Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Đoàn Nam Hải

ppt 155 trang hapham 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Đoàn Nam Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_doanh_quoc_te_doan_nam_hai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Đoàn Nam Hải

  1. Thông tin giảng viên Họ và tên: ĐOÀN NAM HẢI ĐT: 01234543755 E-mail: haidoannam04@gmail.com Đơn vị: Khoa Thương mại Khoa Thương mại
  2. Chương 0 GIỚI THIỆU MÔN HỌC ❖Mục đích ❖Đối tượng và nội dung nghiên cứu ❖Đề cương chi tiết môn học Khoa Thương mại
  3. 0.1 Mục đích ❖Trang bị những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh doanh quốc tế, ảnh hưởng của những khác biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế. ❖Hiểu rõ vai trò của quá trình toàn cầu hóa và các xu hướng trong môi trường thương mại và đầu tư toàn cầu. Khoa Thương mại
  4. ❖Trang bị phương pháp luận đúng đắn trong việc tiếp cận các vấn đề phức tạp của kinh doanh quốc tế. ❖Trang bị kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, ra quyết định lựa chọn loại hình chiến lượng kinh doanh quốc tế, cũng như các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế phù hợp. Khoa Thương mại
  5. 0.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng: ❖Kinh doanh quốc tế là tập hợp một hay một số hoạt động trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến trao đổi, thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trên phạm vi từ hai nước trở lên hoặc trên phạm vi toàn cầu. Khoa Thương mại
  6. Nội dung nghiên cứu: ❖Môi trường kinh doanh quốc tế, sự khác biệt về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh quốc tế. ❖Xu hướng của các dòng thương mại và đầu tư xuyên biên giới quốc gia. ❖Tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh quốc tế và các phương thức thâm nhập thị trường Khoa Thương mại
  7. 0.3 Giới thiệu đề cương chi tiết ❖Đề cương chi tiết môn học Khoa Thương mại
  8. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ ❖Mục tiêu của chương ❖Kinh doanh quốc tế ❖Môi trường kinh doanh quốc tế ❖Xu hướng Toàn cầu hóa - môi trường chung nhất của Kinh doanh quốc tế ❖Câu hỏi và thảo luận Khoa Thương mại
  9. 1.1 Mục tiêu của chương ❖Khái niệm và sự hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế. ❖Xu hướng toàn cầu hóa, vai trò và động lực của hoạt động kinh doanh quốc tế ❖Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Khoa Thương mại
  10. 1.2 Kinh doanh quốc tế Khái niệm: ❖Kinh doanh (business) là: "Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi " Luật doanh nghiệp Việt Nam. Khoa Thương mại
  11. ❖Kinh doanh quốc tế (international business), một cách đơn giản, là việc đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau. Khoa Thương mại
  12. Phạm vi: ❖Liên quan đến hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có thể là 2 hay nhiều nước. ❖KDQT bị ảnh hưởng và tác động bởi các tiêu chí, các biến số có tính quốc tế như luật pháp, văn hóa, kinh tế, thị trường ngoại hối, Khoa Thương mại
  13. Đặc điểm: ❖Hoạt động trong môi trường đầy biến động, luật chơi đôi khi rất khác hoặc có thể đối lập với nhau khi so sánh với kinh doanh nội địa. ❖Nguyên tắc chủ đạo đối với một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phải luôn có các tiếp cận toàn cầu. Khoa Thương mại
  14. 1.3 Môi trường kinh doanh quốc tế Khái niệm: ❖Môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường kinh doanh ở nhiều nước khác nhau. ❖Là tổng hòa các môi trường quốc gia của các nước, trong đó môi trường quốc gia gồm: môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa. Khoa Thương mại
  15. Pháp Môi Liên luật trường minh vĩ mô kinh Người Chính tế bán trị quốc tế Đối Nội tại Đối Kinh tác doanh nghiệp thủ tế Môi Khoa trường Người học vi mô mua Môi công Xã cạnh trường tranh nghệ hội Văn vi mô hóa nội tại Khoa Thương mại
  16. Đặc điểm: ❖Có nhiều khác biệt so với môi trường kinh doanh trong nước. ❖Tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế là công việc tốn kém thời gian và tiền bạc. ❖Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh Khoa Thương mại
  17. Nội dung: ❖Khi tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế, ta tập trung vào các nội dung: ◼ Môi trường chính trị ◼ Môi trường kinh tế ◼ Môi trường văn hóa ❖Môi trường kinh doanh của quốc gia cũng chịu ảnh hưởng của môi trường thương mại và đầu tư toàn cầu với xu hướng chủ đạo là quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Khoa Thương mại
  18. 1.5 Xu hướng toàn cầu hóa Khái niệm: ❖Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa là một hiện tượng, quá trình, xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội giữa các quốc gia. ❖Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa là quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Khoa Thương mại
  19. Nội dung: Nếu tiếp cận theo góc nhìn và quan sát chung, thì toàn cầu hóa thể hiện qua ba khía cạnh: ❖Sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công Khoa Thương mại
  20. ❖Sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu. ❖Sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia với nền kinh tế thế giới. Khoa Thương mại
  21. Nếu tiếp cận theo góc độ là hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp, toàn cầu hóa được hình thành từ: ❖Toàn cầu hóa thị trường ❖Toàn cầu hóa quá trình sản xuất Khoa Thương mại
  22. Động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa: ❖Việc dỡ bỏ các rào cản trong hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu. ❖Hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ chức và quản lý theo hướng tự do hóa. ❖Sự phát triển của các mạng khoa học và công nghệ Khoa Thương mại
  23. Triển vọng phát triển của toàn cầu hóa ❖Một thế giới trong đó các thị trường hàng hóa, dịch vụ và các tu liệu sản xuất được liên kết với nhau một cách hoàn hảo, những rào cản đối với các luồng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, sẽ không tồn tại. Khoa Thương mại
  24. Ba nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa: ❖Cách mạng khoa học công nghệ ❖Tính quốc tế hóa của các hoạt động sản xuất - kinh doanh ❖Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức ở các nước công nghệ phát triển và các nước công nghiệp mới. Khoa Thương mại
