Bài giảng Ngoại khoa thú y - Trần Minh Quan
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngoại khoa thú y - Trần Minh Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngoai_khoa_thu_y_tran_minh_quan.pdf
Nội dung text: Bài giảng Ngoại khoa thú y - Trần Minh Quan
- BÀI GIẢNG NGOẠI KHOA THÚ Y BIÊN SOẠN :TRẦN MINH QUAN 1
- TIẾT 1: Tiết 1 ĐỀ PHÒNG NHIỄM TRÙNG KHI PHẪU THUẬT Trong phẫu thuật ngoại khoa nhiễm trùng vết mổ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến phẫu thuật thất bại. Ðể tránh nhiễm trùng vết mổ, trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật, tiến hành phẫu thuật và chăm sóc, hộ lý sau phẫu thuật, chúng ta phải làm tốt các công việc sau đây: I. Chuẩn bị địa điểm phẫu thuật 1. Phòng mổ - Nếu phẫu thuật trong phòng thì trước khi phẫu thuật bật hệ thống đèn tử ngoại và duy trì trong 30 phút để tiêu diệt vi khuẩn trong phòng. 2. Bãi mổ - Nếu không có phòng mổ thì tối thiểu chúng ta cũng phải có được một khu vực bằng phẳng, sạch sẽ, đủ rộng để tiến hành phẫu thuật gọi là bãi mổ. - Bãi mổ cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Tuyệt đối không được sử dụng những nơi nghi nhiễm vi khuẩn có nha bào làm nơi phẫu thuật như nền chuồng trại trước đây đã có vật nuôi chết, nơi xử lý các ổ nhiễm trùng hay mổ khám xác chết, nơi chôn xác hay chất thải của các vật nuôi đã chết vì các bệnh nhiệt thán, uốn ván, ung khí thán + Chọn nơi tương đối bằng phẳng và có diện tích đủ rộng để thực hiện phẫu thuật như một khoảng sân, một đám đất trống, một bãi cỏ + Bãi mổ phải có đầy đủ ánh sáng, tránh được nắng, mưa, gió. + Trước khi phẫu thuật cần dọn sạch gạch, đá, cành cây, dây thép, đinh gai hay các vật cứng khác để tránh gây sát thương cho người và vật nuôi. + Để khử trùng và hạn chế cát, bụi bay lên, có thể phun lên mặt nền bằng một số dung dịch sát trùng như formalin 4%, cloramin T 0,5%, thuốc tím 0,1% 2
- II. Chuẩn bị động vật phẫu thuật 1. Kiểm tra chung - Trước tiên kiểm tra hoạt động của các hệ tuần hoàn, hô hấp đây là hai hệ nhất thiết phải kiểm tra trước khi phẫu thuật. Ngoài ra có thể kiểm tra các chức năng của gan, thận Xác định được các quá trình bệnh lý trong cơ thể giúp ta đề phòng được các tai biến có thể xảy ra, liên quan đến việc: cố định, gây mê, gây tê và chính cuộc phẫu thuật đó. - Nếu hiện tại gia súc không đủ sức khoẻ để chịu đựng cuộc phẫu thuật thì phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng rồi mới thực hiện phẫu thuật. - Kiểm tra xem gia súc có thai không, nếu có thì phải thận trọng trong phẫu thuật, không gây mê sâu. - Kiểm tra các ổ nhiễm trùng trên cơ thể. - Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung của vật nuôi, phải tắm rửa toàn thân hay cục bộ cho vật nuôi phẫu thuật. Những chỗ có nhiều nếp nhăn, nếp gấp, khe, kẽ như cổ, yếm, nách, bẹn, bàn, ngón cần được kỳ cọ, rửa sạch bằng bàn chải, xà phòng và nước sạch. 2. Xử lý vùng phẫu thuật trên cơ thể động vật 2.1 Xử lý đối với da vùng phẫu thuật - Cắt, cạo lông vùng phẫu thuật, vùng lông cắt phải lớn hơn 2-3 lần vùng phẫu thuật. - Rửa sạch da vùng phẫu thuật bằng xà phòng và nước sạch. - Lau khô bằng vải gạc hay khăn sạch vô trùng - Sát trùng bằng cồn Iod 5%. Sát trùng hai lần, một lần trước lúc gây tê và một lần trước khi phẫu thuật. Cách sát trùng: Ðối với những phẫu thuật thực hiện ở vùng tổ chức lành thì sát trùng từ trong ra ngoài. Với vùng nhiễm trùng thì sát trùng ngược lại tức là từ 3
- ngoài vào trong. Ðối với vùng bàn ngón, sau khi đã rửa sạch thì ngâm vào dung dịch sát trùng 15 phút. - Dùng tấm choàng bằng vải, cao su có khoét lỗ đã xử lý vô trùng đắp lên vùng phẫu thuật để ngăn cách với các vùng xung quanh bảo vệ vùng phẫu thuật. 2.2 Xử lý đối với niêm mạc vùng phẫu thuật Ðối với niêm mạc thì dùng thuốc sát trùng với nồng độ thấp hơn. - Với niêm mạc mắt, miệng, mũi rửa chúng bằng rivanol 0,1%, cresol 2%, còn da xung quanh nó bôi cồn iod 3%. - Thụt rửa âm đạo bằng dung dịch acid lactic 1%, rivanol 0,1%, cresol 2%, thuốc tím 0,1%, còn da xung quanh vùng âm hộ thì bôi cồn iod 3%. - Thụt rửa trực tràng bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, cresol 2%, da xung quanh hậu môn bôi cồn iod 3%. III. Tiệt trùng dụng cụ và nguyên liệu dùng trong phẫu thuật 1. Phương pháp luộc - Dùng nồi chuyên dụng hoặc gia dụng, đảm bảo sạch sẽ, vô trùng. - Nước dùng để luộc tốt nhất là nước cất, nếu không phải sử dụng nước mưa, nước lọc. - Khi tiệt trụng phải đun sôi nước 3 phút, sau đó cho dụng cụ phẫu thuật đã tháo từng chi tiết vào đun sôi thêm 30 phút. - Vớt ra cho vào khay vô trùng, phủ vải gạc vô trùng lên. Riêng dụng cụ bằng thủy tinh: tháo rời, bỏ vào nồi luộc khi nước còn lạnh. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền lại cho hiệu quả tốt. 2. Phương pháp hấp ướt thường - Có thể dùng phương pháp hấp hơi ở áp suất thường để xử lý dụng cụ, hình thức như đồ sôi. - Dùng xoong nhôm hay tráng men có thành đứng và cao, có nắp đậy kín. Đổ nước vào xoong, đạt 1/3 dung tích của nó, phía trên đặt khay đục lỗ đựng dụng cụ, 4
- đậy vung, đun sôi nước. Hơi nước sôi đi qua dụng cụ để phía trên, hiệu quả tiệt trùng tốt. - Thời gian xử lý kéo dài 30’ kể từ khi nước sôi. 3. Phương pháp đốt bằng cồn Cho dụng cụ vào khay, đổ cồn vào rồi đốt trong vòng 5 phút. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, tiệt trùng tốt nhưng chỉ tiến hành được với các dụng cụ không cháy và cũng làm cho dụng cụ chóng bị hư hỏng. 4. Phương pháp hấp ướt cao áp Dùng nồi hấp cao áp autochlave. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nâng nhiệt độ hấp lên trên 1000C, do dùng nhiệt độ cao từ hơi nước để tiệt trùng nên có thể tiệt trùng được cho hầu hết các dụng cụ, nguyên liệu dùng trong phẫu thuật. Nếu hấp ở áp xuất 1,5atm, nhiệt độ đạt tới 126,80C thì duy trì thời gian xử lý 30 phút, nếu ở 2atm, nhiệt độ đạt tới 132,90C thì duy trì thời gian xử lý 20 phút. 5. Phương pháp sấy khô Dùng tủ sấy, tác nhân tiệt trùng là nhiệt độ cao từ không khí bị đốt nóng. Dùng để tiệt trùng các dụng cụ bằng thủy tinh, sành sứ, bông vải sợi, các dụng cụ có nguồn gốc nguyên liệu khác, trừ dụng cụ bằng nhựa mềm. Để tiệt trùng dụng cụ, duy trì ở nhiệt độ 1200C với thời gian là 30’. Chỉ đưa dụng cụ vào sấy khi chúng đã được rửa sạch, lau khô. 6. Phương pháp là Hiện nay chúng ta hay sử dụng bàn là điện. Mặt bàn là đang hoạt động nóng tới 1500C, các vi sinh vật nằm dưới đó đều bị thiêu cháy. Người ta dùng bàn là để tiệt trùng một số dụng cụ có nguồn gốc nguyên liệu từ sợi bông tự nhiên (quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, tấm choàng, vải gạc ). Khi sử dụng di chuyền bàn là trên khắp bề mặt của đồ vật vài lần. 7. Phương pháp hơ lửa Một số dụng cụ to lớn kềnh càng như mặt bàn, khay, cưa không tiệt trùng được bằng các phương pháp trên, chúng ta dùng biện pháp hơ lửa. Tẩm cồn trên 5
- 700C trên những cục bông hay vải có nguồn gốc là sợi bông tự nhiên rồi châm lửa đốt, ngọn lửa cháy bùng lên như ngọn đuốc, hơ ngọn lửa đó trên khắp bề mặt của vật cần xử lý. Tương tự như phương pháp là, cần hơ qua lại một số lần tại một vị trí nhất định mới đảm bảo khả năng tiệt trùng. 8. Phương pháp ngâm trong dung dịch sát trùng Phương pháp này được áp dụng để xử lý các loại chỉ khâu tự tiêu (catgut). Chỉ tự tiêu có nguồn gốc nguyên liệu là protein động vật, vì thế các phương pháp trên không đáp ứng được. Người ta ngâm những cuộn chỉ tự tiêu trong dung dịch formalin 4% với thời gian là 72 giờ. IV. Tiêu độc tay người phẫu thuật - Cắt móng tay, dũa cho bằng - Rửa bằng nước xà phòng, tốt nhất là rửa tay dưới vòi nước chảy. - Ngâm tay trong cồn-amoniac 5%, cồn có tác dụng diệt khuẩn, amoniac làm trương nở các tế bào biểu bì trên da tay, làm cho thuốc sát trùng tác dụng tốt hơn. - Sát trùng bằng cồn 700, không sát trùng bằng cồn 900 vì cồn 900 làm đông vón các phân tử protein trên lớp biểu bì tạo thành một lớp bảo vệ, chống lại không cho cồn, thuốc sát trùng ngấm vào sâu hơn, do đó sẽ làm giảm khả năng sát trùng. - Nếu có điều kiện thì đeo găng tay phẫu thuật. Sau khi đã xử lý xong, phẫu thuật viên không được đụng chạm vào bất cứ một vật gì trước khi tiến hành phẫu thuật. 6
- TIẾT 2: PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TOÀN THÂN CHO GIA SÚC I. Định nghĩa gây mê, mê - Gây mê là dùng thuốc đưa con vật vào tình trạng mất toàn bộ nhận thức, mất cảm giác đau, ức chế các phản xạ nội tạng, giãn cơ và cần ngủ. - Mê là sự mất cảm giác và ý thức tạo bởi các thuốc mê khác nhau, gồm bốn hợp thành là không đau, giãn cơ, mất ý thức và quên. II. Mụch đích - Làm cho con vật không đau trong quá trình phẫu thuật. - Làm cho con vật không giãy giụa trong khi tiến hành phẫu thuật: Máu dễ cầm hơn, không ảnh hưởng tới vết thương của gia súc. Người phẫu thuật yên tâm tiến hành công việc của mình, rút ngắn thời gian phẫu thuật. III. Phân loại 1. Căn cứ vào mức độ mê người ta chia ra: mê nông và mê sâu. - Mê nông: là dùng lượng thuốc mê ít hơn, thời gian mê diễn ra ngắn hơn (khoảng 30-45 phút), cho phép thực hiện những phẫu thuật nhỏ với thời gian tương đương. - Mê sâu: là dùng lượng thuốc mê nhiều hơn, thời gian mê kéo dài hơn (từ 90-120 phút và lâu hơn nữa), đủ thời gian cho việc thực hiện các phẫu thuật phức tạp, mất nhiều thời gian. 2. Căn cứ vào đường cho thuốc, người ta chia ra: gây mê khí dung và gây mê không khí dung. - Gây mê khí dung: là dùng thuốc mê dạng nước dễ bay hơi (cloroform, ether ethylic, halothan ), hoặc các thuốc mê dạng khí (nitơ oxít, xiclopropan ) đưa vào cơ thể bằng đường hô hấp. 7
- - Gây mê không phải khí dung: là dùng các loại thuốc mê như: Rượu etylic, cloral hydrat, natri thiopetal, ketamin, zoletil đưa vào cơ thể vật nuôi bằng các đường khác nhau trừ đường hô hấp. Phổ biến hơn cả là tiêm vào tĩnh mạch, ngoài ra còn đưa vào cơ thể vật nuôi bằng con đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt, tiêm phúc mạc, thụt trực tràng 3. Căn cứ vào số lượng thuốc mê sử dụng, người ta chia ra: gây mê đơn và gây mê hỗn hợp - Gây mê đơn: là chỉ sử dụng một loại thuốc gây mê. - Gây mê hỗn hợp: là sử dụng từ 2 loại thuốc mê trở lên. IV. Yêu cầu của thuốc mê Thuốc gây mê tốt, lý tưởng phải đạt được các yêu cầu sau đây: - Thuốc có tác động ngay khi ở nồng độ thấp - Liều gây mê cách xa liều trúng độc - Giai đoạn hưng phấn ngắn hoặc không có. - Không ảnh hưởng có hại đến hệ thống tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất và các cơ quan có cấu trúc nhu mô. - Không có tác động kích ứng đến mô bào - Sử dụng đơn giản, dễ khống chế liều lượng - Nhanh chóng thoát mê - Có tính kinh tế - Bền vững khi bảo quản và không bắt cháy. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu trên. V. Những điểm cần chú ý khi gây mê 1. Trước khi gây mê - Kiểm tra thật cẩn thận vật nuôi trước khi gây mê, không gây mê khi động vật mắc bệnh tim mạch. Không gây mê sâu khi: vật nuôi sốt cao, rối loạn chức năng hô hấp, gan, thận, vật nuôi quá già yếu, kiệt sức, có chửa ở giai đoạn cuối. 8
- - Bắt vật nuôi nhịn ăn 18-24 giờ, cho uống nước đầy đủ - Gây mê cho vật nuôi lớn, nhất là đối với động vật có sừng thường rất khó khăn và nguy hiểm, vì vậy chỉ gây mê khi thật cần thiết. - Tiên lượng phẫu thuật có kết cục không thuận lợi, có khả năng giết mổ vật nuôi thì không nên sử dụng thuốc mê tồn dư mùi trong thịt như: cloroform, ether - Sử dụng thuốc tiền mê trước 15-20 phút. 2. Trong khi gây mê - Sử dụng thuốc mê đúng phương pháp - Chọn liều thuốc mê cho thích hợp (thường vật nuôi béo, khỏe, ăn no khó mê hơn so với vật nuôi gầy yếu, đói ăn, vật nuôi già, non) - Tiến hành gây mê ở những nơi ấm áp, kín gió - Khi đưa thuốc mê vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch phải chậm, vừa tiêm vừa quan sát, khi tiêm được 1/3 liều nên dừng lại, nếu gia súc không có những biểu hiện xấu mới tiếp tục tiêm tiếp. - Gây mê ở tư thế đứng phải theo dõi biểu hiện của vật nuôi, giúp đỡ con vật nằm xuống nhẹ nhàng khi chuyển sang giai đoạn mê. - Trong khi thực hiện phẫu thuật vẫn phải có người theo dõi biểu hiện của con vật, nếu có biểu hiện khác thường, không tuân theo quá trình mê cần được xử lý kịp thời. - Đang phẫu thuật vật nuôi đã tỉnh có thể cho thêm thuốc mê, nhưng không được quá 2/3 liều đã dùng ban đầu. 3. Sau khi mê - Phẫu thuật xong, nhanh chóng giải thoát vật nuôi khỏi sự cố định, đỡ nó đứng dậy, đưa về chỗ ở an toàn. Thường xuyên có người theo dõi cho đến khi con vật tỉnh hẳn. - Không ép con vật ăn khi chưa nuốt được thức ăn. - Bổ xung năng lượng, tăng cường hồi phục sức khỏe bằng truyền glucose 5%, nước muối sinh lý, lactat ringer Sử dụng các loại vitamin A,C, B1,B12 9
