Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi - Nguyễn Khắc Bảo

pdf 92 trang hapham 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi - Nguyễn Khắc Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfy_hoc_co_truyen_chuong_5_cac_benh_ve_phoi_nguyen_khac_bao.pdf

Nội dung text: Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi - Nguyễn Khắc Bảo

  1. Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 5 CÁC BỆNH VỀ PHỔI Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012 1
  2. CHƯƠNG 5 CÁC BỆNH VỀ PHỔI - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com Lời tác giả 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 5 2 VẤN ĐỀ 1 : LAO PHỔI 5 1. Xin trân trọn giới thiệu bài giảng lao phổi của ĐHYD HN 5 2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo. . 7 2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo 8 VẤN ĐỀ 2 : UNG THƯ PHỔI 9 1.Lương y Trần Hoàng Bảo có vài bài thuốc trị bệnh này như sau : . 9 2.Trị ung thư bằng lá đu đủ. Nay xin được giới thiệu thêm một bài viết khác như sau: 10 Lá đu đủ chống ung thư 10 VẤN ĐỀ 3 : ÁP XE PHỔI 13 1.Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có đề cập về bệnh này như sau . 13 2. ÁP XE PHỔI( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS) 14 3. Cũng theo sách “Thiên gia điệu phương” ta có 19 4. Bài giảng Áp Xe Phổi của Đại Học Y Dược Hà Nội . 21 VẤN ĐỀ 4 : GIÃN PHẾ QUẢN 26 1. Giản Phế Quản Khạc Máu 26 2. Giản Phế Quản Khạc Ra Máu Quá Nhiều . 27 3. Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường có nói về bệnh GIÃN PHẾ QUẢN như sau : 29 VẤN ĐỀ 5 : VIÊM PHỔI-PHẾ QUẢN 34 1. Những bệnh viêm phổi có nhiều 34 2. Theo Đông y 45 3. Trong lúc giao mùa 47 4. Theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống 50 5. Đông y chữa viêm phế quản 52 6. Đông Y Chữa Chứng Viêm Phế Quản 53 VẤN ĐỀ 6 : HEN PHẾ QUẢN 56 1. Hen phế quản (Háo suyễn) . 56 2. Hen phế quản là bệnh khó trị .62 3.Đông y điều trị hen phế quản 63 4. Tài liệu của ĐHYD Hà Nội 65 4.Theo lương y Vũ Quốc Trung 70 VẤN ĐỀ 7 : VIÊM PHẾ QUẢN 72 Xin trân trọng giới thiệu bài giảng “Viêm Phế Quản” của ĐHYD Hà Nội 72 Bài thuốc nam trị viêm phế quản 76 Bài thuốc nam trị viêm phế quản (khác) . 77 VẤN ĐỀ 8 : VIÊM PHỔI 83 VẤN ĐỀ 9 : VIÊM PHỔI DO LAO 86 3
  4. VẤN ĐỀ 10 : KHÍ THŨNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) 89 4
  5. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 1 : LAO PHỔI 1. Xin trân trọng giới thiệu bài giảng lao phổi của Đại Học Y Dược HN 5
  6. 2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo + Phương 1: Bạch cập tán trị phổi có hang. - Thành phần: Bạch cập 250g. - Cách chế dùng: Nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần, nên uống liên tục. - Công hiệu: Dùng trị lao phổi có hang. + Phương 2: Bạch cập Xuyên bối tán trị phổi có hang. - Thành phần: Bột Bạch cập 240g; Bột Xuyên bối bột, Bột Tử hà xa mỗi vị 60g; Bột Ô tặc cốt 15g. - Cách chế dùng: Thuốc trên trộn đều. Mỗi ngày sáng, tối uống 1 lần, mỗi lần uống 9g với nước đun sôi. - Công hiệu: Dùng trị lao phổi có hang. + Phương 3: Bách hợp Mật trị bệnh lao. - Thành phần: Tiên Bách hợp, Mật ong mỗi vị lượng thích hợp. - Cách chế dùng: Bách hợp và Mật ong cùng bỏ vào trong chén chưng ăn, mỗi ngày 2 lần, có thể ăn thường. - Công hiệu: Thanh nhiệt, nhuận phế, sanh tân, ức chế vi trùng lao phát triển, thúc đẩy ổ lao vôi hoá. + Phương 4: Râu bắp Đường phèn trị Lao phổi khạc ra máu - Thành phần: Râu bắp 60g, Đường phèn 60g - Cách chế dùng: Thêm nước cùng sắc. Uống nhiều lần kiến hiệu. - Công hiệu: Lợi thủy, cầm máu. Dùng trị lao phổi khạc ra máu. + Phương 5: -Thành phần: Bồ công anh, Bán chi liên mỗi vị 30g; Triết bối mẩu, Tiền hồ, Mạch môn đông, Chế xuyên quân, Tam lăng, Nga truật, Lộ lộ thông mỗi vị 10g; Qua lâu, Tô tử, Thanh bì, Bạch quả, Chỉ xác mỗi vị 12g; Kê nội kim, Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn thù, Câu kỉ tử mỗi vị 15g; Sanh cam thảo 8g. -Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước, phân sáng, trưa, tối 3 lần uống ấm. Mỗi ngày 1 thang, 2 tháng là 1 liệu trình. - Chứng thích ứng: Lao phổi do nhiễm oxyt silic. - Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân lao phổi do nhiễm oxyt silic 276 ca, tổng hiệu suất là 78,62%, trong đó hiệu suất rõ là 52,54%. Uống thuốc khoản 20 ngày triệu chứng bắt đầu chuyển biến tốt, nhất là đau ngực, ho, khí suyễn, khạc đàm hiệu quả khá rõ. Trong quá trình trị liệu chưa thấy phản ứng không tốt. 8
  7. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 2 : UNG THƯ PHỔI 1.Lương y Trần Hoàng Bảo có vài bài thuốc trị bệnh này như sau : + Phương 1 : Thanh phế kháng nham thang - Thành phần: Sa sâm, Tiên hạc thảo mỗi vị 15g; Ngư tinh thảo 12g, Hoàng cầm 12g; Thiên môn đông, Bối mẩu, Đương qui, Hạnh nhân, Tiền hồ, Mạch môn, Quất hồng, Cam thảo mỗi vị 10g, - Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. - Gia giảm: 1/ Tức ngực, thở hổn hển: chọn gia Qua lâu bì, Chỉ xác, Tô tử, Đình lịch tử mỗi vị 10g. 2/ Ho sặc nặng: gia Tỳ bà diệp 10g, Khoản đông hoa 10g. 3/ Đờm vàng, khạc ra máu : Tang bạch bì, Đại hoàng thán mỗi vị 12g; Sinh địa, Huyết dư thán mỗi vị 10g. 4/ Ho đàm nhiều: chọn gia Tử uyển, Đởm nam tinh, La bặc tử, Bán hạ mỗi vị 10g. 5/ Sốt nhẹ không thôi: gia Địa cốt bì, Song hoa, Thanh cao (bỏ sau) mỗi vị 10g. 6/ Miệng khát muốn uống: gia Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Sinh địa mỗi vị 10g. 7/ Bệnh tình ổn định: Có thể chọn gia Bạch thạch anh, bán chi liên mỗi vị 20g. - Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 16 ca bệnh ung thư phổi, trong đó 4 ca khối sưng tiêu mất, 7 ca hữu hiệu, 5 ca vô hiệu. 2 ca sống trên 5 năm, 2 ca 2 năm, 3 ca 1 năm, 2 ca 6 tháng, 2 ca 3 tháng, 5 ca 3 tháng trở xuống. + Phương 2 : - Thành phần: Lục vị Toàn yết tán - Cách chế dùng: Dùng Lục vị Toàn yết tán (Toàn yết 200g, Ngô công 160 con, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Đông trùng hạ thảo, Bách bộ mỗi vị 1200g, nghiền thành bột mịn) 30g/ 1 lần, 2 lần 1 ngày, uống. - Hiệu quả điều trị: Dùng Lục vị Toàn yết tán tự chế điều trị 1 ca ung thư phổi, kết quả trị khỏi. Bệnh nhân nam 52 tuổi, ho sặc từng cơn kèm đau ngực khó chịu hơn 2 tháng, chuẩn đoán là Ung thư phổi loại trung tâm, ứng dụng phương này, phối hợp với phép điều trị tâm lý, làm cho bệnh nhân có ý chí sinh tồn mãnh liệt. Điều trị 1,5 năm, bệnh nhân không còn ho và đau ngực, 3 tháng kiểm tra phim ngực 1 lần, bóng mờ khối u bên phải phổi dần dần thu nhỏ và tiêu mất, theo dõi 1 năm chưa thấy tái phát. + Phương 3: Sinh mẫu lệ trị ung thư phổi. - Thành phần: Sinh mẫu lệ 30g, Tây dương sâm 9g, Hà diệp 60g, Ngẫu tiết 100g. - Cách dùng: Sắc uống. - Công hiệu: Trị đau nhức ung thư phổi. + Phương 4: Đại toán Ngãi diệp trị ung thư phổi. - Thành phần: Tỏi 20 tép; Mộc qua, Bách bộ mỗi vị 9g; Ngãi diệp 18g; Trần bì, Sanh khương, Cam thảo mỗi vị 9g. - Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. - Công hiệu: Khu đàm chỉ khái, kiện vị chỉ ẩu. Thích hợp dùng ung thư phổi ho kịch liệt, ngực đau hơi thở ngắn, ho đàm dạng mủ. + Phương 5: 9
  8. - Chủ trị: Ung thư phổi, ung thư mũi cổ họng, ung thư trực tràng, ung thư xoang miệng. - Thành phần: Bán chi liên 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g. - Cách dùng: Sắc nước 2 lần bỏ bã, làm trà uống uống, uống trường kỳ. Có thể sử dụng phối hợp đồng thời với xạ trị, hóa trị. 2.Trị ung thư bằng lá đu đủ. Nay xin được giới thiệu thêm một bài viết khác như sau : Lá đu đủ chống ung thư Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên “Tạp chí dược lý dân tộc” của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với chất chiết xuất này, 24 giờ sau có thể thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại, và nếu nồng độ chất chiết xuất càng cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt. Cũng trong một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học còn phát hiện ra chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy tế bào Th1 - tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch - sinh trưởng và phát triển. Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm ở chỗ nó không mang độc tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, song không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh, vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các loại thuốc thông thường. “Chúng ta từng biết đến đu đủ như một loại trái cây rất có ích trong việc phục hồi sức khỏe”, tiến sỹ Bharat Gawol thuộc Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas cho biết, “Đu đủ có rất nhiều thành phần có lợi, trong đó phải kể đến chất papain, một ezyme có rất nhiều trong quả và lá của chúng”. Hiện các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để thử nghiệm trên động vật và người. Gia Vinh Thư người dùng lá đu đủ Anh chị Bình thân quý, 10
  9. Tôi thật tiếc đã không được biết sớm hơn bệnh tình của anh. Nếu biết sớm, tôi tin chắc anh đã không phải chịu đau đớn vì cái bệnh nan y đó vì người ta đã có cách chữa khỏi, vừa rẻ tiền, vừa công hiệu làm kinh ngạc nhiều người, như thể phép lạ. Đó là dùng lá Đu Đủ làm thuốc chữa ung thư mà chính tôi biết rõ. Anh Bình có biết anh Thái Quang Minh Tuấn thuộc trường Phi Hành ngoài Nha Trang ngày xưa không? Anh Tuấn bị ung thư phổi rất nặng và bác sĩ cho xuất viện về nhà đợi chết, nói anh ấy chỉ có thể sống được thêm 5 ngày tới một tuần lễ mà thôi. Cả nhà tuyệt vọng nhưng anh Tuấn có nghe biết về Lá Đu Đủ nên nấu dùng thử. Tụi tôi có đến thăm, thấy anh ấy không khác gì những người tù Do Thái trong trại tập trung Đức Quốc Xã, đợi lùa vào phòng hơi ngạt! Chị ấy kể rằng máu mủ từ phổi chảy ra qua ống nylon chảy ra ngoài, hôi thối không ai chịu nổi, kể cả con cái. Thế mà, kỳ diệu thay, mới chỉ uống nước Lá Đu Đủ được 3 ngày, anh ta thấy bớt đau và phổi không còn thải ra nước hôi thối nữa! Qua tuần lễ đó, anh vẫn sống, vẫn tiếp tục uống và khỏi luôn khiến bác sĩ và các y tá điều trị cho anh ở bệnh viện Fort-Worth phải cực cùng kinh ngạc. Anh phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng, bây giờ không hút thuốc lá nữa, phương phi khỏe mạnh như xưa. Hôm gặp anh ấy trong một tiệc cưới, tôi ngạc nhiên không thể ngờ. Lúc đó bà cụ tôi vừa khám phá ra bệng ung thư xương. Cancer ăn tiêu mất 1/3 xương hông, nơi đó đùn lên một cái mass cancer to bằng cái chén và cụ tôi đau đớn không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Mỗi ngày tôi phải đưa cụ vào bệnh viện chạy radiation và rồi làm chemo-therapy. Anh Tuấn cho tôi một ít lá đu đủ, nói để Me tôi dùng thử, may ra khỏi vì anh không biết nó có công hiệu cho các ung thư khác không . Tôi lấy về cho Me tôi dùng thay nước trà mỗi ngày, gửi thư về VN nói cô em tôi kiếm gửi qua nữa. Cụ tôi 81 tuổi. Khi chữa thuốc tây, tôi vẫn cho cụ uống lá đu đủ song song và bác sĩ phải lấy làm lạ lùng vì cụ không bị rụng tóc hay bất cứ một phản ứng gì khác do chất hóa học và radiation làm ra như skin rash, táo bón Sau đó còn một vài trường hợp như ung thư bao tử, trực tràng, phổi cả Việt lẫn Mỹ đều khỏi rất nhanh chóng. Một ông bạn già của tôi có ông con rể người Hoa Kỳ bị bác sĩ chê, sắp sửa ra đi, vậy mà mới uống lá đu đủ vài tuần đã đi làm lại được và tin tưởng tuyệt đối vào môn thuốc ngoại khoa này. Thật ra việc dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư, hồi mới qua đây được ít năm, tôi có đọc một tài liệu y khoa trên báo Mỹ nói đến thổ dân ở Úc đã lấy Lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh cancer. Tài liệu này do một bác sĩ người Đức làm việc ở Canberra viết và phổ biến. Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái eMail tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư phổi, tôi bèn viết eMail nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm. Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất giản dị. Chỉ bốc một nhúm cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày, càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này, cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp cho anh chị. Tụi này nhớ đến hai bác rất thường. Hôm trước có gọi thăm nhưng không được, tôi tưởng hai bác dọn nhà hay đổi số mới mà không cho biết nên định bụng năm nay gửi thiệp Giáng Sinh sẽ hỏi số điện thoại và địa chỉ eMail của anh chị hay của cháu Trang, cháu Tiến để liên lạc nhanh chóng hơn. 11
  10. Chúng tôi vẫn bình thường và vừa có cháu ngoại đầu lòng được hơn tháng rồi, bận với thằng nhỏ cũng vui lắm. Chúng tôi mong chúc anh chóng bình phục. Thăm cả nhà và mong có dịp sẽ gặp lại anh chị và hai cháu. Thân quý 12
  11. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 3 : ÁP XE PHỔI 1.Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có đề cập về bệnh này như sau : Biện chứng đông y: Ngoại cảm phong ôn bệnh độc, bệnh tà tập kết tại phế tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt đốt mà sinh thối thịt thành ung mủ. Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm bài mủ. Đơn thuốc: Thanh nhiệt bài nùng thang . Công thức: 1. Đông qua tử 30g, 2. Ngân hoa 30g, 3. Công anh 30g, 4. Sinh ý mễ 30g, 5. Tiên lô cǎn 60g, 6. Cát cánh 10g, 7. Đơn bì 10g, 8. Chỉ thực 10g, 9. Đình lịch tử 10g, 10. Xuyên bối 10g, 11. Đào nhân 10g, 12. Tô tử 10g, 13. Hoàng cầm 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Hiệu quả lâm sàng: Thôi XX, nam, 45 tuổi, sốt cao, ho, nôn ra đờm dính có mủ, mùi hôi thối, ngực đau, thở gấp, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Chẩn đoán là phế ung (áp xe phổi). Cho uống "Thanh nhiệt bài nung thang". Sau 2 tháng thì các chứng đều giảm, duy đờm cẫn còn mùi thối. Lại theo bài đó tiếp tục uống 5 thang, các chứng đều hết, bệnh khỏi Bàn luận: Điêuử trị phế ung (áp xe phổi) thì trước hết phải làm rõ hư thực. Nói chung nếu đột nhiên sốt cao, ho đờm dính mà thối, ngực đau, chất lưỡi hồng rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực là thuộc thực chứng, tức phải lấy thanh phế nhiệt giải độc bài nùng (trừ mủ) làm chủ yếu, lượng thuốc phải nhiều, nếu hư giữ lượng như cũ tất không chế ngự được dương cang, âm lại bị tổn thương. Cần chữa trị lúc chưa thành mủ thì tác dụng nhanh hơn, còn nếu đã thành mủ rồi thì nên dùng phép hoạt huyết bài nùng (trừ mủ), thanh nhiệt giải độc mới có thể bảo toàn phế khí và tân dịch mà khỏi bệnh. Người nghiện rượu bị bệnh này thì thường không tốt, nếu 13
  12. xuyễn, tiếng khàn, máu mủ hôi thối móng tay tím bầm, tức là phổi đã thối nát, tình hình như vậy thì dữ nhiều lành ít. Trong bài "Thanh nhiệt bài nùng thang" có Ngân hoa, Công anh, Tiên lô cǎn, Hoàng cầm đều là thanh phế nhiệt giải độc; Đông qua tử, Đơn bì, Chỉ thực, Cát cánh, ý mễ, Xuyên bối đều là thanh phế nhiệt mà trừ mủ; Đào nhân hoạt huyết hóa ứ, Đình lịch tử, Tô tử đều là giáng khí tiết phế. Các vị thuốc hiệp đồng do đó chóng đạt hiệu quả hoàn toàn. 2. ÁP XE PHỔI( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS) . Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ. . Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra mủ, máu. . Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế Ung". Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu) để kiểm tra và theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau: . Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cảm thấy có vị thơm ngọt thường là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấy có vị tanh hôi thì thường không phải là bệnh áp xe phổi. . Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếu người bệnh nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đã diễn biến tốt, có thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lại nếu vẫn cảm thấy vị thơm ngọt thì bệnh chưa hết, phải điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho thích hợp. Nguyên Nhân Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong hàn hóa nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông, nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung. Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được, không hít vào 14
  13. được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở ra không được. Phong làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyết mạch. Phong lưu ở Phế, người bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng khô, không khát, khạc ra nhiều đàm đặc, thường bị rét run. Nóng quá huyết ngưng trệ chứa kết lại thành mủ” Cho thấy chứng Phế ung do phong nhiệt làm tổn thương Phế. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ “Chứng Phế ung, do phong hàn làm tổn thương Phế, khí kết tụ lại gây nên Khí bị hư, hàn thừa cơ hư làm tổn thương Phế, hàn làm cho huyết ngưng trệ, uẩn kết lại thành ung, nhiệt tăng lên, nhiệt tích không tan đi huyết bị bại hóa thành mủ”. Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’viết: “Chứng Phế ung, do cảm phải phong hàn ”. Sách ‘Y Học Cương Mục q 19’ viết: “Chứng Phế ung, do ăn uống thức ăn cay, nóng, thức ăn nướng, hoặc uống rượu nóng, táo nhiệt làm tổn thương Phế gây nên bệnh, cần trị sớm”. Sách ‘Thọ Thế bảo Nguyên’ viết: “ Do điều lý thất thường, lao nhọc làm tổn thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩn tích lại không tan gây nên chứng Phế ung”. Nguyên Tắc Điều Trị Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa số dùng phép Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ quá sớm. Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ, tán kết. Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng tay chân tím tái đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điều trị tích cực. Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không dứt, sốt về chiều, tâm phiền, miệng họng khô, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầy ốm, chất lưỡi đỏ tía, lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá hao tổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều trị nên phù chính, khu tà. Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giải độc. Có thể chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm. Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồi phục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít mạch Tế không lực, nên dùng phép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà. 15
  14. Triệu Chứng Lâm Sàng Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau: I- Giai đoạn khởi phát: Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ. Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho nhiều, khó thở, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác ( NKT.Hải), mạch Sác Thực (NKT.Đô). Biện Chứng: .Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính khí tranh nhau gây ra. . Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất chức năng tuyên thanh. . Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc. . Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu vào phần lý. Điều trị: Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm Bạc hà 8 Cát cánh 8 Đậu xị 8 Liên kiều 8 Lô căn 8 Kinh giới tuệ 6 Trúc diệp 6 Kim ngân hoa 12 Ngưu bàng t ử 12 Cam thảo 4 .(Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh, Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệp để thanh nhiệt, sinh tân dịch). -Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt, làm nhẹ đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu để giảm ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm (Huyền sâm), Thiên 16
  15. môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh tân. Ngực đau nhiều: thêm Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảm đau. + Sách ‘Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển’ dùng 3 bài sau: 1- Phế Ung Thang: Bạch giới tử 2g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 2g, Hạnh nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu căn 2g. Sắc uống. 2- Vi Kinh Hợp Tứ Thuận Thang: Bối mẫu 4g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, Đào nhân 4g, Đông qua tử 4g. Tử uyển 2g, Vĩ kinh 4g, Ý dĩ nhân 8g. Sắc uống. 3- Sài Hồ Cát Cánh Gia Đình Lịch Thang: Bán hạ 6g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g, Chỉ thực 2g, Đình lịch tử 2g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu nhân 4g, Sài hồ 6g, Sinh khương (khô) 2g. Sắc uống. . II- Thời kỳ nung mủ - Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác. - Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và chính khí giao tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở Phế gây nên ho, thở gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao tổn nên miệng khô, họng khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung mủ. Điều Trị: Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương) Đào nhân 12 Đông qua 12 Kim ngân 12 Áp chích th ảo 8 nhân hoa Vĩ kinh 40 Ý dĩ nhân 20 Liên kiều 8 Ngư tinh th ảo 16 giải thích bài thuốc:Dùng Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc 17
