Bài giảng Công nghệ dạy học - Phạm Quang Trình

pdf 104 trang hapham 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ dạy học - Phạm Quang Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_nghe_day_hoc_pham_quang_trinh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ dạy học - Phạm Quang Trình

  1. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC (TEACHING TECHNOLOGY) TS Phạm Quang Trình Trƣởng khoa CNTT-HV QLGD ĐT: 0913 577 588 Email: trinhpq_dhv@yahoo.com
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC  Mã số môn học: HVCN 548  Số tín chỉ: 01  Thuộc khối kiến thức: Chuyên ngành tự chọn
  3. MỤC TIÊU MÔN HỌC  Mục tiêu về kiến thức: o Nhận diện đƣợc những vấn đề cốt lõi của phƣơng pháp dạy học hiện đại, công nghệ dạy học o Nắm đƣợc tác động của công nghệ đối với giáo dục. o Biết đƣợc một số phƣơng pháp dạy học hiện đại làm cơ sở cho việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học o Hiểu đƣợc mối liên hệ giữa công nghệ dạy học với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và một số vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
  4. MỤC TIÊU MÔN HỌC  Mục tiêu về kĩ năng: o Lựa chọn, sử dụng công nghệ dạy học phù hợp với phƣơng pháp dạy học o Vận hành tốt một số công cụ dạy học.
  5. MỤC TIÊU MÔN HỌC  Mục tiêu Thái độ : o Nâng cao ý thức trách nhiệm về sử dụng, khai thác công nghệ trong hoạt động dạy học, tích cực đổi mới PPDH theo hƣớng sử dụng công nghệ dạy học o Hình thành phong cách dạy học, ý thức phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Có ý thức luôn luôn sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới.
  6. NỘI DUNG I. Một số vấn đề về phƣơng pháp dạy học hiện đại II. Công nghệ dạy học và phƣơng tiện dạy học III. Sử dụng công nghệ trong trong dạy
  7. ĐÁNH GIÁ + Điểm chuyên cần và kiểm tra thƣờng xuyên: 10% - Kết quả điểm danh, - Tinh thần thái độ học tập + Điểm kiểm tra giữa học phần: 30% - Kết quả thực hành trên máy, - Chuẩn bị bài ở nhà, - Xây dựng bài trên lớp + Điểm kết thúc học phần: 60% - Bài tập lớn
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH [1]. Đặng Thành Hƣng. Dạy học hiện đại. NXB ĐHQGHN, 2001 [2]. Jean-Marc Denomme, Madeleine Roy. Tiến tới một sư phạm tương tác. NXB Thanh niên, 2000 [3]. Trần Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Giáo dục, 1998 [4]. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sƣ phạm-ĐHQGHN, 2008 [5]. D. Lamont Jhonson Cleborne. Technology in Education. The Haworth Press Inc, 2003. [6]. Som Naidu. Learning and Teaching with Technology: Principles and Practice. Kogan Page, 2003. [7] Lâm Quang Thiệp. Việc dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin. Giáo dục học Đại học, ĐHQGHN, 2000.
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Thành Hƣng. Dạy học hiện đại. NXB ĐHQGHN, 2001 [2]. Jean-Marc Denomme, Madeleine Roy. Tiến tới một sư phạm tương tác. NXB Thanh niên, 2000 [3]. Trần Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Giáo dục, 1998 [4]. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sƣ phạm-ĐHQGHN, 2008 [5]. D. Lamont Jhonson Cleborne. Technology in Education. The Haworth Press Inc, 2003. [6]. Som Naidu. Learning and Teaching with Technology: Principles and Practice. Kogan Page, 2003. [7] Lâm Quang Thiệp. Việc dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin. Giáo dục học Đại học, ĐHQGHN, 2000.
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO [8] Lâm Quang Thiệp. Về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học ở các trường đại học nước ta trong thời kỳ mới. Tạp chí Giáo dục, số 120, 6/2005. [9] "Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020” số 14/2005/NQ-CP của Chinh phủ ban hành ngày 2/11/05. [10]. Các trang web: (1) Phƣơng pháp-công nghệ dạy học và các kỹ thuật triển khai: (2) Mô hình, phƣơng pháp-công nghệ dạy học:
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO (10) Đổi mới giáo dục bằng Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Quách Tuấn Ngọc. (11) Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. MicroSoft. NXB giáo dục. (12). Công nghệ dạy học là gì? tapchi/magazinePage.aspx?m=14&mc=57&n=450 (13) Một số kiến thức về E-learning
  12. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
  13. NỘI DUNG CHÍNH 1.1. Một số vấn đề về Phƣơng pháp dạy học 1.2. Bản chất của phƣơng pháp dạy học hiện đại 1.3. Một số quan điểm và phƣơng pháp dạy học hiện đại 1.4. Vai trò của ngƣời dạy, ngƣời học trong các phƣơng pháp dạy học hiện đại
  14. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
  15. 1.1.1. KHÁI NIỆM PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Có nhiều cách trình bày khác nhau, mỗi cách nhấn mạnh một vài khía cạnh và phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học, các nhà sƣ phạm về bản chất của khái niệm.
