Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 3: Các công cụ quản lý môi trường - Ngô Văn Mẫn

pdf 93 trang hapham 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 3: Các công cụ quản lý môi trường - Ngô Văn Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_moi_truong_chuong_3_cac_cong_cu_quan_ly_mo.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 3: Các công cụ quản lý môi trường - Ngô Văn Mẫn

  1. Chương 3 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  2. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và các chủ thể sản xuất. Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. - Công cụ luật pháp và chính sách (tăng cường quyền tài sản) - Công cụ kinh tế - Công cụ kỹ thuật quản lý - Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức
  3. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.1 Tăng cường quyền tài sản Tồn tại kiểu thị trường “không có các quyền Các loại tài nguyên sở hữu tài sản được định nghĩa đúng” tự do tiếp cận “Tự do tiếp cận” (Open access Property) Thiếu quyền sở hữu tài sản hoặc Hậu quả ? thiếu chủ sở hữu, hay nói cách khác không ai có thể ngăn cản người khác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và suy thoái khai thác cạn kiệt chiếm phần thu hoạch từ tài nguyên môi trường quá mức các nguồn TNTN
  4. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.1 Tăng cường quyền tài sản Các quyền tài sản bao gồm + Quyền tài sản sở hữu cá nhân Cá nhân sở hữu được quyền thu lợi và sở (Private Property Right) hữu loại tài sản đó + Quyền tài sản chung, cộng đồng chỉ có những thành viên trong cộng đồng (Common Property Right) đó (community members) mới có quyền hưởng lợi (access) với tài sản đó + Quyền tài sản nhà nước do Nhà nước quản lý, sở hữu và Nhà (State Property) nước có thể giao quyền khai thác, sử dụng cho các tổ chức, cá nhân + Quyền tài sản tự do này thường không có một chủ sở hữu cụ (Open Access Property) thể
  5. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.1 Tăng cường quyền tài sản Các chế độ sở hữu tài sản Chủ thể sở Chủ thể sử Chủ thể Ví dụ hữu dụng định đoạt Sở hữu Cá nhân Cá nhân Cá nhân Nhà ở tư nhân Các tài sản cá nhân Sở hữu Đồng sở Đồng sử Cộng đồng Rừng cộng đồng cộng hữu dụng Bãi chăn thả đồng Có tính loại Có tính loại Các nguồn nước trừ trừ Sở hữu Toàn dân Toàn dân Nhà nước Đất nhà nước Khoáng sản Khu bảo tồn thiên nhiên Tự do Không xác Không xác Không xác Thủy hải sản tiếp cận định định định Không khí Nước
  6. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.1 Tăng cường quyền tài sản Thuận lợi  Chính phủ chỉ cần tạo ra cơ sở hạ tầng định chế/khung pháp luật, bảo đảm tính thực thi  chi phí tương đối thấp và giảm bớt những sự can thiệp méo mó vào hệ thống giá cả Khó khăn  việc chuyển nhượng hoặc giao các quyền tài sản là một vấn đề gây tranh cải về chính trị, gây ra việc chiếm đoạt và tham nhũng/độc quyền  Phân phối các quyền tài sản có thể mập mờ và do vậy có thể ngăn cản người nghèo không được tiếp cận các nguồn lực công cộng cần thiết để tồn tại
  7. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới.  Giám sát,  Cưỡng chế Ưu điểm Hạn chế Bình đẳng đối với mọi người gây ô Đòi hỏi nguồn nhân lực và tài nhiễm và đối với việc sử dụng tài nguyên chính lớn môi trường Quản lý chặt chẽ các loại chất thải Hệ thống pháp luật về môi trường độc hại và các tài nguyên quý hiếm phải đầy đủ và có tính thực thi cao
  8. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường a. Khái niệm Tinh thần của tiêu chuẩn là nếu như muốn người ta không làm một điều gì đó, cách đơn giản nhất là thông qua đạo luật làm cho điều đó trở thành bất hợp pháp Theo luật BVMT (2014) tiêu chuẩn môi trường Giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường
  9. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường a. Khái niệm  Hai vấn đề chính của phương pháp CAC Bước 1: (Command) Xác lập các tiêu chuẩn môi trường Bước 2: (Control) Thực thi và kiểm soát bằng các quy định.  Yêu cầu cần chú ý  Tiêu chuẩn đề ra • Mức phạt phải đủ cao. • Đơn giản & trực tiếp ; • Biện pháp kiểm soát • Có mục tiêu cụ thể và rõ ràng ; phải đủ mạnh • cảm nhận được ô nhiễm được giảm tức thì; • Nhất quán với nhận thức đạo đức ; • Phù hợp với hoạt động của hệ thống luật pháp:
  10. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường  tiêu chuẩn môi trường xung quanh,  tiêu chuẩn phát thải, và  tiêu chuẩn công nghệ. Tiêu chuẩn môi trường xung quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi trường xung quanh không được phép vượt quá Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường (Luật BVMT (2005))
  11. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường xung quanh Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường (Luật BVMT (2005)) Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa các thông số môi trường bảo các thông số môi trường có hại đảm sự sống và phát triển không gây ảnh hưởng xấu
  12. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia (Luật BVMT 2005) 2. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm: a) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác; b) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác; c) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác; d) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn; đ) Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.
  13. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn phát thải (Emission standards) giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật (Điều 12 – luật BVMT 2005) Tiêu chuẩn phát thải được xác định trên cơ sở nào ?
