Bài giảng Ngữ dụng học

ppt 139 trang hapham 2371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ dụng học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_dung_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ dụng học

  1. I. Giao tiếp 1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người và người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của người với người và với những vấn đề giao tiếp.
  2. 2. Các nhân tố giao tiếp 2. 1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau.
  3. 2. 1. 1. Vai giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn (vai nói (viết)), vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nghe (đọc)). Trong cuộc giao tiếp nói, vai nói và vai nghe thường luân chuyển cho nhau.Trong thực tế, hai vai nói, nghe rất phức tạp.
  4. Giả định có một người tên là Thanh nói với một người tên là Hoa một diễn ngôn như sau: Thanh: Hoa nói với Hùng thầy Huy bảo nó nộp bài thu hoạch ngay.
  5. Diễn ngôn này có quan hệ đến 4 người: Thanh, Hoa, thầy Huy và Hùng. Trong đó, Thanh là người nói trực tiếp, Hoa là người nghe trực tiếp nhưng người nói thật sự là thầy Huy và người tiếp nhận thực sự là Hùng. Trong trường hợp này lời " nó (Hùng) nộp bài thu hoạch ngay" không phải do Thanh tạo ra, và Hoa cũng không phải là người chịu trách nhiệm thực hiện. Hoa chỉ có trách nhiệm nói cho Hùng mà thôi.
  6. Trong trường hợp này, thầy Huy là chủ ngôn, Hùng là đích ngôn còn Thanh chỉ là thuyết ngôn và Hoa chỉ là tiếp ngôn. Trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngôn các vai giao tiếp có thể có mặt hay vắng mặt có thể ở tình trạng chủ động hay bị động.Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn và thuyết ngôn đều có ý định và niềm tin vào đích ngôn và tiếp ngôn, vào chính cuộc giao tiếp và chính mình.
  7. 2. 1. 2. Quan hệ liên cá nhân Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục: trục vị thế xã hội (địa vị, quyền uy) và trục quan hệ khoảng cách (thân cận).
  8. Trục vị thế xã hội có thể khác nhau do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp mà thành. Trục khoảng cách có hai cực thân tình và xa lạ. Giữa hai trục quyền uy và thân cận có sự tương ứng. Khoảng cách địa vị xã hội càng cao thì người ta càng khó gần gũi nhau. Quan hệ liên cá nhân có khả năng chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngôn. Vì vậy, qua xưng hô mà người nhận biết người phát đã xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa anh ta với mình như thế nào.
  9. 2. 2. Hiện thực ngoài diễn ngôn Hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp. Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ
  10. phận:2. 2. 1. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn. Thế giới khả hữu (possible world). Hiện thực - đề tài của diễn ngôn là khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để "nói" về một cái gì đó. Thuộc hiện thực - đề tài của diễn ngôn là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn (một cảm xúc, tư tưởng, ý định, nguyện vọng, v.v.).
  11. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn còn là bản thân của ngôn ngữ.Thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với thế giới thực tại chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngoài diễn ngôn.
  12. Đề tài của diễn ngôn là một mảng trong thế giới khả hữu được chọn làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn về đề tài đó.
  13. 2. 2. 2. Hoàn cảnh giao tiếpHoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật, v.v. ở thời điểm và không gian trong đó diễn ra cuộc giao tiếp.
  14. 2. 2. 3. Thoại trường (setting) Thoại trường là cái không gian - thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra. Không gian thoại trường là không gian (trường học, chùa chiền, cung điện, hội trường, v.v.) có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện. Thời gian thoại trường là thời gian (buổi sáng, buổi trưa, ngày rằm, ngày mồng một và ngày thường, v.v.) ở một không gian thoại trường mà ở lúc đó con người phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng, xử sự ở thời gian khác trong cùng không gian thoại trường.
  15. 2. 2. 4. Ngữ huống giao tiếpTác động tổng hợp của các yếu tố (nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài ngoài diễn ngôn, v.v.) tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn.
  16. II. Diễn ngôn 3. 1. Câu, phát ngôn, diễn ngôn 3. 1. 1. CâuCâu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hay một cảm xúc. 3. 1. 2. Phát ngônPhát ngôn là các biến thể của trong lời nói. Tức là một mẩu trong hành vi ngôn ngữ có một độ dài nào đó.
  17. 3. 1. 3. Diễn ngônDiễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể (Crystal)
  18. 3. 2. Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn. 3. 2. 1. Các chức năng của giao tiếp- Thông tin- Tạo lập quan hệ- Biểu hiện- Giải trí- Hành động
  19. 3. 2. 2. Thành tố nội dung của diễn ngônThành tố nội dung gồm có hai thành tố:- Nội dung thông tin: là thành tố nghĩa học, bị quy định về tính đúng - sai lôgic, cũng là nội dung trí tuệ, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói đến.- Nội dung liên cá nhân: bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic.
  20. III. Ngữ dụng họcNgữ dụng học là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể (giao tiếp).
  21. I. Giao tiếp 1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người và người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của người với người và với những vấn đề giao tiếp.
  22. 2. Các nhân tố giao tiếp 2. 1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau.
  23. ◼ 2. 1. 1. Vai giao tiếp ◼ Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn (vai nói (viết)), vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nghe (đọc)). Trong cuộc giao tiếp nói, vai nói và vai nghe thường luân chuyển cho nhau. ◼ Trong thực tế, hai vai nói, nghe rất phức tạp. Giả định có một người tên là Thanh nói với một người tên là Hoa một diễn ngôn như sau: ◼ Thanh: Hoa nói với Hùng thầy Huy bảo nó nộp bài thu hoạch ngay. ◼ Diễn ngôn này có quan hệ đến 4 người: Thanh, Hoa, thầy Huy và Hùng. Trong đó, Thanh là người nói trực tiếp, Hoa là người nghe trực tiếp nhưng người nói thật sự là thầy Huy và người tiếp nhận thực sự là Hùng. Trong trường hợp này lời " nó (Hùng) nộp bài thu hoạch ngay" không phải do Thanh tạo ra, và Hoa cũng không phải là người chịu trách nhiệm thực hiện. Hoa chỉ có trách nhiệm nói cho Hùng mà thôi. Trong trường hợp này, thầy Huy là chủ ngôn, Hùng là đích ngôn còn Thanh chỉ là thuyết ngôn và Hoa chỉ là tiếp ngôn.
