Bài giảng Dinh dưỡng trẻ am - Chương IV: Các bệnh dinh dưỡng thường gặp

pdf 50 trang hapham 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dinh dưỡng trẻ am - Chương IV: Các bệnh dinh dưỡng thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dinh_duong_tre_am_chuong_iv_cac_benh_dinh_duong_th.pdf

Nội dung text: Bài giảng Dinh dưỡng trẻ am - Chương IV: Các bệnh dinh dưỡng thường gặp

  1. NĂM HỌC 2013- 2014 BÀI GIẢNG Dành cho chương trình SP Mầm Non Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga 1
  2. BẠN CÓ BiẾT? Khẩu phần ăn thiếu – thừa dinh dưỡng kéo dài, bệnh tật, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không hợp lí là nguyên nhân trực tiếp của bệnh suy dinh dưỡng, béo phì và các bệnh về thiếu vi chất khác. Sức khỏe kém kìm hãm phát triển kinh tế. Đe dọa tới bà mẹ và trẻ em Hãy tin vào vai trò quan trọng của dinh dưỡng, sự hiểu biết đúng về dinh dưỡng sẽ giúp bạn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách hữu hiệu nhất!
  3. DINH DƯỠNGTRẺ EM CHƯƠNG IV: CÁC BỆNH THIẾU DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
  4. THIẾU DD CÁC BỆNH THIẾU PROTEIN DINH DƯỠNG NĂNG LƯỢNG CÒI XƯƠNG BƯỚU CỔ THỪA CÂN DO THIẾU THIỂU TRÍ BÉO PHÌ VITAMIN D DO THIẾU I ỐT KHÔ MẮT DO THIẾU THIẾU MÁU VITAMIN A DO THIẾU SẮT
  5. I. BỆNH SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU PROTID – NĂNG LƯỢNG 1. Nguyên nhân - Do ăn thiếu lượng. - Do ăn đủ lượng nhưng thiếu chất: hay gặp ở trẻ 4 đến 6 tháng tuổi do khi đổi từ bú mẹ sang ăn dặm không biết cách cho trẻ ăn. - Do ốm đau kéo dài: hay gặp sau các bệnh nhiễm trùng (tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, sởi ). - Bệnh hay gặp ở trẻ đẻ non, mẹ chết sau khi đẻ, mẹ thiếu sửa, trẻ có bệnh bẩm sinh. - Do người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng.
  6. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm Cập nhật ngày: 04/02/2013
  7. I. BỆNH SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU PROTID – NĂNG LƯỢNG 2. Biểu hiện của bệnh Bệnh hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. a. Dấu hiệu có giá trị quyết định là Cân nặng và phù. Suy dinh dưỡng thể thông thường khi cân nặng của trẻ dưới 80% so với cân nặng của lứa tuổi (biểu đồ tăng trưởng). Suy dinh dưỡng nặng khi có một trong 3 biểu hiện sau: - Cân nặng của trẻ dưới 60% so với cân nặng của lứa tuổi. - Trẻ xuất hiện phù chân, mu bàn tay. - Cân nặng của trẻ dưới 60% so với lứa tuổi, kết hợp có phù (thể này rất nặng, dễ tử vong).
