Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 8: Khả năng với người khyết tật

pptx 28 trang hapham 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 8: Khả năng với người khyết tật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_8_kha_nan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 8: Khả năng với người khyết tật

  1. Bài 8. Khả năng tiếp cận của NKT
  2. 8.1. Nội dung Khả năng tiếp cận về  Cơ sở vật chất  Thông tin  Thể chế  Dịch vụ
  3. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất  Nhà cửa, giáo dục, việc làm, đi lại thường là khó tiếp cận, và nhiều người phải sống cuộc sống bị hạn chế và bao quanh bốn bức tường.  Khi luật và các điều luật bắt đầu giải quyết những vấn đề của người khuyết tật, xã hội bắt đầu đổi thay
  4. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất  Những công trình công cộng mới bắt đầu chú ý tới những nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật để tiếp cận thuận lợi hơn và những ngôi nhà cũ cần sửa chữa để thích ứng.  Quan niệm về thiết kế chung được giới thiệu, một phương thức tư duy tổng thể về môi trường xây dựng được truyền tải tới các trường kiến trúc và thiết kế.
  5. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất  Các công trình công cộng được khuyến cáo ◦ việc xây dựng các đường thoải vỉa hè ở các góc phố, ◦ các đèn tín hiệu kêu, ◦ âm thanh của thang máy, ◦ các biển dẫn chữ Braille, ◦ các phương cách kiểm soát qua đường được lắp đặt ở tầm ngang lưng, các nơi đỗ xe cho người khuyết tật được gán nhãn ở mọi nơi mua sắm, ◦ và các con phố, các nhà vệ sinh công cộng dễ tiếp cận và có các khay đựng giấy vệ sinh ở độ thấp,
  6. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất  Những tiến bộ về công nghệ và ngày càng có nhiều mối quan tâm trong sáng chế và tạo dựng công nghệ thích ứng cho việc ăn, chuẩn bị đồ ăn, lau nhà, đi lại, đọc, viết, sử dụng điện thoại, giao tiếp và tất cả mọi thứ để làm cho mọi điều dễ dàng hơn  Về cơ bản, người khuyết tật vẫn phải đối diện với những khó khăn trong tiếp cận hệ thống cơ sở vật chất, không chỉ ở nơi công cộng mà còn tại gia đình, đặc biệt với những hộ gia đình nghèo.
  7. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất  Những tiến bộ về công nghệ và ngày càng có nhiều mối quan tâm trong sáng chế và tạo dựng công nghệ thích ứng cho việc ăn, chuẩn bị đồ ăn, lau nhà, đi lại, đọc, viết, sử dụng điện thoại, giao tiếp và tất cả mọi thứ để làm cho mọi điều dễ dàng hơn  Về cơ bản, người khuyết tật vẫn phải đối diện với những khó khăn trong tiếp cận hệ thống cơ sở vật chất, không chỉ ở nơi công cộng mà còn tại gia đình, đặc biệt với những hộ gia đình nghèo.
  8. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất Một số khó khăn trong tiếp cận cơ sở vật chất công cộng với người sử dụng xe lăn.  Đường đi không bằng phẳng, gồ ghề  Không phải mọi xe bus trên tuyến đều được trang bị máy nâng xe lăn, và việc chờ đợi thường là quá dài và không thực sự thoải mái.
  9. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất Một số khó khăn trong tiếp cận cơ sở vật chất công cộng với người sử dụng xe lăn.  Các phòng vệ sinh đều có các ngăn phù hợp với xe lăn, nhưng thường là nằm ở cuối phòng và khó tiếp cận được.  Và ở các nhà hát, nơi chiếu phim, nơi biểu diễn hoà nhạc, hiếm có khoảng không dành cho xe lăn.  Khó để thu hút sự chú ý, để sử dụng các phương tiện và các điều kiện chung của xã hội: máy điện thoại có trả phí mới được lắp đặt ngang lưng, các quầy tiếp tân thường cao đến ngực ở các nhà hàng, ở các văn phòng.
  10. 8.2. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất Một số khó khăn trong tiếp cận tài liệu, tư liệu với người khiếm thị. Hầu hết người khiếm thị đọc hoặc bằng sách phát thanh có băng ghi âm hoặc sử dụng chữ nổi cho người mù (chữ Braille) nhưng hệ thống đầu sách, tài liệu chữ nổi, sách nói, hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người khuyết tật. Các sách báo, tài liệu dành cho người khiếm thị vừa hạn chế về số lượng, lại kém đa dạng về nội dung, chủ đề. Học sinh khiếm thị khi tham gia học tập được nhận sách giáo khoa, sách từ thư viện có chữ nổi và băng ghi âm. Phần lớn học sinh sử dụng máy đánh chữ hoặc máy tính. Học sinh khiếm thị có quyền hợp pháp thích ứng nếu thấy cần và những bước tiến kỹ thuật có thể khiến việc thích ứng trở nên dễ dàng hơn so với trước đây.
  11. 8.3. Khả năng tiếp cận thông tin  Việc tiếp cận thông tin ở người khuyết tật có sự liên hệ chặt chẽ với khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của họ.  Người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật tại những khu vực kém phát triển, rất khó khăn để tiếp cận với các nguồn lực vật chất, bao hàm cả việc tiếp cận các phương tiện truyền thông, thông tin, do đó, khả năng tiếp cận với các thông tin khác nhau liên quan đến đời sống của mình đều bị giới hạn.