  16. 1.1.1. KHÁI NIỆM PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP)  Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.  Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò, trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ dạy học
  17. 1.1.1. KHÁI NIỆM PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP) Lưu ý:  Cần căn cứ vào các đặc điểm của hoạt động học tập, mục đích và nội dung dạy học của giáo viên để xác định phương pháp dạy học nhằm tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh theo hƣớng tích cực. Phương pháp dạy học luôn phải phù hợp với nội dung dạy học mới mang lại hiệu quả cao  Kết quả của quá trình dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp dẫn dắt người học
  18. 1.1.2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MỤC TIÊU NỘI DUNG Dạy PHƢƠNG PHÁP Học PHƢƠNG TIỆN Hình thức TC, ĐG
  19. 1.1.2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC (TIẾP) — PPDH giữ vai trò then chốt trong quá trình dạy học, tạo nên sự liên kết giữa mục đích, nội dung, phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo tính hệ thống, toàn vẹn của quá trình hoạt động dạy học — Nếu mục tiêu đảm bảo sự thành công, nội dung đảm bảo tính khoa học, thì phƣơng pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học.
  20. 1.1.3. PHÂN LOẠI CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC — Có nhiều cách phân loại, dựa trên những quan điểm khác nhau — Việc phân loại các phƣơng pháp dạy học chỉ mang tính chất tƣơng đối nhằm giúp cho ngƣời dạy, ngƣời học nhận diện đƣợc bản chất, ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp để thuận tiện trong việc triển khai.
  21. 1.1.3. PHÂN LOẠI CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP) Một số cách phân loại phƣơng pháp dạy học:  Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong quá trình dạy học: - Theo hình thức hoạt động của người dạy có: Phƣơng pháp thông báo, giải thích, diễn giảng, thuyết trình, kể chuyện, làm mẫu - Theo hình thức hoạt động của người học có: Phƣơng pháp luyện tập, thực hành, bắt chƣớc, tự học, tự nghiên cứu
  22. 1.1.3. PHÂN LOẠI CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP)  Phân loại theo con đƣờng tiếp nhận tri thức: — Phương pháp dùng lời: Con đƣờng tiếp nhận tri thức là ngôn ngữ nói hoặc viết. Ví dụ: kể chuyện, giải thích, diễn giảng, trò chuyện gợi mở, độc giảng — Phương pháp trực quan: Tri thức đến với ngƣời học thông qua các giáo cụ trực quan, sự vật, hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc. Ví dụ: minh hoạ, trình diễn, làm mẫu — Phương pháp thực hành: Thông qua các hoạt động, hành động, thao tác ngƣời học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo Ví dụ: luyện tập, thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, trò chơi
  23. 1.1.3. PHÂN LOẠI CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP)  Phân loại theo hƣớng tiếp cận: — Phƣơng pháp truyền thống, cổ điển/Phƣơng pháp hiện đại; — Phƣơng pháp giáo điều, một chiều, tái tạo/ Phƣơng pháp khám phá, phát huy sáng tạo, tích cực của ngƣời học; — Phƣơng pháp thụ động/Phƣơng pháp tích cực; — Phƣơng pháp Algorit hoá/ Phƣơng pháp Heuristic
  24. 1.1.3. PHÂN LOẠI CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP)  Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của ngƣời học: — Phương pháp thuyết trình-minh hoạ (thông báo thông tin-thu nhận): Phƣơng pháp này hƣớng đến mục tiêu làm cho ngƣời học Biết (ghi nhớ), phù hợp với nội dung dạy học sự kiện, khái niệm. — Phương pháp tái tạo (lặp lại, thao tác theo mẫu cho sẵn): Phƣơng pháp này nhắm đến mục tiêu làm cho ngƣời học Hiểu (bƣớc đầu vận dụng), phù hợp với nội dung dạy học qui trình, quá trình.
