Bài giảng Bệnh phó thương hàn lợn

ppt 30 trang hapham 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh phó thương hàn lợn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_benh_pho_thuong_han_lon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bệnh phó thương hàn lợn

  1. Bệnh Phó thương hàn lợn
  2. Giới thiệu chung ◼ Là bệnh truyền nhiễm chủ yếu xảy ra ở lợn con 2 – 4 tháng tuổi ◼ Đặc trưng của bệnh: VK tác động vào bộ máy tiêu hóa gây nên triệu chứng nôn mửa, ỉa chảy, phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già
  3. Lịch sử và địa dư bệnh ◼ Salmon và Smith (1887, 1889) phân lập được Salmonella cholerae suis từ lợn mắc bệnh DTL và cho rằng đó là căn bệnh của DTL ◼ Năm 1903 Schweinitz và Dorset đính chính và chứng minh bệnh DTL do 1 laọi VR gây nên ◼ Năm 1940 Bruner và Edwards phân lập được từ lợn VK Salmonella cholerae suis chủng Kunzendorf, là typ gây bệnh chủ yếu cho lợn ◼ Bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới ◼ Ở VN, bệnh PTH có tính chất dịch lẻ tẻ, thường xảy ra ở những vùng lợn giống, thường ghép với bệnh DTL
  4. Căn bệnh ◼ Do vi khuẩn Salmonella gây nên ◼ Salmonella cholerae suis chủng Kunzendorf gây bệnh cấp tính cho lợn con ◼ Salmonella typhi suis chủng Voldagsen gây bệnh mạn tính ở lợn lớn ◼ Là trực khuẩn G (-), hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3µm ◼ Không hình thành nha bào và không có giáp mô, có khả năng di động ◼ VK hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện ◼ Nhiệt độ thích hợp 37°C, pH 7,6
  5. Căn bệnh ◼ Tính chất nuôi cấy : ◼ Trong môi trường nước thịt, sau 24giờ/37°C, VK phát triển làm đục môi trường, dưới đáy ống nghiệm có 1 ít cặn màu tro mịn. Trên bề mặt môi trường có lớp màng mỏng, môi trường có mùi thối ◼ Môi trường thạch thường : VK hình thành KL dạng S, thỉnh thoảng xuất hiện KL dạng R ◼ Môi trường thạch máu : VK phát triển tốt, không làm dung huyết thạch máu
  6. Căn bệnh ◼ Sức đề kháng ◼ VK có sức đề kháng tương đối cao với điều kiện ngoại cảnh ◼ Trong xác động vật chôn ở bùn, cát có thể sống 2 – 3 tháng ◼ Với nhiệt độ : VK có sức đề kháng yếu ◼ 50°C bị diệt sau 1 giờ ◼ 70°C bị diệt sau 20 phút ◼ 100°C bị diệt sau 5 phút ◼ Hóa chất: phenol 5%, formol 0,2% diệt VK sau 15 – 20 phút ◼ VK có thể sống trong thịt ướp muối (nồng độ muối 29%) được 4 – 8 tháng ở nhiệt độ 6 – 12°C
  7. Truyền nhiễm học ◼ Loài vật mắc bệnh ◼ Lợn con từ 2 – 4 tháng tuổi hay mắc nhất ◼ Tỷ lệ tử vong khoảng 25 – 95 % ◼ Trong phòng thí nghiệm : gây bệnh cho chuột bạch, thỏ, chuột lang ◼ Chuột bạch : tiêm dưới da canh khuẩn Sal., sau 8-12 ngày con vật bị bại huyết và chết ◼ Chuột lang, thỏ : con vật chết sau khi tiêm 5 – 9 ngày ◼ Bệnh tích đặc trưng : viêm ruột, gan sưng, hoại tử