  24. ◼ Trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngôn các vai giao tiếp có thể có mặt hay vắng mặt có thể ở tình trạng chủ động hay bị động. ◼ Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn và thuyết ngôn đều có ý định và niềm tin vào đích ngôn và tiếp ngôn, vào chính cuộc giao tiếp và chính mình.
  25. ◼ 2. 1. 2. Quan heä lieân caù nhaân ◼ Quan heä lieân caù nhaân laø quan heä so saùnh xeùt trong töông quan xaõ hoäi, hieåu bieát, tình caûm giöõa caùc nhaân vaät giao tieáp vôùi nhau. ◼ Quan heä lieân caù nhaân giöõa caùc nhaân vaät giao tieáp coù theå xeùt theo hai truïc: truïc vò theá xaõ hoäi (ñòa vò, quyeàn uy) vaø truïc quan heä khoaûng caùch (thaân caän). Truïc vò theá xaõ hoäi coù theå khaùc nhau do chöùc quyeàn, tuoåi taùc, ngheà nghieäp maø thaønh. Truïc khoaûng caùch coù hai cöïc thaân tình vaø xa laï. Giöõa hai truïc quyeàn uy vaø thaân caän coù söï töông öùng. Khoaûng caùch ñòa vò xaõ hoäi caøng cao thì ngöôøi ta caøng khoù gaàn guõi nhau. Quan heä lieân caù nhaân coù khaû naêng chi phoái caû tieán trình giao tieáp, caû noäi dung vaø hình thöùc cuûa dieãn ngoân. Vì vaäy, qua xöng hoâ maø ngöôøi nhaän bieát ngöôøi phaùt ñaõ xaùc ñònh quan heä vò theá vaø quan heä thaân caän giöõa anh ta vôùi mình nhö theá naøo.
  26. 2. 2. Hiện thực ngoài diễn ngôn Hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp. Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận:
  27. ◼ 2. 2. 1. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn. Thế giới khả hữu (possible world). ◼ Hiện thực - đề tài của diễn ngôn là khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để "nói" về một cái gì đó. Thuộc hiện thực - đề tài của diễn ngôn là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn (một cảm xúc, tư tưởng, ý định, nguyện vọng, v.v.). Hiện thực - đề tài của diễn ngôn còn là bản thân của ngôn ngữ.
  28. Thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với thế giới thực tại chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngoài diễn ngôn. Đề tài của diễn ngôn là một mảng trong thế giới khả hữu được chọn làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn về đề tài đó.
  29. 2. 2. 2. Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật, v.v. ở thời điểm và không gian trong đó diễn ra cuộc giao tiếp.
  30. 2. 2. 3. Thoại trường (setting) Thoại trường là cái không gian - thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra. Không gian thoại trường là không gian (trường học, chùa chiền, cung điện, hội trường, v.v.) có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện.
  31. Thời gian thoại trường là thời gian (buổi sáng, buổi trưa, ngày rằm, ngày mồng một và ngày thường, v.v.) ở một không gian thoại trường mà ở lúc đó con người phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng, xử sự ở thời gian khác trong cùng không gian thoại trường.
  32. 2. 2. 4. Ngữ huống giao tiếp Tác động tổng hợp của các yếu tố (nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài ngoài diễn ngôn, v.v.) tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn.
  33. II. Diễn ngôn 3. 1. Câu, phát ngôn, diễn ngôn 3. 1. 1. Câu Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hay một cảm xúc.
  34. 3. 1. 2. Phát ngôn Phát ngôn là các biến thể của trong lời nói. Tức là một mẩu trong hành vi ngôn ngữ có một độ dài nào đó.
  35. 3. 1. 3. Diễn ngôn Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể (Crystal)
  36. 3. 2. Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn. 3. 2. 1. Các chức năng của giao tiếp - Thông tin - Tạo lập quan hệ - Biểu hiện - Giải trí - Hành động
  37. 3. 2. 2. Thành tố nội dung của diễn ngôn Thành tố nội dung gồm có hai thành tố: - Nội dung thông tin: là thành tố nghĩa học, bị quy định về tính đúng - sai lôgic, cũng là nội dung trí tuệ, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói đến. - Nội dung liên cá nhân: bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic.
  38. III. Ngữ dụng học Ngữ dụng học là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể (giao tiếp).
  39. CHƯƠNG I CHIẾU VẬT VÀ HÀNH VI NGÔN NGỮ Bài 1: CHIẾU VẬT VÀ CHỈ XUẤT
  40. I. Khái quát về chiếu vật. Thuật ngữ chiếu vật (reference) được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, biến cố, hành động và tính chất mà nó thay thế. Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp với diễn ngôn. Ví dụ: - Kim loại dẫn điện (a) - Trời nắng (b)
  41. Trong (a) luôn đúng về lôgic và luôn luôn được hiểu đúng. Nó luôn quy chiếu với một trạng thái sự vật. Đây là câu độc lập với ngữ cảnh. Câu (b) chỉ đúng về lôgic và được hiểu đúng khi ta biết thời điểm và địa điểm phát ngôn của nó.
  42. Khi thực hiện hành vi chiếu vật, người nói có ý định chiếu vật khi dùng từ ngữ và tin rằng người nghe có khả năng suy ý từ từ ngữ của mình mà xác định được nghĩa chiếu vật của từ ngữ. Nếu đoán rằng người nghe không suy ý được thì người nói phải tìm phương thức chiếu vật khác.
  43. II. Phương thức chiếu vật Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Chúng cũng là con đường mà người nghe tìm ra nghĩa chiếu vật từ các biểu thức chiếu vật nghe (đọc) được.
  44. ◼ 1. Dùng tên riêng ◼ Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó. Tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể sông, núi trong phạm trù vật thể tự nhiên, v.v. ◼ Ví dụ: ◼ - Hoa, Thanh, Tùng, Hằng, v.v. ◼ - Hoa gầy, Hoa béo, Hoa cô đơn, Hoa thời sự, Hoa cháo lòng, v.v. ◼ Tên riêng còn mang đậm bản sắc dân tộc, cả về quy tắc đặt tên, cách dùng. Trong tiếng Việt không thể chấp nhận cách nói sau: Can I borrow your Shakespeare. (Có thể cho tớ mượn Shakespeare của cậu được không.)