  25. 1.1.3. PHÂN LOẠI CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP) — Phương pháp nêu vấn đề-tình huống: Phƣơng pháp này nhắm đến mục tiêu giúp ngƣời học Vận dụng đƣợc các kỹ năng để giải quyết những vấn đề của nội dung, phù hợp với dạy học các nguyên lý, nguyên tắc. — Phương pháp khám phá sáng tạo: Phƣơng pháp này nhắm đến mục tiêu giúp ngƣời học Phân tích đƣợc các vấn đề của nội dung đặt ra, phù hợp với dạy học sáng tạo. — Phương pháp tự nghiên cứu (làm việc độc lập): Phƣơng pháp này nhắm đến mục tiêu giúp ngƣời học Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá, đƣa ra quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội dung dạy học. —
  26. 1.1.4. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Trên thực tế không tồn tại một phương pháp tuyệt hảo cũng nhƣ không có một phương pháp tồi tệ. Mỗi phƣơng pháp đều có những mặt ƣu và nhƣợc riêng. Do đó ngƣời dạy phải biết chọn lựa để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp trong quá trình dạy học. Một phƣơng pháp dạy học đƣợc coi là hợp lý và hiệu quả khi phƣơng pháp này đạt đƣợc các tiêu chí:
  27. 1.1.4. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (TIẾP)  Nhắm đến mục tiêu dạy học rõ ràng: Phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học.  Tương thích: Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, đặc thù của từng môn học, bài học, vấn đề cụ thể; từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học  Khả thi: Phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học, phù hợp các điều kiện dạy học
  28. 1.2. BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
  29. Ngày nay, ngƣời ta thƣờng nói về các phƣơng pháp dạy học hiện đại. Các phƣơng pháp dạy học hiện đại hƣớng tới đích: Hình thành và phát triển nhân cách người lao động có tri thức, tự chủ, năng động, sáng tạo và hợp tác.
  30. Những nguyên tắc chủ yếu của quá trình dạy học hiện đại : Tương tác: Phải phát động, tổ chức đƣợc các dạng tƣơng tác khác nhau giữa ngƣời học và nội dung dạy học, giữa ngƣời học với nhau và với giáo viên, giữa các hình thức học tập và giao tiếp, hạn chế càng nhiều càng tốt tính chất một chiều trong quan hệ dạy và học, phát huy tối đa các cơ hội hoạt động của ngƣời học. Tham gia: Hoạt động dạy học phải có tác dụng động viên, khuyến khích ngƣời học trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sao cho nỗ lực của mỗi ngƣời đều góp phần vào mục tiêu và kết quả học tập chung. Tính vấn đề của dạy học: Tình huống dạy học phải có giá trị đối với ngƣời học, phải có liên hệ với kinh nghiệm và giá trị cá nhân của họ, từ đó thúc đẩy họ hoạt động trí tuệ và thực hành
  31. Nhƣ vậy, bản chất của các phƣơng pháp dạy học hiện đại là tăng tính chủ động, khả năng tự học, tự giác, tính tích cực, tương tác, khả năng sáng tạo của người học.
  32. 1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
  33. 1.2.1. QUAN NIỆM DẠY VÀ HỌC THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THÔNG TIN Có nhiều cách quan niệm về việc dạy và học: (1) Dạy học bao gồm toàn bộ các thao tác có (1) Hoạt động học tập là hoạt động mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân hướng tới mục đích làm thay đổi loại hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên chính chủ thể của hoạt động. trong một con người. (2) Dạy học là một hoạt động đặc trưng của (2) Hoạt động học là quá trình tự người dạy nhằm tổ chức, điều khiển và tạo ra giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái nhiều cơ hội cho quá trình học một cách niệm khoa học dưới sự điều khiển sư thuận lợi và đạt được mục đích. phạm của người thầy.
  34. 1.3.1. QUAN NIỆM DẠY VÀ HỌC THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THÔNG TIN (TIẾP) Quan điểm dạy và học theo hƣớng tiếp cận thông tin Dạy là việc giúp cho người học tự Học là quá trình tự biến đổi mình chiếm lĩnh những kiến thức, mình và làm phong phú mình kỹ năng và hình thành hoặc biến bằng cách chọn nhập và xử lý đổi những tình cảm, thái độ (Lâm thông tin lấy từ môi trường xung Quang Thiệp, 2000) quanh (Michel Deverlay, 1994)
  35. 1.3.2. PHƢƠNG PHÁP SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC VÀ QUAN ĐIỂM LẤY NGƢỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM Thể hiện ở một số nét chính sau:  Quan tâm 3 tác nhân chính: ngƣời học, ngƣời dạy và môi trƣờng (Theo Denommé & M. Roy, 2000, trong "Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác“): . Người học là ngƣời đi học chứ không phải ngƣời đƣợc dạy (tính tự nguyện và chủ động), . Người dạy là ngƣời giúp đỡ ngƣời học, phục vụ ngƣời học để làm nảy sinh tri thức ở ngƣời học (vai trò của người dạy), . Môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và bên trong ngƣời học là tác nhân quan trọng ảnh hƣởng đến việc dạy và học (nguồn thông tin).