  16. -Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm đục, suyễn: thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì. Bài thuốc đơn giản: Sinh Hoàng Đậu Tương: Hoàng đậu (Đậu nành) 40-100g, rửa sạch, ngâm nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã thành nước đậu sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 200ml (Thiên Gia Diệu Phương). III- Giai Đoạn Vỡ Mủ a- Chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác. b -Biện Chứng: . Ói ra đàm lẫn mủ, máu, tanh hôi: do mủ vỡ ra trong Phế. . Ngực đầy, đau, thở khó (suyễn), không nằm được: do Phế khí bị ủng tắc không thông. . Phiền khát, thích uống: do nhiệt độc nung đốt làm cho Phế Vị âm bị tổn thương . Chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác: dấu hiệu nhiệt độc quá thịnh. c - Điều Trị: Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân. Phương: Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang Bại tương 8 Cam thảo 24 Cát cánh 50 Đông qua 50 thảo nhân Hoàng cầm 24 Kim ngân hoa 24 Liên kiều 24 Qua lâu 24 Ý dĩ nhân 24 Ngư tinh th ảo 50 Vi căn 50 (Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc). Bài 2: Tư Âm Giải Độc Thang ((Sơn Tây Trung Y Tạp Chí): Huyền sâm 15 Ngân hoa 10 Bồ công anh 10 Lô căn 10 Tử hoa địa 10 Bại tương 10 Cát cánh 10 Thiên môn 10 18
  17. đinh thảo Mạch môn 10 Thiên hoa 10 phấn Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi. Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn. + HÓA NÙNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bối mẫu 40g, Cát cánh 40g, Cam thảo 5g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần. Uống với nước sắc Ý dĩ. Tác dụng: Thanh nhiệt, tán kết, lợi khí, bài nùng. Trị Phế nhiệt, ho ra đờm mủ. + VÂN MẪU CAO (Lý Luận Biền Văn): Vân mẫu, Hỏa tiêu, Cam thảo đều 128g, Hòe chi, Tang bạch bì, Liễu chi, Trắc bá diệp. Cát cánh bì đều 64g, Bạch chỉ, Một dược, Xích thược, Nhục quế, Hoàng kỳ, Huyết kiệt, Đương quy, Bồ hoàng, Bạch cập, Xuyên khung, Bạch vi, Mộc hương, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Sài hồ, Đảng sâm, Thương truật, Hoàng cầm, Long đởm thảo, Hợp hoan bì, Nhũ hương, Phục linh đều 15g. Chưng với dầu Mè, thêm Hoàng đơn, Tùng hương 32g, trộn cho đều thành cao. Dùng để đắp bên ngoài. Tác dụng: Thanh Phế, hóa đờm, tiêu ứ, bài nùng kiêm bổ hư. Trị Phế ung. + PHẾ UNG TÁN (Tinh Độc Đường Tổ Truyền Bí Phương): Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa, Đông qua nhân, Bản lam căn đều 30g, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Cam thảo 10g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi Phế, bài nùng. Trị Phế ung. 3. Cũng theo sách “Thiên gia điệu phương” ta có ÁP XE PHỔI Biện chứng đông y: Tà nhiệt ẩn ở phế, uất lâu không giải được, phổi thối rữa thành mủ. Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm trừ mủ. Đơn thuốc: Phức phương ngư cát thang . 19
  18. Công thức: Ngư tinh thảo 30g, Cát cánh 15g, Kim ngân hoa 30g, Cam thảo 5g, hoàng cầm 10g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Sinh dĩ nhân 30g, Tượng bối mẫu 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi ngày 1 thang. Người nhiệt nặng có thể thêm Hoàng liên 10g, người chính hư có thể thêm Hoàng kỳ 15g. Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 40 ca phần lớn có kết quả rất tốt. Hoạn XX, nữ, 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho đau ngực 4 ngày mà vào viện. Xét nghiệm bạch cầu 12.000/mm3, trung tính 83%. Chụp X quang thấy: phía trên phổi trái có một đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn đoán áp xe phổi trái. Sau khi vào viện nhiệt độ còn liên tục cao 39-40oC, ho kịch liệt, đờm khạc ra như mủ, kém ǎn, miệng khô khát, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ, chất lưỡi vàng nhạt bẩn, mạch hoạt sác. Cho "Phức phương ngư cát thang". Uống thuốc 1 tuần, giảm sốt dần, sau 10 ngày thân nhiệt xuống bình thường. Ho và đờm mủ giảm bớt. Lại uống thuốc trên 2 tuần nữa, các chứng trạng lâm sàng đều hết. Kiểm tra lại bằng X quang: Viêm ở phía trên phổi trái có hấp thu rõ ràng, mặt dịch phẳng không còn. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều trị 2 tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại: viêm ở phía trên phổi trái đã hấp thu duy còn hang chưa hoàn toànkhép kín. Nói chung tình hình người bệnh tốt được xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại, không thấy còn hang ở phía trên phổi trái. ÁP XE PHỔI Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, nhiệt độc làm thương phế. Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ đàm hóa ứ. Đơn thuốc: Sinh hoàng đậu tương . Công thức: Hoàng đậu (vừa đủ). Rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã đậu là được sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần chừng 300 ml (khi cảm thấy vị tanh của đậu tương không nuốt được nữa thì thôi, trẻ em giảm liều). Hiệu quả lâm sàng: Điền XX, nam, 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm, ngực đau gần nửa nǎm. Lúc đầu sốt lạnh, sườn đau nhức, ho thì rất đau, có lúc nôn ra đờm dính, bệnh kéo dài, khạc ra một lượng lợn máu mủ, mùi tanh tưởi lạ lùng, thân thể gầy gò, sắc mặt tiều tụy, miệng hầu khô, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác. Bảo người bệnh nhai đậu tương sống để xem bệnh, người bệnh nhai thì thấy trong miệng có vị ngọt. Dùng "Sinh hoàng đậu tương" được hơn 10 ngày thì lượng mủ 20
  19. giảm đi, giảm sốt, ǎn được nhiều hơn. Sau khi uống thuốc 20 ngày, bệnh nhân cảm thấy vị tanh của đậu tương khí có thể nuốt được nên ngừng uống. Sau đó các chứng đều giảm nhanh, khỏe dần. Theo dõi chưa thấy bệnh tái phát. Bàn luận: ứng dụng Sinh hoàng đậu tương để trị áp xe phổi trong thực tế thấy là khá thích hợp trong thời kỳ mưng mủ và vỡ mủ. Lúc này áp xe vỡ mủ, thân nhiệt gần như bình thường nhưng khạc ra nhiều máu mủ, thân thể hư nhược. Sữa đậu nành sống có tác dụng khử đàm tống mủ ra thanh nhiệt giải độc, cầm máu sinh cơ, bổ phế phù chính. Chẳng những sinh hoàng đậu tương có thể trị áp xe phổi trong điều kiện nông thôn, mà còn có thể là một phươg tiện để chẩn đoán: tức là nếu bệnh nhân nhai Sinh hoàng đậu thấy vị thơm ngọt thì phần lớn là áp xe phổi, thấy vị tanh hôi thì phần lớn không phải là áp xe phổi. Đó chỉ kinh nghiệm chưa có cơ sở khoa học. Theo thông tin các nơi thì trên lâm sàng có thể điều trị áp xe phổi bằng Ngư tinh thảo, có tên Ngư tinh thảo là vì có vị tanh của nó. Sinh hoàng đậu tương khí vị cũng tanh, trị áp xe phổi tác dụng khá, hai vị thuốc này có mối quan hệ gì không, còn đợi nghiên cứu. Ngoài ra Đông qua tử, Qua lâu tử, Bại tương thảo, Cát cánh, đều cùng có vị tanh, công hiệu trị áp xe phổi của các loại này đều cần được nghiên cứu. 4. Bài giảng Áp Xe Phổi của Đại Học Y Dược Hà Nội 21
  20. CHƯƠNG 5 : PHỔI 25
  21. VẤN ĐỀ 4 : GIÃN PHẾ QUẢN 1. Giản Phế Quản Khạc Máu 26
  22. 2. Giản Phế Quản Khạc Ra Máu Quá Nhiều 27
  23. 3. Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường có nói về bệnh GIÃN PHẾ QUẢN như sau : 1. Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.Đại cương : Giãn phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoại tử mãn tính dẫn đến giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của các phế quản nhỏ và vừa (đường kính trên 2mm). do sự phá hủy tổ chức chống đỡ thành phế quản (lớp cơ, chun, sụn) 1.2. Cơ chế bệnh sinh : Bệnh có thể nguyên phát hoặc xẩy ra sau một số bệnh khác như cúm. sởi. ho gà. Các viêm phổi hoại tử (lao, bệnh nhiễm liên cầu hay nhiễm trùng phối hợp). các bệnh tắc nghẽn phế quản (u, dị vật, hen, viêm phế quản mạn) hoặc một số trường hợp trẻ em có bệnh bẩm sinh, di truyền (bệnh xơ nang, suy giảm miễn dịch). Tổn thương chủ yếu của giãn phế quản là các lớp cơ, lớp chun, lớp sụn của vách phế quản bị phá hủy làm suy yếu vách phế quản vĩnh viễn không hồi phục. khi gặp những điều kiện như thở mạnh, ho, xơ hay xẹp phổi, dày dính màng phổi sẽ làm cho nơi tổn thương phình to. Các bệnh gây tắc nghẽn hoặc nhiễm khuẩn của phế quản thường làm cho vách phế quản bị tổn thương. Ngoài ra, một số thể giãn phế quản còn do các bệnh bẩm sinh, di truyền (hội chứng Kartagener) hoặc suy giảm miễn dịch. 1.3. Triệu chứng : 1.3.1. Lâm sàng : Những triệu chứng cơ năng của giãn phế quản thường là : - Khạc đờm : thường là dấu hiệu gợi ý chẩn đoán. Khạc đờm nhiều, đờm có mủ, có khi hôi thối do vi khuẩn yếm khí, có khi đờm bị tắc không ra được, những đợt cấp bệnh nhân thường sốt cao kéo dài. - Ho ra máu : tuy số lượng máu ra vừa phải, song thường tái phát nhiều lần, kéo dài nhiều năm. Triệu chứng này do loét niêm mạc hoặc vỡ các mạch máu nhỏ trên bề mặt niên mạc phế quản. - Khó thở : Triệu chứng khó thở thường xuất hiện khi bắt đầu có biểu hiện suy hô hấp. 29
  24. - Khám phổi có thể thấy có ran ẩm, ran phế quản ở những vùng có tổn thương, có khi thấy tiếng thổi hang hoặc thấy có hội chứng đông đặc (khi có xẹp phổi). - Một số trường hợp có thể thấy dấu hiệu bàn tay khum (hội chứng Pierre Marie). 1.3.2. Cận lâm sàng : - Chụp X quang phổi, nhiều trường hợp thấy rốn phổi đậm, hình phổi sáng do giãn phế quản lan rộng hay cục bộ. - Chụp phế quản cản quang, phế quản giãn thường các phế quản phía dưới to hơn phế quản phía trên, có khi phế quản hình trụ hoặc hình chùm nho. - Soi phế quản quan sát lòng phế quản, có thể sinh thiết để chuẩn đoán mô bệnh học. - Thăm dò chức năng hô hấp, các chức năng hô hấp (VEMS, VC) có thể giảm. - Xét nghiệm máu, công thức bạch cầu, định lượng IgA trong máu. 1.4. Chẩn đoán : 1.4.1. Chẩn đoán xác định : - Dựa vào tiền sử ho kéo dài, ho nhiều đờm lẫn mủ, ho ra máu tái phát kéo dài, hoặc có móng tay khum. - Chụp phế quản cản quang. 1.4.2. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm phế quản mủ. - áp xe phổi. - Lao phổi, kén hơi ở phổi. 1.5. Điều trị : - Dẫn lưu đờm phế quản chọn tư thế thích hợp, nằm sấp đầu dốc 30
  25. - Hút đờm, rửa phế quản. - Thuốc long đờm : Benzoatnatri, thuốc iode. - Kháng sinh - Xử trí ngoại khoa với các trường hợp giãn phế quản do khối u chèn ép. 2. Y HỌC CỔ TRUYỀN 2.1. Bệnh danh : "Phế ung","Khái huyết". 2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Người bị bệnh này thường có cơ thể chính khí không đầy đủ, vệ ngoại không vững chắc, lại gặp khi cảm nhận phong nhiệt hoặc phong hàn, uất mà hóa nhiệt, vốn có đờm nhiệt ngăn ở trong, gộp tà ở trong ngoài, uất trệ ở phổi, Tà nhiệt chưng dịch thành đờm, ngăn tắt phế khiếu, dẫn đến khí không thông, huyết trệ thành ứ, đờm nhiệt và ứ huyết kết lẫn với nhau. Giai đoạn cuối, bệnh tái phát lặp đi lặp lại. 2.3. Bệnh chứng luận trị : 2.3.1.Thể phong nhiệt phạm phế : * Chứng trọng : Sốt, ho, đờm phần nhiều dính đặc, rêu lưỡi mảng vàng nhớt, mạch hoạt sác. * Pháp điều trị : Thanh phế hóa đờm. * Bài thuốc : Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện) gia giảm. - Ngân hoa 15g - Liên kiều 09g - Đạm trúc diệp 09g - Ngưu bàng tử 09g - Cát cánh 09g - Hoàng cầm 12g - Đậu sị 12g - Kinh giới 12g - Sinh cam thảo 06g - Sinh thạch cao 30g * Ý nghĩa bài thuốc : Giai đoạn đầu, phong nhiệt phạm vào phế, đờm nhiều dính đặc, triệu chứng giống như mới phát của ôn bệnh, do vậy chọn dùng Ngân hoa, Liên kiều nhập vào kinh phế để thanh nhiệt,phối hợp Kinh giới, Ngưu bàng để sơ phong. Trúc diệp, Sinh thạch cao, Hoàng 31
