Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok

pdf 7 trang hapham 1500
Bạn đang xem tài liệu "Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxung_dot_moi_truong_trong_su_dung_tai_nguyen_nuoc_mat_luu_vu.pdf

Nội dung text: Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok

  1. XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG SRÊPOK Ngô Thị Thùy Dương1, Lê Đình Thành2, Phan Văn Yên2 Tóm tắt: Sông Srêpok có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế và bảo vệ môi trường của khu vực Tây Nguyên. Hiện nay trên lưu vực đang có nhiều hoạt động liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên nước mặt từ thủy lợi tưới tiêu và cấp nước, đến thủy điện, giao thông thủy, du lịch, Tuy nhiên các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên lưu vực đã và đang gây ra những vấn đề mâu thuẫn gay gắt có tiềm năng gây ra các xung đột môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, trong nghiên cứu này các tác giả bước đầu đưa ra những kết quả phân tích về những nguyên nhân, nguy cơ về xung đột môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt trên lưu vực Srêpok cùng với những đề xuất khắc phục và giảm thiểu. Từ khóa: sông Srêpok, xung đột môi trường, thủy điện, tưới tiêu, tài nguyên nước mặt 1. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC Mekong gần Strung Treng. Diện tích lưu vực SÔNG SRÊPOK VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG 29.500 km2 trong đó thuộc lãnh thổ Việt Nam 1.1 Tài nguyên nước mặt lưu vực sông 18.264 km2 với 240 km chung biên giới với Srêpok Cam pu chia, sông chảy qua địa phận các tỉnh Sông Srêpok là con sông lớn nhất của Tây Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai và Lâm Đồng. Nguyên và là một trong những chi lưu chính của Lưu vực sông Srêpok có ý nghĩa hết sức quan khu vực hạ lưu sông Mê Công, bắt nguồn từ dãy trọng không những đối với Tây Nguyên. Một số Trường Sơn chảy về hường Tây đổ vào sông đặc trưng hình thái các sông nhánh như bảng 1. Bảng 1: Đặc trưng hình thái một số sông nhánh lớn lưu vực Srêpok Sông nhánh F LS (km) LLV (km) Hbq l/v(m) JLS (%o) Mật độ sông (km2) (km/km2) Krông Ana 3960 21,5 97 676 2,3 0,55 Krong Kno 3.080 156 125 917 6,8 0,86 Ia Hleo 4.760 128 80 336 6,1 0,35 Ia Soup 994 104 62 366 6,0 0,40 Ia Đrăng 977 78 60 391 5,9 0,44 1Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý của lưu M'Đrak thượng nguồn sông Krong Ana, Krong vực nên lượng mưa trung bình nhiều năm trên Kno. Tổng lượng mưa trong mùa mưa ở hầu hết toàn lưu vực khoảng 1.825 mm, nhưng thay đổi các nơi trên lưu vực chiếm khoảng trên dưới khá lớn theo không gian, nơi mưa nhiều nhất là 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng VIII và vùng Đak Nông (2.530 mm), nơi ít mưa nhất là tháng IX là những tháng có lượng mưa lớn nhất. vùng Krong Buk (1.450 mm) hay vùng Buôn Theo các nghiên cứu đánh giá gần đây, tổng Hồ (1.565 mm). Mùa mưa trong lưu vực kéo dài lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của lưu từ tháng V đến X, có nơi tới tháng XI như vùng vực sông Srêpok (phần Việt Nam) đạt 9,69 tỷ m3 (Phạm Tấn Hà, 2006). Lưu lượng và tổng 1 lượng trung bình nhiều năm tại các tuyến trên Viện Quản lý Giáo dục; sông Srêpok như bảng 2. 2Trường Đại học Thủy lợi 114 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013)