  8. Truyền nhiễm học ◼ Đường xâm nhập ◼ Chủ yếu qua đường tiêu hóa ◼ Chất chứa mầm bệnh ◼ Trong cơ thể lợn khỏe mạnh bình thường có một tỷ lệ rất cao có VK Salmonella ký sinh, chúng không gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, VK xâm nhập vào máu và nội tạng gây bệnh ◼ Trong cơ thể lợn ốm ◼ Thể cấp tính : máu (khi con vật sốt), gan, lách, hạch lâm ba, chất bài xuất ◼ Thể mạn tính : niêm mạc ruột già, hạch màng treo ruột
  9. Truyền nhiễm học ◼ Cơ chế sinh bệnh ◼ Sal. Cholerae suis (gây bệnh thể cấp tính) vào cơ thể qua đường tiêu hóa, vào hầu rồi vào ruột; tùy theo độc lực của chúng và sức đề kháng của cơ thể, chúng sinh sản, phát triển rồi chui qua niêm mạc hầu, nm ruột, dạ dày gây thủy thũng, hoại tử cục bộ, xuất huyết, viêm ruột, viêm dạ dày ◼ VK từ hệ thống lâm ba vào hệ tuần hoàn, vào máu gây bại huyết, lách sưng to ◼ Trường hợp nhẹ, bại huyết chấm dứt sau vài ba ngày, lách trở lạ bình thường, con vật khỏi ◼ Một số trường hợp, sau khi hết bại huyết, VK có thể gây nên những bệnh tích cục bộ có tính chất mạn tính ở một số cơ quan phủ tạng như gan, hạch lâm ba ◼ Sal. typhi suis gây bệnh thể mạn tính hoặc á cấp tính: VK qua đường tiêu hóa vào nang lâm ba ruột già, gây hoại tử các tổ chức xung quanh tạo ra những mụn loét điển hình của bệnh
  10. Triệu chứng - Thể cấp tính ◼ Lợn đang theo mẹ hoặc lợn vừa cai sữa mẫn cảm ◼ Trong đàn xuất hiện 1 số con ủ rũ, mệt mỏi, bỏ bú hoặc bú ít ◼ Sốt cao 41-42°C → mất nhiệt → những con ốm thường nằm chồng đống lên nhau ◼ Trong thời gian sốt con vật đi táo, khi thân nhiệt hạ đi ỉa chảy: phân loãng, nhiều nước màu vàng, nhiều hạt lợn cợn như cám, mùi thối khắm do có các mảng thượng bì hoặc các cục máu thối rữa
  11. Triệu chứng - Thể cấp tính ◼ Trên da những con lợn ốm lúc đầu đỏ bừng lên rồi dần dần tập trung lại ở những vùng nhất định, hình thành những đám tụ máu (đỉnh tai, mõm, 4 chân, bụng, bẹn) lúc đầu tím bầm, về sau tím xanh do hủy huyết ◼ Con vật nôn mửa, ho, chảy nước mũi ◼ Do viêm loét ruột nên con vật đau đớn kêu la nhiều ◼ Do loét ruột, ỉa chảy nên con vật có biểu hiện lòi dom ◼ Bệnh tiến triển 2 – 4 ngày, tỷ lệ chết 25 - 95%
  12. Triệu chứng - Thể mạn tính ◼ Con vật ỉa chảy, phân lỏng, màu vàng rất thối kéo dài nên thể trạng gầy còm, da thô, lông xù, nhợt nhạt ◼ Con vật ho, thở khó ◼ Bệnh tiến triển vài tuần, tỷ lệ chết 25-75% ◼ Một số con có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn, tiêu hóa thức ăn kém, khó vỗ béo ◼ Lợn nái chửa bị xảy thai ở các thời kỳ chửa khác nhau
  13. * LỢN MẮC BỆNH CÒI CỌC, CHẬM LỚN, GẦY MÒN ĐI ỈA CHẨY LIÊN MIÊN, TÍM MÕM, TÍM TAI