  26. cầm thanh thực nhiệt của phế vị. cát cánh, Sinh can thảo ợi yết giải độc, tuyên phế khu đờm, tà được khu trừ thì chính tự yên. 2.3.2. Thể đờm nhiệt thịnh : * Chứng trạng : Sốt, ho, đờm nhiều mủ dính, sắc vàng hôi tanh, ho ra máu tươi, miệng khô thích uống nước lạnh, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. *Pháp điều trị : Thanh nhiệt giải độc, hóa đờm chỉ huyết. *Bài thuốc : "Thiên kim vĩ hành thanh" (Thiên kim yếu phương) gia giảm. - Vĩ hành 30g - Hạt bí đao 30g - Sinh cam thảo 06g - Hoàng cầm 15g - Hồng đằng 30g - Bạch cập 09g - Tri mẫu 09g - Dĩ nhân 30g - Đào nhân 09g - Cát cánh 09g - Ngư tinh thảo 30g - Ngân hoa 12g - Liên kiều 12g - Bạch mao căn 30g - Sinh thạch cao 30g - * Ý nghĩa bài thuốc : Bệnh có sốt cao, ho, đờm nhiều dịch dính, sắc vàng tanh hôi, ho thổ máu tươi. Vĩ hành ngọt hàn nhẹ nổi, chữa ho thổ đờm máu mủ hôi; Đông qua nhân giúp thanh nhiệt hóa đờm, lợi thấp bài nùng, thanh thượng tháo hạ. Đào nhân hoạt huyết hóa ứ, nhằm tiêu nhiệt kết. Dĩ nhân ngọt nhạt hơi hàn, trên thanh phế nhiệt, hóa đàm bài nùng, dưới lợi tiểu trường mà thảm thấp. Phối hợp Tri mẫu, Sinh thạch cao, Hoàng cầm thanh thưc nhiệt của phế vị. Bạch cập, Bạch mao căn mát huyết cầm máu. Các thuốc dùng thì nhiệt lui, đờm khu trừ, huyết chỉ. 2.3.3.Thể can hỏa phạm phế: * Chứng trạng : Thổ máu tươi hoặc tím tối, miệng đắng sườn đau, mắt đỏ dễ cáu, bứt rứt không yên, chát lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch huyễn sác. * Pháp điều trị : Thanh can tả hỏa, lương huyết chỉ huyết. * Bài thuốc : Đan chi tiêu dao tán (Tiết thị y tán) gia giảm. - Đan bì 10g - Sài hồ 06g 32
  27. - Long đởm thảo 06g - Mao căn 30g - Trắc bách diệp 15g - Đại giả thạch 30g - Sơn chi 10g - Xích thược 09g - Sinh địa 15g - Ngẫu tiết 15g - Tây thảo 15g - * Ý nghĩa bài thuốc : Can hỏa phạm vào phế, can thổ máu tươi, đây có cả hai chứng thiếu dương và tiểu kết hung, ngực hoang bĩ mãn hỏa hình kim, do vậy chọn bài thuốc này thanh tả can hỏa. Trong bài thuốc Long đởm thảo tả nhiệt của Túc quyết âm can kinh; Sài hồ thanh nhiệt của Túc thiếu dương đởm kinh; Chi tử, Đan bì thanh nhiệt của Tam tiểu và huyết phần. Phối hợp Sinh địa, Xích thược, mao căn, Tây thảo, Trắc bách diệp mát huyết cầm máu. Mộc hỏa được bình, huyết tự yên. 2.3.4. Bài thuốc khác : Đờm mủ nhiều : Vân nam bạch dược 03g, uống với nước nguội, mỗi ngày 3 lần. 2.4. Phòng bệnh : Phòng cảm cúm, cai rượu, thuốc, kiêng cay và các hải vị. 33
  28. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 5 : VIÊM PHỔI-PHẾ QUẢN 1. Những bệnh viêm phổi có nhiều: - Viêm phế quản (bronchitis) - Viêm phổi thuỳ (lobar pneumonia) - Viêm phế quản phổi (bronchopneumonia) - Viêm phổi kẽ (intertitial pneumonia) Phạm vi bài học: Viêm phổi thuỳ, viêm phế quản phổi, viêm phổi kẽ. Sơ đồ các loại viêm phổi Viêm phổi thuỳ (lobar pneumonia) Viêm phổi thuỳ là một viêm cấp tính, tổn thương chủ yếu ở các phế nang. Tổn thương có 2 đặc điểm: - Tổn thương có kích thước lớn chiếm toàn bộ hoặc gần toàn bộ thuỳ phổi. - Hình ảnh tổn thương giống nhau trong khắp khối viêm ở từng giai đoạn Tổn thương diễn ra theo 3 giai đoạn kế tiếp nhau: - Giai đoạn xuất tiết - Giai đoạn gan hoá đỏ - Giai đoạn gan hoá xám + Tổn thương ở giai đoạn xuất tiết Đại thể: 34
  29. Khối viêm sưng to, màu đỏ tím, ấn tay còn thấy tiếng lạo sạo phế nang, Mặt cắt phổi màu đỏ tím, có nhiều bọt lẫn dịch màu hồng. Cắt miếng phổi thả vào nước thấy chìm. Vi thể: Các mao mạch thành phế nang xung huyết, giãn rộng, ứ đầy máu. Lòng các phế nang chứa dịch lẫn hồng cầu, một vài BCĐN, các TB vách phế nang bị long, đôi khi thấy các đám vi khuẩn. + Tổn thương ở giai đoạn gan hoá đỏ Đại thể: Khối viêm cứng chắc màu đỏ nâu, nắm không còn tiếng lạo sạo phế nang. Khối viêm giống như một tổ chức gan màu đỏ. Mắt cắt khối viêm màu đỏ có nhiều nước đục, hơi đỏ chảy ra. Vi thể: Trong khắp khối viêm hình ảnh tương tự nhau. Lòng phế nang chứa nhiều đám tơ huyết có lẫn hồng cầu, một số BCĐN, dịch phù và có thấy những đám vi khuẩn. + Tổn thương ở giai đoạn gan hoá xám Đại thể: Khối viêm vẫn chắc như giai đoạn trước nhưng chuyển thành màu xám, có khi có những vùng màu nâu. Vi thể: Lòng phế nang chứa đầy BCĐN. BCĐN làm tiêu sợi tơ huyết. Chất tơ huyết tan rã bị tống ra ngoài theo phế quản. Các BCĐN cũng ít dần theo đờm ra ngoài. Lòng phế nang như được rửa sạch. Đa số viêm phổi khỏi hoàn toàn. + Tiến triển viêm phổi thuỳ - Khỏi. - Áp xe phổi. - Xơ hoá phổi. Viêm phế quản cấp 35
  30. Viêm phổi thuỳ Viêm phổi thuỳ 36
  31. HẢ vi thể viêm phổi thuỳ HẢ vi thể viêm phổi thuỳ 37
  32. Áp xe phổi Viêm phế quản phổi (bronchopneumonia) 38
  33. Viêm phế quản phổi còn gọi là viêm phổi đốm, phế quản phế viêm, là loại viêm cấp tính. Tổn thương chủ yếu ở các phế quản rồi lan ra các phế nang. Viêm phế quản phổi có các đặc điểm: - Tổn thương thành ổ có giới hạn rõ, phân cách nhau bởi mô phổi tương đối lành mạnh. Tổn thương xuất hiện dần dần kế tiếp nhau, tiến triển độc lập với nhau, nặng nhẹ khác nhau. - Ngay trong một ổ tổn thương, hình ảnh tổn thương cũng không đồng nhất mà có từng vùng khác nhau. - Tổn thương viêm có cả viêm phế quản lẫn viêm phế nang. + Đại thể - Hai phổi phù, xung huyết, có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp thuỳ phổi. - Ổ viêm nổi cao, có gianh giới rõ,nắm cứng chắc, kích thước bằng hạt đỗ, hạt lạc màu đỏ sẫm. - Mặt cắt có nước đục hoặc mủ chảy ra. Cắt miếng phổi thả vào nước chìm dần. + Vi thể Một ổ tổn thương có các hình ảnh sau: - Phế quản viêm mủ ở trung tâm ổ viêm - Các phế nang viêm mủ ở xung quanh - Các phế nang viêm tơ huyết - Các phế nang viêm xuất tiết - Các phế nang bình thường Thực tế, giai đoạn muộn, các hình ảnh thường bị pha trộn, khó thấy các hình ảnh tách biệt như trên. + Tiến triển - Khỏi - Áp xe phổi - Xơ hoá phổi - Giãn phế quản - Xơ hoá, giãn phế quản làm giảm chức năng phổi, dễ mắc lao, bệnh bụi phổi Viêm phế quản phổi 39
  34. Viêm phế quản phổi HẢ vi thể viêm phế quản phổi 40
  35. HẢ vi thể viêm phế quản phổi Viêm phổi kẽ (interstitial pneumonia) 41
  36. - Viêm phổi kẽ thường do virus xâm nhập vào trong TB lót lòng phế nang gây hoại tử TB và gây phản ứng viêm trong vách phế nang. - Tổn thương thường lan rộng đối xứng 2 bên phổi. - Tổn thương chỉ ở vách phế nang, không có dịch rỉ viêm và BCĐN trong lòng phế nang. - Viêm phổi kẽ hay trở thành viêm mạn tính, vách phế nang xơ hoá. Phổi có hình ảnh giống như tổ ong trên film X quang. Phổi hình tổ ong do xơ hoá kẽ phổi Phổi hình tổ ong do xơ hoá kẽ phổi 42
  37. Viêm phổi kẽ Viêm phổi kẽ 43
  38. Hình thành nang phổi do giãn PQ, PN sau xơ hoá phổi 44
  39. 2. Theo Đông y Viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian. 7 bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản Bài 1: Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong một ít. Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi, đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml Bài 2: Tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml, ăn củ tỏi ngâm Bài 3: gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong mà ăn. Chữa ho lâu ngày rất tốt. Bài 4: Chanh 1 quả. Buổi tối cắt quả chanh vắt lấy nước, pha vào 1 ly nước nguội và 1 thìa đường phèn, đem phơi sương, rồi lúc 4 – 5 giờ sáng thức dậy uống hết. Uống trong 3 – 4 ngày là có tác dụng. Bài 5: Tiêu sọ 1 chén con. Mua 1 cái dạ dày lợn để nguyên, lộn ra, cạo rửa sạch rồi lộn trở lại, cho tất cả hạt tiêu nguyên hột vào dạ dày lợn, thêm hành, tỏi, đường, muối, nấu chín rục. Lấy ra, hạt tiêu bỏ riêng phơi khô, ăn dạ dày lợn. Còn hạt tiêu để dành, mỗi lần uống trà nhai 3 – 5 hạt rồi nuốt cho ấm tạng phủ, sẽ hết ho luôn Bài 6: Mơ chín 100 trái (bỏ hạt), chanh 7 trái (vắt lấy nước), cam thảo 40g, mật ong 1 thìa. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín rục, bỏ xác, lấy nước cô thành cao. Ngày ngậm 2 lần, mỗi lần 1 thìa con Bài 7: Gừng tươi 500g, mật ong 200g. Gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, cho vào túi vải ép lấy nước, đổ vào nồi, thêm mật, đun nhỏ lửa cô thành cao đặc, cho lọ đậy kín. Khi dùng, hòa nước sôi mà uống, mỗi ngày uống 2 lần. 45
  40. Thảo dược có tác dụng điều trị viêm phế quản Để điều trị viêm phế quản bạn có thể sử dụng một số thành phần tự nhiên và thảo dược như hành tây, tỏi, mật ong, gừng và trà. 1. Tỏi Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời cho người viêm phế quản. Nó kháng virus, đờm, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phổi. Tỏi là một kháng sinh tự nhiên, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Người bị viêm phế quản hãy cắt một nhánh (tép) tỏi và nuốt, thực hiện ba lần mỗi ngày. 2. Mật ong, gừng Lấy một nửa muỗng cà phê mật trộn với một lượng nhỏ hạt tiêu xay, 1-2 tép tỏi và gừng tươi (đã được xay nhuyễn), và đưa cho bệnh nhân viêm phế quản ăn. Điều này giúp làm giảm cảm giác nóng rát trong ngực, mở ống bị chặn giữa cổ họng và phổi, người bệnh dễ thở hơn. Để làm giảm ho do viêm phế quản, hãy cắt một củ hành tây vào tô, sau đó phủ mật lên. Để qua đêm, sau đó loại bỏ hành tây và lấy 1 thìa cà phê mật uống, uống bốn lần một ngày. 3. Hành tây Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một nửa thìa nước ép hành tây, chắc chắn người bệnh sẽ tìm thấy cảm giác thoải mái. Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp chất nhầy được lưu thông. Có thể sử dụng hành tây là nguyên liệu, nấu chín, nướng, súp và món hầm, là gia vị, hoặc bất kỳ cách nào bạn thích chúng. 4. Trà Trà giúp làm giảm các kích thích phế quản, ho và đau do viêm phế quản cấp, cho những người cần được long đờm. Uống trà 3-4 lần/ ngày được coi là một cách khắc phục hậu quả bệnh viêm phế quản. 46
