Xác định sức chứa du lịch phục vụ quy hoạch phát triển du lịch bền vững huyện miền núi cao Sa Pa

pdf 7 trang hapham 3090
Bạn đang xem tài liệu "Xác định sức chứa du lịch phục vụ quy hoạch phát triển du lịch bền vững huyện miền núi cao Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxac_dinh_suc_chua_du_lich_phuc_vu_quy_hoach_phat_trien_du_li.pdf

Nội dung text: Xác định sức chứa du lịch phục vụ quy hoạch phát triển du lịch bền vững huyện miền núi cao Sa Pa

  1. Xác định sức chứa du lịch phục vụ quy hoạch phát triển du lịch bền vững huyện miền núi cao sa pa Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Hải Khoa Địa lý, Tr−ờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Đặt vấn đề Huyện núi cao Sa Pa của tỉnh Lào Cai là nơi hội tụ đầy đủ sức hấp dẫn khách du lịch với nền văn hóa đặc sắc của 7 dân tộc anh em và các cảnh quan tự nhiên thơ mộng, huyền ảo. Du lịch Sa Pa có tốc độ tăng tr−ởng hàng năm đạt 14%, đóng góp 62% tổng doanh thu du lịch của tỉnh Lào Cai (năm 2004) (Phòng Th−ơng mại và Du lịch Sa Pa, 2005). Tuy vậy, những nét văn hóa độc đáo cùng các hệ sinh thái của Sa Pa đa dạng nh−ng t−ơng đối nhạy cảm và dễ bị tổn th−ơng nếu phát triển du lịch ồ ạt. Việc sử dụng lãnh thổ cho mục đích phát triển du lịch bền vững cần phải đ−ợc quản lý trong những giới hạn quy hoạch dựa trên cơ sở xác định ng−ỡng sử dụng bền vững và giám sát môi tr−ờng th−ờng xuyên (Bushell, 1999). Du lịch sinh thái với bản chất là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có giáo dục môi tr−ờng và ủng hộ tích cực công tác bảo tồn, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa ph−ơng có thể góp phần cho du lịch Sa Pa phát triển bền vững dựa trên cơ sở quản lý l−ợng khách phù hợp với sức tải của lãnh thổ (Hawleins và K. Lindberg, 2000). Trên thực tế thì các nghiên cứu về quản lý tác động của du lịch đã dẫn đến sự ra đời các khái niệm “giới hạn sử dụng ở mức chấp nhận đ−ợc” (Bushell, 1999), “khả năng tải du lịch” (D’Amore, 1983) hay “sức chứa du lịch” (WTO) Tuy nhiên, việc xác định giá trị cụ thể của các sức chứa này lại không dễ dàng do hoạt động du lịch quan hệ với nhiều yếu tố có tính biến động th−ờng xuyên nh− các yếu tố môi tr−ờng hay các đối t−ợng và mục đích sử dụng lãnh thổ du lịch. Bài báo trình bày nội dung và ph−ơng pháp xác định giá trị các chỉ số đại diện cho sức chứa du lịch nhằm tạo cơ sở khoa học cho các nhà quản lý lồng ghép trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững huyện Sa Pa. Tập thể tác giả hy vọng các kết quả nghiên cứu đạt đ−ợc sẽ góp phần đ−a lý luận về sức chứa du lịch vào ứng dụng thực tiễn trong một lãnh thổ miền núi cao cụ thể. 421
  2. Nội dung vμ ph−ơng pháp xác định sức chứa du lịch Sức chứa du lịch (tourism capacity) là một khái niệm quan trọng hàng đầu trong quản lý du lịch, do Hội đồng Du lịch và Môi tr−ờng Anh đề xuất vào những năm 1960 (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001), đ−ợc Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) định nghĩa là "mức độ sử dụng của khách thăm quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên". Sức chứa du lịch bao hàm sức chứa sinh thái thể hiện áp lực sử dụng lãnh thổ du lịch cực đại mà không xảy ra suy thoái (Getz, 1983; Mathieson và Wall, 1992); sức chứa xã hội thể hiện sự chấp nhận của du khách và cộng đồng địa ph−ơng (Slaughter, 1996; Richard, 2002) và sức chứa kinh tế thể hiện khả năng chấp nhận các chức năng du lịch mà không gây ph−ơng hại đến các hoạt động kinh tế khác của địa ph−ơng (O’Reilly, 1986; Wetzel và Wetzel, 2000). Đặc tr−ng của du lịch Sa Pa là l−ợng khách tham quan ngày càng tăng, phân bố không đều theo không gian (theo các điểm, tuyến du lịch) và thời gian (theo mùa) nên việc