm cuối của thế kỷ XX, đã xảy ra 14.132 vụ cháy rừng, mất đi khoảng 30.000ha rừng tự nhiên, 36.000ha rừng trồng. Hầu hết các khu rừng bị cháy đều thuộc những vùng nhạy cảm (đầu nguồn, đất dốc dễ bị lũ quét gây xói lở, đất dễ bị khô hạn và hoang hoá, vùng sinh thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động). Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2002 cả nước đã xảy ra 1.098 vụ cháy rừng gây thiệt hại 15.548ha, đặc biệt là hai vụ cháy lớn ở rừng tràm U Minh Thượng và U Minh Hạ gây thiệt hại khoảng 5.500ha rừng tràm của hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. 8 tháng đầu năm 2003, cả nước đã xảy ra 642 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 2.718ha rừng. Làm thế nào để rừng nước ta ngày càng phát triển? Diện tích rừng nước ta đang có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên chất lượng ngày càng giảm. Để rừng ngày càng tốt tươi không những về mặt diện tích che phủ mà cả chất lượng rừng, cần có những biện pháp hữu hiệu. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có sự góp sức của cả hai phía: Nhà nước và nhân dân. Nhà nước phải có những chính sách mới phù hợp nhằm thúc đẩy bảo vệ rừng và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao nhận
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống thức cho người dân về giá trị của rừng đối với cuộc sống của họ để họ tích cực tham gia vào việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Ở nhiều địa phương, người dân từng nói thiết tha rằng, trước hết Nhà nước cần thực hiện một cách nghiêm túc mọi điều luật về bảo vệ rừng, nói Nhà nước là nói đến tất cả các cấp (xã, huyện, tỉnh và Trung ương và các lâm trường, đơn vị lâm nghiệp quốc doanh). Không thể để tồn tại bất kỳ sự nhân nhượng nào đối với các vụ tàn phá rừng; dù bất kỳ lý do gì nếu đã phạm luật đều phải xử lý. Sự nhân nhượng đã thể hiện khá phổ biến ở nhiều vụ việc vi phạm luật, xâm phạm đến rừng mà không được xử lý nghiêm minh. Điều đó dẫn đến việc khó kiểm soát, ngăn chặn việc xâm phạm rừng đang diễn ra tại nhiều địa phương. Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trên thực tế, rất nhiều dự án đầu tư, đặc biệt là các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở (đường giao thông, đập nước, khu công nghiệp, hệ thống trang trại, nông trường, ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản, ) đã không thực hiện đánh giá tác động môi trường. Những vụ việc không nghiêm túc chấp hành luật như vậy đã gây nên các hậu quả dây chuyền. Nhiều nơi rừng bị xâm hại mà không ngăn chặn được cũng là hậu quả tiếp theo của việc không nghiêm minh nói trên. Một số khu dân cư mới đang mọc lên dọc đường Trường Sơn, khi con đường chưa kịp hoàn thành và rừng ở đây đang bị đẩy lùi xa đường là một minh chứng. Tác hại nghiêm trọng về môi trường của sự việc này sẽ diễn ra như thế nào, chúng ta đã có thể dự đoán trước được.
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung IV.5. RỪNG THÔNG NƯỚC ĐANG KÊU CỨU Già làng A ma M'Dhur, tộc trưởng buôn làng Ea Ral người Êđê, xã Ea Ral, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk trên vùng Tây Nguyên của Việt Nam, sững sờ đứng nhìn đám cây thông nước, vốn là loài cây thần linh không chỉ đối với tộc người Êđê và Mơ Nông, mà còn là biểu tượng thiêng liêng mang cái hồn của Trời Đất của cả vùng cao nguyên này, đang bị các vườn cà phê bao vây chặt, báo hiệu sự chết mòn của các "vị thần linh". Già làng Ama nhớ rất rõ, cách đây khoảng hơn ba mươi độ trăng tròn, cán bộ ngành lâm nghiệp cấp tỉnh về địa phương, tổ chức buổi hội làng nói về loài cây thông nước - trúng vào cái tâm linh của cộng đồng bản địa - về loài cây thần linh tôn nghiêm, bà con buôn làng gần xa nườm nượp kéo về nhà rông làng Ea Ral nghe câu chuyện này, tựa cuộc hành hương! Thông nước đã trở thành biểu tượng thần linh ở Tây Nguyên từ bao đời nay, cái tên địa danh "Ea Ral" cũng chính là tên vị thần ấy: "Ea" là nước, "Ral" là cây thông. Cán bộ kiểm lâm còn cho biết, loài cây này ngày nay chỉ còn sót lại dưới 100 cây ở Tây Nguyên của Việt Nam, và một số ít nữa ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Không còn ở đâu trên thế giới có cây thông nước nữa. Trong buổi hội làng ấy đã công bố văn bản của Nhà nước về xếp hạng loài cây thông nước, thuộc diện hiếm quý đang ở tình trạng tuyệt chủng, và cũng từ hôm đó một Ban Quản lý đã được thành lập để bảo vệ loài thông nước ngay tại xã Ea Ral thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ea Ral. Anh cán bộ kiểm lâm tỉnh hôm đó đã treo tấm biển trang trọng trên mảnh đất sẽ xây dựng trụ sở Ban Quản lý rừng thông nước. Đến hôm nay, sau khoảng 30 tuần trăng kể từ lần hội làng ngày ấy, già làng A ma đứng trước cây thông nước đang chết khô, và nghe âm vang tiếng cười ngạo nghễ của đám cà phê từ nơi xa lạ đến đây, bao quanh, đắc thắng.