- - Dùng thuốc trợ tim (cafein 20%, adrenalin 0,1%), kích thích hô hấp bằng cho thở dưỡng khí hay ngửi amoniac (tẩm amoniac vào cục bông rồi để cách mũi con vật 5-10 cm) VI. Phương pháp gây mê vật nuôi 1. Gây mê cho ngựa - Ngựa có hệ thần kinh tương đối linh hoạt, khả năng chịu đau kém, vì vậy khi thực hiện phẫu thuật ở ngựa nên chỉ định gây mê. - Thuốc tiền mê dùng cho ngựa là atropin sulfat 1%, liều lượng: 1-2ml/100kg TT. Tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15-20 phút. 1.1 Gây mê bằng cloral hydrat Cloral hydrat có thể đưa vào cơ thể bằng nhiều cách: tiêm tĩnh mạch, cho uống, thụt trực tràng. Liều dùng: 8-10g/100kg TT. + Gây mê tĩnh mạch: - Để tránh tác dụng gây dung huyết của thuốc, phải pha thành nồng độ 10% trong dung môi (Glucose 10%, natri clorid 0,9%, natri xitrat 5%). Thuốc pha xong dùng ngay, để lâu mất tác dụng, khi tiêm không được để thuốc lọt ra ngoài tĩnh mạch. + Gây mê dạ dày: Để tránh kích thích của thuốc vào niêm mạc dạ dày, pha thuốc trong nước ngọt, hồ tinh bột thành nồng độ 5%, cho uống qua ống thông thực quản. + Gây mê trực tràng: Tương tự như cho uống, phải pha thuốc trong các dung môi bảo vệ niêm mạc trực tràng, đạt nồng độ không quá 5%. Thụt vào trực tràng sau khi đã giải thoát hết phân, khi rút ống thông ra phải nhẹ nhàng, đồng thời kích thích cho cơ vòng hậu môn khép kín lại. 1.2 Gây mê bằng rompun Rompun là thuốc mê dang nước, hãng Bayer của C.H Liên bang Đức sản xuất. 10
- - Rompun 5ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp đạt được mức độ mê nông, có thể phẫu thuật vật nuôi ở tư thế đứng. - Rompun 4ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Cloral hydrat 8g/100kg TT, tiêm tĩnh mạch. Thời gian mê có thể đạt tới 1,5 giờ. - Rompun 5ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Natri thiopental 0,6- 0,8g/100kg TT, tiêm tĩnh mạch (không được lọt ra ngoài). Thời gian mê có thể đạt tới 1,5 giờ. 2. Gây mê cho loài nhai lại Thuốc tiền mê dùng cho loài nhai lại là atropin sulfat 1%. Liều 1-2ml/100kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15-20 phút. 2.1 Gây mê bằng cồn etylic Cồn etylic 96% (loại tinh khiết), liều 30-40ml/100kg TT. Dùng glucose 5% hay nước muối sinh lý, hạ thấp cồn xuống còn 30-40%, tiêm chậm vào tĩnh mạch. Chỉ đạt mức độ chếnh choáng, thực hiện được các thủ thuật chỉnh xương khớp. 2.2 Gây mê bằng cloral hydrat Dùng phương pháp tiêm tĩnh mạch, liều dùng 10g/100kg TT, cách pha thuốc và tiêm giống như ngựa. Ở ngựa cho kết quả tốt nhưng loài nhai lại không chắc chắn. 2.3 Gây mê kết hợp bằng cồn etylic và cloral hydrat. Dùng cồn etylic 96%, liều 25ml/100kg TT, pha loãng thành nồng độ 30-40%, tiêm chậm vào tĩnh mạch. Sau đó dùng cloral hydrat 8g/100kg TT, pha thành nồng độ 10% trong dung môi (Glucose 10%, natri clorid 0,9% hoặc natri xitrat 5%), tiêm tĩnh mạch. Con vật mê kéo dài 1-1,5 giờ. 2.4 Gây mê bằng natri thiopental Natri thiopental là thuốc mê dạng bột, liều gây mê cho loài nhai lại là 1,5g/100kg TT, pha trong nước muối sinh lý, đạt nồng độ 5%, tiêm chậm vào tĩnh mạch (không được lọt ra ngoài tĩnh mạch). Thời gian mê kéo dài khoảng 1 giờ. Chú ý: Theo dõi sát sao hành vi của con vật, quá trình mê đến rất nhanh con vật có thể đổ vật xuống ngay khi chưa kết thúc tiêm thuốc. 11
- 2.5 Gây mê bằng rượu ngon Dùng rượu ngon (30-40%) cho trâu, bò cái, bê, nghé uống, liều 200- 300ml/100kg TT. Đạt được mức độ chếnh choáng ở vật nuôi, cho phép tiến hành các thủ thuật chỉnh xương khớp. 3. Gây mê cho lợn Thuốc tiền mê dùng cho lợn là amilazin, liều 0,5mg/1kg TT, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. 3.1 Gây mê bằng natri thiopental Liều 1,5g/100kg TT, pha trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 5%, tiêm tĩnh mạch (không được để thuốc lọt ra ngoài). Quá trình mê kéo dài khoảng 1 giờ. 3.2 Gây mê bằng cloral hydrat Liều 10g/100kg TT, pha thành nông độ 10% trong dung môi (glucose 10%, natri clorid 0,9%, natri xitrat 5%), tiêm tĩnh mạch hay phúc mạc. Thời gian mê kéo dài khoảng 1,5 giờ. 3.3 Gây mê bằng combelen Combelen là thuốc mê dạng nước, liều dùng 5ml/100kg TT, tiêm tĩnh mạch, con vật mê mức độ nông. 4. Gây mê cho chó, mèo Thuốc tiền mê cho chó, mèo là atropin sulfat 0,1%, liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 10-15 phút. 4.1 Gây mê bằng zoletil Zoletil là thuốc mê dạng bột, của hãng Virbac sản xuất, có 3 sản phẩm, tùy theo hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm: zoletil 25, zoletil 50, zoletil 100. Sản phẩm bán có dung môi kèm theo. Pha dung môi vào thuốc bột, dùng ngay, để lâu kém tác dụng. Liều dùng trung bình (sau khi pha thuốc) của zoletil 50 là 1ml/10kg TT, tiêm dưới da hay tiêm tĩnh mạch đều được. Với chó tiêm tĩnh mạch cho kết quả tốt hơn, với mèo tiêm vào đâu cũng cho kết quả như nhau. 12
- 4.2 Gây mê bằng natri thiopental Dùng natri thiopental, liều 15mg/1kg TT, pha thành nồng độ 5% trong nước muối sinh lý, tiêm tĩnh mạch, thời gian mê trung bình 1 giờ. Có thể tăng liều lên 30mg/1kg TT thời gian mê kéo dài tới 2 giờ. 4.3 Gây mê bằng rompun kết hợp với ketamin Rompun 0,5ml/10kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Ketamin 0,5ml/10kg TT, tiêm tĩnh mạch, dưới da hay tiêm bắp. Thời gian mê kéo dài khoảng 1 giờ. 4.4 Gây mê bằng ketamin Ketamin 1ml/10kg TT, tiêm tĩnh mạch, con vật mê khoảng 1 giờ. 1.3. Quá trình mê Quá trình mê hay triệu trứng của động vật xảy ra khi gây mê, được chia ra làm 4 giai đoạn. - Giai đoạn giảm đau: xuất hiện ngay sau khi đưa thuốc mê vào cơ thể động vật. Động vật có biểu hiện bồn chồn, lo lắng, không yên tĩnh. Cảm giác đau và các cảm giác khác bắt đầu giảm. Hô hấp trở nên sâu và đều. Mạch nhanh nhưng vẫn đầy. Nhãn cầu vận động tùy tiện. Đồng tử dãn ra 1 chút. Phản xạ và trương lực cơ bắt đầu bị hạn chế. - Giai đọan hưng phấn: Các cảm giác tiếp tục giảm. Xuất hiện tình trạng mất tri giác, nhưng các phản xạ lại tăng cường. Động vật biểu hiện sợ sệt rõ rệt, thét lên những tiếng thất thanh. Trương lực cơ tăng cường, vật giãy đạp mạnh. Đầu lắc lư, bốn chân lảo đảo, xiêu vẹo. Ngựa và trâu, bò có hiện tượng giật nhãn cầu, đồng tử tiếp tục giãn. Tăng tiết các tuyến: tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến phế quản. Xuất hiện nôn và nấc. Mạch nhanh và đầy, tăng huyết áp. Hô hấp nhanh không đều. Giai đoạn này có nguy cơ xảy ra các tai biến, song cũng được lợi dụng để chỉnh xương khớp. - Giai đoạn mê: Con vật ngày càng mê sâu hơn. Hô hấp đều hơn rồi thưa dần và nông dần, ngày càng trở nên thưa hơn và nông hơn. Tim đập chậm và yếu dần, mê càng sâu thì nhịp tim càng thưa, càng yếu hơn. Mạch thưa và không đầy, mê sâu rất khó bắt được mạch. Sự tiết dịch giảm dần rồi ngừng hẳn. Trương lực cơ giảm dần, rồi đột ngột mất hẳn. Cơ mềm ra, nhẽo ra; nếu gây mê ở tư thế đứng con vật mất khả năng trụ có thể ngã vật xuống. Các phản xạ giảm dần rồi mất hẳn. Lưỡi khô và thè ra ngoài. Nhãn cầu xoay xuống dưới, đồng tử co đến giới hạn. Tình trạng của động vật trở nên nguy hiểm hơn khi hô hấp nông và ngắt quãng, mạch chỉ hoặc không bắt được mạch, huyết áp tụt, niêm mạc bắt đầu xanh, tím tái, đồng tử dãn ra, thân nhiệt giảm - Giai đoạn cuối phụ thuộc vào tác dụng của thuốc tiếp tục hay ngừng lại. Thuốc hết tác động, con vật dần dần tỉnh lại, biểu hiện của con vật ngược lại với quá trình mê; được gọi là thoát mê. 13
- Khi đã mê sâu nhưng thuốc mê vẫn tiếp tục tác động, con vật bị trúng độc do thuốc mê. Con vật có những biểu hiện: thở thưa dần rồi ngừng thở, tim đập thoi thóp rồi cũng ngừng hẳn, kết cục dẫn đến cái chết của động vật. TIẾT 3: PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ CỤC BỘ I. Khái niệm - Gây tê cục bộ là dùng thuốc để làm mất tạm thời cảm giác đau, cảm giác nhiệt, cảm giác xúc giác và các cảm giác khác ở tổ chức cục bộ vùng định phẫu thuật. - Những chất gây tê thường dùng là: Novocain, lidocain, dicain ở nước ta thông dụng là novocain va lidocain, trong thú y thường dùng novocain vì nó rẻ tiền 14
- hơn. Người ta pha novocain trong nước cất hay nước muối sinh lý ở các nồng độ khác nhau 0,125-10%, nồng độ thông dụng là 0,25-3%. + Để tăng cường tác dụng của novocain, người ta cho adrenalin 0,1% vào dung dich novocain, với tỷ lệ 2ml adrenalin 0,1%/ 1 lít dung dịch novocain ở nồng độ nào đó. + Để có thêm tác dụng tiệt trùng thêm rivanol vào dung dịch novocain đạt nồng độ 0,1%. + Để kéo dài thời gian tê và giảm chảy máu trong phẫu thuật thêm huyết thanh vào dung dịch gây tê. + Để kéo dài sự tê (có khi đến 2 ngày) pha thuốc tê trong dầu thực vật, dầu cá làm chậm sự hấp thu thuốc tê Kéo dài thời gian tê. II. Các phương pháp gây tê 1. Phương pháp gây tê bề mặt Sử dụng để gây tê niêm mạc, tương mạc, màng hoạt dịch - Để gây tê niêm mạc mắt, ta nhỏ vào niêm mạc mắt vài giọt novocain 5-10%. - Gây tê niêm mạc miệng, mũi, hầu, cơ quan sinh dục hay các niêm mạc khác, dùng dung dịch novocain 5-10% tẩm vào cục bông rồi thấm vào niêm mạc. - Gây tê niêm mạc bàng quang, dùng novocain 0,25-0,5%, bơm vào trong bàng quang sau khi đã giải thoát hết nước tiểu. - Gây tê màng hoạt dịch, dùng novocain 4-6% bơm vào sau khi đã rút hết dịch trong nó. Tùy theo từng dung tích xoang, người ta có thể bơm vào 5-50ml dung dịch thuốc tê. - Gây tê phúc mạc, dùng novocain 2-4%, đưa thuốc vào bằng kim tiêm, cho vật nuôi nhỏ khoảng 20ml. Với vật nuôi lớn không có ý nghĩa vì phúc mạc của chúng quá lớn. - Bề mặt da không thấm hút các dung dịch nước, vì vậy người ta gây tê nó bằng phương pháp giảm thể nhiệt: chườm lạnh hay tưới dung dịch bay hơi nhanh như ethyl clorid. 15
- 2. Phương pháp gây tê thấm - Dùng thuốc tê tiêm vào từng lớp tổ chức của vùng phẫu thuật từ ngoài vào trong: nội bì, dưới da, tổ chức liên kết và các lớp nằm sâu hơn, thuốc tê thấm vào tổ chức cắt đứt sự dẫn truyền kích thích các đầu mút thần kinh hoặc dây thần kinh ở vùng được gây tê. Thường dùng novocain 0,25-1%, lượng dùng từ 50-500ml hoặc hơn nữa, tùy thuộc vùng phẫu thuật lớn hay nhỏ. - Dùng nồng độ thấp, lượng lớn có tác dụng: + Làm tách các lớp tổ chức giúp người phẫu thuật cắt, lọc, bóc, tách dễ dàng. + Gây áp lực lớn chèn ép các huyết quản nhỏ, hạn chế chảy máu. + Lượng thuốc nhiều làm cho khả năng khuếch tán sâu, rộng hơn, hiệu quả gây tê tốt hơn. - Khi gây tê thấm phải dùng kim nhỏ và dài. Đầu tiên đâm kim vào trong da, gần như kim song song với bề mặt da, đâm ngập đầu kim, bơm thuốc, đến khi thấy da phồng lên thì rút kim ra một chút, cứ lam như vậy cho đến hết chiều dài vết mổ. Vết mổ dài có thể làm từ hai đầu chập lại. Lần lượt hết lớp nội bì, tiếp tục tới lớp dưới da, rồi đến lớp tổ chức liên kết và các lớp tổ chức sâu hơn. - Khi phẫu thuật ở diện rộng, người ta dùng phương pháp này gây tê thấm phong tỏa, tiêm xung quanh vùng phẫu thuật với nhiều điểm tiêm. 3. Phương pháp gây tê dẫn truyền - Gây tê dẫn truyền là dùng thuốc tê tiêm vào tổ chức xung quanh dây thần kinh chi phối vùng định phẫu thuật, làm cho dây thần kinh đó mất khả năng dẫn truyền kích thích từ vùng phẫu thuật đến trung khu thần kinh. - Dùng dung dịch gây tê có nồng độ cao hơn so với gây tê thấm (novocain 2- 3%) do các dây thần kinh có tổ chức liên kết thưa và lớp mỡ bao bọc. - Liều từ 5-20 ml tùy thuộc vào độ dày của dây thần kinh và vị trí nằm nông, sâu của nó. 16
- - Khi tiêm cần chú ý tránh tiêm vào mạch máu vì dây thần kinh thường đi kèm với mạch máu. - Khi thực hiện gây tê dẫn truyền thường phải kết hợp với gây tê thấm hay gây tê bề mặt, vì tại mô bào cục bộ có nhiều đầu mút của các dây thần kinh khác nhau chi phối. 4. Phương pháp gây tê xoang ngoài màng cứng tủy sống Xoang ngoài màng cứng là xoang ở giữa màng cứng của tuỷ sống và màng xương bên trong của xương sống. Dùng thuốc tê tiêm vào xoang ngoài màng cứng sẽ cắt đứt dẫn truyền kích thích của thần kinh cạnh sống đi qua xoang ấy. Gây tê ngoài màng cứng tủy sống được xem như một loại gây tê dẫn truyền trung tâm. Căn cứ vào vị trí tiêm thuốc tê mà người ta chia ra: + Gây tê thắt lưng (lumbalis): Điểm giữa đốt sống hông 1 và 2 + Gây tê hông khum (lumba-sacralis): Điểm giữa đốt sống hông cuối và đốt sống khum đầu tiên. + Gây tê đốt sống đuôi (sacralis): Điểm giữa đốt sống đuôi thứ nhất và đốt sống đuôi thứ 2. Phương pháp gây tê đốt sống đuôi (sacralis): Phương pháp này được chỉ định khi phẫu thuật vùng: cơ quan sinh dục ngoài, âm đạo, chân sau, đuôi, hậu môn, trực tràng. - Tùy lượng thuốc tê đưa vào ít hay nhiều mà người ta chia ra: gây tê sacralis thấp và gây tê sacralis cao. + Gây tê sacralis thấp: Tiêm một lượng thuốc tê không lớn lắm đạt tới giới hạn của xương khum và nó phong bế các gốc của dây thần kinh cạnh sống vùng khum. Các vùng được gây tê là: đuôi, hậu môn, trực tràng, cơ quan sinh dục, phần gần nhất của mông, đùi. Có thể phẫu thuật gia súc ở tư thế đứng. + Gây tê sacralis cao: Tiêm một lượng thuốc tê nhiều hơn, thuốc vượt quá giới hạn phần xương khum. Tùy thuộc lượng thuốc đưa vào nó có thể đạt tới vùng hông, lưng, phong bế dây thần kinh cạnh sống chi phối cả phần sau cơ thể, 17