  45. 2. Biểu thức miêu tả Miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ mà tách được sự vật - nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng loại với chúng. Ví dụ: Chiếc xe của bạn Hùng. Là một biểu thức chiếu vật cá thể. Các yếu tố phụ chiếc, của bạn Hùng đã tách (chiếc) xe đang được nói tới ra khỏi các chiếc xe nói chung.
  46. Biểu thức miêu tả tương đương với một tên riêng vì nó đã thu hẹp phạm vi chiếu vật của tên chung đến cực tiểu: nghĩa chiếu vật của một biểu thức miêu tả chỉ còn là một cá thể như nghĩa chiếu vật của một tên riêng. Ví dụ: Cái con vật to bằng con thỏ mình đầy lông nhọn hoắt trong chuồng đằng kia để chiếu vật con vật có tên chung là nhím.
  47. Biểu thức miêu tả được chia thành biểu thức miêu tả xác định và biểu thức miêu tả không xác định. Ví dụ: - Trước cụm danh từ có từ "một" ở trước: một hôm, một dạo, một ngày nào đó, một làng nọ, v.v. Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày hiền lành, chất phác,v.v. - Tên riêng bao giờ cũng có nghĩa xác định: Sóc Trăng, Sài Gòn, Võ Thị Sáu, v.v - Biểu thức "Một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại" trong truyện Chí Phèo là một biểu thức vừa có chức năng chiếu vật không xác định (xác định đối với Thị Nở nhưng chưa biết đối với người đọc) vừa có chức năng miêu tả tu từ học.
  48. 3. Chỉ xuất 3. 1. Chỉ xuất là gì? Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Ví dụ: này, đó, nọ, kia, nó, ấy, hắn, y, thị, v,v.
  49. Các từ chỉ xuất trong ngôn ngữ đều có tính chất chỉ hiệu. Khác với các biểu thức miêu tả, các biểu thức chỉ xuất thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị (chiếu vật thông qua việc xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt nó với các vật khác).
  50. 3. 2. Phạm trù xưng hô (ngôi) Phạm trù xưng hô bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự đưa mình (quy chiếu) vào diễn ngôn và đưa người giao tiếp với mình vào diễn ngôn. Ví dụ: tôi, tao, tớ, mày, bây, họ, chúng, y, thị, anh, chị, v.v.
  51. Trong chỉ xuất có sự phân biệt giữa nội chỉ và ngoại chỉ. Biểu thức chỉ xuất ngoại chỉ khi sự vật của nó nằm ngoài diễn ngôn, trong thế giới thực tại. Biểu thức chỉ xuất nội chỉ khi sự vật của nó nằm trong diễn ngôn, nằm trong nhận thức của người nói, người nghe. Các ngôi thứ I, II luôn là ngoại chỉ. Ngôi thứ III có thể là ngoại chỉ nhưng phần lớn là nội chỉ.
  52. Tuỳ theo ngữ cảnh mà tiếng Việt còn dùng các phương tiện sau đây để xưng hô: - Tên riêng - Các danh từ thân tộc Các danh từ thân tộc gồm 3 nhóm: u, bầm, má, mẹ, mẹ, ba, cha, bố, tía,v.v.; anh, chị, em, chú, bác, cháu, con, v.v.; anh họ, chị họ, ông nội, dâu, rể, v.v.
  53. - Các từ chỉ chức nghiệp: bác sĩ, kĩ sư, chủ tịch, giám đốc, thầy, cụ bá, ông lí,v.v. - Từ chuyên dùng để xưng hô: ngài, trẫm, lão, thần, khanh, hiền đệ, tại hạ, các hạ, tiên sinh, v.v. Trong các từ xưng hô của tiếng Việt có những từ chuyên ngôi và những từ kiêm ngôi. Những từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi: tôi, tớ, mày, v.v. Những từ kiêm ngôi là những từ được dùng cho nhiều ngôi: mình, người ta, v.v.
  54. Những nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp: - Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp (vai nói, nghe). - Xưng hô phải thể hiện được quan hệ quyề uy. - Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ thân cận. - Xưng hô phải thích hợp với thoại trường.
  55. - Xưng hô phải thể hiện được thái độ của người nói đối với người nghe. "Có nên thì nói rằng nên Chẳng nên, sao để đấy quên đây đừng" “Ai ơi còn nhớ ai không Trời mưa một mảnh áo bông che đầu Nào ai có tiếc ai đâu Aùo bông ai ướt khăn đầu ai khô” (Tú Xương) “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” (Hàn Mặc Tử)
  56. 3. 3. Chỉ xuất không gian - thời gian Chỉ xuất không gian - thời gian là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật theo vị trí của nó trong không gian và thời gian.
  57. 3. 3. 1. Chỉ xuất không gian - thời gian chủ quan Trong giao tiếp người nói thường lấy vị trí mà mình đang đứng khi nói làm điểm mốc để định vị không gian của sự vật, sự kiện. Cùng một sự vật, ở lời nói này ta dùng một biểu thức chiếu vật này, sang lời nói khác ta dùng biểu thức chiếu vật khác. Tôi, ở đây, bây giờ là ba điểm gốc trong một lời nói để chiếu vật theo lối chỉ không gian và thời gian, trong đó tôi là điểm gốc cơ bản. Như thế định vị chủ quan là định vị khi người nói tự lấy mình khi đang nói lời nói chứa biểu thức chiếu vật làm gốc. Định vị thời gian là định vị lấy thời điểm nói năng làm điểm gốc (hiện tại, quá khứ, tương lai so với thời gian nói). tiếng Việt dùng các từ: này, kia, mai, mốt, hôm nay, hôm qua, năm ngoái, tháng trước, v.v. để định vị thời gian. Tất cả xoay quanh điểm gốc bây giờ.
  58. 3. 3. 2. Chỉ xuất không gian - thời gian khách quan Chỉ xuất khách quan là chỉ xuất lấy một điểm không gian hay một thời điểm trong diễn tiến của sự kiện khách quan làm điểm gốc. (không phải lấy tôi, ở đây, bây giờ là điểm gốc như chỉ xuất chủ quan). Ví dụ: Tôi không lấy cái ấy, lấy cho tôi cái kia. Trong chỉ xuất thời gian có sự phân biệt giữa thời gian của chính sự kiện (thời gian lịch sử, thời gian của chuyện) với thời gian phát ngôn.
