Bài giảng Kinh tế quốc tế - Huỳnh Minh Triết

pdf 99 trang hapham 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quốc tế - Huỳnh Minh Triết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_quoc_te_huynh_minh_triet.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quốc tế - Huỳnh Minh Triết

  1. Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ Bài giảng MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ (Dành cho SV hệ Đại học và Cao đẳng khối ngành Kinh tế) Giảng viên TS. HUỲNH MINH TRIẾT Tháng 08 năm 2010 (CẬP NHẬT MỚI NHẤT THÁNG 3/2011) TS. HUỲNH MINH TRIẾT
  2. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB – Asia Development Bank : Ngân hàng phát triển Châu Á. AFTA – ASEAN Free Trade Area : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. APEC – Asia-Pacific Economic Cooperation : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN – Association of Southeast Asian Nations : Hiệp hội các nước Đông Nam Á. ERP – Effective Rate of Protection : Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu. EOI – Export-Oriented Industrialization : Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu EU – Europe Union : Liên minh Châu Âu. FDI - Foreign Direct Investment : Đầu tư trực tiếp nước ngoài. FII - Foreign Indirect Investment : Đầu tư gián tiếp nước ngoài. GSP – Generalized System of Preferences : Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập H-O : Heckscher – Ohlin. H-O-S : Heckscher – Ohlin – Samuelson. IMF – International Monetary Fund : Quỹ Tiền tệ Quốc tế. ISI – Import Substitution Industrialization: Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu LDCs – Least Developing Coutries : Các nước kém phát triển. MFN – Most Favorite Nation : quy chế Tối huệ quốc. NAFTA – North American Free Trade Agreement : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. NICs – New Industrial Coutries: Những quốc gia công nghiệp mới. NIEs – New Industrial Ecomomies: Những nền kinh tế công nghiệp mới. NP – National Parity : Nguyên tắc ngang bằng dân tộc. NT – National Treament : Đối xử quốc gia. NTR – Normal Trade Relations : Quy chế quan hệ thương mại bình thường. OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. PNTR – Permanent Normal Trade Relations : Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. ToT – Term of Trade : Điều kiện/Tỷ lệ thương mại. VCR - Video Cassettes Recorder : đầu máy Video TS. HUỲNH MINH TRIẾT - ii -ii ii
  3. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ VER – Voluntary Export Restraint : Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. WB – World Bank : Ngân hàng thế giới. WTO – World Trade Organization : Tổ chức thương mại thế giới. TS. HUỲNH MINH TRIẾT - iii -iii iii
  4. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iv Chương 1 KHÁI QUÁT KINH TẾ QUỐC TẾ 1 1.1 Đối tượng và nội dung môn học 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1 1.1.3 Nội dung nghiên cứu 1 1.2 Tại sao các nước phải giao thương với nhau? 2 1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế 2 1.3.1 Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity 2 1.3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) 2 1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT) 3 1.3.4 Ưu đãi cho các nước đang phát triển 3 1.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT) 3 1.4.1 Khái niệm 3 1.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát 3 1.5 Một số khái niệm khác 5 1.5.1 Giá quốc tế 5 1.5.2 Nền kinh tế nhỏ, nền kinh tế lớn 6 1.5.3 Cân bằng mậu dịch cục bộ 6 1.5.4 Đường cong ngoại thương 6 1.5.5 Cân bằng mậu dịch tổng quát 7 Chương 2 CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN 9 2.1 Thuyết trọng thương 9 2.2 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) 9 2.3 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) 10 2.4 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) 15 2.5 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale) 19 Chương 3 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 23 3.1 Chi phí cơ hội gia tăng 23 3.2 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin 23 3.2.1 Giả định 23 3.2.2 Lợi thế tương đối 23 3.3 Lý thuyết H-O-S 24 3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào? 24 3.3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối 24 3.3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S 24 3.3.4 Kiểm chứng thực tế 25 3.3.5 Nghịch lý Leontief 25 3.4 Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm 25 3.4.1 Giai đoạn sản phẩm mới: 25 3.4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi: 25 3.4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: 25 3.5 Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter 26 3.5.1 Nhu cầu thị trường 26 3.5.2 Các yếu tố sản xuất 26 3.5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ 26 3.5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty 26 Chương 4 THUẾ QUAN 28 4.1 Khái niệm 28 TS. HUỲNH MINH TRIẾT - iv -iv iv
  5. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ 4.2 Các phương pháp đánh thuế 28 4.3 Thuế xuất khẩu 28 4.4 Thuế nhập khẩu 28 4.5 Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 28 4.5.1 Thuế suất danh nghĩa 28 4.5.2 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 28 4.6 Chi phí và lợi ích của Thuế quan 29 4.6.1 Thuế quan đối với một nước nhỏ 29 4.6.2 Thuế quan đối với một nước lớn 31 4.6.3 Phản ứng của các doanh nghiệp 32 Chương 5 HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 33 5.1 Hạn ngạch nhập khẩu 33 5.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) 34 5.3 Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện 34 5.4 Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm 34 5.5 Cartel quốc tế 34 5.6 Bán phá giá 34 5.6.1 Khái niệm 34 5.6.2 Mặt tích cực của bán phá giá 35 5.7 Trợ cấp 35 5.8 Hàng rào kỹ thuật 36 5.9 Chính sách mua hàng của chính phủ 37 Chương 6 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 38 6.1 Khái niệm 38 6.2 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 38 6.2.1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) 38 6.2.2 Liên minh về thuế quan (Customs Union) 38 6.2.3 Thị trường chung (Common Market) 39 6.2.4 Liên minh về kinh tế (Economic Union) 39 6.2.5 Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union) 39 6.3 Liên hiệp thuế quan 39 6.3.1 Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch 39 6.3.2 Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch 40 6.4 Các định chế thương mại quốc tế 42 6.4.1 WTO 42 6.4.2 ASEAN 42 6.4.3 APEC 42 6.4.4 Liên minh Châu Âu 42 6.4.5 IMF 42 6.4.6 WB 42 6.4.7 ADB 42 Chương 7 MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 43 7.1 Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển 43 7.1.1 Bi quan 43 7.1.2 Lạc quan 43 7.1.3 Quan điểm của Harbenler 43 7.1.4 Cơ hội nào cho các nước nghèo? 43 7.2 ToT ở các nước đang phát triển 44 7.2.1 Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu 44 7.2.2 Thử lý giải nguyên nhân 44 7.3 Xuất khẩu không ổn định 44 7.3.1 Nguyên nhân và ảnh hưởng 44 TS. HUỲNH MINH TRIẾT - v -v v
  6. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ 7.3.2 Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế 45 7.4 Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển 46 7.4.1 Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu 46 7.4.2 Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI) 48 7.4.3 Công nghiệp hóa ở một số nước 51 7.5 Các chính sách của Việt Nam 51 Chương 8: SỰ DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ 8.1 Các nguồn lực quốc tế chủ yếu: 8.1.1 8.1. Vốn (đầu tư quốc tế) 8.1.1. Khái niệm và nguyên nhân 8.1.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về vốn 8.1.3. Tác động của trao đổi quốc tế về vốn 8.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế 8.2. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ KHCN 8.2.1. Khái niệm và nguyên nhân 8.2.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về KHCN 8.2.3. Tác động của trao đổi quốc tế về KHCN 8.3. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ SỨC LAO ĐỘNG 8.3.1. Khái niệm và nguyên nhân 8.3.2. Các hình thức trao đổi quốc tế về SLĐ 8.3.3. Tác động của trao đổi quốc tế về SLĐ 8. 4. GIỚI THIỆU KHÁI NIỆM GDP và GNP: Chương 9: Chính sách tài chính quốc tế 9.1. Những vấn đề liên quan đến thị trường ngoại hối 9.1.1. KHÁI NIỆM 9.1.2. NGUYÊN NHÂN 9.1.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 9.1.4. THÀNH PHẦN THAM GIA 9.1.5. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 9.1.5.1. SỰ CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ 9.1.5.2. BẢO HỘ RỦI RO 9.1.6. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 9.1.6.1. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY (SPOT MARKET) 9.1.6.2. THỊ TRƯỜNG CÓ KỲ HẠN (FORWARD MARKET) 9.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 9.2.1. KHÁI NIỆM 9.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 9.2.2. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 9.2.2.1. BẢN VỊ VÀNG TS. HUỲNH MINH TRIẾT - vi -vi vi
  7. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ 9.2.2.2. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH 9.2.2.3. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI TỰ DO 9.2.2.4. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI CÓ QUẢN LÝ 9.2.3. CHẾ ĐỘ XÁC ĐỊNH MỨC HỐI ĐOÁI 9.2.4. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 9.2.4.1. LUẬT MỘT GIÁ (THE LAW OF ONE PRICE) 9.2.4.2. NGANG GIÁ SỨC MUA (PPP) 9.2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU 9.2.6 Chính sách tỷ giá hối đoái 9.3. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA TIỀN TỆ 9.3.1. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ 9.3.2. MUA BÁN ĐỐI LƯU (COUNTERTRADE) 9.4. CÁC KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHÁC: 9.4.1 Lạm phát 9.4.2 Gỉam phát Phụ lục 01 Nguồn lực sản xuất và mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất của các ngành 70 Phụ lục 02 Ngoại thương Việt Nam 71 Phụ lục 03 Quan hệ của Việt Nam và các tổ chức, định chế quốc tế 79 Phụ lục 04 Các hợp tác kinh tế khu vực hiện nay 85 Phụ lục 05 Vài tổ chức kinh tế tài chính quốc tế hiện nay 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 TS. HUỲNH MINH TRIẾT - vii -vii vii
  8. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 1 KHÁI QUÁT KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Đối tượng và nội dung môn học 1.1.1 Khái niệm Kinh tế quốc tế (hay Kinh tế học quốc tế) nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các nền kinh tế của các nước và các khu vực trên thế giới. Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên giữa các quốc gia, các nền kinh tế thông qua việc trao đổi hàng hoá hữu hình và vô hình, dịch vụ, sự vận động của các yếu tố sản xuất, chuyển đổi tiền tệ và thanh toán giữa các nước . 1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới. Kinh tế quôc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, không những trong trạng thái tĩnh mà còn trong trạng thái động. Mục đích của môn học là: Cung cấp những kiến thức khái quát về một nền kinh tế thế giới hiện đại. Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó. Cung cấp những kiến thức cơ bản về di chuyển quốc tế các nguồn lực. Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính- tiền tệ quốc tế nhằm thấy được sự vận động của thiọ trường tài chính- tiền tệ giữa các nước. 1.1.3 Nội dung nghiên cứu Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấu thành sau: Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm: Hơn 200 nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới. Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia. Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB, IMF, WTO, ADB, EU, APEC, . Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm: Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ. Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản. Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động. Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ. Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau: Thương mại quốc tế (hàng hóa và dịch vụ). Đầu tư quốc tế. Nguồn nhân lực quốc tế. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung này được trình bày lần lượt qua bảy chương sau: Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 1
