Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương III: Các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý

ppt 71 trang hapham 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương III: Các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_hoc_dai_cuong_chuong_iii_cac_yeu_to_nguye.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương III: Các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý

  1. Chương III Các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý I. Các yếu tố quản lý II.Các nguyên tắc quản lý III.Phương pháp quản lý
  2. I. Các yếu tố quản lý 1. Yếu tố con người 2. Yếu tố chính trị 3. Yếu tố tổ chức 4. Yếu tố quyền lực 5. Yếu tố thông tin 6. Yếu tố văn hóa tổ chức
  3. II. Các nguyên tắc quản lý 1. Nguyên tắc mục tiêu 2. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể 3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích 4. Nguyên tắc hiệu quả 5. Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt 6. Nguyên tắc khoa học, hợp lý 7. Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý
  4. III.Phương pháp quản lý 1. Khái niệm về phương pháp quản lý 2. Quan điểm lựa chọn và vận dụng phương pháp quản lý 3. Vai trò của phương pháp quản lý 4. Các phương pháp quản lý
  5. I. Các yếu tố quản lý Quá trình quản lý chịu tác động của nhiều yếu tố, song có một số yếu tố chủ yếu mà các chủ thể quản lý cần thiết phải hiểu để quản lý có hiệu quả
  6. 1. Yếu tố con người ▪ Ơû vị trí chủ thể quản lý : Con người là chủ thể huy động và tạo dựng các nguồn lực khác trong tổ chức và là yếu tố quyết định mọi thành công hay thất bại của tổ chức. Mọi tổ chức đều có các nguồn lực vật chất do con người chủ động vận hành nhằm thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu chung của tổ chức.
  7. ▪ Ơû vị trí khách thể quản lý : Quản lý là quản lý con người trong tổ chức, là điều hoà hoạt động của các cá nhân khi thực hiện những công việc theo mục tiêu chung của tổ chức để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với sự làm việc của các cá nhân riêng lẽ. Theo đó, nhà quản lý chính là người đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, huy động tinh thần đồng tâm hiệp lực trong công việc và khai thác tối đa khả năng của họ vào hoạt động vì mục tiêu chung.
  8. Muốn làm được điều đó, các nhà quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình để làm gương cho cấp dưới về cả đạo đức, tác phong và trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng vối nhiệm vụ quản lý của mình. Tóm lại, khi xét đến yếu tố con người trong quản lý là bao hàm cả chủ thể và khách thể quản lý. Muốn nghiên cứu một cách khách quan, phải đặt yếu tố con người vào trong những điều kiện cụ thể của tổ chức và môi trường trong đó tổ chức tồn tại và phát triển.
  9. 2. Yếu tố chính trị Bất cứ một tỏ chức nào cũng đều tồn tại và phát triển trong một môi trường cụ thể, trong đó môi trường chính trị có vị trí hết sức quan trọng. Trong một xã hội, yếu tố chính trị chi phối mục tiêu và định hướng hành động của mỗi các nhân, tổ chức, cho dù tổ chức đó hoạt động trên lĩnh vực nào của nền kinh tế xã hội (kinh doanh, nghệ thuật, từ thiện, hay quản lý nhà nước )
  10. Chế độ chính trị quy định mục tiêu của cả quốc gia, trong đó có các tổ chức và cá nhân tồn tại và bị chi phối bởi đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước. Nói tóm lại, yếu tố chính trị là yếu tố lãnh đạo, định hướng cho toàn bộ xã hội. Do đó, nhà nước cần tạo lập môi trường thích hợp về chính trị , hành chính cho các cá nhân và tổ chức phát triển trong từng thời kỳ.
