Bài giảng Hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh nông nghiệp

ppt 54 trang hapham 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hach_toan_va_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_nong_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh nông nghiệp

  1. Hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh nông nghiệp 1
  2. Chương 9. Hạch toán và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp 9.1. Hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp 9.1.1 Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của hạch toán 9.1.2. Nội dung hạch toán và tổ chức thực hiện hạch toán 9.1.3. Tổ chức thực hiện hạch toán kinh doanh 9.2. Phân tích kinh doanh trong DNNN 9.2.1. Mục đích, yêu cầu và đặc điểm của phân tích KD trong DNNN 9.2.2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh 9.2.3. Tổ chức phân tích kinh doanh 2
  3. 9.1. HẠCH TOÁN KINH DOANH 9.1.1. Khái niệm, mục đích và nguyên tắc hạch toán a. Khái niệm - Hoạt động kinh doanh: + Chi phí + Kết quả - Khái niệm: Hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp là công cụ và phương pháp quản lý có kế hoạch và tiết kiệm, bằng việc tính toán, phân tích và giám sát mọi khoản thu chi để kinh doanh có lãi và mở rộng sản xuất. 3
  4. 9.1.1. Khái niệm, mục đích và nguyên tắc hạch toán b. Mục đích * Mục đích chung: Tối đa hoá lợi nhuận = Tiết kiệm chi phí + tăng năng suất * Mục đích cụ thể: • Nâng cao trình độ độc lập, tự điều khiển và vận hành của chủ cơ sở kinh doanh • Tính đúng, tính đủ các khoản thu, chi • Bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng tăng tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng 4
  5. 9.1.1. Khái niệm, mục đích và nguyên tắc hạch toán c. Nguyên tắc ◼ Tự bù đắp, tự trang trải chi phí để kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và mở rộng quy mô kinh doanh ◼ Thực hiện giám đốc bằng tiền đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ◼ Lợi ích vật chất 5
  6. 9.1. Hạch toán kinh doanh 9.1.2. Nội dung hạch toán kinh doanh - Hạch toán vốn kinh doanh - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm - Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6
  7. 9.1.2. Nội dung hạch toán kinh doanh a. Hạch toán vốn kinh doanh ◼ Vốn kinh doanh là số vốn được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh được hình thành khi mới thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. ◼ Hạch toán vốn kinh doanh được tiến hành chi tiết theo từng loại vốn kinh doanh và từng nguồn hình thành, theo tên tổ chức, cá nhân đóng góp 7
  8. 9.1.2. Nội dung hạch toán kinh doanh a) Hạch toán vốn kinh doanh Hạch toán theo nguồn: ◼ Đối với các DN nhà nước ➢ Vốn do ngân sách cấp ➢ Vốn bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh ➢ Vốn do các bên liên doanh góp ◼ Với các công ty cổ phần, trang trại: ➢ Vốn góp ban đầu ➢ Vốn bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh ➢ Vốn do liên doanh góp 8
  9. 9.1.2. Nội dung hạch toán kinh doanh b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Sự khác biệt giữa hạch toán chi phí và quản trị chi phí Hạch toán chi phí Quản trị chi phí Quá trình hạch toán chi phí diễn ra Quản trị chi phí theo nguyên tắc tự do, theo quy định bắt buộc của Nhà nước không bắt buộc Chỉ tập hợp các số liệu liên quan đến Phải ghi chép các số liệu một cách chi chi phí sản xuất kinh doanh trong tiết theo quá trình chuyển hóa từ nguồn doanh nghiệp lực thành kết quả theo cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp Tiến hành theo quy định trong kỳ Quản trị chi phí được tiến hành thường hạch toán xuyên Tập trung chủ yếu vào chi phú thực Quan tâm đến các chi phí kinh tế, gồm cả chi chi phí thực chi và chi phí cơ hội 9
  10. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Khái niệm giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ biểu hiện dưới dạng tiền tệ đối với từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nông nghiệp. 10