  36. 1.3.2. PHƢƠNG PHÁP SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC VÀ QUAN ĐIỂM LẤY NGƢỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM (TIẾP)  3 yếu tố quan trọng nhất: mục tiêu (MT), nội dung (ND) và phƣơng pháp (PP)  Mối liên hệ giữa 3 yếu tố (Theo Nguyễn Ngọc Quang, 1998)
  37. 1.3.2. PHƢƠNG PHÁP SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC VÀ QUAN ĐIỂM LẤY NGƢỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM (TIẾP) Theo quan niệm trên: + Ngƣời học là TRUNG TÂM của quá trình dạy học + Sự vận động của nhân tố ngƣời học là quan trọng nhất để làm cho hoạt động HỌC thật sự đƣợc diễn ra và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học. + Việc phát huy tính CHỦ ĐỘNG của ngƣời học là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quá trình dạy và học ở đại học.
  38. 1.3.2. PHƢƠNG PHÁP SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC VÀ QUAN ĐIỂM LẤY NGƢỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM (TIẾP) Thảo luận 1 Dạy học lấy người học làm trung tâm có phải là một phương pháp dạy học không ? Giải thích làm rõ?
  39. 1.2.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang thực hiện các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, coi trọng vai trò của học sinh, học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học
  40. 1.3.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC (TIẾP) Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, 5 định hướng đan xen trong quá trình dạy học của nhà giáo dục Mỹ Robert J. Marzano nêu ra là: — Thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học. — Thu nhận và tổng hợp kiến thức. — Mở rộng và tinh lọc kiến thức. — Sử dụng kiến thức có hiệu quả — Hình thành thói quen tư duy tích cực.
  41. 1.2.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC (TIẾP) Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan với động cơ học tập. Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.
  42. 1.2.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC (TIẾP) Các cấp độ của tính tích cực học tập: — Bắt chước: Cố gắng làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn — Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề — Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. Phương pháp dạy học tích cực đƣợc dùng để chỉ những phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
  43. 1.3.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC (TIẾP) Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực — Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. — Dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học. — Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. — Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
  44. 1.3.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC (TIẾP) Thảo luận Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm
  45. 1.3.4 MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
  46. (1) Phương pháp vấn đáp . Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi, học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. . Vấn đáp giải thích–minh hoạ : làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lƣợt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phƣơng pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện nghe – nhìn. . Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi đƣợc sắp xếp hợp lý để hƣớng học sinh từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tƣợng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết
  47. (2) Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. Tập dƣợt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng 4 mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề: Các Đặt vấn đề Nêu giả Lập kế hoạch Giải quyết vấn Kết luận, mức thuyết đề đánh giá 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 3 GV + HS HS HS HS GV + HS 4 HS HS HS HS GV + HS
  48. (3) Phương pháp hoạt động nhóm  Làm việc chung cả lớp : Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức ; Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ; Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm  Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm; Cá nhân làm việc độc lập; Tổ chức thảo luận trong nhóm; Cử đại trình bày kết quả  Tổng kết trƣớc lớp: Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả; Thảo luận chung; Giáo viên tổng kết; đặt vấn đề tiếp theo.