  14. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn phát thải (Emission standards) Tiêu chuẩn phát thải được xác định trên cơ sở nào ?  Tốc độ phát thải;  Hàm lượng phát thải;  Lượng chất thải/đơn vị sản lượng đầu ra , hoặc đơn vị đầu vào;  Tỷ lệ % chất gây ô nhiễm được loại bỏ;
  15. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn phát thải (Emission standards) Tiêu chuẩn phát thải như một dạng tiêu chuẩn hoạt động ? Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn phát thải là gì ?
  16. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn công nghệ (Technology-Based Standards) tiêu chuẩn không chỉ rõ kết quả cuối cùng mà yêu cầu công nghệ/kỹ thuật hoặc quy trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm cần phải áp dụng Công nghệ tốt nhất hiện có (best available technology - BAT) Các dạng tiêu chuẩn Công nghệ tốt nhất có thể áp dụng công nghệ (best practical technology - BPT) Công nghệ tốt nhất sẵn có khả thi về kinh tế (best available technology economically achievable - BATEA)
  17. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn công nghệ (Technology-Based Standards) tiêu chuẩn không chỉ rõ kết quả cuối cùng mà yêu cầu công nghệ/kỹ thuật hoặc quy trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm cần phải áp dụng Điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn hoạt động ?
  18. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường b. Các loại tiêu chuẩn môi trường * Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng các tiêu chuẩn  Xác định những mục tiêu của chất lượng môi trường hướng đến.  Có những cách ứng xử như thế nào đối với nguồn gây ô nhiễm.  Tiêu chuẩn môi trường là công cụ quản lý môi trường chủ lực ở các nước phát triển, điều này giúp các mục tiêu và tiêu chuẩn về môi trường được xác định rõ ràng.
  19. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động (Kinh tế học về tiêu chuẩn) • Tiêu chuẩn hiệu quả xã hội P S = Tiêu chuẩn phát thải MAC Để đạt được mức phát thải MDC hiệu quả xã hội W* này, cơ E quan chức năng phải đặt tiêu chuẩn S tại mức phát thải hiệu quả xã hội. 0 W* Wm W (mức thải) chi phí môi trường (TEC) của doanh nghiệp được tính như thế nào?
  20. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động Ví dụ: Nhà máy tái chế nhựa đường ở khu vực thành phố $ MAC MDCU = 10E và MAC = 600 – 5E MDCU 400 (E: lượng CO kg/tháng) Mức thải đạt tiêu chuẩn hiệu quả xã hội E = 40 kg (CO/tháng). U 120 40 0 EU Phát thải Xác lập mức tiêu chuẩn trên thực tế như thế nào?
  21. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xác lập tiêu chuẩn trên thực tế Có thông tin MAC và MDC Tiêu chuẩn hiệu quả xã hội Yếu tố đầy đủ thông tin chính tiêu chuẩn thực tế như thế nào so xác trên thực tế ? với tiêu chuẩn HQXH? Tiêu chuẩn gần với mức Cách xác định ô nhiễm tối ưu tiêu chuẩn trên thực tế ?
  22. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xác lập tiêu chuẩn trên thực tế Đặc điểm chính của tiêu chuẩn khi được đưa ra áp dụng với doanh nghiệp ? Đáp ứng Không đáp ứng Chuẩn mức thải hiệu quả cần được quy định riêng lẻ hay áp dụng chung một tiêu chuẩn chung cho từng lĩnh vực/đối tượng ?
  23. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân  Thiệt hại biên khác nhau (MDC) $ MAC Giả sử chúng ta có thêm hàm MDCU thiệt hại biên ở khu vực nông 400 MDCR thôn MDCR = 5E 300 Thiệt hại biên của chất gây ô nhiễm thay đổi một tiêu chuẩn đồng bộ sẽ 120 40 60 đạt được hiệu quả xã hội ? 0 EU ER Phát thải
  24. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân (tt)  Chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau MACH= 600 – 5EH MACL = 240 – 2EL  nếu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm  cơ quan muốn giảm thiểu tổng lượng thải xuống còn 120kg/tháng  Nếu áp dụng tiêu chuẩn  Nếu áp dụng tiêu đồng bộ ? chuẩn cá nhân ?
  25. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân (tt)  Chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau MACH= 600 – 5EH MACL = 240 – 2EL  Nếu áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ 60kg/tháng  Nếu áp dụng nguyên tắc cân bằng biên
  26. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân (tt)  Chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau MACH= 600 – 5EH MACL = 240 – 2EL  nhà máy nào có chi phí xử lý chất thải thấp nhất?  lượng chất thải phải xử lý tương ứng như thế nào?
  27. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân (tt)  Chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau  Tiêu chuẩn đồng bộ chỉ đạt được hiệu quả - chi phí trong trường hợp MAC như thế nào?  Công cụ mang lại hiệu quả hàm ý sẽ hiệu quả chi phí, tuy nhiên hiệu quả chi phí lại không mang ý nghĩa hiệu quả? Điều này đúng hay sai?
