Việt Nam môi trường và cuộc sống - Việt Nam môi trường và cuộc sống

pdf 21 trang hapham 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Việt Nam môi trường và cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_viet_nam_moi_truong_va_cuoc.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Việt Nam môi trường và cuộc sống

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Việt Nam môi trường và cuộc sống
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Mở đầu Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam với diện tích khoảng 330.000km2. Là đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, địa hình đa dạng, có tiềm năng kinh tế biển. Cùng với truyền thống người dân bao đời cần cù lao động, đất nước Việt Nam đang từng ngày từng giờ thay da đổi thịt. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trên thế giới. Tuy nhiên, với dân số khoảng 80 triệu người, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ nghiêm trọng. Chính sách đổi mới đã đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam . Tuy nhiên, với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đang ảnh hưởng lớn đối với môi trường, với khai thác tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các dạng tài nguyên khác. Làm thế nào để phát triển bền vững, ổn định tối đa nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Với mong muốn góp phần tìm lời giải cho vấn đề nêu trên, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách: “Việt Nam - môi trường và cuộc sống”. Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về cuộc sống và môi trường của Việt Nam, trong đó đề cập tới tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên và môi trường nước lục địa, biển và vùng ven bờ, đa dạng sinh học, môi trường đô thị và công nghiệp, môi trường nông thôn Việt Nam và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; cùng với những mẩu chuyện đời thường có tính giáo dục cao và những bức ảnh, hình vẽ minh họa sống động, cuốn sách chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc những nội dung, những cảm nhận mới sâu sắc.
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Tháng 9 năm 2004 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống LỜI GIỚI THIỆU Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường trong những năm đầu thiên niên kỷ vừa được Chính phủ Việt Nam thông qua. Chiến lược nêu rõ trong những thập kỷ gần đây các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị xuống cấp một cách nhanh chóng, gây ra nhiều vấn đề môi trường và dẫn đến chất lượng môi trường của xã hội ngày càng kém đi. Từ năm 1994, cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia soạn thảo trình Quốc hội Việt Nam Báo cáo hàng năm về hiện trạng môi trường. Mặc dù các số liệu môi trường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau kể cả kết quả đo đạc tại các trạm quan trắc môi trường và ở các trường đại học, các dữ liệu về môi trường ít được so sánh với những thông tin thu thập từ công chúng. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là một tổ chức xã hội của những nhà hoạt động môi trường Việt Nam. Thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam viết Báo cáo “Việt Nam - Môi trường và Cuộc sống”, Đại sứ quán Thụy Điển, đại diện cho Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển, mong muốn đóng góp cho việc chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các tổ chức quần chúng với các cơ quan về môi trường của Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng rằng bản Báo cáo này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin mới liên quan đến tình hình môi trường trong nước cho công chúng Việt Nam. Bởi vì Thụy Điển là một trong những đối tác chính của Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi rất vui mừng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tin tưởng đề nghị giúp đỡ cho việc soạn thảo một dạng “Báo cáo hiện trạng môi trường”. Thông qua việc giúp đỡ ra Báo cáo “Việt Nam - Môi trường và Cuộc sống”, chúng tôi cũng hy vọng rằng sự thiếu hụt
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống thông tin trong xã hội về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Việt Nam sẽ được khắc phục. Tại Thụy Điển, nhận thức về bảo vệ môi trường bắt đầu từ phong trào của quần chúng cách đây vài thập kỷ. Ngày nay, mọi người dân Thụy Điển đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Cũng như vậy, khung pháp luật của chúng tôi trong lĩnh vực này cũng đã được phát triển và thực thi tốt. Tôi thực sự mong muốn rằng trong một thời gian không xa nữa, nhận thức tương tự cũng sẽ chiếm ưu thế trong nhân dân Việt Nam . Bản Báo cáo này là một bước để đi theo hướng đó. Bảo vệ môi trường là cần thiết cho sự sống còn của chúng ta! Anna Lindstedt Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống LỜI NÓI ĐẦU Định kỳ công bố báo cáo hiện trạng môi trường hay là báo cáo môi trường, là một thông lệ của hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì đó là việc cần thiết để cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội trên cơ sở nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Ở nước ta, bắt đầu từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào tháng 1 năm 1994, liên tục hàng năm Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã soạn thảo và trình Quốc hội báo cáo hiện trạng môi trường. Từ năm 2002, nhiệm vụ này đã được chuyển cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy Báo cáo không phải là một tài liệu để làm việc hay thảo luận trong Quốc hội, nhưng nó cũng rất bổ ích đối với các đại biểu Quốc hội, vì nó cung cấp được những thông tin cần thiết về hiện trạng môi trường, các chủ trương, biện pháp liên quan, tạo điều kiện để các đại biểu cân nhắc các vấn đề môi trường trong quá trình ra quyết định. Báo cáo hiện trạng môi trường của Chính phủ mang tính chất chính thức và thiên về mô tả toàn diện hiện trạng tài nguyên và môi trường theo các tiêu chí và chỉ tiêu nhất định, ít đi sâu vào phân tích, bình luận hoặc phản ánh các ý kiến của công chúng. Tại nhiều nước, các tổ chức xã hội, tổ chức khoa học cũng biên soạn và công bố báo cáo môi trường để nói lên cách nhìn của mình hoặc phát hiện cho chính phủ, cho xã hội những vấn đề tồn tại về môi trường, một việc làm cũng rất hữu ích. Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã có ý định xây dựng báo cáo môi trường theo cung cách của một tổ chức xã hội. Với sự giúp đỡ và cộng tác của Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức thực hiện Dự án
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống Sida - VACNE về Báo cáo môi trường Việt Nam. Báo cáo này với tên gọi "Việt Nam - môi trường và cuộc sống" như là một tài liệu bổ sung cho Báo cáo của Chính phủ, giúp người đọc có điều kiện nhìn nhận các vấn đề môi trường dưới góc độ của các nhà khoa học và các tổ chức xã hội, đồng thời cũng cung cấp cho người đọc một số kiến thức cần thiết về tài nguyên và môi trường. Nước Việt Nam có phần lục địa và vùng biển với nhiều hải đảo. Riêng phần lãnh thổ trên lục địa nằm trải dài từ 8O30' Bắc tới 23O Bắc, với diện tích vào khoảng 330.000 km2, đứng thứ 58 trên thế giới về diện tích lãnh thổ. Với đặc điểm của vị trí địa lý, Việt Nam cũng là một nước có tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, trong đó có một số khoáng sản quan trọng, như than đá, dầu khí, đá vôi, bôxít. Về tài nguyên nước, nếu tính cả lượng nước sản sinh từ nước ngoài thì mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm cũng vào loại khá, trên mức trung bình so với khu vực châu Á và thế giới, duy chỉ có vấn đề là nước phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Về tài nguyên sinh vật, Việt Nam được coi là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất. Cho nên nền kinh tế quốc gia vẫn phải dựa nhiều vào việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Với số dân khoảng 80 triệu vào năm 2003, Việt Nam đứng thứ 14 về dân số trên thế giới và là một quốc gia đất chật người đông, mật độ dân số lên tới khoảng trên 200 người/km2. Vì vậy, sức ép lên tài nguyên thiên nhiên vẫn là một vấn đề thường xuyên và lâu dài. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi nhân loại đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường toàn cầu, Việt Nam đã cùng cộng đồng quốc tế cam kết đóng góp sức mình cho sự nghiệp phát triển bền vững của nhân loại, thể hiện rõ rệt trong việc đoàn đại biểu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992. Sau Hội nghị này, Việt Nam đã phê chuẩn những công ước quốc tế quan trọng về môi trường, như Công ước khung của Liên hợp quốc về Thay đổi khí hậu (1994),
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Công ước Đa dạng sinh học (1994) và tiếp theo sau, đã tham gia nhiều kỳ họp của các bên để triển khai thực hiện các công ước đó. Mười năm sau Hội nghị Rio, nhận thấy những hạn chế trong việc thực hiện những gì đã cam kết ở Rio, trong khi các vấn đề môi trường toàn cầu vẫn diễn ra gay gắt, năm 2002, Liên hợp quốc lại triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg, tại đó Việt Nam cũng đã cùng các nước tái cam kết thực hiện những nguyên tắc trong bản Tuyên bố Rio và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Những nội dung này đã được lồng ghép trong các chính sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch của quốc gia. Điểm nổi bật là, ngay sau Hội nghị Rio, Việt Nam đã thành lập hệ thống cơ quan quản lý môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, năm 1992. Mười năm sau, chức năng quản lý môi trường được chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành lập năm 2002). Và Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên đã được ban hành từ năm 1994, Luật Tài nguyên nước năm 1998 và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang được soạn thảo để trình Quốc hội. Do điều kiện lịch sử, xuất phát từ một nước nghèo, lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, không những nền kinh tế bị kiệt quệ, mà thiên nhiên cũng bị huỷ hoại trầm trọng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khắc phục những hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, song song với những nỗ lực về mặt môi trường Về mặt kinh tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, kể từ năm 1991 đến nay, GDP hàng năm vẫn tăng đều và ở mức cao, tuy có bị ảnh hưởng nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ trong các năm 1997 - 1999.