- bao gồm cả bụng và chân sau. Phương pháp này làm liệt chân tạm thời, vì vậy thực hiện phẫu thuật vật nuôi ở trạng thái nằm. - Thuốc tê thường dùng gây tê xoang ngoài màng cứng tủy sống là novocain 2%. - Cách xác định liều lượng: + Đối với vật nuôi lớn: đo khoảng cách từ mỏm hông xương cánh chậu đến u ngồi, đơn vị tính là cm. Lấy số đo đó chia cho 3 được bao nhiêu sẽ tương đương với số ml novocain 2% để gây tê sacralis thấp. Gây tê sacralis cao cần tiêm nhiều hơn số đó. Khoảng cách từ mỏm hông xương cánh chậu đến u ngồi S ố ml novocain 2% = 3 (đ ể gây tê sacralis thấp) (ví dụ: ta đo khoảng cách từ mỏm hông xương cánh chậu đến u ngồi là 51cm, chia cho 3 được 17 để gây tê sacralis thấp cần tiêm17ml novocain 2%, gây tê sacralis cao cần tiêm nhiều hơn 17ml novocain 2%). + Đối với vật nuôi nhỏ: đo khoảng cách từ xương chẩm đến gốc đuôi, được bao nhiêu chia cho 10, thương số chính là số ml novocain 2% để gây tê sacralis thấp, gây tê sacralis cao cần tiêm nhiều hơn. Khoảng cách từ xương chẩm đến gốc đuôi S ố ml novocain 2% = 10 (đ ể gây tê sacralis thấp) - Gây tê ngoài màng cứng thời gian tê kéo dài 1,5-2 giờ. - Cách tiêm: + Một tay cầm đuôi lắc qua, lắc lại, một tay sờ phía trên gốc đuôi tìm khớp. 18
- + Đâm kim chếch một góc 450, cảm giác qua khung xương sống, chạm thành đốt sống thì rút lại một chút. Đầu kim tự do, bơm thuốc chậm, thấy nhẹ tay ấn lên pittông. Chú ý: Nhiệt độ của thuốc tiêm phải tương đương với thân nhiệt vật nuôi. Tiết 4: CHẢY MÁU VÀ CẦM MÁU Máu có vai trò quan trọng, tham gia vào rất nhiều quá trình sinh lý của cơ thể: Vai trò hô hấp: máu vận chuyển oxi từ phổi tới mô bào và khí các-bo-nic từ mô bào tới phổi để thải ra ngoài. Vai trò dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu được từ đường tiêu hoá, cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho tất cả các phản ứng của mô bào. 19
- Vai trò bài tiết: máu nhận các sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất mô bào như CO2, urê, axit uric và đem tới phổi, da, thận để thải ra ngoài. Vai trò điều tiết thân nhiệt, cân bằng nội môi: Khi nhiệt độ môi trường thấp thì mạch máu co lại, máu được dồn vào trong để giữ nhiệt cho cơ thể và ngược lại khi nhiệt độ môi trường cao thì mạch máu ngoại biên giãn ra để máu đi ra ngoại biên thải nhiệt. Ngoài ra, máu còn điều hoà sự cân bằng nước, pH, ASTT của cơ thể. Chức năng điều hoà thể dịch: máu vận chuyển hormone từ cơ quan sinh ra tới cơ quan đích. Chức năng bảo vệ: nhờ bạch cầu và kháng thể có trong máu. 1. Tác hại gây ra do mất máu trong phẫu thuật - Lượng máu trong cơ thể gia súc phụ thuộc vào loài và khối lượng cơ thể gia súc. Ở lợn khối lượng máu bằng 9,6% trọng lượng cơ thể, trâu bò là 8%, ngựa là 9,8%, chó là 8-9%. Khi khối lượng máu trong cơ thể giảm đi do chảy máu trong phẫu thuật sẽ gây ra những phản ứng không có lợi cho gia súc. + Nếu mất máu nhanh, thì dù với một lượng máu không lớn lắm cũng có thể làm cho con vật suy hô hấp, trụy mạch, hạ huyết áp mà chết. + Nếu mất máu nhiều, chậm có thể không làm cho con vật chết nhưng do thiếu máu, tất cả các hoạt động sinh lý của cơ thể bị ảnh hưởng, cơ thể bệnh súc sẽ bị trúng độc, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lành của vết thương sau phẫu thuật. - Trong quá trình phẫu thuật, nếu máu chảy ra nhiều sẽ làm che lấp các tổ chức, gây khó khăn cho các thao tác phẫu thuật, đồng thời có thể gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho phẫu thuật viên. Vì vậy, nếu làm tốt việc đề phòng mất máu trong phẫu thuật, thì chúng ta sẽ bảo vệ được sức khoẻ cho bệnh súc, dễ dàng thực hiện các thao tác phẫu thuật và quá trình lành của vết thương sau phẫu thuật cũng nhanh hơn, tốt hơn. 2. Các loại xuất huyết và đặc điểm 2.1. Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương có thể chia thành các loại xuất huyết sau. 20
- - Xuất huyết động mạch: Do các động mạch bị tổn thương, máu chảy nhanh, màu đỏ tươi, phun lên theo nhịp đập của tim. - Xuất huyết tĩnh mạch: Do các tĩnh mạch bị tổn thương, máu chảy chậm, màu sẫm, máu tuôn ra từng dòng lúc nhanh lúc chậm theo nhịp hô hấp. - Xuất huyết mao mạch: Do các mao mạch (phân bố ở da, cơ, mô liên kết, cân mạc, bao cơ, bao gân) bị tổn thương, máu chảy rướm đều trên bề mặt vết thương. Mao mạch phân bố xen kẽ giữa mao mạch động mạch và mao mạch tĩnh mạch, do đó khi bị tổn thương máu chảy ra có màu pha trộn giữa màu đỏ tươi và màu đỏ sẫm. Loại xuất huyết này dễ cầm, nó có thể ngừng chảy nhờ cơ chế tự đông máu của cơ thể. - Xuất huyết nhu mô: Xuất hiện khi tổn thương hoặc khi phẫu thuật ở các cơ quan có cấu trúc nhu mô (dạ dày, ruột, tử cung ). Trong các cơ quan nội tạng mao mạch được phân bố nhiều hơn ở da, cơ, mô liên kết, và tốc độ dòng chảy cũng lớn hơn. Khi nó bị cắt đứt, máu chảy ra đều khắp toàn bộ vết thương hay vết mổ như xuất huyết mao mạch, nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều. Màu cũng là màu pha trộn giữa màu đỏ sẫm và màu đỏ tươi. Loại xuất huyết này rất khó cầm máu. 2.2. Căn cứ vào nơi xuất huyết mà người ta chia xuất huyết ra làm hai loại. - Xuất huyết ngoại: Máu chảy từ cơ thể tràn ra bề mặt da hay các niêm mạc, có thể nhìn thấy được. Loại xuất huyết này dễ phát hiện và dễ xử lý. - Xuất huyết nội: Xuất hiện khi các cơ quan nằm sâu (dưới lớp che phủ) bị tổn thương, nhưng lớp che phủ bên ngoài cơ thể không bị tổn thương, hoặc sau phẫu thuật mà da đã được khâu kín. Máu không chảy ra ngoài cơ thể mà tích tụ lại trong các xoang của cơ thể, mắt thường không nhìn thấy được. Xuất huyết dạng này khó phát hiện, khó xử lý. - Xuất huyết kẽ mô: Là những trường hợp tổn thương mạch quản, máu thoát ra ngoài mạch quản nhưng tích lại giữa các lớp tổ chức tạo thành các u máu. 2.3. Căn cứ vào lần xuất huyết chia xuất huyết thành 2 loại. - Xuất huyết nguyên phát: Xuất hiện ngay sau khi mạch máu bị tổn thương. 21
- - Xuất huyết thứ phát: Xuất hiện sau khi xuất huyết nguyên phát đã thực hiện biện pháp cầm máu nhưng không triệt để. Nó phát triển do sự suy yếu và tuột nút chỉ thắt mạch quản hay sự tan rã của cục máu đông. 3. Các phương pháp cầm máu Tuỳ vào tính chất của cuộc phẫu thuật, điều kiện thực tế, tính chất cá thể mà chúng ta có thể chỉ tiến hành cầm máu trong quá trình phẫu thuật hay kết hợp cầm máu dự phòng với cầm máu trong quá trình phẫu thuật. 3.1. Cầm máu dự phòng Có thể thực hiện cầm máu dự phòng toàn thân kết hợp cầm máu dự phòng cục bộ hoặc chỉ dùng 1 trong 2 phương pháp trên. Đa số các phương pháp cầm máu dự phòng toàn thân hay cục bộ đều với nguyên tắc cung cấp cho cơ thể bệnh súc yếu tố đông máu, cung cấp thêm máu, làm co mạch hoặc tăng độ nhớt máu Cầm máu dự phòng toàn thân: - Phương pháp cầm máu dự phòng toàn thân tốt nhất đó là tiếp máu. Không những cung cấp trực tiếp tế bào máu để bù lại lượng máu mất trong phẫu thuật, tiếp máu còn cung cấp tất cả những yếu tố đông máu. Việc tiếp máu có thể thực hiện trước, trong và sau phẫu thuật. Đối với đại gia súc có thể tiếp 500-2000 ml, tiểu gia súc tiếp 200-300 ml, chó, mèo 20-50 ml. ++ - Tiêm dung dịch CaCl2 10%, dung dịch này cung cấp inon Ca một yếu tố trong quá trình đông máu, đồng thời CaCl2 còn làm bền vững thành mạch, cả hai tác dụng này đều làm tăng quá trình đông máu, giảm lượng máu chảy trong quá trình phẫu thuật. Tiêm tĩnh mạch dung dịch CaCl2 10%: vật nuôi lớn: 50-100 ml, vật nuôi nhỏ: 20-30 ml, chó, mèo: 2-4 ml (cần phải chú ý kỹ thuật tiêm, không để thuốc lọt vào da có thể gây áp-xe). Hiện nay có nhiều chế phẩm của Ca++ như Gluconat Canxi, Canxi fort có ưu điểm hơn là không gây áp-xe nếu tiêm dưới da, tiêm bắp. - Tiêm dưới da dung dịch Gelatin 2%, vật nuôi lớn: 100-200 ml, vật nuôi nhỏ: 10-20 ml dung dịch này vừa có tác dụng làm tăng độ nhớt của máu, do đó máu 22
- chảy chậm hơn, tiểu cầu dễ vỡ hơn, quá trình đông máu dễ xảy ra, hơn nữa nó còn cung cấp ion Ca++cũng làm tăng quá tình đông máu. - Dùng huyết thanh ngựa bình thường, tiêm dưới da hay tĩnh mạch cho ngựa, liều 100-150 ml/con trưởng thành. - Dùng Adrenalin 0,1% tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc thấm trên bề mặt đang chảy máu làm co mạch máu, giúp cầm máu. - Tiêm vitamin K trước khi phẫu thuật 1-2 ngày. Vitamin K thúc đẩy quá trình tổng hợp prothrombin ở gan là chất tham gia vào quá trình đông máu. Cầm máu dự phòng cục bộ: - Đặt garo là phương pháp tốt nhất để đề phòng chảy máu cục bộ, khi phẫu thuật ở 4 chân và đuôi. Dùng dây cao su, băng cuộn, dây vải buộc vòng quanh cơ quan, phía trên vùng phẫu thuật, theo hướng dòng chảy của động mạch. - Không được thắt dây garo quá lỏng hoặc quá chặt. Về mùa hè không được thắt garo quá 2 giờ, mùa đông không quá 1 giờ. Nếu phẫu thuật kéo dài, sau mỗi 30 phút, nới garo 30-60 giây, sau đó thắt lại. 3.2. Cầm máu trong quá trình phẫu thuật Cầm máu trong quá trình phẫu thuật gồm các phương pháp sau: - Phương pháp thấm ép: dùng vải gạc vô trùng, ép chặt lên thiết diện vết mổ từ 10-15 giây. Vải gạc có khả năng thấm hút máu, khi ta ép xuống tạo tiền đề cho sự hình thành cục nghẽn, vít mạch quản bị đứt. - Phương pháp dùng panh kẹp mạch máu: Dùng panh kẹp chặt đầu mạch quản đứt, nhẹ nhàng xoắn 2-3 vòng theo trục dọc của nó, rồi tháo panh ra. Mạch máu to hơn, máu chảy nhiều, ta kẹp lưu panh một thời gian (5-10 phút). - Phương pháp xoắn vặn: Áp dụng khi thiến vật nuôi còn non. Mạch máu ở thừng dịch hoàn của con đực và mạch máu vùng ống dẫn trứng của con cái chưa dai chắc lắm. Sau khi bộc lộ được thừng dịch hoàn và buồng trứng dùng panh kẹp mạch máu, kẹp ngang qua thừng dịch hoàn hay ống dẫn trứng. Cầm dịch hoàn hay buồng trứng xoắn vặn cho đến khi đứt thừng dịch hoàn hay ống dẫn trứng. 23
- - Phương pháp thắt bằng chỉ: Dùng chỉ thắt ngang mạch quản bị đứt kể cả động mạch và tĩnh mạch, lớn hay nhỏ. Trước tiên dùng panh kẹp mạch máu, kẹp đầu mạch quản bị đứt, kéo ra một chút rồi dùng kim chỉ xuyên qua thành mạch máu (nếu mạch máu lớn), vòng sợi chỉ quanh mạch quản vài vòng rồi thắt lại. Sợi chỉ đi có hình số tám, được gọi là nút số 8. Đây là phương pháp cầm máu triệt để nhất. - Phương pháp vật lý: + Dùng nhiệt độ thấp: Tưới nước lạnh, áp túi đá vào nơi đang chảy máu, làm nhiệt độ cục bộ vùng đang chảy máu bị giảm thấp, các mạch máu co lại, hạn chế chảy máu. + Dùng nhiệt độ cao: Nung nóng thanh kim loại, mỏ hàn điện áp vào nơi đang chảy máu. Nhiệt độ cao làm cháy các tổ chức trên bề mặt, tạo điều kiện cho sự hình thành các cục nghẽn, vít các mạch quản bị đứt. - Phương pháp hóa học: Sử dụng các thuốc có tác dụng tại cục bộ, dùng các dung dịch như: H2O2, adrenalin 0,1%, antipirin 10-20%, tẩm bông bôi vào vết thương chảy máu mao mạch, có tác dụng làm co mạch quản. Hoặc dùng gelatin 10%, dầu cá, dầu thực vật bôi vào vết thương, cản trở chảy máu mao mạch. Tiết 5: PHƯƠNG PHÁP KHÂU TRONG PHẪU THUẬT I. Mục đích của phương pháp khâu trong phẫu thuật - Ðảm bảo sự tiếp xúc của các tổ chức, giúp cho vết thương, phẫu thuật lành nhanh hơn, tốt hơn. - Hạn chế sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh tới vết thương như khí hậu, vi sinh vật, côn trùng . - Giúp cho sự cầm máu của vết mổ, hoặc vết thương. II. Dụng cụ và nguyên liệu để khâu 1. Kim khâu 24
- - Kim thẳng: có cấu tạo hoàn toàn giống như kim khâu vá quần áo, có nhiều kích thước khác nhau. Dùng để khâu niêm mạc. - Kim bán cong: có hình dấu phẩy, dùng để khâu niêm mạc. - Kim cong thân tròn: toàn bộ thân kim có hình trụ tròn, dùng để khâu cơ và niêm mạc. - Kim cong 3 cạnh: 2/3 thân kim bắt đầu từ gốc kim có hình trụ tròn, 1/3 còn lại có hình nón 3 cạnh, dùng để khâu da. 2. Kìm kẹp kim Là dụng cụ chuyên dụng để cố định kim, nếu chỉ khâu bằng tay nhiều khi chúng ta không đâm xuyên được qua mô bào vì nó dày, chắc hoặc trơn tay. Nếu không có kìm cặp chuyên dụng có thể dùng các loại kìm khác để thay thế. Khi cố định kim sao cho mặt phẳng của kim vuông góc với mặt phẳng của kìm, tại vị trí 1/3 của mũi kìm và 1/3 của mũi kim. Đối với kim cong 3 cạnh, kẹp tại vị trí tiếp giáp giữa đoạn 3 cạnh và đoạn tròn. 3. Chỉ khâu Chỉ khâu được chia làm hai loại là chỉ tự tiêu (cát- gút) và chỉ không tự tiêu: - Chỉ tự tiêu (cát-gút ): + Là loại chỉ được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc protein (Trước kia được sản xuất tử ruột mèo, ngày nay còn được sản xuất từ ruột cừu, gân đuôi chuột cống ), trong cơ thể một thời gian nó tiêu biến, dùng để khâu các mô bào nằm ở dưới lớp da bảo vệ, sau đó không cần phải cắt chỉ. + Chỉ có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, tùy theo sự dày mỏng và sức căng của mô bào mà lựa chọn cỡ chỉ cho phù hợp, thông thường dùng chỉ số 7/0 đến số 7. + Chỉ tự tiêu được nhà sản xuất tiệt trùng sẵn và bảo quản trong gói, ghi hạn sử dụng đầy đủ. Khi sử dụng chỉ việc mở bao gói lấy chỉ ra dùng. + Trong cơ thể gia súc, tùy từng loại chỉ mà thời gian tiêu chỉ kéo dài từ 7- 30 ngày, vì thế chỉ còn được ghi rõ là chỉ tiêu nhanh hay tiêu chậm. - Chỉ không tiêu: 25