  9. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 1 : Khái quát thương mại quốc tế. Chương 2 : Các lý thuyết thương mại cổ điển Chương 3 : Các lý thuyết hiện đại Chương 4 : Thuế quan Chương 5 : Các hàng rào phi thuế quan Chương 6 : Liên kết kinh tế và các định chế quốc tế Chương 7 : Mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển Chương 8: Sự di chuyển nguồn lực quốc tế Chương 9: Chính sách tài chính quốc tế 1.2 Tại sao các nước phải giao thương với nhau? Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động, máy vi tính, máy bay, ô tô, Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải mua gạo Việt Nam. Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho Việt Nam. Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân. Những nguồn lực đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ . Người ta gọi đấy là sự giới hạn nguồn lực quốc gia. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có người mua gạo Thái Lan ăn; ngược lại có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đã xuất sang Thái Lan rất nhiều nếp trong năm 2005. Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật. Có nhiều quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới “sành điệu”. Rõ ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do khác; chúng được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo. 1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế 1.3.1 Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc này ít được các nước đề cập trong các văn bản chính thức. 1.3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) Trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác. Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện ngang bằng nhau trong cạnh tranh giữa các nước bạn hàng nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. MFN được tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cam kết thực hiện lẫn nhau. Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thỏa thuận MFN với gần 100 quốc gia, sau khi gia nhập WTO danh sách các nước này được kéo dài hơn gấp rưỡi nữa. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 2
  10. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Hiện nay các nước chuyển sang cụm từ Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade Relations - NTR) hay Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations - PNTR) thay thế MFN. 1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT) Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà kinh doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư. Hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, nhưng phải tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm so với hàng hóa sản xuất nội địa. Về người lao động: công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (Trừ quyền bầu cử và tham gia nghĩa vụ quân sự). 1.3.4 Ưu đãi cho các nước đang phát triển - Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences): là hình thức ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển (OECD) dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển. 1.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT) 1.4.1 Khái niệm ToT biểu thị số lượng một loại hàng hóa cần thiết để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác. Hiện nay, mọi hàng hóa đều được tính bằng tiền, ToT biểu thị giá cả của 2 loại hàng hóa. Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản với giá 200$/tấn; ngược lại nhập khẩu máy vi tính từ Nhật Bản với giá 400$/cái. Như vậy : ToT của gạo = ½ máy vi tính hay ToT của máy vi tính = 2 gạo. 1.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát Trong mô hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thì ToT là tỷ số giữa chỉ số giá hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu. Chỉ số giá hàng xuất khẩu : PXPX  i i Chỉ số giá hàng nhập khẩu : PMPM  i i Với PX : chỉ số giá hàng xuất khẩu PM : chỉ số giá hàng nhập khẩu Xi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị xuất khẩu. Mi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu. Pi : giá sản phẩm thứ i. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 3
  11. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) N : tỷ lệ mậu dịch (ToT) PX XPi i Tỷ lệ mậu dịch : N x100% = x100% PM MPi i Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo vào Tanzania và nhập khẩu xe máy từ Nhật Bản. 1/6/2004: Xuất khẩu 10 tấn gạo với giá 200$/tấn; Nhập khẩu 1 xe máy với giá 2000$/chiếc 1/6/2005: Xuất khẩu 10 tấn gạo giá 240$/tấn; Nhập khẩu 1 xe máy với giá 3000$/chiếc 240x 10 3000x 1 2,1 P 2,1 P 5,1 T x100% 80% e 200x10 i 2000x1 5,1 Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại: o Sở thích tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu. o Sự khan hiếm hàng hóa giao thương trên thế giới. o Chất lượng hàng hóa giao thương. o Khả năng thuyết phục của các doanh nghiệp xuất khẩu. o Chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước lớn. o Những nước lớn có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất, nhập khẩu của mình từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi ToT theo hướng có lợi cho mình. 1.4.3 Ý nghĩa của Điều kiện thương mại: Cho biết một nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động về giá cả. * N > 1: nước đó đang ở vị trí thuận lợi. Khi giá hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn so với giá hàng nhập khẩu (trường hợp cả hai mặt hàng đều tăng); có thể là giá giảm trong trường hợp giá hàng xuất khẩu giảm ít hơn so với giá hàng nhập. Thông qua trao đổi quốc tế vẫn có thể xuất khẩu với sản lượng như cũ, nhưng có thể nhập về với lượng sản phẩm nhiều hơn trước. * N < 1: nước đó đang ở vị trí bất lợi. * N = 1: sự biến động của giá cả không có ảnh hưởng gì tới đất nước. Tỷ lệ trao đổi gắn liền với xu hướng “giá cánh kéo” thì đối với các nước đang phát triển sẽ bị rơi vào tình trạng bất lợi, với “giá cánh kéo” thì giá hàng thành phẩm, máy móc thiết bị tăng nhanh hơn rất nhiều so với nhóm hàng nguyên vật liệu, hàng thô sơ chế, nông sản là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển. Rất nhiều nước đang phát triển đã cải biến được cơ cấu xuất khẩu của mình và họ đã tăng dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm máy móc thiết bị, các mặt hàng chế biến trên thế giới. Ví dụ: các nước công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Các quốc gia khắc phục tình trạng bất lợi trong tỷ lệ trao đổi bằng cách: Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 4
  12. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) - Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. - Đa dạng hóa mặt hàng và đa phương hóa thị trường. Trong ngành Tài chính tiền tệ có câu: Không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ thì sẽ phân tán được mức độ rủi ro. - Tham gia vào các tổ chức, hiệp hội. Việt Nam và Thái Lan dự định thành lập một Các Ten để liên kết các nhà cung cấp trong thị trường gạo. Các Ten nổi tiếng nhất trên thế giới là OPEC - điều khiển hầu như toàn bộ hoạt động cung ứng dầu thô trên thế giới. 1.5 Một số khái niệm khác Trước khi đi đến các khái niệm sau đây, chúng ta hãy hệ thống hoá lại một số khái niệm căn bản của Kinh tế học vi mô: Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Qui luật cầu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi. Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm. Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng. Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường (Equilibrium) . Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của ngưới tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của ngưới tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất. Cân bằng Thị trường Khi giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất. Chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung được gọi là dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa. Khi một mặt hàng bị thiếu hụt, những người tiêu dùng nào đánh giá mặt hàng đó cao nhất sẽ trả giá cao hơn cho người bán. Khi giá tăng, nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cung, và người tiêu dùng sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cầu. Một khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì sẽ không còn áp lực tăng giá. Cân bằng lúc này đã được thiết lập. Nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ thấp hơn lượng cung của nhà sản xuất. Lúc này chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu được gọi là dư cung hay dư thừa hàng hóa. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh bằng cách chào bán với giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cầu, và nhà sản xuất sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cung. Khi giá giảm xuống mức vừa đủ để lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì cân bằng thị trường được thiết lập. 1.5.1 Giá quốc tế Giá quốc tế (giá thế giới) là mức giá mà tại đó thị trường quốc tế về hàng hóa đó đạt điểm cân bằng, tức là cầu thế giới bằng cung thế giới về hàng hóa đó trong điều kiện tự do thương mại. Nền kinh tế nhỏ : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu rất nhỏ so với thế giới thì sự thay đổi trong nhu cầu xuất nhập khẩu của nó không có tác động đến giá thế giới. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 5
  13. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Nền kinh tế lớn : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch của thế giới thì tăng hay giảm xuất nhập khẩu của nó có khả năng tác động đến giá thế giới. 1.5.2 Nền kinh tế nhỏ, nền kinh tế lớn Nền kinh tế lớn là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ làm thay đổi giá thế giới của hàng hóa đó. Nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không làm thay đổi giá thế giới của hàng hóa đó. 1.5.3 Cân bằng mậu dịch cục bộ Hình 1.1b cho thấy với bất kỳ giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) cao hơn điểm cân bằng của thị trường thế giới (P2), cung xuất khẩu sẽ vượt cầu nhập khẩu; do đó giá cả so sánh sản phẩm X sẽ giảm xuống đến mức cân bằng. Ngược lại, nếu giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) thấp hơn điểm cân bằng thì cầu nhập khẩu lớn hơn cung xuất khẩu; do đó giá cả sản phẩm X tăng lên quay lại điểm cân bằng. PX/PY PX/PY PX/PY SX SX S P3 Xuất khẩu P2 B E P1 D A X DX X X X a) b) c) Hình 1.1: Cân bằng mậu dịch cục bộ Hình 1.1a cho thấy một quốc gia bất kỳ có giá cân bằng nội địa (P1) thấp hơn giá quốc tế (P2) thì sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu. Ngược lại, quốc gia có giá cân bằng nội địa cao hơn giá quốc tế sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu khi tự do thương mại (Hình 1.1c). 1.5.4 Đường cong ngoại thương Đường cong ngoại thương cho biết bao nhiêu hàng xuất khẩu mà quốc gia đó sẵn sàng cung ứng để lấy một số lượng hàng nhập khẩu nào đó tùy theo giá cả quốc tế hay ToT. Đường cong ngoại thương được xác định nên từ sự kết hợp đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan tại các mức giá khác nhau. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 6