  11. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Yêu cầu của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Xác định đúng đối tượng - Tổ chức tốt khâu ghi chép ban đầu - Tỏ chức các sổ sách kế toán thích hợp - Tính toán giá thành chính xác và đúng kỳ hạn 11
  12. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Các khoản chi phí đưa vào hạch toán giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ: TC = FC + VC ◼ FC: chi phí cố định là các chi phí phải tiêu tốn, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra: khấu hao TSCĐ, sửa chữa định kỳ, chi quản lý. FC được phân bổ theo thời gian sử dụng cho từng đối tượng tính giá thành. ◼ VC: chi phí biến đổi: các khoản chi thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra. VC hạch toán vào giá thành từng loại sản phẩm. ◼ Nếu các tư liệu sản xuất được tái sử dụng ngay trong DN, khi hạch toán giá thành phải tính theo giá tương đương khi mua vào hoặc bán ra. 12
  13. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ◼ Chi phí gián tiếp (chi phí chung): là chi phí liên quan đến nhiều hoạt động, nên khi tính phải phân bố, bao gồm:  Chi phí quản lý: Tiền công người là quản lý; Lệ phí hàng tháng; Bảo hiểm; Bưu điện, thông tin liên lạc; Đào tạo bồi dưỡng; Điện nước; Tiếp khách;  Chi phí khấu hao TSCĐ  Chi phí gián tiếp phải phân bố vào sản phẩm khi hạch toán riêng từng sản phẩm. Có 3 cánh phân bổ: Theo doanh thu; Theo chi phí trực tiếp; Theo giờ công sản xuất. ◼ Chi phí trực tiếp: là chi phí có thể tách biệt, phát sinh riêng biệt ở một hoạt động cụ thể như: một sản phẩm, một tổ sản xuất, chi phí trực tiếp bao gồm:  Chi phí vật chất (Nguyên vật liệu chính, Vật liệu phụ),  Chi phí gia công thuê ngoài chế biến  Chi phí giờ công sản xuất. 13
  14. Bài tập Tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ của 1 DN như sau STT Khoản mục ĐVT A B C D E Chi phí vật chất trực tiếp 1 1 sản phẩm 1000đ 15 20 25 30 25 Giờ công hao phí sản xuất 2 1 sản phẩm giờ 1.5 1.5 1.2 2.5 2 Tiền công cho một giờ 3 sản xuất 1000đ 20 25 24 29 30 Sản lượng sản phẩm sản sản 4 xuất trong kỳ phẩm 500 450 530 450 560 5 Giá bán 1 sản phẩm 1000đ 90 100 80 100 120 Chi phí quản lý trong kỳ 30 triệu đồng, giá trị tính khấu hao toàn kỳ 25 triệu đồng. Hỏi: Tính giá thành sản phẩm và lợi nhuận mỗi đơn vị sản phẩm trong 03 trường hợp phân bổ: theo tổng doanh thu, theo chi phí trực tiếp, theo giờ công? Nhận xét? 14
  15. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Phương pháp tính giá thành sản xuất Công thức chung: Tổng chi phí sản xuất (TC) Giá thành đơn vị sản phẩm (Gt) = Sản lượng sản phẩm, dịch vụ (Q) Tổng chi phí sản xuất (TC) – Giá trị sản phẩm phụ (Gp) (Gt) = Sản lượng sản phẩm, dịch vụ (Q) 15
  16. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Phương pháp tính giá thành sản xuất Phương pháp chung: + Quy đổi các loại sản phẩm về cùng một loại sản phẩm được coi là tiêu chuẩn (tuy nhiên ít có giá trị thực tiễn) + Tính tổng chi phí của từng loại sản phẩm riêng biệt trên cơ sở giá thành kế hoạch hoặc giá trị sản phẩm của từng loại. - Phương pháp hệ số: Tổng chi phí sản xuất thực tế Hệ số chi phí = Tổng chi phí sản xuất kế hoạch Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành kế hoạch Hệ số chi của từng loại sản phẩm = của từng loại sản phẩm X phí 16
  17. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Phương pháp đánh giá: là phương pháp dùng giá kế hoạch hoặc giá bán được trên thị trường để tính giá trị sản phẩm phù, từ đó tính giá thành thực tế của sản phẩm chính Công thức chung Tổng chi phí sản xuất (TC) Gts = Sản lượng sản phẩm dịch vụ (Q) Nếu có giá trị sản phẩm phụ, thì giá thành sản phẩm chính được tính theo: Tổng chi phí sản xuất (TC) – Giá trị sản phẩm phụ Gp Gts = Sản lượng sản phẩm chính (Q) 17
