Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 7: Kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật - Trần Văn Kham

pptx 21 trang hapham 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 7: Kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật - Trần Văn Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_7_ky_thi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 7: Kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật - Trần Văn Kham

  1. BÀI 7: KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NKT
  2. Nội dung • Các cách tiếp cận đối với phân biệt đối xử với NKT • Phân biệt đối xử qua cách dùng ngôn ngữ
  3. 7.1. các cách tiếp cận Quan niệm về kỳ thị Kì thị là một từ gốc Hán (tiếng Anh là discrimination), kì là "khác biệt, không như nhau", thị là "nhìn nhận, đối xử", và kì thị là "đối xử khác" hay "phân biệt đối xử". Kì thị chỉ việc ứng xử với một thành viên nào đó trong cộng đồng theo một thái độ khác do thân phận hoặc sự phân loại, mà không xét đến phẩm chất con người của họ. Kì thị luôn lấy lợi ích của một nhóm người nào đó để đánh đổi, để đề cao nhóm người ấy hơn.
  4. 7.1. các cách tiếp cận Quan niệm E.Goffman 1) "sự ghê sợ về cơ thể" tức là những kỳ thị liên quan đến những biến dạng thể chất; (2) "nhược điểm về tính cách của một cá nhân" chẳng hạn như một người bị coi là thiếu ý chí nếu có những đam mê không bình thường hoặc không trung thực; (3) "kỳ thị bộ lạc", tức là kỳ thị về sắc tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo hoặc là việc tham gia một tổ chức xã hội bị khinh miệt. Các công trình của những nhà nghiên cứu khác coi kỳ thị là một quá trình xã hội, đã sản sinh và tái sản sinh ra những mối quan hệ về quyền lực và sự kiểm soát.
  5. 7.1. các cách tiếp cận Mô hình đạo đức • Các mô hình mang tính đạo đức được biết đến rộng rãi xuyên suốt quá trình lịch sử đã định nghĩa người khuyết tật bởi sự thiếu hụt của họ. • Vị trí của người khuyết tật trong xã hội là khác nhau và bao gồm những giải thích như khuyết tật là một biểu hiện của tội lỗi hoặc do Chúa không hài lòng, một bài kiểm tra hoặc thử thách dành cho những người không bị khuyết tật, một cơ hội dành cho những người không bị khuyết tật để có được sự cứu rỗi bằng cách giúp đỡ nhưng người khuyết tật, và là một sự sai sót của tự nhiên (Albrecht, 1992; Arneil, 2009; Longmore,2003; Mackelprang&Salsgiver, 2009).
  6. 7.1. các cách tiếp cận Mô hình y học • Ở thời kỳ Phục Hưng, mô hình y học nổi bật lên khi đề cập đến những lý giải khoa học về sự thiếu hụt của những người khuyết tật. • Mô hình y học phủ nhận những lời giải thích của mô hình đạo đức, nhưng vẫn giữ quan niệm rằng những người khuyết tật hoàn toàn phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện và chăm sóc của xã hội. • Các chuyên gia y tế và dịch vụ con người được tuyển dụng để cải thiện hoặc chữa trị các triệu chứng và các vấn đề
  7. 6.1. các cách tiếp cận Mô hình xã hội • Phần lớn các vấn đề của người khuyết tật nảy sinh như là kết quả từ những yếu tố bên ngoài như sự phân biệt đối xử hoặc sự hạ thấp giá trị. • Khuyết tật và người khuyết tật là những người có thể đóng góp cho xã hội và có quyền tự quyết định. • Mô hình này đã góp phần tích cực vào giảm bớt sự kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật.
  8. 7.2. sự phân biệt đối xử qua ngôn ngữ • Sự kì thị và phân biệt đối xử được thể hiện rõ nét trước hết qua ngôn từ. • Những từ ngữ để gọi tên các khuyết tật hay người khuyết tật thường vô tình hay hữu ý hàm chứa sự coi thường, thương hại. Điều này tác động tiêu cực tới tâm lý của người khuyết tật. • Khi nói đến người khuyết tật, người ta sử dụng cụm từ “người có khuyết tật” hoặc “người có khiếm thính” thay vì “người tàn tật” hoặc “người điếc”.