  59. ◼ 3. 4. Chỉ xuất trong diễn ngôn (chỉ xuất trong văn bản) ◼ Chỉ xuất diễn ngôn là chỉ xuất sự vật đang được nói tới trong một lời nói, một phát ngôn theo việc nó đã được nói đến trong tiền văn hay nó sẽ được nói tới trong hậu văn hay không. Chiếu vật trong diễn ngôn là chiếu vật theo lối thay thế. ◼ Ví dụ: Lớp bàn về khuyết điểm của An trong học tập. Về điều ấy, tôi có ý kiến như thế này: An đã tỏ ra không tôn trọng tập thể.
  60. Biểu thức điều ấy thay thế cho biểu thức chiếu vật khuyết điểm của An trong học tập đã được nói ở tiền văn; như thế này thay thế cho điều sẽ được nói ở sau: An đã tỏ ra không tôn trọng tập thể. Biểu thức chiếu vật trong diễn ngôn điều ấy có tính chất hồi chỉ còn biểu thức như thế này có tính chất khứ chỉ. Ví dụ: a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. (HCM) b. Keng phải may mộ bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được. (Nguyễn Kiên) c. Mẹ chồng chị cu Sứt chết vừa nãy. Tin ấy chẳng mấy bay đi khắp làng. (Nguyễn Công Hoan)
  61. Baøi 2. HAØNH VI NGOÂN NGÖÕ
  62. I. Định nghĩa 1. Phát ngôn ngữ vi Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn phát ngôn. Ví dụ: Tôi xin lỗi anh.
  63. 2. Các hành vi ngôn ngữ Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Có 3 loại hành động ngôn ngữ lớn. - Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.
  64. - Hành vi mượn lời là những hành vi "mượn" các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. - Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ: Hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo, v.v.
  65. II. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 1. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi. Ví dụ: Xin các em yên tâm, tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai! Có biểu thức ngữ vi là tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai! Và một thành phần mở rộng do hành vi cầu khiến tạo ra: Xin các em yên tâm . Phát ngôn ngữ vi tối thiểu là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi.
  66. 2. Động từ ngữ vi Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi)là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị. Ví dụ: chào, khuyên, bảo, hỏi, khen, hứa, thưa, xin, chúc, xin lỗi, tuyên bố, xin phép, yêu cầu, cam đoan, cảnh cáo, cảm ơn, v.v. Một động từ được gọi là ngôn hành khi chủ ngữ của nó phải ở ngôi thứ nhất, và động từ ấy phải được dùng ở thì hiện tại và bổ ngữ chỉ đối tượng ở ngôi thứ hai.
  67. Động từ nói năng trong tiếng Việt có thể chia thành ba loại: - Động từ nói năng vừa có thể dùng với chức năng ngữ vi, vừa có thể dùng với chức năng miêu tả: hứa, tuyên bố, mời, tuyên án, cảnh cáo, v.v. - Những động từ nói năng chỉ được dùng trong hiệu lực ngữ vi, không thể dùng trong chức năng miêu tả: cảm ơn, đội ơn, đa tạ, v.v. - Những động từ chỉ có thể dùng trong chức năng miêu tả lại hành vi ở lời, không thể dùng trong chức năng ngữ vi: hỏi han, bảo ban, sai khiến, chửi, mắng, khoe, doạ, giễu, v.v.
  68. III. Hành vi ở lời gián tiếp Hiện tượng một người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Ví dụ: (Một cậu bé có lệ hễ được 10 điểm là mẹ cho ăn kem) Cậu bé: Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10 môn toán. Mẹ cậu bé: Nhưng trời lại thế này! Câu bé: Ứ, mẹ phải giữ đúng lời hứa chứ!
  69. a. Ở đây người ta không hút thuốc trong phòng họp. (Thông báo cấm) b. Bạn con vừa được mẹ nó may cho chiếc áo dài mới. (Thông báo đề nghị) c. Anh Tùng đã bỏ hẳn được thuốc lá rồi đấy. (Thông báo khuyến nghị) d. Anh đến sơm thì tốt hơn. e. Hễ đọc sách là mày oang oang thế ư? f. Tôi đói qua! g. Anh An vừa mua cho vợ chiếc nhẫn hột xoàn. h. Mày không làm vỡ cái cốc thì ai làm? i. Hè này vợ chồng Hưng đi nghỉ ở Đà Lạt.
  70. CHƯƠNG II LẬP LUẬN VÀ HỘI THOẠI (8 tiết) Bài 1. LẬP LUẬN
  71. I. Lập luận là gì? Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Ví dụ: a. Hôm nay, chợ đông (nên) rất khó đi lại.
  72. ◼ II. Baûn chaát ngöõ duïng cuûa laäp luaän ◼ 1. Laäp luaän vaø logic ◼ Ví duï: ◼ Laäp luaän dieãn dòch logic: (tam ñoaïn luaän) ◼ - Taát caû moïi ngöôøi ñeàu phaûi cheát. (ñaïi tieàn ñeà) ◼ - Tö laø ngöôøi. (tieåu tieàn ñeà) ◼ - Tö phaûi cheát. (keát luaän)
  73. ◼ Lập luận đời thường: ◼ - Hàng hoá càng rẻ thì càng nên mua. ◼ - Chiếc xe này rẻ. ◼ - Nên mua chiếc xe này. ◼ (Hàng ngày thường nói: TV này giá có 2 triệu, mua được đấy. Là dựa vào tam đoạn luận trên)
  74. Trong lập luận đời thường, đại tiền đề có thể bị phủ định bởi một đại tiền đề khác, tức là có phản lập luận. Ngoài ra, một lập luận đời thường có thể có hàng loạt luận cứ cùng một kết luận. Lập luận logic không thể như vậy. Một kết luận đúng logic thì chỉ cần một luận cứ, trong một lập luận logic, không thể dẫn nhiều luận cứ cho một kết luận. Ví dụ: Sp1: Cơm xong rồi chứ? Sp2: Xong rồi ạ. Chút xíu nữa thôi.
  75. ◼ Trong lập luận logic, các luận cứ (đại tiền đề, tiểu tiền đề) và kết luận phải được diễn đạt bằng một mệnh đề trần thuyết. Chỉ phát ngôn ngữ vi của hành vi tái hiện mới đảm nhiệm được chức năng làm cái biểu đạt cho các thành phần của tam đoạn luận, các suy luận logic. Trong lập luận đời thường thì cái đóng vai trò cái biểu đạt cho các thành phần của lập luận là bao gồm phát ngôn trần thuyết, phát ngôn của những hành vi ở lời (đôi khi hành vi ở lời cũng có thể là luận cứ hay kết luận của một lập luận).