  2. Bảng 2: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm sông Srêpok 2 3 2 9 3 TT Tuyến F (km ) Q0 (m /s) M0 (l/s.km ) W0 (10 m ) 1 Buôn hồ 178 4,60 25,8 0,147 2 Krongbông 788 20,9 26,5 0,660 3 Giang Sơn 3180 72,9 22,9 2,149 4 Đức Xuyên 3080 107,9 35,0 3,219 5 Cầu 14 8670 235,4 27,2 6,974 6 Bản Đôn 10700 270,7 25,3 8,142 Trong năm dòng chảy sông Srêpok có hai mùa trên toàn lưu vực vào khoảng 42,4 l/s/km2, mùa rõ rệt tùy theo từng sông nhánh. Trên lớn nhất tại Đắc Nông (89,3 l/s/km2, nhỏ nhất là nhánh Krong Ana tại Sơn Giang mùa lũ từ IX tại Cầu 42 (32,7 l/s/km2). đến XII (chiếm 67,5% so với lượng dòng chảy 1.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước năm); tại Đức Xuyên nhánh Krong Kno mùa lũ mặt từ VII đến XI (chiếm 71,5% so với lượng dòng Nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực Srêpok chảy năm); tại Cầu 14 trên dòng chính Srêpok có thể chia thanh hai nhóm gồm: mùa lũ từ VIII đến XII (chiếm 70% so với (i)- sử dụng làm tiêu hao lượng nước như lượng dòng chảy năm). Tháng có dòng chảy lớn tưới nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nhất thường vào tháng X, XI và nhỏ nhất vào nghiệp; tháng III, IV. (ii)- sử dụng không tiêu hao nước như thủy Lưu lượng lũ lớn nhất tại Đức Xuyên ngày điện, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản trên 10/X/2000 có đỉnh lũ 4.020 m3/s (q=1,3 sông, hồ. m3/s/km2); tại Cầu 14 đỉnh lũ lớn nhất đo được là 3.600 m3/s ngày 12/X/2000. Ngược lại vào mùa khô lưu lượng lưu lượng nước trong sông lại rất nhỏ, ví dụ tại Đức Xuyên ngày 2/V/1986 chỉ đạt 9,80 m3/s (tức 3,19 l/s/km2), còn trên dòng chính Srêpok tại Cầu 14 lưu lượng nhỏ nhất đo được ngày 11/IV/1978 là 20,4 m3/s (tức chỉ 2,34 l/s/km2). Như vậy có thể đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok khá phong phú nhưng phân phối rất không đều theo không gian và thời gian. Mùa lũ mô đun dòng chảy trung bình Hình 1: Phát triển thủy điện trên lưu vực sông Srêpok KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013) 115
  3. Thực tế trên lưu vực chủ yếu tiêu hao nguồn cứu này chỉ phân tích và đánh giá hai ngành chủ nước là sử dụng cho tưới cây nông nghiệp và yếu là thủy lợi tưới và thủy điện. cây công nghiệp, nhu cầu nước sinh hoạt không Khai thác và sử dụng nước cho tưới, đến nay lớn với tỷ lệ dân ở đô thị khoảng trên 20% và trên lưu vực đã có tới 436 hồ chứa, 79 đập dâng chỉ tập trung ở Buôn Mê Thuật và chủ yếu lấy và 14 trạm bơm với tổng năng lực tưới thiết kế nước ngầm (công suất 49.000 m3/ngày đêm) và 69.292 ha, tuy nhiên hiệu quả sử dụng còn thấp mới cấp được 60% dân số. Công nghiệp trong mới đạt 58% so với thiết kế. Các công trình thuỷ khu vực chủ yếu là chế biến nông lâm sản, thực lợi chưa phát huy hết năng lực tưới thiết kế do phẩm, hiện trên địa bàn Đăc Lăc đã có một số nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có khu công nghiệp đáng kể như Hòa Phú, 181 ha nguyên nhân do hầu hết các hệ thống kênh dẫn và Buôn Hồ 69,3 ha, hay khu công nghiệp Tâm chưa ddaayd đủ hoặc xuống cấp gây tổn thất Thắng thuộc Đăk Nông. Tuy nhiên lượng nước nước lớn, chưa có quy trình vận hành khai thác cấp cho sinh hoạt và công