  25. Ba nhân tố cản trở, hạn chế toàn cầu hóa: ❖Mâu thuẫn và xung đột lợi ích ❖Khủng hoảng kinh tế ở các nước lớn hay các trung tâm kinh tế và khu vực quan trọng trên thế giới. ❖Những bất ổn về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, nhân quyền tiếp tục gia tăng ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Khoa Thương mại
  26. Tác động của toàn cầu hóa: ❖Quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa ❖Quan điểm chống lại toàn cầu hóa Khoa Thương mại
  27. 1.6 Câu hỏi và thảo luận ❖Theo xu hướng hiện nay, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trên thế giới vào năm 2020. Hãy bình luận những tác động của xu hướng này tới hệ thống thương mại toàn cầu? ❖Hãy dự đoán về khả năng thành công của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi mà quốc gia khởi xướng (Mỹ) xúc tiến TPP theo hướng cô lập Trung quốc; và khi mà TPP tiếp tục gặp các vấn đề giống như WTO? Khoa Thương mại
  28. Chương 2 NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ❖Mục tiêu của chương ❖Khác biệt về chính trị, pháp lý ❖Khác biệt về kinh tế, thương mại ❖Khác biệt về văn hóa Khoa Thương mại
  29. 2.1. Mục tiêu của chương ❖Hiểu và phân biệt được những khác biệt về môi trường kinh doanh quốc tế và các nội dung của môi trường kinh doanh. ❖Vai trò và nội dung của việc phân tích môi trường kinh doanh quốc tế. Khoa Thương mại
  30. 2.2 Khác biệt về chính trị, pháp lý 2.2.1. Khái niệm: ❖Hệ thống chính trị là tập hợp các tổ chức chính thức tạo nên chính phủ. Gồm: các đảng phái chính trị, các nhóm vận động hành lang, các đoàn thể, các cơ quan lập pháp, hành pháp ❖Hệ thống pháp luật là hệ thống diễn giải và thực thi luật pháp. Gồm các tổ chức, luật lệ và các thủ tục nhằm đảm bảo trật tự và giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động thương mại, bảo vệ tài sản và nghĩa vụ thuế. Khoa Thương mại
  31. ❖Hệ thống chính trị ❖Hệ thống pháp luật ◼ Chính phủ ◼ Luật lệ, qui định ◼ Các đảng phái nhằm đảm bảo trật tự và giải quyết ◼ Cơ quan lập pháp tranh chấp trong ◼ Cơ quan hành pháp thương mại, bảo vệ ◼ Các đoàn thể tài sản, thực hiện ◼ Các liên minh hệ thống thuế, thương mai. ◼ Khoa Thương mại
  32. 2.2.2. Các mô hình hệ thống chính trị ❖Chế độ chuyên chế ❖Chế độ dân chủ ❖Chế độ xã hội chủ nghĩa Khoa Thương mại
  33. 2.2.3. Sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị đến hệ thống kinh tế ❖Nền kinh tế chỉ huy ❖Nền kinh tế thị trường ❖Nền kinh tế hỗn hợp Khoa Thương mại
  34. 2.2.4. Các hệ thống luật pháp ❖Cung cấp một khung pháp chế, gồm các quy định và quy tắc chỉ thị, cho phép hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ thể giữa con người và các tổ chức, đưa ra các hình pháp cho những hành vi vi pham các quy định và quy tắc trên. Khoa Thương mại
  35. Các hệ thống luật pháp ❖Thường luật (tiền lệ pháp), Luật Anh Mỹ ❖Dân luật (luật dân sự), Luật Châu Âu lục địa ❖Giáo luật (luật tôn giáo) ❖Luật xã hội chủ nghĩa ❖Luật hỗn hợp Khoa Thương mại
  36. 2.2.5. Các loại rủi ro quốc gia: ❖Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị ◼ Sự chiếm hữu tài sản doanh nghiệp của chính phủ các nước. ◼ Cấm vận và trừng phạt thương mại ◼ Tẩy chay kinh tế ◼ Chiến tranh, đảo chính, cách mạng ◼ Nạn khủng bố Khoa Thương mại
  37. ❖Rủi ro xuất pháp từ hệ thống pháp luật ◼ Rủi ro nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước sở tại. ✓Pháp luật đầu tư nước ngoài ✓Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động ✓Quy định về Marketing và phân phối ✓Quy định về chuyển lợi nhuận về nước chủ nhà ✓Quy định bảo vệ môi trường ✓Pháp luật hợp động ✓Pháp luật về internet và thương mại điện tử Khoa Thương mại
  38. ◼ Rủi ro từ môi trường pháp lý ở nước chủ nhà ✓Đặc quyền ngoại giao ✓Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài ✓Các nguyên tắc chống tẩy chay trong thương mại ✓Các nguyên tắc báo cáo và kế toán ✓Tính minh bạch trong báo cáo tài chính ✓Các tiêu chuẩn đạo đức và việc thực hiện chúng trong kinh doanh Khoa Thương mại
  39. 2.2.6. Quản lý rủi ro quốc gia ❖Tích cực rà soát môi trường kinh doanh ❖Đặt các tiêu chuẩn đạo đức làm tôn chỉ trong kinh doanh ❖Liên kết với bạn hàng có uy tín ❖Bảo vệ thông qua Hợp đồng hợp pháp ❖Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Khoa Thương mại
  40. 2.3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ 2.3.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường kinh tế ❖Để đánh giá một cách đúng đắn mức độ thu hút kinh doanh nước ngoài của một quốc gia để đưa ra quyết định kinh doanh tại quốc gia đó phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà quản lý trong việc nhận biết được bản chất của một nền kinh tế và triển vọng kinh doanh tại đó. Khoa Thương mại
  41. 2.3.2. Phân tích môi trường kinh tế ❖Việc phân tích môi trường kinh tế chi phối quyết định lựa chọn quốc gia kinh doanh của nhà đầu tư. ❖Chưa có tổ chức nào đánh giá toàn bộ môi trường kinh doanh của các nước. ❖Việc đánh giá môi trường kinh tế tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi nhà đầu tư. Khoa Thương mại
  42. ❖Có 2 trở ngại chính: ◼ Khó có thể đưa ra tập hợp những chỉ số kinh tế chung để đánh giá chính xác nền kinh tế hay dự đoán tiềm năng của một quốc gia. ◼ Khó xác định được mối quan hệ giữa các chỉ số này với những yếu tố khác Khoa Thương mại
  43. 2.3.3. Các chỉ số đánh gia môi trường kinh tế ❖Tổng thu nhập quốc gia (GNI): ◼ Là thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia. ◼ GNI là tổng của GDP và thu nhập từ xuất nhập khẩu, các họa động quốc tế của các công ty trong quốc gia. ◼ Nếu các yếu tố khác là như nhau, các công ty có xu hướng đầu tư vào các quốc gia có GNI/đầu người cao; tốc độ tăng trưởng GNI/đầu người; sức mua tương đương. Khoa Thương mại
  44. ❖Chỉ số đo lường "GDP Xanh": ◼ Nhằm đo lường kết quả của nền kinh tế dựa trên phát triển bền vững. Việc đánh giá các hoạt động thị trường mà không tính đến các chi phí xã hội và sinh thái liên quan sẽ dẫn đễn hiểu lầm về hiệu quả kinh tế. ❖ Các chỉ số đang được sử dụng để điều chỉnh GDP: ◼ Tổng sản phẩm ròng xanh quốc gia (GNP) ◼ Chỉ số tiến bộ thực tế ◼ Tổng hạnh phúc quốc gia ◼ Chỉ số hạnh phúc hành tinh Khoa Thương mại