  49. (4) Phương pháp đóng vai Tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Cách tiến hành: — Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai — Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai — Các nhóm lên đóng vai — Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai — Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chƣa phù hợp ? Chƣa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ? — Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
  50. (5) Phương pháp động não Giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Cách tiến hành: — Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp hoặc trƣớc nhóm — Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt — Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đƣa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trƣờng hợp trùng lặp — Phân loại ý kiến — Làm sáng tỏ những ý kiến chƣa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
  51. (6) Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học Bài tập: Học viên tìm hiểu phƣơng pháp này
  52. 1.4. VAI TRÒ CỦA NGƢỜI DẠY, NGƢỜI HỌC TRONG CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
  53. Ngƣời dạy: là người giúp đỡ người học, phục vụ người học để làm nảy sinh tri thức ở ngƣời học  Phải có kiến thức sâu rộng  Phải trải nghiệm, có khả năng sƣ phạm tốt  Có khả năng nắm bắt vấn đề, tổng hợp vấn đề  Biết ứng dụng công nghệ dạy học  Phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học
  54. Ngƣời học: là người đi học chứ không phải ngƣời đƣợc dạy.  Phải có ý thức phấn đấu, muốn hiểu biết  Tự giác (chủ động), kiên trì, chịu khó  Học thƣờng xuyên, liên tục
  55. II. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  56. NỘI DUNG 2.1. Công nghệ thông tin và truyền thông 2.2. Phƣơng tiện dạy học 2.3. Khái niệm và phân loại công nghệ dạy học
  57. 2.1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
  58. Nghị quyết Chính phủ 49/CP, ký ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ ngƣời này sang ngƣời khác thông qua các ký, tín hiệu có ý nghĩa
  59. Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về giáo dục. Làm thay đổi mô hình giáo dục Mô hình Trung tâm Vai trò ngƣời học Công nghệ cơ bản Truyền thống Ngƣời dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Ngƣời học Chủ động PC Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
  60. 2.2. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC
  61. Phƣơng tiện dạy học là tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc ngƣời dạy sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của ngƣời học, là phƣơng tiện nhận thức của ngƣời học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Một số phƣơng tiện dạy học hiện đại chủ yếu: Máy chiếu, máy tính, phần mềm máy tính, hệ thống âm thanh, bảng thông minh,
  62. Bài tập: Tìm hiểu cách sử dụng các phƣơng tiện: - Máy chiếu (Projector), - Bảng thông minh (Smart Board)
  63. 2.3. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
  64. Có nhiều cách nói về công nghệ dạy học:  CNDH = Công nghệ + Quá trình dạy học. Nó bao gồm các cách tổ chức các hoạt động dạy học để đạt đƣợc các mục tiêu dạy học cũng nhƣ các vật liệu và thiết bị đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học  Theo Yapi A., 1997: Công nghệ dạy học là một quá trình tích hợp phức tạp trong đó các vấn đề liên quan với mọi khía cạnh của việc học đƣợc khái niệm hoá, phân tích, xây dựng và quyết định thông qua sự tƣơng tác giữa con ngƣời, kỹ thuật, ý tƣởng và các nguồn lực giữa một khung cảnh tổ chức nào đó.
  65.  Công nghệ dạy học là một quá trình khoa học trong đó các nguồn nhân lực và vật lực đƣợc sử dụng để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy và học tập.  Bất cứ những phƣơng pháp, kỹ năng, thủ thuật, chiến lƣợc hay bí quyết nào đƣợc sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống, đƣợc dƣa vào sử dụng mà đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy thì đƣợc gọi là Công nghệ dạy học
  66. Có thể quan niệm công nghệ dạy học nhƣ một sản phẩm (product) và nhƣ là một quá trình (process). - Với quan niệm như một sản phẩm, công nghệ dạy học bao gồm các quy trình, sự thực hành và vật liệu để dạy học. Sản phẩm phải bao gồm sản phẩm không - thực thể (non-physical) (học tập chƣơng trình hoá, học tập cá thể hoá, kỹ năng dạy học ) và sản phẩm thực thể (physical) (máy ghi âm, máy video, máy vi tính, máy chiếu, ). - Với quan niệm như một quá trình, công nghệ dạy học bao gồm các chức năng liên quan với việc quản lý các tổ chức và nguồn nhân lực, việc nghiên cứu, đảm bảo hậu cần, sử dụng và thiết lập các hệ thống
  67. Nhƣ vậy công nghệ dạy học đƣợc cấu thành từ:  Các quy trình, vật liệu để dạy học  Các chức năng liên quan đến việc quản lý, cách tổ chức, nguồn nhân lực  Phƣơng pháp dạy học Nói dạy học theo một công nghệ dạy học là nói đến quá trình tổ chức dạy học đƣợc thiết kế tỉ mỉ gồm: Tổ chức môi trƣờng dạy/học; Phƣơng pháp dạy; Phƣơng pháp học; Phƣơng tiện dạy học và các qui tắc tiến hành công việc dạy học một cách chặt chẽ
  68. Cơ sở của Công nghệ dạy học bắt nguồn từ các ý tƣởng của ngƣời Hy lạp cổ đại. Tuy vậy, thực chất lịch sử của ngành CNDH hiện đại lại chủ yếu rơi vào thế kỷ XX, dựa trên 3 nền tảng hiện đại:  Thiết kế giảng dạy (Instructional design),  Phƣơng tiện truyền thông trong dạy học (Instructional Media)  Công nghệ máy tính trong dạy học (Instructional Computing).
