Bài giảng Quan hệ công chúng - Bài 2: PR doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hồng Nam

ppt 30 trang hapham 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quan hệ công chúng - Bài 2: PR doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hồng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_he_cong_chung_bai_2_pr_doanh_nghiep_nguyen_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quan hệ công chúng - Bài 2: PR doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hồng Nam

  1. Môn học Quan hệ công chúng (PR – Public Relations) Học viện Ngoại giao Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại TS. Nguyễn Thị Hồng Nam
  2. Môn học Quan hệ công chúng (PR – Public Relations) Bài 2 PR doanh nghiệp
  3. Nội dung chính • 1. Tổng quan về doanh nghiệp • 2. PR trong Doanh nghiệp • 3. PR và Doanh nghiệp Việt Nam
  4. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.1. Khái niệm • Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,
  5. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.1. Khái niệm • Luật Doanh Nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty. • Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 • Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG • Chương II - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH • Chương III - CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN • Chương IV - CÔNG TY CỔ PHẦN • Chương V - CÔNG TY HỢP DANH • Chương VI - DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN • Chương VII - NHÓM CÔNG TY • Chương VIII - TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP • Chương IX - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP • Chương X - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
  6. Tổng quan về doanh nghiệp 1.1. Khái niệm • Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  7. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.1. Khái niệm • Tóm lại, Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. • -
  8. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.1. Khái niệm • Một số quan điểm về doanh nghiệp. • Xét theo quan điểm luật pháp: • Xét theo quan điểm chức năng: • Xét theo quan điểm phát triển • Xét theo quan điểm hệ thống • Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác
  9. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.2. Phân loại • Cũng theo luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 luật trên, ta có thể phân loại các doanh nghiệp thành: • Công ty trách nhiệm hữu hạn • công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên • Công ty cổ phần
  10. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.2. Phân loại • Công ty hợp danh • Doanh nghiệp tư nhân • Ngoài ra còn có các loại hình doanh nghiệp như sau: • Nhóm công ty. Nhóm công ty gồm có các hình thức sau: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế • Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  11. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.2. Phân loại • Cách phân loại khác • Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệpTheo tiêu thức này doanh nghiệp được phân thành các loại: DN nhà nước, DN tư nhân, công ty, hợp tác xã (HTX) • Doanh nghiệp Nhà nước • Doanh nghiệp hùn vốn (công ty): là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào và được gọi là công ty. Họ cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp. Trách nhiệm pháp lý của từng hình thức có những đặc trưng khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp, loại hình công ty có các loại: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Doanh nghiệp tư nhân: • HTX
  12. 1. Tổng quan về doanh nghiệp • Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. • - Doanh nghiệp nông nghiệp:. • - Doanh nghiệp công nghiệp: v.v • - Doanh nghiệp thương mại: • - Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ:
  13. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.2. Phân loại • Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp • Doanh nghiệp quy mô lớn. • Doanh nghiệp quy mô vừa. • Doanh nghiệp quy mô nhỏ • Căn cứ phân loại: Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp, Số lượng lao động trong doanh nghiệp, Doanh thu của doanh nghiệp, Lợi nhuận hàng năm.
  14. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.3. Môi trường hoạt động (marketing) của doanh nghiệp Môi trường vĩ mô Công Nhân nghệ khẩu Kinh Văn hóa tế Xã hội Chính trị Tự nhiên Pháp lý ChínhDoanh trị Nhà cung ứng nghiệp Đối thủ Môi trường cạnh tranh vi mô Nhà Công trung Khách chúng gian hàng
  15. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.3. Môi trường hoạt động (marketing) của doanh nghiệp • Thảo luận nhóm: 4 nhóm • Môi trường vi mô (2 nhóm) • Môi trường vĩ mô (2 nhóm) • Cho ví dụ và phân tích ảnh hưởng của yếu tố đó tới hoạt động của doanh nghiệp • Thời gian: 10phút
  16. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.4. Mục đích của DN • Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản: • - Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. • - Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích. • - Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.
  17. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.4. Mục đích của DN • Mục đích hiệu quả kinh tế sẽ nhấn mạnh đến lý do tồn tại chủ yếu của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để hình thành các chức năng, tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp. • Doanh nghiệp được tạo lập thường có 3 dạng: doanh nghiệp mới, doanh nghiệp được mua lại, đại lý đặc quyền.
  18. . Tổng quan về doanh nghiệp 1.4. Mục đích của DN • Phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp (30/12/1993). • Theo Nghị định 189 CP hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp (23/12/1994), doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp.
  19. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đuợc hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội". • Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v.
  20. 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Các DN có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC); thực tế, một số DN Việt Nam đã làm được như vậy. • Tuy nhiên những DN nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp dụng những tiêu chuẩn về CSR
  21. 2. PR doanh nghiệp 2.1.Vai trò của PR trong DN • + Cải thiện hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp • + Tạo lập một profile với báo chí ở một vị thế cao hơn, chuyên nghiệp hơn. • + Thay đổi thái độ của công chúng đích (đặc biệt là khách hàng) • + Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xã hội. • + Tăng cường thị phần đầu tư trên thị trường. • + Gây ảnh hưởng lên các chính sách của chính phủ ở các cấp độ tăng dần: địa phương, nhà nước, quốc tế. • + Cái thiện mối quan hệ truyền thông đối với các nhà đầu tư và các cố vấn doanh nghiệp.
  22. 2. PR doanh nghiệp 2.2. Công cụ PR trong DN • ???
  23. 2. PR doanh nghiệp 2.3. Các hoạt động PR trong DN • Quan hệ báo chí • Truyền thông chiến lược • Truyền thông • Tổ chức sự kiện
  24. 2. PR doanh nghiệp 2.3. Các hoạt động PR trong DN • Quan hệ công chúng nội bộ • Quan hệ cộng đồng • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Quan hệ với chính phủ • Quan hệ tài chính và quan hệ nhà đầu tư
  25. 2. PR doanh nghiệp 2.3. Các hoạt động PR trong DN • Quản lý vấn đề • Quản trị khủng hoảng • Công vụ: Tiếp xúc với những nhóm người tạo ra dư luận xã hội • Công tác văn phòng văn thư • Gây quỹ. • Tài trợ
  26. 2. PR doanh nghiệp 2.4. PR trong marketing mix • Vai trò • Ví dụ minh hoạ
  27. Sản phẩm (P1) Giá cả (P2) Chất lượng Các mức giá Kiểu dáng Giảm giá Đặc điểm Chiết khấu Nhãn hiệu Thanh toán Bao bì Tín dụng Kích cỡ Dịch vụ Marketing Mix Phân phối (P3) Xúc tiến (P4) Loại kênh Quảng cáo Trung gian QHCC Phân loại Khuyến mãi Sắp xếp Bán hàng cá Dự trữ nhân Vận chuyển Marketing trực tiếp Thị trường mục tiêu 4P trong MARKETING MIX
  28. 2. PR doanh nghiệp 2.5. PR và văn hoá doanh nghiệp • Tổng quan về văn hóa tổ chức, công ty • Thực trạng văn hóa tổ chức, công ty tại VN
  29. 3. PR và doanh nghiệp Việt Nam • Thực trạng và nguyên nhân • Các thành công và hạn chế • Các kiến nghị, đề xuất
  30. Bài tập nhóm • Bài 4. Tìm hiểu và đánh giá một chiến dịch PR (hoặc một hoạt động PR) của một doanh nghiệp bất kì và đưa ra các giải pháp nếu bạn là chuyên gia PR của doanh nghiệp đó ?