nghiệp là chưa đáng hệ thống dẫn đến lãng phí nước và hiệu quả tưới kể so với tưới nông nghiệp, nên trong nghiên thấp. Bảng 3: Hiện trạng công trình thuỷ lợi lưu vực sông Srêpok F thiết F thực Tỷ lệ TT Vùng Số CT Hồ chứa kế (ha) tưới (ha) (%) Toàn lưu vực 535 432 69292 40202 58 1 Khu Krông Knô 34 23 2248 1241 55 2 Khu Krông Ana 323 261 41350 26674 65 3 Hạ lưu Srêpok 111 89 19706 9251 47 4 Khu Ea Lôp - Ea Hleo 54 49 5988 3026 51 Nguồn: Các Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh Tây Nguyên Các công trình thủy điện trên lưu vực là hoạt lắp máy 694 MW gồm: Đức Xuyên, Buôn Tua động khai thác tài nguyên nước mạnh mẽ nhất Srah, Buôn Kuop, Srêpok 3 và Srêpok 4 (bảng và sôi động nhất. Trên dòng chính Srêpok theo 4), thủy điện Srêpok 4A mới được xây dựng bổ quy hoạch có tới 6 công trình với tổng công suất sung. Bảng 4: Các công trình thủy điện trên dòng chính Srêpok Flv Nlm Eo TT Công trình Ghi chú ( Km2 ) ( MW) ( GMH) 1 Đức Xuyên 1100 58 196 Hoàn thành 2010 2 Buôn Tua Srah 2930 85 335 Hoàn thành 12/2008 3 Buôn Kuop 7980 280 1.372 Hoàn thành 3/2010 4 Đrây HLinh 8880 28 194 Đang vận hành 5 Srêpok 3 9410 180 931 Hoàn thành cuối 2010 6 Srêpok 4 10700 40 213 Hoàn thành 10/2010 7 Srêpok 4A 64 Đang xây dựng Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngoài ra trên lưu vực có hàng chục công trình thủy điện nhỏ (công suất <30MW) đã được phê duyệt quy hoạch, trong đó một số đã được xây dựng và khai thác (bảng 5). 116 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013)
  4. Bảng 5: Các công trình thủy điện nhỏ trên lưu vực Srêpok TT Công trình Địa phương N TT Công trình Địa phương N (KW) (KW) 1 Ea Hleo Ea Hleo 300 6 Ea Nao Buôn Ma Thuột 280 2 Ea Knôp Ea Knar 400 7 Ea Tiêu Krong Ana 300 3 Krong Kma Krong Bông 200 8 Ia Đrăng 1 Chư Prông 600 4 Đắc Liên Lắc 200 9 Ia Đrăng 2 Chư Prông 1200 5 Ea Hrao Buôn Ma Thuột 480 10 Ia Lôp Chư Prông 250 Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 2. XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ nước thải. Lưu vực Srêpok là vùng sản xuất DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC nông nghiệp lớn nhất Tây Nguyên, trong đó cà SRÊPOK phê, sắn, cao su, mía đường có sản lượng hàng 2.1 Những xung đột môi trường chủ yếu năm rất lớn. Hiện đã có một số khu công trong sử dụng nước mặt: nghiệp, nhà máy chế biến nông sản như chế biến Tài nguyên nước mặt trên lưu vực Srêpok mủ cao su, sản xuất tinh bột sắn trong vùng. đang chịu những áp lực ngày càng lớn do phát Tuy vậy một số nhà máy đã được xây dựng và triển kinh tế, xã hội, gia tăng dân số, làm phát đi vào hoạt động nhưng hệ thống xử lý nước sinh những mâu thuẫn trong sử dụng và bảo vệ thải không có hoặc ở mức đơn giản, ví dụ nhà tài nguyên nước. Kết quả nghiên cứu và đánh máy sản xuất tinh bột sắn nước thải ra có mùi giá cho thấy những mâu thuẫn chính hiện có rất hôi thối, hay có nhà máy nước thải xả chảy trong sử dụng nước trên lưu vực gồm: xuống suối làm chết cá. Đặc biệt nước thải vẫn 1- Xung đột trong sử dụng nước giữa thuỷ là vấn đề quan tâm ở một số khu công nghiệp điện và thuỷ lợi. Do phát điện khiến mực nước lớn như Hòa Phú, 181 ha và Buôn Hồ 69,3 ha hồ chứa hạ thấp làm trạm bơm xung quanh hồ thuộc Đăc Lăc, hay khu công nghiệp