  8. I. BỆNH SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU PROTID – NĂNG LƯỢNG b. Các dấu hiệu khác - Trẻ ăn kém dần hoặc không chịu ăn, đi ngoài phân sống. - Da xanh, có lở loét trên da, da nhăn nhúm như da ông già. - Lớp mỡ dưới da mỏng ( rõ nhất là lớp mỡ dưới da bụng). - Cơ: teo, do đó chân tay trẻ khẳng khiu. - Tóc: thưa, đổi màu, dễ rụng, khô. - Thần kinh: trẻ thờ ơ với xung quanh, hay quấy khóc. - Hay bị nhiễm trùng tái phát: như viêm tai, viêm phổi. Chậm lớn và có các biểu hiện của thiếu vitamin : trẻ sợ ánh sáng, quáng gà do thiếu vitamin A. Trẻ bị lở loét miệng, chảy máu chân răng do thiếu vitamin C Cần phát hiện ngay từ giai đoạn trẻ bị sút cân (dựa vào biểu đồ tăng trưởng). -
  9. 3. Chăm sóc trẻ khi bị bệnh Thể thông thường - Nuôi con bằng sữa mẹ (mẹ mất sữa vẫn tiếp tục cho bú để gây lại phản xạ tiết sữa). - Cho trẻ ăn dặm ĐÚNG CÁCH - Khi trẻ ốm: không được cho trẻ ăn kiêng, nên cho trẻ ăn chế độ bình thường (nhưng thức ăn nên chế biến dạng lỏng, dễ tiêu – chia làm nhiều bữa) và ăn thêm một bữa trong 1 ngày, uống thêm nước khi trẻ sốt cao. -Khi trẻ lên 1 tuổi: mỗi ngày cho trẻ ăn 3 – 4 bữa, thức ăn nấu nhừ, cho trẻ chơi ngoài trời đề phòng còi xương, cho ăn thêm dầu cá, vitamin A. -Tiêm chủng đầy đủ, điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng. -
  10. 4. Phòng bệnh - Phải chăm sóc trẻ từ giai đoạn bào thai. -Cho trẻ bú sớm sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 4 đến 5 tháng đầu, bú kéo dài 18 đến 24 tháng. - Cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tiêm chủng đủ, khám sức khoẻ định kì. - Điều trị sớm kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn. - Nếu trẻ đẻ non, mẹ mất sữa, mẹ chết sau khi đẻ, trẻ có dị tật cần chăm sóc trẻ theo phương pháp do bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
  11. II. BỆNH BÉO PHÌ Thế nào là trẻ thừa cân – béo phì? Thừa cân béo phì là hiện tượng tích luỹ không bình thường của các tế bào mỡ trong cơ thể và có cân nặng vượt quá cân nặng “cần có” so với chiều cao của cơ thể trẻ. .
  12. NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ DI TRUYỀN GIA ĐÌNH DINH ÍT DƯỠNG VẬN ĐỘNG
  13. II. BỆNH BÉO PHÌ 1. Nguyên nhân của bệnh thừa cân – béo phì a. Nguyên nhân do di truyền Người béo phì thường mang tính chất gia đình (yếu tố gen), do thói quen ăn uống của gia đình. Theo kết quả điều tra: Bố mẹ béo phì, có khả năng 80% trẻ bị béo phì. Một trong hai người béo phì, có khả năng 40% trẻ bị béo phì. Bố mẹ bình thường có khả năng 7% trẻ bị béo phì. .
  14. II. BỆNH BÉO PHÌ b. Nguyên nhân do dinh dưỡng - Thói quen ăn uống là một nguyên nhân quan trọng gây béo phì. Năng lượng đưa vào cơ thể lớn hơn năng lượng tiêu hao do đó làm mất cân bằng quá trình hấp thụ, tích trữ và tiêu thụ mỡ trong cơ thể. - Thừa cân – béo phì thường gặp ở trẻ có thói quen ăn nhiều vào buổi tối, thích ăn ngọt và béo như các món ăn xào, bánh kẹo, nước ngọt. - Trẻ được nuôi bằng sữa bột và có tính “háu bú” mà người chăm sóc trẻ không kiểm soát được lượng sữa trẻ phải dùng hằng ngày. .
  15. II. BỆNH BÉO PHÌ c. Nguyên nhân do nếp sống ít hoạt động thể lực - Trẻ ít vận động làm tăng tích luỹ mỡ, hạn chế sự phát triển của cơ bắp. Ngược lại, trong quá trình vận động mỡ trong cơ thể thường giảm, khối cơ bắp tăng dần lên. - Xem truyền hình nhiều cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ thừa cân vì trong lúc xem trẻ còn đòi ăn vặt, thích ăn những món ăn do ti vi quảng cáo. - Trẻ ít hoạt động vui chơi, chạy nhảy vì sống trong môi trường chật hẹp, nhà cao tầng .
  16. II. BỆNH BÉO PHÌ d. Nguyên nhân do gia đình Cha mẹ có quan niệm sai lầm hoặc thiếu kiến thức về nuôi dạy con. Cha mẹ quan tâm và cưng chiều thái quá theo ý thích của trẻ về ăn uống đối với những trẻ “háu ăn”, ít vận động. .
