Bài giảng môn Quản trị marketing - Chương 4: Triển khai marketing mix và lập kế hoạch marketing
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Quản trị marketing - Chương 4: Triển khai marketing mix và lập kế hoạch marketing", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_quan_tri_marketing_chuong_4_trien_khai_marketi.pdf
Nội dung text: Bài giảng môn Quản trị marketing - Chương 4: Triển khai marketing mix và lập kế hoạch marketing
- Chương 4 TRIỂN KHAI MARKETING MIX VÀ LẬP KẾ HOẠCH MARKETING L/O/G/O
- MỤC TIÊU CHƯƠNG Tìm hiểu và triển khai Marketing Mix Nghiên cứu bản chất và nội dung kế hoạch Marketing
- 4.1 Triển khai Marketing Mix Marketing Mix là gì?
- Marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
- Những công cụ chính của MARKETING Mix
- 4.1.1 Sản phẩm (Product) Sản phẩm thường được hiểu là các loại hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Theo anh (chị) các yếu tố nào là cần thiết đối với sản phẩm?
- Công ty phải thực hiện những dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng để cạnh tranh
- 4.1.2 Giá cả (Price) Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm
- • Giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. • Giá cả phải trang trải được toàn bộ phí tổn để chế tạo và bán sản phẩm cộng với mức lời thỏa đáng
- 4.1.3 Phân phối (Place) Phân phối là những hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
- Có thể nói rằng nhiệm vụ chung của phân phối là cung cấp đúng mặt hàng, vào đúng nơi, đúng lúc với chi phí tối thiểu
- 4.1.4 Chiêu thị (Promotion) Chiêu thị là tập hợp các hoạt động nhằm giao tiếp và truyền tải thông tin đến người tiêu dùng.
- Phối thức chiêu thị (Promotion mix): là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn
- Các công cụ chiêu thị bao gồm: • Quảng cáo (Advertising) • Khuyến mại (Sales Promotion) • Giao tế (Public Relations) • Chào hàng cá nhân (Personal Selling) • Marketing trực tiếp (Direct Marketing) • Internet Marketing
- Quan hệ giữa 4P và 4C Mô hình 4C của Robert Lauterborn (1990) (tương xứng mô hình 4P củaMcCarthy) Nhà SX 4P Khách hàng 4C 1.Product 1.Customer solution (nhu cầu và ước muốn) 2.Price 2.Customer cost (chi phí) 3.Place 3.Convenience (tiện lợi) 4.Promotion 4.Communication (thông tin)
- 4.2 Kế hoạch Marketing Kế hoạch Marketing là công cụ chính để định hướng và phối hợp các nỗ lực Marketing
- Chiến lược marketing là kết quả của kế hoạch marketing và thường được lập cho năm kế tiếp, tuy nhiên cũng có thể được lập cho nhiều năm
- 4.2.1 Vai trò của kế hoạch Marketing Kế hoạch marketing là quy trình kết cấu liên kết sứ mệnh, chiến lược công ty và chiến lược kinh doanh vào các quyết định và hành động marketing
- Nghiên cứu và phân tích tình huống marketing, thị trường và khách hàng Phát triển định hướng marketing, mục tiêu, chiến lược và chương trình cho các phân khúc khách hàng mục tiêu
- Thực hiện, đánh giá và kiểm soát các chương trình marketing để hoàn thành mục tiêu muốn đạt được.
- 4.2.2 Lập kế hoạch Marketing Kế hoạch Marketing cho phép các nhà quản trị cân nhắc lại và phê chuẩn các chiến lược và chương trình với bối cảnh của các chiến lược và mục tiêu của kinh doanh cũng như là tổ chức
- Một bản kế hoạch marketing có thể bao gồm 8 bước: 1. Tóm lược 2. Phân tích hiện trạng 3. Phân tích thị trường và khách hàng 4. Xác định thị trường mục tiêu
- 5. Chiến lược Marketing 6. Chương trình hành động 7. Dự kiến tài chính 8. Thực hiện kiểm soát
- 4.2.2.1 Tóm lược Mô tả tổng quan về mục tiêu của kế hoạch và tóm tắt những đề xuất để nhà quản trị có thể nắm những ý chính một cách nhanh chóng
- 4.2.2.2 Phân tích hiện trạng • Phân tích yếu tố nội vi • Phân tích yếu tố ngoại vi
- SWOT Điểm mạnh (strengths) là những khả năng hoặc thế mạnh có thể giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu, tạo ra những cơ hội hoặc tránh những thách thức
- Điểm yếu (weaknesses) là khả năng hoặc tố yếu tố nội vi có thể cản trở tổ chức đạt được những mục tiêu đã đưa ra hoặc điều khiển một cách có hiệu quả những cơ hội và thách thức.
- Cơ hội (opportunities) là những hoàn cảnh hoặc yếu tố bên ngoài mà tổ chức có thể cố gắng tận dụng để có biểu hiện tốt nhất.
- Thách thức (threats) là những hoàn cảnh hoặc yếu tố bên ngoài mà nếu không để ý đến thì nó có thể kiềm chế biểu hiện của công ty.
- 4.2.2.3 Phân tích thị trường và khách hàng Nghiên cứu xu hướng trong thị trường, thị phần, nhu cầu về sản phẩm, nhu cầu, sở thích, nhận định và sự thỏa mãn của khách hàng
- 4.2.2.4 Xác định thị trường mục tiêu • Phân khúc thị trường • Xác định thị trường mục tiêu • Định vị
- 4.2.2.5 Chiến lược Marketing Lên kế hoạch cho chiến lược marketing để hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Chiến lược Marketing có thể bao gồm những chiến lược Marketing hỗn hợp cụ thể
- 4.2.2.6 Chương trình hành động Thiết lập chương trình hành động cụ thể
- 4.2.2.7 Dự kiến tài chính Thiết lập dự kiến về ngân sách cho các hoạt động Marketing và đặc biệt là đưa ra được dự kiến về lãi lỗ.
- 4.2.2.8 Thực hiện kiểm soát • Đảm bảo việc thực hiện được tiến triển theo đúng chiến lược. • Tiến hành những sự điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu.
- Thank You! L/O/G/O