  45. ❖Chỉ số phát triển con người (HDI) của LHQ: đo lường thành tựu trung bình của một nước ở 3 phương diện: ◼ Tuổi thọ trung bình ◼ Kiến thức, giáo dục ◼ Mức sống Khoa Thương mại
  46. ❖Một số chỉ tiêu khác của LHQ ◼ Chỉ số phát triển giới ◼ Chỉ số bình đẳng giới ◼ Chỉ số nghèo đói Khoa Thương mại
  47. ❖Các chỉ tiêu khác ◼ Lạm phát ◼ Thất nghiệp ◼ Nợ quốc gia ◼ Phân phối thu nhập ◼ Đói nghèo ◼ Chi phí lao động ◼ Năng suất lao động ◼ Cán cân thanh toán Khoa Thương mại
  48. ❖Các yếu tố phân tích kinh tế tổng hợp ◼ Các hình thức hệ thống kinh tế: ◼ Tự do kinh tế và chuyển dịch thị trường ◼ Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Khoa Thương mại
  49. 2.4. Môi trường văn hóa 2.4.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu văn hóa trong kinh doanh quốc tế ❖Trong kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải làm việc trong những môi trường văn hóa khác nhau. ❖Rủi ro văn hóa là những tình huống hay sự kiện sai lệch về văn hóa có thể gây nên hiểu nhầm trong quan hệ giữa các đối tác từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Khoa Thương mại
  50. 2.4.2. Khái niệm: ❖Văn hóa là những khuôn mẫu có tính chất định hướng được học hỏi, chia sẻ và có giá trị lâu bền trong xã hội. ❖Con người biểu hiệu nền văn hóa của mình thông qua các giá trị, quan niệm, thái độ, hành vi và các biểu tượng ❖Văn hóa ảnh hưởng đến mọi hành vi, suy nghĩ của con người trong cuộc sống và kinh doanh. Khoa Thương mại
  51. ❖Văn hóa tác động đến các trao đổi giữa các ca nhân với nhau cũng như việc vận hành các chuỗi giá trị như việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, marketing và bán hàng. ❖Sự khác biệt về văn hóa cần được tìm hiểu và tôn trọng ❖Các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với rủi ro văn hóa trong kinh doanh. Khoa Thương mại
  52. 2.4.3. Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế ❖ Phát triển sản phẩm ❖ Giao tiếp và trao đổi với đối tác ❖ Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp, đối tác ❖ Đàm phán và thiết kế hợp đồng ❖ Giao tiếp với khách hàng ❖ Chuẩn bị các cuộc triễn lãm và hội chợ thương mại ❖ Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại Khoa Thương mại
  53. Ngoài ra, văn hóa còn ảnh hưởng đến: ❖ Làm việc nhóm ❖ Chế độ tuyển dụng nhân viên ❖ Hệ thống lương thưởng ❖ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ❖ Phong cách lãnh đạo Khoa Thương mại
  54. 2.4.4. Một số nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa ❖Văn hóa nghèo ngữ cảnh và giàu ngữ cảnh. ❖Nghiên cứu về văn hóa của Hofstede ◼ Tính cá nhân/tính tập thể ◼ Khoảng cách quyền lực ◼ Mức độ e ngại rủi ro ◼ Nam tính/nữ tính ◼ Định hướng ngắn hạn và dài hạn Khoa Thương mại
  55. 2.4.5. Những thành phần quan trọng của văn hóa ❖ Ngôn ngữ ❖ Tôn giáo ❖ Các giá trị và thái độ ❖ Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức ❖ Đời sống vật chất ❖ Mỹ học ❖ Giáo dục ❖ Cấu trúc xã hội ❖ Vai trò của cá nhân và tập thể trong xã hội ❖ Phân cấp xã hội ❖ Tính linh hoạt chuyển đổi về mặt xã hội Khoa Thương mại
  56. 2.4.6. Văn hóa và kinh doanh ❖Văn hóa và khu vực dịch vụ ❖Công nghệ, Internet và văn hóa ❖Hiệu ứng của toàn cầu hóa lên văn hóa Khoa Thương mại
  57. 2.4.7. Một số chỉ dẫn để vượt qua những khác biệt về văn hóa ❖Nắm được những kiến thức chung nhất, liên quan đến lĩnh vực kinh doanh tại nền văn hóa khác và học ngôn ngữ của đối tác. ❖Tránh những sai lệch về văn hóa ❖Phát triển kỹ năng đa văn hóa Khoa Thương mại
  58. CHƯƠNG 3 MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TOÀN CẦU 3.1. Môi trường thương mại toàn cầu 3.1.1. Lợi ích và các lý thuyết về thương mại 3.1.2. Sự can thiệp của Chính phủ đến hoạt động thương mại quốc tế 3.1.3. Sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới 3.2. Môi trường đầu tư toàn cầu 3.2.1. Lợi ích và các lý thuyết về đầu tư quốc tế 3.2.2. Sự can thiệp của Chính phủ vào đầu tư quốc tế Khoa Thương mại
  59. 3.1.1.Lợi ích và các lý thuyết về thương mại Lợi ích: ❖Thương mại quốc tế mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. ❖Lý thuyết thương mại đã giúp các quốc gia định hình chính sách thương mại ❖Khi các quốc gia đều đẩy mạnh thương mại quốc tế, các mâu thuẫn về lợi ích bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. ❖Hình thành nên tổ chức WTO và Khoa Thương mại
  60. Các lý thuyết về thương mại ❖Chủ nghĩa trọng thương ❖Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối ❖Lý thuyết về lợi thế so sánh ❖Lý thuyết Heckscher-Ohlin ❖Lý thuyết về vòng đời sản phẩm ❖Lý thuyết thương mại mới ❖Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia Khoa Thương mại
  61. 3.1.2. Sự can thiệp của Chính phủ đến hoạt động thương mại quốc tế Các căn cứ cho sự can thiệp ❖Liên quan đến chính trị ◼ Bảo vệ việc làm và các ngành sản xuất trong nước ◼ Bảo vệ an ninh quốc gia ◼ Trả đũa thương mại ◼ Bảo vệ người tiêu dùng ◼ Đẩy mạnh các mục tiêu trong chính sách đối ngoại Khoa Thương mại
  62. ❖Liên quan đến kinh tế ◼ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ ◼ Theo đuổi chính sách thương mại chiến lược Khoa Thương mại
  63. Các công cụ Chính phủ dùng để điều chỉnh chính sách thương mại ❖Thuế quan ❖Phi thuế quan Khoa Thương mại
  64. 3.1.3. Sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới ❖Thời kỳ A.Smith đến đại suy thoái ở Hoa Kỳ (1929-1933) ❖Giai đoạn 1947-1979: GATT, tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế ❖Giai đoạn 1980-1993: Các xu hướng bảo hộ ❖Vòng đám phán Uruguay và WTO ❖Tương lai của WTo: những vấn đề còn tồn tại và Vòng đàm phán Doha Khoa Thương mại
  65. 3.2.1. Lợi ích và các lý thuyết về đầu tư quốc tế Lợi ích: ❖Thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư, của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn lực sản xuất, thị trường, mở rộng kinh doanh, cuối cùng là lợi nhuận. ❖Đối với nước nhận đầu tư quốc tế: tiếp nhận vốn, công nghệ, trình độ quản lý, Khoa Thương mại
  66. Các lý thuyết về đầu tư nước ngoài ❖Đầu tư theo chiều ngang: xuất khẩu hay FDI ◼ Chi phí vận chuyển ◼ Những cản trở đối với hoạt động xuất khẩu ◼ Những cản trở đối với việc chuyển nhượng bí quyết ◼ Hành vi chiến lược ◼ Vòng đời sản phẩm ◼ Lợi thế địa điểm riêng Khoa Thương mại