  17. II. BỆNH BÉO PHÌ 2. Biểu hiện của bệnh Ở trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều cách khác nhau để xác định trẻ có thừa cân béo phì hay không, nhưng thực tế để đánh giá chuẩn xác nhất là dựa vào chỉ số cân nặng so với chiều cao (cân nặng so với chiều cao: CN/CC; cân nặng so với tuổi: CN/tuổi; theo NCHS: National Centre for Health Statistics). Chỉ số CN/ CC > + 2SD thì chẩn đoán trẻ là thừa cân, béo phì. Chỉ số CN/ tuổi > + 3SD chẩn đoán trẻ có khả năng béo phì. .
  18. II. BỆNH BÉO PHÌ Ví dụ: Bé gái được 4 năm 5 tháng tuổi, cao 110 cm, cân nặng 24 kg. Tra bảng NCHS về chỉ số CN/ CC ta có tương ứng với chiều cao 110 chỉ ở ngưỡng + 2SD là 22,2 kg. Cân nặng hiện có của bé là 24 kg vượt quá ngưỡng + 2SD. Vậy bé bị béo phì. Theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng. Nếu đường tăng trưởng của trẻ tăng nhanh hơn đường cong tăng trường chuẩn và không phải vì lí do “lớn bù” do giảm cân trước đó thì có thể trẻ mắc chứng thừa cân – béo phì.
  19. II. BỆNH BÉO PHÌ 3. Hậu quả của béo phì Béo phì ở trẻ em ức chế tâm sinh lí và khó khăn trong sinh hoạt: Cuộc sống kém thoải mái, con người trì trệ. Phản ứng chậm chạp, kém lanh lợi, dễ buồn ngủ. Béo phì thường làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong: bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp Trẻ béo phì thường tự cảm thấy mình xấu xí. Chúng tự ti và cảm thấy bị hắt hủi. Những điều này thường kéo dài sang thời kì trưởng thành. Sự phân biệt đối xử với trẻ béo phì cũng thường gặp trong nhà trường, trong nhóm bạn. .
  20. II. BỆNH BÉO PHÌ 4. Điều trị và phòng bệnh béo phì Vì trẻ em đang còn lớn lên, mục đích điều trị không phải là giảm cân mà tăng cân với tốc độ chậm (tăng 50 – 100g / tháng). Chế độ ăn calo thấp, cân đối, ít béo, ít đường, đủ đạm, vitamin, chất khoáng, nhiều rau quả được kết hợp với tập luyện ở môi trường thoáng, giàu oxi và lao động thể lực thường xuyên. Một bữa ăn sáng tốt sẽ làm giảm sự ham muốn ăn dặm (ăn vặt) trong giờ giải lao. Kích thích trẻ chơi thể thao và rèn luyện cơ thể. Hạn chế thời gian trẻ xem ti vi, chơi game Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ.
  21. II. BỆNH BÉO PHÌ 4. Điều trị và phòng bệnh béo phì - Bất kì một chương trình điều trị hạn chế thực phẩm nào áp dụng cho trẻ em, cũng phải được đặt dưới sự giám sát của bác sĩ hay chuyên viên dinh dưỡng nhằm đảm bảo an toàn, nếu không đứa trẻ sẽ bị tước đi những chất dinh dưỡng thiết yếu. - Tốt nhất là thay đổi thói quen ăn uống của cả gia đình Bằng cách này, trẻ không cảm thấy mình bị tách riêng và là cơ hội tốt để trẻ tuân thủ kế hoạch mới về các bữa ăn.