  18. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Phương pháp tính giá thành sản xuất từng loại sản phẩm: Tính giá thành các sản phẩm trồng trọt: + Đối với cây trồng có sản phẩm phụ thì cách tính áp dụng theo công thức chung. + Đối với cây trồng có nhiều cấp sản phẩm: Quy đổi các loại sản phẩm khác loại ra một sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số tính đổi quy định. + Đối với cây trồng xen trên cùng một diện tích thì chi phí phát sinh của cây nào tập hợp riêng cho cây đó (như hạt giống, chi phí công gieo trồng, thu hoạch ), những chi phí chung cho các loại cây (như cày bừa, tưới nước, phân bón ) thì tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại theo diện tích gieo trồng. Giá thành cho mỗi Chi phí chung cho các loại cây Diện tích gieo = x loại cây trồng xen Tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng mỗi loại cây Diện tích gieo trồng mỗi Số lượng hạt giống gieo thực tế = loại cây trồng xen Định mức hạt giống gieo cho 1 ha nếu trồng riêng 18
  19. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tính giá thành các sản phẩm trồng trọt: + Đối với những cây trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần thì chi phí trồng mới phải phân bổ cho các năm cho sản phẩm Chi phí trồng mới Chi phí chăm sóc, thu Giá thành đơn vị sản + phẩm cây trồng 1 lần được phân bổ hoạch trong năm thu hoạch nhiêu lần = Sản lượng sản phẩm thu hoạch trong năm Phân bổ chi phí trên được thực hiện tương tự như phân bổ khấu hao vườn cây lâu năm. Nếu trồng xen các loại cây ngắn ngày khác cùng cây lâu năm thì chi phí trồng xen được tính như sau: - Nếu trồng tận dụng đất, lấy thêm thu nhập → hạch toán theo cây trồng xen - Nếu trồng để cải tạo đất, tăng năng suất cây chính → chi phí tính vào giá thành cây lâu năm 19
  20. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Tính giá thành các sản phẩm chăn nuôi: + Tính giá thành sản phẩm sữa trong nuôi 1 đàn bò lấy sữa: - Công thức tính giá thành sản phẩm sữa: TC – Gp Gts = Qs + (B * k) Trong đó: Gts: Giá thành 1 kg sữa Gp: Giá trị sản phẩm phụ Qs: Sản lượng sữa vắt trong năm B: Trọng lượng bê sinh trong năm (không kể bê chết) k: Hệ số quy đổi bê thành sữa (k=4) - Công thức tính giá thành bê con: Giá thành 1 kg trọng lượng bê con mới đẻ = giá thành 1 kg sữa * 4 Giá thành 1 con Giá thành 1 kg Trọng lượng bê = x bê mới đẻ trọng lượng con mới đẻ 20
  21. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm + Tính giá thành thịt hơi từng loại gia súc (lợn, bò, gia cầm): Chi phí chăn Giá trị gốc + - Gp Giá thành 1 kg nuôi trong kỳ của gia súc = thịt hơi Tổng trọng lượng thịt hơi trong kỳ Tổng trọng Tổng trọng Trọng lượng thịt hơi của gia súc chuyển đi lượng thịt hơi = lượng thịt + trong kỳ (không bao gồm trọng lượng thịt trong kỳ hơi cuối kỳ hơi của số gia súc chết, mất) 21
  22. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm + Tính giá thành một kg trọng lượng hơi đối với lợn con: Clc + TCcn – Gp Gtlc = T1 + T2 Trong đó: ◼ Gtlc: Giá thành đơn vị trọng lượng hơi của lợn con (đ/kg) ◼ Clc: Giá lợn con chưa thôi bú năm trước chuyển sang ◼ TCcn: Toàn bộ chi phí chăn nuôi đàn lợn sinh sản trong năm (lợn đực giống và lợn nái) ◼ T1: Trọng lượng hơi của lợn con rời đàn bán trong năm ◼ T2: Trọng lượng hơi của lợn con đang bú còn lại cuối năm 22
  23. b. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm + Tính giá thành 1 lít mật ong Nếu nuôi ong lấy mật và thụ phấn cho cây → phân bổ chi phí giữa cây trồng và sản phẩm của ong. Tỷ lệ phân phối từ 20-40% chi phí cho cây trồng, và phần chi phí còn lại hạch toán vào giá thành nuôi ong. Chi phí phân bổ Gp - cho nuôi ong (sáp ong, phấn hoa) Giá thành 1 lít mật ong = Sản lượng mật ong sản xuất trong năm (lít) Nuôi ong lấy mật: Hạch toán riêng theo công thức chung 23