  11. 3. Yếu tố tổ chức Quản lý xuất hiện từ nhu cầu hợp tác và phân công lao động chung trong tổ chức, vì vậy, tổ chức được coi là nền tảng của các hoạt động quản lý. Để có quản lý, trước tiên chủ thể quản lý phải thiết lập nên hệ thống tổ chức với đội ngũ nhân sự tương ứng. Trên góc độ nầy, tổ chức là sự tập hợp các yếu tố nhân sự và vật chất cần thiết theo một cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xác định trong từng thời kỳ nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
  12. Nội dung cụ thể của hoạt động nầy là huy động các nguồn lực thiết lập các bộ phận theo trật tự, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong tổ chức, quy định mối quan hệ dọc ngang giữa các bộ phận nhằm phối hợp chúng để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức. Vì vậy, có thể nói quản lý mà không có tổ chức thì không còn ý nghĩa
  13. 4. Yếu tố quyền lực Trong quản lý, quyền lực được xem là điều kiện quan trọng để chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trước . Đồng thời quyền lực quản lý cũng là đặc điểm để phân biệt giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
  14. Khi nói đến quyền lực quản lý là nói đến quyền chỉ huy, điều hành, là khả năng chi phối của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.
  15. Quyền lực bao gồm thẩm quyền và uy quyền Uy quyền : là sự ảnh hưởng, tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý mang tính phi chính thức và được thực hiện một cách có ý thức hoặc vô ý thức. Cũng như thẩm quyền, uy quyền tồn tại trong tổ chức nhưng khác ở chỗ uy quyền không bắt nguồn từ cơ cấu chính thức mà bắt nguồn từ uy tín, khả năng chuyên môn, khả năng thuyết phục của cá nhân.
  16. Trong phương diện quyền lực của người quản ngoài việc được trao thẩm quyền bởi cơ cấu chính thức, tự bản thân họ phải tự giác xây dựng và củng cố uy quyền của mình thông qua việc hoàn thiện bản thân về cả năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị, có như vậy mới đảm nhận được sứ mệnh lãnh đạo, điều hành mà tổ chức giao cho.
  17. 5. Yếu tố thông tin Quản lý diễn ra được là nhờ các tín hiệu lưu chuyển ở bên trong và bên ngoài tổ chức, dó là thông tin. Để quản lý có hiệu quả, các nhà quả lý cần nắm vững tình hình bên trong và bên ngoài tổ chức một cách chính xác, kịp thời với những dữ liệu cụ thể Trên cơ sở thực tế của tổ chức, muốn ra một quyết định điều hành cần phải có thông tin, vì thế thông tin trở thành khâu đầu tiên, là nền tảng của quản lý.
  18. Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa ra một thông tin điều khiển dưới các hình thức khác nhau như quyết định quản lý (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyềt ). Sau khi đã đưa ra các quyết định quản lý cùng các đảm bảo vật chất cho đối tựơng thực hiện, thì chủ thể phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện của các đối tượng thông qua thông tin phản hồi của hệ thống .
  19. Khách thể quản lý muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để tự tính toán, điều chỉnh lấy hoạt động của mình nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Chính vì vậy, quá trình quản lý là một quá trình thu thập và xử lý thông tin.
  20. Ngày nay, vai trò của thông tin trong quản lý ngày càng trở nên quan trọng và làm cho khoa học quản lý được phát triển thêm một lĩnh vực quản lý là quản lý thông tin. Theo quan niệm đó, thông tin còn là một dạng tiềm năng khác của quản lý bên cạnh các dạng tiềm năng về lao động, thiết bị, công nghệ, máy móc, nguyên liệu, tiền vốn Để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Như vậy, thông tin là điều kiện không thể thiếu được trong quản lý, là căn cứ để chủ thể quản lý ra quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định có hiệu quả.
  21. 6. Yếu tố văn hóa tổ chức Trong quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức sẽ dần dần hình thành các yếu tố mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, đó là văn hóa tổ chức. Vai trò của văn hoá tổ chức đối với quản lý được thể hiện ngay trong chính khái niệm văn hoá tổ chức .