  76. Một nội dung miêu tả có thể dùng làm luận cứ cho một lập luận đời thường. Ví dụ: chúng ta có 2 phát ngôn: - Đã 7 giờ rồi. - Mới 7 giờ thôi. Và hai phát ngôn khác: - Khẩn trương lên, chậm rồi. Và - Cứ từ từ, không đi đâu mà vội. Chúng ta chỉ co thể nói: Đã 7 giờ rồi với kết luận Khẩn trương lên, chậm rồi.và nói: Mới 7 giờ thôi với kết luận Cứ từ từ, không đi đâu mà vội. Mà không thể làm ngược lại.
  77. III. Tác tử lập luận và kết tử lập luận 1. Tác tử lập luận Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó.
  78. Ví dụ: a. Bây giờ chín giờ. a'. Bây giờ đãchín giờ > khẩn trương lên a''. Bây giờ mới chín giờ thôi. > cứ từ từ
  79. b. Có mười ngàn trong túi. b'. Chỉ có mười ngàn trong túi. > ít b''. Có những mười ngàn trong túi. > nhiều c. Bao gạo này 20 kg. c'. Bao gạo này 20 kg là ít. > nặng c''. Bao gạo này 20 kg là nhiều. > nhẹ
  80. Nghịch nhân quả d. Mới cưới được ba hôm đã cãi nhau. > đôi ấy rồi sẽ không ra gì. e. Mới ngày nào mái tóc còn xanh mà nay đã phơ phơ đầu bạc.-> thời gian trôi nhanh quá f. Mới 7 giờ tối vợ chồng nhà đó đã đi ngủ. > hèn gì chả lắm con
  81. 2. Các dấu hiệu giá trị học. Các dấu hiệu giá trị học tuy không phải là những từ hư , những tiểu từ tình thái nhưng cũng có hiệu lực thay đổi giá trị lập luận của các nội dung miêu tả sử dụng chúng làm cái biểu đạt.
  82. 2. 1. Các yếu tố của hiện thực được lựa chọn tạo thành nội dung miêu tả. Ví dụ: Bố Lâm cởi trần, mặc quần đùi, bắp thịt cuồn cuộn. > ông là một nông dân khoẻ mạnh.
  83. Một làn ánh sáng mờ lướt qua làm cái mặt hốc hác và màu da đã xanh lại xanh thêm. Mái tóc dài quá xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngác, lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ đáng sợ của con ma đói
  84. 2. 2. Cách sắp xếp, tổ chức nội dung miêu tả cũng có giá trị lập luận Vị trí càng ở sát kết luận thì có hiệu lực mạnh hơn các vị trí xa kết luận.
  85. Ví dụ: - Ngôi nhà này rộng rãi, lại ở mặt phố, rất thuận lợi cho việc buôn bán. - Cô ấy lấy chồng rồi mới có mang. - Cô ấy có mang rồi mới lấy chồng. Chồng cô ấy là giám đốc công ti. Chồng cô ấy là bảo vệ công ti thì có!
  86. 2. 3. Các thực từ được dùng để miêu tả Ví dụ: - Ông ấy từ trần đêm qua rồi. - Ông ấy bỏ mạng đêm qua rồi. > Kết luận "thật đáng đời". - Cô Tư ít có cảm tình với anh Ba. > Cô Tư ghét anh Ba - Cô Tư có cảm tình đôi chút với anh Ba > Cô Tư thương anh Ba
  87. 3. Kết tử lập luận Kết tử là những yếu tố phối hợp hai hoặc vài phát ngôn thành một lập luận duy nhất. Ví dụ: Trời mưa nên tôi nghỉ học. Trời mưa, vả lại tôi chán môn này quá, nghỉ học thôi. Một số kết tử: vì, tại vì, lại, vả lại, hơn hữa, chẳng những mà còn, đã lại,v.v. thì, nên, vậy nên, cho nên, vậy, dù thế nào cũng, dù sao cũng, v.v.
  88. IV. Lẽ thường cơ sở của lập luận Lẽ thường là những chân lí thông thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic. Ví dụ: Cái lẽ thường "số biển đăng kí xe máy càng đẹp thì càng nên mua" > Xe này cũ nhưng số đẹp nên mua.
  89. ◼ Bài 2: HỘI THOẠI
  90. ◼ I. Vận động hội thoại ◼ 1. Sự trao lời ◼ Trao lời là vận động mà sp1 nói lượt lời của mình về phía sp2 nhằm làm cho sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho sp2. ◼ 2. Sự trao đáp ◼ Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của sp1. Vận động trao đáp sẽ diễn ra liên tục lúc nhanh lúc chậm với sự thay đổi liên tục vai nói, vai nghe.
  91. II. Các quy tắc hội thoại 1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời - Vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc hội thoại. - Mỗi lần chỉ có một người nói. - Cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.
  92. 2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại 2. 1. Nguyên tắc cộng tác a. Phương châm về lượng - Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như đòi hỏi của mục đích cuộc thoại. - Đừng làm cho lượng tin của mình lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi.
  93. Ví dụ: An: Cậu có biết bơi không? Ba: Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa. An: Cậu học bơi ở đâu vậy? Ba: Dĩ nhiên là ở dươi nước chứ còn ở đâu. -Truyện: LỢN CƯỚI ÁO MỚI -Truyện: CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG
  94. ◼ b. Phương châm về chất ◼ - Đừng nói điều gì mà mình tin là sai. ◼ - Đừng nói điều gì mà mình không có bằng chứng chính xác. ◼ c. Phương châm quan hệ ◼ Hãy làm cho đóng góp của mình thích hợp với cuộc thoại, tức là nói vào đề ◼
  95. d. Phương châm cách thức Hãy nói cho dễ hiểu, rõ ràng. Đặc biệt là: - Tránh nói tối nghĩa - Tránh nói mơ hồ (nói mập mờ) - Nói ngắn gọn - Nói có trật tự (mạch lạc)
  96. Ví dụ: Chồng: Bọn trẻ đâu rồi? Vợ: Chúng đang ở trên lầu hoặc ở sân sau thì phải. Em mải làm nên không để ý. Trong đoạn trên người vợ trả lời rõ ràng (ph. ch. cách thức), xác thực (ph. ch. chất), cung cấp thông tin đúng như đòi hỏi (ph. ch. lượng), nói những điều có liên quan (ph. ch. quan hệ).
