Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - Chương 7: Thiết kế bản câu hỏi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - Chương 7: Thiết kế bản câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_trong_kinh_doanh_chuong_7_t.pdf
Nội dung text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - Chương 7: Thiết kế bản câu hỏi
- CHƯƠNG 7 THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI ThS. Nguyễn Tiến Dũng Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Viện Kinh tế và Quản lý Website: Email: dung.nguyentien3@hust.edu.vn
- Các nội dung chính 7.1 Bậc dữ liệu và thước đo biến NC 7.2 Quy trình thiết kế và cấu trúc của bản câu hỏi 7.3 Các loại câu hỏi và viết các câu hỏi 7.4 Phỏng vấn thử © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 2
- 7.1 Bậc dữ liệu và thước đo biến NC ● Đo lường là cách thức sử dụng các con số để diễn tả các sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. ● Cách đo khác nhau sẽ tạo ra dữ liệu có cấp bậc khác nhau ● Dữ liệu định tính: dữ liệu định danh, xếp hạng ● Dữ liệu định lượng: dữ liệu khoảng, tỉ lệ ● Thang đo là công cụ để đo lường các sự vật hiện tượng. © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 3
- Dữ liệu định danh ● Phân biệt các thuộc tính, không xếp hạng cao thấp © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 4
- Dữ liệu xếp hạng ● Thể hiện thứ bậc, không rõ khoảng cách giữa các thuộc tính © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 5
- Dữ liệu khoảng ● Thể hiện thứ bậc và khoảng cách giữa các thuộc tính, không có điểm gốc (điểm 0 (zero) tuyệt đối. © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 6
- Dữ liệu tỉ lệ ● Cung cấp thông tin về quan hệ thứ bậc và khoảng cách giữa các thuộc tính, được tính từ một điểm gốc (điểm 0) tuyệt đối và có ý nghĩa đối với người trả lời. © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 7
- Thước đo biến NC (Measures for constructs) ● Tên đề tài -> Mô hình NC (Khung lý thuyết / Mô hình khái niệm) -> Biến NC (đầu vào, đầu ra) ● Lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty) ● Sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction) ● Đo như thế nào? ● -> Thước đo (a measure) / Chỉ tiêu đánh giá (indicators) ● Dựa vào định nghĩa -> tự thiết kế thước đo ● Dựa vào các NC có trước ● Cần dựa vào Cơ sở lý thuyết, Tổng quan tình hình NC © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 8
- Thang đo và kiểu dữ liệu ● Thang đo và kiểu câu hỏi kiểu dữ liệu thu được ● Kiểu dữ liệu thu được phương pháp phân tích dữ liệu có thể thực hiện ● Do đó: ● Cần hiểu về các phương pháp phân tích dữ liệu ● Từ mục đích nghiên cứu xác định phương pháp phân tích dữ liệu cần sử dụng xác định kiểu dữ liệu cần thu thập đối với các biến số của mô hình nghiên cứu © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 9
- 7.2 Quy trình thiết kế và cấu trúc của bản câu hỏi ● Quy trình thiết kế ● Cấu trúc của bản câu hỏi © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 10
- Quy trình thiết kế bản câu hỏi Nghiên Viết các Phỏng cứu sơ câu hỏi vấn thử bộ © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 11
- Cấu trúc của bản câu hỏi Phần giới thiệu Phần thân Phần kết © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 12
- Phần giới thiệu ● Mục đích: ● thu hút và có được sự đồng ý trả lời của người được hỏi ● tìm kiếm đúng đối tượng cần hỏi ● Những điểm chính cần nêu: ● (1) chúng ta là ai? ● (2) tại sao chúng ta lại hỏi về điều đó; ● (3) khẳng định tầm quan trọng của câu trả lời ● (4) có ai khác biết về những thông tin sắp được cung cấp không? ● (5) không cho người được hỏi cơ hội từ chối trả lời ● (6) đặt câu hỏi sàng lọc đối tượng. © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 13
- Phần giới thiệu: Thí dụ © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 14
- Phần thân của bản câu hỏi ● Tổ chức theo từng chủ đề, bám sát mục tiêu nghiên cứu ● Thứ tự thông thường: ● Chung trước, riêng sau ● Dễ trước, khó sau ● Thông tin trọng tâm trước, thông tin thú vị sau ● Vấn đề thông thường trước, nhạy cảm sau ● Hành vi (đã làm gì) -> Nhận thức, đánh giá và thái độ (nghĩ gì) -> Ý định (sẽ làm gì) -> Câu hỏi mở (góp ý, đề xuất) -> Thông tin cá nhân (giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập ) © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 15