Tâm không hoạt động được; công trình thuỷ điện giữ Thắng thuộc Đăk Nông cùng với nhiều khu nước do tích nước phát điện gây thiếu nước tưới công nghiệp nhỏ khác trên lưu vực. cho công trình thuỷ lợi phía hạ lưu và làm mực 4- Xung đột trong vận hành giữa trữ nước và nước sông hạ lưu giảm thấp dẫn đến các công xả nước của các hồ chứa thuỷ điện. Hồ chứa trình lấy nước như cống, trạm bơm không hoạt thủy điện luôn hoạt động theo cơ chế điều tiết động được. Ngoài ra, khi mực nước sông hạ lưu (trữ nước vào hồ và xả nước khỏi hồ) bởi nhu giảm thấp tạo điều kiện cho khai thác cát sỏi gia cầu tiêu thụ điện năng hàng ngày, do vậy việc tăng đáng kể làm thay đổi lòng dẫn và mực trữ nước vào hồ để tăng thêm cột nước cho phát nước hạ lưu, điện sẽ làm giảm mực nước ở dòng chính và các 2- Xung đột do sử dụng nước giữa thượng và nhánh sông ở hạ du, ngược lại nếu xả nước từ hạ lưu. Điều này đặc biệt xảy ra với các hồ chứa hồ quá nhiều và quá nhanh sẽ làm giảm đáng kể thủy lợi nhỏ, ví dụ hồ Ea Kuăng thuộc huyện công suất phát điện về sau do cột nước phát điện Krông Buk tỉnh Đăc Lăc có dung tích hữu ích giảm. 5,50 triệu m3 tưới cho 1.200 ha cà phê. Hồ này Những xung đột trong sử dụng tài nguyên do nông trường Phước An khai thác và quản lý, nước mặt lưu vực Srêpok dẫn đến những hậu mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa thượng và quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội và môi hạ lưu hồ xảy ra khi nông trường Phước An tách trường như: thêm nông trường tháng 10. Khi đó 02 nông - Thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp làm trường này cùng sử dụng nước trong hồ Ea giảm diện tích canh tác, giảm năng suất cây Kuăng nhưng do tính cạnh tranh và không có sự trồng, đặc biệt những năm hạn hán còn gây mất quản lý chặt chẽ về nguồn nước của địa phương, mùa, thiếu lương thực; gây ô nhiễm môi trường theo phương châm mạnh ai người đó làm. dọc sông hạ lưu, 3- Xung đột môi trường trong quản lý nguồn - Sử dụng nước mặt quá mức dẫn đến dòng KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013) 117
  5. chảy sông suối bị cạn kiệt, tăng cơ hội khai thác đặc biệt là các quy trình vận hành hồ chứa và hệ cát, sỏi tự do không có tổ chức hướng dẫn và thống hồ chứa theo lưu vực sông. quy định dẫn đến gây xói lở bờ, chế độ dòng 4. Nhận thức và kiến thức của cộng đồng còn chảy trên sông bị thay đổi. thấp, năng lực của đội ngũ những người làm - Nước xả thải từ các cơ sở chế biến không công tác từ quy hoạch đến vận hành khai thác qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước trên các các công trình thủy lợi, thủy điện không được sông suối, dẫn đến nguồn thuỷ sinh, thuỷ sản cập nhật thường xuyên, đặc biệt là các kiến thức trên các sông, suối bị huỷ hoại, chất lượng nước về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và bảo vệ bị ô nhiễm. ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của môi trường nước theo lưu vực sông. Đây là con người trên lưu vực. những cản trở trong giảm thiểu các xung đột. 2.2 Những nguyên nhân chính gây xung Những nguyên nhân này dẫn đến việc khai đột môi trường nước mặt lưu vực sông Srêpok thác sử dụng nước trên lưu vực mang tính tự Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế về các điều phát, thiếu kế hoạch, khai thác quá mức, tạo ra kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhất là về quản nhiều mâu thuẫn trong sử dụng, quản lý làm lý tài nguyên nước trên lưu vực Srêpok cho thấy giảm hiệu quả sử dụng tài nguyên nước và gây những nguyên nhân gây xung đột môi trường hậu quả về môi trường trên lưu vực Srêpok. trong sử dụng nước chủ yếu là: 3. NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM THIỂU 1. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sử XUNG ĐỘT dụng tài nguyên nước, trong đó chủ yếu là sự Trên cơ sở những phân tích các nguyên nhân phân bố rất không đều tài nguyên nước mặt theo và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên không gian và thời gian, đây là nguyên nhân tự quan đến sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực nhiên gây xung đột môi trường trong sử dụng tài Srêpok cho thấy hiện nay tài nguyên nước mặt nguyên nước, đặc biệt là giữa mùa khô và mùa trên lưu vực đang chịu những áp lực ngày càng mưa từ đó yêu cầu tất yếu là phải xây dựng các lớn, dẫn đến các xung đột môi trường trong sử hồ chứa để điều tiết. Bên cạnh đó sự phân bố đất dụng nước mặt ngày càng gay gắt. Qua các kết đai canh tác và phân bố dân cư chưa phù hợp quả nghiên cứu và đánh giá, các tác giả đề xuất với điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa một số giải pháp nhằm giảm thiểu các xung đột cũng làm tăng thêm các nguy cơ xung đột trong sau đây: sử dụng nước. 1. Ngay từ giai đoạn quy hoạch phát triển 2. Quản lý tài nguyên nước trên lưu vực chưa đến quản lý khai thác sử dụng, các ngành sử đồng bộ và thống nhất, cụ thể là đã có “quy dụng tài nguyên nước mặt phải xuất phát từ hoạch thuỷ lợi” và “quy hoạch thủy điện” nhưng quan điểm tổng hợp, đa mục tiêu theo lưu vực mỗi quy hoạch chỉ tập trung vào mục đích của sông. Cần có sự phối hợp giữa các ngành từ khi ngành mình mà chưa có tính quản lý tổng hợp quy hoạch và xây dựng công trình, trong quá theo lưu vực sông. Quản lý tài nguyên nước trên trình khai thác cần cân đối giữa các mục tiêu lưu vực vẫn theo địa giới hành chính cũng gây phát điện và cấp nước. Cụ thể đối với các hồ ra rất nhiều khó khăn, đặc biệt trên lưu vực chứa thủy điện lớn đã xây dựng và khai thác thì Srêpok đến nay chưa có “chiến lược và quy cần thiết phải xây dựng quy trình điều hành liên hoạch tổng thể” nên đã tạo ra nhiều xung đột và hồ trong đó có các điều kiện ràng buộc về cấp khó khăn cho các nhà quản lý khi giải quyết các nước, phòng chống thiên tai (lũ, hạn). Đồng thời vấn đề đầu tư phát triển và bảo vệ môi trường. cần có sự điều hành chung trong khai thác sử 3. Vận hành khai thác các công trình hồ dụng nước, đặc biệt đối với các ngành dùng chứa, nhất là các hồ thủy điện vẫn theo các mục nước tiêu hao như tưới. Tăng cường quản lý tiêu và lợi ích của ngành là chính, vì vậy dẫn phát triển sản xuất công nghiệp xả thải, mặc dù đến các xung đột không thể tránh khỏi giữa lợi hiện nay chất lượng nước ở lưu vực Srêpok ích năng lượng và mục tiêu phòng chống lũ, chưa thật đáng lo ngại nhưng với nhu cầu và xu chống hạn và cấp nước cho vùng hạ du. Các tiến thế phát triển công nghiệp chế biến nếu thiếu hệ bộ khoa học trong dự báo, vận hành còn thiếu, thống xử lý nước thải hoặc xử lý đơn giản là 118 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013)