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống Từ câu chuyện cây thông nước, một loài cây hạt trần cổ được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, đã góp phần nâng giá trị của tài nguyên rừng Việt Nam, nhưng giờ đây cây thông nước lại đang lâm vào tình trạng bi đát như trên. Ngoài ý nghĩa tâm linh, được các tộc người Tây Nguyên suy tôn, cây thông nước còn có ý nghĩa sinh thái quan trọng. Đây là loài cây chỉ thị cho đất ngập nước, trên vùng đất badan sình lầy của Tây Nguyên. Cây thông nước còn tồn tại và phát triển có nghĩa là hệ sinh thái ở đây yên lành, môi trường khoẻ mạnh, nước vẫn đầy đủ và cuộc sống của muôn loài bình yên. Rừng thông nước trên vùng đất này tưởng như không có ý nghĩa gì về kinh tế, nên cây cà phê đã được đưa vào thay thế, hy vọng bội thu, nhưng không biết rằng khi cây thông nước không còn, thì nguồn nước cũng đã cạn hết và vùng đất này sẽ trở thành hoang hoá, không cách cứu chữa. Nguồn: Võ Trí Chung, 2003 Về phía nhân dân địa phương, nhiều điển hình tốt về trồng và bảo vệ rừng ở khắp đất nước đã nói lên rằng khi người dân nhận thức được vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống của bản thân và cả cộng đồng thì họ sẵn sàng tập trung mọi sức lực và kinh nghiệm để bảo vệ rừng và phát triển rừng một cách bền vững.
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung IV.6. CHUYỆN "CỬA RỪNG" ĐÓNG, "CỬA GỖ" VẪN MỞ Ông Sửu (Vũ Sửu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái) kể, độ ấy ông vào tận nơi, đi khắp Nậm Đông, Nậm Púm, Pá Te, tận mắt chứng kiến và cũng chụp ảnh các gốc pơmu tươi nguyên, có gốc đường kính đến gần 2 mét, đến mức trải được cả một cái chiếu đôi trên đó, đến mức một cây pơmu tròn đổ xuống, hai người đứng hai bên, cách một thân cây mà "không nhìn thấy nhau" Từ xưa đến giờ, bà con bản địa vẫn cứ chặt pơmu. Hầu hết các khách sạn, nhà hàng ở thị xã Nghĩa Lộ, ở thành phố Yên Bái đều được trang bị giường, tủ, bàn ghế, bằng gỗ pơmu. Cán bộ và quan chức ở tỉnh, huyện, hiếm có nhà nào không có "hạng mục công trình bằng pơmu". Ngay tại huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, các xưởng xẻ gỗ và đóng đồ lúc nào cũng thơm lừng mùi gỗ pơmu. Tôi đã tận mắt chứng kiến và chụp ảnh quá nhiều căn nhà nêm chặt pơmu, những khu nhà sàn chất đầy pơmu dưới gầm, Chúng tôi xin nhắc lại rằng: trong dăm năm trở lại đây, hầu như cửa rừng pơmu đã được "đóng chặt"! Thế nhưng vẫn có quá nhiều thủ đoạn để ngụỵ biện, để hợp pháp hoá cho những xe gỗ vừa được chặt một cách đau đớn từ những cánh rừng nguyên sinh, Ai cũng hiểu, "chuyện phá rừng pơmu", dù dưới hình thức nào vẫn cứ liên tục diễn ra, cho đến tận giờ phút này! Lực lượng kiểm lâm ăn lương Nhà nước để bảo vệ rừng mà vẫn cứ để gỗ nghiễm nhiên ùn ùn kéo về xuôi ngay trước mắt người dân, đúng là điều không thể chấp nhận được, đây là điều thứ nhất. Điều thứ hai là chúng ta đã bảo vệ rừng pơmu đặc biệt quý hiếm này bằng cơ chế và những quy định hoàn toàn buồn cười. Nghĩa là chúng ta "thả" đầu "mua gỗ", trong khi đầu "chặt gỗ, bán gỗ" lại bị "cấm" một cách hình thức - lối làm này chỉ có tác dụng là khiến cho giá "bán" pơmu bị đẩy lên rất cao, "lời lãi" này tất tật lọt vào túi mấy tay đầu nậu "nhởn nhơ
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống ngoài vòng pháp luật". Trước tình hình ấy, ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái kiến nghị cần có một lực lượng đặc biệt bảo vệ rừng pơmu cổ thụ ở địa bàn, chứ lực lượng kiểm lâm thật sự tỏ ra quá "bất lực"!