  14. * LỢN MẮC BỆNH CÒI CỌC, CHẬM LỚN, GẦY MÒN ĐI ỈA CHẨY LIÊN MIÊN, TÍM MÕM, TÍM TAI
  15. * LỢN MẮC BỆNH CÒI CỌC, CHẬM LỚN, GẦY MÒN ĐI ỈA CHẨY LIÊN MIÊN
  16. * LỢN MẮC BỆNH CÒI CỌC, CHẬM LỚN, GẦY MÒN ĐI ỈA CHẨY LIÊN MIÊN
  17. * LỢN LỢN MẮC BỆNH CÒI CỌC, CHẬM LỚN, GẦY MÒN ĐI ỈA CHẨY LIÊN MIÊN
  18. * PHÂN TIÊU CHẢY CÓ MÀU VÀNG Ở LỢN BỊ BỆNH
  19. Bệnh tích - thể cấp tính ◼ Xác chết không quá gầy, bên ngoài da và hậu môn bẩn, dính bết phân, thối khắm ◼ Trên các vùng da mỏng có nhiều đám tụ máu tím bầm ◼ Viêm phổi : bề mặt phổi có nhiều đám viêm với màu sắc khác nhau ◼ Gan tụ máu, trên bề mặt gan có những điểm hoại tử to nhỏ không đều, màu trắng xám
  20. Bệnh tích - thể cấp tính ◼ Lách : ◼ Nếu con vật chết nhanh, lá lách sưng to do tụ máu ◼ Nếu vật chết muộn hơn, lách thường không sưng hoặc ít sưng, tổ chức lách dai, đàn hồi (do tổ chức xơ tăng sinh); mặt cắt ngang của lách có màu xanh tím ◼ Viêm loét nm dạ dày và nm ruột; đặc biệt ruột già các nốt loét thường lan tràn, bờ nông, trên bề mặt phủ bựa màu vàng sáng ◼ Do nhu động ruột, lớp bựa bị bào mòn để lại những vết sẹo ◼ Có thể xuất huyết điểm trên thận (ít gặp)
  21. Bệnh tích - thể mạn tính ◼ Loét ruột, đặc biệt ruột già ◼ Có trường hợp ruột già bị loét, hình thành các cục casein, khi nặn lồi ra ◼ Mụn loét có nền trơn, bờ nông ◼ Các vết loét nối liền nhau thành mảng rộng làm cho ruột già thành 1 ống có thành dày cứng ◼ Lách không sưng ◼ Có các ổ hoại tử ở hạch lâm ba, lách
  22. * LỢN MẮC BỆNH PTH: CÓ HIỆN TƯỢNG TÍM MÕM, TÍM TAI, TÍM CHÂN (CÓ THỂ GHÉP VỚI BỆNH DTL)
  23. * THÀNH RUỘT LỢN BỆNH RỖNG, BỊ BÀO MỎNG
  24. * NHỮNG VẾT LOÉT LAN TRÀN CÓ MÀU VÀNG Ở RUỘT GIÀ CỦA LỢN BỊ BỆNH
  25. * NHỮNG VẾT LOÉT LAN TRÀN CÓ MÀU VÀNG Ở RUỘT GIÀ CỦA LỢN BỊ BỆNH
  26. * NHỮNG VẾT LOÉT LAN TRÀN CÓ MÀU VÀNG Ở RUỘT GIÀ CỦA LỢN BỊ BỆNH
  27. Dạ dày xuất huyết, loét
  28. Chẩn đoán ◼ Chẩn đoán dựa vào DTH và TC ◼ Chẩn đoán phân biệt với bệnh DTL, THT, ĐDL ◼ Chẩn đoán vi khuẩn học ◼ Bệnh phẩm là máu, phủ tạng, tủy xương cấy vào môi trường tăng sinh (Rappaport hoặc Muller Kauffman) ◼ Phân lập trên các môi trường ◼ Chẩn đoán huyết thanh học : p/ư ngưng kết nhanh trên phiến kính
  29. Điều trị ◼ Nhóm KS tetraxyline, Neomyxin ◼ Liều lượng ◼ Liệu trình ◼ Vitamin C, B1, ◼ Cafein Natri benzoat
  30. Phòng bệnh ◼ Vệ sinh phòng bệnh ◼ Khi dịch chưa xảy ra ◼ Khi dịch đã xảy ra ◼ Vacxin phòng bệnh ◼ Vacxin PTH vô hoạt: tiêm cho lợn con lúc 20 ngày tuổi (lần 1), 1 tuần sau tiêm nhắc lại ◼ Liều lượng : 4 – 5 ml/con, tiêm dưới da gốc tai ◼ Do VK sản sinh nội độc tố nên 1 số con có phản ứng sau khi tiêm ◼ Vacxin PTH nhược độc đông khô: tiêm 1 lần vào lúc 20-27 ngày tuổi : 1ml/con