  14. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) 1.5.5 Cân bằng mậu dịch tổng quát QG A Y E 60 QG B Hình 1.2: Cân bằng mậu dịch tổng quát 40 H’ Điểm giao nhau của hai đường cong ngoại thương của hai nước chính là giá cả sản phẩm so sánh cân H bằng mà tại đó hai quốc gia giao thương với nhau. 1.6 Đặc điểm của KTTG hiện nay 1. Toàn cầu hóa nền kinh tế: 40 60 X + Kinh tế QG là một thành phần của KT toàn cầu. + Thị trường toàn cầu; + DN toàn cầu; + Doanh nhân toàn cầu; + Sản phẩm toàn cầu; 2. Hợp tác – Cạnh tranh Chiến tranh thương mại Việt Nam-Mỹ: Cá da trơn, Tôm, vv Mỹ -Nhật Bản: Xe hơi, Hàng điện tử, vv Mỹ - EU: Thép, Chuối, thịt bò, vv Mỹ- Trung Quốc: USD vs RMB (CNY) Đọc thêm Các mặt hàng của VN bị tố cáo bán phá giá 1. 1994 Colombia -Gạo. Không đánh thuế vì mặc dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa của Colombia. 2. 1998 EU Bột ngọt Đánh thuế chống bán phá giá mức 16,8%. 3. 1998 EU Giày dép Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với TQ, Indonesia, Tháilan. 4. 2000 Balan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá mức: 0,09 euro/ chiếc. 5. 2001 Canada Tỏi Đánh thuế bán phá giá mức:1,48 CND /kg 6. 2002 Canada, Giày không thấm nước. Bắt đầu điều tra từ 4-2002. Không đánh thuế bán phá giá. 7. 2002, EU, Bật lửa.Vụ kiện chấm dứt do EU rút đơn kiện. 8. 2002, Mỹ, Cá da trơn 36,84 – 63,88% 9. 2002 Hàn quốc, Hộp quẹt. Đã điều tra, rút đơn kiện 10. 2002 EU Vòng khuyên kim loại. Áp dụng thuế 350€/1000chiếc, sản phẩm khác: 78,8% 11. 2003 EU Oxyde kẽm 28 % 12. 2003, Hoa Kỳ- Tôm. Có bán phá giá. Đánh thuế chống bán phá giá: 4,13% - 25,76% 13. 2004 EU Đèn huỳnh quang 66,1% 14. 2004 Peru Ván lướt sóng 5,2USD/sp 15. 2004 EU Chốt then cài bằng inox 7,7% 16. 2004, EU Ống tuýt thép, đánh thuế 15,8 – 34,5%__ 17. 2004- EU, Xe đạp, EU rút đơn kiện 18. 2004 Thổ Nhĩ kì Ruột xe đạp 29 – 49% Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 7
  15. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) 19. 2005 EU Giày mũ da 29,5% 20. 2005 Ai cập Đèn huỳnh quang, 0,36- 0,43 USd/đèn 21. 2005 Argentina Căm xe Chưa có kết luận 22. 2006 Thổ Nhĩ Kỳ Dây cu-roa , đánh thuế Xấp xỉ 5% 23. 2006 Peru Giày mũ vải Chưa có kết luận 24. 2006 Mexico Giày thể thao Chưa có kết kuận 25. 1/08 Mỹ SP lò xo không bọc. Biên độ thuế: 134,58% (gồm 11 DN VN) Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 8
  16. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 2 CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN 2.1 Thuyết trọng thương Từ đầu thế kỷ 15 những nhà kinh tế học đã chứng minh giao thương sẽ mang lại phồn thịnh cho các nước tham gia bằng thuyết trọng thương Học thuyết này được mô tả vắn tắt qua 3 điểm sau: Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang về quí kim cho đất nước. Ủng hộ có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương như: lập hàng rào thuế quan, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Coi việc buôn bán với nước ngoài không xuất phát từ lợi ích của hai phía mà chỉ có lợi ích của quốc gia mình. Vì thế các học giả trọng thương còn được gọi là các nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa. 2.2 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệt đối của Adam Smith rồi lợi thế so sánh của David Ricardo. Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tình huống như sau: (1) Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm. (2) Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dân tộc cũng giống nhau. (3) Chi phí sản xuất là cố định. (4) Không có chi phí vận chuyển, bảo hiểm. (5) Mậu dịch tự do. (6) Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (lao động, vốn, nguyên vật liệu ) tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng gặp cản trở giữa các quốc gia. Quan điểm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối: Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung => chính phủ không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định. Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng và nền kinh tế có lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh. Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Ví dụ 2.1: Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau: Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 9
  17. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản Cộng Giới hạn trao đổi Gạo (kg/giờ/người) 2 1 3 Min 1/3 Chip điện tử (cái/giờ/người) 1 3 4 Max 2/1 Chuyên môn hóa 4G 6C Tỉ lệ mua-bán (theo 1 giờ lao 2/3 2/3 động) Lợi ích (giờ lao động) 2 1 3 Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất chip điện tử. Người Việt Nam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất chip. Sau đó hai bên sẽ trao đổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 2 kg gạo (2G) lấy 3 con chip (3C), tỉ lệ 2/3. Do đó Việt Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 3C, thay vì sản xuất trong nước thì mất 3 giờ. Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ lao động. Nhật cũng thu được lợi từ mua- bán là 1 giờ lao động. Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 7 giờ công lao động trước đó (giảm giờ lao động 43% tức là tăng hiệu quả công việc lên 43%). Tổng thể: o nếu 01 người Việt và 1 người Nhật dùng 1 giờ đầu tiên sản xuất gạo và giờ thứ 2 sản xuất chip thì tổng sản lượng của 2 người là: 3 kg gạo + 4 con chip. o nếu phân công lao động người Việt dùng cả 2 giờ để sản xuất gạo còn người Nhật thì sản xuất chip, lúc này tổng sản lượng của cả hai là tối đa: 4 kg gạo + 6 con chip. Thặng dư cả hai quốc gia là: 1kg gạo + 2 con chip. Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc nhỏ hơn 1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt Nam sẽ tự sản xuất chip. Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy: o Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. o Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn. o Tính ưu việt của chuyên môn hóa. Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ. 2.3 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) Nâng lý luận của Adam Smith lên cao hơn, năm 1817 David Ricardo đã chứng minh rằng hai nước vẫn đạt được lợi ích qua mua-bán ngay cả khi quốc gia A có hoàn toàn lợi thế trong sản xuất so với quốc gia B. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 10
  18. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình." Lý thuyết của ông được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh, nó được mô tả như sau: Ví dụ 2.2: Giả sử một luật sư có khả năng vừa tư vấn luật vừa đánh máy chữ; còn một thư ký thì chỉ có thể đánh máy chữ, như sau: Bảng 2.2 : Lợi thế so sánh Công việc Luật sư Thư ký (1 giờ) Số lượng Giá Thành tiền Số lượng Giá Thành tiền Tư vấn 01 giờ 100.000đ 100.000đ 0 0 0 Đánh máy 03 trang 10.000đ 30.000đ 02 trang 10.000đ 20.000đ Nếu luật sư chỉ làm tư vấn thì 8 giờ kiếm được 8 x 100.000đ = 800.000đ. Nhưng nếu luật sư này vừa làm tư vấn và vừa đánh máy thì cứ mỗi giờ đánh máy luật sư sẽ mất đi: 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ. Vì thế, luật sư thay vì tự đánh máy sẽ thuê thư ký đánh máy và mỗi 03 trang đánh máy thì trả 30.000đ. Tính chung thì 1 giờ tư vấn và thuê người đánh máy luật sư này nhận được 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ. Luật sư chỉ không thuê thư ký khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: o Giá tư vấn giảm xuống 30.000đ/giờ. o Giá đánh máy tăng lên 33.333đ/ 1 trang. Chú ý theo thuyết lợi thế so sánh thì có thêm giả định1: (7) Lao động là chi phí sản xuất duy nhất trong sản xuất tất cả các sản phẩm và chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương. Ví dụ 2.3: Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau: Bảng 2.3 : Lợi thế so sánh gạo-chip Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản Gạo (kg/giờ/người) 2 3 1 Ngoài 6 giả định giống như ở phần 2.2 Lợi thế tuyệt đối Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 11
  19. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong cả sản Chip điện tử (cái/giờ/người) 1 5 xuất Chip và Gạo so với Việt Nam. Từ ví dụ 2 cho thấy Nhật Bản sẽ tập trung sản Tỷ lệ gạo/chip 2/1 3/5 xuất mặt hàng có lợi thế so sánh cao hơn và Việt Nam sẽ sản xuất sản phẩm còn lại. Chuyên môn hóa Gạo Chip Trong trường hợp này, Việt Nam có tỷ lệ gạo/chip là: 2/1 > 3/5 của Nhật Bản, vì thế Việt Nam có lợi thế so sánh đối với mặt hàng gạo. Người Nhật sẽ chuyên môn hóa sản xuất chip và bán cho Việt Nam. Một cách tổng quát, lợi thế so sánh của sản phẩm được xác định như sau: Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 12
  20. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Bảng 2.4 : Lợi thế so sánh tổng quát A1/B1 > A2/B2: quốc gia I có lợi thế so Sản phẩm QG I QG II sánh nên tập trung chuyên môn hóa sản A (đơn vị/giờ/người) A1 A2 xuất sản phẩm A, còn quốc gia II tập trung sản xuất sản phẩm B. B (đơn vị/giờ/người) B1 B2 Khi A1/B1 = A2/B2, khó mà giải thích Tỷ lệ A/B A1/B1 A2/B2 được lợi ích của 2 quốc gia khi chuyên môn hóa và mua bán với nhau theo lý A1/B1 > A2/B2 A B thuyết về lợi thế so sánh. Tuy nhiên trường hợp ngoại lệ này sẽ được giải thích A1/B1 < A2/B2 B A từ cá lý thuyết chi phí cơ hội. A1/B1 = A2/B2 Ngoại lệ hiếm xảy ra Lợi ích từ mậu dịch: Hai nước sẽ đều có lợi khi chuyên môn hóa sản phẩm có lợi thế so sánh và trao đổi nhau nhưng tỷ lệ trao đổi sẽ quyết định nước nào có lợi nhiều hơn. Từ Ví dụ 3, ta giả sử các tỷ lệ trao đổi có thể xảy ra như sau: Bảng 2.5 : Lợi ích từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi Lợi ích từ mậu dịch Tỷ lệ trao đổi Vậy tỷ lệ trao đổi trong Việt Nam Nhật Bản Thế giới khoảng : 2G : 1C 0 4C 4C 2G : 2C 1C 3C 4C 1C < 2G < 5C 2G : 3C 2C 2C 4C 2G : 4C 3C 1C 4C Tỷ lệ 2G:3C là tỷ lệ mang lại 2G : 5C 4C 0 4C lợi ích đều nhau cho hai bên. Nếu đổi nhiều hơn 3C thì Việt Nam có lợi hơn; còn ít hơn 3C thì Nhật Bản có lợi hơn. Ví dụ 2.4: Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất Sản phẩm Tại Anh (giờ công) Tại Bồ Đào Nha (giờ công) 1 đơn vị lúa mỳ 15 10 1 đơn vị rượu vang 30 15 Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác: 1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh. Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 13