- + Là chỉ được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau: sợi bông, sợi lanh, sợi gai, tơ tằm, ny-lon, pha ny-lon các loại chỉ này dùng để khâu da, đến hạn phải cắt chỉ. + Chỉ không tiêu cũng được đánh số như chỉ tiêu, nhưng nhà sản xuất chưa hấp tiệt trùng, nên phải xử lý trước khi sử dụng. Cuốn chỉ vào giá thể theo hình thức cuốn thưa, để tiệt trùng triệt để hơn bằng các phương pháp: luộc, hấp ướt, hay hấp cao áp (tốt nhất). III. Các phương pháp khâu trong phẫu thuật Có hai phương pháp khâu trong phẫu thuật là khâu liên tục và khâu rời rạc. 1. Khâu liên tục Khâu liên tục được dùng để khâu những tổ chức mềm, có độ đàn hồi nhỏ, vết khâu khép kín các xoang, dễ thao tác, không tốn chỉ. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị đứt một nút chỉ thì toàn bộ đường khâu sẽ tuột hết. Có các phương pháp khâu liên tục sau: 1.1. Khâu vắt liên tục Phương pháp này thường được dùng để khâu niêm mạc, phúc mạc hoặc là cơ của các cơ quan trong đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục. 1.2. Khâu liên tục thùa khuy áo Thường dùng để khâu da chó meo, ở những vết mổ thẳng. 1.3. Khâu gấp mép (gấp nếp) Là phương pháp khâu bổ xung cho phương pháp khâu vắt liên tục ở những khí quan có cấu tạo xoang, khi dùng phương pháp này để khâu thì sau khi rút chỉ, đường khâu sẽ gấp vào trong, tránh hiện tượng nhiễm trùng và viêm dính vết khâu với các tổ chức khác. Trong khi khâu gấp mép phải chú ý không được khâu xa miệng vết mổ nếu không sẽ làm cho xoang của tổ chức hẹp lại, không đảm bảo được chức năng sinh lý của nó. 1.4. Khâu rút túi 26
- Dùng để cố định trực tràng, âm đạo trong trường hợp lòi dom, âm đạo lộn ra ngoài, tử cung lộn bít tất. Sau khi cho các bộ phận này vào vị trí cũ ta dùng đường khâu rút túi để cố định chúng lại không cho tụt ra nữa. 2. Khâu rời rạc Dùng để khâu những tổ chức có sức căng lớn, tuy có nhược điểm là phải thao tác nhiều, tốn chỉ nhưng có ưu điểm là nếu chẳng may có bị đứt một nút chỉ thì vẫn còn các nút khác, do đó quá trình lành của vết mổ cũng ít bị ảnh hưởng, hoặc trong trường hợp khâu vết khâu có nhiều dịch rỉ viêm thì có thể cắt bớt 1-2 nút để dịch rỉ viêm thoát ra mà không ảnh hưởng gì tới vết mổ. 2.1. Khâu nút đơn Sau khi đã khâu được một vòng chỉ (xâu chỉ qua hai mép của đường khâu), ta thắt nút chỉ và cắt chỉ thừa ngay. Nút đơn dùng để khâu da, cơ, khi khâu da, mũi kim đâm vào và mũi kim đâm ra đặt cách mép đường khâu 0,5-1cm. 2.2. Khâu tình thế (khâu chia đôi) Là khâu nút đơn, được sử dụng khi đường khâu dài hoặc không thẳng. Ở những đường khâu quá dài hay không thẳng , nếu cứ khâu lần lượt từ đầu này sang đầu kia sẽ có hiện tượng so le mép. Để khắc phục tình trạng này người ta khâu bằng cách khâu tình thế (khâu chia đôi), bắt đầu khâu một nút ở giữa đường khâu, chia đôi đường khâu thành 2 đoạn sao cho không bị so le giữa hai mép. Nếu hai đoạn của đường khâu vẫn còn dài, tiếp tục khâu chia đôi chúng, cứ khâu như vậy cho đến khi thấy hết khả năng bị lệch mép đường khâu. Vì vậy khâu tình thế còn được gọi là khâu chia đôi. 2.3 Khâu nút chữ U Được sử dụng ở nơi cơ hay da có sức căng bề mặt tương đối lớn, ở những mô bào đó nếu ta khâu những nốt đơn như thường, do sức căng bề mặt lớn gây ra hiện tượng sứt mép đường khâu. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta dùng phương pháp khâu nút chữ U. Bản chất của phương pháp này là chúng ta khâu ghép 2 nút đơn. Sau khi khâu được một vòng chỉ, quay mũi kim khâu theo chiều 27
- ngược lại, đường đi của sợi chỉ có hình chữ U, thắt lại ở một phía. Khoảng cách giữa hai vòng chỉ là 0,5-1cm tùy theo mô bào day hay mỏng, sức căng nhỏ để khoảng cách ngắn hơn và ngược lại. 2.4 Khâu giảm sức căng Ðược sử dụng ở vết mổ có da dày, sức căng lớn. Dùng chỉ đôi, mũi kim đâm vào tổ chức cách miệng vết mổ 2-3cm. Đặt mỗi mỗi bên mép khâu một cục đệm bằng cao su hay nhựa mềm (đường kính 0,5 cm, dài 1,5cm) lồng vào giữa hai sợi chỉ, thắt chặt lại. 2.5. Khâu nút số 8 Dùng để thắt mạch máu, thừng dịch hoàn, ống dẫn trứng, nhằm mục đích cố định sợi chỉ vào mô bào cần khâu, tránh tuột chỉ khi áp lực dòng chảy ép mạnh lên sợi chỉ. 3. Khâu gân Khâu nối gân cần phải được tiến hành càng sớm sau khi bị đứt càng tốt, nếu gân bị nhiễm trùng thì khả năng liền của gân là rất nhỏ. - Khi sức căng của gân không quá lớn, chúng ta dùng phương pháp khâu hình chữ U. Mũi kim xuyên vào gân phải cách chỗ bị đứt 1 cm, khâu 2 nút vuông góc với nhau, hay khâu 3 nút cách đều nhau theo thiết diện cắt ngang của gân. - Nếu sức căng của gân tròn quá lớn, chúng ta phải khâu cố định sợi chỉ từ xa so với mép gân bị đứt, và phân tán sức căng của nó ra nhiều điểm bằng cách khâu vòng qua, vòng lại một số đường khâu cùng trên một đầu gân, rồi mới khâu nối với đầu gân bên kia và tiếp tục khâu giảm sức căng ở đầu gân bên kia. Sau khi khâu xong phải bó bột thạch cao (nẹp) để tránh trường hợp chỉ bị đứt. IV. Những vấn đề cần chú ý khi khâu - Trước khi khâu phải lấy hết các vật lạ, mẩu tổ chức chêt, cục máu đông, chất bẩn trong xoang vết thương, vết mổ. - Cầm máu hoàn toàn trong vết mổ, vết thương, đề phòng chảy máu thứ phát. 28
- - Khi khâu cố gắng đặt sự tiếp xúc hoàn toàn giữa các mô bào, trên toàn bộ độ dài vết thương, tránh sự hình thành các hang, ổ, túi. - Đề phòng sự thiếu máu ở đường khâu: Nút chỉ không đặt quá sát mép của nó, thắt chặt vừa phải, không dùng chỉ quá to so với độ dày của mô bào. - Phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng cho vết mổ. Tay người mổ, dụng cụ, nguyên liệu khâu phải được sát trùng, tiêu độc kỹ. - Các mũi khâu bên trong thì phải cắt chỉ ngắn hơn 2mm - Ðối với những vết mổ có miệng rộng, phải khâu nhiều nút thì nên khâu ở giữa trước giúp cho vết khâu phẳng không nhăn nhúm (khâu tình thế hay khâu chia đôi). TIẾT 6: THIẾN GIA SÚC ĐỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT I. Mục đích - Thiến gia súc sẽ phá huỷ chức năng sinh lý của dịch hoàn cũng như các tuyến sinh dục phụ khác làm cho con đực bớt tính hăng, giúp cho chủ gia súc dễ sử dụng, vỗ béo nhanh, thịt mềm không có mùi hôi, nâng cao giá trị kinh tế của gia súc. - Thiến gia súc còn là biện pháp loại bỏ những con đực không đủ phẩm chất làm giống. 29
- II. Các bước tiến hành 1. Cố định gia súc. - Trâu, bò trưởng thành cố định đứng trong giá 4 trụ, buộc chặt đầu gia súc, hai chân sau được buộc hình số 8. Có hệ thống giá đỡ không cho gia súc nằm xuống và có dây chằng trên không cho con vật nhảy dựng lên khi đang phẫu thuật. - Vật nuôi nhỏ (bê, nghé, dê, cừu) vật nằm, cột hay giữ chặt bốn chân. - Lợn con thường được thiến vào lúc 3-21 ngày tuổi, cố định nằm nghiêng hoặc người phẫu thuật có thể kẹp lợn vào giữa 2 đầu gối của mình, vừa cố định vừa thao tác. - Những vật nuôi được chỉ định gây mê, cố định nằm nghiêng hay nằm ngửa sau khi thuốc mê có tác dụng. 2. Vệ sinh Rửa kỹ bao dịch hoàn, bẹn và các vùng lân cận, lau khô, sau đó sát trùng bao dịch hoàn hai lần (một lần trước khi gây tê, một lần trước lúc rạch (cắt) nhát dao đầu tiên) bằng cồn Iod 5%. Nếu có các ổ nhiễm trùng cũ phải xử lý khỏi mới được tiến hành phẫu thuật 3. Gây mê và gây tê - Gây mê: + Chó, mèo: Khi thiến chó, mèo đực chỉ định gây mê tuyệt đối. Nếu thiến chó, mèo đực không gây mê rất nguy hiểm. Chó, mèo là vật nuôi ăn thịt có hệ thần kinh rất mẫn cảm, con vật không chịu được đau đớn nên phản ứng rất dữ dội, có thể gây tổn thương cho người và chính bản thân nó, nguy cơ chảy máu nhiều và nhiễm trùng cao. + Ngựa: Có thần kinh tương đối linh hoạt, khả năng chịu đựng đau cũng kém, vì thế khi thiến ngựa đực tốt nhất là có chỉ định gây mê. Thời gian phẫu thuật thường thực hiện trong vòng 20-30 phút, vì thế chỉ cần gây mê nông là đủ thời gian thực hiện. 30
- + Loài nhai lại: Có hệ thần kinh trì trệ, khả năng chịu đau lớn khi thiến chỉ cần cố định chắc, kết hợp với các biện pháp gây tê cục bộ. + Lợn: Với lợn nhỏ không cần gây mê, gây tê, chỉ cần cố định chắc là được. Khi thiến những con lợn to lớn, hung dữ, khó cố định, cần thiết chỉ định gây mê hay gây tê. - Gây tê: Gây tê dẫn truyền dịch hoàn bằng cách tiêm 3-5ml novocain 3% vào mỗi bên thừng dịch hoàn. Khi tiêm ép sát thừng dịch hoàn sang một bên bằng đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ của bàn tay không cầm bơm tiêm. Gây tê thấm bằng cách tiêm novocain 0,25% vào dưới da ở phần giữa hai dịch hoàn (vị trí vết mổ). Ðợi 10 phút cho thuốc tê tác dụng rồi phẫu thuật. 4. Vị trí và cách tiến hành - Bóp căng hai dịch hoàn: Tay trái cầm thật chắc phía trên, mặt dưới của bao dịch hoàn, dồn toàn bộ da bao dịch hoàn vào lòng bàn tay, làm cho hai dịch hoàn căng ra. - Mổ dịch hoàn: + Tay phải dùng dao rạch một đường thẳng, dứt khoát vào rãnh giữa hai dịch hoàn, vết mổ bắt đầu từ 1/3 phía dưới bao dịch hoàn xuống hết đáy, vết mổ cắt đứt lớp da, màng cơ và cơ. + Sau đó cầm chắc một dịch hoàn, mổ đứt giáp mạc chung. - Bộc lộ dịch hoàn và thừng dịch hoàn: Dùng tay bóp mạnh cho dịch hoàn lòi ra. Bóc tách lớp giáp mạc chung ra khỏi dịch hoàn, vuốt ngược lên phía trên thừng dịch hoàn, bộc lộ hoàn toàn dịch hoàn và một phần thừng dịch hoàn. - Thắt thừng dịch hoàn: Dùng chỉ chắc gập đôi và kim xâu qua thừng dịch hoàn rồi thắt thật chặt, cắt chỉ nhưng phải để dài. - Cắt thừng dịch hoàn: Người phụ mổ cầm đầu chỉ, người mổ chính cắt đứt thừng dịch hoàn, vết cắt cách nút thắt 2cm. 31
- - Sát trùng: Dùng cồn Iod 5% sát trùng đầu thừng dịch hoàn bị cắt. Nếu cắt xong không thấy có máu chảy từ thừng dịch hoàn thì cắt chỉ ngắn đi rồi thả cho thừng dịch hoàn chui vào xoang bụng, nếu máu có chảy thì thắt nút thứ 2 cách nút thứ nhất về bên trên 1-2cm. Phải đảm bảo cho máu không chảy từ thừng dịch hoàn ra nữa thì mới buông tay cho thừng dịch hoàn chui vào xoang bụng. - Dịch hoàn còn lại cũng tiến hành tương tự. - Sau khi phẫu thuật xong vuốt hết máu ở trong bao dịch hoàn ra, cho thuốc kháng sinh vào bao dịch hoàn. Dùng cồn Iod 5% sát trùng bên ngoài dịch hoàn. Ngoài ra chúng ta có thể dùng phương pháp thiến kín: là phương pháp dùng kìm phá huỷ thừng dịch hoàn hoặc dùng hóa chất (hỗn hợp fomalin 38% với cồn 960 theo tỷ lệ 4:1) tiêm vào thừng dịch hoàn gây ra quá trình viêm không nhiễm trùng làm hủy hoại thừng dịch hoàn mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng phương pháp này chỉ tiến hành được với những gia súc non, gia súc già cho kết quả không chắc chắn. III. Hộ lý, chăm sóc - Từ khi thiến cho tới khi vết mổ lành lại không cho gia súc đầm ao, hồ, chuồng trại phải quét dọn sạch sẽ. - Phải thường xuyên theo dõi vết mổ, nếu vết mổ bị nhiễm trùng thì phải xử lý như vết thương nhiễm trùng. TIẾT 7: PHƯƠNG PHÁP THIẾN GIA SÚC CÁI I. Thiến lợn cái 1. Mục đích: - Khi nuôi các giống lợn thịt nhưng khả năng tăng trọng chậm, lại sớm phát dục (động dục lần đầu chưa đủ khối lượng giết thịt), cần phải thiến để tránh lãng phí thức ăn. - Ngoài ra khi loại thải các con lợn nái, thiến để nâng cao chất lượng thịt. 32
- 2. Chuẩn bị lợn thiến - Với lợn con mới lớn nên thiến vào trước lúc động dục lần đầu. Lợn lớn thì thiến vào thời điểm con vật không động dục. - Cho lợn nhịn đói ít nhất 12h. - Nếu ở trang trại có nhu cầu thiến nhiều lợn cái cùng một lúc, cần chuẩn bị các ô chuồng để nuôi riêng lợn sau khi thiến. Không nhốt chung lợn thiến với lợn khỏe mạnh. Các ô chuồng nuôi lợn sau khi thiến cần được vệ sinh sạch sẽ. Lợn thường ở bẩn, nếu thấy cơ thể lợn quá bẩn phải tắm rửa sạch cho lợn trước khi thiến. 3. Các bước tiến hành - Cố đinh: Với lợn dưới 30kg có thể mổ hông hoặc mổ bụng. Nếu mổ hông, cố định lợn nằm nghiêng, nếu mổ bụng cố định lợn nằm ngửa. Với lợn lớn, không thiến bằng phương pháp mổ bụng được, phải cố định lợn nằm nghiêng để mổ hông. - Vệ sinh: Cắt lông vùng phẫu thuật, rửa sạch, lau khô, sát trùng bằng cồn iod 5%. - Gây mê và gây tê: Thiến lợn cái không cần chỉ định gây mê và gây tê, trừ những trường hợp tiến hành ở những cá thể to lớn và hung dữ. Lợn lớn hung dữ rất khó cố định, nếu xét thấy cần thiết, chúng ta chỉ định gây mê nông. - Vị trí và cách tiến hành: + Phương pháp mổ hông: Vị trí vết mổ cách mỏm hông xương cánh chậu và mỏm ngang của các đốt sống hông 3cm mỗi chiều, chếch từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, độ dài từ 5-7cm. Với những con lợn lớn nặng 100-200kg, độ dài vết mổ có thể lên tới 15cm, vì không thể tiếp cận buồng trứng bằng một ngón tay mà phải đưa cả bàn tay vào. 33
