Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ học đối chiếu

ppt 89 trang hapham 3401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ học đối chiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dan_luan_ngon_ngu_hoc_doi_chieu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ học đối chiếu

  1. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU (INTRODUCTION TO CONTRASTIVE LINGUISTICS) By Associate Prof. Dr.TRAN VAN PHUOC For MA in Contrastive Linguistics 1
  2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT A.MỤC ĐÍCH: - Phân tích những giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ; - Ứng dụng vào lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, thực hành sử dụng ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ. B.NỘI DUNG: 1.Tổng quan về Ngôn ngữ học đối chiếu 1.1.Khái niệm “Đối chiếu, So sánh” 1.2.Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? 1.3.Cơ sở lý luận của NNHĐC 1.4.Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC 2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu 2.1.Nhiệm vụ ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học 2.2.Nhiệm vụ ứng dụng thực hành ngôn ngữ 2
  3. 3.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu 3.1.Phương pháp ngôn ngữ học 3.2.Phương pháp miêu tả 3.3.Phương thức đối chiếu 3.4.Thủ pháp đối chiếu 4.Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ 5.Thực hành đối chiếu 3
  4. C.TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 1.Bùi Mạnh Hùng (2008) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU, NXB Giáo dục. 2.Chesterman, Andrew (1998) CONTRASTIVE FUNCTIONAL ANALYSIS, John Benjamins Publishing Company, Amsterdam/ Philadelphia. 3.James, Carl (1992) CONTRASTIVE ANALYSIS, Longman, London and New York. 4.Krzeszowski, Tomasz P. (1990) CONTRASTING LANGUAGES – The Scope of Contrastive Linguistics, Mouton de Gruyter, Berlin New York. 5.Lado, Robert (1957) LINGUISTICS ACROSS CULTURES, Michigan University Press (NGÔN NGỮ HỌC QUA CÁC NỀN VĂN HOÁ (2002) Bản dịch của Hoàng Văn Vân, NXB ĐHQG Hà Nội). 6.Lê Quang Thiêm (1989 tái bản và bổ sung năm 2005) NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ, NXBĐHQG-Hà Nội. 7.Nguyễn Thiện Giáp (2009) CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ, NXB Gíao dục, Hà Nội. 8.Nguyễn Văn Chiến (1992) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU VÀ ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ ĐÔNG NAM Á, Viện KHXHVN, Viện Đông Nam Á - Hà Nội. 9.Trần Hữu Mạnh (2007) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU - CÚ PHÁP TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT, NXB ĐHQG Hà Nội. 4
  5. D. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN: 1.Bài kiểm tra cá nhân: 20% 2.Bài nghiên cứu nhóm (2000 từ): 20% 3.Bài thu hoạch cá nhân / thi: 60% 5
  6. 1.TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU 1.1.Khái niệm “Đối chiếu, So sánh “ 1.So sánh (Comparison) là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách quan.Hoạt động so sánh hoạt động đối chiếu “một cái này” với “một cái khác”, nhằm vạch ra mối quan hệ giữa chúng. Trong khoa học, so sánh được coi như một thủ pháp nghiên cứu phổ quát.Trong ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp phân tích, một phương pháp nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ. 6
  7. Có 2 loại so sánh: (1) So sánh bên trong 1 ngôn ngữ (đơn vị, phạm trù thuộc các cấp độ, bình diện khác nhau ) (2) So sánh bên ngoài 2 hoặc nhiều hơn 2 ngôn ngữ theo 2 cách: (2.a) So sánh không hệ thống, ngẫu nhiên (2.b) So sánh đồng loạt, theo trình tự các hiện tượng, yếu tố, đơn vị , là cơ sở cho việc hình thành ngành Ngôn ngữ học so sánh. 7
  8. 2. “Đối chiếu (Contrast/Contrastive analysis)” thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là 2 hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau (similarities) và khác nhau (differences) hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại/ nguyên tắc đồng đại động (dynamic synchronic principle). 8
  9. 1.2.Ngôn ngữ học đối chiếu (confrontative, comparative, contrastive linguistics) là gì? • NNHĐC là một phân ngành NNH nghiên cứu so sánh hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ dòng họ hay thuộc cùng một loại hình hay không. 1.3.Cơ sở lý luận của NNHĐC • NNHĐC là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ (interlanguage study). Ngữ liệu được nghiên cứu có thể thuộc các ngôn ngữ (nguồn (source language) và đích (target language)) sống động, đang sử dụng hay thậm chí đã chết, nhưng chúng phải là các đại biểu thích hợp của các ngôn ngữ được nghiên cứu. 9
  10. * NNHĐC không chỉ đơn thuần là NNH Ứng dụng mà thực chất có thể nói là thuộc cả hai lĩnh vực: ngôn ngữ học lý thuyết (pure/theoretical linguistics) và ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics). * Ngoài thuật ngữ NNHĐC, phân ngành này có nhiều tên gọi khác như phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu, nghiên cứu xuyên ngôn ngữ (cross linguistics), nghiên cứu tương phản, ngôn ngữ học so sánh miêu tả, 1.4.Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC 10
  11. 2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu 2.Ngôn ngữ học đối chiếu (comparative/ confrontative/ contrastive linguistics) giúp xác định cái giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của các ngôn ngữ theo nguyên tắc đồng đại. 2.1.Nhiệm vụ ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học 2.1.1.Đối với loại hình học phân loại, việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung vào những sự giống nhau có đặc tính loại hình. 11