  21. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau: Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào Nha là 180 giờ công lao động. Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau: Bảng 2 - Trước khi có thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 8 5 Bồ Đào Nha 9 6 Tổng cộng 17 11 Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là: Bảng 3 - Sau khi có thương mại Đất nước Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 18 0 Bồ Đào Nha 0 12 Tổng cộng 18 12 Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm). Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định. Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự. Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, ví dụ giả định rằng các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế không được như vậy. Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể không dễ dàng tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất lúa mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu vang nữa và sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng giảm sút. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các nhân tố Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 14
  22. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại Lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nước trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động đơn vị khác nhau. Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ như nhau: Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công. Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này. Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá ) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển. 2.4 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) Ngoài lao động thì sản phẩm còn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai, . Năm 1936 Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giải thích quy luật lợi thế so sánh. Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua. Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại. Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh. Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là: Thuê văn phòng: 12.000 USD Lương: 24.000 USD Các chi phí tiện ích: 10.000 USD Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD. Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 USD, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 USD Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 15
  23. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác sự thành công của bạn. Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 USD. Vậy cơ hội kiếm được 8.000 USD bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 USD. Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất của trường ở một thành phố lớn. Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên "không phải tốn chi phí". Thật ra, mảnh đất trên vẫn có chi phí vì có thể được sử dụng vào mục đích khác. Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và dùng tiền để xây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn. Một ví dụ đơn giản khác của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng. Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội. Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoàn tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác. Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên. Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học. Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội. Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội. Ví dụ về mậu dịch: Giả sử không có mậu dịch, người Nhật2 phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg gạo thì đã mất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử. Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của Nhật Bản là 3 con chip, còn Việt Nam là 1/2. Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số 2 Theo ví dụ 1 Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 16
  24. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất. Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạo so với Nhật Bản (1/2<3) nên Việt Nam có lợi thế so sánh; ngược lại trong sản xuất chip điện tử, Nhật Bản có lợi thế hơn. Như đã đề cập ở phần 1.2, nguồn lực mỗi quốc gia đều hữu hạn nên các quốc gia sẽ phải lựa chọn những sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càng thấp càng tốt để sản xuất và trao đổi với nhau. Giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của mình. Ví dụ 2.4: Bảng 2.6 : Phân bổ nguồn lực hữu hạn ở Mỹ và Anh Mỹ Anh Thép Vải Thép Vải 180 0 60 0 150 20 50 20 120 40 40 40 90 60 30 60 60 80 20 80 30 100 10 100 0 120 0 120 Nếu không thương mại, cả hai nước Mỹ và Anh ở tự cung, tự cấp; trong nước sản xuất bao nhiêu sẽ đáp ứng tiêu dùng bấy nhiêu. Giả sử Mỹ chọn mức sản xuất và tiêu dùng ở mức A (90; 60) và Anh ở A’ (40; 40). Mặt khác, Mỹ tập trung sản xuất thép tại C (180; 0) và Anh tập trung vào vải tại C’ (0; 120); sau đó hai nước trao đổi với nhau theo tỷ lệ 70 thép = 70 vải. lúc này tiêu dùng của hai nước đều gia tăng, tại Mỹ là B (110; 70) và Anh B’ (70; 50). So với khi tự cung tự cấp người Mỹ đã tăng phúc lợi 20 thép và 10 vải; còn người Anh tăng phúc lợi là 30 thép và 10 vải. Rõ ràng thương mại đã giúp hai nước tăng mức thỏa dụng cho nền kinh tế của mình. Việc chuyên môn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp các nước sử dụng tài nguyên, nguồn lực phát triển hiệu quả hơn. Vải Vải C’ 120 120 B 70 60 A B’ 50 A’ 40 C 0 90 110 180 Thép 0 40 60 70 Thép Hình 2.1: Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 17
  25. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Xét theo kinh tế toàn cầu, khi không mua bán, cả người Mỹ và Anh chỉ tạo ra 130 thép + 100 vải. Khi phân công sản xuất hợp lý, 2 nước này đã tạo ra 180 thép + 120 vải, đóng góp được nhiều hơn cho nền kinh tế thế giới. 2.4.1 Giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội và hiệu quả Kinh tế học trả lời 3 câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu? (tiêu dùng hay đầu tư, hàng hóa tư nhân hay công cộng, thịt hay khoai tây ) Sản xuất như thế nào? (sử dụng công nghệ nào? ) Sản xuất cho ai? (sản xuất phải hướng đến nhu cầu người tiêu dùng, phân phối đầu ra cho ai? ) Một công cụ để phân tích vấn đề này là đường giới hạn khả năng sản xuất (viết tắt: theo tiếng Anh: PPF- production possibilities frontier). Giả sử, một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Đường PPF chỉ ra các sản lượng khác nhau của hai loại hàng hóa. Công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra. Điểm A trên đồ thị chỉ ra rằng có một lượng FA thực phẩm và một lượng CA máy tính được sản xuất khi sản xuất ở mức hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với một lượng FB thực phẩm và CB máy tính ở điểm B. Mọi điểm trên đường PPF đều chỉ ra tổng sản lượng tiềm năng tối đa của nền kinh tế, mà ở đó, sản lượng của một loại hàng hóa là tối đa tương ứng với một lượng cho trước của loại hàng hóa khác. Sự khan hiếm chỉ ra rằng, mọi người sẵn sàng mua nhưng không thể mua ở các mức sản lượng ngoài đường PPF. Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều này xảy ra là bởi vì để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu vào để sản xuất loại hàng hóa kia. Độ dốc tại một điểm của đồ thị thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa. Nó đo lường chi phí của một đơn vị tăng thêm của một loại hàng hóa khi bỏ không sản xuất một loại hàng hóa khác, đây là một ví dụ về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được miêu tả như là một "mối quan hệ cơ bản giữa khan hiếm và lựa chọn". Trong kinh tế thị trường, di chuyển dọc theo một đường có thể được miêu tả như là lựa chọn xem có nên tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa trên chi phí của một loại hàng hóa khác không. Với sự giải thích như trên, mỗi điểm trên đường PPF đều thể hiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối đa hóa đầu ra với một sản lượng đầu vào cho trước. Một điểm ở bên trong đường PPF, ví dụ như điểm U, là có thể thực hiện được nhưng lại ở mức sản xuất không hiệu quả (bỏ phí không sử dụng các nguồn Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 18
  26. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) lực đầu vào). Ở mức này, đầu ra của một hoặc hai loại hàng hóa có thể tăng lên bằng cách di chuyển theo hướng đông bắc đến một điểm nằm trên đường cong. Một ví dụ cho sản xuất không hiệu quả là thất nghiệp cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Mặc dù vậy, một điểm trên đường PPF không có nghĩa là đã đạt hiệu quả phân phối một cách đầy đủ nếu như nền kinh tế không sản xuất được một tập hợp các loại hàng hóa phù hợp với sự ưa thích của người tiêu dùng. Liên quan đến sự phân tích này là kiến thức được nghiên cứu trong môn kinh tế học công cộng, môn khoa học nghiên cứu làm thế nào mà một nền kinh tế có thể cải thiện sự hiệu quả của nó. Tóm lại, nhận thức về sự khan hiếm và việc một nền kinh tế sử dụng các nguồn lực như thế nào cho hiệu quả nhất là một vấn đề cốt yếu của kinh tế học. 2.5 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale) _ Lợi thế kinh tế nhờ qui mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được bộc lộ khi chi phí bình quân dài hạn giảm theo đà sản lượng tăng lên. _ Tính phi kinh tế nhờ qui mô hay còn gọi là lợi nhuận giảm dần theo quy mô, được bộc lộ khi chi phí bình quân dài hạn tăng lên theo đà sản lượng tăng lên hoặc không tăng. _ Khi đường chi phí bình quân dài hạn đi xuống, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất giảm dần khi sản lượng tăng lên và như vậy có được lợi thế kinh tế nhờ qui mô. Khi chi phí sản lượng tăng lên, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất tăng với sản lượng cao hơn và lợi tức giảm theo quy mô. Trường hợp trung gian là khi chi phí bình quân cố định thì sẽ có lợi tức cố định theo quy mô. a, Nguyên nhân gây ra Lợi thế kinh tế nhờ qui mô _ Do tính ko thể chia được của quá trình sx, trong quá trình sx luôn luôn cần 1 số lượng tối thiểu các đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nó ko phụ thuộc vào việc có sx hay ko, các chi phí đó gọi là chi phí cố định và nó ko thay đổi theo mức sản lượng, nghĩa là các chi phí này không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng, vì vậy khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. _ Do tính chuyên môn hóa, một số ngành nghề riêng lẻ, một mình phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động thì mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó có hiệu quả hơn, do đó có hiệu quả hơn, góp phần làm giảm chi phí bình quân. _ Do tính quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể giải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kĩ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm. b, Nguyên nhân gây ra tính phi kinh tế do qui mô Nguyên nhân chính gây ra tính phi kinh tế do qui mô là : + Khi hãng trở nên lớn hơn thì công việc quản lý trở nên khó khăn hơn, vấn đề này được mô tả như là tính phi kinh tế do qui mô trong quản lý. Các doanh nghiệp lớn thường cần nhiều cấp quản lý và đối với các cấp này cũng cần quản lý họ, vì vậy các doanh nghiệp sẽ trở nên quan liêu, khó quản lý, gây khó khăn trong việc điều hành sx kinh doanh và khi đó chi phí bình quân bắt đầu tăng lên. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 19