  22. III. BỆNH THIẾU VITAMIN A 1. Nguyên nhân - Vì trẻ không được bú mẹ - Ăn thiếu chất - Kiêng khem. - Do mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt sau bệnh sởi, bệnh về gan; sau khi bị tiêu chảy (do không hấp thu được vì ruột bị tổn thương
  23. III. BỆNH THIẾU VITAMIN A 2. Biểu hiện của bệnh -Tổn thương ở mắt: Khởi đầu trẻ hay bị quáng gà do mắt kém thích nghi với bóng tối, tiếp theo trẻ hay nhắm mắt sợ ánh sáng, rồi chảy nước mắt khi có ánh sáng, do giác mạc mắt bị khô. Mức độ nặng hơn nếu không được điều trị là giác mạc nhăn nheo và mờ đi. - Trẻ chậm chạp, đờ đẫn, chậm lớn, da khô bong vẩy. - Trẻ hay bị bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy tái phát nhiều lần. - Bệnh thiếu vitamin A có thể xảy ra cấp tính (hay gặp sau bệnh suy dinh dưỡng, bệnh sởi) và thường gây biến chứng tổn thương ở mắt.
  24. III. BỆNH THIẾU VITAMIN A Cần chẩn đoán sớm hoặc nghi ngờ khi: - Trẻ có dấu hiệu quáng gà, sợ ánh sáng. - Trẻ hay bị bệnh nhiễm trùng tái phát. - Da trẻ khô bong vẩy. -
  25. III. BỆNH THIẾU VITAMIN A 3. Phòng bệnh - Cho trẻ bú mẹ. -Cho trẻ ăn các loại rau lá có màu xanh đậm, cam, vàng không được ăn kiêng. Dầu, mỡ là dung môi để vitamin A dễ hoà tan, hấp thu, vì vậy không được ăn kiêng dầu, mỡ. - Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn, tiêm phòng đầy đủ (nhất là phòng sởi). - Cho trẻ từ 6 đến 36 tháng uống vitamin A liều cao 6 tháng một lần.
  26. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D 1. Nguyên nhân - Do thiếu ánh sáng mặt trời. - Do ăn uống: Chế độ và khẩu phần ăn không phù hợp với sinh lí của quá trình hấp thu. Ví dụ: Trẻ ăn nhiều bột, hàm lượng vitamin D được cung cấp không đầy đủ, ở sữa bò tỉ lệ cao không phù hợp với sinh lý hấp thu như ở sữa mẹ sẽ gây nên thiếu hụt vitamin D.
  27. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D 2. Biểu hiện của bệnh a. Những biểu hiện ở hệ thần kinh (xuất hiện sớm nhất) Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình. Ra mồ hôi nhiều ở vùng trán và gáy kể cả lúc ngủ hoặc mùa lạnh. Trẻ bị rụng tóc ở phía sau đầu “dấu hiệu chiếu liếm” do trẻ bị ngứa dụi đầu xuống gối liên tục. Chậm biết bò, ngồi, đứng, đi, chậm mọc răng so với lứa tuổi.
  28. b. Triệu chứng ở xương (xuất hiện muộn hơn triệu chứng thần kinh 2–3 tuần) - Nếu bệnh còi xương xảy ra vào thời điểm xương nào phát triển thì xương đó có biểu hiện tổn thương rõ rệt nhất. - Biểu hiện ở xương sọ: hay xảy ra trong 6 tháng đầu sau khi sinh. -Dấu hiệu mềm xương sọ: khi ta ấn nhẹ vào vùng giữa xương đỉnh, xương chẩm hoặc xương thái dương sẽ thấy xương lõm xuống như ấn vào quả bóng nhựa. - Bờ thóp mềm, thóp rộng, lâu kín so với lứa tuổi. Xuất hiện các bướu: như bướu trán, bướu đỉnh (thường xuất hiện muộn). -Xương hàm: xương hàm trên thường úp lên quá mức so với xương hàm dưới, răng mọc chậm, mọc lộn xộn, dễ bị sâu răng.
  29. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D Biểu hiện ở lồng ngực: Khi bị còi xương xảy ra từ tháng thứ 6 – 9 sẽ dẫn tới: Biến dạng lồng ngực: ngực nhô về trước trông như ngực gà hoặc lép ở trên, bè ra ở phía dưới trông như “hình cái chuông”.
  30. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D Biểu hiện ở chi Khi còi xương xảy ra từ 12 đến 36 tháng. Xương chân cong hình chữ O hoặc chữ X. Nếu biến dạng trẻ không đi được. Xương chậu có thể bị hẹp, đối với trẻ gái thì đây là mối nguy hại cho sinh đẻ sau này. Biểu hiện ở cột sống Gù hoặc vẹo cột sóng.