  22. Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng điều phối hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức ; nó ngày càng được làm giàu thêm và có thể thay đổi theo thời gian và mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng. Vì thế, nhiệm vụ của nhà quản lý đối với phương diện văn hóa tổ chức là phải duy trì và phát triển văn hoá của tổ chức mình, điều nầy cũng có nghĩa là đã chứng minh được sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
  23. II. Các nguyên tắc quản lý 1. Nguyên tắc mục tiêu 2. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể 3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích 4. Nguyên tắc hiệu quả 5. Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt 6. Nguyên tắc khoa học, hợp lý 7. Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý
  24. 1. Nguyên tắc mục tiêu Mục tiêu là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của bất kỳ một tổ chức nào. Các thành viên trong tổ chức và tổ chức muốn tồn tại, phát triển thì nhất thiết phải đạt được mục tiêu dự kiến. Mục tiêu phấn đấu của tổ chức là mục tiêu kinh tế- chính trị – xã hội hay môi trường.
  25. Khi xác định mục tiêu của tổ chức phải xuất phát từ nhu cầu cơ bản của mỗi thành viên, của tổ chức và của cả xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
  26. Mục tiêu vừa là điểm đíùch mà tổ chức cần hướng tới trong quá trình vận động, vừa là điều kiện để tổ chức tồn tại, phát triển trong thời kỳ tiếp theo. Tổ chức đạt được mục tiêu đề ra là đã tự khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội, đồng thời cũng trên cơ sở đó mà phát huy tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Mục tiêu là mối quan tâm cao nhất của các nhà quản lý, của tập thể đơn vị và của cả xã hội, vì thế quản lý theo mục tiêu phải được coi là nguyên tắc cơ bản đầu tiên vừa định hướng, vừa chi phối các nguyên tắc khác.
  27. Khi xác định mục tiêu cần xác định chúng theo công thức: ▪Smart ✓Specific = cụ thể, rõ ràng ✓Measurable = có thể đo lường được ✓Attainable = khả thi ✓Relevant = thích hợp (ứng) ✓Trackable = có thể theo dõi
  28. 2. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể
  29. Tập trung, bản thân nó đã là một bộ phận cấu thành quản lý không thể thiếu được của hoạt động quản lý. Theo như khái niệm đã nêu, cho thấy chủ thể quản lý luôn mang tính chủ động để điều hành khách thể trong từng điều kiện cụ thể. Chủ động điều hành chính là tập trung thống nhất trong quản lý.
  30. Tuy nhiên , trong số khách thể quản lý không phải yếu tố nào, thành viên nào cũng tuân theo ý chí điều hành của chủ thể và cũng không thể loại trừ lý trí của chủ thể quản lý thiếu tính thực thi, nên sự tham gia của tập thể là một nguyên tắc không thể coi nhẹ để vừa bổ khuyết vừa thúc đẩy cho nguyên tắc định hướng. Như vậy, định hướng và sự tham gia của tập thể là nguyên tắc tạo nên sự thống nhất ý chí giữa chủ thể và khách thể quản lý trong tổ chức cùng hướng đến mục tiêu chung.
  31. 3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích
  32. Có thể thấy rằng mục tiêu của quản lý là những lợi ích chung về kinh tế-chính trị- xã hội- môi trường, song lợi ích cụ thể lại là động lực cho mỗi quá trình để đạt đến mục tiêu. Vì vậy, muốn đạt mục tiêu quản lý không thể không quan tâm đến nguyên tắc lợi ích. Lợi ích hợp lý phải xuất phát từ quy luật lợi ích từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi kết hợp hài hoà giữa các lợi ích phải được xem xét và đề ra ngay từ khi hoạch định phát triển tổ chức, phải giải quyết tốt mối quan hệ thì lợi ích sẽ đảm bảo cho hệ thống hoạt động đồng bộ, ít nảy sinh những mâu thuẫn cục bộ.