  27. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) + Ngoài ra các yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng và gây ra tính phi kinh tế bởi vì nếu nhà máy số 1 ở vị trí thuận lợi thì nhà máy thứ 2 sẽ kém ưu thế hơn, vì thế chi phí sẽ phải chia sẻ, bù trừ Các lợi thế kinh tế nhờ quy mô phát sinh khi các chi phí trên một đơn vị giảm khi tăng sản lượng. Các lợi thế kinh tế nhờ quy mô là những lợi thế chính của việc tăng quy mô sản xuất và trở thành "big". Tại sao lợi thế kinh tế nhờ quy mô quan trọng? - Thứ nhất, bởi vì một doanh nghiệp lớn có thể đạt được chi phí thấp hơn cho khách hàng thông qua các mức giá thấp hơn và gia tăng thị phần của thị trường. Điều này đặt ra một mối đe dọa cho các doanh nghiệp nhỏ có thể được "cắt xén" bởi đối thủ cạnh tranh - Thứ hai, một doanh nghiệp có thể lựa chọn để duy trì mức giá hiện tại của nó đối với sản phẩm của mình và chấp nhận mức lợi nhuận cao hơn. Ví dụ, một hãng sản xuất đồ nội thất, có thể sản xuất 1.000 tủ tại 250 đ/cái có thể mở rộng và có thể sản xuất 2.000 tủ ở 200 đ/cái. Tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên đến 400.000 đ so với 250.000 đ, nhưng chi phí cho mỗi đơn vị đã giảm từ 250 đ/cái đến 200 đ/cái . Giả sử các doanh nghiệp bán tủ giá 350 đ/cái , lợi nhuận mỗi tăng lên từ 100 đ/cái đến 150đ/cái. Có hai loại lợi thế kinh tế nhờ quy mô : lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong và lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong có tác động lớn hơn tiềm năng về chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong liên quan đến các chi phí đơn vị thấp hơn mà một công ty duy nhất có thể có được bằng cách phát triển trong kích thước tự thân. Có năm loại chính của Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong. Bulk-buying economies /mua số lượng lớn Khi các doanh nghiệp phát triển, họ cần đặt hàng số lượng lớn các đầu vào sản xuất. Ví dụ, họ sẽ đặt hàng thêm nhiều nguyên liệu. Khi tăng giá trị đơn hàng, doanh nghiệp có được quyền mặc cả nhiều hơn với các nhà cung cấp. Do đó có thể được giảm giá và giá thấp hơn cho các nguyên liệu thô. Technical economies /Lợi thế kỹ thuật Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn có thể sử dụng máy móc tiên tiến hơn (hoặc sử dụng máy móc hiện có hiệu quả hơn). Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật sản xuất hàng loạt, là một hình thức sản xuất hiệu quả hơn. Một công ty lớn cũng có thể đủ khả năng để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Financial economies/ Lợi thế tài chính Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để có được tài chính và khi làm được điều đó, chi phí tài chính thường là khá cao. Điều này là do các doanh nghiệp nhỏ được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn đã phát triển và một hồ sơ tốt. Các công ty lớn hơn do đó tìm nguồn tài chính dễ dàng hơn từ những người cho vay tiềm năng và dễ có tiền với lãi suất thấp hơn. Marketing economies /Lợi thế Tiếp thị Mỗi khâu của tiếp thị đều có chi phí - đặc biệt là phương pháp quảng cáo như quảng cáo và xúc tiến một lực lượng bán hàng. Nhiều khoản chi phí tiếp thị là chi phí cố định và như vậy là một doanh Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 20
  28. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) nghiệp càng lớn hơn, nó có thể chia sẻ chi phí tiếp thị trong một phạm vi rộng hơn các sản phẩm và cắt giảm chi phí trung bình cho mỗi đơn vị. Managerial economies /Lợi thế Quản lý As a firm grows, there is greater potential for managers to specialise in particular tasks (eg marketing, human resource management, finance). Khi một công ty phát triển, sẽ có tiềm năng lớn hơn để các nhà quản lý chuyên nghiệp hơn trong nhiệm vụ cụ thể nào đó (ví dụ như tiếp thị, quản lý nhân sự, tài chính). Chuyên gia quản lý có thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi họ có trình độ cao về kinh nghiệm, chuyên môn và trình độ so với một người trong một công ty nhỏ hơn đang cố gắng thực hiện tất cả những vai trò này. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài /External economies of scale External economies of scale occur when a firm benefits from lower unit costs as a result of the whole industry growing in size . Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài xảy ra khi một công ty có được lợi ích nhờ đơn vị chi phí thấp hơn do kết quả của toàn bộ ngành công nghiệp đó phát triển quy mô. Các loại lợi thế chính là: Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao Khi một ngành công nghiệp hình thành và phát triển ở một vùng nào đó, có khả năng là chính phủ sẽ cung cấp hạ tầng giao thông vận chuyển tốt hơn và liên kết truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận với khu vực. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho các công ty trong khu vực như thời gian vận chuyển được giảm và cũng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. For example, an area of Scotland known as Silicon Glen has attracted many high-tech firms and as a result improved air and road links have been built in the region. Ví dụ, một khu vực của Scotland được gọi là Silicon Glen đã thu hút nhiều công ty công nghệ cao và đó là kết quả của môi trường kinh doanh được cải thiện và các hạ tầng đường sá được xây dựng trong khu vực. Đào tạo và giáo dục trở nên tập trung vào các ngành công nghiệp Các trường Đại học và Cao đẳng sẽ cung cấp các khóa học phù hợp hơn cho một ngành công nghiệp đã trở thành chủ chốt trong một khu vực hoặc toàn quốc. Ví dụ, có rất nhiều khóa học CNTT đang được mở tại các trường ĐH/ Cao đẳng do toàn bộ ngành công nghiệp CNTT đã phát triển gần đây. Điều này có nghĩa các công ty có thể có lợi từ việc có một nguồn nhân lực lớn có tay nghề phù hợp để tuyển dụng. Các ngành công nghiệp khác phát triển để hỗ trợ ngành công nghiệp này Một mạng lưới các nhà cung cấp hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể phát triển về kích thước và / hoặc xác định vị trí gần với ngành công nghiệp chính. Điều này có nghĩa một công ty có nhiều cơ hội lớn trong việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, vật tư chất lượng cao được cung cấp giá cả phải chăng từ các nhà cung cấp gần đó. Ví dụ 2.5: Một chiếc xe đò 15 chỗ nếu vận chuyển 5 hành khách thì chi phí trung bình trên một hành khách là 300.000 đồng; nếu chở 10 hành khách thì chi phí trung bình còn 150.000 đồng, còn nếu chở 15 khách thì chi phí trung bình còn 100.000 đồng. Nhờ vào quy mô vận chuyển tăng lên làm chi phí giảm xuống. Quy luật này cũng diễn ra ở doanh nghiệp, quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng mở rộng thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm càng giảm do định phí/đơn vị giảm. Tương tự, nền kinh tế có quy Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 21
  29. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) mô càng lớn thì lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng lớn tương ứng. Các ví dụ trên gọi là lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong (Internal economies of scale). Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (External economies of scale) diễn ra khi các doanh nghiệp tập trung vào một khu công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Một cách khác, Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài diễn ra khi chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống nhờ quy mô của ngành công nghiệp đó tăng lên bất chấp quy mô của từng doanh nghiệp không thay đổi. Các quốc gia thành lập khu vực mậu dịch tự do cũng nhằm tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 22
  30. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 3 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 3.1 Chi phí cơ hội gia tăng Haberler đã giả định rằng chi phí cơ hội không Nhắc lại: đổi khi đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội. Điều này Đường bàng quan tập hợp những phối hợp khác nhau về không đúng trong thực tế vì càng chuyên môn hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng đạt được mức hóa trong sản xuất thì chi phí cơ hội càng tăng. thỏa mãn như nhau. Vì thế người tiêu dùng có thái độ bàng quan không phân biệt giữa hai điểm bất kỳ trên Ví dụ: thăm dò dầu hỏa ở gần với chi phí thấp và cùng một đường bàng quan. thăm dò dầu hỏa ở xa với chi phí cao; hay nuôi Đường bàng quan càng nằm xa gốc tọa độ thì mức độ tôm trên đất trồng lúa xấu (chi phí cơ hội thấp) thỏa mãn càng cao và ngược lại. và nuôi tôm trên đất trồng lúa tốt (chi phí cơ hội Cân bằng nội địa: Nếu không có mậu dịch một quốc gia cao). đạt được cân bằng khi đường bàng quan cao nhất tiếp xúc với đường giới hạn sản xuất. Hay giá cả sản phẩm so Chi phí cơ hội ngày càng tăng có nghĩa rằng sánh cân bằng nội địa được xác định bởi độ dốc của đường tiếp tuyến chung của đường giới hạn sản xuất của quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn sản quốc gia và đường bàng quan tại điểm cân bằng tức là phẩm này để dành tài nguyên sản xuất 1 đơn vị tại điểm tự cung tự cấp. sản phẩm kia. Cân bằng nội địa tại mức giá cả sản phẩm so sánh và biểu thị lợi thế so sánh của quốc gia. Khi xác định được lợi thế so sánh, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm đó để trao đổi, tuy nhiên khi chuyên môn hóa thì dẫn đến chi phí cơ hội tăng lên. Do đó cả hai quốc gia chỉ chuyên môn hóa đến khi giá cả là như nhau ở cả hai quốc gia. Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng khác nhau khi trao đổi vẫn thu được lợi ích cho cả hai. Một vài khái niệm khác: Mức chi phí cơ hội gia tăng được gọi là tỷ lệ chuyển dịch biên (MRT), được đo bằng độ dốc của đường tiếp tuyến với đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm sản xuất. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) biểu thị số lượng sản phẩm này phải giảm đi để thay thế bằng một đơn vị sản phẩm kia mà mức thỏa mãn vẫn không đổi, được đo bằng độ dốc của đường bàng quan. 3.2 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin 3.2.1 Giả định Chỉ có 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và tư bản (K). chi phí sử dụng L là tiền lương (w) còn tư bản là lãi suất (r). Để sản xuất mặt hàng vải cần nhiều lao động; để sản xuất mặt hàng thép cần nhiều tư bản. Tỷ lệ K/L của thép lớn hơn K/L của vải ở cả 2 quốc gia. Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là 1 hằng số. Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa ở mức không hoàn hảo. Hoa Kỳ là nước có sẵn (dư thừa) tư bản còn Việt Nam là nước có sẵn lao động vì tỷ lệ r/w ở Hoa Kỳ thấp hơn r/w ở Việt Nam. 3.2.2 Lợi thế tương đối Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đạt được lợi ích lớn hơn nếu Hoa Kỳ tập trung sản xuất thép và Việt Nam tập trung sản xuất vải để trao đổi cho nhau. Mô hình này cũng đúng khi mở rộng ra nhiều yếu tố sản xuất khác. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 23