  97. ◼ e. Phương châm lịch sự ◼ Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. ◼ “Lời nói chẳng mất tiền mua, ◼ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. ◼ (Tục ngữ)
  98. Ngoài việc thể hiện phép lịch sự qua sự đánh dấu bằng từ ngữ, phép lịch sự còn được thể hiện trong việc tổ chức văn bản: Ví dụ: a. Hai vợ chồng mới cưới nhau, đang ngồi ở bàn ăn tại nhà riêng. Người bạn của chồng đến nhà chơi. Ngồi uống trà một lát, người ấy cắc cớ hỏi: -Tôi hỏi thật, từ ngày lập gia đình đến nay, ngày nào là ngày hạnh phúc nhất của ông? Người chồng nhìn vợ và từ tốn trả lời: - Ngày bà xã tôi bị viêm họng.
  99. b. Xem xong bản báo cáo của một cô thư kí mới được tuyển dụng, vị giám đốc nhận xét: - Bản báo cáo của cô có 3 phần. Phần mở đầu và kết luận cô viết rất đúng. Riêng phần giữa thì phải viết lại hoàn toàn. Mới làm việc mà được giám đốc khen ngợi, mặt mày cô gái hớn hở, nhưng vẫn bồn chồn hỏi: - Xin giám đốc vui lòng cho biết, đúng từ đoạn nào và phải sửa chữa từ đâu ạ? - Vị giám đốc tủm tỉm cười: - Phần mở đầu đúng ở câu: “Kính thưa các đồng chí” và phần kết luận đúng ở câu: “Kính chào các đồng chí”
  100. ◼ Trong giao tiếp còn có một kiểu lịch sự nữa đó là phép thể diện. ◼ Ví dụ: Trong phòng trọ mấy sinh viên mở nhạc ầm ĩ làm ông bà chủ không ngủ được. Ông chủ quát: ◼ - Này mấy thằng quỷ, có tắt ngay những âm thanh khủng khiếp đó không? ◼ (Đây là hành động đe doạ thể diện) ◼ Một lần khác sinh viên cũng mở nhạc to như thế vào ban đêm nhưng bà chủ ôn tồn nói: ◼ - Các cậu tắt nhạc đi được không bởi vì đêm đã khuya rồi và mọi người cần phải đi ngủ. ◼ (Đây là hành động giữ thể diện)
  101. Những lời rào đón trong giao tiếp lịch sự Khi người nói cảm thấy có thể vi phạm nguyên tắc hội thoại nào đó thì có thể sử dụng những lời rào đón. Chẳng hạn, một người nhận thấy mối nguy hiểm của sự vi phạm nguyên tắc về chất, tức là thông tin đưa ra có thể chưa chính xác, thiếu bằng chứng thì có thể nói: Nếu tôi không lầm thì ; Tôi không nhớ rõ, nhưng ; theo tôi biết thì Tôi không dám chắc, nhưng
  102. Ví dụ: - Nếu tôi không lầm thì chị Hương lấy chồng từ năm ngoái. - Tôi không nhớ rõ, nhưng chúng ta đã gặp nhau rồi thì phải. - Tôi không hiểu rõ cái gì đã xảy ra, nhưng mặt chị Hồng thì có tím thật. - Theo tôi biết thì vợ chồng họ chẳng bao giờ nặng lời với nhau. - Tôi không dám chắc, nhưng thấy cô cậu có vẻ mê nhau lắm.
  103. 1. Đọc câu chuyện sau CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG? Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi. Một người bạn an ủi: -Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy! Anh kia giật mình hỏi lại: -Thế à? Rồi có nuôi được không? Lời thoại nào vi phạm phương châm về lượng? Vì sao?
  104. CON RẮN VUÔNG Anh chàng nọ cĩ tính hay nĩi phĩng đại. một hơm, đi rừng về, bảo vợ: - Hơm nay, tơi vào rừng hái củi, trơng thấy một con rắn to ơi là to! Bề ngang hai thước, bề dài một trăm hai mươi thước! Chị vợ bĩu mơi nĩi: - Làm gì cĩ con rắn dài như thế bao giờ. - Khơng tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước, cũng một trăm thước! - Cũng khơng thể dài đến một trăm thước. Thật mà. Khơng đúng một trăm thước cũng đến tám mươi thước. Chị vợ vẫn lắc đầu. Anh chồng thì gân cổ cãi, và muốn cho vợ tin, cứ rút xuống dần. Cuối cùng nĩi: - Tơi nĩi thật đấy nhé! Quả tơi cĩ trơng thấy con rắn dài đúng hai mươi thước, khơng kém một tấc, một phân nào! Lúc ấy chị vợ bị lăn ra cười: - Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước, thế thì là con rắng vuơng rồi!
  105. ◼ CHUYỆN Ở THÔN ◼ Ông trưởng thơn nhận được thơ tay của ơng chủ tịch xã gởi xuống nguyên văn như vầy: "Sắp tới, đồn cán bộ huyện về thăm và chọn thơn ta làm điểm. Vì vậy mà các đồng chí nên duy trì thật tốt vấn đề TTVSNCC. Ký tên " ◼ Cả một đêm dài mày mị dịch những chữ viết tắt, sáng hơm sau, ơng trưởng thơn gởi thơ tay lại: " Xin đồng chí chủ tịch cứ yên tâm, khơng sợ chĩ điên cắn đồn cán bộ bởi mùa mưa rất ít bệnh dại, chẳng cần tiêm vắc - xin ". ◼ Ơng chủ tịch xã ngớ người chẳng hiểu trời trăng gì, mới cho người phĩng xe máy vào thơn hỏi. Bấy giờ mới vỡ lẽ, ơng chủ tịch thì bảo: "Duy trì tốt vấn đề "Trật tự vệ sinh nơi cơng cộng", cịn ơng trưởng thơn lại dịch thành duy trì tốt vấn đề "tiêm thuốc vắc-xin ngừa cho chĩ"?! Quả là khéo dịch!