  28. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường c. Cơ chế hoạt động • Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân (tt) tại sao chúng ta lại cần thiết lập tiêu chuẩn đồng bộ ? . Chi phí kiểm soát và theo dõi • Khả năng quản lý và . Thông tin được cung cấp • chi phí quản lý
  29. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường d. Tác động khuyến khích của tiêu chuẩn Hàm giảm ô nhiễm biên nhà máy khi chưa có cải tiến công nghệ (MACH = 600-5E) . Sau khi áp dụng công nghệ (MACL=240-2E) $  Nếu nhà quản lý duy trì tiêu 60 MACH Tiêu chuẩn đồng bộ chuẩn phát thải tại E1 0 MDC=5E  Nếu nhà quản lý thắt chặt chỉ tiêu tiêu chuẩn tới E MAC e 2 L Lượng thải d a CO  Nếu áp dụng chỉ tiêu tiêu c (kg/tháng) b E2 E E0 chuẩn E ngay từ ban đầu 1 2 34.3 60 120
  30. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường Ưu điểm Nhược điểm 1. Đơn giản & trực tiếp và phổ biến 1. Có vẻ xa rời với tinh thần ủng hộ cho xu hướng TT tự 2. Các mục tiêu cụ thể và rõ ràng do. (nguyên tắc PPP) 3. Mọi người có thể cảm nhận ô 2. Chi phí hành chính & thực thi cao => mức tối ưu cao nhiễm tức thì hơn mức chuẩn e* => thất bại của chính phủ 4. Nhất quán với nhận thức đạo 3. Có thể dùng CAC làm rào cản gia nhập ngành tiềm năng đức: ô nhiễm là nguy hiểm và bất 4. Tiêu chuẩn đồng nhất thường được xử dụng nên không hợp pháp đạt hiệu quả-chi phí 5. Linh hoạt khi thực thi, phù hợp 5. Dịch vụ môi trường vẫn được dùng miễn phí trong với hoạt động của hệ thống luật chừng mực nào đó pháp. 6. Chủ thể gây ô nhiễm không linh hoạt trong quyết định, 6. Hiệu quả với loại ô nhiễm có tính do vậy không khuyến khích cải tiến công nghệ kiểm soát độc hại cao (Chất thải công ô nhiễm một khi đã đạt được tiêu chuẩn quy định. nghiệp độc hại)
  31. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.2 Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng (“Distransferable Permits”) Giấy phép ô nhiễm thường gắn liền với chuẩn mực môi trường và thường bị ràng buộc bởi các điều kiện nhất định:  chọn địa điểm dự án để tối thiểu hóa bất lợi về kinh tế xã hội,  lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm,  áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường
  32. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.2 Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng (“Distransferable Permits”) Ưu điểm và hạn chế của GP ô nhiễm không thể chuyển nhượng: + Ưu điểm : Ràng buộc người gây ô nhiễm với các chương trình bảo vệ môi trường Công cụ này khá linh hoạt + Hạn chế : Nguồn lực tài chính giám sát, điều tra và báo cáo thường xuyên Nguồn lực con người
  33. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.3 Ưu điểm và hạn chế công cụ CAC  Ưu điểm  Vì là công cụ pháp lý nên phạm vi áp dụng rộng.  Cho phép cơ quan quản lý điều phối để đạt được mục tiêu môi trường.  Nếu biết MAC & MDC cơ quan quản lý môi trường có thể áp đặt mức ô nhiêm tối đa cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm căn cứ vào mức ô nhiễm tối ưu.  Cho phép các nhà quản lý môi trường dự đoán được mức ô nhiễm sẽ giảm đi được bao nhiêu.
  34. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.2 Mệnh lệnh và điều khiển (CAC) 3.2.3 Ưu điểm và hạn chế công cụ CAC  Hạn chế - Tiêu chuẩn môi trường thường được xác định đồng bộ cho từng ngành. - Chi phí về giám sát, kiểm tra, cưỡng chế, và thực thi công cụ thường rất cao, do đó khó áp dụng cho các nước đang phát triển. - Các doanh nghiệp nếu sử dụng cùng một quy trình sản xuất cho dù có doanh nghiệp đã lắp đặt thiết bị chống ô nhiễm (công nghệ) thì đều phải tuân theo cùng một chuẩn mực môi trường. Do vậy công cụ này ít khuyến khích việc cải tiến công nghệ trong khống chế chất thải.
  35. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường chi phí và lợi ích Tổ chức và cá nhân hành vi theo hướng có lợi cho môi trường Mục đích chính  Điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.  Tạo nguồn thu tài chính cho ngân sách trong việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ môi trường
  36. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường chi phí và lợi ích Tổ chức và cá nhân Mục đích công cụ kinh tế ? hành vi theo hướng có lợi cho môi trường Có thể phân thành ba nhóm công cụ kinh tế chủ yếu sau  Nhóm công cụ tạo nguồn thu : Thuế và phí môi trường, quỹ môi trường,  Nhóm công cụ tạo lập thị trường : Chi trả dịch vụ môi trường, Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng,  Nhóm công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường : Ký quỹ môi trường, nhãn sinh thái, hệ thống đặt cọc, hoàn trả, c
  37. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường Đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” Nguyên lý gì ? Xu hướng chung trong việc xử lý các vấn đề ô nhiễm tầm quốc tế làm giảm chất phát thải xuống Thiệt hại môi trường gây ra bởi một mức chấp nhận được chất thải được chấp nhận đó mục đích chủ yếu giảm lượng chất ô nhiễm tăng nguồn thu cho Ngân sách
  38. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường a.Thuế ô nhiễm Thuế ô nhiễm là khoản tiền chi trả trực tiếp thêm vào giá sản phẩm cho từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, với mức thuế được tính bằng chi phí ngoại ứng biên (MEC) tại mức hoạt động tối ưu Q*, MEC = T*. Lý thuyết Thuế ô nhiễm tối ưu áp dụng đối với từng doanh nghiệp và trên từng chất gây ô nhiễm
  39. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường a.Thuế ô nhiễm Thực tế  Thứ nhất, có quá nhiều doanh nghiệp nên để đánh thuế Pigou sẽ cần quá nhiều thông. Do vậy chi phí thực thi thuế Pigous quá cao.  Thứ hai, thông tin về đường MNPB và đường MEC của từng doanh nghiệp rất khó đảm bảo độ chính xác.  Thứ ba, thuế ô nhiễm đánh trên từng sản phẩm gây ô nhiễm mà không căn cứ trên lượng chất thải thật tế do vậy không khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn chính vì vậy, thay vì áp dụng thuế Pigou, người ta có thể áp dụng thuế/phí xả thải.