  41. Ngoài ra, còn có cách uống trà thảo dược dễ chịu hơn, bạn có thể thực hiện một cốc trà chanh bằng cách: lấy 1 muỗng cà phê vỏ chanh cho vào 1 chén nước sôi, ngâm trong năm phút. Hoặc, bạn có thể đun sôi nước và nêm chanh, lọc vào một cốc và uống. Đối với người đau họng mà do ho, cho 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào 1 chén nước ấm và súc miệng. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn và chất nhầy. Để phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả, cần ngừng hút thuốc và thở khói ra nơi đông người, tránh tiếp xúc với chất kích thích. Cuối cùng, không để cho mình bị cảm lạnh và cúm. Viet Bao.vn (Theo 3Tpharma) 3. Trong lúc giao mùa , thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không đáp ứng kịp thời dễ phát sinh nhiều bệnh tật mà trong số đó thường thấy chứng viêm phế quản. Đông y cho rằng do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Khi phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mật khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương, do công năng 3 tạng: phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm nhiều. Từ đây mà chia ra làm hai thể chính là cấp và mạn tính. Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương thuốc chữa trị các chứng bệnh ấy, tùy nguyên nhân và thể bệnh mà chọn lựa sao cho thích ứng. 47
  42. Đối với thể cấp tính Tùy theo bệnh chứng do phong hàn hay phong nhiệt hoặc táo khí mà có phép trị liệu khác nhau. - Với thể bị phong hàn: biểu hiện ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc. Có thể kèm các chứng sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng, ê mỏi xương khớp, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, hoặc không đổi. Phép trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế. Dùng phương hạnh tô tán: chỉ xác 6g, bạch linh 12g, hạnh nhân 12g, bán hạ 8g, cát cánh 6g, trần bì 6g, ma hoàng 4g, tiền hồ 10g, sinh khương 4g, kinh giới 10g, xương xông 12g, cam thảo 6g, tô diệp 10g, tử uyển 12g. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần. Gia giảm: nếu sốt cao, sợ lạnh, gia sài hồ, cát căn, hoàng cầm để giải cơ thanh nhiệt, xuyên khung để thông lạc trị đau đầu. Nếu kiêm thấp, ngực đầy, rêu cáu, mạch nhu, gia xương truật, hậu phác. - Với thể bị phong nhiệt: biểu hiện ho khạc đờm vàng trắng dính họng, khô họng, đau sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu vàng, có mồ hôi, mạch phù sác. Phép trị: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế. Dùng phương tang cúc ẩm gia giảm: gồm tang diệp 12g, cúc hoa 12g, tiền hồ 12g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, tang bì 12g, sa sâm 12g, bạc hà 6g, ngưu bang tử 12g, xạ can 4g, bối mẫu 4g, liên kiều 12g, cam thảm 6g, bạch bộ 12g, mật gấu một ít. Ngày uống một thang, chia 3 lần. 48
  43. Gia giảm: nếu có đờm khó khạc gia bối mẫu, qua lâu để nhuận phế hóa đờm. Đối với thể mạn tính Cũng tùy theo thuộc đàm thấp hay âm hư mà gia phương trị liệu cho thích hợp. - Viêm phế quản đàm thấp: biểu hiện ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sang ho nhiều, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn. Phép trị: kiện tỳ táo thấp hóa đàm, chỉ khái. Dung phương gồm: bán hạ 8g, bạch linh 12g, hạnh nhân 10g, xương truật 10g, đảng sâm 12g, quế chi 12g, bạch truật 12g, tử uyển 12g, bạch tiền 10g, hậu phác 8g, cát cánh 8g, bạch giới tử 12g, khoản đông hoa 12g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Gia giảm: khi đã ít đờm nên bỏ hậu phác, thương truật. Nếu đau xiên ra lưng thêm chỉ xác, cát cánh để tăng cường lý khí. Mặt trắng bệch, ho đờm trắng, bọt trắng, hay nôn là phế vị hư hàn gia can khương. Nếu khí hư không đủ lên phế gây lúc ho lúc không, mặt vàng bệch ít thần, mạch hư vi dung bổ trung. Nếu kiêm cả âm hư dung bài kim thủy lục quân. - Viêm phế quản âm hư: nguyên nhân do phế âm hư suy, phế mất sự nhu nhuận nên hư nhiệt từ trong sinh ra, phế khí nghịch gây nên. Biểu hiện ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt sốt âm về chiều , đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế xác thường gặp trong lao, viêm phế quản mãn, giãn phế quản Phép trị: dưỡng âm thanh phế. Dung phương sa sâm mạch đông thang: gồm sa sâm 12-20g, ngọc trúc 8-12g, cam thảo 4g, tang diệp 8-12g, biển đậu 8-12g, thiên hoa 8-12g. Ngày sắc 1 thang , chia 3 lần uống. Gia giảm; nếu ho ra máu, gia bạch cập, ngẫu tiết, tam thất. BS. Hoàng Xuân Đại Theo suckhoedoisong.vn 49
  44. 4. Theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống Bệnh được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm nhiều. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tuỳ nguyên nhân và thể bệnh. Viêm phế quản cấp: Do phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. - Triệu chứng: ho có đờm loãng, trắng, dễ khạc; sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng; rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế. Bài 1: tía tô 12g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g, lá hẹ 10g, kinh giới 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Hạnh tô tán gồm các vị: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ đều 10g; cát cánh 8g; phục linh, bán hạ, chỉ xác, cam thảo đều 6g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả. Tất cả tán bột mỗi ngày pha nước, uống 15 – 20g chia 2 lần. Bài 3: hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ đều 12g; cát cánh, cam thảo đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia bán hạ (chế) 12g, trần bì 8g. Nếu hen suyễn, bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6g. Do phong nhiệt: gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. - Triệu chứng: ho khạc ra nhiều đờm màu vàng trắng dính, họng khô, đau, có sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. - Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế. Bài 1: tang diệp 16g; rễ cây chanh, cúc hoa, bạc hà, rễ chỉ thiên đều 8g; rễ cây dâu, rau má đều 12g; bán hạ (chế) 6g; lá hẹ 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, chi tử, sa sâm, tiền hồ đều 8g; cam thảo 6g; bối mẫu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. 50
  45. Bài 3: tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, tiền hồ đều 12g; cát cánh 8g; bạc hà 6g; cam thảo 4g; ngưu hoàng 12g; sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm vàng dính kèm theo sốt cao, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu hoàng; gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20 – 40g. Do khí táo: gặp ở viêm phế quản cấp tính vào mùa thu, trời lạnh. - Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch phù sác. Bài 1: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, lá tre đều 12g; lá hẹ 8g; thạch cao 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Thanh táo phế khí thang gồm tang diệp, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp đều 12g; đẳng sâm, cam thảo đều 16g; a giao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Viêm phế quản mạn: đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp tính. - Nếu ngoài đợt cấp, có biểu hiện: ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt. - Phép chữa: táo thấp hoá đờm, chỉ khái. Bài 1: vỏ quýt, vỏ vối (sao), hạt cải trắng đều 10g; bán hạ, cam thảo dây đều 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Nhị trần thang gia giảm gồm trần bì, phục linh đều 10g; bán hạ (chế) 20g; thương truật 8g; bạch truật, hạnh nhân đều 12g; cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều gia bạch giới tử 8g, tức ngực gia chỉ xác 12g. Bài 3: Viên trừ đờm gồm: nam tinh chế, phèn chua phi, bán hạ (chế), bồ kết (chế) đều 20g; hạnh nhân, ba đậu (chế) đều 4g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 viên chia 2 lần. (theo suckhoedoisong) 51
  46. 5. Đông y chữa viêm phế quản A Thể cấp tính 1. Phong hàn Triệu chứng: Ho ra đờm loãng, trắng dễ khạc. Có thể kèm các chứng sốt sợ lạnh. nhức đầu , chảy nước mũi , ngứa cổ khản tiếng, ê mỏi xương khớp, rêu lưỡi trắn mỏng mạch phù, hoặc không đổi Phép trị: Sơ phong tán hàn, tuyên phế Hạnh tô tán Chỉ sác 6 Bạch linh 12 Hạnh nhân 12 Bán hạ 8 Cát cánh 6 Trần bì 6 Ma hoàng 4 Tiền hồ 10 Sinh khương 4 Kinh giới 10 Xương xông 12 Cam thảo 6 Tô diệp 10 Tử uyển 12 Nếu sốt cao, sợ lạnh, gia Sài hồ, Cát căn, Hoàng cầm để giải cơ thanh nhiệt, Xuyên khung thông lạc trị đau đầu Nếu kiêm thấp ngực đầy, rêu cáu Mạch nhu gia Xương truật, Hậu phác. 2. Phong nhiệt Triệu chứng: Ho khạc đờm vàng trắng dính họng khô họng đau sốt nhức đầu, sợ gió, rêu vàng, có mồ hôi mạch phù sác Phép trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế Tang cúc ẩm gia giảm Tang diệp 12 Cúc hoa 12 Tiền hồ 12 Hạnh nhân 12 Cát cánh 8 Tang bì 12 Sa sâm 12 Bạc hà 6 Ngưu bàng 12 Xạ can 4 Bối mẫu 4 Liên kiều 12 Cam thảo 6 Bách bộ 12 Mật gấu Đờm nhiều vàng dính thêm sốt cao bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng thêm Hoàng cầm 12, Ngư tinh thảo 20-40 3. Táo khí Triệu chứng: Ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, mũi khô, họng khô, nhức đầu mạch phù sác. bệnh thường gặp vào mùa thu Phép trị: Thanh phế nhuận táo chỉ khái Tang diệp 12 Hạnh nhân 8 Thạch cao 12 Đẳng sâm 16 Mạch môn 12 Tỳ bà diêp 12 Sinh khương 4 Cam thảo 12 A giao 8 Thiên môn 12 Hoài sơn 15 Ma nhân 8 Nếu có đờm khó khạc gia Bối mẫu, Qua lâu để nhuận phế hoá đờm B Thể mạn tính 4. Đàm thấp Triệu chứng: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn Phép trị: Kiện tỳ táo thấp hoá đàm, chỉ khái Viêm phế quản đ àm Bán hạ 8 Bạch linh 12 Cam thảo 12 thấp Hạnh nhân 10 X truât 10 Đẳng sâm 12 Quế chi 12 Bạch truật 12 Tử uyển 12 Bạch tiền 10 Hậu phác 8 52