  12. 2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu 2.1.2. Đối với đặc trưng học, việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung vào những sự khác nhau. 2.1.3. Đối với phổ niệm học ngôn ngữ, việc nghiên cứu đối chiếu chỉ tập trung vào những sự giống nhau. Nhưng đây là là sự giống nhau có tính phổ biến. 2.1.4. Đối với loại hình học đối chiếu, việc nghiên cứu đối chiếu thường tập trung vào (1) những nét chung nhất cho mọi ngôn ngữ; (2) những nét chiếm ưu thế trong nhiều ngôn ngữ; (3) những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ; (4) nét riêng của một ngôn ngữ. 12
  13. 2.1.5. Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử, nghiên cứu đối chiếu tập trung cơ bản vào việc truy tìm những sự giống nhau trên những hiện tượng khác nhau, tìm những tương đồng lịch sử giữa các ngôn ngữ trong cùng ngữ hệ. 2.1.6. Đối với ngữ vực học, nghiên cứu đối chiếu cơ bản nhằm vào những sự giống nhau giữa các ngôn ngữ trong cùng một khu vực do quá trình tiếp xúc lịch sử-văn hoá của các tộc người nói những ngôn ngữ trong khu vực. 13
  14. 2.2.Nhiệm vụ ứng dụng thực hành ngôn ngữ 2.2.1. Ứng dụng vào Dạy và Học ngoại ngữ nhằm hướng tới những giống nhau và khác nhau cần yếu giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh (ngoại ngữ khác) gây ra những giao thoa ngôn ngữ nhất định trong học tập ngoại ngữ: (1).Những nét giống nhau cần yếu: trật tự từ, thành phần câu (A-V) (2).Những nét giống nhau không cần yếu: ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm (phổ niệm) 14
  15. (3).Những nét khác nhau cần yếu: từ và thanh điệu (V) -từ và trọng âm (A) (4).Những nét khác nhau không cần yếu: động từ có thời, thể, thức (A) trong khi động từ tiếng Việt không có. (5).Những nét tương ứng cần yếu: một hình thức giống nhau những nội dung ở 2 ngôn ngữ khác nhau; hình thức khác nhau nhưng nội dung biểu đạt giống nhau (biên dịch); ý nghĩa ngữ pháp giống nhau nhưng hình thức và phương thức, phương tiện biểu hiện không tương ứng. 15
  16. (6).Những nét tương ứng không cần yếu: chỉ có giá trị về lý luận ngôn ngữ. (7).Những nét phi tương ứng cần yếu: ở ngôn ngữ đối chiếu nào đó, tồn tại một phạm trù ngôn ngữ A nhưng ở ngôn ngữ khác lại không. Ví dụ: đối chiếu thành ngữ, tục ngữ (8). Những nét phi tương ứng không cần yếu: tiếng mẹ đẻ tồn tại một phạm trù ngôn ngữ nào đó không có trong ngoại ngữ đang học. 16
  17. Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nào đó, cho phép giải quyết hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ: 1.Vấn đề giao thoa ngôn ngữ và ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, vấn đề lỗi. 2.Tập hợp và lựa chọn các tài liệu ngôn ngữ và tài liệu lời nói với những đặc điểm cấu trúc, hành chức và hoạt động của ngôn ngữ đối chiếu. 17
  18. 3.Xác lập một trình tự nhất quán đối với tài liệu học tập ngoại ngữ. 4.Xây dựng một hệ thống hữu hiệu các thủ pháp giảng dạy nhằm giải thích tài liệu học tập ngoại ngữ. 5.Tạo ra và biên soạn một hệ thống các bài tập hợp lý và một hệ thống các sách giáo khoa ngoại ngữ có chỗ dựa khoa học. 18
  19. 2.2.2. Ứng dụng vào Phân tích lỗi và sữa lỗi: NNHĐC liên quan chặt chẽ tới việc phân tích lỗi khi nó giúp chúng ta đi tìm nguyên nhân của lỗi qua những ảnh hưởng của N1 đối với N2. Một mặt phải tập trung vào sự dự báo những lỗi sai có tính chất tiềm ẩn (error) nhằm phòng ngừa chúng. Mặt khác cũng hướng tới việc phân tích những lỗi sai hiển hiện (mistakes, faults) để tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi do các giao thoa ngôn ngữ nào đưa lại. 19
  20. 2.2.3. Ứng dụng vào dịch thuật (lý thuyết dịch) và dịch máy: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung (ý nghĩa) mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các phương tiện biểu hiện khác nhau. Với mục đích phiên dịch máy, NCĐC cố gắng tìm ra những nét khác nhau về chức năng ở 2 cấp độ: hình thái học và cú pháp học của 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ khởi phát và ngôn ngữ phiên dịch 20
  21. 3.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu trong ngôn ngữ học 3.1.Phương pháp ngôn ngữ học: 3.1.1.Phương pháp miêu tả: quan sát, miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống-cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính của các đơn vị ngôn ngữ, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức tổ chức và trật tự tôn ti của chúng theo một quan điểm hoặc trường phái (quan điểm truyền thống, cấu trúc, cải biến tạo sinh, tầng bậc, chức năng, tri nhận sư phạm ) trên nguyên tắc: a) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (khách quan) và đơn vị phân tích (chủ quan do người nghiên cứu đặt ra) b) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (chung, khái quát) và các dấu hiệu thuộc tính của nó (riêng, bộ phận hợp thành của đơn vị). 21
  22. 3.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu trong ngôn ngữ học c) Phân biệt những thủ pháp cơ bản luận giải bên trong (thuộc về nội bộ ngôn ngữ) và thủ pháp luận giải bên ngoài (ngoài cấu trúc ngôn ngữ) và luận giải kỹ thuật (dùng biện pháp kỹ thuật) được áp dụng. 3.1.1.1.Những Thủ pháp cơ bản luận giải bên trong (thuộc về nội bộ ngôn ngữ): *Thủ pháp phân loại, hệ thống hoá lưỡng phân/ cặp đối lập (binary/opposition pairs) hoặc chủng lọai (types) bao gồm việc xác định, phân chia, phân loại thành các nhóm, các loại, hệ thống con, hệ thống lớn các đơn vị ngôn ngữ và cả việc xác định các phạm trù, các mặt, các thuộc tính của các đơn vị này. 22
  23. *Thủ pháp tháo gỡ cấu trúc các loại đơn vị, các phạm trù trong đó bao gồm các phương thức hệ hình và phương thức cú đoạn. Trong phương thức hệ hình có các thủ pháp đối lập trường ngữ nghĩa, cú pháp; trong phương thức cú đoạn có thủ pháp kết hợp, vị trí *Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp (Immediate Constituents - IC) *Thủ pháp phân tích vị từ - tham tố (Predication Analysis/ Semantic Roles Analysis) *Thủ pháp phân tích nghĩa tố (Componential Analysis) 23