  67. 3.2.2. Can thiệp của Chính phủ vào đầu tư quốc tế ❖Chính sách của nước chủ đầu tư ◼ Khuyến khích FDI ra nước ngoài ◼ Hạn chế FDI ra nước ngoài ❖Chính sách của nước nhận đầu tư ◼ Khuyến khích tiếp nhận FDI ◼ Hạn chế tiếp nhận FDI Khoa Thương mại
  68. CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ ❖Khái quát về chiến lược kinh doanh quốc tế ❖Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế ❖Hoạch định và thực hiện chiến lược Khoa Thương mại
  69. 4.1. Khái quát về chiến lược kinh doanh Quốc tế 4.1.1. Khái niệm: Chiến lược kinh doanh quốc tế là một chương trình tập hợp một cách thống nhất các hoạt động của một đơn vị bao gồm quá trình xác định mục tiêu, các biện pháp và các phương tiện để đạt được hiệu quả nhất định trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Khoa Thương mại 71
  70. 4.1.2. Phân loại ❖Căn cứ vào bản chất hoạt động, có: ◼ Chiến lược kinh doanh dự kiến ◼ Chiến lược kinh doanh hiện thực ❖Căn cứ vào quá trình hình thành chiến lược: ◼ Chiến lược cấp quốc tế ◼ Chiến lược cấp công ty ◼ Chiến lược cấp kinh doanh ◼ Chiến lược cấp chức năng Khoa Thương mại 72
  71. 4.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế: Giúp các công ty, các tập đoàn: ◼ Thấy được chính mình ở hiện tại, chỉ ra điểm mạnh và yếu của mình. ◼ Xác định các mục tiêu kinh doanh trong tương lai. ◼ Lập kế hoạch đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài. ◼ Điều chỉnh và thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế. Khoa Thương mại 73
  72. 4.2. Lựa chọn chiến lược ❖Để đạt được các mục tiêu đã đề ra khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế, các công ty cần phải lựa chọn phương hướng chiến lược thích hợp. ❖Việc lựa chọn chiến lược nào tùy thuộc vào sự tác động của 2 nhân tố: ◼ Áp lực của chi phí ◼ Áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương đầu tư Khoa Thương mại 74
  73. ❖ Áp lực chi phí: ◼ Mỗi công ty sở hữu một chuỗi giá trị khác nhau. ◼ Mỗi chuỗi giá trị sẽ tạo nên một mức chi phí và lợi nhuận khác nhau trong kinh doanh quốc tế. ◼ Mức chi phí càng cao thì áp lực của chi phí càng cao, và ngược lại. ❖ Áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương ◼ Mỗi địa phương, mỗi thị trường có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đối với các sản phẩm ◼ Địa phương càng có nhiều đặc điểm khác biệt, yêu cầu càng cao sẽ tạo nên áp lực đáp ứng yêu cầu càng cao, và ngược lại. Khoa Thương mại 75
  74. Cao Chiến lược Chiến lược toàn cầu xuyên quốc gia Áp lực chi phí Chiến lược Chiến lược quốc tế đa địa phương Thấp Thấp Cao Áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương Khoa Thương mại 76
  75. 4.2.1. Chiến lược quốc tế (International Strategy) ❖Công ty coi mình là trung tâm, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở phát huy các thế mạnh của mình. ❖Chiến lược này được sử dụng khi cả áp lực chi phí cũng như áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương đều thấp. Khoa Thương mại 77
  76. Nhiệm vụ của công ty Khả năng tạo lợi nhuận Kiểu lãnh đạo Tập trung hóa các năng lực cốt lõi, còn lại phi tập trung. Chiến lược Liên kết toàn cầu Cơ cấu tổ chức Phân chia theo sản phẩm Văn hóa Nước chủ nhà Kỹ thuật Sản xuất đại trà Chiến lược Marketing Phát triển sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng trong nước Chiến lược lợi nhuận Lợi nhuận được mang về nước chủ nhà Hoạt động quản lý Hoạt động ở nước ngoài do người nước chủ nguồn nhân lực nhà quản lý Khoa Thương mại 78
  77. Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Luân chuyển các năng ⚫ Thiếu sự thích ứng với lực đặc biệt ra thị trường địa phương nước ngoài ⚫ Không thấy được tính kinh tế của địa điểm ⚫ Không thể khai thác các tác dụng của đường cong kinh nghiệm Khoa Thương mại 80
  78. 4.2. Lựa chọn chiến lược 4.2.2. Chiến lược đa địa phương (Multidomestic Strategy) ❖ Công ty coi mỗi quốc gia là một thị trường riêng biệt với những khác biệt về văn hóa cao. Hình thành nên những công ty có hoạt động ở nước ngoài nhưng các hoạt động này độc lập nhau gọi là chiến lược đa địa phương. ❖ Chiến lược này được dùng khi áp lực chi phí thấp nhưng áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương cao. Khoa Thương mại 81
  79. Nhiệm vụ của công ty Đáp ứng yêu cầu địa phương Kiểu lãnh đạo Phi tập trung, từ dưới lên (đơn vị địa phương đặt mục tiêu) Chiến lược Thích ứng quốc gia Cơ cấu tổ chức Phân chia khu vực Văn hóa Nước sở tại Kỹ thuật Sản xuất nhóm (mức độ thấp) Chiến lược Marketing Phát triển sản phẩm theo nhu cầu địa phương Chiến lược lợi nhuận Lợi nhuận giữ lại nước sở tại Hoạt động quản lý Người địa phương được sử dụng vào những nguồn nhân lực vị trí then chốt Khoa Thương mại 82
  80. Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Địa phương hóa các yêu ⚫ Không thấy được tính cầu và công tác marketing kinh tế của địa điểm sản phẩm để đạt được sự ⚫ Không thể khai thác các thích ứng với địa phương tác dụng của đường cong kinh nghiệm ⚫ Không thể luân chuyển các năng lực đặc biệt ra thị trường nước ngoài Khoa Thương mại 84
  81. 4.2. Lựa chọn chiến lược 4.2.3. Chiến lược toàn cầu (Global Strategy): ❖Công ty xem thị trường thế giới là một thị trường thống nhất. Đồng thời công ty sẽ tiến đến thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa các giá trị của công ty để kết hợp các lợi thế cạnh tranh nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. ❖Được sử dụng khi áp lực chi phí cao, trong khi áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương thấp. Khoa Thương mại 85
  82. Nhiệm vụ của công ty Tăng lợi nhuận trong khi mức đáp ứng yêu cầu địa phương thấp Kiểu lãnh đạo Tương đối tập trung, thương lượng giữa vùng và công ty con Chiến lược Liên kết khu vực với mức độ thích ứng thấp Cơ cấu tổ chức Kết hợp theo sản phẩm và theo vùng (tổ chức theo dạng ma trận Văn hóa Tính khu vực Kỹ thuật Chế tạo linh hoạt Chiến lược Marketing Tiêu chuẩn hóa theo vùng Chiến lược lợi nhuận Lợi nhuận được tái phân phối theo vùng Hoạt động quản lý Người trong khu vực nắm giữ vị trí chủ chốt nguồn nhân lực trong khu vực. Khoa Thương mại 86