  47. Cát cánh 8 B. giới tử 12 K Đ hoa 12 Bách bộ 12 Khi đã ít đờm nên bỏ Hậu phác, Thương truật Nếu đau xiên ra lưng thêm Chỉ sác, Cát cánh để tăng cường lý khí Mặt trắng bệch, ho đờm trắng, bọt trắng, hay nôn là phế vị hư hàn gia can khương Nếu khí hư không đủ lên phế gây lúc ho lúc không, mặt vàng bệch ít thần, mạch hư vi dùng bổ trung Nếu kiêm cả âm hư dùng bài kim thuỷ lục quân 5. Âm hư Nguyên nhân do Phế âm hư suy, Phế mất sự nhu nhuận nên hư nhiệt từ trong sinh ra, Phế khí nghịch gây nên Triệu chứng: Ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt sốt âm về chiều, đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế sác thường gặp trong lao, viêm phế quản mãn, dãn phế quản Phép trị: dưỡng âm thanh phế Sa sâm mạch đông Sa sâm 12-20 Ng ọc trúc 8-12 Cam thảo 4 thang Tang diệp 8-12 Biển đậu 8-12 Thiên hoa 8-12 Ho ra máu gia bạch cập, ngẫu tiết, tam thất Hiện tại phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn đã có sản phẩm viên hoàn chữa viêm phế quản. Viêm phế quản hoàn dùng trong thể phế âm hư với các vị thuốc dưỡng âm thanh phế có tác dụng bổ âm, bổ huyết, chữa suy phế, viêm phế quản, viêm họng. Viêm phế quản hoàn 250 000 đ/hộp/dùng trong 10 ngày Viêm phế quản thể đờm thấp dùng sản phẩm đạo đờm hoàn, tác dụng tiêu đờm định huyễn chữa viêm phế quản rất hiệu quả. Ngoài ra viêm phế quản kết hợp với thuốc đông y sắc uống hàng ngày sẽ khỏi trong khoảng thời gian 8-12 tuần điều trị. 6. Đông Y Chữa Chứng Viêm Phế Quản Chứng tâm phế mạn (TPM), một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm phế quản, phổi mạn cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là: Xuất tiết khí - phế quản, khó thở, có các đợt viêm tái phát liên tiếp trên nền tảng của một bệnh phế quản - phổi mạn tính, hiện tượng khó thở tăng dần với cảm giác đè nén ở ngực khi có cố gắng thể lực, thường kèm theo đau ngực, luôn có cảm giác đau tức hạ sườn phải khi cố gắng thể lực. Ngoài các dấu hiệu thường thấy như trên, còn có những triệu chứng như tím tái, ngón tay sưng có hình dạng như dùi trống, mạch nhanh không đều Tâm phế mạn là một hậu quả nặng nề, có thể dẫn tới suy tim và suy hô hấp của bệnh phế phổi mạn và một số bệnh hô hấp mạn tính khác như giãn phế nang, hen phế quản, xơ phổi, bệnh bụi phổi Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và phương thức điều trị. Bệnh đòi hỏi phải được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bài bản. Nên đi khám ở các phòng khám chuyên khoa hô hấp hoặc tim mạch. 53
  48. Y học cổ truyền gọi TPM là đàm ẩm, thủy thũng và chia ra làm các thể bệnh khác nhau với các bài thuốc chữa cho từng thể bệnh. Thể đàm trọc: Chứng trạng: Ho đàm nhiều, sắc trắng dính nhớt lẫn bọt, suyễn thở đoản hơi, đoản khí, sợ gió, mệt mỏi vô lực, ăn ít, chất lưỡi hơi nhạt. Rêu trắng nhợt. Bài thuốc: Tía tô tử 9g, bán hạ 9g, đương quy 9g, cam thảo 6g, tiên hồ 6g, hậu phác 9g, nhục quế 3g, trần bì 6g. Thể đàm nhiệt ngăn phế: Chứng trạng: Ho suyễn tức thở, thở hổn hển, bứt rứt, ngực đầy, đàm vàng, dính đặc; người nóng hơi sợ rét, có mồ hôi không nhiều, tiểu vàng, phân khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc nhớt, rìa lưỡi đỏ. Bài thuốc: Khoản đông hoa 10g, hạnh nhân 10g, bách bộ 10g, cam thảo 10g, hoàng cầm 15g, bồ công anh 15g, tri mẫu 15g, qua lâu 20g, địa long 12g, mạch đông 10g, cát cánh 10g, đan sâm 12g, tử uyển 10g, xích thược 12g. Thể hàn đàm ngăn phế: Chứng trạng: Đàm phần nhiều trắng, loãng có trạng thái bọt, hụt hơi suyễn, ớn lạnh hơi sốc, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng trơn nhuận. Bài thuốc: Ma hoàng 9g, bạch thược 9g, tế tân 3g, can khương 3g, cam thảo 6g, quế chi 6g, bán hạ 9g, ngũ vị tử. Thể đàm che tâm khiếu: Chứng trạng: Tinh thần hoảng hốt, nói sảng, bứt rứt, không yên chân tay, lúc tỉnh, lúc mê, có thể co giật, suyễn gấp, ho đàm khó khạc, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, chất lưỡi đỏ tối hoặc tím nhạt. Bài thuốc: Bán hạ 8g, đởm tinh 8g, cát hồng 6g, chỉ thực 6g, phục linh 6g, nhân sâm 3g, xương bồ 3g, trúc nhự 2g, cam thảo 2g. Thể phế thận khí hư: 54
  49. Chứng trạng: Thở nông, khó thở liên tục, khi nặng bệnh nhân há miệng so vai, không thể nằm thở, ho đàm trắng như bột, khạc nhổ khó, ngực bí, tinh thần hoảng hốt, mồ hôi nhớt, lưỡi nhạt hoặc tím tối. Bài thuốc: Hoàng kỳ 15g, xuyên khung 15g, đan sâm 15g, phục linh 12g, hoàng cầm 12g, trúc nhự 12g, bạch truật 9g, phòng phong 9g, bán hạ 9g, đào nhân 9g, cam thảo 3g. Thể dương hư thủy tràn: Chứng trạng: Mặt phù, chân thũng, nặng thì toàn thân thũng, bụng trướng đầy có nước, tim hồi hộp, suyễn ho, đàm trong lỏng, ăn kém, tiểu ít, sợ lạnh, mặt môi xanh tím, rêu lưỡi trắng trơn chất lưỡi tối. Bài thuốc: Kê huyết đằng 30g, uất kim 18g, hồng hoa 9g, xích thược 15g, đan sâm 15g, phụ phiến 24g, bạch truật 12g, phục linh 20g, sinh khương 30g, quế tâm 9g, trư linh 30g, trạch tả 30g, mộc thông 30g, xa tiền thảo 30g. nguồn khamchuabenh.com 55
  50. CHƯƠNG 5: PHỔI VẤN ĐỀ 6 : HEN PHẾ QUẢN 1. HEN PHẾ QUẢN (Háo suyễn) A. Đại Cương Hen suyễn là một hội chứng bệnh lý của cơ quan hô hấp mà đặc trưng chủ yếu là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng. Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giãn phế quản B. Nguyên Nhân Theo y học hiện đại thì các yếu tố được xem là nguồn gốc đưa đến cơn hen suyễn là: 1. Dị ứng (có khoảng 20 – 30% do di truyền) mà chất gây nên dị ứng có thể là vi khuẩn, sán lãi, các chất hít vào như phấn hoa, bụi nhà, khói, lông da thú vật, chất độc hoá học, thuốc trị bệnh, có thể là thức ăn Hoặc cơn hen xuất hiện theo mùa. 2. Thức ăn và thuốc - Trong một số thức ăn có dị ứng tố như sữa bò, trứng, cá, tôm, cua hoặc một số hoa quả - Thuốc Aspirin và những chất đồng loại có thể gây nên cơn hen trong vòng 2 giờ sau khi uống. 3. Không khí ô nhiễm như trong Hen Tokyo, Yokohama, hen New Orlean 4. Nghề nghiệp: Có thể do tiếp xúc với dị nguyên đặc biệt hoặc do tác dụng của chất kích thích trên một cơ địa có hen dị ứng tiềm ẩn sẵn. 5. Nhiễm trùng hô hấp: thường là yếu tố làm cho bệnh trở nên kịch phát. 56
  51. 6. Thần kinh: những sang chấn về tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen. 7. Hoạt động thể lực: cơn hen xẩy ra mỗi khi người bệnh vận động gắng sức. Theo y học cổ truyền: chứng hen suyễn phát sinh do 4 nguyên nhân: 1. Do Ngoại Tà xâm nhập : Thường gặp loại Phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn phạm vào Phế khiến Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn. Phong nhiệt từ đường hô hấp vào Phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế thành Háo suyễn. 2. Do Phế Thận Hư Yếu : Do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn. Hoặc do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên suyễn. Như vậy bệnh suyễn chủ yếu ở Phế, có quan hệ với Thận và nếu nặng hơn có quan hệ cả với Tâm. Vì theo Nội Kinh: mọi chứng ho, đầy tức, hơi thở đều thuộc về Phế. Phế chủ khí, khí chủ thăng giáng. Khí thuận (giáng) thì bình thường, Phế nghịch (đi lên) thì gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn. Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của YHHĐ. 3. Do Tỳ phế hư yếu : Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khi cũng sinh khó thở. 4. Do Đờm Trọc Nội Thịnh : Do ăn uống không điều độ hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen. Thường gặp ở những bệnh nhân tỳ hư, đàm thịnh. Hoặc người vốn có đờm thấp tích trệ đi ngược lên lên gây thành đờm, ủng trệ ở Phế, làm cho khí cơ và sự thăng giáng của Phế bị ngăn trở gây ra suyễn. Hoặc do Phế nhiệt nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả gây trở ngại thành suyễn. So sánh với các nguyên nhân mà YHHĐ nêu ra, có thể thấy: + Tuy YHCT không nêu lên yếu tố dị ứng (allergy) và vi trùng, nhưng cũng đã thống nhất với YHHĐ về nhận định rằng sự thay đổi thời tiết, ăn uống và lao lực cũng có thể là những yếu tố gây nên hen suyễn. + Sự thay đổi về tinh thần như quá sợ, quá giận dữ, bi quan cũng là những yếu tố làm cho cơ năng vỏ não hỗn loạn, gây nên sự mất thăng bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều là cơ địa dễ gây nên hen suyễn. Triệu Chứng 57
  52. Phân làm 2 thể chính: Thực và Hư Suyễn. A- Thực Suyễn 1- Suyễn Do Phong Hàn Phạm Phế: thở gấp, ngực tức, ho có đờm, lúc mới bị thường sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn Biện chứng: Phế chủ hô hấp, bì mao, khi bị phong tà xâm nhập vào làm cho bế tắc bên ngoài, phế khí bị uất không thăng giáng được gây ra ho, suyễn, tức ngực. Vì phong hàn bế ở bên ngoài và kinh lạc, do đó, thấy sợ lạnh, đầu đau, không ra được mồ hôi. Mạch Phù là bệnh ở phần Biểu, Khẩn là biểu hiện của hàn. 2- Suyễn Do Phong Nhiệt Phạm Phế : thở gấp, mũi nghẹt, ho, đờm vàng, miệng khô, khát, khan tiếng, tắc tiếng, buồn bực, ra mồ hôi, nặng thì phát sốt, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Phù Hồng Sác . Biện chứng: Bên trong đang có nhiệt lại cảm phải táo và nhiệt ở bên ngoài, hai thứ nhiệt nung đốt Phế, Phế bị nhiệt gây ra ho, suyễn, sốt, mồ hôi ra, Phế và Vị có nhiệt ứ trệ sẽ sinh ra khát, miệng khô, buồn bực. Tâm chủ tiếng nói, Phế chủ âm thanh, nhiệt nung đốt Tâm và Phế gây ra khan tiếng, tắc tiếng. Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, mạch Hồng Sác là dấu hiệu nhiệt ở thượng tiêu, Tâm, Phế. Mạch Phù là bệnh ở biểu. 3- Suyễn Do Đờm Trọc Trở Ngại Phế : thở gấp, ho, đờm nhiều, nặng thì ho đờm vướng sặc, hông ngực buồn tức, miệng nhạt, ăn không biết ngon, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoạt. Biện chứng : Đờm trọc ủng tắc ở Phế, làm cho Phế khí không thông giáng xuống được gây ra khó thở, đờm nhiều. Đờm thấp ủng trệ ở Tỳ Vị gây ra hông ngực buồn bực, miệng nhạt, ăn không biết ngon. Mạch Hoạt là biểu hiện của đờm trọc. B- Hư Suyễn 4. Suyễn do Phế Hư: Thở gấp (suyễn), hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ, ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch Hư Nhược . Biện chứng: Phế chủ khí, Phế hư vì vậy khí yếu, thở ngắn, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi. Vệ khí không vững vì vậy sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, khí huyết hư yếu nên thấy mạch Nhược. 5. Suyễn Do Thận Hư: Hô hấp yếu, khi cử động mạnh thì thở nhiều, cơ thể gầy ốm, ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, có khi tay chân và mặt phù nhẹ, tiểu ít, hay mơ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Trầm. Biện chứng : Thận là gốc của khí, Thận yếu không thu nạp được khí vì vậy sinh ra thở ngắn, cử động mạnh thì thở nhiều. Trung tiêu dương khí hư vì vậy ăn uống không tiêu, làm cho cơ thể gầy ốm. Vệ khí yếu vì vậy sợ gió, ra mồ hôi. Dương khí yếu thì chân tay lạnh. Mạch Trầm Tế là biểu hiện của Thận hư, dương khí suy. C. Điều Trị Về nguyên tắc điều trị. 58