  24. 3.1.1.2.Những Thủ pháp luận giải bên ngoài (ngoài cấu trúc ngôn ngữ): -Luận giải đơn vị ngôn ngữ trong mối quan hệ của nó với hiện tượng ngoài ngôn ngữ, trong đó bao gồm các thủ pháp: xã hội học, thủ pháp lô-gích-tâm lý, thủ pháp cấu âm-âm học -Luận giải đơn vị ngôn ngữ trong quan hệ nó với đơn vị khác, trong đó bao gồm phương thức đồng nhất giữa các cấp độ ngôn ngữ, phương thức phân bố *Những Thủ pháp xã hội học: - thủ pháp địa lý ngôn ngữ (phương ngữ ), - thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách (phong cách sách vớ, thông tục, tiếng lóng, nghị luận, hành chính, ), - thủ pháp miêu tả biến tố, biến thể 24
  25. *Thủ pháp trường nghĩa (field analysis), nghĩa kết hợp (collocation analysis), *Thủ pháp phân tích ngôn cảnh/cảnh huống (context of situation analysis), *Thủ pháp phân bố (distributional analysis), *Thủ pháp phân tích văn cảnh (co-text analysis), *Thủ pháp thay thế (replacement), *Thủ pháp cải biến (transformational analysis): lồng ghép (embedding), nối ghép (conjoining), chèn (insertion), đảo (inversion), hòan thành (completion), cắt bỏ (deletion) 25
  26. 3.1.1.2.Những Thủ pháp luận giải kỹ thuật (dùng biện pháp kỹ thuật): phương thúc thống kê, lô-gích toán, mô hình hoá, thuật toán 3.1.2.Phương pháp so sánh - lịch sử (historical comparative method) tìm ra ngữ hệ (language families) dựa vào sự phân tích ngữ âm vốn từ cơ bản (basic vocabulary) chung như: a.những từ chỉ cơ thể con người (human body parts) b.những từ chỉ quan hệ họ hàng (human relatives) c.những từ chỉ phẩm chất con người (human qualities) d.những từ chỉ họat động con người (human actions, activities) e.những từ chỉ dụng cụ lao động của con người (human labor tools) f.những từ chỉ các con vật nuôi (human domestic animals) g.những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, môi trường sống của con người (natural phenomena, ) 26
  27. 3.2.Phương pháp đối chiếu: 3.2.1.Xác lập cơ sở đối chiếu: là những giống nhau và khác nhau hay những tương đồng và loại biệt của phạm vi đối tượng được khảo sát theo quan điểm/ trường phái được xác định. 3.2.2.Xác định phạm vi đối chiếu: 3.2.2.1.Phạm vi đối chiếu: 3.2.2.1.1. Đối chiếu ngôn ngữ: là phạm vi đối chiếu các ngôn ngữ với nhau. Sự đối chiếu này diễn ra trên tổng thể bao quát chung, mang tính chất toàn cảnh. 27
  28. 3.2.2.1.2. Đối chiếu dấu hiệu: đi vào bên trong những liên hệ cụ thể của ngôn ngữ. Đối chiếu dấu hiệu tiến hành trên các loại đơn vị, các bình diện, cấp độ, các phạm trù, thuộc tính của ngôn ngữ. Nó có phạm vi bao quát rộng lớn: 3.2.2.1.2.1. Đối chiếu phạm trù: đối chiếu các phạm trù ngữ pháp “ngôi”, “thời”, “thể”, của động từ; “giống”, “số”, “cách” của danh từ; các phạm trù “xác định”, “phiếm định” của danh từ, đại từ Đối chiếu các hiện tượng đa nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa ở cấp độ từ, ngữ, câu 28
  29. 3.2.2.1.2.2. Đối chiếu hệ thống-cấu trúc: đi tìm những nét giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo, những thuộc tính của hệ thống ngôn ngữ, của những hệ thống con: âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệ thống đơn vị câu 3.2.2.1.2.3. Đối chiếu chức năng và hoạt động làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt động, hành chức của các đơn vị ngôn ngữ. Các đối chiếu này làm sáng tỏ các khả năng thể hiện, diễn đạt các hiện tượng, các phạm trù trong cùng một cấp độ ngôn ngữ và xuyên cấp độ. 29
  30. 3.2.2.1.2.4. Đối chiếu phong cách học: nhằm làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ ở những phong cách chức năng khác nhau (báo chí-chính luận, khoa học, thơ ca, ngôn ngữ đời sống ) 3.2.2.1.2.5. Đối chiếu lịch sử-phát triển: có quan hệ với nghiên cứu lịch đại. Phạm vi đối chiếu này nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu vừa liên quan chặt chẽ với nghiên cứu so sánh-lịch sử, vừa quan hệ với loại hình học lịch đại. 30
  31. 3.2.2.2.Thủ pháp đối chiếu chung: Có 2 thủ pháp đối chiếu chung đối với phạm vi đối chiếu ngôn ngữ hoặc dấu hiệu: 1.1.Một trong những ngôn ngữ đối chiếu được chọn làm ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ chỉ đạo, ngôn ngữ đích) (target language). Đây là ngôn ngữ đối tượng cần được phân tích, cần được làm sáng tỏ, cần được tập trung để trình bày những dự định, mục đích của nhà nghiên cứu. Ngôn ngữ (hay những ngôn ngữ) còn lại sẽ là ngôn ngữ đệm, ngôn ngữ phương tiện, ngôn ngữ điều kiện (source language) trên đó cho phép làm sáng tỏ các đặc điểm của ngôn ngữ cơ sở. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ lý luận và thực tiễn đặt ra cho người nghiên cứu mà chọn ngôn ngữ nào là ngôn ngữ cơ sở, ngôn ngữ nào là ngôn ngữ đệm. 31
  32. Ví dụ: Ở phương tây và Châu Âu trước đây, tiếng La tinh là ngôn ngữ cơ sở, được đem ra đối chiếu với các ngôn ngữ đệm như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga. Ngày nay tiếng Anh, tiếng Nga là ngôn ngữ cơ sở, được đem ra đối chiếu với các ngôn ngữ đệm như tiếng Pháp, tiếng Đức. Ở Châu Á, tiếng Hán, tiếng Việt là ngôn ngữ cơ sở được đem ra đối chiếu với các ngôn ngữ khác. 1.2. Đối chiếu song song cả 2 ngôn ngữ hoặc dấu hiệu của cả hai ngôn ngữ nhằm làm sáng tỏ các phổ quát ngôn ngữ, áp dụng lý luận ngôn ngữ vào thực tiễn phiên dịch. 32
  33. 3.2.2.3.Thủ pháp đối chiếu riêng/đặc thù: 3.2.2.3.1.Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống: đây là cách tiếp cận đối chiếu các ngôn ngữ trên quan điểm hệ thống: Ngôn ngữ là một hệ thống lớn, bao gồm các yếu tố và những quan hệ không đồng loại. Tính chất không đồng loại bộc lộ rõ ở những hệ thống con, phân cấp nhiều tầng bậc trong hệ thống ngôn ngữ: hệ thống ngữ âm-âm vị học (hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm ), hệ thống từ vựng- ngữ nghĩa, hệ thống ngữ pháp 33
  34. Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống có khả năng sử dụng giới hạn, nếu như một trong số những ngôn ngữ đối chiếu vắng mặt một phạm trù nào đó, mà ở ngôn ngữ đối chiếu kia lại có. Ví dụ: không thể tiến hành đối chiếu phạm trù “cách” giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thủ pháp này cũng chỉ xét đến những yếu tố và những quan hệ thuộc phạm vi một hệ thống con đồng nhất, chứ không quan tâm đến tất cả các yếu tố có cùng chức nằng mà không thuộc hệ thống con ấy. 34