  6. nguyên nhân gây hậu quả môi trường. 5- Thực hiện và nâng cao vai trò của Hội đồng 2. Tăng cường các cơ chế chính sách và lưu vực sông Srêpok theo Quyết định số 41 – nguồn lực cho quản lý tài nguyên nước. Trước 2006/QĐ-BNN ngày 25/5/2006 Bộ Trưởng bộ hết cần xây dựng các văn bản pháp lý để giải Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đây là tổ quyết các mâu thuẫn sử dụng nước và các quy chức lưu vực sông đầu tiên ở khu vực Tây định hỗ trợ khác ngay từ khi đưa ra các quy Nguyên với sự tham gia của các tỉnh trong lưu hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước với sự vực. Hội đồng có chức năng điều phối các hoạt đúng đắn về hệ thống công trình, mô hình sản động khai thác tổng hợp, sử dụng và bảo vệ nguồn xuất, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi, nước lưu vực sông Srêpok trong phạm vi 4 tỉnh thủy điện trên cơ sở đặc thù của lưu vực Srêpok. Gia Lai, Đăc Lăc, Đăk Nông và Lâm Đồng. Một tổ chức lưu vực sông thống nhất cần phải Thực tế mỗi giải pháp đề cập ở trên đều có có để quản lý, điều hành chung. Tiếp theo là điều kiện ứng dụng và thường chỉ giải quyết được phát triển nguồn lực bao gồm các cán bộ quản một số có hạn các mặt trong xung đột môi trường. lý, kỹ thuật từ cấp lưu vực, cấp tỉnh, huyện với Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả giải quyết và các trang thiết bị và công cụ đủ mạnh để có thể giảm thiểu các xung đột môi trường trong sử dụng quản lý thống nhất, khai thác hiệu quả tài tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok, cần nguyên nước đáp ứng nhu cầu phát triển của các phải áp dụng đồng thời nhiều giải pháp để hỗ trợ ngành một cách bền vững. nhau, ví dụ xây dựng các công trình bổ sung 3. Đề xuất về thể chế quản lý Tài nguyên nguồn nước mùa cạn cần phải có giải pháp trồng nước lưu vực Srêpok theo các nguyên tắc chung và bảo vệ rừng vùng thượng lưu, cơ bản dưới đây: 4. KẾT LUẬN -Đồng thuận giữa các địa phương trên lưu Lưu vực sông Srêpok hiện đang có rất nhiều vực, giữa các ngành và các hộ dùng nước với sự hoạt động phát triển sôi động có tác động đến công bằng, hợp lý, cùng có lợi, hiệu quả và tiết tài nguyên nước mặt, dẫn đến nảy sinh các xung kiệm; ưu tiên và hài hòa trong lưu vực sông đột đáng quan tâm trong sử dụng nước, trong đó chính và sông nhánh; đáng lưu ý nhất là phát triển thủy lợi, thủy điện -Dân chủ, công khai và minh bạch; có thể và các hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến phối hợp, điều chỉnh và thỏa thuận; nông, lâm sản và khai thác khoáng sản. Các -Không khai thác quá mức và cạn kiệt tài xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nguyên; duy trì dòng chảy môi trường và dòng nước mặt trên lưu vực gay gắt nhất là giữa thủy chảy cực hạn; và bảo vệ mội trường, sinh thái; điện và thủy lợi, phòng chống lũ; giữa sử dụng Dựa trên các nguyên tắc này cần xây dựng nước thượng lưu và hạ lưu; giữa xả nước thải và “Quy chế chung về sử dụng nước”, trong đó có bảo vệ môi trường nước. các quy định cụ thể về chia sẻ thông tin, theo Các nguyên nhân gây ra các xung đột này dõi giám sát, duy trì dòng chảy đầu nguồn và chủ yếu là do điều kiện và đặc điểm tự nhiên về trên