  53. Lúc bệnh chưa phát thì dùng phép phù chính là chủ yếu. Lúc đã phát bệnh thì dùng phép công tà làm chính. Phù chính khí phải phân biệt Âm Dương. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương. Công tà phải chú ý xem tà nặng hoặc nhẹ mà dùng ôn hàn hoặc tán phong hoặc tiêu đờm hoả. Bệnh lâu ngày chính khí thường hư, do đó, trong lúc dùng phương pháp tiêu tán cần thêm thuốc ôn bổ hoặc trong lúc ôn bổ cần thêm thuốc tiêu tán”. Uất thì làm cho thông, hoả thì dùng phép thanh đi, có đờm thì làm cho tiêu đi, đó đều là thực tà và cũng dễ chữa. Duy có trường hợp tinh huyết bị kém, khí không trở về nguồn, vì Phế phát khí ra, Thận nạp khí vào. Nay Thận hư không thực hiện được chức năng bế tàng, long lôi hoả do đó mà bốc lên, làm cho Phế khí bị thương, chỉ có thở ra mà không hít vào. Hoả không bị thuỷ ức chế, dương không bị âm liễm nạp, đó là nguy cơ âm vong dương thoát, chết trong chốc lát. Nếu bên ngoài thấy 2 gò má ửng đỏ, mặt đỏ, nửa người trên nóng nhiều, đó là chứng giả nhiệt, chân dương thoát ra ngoài, nếu dùng lầm một ít thuốc hàn, lương thì nguy ngay. Chỉ nên bổ để liễm lại, nạp vào mà thôi ”. Thuốc trị suyễn theo Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. 1- Tán Hàn Cơn suyễn thường phát vào lúc trời trở lạnh (mùa Thu, Đông) hoặc lúc gần sáng, khi sương, mưa nhiều, sau một cơn trúng lanh, sau khi tắm, dầm mưa hoặc do dị ứng bởi thức ăn. Trạng thái chung là co thắt. Thuốc tán hàn thường có vị cay, ấm, tính nóng, có tác dụng làm thư giãn cơ trơn, kích thích sự lưu thông máu ở mạch ngoại vi bị ứ trệ. Những loại thuốc tán hàn như Quế, Gừng, Ngải cứu là những loại có tác dụng ngăn cản sự ứ trệ tuần hoàn mao mạch và chống co thắt, do đó, làm giảm được triệu chứng tức, nặng vùng ngực, vùng rốn phổi mỗi khi lên cơn suyễn. 2- Giáng Khí Suyễn còn gọi là khí nghịch, để chỉ hiện tượng khó thở, làm cho khí bị đọng lại nhiều trong phế nang, vì phế quản co lại nên điều trị phải làm cho khí giáng xuống, làm cho phế nang giãn ra. Thuốc giáng khí sau khi uống vào thường làm cho bệnh nhân thở được, trung tiện được, ợ hơi được, làm đỡ tức ngực, bụng. Thường gồm các loại: Tinh dầu (Bạc hà, Trần bì, Thanh bì, Mộc hương, Tử tô ) vừa kích thích hô hấp, dãn phế quản vừa sát trùng. Những thuốc có Ancaloid ức chế Phó giao cảm như Cà độc dược, Ma hoàng 3- Tiêu Đờm Khi lên cơn suyễn, đờm tiết ra nhiều gây bít phế quản, vì vậy, cần loại tiêu đờm.thường khó tìm được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó, nên làm cho niêm mạc phế quản tiết thêm cho loãng đờm đặc để tống đờm ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm. Những thuốc long đờm thường là loại có Saponin như lá Táo, Bồ kết, Bán hạ 59
  54. 4- Trừ Thấp Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch gây ra hiện tượng phù viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ thấp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch, hạn chế tiết xuất gây viêm. Trong cơn suyễn, nhất là nơi người mạn tính, lượng nước tiểu thường ít đi, vì thế, cần thêm thuốc lợi tiểu như Mã đề, Ý dĩ, Thổ phục linh Tuy nhiên, khi tháo ứ không phải chỉ chú trọng đến Thận mà còn phải chú ý đến Gan, mật, đại trường, do đó, nhiều khi trong bài thuốc trị suyễn, các vị thuốc xổ như Muồng trâu, Vỏ đại, Lô hội cũng có thể dùng được. 5. Bổ Hư Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh. Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên. Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh suyễn thường gặp trong trường hợp giao cảm thần kinh bị giảm, do đó, khi gần hết cơn suyễn, mồ hôi thường đổ ra nhiều, các chất mũi, đờm tiết ra, các cơ ngực, lưng mệt mỏi vì vừa qua một trạng thái co cứng. Điều Trị Lúc Lên Cơn a. Thể phong hàn: Tán hàn, tuyên phế, định suyễn. Dùng bài Tam Cao Thang Gia Vị : Cam thảo 4g, Hạnh nhân 7 hạt, Ma hoàng 12g, Sắc uống. (Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo (tức là bài Ma Hoàng Thang bỏ Quế chi) để tán hàn, tuyên phế, hoá đàm, định suyễn. Thêm Tiền hồ, Trần bì để chỉ khái, hoá đàm). Tô Tử Giáng Khí Thang : Tô tử 36g, Tiền hồ, Hậu phác, Đương quy, Cam thảo đều 4g, Bán hạ 36g, Quất bì 12g, Quế tâm 16g, Sinh khương 50g, Táo 5 trái. Sắc, chia làm 5 lần uống, sáng 3 lần, tối 2 lần. Tiểu Thanh Long Thang : Ma hoàng, Thược dược, Bán hạ đều 12g, Chích thảo 8g, Quế chi (bỏ vỏ) 8g, Ngũ vị tử, Tế tân, Sinh khương đều 4g, Sắc uống ấm. Linh Quế Truật Cam Thang : Phục linh 16g, Quế chi (bỏ vỏ) 12g, Bạch truật, Chích thảo đều 8g, sắc uống ấm. b. Suyễn Do Phong Nhiệt 60
  55. Thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn. Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị : Cam thảo 4g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, Thạch cao 40g. Thêm Trần bì, Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh, Sắc uống. Định Suyễn Thang : Ma hoàng, Bán hạ đều 6-12g, Hạnh nhân, Tô tử 6-8g, Tang bạch bì, Khoản đông hoa đều 12g, Hoàng cầm 8-12g, Bạch quả 10-20 quả, Cam thảo 4g, sắc uống. Chỉ Háo Định Suyễn Thang: Ma hoàng, Tử uyển, Bối mẫu, Hạnh nhân đều 10g, Sa sâm 12g, Huyền sâm 16g. Sắc uống. c. Thể phong đờm Hoá đờm, giáng khí, bình suyễn. Nhị Trần Thang hợp Tam Tử Thang gia giảm: Nhị Trần Thang (Bán hạ, Quất hồng, Phục linh, Cam thảo) + Tam Tử Thang (Tử tô tử, Bạch giới tử, La bặc tử). Tả Bạch Tán : Địa cốt bì, Tang bạch bì (sao) đều 40g, Chích thảo 4g, thêm Tri mẫu, Qua lâu. Tiền Hồ Thang gia vị: Tiền hồ, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tri mẫu đều 16g, Kim ngân hoa 20g, Hạnh nhân, Mạch môn, Hoàng cầm, Khoản đông hoa, Cát cánh đều 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống. Điều Trị Lúc Không Lên Cơn (Bệnh Ổn Định) d. Thể phế hư + Dưỡng Phế, định suyễn Dùng bài Sinh Mạch Tán Gia Vị : Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 7 hột, Nhân sâm 12g. Thêm Ngọc trúc, Bối mẫu đều 8g, Sắc uống. Bổ Phế Thang : Khoản đông hoa, Quế tâm, Nhân sâm, Tử uyển, Bạch thạch anh đều 40g, Ngũ vị tử, Chung nhũ phấn đều 60g, Tang bạch bì (nướng) 160g, Mạch môn (bỏ lõi) 80g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, thêm Gừng 5 lát, Táo 3 trái, Gạo tẻ 1 nhúm, sắc uống. Bổ Phế Thang : Tang bạch bì, Thục địa đều 60g, Nhân sâm, Tử uyển, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử đều 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm ít mật, sắc uống. e. Thể Tỳ Hư: Phép tr ị: Ích khí, kiện tỳ, hoá đờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp Nhị Trần Thang Gia Vị. (Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo để ích khí, kiện tỳ; Trần bì. Sinh khương, Bán hạ ôn hoá hàn đàm. Thêm chích Hoàng kỳ, Đương qui bổ khí huyết; Đại táo, Gừng nướng để ôn tỳ). 61
  56. Trường hợp tiêu chảy bỏ Đương qui, Hoàng kỳ thêm Biển đậu, Mạch nha, Thương truật để trừ thấp, tiêu thực. f. Thể Thận Hư: Bổ thận, nạp khí. + Thận âm hư, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. + Thận dương hư dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm. ( Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh, Trạch tả (Lục Vị Địa Hoàng) bổ thận âm; nếu Khí âm hư thêm Sinh Mạch Tán (Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị) để bổ khí âm). Thận dương hư: thêm Nhục quế, Chế Phụ tử (bài Bát Vị Địa Hoàng) để ôn bổ thận dương. Di tinh, liệt dương thêm Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ; Ra mồ hôi, tiểu đêm nhiều thêm Kim anh tử, Ích trí nhân Trường hợp tỳ thận dương hư dùng bài "Chân Vũ Thang " (Chế Phụ tử, Bạch thược, Bạch linh. Bạch truật, Sinh khương) để ôn bổ tỳ thận. 2. Hen phế quản là bệnh khó trị Nhất là nơi những người lớn tuổi, vì khí quản của họ bị co thắt lâu ngày, khó có thể trở lại bình thường. Nếu bệnh phát cơn vào sáng sớm, theo y học cổ truyền thường là do hàn (hơi lạnh) xâm nhập vào phổi, gây nên co thắt và trở thành hen suyễn. Có thể áp dụng một số phương pháp y học cổ truyền. Một bài thuốc kinh nghiệm của Trung Quốc mà chúng tôi dùng thấy có kết quả đối. Tiểu thanh long [tân chế] (Vương Hoa Minh – Nghiên cứu bài thuốc trung y): ma hoàng (chế với mật) 15g, quế chi, ngũ vị tử đều 9g, can khương, cam thảo đều 9-15g, bán hạ (chế), bạch thược đều 30g, tế tân 6-9g. Sắc uống. Do hàn thêm toàn phúc hoa (cho vào bao), bạch giới tử, tô tử đều 9g, la bặc tử 30g. Do nhiệt thêm thạch cao (sống), ngư tinh thảo, kim tỏa đều 30g, tượng bối mẫu 9g, trúc lịch tươi 30ml. Sau khi bác dùng thuốc thấy đỡ, anh ra tiệm thuốc bắc mua hộp thuốc Kim quĩ thận khí hoàn (để bổ thận dương) cho bác uống thêm để củng cố kết quả, tránh bị tái phát. Vì bệnh của bác liên quan đến hàn (hơi lạnh), do đó cần lưu ý: - Về chiều, nên mặc áo ấm, buổi tối đừng dùng quạt mát quạt trực tiếp vào người. - Buổi tối nếu tắm, nên tắm bằng nước ấm. - Tránh ăn thức ăn lạnh (để trong tủ lạnh), uống nước đá - Nếu có thể được, anh mua loại cao dán, có tên gọi là cao ớt (loại này tạo sức ấm rất tốt nhưng không gây bỏng da), tối khi đi ngủ cắt một miếng 2x4cm dán vào huyệt phế du ở sau lưng. Cách 62
  57. lấy huyệt này: bảo người bệnh hơi cúi đầu xuống, dùng tay sờ vào cột sống cổ, thấy chỗ nào nhô cao lấy đó làm chuẩn, từ đó theo kẽ đốt sống tìm đến đốt thứ ba, rồi từ đó đo ngang ra khoảng 1- 2cm (bên trái có tác dụng tốt hơn bên phải), dán miếng cao ớt vào, để qua đêm, sáng ra lột bỏ đi. 3.Đông y điều trị hen phế quản Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản. Cơn ho khó thở hồi phục (tự khỏi hoặc tự điều trị khỏi). Hen phế quản rất phổ biến, ở Việt Nam hen phế quản chiếm 18,7% các bệnh phổi và chiếm 5% các cấp cứu nội khoa. Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân, song đều xảy ra 2 loại tổn thương chính là viêm mạn tính đường hô hấp và tình trạng tăng cảm ứng của phế quản. Dựa vào nguyên nhân mà người ta chia ra các thể bệnh chính gồm: - Hen dị ứng (atopic asthma): Hen thường do kích thích của các tác nhân bên ngoài môi trường như bụi phấn hoa, lông súc vật và thực phẩm Cơn hen thường xuất hiện bất ngờ nhưng cũng thoái lui đột ngột, dễ tái diễn. Bệnh thường gặp ở trẻ em và có tính gia đình rõ rệt. - Hen không do dị ứng (nonatopic asthma): Bệnh thường do các vi khuẩn, virus gây nên viêm đường hô hấp mạn tính. - Hen do thuốc: Có rất nhiều loại thuốc có thể gây ra cơn hen, thường gặp nhất là aspirin. - Hen do nghề nghiệp: Người bệnh hít phải những loại bụi, các chất khí hoặc tiếp xúc các hoá chất kích thích co thắt phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Cơn hen thường xuất hiện đột ngột, về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Triệu chứng báo trước là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan vài tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng đều dần, phải tỳ tay vào thành giường để thở, mệt mỏi, toát mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 5 đến 10 phút, có khi hàng giờ, có khi cơn liên miên cả ngày không dứt, sau đó giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm. Đờm dãi màu trong quánh và dính, khạc được càng nhiều đờm càng dễ chịu. Trong cơn hen, lồng ngực căng to, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, mặt tím tái, khám phổi nghe thấy rì rào phế nang giảm, có vùng phổi thở bù, nhiều tiếng ran rít và ran ngáy khắp hai phế trường. Gõ lồng ngực trong. Sau cơn hen khám phổi có thể không thấy gì đặc biệt. Khám tim thấy nhịp tim nhanh 120 – 130 lần/phút, nhịp xoang có khi loạn nhịp ngoại tâm thu, huyết áp tăng. 63