  35. 3.2.2.3.2.Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều: trong đó, những ngôn ngữ đối chiếu không hề bình đẳng nhau khi tiến hành các kỹ thuật phân tích đối chiếu. Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều diễn ra theo 2 công đoạn: (1) xác lập hệ thống con được đem ra phân tích đối chiếu ở ngôn ngữ thứ nhất; (2) làm sáng tỏ những phương tiện biểu hiện nào đó ở ngôn ngữ thứ 2. 35
  36. Những phương tiện biểu hiện ấy dùng để ghi nhận, diễn đạt những ý nghĩa của các yếu tố, các phạm trù của hệ thống con trong ngôn ngữ thứ nhất. Chẳng hạn, đối chiếu “cách sở hữu” giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Đầu tiên, xác lập ý nghĩa sở hữu của danh từ tiếng Việt trong trường hợp cụ thể (“tình yêu của Lan”) rồi xem xét cái ý nghĩa sở hữu này được diễn đạt bằng bao nhiêu phương thức trong tiếng Anh (bằng giới từ OF và bằng hậu tố sở hữu cách của danh từ ‘S”). Thủ pháp này thông thường rất có lợi đối với những người mới bắt đầu học một ngoại ngữ nào đó. 36
  37. 3.2.2.3.3.Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai chiều: với thủ pháp này, nghiên cứu đối chiếu vừa vạch ra những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố của ngôn ngữ thứ nhất trong ngôn ngữ thứ 2, lại vừa chỉ ra những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố của ngôn ngữ thứ 2 trong ngôn ngữ thứ 1. Với mục đích dạy-học ngoại ngữ, thì việc trình bày những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố tiếng mẹ đẻ NN1 trong ngoại ngữ NN2 là quan trọng hơn cả. Vì kết qủa sẽ giúp người học ngăn ngừa những giao thoa bất lợi trong việc diễn đạt các ý nghĩa phạm trù của các yếu tố ngoại ngữ bằng các phương tiện biểu đạt của ngoại ngữ ấy. 37
  38. Thủ pháp này khó thực hiện khi có sự không cân đối về phương thức diễn đạt ý nghĩa phạm trù của các yếu tố trong NN1 và NN2: những ý nghĩa phạm trù nào đó ở một trong số các ngôn ngữ đối chiếu được bộc lộ theo phương thức mở (ví dụ phạm trù xác định của tiếng Anh được biểu hiện mở bằng quán từ THE”) nhưng lại được biểu đạt bằng các hình thái khác theo phương thức đóng trong tiếng Nga 38
  39. 3.2.2.3.4.Thủ pháp đối chiếu biểu vật: là cách tiếp cận đối chiếu định danh các hiện tượng ngôn ngữ nhằm tìm những nét giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đối chiếu ở những phương thức mô tả cùng một đối tượng nhận thức (đối tượng phản ánh có thể là sự vật, hiện tượng, tình huống giao tiếp ). Ví dụ: cùng một hiện tượng chào hỏi, người Việt không chú ý đến thời gian của sự gặp gỡ, nhưng ở người Anh đặc điểm khu biệt này lại được nhấn mạnh: Good morning (chào buổi sáng từ 05.00 đến 12.00 giờ), Good afternoon (chào buổi chiều từ 12.00 đến 17.00 giờ), Good evening (chào buổi tối từ 17.00 đến 24.00 giờ) 39
  40. 3.2.2.3.5.Thủ pháp đối chiếu “trường”: có nhiệm vụ tìm ra những nét giống nhau và khác nhau ở tổ chức cấu trúc các đơn vị ngôn ngữ trong từng kiểu “trường” trong các ngôn ngữ đối chiếu, ở số lượng các yếu tố, đơn vị trong những trường ngôn ngữ, nội dung ngữ nghĩa của những đơn vị trong trường Ví dụ: Trường từ vựng “nói năng” trong tiếng Anh (to speak, to tell, to say) và tiếng Việt: Người Việt nam thường dùng sai “He said over the radio” thay vì “He spoke over the radio”; “He said him about this” thay vì “He told him about this” 40
  41. 3.2.2.3.6.Thủ pháp đối chiếu lô-gích: cách tiếp cận đối chiếu các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ bằng việc đi tìm những phương tiện biểu hiện các phạm trù khái niệm trong những ngôn ngữ đối chiếu. Ví dụ: Trời mưa. (Tiếng Việt: “Trời”: chủ thể hành động “mưa” (hiện tượng tự nhiên) là một hoạt động → It’s raining. (Tiếng Anh: “Mưa” (raining) (hiện tượng tự nhiên) là một hoạt động đang diễn ra (hành động hoá một sự kiện tự nhiên). 41
  42. 3.2.3.Phương thức đối chiếu: 1.PT.Đồng nhất-khu biệt cấu trúc: đối chiếu các yếu tố, đơn vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo nên cấu trúc-hệ thống đó. Ví dụ: đối chiếu mặt ngữ âm-âm vị tiếng Anh và tiếng Việt. 2.PT.Đối chiếu chức năng: xác định mặt giống, khác nhau về chức năng của các hiện tượng; sự kiện ở các ngôn ngữ. Ví dụ: đối chiếu nguyên âm dài-ngắn, phụ âm bật hơi tiếng Anh và tiếng Việt. 42
  43. 3.PT.Đồng nhất-khu biệt mặt hoạt động của các hiện tượng, sự kiện, đơn vị ngôn ngữ: Ví dụ trật tự từ phổ biến trong tiếng Việt so với tiếng Anh, số lượng từ vay mượn trong tiếng Anh nhiều hơn trong tiếng Việt. 4.PT.Đồng nhất-khu biệt phong cách chức năng: tần số sử dụng các phương tiện trong từng phong cách trong các ngôn ngữ. 43
  44. 5.PT.Đồng nhất-khu biệt phát triển: sự phát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong từng ngôn ngữ 6.PT.Đồng nhất-khu biệt xã hội-tâm lý-lịch sử:giá trị văn hoá qua những từ chỉ màu sắc trong từng ngôn ngữ 44
  45. 4.Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ 1.NT1: Trình tự đối chiếu 1.1.Hiện tượng đối chiếu trong 2 ngôn ngữ đều đã được mô tả đầy đủ, chi tiết: NCĐC tiếp tục miêu tả kỹ hơn rồi tiến hành các thủ pháp đối chiếu cụ thể 1.2.Hiện tượng đối chiếu trong 2 ngôn ngữ đều chưa được mô tả đầy đủ, chi tiết: NCĐC cần đi vào phân tích miêu tả đầy đủ, chi tiết rồi tiến hành các thủ pháp đối chiếu cụ thể. 45
  46. 4.Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ 1.3.Hiện tượng đối chiếu chỉ được phân tích mô tả đầy đủ, chi tiết ở 1 trong 2 ngôn ngữ : NCĐC tiếp tục miêu tả kỹ hiện tượng đối chiếu ở ngôn ngữ còn lại rồi tiến hành các thủ pháp đối chiếu cụ thể. 46
  47. 2.NT2: Tính hệ thống của hiện tượng đối chiếu → Những hiện tượng đối chiếu phải luôn luôn được quy về những nhóm hệ hình: những hệ thống con, những nhóm từ vựng-ngữ nghĩa 3.NT3: Tính chặt chẽ và triệt để trong việc sử dụng thuật ngữ (với nội dung thống nhất) 47