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, vì thu nhập bình quân hàng năm tính theo đầu người chỉ trên 412USD, xếp thứ 142 trên thế giới (số liệu năm 2001). Về mặt xã hội, tuy còn là một nước nghèo, nhưng trong ngót hai thập kỷ gần đây, cũng đã có những cải thiện đáng kể. Số hộ nghèo theo ngưỡng đói nghèo quốc tế đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 37% năm 1998. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam cũng tăng liên tục, kể từ năm 1985: từ 0,583 (năm 1985) lên tới 0,605 (năm 1990), 0,649 (năm 1995) và 0,688 (năm 2002 và 2003), xếp hạng thứ 109 trên tổng số 175 nước. Về mặt môi trường, nhiều chương trình và kế hoạch quốc gia quan trọng đã được phê duyệt và thực hiện, như: Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền cho giai đoạn 1991 - 2000, Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học, Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chương trình 661 trồng 5 triệu ha rừng, các kế hoạch cấp nước đô thị, Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn, Đặc biệt, Việt Nam là một trong số các nước đã sớm đưa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào các chiến lược và chương trình quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng không dễ dàng. Trong bản Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-12-2004, có nhận định tình hình và chỉ ra 8 thách thức đối với môi trường nước ta như sau: Năm 1991 1993 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 5,81 8,08 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,04 7,24 Mức tăng
  10. Việt Nam môi trường và cuộc sống trưởng GDP (%) Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi dự báo mức độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng; Thách thức trong việc lựa chọn các lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực bảo vệ môi trường của Nhà nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế; Sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo; Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp; Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu; Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường; Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức tạp hơn. Ngoài những thách thức trên, kể ra còn phải nêu lên ba vấn đề không kém phần quan trọng. Đó là việc thi hành pháp luật về môi trường chưa nghiêm, và có thể nói là yếu. Những thí dụ trong thực tế có thể chứng minh điều này. Nhiều nhà máy chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Việc kiểm soát chưa tiến hành được nhiều, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, làm cho nhiều nhà máy, tuy phải nộp một khoản tiền phạt, nhưng chưa đến mức thúc đẩy họ xử lý ô nhiễm, mà chịu phạt để tiếp tục tồn tại, vẫn vận hành
  11. Việt Nam môi trường và cuộc sống sản xuất và tiếp tục xả nước thải xuống sông hồ, gây nhiều thiệt hại khác. Nạn lâm tặc phá rừng lấy gỗ quý vẫn chưa được chặn đứng, đôi khi chúng còn ngang nhiên chống lại lực lượng kiểm lâm rất quyết liệt, nhưng vẫn chưa bị nghiêm trị kịp thời để làm gương cho kẻ khác. Ngoài ra, muốn thực hiện việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, hiện còn thiếu các văn bản pháp quy và các quy định cụ thể về cơ chế để nhân dân tham gia, từ việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quyết định về các dự án lớn, đến các hoạt động cụ thể về bảo vệ môi trường, cho nên đã dẫn đến các tình huống gay gắt phức tạp, như về trường hợp các bãi rác đô thị. Chính vì vậy mà nguyên tắc rất hay "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong bảo vệ môi trường chưa thực sự đi được vào cuộc sống. Về hoạt động ở địa phương, các sở tài nguyên và môi trường tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới được thành lập, còn có nhiều việc phải làm về mặt xây dựng tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất, cũng như quy định về việc phân công, phối hợp với các sở khác tại địa phương. Trong khi đó thì việc quản lý môi trường, đặc biệt là việc kiểm soát ô nhiễm, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xử lý khiếu nại và tranh chấp về môi trường, vẫn diễn ra hàng ngày và đòi hỏi giải quyết, không thể chờ đợi được. Hầu hết các thách thức là có tính chất chủ quan, bắt nguồn từ các hạn chế và yếu kém của bản thân nước ta. Cho nên, đây là các thách thức cần được quan tâm nhất, cần phải tìm cho ra cách hạn chế và khắc phục chúng. Bản Chiến lược quốc gia đã đề ra nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2010, trong số đó có những mục tiêu đáng lưu ý, như: Về mặt hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm:
  12. Việt Nam môi trường và cuộc sống 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp và khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom 90 % chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn; 80% khu vực công cộng có thùng gom rác thải. Về mặt cải thiện chất lượng môi trường: 40% đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định. 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất. Về mặt tài nguyên thiên nhiên: Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng.