  31. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D c. Cơ và dây chằng Trương lực cơ giảm, dây chằng: lỏng lẻo. d. Thiếu máu Da xanh, niêm mạc nhợt, gan, lách to.
  32. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D 3. Phòng bệnh - Bú mẹ đầy đủ. - Ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem. Ăn nhiều các loại thực phẩm có nhiều vitamin D. - Tăng cường tắm nắng cho trẻ. - Dùng vitamin D dự phòng, uống 100 đơn vị/ ngày uống đều trong năm đầu tiên. - Khám sức khoẻ định kì.
  33. IV. BỆNH THIẾU VITAMIN D Mặc dù nước ta là một nước giàu ánh nắng mặt trời nhưng bệnh còi xương vẫn xảy ra ở trẻ trong độ tuổi Mầm non và trẻ ở các thành phố lớn. Theo bạn nguyên nhân nào là quan trọng trong các nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ? Vì sao?
  34. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi do chế độ ăn thiếu sắt.
  35. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) 1. Nguyên nhân - Cung cấp sắt thiếu: dự trữ sắt ở trẻ sơ sinh ít vì sinh non, sinh đôi, sinh ba, xuất huyết trước khi sinh. - Chế độ ăn thiếu sắt: chỉ cho trẻ ăn sữa không cho trẻ ăn thêm khi trẻ 4 hoặc 6 tháng. - Do cơ thể trẻ có sự hấp thu sắt kém như: dị dạng đường mật, tiêu chảy kéo dài. - Do đòi hỏi nhu cầu sắt cao: 1mg Fe/24 giờ ở những trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, lúc hành kinh. - Mất sắt quá nhiều do chảy máu liên tục, do bị bệnh giun móc, loét dạ dày
  36. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) 2. Biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt Biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ kém ăn. Trẻ ngừng phát triển cân nặng và tinh thần. Hay bị rối loạn tiêu hoá thường gặp trong những trẻ suy dinh dưỡng, những trẻ trên 6 tháng có tiền sử nuôi dưỡng không đúng phương pháp, những trẻ sinh thiết tháng, trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
  37. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) 3. Phòng bệnh a. Vai trò của sắt - Sắt có vai trò tham gia vào quá trình tạo máu, bình thường tổng lượng sắt trong cơ thể khoảng 3–5 gam, trong đó 57% có ở hemoglobin, 7% ở myoglobin, 16% ớ các men tổ chức. - Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, sắt có khả năng tích chứa trong cơ thể, khi thiếu sắt cơ thể huy động các nguồn dự trữ. Quá trình phá huỷ hồng cầu trong cơ thể mỗi ngày giải phóng 50mg, lượng sắt này lại được sử dụng theo yêu cầu cơ thể. -Khi sắt ăn vào thiếu, cơ thể có thể sử dụng nguồn sắt dự trữ và nguồn sắt do phá huỷ hồng cầu.
  38. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) b. Phòng bệnh Phòng bệnh ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ – Khi người mẹ mang thai phải chú ý đến chế độ ăn giàu sắt và có thể uống bổ sung theo lời chỉ dẫn của bác sĩ – khi sinh tránh buộc rốn quá sớm làm trẻ hụt mất 40mg Fe. Đối với trẻ sinh non, sinh đôi thì từ tháng thứ 2 cho dự phòng 20mg Fe/ 24 giờ. Khi trẻ bị bệnh phải điều chỉnh ngay chế độ ăn cho thích hợp.
  39. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) b. Phòng bệnh Lượng sắt của sữa mẹ thấp và sau 6 tháng lượng sữa mẹ giảm nên để tăng lượng sắt cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn giàu sắt như gan, thận, tim, lòng đỏ trứng và rau quả. Ngoài ra cần điều trị các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ như: rối loạn tiêu hoá, giun móc, viêm loét dạ dày.