  24. 9.1.2. Nội dung hạch toán c. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh - Nhiệm vụ : ◼ Phản ánh chính xác, kịp thời tình hình bán hàng ◼ Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. ◼ Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm doanh thu, lỗ lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Nội dung: ◼ Xuất sản phẩm để bán và thanh toán với người mua ◼ Tính chính xác các khoản doanh thu bán hàng ◼ Trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế (thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt) => xác định doanh thu thuần ◼ Xác định lỗ – lãi về tiêu thụ sản phẩm 24
  25. c. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh Sơ đồ quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm và tính doanh thu, lỗ-lãi: Lãi thuần Thuế lợi tức Lãi trước thuế Chi phí quản lý, chi phí bán hàng Lãi gộp Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần - Chiết khấu - Giảm giá - Thuế Doanh thu bán hàng 25
  26. 9.1.2. Nội dung hạch toán kinh doanh d. Những biện pháp chủ yếu hạ giá thành và tối đa hoá lợi nhuận ◼ Không ngừng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi bằng thâm canh và ứng dụng công nghệ ◼ Sử dụng có hiệu quả các loại chi phí, đặc biệt là chi phí cố định ◼ Quản lý chặt chẽ và sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, có hiệu quả các TLSX, lựa chọn đầu vào tối ưu ◼ Vận dụng các chính sách vĩ mô hợp lý (chính sách giá, tài chính, tín dụng, thuế, ) 26
  27. 9.1.3. Tổ chức thực hiện hạch toán kinh doanh a. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin ◼ Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu bào sổ sách kế toán một cách thường xuyên và có nề nếp. ◼ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và hạch toán hợp lý, thống nhất ◼ Xây dựng chế độ thống kê, kế toán và phân tích kinh doanh, các chế độ báo cáo hợp lý, phản ánh kịp thời và đúng các khoản mục quy định 27
  28. 9.1.3 Tổ chức thực hiện hạch toán kinh doanh b. Tổ chức bộ máy kế toán ◼ Xác định rõ từng chức danh công tác riêng biệt trong bộ máy kế toán: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và các kế toán viên ◼ Bố trí đúng người vào từng chức danh công tác c. Phối hợp các bộ phận thống kê, kế hoạch, kế toán trong hạch toán kinh doanh ◼ Phân định nhiệm vụ cho từng bộ phận chức năng trong hệ thống quản lý cơ sở kinh doanh nông nghiệp ◼ Tổ chức phối hợp phân tích theo định kỳ ◼ Quy định những công việc từng đơn vị phải hoàn thành phục vụ cho hạch toán kinh doanh 28
  29. 9.2 Phân tích hoạt động kinh doanh nông nghiệp 1. Mục đích, yêu cầu và đặc điểm 2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh 3. Tổ chức phân tích kinh doanh 29
  30. 9.2.1 Mục đích, yêu cầu và đặc điểm phân tích kinh doanh trong DNNN a) Mục đích ◼ Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và tìm ra nguyên nhân ◼ Phát hiện những khả năng tiềm tàng, những nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả trong DN ◼ Đề ra biện pháp tổ chức sản xuất và quản lý tốt hơn 30
  31. 9.2.1 Mục đích, yêu cầu và đặc điểm phân tích kinh doanh trong DNNN b) Nhiệm vụ ◼ Đánh giá toàn diện tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. ◼ Đánh giá tình hình tổ chức sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các ngành sản xuất trong nông nghiệp, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất như ruộng đất, lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn ◼ Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất, việc chuyển giao công nghệ mới trong doanh nghiệp nông nghiệp. ◼ Phát hiện những tiềm năng và nguồn lực sản xuất dự trữ chưa sử dụng để có những kiến nghị về hình thức và biện pháp sử dụng có hiệu quả. 31
  32. 9.2.1 Mục đích, yêu cầu và đặc điểm phân tích kinh doanh trong DNNN c) Yêu cầu phân tích kinh doanh ◼ Phân tích kinh doanh phải được tiến hành toàn diện, sâu sắc ◼ Phân tích ngay từ đầu và phải được tiến hành thường xuyên, có nề nếp và thống nhất từ bộ máy quản lý đến người lao động ◼ Phải phát huy tính quần chúng trong phân tích hoạt động kinh doanh. 32