  40. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường b.Phí xả thải Thuế xả thải hay phí xả thải là một một loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất thải vào môi trường. Để xác định mức phí tính trên mỗi đơn vị chất thải, người ta cần căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm đơn vị ô nhiễm đó (tức là dựa vào MAC). người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng như thế nào? Ví dụ: Chúng ta sẽ xem doanh nghiệp với đường MAC = 72 – 3Q (trong đó Q là lượng phát thải) sẽ phản ứng như thế nào với một mức phí?
  41. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường b.Phí xả thải (tt) Ví dụ: chúng ta sẽ xem doanh nghiệp với đường MAC = 72 – 3Q (trong đó Q là lượng phát thải) sẽ phản ứng như thế nào với một mức phí nào đó? Chưa có sự can thiệp của Nhà nước Chi phí giảm thải ($) Q = ? MAC 72 Nhà nước can thiệp: Phí xả thải giảm thải triệt để 30 yêu cầu nộp phí ở mức quy định b Lượng chất thải là 30$/đơn vị chất thải a 0 14 24
  42. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường b.Phí xả thải (tt) Ví dụ: chúng ta sẽ xem doanh nghiệp với đường MAC = 72 – 3Q (trong đó Q là lượng phát thải) sẽ phản ứng như thế nào với một mức phí nào đó? Nhà nước can thiệp: giảm thải triệt để = mức phí là 30$/đơn vị chất thải Chi phí giảm thải ($) MAC 72 Doanh nghiệp có Phí xả thải thể có những 30 phương án nào? b a Lượng chất thải 0 14 24
  43. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường b.Phí xả thải (tt) Doanh nghiệp có thể có những lựa chọn phương án khác nhau nào? Tổng CP giảm thải Tổng phí xả thải Tổng chi phí MT Phương án (TAC) (TF) (TEC = TAC + TF) PA 1 0$ 24 x 30$ = 720$ 720$ PA 2 1/2 x 72 x 24 = 864$ 0$ 864$ PA 3 1/2 x 30 x 10 = 150$ 30 x 14 = 420$ 570$ Phương án nào tối ưu đối với doanh nghiệp ? Muốn đạt được một mức thải xác định nào đó thì nhà nước cần quy định mức phí phải như thế nào?
  44. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường b.Phí xả thải (tt) Phí xả thải trên thực tế  Tiếp cận ô nhiễm tối ưu MAC = MDC Phí xả thải trên thực tế ?  Nhà nước cũng có thể quy định mức phí thải đồng bộ MAC, (Uniform Fee) Thuế MAC1 một giải pháp có hiệu quả F Mức Phí trên mỗi đơn vị về chi phí kiểm soát một MAC2 chất thải lúc nhiều nguồn gây ô nhiễm sẽ đạt được. O E2 E1 Ep
  45. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải công cụ nào mang lại hiệu quả hơn ?  Trường hợp thông tin hoàn hảo: Ví dụ: Giả sử có hai doanh nghiệp ở gần nhau, quá trình sản xuất cùng tạo ra chất thải như nhau và việc xả thải của họ gây ra những thiệt hại tương tự nhau đối với môi trường. MAC1 = 6.500 – 50E1; MAC2 = 10.000 - 40E2  chưa có can thiệp từ phía cơ quan quản lý MT tổng lượng thải của cả 2 doanh nghiệp là 380 đơn vị/năm  Can thiệp từ phía cơ quan quản lý MT giảm xuống chỉ còn 200 đơn vị/năm tức là giảm tổng lượng thải 180 đơn vị/năm
  46. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin hoàn hảo: giảm xuống chỉ còn 200 đơn vị/năm  Can thiệp từ phía cơ quan quản lý MT tức là giảm tổng lượng thải 180 đơn vị/năm Áp dụng tiêu chuẩn phát thải S = 100 đơn vị/doanh nghiệp/năm $ 10.000 S Áp dụng phí thải MAC2 6.500 MAC E1+ E2 = 200 và 1 6.000 Mức Phí trên mỗi đơn F = MAC1=MAC2 F vị chất thải 4.000 F = 4000 $/đơn vị 1.500 E = 50 đơn vị ct 1 E (lượng E = 150 đơn vị ct phát thải) 2 0 50 100 130 150 250
  47. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin hoàn hảo: Phương án Tiêu chuẩn phát thải Phí thải Tổng lượng giảm thải 30 + 150 = 180$ 80 + 100 = 180$ Chi phí giảm thải của DN 1 1/2 x 1500 x 30 = 22.500$ 1/2 x 4000 x 80 = 160.000$ Chi phí giảm thải của DN2 1/2x6000x150 = 450.000$ 1/2 x 4000 x 100 = 200.000$ Tổng CP xã hội để giảm thải 472.500$ 360.000$  Có đạt mục tiêu môi trường ?  Phương pháp nào tiết kiệm chi phí cho xã hội ?
  48. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin hoàn hảo: Kết luận: Nói chung trong điều kiện thông tin đầy đủ, phí xả thải thường được ưa thích hơn các tiêu chuẩn phát thải  Thứ nhất, So với tiêu chuẩn phát thải, phí thải đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn (tiết kiệm chi phí giảm thải).  Thứ hai, Phí thải khuyến khích các doanh nghiệp hăng hái áp dụng các biện pháp để giảm thải.  Thứ ba, Khi áp dụng trong thực tế, nếu Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp phí thì phí xả thải còn đem lại nguồn thu đáng kể có thể sử dụng cho các chương trình bảo vệ môi trường hoặc các chương trình xã hội khác.