  31. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Hình 3.1 Trước khi có ngoại thương Hình 3.2 Khi có ngoại thương Một cách tổng quát: Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. Một lần nữa theo Heckscher - Ohlin: giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của mình. • Định lý Stolper – Samuelson : Khi giá cuả một loại hàng hoá tăng thì giá cuả yếu tố sản xuất mà hàng hoá đó thâm dụng sẽ gia tăng và giá cuả yếu tố mà hàng hoá đó không thâm dụng sẽ giảm. Ví dụ 3.1: hạn chế nhập khẩu thép ở VN mà thép vốn là mặt hàng thâm dụng vốn còn Việt Nam thì khan hiếm vốn. Do đó, cầu về vốn sẽ tăng, lợi tức từ vốn sẽ tăng, làm thu nhập của người sở hữu vốn tăng; trong khi người lao động tại Việt Nam sẽ ít vui hơn vì số lượng việc làm mới tạo ra từ ngành thép không đáng kể so với các ngành thâm dụng lao động như : dệt may, giày da. 3.3 Lý thuyết H-O-S 3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào? Giá sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố như: thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá yếu tố sản xuất, công nghệ. Sự khác nhau về giá của hai quốc gia còn do lợi thế so sánh và mô hình mậu dịch của hai quốc gia này. 3.3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối Cân bằng tương đối : giá cả so sánh giữa hai sản phẩm ở hai quốc gia bằng nhau. Cân bằng tuyệt đối: giá cả các yếu tố sản xuất ở hai quốc gia là bằng nhau. 3.3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất : thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau (Samuelson). Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 24
  32. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Lý thuyết H-O-S: sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại quốc tế; đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau. 3.3.4 Kiểm chứng thực tế Vốn đi từ các nước có lãi suất thấp sang các nước có lãi suất cao. Lao động đi từ nước có mức lương thấp sang nước có mức lương cao. Mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá cả yếu tố sản xuất khan hiếm. Kết luận: mậu dịch làm thu nhập của người lao động tăng ngược lại người sở hữu tư bản giảm tại các nước đang phát triển. 3.3.5 Nghịch lý Leontief Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Wassily Leontief cho thấy: hàng xuất khẩu của Mỹ sử dụng ít vốn hơn hàng nhập khẩu của Mỹ (trong khi Mỹ đứng đầu về K/L=> thừa vốn). Số liệu thống kê xuất nhập khẩu Mỹ (1945-1970) cũng khẳng định Leontief đúng. Có nhiều lý giải cho nghịch lý này như: Theo lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế thì: Mỹ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao, tiên phong và nhập khẩu hàng sử dụng vốn lớn. Mỹ chủ yếu mua bán với các nước cũng thừa vốn như: Nhật Bản, EU nên mô hình H-O không thể hiện rõ bằng kiểm định kết quả mua bán giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. 3.4 Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm Theo Raymond Vernon vòng đời của một sản phẩm quốc tế có ba giai đoạn: 3.4.1 Giai đoạn sản phẩm mới: Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một sản phẩm mới được phát minh (thường từ một nước phát triển cao). Sản phẩm mới này được sản xuất để thăm dò và đáp ứng thị trường. Phản ứng của thị trường là cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh cho sản phẩm phù hợp hơn. Lúc này sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa, chỉ xuất khẩu một ít ra nước ngoài. 3.4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi: Sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các nước phát triển khác (theo Thuyết Linder). Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác, với chi phí nhân công rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn) các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này với chi phí rẻ hơn nước đầu tiên. Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất nó với chi phí cao. Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiền đều giảm, để duy trì cạnh tranh, quốc gia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm mới. 3.4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: Sản phẩm trở thành thông dụng, giá của nó trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 25
  33. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sản xuất của các quốc gia này. Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Theo Staffan Burenstam Linder (1961) trình bày Tóm lại: trong tiểu luận về thương mại và chuyển hóa thì:  Cầu là quan trọng trong việc quyết định TM Mô hình Linder cho rằng thương mại bổ sung lẫn  Cầu trong nước quyết định các loại sản phẩm nhau sẽ tăng giữa các nước có cùng mức thu nhập. khác nhau được SX trong nước Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập  Các loại sản phẩm này có thể được bán chủ yếu vào thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể ở các quốc gia có cầu tương tự tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác.  Cầu có quan hệ với mức thu nhập  Thương mại diễn ra nhiều giữa các quốc gia Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích tương tự như nhau cho các nước tham gia. Để duy trì sức cạnh tranh các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư. Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới => cạnh tranh tri thức. Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian. Do đó, để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên. 3.5 Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter 3.5.1 Nhu cầu thị trường Nhu cầu thị trường sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào. Những doanh nghiệp đáp ứng được cầu thị trường sẽ có lợi thế trong cạnh tranh rất lớn. 3.5.2 Các yếu tố sản xuất Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: lao động, vốn, đất, nguyên vật liệu . Những nền kinh tế nắm giữ những yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh. 3.5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ Một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ. Ngược lại các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ phát triển sẽ giúp ngành công nghiệp then chốt có lợi thế cạnh tranh. 3.5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty Những yếu tố nội tại, bên trong của các doanh nghiệp của một quốc gia cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế nước này. Những quốc gia có đội ngũ doanh nhân năng động, tài ba sẽ nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia này. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 26
  34. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Tóm lại : Mô hình Porter tiên đoán rằng các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế theo 4 đỉnh của viên kim cương và nhập khẩu những hàng hóa khác. Hình 3.3 : Viên kim cương Michael Porter Nhu caàu thị trường Các yếu tố sản Các ngành xuất công nghiệp liên kết và bổ trợ Doanh nghiệp Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 27
  35. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 4 THUẾ QUAN 4.1 Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế (Chính sách ngoại thương) là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định. Những công cụ chính của chính sách ngoại thương là hàng rào mậu dịch, bao gồm: thuế quan và phi thuế quan. 4.2 Các phương pháp đánh thuế Đánh một số tiền thuế cố định trên một đơn vị sản phẩm hàng xuất hay nhập. Đánh thuế tỷ lệ trên giá trị hàng xuất nhập khẩu. Hỗn hợp hai cách trên. 4.3 Thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu: là khoản thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Thuế xuất khẩu làm giá hàng xuất khẩu tăng và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa này so với các nước khác. Ngày nay nhiều nước đã bỏ thuế xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. 4.4 Thuế nhập khẩu Khái niệm: là khoản thuế chính phủ đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Tác động của thuế nhập khẩu: o Góp phần tăng thu ngân sách chính phủ. o Khuyến khích sản xuất trong nước. o Làm tăng giá hàng nhập khẩu nên làm người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để mua hàng. 4.5 Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 4.5.1 Thuế suất danh nghĩa Thuế suất danh nghĩa (NTR) là suất thuế đánh trên hàng hóa xuất nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế này vì nó sẽ được tính vào giá cuối cùng của hàng hóa. 4.5.2 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) biểu thị mối tương quan giữa NTR đánh trên sản phẩm cuối cùng và NTR đánh trên nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm đó, nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa. t ai t i v' v ERP hoặc công thức : ERP 1 ai v Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 28
  36. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Trong đó: t: thuế suất danh nghĩa của mặt hàng X. ai: tỷ số giữa giá trị nguyên liệu i với giá trị sản phẩm X (tham gia trong sản phẩm X) với giá trị sản phẩm X khi không có thuế quan. ti: thuế suất danh nghĩa của nguyên liệu i (tham gia trong sản phẩm X). v: giá trị gia tăng trước khi có thuế v’: giá trị gia tăng sau khi có thuế Ví dụ 4.1 : Giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một đôi giày là 10$; còn giá mậu dịch tự do của 1 đôi giày thành phẩm là 20$. Nguyên vật liệu giày Giày thành phẩm Giá tự do thương mại 10$ 20$ Thuế 0% 10% Giá trong nước sau thuế 22$ ERP 20% 0,1 0,5x 0 ERP 0,2 20% ; giả sử chính phủ tăng dần thuế đánh trên nguyên vật liệu, lúc đó: 1 0,5 ti t ai ERP 0% 10% 50% 20% 5% 10% 50% 15% 10% 10% 50% 10% 20% 10% 50% 0% 30% 10% 50% -10% Nhận xét: Khi ti = 0 : nhà sản xuất được bảo hộ ở mức cao nhất. ti càng tăng thì tỷ lệ bảo hộ càng giảm dần. ti= t, tỷ lệ bảo hộ thực sự bằng thuế danh nghĩa. Khi aiti > t, tỷ lệ bảo hộ âm, không kích thích sản xuất trong nước vì chi phí lớn hơn doanh thu. Tóm lại để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ thường giữ cho mức thuế thành phẩm luôn cao hơn mức thuế nguyên vật liệu. Đối với những nguyên vật liệu trong nước không sản xuất được hoặc kém hiệu quả, chính phủ thường dùng mức thuế suất bằng 0%. 4.6 Chi phí và lợi ích của Thuế quan 4.6.1 Thuế quan đối với một nước nhỏ Là một nước nhỏ thì đánh thuế không ảnh hưởng đến giá thế giới mà chỉ làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trong nước. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 29
  37. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Trong đó: P D S PF: mức giá thế giới. Hình 4.1 SF: lượng cung trong nước ở mức giá thế giới. PT DF: lượng cầu trong nước ở mức giá thế giới. A B C D PF SF - DF: lượng nhập khẩu ở mức giá thế giới, khi nhập khẩu tự do. PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước. SF ST DT DF Q ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu. Tác động thu nhập: Nhắc lại: o Thặng dư của người tiêu dùng: Thặng dư của người tiêu dùng là khoản chênh - (A+B+C+D) lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với số tiền mà họ phải trả ứng với mỗi mức tiêu dùng. o Thặng dư của nhà sản xuất là khoản chênh lệch Thặng dư của nhà sản xuất : + A giữa tổng doanh thu và tổng biến phí ở mỗi mức sản lượng. o Nguồn thu từ thuế : + C o Thu nhập quốc dân : - (B + D) Như vậy, thuế quan đã làm tăng giá hàng nhập khẩu, giảm tiêu dùng, giảm 120 nhập khẩu; đồng thời tăng sản xuất và tăng thu cho chính phủ. Tổng thể thuế B quan làm giảm thu nhập của nền kinh 90 tế. Hình 4.2 : Thuế quan đối với một Y nước nhỏ E A 60 Khi mậu dịch tự do, mức thỏa dụng của nền kinh tế này được xác định tại điểm A. Khi đánh thuế hàng hóa X sẽ làm C tăng giá hàng nhập khẩu nên cầu sản 30 F phẩm X giảm; mức thỏa dụng tại điểm C. Do C < A nên lợi ích của nền kinh tế PW=1 này giảm. PF=2 Mặt khác, nền kinh tế này dành nhiều 30 60 X nguồn lực để sản xuất X nên mức độ chuyên môn hóa cho sản phẩm Y sụt giảm. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 30