  48. 4.NT4: Độ sâu sắc, đầy đủ của việc nghiên cứu (kiến thức NNH phải thật sự chuẩn xác và hiện đại) 5.NT5: Cần tính đến mức độ thân thuộc và sự gần gũi loại hình giữa các ngôn ngữ đối chiếu 48
  49. 6.NT6: Chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực kiến thức ngôn ngữ học trong thao tác đối chiếu (tránh áp đặt) 7.NT7: Đơn giản trong nghiên cứu đối chiếu (sử dụng thuật ngữ quen thuộc, phổ biến) 8.NT8: Khu biệt các phong cách chức năng trong nghiên cứu đối chiếu (quy về cung một PCCN, một thể loại) 49
  50. 9.NT9: Không giới hạn về khu vực địa lý trong NCĐC (ngôn ngữ trên toàn thế giới) 10.NT10: Cách nhìn đồng đại và đồng đại động đối với việc xem xét các hiện tượng đối chiếu. 11.NT11: Rút gọn và giảm bớt trong nghiên cứu (ngôn ngữ dân tộc giàu có, phong phú hơn, ngôn ngữ cá nhân nghèo nàn hơn ) 50
  51. 12.NT12: Phân biệt các phương ngôn của tiếng mẹ đẻ 13.NT13: Phân biệt những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tiếng mẹ đẻ (tác dụng tích cực, tác dụng tiêu cực cần được nghiên cứu) 51
  52. 5.Các khu vực đối chiếu và thủ thuật đối chiếu 1. Đối chiếu các âm vị: 1.1. Đối chiếu âm vị trên toàn bộ hệ thống: những giống nhau và khác nhau ở các loại âm vị và biến thể âm vị (âm vị đoạn tính: nguyên âm, âm đôi, phụ âm, bán nguyên âm; âm vị siêu đoạn tính: âm tiết, trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu); số lượng các âm vị; những hiện tượng biến đổi ngữ âm: đồng hoá, dị hoá, nhược hoá, nối âm, thích nghi, lược âm, thêm âm, giọng điệu địa phương; tần số xuất hiện các âm vị trong các diễn ngôn trong các ngôn ngữ đối chiếu. 1.2. Đối chiếu âm vị trong bộ phận, nghiên cứu đối chiếu phải xác lập các bình diện phân tích tương phản: 1.Các tiêu chí phân loại các âm vị, các tiểu hệ thống âm vị ; 2. Đặc điểm ngữ âm của từng âm vị; 3.Chức năng của từng nhóm âm vị 52
  53. 5.Các khu vực đối chiếu và thủ thuật đối chiếu 2. Đối chiếu cấu trúc từ: những giống nhau và khác nhau ở đơn vị cấu trúc từ; những biến thể của đơn vị cấu trúc từ: hình vị, hình tố, biến thể hình vị; những cách phân loại từ và đặc điểm của từng loại 3. Đối chiếu cấu tạo từ, nghiên cứu đối chiếu phải xác lập những giống nhau và khác nhau trong các phương thức và phương tiện cấu tạo từ mới như phương thức tiếp tố, ghép, chuyển loại, cắt đuôi, rút gọn, láy 53
  54. 5.Các khu vực đối chiếu và thủ thuật đối chiếu 4. Đối chiếu các từ loại: 4.1. Đối chiếu từ loại trên toàn phần ngôn ngữ: những giống nhau và khác nhau ở số lượng các lớp từ loại; những hiện tượng dịch chuyển các lớp từ loại; tần số xuất hiện, mức độ hoạt động và sử dụng các lớp từ loại trong các ngôn ngữ đối chiếu. 4.2. Đối chiếu bộ phận từ loại, nghiên cứu đối chiếu phải xác lập 4 bình diện phân tích tương phản: 1. Ý nghĩa chức năng từ loại; 2.Các nhóm từ vựng ngữ pháp; 3.Các phạm trù hình thái học; 4.các chức vụ ngữ pháp. 54
  55. 5.Các khu vực đối chiếu xét ở bình diện hệ thống ngôn ngữ và thủ thuật đối chiếu 5. Đối chiếu các phạm trù ngữ pháp dựa trên sự thống nhất giữa dấu hiệu phạm trù và các hình thái phạm trù, giữa ý nghĩa phạm trù và các dạng thức ngữ pháp biểu thị chúng. 55
  56. 6. Đối chiếu tổ hợp từ tập trung vào 1.Ý nghĩa trừu tượng khái quát; 2.Quan hệ cú pháp giữa các yếu tố; 3.Số lượng các thành tố; 4.Hình thái, tổ chức cấu trúc tách biệt và hình thái, tổ chức cấu trúc tổng thể 5.Các từ loại, các nhóm từ loại của những thành tố cấu thành; 6.Các phương tiện biểu hiện quan hệ cú pháp giữa các thành tố; 7.Số lượng những phương tiện biểu hiện quan hệ cú pháp; 56
  57. 8.Phạm vi mở rộng, quy mô sử dụng các phương tiện biểu thị quan hệ cú pháp; 9.Các phương thức cú pháp; 10.Trật tự và vị trí các thành tố; 11.Cách thức tổ chức các nét ngôn điệu; 12. Đặc trưng tu từ; 13.Tần số xuất hiện; 14.Quan hệ đồng nghĩa của các tổ hợp từ với những đơn vị ngôn ngữ khác 57
  58. 7. Đối chiếu câu đơn tập trung vào 1.Ý nghĩa câu; 2.Hình thái tách biệt và hình thái nguyên vẹn; 3.Quan hệ cú pháp giữa các yếu tố; 4.Số lượng các yếu tố; 5.Các từ loại, các nhóm từ loại của những yếu tố cấu thành; 6.Các phương tiện biểu hiện quan hệ cú pháp giữa các thành tố; 7.Số lượng những phương tiện biểu hiện quan hệ cú pháp; 8.Phạm vi mở rộng, quy mô sử dụng các phương tiện biểu thị quan hệ cú pháp 58
  59. 9.Các phương thức cú pháp; 10.Trật tự và vị trí các thành tố; 11.Ngữ điệu câu, trọng âm lôgích; 12. Đặc trưng tu từ; 13.Tần số xuất hiện mô hình câu đơn; 14.Quan hệ đồng nghĩa của các câu với những đơn vị ngôn ngữ khác 15.Quan hệ giữa tình huống, cấp độ cú pháp và ngữ nghĩa câu . 59
  60. 8. Đối chiếu câu phức tập trung vào 1.Ý nghĩa câu; 2.Quan hệ cú pháp giữa các vế, các thành tố, các thành phần câu; 3.Các phương tiện biểu hiện quan hệ cú pháp giữa các thành tố; 4.Vế câu chính và vế câu phụ; 5.Trật tự và vị trí của các vế câu; 6.Mối tương quan giữa các thành phần câu với vị ngữ câu; 60
  61. 7.Đặc điểm cấu trúc các thành tố câu; 8.Đặc điểm tu từ của câu phức; 9.Tần số xuất hiện các loại câu phức khác nhau; 10.Quan hệ đồng nghĩa giữa các câu phức với những đơn vị ngôn ngữ khác 11.Quan hệ giữa tình huống, cấp độ cú pháp và ngữ nghĩa câu . 61
  62. 9. Đối chiếu các đơn vị từ vựng-ngữ nghĩa cần tập trung đối chiếu 1.Thành phần các yếu tố, các thành tố ngữ nghĩa của những nhóm nhất định; 2.Tổ chức cấu trúc bên trong của chúng; 3.Quan hệ giữa những nhóm từ vựng ngữ nghĩa với nhau; 4.Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của những đơn vị từ vựng, khi đi vào từng nhóm nhất định (đặc điểm hệ hình của từ); 5.Tần số sử dụng các yếu tố, các đơn vị từ vựng khác nhau trong một nhóm từ vựng ngữ nghĩa khi tạo thành những tổ hợp từ và những kết cấu cú pháp, kết cấu hình thái học cú pháp; 62
  63. 6.Các khả năng khác nhau của các nhóm từ vựng-ngữ nghĩa khi tạo thành những tổ hợp từ và những kết cấu cú pháp, kết cấu hình thái học; 7.Danh sách các đơn vị từ vựng trong nhóm từ vựng- ngữ nghĩa; 8.Cấu trúc ngữ nghĩa: dung lượng nghĩa của các đơn vị từ vựng đa nghĩa; 9.Khả năng sử dụng các đơn vị từ vựng; 10. Đặc điểm tu từ của các nhóm từ vựngngữ nghĩa; 11.Tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựngngữ nghĩa trong các diễn ngôn 63
