Bài giảng Phát triển xã hội

pptx 26 trang hapham 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_phat_trien_xa_hoi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Phát triển xã hội

  1. Phát triển xã hội
  2. Một sự thay đổi xã hội toàn diện có kế hoạch nhằm cải thiện phúc lợi của con người. Mối liên hệ qua lại của các vấn đề xã hội đòi hỏi những nỗ lực kinh tế và xã hội của các quốc gia và quốc tế, của các thiết chế xã hội và của mọi công dân– (Barker 2003)
  3. Lịch sử cách tiếp cận • Phát triển xã hội và phát triển cộng đồng là một khía cạnh về sự phát triển rộng hơn của các tổ chức địa phương, các khu vực, vùng và các quốc gia. • Quan điểm của Weber: Vai trò của Đạo đức tin lành;
  4. Lịch sử cách tiếp cận • Lý thuyết Bắc-Nam: ▫ Nhu cầu về phát triển cũng đề cập đến vấn đề nghèo đói ở trên diện rộng dân cư (Jonhnes, 1990); ▫ Những vấn đề được đi kèm theo đó là sức khỏe và khuyết tật, giáo dục, vai trò phụ nữ, công nghiệp hóa, đô thị hóa với những vấn đề liên quan như tội phạm, và sự tan vỡ gia đình
  5. • Accessed 12 March 2008.
  6. Lịch sử cách tiếp cận • Lý thuyết phân chia thế giới: ▫ Thế giới thứ nhất: Phương Tây ▫ Thế giới thứ hai: Khối Xô Viết ▫ Thế giới thứ ba: Các nước chậm phát triển (Horowitz, 1972) Cho đến những năm 1980, tất cả những cách tiếp cận này đã được xem là không thỏa mãn (Midgley, 1984).
  7. Lịch sử cách tiếp cận • Triết lý “nhỏ nhưng đẹp” của Chumacher và Nyerere ▫ Phát triển ở cấp độ nhỏ có thể được tạo dựng từ những công việc hợp tác được thực hiện như những làng nông thôn, sử dụng các công nghệ phù hợp hơn là hướng đến phát triển đô thị với sự khai thác bóc lột của phương Tây
  8. Lịch sử cách tiếp cận ▫ Thuyết về phát triển sinh thái và phát triển dân tộc:  Phát triển sinh thái hướng đến tìm kiếm sự phát triển bền vững mà không xâm hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
  9. Chính sách xã hội Cộng đồng (văn hoá, chuẩn mực) Tổ chức (môi trường) Liên cá nhân (mạng lưới xã hội) Cá nhân (tri thức, thái độ, kỹ năng)
  10. Nền tảng giá trị của phát triển xã hội • Mục đích công tác xã hội? ▫ Đáp ứng các mong đợi của cá nhân ▫ Phòng ngừa các vấn đề xã hội ▫ Tạo dựng một cấu trúc thể chế hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của con người • Phát triển xã hội hướng đến thay đổi về thiết chế ▫ Đặc biệt khi mạng lưới xã hội không đáp ứng được nhu cầu của các thành viên
  11. Các dạng thức phát triển xã hội Phân tích chính Quản trị sách Tổ chức cộng Lập kế hoạch đồng
  12. Phát triển xã hội và công tác xã hội • Sự thống nhất và gắn kết chặt chẽ ▫ Hệ tư tưởng:  Tôn trọng con người  Quyền tự quyết  Duy trì nhân phẩm ▫ Phẩm chất của nhân viên xã hội ▫ Sử dụng các mối quan hệ ▫ Tạo sự ảnh hưởng ▫ Áp dụng các phương pháp khoa học ▫ Sự đa dạng các nguồn lực
  13. Bản chất • Được áp dụng nhiều ở các quốc gia đang phát triển; • Sự bền vững trong sự phát triển xã hội cũng đề ra một số hình thức phát triển kinh tế và vật chất làm nuôi dưỡng phúc lợi xã hội thông qua ▫ sự phân quyền và ▫ quá trình dân chủ hóa (Lusk và Hoff, 1994).