  49. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin KHÔNG hoàn hảo: Thiếu thông tin MAC, MDC $ MDC tiêu chuẩn phát thải hoặc phí thải C MAC T mức cần thiết để đạt ô nhiễm tối MACE E ưu F* F Giả sử đường chi phí thiệt hại B biên MDC có độ dốc lớn hơn so với độ dốc của đường chi phí giảm thải biên MAC Lượng chất 0 W W thải S * WF
  50. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin KHÔNG hoàn hảo: Áp dụng tiêu chuẩn phát thải : $ MDC ban hành một tiêu chuẩn phát thải C MAC T tại WS nhỏ hơn mức tối ưu W* A * MAC Giảm từ W xuống WS E E F* . chi phí TAC tăng : a+ b+c+ SABE. c D F . chi phí TDC giảm : -(a+b+c) B b tổng chi phí môi trường TEC ? a Lượng chất 0 W W thải S * WF
  51. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin KHÔNG hoàn hảo: Áp dụng phí xả thải : $ * MDC Ban hành một mức phí thải F < F C MAC T A * MAC Tăng từ W lên WF E E F* . chi phí TAC giảm: -(d+ e+f. ) D F d . chi phí TDC tăng : (d+e+f) + S B ECD e tổng chi phí môi trường TEC ? f Lượng chất 0 thải WS W* WF
  52. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin KHÔNG hoàn hảo: Công cụ nào gây ra thiệt hại xã hội $ lớn hơn ? MDC C MAC T A nếu độ dốc của MACE E F* MDC < MAC? c D F d B b e a f Lượng chất 0 thải WS W* WF
  53. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.1 Thuế và phí môi trường c. Sự lựa chọn tiêu chuẩn phát thải và phí xã thải  Trường hợp thông tin KHÔNG hoàn hảo: Khi thông tin không hoàn hảo, việc áp dụng:  tiêu chuẩn phát thải sẽ ấn định mức thải xác định nhưng chúng ta không thể tính toán chính xác chi phí để cắt giảm chất thải về mức đó.  phí thải, chúng ta cũng hoàn toàn không chắc chắn về lượng thải thực tế sẽ là bao nhiêu Việc lựa chọn công cụ nào còn tùy thuộc vào tính không chắc chắn, hình dạng và độ dốc của các đường MAC, MDC
  54. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (Transferable Discharge Permit-TDP). TDP được thiết kế dựa trên ý tưởng đề xuất của Dales năm 1968 (nhà kinh tế học người Canada): một số lượng nhất định “quyền gây ô nhiễm” (bằng với mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn) có thể được mua đi bán lại giữa những người gây ô nhiễm. a. Cơ chế hoạt động  tạo nên một thị trường trao đổi mua bán giấy phép giữa các chủ thể gây ô nhiễm,  giá cả giấy phép tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường,  Chủ thể gây ô nhiễm căn cứ vào giá giấy phép và chi phí giảm thải ô nhiễm để quyết định tham gia thị trường hay không.
  55. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng a. Cơ chế hoạt động P Cung giấy phép :  cơ quan quản lý môi trường cung cấp,  số lượng giấy phép phát thải phụ thuộc vào mục tiêu chất lượng môi trường, Q (G,iấy phép phát Hình thức phân phối giấy phép phát thải: thải) 0  cấp miễn phí ban đầu,  bán đấu giá
  56. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng a. Cơ chế hoạt động Cầu giấy phép : Ví dụ: một nhà máy có mức thải hiện tải 120 đơn vị, có 100 giấy phép (một giấy phép tương ứng 1 đơn vị chất thải) => Nhà máy có các khả năng lựa chọn nào? P MAC quyết định mua hay bán P1 một lượng giấy phép P2 nhất định của nhà máy tùy thuộc vào điều gì? Q (Giấy phép phát thải) 0 Q1 Q2
  57. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng a. Cơ chế hoạt động Quyết định mua bán giấy phép của DN diễn ra như thế nào? C MAC M P1 Giá bán giấy phép d N P b c a Lượng thải O EM EN Ep
  58. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng b. Lợi ích của việc sử dụng giấy phép được thải có thể chuyển nhượng • Đạt mục tiêu về bảo vệ chất lượng môi trường đề ra với hiệu quả - chi phí  Kết hợp được những ưu điểm của hệ thống tiêu chuẩn phát thải và phí xả thải  Cả người mua và người bán giấy phép đều được lợi Ví dụ: 2 nhà máy MACA = 120 – 3EA và MACB = 400 – 5EB  Khi chưa có biện pháp kiểm soát ô nhiễm: Tổng mức thải - 120 tấn chất thải  Cơ quan quản lý môi trường quyết định mức phát thải mục tiêu là 80 tấn Tại mức phân bổ ban đầu MACA= 30$ (30 giấy phép); MACB = 150$ (50 giấy phép) Tại mức giá cân bằng trên thị trường EA = 15 và EB = 65
  59. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng b. Lợi ích của việc sử dụng giấy phép được thải có thể chuyển nhượng 400 400 MACB MAC 150 120 A d c a 75 e 30 b O 15 30 40 EA O 50 65 80 EB Nhà máy A: lợi ích ròng sẽ là c Nhà máy B: tiết kiệm được d lợi ích ròng mà xã hội: (c+d)
  60. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng b. Lợi ích của việc sử dụng giấy phép được thải có thể chuyển nhượng • Lượng thải vào môi trường không thay đổi khi số người gây ô nhiễm tăng lên P Cung giấy phép S • Tác động khuyến khích xử lý. • Tính linh hoạt trong việc kiểm soát ô nhiễm P2 • Ưu điểm hơn so với công cụ D2 thuế/phí xả thải : P1 D1  loại bỏ được yếu tố ảnh hưởng của lạm O Q* Số giấy phép phát.  Khi số doanh nghiệp tham gia nhiều hơn => không cần điều chỉnh với TDP  Tránh được tình trạng ô nhiễm nóng
  61. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng c. Các vấn đề trong sử dụng TDP • Phân bổ giấy phép ban đầu Các đối tượng gây ô nhiễm chắc chắn sẽ muốn có được càng nhiều quyền càng tốt trong lần phát hành đầu tiên  doanh nghiệp nhà máy có quy mô khác nhau nên việc phân bổ giấy phép như nhau ?  doanh nghiệp có thể tốn nhiều chi phí lắp đặt và xử lý ô nhiễm khác nhau => phân bổ theo tỷ lệ rác thải hiện hành có hợp lý?  Cấp giấy phép theo hình thức bán đấu giá ban đầu hay tùy theo từng chương trình mục tiêu môi trường hướng tới cũng gặp các phản đối về chính trị?