  64. 10. Đối chiếu các hành động ngôn từ: những giống nhau và khác nhau về cách thức biểu hiện các hành động ngôn từ; cách phân loại; đặc điểm văn hoá và giao văn hoá 11. Đối chiếu các diễn ngôn: những giống nhau và khác nhau về cách thức cấu tạo các diễn ngôn, cách phân loại các diễn ngôn, tần số sử dụng các phương thức và phương tiện liên kết trong từng loại diễn ngôn 64
  65. THỰC HÀNH ĐỐI CHIẾU 1 Tiếng Anh/Tiếng Pháp/Tiếng Nga/Tiếng Hán-Tiếng Việt TỔNG QUÁT Từ kinh nghiệm bản thân, anh/chị hãy trình bày những giốngnhau và khác nhau giữa tiếng Anh/tiếng Nga/tiếng Pháp/tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là những ngôn ngữ trên những bình diện: 1.Nguồn gốc ngôn ngữ 2.Bản chất xã hội của ngôn ngữ 3.Loại hình ngôn ngữ 4.Ngữ hệ 5.Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ (cấu trúc, hoạt động, phát triễn) 65
  66. THỰC HÀNH ĐỐI CHIẾU 2 NGỮ ÂM Hãy quan sát sơ đồ phân loại nguyên âm và phụ âm IPA và nêu ra những nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa 2 ngôn ngữ (Anh/Nga/Pháp/Hán-Việt) 66
  67. HỆ THỐNG PHIÊN ÂM QUỐC TẾ IPA: VOWELS/ NGUYÊN ÂM QUỐC TẾ 67
  68. IPA: CONSONANTS/PHỤ ÂM QUỐC TẾ 69
  69. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 3 CẤU TRÚC TỪ-CÁC LOẠI TỪ Hãy quan sát những từ, tổ hợp từ/ngữ tiếng Anh và tiếng Việt sau đây hoặc trong các trích đọan A, B, C, D và nhận xét về những giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc từ và các loại từ: Tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Việt Write Viết Pale Xanh xao Writer Văn sỹ Whitish Trăng trắng Poem Thơ White House Nhà trắng Poet Thi sỹ Happy Hạnh phúc Poetry Thơ ca Happiness Hạnh phúc Black Đen Unhappy Bất hạnh Board Bảng Parent Cha mẹ Blackboard Bảng đen Books Những quyển sách Blacken Bôi đen Mother’s Của mẹ Beauty Đẹp Motherland Quê mẹ Beautify Làm đẹp Mothering Làm mẹ 72
  70. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 4 CẤU TẠO TỪ MỚI Hãy quan sát những từ, tổ hợp từ/ngữ tiếng Anh và tiếng Việt sau đây hoặc trong các trích đọan A, B, C, D và nhận xét về những giống nhau và khác nhau về mặt CẤU TẠO TỪ MỚI: Tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Việt Writer Nhà văn Pale Xanh xao Poet Nhà thơ Whitish Trăng trắng Blackboard Bảng đen White House Nhà trắng Whiteboard Bảng trắng Happiness Hạnh phúc Parent Cha mẹ Unhappy Bất hạnh Blacken Bôi đen Books Những quyển sách Beautiful Đẹp Mother’s Của mẹ Beautify Làm đẹp Motherland Quê mẹ Babysit Trông trẻ Mother Làm mẹ A-bomb Bom nguyên tử Fridge Tủ lạnh Smog Sương muối WHO (Trường) Đại Cao Bồi Talkie-Walkie Giám đốc (công việc) sinh vat vat sinh 73
  71. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 5 TỪ LOẠI/LỚP TỪ Hãy quan sát những từ, tổ hợp từ/ngữ tiếng Anh và tiếng Việt sau đây hoặc trong các trích đọan A, B, C, D và nhận xét về những giống nhau và khác nhau về mặt tiêu chí phân chia LỚP TỪ: Tiếng Anh Tiếng Việt 1.a cup of hot tea: 1.cốc trà nóng: 2.those 100 beautiful women: 2.100 người đàn bà đẹp đó 3.my friend’s house: 3.Nhà (của) bạn(của) tôi 4.many social activities: 4.nhiều hoạt độngxãhội 5.Education is the preparation 5.Giáo dục là sự chuẩn for the future bị cho tương lai 5.Lived happily: 6.đã sống hạnh phúc 7.Used to work in the past: 7.từng làm việc trong quá khứ 8.Ought to have been being punished: 8.lẽ ra phải bị phạt: 74
  72. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 5 TỪ LOẠI/LỚP TỪ Hãy quan sát những từ, tổ hợp từ/ngữ tiếng Anh và tiếng Việt sau đây hoặc trong các trích đọan A, B, C, D và nhận xét về những giống nhau và khác nhau về mặt tiêu chí phân chia CỤM TỪ: Tiếng Anh Tiếng Việt 1.a cup of hot tea: 1.cốc trà nóng: 2.those 100 beautiful women: 2.100 người đàn bà đẹp đó 3.my friend’s house: 3.Nhà (của) bạn(của) tôi 4.many social activities: 4.nhiều hoạt độngxãhội 5.Education is the preparation 5.Giáo dục là sự chuẩn for the future: bị cho tương lai : 5.Lived happily: 6.đã sống hạnh phúc 7.Used to work in the past: 7.từng làm việc trong quá khứ 8.Ought to have been being punished: 8.lẽ ra phải bị phạt: 75
  73. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 7 CÂU Hãy quan sát cấu trúc cơ bản của câu sau đây hoặc trong các trích đọan A, B, C, D và nhận xét về những giống nhau và khác nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt. 76
  74. THUC HANH DOI CHIEU CAU DON 1.-The train had arrived. 1.Tàu đã đến rồi. 2.-The lady is/lives in London. 2.Người phụ nữ sống ở London. 3.1-The girl became a student of HueU. 3.1.Cô bé đã trở thành sinh viên Đại học 3.2-She is very happy. Huế. 3.2.Cô ta hạnh phúc lắm. 4.1-Teachers elected him chairman. 4.1.Các giáo viên bầu ông ta làm chủ tịch. 4.2-We always made our parent happy 4.2.Chúng tôi luôn luôn làm bố mẹ hạnh 5.-John heard the explosion. phúc. 6.-He offered her some chocolates. 5.John đã nghe tiếng nổ. 7.-The men brought the destroyed 6.Anh ta cho nàng một ít sô-cô-la. warship out of the sea water. 7.Những người lính đã kéo tàu chiến ra khỏi nước. 8.Mẹ tôi năm nay 80 tuổi. 9.Chiếc ghế này ngắn quá. 10.Hoàng quê ở Hà tĩnh. 11.Quyển sách trên bàn (và nàng đã đi rồi). 77
  75. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 8 CÚ PHÁP Hãy đọc kỹ 2 trích đoạn sau đây và thực hiện các hoạt động được đề nghị: 1.Phân tích các câu/phát ngôn dựa trên đặc điểm cấu trúc, phân loại, chức năng, phương thức/phương tiện liên kết liên câu, phong cách sử dụng. 2.Đối chiếu các câu/phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt. 3.Nhận xét về khả năng ứng dụng của kết quả đối chiếu. 4.Nhận xét về lý luận ngôn ngữ học có liên quan đến câu. 78