  40. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) b. Phòng bệnh Lượng sắt của sữa mẹ thấp và sau 6 tháng lượng sữa mẹ giảm nên để tăng lượng sắt cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn giàu sắt như gan, thận, tim, lòng đỏ trứng và rau quả. Ngoài ra cần điều trị các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ như: rối loạn tiêu hoá, giun móc, viêm loét dạ dày. Muốn được hấp thu sắt tối đa trong khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày thì lượng vitamin C phải được cung cấp đầy đủ
  41. V. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (Fe) b. Phòng bệnh Lượng sắt của sữa mẹ thấp và sau 6 tháng lượng sữa mẹ giảm nên để tăng lượng sắt cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn giàu sắt như gan, thận, tim, lòng đỏ trứng và rau quả. Ngoài ra cần điều trị các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ như: rối loạn tiêu hoá, giun móc, viêm loét dạ dày. Muốn được hấp thu sắt tối đa trong khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày thì lượng vitamin C phải được cung cấp đầy đủ
  42. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT Iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hóc môn giáp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Thiếu iốt sẽ dẫn đến thiếu hóc môn giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, rối loạn bệnh lý khác như sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh, thiểu nǎng trí tuệ, đần độn,cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả nǎng lao động . .
  43. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT Hiện nay, trên thế giới có khoảng một tỷ rưỡi người sống trong vùng thiếu iốt và có nguy cơ bị các rối loạn do thiếu iốt. Trong đó 655 triệu người có tổn thương não và 11,2 triệu người bị đần độn. Việt nam là một nước nằm trong vùng thiếu iốt. Tỷ lệ thiếu iôt rất cao và phổ biến toàn quốc từ miền núi đến đồng bằng. Trên những vùng thực hiện tốt chương trình phòng chống bướu cổ thì tỷ lệ bệnh giảm đi đáng kể. Lượng iốt tối ưu cho cơ thể người trường thành là 200 mg/ngày, giới hạn an toàn là 1000 mg/ngày.
  44. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT I-ốt cần cho con người như thế nào? Trong bào thai: trong giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai nhi chịu ảnh hưởng từ việc hấp thu i-ốt của mẹ. -Thiếu i-ốt trong thời kì bào thai gây đần độn, thiểu năng trí tuệ, bướu cổ sơ sinh. -Thiểu năng trí tuệ và đần độn ở trẻ gây tổn thương vĩnh viễn không chữa được. Ở những lứa tuổi khác - Trẻ em thiếu i-ốt trí não kém phát triển, đần độn. - Phụ nữ có thai thiếu i-ốt dẫn đến sảy thai, thai chết lưu - Thiếu i-ốt dẫn đến bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. - Thiếu i-ốt làm giảm khả năng lao động và phát triển sức khỏe.
  45. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT Phòng tránh thiếu i-ốt - Sử dụng muối iốt trong bữa ǎn. Hiện nay ở nước ta, chính phủ đã quyết định các loại muối ǎn đều được tǎng cường iốt. ở một số vùng có tỷ lệ bướu cổ cao hơn 30% thì dùng dầu iode để hạ nhanh tỷ lệ bướu cổ các đối tượng ưu tiên là trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ từ 15-45 tuổi. Tóm lại, các rối loạn do thiếu iốt có thể phòng ngừa được nếu mỗi ngày ǎn 10 gam muối iốt. .
  46. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT Phòng tránh thiếu i-ốt - Bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt + Các loại hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ rong biển, tảo biển. + Các loại rau: rau xanh đậm, rau dền, rau đay, mồng tơi, + Các loại trái cây tươi, thịt và sữa.
  47. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT Nếu thừa I-ốt sẽ gây nên hậu quả gì? -Nếu lượng I-ốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn cầu hoặc uống thuốc chứa I-ốt thường xuyên sẽ gây nên hội chứng cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
  48. VI. BỆNH BƯỚU CỔ DO THIẾU I ỐT Đối tượng nào hạn chế sử dụng muối I-ốt ? Những bệnh nhân tim và thận nên giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Những người bị bệnh cường tuyến giáp không nên dùng muối I-ốt vì I-ốt sẽ khiến họ lồi mắt, run tay nhiều hơn.
  49. THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT diepnga@gmail.com