  106. Người thợ may lành nghề Một ông quan đến hiệu thợ may, may một kiểu áo để tiếp khách. Biết quan xưa kia nổi tiếng cúi người trên, hách dịnh với người dưới, người thợ hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may kiểu áo này để tiếp hạng người nào ạ? Quan cau mày lại, gắt: - Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì? Người thợ liền đáp: - Thưa ngài, con hỏi thế để may cho vừa. Ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải ngắn một tấc, còn ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt sau phải ngắn một tấc. Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là phải, truyền: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
  107. ◼ Từ đồng nghĩa ◼ Tiết văn, cô giáo đang ôn tập cho cả lớp về từ đồng nghĩa. ◼ Cô: Các em cho cô biết từ "bàn ủi" còn gọi là gì nào ? ◼ Học sinh: Thưa cô "bàn là" ạ ! ◼ Cô: Tốt laém, chữ "là" cũng có nghĩa là "ủi", chẳng hạn : "Tôi là quần áo" nghĩa là "Tôi ủi quần áo". Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác. ◼ Một học sinh nhanh nhẩu giơ tay và trả lời: ◼ - Thưa cô "Mẹ em là bác sĩ" nghĩa là "Mẹ em ủi bác sĩ".
  108. Nguyên nhân Bố kiểm tra vở của Tèo thì thấy rất nhiều điểm kém, bố hỏi: Boá: Sao con nhiều điểm kém vậy? Tèo trả lời: Tại vì thằng ngồi gần con nó dốt quá
  109. 2. Đọc các văn bản và cho biết tác giả đã vi phạm các phương châm hội thoại nào? BỨC ĐIỆN Gia đình nọ nuôi rất nhiều bò. Một bận, anh chồng phải về trong quê, dặn vợ khi nào bò cái đẻ thì nhắn anh ta ra. Vài ngày sau, anh chồng nhận được một bức điện vẻn vẹn bốn chữ viết liền nhau: "Bò đẻ anh ra"
  110. CHỮ TRONG GARA ÔTÔ Tại một gara nhỏ, những người thợ vì quá quen thuộc với mấy chiếc ô tô thường đến đây sửa chữa, đồng thời vì tiết kiệm chữ, nên tấm bảng nhỏ ghi công việc hàng ngày của họ, người đọc thấy; - Thêm nhớt cho cô Liên. Hai lít. - Bugi ông Hoàng yếu. Cạo. - Linh mục An yếu điện. Xạc. - Bà Thắm tuột dây ămbrayda. - Rửa cô Hà.
  111. ◼ GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN ◼ Một thiếu nữ, lần đầu tiên về vùng nông thôn chơi, thấy cái gì cô cũng lạ lùng, thích thú và luôn miệng hỏi một chàng trai làng là bạn mới của cô. Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô ngạc nhiên hỏi: ◼ - Sao con bò này lại không có sừng vậy a? ◼ - Vì nó là con ngựa! - Chàng trai trả lời.
  112. MUA CÁI GÌ? Cô dâu nọ mới về nhà chồng, chuẩn bị đi chợ mua thức ăn, hỏi mẹ chồng cần mua cái gì hôm nay. - Tuỳ con! Mua cái gì cũng được! Mua cái gì đó, xào cũng được, luộc cũng được, nấu cũng được, kho cũng được - Bà mẹ chồng trả lời. - Nghe thấy vậy, cô con dâu ngoan ngoãn trả lời: - Vậy con mua cái kiềng!
  113. ◼ LỢN CƯỚI ÁO MỚI ◼ Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. ◼ Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: ◼ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ? ◼ Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: ◼ - Từ khi tôi mặc áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! ◼ Văn bản trên có vi phạm phương châm về lượng không? Tại sao?
  114. QUẢ BÍ Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên: - Chà, quả bí kia to thật! Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng: - Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa. Anh kia nói ngay: - Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta. Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi: - Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy? Anh kia giải thích: - Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà. Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
  115. ◼ Lý lẽ ◼ Hai đứa bé đang đọc cuốn sách "Cuộc sống của các loài vật". Đột nhiên cả hai nhảy ra khỏi ghế và chạy đến gặp bà nội. ◼ - Bà nội, bà nội ơi, bà có thể sinh em bé được không ạ? ◼ - Ồ các cháu yêu dấu, dĩ nhiên là bây giờ thì bà không thể sinh con được nữa rồi! ◼ Nghe xong, cậu anh đắc ý quay sang nói với em: ◼ - Thấy chưa, anh đã bảo với em bà là giống đực mà!
  116. Lý lẽ học trò Trong giờ hóa học, để minh họa cho hiện tượng oxy hóa, cô giáo hỏi Tèo: Coâ giaùo: Em hãy cho biết nếu chúng ta ném một thỏi sắt ra ngoài đường, sau một tuần thỏi sắt sẽ ra sao? Teøo: Dạ, nó sẽ biến mất ạ. Cô giáo ngạc nhiên hỏi: Tại sao vậy? Teøo: Dạ, tại vì mấy người ve chai họ lượm liền chứ sao ạ. Cô giáo: ?!
  117. Cháy Một người sắp đi chơi xa, dặn con: - Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ. Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất. Hôm sau, có người đến hỏi: - Thầy cháu có nhà không? Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp: - Mất rồi! Ông khách giật mình, hỏi: - Mấy bao giờ? - Tối hôm qua. - Sao mà mấy? - Cháy!
  118. Không Dám Nàng (sau một giờ nghe chàng tán tỉnh): - Anh có muốn đi chơi hong ? Chàng mừng rỡ đáp: - Muốn anh muốn lắm chứ ! Nàng: - Vậy thì anh cứ tự nhiên đi đi, em không dám giữ - !!??!!
  119. CHƯƠNG III NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN
  120. I. Nghĩa tường minh Nghĩa tường minh là nghĩa hiển hiện thấy rõ trực tiếp trong câu nói do ngôn ngữ mang lại. Ví dụ: Nam đang học bài.
  121. II. Nghĩa hàm ẩn Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa không được hiển hiện trực tiếp rõ ràng ở trong câu nói mà phải nhờ thông qua suy luận mới biết. Ví dụ: a. Nam học không hơn gì An. (có ý đánh giá thấp sự học của Nam) a’. Nam học không kém gì An . (a’có nghĩa ngược lại a)
  122. 2. 1. Tiền giả định 2. 1. 1. Khái niệm Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra một phát ngôn. Tiền giả định đúng thì câu nói mới có nghĩa chuẩn xác, tiền giả định sai thì câu nói không chuẩn xác, không có nghĩa (chứ không phải không đúng).