  62. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng c. Các vấn đề trong sử dụng TDP • Phân bổ giấy phép ban đầu (tiếp theo) mỗi cách phân bổ đều có những vấn đề riêng của nó Giải pháp sự thỏa hiệp áp dụng một thể tính một khoản phí nhỏ hệ thống hỗn hợp trên giấy phép được phân bổ ban đầu
  63. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.2 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng c. Các vấn đề trong sử dụng TDP • Thiết lập các quy định ban đầu Ai là người có thể tham gia vào thị trường TDP là một yêu câu căn bản ? Hậu quả ? • Chất thải không đồng nhất A B C Vị trí của mỗi nguồn phát thải giấy phép Khu đông dân cư Vùng giao dịch
  64. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Hệ thống đặt cọc-hoàn trả R P C W Chi phí xã hội Xử lý rác Chi phí cá nhân thải Tối thiểu hóa CPXH Hệ thống đặt cọc – hoàn trả là hệ thống tiền đặt cọc trả cho những sản phẩm gây ô nhiễm tiềm năng. Khi sự cố ô nhiễm được khắc phục bằng việc tái chế các sản phẩm hoặc tàn dư của chúng thì sự hoàn trả sẽ được thực hiện sau đó
  65. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường Bảng 3.3 Quy trình áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả đối với nước uống đóng chai BƯỚC 1 Các nhà bán lẻ thanh toán một khoản tiền đặt cọc cho cơ sở đóng chai hoặc nhà bán buôn cho mỗi chai nước uống khi mua hàng. Nếu sản phẩm đóng chai là nước giải khát thì nhà bán lẻ phải thanh toán tiền đặt cọc cho cơ sở đóng chai. Đối với các sản phẩm như bia thì người bán lẻ thanh toán tiền đặt cọc cho nhà bán buôn. BƯỚC 2 Người tiêu dùng cuối cùng phải thanh toán khoản tiền đặt cọc tương tự cho nhà bán lẻ như là một phần của giá mua sản phẩm BƯỚC 3 Sau khi nước uống được tiêu dùng, người tiêu dùng cuối cùng sẽ trả lại vỏ chai cho nhà bán lẻ và sẽ được hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc ban đầu BƯỚC 4 Nhà bán lẻ lấy lại tiền đặt cọc từ cơ sở đóng chai hoặc nhà bán buôn khi nhà bán lẻ trả lại vỏ chai. Ngoài ra, cơ sở đóng chai và nhà bán buôn sẽ thanh toán thêm khoản phí xử lý/1vỏ chai cho nhà bán lẻ nhằm bù đắp chi phí thu gom và trả lại các vỏ chai. Nguồn: U.S. EPA, Office of Policy, Economics, and Innovation (January 2001), Chap.5
  66. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Hệ thống đặt cọc-hoàn trả  Mục đích: Gom những thứ mà người tiêu dùng đã tiêu thụ vào 1 trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn  Phạm vi sử dụng  SP gây ô nhiễm có thể tái chế/tái sử dụng.  SP làm tăng lượng chất thải, cần bãi thải quy mô lớn & tốn chi phí tiêu hủy.  SP chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý => xử lý không đúng thiệt hại MT và con người.