  14. Các quan điểm phát triển xã hội • Phát triển xã hội cũng trở nên được xác định một cách rộng rãi, và những quan niệm đó luôn trong tình trạng tranh luận; • Sự phát triển về khả năng các cá nhân thực hiện công việc thường xuyên vì những giá trị phúc lợi xã hội; • Nhấn mạnh đến các thành tố về phát triển thiết chế; ▫ nhằm đáp ứng các nhu cầu của mọi người phù hợp hơn
  15. Các quan điểm phát triển xã hội • “phát triển xã hội đề cập đến tiến trình làm thay đổi thiết chế được lập kế hoạch nhằm đem lại sự phù hợp tốt hơn giữa những nhu cầu xã hội và sự khát vọng theo một cách thức nào đó và những chính sách xã hội và những chương trình xã hội theo cách thức khác” Jones và Pandey (1981:v)
  16. Các quan điểm phát triển xã hội “được xem là mục đích cuối cùng về sự phát triển chính là nhằm cung cấp các cơ hội đối với mọi người cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, rất cần thiết để đem lại sự phân phối công bằng về thu nhập và sự phát triển thịnh vượng nhằm thúc đẩy công bằng xã hội và sự hiệu quả của quá trình sản xuất Do đó những biến đổi về mặt cấu trúc và tính chất trong xã hội cũng phải có ngay với sự phát triển kinh tế nhanh chóng và những điều khác biệt đang có ” Lời nói đầu về Chiến lược phát triển quốc tế về Thập kỷ phát triển của Liên hợp quốc lần thứ Hai
  17. Các quan điểm phát triển xã hội “đặt các cá nhân vào trung tâm của sự phát triển, xem xét sự tăng trưởng về kinh tế như là phương tiện chứ không phải là một mục đích, bảo hộ các cơ hội cuộc sống về các thế tương lai cũng như các thế hệ hiện tại và tôn trọng những hệ thống tự nhiên mà mọi cuộc sống cần phụ thuộc” UNDP, 1994
  18. Các quan điểm phát triển xã hội • Midgley (1993) cũng phân chia các hệ tư tưởng phát triển thành ba hình thức sau: ▫ các chiến lược cá nhân nhấn mạnh đến quá trình tự thể hiện tiềm năng, tự quyết định và tự cải thiện; ▫ các chiến lược tập thể nhấn mạnh đến việc tạo dựng các tổ chức như là nền tảng để phát triển những cách tiếp cận mới về hành động-các cách tiếp cận thể chế; ▫ các chiến lược theo chủ nghĩa dân túy nhấn mạnh đến các hoạt động ở cấp độ nhỏ được dựa trên các cộng đồng địa phương
  19. Các quan điểm phát triển xã hội • Các chiến lược phát triển của Pandev: ▫ các chiến lược phân phối hướng đến vì sự công bằng xã hội được cải thiệu giữa các nhóm về mặt quốc gia. ▫ các chiến lược tham gia hướng đến tạo nên những hình thức cải cách về mặt cấu trúc và thiết chế nhằm thu hút các cá nhân tham gia vào sự biến đổi xã hội và phát triển. ▫ các chiến lược phát triển con người hướng đến làm tăng các kỹ năng và năng lực của mọi người để hành động nhằm cải thiện tình hình kinh tế, và phát triển thể chế ở một khu vực các cá nhân đó.
  20. Phát triển xã hội của Midgley • Phát triển xã hội chính là một tiến trình biến đổi xã hội có kế hoạch được thiết kết nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của dân chúng cũng như toàn xã hội trong mối liên kết với một tiến trình phát triển kinh tế năng động;
  21. Phát triển xã hội của Midgley • Phát triển xã hội cũng hướng đến kiến tạo các nguồn lực cho cộng đồng thông qua việc gắn kết những hình thức phát triển xã hội với kinh tế hơn, phúc lợi xã hội; • Phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội
  22. Các thành tố của lý thuyết phát triển • Tư tưởng về sự tiến bộ; • Có sự can thiệp • Lồng ghép các yếu tố kinh tế • Lồng ghép các chiến lược phát triển (cá nhân, tập thể, dân chủ) • Xác định được mục đích về sự phát triển của xã hội
  23. Các chiến lược về phát triển • Các chiến lược cá nhân Giúp cá nhân trở nên tin cậy, tin tưởng hơn; Các hoạt động ưu tiên về giáo dục, đào tạo, trợ giúp cá nhân, trợ giúp tài chính,
  24. Các chiến lược về phát triển • Các chiến lược tập thể ▫ Mang tính cộng đồng; ▫ Các cá nhân có thể tự tổ chức hoạt động nhằm đáp ứng được các nhu cầu của bản thân; ▫ Cá nhân có khả năng huy động và giám sát các nguồn lực của cộng đồng
  25. Các chiến lược về phát triển • Chính phủ cũng thực hiện các chiến lược phát triển ▫ Phát triển trên bình diện rộng; ▫ Mang tính định hướng hơn là các dịch vụ cụ thể; ▫ Tạo dựng mạng lưới, chính sách chung
  26. Kết luận • Phát triển xã hội là một luận điểm cơ bản nhất; • Lý thuyết phát triển xã hội định hướng phát triển các mô hình hành động; • Nhấn mạnh: Công tác xã hội phân phối các dịch vụ xã hội;