  83. Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Khai thác được các tác ⚫ Thiếu sự thích ứng với dụng của đường cong kinh địa phương. nghiệm ⚫ Khai thác được tính kinh tế của địa điểm Khoa Thương mại 88
  84. 4.2. Lựa chọn chiến lược 4.2.4. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy): ❖ Công ty thực hiện một chiến lược nhằm đạt được tất cả các mục tiêu một cách đồng thời. Bằng cách luân chuyển các lợi thế cạnh tranh bên trong công ty đồng thời cũng cũng phải chú ý đáp ứng yêu cầu của địa phương. ❖ Được sử dụng khi cả áp lực chi phí và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương đều cao. Khoa Thương mại 89
  85. Nhiệm vụ của công ty Đáp ứng cả hai Kiểu lãnh đạo Kết hợp giữa tập trung và phi tập trung, thương lượng ở tất cả các cấp của tổ chức Chiến lược Liên kết toàn cầu và thích ứng quốc gia Cơ cấu tổ chức Mạng lưới tổ chức (bao gồm cả cổ đông) Văn hóa Toàn cầu Kỹ thuật Chế tạo linh hoạt Chiến lược Marketing Sản phẩm quốc tế với sự khác biệt địa phương Chiến lược lợi nhuận Tái phân phối trên cơ sở toàn cầu Hoạt động quản lý Những người giỏi giữ vị trí chủ chốt ở bất nguồn nhân lực cứ nơi nào trên thế giới Khoa Thương mại 90
  86. Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Khai thác các tác dụng của ⚫ Khó thực hiện bởi đường cong kinh nghiệm các vấn đề về tổ ⚫ Khai thác tính kinh tế của địa chức. điểm ⚫ Địa phương hóa yêu cầu về sản phẩm và công tác marketing đề đạt được sự thích ứng với địa phương ⚫ Hưởng lợi từ hoạt động huấn luyện toàn cầu Khoa Thương mại 91
  87. 4.2.5. Thảo luận TRƯỜNG HỢP: IKEA CỦA THỤY ĐIỂN 1. IKEA đã theo đuổi chiến lược gì khi mở rộng khắp Châu Âu trong suốt thập niên 70 và những năm đầu thập niên 80? 2. Bạn có nghĩa rằng chiến lược này sẽ hoạt động tốt ở Bắc Mỹ giống như nó đã từng ở Châu Âu? 3. Vào năm 1998, IKEA đã theo đuổi chiến lược gì? Chiến lược này có phải là khôn ngoan? Bạn có thấy bấy kỳ điểm yếu nào của chiến lược này. Khoa Thương mại 92
  88. 4.3. Hoạch định và thực hiện chiến lược Chuẩn bị hoạch định chiến lược (Xác định các mục tiêu cơ bản) Phân tích môi trường Bên ngoài và bên trong Xác định mục tiêu và kế hoạch tổng thể Thực hiện kế hoạch Đánh giá và kiểm soát hoạt động Khoa Thương mại 93
  89. 4.3.1. Chuẩn bị hoạch định chiến lược ❖Là bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược. ❖Công ty xác định những nhiệm vụ cơ bản: ◼ Công ty kinh doanh gì? ◼ Lý do của sự tồn tại? ◼ Công ty muốn trở thành cái gì? Khoa Thương mại 94
  90. 4.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài Mục đích của việc phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh: ◼ Lựa chọn những thị trường phù hợp với khả năng của công ty ◼ Tạo cơ sở cho việc xác định các nhiệm vụ và mục tiêu ◼ Giúp xác định được những việc cần làm để đạt mục tiêu Bao gồm các bước: ❖ Thu thập thông tin: có nhiều cách để thu thập thông tin về môi trường bên ngoài. ◼ Thảo luận của chuyên gia ◼ Sử dụng dữ liệu lịch sử và dự đoán ◼ Dự đoán của các nhà quản trị có kinh nghiệm ◼ Sử dụng các mô hình toán học để dự đoán Khoa Thương mại 95
  91. ❖ Phân tích thông tin: sau khi tập hợp thông tin, các doanh nghiệp tiến hành phân tích thông tin. ◼ Khả năng mặc cả của người mua ◼ Khả năng mặc cả của nhà cung cấp ◼ Những người mới thâm nhập ◼ Sự đe dọa của sản phẩm thay thế ◼ Sự cạnh tranh Khoa Thương mại 96
  92. 4.3.3. Phân tích môi trường bên trong Đánh giá môi trường bên trong giúp nhận định những điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp. Có 2 lĩnh vực cần xem xét: ❖Nguồn lực vật chất và năng lực nhân viên ◼ Là những tài sản mà MNC sẽ sử dụng để tiến hành chiến lược. ◼ Sự phân bổ nguồn lực vật chất. ◼ Khả năng và trình độ của nhân viên Khoa Thương mại 97
  93. ❖Phân tích chuỗi giá trị: chuỗi giá trị là phương thức trong đó những hoạt động chính yếu và hỗ trợ được kết hợp trong việc sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ và gia tăng lợi nhuận biên. Bao gồm: ◼ Những hoạt động hậu cần đầu vào ◼ Những hoạt động thực hiện sản phẩm cuối cùng ◼ Những hoạt động liên quan đến đầu ra ◼ Sử dụng marketing và bán hàngKhoa Thương mại 98 Dịch vụ để duy trì và gia tăng giá trị
  94. 4.3.4. Xác định mục tiêu ❖Những phân tích môi trường bên trong và bên ngoài sẽ cung cấp cho các MNC những thông tin cần thiết cho việc xác định mục tiêu. ❖Mục tiêu là trạng thái kết quả mà công ty mong muốn. Bao gồm mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. ❖Mục tiêu cần được xây dựng dưới dạng chỉ tiêu cụ thể, có tính khả thi, thể đo lường được. Khoa Thương mại 99
  95. Chiến lược tổng thể Việc lựa chọn các hình thức và phương án kinh doanh tùy thuộc vào các phân tích đánh giá môi trường và khả năng của công ty. ❖ Lựa chọn hình thức kinh doanh, tùy thuộc: ◼ Điều kiện pháp luật ◼ Chi phí ◼ Rủi ro trong kinh doanh ◼ Kinh nghiệm hoạt động của công ty ◼ Cạnh tranh trên thị trường ◼ Chuyển giao công nghệ và sự phức tạp của công nghệ Khoa Thương mại 100
  96. Chiến lược tổng thể Để thành công, chiến lược của các công ty phải phát huy các thế mạnh, khả năng đặc biệt nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. ❖Các phương án chiến lược kinh doanh quốc tế: ◼ Cạnh tranh trên toàn bộ các mặt hàng ◼ Cạnh tranh tiêu điểm toàn cầu ◼ Cạnh tranh tiêu điểm trong nước ◼ Cạnh tranh ở những nơi được bảo hộ Khoa Thương mại 101
  97. 4.3.4. Thực hiện chiến lược Để thực hiện một chiến lược kinh doanh quốc tế cần phải thực hiện những công việc sau: ❖ Chuyển các mục tiêu chiến lược thành các mục tiêu ngắn hạn ❖ Xác định các chiến thuật, sách lược cụ thể mà công ty sẽ sử dụng để đạt mục tiêu chiến lược ❖ Xác định biểu đồ thời gian của các hoạt động và các phạm vi giới hạn cần thiết để giúp công ty thực hiện mục tiêu đề ra ❖ Điều chỉnh lại bộ máy tổ chức, các chức năng hoạt động Khoa Thương mại 102
  98. Có hai nhóm biện pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược kinh doanh ❖Nhóm các biện pháp được xây dựng dưới góc độ công ty ❖Nhóm các biện pháp huy động các nguồn lực bên ngoài như các biện pháp liên minh, liên kết. Khoa Thương mại 103