- + Phương pháp mổ bụng: Vị trí vết mổ nằm giữa đường trắng, ngang mức đôi hàng vú cuối cùng. Phương pháp này không áp dụng được ở những lợn lớn, vì bụng của chúng có lớp mỡ dày. - Mổ một đường thẳng dài khoảng 5-7cm, chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Vết mổ làm đứt hoàn toàn lớp da, dùng ngón tay trỏ để tách các lớp cơ ở vách bụng cho tới phúc mạc. - Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cấu thủng phúc mạc (không đâm thẳng vì có thể làm thủng tới ruột). Khi phúc mạc thủng, dịch phúc mạc chảy ra. - Cho ngón tay trỏ vào trong xoang bụng để tìm buồng trứng. Không dùng ngón tay ngoáy lung tung trong xoang bụng mà phải tìm lần lượt từ dưới vết mổ vào trong xoang chậu, trước cửa xoang chậu, trước bàng quang. - Khi tìm được buồng trứng, cong ngón tay trỏ lại luồn vào cuống buồng trứng, áp sát vào thành bụng, kết hợp với ngón tay cái ở ngoài tỳ mạnh vào thành bụng để đưa buồng trứng ra ngoài vết mổ. - Dùng panh kẹp ngang qua ống trứng rồi xoắn buồng trứng từ chậm đến nhanh, khi buồng trứng bị xoắn đứt. - Lấy cồn Iod 5% sát trùng vào cuống buồng trứng đã đứt, rồi nhét sừng tử cung vào trong xoang bụng. - Buồng trứng còn lại đối xứng với buồng trứng đã xoắn đứt. Cũng làm như trên để lấy ra. - Sau khi lấy được cả hai buồng trứng phải cho toàn bộ sừng tử cung vào trong xoang bụng. - Rắc kháng sinh vào trong xoang bụng. - Khâu phúc mạc và khâu da lại. - Sát trùng toàn bộ vết mổ một lần nữa. 4. Hộ lý- chăm sóc Giữ cho chuồng trại sạch sẽ tránh nhiễm trùng vết mổ. Cắt chỉ sau khi thiến 7 ngày về mùa hè, sau 10 ngày về mùa đông. 34
- II. Thiến chó, mèo cái 1. Mục đích Việc nuôi chó, mèo đẻ rất vất vả nhưng lại không mang lại lợi ích gì nhiều cho các gia đình. Mặt khác, chó cái đến kỳ động dục thường thải ra các chất tiết và máu từ khe sinh dục, gây mùi khó chịu, nhất là đối với không gian chật hẹp ở thành phố. Mèo cái động dục, chưa gặp được bạn tình thì gào suốt đêm, thêm vào đó thời gian động dục của chúng không phải ít ngày (trên dưới 10 ngày). Vì vậy cách tốt nhất là thiến chúng đi. 2. Các bước tiến hành - Gây mê: Chỉ định gây mê bắt buộc - Cố định vật nuôi nằm ngửa trên bàn mổ - Vệ sinh trong phẫu thuật: Cắt và cạo lông thật sạch vùng bụng rộng hơn gấp 2-3 lần so với vùng phẫu thuật. Rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch. Lau khô bằng vải gạc hay khăn bông đã được tiệt trùng. Sát trùng 2 lần bằng cồn iod 5%. - Vị trí vết mổ: nằm giữa đường trắng, ngang mức đôi hàng vú áp cuối cùng, xu hướng nhích lên phía đầu. Khi khó tiếp cận với buồng trứng, cần mở rộng vết mổ thì rạch về phía đầu con vật. - Sau khi rạch cắt da, tìm đường trắng và rạch chính giữa nó. Do mô liên kết của vùng này của chó, mèo rất lỏng lẻo, vì thế vết mổ da ở chính giữa bụng, dưới nó chưa hẳn đã là đường trắng, mà đường trắng thường lệch về một phía nào đó. Đường trắng rất mỏng, ngay dưới nó là phúc mạc. - Rạch phúc mạc: Phúc mạc rất mỏng, không nên chọc thủng bằng tay, vì làm như vậy rất khó khâu sau này, dùng kẹp nhấc phúc mạc lên rồi dùng kéo cắt đứt nó một cách cẩn thận. Khi cắt phúc mạc chú ý không cắt vào ruột. - Tìm sừng tử cung và tìm buồng trứng: Buồng trứng của chó, mèo rất nhỏ và được bọc kín trong loa kèn dày chắc, rất khó cảm nhận và phân biệt được khi sờ nó trong xoang bụng. Vì vậy muốn tiếp cận được buồng trứng phải sờ tìm từ sừng tử cung. Sừng tử cung có cấu trúc hình ống nhỏ, thẳng và nhợt màu hơn ruột non, 35
- lần tay về phía đuôi con vật, gặp ngã ba tử cung, lần về phía đầu sẽ gặp ống dẫn trứng và buồng trứng. - Bộc lộ buồng trứng: Cả sừng tử cung, ống dẫn trừng và buồng trứng của chó, mèo được màng treo cố định vào các đốt sống vùng hông. Vì vậy không đưa buồng trứng và ống dẫn trứng ra ngoài được, chỉ có thể đưa nó ra vừa tới chỗ mở cửa vào xoang bụng. Lấy panh kẹp mạch máu, kẹp ngang ống dẫn trứng va loa kèn (dùng panh cong, kẹp chiều lõm hướng ra ngoài dễ thao tác hơn). Dùng kim chỉ, khâu thắt các mạch máu trước khi cắt bỏ buồng trứng. Sau khi cắt buồng trứng, lấy bông tẩm cồn iod 5% thấm vào vết cắt, kiểm tra nếu thấy máu vẫn chảy phải thắt lại. Tiếp tục làm như vậy đối với buồng trứng còn lại. - Đóng ổ bụng: Sau khi cắt bỏ 2 buồng trứng, đưa hết ruột, màng treo ruột, sừng tử cung, dây chằng sừng tử cung vào trong xoang bụng, khâu phúc mạc theo phương pháp khâu vắt. Vì phúc mạc của chó, mèo rất mỏng, nên khâu cùng với cân mạc, các lớp cơ vùng bụng. Khi khâu chú ý không được khâu vào ruột. - Cho bột kìm khuẩn. - Khâu da theo phương pháp khâu nút đơn. - Sát trùng toàn bộ vết mổ bằng cồn iod 5%. 3. Hộ lý – chăm sóc Ngoài việc tuân thủ các biện pháp hộ lý chăm sóc chung như giữ gìn vệ sinh, thường xuyên theo dõi vết mổ cần tiêm kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng với liệu trình 3-5 ngày. Tiết 8: NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA 1. Khái niệm 36
- Là nhiễm trùng hình thành trên nền của những vết thương, hay các phẫu thuật, để điều trị nó thì người ta dùng các thủ thuật ngoại khoa là chính, hiệu quả phòng và trị nó đạt được tốt nhất bằng phương pháp ngoại khoa. 2. So sánh nhiễm trùng ngoại khoa và nhiễm trùng khác: 2.1. Giống nhau: - Ðều do các loài vi sinh vật gây lên, cầu trùng, trực trùng đường ruột, vi khuẩn lao, vi khuẩn gây sảy thai truyền nhiễm - Nhiễm trùng ngoại khoa cũng như các nhiễm trùng khác, quá trình phát sinh và phát triển đều chịu sự tác động của 3 yếu tố cơ bản: + Nguyên nhân gây bệnh + Sức đề kháng của cơ thể gia súc + Môi trường bên ngoài. 2.2. Khác nhau: NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA CÁC NHIỄM TRÙNG KHÁC - Phát triển trên cơ sở của những tổn - Có thể không cần có sự xây sát trên cơ thương ngoại khoa hoặc các vết mổ. thể gia súc mà vẫn phát sinh được. - Yếu tố quan trọng nhất gây ra nhiễm - Trong khi đó, trong các loại nhiễm trùng ngoại khoa là tính chất của vết trùng khác thì độc lực của vi khuẩn và 37
- thương, vết thương càng phức tạp, có sức đề kháng của cơ thể gia súc lại là nhiều tổ chức dập nát, hoại tử, có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng vật lạ, các cục máu đông, vết thương phát sinh nhiễm trùng. sâu, rộng, có nhiều ngõ ngách thì nhiễm trùng ngoại khoa càng dễ phát sinh. - Phần lớn các nhiễm trùng ngoại khoa - Các loại nhiễm trùng khác hầu hết đều chỉ thể hiện ở cục bộ. Trong trường hợp có triệu chứng toàn thân. vết thương nặng, độc lực của vi sinh vật gây bệnh mạnh, sức đề kháng của cơ thể gia súc lại yếu thì nhiễm trùng ngoại khoa có thể phát sinh ở toàn thân. - Khi điều trị nhiễm trùng ngoại khoa - Khi điều trị các nhiễm trùng khác thì thì phương pháp chính là dùng các biện phương pháp chính lại là dùng kháng pháp rửa, sát trùng và các thủ thuật thể đặc hiệu hoặc các kháng sinh để ngoại khoa như cắt, cạo, gọt, khâu. Còn trung hoà, tiêu diệt nguyên nhân bệnh. dùng thuốc để tiêu diệt nguyên nhân bệnh chỉ là biện pháp kết hợp. 3. Phân loại nhiễm trùng. Nhiễm trùng ngoại khoa được chia làm 3 loại chính gồm nhiễm trùng hoá mủ, nhiễm trùng thối rữa và nhiễm trùng yếm khí. Ngoài ra nhiễm trùng ngoại khoa do các loại nấm Actinomyces, Botriomyces gây ra được gọi là nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt. 3.1. Nhiễm trùng hoá mủ Ðây là loại nhiễm trùng thường thấy nhất trong nhiễm trùng ngoại khoa. Nó thường do nhóm các vi khuẩn hóa mủ, tụ cầu trùng (staphylococcus), liên cầu trùng (streptococcus), song cầu trùng (diplococcus), vi khuẩn sống trong đường ruột của gia súc E. Coli gây nên. Đặc trưng của những loại vi khuẩn này sinh mủ là chủ yếu. 38
- 3.2. Nhiễm trùng thối rữa Nhiễm trùng thối rữa do các loại vi khuẩn yếm khí tùy tiện gây ra, các loại vi khuẩn này tồn tại và phát triển trong môi trường có oxy cũng được, không có oxy cũng được. Trong các ổ nhiễm trùng này, thường có mặt các loại vi khuẩn: E. coli, Bacillus putrificus, Bacillus proteus, Bacillus sporogene, đôi khi chúng kết hợp với staphylococcus, streptococcus. Nhiễm trùng này đặc trưng bằng sự phân hủy thối rữa mô bào với sự tạo thành dịch rỉ viêm mùi thối lẫn máu gọi là “mủ thối”. Đầu tiên nó có màu máu xám, sau đó có màu nước thịt bẩn. 3.3. Nhiễm trùng yếm khí - Nhiễm trùng yếm khí do các loại vi khuẩn yếm khí gây ra, trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng không đòi hỏi oxy. Đặc tính gây bệnh của chúng là hoại thư sinh hơi, phù ác tính. Có 4 loại vi khuẩn gây nhiễm trùng yếm khí thường gặp: + Trực khuẩn gây thuỷ thũng ác tính (Clostridium oedematis maligni). Khi xâm nhập vào vết thương nó sẽ làm cho da và tổ chức dưới da có hiện tượng thuỷ thũng dạng keo nhầy. + Trực khuẩn có giáp mô sinh hơi (Clostridium perfringens): Loại vi khuẩn này phân bố rất rộng trong thiên nhiên, có nhiều trong phân người và gia súc. Sau khi xâm nhập vào vết thương vi khuẩn có thể theo hệ thống mạch máu và lâm ba lan truyền đi các nơi khác trong cơ thể gia súc, chúng sinh hơi, sản sinh ra độc tố gây dung huyết, đầu độc thần kinh và các bắp thịt. + Trực khuẩn làm tan rữa tổ chức (Clostridium histolyticus): loại vi khuẩn này phân bố ít trong thiên nhiên, khi xâm nhập vào vết thương nó làm cho tế bào tổ chức bị hoại tử và tan rữa. + Trực khuẩn gây thuỷ thũng (Clostridium oedematiens): Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào vết thương sẽ gây dung huyết và gây thuỷ thũng. 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiễm trùng ngoại khoa 4.1. Tính chất của vết thương 39
- - Vết thương ở những tổ chức có khả năng vận động càng nhiều, được nhiều máu đến cung cấp, vết thương càng có nhiều tổ chức bị dập nát, nhiều vật lạ, nhiều cục máu đông, vết thương càng rộng, hình thái của vết thương càng phức tạp (có nhiều ngóc ngách, hình thành những cái túi, dịch viêm không thoát hết ra ngoài) thì sự nhiễm trùng của vết thương càng phát triển nhanh. 4.2. Trạng thái cơ thể gia súc - Tình trạng dinh dưỡng của gia súc càng tốt thì sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng càng cao. Ngược lại gia súc bị suy yếu nhất là cơ thể bị rối loạn trao đổi chất, rối loạn quá trình điều hoà thần kinh miễn dịch, thiếu sinh tố, mất máu nặng thì tốc độ phát triển của nhiễm trùng càng nhanh. - Ngoài ra hệ thống thần kinh của gia súc cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự nhiễm trùng ngoại khoa của vết thương, nó quyết định sự phản ứng và sự bảo vệ của cơ thể đối với nhân tố gây bệnh. Chứng minh: Dùng dầu thông hoặc độc tố của vi khuẩn tiêm vào dưới da của hai con thỏ: một con được gây ngủ nhân tạo và một con bình thường, kết quả là trên con thỏ được gây ngủ nhân tạo đã không xảy ra phản ứng gì đặc biệt, chỉ hơi bị viêm nhẹ ở chỗ tiêm. Còn con thỏ đối chứng thì chỗ tiêm bị viêm nhiễm rất nặng (hình thành áp-xe hoặc bị nhiễm trùng nặng). 4.3. Vi sinh vật gây bệnh Số lượng của vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào trong vết thương càng nhiều, độc lực càng mạnh thì tốc độ phát triển nhiễm trùng càng nhanh, càng nặng. Ngoài ra trong vết thương, cùng một lúc có nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào thì vết thương nhiễm trùng cũng phát triển nhanh và nặng hơn nhiều. Ví dụ: nếu vết thương bị nhiễm vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) và các loại cầu khuẩn khác thì bệnh uốn ván sẽ xuất hiện rất sớm. 5. Những nguyên tắc đề phòng nhiễm trùng ngoại khoa 40
- - Không cho sự xâm nhập của tác nhân gây nhiễm trùng vào cơ thể vật nuôi, nghiêm khắc tuân thủ vô trùng, khử trùng khi tiêm, phẫu thuật, can thiệp sản khoa và những can thiệp khác. - Khi có mặt mô bào chết cần phải nhanh chóng loại trừ bằng phương pháp phẫu thuật hay bằng các can thiệp khác và thanh toán các hang, ổ, túi giữa các lớp. - Đảm bảo điều kiện lý tưởng cho sự thoát dịch tự do từ những ổ nhiễm trùng. - Sử dụng cục bộ những dung dịch sát trùng và bột kìm hãm sự phát triển của của vi khuẩn. Với toàn thân, sử dụng liệu trình kháng sinh, sulfamid thích hợp. - Giảm trạng thái mẫn cảm của cơ thể và tránh tái kích thích hệ thống thần kinh (cả ngoại vi và trung tâm) bằng các chất điều trị bảo tồn (phong bế, an thần ) - Tất cả các biện pháp trên được tiến hành trong điều kiện thức ăn đầy đủ protein, glucid, lipid, vitamin, muối khoáng và chăm sóc khai thác vật nuôi đúng phương pháp. Tiết 9: ÁP-XE 41