  123. Ví dụ: Nếu tôi nói với Nam rằng: “Nam, đi thôi, thằng An nó không đến đâu”. Câu trên có các tiền giả định sau: − Nam biết An là ai. − Theo dự kiến của Nam và tôi, An lẽ ra phải đến. − Chúng tôi đang đợi An đến, rồi mới đi đâu đấy. − Quan hệ giữa tôi và Nam cho phép tôi không cần khách sáo với Nam.
  124. 2. 1. 2. Một số tiền giả định 2. 1. 2. 1. Tiền giả định bách khoa Tiền giả định bách khoa bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần của con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến.
  125. Ví dụ: Tuy là em nhưng nó học giỏi hơn anh nó. Trong phát ngôn trên cặp từ tuy nhưng được dùng với tiền giả định bách khoa “anh phải hơn em”. “Anh phải hơn em” là một “lẽ thường”. Thế mà trong trường hợp giữa hai anh em nhà này lại có sự đố nghịch với “lẽ thường” đó cho nên phát ngôn mới cần đến cặp tuy nhưng Trật tự các từ anh, em nếu đảo ngược, ta sẽ có một phát ngôn không bình thường: Tuy là anh nhưng nó học giỏi hơn em nó.
  126. ◼ 2. 1. 2. 2. Tiền giả định tồn tại ◼ Trong phát ngôn, hễ chúng ta xác tín về một sự vật, hiện tượng nào đó thì chúng ta mặc nhiên đã thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó. ◼ Ví dụ: Bà lão ấy đã mang quả táo thần cho công chúa. ◼ Phát ngôn trên đã có tiền giả định tồn tại: thứ nhất có bà lão (bà lão này được quy chiếu trong nhận thức bằng ấy), thứ hai có một sự vật được gọi là quả táo, thứ ba có sự tồn tại người gọi là công chúa
  127. 2. 1. 2. 3. Tiền giả định thực Ví dụ: Tôi biết Nam về hôm kia. (Nam về hôm kia) 2. 1. 2. 4. Tiền giả định hư (không có thực) Ví dụ: Cô ấy ước mong được sung sướng. (cô ấy không được sung sướng) 2. 1. 2. 5. Tiền giả định từ vựng Ví dụ: Hắn bỏ thuốc lá rồi. (hắn nghiện thuốc lá) 2. 1. 2. 6. Tiền giả định cấu trúc (do cấu trúc câu diễn đạt) Ví dụ: Chị ấy đỗ rồi à? Có tiền giả định cú pháp là “chị ta dự một kì thi nào đấy”
  128. 2. 1. 2. 7. Tiền giả định phản thực (trái với thực) Ví dụ: Giá như chị ấy đến kịp. (chị ấy đã không đến kịp) 2. 2. Hàm ngôn 2 . 2. 1. Khái niệm Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó: từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh.
  129. ◼ 2. 2. 2. Một số ví dụ ◼ a. Sáng nay, trời lại mưa! ◼ TM: Sáng nay, trời mưa. ◼ − Các ý nghĩa hàm ẩn là: ◼ TGĐ: Hôm qua (và các hôm trước )trời có mưa. ◼ Hàm ngôn: ◼ − Tôi không thể đi chơi được. ◼ − Tôi không thể phơi thóc được. ◼ − Tôi không thể giặt đồ .
  130. ◼ b. Anh An đã cai nghiện ma tuý rồi. ◼ TM: Anh An cai ma tuý. ◼ Các nghĩa hàm ẩn là: ◼ TGĐ:Trước đây anh An nghiện ma tuý. ◼ Hàm ngôn: ◼ − Anh An khoẻ mạnh ra. ◼ − Anh An không còn thiếu hụt tiền bạc. ◼ − Anh An không còn bị chê cười nữa. ◼
  131. ◼ c. Đêm văn nghệ làm cho chúng ta quên rằng bây giờ đã 12 giờ rồi. ◼ TM: Đêm văn nghệ kéo dài đến 12 giờ khuya. ◼ Các nghĩa hàm ẩn là:
  132. TGĐ : − Có một đêm văn nghệ. − Vào ban đêm cần nhớ không nên thức quá khuya. − Đối với sinh hoạt thông thường của người Việt Nam, 12 giờ đêm là đã quá khuya rồi. Hàm ngôn Tuỳ theo hoàn cảnh giao tiếp, tuỳ theo ý định của người nói và tuỳ theo tư cách của người nói, phát ngôn trên có thể có các hàm ngôn sau: − Chúng ta cần phải kết thúc thôi − Đêm văn nghệ thành công ngoài sự mong đợi, chứng cớ là mọi người đã quên cả mệt mỏi vì giờ giấc.
  133. Một số ví dụ có sử dụng với nghĩa hàm ngôn 1. Hàm ngôn và quy tắc “nói cho có nội dung” Tiền bạc chỉ là tiền bạc Anh là đàn ông kia mà! Vợ tôi chỉ là một người đàn bà. Nó quả là con của mẹ nó.
  134. 2. Hàm ngôn và quy tắc “nói đúng sự thật” Thủ trưởng (TT) hỏi cán bộ tổ chức (CBTC) TT : Dạo này anh thấy anh Nam thế nào? CBTC: Anh ấy hay đi chơi khuya với một người đàn bà đã có chồng ạ. TT: Tệ quá nhỉ anh có biết người đàn bà ấy là ai không? CBTC: Có ạ. Đó là vợ anh ta ạ. TT: Thế sao anh bảo là một người đàn bà đã có chồng? CBTC: Thưa đó là sự thật ạ: vợ anh Nam đúng là một người đàn bà đã có chồng ạ.
  135. Hay “Viên phó thuyền trưởng của một chiếc tàu viễn dương nọ có thói nát rượu. Một hôm, ông thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký của tàu: Hôm nay phó thuyền trưởng lại say rượu. Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên phó thuyền trưởng đọc thấy câu này trong nhật ký của tàu, giận lắm, liền viết vào trang kế theo: Hôm nay thuyền trưởng không say rượu. ”
  136. 3. Hàm ý với qui tắc “nói vào đề” Một phụ huynh vốn quan tâm đến việc học của con mình nên đến hỏi cô giáo chủ nhiệm về sự học của đứa con. PH: Thưa cô, cháu nó học dạo này như thế nào ạ? CG: Cháu nó dạo này đá bóng giỏi lắm đấy!