  99. Đánh giá và kiểm soát hoạt động ❖Là bước công việc quan trọng trong quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược, nhằm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả cố gắng của tập thể, cá nhân ❖Có 2 xu hướng kiểm tra, đánh giá: ◼ Đánh giá kết quả ◼ Đánh giá quá trình Khoa Thương mại 104
  100. Chương 5: NHỮNG HÌNH THỨC LIÊN MINH TOÀN CẦU ❖Mục tiêu của chương Khoa Thương mại
  101. 5.1. Mục tiêu của chương Kinh doanh quốc tế có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Việc lựa chọn hình thức nào tùy theo tình hình các công ty, đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. ❖ Nhận diện rõ một số hoạt động liên minh chiến lược ở nước ngoài. ❖ Chỉ ra các yếu tố quyết định đến hình thức liên mình chiến lược. Khoa Thương mại 106
  102. 5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bao gồm: ❖Luật pháp ❖Chi phí ❖Kinh nghiệm ❖Cạnh tranh ❖Rủi ro ❖Điều hành và tính chất của tài sản Khoa Thương mại 107
  103. 5.2.1. Luật pháp Những yếu tố luật pháp có thể tác động đến: ❖Việc cấm hoàn toàn với một số dạng hoạt động nhất định ❖Các ảnh hưởng gián tiếp: ◼ Chống độc quyền ◼ Khả năng sinh lời ◼ Thuế ◼ Lợi nhuận ◼ Qui định về xuất xứ ◼ Khoa Thương mại 108
  104. 5.2.2. Chi phí Do yêu cầu phải giảm chi phí khi thực hiện công việc. Nhờ công ty khác thực hiện công việc thay cho mình có thể giúp giảm được chi phí: ❖Đặc biệt là khi khối lượng công việc nhỏ ❖Nếu công ty khác có công suất dư thừa Khoa Thương mại 109
  105. 5.2.3. Kinh nghiệm ❖Khi các công ty có ít kinh nghiệm thì họ sẽ cố gắng liên kết nhiều hơn với các nguồn lực, công ty ở nước ngoài. ❖Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, công ty sẽ đảm nhận nhiều hơn đối với việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động ở nước ngoài. Khoa Thương mại 110
  106. 5.2.4. Cạnh tranh ❖Khi công ty có một khả năng cạnh tranh tốt, khó bị đuổi kịp, công ty sẽ ở vào vị trí thuận lợi để lựa chọn hình thức hoạt động mà mình mong muốn nhất. ❖Ngược lại, họ phải chọn hình thức mà họ không thích, hoặc phải chấp nhận chia sẻ nguồn lực với các công ty khác. Khoa Thương mại 111
  107. 5.2.5. Rủi ro ❖Tính rủi ro càng cao, các công ty càng mong muốn hoạt động kinh doanh với các liên minh chiến lược. ❖Ngược lại Khoa Thương mại 112
  108. 5.2.6. Quyền kiểm soát ❖Liên minh càng ít, quyền kiểm soát càng nhiều và không phải phân chia lợi nhuận. ❖Ngược lại Khoa Thương mại 113
  109. 5.2.7. Sự phức tạp của sản phẩm Sự phức tạp của sản phẩm liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ cho một công ty khác. ❖Chuyển giao bên trong sẽ ít tốn kém hơn chuyển giao cho bên ngoài. ❖Công nghệ càng phức tạp, càng ưu tiên chuyển giao bên trong. Và ngược lại. Khoa Thương mại 114
  110. 5.2.8. Sự tương đồng giữa các quốc gia ❖Sự tương đồng giữa các quốc gia càng nhiều thì khả năng chuyển giao công nghệ hoặc liên minh chiến lược càng dễ dàng. Khoa Thương mại 115
  111. 5.3. Các hình thức liên minh chiến lược ❖Hoạt động xuất khẩu (exporting) ❖Hoạt động cấp giấy phép (Licensing) ❖Hoạt động đại lý đặc quyền kinh doanh (Franchising) ❖Dự án trao tay (Turn-Key Project) ❖Liên doanh (Joint Venture) ❖100% vốn đầu tư nước ngoài (Wholly owned) Khoa Thương mại 116
  112. 5.3.1. Xuất khẩu ❖Cách thông thường nhất mà những công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh quốc tế là thông qua xuất khẩu hàng hóa. ❖Các công ty có những thỏa thuận về đầu tư nước ngoài trên quy mô lớn vẫn tiếp tục xuất khẩu nhằm đạt được những mục tiêu tổng thể của họ. Khoa Thương mại 117
  113. 5.3.1. Xuất khẩu ❖Các mục tiêu có thể đạt được với hoạt động xuất khẩu: ◼ Tăng doanh số ◼ Đạt được việc giảm chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm trong sản xuất nhờ tăng sản lượng sản xuất. ◼ Ít rủi ro hơn là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ◼ Cho phép công ty đa dạng hóa vị trí sản xuất. Khoa Thương mại 118
  114. 5.3.1. Xuất khẩu 5.3.1.1. Xây dựng chiến lược xuất khẩu ❖Một số sai lầm mà các công ty mới tham gia hoạt động xuất khẩu thường mắc phải: ◼ Không có những chỉ dẫn thông thạo về xuất khẩu và không phát triển một kế hoạch tiếp thị quốc tế chủ đạo trước khi bắt đầu kinh doanh xuất khẩu. ◼ Các nhà quản lý cao cấp không quan tâm đầy đủ đến việc khắc phục những khó khăn trong giai đoạn đầu và những yêu cầu về tài Khoa Thương mại 119 chính của hoạt động xuất khẩu.
  115. 5.3.1. Xuất khẩu 5.3.1.1. Xây dựng chiến lược xuất khẩu ❖Một số sai lầm mà các công ty mới tham gia hoạt động xuất khẩu thường mắc phải (tt): ◼ Thiếu quan tâm đến việc lựa chọn đại lý hay người phân phối ở ngoại quốc. ◼ Theo đuổi các đơn hàng từ khắp thế giới thay vì thiết lập cơ sở cho những hoạt động có lợi nhuận và tăng trưởng. ◼ Không đối xử công bằng với những người phân phối quốc tế như những người phân phối trong nước. Khoa Thương mại 120
  116. 5.3.1. Xuất khẩu 5.3.1.1. Xây dựng chiến lược xuất khẩu ❖Một số sai lầm mà các công ty mới tham gia hoạt động xuất khẩu thường mắc phải (tt): ◼ Không chịu thay đổi sản phẩm nhằm đáp ứng với những luật lệ và các ưu tiên về văn hóa của các quốc gia khác. ◼ Không in những thông tin về dịch vụ, việc bán và giấy bảo hành bằng thứ ngôn ngữ mà người địa phương có thể hiểu được. Khoa Thương mại 121
  117. 5.3.1. Xuất khẩu 7.3.1.1. Xây dựng chiến lược xuất khẩu ❖Một số sai lầm mà các công ty mới tham gia hoạt động xuất khẩu thường mắc phải (tt): ◼ Không xem xét sử dụng công ty quản lý xuất khẩu hoặc những người trung gian tiếp thị khi công ty không có người để xử lý những chức năng xuất khẩu chuyên biệt. ◼ Không xét đến những hợp đồng liên doanh hoặc cấp phép kinh doanh. Khoa Thương mại 122
  118. 5.3.1. Xuất khẩu 5.3.1.1. Xây dựng chiến lược xuất khẩu ❖Thiết kế chiến lược xuất khẩu: chiến lược xuất khẩu đòi hỏi công ty phải: ◼ Đánh giá tiềm năng thị trường ◼ Tìm được những chỉ dẫn thông thạo ◼ Chọn một hoặc nhiều thị trường ◼ Đặt mục tiêu và đưa sản phẩm ra thị trường Khoa Thương mại 123
  119. 5.3.1. Xuất khẩu 5.3.1.2. Những người trung gian ❖Những việc cần làm ◼ Khuyến khích việc bán hàng, dành được đơn đặt hàng, và thực hiện nghiên cứu thị trường. ◼ Điều tra công nợ và thực hiện các hoạt động thu nhập về các khoản chi trả. ◼ Thực hiện các chức năng chuyên chở ◼ Thực hiện các chức năng hỗ trợ cho các nhân viên quảng cáo, phân phốiKhoa và Thương bán mại 124 hàng.