  67. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Hệ thống đặt cọc/ký quỹ -hoàn trả  Ưu điểm và hạn chế: Ưu điểm: + Khuyến khích việc tiêu hủy, tái sử dụng hoặc tái chế chất thải một cách an toàn. + Có tính linh hoạt cao, và tương đối dễ áp dụng nếu dựa vào các hệ thống phân phối sản phẩm đã có. Hạn chế: + Mức đặt cọc + Hiệu quả khi hệ thống xử lý và tái chế chất thải hoạt động tốt + Phụ thuộc vào nhận thức và ý thức của người tiêu dùng
  68. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Hệ thống đặt cọc/ký quỹ -hoàn trả Ví dụ 1 Hệ thống ký quỹ hoàn trả áp dụng đối với vỏ thân các ôtô con và mini bus cửa lùa được thực hiện ở Nauy năm 1978. Theo hệ thống này người mua xe mới phải trả một khoản tiền ký quỹ. Khi xe không còn dùng được nữa và đưa trả về địa điểm khôi phục chính thức, thì một số số tiền lớn hơn sẽ được hoàn trả. Mục tiêu của chương trình này là giảm bớt số lượng xe bị vứt bỏ ngoài trời, và khuyến khích sử dụng lại vật liệu. Số xe được trả lại chiếm khoảng 90- 99%. Tiền thu nhập được dùng để tài trợ cho việc thu gom, vận chuyển và các phương tiện để đập vụn
  69. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Hệ thống đặt cọc/ký quỹ -hoàn trả Ví dụ 2 Luật khoáng sản (1996 ban hành năm 2005): Thông tư Liên tịch 126/1999/TTLT –BTC-BCN-BKHCNMT và Bộ tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện ký quỹ; Quyết định 71/2008-QĐ_TTg của Thủ tướng CP về ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường. Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư phải đặt cọc ngân hàng một khoản tiền nào đó (đủ lớn) để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công tác BVMT. Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉ kinh phí cần thiết để xử lý hoặc kinh phí cần thiết để xử lý hoặckinh phí dùng để khắc phục ô nhiễm MT trong trường hợp không may xảy ra ô nhiễm
  70. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Hệ thống đặt cọc/ký quỹ -hoàn trả Ví dụ 2 Theo Quyết định 18/2013/QĐ-TTg, đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 3 năm phải thực hiện ký quỹ một lần và mức tiền ký quỹ bằng 100% số tiền được phê duyệt. Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 3 năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần; trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 năm, từ 10 năm đến dưới 20 năm, từ 20 năm trở lên thì mức ký quỹ lần đầu tương ứng bằng 25%, 20%, 15% tổng số tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu, chia đều cho các năm theo dự án đầu tư được phê duyệt hoặc thời gian còn lại theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
  71. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Quỹ môi trường Các khó khăn khi giải quyết vấn đề MT  Chính phủ chưa thành công trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.  Hệ thống luật pháp có một số bất cập liên quan đến vấn đề môi trường.  Ngân sách chính phủ ít có sự ưu tiên cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.  Nhận thức còn hạn chế của các nhóm cộng đồng, các nhóm địa phương và doanh nghiệp Quỹ môi trường ra đời nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính trong quá trình xem xét đầu tư để bảo vệ MT
  72. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.3 Quỹ môi trường Thể Cơ chế chế Tài trợ/ Hỗ Nguồn Thu Quỹ MT VN trợ tài chính + Phí và lệ phí MT.  Xử lý chất thải. + Tiền đóng góp tự nguyện  Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi + Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật trường, hậu quả do sự cố, thảm họa của các tổ chức trong nước và môi trường gây ra. quốc tế.  Nghiên cứu và triển khai công nghệ + Tiền phạt các hoạt động ảnh thân thiện môi trường. hưởng xấu đến chất lượng môi  Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh + Tiền lãi và các khoản lợi khác học. thu được từ hoạt động của các  Giáo dục, truyền thông môi trường quỹ. và phát triển bền vững.
  73. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.4 Các điều kiện và nguyên tắc áp dụng  Tính minh bạch và dễ tiếp cận các thông tin liên quan - lợi ích & chi phí các dự án/chính sách môi trường - Chỉ tiêu biến đổi chất lượng môi trường - Khả năng thể chế/tài chính/kỹ thuật của các chủ thể liên quan  Thể chế pháp lý đủ mạnh: tính thực thi  Có thị trường cạnh tranh: số lượng lớn người mua và người bán; và có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm ô nhiễm của các đối tượng  Năng lực quản lý hành chính và thực thi giám sát: các chính sách & các công cụ kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế  Ý thức chính trị : sự chấp nhận (đối tượng gây ô nhiễm/tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho nạn nhân của sự xuống cấp môi trường) trong việc thay đổi và áp dụng công cụ mới từ CAC cũ truyền thống?
  74. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.3 Các công cụ kinh tế 3.3.4 Các điều kiện và nguyên tắc áp dụng Việt Nam: (Tạp chí kinh tế môi trường, số 4,2007)  bảo đảm yêu cầu người gây ô nhiễm phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài chính về hậu quả do mình gây ra, người được hưởng lợi tự việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ bảo vệ môi trường thì phải trả tiền  mức độ của các chế tài tài chính cụ thể và thực tế cao, nằm trong khả năng chịu đựng của người dân và doanh nghiệp có tính đến yếu tố sức chịu đựng của môi trường  sử dụng đồng bộ, hài hoà và linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp  kết hợp chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng các công cụ kinh tế với các công cụ khác
  75. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.4 Các công cụ khác (tự nghiên cứu) Công cụ giáo dục & truyền Các công cụ kỹ thuật thông môi trường Ðánh giá tác động môi trường Giáo dục môi trường Kiểm toán môi trường Truyền thông môi trường Quan trắc môi trường
  76. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường Việc lựa chọn công cụ phù hợp cần đánh giá từng trường hợp cụ thể dựa trên:  hoàn cảnh hiện có,  mục tiêu cần đạt được, và  tính khả thi của nó
  77. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.1 Các khía cạnh cần xem xét khi lựa chọn a. Tính hiệu quả môi trường:  mục tiêu môi trường có thể đạt đến;  Hiệu quả công cụ kinh tế chủ yếu  khả năng phản ứng của chủ thể gây ô nhiễm  Hiệu quả công cụ kỹ thuật  tạo ra sự khuyến khích lâu dài giảm ô nhiễm & đổi mới kỹ thuật
  78. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.1 Các khía cạnh cần xem xét khi lựa chọn b. Tính hiệu quả kinh tế: sự phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên:  tổng lượng ô nhiễm, và  chi phí để ngăn chặn, điều tiết ô nhiễm
  79. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.1 Các khía cạnh cần xem xét khi lựa chọn c. Tính khả thi: - đảm bảo tính phù hợp với các quy định hiện hành. - phù hợp với bối cảnh chính trị, xã hội. - phù hợp với năng lực quản lý và tài chính của cơ quan quản lý môi trường
  80. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.1 Các khía cạnh cần xem xét khi lựa chọn d.Tính linh hoạt và mềm dẻo dễ thay thế, dễ điều chỉnh e. Tính chấp thuận sự phản ứng của các chủ thể gây ô nhiễm f. Tính kết hợp giữa các công cụ
  81. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.2 Lựa chọn công cụ chính sách phù hợp Các chính sách nào được quan tâm ?  tiêu chuẩn đồng nhất;  phí (thuế) thải đồng bộ;  giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP). Chi phí thực Khuyến khích đầu Mức độ Yêu cầu thi tư vào công nghệ thông tin
  82. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.2 Lựa chọn công cụ chính sách phù hợp a. Chi phí thực thi •Chi phí thực thi cá nhân: tổng chi phí xử lý chất thải + thuế phải trả/chi phí mua giấy phép - doanh thu từ bán giấy phép •Chi phí thực thi xã hội Cp TT xã hội = Cp TT Cá nhân - Thuế thải /doanh thu từ giấy phép phân phối cho nguồn gây ô nhiễm
  83. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.2 Lựa chọn công cụ chính sách phù hợp b. Khuyến khích đầu tư vào công nghệ • Công cụ Tiêu chuẩn ? Công cụ nào ít khuyên • Các công cụ khác? khích nhất ?