  9. Bài tập nhóm • Tìm hiểu sự phân biệt đối xử với NKT qua việc gọi tên NKT • Các nhóm chỉ ra các thuật ngữ gọi tên NKT tích cực • Các nhóm chỉ ra các thuật ngữ gọi tên NKT tiêu cực • Các từ ngữ, thuật ngữ nói về khả năng của NKT • Các từ ngữ, thuật ngữ nói về hạn chế của NKT • Phân tích cách dùng từ ngữ trong các văn bản pháp luật liên quan đến NKT hiện nay
  10. 7.3. các hình thức phân biệt đối xử Đối với NKT thể chất: • Người khuyết tật thể chất dễ dàng nhận thấy và trải nghiệm sự kì thị, phân biệt đối xử trong đời sống hàng ngày. • Khi một người khuyết tật thể chất gặp người lạ trên đường phố, ở ga tàu điện ngầm, ở rạp chiếu phim, , họ thường cảm nhận rõ ràng về ánh mắt hay thái độ khác lạ của người xung quanh. • NKT sợ bị thương hại, • NKT ngày được quan tâm hơn
  11. 7.3. các hình thức phân biệt đối xử Đối với NKT phát triển, tâm thần, nhận thức: • Quan niệm dập khuôn về NKT phát triển, tâm thần, nhận thức: hàm chứ nhiều điều tiêu cực • Những người khuyết tật tâm thần thường bị sàng lọc, cách ly khỏi xã hội, và đối xử thiếu nhân văn. Cho tới nay, vẫn tồn tại thực tế rằng những người khuyết tật tâm thần tiếp tục bị xa lánh bởi cộng đồng, bị từ chối những quyền và lợi ích cơ bản và là đối tượng bị phát tán sự kì thị, phân biệt đối xử. • Họ thường liên tục gặp khó khăn trong tìm và duy trì việc làm, bảo hiểm y tế, trị liệu y khoa, hay thuê nhà một khi họ bị phát hiện bệnh.
  12. 7.3. các hình thức phân biệt đối xử Cuộc sống thật khó khăn với chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Tôi có thể nói chuyện, nhưng không thể được lắng nghe. Tôi có thể đề xuất nhưng họ không quan tâm. Tôi có thể báo cáo về những suy nghĩ của mình, nhưng họ có thể nhìn nó như là ảo giác. Tôi có thể thuật lại kinh nghiệm của mình, nhưng họ có thể diễn giải nó như là chuyện viễn tưởng. Là một bệnh nhân hay thậm chí là một bệnh nhân cũ là không được đếm xỉa đến. Nhãn của bạn là một thực tế không bao giờ rời bỏ bạn, nó định hình dần dần một nhận dạng rằng thật khó để thoát ra. Chúng ta phải thay đổi thái độ của cộng đồng và những khuôn mẫu hiện tại. Cho tới khi chúng ta loại trừ được những kì thị, chúng ta sẽ có thành kiến mà sẽ được bộc lộ ra rõ ràng như sự phân biệt đối xử chống lại những người khuyết tật tâm thần (Leete, 1997).