  38. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Như vậy, thuế quan làm chuyên môn hóa sản xuất và lợi ích từ mậu dịch đều giảm sút. Xét tổng thể, nền kinh tế cũng bị thiệt hại một khoảng (B+D) như đã phân tích ở Hình 4.1. Ví dụ 4.2 : Thép là sản phẩm thâm dụng vốn, việc đánh thuế cao thép nhập khẩu làm gia tăng sản xuất thép trong nước dẫn đến cầu về vốn tăng; làm tăng lãi suất và thu nhập cho những người sở hữu vốn (Định lý Stolper – Samuelson). 4.6.2 Thuế quan đối với một nước lớn Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (PW) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điều kiện thương mại tự do. Tại mức giá này, cung hàng hóa bằng cầu hàng hóa với mức sản lượng là QW. Khi nước nhập khẩu đánh thuế lên hàng nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên PT. Giá tăng làm cầu ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới đều sụt giảm (QT). Khi cầu thế giới giảm làm giá thế giới giảm theo (P*T). Giá giảm lại tiếp tục làm Cung hàng ở nước xuất khẩu giảm đồng thời cầu trong nước tăng nên hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm. Hình 4.3 : Ảnh hưởng của Thuế quan đối với hai nước lớn Thị trường nội địa Thị trường thế giới Thị trường nước ngoài Tóm lại Thuế quan ở một nước lớn thì làm giảm giá trên thị trường thế giới nhưng lại làm tăng giá trong thị trường nội địa. Số lượng hàng hóa mua bán sẽ giảm. Nói theo cách khác, Thuế quan làm tỷ lệ mậu dịch thay đổi theo hướng có lợi cho nước nhập khẩu. Đo lường lợi ích và chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng thấy không khác trường hợp phân tích trường hợp nước nhỏ. Nhưng vì thuế quan ở nước lớn có khả năng thay đổi giá thế giới nên tiền thuế thu được của chính phủ ngoài khoảng c còn thu thêm được khoảng e (xem hình 4.4). Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 31
  39. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Hình 4.4 : Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước lớn) NTD = - (a + b + c + d) Nhà SX = a Thuế CP = c + e Tổng thể = - b - d + e Do đó, xét tổng thể lợi ích của nền kinh tế được đo bằng e – (b+d) khi đánh thuế hàng nhập khẩu. Ba khả năng có thể xảy ra : Nếu e = (b+d) => đánh thuế không mang lại lợi ích gì cho nước nhập khẩu. Nếu e > (b+d) => đánh thuế mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu. Nếu e đánh thuế gây thiệt hại nước nhập khẩu. Ngoài ra, định lý Stolper – Samuelson cũng đúng trong trường hợp những nước lớn. 4.6.3 Phản ứng của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có xu hướng né tránh thuế quan bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Sau chiến tranh thế giới II, Đức xuất khẩu giày vào Pháp. Thập niên 70, Nhật tặng máy chụp hình cho lính Mỹ. Thập niên 90, Việt Nam nhập linh kiện Ô tô. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 32
  40. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 5 HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN P 5.1 Hạn ngạch nhập khẩu Khái niệm: là những hạn chế về lượng của những hàng P Q hóa nhập khẩu vào một quốc gia trong một khoản thời gian A nhất định. PF I XS Trong đó: MD PF: mức giá quốc tế của hàng hóa A. XS: mức cung hàng hóa A trên thị trường thế giới. SQ SFT Q MD: mức cầu trong nước về hàng hóa A ở mức giá thế giới. Hình 5.1 Hạn ngạch NK SFT: lượng hàng hóa cân bằng thị trường trong nước ở mức giá thế giới. SQ: lượng hàng hóa chính phủ cho phép nhập khẩu (hạn ngạch nhập khẩu). PQ: mức giá của hàng hóa A sau khi chính phủ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu. Thặng dư của người tiêu dùng : - A. Giá A S Hình 5.2 : Tác động của hạn ngạch nhập khẩu Tác động của hạn ngạch nhập P* P ’ khẩu: q Pq E B C’ Hạn chế nhập khẩu và a b c d e C D’ giảm tiêu dùng giống như thuế Pw quan. f IM’ D D Kiểm soát hạn chế nhập 0 khẩu chắc chắn hơn so với áp Qs Q’s Q* QD Q’D Số lượng dụng thuế quan nên bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn. Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan (ngắn hạn). Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng còn được chuyển vào ngân sách. Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không 1 khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực. Ví dụ: hạn ngạch dệt may của EU, Hoa Kỳ; hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá, hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 33
  41. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) 5.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) Đây là một biện pháp dàn xếp giữa chính phủ nước nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu: Ví dụ: trong thập niên 90 Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Nước nhập khẩu yêu cầu nước xuất khẩu hạn chế Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước. Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả bán hàng sang nước nhập khẩu nếu không sẽ thực thi đũa bằng luật Super 3013 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô biện pháp trả đũa. từ Nhật. Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Nước xuất khẩu đồng ý và tự hạn chế hàng xuất Kỳ. Tranh chấp thương mại mới kết thúc. khẩu sang nước yêu cầu. Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh một Khi hai nước đồng ý thực hiện biện pháp hạn chế cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên. xuất khẩu tự nguyện, nó sẽ có tác dụng tương tự như hạn ngạch là gây thiệt hại cho người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất tại nước nhập khẩu. 5.3 Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện là 1 thỏa thuận mà nước nhập khẩu sẽ tự nguyện tăng số lượng mua 1 loại hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. 5.4 Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm Đây là biện pháp hành chính quy định hàng hóa nhập khẩu phải có một số lượng linh kiện hoặc giá trị tối thiểu được sản xuất trong nước thì mới được hưởng ưu đãi như: thuế suất thấp, thông quan dễ dàng . Tác dụng của phương pháp này cũng giống như hạn ngạch: có lợi cho nhà sản xuất nội địa nhưng thiệt hại cho người tiêu dùng. Ví dụ: CEPT thỏa thuận 40% giá trị hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước ASEAN sẽ được hưởng thuế suất thấp và thông quan theo form D. 5.5 Cartel quốc tế Cartel quốc tế là một tập hợp một nhóm nhà cung ứng một sản phẩm nhất định nhằm mục đích giới hạn sản lượng sản xuất và xuất khẩu => kiểm soát cung – cầu, điều chỉnh giá cả thế giới theo hướng có lợi cho các thành viên tham gia. Ví dụ: OPEC, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê, tiêu, gạo . 5.6 Bán phá giá 5.6.1 Khái niệm Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc là bán thấp hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài. Một cách tổng quát, bán phá giá là việc một doanh nghiệp bán hàng ở thị trường nước ngoài thấp hơn giá trị hợp lý, căn cứ vào giá bán ở thị trường nước nhà hay chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Một lập luận chống lại việc bán phá giá cho rằng các nhà xuất khẩu hàng được bảo hộ ở thị trường nước nhà và 3 xem thêm về luật này tại địa chỉ web : Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 34
  42. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) sử dụng lợi nhuận thu được để trợ giá cho việc bán mặt hàng đó ở nước nhập khẩu. Do vậy, ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở nước nhập khẩu phải đối mặt với sự cạnh tranh thiếu công bằng và có thể bị mất thị phần. Bán phá giá nhằm: Tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa. (xe gắn máy, hàng điện tử Trung Quốc, đường Thái Lan) Dành thị phần để kiểm soát thị trường. (Coca Cola, Pepsi) Xét theo thời gian, có 3 hình thức bán phá giá như sau: Bán phá giá bền vững là 1 cách bán phá giá trong thời gian dài và liên tục. Bán phá giá chớp nhoáng (Bán phá giá huỷ diệt) là 1 cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh tranh nhanh. Với hình thức bán phá giá này, một công ty sẽ bán sản phẩm với giá thấp một cách giả tạo, thường là thấp hơn giá thành, nhằm loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường và thiết lập vị thế độc quyền. Một khi không còn cạnh tranh, công ty sẽ tăng giá sản phẩm, không chỉ để bù lại những tổn thất trước đó, mà còn nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Mặc dù trong ngắn hạn người tiêu dùng có thể có lợi do hàng được bán phá giá với giá thấp, nhưng trong dài hạn hậu quả của hành vi này sẽ là tổn thất ròng về phúc lợi xã hội do tác động của độc quyền. Vì vậy, cần phải có luật chống bán phá giá để trừng phạt công ty nước ngoài kinh doanh theo kiểu chiếm đoạt như vậy. Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc định giá thấp hơn giá thành một cách có hệ thống là không hợp lý và cũng không khả thi. Giả sử một công ty nước ngoài thành công trong việc giảm giá nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường, vẫn không có gì đảm bảo là công ty này sẽ thành công trong việc tăng giá sau đó. Nếu các công ty có thể ra khỏi thị trường khi giá thấp thì họ vẫn có thể thâm nhập vào thị trường khi giá lên. Khi đó, để chiếm thị phần họ sẽ định giá bán thấp hơn giá của kẻ hủy diệt. Bán phá giá không thường xuyên là 1 cách bán phá giá ở từng thời điểm nhất định. Khi có đơn khiếu nại về bán phá giá, theo qui trình thông thường thì các cơ quan phụ trách thương mại của nước nhập khẩu sẽ thực hiện một cuộc điều tra nhằm trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất, hàng nhập khẩu có bị bán với giá thấp hơn giá trị hợp lý không? Thứ hai, ngành sản xuất cạnh tranh trong nước có bị thiệt hại về vật chất do hậu quả trực tiếp của hàng nhập khẩu bán phá giá. Nếu kết luận trong cả hai trường hợp là có thì một khoản thuế chống phá giá sẽ được áp dụng đối với mặt hàng bị điều tra. Mục đích của khoản thuế này là đưa giá mặt hàng trở về gần với giá trị hợp lý hoặc nhằm khắc phục thiệt hại của các nhà sản xuất mặt hàng cạnh tranh này ở trong nước. 5.6.2 Mặt tích cực của bán phá giá Mặc dù bán phá giá đa phần là gây hại cho nền kinh tế nhập khẩu, tuy nhiên trong từng hoàn cảnh cụ thể, chúng có có những mặt tích cực như sau: Người tiêu dùng có lợi vì mua được hàng giá rẻ. Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cho các nước nhập khẩu. Tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh. 5.7 Trợ cấp Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 35
  43. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Trợ cấp là những khoản chi của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để : Hạ chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu (VD: vay vốn lãi suất thấp, thưởng xuất khẩu ). Bù đắp thiệt hại cho việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhưng giá nhập cao hơn mặt bằng giá mà chính phủ muốn duy trì trên thị trường nội địa. (VD: xăng, dầu, điện nhập khẩu) Ngoài ra, chính phủ trợ cấp xuất khẩu còn vì: Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới. Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu. Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu. Hầu hết các quốc gia trợ cấp xuất khẩu đều mong muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tuy nhiên hiệu quả thường kém. Đó là do tính toán quá 1 thấp về “cái giá phải trả”: Hình 5.3 : Tác động của trợ cấp xuất khẩu Lợi ích nền kinh tế = - (b + d +e + f + g) 5.8 Hàng rào kỹ thuật Hàng rào kỹ thuật là biện pháp dùng các quy định về kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Hàng rào kỹ thuật rất đa dạng và ngày càng tinh vi, “khó thấy” hơn. Ví dụ: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (cá basa, tôm ) Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê) Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 36