  33. 9.2.1 Mục đích, yêu cầu và đặc điểm phân tích kinh doanh trong DNNN d) Đặc điểm của phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp ◼ Khi phân tích kinh doanh trong DN nông nghiệp phải chú ý đến công nghệ sinh học, nền nông nghiệp hàng hoá và gắn liền với đặc điểm sản xuất kinh doanh nông nghiệp. ◼ Các đối tượng kinh tế được phân tích trong kinh doanh nông nghiệp thường xuyên biến đổi nên khi phân tích phải gắn với thời gian nhất định, và phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. 33
  34. 9.2.2 Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh a) Phương pháp phân tích ◼ Phương pháp chi tiết hoá: phân tích cụ thể các mặt khác nhau của đối tượng phân tích nhằm bảo đảm chiều sâu, tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu, tìm đúng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Phương pháp chi tiết hoá gồm chi tiết hoá theo địa điểm, theo thời gian và chi tiết hoá theo bộ phận. ◼ Phương pháp so sánh: có so sánh thực hiện và kế hoạch, so sánh theo không gian, so sánh theo thời gian. ◼ Phương pháp phân tích cận biên là phương pháp phân tích để tìm ra những quyết định tối ưu trong mối quan hệ của các yếu tố sản xuất. ◼ Các phương pháp chuyên môn khác ◼ Tuỳ theo mục đích, đối tượng và hiện tượng kinh tế cần phân tích mà lựa chọn phương pháp chủ yếu, phương pháp phụ trợ hoặc bổ sung. 34
  35. 9.2.2 Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh Các phương pháp đặc thù theo các nội dung phân tích ◼ Phương pháp toán: thường dùng đạo hàm, tương quan hồi quy, quy hoạch tuyến tính để lựa chọn phương án sử dụng nguồn lực, vận trù học sử dụng để ra các quyết định quản lý. ◼ Phương pháp cân đối: được dùng trong việc kiểm tra tài liệu và phân tích tài chính, phân tích việc sử dụng nguồn lực, phân tích các hoạch định so với tương lai. ◼ Phương pháp phân tích tỷ lệ để đánh giá thực trạng về nguồn lực, đánh giá kết quả, hiệu quả, đặc biệt là phân tích các báo cáo kế toán. ◼ Phương pháp phân tích lãi thô để nghiên cứu cụ thể hơn hiệu quả sản xuất của từng hoạt động kinh doanh. ◼ Phương pháp phân tích dòng tiền để nghiên cứu khả năng đáp ưng nhu cầu tài chính trong từng giai đoạn của doanh nghiệp. ◼ Phương pháp phân tích hoà vốn để nghiên cứu việc ra quyết định trong tương lai. 35
  36. 9.2.2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh b) Nội dung phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp ◼ Phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp. ◼ Phân tích công tác quản lý của doanh nghiệp. ◼ Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh. ◼ Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. ◼ Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và tình hình đầu ra. ◼ Phân tích tình hình phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ. ◼ Phân tích thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm. ◼ Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. 36
  37. 9.2.2 Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh ◼ Phân tích kinh doanh nông nghiệp thường dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau để phân tích. Các chỉ tiêu cần được tính toán, xử lý và đưa vào biểu phân tích theo mục đích khác nhau. ◼ Chú ý phương pháp phân tích xu hướng biến động và phải so sánh các chỉ tiêu cơ bản với việc đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội ở đó, so sánh chỉ tiêu thực tế với chỉ tiêu kế hoạch. ◼ Trong mỗi nội dung phân tích cần nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để tìm ra những khả năng sẵn có và xây dựng những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. 37
  38. a) Phân tích khả năng tài chính Mục đích: chỉ ra thực lực tài chính của doanh nghiệp. ◼ Phân tích khả năng tài chính ◼ Phân tích năng lực tài chính 38
  39. a) Phân tích khả năng tài chính Ý nghĩa Chỉ tiêu Yêu cầu Tiềm lực tài Tổng số vốn tự có chính Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư cần 2/3 thiết Hệ số vốn tự có so với tổng ngồn vốn kinh >= 40% - doanh 50% Khả năng đảm Tỷ lệ giữa tài sản lưu động có so với tài sản 2/1 bảo thanh toán lưu động nợ các nghĩa vụ tài chính Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn >= 1 Tỷ lệ giữa tổng thu nhập thuần và khấu hao >= 1 so với nợ đến hạn phải trả 39