xác định sức chứa du lịch t−ơng đối khó khăn. Do vậy cần phân biệt các loại sức chứa theo tiêu chí sử dụng và khai thác, bao gồm sức chứa tự nhiên PCC, sức chứa thực tế RCC và sức chứa tối −u ECC. Sức chứa tự nhiên PCC là sức chứa thể hiện số l−ợng du khách tối đa mà điểm du lịch có thể đáp ứng, đ−ợc tính theo công thức: PCC = S x Rf/a (1) Trong đó: S là diện tích dành cho du lịch; Rf là hệ số quay vòng; a là tiêu chuẩn cho một đơn vị sử dụng. Sức chứa thực tế RCC là sức chứa có tính đến sự chi phối của điều kiện môi tr−ờng tự nhiên và nhân văn, hoàn cảnh thực tế trong thời gian có hoạt động du lịch (tình hình chính trị, kinh tế, khí hậu), đ−ợc tính theo công thức: RCC = PCC x (100 - Cfi) (2) Trong đó: Cfi là các biến điều chỉnh. Sức chứa tối −u ECC là sức chứa thể hiện số l−ợng khách tối đa đ−ợc phục vụ một cách tốt nhất và đem lại cho sự hài lòng về chất l−ợng phục vụ, đ−ợc tính theo công thức: ECC = P x RCC (3) Trong đó: P là hệ số khai thác tối −u, thể hiện mức độ đảm bảo yêu cầu về chất l−ợng quản lý và phục vụ của cơ sở du lịch. 422
  3. Giá trị sức chứa tối −u có những ý nghĩa quan trọng về mặt vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và quản lý. D−ới góc độ vật lý, ECC thể hiện ng−ỡng không gian dành cho một du khách tại mỗi điểm hoặc tuyến du lịch, phụ thuộc vào hoạt động du lịch, vào tập quán địa ph−ơng. Về mặt sinh học, ECC thể hiện l−ợng khách tối đa mà không làm xuất hiện các tác động tiêu cực về môi tr−ờng do hoạt động sinh thái và tiện nghi mà du khách sử dụng gây ra; hoặc là giới hạn l−ợng khách đến mà nếu v−ợt quá thì bản thân du khách cũng cảm thấy khó chịu về sự đông đúc (góc độ tâm lý); giới hạn về l−ợng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực, phá vỡ cuộc sống bình th−ờng của cộng đồng địa ph−ơng (góc độ xã hội). Đứng ở góc độ quản lí, ECC thể hiện số l−ợng du khách tối đa có thể quản lý trong một lãnh thổ du lịch, liên quan đến số nhân viên giám sát các hoạt động du lịch, các ph−ơng tiện đảm bảo thông tin và sự tiện lợi cho du khách mà không tác động xấu đến môi tr−ờng du lịch. Kết quả xác định sức chứa trên các tuyến du lịch của huyện Sa Pa Hiện nay trên toàn huyện Sa Pa đang tổ chức 6 tuyến du lịch: (1) Tuyến Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa; (2) Tuyến Sa Pa - Cát Cát - ý Lìn Hồ - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa; (3) Tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài - Sa Pa; (4) Tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sử Pán - Thanh Kim - Sa Pa; (5) Tuyến Sa Pa - Sa Pả - Tả Phìn - Bản Khoang - Giàng Tả Chải - Sa Pa; (6) Tuyến leo núi Fanxipăng. Trong đó, các tuyến (1) đến (5) là tuyến du lịch sinh thái kết hợp du lịch làng bản, (6) là tuyến du lịch mạo hiểm. Kết quả tính toán cho thấy: các tuyến du lịch v−ợt quá sức chứa cho phép là tuyến (2), (3), (4) và (5); trong khi đó tuyến (1) và (6), l−ợng khách du lịch vẫn trong phạm vi sức chứa cho phép. Điều này cho thấy sự phân bố khách không đồng đều trên các tuyến du lịch hiện nay ở Sa Pa (Hình 1). Mong muốn tham quan là lý do du khách lựa chọn các điểm du lịch, do đó là nhân tố quan trọng ảnh h−ởng đến sự quá tải của tuyến du lịch. Điểm du lịch thu hút đông du khách nội địa nhất là Hàm Rồng (chiếm 74,04%) và Thác Bạc (64,8%), không có ai mong muốn lựa chọn tuyến du lịch mạo hiểm leo núi Fanxipăng. Trong khi đó, du khách quốc tế đến Sa Pa do sức hấp dẫn trong văn hóa của cộng đồng dân tộc và nét đặc sắc của tự nhiên Sa Pa nên đã h−ớng sự lựa chọn tới các điểm du lịch văn hóa làng bản và lịch sử nh− Tả Phìn, Tả Van, Bãi đá cổ Hầu Thào, Bản Hồ (33,4%) và tuyến du lịch mạo hiểm Fanxipăng (3,3%). Hiện trạng tổ chức các tuyến du lịch tại Sa Pa khá đa dạng đáp ứng đ−ợc nhu cầu 423