  69. Các giai đoạn hình thành và phát triển khái niệm Công nghệ dạy học ở thế kỷ XX:  Ðầu thế kỷ XX- 1950  Giai đoạn 1950-1960  Giai đoạn 1960-1980  Giai đoạn 1980-1990  Giai đọan từ sau 1990
  70. Phân loại công nghệ dạy học. Có nhiều cách phân loại. Ở đây chúng ta có thể phân thành 2 loại: + Công nghệ cổ điển. Sử dụng các phƣơng tiện: Bảng- Phấn, Phim, Video, Ti vi, Overhead. + Công nghệ hiện đại. Sử dụng CNTT và truyền thông mới: Máy tính, Projector, mạng, Smart board, Mobile phone,
  71. III. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG TRONG DẠY
  72. NỘI DUNG 3.1. Công nghệ với khoa học nhận thức 3.2. Công nghệ dạy học với đổi mới phƣơng pháp dạy học 3.3. Lựa chọn công nghệ dạy học 3.4. Dạy học với công nghệ hiện đại 3.5. Đào tạo trực tuyến
  73. 3.1. CÔNG NGHỆ VỚI KHOA HỌC NHẬN THỨC
  74.  Công nghệ với sƣ phạm Học là một quá trình nhận thức Công nghệ tác động đến hoạt động nhận thức: + Tăng khả năng thu nhận tri thức + Vị giác: 1% + Xúc giác: 1,5% + Khứu giác: 3,5% + Thính giác: 11% + Thị giác: 83%
  75. + Tăng khả năng ghi nhớ: + Nghe: 20% + Nhìn: 30% +Nghe và Nhìn: 50% + Tự trình bày: 80% + Tự trình bày và làm: 90% Công nghệ hỗ trợ cho sư phạm, giúp giáo viên thực hiện tốt các giải pháp sư phạm vốn dựa trên khoa học về nhận thức
  76.  Công nghệ với nhà giáo  Công nghệ không thể thay thế nhà giáo  Công nghệ có thể giúp nhà giáo thực hiện tốt hơn công việc của mình :  Soạn giáo án  Tra cứu tài liệu  Thực hiện bài giảng  Đổi mới phƣơng pháp  Các hoạt động bỗ trợ
  77. 3.2. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VỚI ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
  78. Công nghệ dạy học làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và phương pháp học với nhiều hình thức phong phú. Mối giao lƣu giữa máy và ngƣời đã trở thành tƣơng tác hai chiều với nhiều phƣơng tiện truyền thông (multimedia) là âm thanh, tiếng nói, hình ảnh, phim mà đỉnh cao là học trên mạng Internet (e-learning). Nhờ có công nghệ mới mà giáo dục đã có thể thực hiện những tiêu chí mới: học mọi nơi (anywhere), học mọi lúc (anytime), học mọi thứ (on anythings), học một cách mở và mềm dẻo suốt đời (open and flexible lifelong learning) nhờ tổ chức việc học trên mạng Internet (e-learning).
  79. Về bản chất, quá trình Dạy và Học là quá trình Thông Tin và Truyền Thông. Thông tin là nội dung bài giảng và tri thức cần truyền đạt. Quá trình trao đổi thông tin (truyền thông) là quá trình trao đổi giữa thầy và trò, giữa ngƣời học với các nguồn tƣ liệu học tập. Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông với công nghệ multimedia, Internet, đĩa CD, đặc biệt là e-learning, m-learning, u-learning đang làm thay đổi cách thức dạy và học:  Học tập mềm dẻo, suốt đời thay cho học để thi cử trong một đoạn cuộc đời.  Học để nâng cao chất lƣợng cuộc sống, để nâng cao trí tuệ hơn là vì học để thi cử lấy bằng.  Tích cực hoá quá trình dạy và học qua các việc làm cụ thể của giáo viên thay vì lí luận nhiều.
  80. 3.3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
  81. — Có nhiều công nghệ dạy học, không có công nghệ dạy học nào là tốt nhất. — Công nghệ dạy học liên quan đến phƣơng pháp dạy học và nội dung dạy học. — Không thể nói rằng cần lựa chọn một phƣơng pháp dạy học nào đó hay một công nghệ dạy học nào đó để áp dụng cho mọi giáo viên, mọi môn học, bài học.