- I. Khái niệm - Trong quá trình viêm cục bộ ở bất kỳ tổ chức hoặc khí quan nào trong cơ thể có mủ tích tụ trong xoang mới hình thành thì được gọi là áp-xe (bọc mủ). - Cần phải phân biệt giữa xoang mới hình thành trong tổ chức do áp-xe tạo lên với xoang giải phẫu trong cơ thể (xoang trán, xoang mũi, xoang hàm, xoang ngực, xoang bụng ). Nếu các xoang trên bị viêm hoá mủ, có mủ tích tụ ở trong thì gọi là viêm xoang tích mủ (viêm xoang trán, viêm xoang mũi, xoang hàm tích mủ ). II. Nguyên nhân - Do vi sinh vật: Các loại vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức gây áp-xe thường là do các loại cầu khuẩn (Staphylococcus, Streptococcus), trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lao - Do hoá chất: Các loại hoá chất và dược phẩm có tính kích thích mạnh (dầu thông, dầu ba đậu, Canxi clorua, Chloral hydrat v.v ) được đưa nhầm vào dưới da hoặc bắp thịt cũng gây áp-xe tại chỗ tiêm. III. Phân loại áp-xe 1. Căn cứ vào thời gian hình thành và sự tiến triển của áp-xe có thể chia nó ra làm 3 loại: - Áp-xe mới hình thành: Quá trình viêm bắt đầu - Áp-xe đang thành thục: Quá trình viêm đang tiến triển - Áp-xe chín (đã thành thục): Quá trình viêm đã đạt đỉnh điểm đi đến kết thúc. Triệu chứng các giai đoạn phát triển của áp xe: ÁP-xe ÁP-xe ÁP-xe Chỉ tiêu mới hình thành đang thành thục chín 1. Sưng Hình bán cầu, cứng Đầu nhọn dần, mềm Hình bán cầu, mềm 42
- chắc, giới hạn với dần từ đỉnh, giới hạn toàn bộ, trừ vùng xung quanh không rõ với xùng quanh dần chân, giới hạn với tổ rõ rệt hơn. chức xung quanh rõ. Ở đỉnh xuất hiện màu Màu trắng đục toàn Đỏ ửng toàn bộ vùng trắng đục lan rộng bộ, ấn tay vào thấy 2. Màu sắc sưng, sau chuyển dần dần, tương ứng khi mềm, chỉ còn đỏ sẫm sang màu đỏ sẫm. ấn tay vào thầy mềm, ở vùng chân. xung quanh đỏ sẫm. Nhiệt độ ở đỉnh giảm Toàn bộ vùng sưng dần, lan rộng tương không còn nóng. Chỉ 3. Nóng Rất nóng ứng với vùng mềm còn nóng ít ở xung dần. quanh chân. Đỡ đau dần từ đỉnh, Không đau, chỉ còn 4. Đau Rất đau tương ứng với vùng đau một chút ở xung mềm dần. quanh chân. 5. Trở ngại + + + + + + cơ năng 2. Dựa vào vị trí phát sinh của áp-xe có thể chia ra hai loại: - Áp-xe nông: Thường hình thành ngay dưới da. Loại áp-xe này dễ phát hiện, tiến triển chậm, ít gây biến chứng, dễ điều trị. Áp-xe này thường thấy ở lợn. - Áp-xe sâu: Áp-xe được hình thành giữa các lớp cân mạc, các lớp cơ nằm sâu ở vùng mông, đùi, vai hoặc cơ quan nội tạng. Thường ở thể cấp tính, gây biến chứng do vỡ mủ chảy vào trong các xoang giải phẫu hoặc các lớp cơ nằm sâu hơn. Cơ thể dễ bị trúng độc toàn thân do hấp thu những độc tố từ áp-xe vỡ ra gây nên. 3. Dựa vào đặc điểm lâm sàng có thể phân áp-xe thành ba loại sau: - Áp-xe lành tính: + Ðặc điểm của loại áp-xe này không có triệu chứng viêm cục bộ rõ rệt. 43
- + Màng áp-xe hình thành sớm và hoàn chỉnh, nó có tác dụng bao vây và hạn chế sự lan rộng của ổ mủ. + Sự hoại tử thối rữa của tế bào tổ chức ở mức độ tối thiểu. + Mủ của loại áp-xe này thường có màu vàng chanh. + Ðáy và vách của áp-xe được phủ một lớp tổ chức thịt non màu đỏ hồng, tổ chức chết phân huỷ hoàn toàn, vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc giảm độc lực. - Áp-xe ác tính: + Loại áp-xe này do vi khuẩn có độc lực cao gây nên, phản ứng viêm ở cục bộ rất rõ. + Tổ chức xung quanh áp-xe có hiện tượng phù nề nặng. + Mủ trong áp-xe có màu xám sẫm, lỏng, có mùi thối rất đặc biệt, đôi khi có lẫn bọt khí. + Ðáy và vách áp-xe thường có một lớp tổ chức hoại tử, màng áp-xe không hoàn chỉnh màu nâu xám, có nhiều ngóc ngách, nhiều túi. - Áp-xe lạnh: + Ðặc điểm của hai loại áp-xe này không có triệu chứng viêm cấp tính ở cục bộ, sự tiến triển của áp-xe rất chậm. + Vách của nó được phủ một tổ chức dạng nấm có màu xanh nhạt, có hiện tượng hoại tử và loét. + Áp-xe tự vỡ ra sẽ hình thành lỗ rò. IV. Chẩn đoán Muốn chẩn đoán chính xác cần phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: tại vùng bệnh có khối sưng hình bán cầu, có hiện tượng viêm cục bộ (sưng, đỏ, nóng, đau) sờ nắn thấy ở giữa mềm có hiện tượng ba động, xung quanh cứng. Cần phân biệt giữa u máu, u limpho, hernia và áp-xe. U MÁU U LIMPHO HERNIA ÁP-XE Nhìn Bán cầu Bán cầu Bán cầu Bán cầu Sờ nắn Lép bép, lạo xạo Mềm, nghe Nhỏ lại hoặc mềm nóng Mềm 44
- thấy âm “vỗ nước” Không ba động, Ấn tay Ba động Bùng nhùng, lúc to lúc nhỏ Ba động để lại vết Máu đen nhét Dịch vàng, Choc dò Không có hoặc rất ít dịch Mủ trong lòng kim nhanh đông Cách choc dò: Cắt lông và sát trùng kỹ da ở vùng nghi là áp-xe rồi dùng kim tiêm (kim 14-16) đã được tiêu độc kỹ chọc vào vị trí thấp nhất của chỗ sưng, nếu là áp-xe có mủ chảy ra. Nếu mủ lỏng sẽ chảy ra theo lòng kim tiêm, mủ đặc như bã đậu sẽ bịt kín lòng kim. V. Ðiều trị - Giai đoạn áp-xe mới hình thành: Khi áp xe mới phát, con vật rất đau, phù viêm mạnh, nên dùng các biện pháp sau: + Chườm lạnh: Dùng túi cao su đựng nước lạnh áp vào ổ áp-xe 10-15 phút. Làm 2-3 lần với quãng nghỉ như trên. Không được dùng kéo dài. + Phong bế bằng novocain 0,25% kết hợp với kháng sinh như: Penicillin, ampicillin, lincomycin, tetracyclin. Dung dịch được đưa vào xung quanh ổ viêm. + Dùng novocain kết hợp với kháng sinh tiêm tĩnh mạch kết quả điều trị cao. + Dùng các thuốc kháng viêm: Prednizolon, hydrococtizon, dexamethason tiêm dưới da hay bắp thịt ngày 1-2 lần. Không được dùng kéo dài, xen kẽ các đợt sử dụng và ngừng sử dụng. + Tiêm tĩnh mạch CaCl2: Vật nuôi lớn: 10-15 g/ngày Pha nó trong dung dịch đường glucose Vật nuôi nhỏ: 1-2 g/ngày 5-10%, tiêm chậm tĩnh mạch, khi tiêm không được để thuốc lọt ra ngoài. - Giai đoạn áp-xe đang thành thục: + Phong bế bằng novocain 0,25% kết hợp với kháng sinh như: Penicillin, ampicillin, lincomycin, tetracyclin. Dung dịch được đưa vào xung quanh ổ viêm. 45
- + Sử dụng bổ xung (tiêm bắp) một cách hợp lý kháng sinh có hoạt phổ rộng: Amtyo, hampisepton, hanmolin, hanoxylin, linspec + Dùng các thuốc kháng viêm. + Tiêm tĩnh mạch CaCl2 - Giai đoạn áp-xe chín: + Dùng phương pháp chọc hút: Bơm vào ổ áp-xe một lượng vừa đủ novocain 0,25% kết hợp với kháng sinh, sau 15-20 phút hút mủ ra bằng bơm kim tiêm cỡ lớn Rửa xoang áp-xe bằng các dung dịch sát trùng: Rivanol 0,1%, thuốc tím 0,1%, nước oxy già 3%, nước muối sinh lý. Bơm dung dịch sát trùng vào rồi lại hút ra, sau vài lần rửa hút hết dung dịch sát trùng ra. Cuối cùng ta lại bơm vào xoang áp-xe novocain 0,25% kết hợp với kháng sinh. Mỗi ngày làm một lần đến khi trong xoang bệnh lý không còn sinh mủ nữa là được. + Dùng phương pháp phẫu thuật: Phương pháp tiến hành: Trước tiên cắt, cạo sạch lông vùng da có áp-xe, rửa sạch và sát trùng bằng cồn Iod 5%. Dùng dao mổ đã được vô trùng kỹ rạch da ổ áp-xe ở vị trí thấp nhất (độ dài của vết mổ vừa đủ cho mủ thoát ra hết, chiều của vết mổ cùng chiều với sợi cơ vùng áp-xe). Nặn hết mủ và dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc H2O2 3% rửa sạch mủ trong xoang áp-xe. Nếu bọc áp-xe nhỏ, xoang áp-xe hẹp ta có thể dùng bột Sulfamid, bột kháng sinh rắc vào bên trong bọc áp-xe. Nếu bọc áp-xe lớn, xoang rộng ta có thể lấy vải gạc đã được vô trùng tẩm huyễn dịch gồm: Dầu cá hay dầu thực vật: 100ml Nhét vào trong xoang làm dẫn lưu. Bột Sulfamid: 5g Phương pháp này sẽ làm cho dịch viêm Iodoform: 3g thoát ra hết, làm cho áp-xe lành từ trong 46
- ra ngoài, chống hiện tượng lành giả (miệng áp-xe đã liền, nhưng trong xoang áp-xe vẫn còn mủ, dịch viêm). - Áp-xe tự vỡ: Nó thường vỡ chỗ mềm nhất ở giữa. Khi điều trị phải làm cho mủ thoát ra hết không để mủ tích tụ lại trong xoang. Do đó ta phải mổ một miệng phụ ở vị trí thấp nhất của áp-xe rồi xử lý như trường hợp áp-xe sau khi được mổ. Tiết 10: VẾT THƯƠNG I. Khái niệm 47
- Vết thương là sự tổn thương cơ giới hở của: da, niêm mạc và những cơ quan, mô bào nằm sâu hơn. Đặc trưng của nó là sự đau, hở miệng, chảy máu và rối loạn chức năng. Tùy thuộc vị trí tổn thương và loại vết thương thì sự thể hiện của các dấu hiệu này khác nhau. II. Cấu tạo của vết thương Vết thương gồm có 5 phần: - Miệng vết thương: là độ rộng của phần da hoặc niêm mạc bị phá huỷ. - Bờ của vết thương: là phần da, niêm mạc còn lại tiếp xúc với miệng vủa vết thương. - Vách vết thương: là phần giới hạn giữa phần tổ chức bị khuyết với phần tổ chức còn lại. - Xoang vết thương: là phần khuyết tổ chức do tác động của các nhân tố gây bệnh. - Ðáy vết thương: là phần sâu nhất của vết thương. III. Các dạng của vết thương 1. Vết thương đâm - Là loại vết thương gây ra do các vật nhọn, dài như đinh, dao nhọn, dùi, cành cây nhọn gây ra. - Trong vết thương đâm độ sâu lớn hơn độ rộng, máu chảy ít, nhưng có thể gây xuất huyết nội. - Do vết thương sâu, miệng của vết thương hẹp nên dễ dẫn đến nhiễm trùng yếm khí (vi khuẩn hoại thư, uốn ván). - Ðường đi của vết thương thường là thẳng, nhưng nếu bị thương trong khi đang vận động, hoặc do phản xạ co duỗi của các nhóm cơ có thể làm cho đường đi của vết thương bị thay đổi. 2. Vết thương cắt - Thường do các vật sắc như dao, thuỷ tinh gây ra. - Vách của vết thương loại này thương bằng phẳng trơn láng nên máu chảy nhiều. - Độ hở của vết thương lớn nhưng không sâu. - Vết thương loại này dễ lành nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp. 48
- 3. Vết thương chém - Do các vật sắc và nặng gây ra như dao rựa, búa, rìu. - Vết thương vừa có độ hở lớn, vừa sâu lại có nhiều tổ chức dập nát, máu chảy nhiều. - Dễ xảy ra nhiễm trùng, khó điều trị. 4. Vết thương dập nát. - Do các vật nặng và tù như gạch, đá, sừng trâu bò, móng gia súc gây ra. - Ðặc điểm của vết thương dạng này là có rất nhiều tổ chức dưới da như cơ, thần kinh, mạch máu, mạch limpho bị dập nát. - Tổ chức bị thấm nhiễm máu, dịch limpho. - Vết thương dễ bị nhiễm trùng, rất khó điều trị. 5. Vết thương do hoả khí. - Vết thương do bom, đạn gây ra. - Ðặc điểm của vết thương là vừa bị rách, nát, có độ sâu. Nếu do bị đạn bắn có khi xuyên qua cả cơ thể và vết thương có hai miệng, miệng viên đạn đi vào nhỏ hơn miệng viên đạn đi ra do sức công phá của viên đạn rất lớn. Nếu do mảnh bom va đập vào thì không chỉ trực tiếp vết thương bị tổn hại mà cả những vùng xung quanh cũng bị ảnh hưởng. - Tổ chức vùng vết thương bị dập nát nhiều, các tổ chức xung quanh cũng kém sức sống, do đó vết thương khó điều trị, lâu lành. - Dễ phát sinh nhiễm trùng yếm khí, gây nguy hiểm đến tính mạng gia súc. IV. Triệu chứng cục bộ của vết thương 1. Ðau đớn - Triệu chứng này xuất hiện ngay sau khi bị thương, sau đó giảm dần. - Cường độ và độ dài của phản ứng đau phụ thuộc vào vị trí của vết thương, đặc điểm tổn thương, tính phản ứng của loài và loại hình thần kinh của cá thể bị tổn thương. Vật nuôi có sừng kém mẫn cảm hơn, ngựa, chó, mèo rất mẫn cảm. Vật nuôi trưởng thành tính phản ứng với đau mạnh hơn vật nuôi non. 49
- Trong mô bào bị tổn thương, càng nhiều đầu mút thần kinh nhận cảm thì phản ứng đau càng thể hiện mạnh. Cảm nhận đau mạnh nhất là: da, màng xương, phúc mạc, đế móng. - Kích thích đau đớn ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu nó quá mạnh và kéo dài có thể dẫn đến những rối loạn bệnh lý không thuận lợi, đôi khi kết thúc bằng cái chết (sốc). 2. Chảy máu Triệu chứng này cũng xuất hiện ngay sau khi con vật bị thương. - Máu chảy nhiều hay ít phụ thuộc tính chất của vết thương, vị trí bị thương, tốc độ đông máu. + Vết thương cắt, chém thì máu chảy nhiều hơn, bị thương đứt động mạch thì máu chảy nhanh và nhiều. + Tốc độ đông máu càng nhanh thì máu càng chảy ít. - Máu có thể chỉ chảy ra ngoài nhưng cũng có thể chảy vào trong xoang tự nhiên của cơ thể nhất là trong các vết thương đâm. Máu chảy ra khi gia súc bị thương là chảy máu nguyên phát. Nếu sau khi máu đã cầm rồi mà máu lại chảy thì gọi là chảy máu thứ phát thường phát sinh ở động mạch, hoặc các tĩnh mạch lớn. - Khi bị mất máu quá nhiều (>1/2 lượng máu của cơ thể) con vật có thể chết. 3. Ðộ hở của vết thương Ðộ hở của vết thương phụ thuộc vào dạng vết thương, chiều của các cơ so với chiều của vết thương, trạng thái hoạt động của gia súc lúc bị thương. Các vết thương chém, cắt thì độ hở lớn, vết thương đâm có độ hở nhỏ, chiều của vết thương cùng chiều với chiều của các sợi cơ thì độ hở của vết thương nhỏ, ngược chiều thì độ hở lớn, gia súc bị thương trong lúc đạng hoạt động thì độ hở của vết thương lớn hơn lúc đang yên tĩnh. 4. Rối loạn cơ năng Ðối với những vết thương nhẹ, trên bề mặt, ở những nơi không quan trọng thì rối loạn cơ năng không đáng kể. Nhưng nếu bị thương nặng, chảy nhiều máu, 50
- đau đớn nhiều, tổn thương nghiêm trọng thần kinh chi phối các cơ quan thì sẽ làm rối loạn cơ năng của các cơ quan đó. V. Sự lành của vết thương 1. Lành thời kỳ I. - Lành thời kỳ I đạt được ở những phẫu thuật vô trùng và những vết thương đã được xử lý ngoại khoa, thỏa mãn những điều kiện sau: + Không nhiễm trùng + Trong xoang vết thương không có vật lạ + Cầm máu hoàn toàn + Tổn thương mô bào ít, không có quá trình viêm và hoại tử. Mô bào ở bờ, vách và đáy của vết thương có khả năng sống. + Khi kết nối đảm bảo sự tiếp giáp hoàn toàn của các lớp mô bào. - Sau khi khâu kín, khe hẹp của vết thương được lấp đầy máu và thanh dịch- fibrin. Sau một vài phút máu đông lại, các sợi fibrin đan thành lưới. Vách của vết thương liên kết lại bằng những chỗ dính fibrin. Biểu mô của mao mạch mọc thành những chồi, bám theo các cầu nối fibrin, sau đó chúng được ống hóa thành mao quản. - Đây là dạng lành lý tưởng nhất của vết thương, vết mổ. Chúng hoàn thành trong vòng từ 5-7 ngày. 2. Lành thời kỳ II. - Dạng lành này thấy ở những vết thương, vết mổ nhiễm trùng hay mức độ tổn thương lớn, không đạt được sự tiếp giáp hoàn toàn của các lớp mô bào khi kết nối. - Lành dạng này phải nhờ phản ứng viêm. Quá trình viêm đã làm tăng tính thấm của thành mạch, các tế bào máu xuyên qua mạch quản vào ổ viêm làm nhiệm vụ thực bào. Các tế bào bạch cầu kết hợp với mô bào cục bộ hình thành các u, gò, bướu. Sau đó chúng được biệt hóa thành mô hạt. Mô hạt thành thục, phủ biểu bì rồi sẹo hóa làm liền vết thương. 51