  13. 7.4. Các dấu hiệu và chỉ báo • NKT bị phân biệt đối xử trung cộng đồng % 54.2 60.0 50.0 40.0 30.0 22.1 17.0 20.0 11.5 10.1 11.0 % 4.5 10.0 0.0 Bị coi Bị lăng Bị phớt Từ chối Bị đánh Bị từ Bị lạm thường mạ lờ trong không đập chối dụng tình các hoạt kết hôn không dục động CĐ phục vụ trong nhà hàng
  14. 7.4. Các dấu hiệu và chỉ báo • NKT bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc • Không nhận vào làm • Không được tôn trọng trong công việc • Chỉ được giao “những việc phù hợp” (lương thấp, vị trí thấp); • Không được thăng tiến: chỉ có hợp đồng ngắn hạn; ít hoặc không có cơ hội đào tạo • Bị bóc lột sức lao động
  15. 7.4. Các dấu hiệu và chỉ báo • NKT bị phân biệt đối xử trong giáo dục • Nhận thức chung về nhu cầu học tập của NKT còn thấp • NKT đi học có ảnh hưởng đến người không KT • HSKT gặp nhiều khó khăn ở nơi học tập • Cơ sở hạ tầng trường học không thân thiện • Giáo viên thiếu kỹ năng nghề nghiệp • Chỉ có 33% trẻ khuyết tật có cơ hội đi học
  16. 7.4. Các dấu hiệu và chỉ báo • NKT bị phân biệt đối xử trong hôn nhân và sinh con • Tuỳ theo từng dạng KT, có từ 19-40% người dân cho rằng NKT không nên lập gia đình • NKT không thể sống cuộc sống BT, • NKT không thể nuôi được bản thân họ; • NKT là gánh nặng gia đình • Có từ 32.2% đến 89.7% người dân cộng đồng cho rằng PNKT không nên có con: • Họ sẽ không thể nuôi dưỡng con cái • Họ sẽ làm tăng gánh nặng cho bản thân họ và gia đình • Con cái của họ có thể bị khuyết tật “di truyền” • Hệ quả: 47% người khuyết tật từ 18 tuổi trở lên không kết hôn
  17. 7.4. Các dấu hiệu và chỉ báo • NKT bị phân biệt đối xử trong tham gia các hoạt động xã hội • Tuỳ theo từng dạng KT, có từ 11-63% người dân cho rằng NKT không nên tham gia các hoạt động cộng đồng; • Hệ quả: 85.5% NKT không tham gia vào bất kỳ tổ chức nào ở địa phương; • 81% NKT không tham gia vào các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao trong cộng đồng của mình
  18. 7.4. Các dấu hiệu và chỉ báo NKT tự kỳ thị • Chỉ có 1/5 số NKT nghĩ rằng họ “bình thường”; • Hầu hết NKT tự cho bản thân mình là • thấp kém hơn, • tự ti, • mặc cảm, • khó hoà nhập cộng đồng, thường né tránh tham gia hoạt động xã hội
  19. BÀI TẬP: Tìm hiểu cuộc sống NKT qua những trường hợp cụ thể “em A là một học sinh khiếm thính lớp 8 trường Hy Vọng (TP Hồ Chí Minh) đi học bằng xe buýt, khi em lên xe, người soát vé yêu cầu em mua vé. Em đã đưa thẻ xe buýt miễn phí và ra hiệu rằng em bị câm điếc, nhưng người soát vé đã giật thẻ của em quang xuống đất và bảo em mua vé. Em không có tiền mua vé nên đã bị đuổi khỏi xe” (Nguồn: Báo Thanh niên, 24/09/2008)
  20. Xây dựng các thông điệp truyền thông giảm thiểu sự kỳ thị • Các thông điệp hiện nay thường có xu hướng: • Bi kịch hoá hoàn cảnh • Anh hùng hoá người khuyết tật • Gợi ra những phản ảnh cho rằng người khuyết tật là người không bình thường, là trường hợp đặc biệt cần trợ giúp đặc biệt • Gắn khuyết tật với định mệnh và số phận • Đâu là thông điệp phù hợp? Hãy xây dựng các thông điệp làm giảm sự kỳ thị
  21. trong căn nhà tồi tàn, 10 phận người nương tựa vào nhau sống lay lắt trong nỗi đau bệnh tật. Cả nhà chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng không đủ ăn. Hằng ngày cụ Ẩm ra chợ xin ăn rồi nhặt nhạnh những gì có thể ăn được đem về, cụ còn nhặt ve chai đi bán kiếm tiền. Hàng ngày vất vả kiếm sống, tới bữa, cụ còn phải tất tả về lo cơm nước cho các con, các cháu đợi ở nhà. Không kể nắng mưa, sớm tối, cụ không dám nghỉ ngày nào. Có hôm đói, cụ ngất xỉu ngoài đường, người ta phải đưa cụ về Cụ ẩm thở dài khi kể về những đứa cháu tội nghiệp của mình. “chúng cháu đứa nào cũng ngoan và thương bà lắm. Nhiều hơn thấy bà vất vả, chúng lê la ra làm với bà. Nhưng nào có làm được đâu, rửa bát thì cầm không vững, nấu cơm mấy lần suýt thiêu cháy nhà .nhìn con cháu hết bò lại lê từng bước đi nặng nhọc, đau đớn mà lòng mẹ nhe bị xát muối (Câu chuyện buồn của bà cụ 86 tuổi, Dân Trí, 22/12/2009)