  33. 4. Nguyên tắc hiệu quả ❑Hiệu lực : ra sức làm việc (effort, efficacité=sự công hiệu, hiệu lực,hiệu nghiệm). ❑Hiệu nghiệm : cái thực chứng thành công ❑Hiệu năng=hiệu suất : năng lực làm việc nhiều hay ít (rendement=năng suất, hiệu suất). ❑Hiệu quả : có kết quả (résultat) (Đào duy Anh- Từ điển Hán Việt- trang 363- NXB KHXH- 2001)
  34. ef·fec·tive [i féktiv] adjective 1. producing a result: causing a result, especially the desired or intended result • an effective remedy for headaches 2. having a striking result: successful, especially in producing a strong or favorable impression on people • The painting had the characteristics of a winner, including effective color use. ef·fi·cient [i físh’nt] adjective 1. well-organized: performing tasks in an organized and capable way 2. able to function without waste: able to function well or achieve a desired result without waste • an efficient use of fuel Encarta® World English Dictionary © & (P) 1999,2000
  35. Hiệu quả phải luôn được coi là chuẩn mực của mọi quá trình quản lý trong điều kiện hiện nay. Mục tiêu quản lý là lớn lao song không thể đạt mục tiêu bằng bất cứ giá nào mà phải cân nhắc tính toán đến kết quả mang lại phải lớn hơn những chi phí về nhân lực – vật lực mà chủ thể bỏ ra trong quá trình hoạt động
  36. 5. Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt
  37. Trong điều kiện môi trường bên ngoài thay đổi liên tục, vận dụng nguyên tắc nầy giúp các nhà quản lý nhìn nhận vấn đề một cách nhạy cảm và khách quan hơn. Đây là một trong những nguyên tắc nhằm tránh duy ý chí trong quản lý.
  38. 6. Nguyên tắc khoa học, hợp lý Đòi hỏi các nguyên lý, các tính chất, điều kiện vận dụng phải dựa trên cơ sở khoa học , tránh tuỳ tiện, theo ý chủ quan. Tính hợp lý trong quản lý đòi hỏi tư duy khoa học kết hợp biện chứng các yếu tố tác động
  39. 7. Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý
  40. Đây vừa là sự biểu hiện cụ thể tiếp sau của nguyên tắc sự tham gia của tập thể có định hướng, nhưng đồng thời thể hiện xu thế không thể thiếu được hiện nay trong hoạt động quản lý của các tổ chức kinh tế, xã hội và của cả nhà nước. Các nguyên tắc cơ bản trên đây được sử dụng cho mọi quá trình quản lý. Tùy theo điều kiện và quá trình cụ thể có thể vận dụng một số nguyên tắc khác nữa. Cần kết hợp các nguyên tắc cho mỗi tiến trình quản lý thì dễ đạt mục tiêu mong muốn của nhà quản lý.
  41. III.Phương pháp quản lý 1. Khái niệm về phương pháp quản lý 2. Quan điểm lựa chọn và vận dụng phương pháp quản lý 3. Vai trò của phương pháp quản lý 4. Các phương pháp quản lý
  42. 1. Khái niệm về phương pháp quản lý Theo khái niệm triết học, phương pháp là một hệ thống những quy tắc mà chủ thể phải tuân theo để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từ sự vận động khách quan và có quy luật của khách thể Lê tử Thành-Logich học và phương pháp nghiên cứu khoa học- NXB Trẻ-1993 trang18
  43. Vận dụng vào quá trình hoạt động trong thực tế của đời sống xã hội, ta có thể thấy Phương pháp là cách thức được tiến hành trên cơ sở một hệ thống những nguyên tắc được đúc kết lại mà chủ thể vận dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất ( giáo trình)
  44. meth·od [méthəd] (plural meth·ods) noun 1. way of doing something: a way of doing something or carrying something out, especially according to a plan 2. orderliness: orderly thought, action, or technique way [way] noun 1. manner or method: a means, manner, or method of doing or achieving something • You do it your way, I’ll do it mine. Phương pháp : phép tắc để làm việc gì (méthode) Từ Điển Hán Việt- Đào duy Anh – trang 142
  45. Sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng quản lý nên để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý cần chọn những phương pháp quản lý thích hợp. Vì khách thể quản lý là con người nên xét cho cùng phương pháp quản lý chủ yếu hướng đến con người vì : ➢ Con người trong tổ chức tồn tại với tư cách là một thực thể hoàn chỉnh, có tư duy và hành động một cách chủ động trong từng hoàn cảnh cụ thể. Không chỉ có vậy, con người còn tồn tại và gắn bó với môi trường thông qua các mối quan hệ phong phú, phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau nên phương pháp khác nhau.