  76. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 9 NGỮ NGHĨA Hãy đọc kỹ 2 trích đoạn sau đây và thực hiện các hoạt động được đề nghị: 1.Phân tích các QUAN HỆ NGỮ NGHĨA giữa các từ. 2.Đối chiếu các quan hệ ngữ nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt. 3.Nhận xét về khả năng ứng dụng của kết quả đối chiếu. 4.Nhận xét về lý luận ngôn ngữ học có liên quan đến quan hệ ngữ nghĩa. 79
  77. Thực hành đối chiếu tiếng Anh-tiếng Việt 10 NGỮ DỤNG Hãy đọc kỹ 2 trích đoạn sau đây và thực hiện các hoạt động được đề nghị: 1.Phân tích các HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ có trong trích đoạn. 2.Đối chiếu các hành động ngôn từ tiếng Anh và tiếng Việt. 3.Nhận xét về khả năng ứng dụng của kết quả đối chiếu. 4.Nhận xét về lý luận ngôn ngữ học có liên quan đến hành động ngôn từ. 80
  78. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hãy đọc kỹ các đoạn trích và chọn 1 trong những yêu cầu sau để thực hiện đề tài nghiên cứu. A.Đối chiếu nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt B.Đối chiếu phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt C.Đối chiếu cấu trúc từ tiếng Anh và tiếng Việt D.Đối chiếu từ loại tiếng Anh và tiếng Việt về mặt vị trí Đ.Đối chiếu từ loại tiếng Anh và tiếng Việt về mặt chức vụ ngữ pháp E.Đối chiếu Danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt F.Đối chiếu Động ngữ tiếng Anh và tiếng Việt G.Đối chiếu Tính ngữ tiếng Anh và tiếng Việt H.Đối chiếu Câu tiếng Anh và tiếng Việt theo cấu trúc câu (tổng hợp/từng cấu trúc) I.Đối chiếu Câu tiếng Anh và tiếng Việt theo mục đích giao tiếp (tổng hợp/từng loại). K.Đối chiếu Câu tiếng Anh và tiếng Việt theo cấu trúc-ngữ nghĩa (tổng hợp/từng loại) L.Đối chiếu Câu tiếng Anh và tiếng Việt theo hành vi mượn lời. M.Đối chiếu Câu nhấn mạnh tiếng Anh và tiếng Việt. N.Đối chiếu Câu bị động tiếng Anh và tiếng Việt. O.Đối chiếu Câu tồn tại tiếng Anh và tiếng Việt. P.Đối chiếu cấu trúc đề-thuyết trong câu tiếng Anh và tiếng Việt. Q. Đối chiếu các phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Anh và tiếng Việt. R. Đối chiếu quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. S. Đối chiếu các lớp từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. T. Đối chiếu các phương thức liên kết và phương tiện liên kết trong tiếng Anh và tiếng Việt. U. Đối chiếu phong cách chức năng tiếng Anh và tiếng Việt. 81
  79. Lưu ý bài nghiên cứu phải có cấu trúc bắt buộc như sau: 1.Lý do nghiên cứu đề tài (Rationale) và Lịch sử nghiên cứu (Literature Review) 2.Tên bài nghiên cứu (Title) 3.Mục đích nghiên cứu hoặc Xác lập cơ sở và phương thức đối chiếu (Objectives/Research Questions) 4.Xác định phạm vi đối chiếu (Scope) và Quan điểm/Trường phái nghiên cứu (Point of view) 5.Phương pháp nghiên cứu (Methodology): 5.1.Phương pháp thu thập ngữ liệu chung (Data collection):(nguồn ngữ liệu (source), số lượng mẫu (sampling), ) 5.2.Phương pháp phân tích ngữ liệu (Data analysis): 5.2.1.Phương pháp phân tích đặc thù ngôn ngữ học (phonetic/grammatical/semantic/ pragmatic/ stylistic analysis) theo quan điểm/trường phái nghiên cứu nào 5.2.2.Phương pháp mô tả, phân loại (Description) bằng Thủ pháp luận giải bên trong định tính (qualitative techniques) nào, Thủ pháp luận giải bên ngòai định tính nào, Thủ pháp luận giải kỷ thuật định lượng (quantitative techniques) nào? 5.2.3.Phương pháp đối chiếu (contrastive analysis) hoặc phương pháp phân tích chuyển dịch (translation equivalence) 6.Cơ sở lý luận (Theoretical Background) 7.Nhận xét Kết quả nghiên cứu: Mô tả và Đối chiếu (Findings and Discussions) 8.Kết luận: Tóm tắt, Khả năng ứng dụng và khả năng nghiên cứu xa hơn (Conclusion) 9.Tài liệu tham khảo và Phụ lục (đính kèm các đoạn trích) (References and Appendices) 82
  80. TRÍCH ĐOẠN A When a sudden storm blew up at the Khi có một cơn bão bất thình lình sea, a young woman leaning against thổi ngoài khơi, một thiếu nữ đang the ship’s rail lost her balance and tựa lan can tàu mất thăng bằng và bị was thrown overboard. Immediately hất ra khỏi tàu.Tức thì có một người another figure plunged into the waves phóng xuông những đợt sóng cạnh beside her and held her up until a life nàng và đỡ nàng lên cho đến khi boat rescued them. To everyone’s thuyền cấp cứu tới. Ai cũng ngạc astonishment, the hero was the oldest nhiên vì người anh hùng là một ông man on the voyage, an octogenerian. già nhất trong chuyến hành trình-một That evening he was given a party in cụ 80 tuổi. Chiều đó người ta mở tiệc honor of his bravery. “Speech! để biểu dương sự can đảm của cụ. Speech!” the other passengers cried. “Xin đọc diễn văn. Xin đọc diễn văn!” The oldest gentleman rose slowly and Các hành khách khác la lên. Cụ già looked around at the enthusiastic chậm rãi đứng lên nhìn quanh đám gathering. “There is just one thing I’d đông đang háo hức. “Chỉ có một điều like to know,” he said testily, “who tôi cần biết,” cụ chua chát nói. “Ai đã pushed me?” đẩy tôi?” 83
  81. TRÍCH ĐOẠN B Man’s youth is a wonderful thing: it is so full of anguish and of magic and he never comes to know it as it is, until it has gone from him forever. It is the thing he cannot bear to lose, it is the thing whose passing he watches with infinite sorrow and regret, it is the thing whose loss he must lament forever, and it is the thing whose loss he really welcomes with a sad and secret joy, the thing he would never willingly re-live again, could it be restored to him by any magic. Why is this? The reason is that the strange and bitter miracle of life is nowhere else so evident as in our youth. And what is the essence of that strange and bitter miracle of life which we feel so poignantly, so unutterably, with such a bitter pain and joy, when we are young? It is this: that being rich, we are so poor; that being mighty, we can yet have nothing; that seeing, breathing, smelling, tasting all around us the impossible wealth and glory of this earth, feeling with an intolerable certitude that the whole structure of the enchanted life - the most fortunate, wealthy, good, and happy life that any man has ever known - is ours - is ours at once, immediately and forever, the moment that we choose to take a step, or stretch a hand, or say a word - we yet know that we can really keep, hold, take, and possess forever - nothing. All passes; nothing lasts: the moment that we put our hand upon it it melts away like smoke, is gone forever, and the snake is eating our heart again; we see then what we are and what our lives must come to. 84