  120. 5.3.1. Xuất khẩu 5.3.1.2. Những người trung gian ❖Những người trung gian: ◼ Sử dụng các chuyên gia bên ngoài ◼ Bán hàng trực tiếp ◼ Bán hàng gián tiếp ◼ Công ty mậu dịch xuất khẩu ◼ Đại lý giao nhận hàng xuất nhập khẩu ở nước ngoài Khoa Thương mại 125
  121. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Các khái niệm: ◼ Là hoạt động mà các công ty đa quốc gia muốn có thu nhập từ những tài sản vô hình, từ hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp của mình cho một hay nhiều người khác. ◼ Ngược lại, người nhận quyền phải trả một khoản tiền tùy theo phạm vi, khả năng sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao. Khoa Thương mại 126
  122. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Các khái niệm: ◼ Sở hữu công nghiệp là sự sở hữu mọi hoạt động và kết quả của các hoạt động đó, như: ◼ Sáng tạo kỹ thuật gồm: sáng chế, các giải pháp hữu ích, các bí quyết kỹ thuật ◼ Sáng tạo mỹ thuật ứng dụng gồm: các kiểu dáng công nghiệp ◼ Sáng tạo trong kinh doanh hàng hóa gồm: các nhãn hiệu, chỉ dẫn Khoathương Thương mại, mại 127 địa lý,
  123. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Các khái niệm: ◼ Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: ◼ Độc quyền sở hữu và sử dụng ◼ Chuyển giao quyền sử dụng hay sở hữu ◼ Buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt việc sử dụng và sở hữu bất hợp pháp. Khoa Thương mại 128
  124. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Các khái niệm: ◼ Theo hợp đồng cấp giấy phép, một công ty (người cấp giấy phép) có nghĩa vụ cung cấp các thông tin kỹ thuật và hỗ trợ, cung cấp quyền về tài sản cho một công ty khác (người được cấp giấy phép) trong một khoảng thời gian nào đó và để đổi lại người được cấp giấy phép phải trả tiền tác quyền cho người cấp giấy phép. Khoa Thương mại 129
  125. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Những tài sản vô hình thường được cấp phép: ◼ Bằng sáng chế, các công thức, các giải pháp hữu ích (cách thức sản xuất, bản thiết kế mẫu). ◼ Bản quyền những sáng tác (hoặc là tác phẩm) về văn chương âm nhạc và mỹ thuật. ◼ Nhãn hiệu, tên mậu dịch và tên nhãn hàng. ◼ Các phương pháp, chương trình, thủ tục và hệ thống, Khoa Thương mại 130
  126. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Các hợp đồng cấp giấy phép có thể: ◼ Độc quyền hay không độc quyền ◼ Sử dụng bằng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết hoặc bản quyền. ◼ Sử dụng trong thời gian bao lâu, dài hay ngắn. ◼ Sử dụng trong phạm vi địa lý nào? Khoa Thương mại 131
  127. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Các động lực của hoạt động cấp giấy phép: ◼ Động lực kinh tế: như rút ngắn thời gian bắt đầu hoạt động, giảm chi phí và tiếp cận với nguồn lực bổ sung. ◼ Động cơ chiến lược: việc cấp giấy phép có thể tạo ra thu nhập đối với các sản phẩm không thích hợp với những ưu tiên chiến lược của công ty. ◼ Hoạt động cấp giấy phép ngăn chặn các công ty không liên kết với các hành vi đánh Khoa Thương mại 132 cắp, làm nhái tài sản.
  128. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Vấn đề về kiểm soát và cạnh tranh. Việc chuyển giao tài sản có thể tạo ra những vấn đề về kiểm soát như: ◼ Giấy phép được sử dụng không đầy đủ ◼ Chất lượng kém ◼ Sự phát triển của người cạnh tranh Khoa Thương mại 133
  129. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Vấn đề về sự bí mật. Trong các hợp đồng cấp giấy phép: ◼ Người bán không muốn cung cấp thông tin mà không có sự đảm bảo chi trả. ◼ Người mua không muốn trả tiền mà không có những thông tin đáng giá. Khoa Thương mại 134
  130. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Vấn đề về sự phát triển của công nghệ. Các giai đoạn phát triển của công nghệ quyết định đến giá cả và hiệu quả của việc chuyển nhượng: ◼ Nên cấp giấy phép cho một công nghệ mới phát triển. ◼ Nên cấp giấy phép cho một công nghệ đang trưởng thành. ◼ Nên cấp giấy phép cho một công nghệ đã cũ. Khoa Thương mại 135
  131. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Vấn đề về thanh toán. Việc thanh toán cho hoạt động cấp giấy phép khác nhau tùy theo: ◼ Lệ phí cố định đối với việc sử dụng ◼ Giá trị đối với người được cấp giấy phép ◼ Những yếu tố luật pháp và cạnh tranh ◼ Khả năng thương lượng của các bên Khoa Thương mại 136
  132. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Cấp giấy phép cho những chủ thể được kiểm soát hoặc do chính công ty quản lý thường diễn ra vì: ◼ Các chủ thể này có sự tách biệt về phát luật ◼ Bảo vệ giá trị khi có sự phân chia sở hữu ◼ Có cách để tránh thanh toán hay những hạn chế vì hối đoái Khoa Thương mại 137
  133. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Tổ chức cấp giấy phép ◼ Tùy theo động cơ cấp giấy phép có thể có cách tổ chức khác nhau cho việc này. ◼ Nếu việc cấp giấy phép là một phần không thể thiếu của mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa của công ty, sẽ có một bộ phận riêng có trách nhiệm về việc này. Khoa Thương mại 138
  134. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Nội dung của hợp đồng license ◼ Các bên trong hợp đồng ◼ Điều khoản chung ◼ Đối tượng của hợp đồng license ◼ Loại license được thỏa thuận ◼ Các điều kiện thanh toán ◼ Trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng ◼ Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng ◼ Thời hạn hiệu lực của license, các điều kiện Khoa Thương mại 139 chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
  135. 5.3.2. Hoạt động cấp giấy phép ❖Ưu điểm: ◼ Khả năng nhận ra tính kinh tế theo qui mô ◼ Chi phí sản xuất thấp, được quản ly tốt. ❖Nhược điểm: ◼ Tạo ra những đối thủ cạnh tranh hiệu quả ◼ Không có sự xuất hiện trên thị trường một cách dài hạn Khoa Thương mại 140
  136. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖Khái niệm: bao gồm việc cung cấp nhãn hiệu và việc liên tục đưa vào những tài sản cụ thể ❖Theo đó: ◼ Nhà sản xuất độc quyền cung cấp cho đại lý đặc quyền việc sử dụng nhãn hiệu, đây là tài sản kinh doanh chủ yếu của đại lý độc quyền kinh doanh. ◼ Nhà sản xuất có sự hỗ trợ liên tục trong hoạt động kinh doanh, trong nhiều trường hợp nhà sản xuất độc quyền còn lo cả việc Khoa Thương mại 141 cung cấp.