  40. b) Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị ý nghĩa Chỉ tiêu Kết quả Tổng sản phẩm, tổng giá trị sản phẩm sản xuất Sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa kinh doanh chung Mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất Lợi nhuận Hiệu quả Tổng sản phẩm, tổng giá trị sản phẩm/1 lao động quản trị hoạt động Sản phẩm hàng hóa (giá trị sản phẩm hàng hóa)/1lao động quản trị của bộ máy quản trị Lợi nhuận/1 lao động quản trị Tổng giá trị sản phẩm(giá trị sản phẩm hàng hóa, lợi nhuận)/1 đơn vị chi phí lao động (chi phí vật chất dùng trong quản trị) Tỷ trọng chi phớ quản trị trong tổng giỏ thành sản phẩm Tỷ trọng tiền công của bộ máy quản trị tỏng tổng quỹ tiền công 40
  41. b) Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị ◼ Lưu ý khi sử dụng các chỉ tiêu trên: ◼ Tính toán các chỉ tiêu theo từng năm phân tích ◼ Kết hợp với đánh giá ưu, nhược điểm của công tác quản lý, đặc biệt trong trường hợp có những thay đổi về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. ◼ Trong một năm, một kỳ có thể đánh giá kết quả và hiệu quả của bộ máy quản lý thông qua so sánh với các định mức hoặc với các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tương tự. 41
  42. c) Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh Yêu cầu: ◼ Phương hướng kinh doanh phải khai thác triệt để các lợi thế só sánh và các nguồn lực của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. ◼ Hiệu quả sản xuất kinh doanh từng loại sản phẩm, dịch vụ trong phương hướng kinh doanh phải cao. ◼ Hiệu quả sự phối hợp sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ thể hiện ở hiệu quả chung của DN theo hướng kinh doanh đã được xác định và lựa chọn. 42
  43. d) Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của DN ◼ Phân tích vai trò và vị trí chiến lược trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của DN để tìm ra những ưu, nhược điểm của hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh. ◼ Phân tích tính hợp lý của chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, sự nhanh nhạy trong quá trình điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh khi phát hiện ra những bất hợp lý, hay khi các điều kiện gắn với chúng thay đổi. ◼ Phân tích sự gắn bó giữa chiến lược đã xây dựng với thị trường, Chiến lược SXKD và lợi thế của doanh nghiệp và việc khai thác tối đa các thuận lợi, các nguồn lực sản xuất sẵn có để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng và chất lượng, thời hạn thích hợp hay không. ◼ Phân tích sự kết hợp của chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh bộ phận (như chiến lược sản phẩm, giá cả, tiếp thị ) 43
  44. e) Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra Q = f(K, L) Ví dụ: Q = AK L ( ,  < 1 ) ◼ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất ◼ Phân tích sự kết hợp các yếu tố sản xuất theo các mô hình sản xuất khác nhau với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí ◼ Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ◼ Phân tích tính nhạy cảm của yếu tố đầu ra khi có sự thay đổi một trong các yếu tố đầu vào 44
  45. f) Phân tích tình hình phát triển SXKD của từng loại sản phẩm dịch vụ Chỉ tiêu Đối với Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: lợi nhuận ròng hàng năm, giá trị hiện tại những ròng NPV hoạt động Chỉ tiêu về mức sinh lời của vốn: tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư; tỷ sản xuất suất lợi nhuận/vốn tự có; tỷ lệ sinh lợi IRR kinh doanh dài Chỉ tiêu sử dụng vốn: thời gian thu hồi vốn đầu tư, số vòng quay của hạn vốn lưu động Điểm hoà vốn Đối với Năng suất đất đai, năng suất lao động, sản lượng, sản lượng hàng hoá các hoạt Tỷ suất sinh lời: lợi nhuận/ chi phí; lợi nhuận/ doanh thu; lợi nhuận/ động sản ha hoặc lợi nhuận/lao động xuất kinh doanh Giá thành đơn vị sản phẩm ngắn hạn Thu nhập/công lao động 45