  84. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.2 Lựa chọn công cụ chính sách phù hợp c. Yêu cầu thông tin Thông tin cần thiết để nhà quản lý xác định mức phát thải mục tiêu Công cụ Mức độ yêu cầu thông tin  Tiêu chuẩn đồng bộ/TDP Thấp nhất Trung bình * Tiêu chuẩn đồng bộ * Bán đấu giá TDP * Cấp miễn phí TDP  Thuế/phí xả thải; Trung bình cao  Tiêu chuẩn cá nhân
  85. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.3 Vấn đề không chắc chắn trong kiểm soát ô nhiễm Thông tin nào cần phải có ?  đường MAC  đường MEC/MDC của các nguồn gây ô nhiễm
  86. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.3 Vấn đề không chắc chắn trong kiểm soát ô nhiễm a. Biết rõ đường MAC; không biết chắc chắn đường MDC MAC, F MDC, MAC MDC t D A MDCT t’ B C O E’ E* Eo Lượng phát thải Mức thải thực tế E’ Mức thải hiệu quả xã hội E*
  87. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.5 Lựa chọn các công cụ quản lý môi trường 3.5.3 Vấn đề không chắc chắn trong kiểm soát ô nhiễm b. KHÔNG Biết rõ đường MAC- BIẾT chắc chắn đường MDC MAC, T MDC, MACT MDC t MACF B D A t’ F C O E’ E* E” E0 Lượng phát thải Mức thải thực tế E’ Mức thải thực tế E” Khi áp dụng tiêu chuẩn Mức thải hiệu quả xã hội E* Khi áp dụng phí xả thải
  88. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.6 Mô hình quản lý môi trường Các vấn đề môi trường cấp bách mà xã hội đang đối mặt • Sự vận động tầm xa của các chất gây ô nhiễm • Sự thay đổi và biến đổi khí hậu • Sự suy giảm tầng ozon • Sự ô nhiễm đại dương đại dương là nơi tiếp nhận các nguồn thải từ lục địa xung quanh trực tiếp vào các vùng ven bờ. • Sự suy giảm đa dạng sinh học => cho thấy sự cần thiết phải có sự tham gia quản lý của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường
  89. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.6 Mô hình quản lý môi trường 3.6.1 Tính tất yếu khách quan của QLNN về môi trường “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”. • Vấn đề ngoại ứng và hàng hóa công cộng • Sở hữu Nhà nước về tài nguyên và môi trường • Những bài học của các quốc gia trên thế giới
  90. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.6 Mô hình quản lý môi trường 3.6.2 Mô hình truyền thống - Công cụ pháp luật - Công cụ kinh tế Nhà nước Chủ thể Cơ quan QLMT gây ô nhiễm Người gây ô nhiễm phải trả tiền
  91. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.6 Mô hình quản lý môi trường 3.6.3 Mô hình mới Chủ thể gây Nhà nước Cộng đồng Cơ quan QLMT ô nhiễm Thị trường Việc khuyến khích và cam kết của các cộng đồng thường góp phần to lớn vào hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường. • Cộng đồng dễ bị tác động của suy thoái môi trường và các chính sách khác. • Khi được giao quyền lực và trang bị các nhu cầu thiết yếu trong thực hiện bảo vệ môi trường, cộng đồng có sự kiểm tra hữu hiệu trong việc quản lý, khai thác và sử dụng môi trường hợp lý
  92. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.6 Mô hình quản lý môi trường 3.6.3 Mô hình mới Chủ thể gây Nhà nước Cộng đồng Cơ quan QLMT ô nhiễm Thị trường Điều kiện phát huy: • Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề về môi trường. • Nhà nước cần tăng cường thông tin hiện trạng môi trường cho thị trường và cộng đồng để có những phản ứng kịp thời. • Tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường cho cộng đồng.
  93. CHƯƠNG 3 – Các công cụ quản lý môi trường 3.6 Mô hình quản lý môi trường 3.6.3 Mô hình mới Va i t r ò N h à n ư ớ c : • Có cơ sở thông tin, hệ thống pháp luật và thể chế, chính sách kinh tế xã hội hợp lý. • Có những tổ chức có tầm nhìn xa trông rộng trong phát triển kinh tế xã hội gắn liền với môi trường hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững. • Có những chính sách kinh tế và cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu quả khai thác TNTN gắn liền với ảnh hưởng môi trường