  46. ➢ Hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội chịu tác động của nhiều loại quy luật khác nhau nên chúng thường xuyên biến đổi và tác động đến mỗi con người trong tổ chức, bởi vậy phương pháp quản lý cũng rất năng động để phù hợp với những biến đổi trên. ➢ Trong tổ chức hay xã hội, con người không hoạt động biệt lập mà mang tính tập thể, cộng đồng trên cơ sở phân công lao động. Muốn nâng cao năng suất lao động của mỗi cá nhân thì phương pháp quản lý không chỉ nhằm tác động trực tiếp đến cá nhân đó mà đến cả cộng đồng để tạo ra bầu không khí làm việc có hiệu quả.
  47. ➢ Con người tồn tại luôn có hai mặt đối lập là tốt và xấu. Việc điều chỉnh lại hai mặt đối lập đó không phải do chính con người quyết định mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường. Để quản lý có hiệâu quả con người, phương pháp quản lý không chỉ hướng đến yếu tố thúc đẩy mặt tích cực mà còn bao hàm cả yếu tố kiềm hãm mặt tiêu cực của con người
  48. 2. Quan điểm lựa chọn và vận dụng phương pháp quản lý Để có thể lựa chọn và vận dụng phương pháp quản lý có hiệu quả cao thì nhất thiết nhà quản lý phải có quan điểm nghiên cứu một cách khoa học :
  49. 2. 1- Quan điểm duy vật biện chứng lịch sử Đây là quan điểm nghiên cứu thế giới khách quan của chủ nghĩa duy vật tiến bộ. Theo quan điểm nầy, thế giới vật chất tồn tại khách quan trong trạng thái vận động thường xuyên, liên tục, do đó, các chủ thể quản lý cần thấy được mọi khách thể đều là vật chất, vận động không ngừng và gắn liền với điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
  50. Quan điểm nầy vừa tạo cho các chủ thể quản lý năng động, nhạy bén với thời cuộc , vừa đảm bảo tính ổn định, kế thừa những kinh nghiệm thuộc về thành tựu của lịch sử nhân loại. Đồng thời góp phần giúp cho các chủ thể nhìn nhận rõ mối quan hệ phát triển bền vững giữa các yếu tố của tổ chức
  51. 2. 2- Quan điểm hệ thống Hệ thống là một chỉnh thể hoàn thiện vận động thường xuyên liên tục theo hình thức đóng và mở. Mặc dù là một thực thể hoàn chỉnh song hệ thống không tồn tại biệt lập, mà có liên quan mật thiết đến các hệ thống khác trong môi trường. Quan điểm nầy giúp cho chủ thể quản lý tìm kiếm và sử dụng các phương pháp đồng bộ, hợp lý cho quá trình quản lý.
  52. 2. 3- Quan điểm tổng hợp Các yếu tố cấu thành tổ chức như chính trị- xã hội hay môi trường không những kết gắn các quan hệ đồng chiều, tích cực mà còn kết gắn khá nhiều quan hệ trái ngược, kìm hãm nhau trong hệ thống nữa.
  53. Chính vì vậy mà các phương pháp được sử dụng phải vừa thúc đẩy những quan hệ tích cực, vừa kiềm hãm, triệt tiêu những quan hệ tiêu cực để thúc đẩy hệ thống phát triển. Bên cạnh đó, sự vận động phát triển của hệ thống là một quá trình liên tục nên các phương pháp được lựa chọn phải vừa kế thừa vừa thúc đẩy cho hiện tại lại vưà đón bắt được tương lai.
