Bài giảng Kinh tế vĩ mô thị trường mở

pdf 34 trang hapham 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vĩ mô thị trường mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_thi_truong_mo.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô thị trường mở

  1. ECO501 Session 11 Kinh tế học vĩ mô thị trường mở
  2. Kinh tế học vĩ mô thị trường mở • Nền kinh tế đóng và mở – Một nền kinh tế đóng là một nền kinh tế không quan hệ với các nền kinh tế khác trên thế giới. • Không có xuất, nhập khẩu và không có lưu thông vốn. – Một nền kinh tế mở là một nền kinh tế có quan hệ tự do với các nền kinh tế khác trên toàn thế giới.
  3. Kinh tế học vĩ mô thị trường mở • Một nền kinh tế mở – Một nền kinh tế mở có quan hệ với các nền kinh tế khác theo hai cách • Mua, bán các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường hàng hóa thế giới. • Mua, bán các sở hữu tài chính trên thị trường tài chính thế giới.
  4. Lưu thông vốn và hàng hóa Quốc tế • Một nền kinh tế mở – Nền kinh tế Úc là một nền kinh tế mở trung bình – nó xuất khẩu và nhập khẩu số lượng khá lớn hàng hóa và dịch vụ. – Trong vòng bốn thập kỷ qua, thương mại và tài chính quốc tế ngày càng trở nên quan trọng.
  5. Lưu thông hàng hóa: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng • Xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài. • Nhập khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và bán trong nước.
  6. Lưu thông hàng hóa: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng • Xuất khẩu ròng (NX) là giá trị xuất khẩu của một quốc gia trừ đi giá trị nhập khẩu của quốc gia đó. • Xuất khẩu ròng còn được gọi là cân bằng thương mại.
  7. Lưu thông hàng hóa: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng • Thâm hụt thương mại (nhập siêu) là tình trạng chỉ số xuất khẩu ròng âm Nhập khẩu > xuất khẩu. • Thặng dư thương mại (xuất siêu) là tình trạng chỉ số xuất khẩu ròng dương. Xuất khẩu > nhập khẩu • Cân bằng thương mại được nhắc đến khi xuất khẩu ròng bằng không hay nói cách khác là xuất khẩu và nhập khẩu là bằng nhau.
  8. Lưu thông hàng hóa: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng • Các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu ròng. – Thị hiếu của khách hàng về hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài. – Giá các mặt hàng trong và ngoài nước. – Tỷ giá hối đoái mà người ta có thể dùng nội tệ để mua ngoại tệ.
  9. Lưu thông hàng hóa: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng • Các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu ròng – Thu nhập của người tiêu dùng trong và ngoài nước. – Chi phí vận chuyển từ nước này qua nước khác. – Các chính sách của chính phủ về thương mại quốc tế.
  10. Sự mở cửa của nền kinh tế Úc
  11. Sự lưu thông nguồn lực tài chính • Đầu tư nước ngoài ròng là việc mua các tài sản ở nước ngoài bởi người dân trong nước trừ đi số tài sản trong nước được được mua bởi người nước ngoài.
  12. Sự lưu thông nguồn lực tài chính • Khi một người dân Úc mua cổ phần của British Telecom (công ty điện thoại của Anh), thì giao dịch này làm tăng đầu tư nước ngoài ròng của Úc lên. • Khi một người Nhật mua trái phiếu chính phủ Úc, thì giao dịch này giảm đầu tư nước ngoài ròng của Úc xuống.
  13. Sự lưu thông nguồn lực tài chính • Các thay đổi ảnh hưởng đến lượng vốn ròng chảy ra. – Tỷ lệ lãi suất thực tế phải trả cho các tài sản nước ngoài. – Tỷ lệ lãi suất thực tế phải trả cho các tài sản trong nước. – Nhận thức về nguy cơ kinh tế và chính trị trong việc sở hữu tài sản ở nước ngoài. – Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến việc sở hữu tài sản trong nước của người nước ngoài.
  14. Sự cân bằng của xuất khẩu ròng và luồng xuất vốn ròng • Với toàn bộ nền kinh tế, NFI và CAB phải bằng nhau: NFI = CAB – Điều này luôn đúng bởi mỗi giao dịch có ảnh hưởng đến bên này thì phải có ảnh hưởng tới bên kia với cùng một số lượng như nhau.