- - Lành dạng này tối thiểu cũng cần 3-4 tuần, trung bình là 6-8 tuần. 3. Lành thời kỳ III. - Lành dạng này hay gặp ở loài gặm nhấm và lớp chim. Ở vật nuôi có vú chỉ đạt được khi bị sây sát nhẹ. - Sau khi bị tổn thương, vảy được hình thành nhờ vào cục máu động, sợi fibrin và các mô bào chết. + Nếu trong vết thương có ít mô bào chết, không có vật lạ, không nhiễm trùng mủ vết thương sẽ lành theo dạng lành thời kỳ I. + Nếu vết thương bị viêm mủ, vảy khô bong ra, hình thành vảy thứ phát vết thương lành theo dạng lành thời kỳ II, sau một số lần hình thành vảy thứ phát. VI. Nguyên nhân lâu lành của vết thương. Sự lâu lành của vết thương là do những nguyên nhân sau đây: - Vết thương nhiễm trùng - Trong vết thương có vật lạ. - Mức độ tổn thương lớn - Thiếu máu - Kích thích lâu dài bởi những chất hóa học, sinh vật khác, hoặc khi gia súc vận động thái quá. Tiết 11: TỔN THƯƠNG CƠ GIỚI KÍN 1. Khái niệm - Khi vật nuôi bị tổn thương bởi các vật tù, tổ chức mềm dưới da như màng cơ, cơ, mạch máu, mạch limpho, dây thần kinh, dây chằng, gân bị đứt, dập nát 52
- nhưng da và niêm mạc của gia súc vẫn ở trạng thái hoàn chỉnh thì ta gọi những tổn thương này là tổn thương cơ giới kín. - Tại cục bộ, nếu lực cơ giới tác động nhẹ chỉ làm tác động tới các mao mạch dưới da sẽ gây những vết bầm (tụ máu) hay xuất huyết nhẹ trên da. Nếu lực tác động mạnh hơn có thể xảy ra các trường hợp sau: + Vỡ mạch máu tạo thành u máu (bọc máu). + Vỡ mạch limpho hình thành u limpho. - Với toàn thân, lực tác động nhẹ không gây ra những rối loạn gì ở vật nuôi, nếu mạnh con vật có thể bị choáng (sốc). 2. U máu 2.1. Triệu chứng - Thời gian xuất hiện u máu rất nhanh, thường ngay sau khi bị tổn thương, tốc độ phát triển cũng nhanh, sau 5-10 phút nó đạt cực đại. - Cục máu động được hình thành nhờ cơ chế tự đông máu của cơ thể, chính các cục máu đông đã chèn ép, vít mạch máu bị vỡ lại. - Khi sờ nắn và ấn tay vào u máu, các cục máu đông vỡ nhỏ ra, nghe thấy âm vò tóc. - Có giới hạn rõ với các mô bào xung quanh. - Chọc dò thấy cục máu đông bít kín trong lòng kim. 2.2. Chẩn đoán - Căn cứ vào triệu chứng của bệnh, cần chẩn đoán phân biệt giữa u máu, u limpho, hernia và áp-xe. 2.3. Ðiều trị - U máu nhỏ: Ðối với trường hợp chấn thương nhẹ, chỉ gây những điểm tụ máu hoặc xuất huyết trên da thì không cần điều trị, tự nó sẽ khỏi. - U máu lớn: Phải phẫu thuật mổ bọc máu lấy hết các cục máu đông ra. Sau khi cố định, cắt lông, sát trùng gây tê ta mổ ở vị trí thấp nhất lấy hết máu đông ra 53
- nếu máu còn chảy thì phải mở rộng vết mổ tìm mạch máu để cầm máu. Rửa xoang bọc máu bằng thuốc tím 0,1%, thấm khô, rắc kháng sinh, nếu xoang bọc máu to thì đặt gạc dẫn lưu, khâu da. Hàng ngày theo dõi vết mổ, thay gạc bôi thuốc. 3. U limpho 3.1. Triệu chứng - U limpho xuất hiện chậm, thường sau khi bị tổn thương vài ba ngày nó mới được hình thành, do dịch limpho dịch chuyển trong mạch limpho rất chậm. - Trên da chỗ bị thương xuất hiện một cục sưng hình bán cầu, ngày càng lớn dần lên, không có giới hạn rõ với tổ chức xung quanh do dịch limpho không tự đông lại khi còn ở trong cơ thể gia súc. - Sờ nắn và ấn tay vào có hiện tượng ba động và nghe thấy âm “vỗ nước”. - Nếu không nhiễm trùng, u linpho cũng không có triệu chứng viêm. - Chọc dò thấy dịch limpho chảy ra: dịch trong suốt, nhớt, hơi ngà vàng và nhanh đông trong không khí. 3.2. Chẩn đoán - Dựa vào triệu chứng đặc trưng của bệnh như: + Hình thành sau khi gia súc bị thương từ 2-3 ngày. + Sờ nắn và ấn tay vào có hiện tượng ba động, nghe thấy âm “vỗ nước”. + Chọc dò thấy có dịch trong suốt, nhớt, màu hơi ngà vàng và nhanh đông trong không khí. - Cần chẩn đoán phân biệt giữa u máu, u limpho, hernia và áp-xe. U MÁU U LIMPHO HERNIA ÁP-XE Nhìn Bán cầu Bán cầu Bán cầu Bán cầu Mềm, nghe Sờ nắn Lép bép, lạo xạo Nhỏ lại hoặc mềm nóng Mềm thấy âm “vỗ 54
- nước” Không ba động, Ấn tay Ba động Bùng nhùng, lúc to lúc nhỏ Ba động để lại vết Máu đen nhét Dịch vàng, Choc dò Không có hoặc rất ít dịch Mủ trong lòng kim nhanh đông 3.3. Ðiều trị - Nếu u limpho không nhiễm trùng (không có triệu chứng viêm cấp tính, choc dò không có mủ) thì tuyệt đối không mổ u limpho ra, mà ta phải làm như sau: Sau khi cố định, cắt lông, sát trùng gây tê, dùng kim 5-7cm chọc u limpho ở vị trí thấp nhất, nặn cho dịch limpho ra hết. Sau đó cho vào u limpho hỗn hợp dung dịch gồm : 100ml cồn 960, 2ml formalin, 1ml cồn Iod 5%. Lượng dung dịch đưa vào tùy thuộc độ lớn của u limpho. Cồn 96% và formalin làm protein ở các mạch limpho bị vỡ đông vón lại, có tác dụng vít mạch. Sau 3-4 tuần u limpho sẽ được hấp thu hết. - Nếu u limpho đã bị nhiễm trùng thì phải mổ cho mủ thoát ra hết, sau đó dùng cồn 900 dội rửa bên trong để làm đông dịch limpho và hàn gắn mạch limpho bị vỡ. Rắc thuốc kháng sinh. Nếu xoang u limpho to thì đặt gạc dẫn lưu, khâu da. Bôi thuốc sát trùng lên vết mổ. Theo dõi vết mổ trong những ngày sau đó. Tiết 12: HERNIA I. Khái niệm 55
- Hernia là chỉ một phần nội tạng từ trong xoang bụng thoát ra nằm ở vị trí khác, phần nội tạng ấy luôn được phúc mạc che phủ, da vùng bụng vẫn ở trạng thái hoàn chỉnh, các tổ chức dưới da (cơ, màng cơ, cân mạc, mạch máu ) bị rách, đứt, dập nát. Bất kỳ một hernia nào cũng bao gồm các phần sau: - Lỗ hernia (miệng hernia): là chỗ tiếp giáp giữa bọc hernia và xoang bụng, qua đó mà nội tạng đi ra bọc hernia. - Bọc hernia: là bộ phận phình to ra ta có thể nhìn thấy được. - Vật hernia: Là một bộ phận của cơ quan nội tạng (ruột, màng treo ruột, dạ dày, dạ cỏ v.v ) lọt ra nằm trong bọc hernia. - Vách trong cùng của bọc hernia là do phúc mạc hình thành, vách ngoài là do da tạo thành, giữa vách phúc mạc và da, thường có chứa dịch viêm của phúc mạc (có màu vàng trong). II. Phân loại hernia - Căn cứ vào vị trí của hernia hình thành có thể phân thành hai loại: + Hernia ngoài: Là hernia hình thành do nội tạng trong xoang bụng thoát ra nằm ở dưới da, ta có thể nhìn thấy toàn bộ bọc hernia. + Hernia trong: Hernia hình thành do cơ hoành bị rách, nội tạng từ trong xoang bụng chui vào nằm trên xoang ngực, bên ngoài không thể thấy được bọc hernia (trường hợp này thường gặp ở ngựa, các loài gia súc khác ít thấy). - Căn cứ vào nguyên nhân gây ra hernia có thể chia làm 2 loại: + Hernia bẩm sinh: Trong quá trình sinh trưởng bào thai phát triển không bình thường, ngay sau khi lọt lòng mẹ, gia súc sơ sinh đã bị hernia: Hernia rốn, hernia âm nang. + Hernia do bị tổn thương cơ giới: Trong quá trình sinh sống gia súc bị tổn thương kín tổ chức mềm ở hai bên vách bụng (đối với ngựa, trâu bò, dê cừu), thiến lợn cái không đúng phương pháp cũng sẽ gây hernia thành bụng. - Căn cứ vào tính chất của hernia có thể chia thành hai loại: 56
- + Hernia có khả năng hồi phục: Do lỗ hernia rộng nên phủ tạng (ruột, dạ dày) trong bọc hernia dễ dàng chui vào trong xoang bụng (khi con vật đói, áp lực xoang bụng thấp) và lọt ra trở lại bọc hernia (khi con vật ăn no, vận động mạnh, áp lực xoang bụng tăng cao). + Hernia không có khả năng hồi phục: Do lỗ hernia quá hẹp nên sau khi các cơ quan nội tạng lọt ra ngoài bị kẹt và dính vào da lỗ hernia, không thể tự chui vào trong xoang bụng được. - Căn cứ theo sự định vị của hernia người ta chia ra: hernia rốn, hernia thành bụng, hernia âm nang III. Một số trường hợp hernia thường gặp ở gia súc 1. Hernia rốn (thoát vị rốn): Lợn con, bê, nghé, ngựa hay bị hernia rốn. a) Nguyên nhân Hernia rốn chủ yếu do bẩm sinh, trong quá trình phát triển của bào thai lỗ rốn không được bịt kín hoàn toàn hoặc vách bụng hình thành không hoàn chỉnh, lỗ rốn quá rộng, áp lực xoang bụng tăng đẩy một phần ruột hoặc màng treo ruột qua lỗ rốn ra nằm dưới da gây nên hernia rốn. b) Triệu chứng - Hernia rốn có khả năng hồi phục, tại vùng rốn của gia súc có một bọc hình bán cầu có giới hạn rõ rệt với tổ chức xung quanh. - Sờ nắn thấy mềm, con vật không có cảm giác đau, có thể phát hiện thấy lỗ hernia. - Ấn tay vào bọc hernia nó nhỏ lại. - Ðặt ống nghe lên bọc hernia có thể nghe tiếng nhu động của ruột. - Nếu hernia rốn không có khả năng hồi phục do ruột bị dính vào lỗ hernia và tổ chức xung quanh gây viêm cục bộ, làm cho da ở bọc hernia đỏ ửng, căng phồng - Sờ nắn con vật có phản ứng đau. - Ấn tay vào bọc hernia, thể tích bọc hernia không nhỏ lại. 57
- - Con vật thường có triệu chứng đau bụng, nó nằm lăn xuống đất, dùng chân sau đá vào bụng. Nếu không kịp thời điều trị, con vật có thể chết do viêm, hoại tử ruột, viêm phúc mạc. c) Ðiều trị: Có 3 phương pháp điều trị hernia rốn: Dùng băng cuộn ép bọc hernia: - Dùng băng cuộn băng ép bọc hernia sau khi đã đưa vật trong bọc hernia vào xoang bụng và phải duy trì tối thiểu trong vòng 3 tháng. - Với phương pháp này nếu làm tốt khi gia súc lớn lên ruột phát triển to lên sẽ không lọt ra ngoài nữa. - Phương pháp này rất ít đạt kết quả vì cố định băng ép trên cơ thể con vật trong một thời gian dài là việc làm rất khó khăn. Do đó phương pháp này trong thực tế ít được dùng. Gây viêm nhân tạo: - Gây viêm nhân tạo xung quanh vách lỗ rốn bằng cách tiêm vào vách bụng quanh lỗ rốn dung dịch cồn 700 hoặc nước muối (NaCl) ưu trương. Cách điều trị này hy vọng lỗ hernia rốn sau khi được gây viêm tổ chức tăng sinh sẽ làm cho lỗ hernia hẹp lại, khí quan nội tạng trong xoang bụng không lọt được ra ngoài nữa. - Phương pháp này cũng ít được dùng vì rất nguy hiểm, khi gây viêm tổ chức vách bụng tại lỗ hernia có thể làm viêm lan đến các cơ quan nội tạng hoặc gây viêm phúc mạc. Phương pháp phẫu thuật: - Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa khâu bít lỗ hernia lại. Phương pháp này được coi là tốt nhất vì phẫu thuật đơn giản dễ làm và rất an toàn, sau khi phẫu thuật sẽ không bị tái phát. 58
- Tiến hành: + Chuẩn bị gia súc: Bắt gia súc nhịn đói tử 12-24 giờ trước khi phẫu thuật. + Cố định gia súc: Cố định ở tư thế thuận lợi nhất để thực hiện phẫu thuật. + Vệ sinh vùng phẫu thuật: Cắt lông, rửa sạch, lau khô, sát trùng vùng phẫu thuật. + Gây mê, gây tê: Chỉ định gây mê khi thực hiện phẫu thuật ở chó, mèo hay vật nuôi có hệ thần kinh mẫm cảm khác. Khi thực hiện phẫu thuật ở lợn, bê, nghé không cần thiết phải gây mê mà chỉ cần cố định chắc kết hợp với gây tê cục bộ. + Mổ bọc hernia: Dùng dao cắt ngay giữa bọc hernia, cắt nhẹ nhàng, tránh gây thủng ruột vì ruột thường bị ép sát vào mô liên kết dưới da. + Tách ruột, màng treo ruột ra khỏi bọc hernia rồi đưa chúng vào trong xoang bụng. Nếu phát hiện thấy đoạn ruột bị hoại tử, mất khả năng thực hiện chức năng sinh lý của mình, phải cắt bỏ đoạn ruột đó rồi nối ruột lại. + Cắt bỏ vòng rốn, tạo vết thương mới hoàn toàn, rồi khâu bịt lỗ rốn lại (bằng phương pháp khâu vắt) + Cho bột kìm khuẩn + Cắt bỏ da thừa, khâu da theo phương pháp khâu nút đơn. + Hộ lý chăm sóc: thực hiện theo những nguyên tắc chung, giữ gìn vệ sinh cho gia súc, tiêm kháng sinh liên tục từ 3-5 ngày sau khi phẫu thuật để đề phòng nhiễm trùng vết mổ. Sau 7 ngày cắt chỉ khâu da. Theo dõi vết mổ và trạng thái con vật Tiết 13: HERNIA THÀNH BỤNG - Hernia thành bụng được tạo thành do sự vỡ cơ vùng bụng và cân mạc của nó, và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào của thành bụng. 59
- - Hernia thành bụng thường thấy ở ngựa, lợn, trâu bò, các loại gia súc khác ít gặp. 1. Nguyên nhân Chủ yếu do tổn thương cơ giới: - Do gia súc bị đánh đập, bị con ngựa khác đá vào vách bụng, hoặc bị trâu bò húc vào thành bụng gây nên. - Do phẫu thuật ở vùng bụng không đúng phương pháp như thiến lợn cái vết mổ vách bụng, mổ phúc mạc quá rộng nhưng không khâu phúc mạc, phẫu thuật mổ dạ cỏ ở trâu bò, mổ áp-xe ở vùng bụng gây rách cơ vách bụng sẽ gây hernia thành bụng kế phát. - Hernia thành bụng có thể được hình thành trong những cơn đẻ khó, những cơn đau bụng nặng. - Nuôi nhốt vật nuôi có chửa, nhất là chửa ở giai đoạn cuối một cách quá chật chội, tăng khả năng xuất hiện hernia thành bụng. - Giãn quá mức thành bụng, khi ăn quá no, bị chướng hơi hay bị áp-xe ở thành bụng cũng có thể gây ra hernia. 2. Triệu chứng Hernia thành bụng do tổn thương cơ giới có thể hình thành bất kỳ chỗ nào ở vách bụng. Ðặc biệt hay xảy ra ở dưới bụng, vùng trước và sau rốn, hoặc vùng dưới hõm hông. + Hernia có khả năng hồi phục: - Xuất hiện một bọc hình bán cầu, có giới hạn rõ rệt với tổ chức xung quanh. Độ lớn của hernia khác nhau, có thể bằng nắm tay hay lớn hơn, đôi khi chúng kéo dài từ mỏm kiếm đến khớp mu. - Sờ nắn thấy mềm, con vật không có cảm giác đau, có thể phát hiện thấy lỗ hernia, xác định được độ lớn và hình dạng của vết vỡ thành bụng bằng đầu ngón tay. - Ấn tay vào bọc hernia nó nhỏ lại. 60