  13. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái. Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay, đặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước. Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990. Để đạt được các mục tiêu trên, tám giải pháp chủ yếu đã được đề ra. Đó là: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong số các giải pháp nêu trên, từ thực tiễn những năm vừa qua, có thể thấy giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường có vai trò cơ bản nhất, quan trọng nhất. Kết hợp với giải pháp đó, cần thiết phải tạo cơ hội để
  14. Việt Nam môi trường và cuộc sống mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận thông tin có liên quan đến bảo vệ môi trường. Những nội dung được trình bày trong các chương sau đây có thể hỗ trợ cho giải pháp quan trọng này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida), mà trực tiếp là ông Jan - Olov Agrell, Tham tán Công sứ, ông Rolf Samuelsson, Bí thư thứ nhất và Bà Đỗ Thị Huyền, cán bộ Chương trình quốc gia về sự tài trợ và giúp đỡ Dự án. Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh và cảm ơn các nhà quản lý thuộc các bộ, ngành ở Trung ương và một số địa phương, các nhà khoa học thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đã nhiệt tình giúp đỡ và tham gia công việc soạn thảo cuốn sách. Với sự hỗ trợ của Sida, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng được Trung tâm Khoa học và Môi trường của Ấn Độ cung cấp nhiều tư liệu, kinh nghiệm và đóng góp ý kiến quý báu. Chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn về sự hợp tác và giúp đỡ này. Đây là công trình đầu tiên thuộc loại báo cáo môi trường do một tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện cho nên không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét và góp ý của độc giả để giúp chúng tôi rút kinh nghiệm và cải tiến cách làm trong tương lai. CHỦ TỊCH Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
  15. Việt Nam môi trường và cuộc sống GS, TS. Lê Quý An
  16. Việt Nam môi trường và cuộc sống DANH MỤC MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT ADB- Ngân hàng Phát triển châu Á CEETIA- Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và khu công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội CEFINEA- Trung tâm Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh CITES- Công ước về buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt CRES- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội CPSE- Trung tâm Dân số, Xã hội và Môi trường DANIDA- Cơ quan Phát triển quốc tế của Đan Mạch EPC- Trung tâm Bảo vệ Môi trường, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường EU- Liên minh châu Âu FAO- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc FDI- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài FFI- Tổ chức Động thực vật quốc tế GEF- Quỹ Môi trường toàn cầu
  17. Việt Nam môi trường và cuộc sống GEF/SGP- Chương trình Tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu IMA- Liên minh Sinh vật biển quốc tế IMO- Tổ chức Biển quốc tế IRRI- Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế ISO- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế IUCN- Hiệp hội quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên MARPOL- Công ước Chống ô nhiễm dầu từ tàu NGO- Tổ chức phi chính phủ NOAA- Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ ODA- Viện trợ chính thức cho phát triển RAMSAR- Công ước quốc tế về quản lý các vùng đất ngập nước SEF- Quỹ Môi trường Sida Sida- Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển SNV- Tổ chức Phát triển Hà Lan VACNE- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam UNDP- Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNEP- Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc UNESCO- Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
  18. Việt Nam môi trường và cuộc sống UNICEF- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc URENCO- Công ty Môi trường đô thị Hà Nội WB- Ngân hàng thế giới WHO- Tổ chức Y tế thế giới WWF- Quỹ quốc tế về bảo tồn thú hoang dã
  19. Việt Nam môi trường và cuộc sống DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN CƯ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
  20. Việt Nam môi trường và cuộc sống Theo số liệu Tổng điều tra dân số, kiểm kê đất đai năm 1999 Số liệu các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Hậu Giang, Lai Châu, Cần Thơ, Lào Cai theo Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 16-11-2003 của Quốc hội
  21. Việt Nam môi trường và cuộc sống