  4. tham quan của các nhóm khách du lịch do mỗi tuyến du lịch có những đặc thù riêng về tự nhiên và nhân văn. Đây là nguyên nhân tạo nên sự phân bố du khách không đồng đều trên các tuyến du lịch ở Sa Pa. Sức chứa 1000 (ng−ời/ngày) 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 123456 Sức chứa tự nhiên 170 81 206 188 211 57 Sức chứa thực tế 102 48 124 133 127 27 Sức chứa tối −u 51 24 62 56 64 13 L−ợng khách hiện tại 22 294 952 157 274 5 Hình 1. Sức chứa của các tuyến du lịch huyện Sa Pa (ký hiệu 1 - 6 là các tuyến du lịch) - Tuyến Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa (1): đây là tuyến du lịch gần trị trấn Sa Pa nhất (cách thị trấn 5,1 km), giao thông thuận lợi, đ−ờng liên xã đã đ−ợc rải nhựa, tại các thôn có đ−ờng bê tông. Tuy nhiên, hàng năm tuyến này chỉ đón nhận đ−ợc khoảng 2.210 l−ợt khách (chiếm 1,3% tổng l−ợt khách đến Sa Pa). Nguyên nhân do hình thức du lịch quá đơn điệu, ngoài trạm thủy điện ở Cát Cát và văn hóa dân tộc của ng−ời H'mông, thì hầu nh− không có một hình thức nào khác hấp dẫn và ở thôn Sín Chải mới chỉ có 3 hộ gia đình cho thuê nhà nghỉ. Hiện tại, tuyến này ch−a sử dụng hết tiềm năng với tỷ số l−ợng khách hiện tại/sức chứa tối −u = 0,43. - Tuyến Sa Pa - Cát Cát - ý Lìn Hồ - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa (2): tuyến này giúp du khách đi tham quan trạm thủy điện Cát Cát, văn hóa dân tộc H'mông và tìm hiểu văn hóa dân tộc Tày, dân tộc Nùng ở các thôn Tả Van Tày, Tả Van Nùng, tham quan cầu Mây, Bãi đá cổ ở Hầu Thào cách Tả Van khoảng 3 km. Năm 2004, có 1.467 l−ợt du khách đi theo tuyến này (17,29% tổng l−ợt khách tới Sa Pa). L−ợng khách hiện tại tập trung trên 424
  5. tuyến du lịch này v−ợt quá ng−ỡng cho phép 12,25 lần. - Tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài - Sa Pa (3): đây là tuyến du lịch xa nhất (cách thị trấn 27,3 km) nh−ng hấp dẫn do hội tụ gần nh− đầy đủ văn hóa bản địa của Sa Pa, trong đó Bản Hồ là trọng tâm của tuyến. Bản Hồ đ−ợc coi nh− điểm đón khách nghỉ ngơi, từ đó du khách có thể đi sang Nậm Cang và Nậm Sài là hai xã nằm trong l−u vực ngòi Bo và là nơi có dân tộc Xa Phó sinh sống. Tham gia tuyến này chủ yếu là khách quốc tế, khách nội địa chỉ là khách đi theo chuyên đề. Năm 2004, tuyến này đón 95.200 l−ợt khách, chiếm 56% tổng l−ợt khách tới Sa Pa. Hiện nay l−ợng khách tập trung trên tuyến du lịch này v−ợt quá ng−ỡng cho phép 15,35 lần. - Tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sử Pán - Thanh Kim - Sa Pa (4): tuyến này có trung tâm là xã Tả Van, tìm hiểu văn hóa dân tộc Dáy, Nùng, H'mông, là tuyến thuận tiện cho khách du lịch cuối tuần. Năm 2004, tuyến này đón 15.742 l−ợt khách, chiếm 9,26% tổng khách đến Sa Pa. Hiện nay l−ợng khách tập trung trên tuyến du lịch này v−ợt quá ng−ỡng cho phép 2,8 lần. - Tuyến Sa Pa - Sa Pả - Tả Phìn - Bản Khoang - Giàng Tả Chải - Sa Pa (5): là tuyến du lịch cực Bắc của huyện Sa Pa, với nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách nh− Tả Phìn, Bản Khoang, Giàng Tả Chải, ngắm ngọn Tả Giàng Phình, thăm hang động karst Tả Phìn, tìm hiểu văn hóa cộng đồng dân tộc Dao Đỏ và H'mông, tìm hiểu nữ tu viện cổ, ngắm cảnh quan ruộng bậc thang của dân tộc H'mông. Năm 2004, tuyến này thu hút tới 27.489 l−ợt khách, chiếm 16,17% khách tới Sa Pa. Hiện nay l−ợng khách tập trung trên tuyến du lịch này v−ợt quá ng−ỡng cho phép 4,28. - Tuyến leo núi Fanxipan (6): là tuyến du lịch mạo hiểm với thời gian 3 ngày 2 đêm, dành cho du khách thích thử thách và có sức khỏe. Theo tuyến này, du khách có cơ hội chinh phục nóc nhà Đông D−ơng cao 3.144 m, quan sát sự thay đổi của thảm thực vật theo đai cao và ngắm toàn bộ dãy Hoàng Liên Sơn từ trên cao xuống, ngắm toàn cảnh thị trấn Sa Pa. Năm 2004, tuyến này thu hút 459 l−ợt khách chiếm 0,27% khách đến Sa Pa, trong đó chủ yếu là khách n−ớc ngoài. Hiện tại tuyến này mới chỉ khai thác đ−ợc 38% tiềm năng du lịch. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra những kết luận sau: 1. Lãnh thổ Sa Pa chứa đựng các hệ sinh thái có độ đa dạng cao, nh−ng nhạy cảm với các hoạt động phát triển. Nhằm giảm thiểu sức ép của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi tr−ờng, đòi hỏi các nhà quản lý tính toán đầy đủ sức chứa tr−ớc khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch theo h−ớng bền vững. 425
  6. 2. Trên lãnh thổ Sa Pa có 4 tuyến du lịch có l−ợng khách v−ợt quá ng−ỡng cho phép là: tuyến du lịch Sa Pa - Cát Cát - ý Lìn Hồ - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa v−ợt 12,25 lần, tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài - Sa Pa v−ợt 15,35 lần, tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sử Pán - Thanh Kim - Sa Pa v−ợt 2,8 lần, tuyến Sa Pa - Sa Pả - Tả Phìn - Bản Khoang - Giàng Tả Chải - Sa Pa v−ợt 4,28. Trong khi đó, các tuyến Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa và tuyến leo núi Fanxipăng hiện tại ch−a khai thác hết tiềm năng du lịch. 3. Nghiên cứu sức chứa du lịch là một giai đoạn quan trọng trong công tác hoạch định chiến l−ợc phát triển du lịch có định h−ớng bảo vệ môi tr−ờng huyện miền núi cao Sa Pa. Tμi liệu tham khảo 1. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Phòng Th−ơng mại và Du lịch huyện Sa Pa, 2005. Báo cáo hoạt động du lịch Sa Pa giai đoạn 2000-2004. 3. Ceballos Lasurai, 1993. Ecotourism as a Worldwide Phenomenon. Lindberg, K. and Hawkins, D.E. (Eds). Ecotourism: A Guide for Planners and Managers. The Ecotourism Society, North Bennington, Vermont: 12-4. 4. Daily, G.C. and P.R. Ehrlich. Population, Sustainability, and Earth's Carrying Capacity: A Framework for Estimating Population Sizes and Lifestyles that Could be Sustained without Undermining Future Generations. BioScience 42: 761-71. Examining tourism capacity for ecotourism development planning in the mountainous region of sa pa district Nguyen An Thinh, Nguyen Thi Hai Faculty of Geography, University of Sciences, VNU, Hanoi Tourism capacity is the ability of a tourist site to satisfy the tourism demand at an acceptable level of damage of its resources. This points out that there exists a concrete limit, if exceeded the environment will be badly influenced. Thus defining an appropriate number 426
  7. of tourists based on the natural capacity is really necessary, especially in the mountainous regions where the ecosystem is very diverse but sensible. Therefore, it needs to determine the capacity in the ecotourism planning in Sa Pa District. By this way, the sustainable viewpoint is submitted to thorough theoretical and practical analysis. This approach using PCC, RCC and ECC indexes is applied to examine the tourism capacity of tourism tracks in Sa Pa District including: (1) Sa Pa - Cat Cat - Sin Chai - Sa Pa; (2) Sa Pa - Cat Cat - Y Lin Ho - Lao Chai - Ta Van - Sa Pa; (3) Sa Pa - Lao Chai - Ta Van - Ban Ho - Thanh Phu - Nam Sai - Sa Pa; (4) Sa Pa - Lao Chai - Ta Van - Su Pan - Thanh Kim - Sa Pa; (5) Sa Pa - Sa Pa - Ta Phin - Ban Khoang - Giang Ta Chai - Sa Pa; (6) Fanxipang. The results show that four tracks have been exceeded over the standard of tourism capacity (track 2 over 12.25 times, track 3 - 15.35 times, track 4 - 2.8 times and track 5 - 4.28 times), the potential of two tracks haven’t been exploited (track 1 and 6). Results of this study play an important role in economic development and environmental protection strategy in Sa Pa mountainous region. 427