- - Ðặt ống nghe lên bọc hernia có thể nghe tiếng nhu động của ruột. + Nếu hernia không có khả năng hồi phục: do ruột bị dính vào lỗ hernia và tổ chức xung quanh gây viêm cục bộ, làm tắc ruột, biểu hiện: - Gia súc bỏ ăn, có những cơn đau bụng đột ngột. - Gia súc không đi đại tiện, ruột phình to. - Thân nhiệt cao - Mạch nhanh và yếu, hạ huyết áp. - Gương mũi khô, nhăn, nhãn cầu lõm xuống. - Sờ nắn con vật có phản ứng đau. - Ấn tay vào bọc hernia, thể tích bọc hernia không nhỏ lại do vật hernia không trở lại xoang bụng. Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác như: U máu, u limpho, áp-xe HERNIA U MÁU U LIMPHO ÁP-XE THÀNH BỤNG Nhìn Bán cầu Bán cầu Bán cầu Bán cầu Mềm, nghe thấy Nhỏ lại hoặc mềm Sờ nắn Lép bép, lạo xạo Mềm âm “vỗ nước” nóng Không ba động, Bùng nhùng, lúc Ấn tay Ba động Ba động để lại vết to lúc nhỏ Máu đen nhét Dịch vàng, Không có hoặc Choc dò Mủ trong lòng kim nhanh đông rất ít dịch 3. Ðiều trị Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật ngoại khoa. Phương pháp phẫu thuật: + Cố định gia súc: 61
- Nên cố đinh gia súc nằm trên bàn mổ hoặc trên nền đất. Trâu bò có thể cố định trong giá 4 trụ, phần bụng và ngực của gia súc phải có dây thừng buộc đỡ cho gia súc không nằm được trong khi phẫu thuật. + Chuẩn bị gia súc trước khi phẫu thuật: - Bắt gia súc nhịn ăn tử 12-24 giờ trước khi phẫu thuật. + Vệ sinh: - Cắt và cạo sạch lông vùng hernia. - Rửa sạch bằng nước và xà phòng. - Lau khô bằng vải gạc vô trùng. - Sau đó sát trùng bằng cồn iod 5%. + Phương pháp gây mê, tê: - Đối với ngựa phải tiến hành phẫu thuật trong điều kiện gây mê toàn thân kết hợp với gây tê cục bộ. - Các loài gia súc khác chỉ cần gây tê cục bộ cũng có thể phẫu thuật được. + Phương pháp tiến hành: - Sát trùng vùng phẫu thuật một lần nữa trước khi mổ. Người phụ mổ beo da ở bọc hernia lên để người mổ chính khi mổ không bị chạm đến phần phủ tạng đã nằm dưới da trong bọc hernia. Vết mổ ở da dài hơn đường kính bọc hernia. - Sau khi da của bọc hernia được cắt đứt hoàn toàn, ta dùng tay để kiểm tra bên trong bọc hernia, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau: Hernia có khả năng hồi phục: Cho phúc mạc và phủ tạng vào trong xoang bụng, rồi dùng chỉ tự tiêu (chỉ số 3) khâu kín lỗ rách của các lớp cơ vách bụng theo phương pháp khâu từng nút. Sau đó cho thuốc kháng sinh vào vết mổ và khâu da lại. Hernia không có khả năng hồi phục: Tức là một phần phủ tạng bị lọt ra ngoài bị dính chặt vào lỗ rách của các lớp cơ vách bụng. Gặp trường hợp này sau khi mổ đứt da, cắt đứt phúc mạc, ta phải thận trọng bóc tách phần phủ tạng bị dính ở bọc hernia ra. Nếu ruột bị viêm hóa mủ, hoại tử bắt buộc phải làm phẫu thuật cắt 62
- bỏ đoạn ruột bị viêm hóa mủ, hoại tử và nối lại. Trước khi cho ruột vào xoang phúc mạc cũng phải chú ý cho vào trong xoang phúc mạc 20ml dầu long não, dầu cá, dầu paraphin để giúp cho ruột dễ nhu động. - Sau khi làm phẫu thuật cắt nối ruột xong, các bước tiếp theo làm tương tự như trường hợp hernia có khả năng hồi phục. + Hộ lý, chăm sóc: - Tiêm kháng sinh liên tục từ 5-7 ngày sau khi phẫu thuật. - Đối với ngựa khi bị hernia thành bụng, thường bị thủy thũng rất nặng, để làm giảm hiện tượng thủy thũng vết mổ người ta dùng đơn thuốc sau: Recipe: Glucose 150g Pha thành dung dịch hấp tiệt trùng, tiêm chậm vào tĩnh mạch cho gia súc CaCl 10g 2 (ngựa) mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 7 Nước cất 500ml ngày. - Thường xuyên theo dõi vết mổ, nếu vết mổ bị nhiễm trùng thì ta cắt bớt một số nút chỉ ở dưới cùng để dịch viêm chảy ra, xử lý vết thương nhiễm trùng. - Cho gia súc ăn thức ăn dễ tiêu, nhiều chất dinh dưỡng. - Sau 7 ngày cắt chỉ vết mổ. Tiết 14: BỆNH Ở MÓNG I. BỆNH HÀ MÓNG 1. Nguyên nhân 63
- - Do gia súc được nuôi nhốt trong chuồng với nền chuồng thường xuyên ẩm ướt, tích tụ nhiều phân và nước tiểu, móng chân bò bị ngâm lâu ngày trong phân và nước tiểu, vi sinh vật yếm khí tác động làm cho phần sừng của móng bị biến tính, sinh ra thối rữa hoại tử. - Do móng bò không được sửa thường xuyên, móng phát triển không bình thường, đáy móng không bằng phẳng, chỗ lồi, chỗ lõm, móng bị dị dạng làm cho nó dễ bị tổn thương, xây xát và vi sinh vật yếm khí xâm nhập vào gây hà móng. 2. Triệu chứng 2.1. Triệu chứng toàn thân: - Bệnh thường phát ra ở hai chân sau, hai chân trước hầu như không bị - Bệnh nhẹ: + Con vật vẫn đi lại được nhưng chậm chạp khó khăn nhất là lúc đứng lên nằm xuống. + Con vật tỏ ra mệt mỏi. + Các bắp thịt ở mông, đùi thường bị run mỗi khi con vật đứng lên hay nằm xuống, gia súc có trọng lượng càng lớn thì hiện trượng trên càng rõ. - Bệnh nặng: + Gia súc bị què, đi lại rất khó khăn + Nếu bị cả hai chân sau thì con vật sẽ nằm bẹp không đứng dậy được. Do nằm lâu con vật sẽ bị rối loạn tiêu hoá như chướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, hoặc bị lở loét toàn thân nhất là vùng mông làm cho gia súc bị trúng độc, suy kiệt toàn thân và chết. 2.2. Triệu chứng cục bộ: - Ðáy móng chân bị bệnh của gia súc phần cứng có những vết lồi lõm hình tròn, hình bầu dục như vết hà của củ khoai lang, trên bề mặt vết lõm có màu đen. 64
- - Nếu dùng dao hoặc nạo móng để nạo chỗ tổ chức bị hà thì thấy tổ chức sừng bị nát mủn ra, màu đen như mùn than có mùi thối đặc biệt. - Kích thích vào chỗ hà của móng con vật rất đau. 3. Ðiều trị - Dùng nạo móng hoặc dao mổ gọt, sửa móng cho con vật: phải nạo gọt bỏ hết phần sừng bị biến tính, bị hoại tử, làm cho đáy móng thật bằng phẳng. - Sau khi loại bỏ hết phần tổ chức hoại tử, ta dùng cồn Iod 5% sát trùng vùng bệnh. - Nếu vết thương sâu có thể dùng các loại thuốc mỡ Sulfamit, thuốc mỡ kháng sinh: Penicillin, Tetracyclin bôi vào sau đó băng lại. - Sau khi điều trị xong phải để gia súc trong chuồng sạch sẽ, độn rơm và cỏ khô sạch, không được để phân và nước tiểu tích tụ trong nền chuồng làm chân con vật bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng. II. BỆNH VIÊM MÓNG CẤP TÍNH 1. Nguyên nhân - Do thức ăn: Gia súc ăn cỏ, nhưng trong thức ăn lại giàu đạm làm cho sự tiêu hoá của dạ dày, ruột bị rối loạn, chất đạm không tiêu hoá hoàn toàn sản sinh ra nhiều histamin, được ruột hấp thu, chất này kích thích khí quan nội cảm làm trung khu vận mạch thay đổi dẫn đến mạch máu giãn ra, gây ứ máu ở móng, tính thẩm thấu thành mạch tăng lên, nước trong mạch máu thoát ra gây sưng vùng móng. - Do gia súc làm việc quá sức, thể lực bị tiêu hao nhiều, axit lactic sản sinh ra nhiều kích thích cũng gây ra viêm. - Gia súc thường xuyên làm việc trên đường gồ ghề nhiều đất đá lởm chởm móng của gia súc thường xuyên va chạm vào các cục đất đá cũng gây viêm móng. 2. Triệu chứng - Bệnh ở thể cấp tính dễ nhầm với một số bệnh nội khoa. Bệnh phát sinh một cách đột ngột thường bị hai chân. 65
- - Nếu bị ở móng hai chân trước thì con vật đứng gót chân chạm xuống mặt đất, mũi móng hở lên trên, hai chân sau đưa về phía trước chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, đầu con vật ngẩng cao, cổ vươn về phía trước, lưng cong. - Nếu con vật bị bệnh ở hai chân sau, khi đứng hai chân trước đưa về phía sau để chịu sức nặng của cơ thể, đầu cúi xuống, hai chân sau đưa về phía trước, dùng gót chạm đất, mũi móng ngửa lên trên mặt đất. - Nếu cả 4 chân bị bệnh, con vật không đứng được. Sờ nắn vùng móng thấy nhiệt độ tăng cao, rất mẫn cảm, động mạch ngón chân đập rất mạnh. - Bệnh nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao, tim mạch đập nhanh, hô hấp nhanh, niêm mạc mắt bị sung huyết. Gia súc kém ăn hoặc bỏ ăn, trạng thái không yên. 3. Ðiều trị - Ðể giảm bớt hiện tượng xung huyết, có thể chích bớt máu ở tĩnh mạch cổ gia súc nhất là đối với ngựa từ 1-1.5l. - Dùng nước đá, nước lạnh chườm vào móng cho bệnh súc hoặc ngâm chân gia súc vào trong nước lạnh. - Tiêm CaCl2 10% từ 100-150 ml vào tĩnh mạch cổ cho bệnh súc ngày 1 lần, từ 3-5 ngày. - Có thể dùng Pilocarpin tiêm dưới da liều 0.003-0.005g, hoặc tiêm tĩnh mạch từ 100-150ml dung dịch Natri salicilat 10% cho bệnh súc để giảm đau và hạ sốt. - Khi còn ở giai đoạn viêm cấp tính có thể dùng các loại thuốc tiêu viêm như 4:3:1 (dung dịch cồn long não 10%: 4 phần, dung dịch amoniac 10%: 3 phần, dầu thông: 1 phần), ichthyol để xoa bóp vùng bờ móng ngày 2-3 lần. Tiết 15: 66
- PHẪU THUẬT MỔ DẠ CỎ I. Mụch đích. - Lấy ngoại vật. - Điều trị bệnh bội thực dạ cỏ. - Đặt ống dò dạ cỏ để nghiên cứu. II. Các bước tiến hành. 1. Cố định: - Trâu bò trưởng thành: Cố định đứng trong giá 4 trụ hoặc cố định nằm - Bê, nghé, dê, cừu: Cố định nằm, phía hông trái hướng lên trên. 2. Vệ sinh. - Cắt, cạo sạch lông vùng phẫu thuật và các điểm gây tê. - Rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch - Lau khô bằng vải gạc vô trùng - Sát trùng bằng cồn Iod 5%. 3. Gây tê. Kết hợp gây tê dẫn truyền và gây tê thấm. + Gây tê dẫn truyền: - Tại 3 vị trí: Điểm 1: Giữa gian sườn cuối cùng Điểm 2: Khe giữa xương sườn cuối cùng và mỏm ngang đốt sống hông thứ nhất. Điểm 3: Giữa mỏm ngang đốt sống hông thứ nhất và mỏm ngang đốt sống hông thứ 2. 3 điểm nằm trên một đường thẳng song song với trục sống lưng, cách mỏm gai các đốt sống lưng 5-10 cm. 67
- - Tại mỗi điểm tiêm 10 ml novocain 3%. Dùng kim nhỏ và dài đâm chếch một góc 450 so với phương thẳng đứng của mỏm gai đốt sống, ấn kim vào đến khi chạm cột sống, rút mũi kim ra một ít rồi từ từ bơm thuốc vào. + Gây tê thấm: Gây tê dọc theo vết mổ bằng novocain 0,25%, lần lượt từ các lớp ngoài vào lớp trong. Tùy theo vùng phẫu thuật lớn hay nhỏ, liều lượng có thể từ 200-500 ml. 4. Tiến hành - Vị trí vết mổ: Vết mổ là một đường thẳng, song song với vòng cung sườn, cách xương sườn cuối cùng 5-7 cm, cách mỏm ngang đốt sống hông 10 cm, theo hướng chếch từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, dài khoảng 20-25 cm. - Khi thuốc tê có tác dụng, sát trùng (cồn Iod 5%) rồi tiến hành rạch cắt da. - Rạch các lớp cơ: Cơ chéo ngoài cơ chéo trong cơ ngang bụng. - Khâu lược phúc mạc với cơ dạ cỏ, để khi rạch dạ cỏ chất chứa dạ cỏ không lọt vào xoang phúc mạc, sau đó rạch phúc mạc. Nếu có tấm vải cao su thì rạch phúc mạc trước, rồi khâu lược tấm cao su với cơ dạ cỏ. - Bộc lộ dạ cỏ, đưa dạ cỏ ra ngoài vết mổ một chút. - Rạch dạ cỏ: độ dài của vết mổ đủ để cho tay vào trong dạ cỏ để lấy chất chứa hoặc tìm vật lạ trong dạ cỏ. - Thực hiện các thao tác điều trị hay đặt ống dò. Phẫu thuật điều trị bội thực dạ cỏ, có thể lấy bớt được 1/3 lượng chất chứa trong dạ cỏ của bệnh súc. Đối với những bệnh súc quý (bò sữa cao sản, đực giống), có thể thay toàn bộ chất chứa trong dạ cỏ của bệnh súc đã bị lên men thối rữa bằng chất chứa trong dạ cỏ của một gia súc bình thường khác cho loại thải. - Khâu dạ cỏ: + Dạ cỏ của trâu, bò phải được khâu bằng 3 đường khâu: Niêm mạc: Khâu vắt Cơ dạ cỏ: Khâu vắt Tương mạc dạ cỏ (lớp ngoài cùng): Khâu gấp mép + Dạ cỏ của bê, nghé, dê, cừu có thành mỏng hơn nên chỉ cần khâu 2 đường 68
- - Rửa sạch dạ cỏ: Rivanol 0,1%, thuốc tím 0,1%, nước muối sinh lý. - Tháo chỉ khâu lược. - Khâu phúc mạc: Khâu vắt - Cho bột kìm khuẩn: Kháng sinh, sulfamit hay hóa dược trị liệu khác. - Khâu cơ: Khâu nút đơn + Nếu lớp cơ dày: Khâu tách riêng từng lớp + Nếu lớp cơ mỏng: Khâu gộp lại. - Khâu da: Trước tiên khâu 2-3 nút giảm sức căng, sau đó khâu các nút đơn đều khắp trên độ dài vết mổ. - Sửa lai đường khâu, không để cho da cuộn vào trong hay lộn ra ngoài. - Sát trùng lại đường khâu bằng cồn Iod 5%. Ngoài cùng đắp 1 miếng vải gạc vô trùng để tránh các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động vào như sự xâm nhập của côn trùng, dùng các đầu chỉ thừa của 3 nút giảm sức căng buộc lại. III. Hộ lý chăm sóc - Hàng ngày phải theo dõi nhiệt độ toàn thân của bệnh súc. Bôi thuốc sát trùng lên bề mặt vết mổ. - Tiêm kháng sinh liều cao từ 5-7 ngày sau khi phẫu thuật để đề phòng nhiễm trùng vết mổ. - Nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì cắt bỏ những nút chỉ khâu da cuối cùng rồi xử lý vết mổ như xử lý vết thương nhiễm trùng. - Dùng Strychnin sulfat và vitamin B1 tiêm cho gia súc để kích thích gia súc ăn uống và hồi phục sự nhu động của dạ cỏ. - Cho gia súc ăn cỏ non phơi tái, cho gia súc ăn thức ăn tinh từ từ, không nên cho ăn nhiều dễ làm cho gia súc khó tiêu, liệt dạ cỏ. - Sau 7 ngày cắt chỉ khâu da. 69