  58. Theo Y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn” “đàm ẩm”. Nguyên nhân gây bệnh do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận, vì thế tuyên giáng và thận nạp khí, bệnh có liên quan mật thiết với đàm. Đàm là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hoá thuỷ cốc và không khí hoá được nước, phế khí hư không hoá giáng thông điều thuỷ đạo. Trên lâm sàng thấy các hiện tượng đàm nhiều, khó thở ngực đầy tức. Hen có nhiều thể bệnh với các bài thuốc khác nhau như sau: 1. Thể hen hàn: Triệu chứng: Thở gấp, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng không khát, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt. Bài thuốc: Xạ can 10g, Tế tân 8g, Ma hoàng 12g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ 6g, Tử uyển 8g, Đại táo 3 quả, Sinh khương 3 lát, Khoản đông hoa 10g. 2. Thể hen nhiệt: Triệu chứng: Hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, trong ngực bí, thở mạnh, miệng khát thích uống lạnh, miệng đắng, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Bài thuốc: Bạch quả 10 quả (liên vỏ cùng đập), Cam thảo 6g, Hạnh nhân 8g, Tô tử 12g, Hoàng cầm 8g, Bán hạ 6g, Tang bạch bì 10g, Khoản đông hoa 10g. Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Lương y Hoài Vũ 64
  59. 4. Tài liệu của ĐHYD Hà Nội 65
  60. 4.Theo lương y Vũ Quốc Trung Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản. Theo y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn”, “đàm ẩm”. Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản. Dựa vào nguyên nhân mà người ta chia ra các thể bệnh chính sau: hen dị ứng (atopic asthma); hen không do dị ứng (nonatopic asthma); hen do thuốc; hen do nghề nghiệp. Cơn hen thường xuất hiện đột ngột về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Triệu chứng báo trước là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan vài tiếng cò cử mà 70
  61. người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng đều dần, phải tỳ tay vào thành giường để thở, mệt mỏi, toát mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 5 – 10 phút, có khi hàng giờ, có khi cơn liên miên cả ngày không dứt, sau đó giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm dãi. Đờm dãi màu trong quánh và dính, khạc được càng nhiều đờm càng dễ chịu. Trong cơn hen, lồng ngực căng to, mặt tím tái. Nguyên nhân gây bệnh do ngoại cảm phải ngoại tà, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận, vì thế, tuyên giáng và thận nạp khí, bệnh có liên quan mật thiết với đàm. Đàm là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước, phế khí hư không hóa giáng thông điều thủy đạo. Trên lâm sàng thấy các hiện tượng đàm nhiều, khó thở, ngực đầy tức. Hen có nhiều thể bệnh với các bài thuốc khác nhau như sau: Thể hen hàn: Triệu chứng: Thở gấp, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng không khát, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt. Bài thuốc: xạ can 10g, tế tân 8g, ma hoàng 12g, ngũ vị tử 6g, bán hạ 6g, tử uyển 8g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát, khoản đông hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể hen nhiệt: Triệu chứng: Hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, trong ngực bí, thở mạnh, miệng khát thích uống lạnh, miệng đắng, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Bài thuốc:Bạch quả 10 quả, cam thảo 6g, hạnh nhân 8g, tô tử 12g, hoàng cầm 8g, bán hạ 6g, tang bạch bì 10g, khoản đông hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Theo Lương y Vũ Quốc Trung 71
  62. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 7 : VIÊM PHẾ QUẢN 1. Xin trân trọng giới thiệu bài giảng “Viêm Phế Quản” của ĐHYD Hà Nội 72
  63. Bài thuốc nam trị viêm phế quản Mùa đông, thời tiết lạnh kèm hanh khô khiến làm gia tăng bệnh viêm phế quản nhất là ở trẻ em và người già. Theo Đông y, viêm phế quản thuộc phạm vi của chứng khái thấu, đàm ẩm. Nguyên nhân là do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Sau đây là một số bài thuốc chữa viêm phế quản theo từng thể bệnh: Thể phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh có biểu hiện ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khàn tiếng, rêu lưỡi 76
  64. trắng mỏng, mạch phù. Phép trị là tán hàn, tuyên phế (chữa ho trừ đờm). Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: tía tô 12g, lá hẹ 10g, trần bì 6g, kinh giới 10g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: (Hạnh tô tán): hạnh nhân 10g, tô diệp 10g, tiền hồ 10g, bán hạ chế 6g, chỉ xác 6g, gừng 3 lát, trần bì 4g, phục linh 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, đại táo 4 quả. Tất cả tán bột uống ngày 15 - 20g chia làm 2 lần. Bài 3: (Chỉ khái tán): hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, tiền hồ 12g, tử uyển 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu lưỡi nhờn, rêu lưỡi trắng, gia: bán hạ chế 12g, trần bì 8g. - Nếu hen suyễn bỏ cát cánh, thêm ma hoàng 6g. Thể phong nhiệt: Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Người bệnh có biểu hiện ho, khạc nhiều đờm màu vàng, trắng dính, họng khô đau, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. Phép trị là sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế (chữa ho trừ đờm). Dùng một trong các bài: Bài 1: tang diệp 16g, rễ cây chanh 8g, rễ cây dâu 12g, bán hạ chế 6g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g, rau má 12g, xạ can 4g, lá hẹ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: (Tang hạnh thang gia giảm): tang diệp 12g, hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, chi tử 8g, bối mẫu 4g, sa sâm 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 3: (Tang cúc ẩm gia giảm): tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tiền hồ 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu đờm nhiều vàng dính kèm theo sốt, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng; gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20 - 40g. Thể khí táo: gặp ở viêm phế quản cấp khi mùa thu - đông trời hanh. Người bệnh có biểu hiện ho khan nhiều, ngứa họng, miệng họng khô, nhức đầu, mạch phù sác. Phép trị là hành phế, nhuận táo, chỉ khái. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thanh cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: (Thanh táo cứu phế thang): tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 16g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 8g, gừng 4g, a giao 8g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Theo SKDS Bài thuốc nam trị viêm phế quản (khác) 77
  65. Hiện nay thời tiết đang chuyển sang thu, khí trời hanh khô kéo theo các bệnh về hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản. Đây là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi khi thời tiết đổi mùa. Bệnh được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm nhiều. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tuỳ nguyên nhân và thể bệnh. Viêm phế quản cấp : Do phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. 78
  66. Triệu chứng: ho có đờm loãng, trắng, dễ khạc; sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng; rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế. Bài 1: tía tô 12g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g, lá hẹ 10g, kinh giới 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Hạnh tô tán gồm các vị: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ đều 10g; cát cánh 8g; phục linh, bán hạ, chỉ xác, cam thảo đều 6g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả. Tất cả tán bột mỗi ngày pha nước, uống 15 - 20g chia 2 lần. Bài 3: hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ đều 12g; cát cánh, cam thảo đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia bán hạ (chế) 12g, trần bì 8g. Nếu hen suyễn, bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6g. Do phong nhiệt: Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. 79
  67. Triệu chứng: Ho khạc ra nhiều đờm màu vàng trắng dính, họng khô, đau, có sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. Phương pháp chữa: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế. Bài 1: Tang diệp 16g; rễ cây chanh, cúc hoa, bạc hà, rễ chỉ thiên đều 8g; rễ cây dâu, rau má đều 12g; bán hạ (chế) 6g; lá hẹ 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, chi tử, sa sâm, tiền hồ đều 8g; cam thảo 6g; bối mẫu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 3: Tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, tiền hồ đều 12g; cát cánh 8g; bạc hà 6g; cam thảo 4g; ngưu hoàng 12g; sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm vàng dính kèm theo sốt cao, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu hoàng; gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20 - 40g. 80
  68. Do khí táo: Gặp ở viêm phế quản cấp tính vào mùa thu, trời lạnh. Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch phù sác. Bài 1: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, lá tre đều 12g; lá hẹ 8g; thạch cao 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Thanh táo phế khí thang gồm tang diệp, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp đều 12g; đẳng sâm, cam thảo đều 16g; a giao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Viêm phế quản mạn: đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp tính. Nếu ngoài đợt cấp, có biểu hiện: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt. 81
  69. Phép chữa: Táo thấp hoá đờm, chỉ khái. Bài 1: vỏ quýt, vỏ vối (sao), hạt cải trắng đều 10g; bán hạ, cam thảo dây đều 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Nhị trần thang gia giảm gồm trần bì, phục linh đều 10g; bán hạ (chế) 20g; thương truật 8g; bạch truật, hạnh nhân đều 12g; cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều gia bạch giới tử 8g, tức ngực gia chỉ xác 12g. Bài 3: Viên trừ đờm gồm: nam tinh chế, phèn chua phi, bán hạ (chế), bồ kết (chế) đều 20g; hạnh nhân, ba đậu (chế) đều 4g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 viên chia 2 lần. Theo SK&ĐS 82
  70. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 8 : VIÊM PHỔI 1.Xin trân trọng giới thiệu bài giảng của ĐHYD Hà Nội 83
  71. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 9 : VIÊM PHỔI DO LAO 86
  72. CHƯƠNG 5 : PHỔI VẤN ĐỀ 10 : KHÍ THŨNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) TỔNG QUAN VỀ PHẾ NAN 1. SÁCH THIÊN GIA ĐIỆU PHƯƠNG CHÉP RẰNG BÀI 56 : KHÍ THỦNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) 89
  73. BÀI 57 : KHÍ THỦNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) 91