  137. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖Tổ chức: ◼ Khoảng 70% công ty tổ chức theo cách mà một nhà sản xuất xâm nhập một quốc gia và thiết lập một đại lý chính; và cho đại lý này hưởng các đặc quyền ở địa phương hay vùng đó. Đại lý đặc quyền là người phát triển các đại lý phụ ◼ Khoảng 30% các trường hợp các công ty giao dịch với các đại lý riêng lẻ ở nước ngoài. Khoa Thương mại 142
  138. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖Điều chỉnh hoạt động: ◼ Vì hoạt động Franchise liên quan đến hoạt động đầu tư hay chuyển giao một số tài sản hay sản phẩm hay quyền sở hữu công nghiệp, nên sự thành công của Franchisee thường phụ thuộc vào một số yếu tố sau: ◼ Vị trí các quốc gia ◼ Vấn đề tiêu chuẩn hóa ◼ Quảng cáo để nhiều người biết ◼ Quản lý chi phí Khoa Thương mại 143
  139. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖Điều chỉnh hoạt động: ◼ Vấn đề nan giải cho các nhà sản xuất độc quyền nội địa thành công và phát đạt là do ba nguyên nhân chủ yếu sau: ◼ Tiêu chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ ◼ Quảng cáo, được nhiều người biết ◼ Quản lý chi phí có hiệu quả. Khoa Thương mại 144
  140. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖Hợp đồng Franchise: ◼ Vấn đề trở ngại của hợp đồng Franchise cũng giống như với hợp đồng license. ◼ Các hợp đồng phải được giải thích rõ ràng, chi tiết. Khoa Thương mại 145
  141. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖ Nội dung của hợp đồng bao gồm: ◼ Họ và tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân ◼ Thời hạn của thỏa thuận ◼ Phạm vi lãnh thổ ◼ Chia sẽ doanh thu ◼ Các cam kết của Franchisor ◼ Các cam kết chung ◼ Báo cáo (điện tử) ◼ Họp mặt 2 bên ◼ Điều khoản chấm dứt ◼ Điều khoản về sự bí mật và công khai công chúng Khoa Thương mại 146
  142. 5.3.3. Nhượng quyền kinh doanh - Franchise ❖ Nội dung của hợp đồng bao gồm: (tt) ◼ Quyền sử dụng thương hiệu ◼ Sự chuyển nhượng tài sản ◼ Quyền kiểm toán ◼ Các đảm bảo và tư cách pháp nhân của Franchisor ◼ Các đảm bảo và tư cách pháp nhân của Franchisee ◼ Tình huống Bất khả kháng ◼ Bồi thường ◼ Biện pháp cứu vãn ◼ Các định nghĩa ◼ Các điều khỏan linh tinh khác Khoa Thương mại 147
  143. 5.3.4. DỰ ÁN TRAO TAY – TURNKEY PROJECT ❖Còn được gọi là dự án xây dựng và chuyển giao. ❖Liên quan đến một hợp đồng mà bên phía chuyển giao sẽ đồng ý vận hành toàn bộ mọi hoạt động của dự án do bên chủ đầu tư đặt hàng (bao gồm xây dựng, lắp đặt, vận hành và cả việc huấn luyện đội ngũ, ). ❖Khi hoàn tất hợp đồng, phía chủ đầu tư sẽ nhận lại toàn bộ dự án, và thanh toán cho phía chuyển giao một số tiền. Khoa Thương mại 148
  144. 5.3.4. DỰ ÁN TRAO TAY – TURNKEY PROJECT ❖Hoạt động này thường gặp đối với: ◼ Các công ty xây dựng ◼ Các công ty hóa chất, dược phẩm ◼ Công nghiệp hóa dầu hoặc tinh luyện khoáng sản hầu hết được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất đắt tiền và phức tạp. Khoa Thương mại 149
  145. 5.3.4. DỰ ÁN TRAO TAY – TURNKEY PROJECT ❖Ưu điểm: ◼ Khả năng tạo lợi nhuận lớn từ tài sản ◼ Khả năng kiếm được lợi nhuận các kỹ năng về công nghệ ở các quốc gia mà nguồn vốn FDI bị hạn chế. ◼ Ít rủi ro hơn FDI ❖Nhược điểm: ◼ Tạo ra những đối thủ cạnh tranh hiệu quả ◼ Không có sự xuất hiện trên thị trường một cách dài hạn Khoa Thương mại 150
  146. 5.3.5. Liên doanh – Joint Ventures ❖Là việc thành lập một doanh nghiệp được sở hữu chung giữa 2 hay nhiều bên. ❖Các bên sẽ đóng góp theo một tỷ lệ nhất định trong tổng vốn của doanh nghiệp liên doanh và phân chia quyền kiểm soát cũng như mọi hoạt động của liên doanh. Khoa Thương mại 151
  147. 5.3.5. Liên doanh – Joint Ventures ❖Lý do của việc phân chia quyền sở hữu: ◼ Sức ép của chính phủ đối với việc phân chia quyền sở hữu. ◼ Đạt được sự cộng tác nhiều hơn giữa những tài sản được nắm giữ từ hai tổ chức trở lên. Khoa Thương mại 152
  148. 5.3.5. Liên doanh – Joint Ventures ❖Ưu điểm: ◼ Tiếp cận kinh nghiệm của đối tác địa phương ◼ Chia sẻ chi phí và rủi ro phát triển ◼ Có sự chấp thuận về chính trị ❖Nhược điểm ◼ Thiếu sự kiểm soát về công nghệ ◼ Không thể kết hợp với chiến lược toàn cầu ◼ Không thể nhận ra tính kinh tế của kinh nghiệm và của địa phương. Khoa Thương mại 153
  149. 5.3.5. Sở hữu 100% -Wholly Owned ❖Là hình thức mà nhà đầu tư có thể sở hữu toàn bộ vốn. ❖Có 2 cách để thành lập: ◼ Tự thành lập ◼ Mua lại toàn bộ số vốn hoặc cổ phẩn Khoa Thương mại 154
  150. 5.3.5. Sở hữu 100% -Wholly Owned ❖Ưu điểm: ◼ Bảo vệ công nghệ ◼ Có thể tham gia vào chiến lược toàn cầu ◼ Có thể thấy được tính kinh tế của kinh nghiệm và của địa phương. ❖Nhược điểm: ◼ Chi phí và rủi ro cao. Khoa Thương mại 155