  46. g) Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm Nội dung Phân tích thị Phân tích tính chính xác của việc xác định trường cầu thị trường Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm Phân tích tình hình Phân tích kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản tiêu thụ sản phẩm phẩm Phân tích các hoạt động tiêu thụ 46
  47. h) Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ◼ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Pr DVKD = VKD Trong đó: DVKD là tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Pr là lợi nhuận ròng VKD là tổng vốn kinh doanh ◼ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Pr.100 DCP (%) = TC Trong đó: DCP là tỷ suất lợi nhuận trên chi phí TC: Tổng chi phí sản xuất 47
  48. h) Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ◼ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có Pr.100 DVTC (%) = VTC Trong đó: DVTC : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có Pr: lợi nhuận ròng VTC : Vốn tự có ◼ Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí GO .100 H (%) = TC Trong đó: H: Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí GO: Tổng giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí sản xuất 48
  49. 9.2.3 Tổ chức phân tích kinh doanh nông nghiệp ◼ Thu thập và xử lý thông tin ◼ Tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phân tích kinh doanh ◼ Trình tự phân tích kinh doanh ◼ Tổng hợp kết quả phân tích kinh doanh 49
  50. a) Thu thập và xử lý thông tin ◼ Thu thập và xử lý thông tin là bước đầu tiên, quyết định của phân tích kinh doanh nông nghiệp ◼ Các loại thông tin cần thu thập như: Thông tin thị trường, giá cả, thống kê, kế hoạch, kế toán, lưu trữ ◼ Nguồn lấy thông tin phân tích:  Hệ thống sổ sách, biểu mẫu, các loại báo cáo  Các định mức kinh tế - kỹ thuật, các dự án đầu tư, các hợp đồng đã được ký kết.  Các tài liệu hạch toán gồm hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, các sổ sách chứng từ.  Các tài liệu điều tra  Các tài liệu khác như các loại biên ban  Các tài liệu kỹ thuật, các quy định, quy ước. ◼ Xử lý thông tin 50
  51. b) Tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phân tích kinh doanh ◼ Phân công nhiệm vụ ◼ Đào tạo đội ngũ phân tích ◼ Yêu cầu với cán bộ phân tích 51
  52. c) Trình tự phân tích kinh doanh ◼ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và phạm vi vấn đề phân tích. ◼ Xây dựng kế hoạch và hệ thống chỉ tiêu phân tích ◼ Thu thập, kiểm tra và lựa chọn tài liệu phân tích. ◼ Tính toán và chỉnh lý tài liệu phân tích. ◼ Lựa chọn hình thức hội nghị phân tích. ◼ Tổng hợp kết quả phân tích, kết luận và kiến nghị. 52
  53. d) Tổng hợp kết quả phân tích kinh doanh ◼ Công tác này nhằm khái quát hoá kết quả phân tích. ◼ Kết quả tổng hợp phải được chọn lọc, sắp xếp khoa học chặt chẽ để giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh doanh ra các quyết định quản lý có hiệu quả ◼ Tổng hợp kết quả phân tích theo từng vấn đề quan tâm, gạt bỏ những vấn đề thứ yếu không có ảnh hưởng lớn đến việc nhận xét và đánh giá tình hình. ◼ Trong báo cáo tổng hợp phải nêu được những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 53
  54. d) Tổng hợp kết quả phân tích kinh doanh ◼ Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản, những vấn đề chọn lọc từ quá trình phân tích. Trong báo cáo thường có 3 phần: ◼ Phần I: Nêu đặc điểm tình hình chung về từng mặt hoạt động của doanh nghiệp ◼ Phần II: Nêu kết quả phân tích mức độ đạt được so với yêu cầu, nêu lên các xu hướng, các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của chúng. Nêu lên các tiềm năng chưa sử dụng hết và khả năng khai thác trong tương lai. ◼ Phần III. Nêu các kiến nghị và những biện pháp giải quyết, các điều kiện thực hiện. 54