  15. Dự trữ, đầu tư và NCO • Xuất khẩu thực (NX) là một bộ phận của GDP: Y = C + I + G + NX • Dự trữ quốc gia là thu nhập của quốc gia đó còn lại sau khi chi trả cho các chi tiêu của chính phủ: Y − C − G = I + NX
  16. Dự trữ, đầu tư và NCO • Dự trữ Quốc gia (S) bằng Y − C − G nên: S = I + NX hay Dự trữ = Đầu tư trong + Vốn ra thực nước S = I + NCO
  17. Dự trữ quốc gia, đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài ròng
  18. Dự trữ quốc gia, đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài ròng
  19. Tỷ giá hối đoái ảo và thực • Các giao dịch quốc tế bị ảnh hưởng bởi giá cả quốc tế. • Hai loại giá quan trọng nhất đó là tỷ giá hối đoái ảo và thực.
  20. Tỷ giá hối đoái ảo • Tỷ giá hối đoái ảo là tỷ giá mà ở đó người ta có thể mua bán trao đổi tiền của một nước này sang tiền của một nước khác.
  21. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được thể hiện theo hai cách: – Trong các đơn vị tiền tệ cho mỗi đồng đô la Úc. – Trong các đô la Úc cho mỗi đơn vị tiền tệ nước ngoài.
  22. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa • Giả sử tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên Nhật và Đô Úc là 80 Yên đổi 1 đô. – Một đô Úc đổi lấy 80 Yên. – Một Yên đổi lấy 1/80 (= 0.0125) đô Úc.
  23. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa • Sự tăng giá đề cập đến sự tăng lên về giá trị của đồng tiền lấy cơ sở từ lượng ngoại tệ đồng tiền đó có thể mua được. • Sự mất giá đề cập đến việc giảm giá trị của một đồng tiền thông qua số lượng ngoại tệ đồng tiền đó có thể mua được.
  24. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa • Nếu một đô mua được nhiều ngoại tệ hơn, thì có sự lên giá cho đồng đô đó • Nếu đồng đô đó mua được ít hơn thì tức là có sự mất giá.
  25. Tỷ giá hối đoái thực • Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá mà một người có thể trao đổi hàng hóa hay dịch vụ của một nước lấy hàng hóa và dịch vụ của một nước khác.
  26. Tỷ giá hối đoái thực • Tỷ giá hối đoái thực so sánh mức giá của hàng hóa trong nước và nước ngoài trong nền kinh tế nội địa. – Nếu như 1 thùng bia Đức đắt gấp 2 lần bia Úc, thì tỷ giá hối đoái thực là ½ thùng bia Đức cho mỗi thùng bia Úc.
  27. Tỷ giá hối đoái thực • Tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá cả hàng hóa ở 2 quốc gia tính theo giá tiền mỗi nước.
  28. Tỷ giá hối đoái thực • Tỷ giá hối đoái thực là yếu tố quyết định chính trong việc một quốc gia xuất hay nhập khẩu bao nhiêu. Nominal exchange rate Domestic price Real exchange rate = Foreign price
  29. Tỷ giá hối đoái thực • Sự mất giá trong tỷ giá hối đoái thực của Úc có nghĩa hàng hóa của Úc trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài. • Điều này khuyến khích người tiêu dùng cả trong và ngoài nước tăng mua hàng hóa của Úc và giảm mua các mặt hàng của các nước khác.
  30. Tỷ giá hối đoái thực • Kết quả là, xuất khẩu của Úc tăng và nhập khẩu giảm, hai sự thay đổi này làm xuất khẩu ròng của Úc tăng lên. • Ngược lại, sự lên giá của tỷ giá hối đoái thực của Úc có nghĩa hàng hóa của Úc trở nên đắt hơn so với hàng nước ngoài, vì thế xuất khẩu ròng của Úc giảm.
  31. Tổng kết • Xuất khẩu ròng là giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong nước bán ở nước ngoài trừ đi hàng hóa và dịch vụ nước ngoài được bán trong nước. • Đầu tư nước ngoài ròng là sự sở hữu tài sản nước ngoài bởi cư dân trong nước trừ đi sở hữu tài sản trong nước của người nước ngoài.
  32. Tổng kết • Đầu tư nước ngoài ròng của một nền kinh tế luôn bằng với xuất khẩu ròng của nước đó. • Dự trữ kinh tế có thể dùng để đầu tư tài chính trong nước hay mua các tài sản nước ngoài.
  33. Tổng kết • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của tiền mặt giữa hai quốc gia. • Tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ giữa hai quốc gia.
  34. Tổng kết • Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi, mỗi đô la mua được nhiều ngoại tệ hơn thì đồng đô la đó được gọi là lên giá hay mạnh hơn. • Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi mà mỗi đô la mua được ít ngoại tệ hơn, thì đồng đô la đó được gọi là mất giá hay suy yếu.