- Phần kết ● Thông tin cá nhân của người được hỏi: họ tên, địa chỉ, điện thoại, email, giới tính, độ tuổi (tuổi tây – tuổi ta - năm sinh), học vấn, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân, thu nhập hộ gia đình, ● Ngày phỏng vấn, giờ bắt đầu, giờ kết thúc phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn. ● Phỏng vấn viên ● Người quản lý giám sát ● Cảm ơn và tặng quà (nếu có) © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 16
- 7.3 Các loại câu hỏi và viết các câu hỏi ● Các loại câu hỏi ● Câu hỏi đóng (close-ended questions) và câu hỏi mở (open-ended questions) ● Câu hỏi phân nhánh (branching questions) ● Câu hỏi một trả lời (single-response questions) và câu hỏi nhiều trả lời (multiple-response questions) ● Câu hỏi thông thường (common questions) và câu hỏi nhạy cảm (sensitive questions) ● Câu hỏi để PV trực tiếp, PV qua điện thoại và khảo sát qua thư (người trả lời tự điền) © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 17
- Câu hỏi sàng lọc ● Trong vòng 1 năm qua anh/chị/ông/bà có thường xuyên đọc báo không? 1. Hầu như không đọc báo Dừng PV -> ghi vào bảng thống kê 2. Thỉnh thoảng (tuần 1-2 tờ) Dừng PV -> ghi vào bảng thống kê 3. Thường xuyên (tuần 3-7 tờ) Tiếp tục 4. Rất thường xuyên (trên 7 tờ/tuần) Tiếp tục ● C1. Bạn có phải là sinh viên khối ngành kinh tế không? ● 1. Phải Tiếp tục câu C2 ● 2. Không phải Nhảy tới câu C11 © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 18
- Câu hỏi có thể chọn nhiều trả lời © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 19
- © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 20
- Viết các câu hỏi ● Xác định nội dung của từng câu hỏi ● Xác định hình thức của từng câu hỏi: cấu trúc, thang đo ● Lựa chọn từ ngữ của câu hỏi ● Sắp xếp thứ tự của các câu hỏi ● Trình bày và hình thức © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 21
- Viết các câu hỏi: Những điểm cần lưu ý ● Câu hỏi nên ngắn và đơn giản ● Tránh hỏi hai ý khác nhau trong cùng một câu hỏi (câu hỏi ôm đồm) ● Tránh việc dùng cấu trúc, từ ngữ gợi ý hoặc áp đặt cách trả lời ● Các con số, những phương án đặt ra trong câu hỏi phải cụ thể và hợp lý ● Từ ngữ phải phổ thông, phù hợp với học vấn của người được hỏi và phải đơn nghĩa, tránh việc hiểu sang nghĩa khác. © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 22
- Những lưu ý về nội dung câu hỏi ● Câu hỏi đó liệu có thực sự cần thiết? ● Cần xem xét lại danh mục thông tin và tính ưu tiên của các thông tin ● Nội dung câu hỏi có đơn nghĩa không? Khi người được hỏi trả lời, bạn có hiểu được ý nghĩa của trả lời đó không? ● “Bạn có cho rằng Coca-Cola là một đồ uống ngon và giúp làm sảng khoái hay không?” Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý ● Người được hỏi có thể trả lời được không? Nếu có thể trả lời được thì họ có sẵn lòng trả lời không? ● Bạn đã xem chương trình truyền hình gì vào Thứ Hai tuần trước? ● Thu nhập của anh/chị/cô/chú là bao nhiêu đồng một tháng? © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 23
- Những lưu ý để viết câu hỏi tốt 1. Câu hỏi phải cụ thể: Nguyên tắc 4W (who, what, when, where) 2. Sử dụng từ ngữ phổ thông, hàng ngày, phù hợp với người trả lời 3. Tránh đặt câu hỏi không rõ nghĩa 4. Tránh đặt câu hỏi hàm ý câu trả lời 5. Tránh việc người được hỏi phải tính toán mới trả lời được hoặc không thể nhớ được mà trả lời 6. Thang cho điểm phù hợp với tập quán: 1-4, 1-5, 1-7, 0-10, 0-100 ● TD: Cô/chị thường mua nhãn hiệu dầu gội gì? © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 24
- 7.4 Phỏng vấn thử (Pre-testing) ● Rất quan trọng trước khi phỏng vấn chính thức với cỡ mẫu lớn ● Mục đích: phát hiện và loại bỏ các sai sót, những vấn đề tiềm ẩn với câu hỏi và trả lời ● Cỡ mẫu: 15-30 người, thuộc tổng thể mục tiêu (đối tượng lấy thông tin) ● Cần kiểm tra toàn diện: nội dung câu hỏi, vấn đề ngôn từ có phù hợp không, hình thức bản hỏi, độ khó của câu hỏi, các hướng dẫn trả lời ● Phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) là tốt nhất ● Nên có nhiều phỏng vấn viên cùng tham gia ● Nếu phải sửa nhiều, cần phỏng vấn thử lại lần nữa © Nguyễn Tiến Dũng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh 25