  82. TRÍCH ĐOẠN B Ngày hai lần tôi nghiên cứu những gương mặt, những dáng người ào đến, mất hút, hoặc ào đi, mất hút, trong và ngoài cảnh cửa ấy. Đến bây giờ, tôi vẫn trung thành với bảng phân loại các giá trị của mình về loài người. Chỉ có hai loại. Người có khả năng âu yếm dịu dàng, và người không có khả năng ấy. Này là một cô gái có đôi vai mảnh dẻ, mảnh dẻ đến mức như tan biến trong nổi đợi chờ vô tận của cặp mắt. Này là một người đàn ông bốn mươi tuổi tóc đen nhánh, có nụ cười ấm lòng. Có những gương mặt trông như thể chưa bao giờ mỉm cười cùng ai. Mười lăm năm trời, bao nhiêu người đã đi qua bảng phân loại của tôi ? Họ là ai, nghề nghiệp, tuổi tác, đẹp xấu, gầy béo, công dân hay ngoài vòng pháp luật, nhóm máu này hay nhóm máu khác tất cả không đáng kể. Vị trí của tôi là chiếc cửa sổ , quan toà. Người ta có thể nghiên cứu, sắp xếp và đIều khiển nhân loại từ một lỗ thủng hình chữ nhật cực kỳ biến ảo như thế, miễn sao tin ở bảng giá trị của mình. 85
  83. TRÍCH ĐOẠN C ‘Great God!- what delusion has come over me? What sweet madness has seized me?’ ‘No delusion - no madness: your mind, sir, is too strong for delusion, your health too sound for frenzy.’ ‘And where is the speaker? Is it only a voice? Oh! I cannot see, but I must feel, or my heart will stop and my brain bust. Whatever, whoever you are, be perceptible to the touch, or I cannot live!’ He groped; I arrested his wandering hand, and prisoned it in both mine. ‘Her very fingers!’ He cried; ‘her small, slight fingers! If so, there must be more of her.’ The muscular hand broke from my custody; my arm was seized, my shoulder, neck, waist - I was entwined and gathered to him. ‘Is it Jane? What is it? This is her shape - this is her size -‘ ‘And this is her voice,’ I added. ‘She is all here: her heart, too. God bless you, sir! I am glad to be so near you again.’ ‘Jane Eyre! - Jane Eyre!’ was all he said. 86
  84. TRÍCH ĐOẠN C - Này, bảo thật, anh bắt đầu quý em rồi đấy! - Thật không? - Thật. - Chắc không? - Chắc. Còn em? - Quý chứ. Người như anh ai mà chẳng quý. “Lại hớ hênh rồi em gái ơi. Em nhẹ dạ quá đấy. Đời nó sẽ lừa em vỡ mặt ra.” Anh thầm nghĩ. “Đừng nghĩ em là đứa nông cạn”. Em nheo mắt nhìn, cái nhìn có vẻ đo đếm. Giọng gia đình như một mụ nạ dòng: “Anh là thằng đa cảm”, em nói thế. Anh máy móc hỏi: “Biết em tướng đấy hả?” Em cười buồn: “Anh lên gân bỏ mẹ. Cái bề mặt lạnh lùng, tàn nhẫn của anh trông đểu lắm”. Anh muốn diễu em một câu thật ác: “Biết đếch gì mà hót như bà già”. Nhưng anh không nói thế, anh bảo: “Cái bộ mặt thỏ non, với giọng nói ríu rít oanh vàng của em chắc là lừa được ối thằng. Quần áo, giày dép, nước hoa chắc cũng bọn ấy cung phụng cả chứ?” 87
  85. TRÍCH ĐOẠN D Adolescents go to discos and cafes in big groups to spend a lot of their free time together. And this continues for some years-so young adults from 18 to 25, or when they get married, have close friendships like adolescents, and may see their friends every day, as well as having lots of telephone conversations. For most of us, this is probably the period when the circle of friends is at its widest and it is affected by marriage. After a year or two the couple may move away, they may have children, there are any number of reasons, but it does appear that at this stage in life friends tend to meet up much less frequently. They may make some new friends, but these tend to be based more on neighbourhood and work contacts. Between 55 and 65, people build up new friendships less easily. At this time of life they hold on to earlier friendships, which are often more intimate than the more recent ones, even though they see these older friends less often. Friends now can be with people of any age. This continues when they stop work. There’s a decline in contacts with friends, although people do have more time. This is the result of loss of work contacts, of illness and transport difficulties. However the friends that do remain have often been known for a long time The older people may feel they’re taking more from the younger ones than they’re giving , so the relationship is slightly unbalanced. So they’re more likely to turn to their own family, particularly their children, for help and companionship. 88
  86. TRÍCH ĐOẠN D Đó không là một cuộc đào thóat. Càng không là một bi kịch.Chính xác, nàng mới nói thì thầm bên tai tôi rằng, em yêu anh. Tôi mới nói thì thầm trên ghế bố rằng: anh yêu em. Cuộc đời mới nhồi nhét vào sọ não tuổi hai mươi ba tràn căng khao khát và ham muốn của chúng tôi một tín hiệu ngôn ngữ đầy tính lập trình: tụi mày yêu nhau. Cũng có nghĩa lắm chứ. Cái sự thổ lộ ấy diễn ra trên một background rất sến, nằm ngòai dự kiến của chúng tôi: một chiều ngọai ô, bên bờ sông Thanh Đa thơ mộng, trong một quán lá la liệt ghế dựa và trên những chiếc ghế đều la liệt những tư thế, thể hiện nhiều trạng thái tình yêu của những cặp trai gái, đờn ông, đờn bà, nam thanh nữ tú, nam thúc sinh, nữ thúy kiều - một thành phần rất lớn là những dân ngọai tình Lát nữa thôi, màn đêm sẽ buông xuống trên dòng sông trước mặt. Điều đó có nghĩa là bầy muỗi ở đây sẽ bắt đầu một cuộc dạ hội mà sơn hào hải vị của chúng không gì khác, là những giọt máu đầy căng tính romance trên những chiếc ghế bố ót ét thịt đè thịt kia.Khi yêu, người ta quên muỗi cắn. Tôi triết lý khi nàng thắc mắc tại sao tôi nằm bất động bên nàng như một khúc gỗ. 89