Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng

pdf 36 trang hapham 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_chuoi_cung_ung_chuong_1_tong_quan_ve_chuo.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng

  1. GVHD: Th.S Ngô Thị Phương Anh Email: anh.ngo@oude.edu.vn
  2. THÔNG TIN MÔN HỌC • Quản trị chuỗi cung ứng (45 tiết) Tên tiếng anh (Supply Chain Management) • Tài liệu học tập  Quản lý chuỗi cung ứng –Th.S. Nguyễn Kim Anh, Đại học Mở TpHCM  Quản trị cung ứng – GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân  VSCI (Vietnam Supply Chain Insight) - www.supplychaininsight.vn
  3. ĐÁNH GIÁ Điểm giữa kỳ: 50% tổng điểm Hình thức kiểm tra (báo cáo nhóm, phát biểu, điểm danh, thảo luận) Bài thi hết môn: 50% tổng điểm Thi Trắc Nghiệm  Gồm (60% Lý thuyết+40% Bài tập)
  4. NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng Chương 2: Hoạt động chuỗi cung ứng: lập kế hoạch & nguồn cung Chương 3: Hoạt động chuỗi cung ứng: sản xuất và phân phối Chương 4: Công nghệ thông tin và chuỗi cung ứng Chương 5: Đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng Chương 6: Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng
  5. Chương 1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
  6. Mục tiêu Chương 1 Học xong chương này, sinh viên có thể: • Hiểu được chuỗi cung ứng là gì và nắm được 05 thành phần chính của nó. • Nắm được khái niệm của quản trị chuỗi cung ứng. • Xác định được đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng • Có cái nhìn tổng quan về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
  7. Nội dung Chương 1 1. Tìm hiểu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 2. Các thành phần của chuỗi cung ứng 3. Các đối tượng chính tham gia vào chuỗi cung ứng 4. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn nhận thế nào về hoạt động Quản trị Chuỗi Cung Ứng
  8. Tiến trình sản xuất sản phẩm đến tay người dùng – chuỗi cung ứng cơ bản
  9. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng • “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” * (Fundamentals of Logistics Management of Douglas M. Lambert, James R. Stock and Lisa M. Ellram)
  10. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng • “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng” ( Supply Chain Management: strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl)
  11. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” (An introduction to supply chain management – Ganesham, Ran and Terry P.Harrision)
  12. Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường
  13. Thành phần chuỗi cung ứng
  14. Thành phần chuỗi cung ứng – Sản xuất • Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. • Phương tiện sản xuất bao gồm nhà máy và nhà kho.
  15. Sản Xuất  Quyết định liên quan: • Thị trường cần sản phẩm nào? • Khi nào sản xuất? • Số lượng bao nhiêu? • Sản xuất bằng cách nào?
  16. Sản Xuất  Hoạt động liên quan • Lịch trình sản xuất phù hợp với khả năng sản xuất của nhà máy • Cân đối trong xử lý công việc • Kiểm soát chất lượng • Bảo trì thiết bị
  17. Thành phần chuỗi cung ứng SẢN XUẤT HÀNG TỒN KHO Sản xuất gì? Bằng cách nào Sản xuất lưu trữ bao nhiêu? THÔNG TIN Nền tảng đưa ra quyết định VẬN CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM Chở sản phẩm bằng cách nào Nơi nào tốt nhất?
  18. Thành phần chuỗi cung ứng – Tồn kho • Hàng tồn có mặt trong suốt chuỗi cung ứng, bao gồm mọi thứ từ nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm mà nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ nắm giữ.
  19. Tồn Kho • Quyết định liên quan: • Cần tồn kho mặt hàng nào? • Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm • Xác định mức độ tồn kho và điểm tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt động như một bộ phận giảm sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng
  20. Thành phần chuỗi cung ứng SẢN XUẤT HÀNG TỒN KHO Sản xuất gì? Bằng cách nào Sản xuất lưu trữ bao nhiêu? THÔNG TIN Nền tảng đưa ra quyết định VẬN CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM Chở sản phẩm bằng cách nào Nơi nào tốt nhất?