  44. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu. (bia Sài Gòn) Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm (thuốc tây nhập khẩu) Điều kiện lao động, nhân quyền . (Nike) Cuộc chiến Tuylip Hà Lan – VCR Nhật: an toàn sử dụng và thủ tục hành chính. Cuộc chiến Airbus - Boeing: Tiêu chuẩn môi trường. SA 8000 5.9 Chính sách mua hàng của chính phủ Chính sách mua hàng của chính phủ có thể quy định rằng một tỷ lệ nhất định hàng hóa mà chính phủ mua sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 37
  45. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Chương 6 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 6.1 Khái niệm Liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về kinh tế quốc tế như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết. (19) 6.2 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế Bảng 6.1: Đặc điểm của các mức độ liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia Hàng hóa mua Một chính Lao động và Một chính Sử dụng bán tự do trong sách thuế cho vốn di chuyển sách kinh tế một đồng khối ngoài khối tự do chung tiền chung Kvực mậu dịch tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung Liên minh kinh tế Liên minh tiền tệ 6.2.1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) o Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau. o Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. o Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên ngoài khu vực. . Việt Nam cũng có tham gia Khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), ngoài ra còn những liên minh khác như: NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; . 6.2.2 Liên minh về thuế quan (Customs Union) o Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối. o Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước ngoài khối. o Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 38
  46. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Trường hợp: Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland. 6.2.3 Thị trường chung (Common Market) o Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, o Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động, . o Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối. Trường hợp: Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market - MERCOSUR) và Thị trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern Africa - COMESA). 6.2.4 Liên minh về kinh tế (Economic Union) o Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ kinh tế riêng của mỗi nước. Trường hợp: Liên minh kinh tế (Eurasian Economic Community – EAEC) bao gồm các nước: Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan. 6.2.5 Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union) o Xây dựng chính sách kinh tế chung. o Xây dựng chính sách ngoại thương chung. o Hình thành một đồng tiền chung thống nhất. o Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất. o Xây dựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng thế giới của mỗi thành viên. o Xây dựng quỹ tiền tệ chung. o Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài đồng minh và các tổ chức tài chính quốc tế. o Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. Trường hợp: Cộng đồng Châu Âu (European Communities - EC), gồm 25 quốc gia. 6.3 Liên hiệp thuế quan @Những ảnh hưởng tĩnh của hợp nhất kinh tế 6.3.1 Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch Khái niệm: Sự tạo lập mậu dịch xảy ra khi do tác động của LMTQ mà một quá trình trao đổi thương mại được thiết lập, hoặc khi một vài sản phẩm quốc nội của một nước thành viên của liên hiệp thuế quan bị thay thế bởi sản phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản xuất từ một nước thành viên khác. Mô tả: Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 39
  47. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Trong đó: P D S ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. Hình 6.2 DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. PT PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức A B C D tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước. PF ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu. PF: mức giá khi tham gia liên hiệp thuế quan (giá thế giới) thuế suất = 0%. SF ST DT DF Q SF: lượng cung trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan. DF: lượng cầu trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan. SF - DF: lượng nhập khẩu khi tham gia liên hiệp thuế quan, khi nhập khẩu tự do. o Thặng dư của người tiêu dùng : A+B+C+D o Thặng dư của nhà sản xuất : - A o Nguồn thu từ thuế : - C o Thu nhập quốc dân : B + D Ngược lại với đánh thuế, giảm thuế đã làm tăng phúc lợi và tăng mậu dịch giữa các quốc gia. 6.3.2 Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch Khái niệm: Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch là hình thức chuyển từ tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất thấp sang tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất cao hơn vì quốc gia này là thành viên trong liên hiệp thuế quan nên sẽ nhận được những điều kiện thuế quan ưu đãi nhất so với quốc gia phi thành viên. Mô tả: Giá hàng hóa Việt Nam (PVN) là giá thấp nhất nên đồng thời cùng là giá thế giới. Việt Nam sản xuất và bán hàng cho Anh với giá thấp hơn Thụy Điển (PVN<PTĐ). Nếu Anh đánh thuế cho cả hàng hóa Việt t Nam và Thụy Điển như nhau thì mức giá tính luôn thuế của hàng Việt Nam (P VN) vẫn thấp hơn Thụy t t Điển (P VN<P TĐ). Nhưng do Anh và Thụy Điển trong liên hiệp thuế quan nên Anh không đánh thuế Thụy Điển mà chỉ đánh thuế hàng Việt Nam. Do đó hàng Việt Nam sau thuế sẽ cao hơn hàng Thụy Điển nên dân Anh sẽ nhập khẩu hàng từ Thụy Điển theo giá PTĐ. So với mua hàng từ Việt Nam (có thuế), người Anh sẽ có những thiệt hại và lợi ích như sau: t o Thặng dư của người tiêu dùng : + P VNBDPTĐ t o Thặng dư của nhà sản xuất : - ACP VNPTĐ o Nguồn thu từ thuế : - ABJI Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 40
  48. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) o Thu nhập quốc dân : + AEC+ BDF - EFJI Hình 6.3 : Tác động của liên hiệp thuế quan làm chuyển hướng mậu dịch Giá H SAnh P* t S Thụy Điển t t P VN A B t S Việt Nam EU t P E F S TĐ C D Thụy Điển PVN SViệt Nam I J DAnh G Q’ QS QD Q’ Q S D Liên hiệp thuế quan EU đã làm mậu dịch giữa Anh và các nước ngoài khối giảm, ngược lại mậu dịch trong khối sẽ tăng lên. Trong trường hợp chuyển hướng mậu dịch này, chú ý rằng giá cả trong nước thành viên tiếp cận càng gần với giá cả thế giới có chi phí thấp, thì ảnh hưởng của sự hợp nhất trên thị trường đang nói đến sẽ có nhiều khả năng dương hơn. Thêm vào đó, ảnh hưởng của sự hợp nhất có khả năng dương nhiều hơn khi tỷ lệ thuế quan ban đầu càng cao, bởi vì vùng b và d mỗi cái sẽ lớn hơn. (Trong trường hợp đặc biệt, nếu thuế quan ban đầu làm ngăn cấm hoàn toàn việc nhập khẩu của A, thì sẽ không có sự mất mát phúc lợi nào từ sự trệch hướng thương mại.) Hơn nữa những đường cung và cầu càng co giãn, thì ảnh hưởng của sự hợp nhất càng có khả năng dương hơn bởi vì những đường này càng co giản, thì phản ứng về lượng của cả hai người tiêu dùng và nhà sản xuất càng lớn hơn; Do vậy vùng b và d sẽ lớn hơn. Cuối cùng, sự hợp nhất có thể có lợi hơn khi có số nước tham gia nhiều hơn, bởi vì có một nhóm nước nhỏ hơn thì thương mại sẽ bị trệch hướng. Trường hợp đặc biệt xảy ra khi tất cả những nước trên thế giới chấp thuận sự hợp nhất bởi vì có thể không có sự trệch hướng thương mại. Chúng ta cũng nên đề cập đến những ảnh hưởng tĩnh khác của sự hợp nhất kinh tế, những cái có thể đi cùng với một sự liên minh. Trước hết, sự hợp nhất kinh tế có thể dẫn đến một sự tiết kiệm trong lĩnh vực quản lý bởi sự loại bỏ nhu cầu nhân viên nhà nước để quản lý những hàng hóa và dịch vụ đi qua biên giới. Hai là, qui mô kinh tế của hiệp hội có thể cải tiến được tỷ số thương mại chung đối với phần còn lại của thế giới được so sánh với những tỷ số bình quân đạt được trước đó bởi những nước thành viên riêng rẽ. Cuối cùng, những nước thành viên sẽ có quyền lực mua bán lớn hơn trong những thương thuyết thương mại với những nước thuộc phần còn lại của thế giới hơn trước đó. @ Những ảnh hưởng động của sự hợp nhất kinh tế Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 41
  49. Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ TS. HUỲNH MINH TRIẾT (Chương trình ĐH&CĐ) Thêm vào những ảnh hưởng tĩnh của sự hợp nhất kinh tế, điều có thể là cấu trúc và hoạt động kinh tế của những nước tham gia có thể tiến triển đáng kể so với nếu như chúng đã không hợp nhất về mặt kinh tế. Những nhân tố làm cho điều này xảy ra là những ảnh hưởng động của sự hợp nhất kinh tế. Thí dụ, việc giảm những hàng rào thương mại sẽ dẫn đến một môi trường cạnh tranh hơn và có thể làm giảm mức độc quyền biểu hiện trước khi hợp nhất. Thêm vào đó, con đường dẫn đến những thị trường liên kết lớn hơn có thể cho phép kinh tế qui mô sẽ được thực hiện trong những hàng hóa xuất khẩu nào đó. Những kinh tế qui mô này có thể dẫn đến xí nghiệp xuất khẩu trong một nước tham gia khi nó trở nên lớn hơn hoặc chúng có thể dẫn đến từ việc hạ thấp những chi phí của những nhập lượng do những thay đổi kinh tế bên ngoài đối với xí nghiệp. Trong cả hai trường hợp, chúng bị gây ra bởi việc mở rộng thị trường được mang vào bởi mối quan hệ thành viên trong liên minh. Việc thực hiện kinh tế qui mô cũng có thể dính líu tới việc chuyên môn hóa trên những loại hàng hóa nào đó và do vậy ( như đã được quan sát với Cộng Ðồng Châu Âu) trở thành thương mại trong nội bộ ngành hơn là thương mại giữa các ngành. Ðiều cũng có thể là sự hợp nhất sẽ kích thích sự đầu tư lớn hơn trong những nước thành viên từ cả hai nguồn trong và ngoài nước. Thí dụ, đầu tư lớn của Mỹ đã xuất hiện ở EC trong những năm 1960. Những đầu tư có thể dẫn đến từ những thay đổi về mặt cấu trúc, những nền kinh tế trong và ngoài nước và sự gia tăng được mong đợi trong thu nhập và nhu cầu. Ðiểm được tranh luận thêm là sự hợp nhất sẽ kích thích đầu tư bởi việc làm giảm rủi ro và tính không chắc chắn bởi vì thị trường về mặt địa lý và kinh tế bây giờ sẽ mở ra cho những nhà sản xuất. Hơn thế nữa, những nhà đầu tư ước muốn để đầu tư vào năng lực sản xuất trong một nước thành viên để tránh bị cô lập từ những nước thành viên bởi những hạn chế thương mại và một thuế quan bên ngoài chung cao hơn. Cuối cùng, sự hợp nhất kinh tế tại mức độ thị trường chung có thể dẫn đến những nguồn lợi động từ sự chuyển dịch nhân tố được gia tăng. Nếu cả hai vốn và lao động có khả năng được gia tăng để di chuyển từ những vùng dư thừa tới những vùng khan hiếm, thì kết qủa sẽ dẫn đến là hiệu quả kinh tế được gia tăng và những thu nhập nhân tố sẽ cao hơn tương ứng trong những vùng được hợp nhất. 6.4 Các định chế thương mại quốc tế (các nhóm tự nghiên cứu, thuyết trình) 6.4.1 WTO Tự nghiên cứu 6.4.2 ASEAN Tự nghiên cứu 6.4.3 APEC Tự nghiên cứu 6.4.4 Liên minh Châu Âu Tự nghiên cứu 6.4.5 IMF Tự nghiên cứu 6.4.6 WB Tự nghiên cứu 6.4.7 ADB Tự nghiên cứu Bài giảng KINH TẾ QUỐC TẾ- TS. HUỲNH MINH TRIẾT 42