dòng chính, thông báo và thỏa thuận về kế tài nguyên nước, do quản lý tài nguyên nước hoạch sử dụng nước, vận hành hệ thống công chưa có tính tổng hợp theo lưu vực sông từ khâu trình thủy lợi, thủy điện, đảm bảo chất lượng quy hoạch phát triển (theo từng ngành) đến khâu nước, khai thác vận hành thiếu tính đa mục tiêu của 4- Giải pháp công trình bao gồm xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực. các công trình bổ sung nguồn nước để cấp đủ Để giải quyết và giảm thiểu các xung đột và hậu nước tưới nông nghiệp, pha loãng giảm ô quả của chúng cần phải thực hiện đồng bộ một nhiễm, duy trì dòng chảy trên sông, suối và hệ số giải pháp cụ thể từ cơ chế, chính sách đến thống kênh mương; xây dựng hệ thống xử lý quy hoạch phát triển, vận hành hiệu quả, nâng nước thải phù hợp và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao nhận thức, kiến thức của cộng đồng và đội bằng áp dụng tiến bộ khoa học, thân thiện với ngũ quản lý, khai thác tài nguyên nước mặt lưu môi trường; trồng rừng và bảo vệ rừng nhằm vực sông Srêpok. giảm dòng chảy lũ, tăng dòng chảy mùa kiệt. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013) 119
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.DANIDA, Qu¶n lý Tæng hîp Tµi nguyªn N­íc l­u vùc s«ng Sªrªp«k, 9/2003 2.Lê Đình Thành, Nguyễn Lập Dân và Ngô Thị Thùy Dương, Những tồn tại trong quản lý, khai thác tài nguyên nước lưu vực Sê San – Srêpok và hướng giải quyết, Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 6, Huế 9/2012. 3.Lê Đình Thành và Ngô Lê An, Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước và tác động môi trường xuyên biên giới- thực tế ở khu vực Tây Nguyên, bài giảng tập huấn Uỷ ban Mê Công Việt Nam, 6/2009. 4.Phạm Tấn Hà, Tài nguyên nước Tây nguyên và vấn đề khai thác hiệu quả, 2006. 5.Lê Đình Thành và nnk, Cập nhật nghiên cứu tác động môi trường do phát triển thủy điện và tưới trên lưu vực Sê San và Srêpok đến hạ du Campuchia, 2008. 6.UBND tỉnh Đăc Lăc, Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đăc Lăc đến năm 2020, tháng 8/2006. 7.Viện Quy hoạch Thủy lợi, Dự án Quy hoạch thủy lợi sông Srêpok, 2005. 8.Viện Năng lượng, Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Đăc Lăc, 2004. Abstract ENVIRONMENTAL CONFLICTS IN USING THE SURFACE WATER OF SREPOK RIVER BASIN The Srepok river basin plays a very important role in socio-economical development, international cooperation and environmental protection of the Central Highland region. There are many activities concerning uses of surface water resources such as hydropower, irrigation and water supply, in this river basin. These activities are creating the environmental conflicts in water use of different users. Basing on the concept of sustainable development, in this paper the environmental conflicts in surface water uses and their reasons have been assessed and presented, and some measures for mitigation of these conflicts have also been proposed. Keywords: Srepok river, environmental conflict, surface water, hydropower, irrigation and drainage, surface water resources. Người phản biện: PGS.TS. Vũ Hoàng Hoa BBT nhận bài: 22/4/2013 Phản biện xong: 14/6/2013 120 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 41 (6/2013)