  12. 8.3. Khả năng tiếp cận thông tin Khó khăn trong tiếp cận thông tin dịch vụ dành cho người khuyết tật Bạn biết đấy, tôi là một người có giáo dục và đã nghĩ rằng mình là người thông minh, nhưng tôi đang sống trong một thế giới mà tôi không biết mình nên làm gì và nên đi đâu. Các nhân viên xã hội cho tôi một danh sách các số điện thoại và tất cả đều không liên lạc được. Nó cứ như thể là loại thông tin hết hạn vậy. Phần lớn những phụ huynh lớn tuổi hơn chúng tôi thường không bao giờ hỏi đến các dịch vụ và họ rất miễn cưỡng khi nói về nó. Chúng tôi không biết rõ về chúng và cũng không biết bắt đầu nói về chúng như thế nào (Người khuyết tật, Mỹ, 2007)
  13. 8.3. Khả năng tiếp cận thông tin Khó khăn trong tiếp cận thông tin tư vấn tâm lý, đời sống của người khuyết tật “Tình dục là bản năng của con người. Người khiếm thị gặp một số khó khăn do không nhìn thấy nên họ thiếu thông tin, không biết được hành vi quan hệ tình dục phải như thế nào”. Do thiếu thông tin nên có người khiếm thị đã suy nghĩ lệch lạc: “Khi chồng đạt cực khoái mà vợ không đạt nghĩa là vợ ngoại tình, chưa yêu mình hết lòng”. Hoặc khi vợ sung sức quá thì lại bị người chồng cho là “dâm đãng”. “Có những đôi vợ chồng cùng bị mù như nhau, người chồng yếu không đủ sức đáp ứng vợ liền nghĩ rằng vợ mình “quá đáng”. Đây là sự đáng buồn của việc thiếu thông tin” (T.B.T, người khiếm thị, 2011)
  14. 8.4. Khả năng tiếp cận thể chế  Người khuyết tật và gia đình người khuyết tật gặp phải rất nhiều khó khăn về mặt thể chế để có thể tiếp cận được với những nguồn lực cần thiết.  Những rào cản hệ thống. Việc thiếu hệ thống bảo hiểm dài hạn và linh hoạt là một trở ngại lớn mà nhiều gia đình đang gặp phải.
  15. 8.4. Khả năng tiếp cận thể chế  Các tiêu chuẩn đủ điều kiện. Các tiêu chuẩn xác nhận đủ điều kiện là một dạng trở ngại khác mà các gia đình gặp phải khi tìm đến các dịch vụ hỗ trợ cá nhân hoặc hỗ trợ gia đình. Xét một cách chủ quan nếu bạn không xác định được rõ ràng loại khuyết tật thì bạn không thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ. Có gì khác nhau giữa việc bị khuyết tật dạng này hay dạng kia? Chỉ có một sự thật đó là con trai tôi hoàn toàn phải phụ thuộc vào người khác và không thể tự làm gì.
  16. 8.5. Khả năng tiếp cận dịch vụ  Nhu cầu của NKT về các dịch vụ trợ giúp là đa dạng  Các mô hình dịch vụ hiện có hướng nhiều đến can thiệp hơn là ngăn ngừa  Các hình thức trợ giúp hỗ trợ thường không đầy đủ và không linh hoạt  Có những rào cản mang tính hành chính cho quá trình tiếp cận dịch vụ  Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn (CTXH) hoạt động trong các dịch vụ này
  17. 8.5. Khả năng tiếp cận dịch vụ  Bộ Y tế đã có công văn cho địa phương triển khai thực hiện Luật người khuyết tật;  thành lập Hội đồng tư vấn Phục hồi chức năng quốc gia;  triển khai dự án Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin;  hoàn thiện tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm; tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt tuyến tỉnh về phát hiện sớm, can thiệp sớm;  xây dựng, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chẩn đoán một số bệnh, tật, dị dạng do chất độc hoá học/dioxin;
  18. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2012-2015:  Hằng năm 70% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau;  70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật;  khoảng 60.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp;
  19. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2012-2015:  60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục;  250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp;
  20. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2012-2015:  Ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;  Ít nhất 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương;  30% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
  21. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2012-2015:  20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 25% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.  90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
  22. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2012-2015:  60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật;  40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật;  30% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.
  23. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2016-2020:  Hằng năm 90% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.  70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.
  24. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2016-2020:  300.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.  100% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
  25. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2016-2020:  Ít nhất 80% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.  50% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
  26. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2016-2020:  30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật;  40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và Luyện tập thể dục, thể thao.  100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
  27. 8.6. Yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận Giai đoạn 2016-2020:  80% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ, tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác trợ giúp người khuyết tật;  60% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật;  50% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống./.
  28. 8.7. Gợi ý thảo luận  Nhìn nhận chung về khả năng tiếp cận của NKT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay?  Rào cản lớn nhất đối với việc tiếp cận các dịch vụ xã hội dành cho NKT?  Giải pháp nào để đưa các chỉ báo của Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 vào hiện thực?  Vị trí của NVXH trong trợ giúp NKT tiếp cận các dịch vụ xã hội?