  21. Thành phần chuỗi cung ứng – Địa điểm  Địa điểm liên quan đến vị trí hoạt động được thực hiện ở các bộ phận chuỗi cung ứng. Địa điểm tập trung vào khu vực đạt hiệu quả và tính kinh tế cao.
  22. Địa Điểm  Các quyết định có liên quan:  Nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần đặt ở đâu?  Đâu là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn?  Có nên sử dụng nhà máy có sẵn hay xây mới?
  23. Thành phần chuỗi cung ứng SẢN XUẤT HÀNG TỒN KHO Sản xuất gì? Bằng cách nào Sản xuất lưu trữ bao nhiêu? THÔNG TIN Nền tảng đưa ra quyết định VẬN CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM Chở sản phẩm bằng cách nào Nơi nào tốt nhất?
  24. Thành phần chuỗi cung ứng – Vận chuyển  Vận chuyển liên quan đến việc di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong hệ thống chuỗi cung ứng.
  25. Vận Chuyển  Các quyết định có liên quan  Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng này đến vị trí chuỗi cung ứng khác?  Vận chuyển bằng phương tiện gì là đỡ tốn kém nhất?  Mỗi phương thức vận chuyển có điểm mạnh yếu, riêng
  26. Thành phần chuỗi cung ứng SẢN XUẤT HÀNG TỒN KHO Sản xuất gì? Bằng cách nào Sản xuất lưu trữ bao nhiêu? THÔNG TIN Nền tảng đưa ra quyết định VẬN CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM Chở sản phẩm bằng cách nào Nơi nào tốt nhất?
  27. Thành phần chuỗi cung ứng – Thông tin  Có thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì, bao nhiêu, về nơi dự trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất
  28. Đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng Nhà cung ứng Nhà Nhà sản phân xuất phối Khách Nhà Hàng bán lẻ
  29. Đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng • Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm gồm công ty sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng, các nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm • Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn, bán hàng và phục vụ khách hàng theo sự biến động của nhu cầu. Được xem như là bán sỉ, đại lý nắm bắt nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm.
  30. Đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng • Nhà bán lẻ: tồn trữ và bán sản phẩm với số lượng nhỏ hơn. Sử dụng quảng cáo, kỹ thuật giá cả, lựa chọn và tiện dụng của sản phẩm để thu hút khách hàng • Khách hàng: hay là người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng cũng có thể là tổ chức hay cá nhân mua một sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác để bán chúng cho người khách hàng sau. • Nhà cung cấp dịch vụ: cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Đó là cung cấp dịch vụ vận tải và nhà kho từ công ty xe tải, công ty kho hàng hay dịch vụ tài chính.
  31. Mô hình khái quát của một chuỗi cung ứng trong quản lý kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
  32. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn nhận thế nào về hoạt động Quản trị Chuỗi Cung Ứng • Nike Logistic Center =mfu_in_order&list=UL • • -> xem tại phút 7:30
  33. Bài tập Nhóm 1. Tìm và phân tích một tình huống liên quan đến công tác lập kế hoạch ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động của công ty – của chuỗi cung ứng. 2. Tìm và phân tích một tình huống liên quan đến công tác Tìm nguồn cung ứng ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động của công ty – của chuỗi cung ứng.
  34. Hướng dẫn làm bài • 1. đọc kỹ yêu cầu đề bài • 2. Giải thích, phân tích kết hợp với phần lý thuyết của chương • 3. Viết thành bài word câu cú hoàn chỉnh, không quá 5 trang. • 4. chuẩn bị slides tóm gọn tương ứng với nội dung được yêu cầu viết. • 5. gửi files word và ppoint qua email : anh.ntp@ou.edu.vn
  35. Cách trình bày case • 1. title • 2. bối cảnh xảy ra tình huống case • 3. Diễn biến case • 4. Hậu quả của case • 5. Bài học kinh nghiệm
  36. HỎI - ĐÁP