  82. — Khi lựa chọn công nghệ dạy học, có thể dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:  Phải xuất phát từ nhiệm vụ giảng dạy, dựa vào những nguồn lực sẵn có của cơ sở giáo dục, vào chuyên môn và sở trƣờng của giáo viên, năng lực của học sinh  Cần xem xét tác động của các giải pháp công nghệ có đáp ứng đƣợc các nguyên tắc sƣ phạm cơ bản hay không: . Khuyến khích sự tiếp xúc giữa học sinh và giáo viên; . Phát triển quan hệ tƣơng hỗ và sự cộng tác giữa học sinh với nhau; . Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực; . Cung cấp các phản hồi một cách nhanh chóng; . Đảm bảo tốt về thời gian đối với các công việc; . Truyền đạt đƣợc những kỳ vọng cao; . Tôn trọng các tài năng và các phong cách học tập khác nhau
  83. 3.4. DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
  84. Công nghệ hiện đại: Sử dụng máy tính, máy chiếu Projector, các thiết bị CNTT khác và các phƣơng tiện truyền thông. Việc sử dụng công nghệ dạy học hiện đại sẽ làm cho bài giảng sinh động vì: — Thuận lợi trong việc sử dụng Multimedia — Có thể mô tả đƣợc các hoạt động, quy trình một cách trực quan, sinh động
  85. Lưu ý: Để sử dụng tốt công nghệ hiện đại cần:  Khắc phục tâm lý ngại sử dụng máy tính  Biết sử dụng một số phần mềm cơ bản  Biết ứng dụng đa phƣơng tiện  Biết khai thác Internet Mặt trái: Tạo tâm lý hƣởng thụ
  86. 3.4.1. ĐA PHƢƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) Thông tin multimdeia: Thông tin đƣợc truyền đạt bằng các hệ thống truyền đa phƣơng tiện. Thông tin multimedia có các dạng thể hiện: Text, Graphics, Animation (hoạt hình), Image, Video, Audio.
  87. 3.4.2. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Hiện nay, chƣa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành giáo dục về giáo án điện tử hay bài giảng điện tử. Nhiều ngƣời quan niệm rằng “giáo án điện tử” là giáo án đƣợc biên soạn trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng nào đó, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn để giảng dạy cho học sinh.
  88. 3.4.2. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ (TIẾP) Ở đây ta hiểu bài giảng điện tử một cách cụ thể hơn:  Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều đƣợc chƣơng trình hoá, do giáo viên điều khiển thông qua môi trƣờng multimedia nhờ máy vi tính. Bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học, tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử phải đóng vai trò định hƣớng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
  89. 3.4.2. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ (TIẾP)  Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đƣợc multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic đƣợc quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy đƣợc thể hiện bằng vật chất trƣớc khi bài dạy học đƣợc tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử.
  90.  Yêu cầu khi xây dựng bài giảng điện tử:  Tính đa phƣơng tiện (multimedia)  Tính tƣơng tác giữa thầy và trò  Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng, minh hoạ sinh động  Cần thể hiện một số câu hỏi với các mục đích khác nhau: Giới thiệu một chủ đề mới, Kiểm tra đánh giá ngƣời học, Liên kết các chủ đề  Ví dụ:
  91.  Quy trình thiết kế bài giảng điện tử: Bƣớc 1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp Bƣớc 2. Bƣớc đầu xây dựng kịch bản sƣ phạm — Xác định mục tiêu học tập theo các yêu cầu: Cụ thể, Đo được, Có thể đạt được, Phù hợp, Có khung thời gian rõ ràng — Lựa chọn nội dung: Phải biết, Nên biết, Có thể biết. — Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học: Các hoạt động, Mục tiêu của hoạt động, Thông tin của hoạt động, Phương pháp dạy học, Phản hồi, đo lường đánh giá kết quả Bƣớc 3: Chuyển thể kịch bản sƣ phạm thành bài trình diễn điện tử Bƣớc 4. Kiểm thử
  92.  Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy là một hƣớng đi đúng. Việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy cần lƣu ý một số điểm sau:  Không nên quá lạm dụng  Phải ngắn gọn, súc tích  Sử dụng đa phƣơng tiện  Có mục tiêu, các hoạt động rõ ràng  Phải đƣợc kiểm tra chuyên môn  Nên có phòng học đa phƣơng tiện
  93. 3.4.3. KHAI THÁC MỘT SỐ PHẦN MỀM CƠ BẢN (THỰC HÀNH) 3.4.3.1. Một số tính năng nâng cao của MicroSoft Word a) Tính năng trộn thƣ (Mailing merge) b) Tính năng lƣu vết thay đổi (Track Changes) c) Tính năng chèn tự động đoạn văn bản (Auto Text) d) Tính năng tạo thẻ đoạn và tạo mục lục (đọc thêm) 3.4.3.2. Sử dụng Powerpoint để soạn thảo và thực hiện bài giảng điện tử:
  94. 3.4.4. KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET (THỰC HÀNH) 3.4.4.1. Tìm kiếm thông tin trên Internet 3.4.4.2. Sử dụng từ điển mở 3.4.4.3. Sử dụng học liệu mở 3.4.4.4 Tải và lưu giữ tài liệu
  95. 3.5. ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
  96. 3.5.1. E-LEARNING Có rất nhiều cách định nghĩa e-learning.  Trong công trình "Designing Instruction for Technology Enhanced Learning (P. L. Rogers, 2001) có nêu 3 tiêu chuẩn cơ bản để xác định e- learning: 1) e-learning là học tập nhờ mạng máy tính, nhờ đó có thể cập nhật, lƣu trữ, truy cập, phân phối, chia sẻ kiến thức hoặc thông tin một cách tức thời; 2) e-learning đƣợc phân phát tới ngƣời học trực tiếp qua một máy vi tính sử dụng công nghệ Internet tiêu chuẩn. Điểm quan trọng nhất trong tiêu chuẩn này là sử dụng giao thức TCP/IP (Transfer Control Protocol/ Interrnet Protocol) và trình duyệt Web, vì chúng tạo nền tảng cho một sự phân phát vạn năng; 3) e-learning thực hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập không còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống. e-learning là một dạng của học tập từ xa, tuy khái niệm học tập từ xa rộng hơn.
  97.  e-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton).  E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).  E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo đƣợc chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và đƣợc thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).  Việc học tập đƣợc truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau nhƣ Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính.  e-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
  98.  Một số đặc điểm nổi bật của E-Learning: - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán - Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tƣơng tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho ngƣời học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng ngƣời. - E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nƣớc trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.
  99. Theo ông Quách Tuấn Ngọc: E-learning là đỉnh cao của công nghệ dạy và học. E Learning cấu thành bởi 3 phần:  Công cụ gồm . Các phần mềm tạo bài giảng (Authoring tools) . Các phần mềm quản lí dạy và học (Learning Management Systems, LMS). . Phần máy móc: webcam, camera, server  Nội dung: giáo viên tạo ra các bài giảng, cua học Cần tổ chức đào tạo, tập huấn để họ tự làm lấy bài giảng.  Dịch vụ: đƣa bài giảng đến với sinh viên, học sinh qua đĩa CD, hoặc trực tuyến. Có thể thu lệ phí. Có thể tổ chức khoá học ảo.
  100. 3.5.2. M-LEARNING  E-learning với các thiết bị di động  Trong đó có PMP (Personal Media Player) và Mobile phone  Không có LMS (Learning Management System) trực tiếp nối đƣợc với các thiết bị di động  Vì vậy các nội dung cần chuyển đởi vào thiết bị di động  Tuy nhiên laptop với truy nhập wireless và table PC thì thuộc loại e-learning, không thuộc M-learning.
  101. 3.5.2. U-LEARNING  Hệ thống giáo dục tiên tiến dựa trên hệ thống có sẵn e-learning và thiết bị liên quan  Học tập qua nhiều kiểu nội dung với các thiết bị số khác nhau trong trƣờng học, ở nhà hay ở bất cứ nơi nào nhờ có hệ thống quản lý học tập đƣợc tích hợp  Ngƣời học có thể học nhiều loại nội dung, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào  U-learning sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận về nội dung, thiết bị, hệ thống và ngay cả quan niệm về giáo dục
  102. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP  Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại đơn vị theo hƣớng ứng dụng CNTT:  Quản lý cán bộ  Quản lý giảng dạy  Quản lý thiết bị và đồ dùng dạy học  Quản lý học sinh  Lập kế hoạch  Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động:  Bồi dƣỡng chuyên môn  Đoàn đội  Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý  Huy động nguồn lực
  103. 3.5. ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Giới thiệu website hỗ trợ đào tạo tại Học viện QLGD
  104. THỰC HÀNH  Thời gian: 1 buổi  Nội dung: Word, Power Point  Đánh giá: Điểm 30%  Nội dung: Có yêu cầu cụ thể