  54. 1. Vai trò của phương pháp quản lý Những vai trò to lớn của phương pháp quản lý như sau : ❑ Thứ nhất : là công cụ chuyển tải cơ chế quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm tạo nên sự thống nhất trong quá trình thực hiện quản lý. Khác với các hệ thống tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, hệ thống quản lý không hoàn toàn gắn chặt cố định các yếu tố quản lý với nhau :
  55. Ví dụ : chủ thể và khách thể quản lý dù cùng nằm trong hệ thống nhưng họ lại độc lập với nhau về ý chí nên họ có thể tự chủ hoạt động theo nguyện vọng cá nhân. Để đối tượng quản lý hoạt động theo ý chí của chủ thể quản lý thì nhất định phải chuyển được yêu cầu của chủ thể một cách thưòng xuyên, liên tục. Để thực hiện mong muốn trên, các nhà quản lý cần tìm đến những phương pháp quản lý thích hợp .
  56. ❑Thứ hai : làm cho hoạt động quản lý tuân thủ các nguyên tắc quản lý trong từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý. Kết quả hoạt động của tổ chức bao hàm nhiều quá trình liên kết với nhau trên cơ sở phân công và phối hợp các hoạt động.
  57. Muốn cho quá trình liên kết diễn ra thuận lợi, các nhà quản lý phải tìm cách tác động đến từng bộ phận nhằm tạo nên một hành lang pháp lý điều hành tổ chức. Làm được như vậy vì trong cách thức tác động của chủ thể quản lý đã chứa đựng những nguyên tắc thể hiện ý chí của chủ thể đến mọi đối tượng quản lý, làm cho chúng vận hành theo đúng hướng.
  58. ❑ Thứ ba : là điều kiện nâng cao số lượng, chất lượng và điều kiện quản lý . Môi trường vừa là mục tiêu vừa là động lực trong hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức bởi vậy các nhà quản lý phải sử dụng những phương pháp thích hợp để tạo dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và môi trường.
  59. ❑Thứ tư : kết gắn được những cá nhân đơn lẻ trong tổ chức với môi trường phong phú, đa dạng bên ngoài. Phương pháp kinh tế lấy lôi ích vật chất làm dộng lực thúc đẩy con người hành động, làm cho họ năng động, sáng tạo tìm kiếm nhữgn biện pháp nâng cao kết quả làm việc để có thu nhập ngày càng cao
  60. 4. Các phương pháp quản lý 4. 1- Phương pháp kinh tế 4. 2 – Phương pháp hành chính 4. 3 – Phương pháp giáo dục, thuyết phục, động viên ( phương pháp tâm lý) 4. 4 – Phương pháp hiện thực hóa 4. 5 – Phương pháp quản lý theo mục tiêu
  61. 4. 6 – Phương pháp quản lý chất lượng toàn bộ theo ISO
  62. 4. 1 - Phương pháp kinh tế Là phương pháp sử dụng lợi ích kinh tế để tác động đến đối tượng quản lý. Đòn bẩy kinh tế được sử dụng trong quản lý rất đa dạng, phong phú vì nó gắn với đặc tính riêng của từng đối tượng trong mỗi quá trình quản lý nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Phương pháp kinh tế thường được sử dụng vì nó mang lại hiệu quả cao do gắn liền với lợi ích kinh tế của con người nên tạo động lực mạnh hơn các phương pháp khác.
  63. Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động, làm cho họ năng động, sáng tạo tìm kiếm những biện pháp nâng cao kết quả làm việc để có thu nhập ngày càng cao do đó tổ chức dễ đạt được mục tiêu đề ra Tuy nhiên, phương pháp kinh tế cũng có những hạn chế vốn có của nó vì dễ bị lạm dụng vì các hành vi không trong sáng để mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, thậm chí có thể xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật để có được lợi ích kinh tế làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ xã hội, môi trường sống.
  64. 4. 2 – Phương pháp hành chính Là phương pháp dựa vào quyền uy của tổ chức để bắt mọi thành viên phải chấp hành mệnh lệnh của người quản lý. Quyền uy của tổ chức có được là xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được pháp lý hóa và gắn liền với cơ chế vận hành của tổ chức. Quản lý theo phương pháp nầy thường tạo ra sự tập trung, thống nhất trong tổ chức, làm cho hoạt động của tổ chức diễn ra theo ý muốn của chủ thể; trong điều kiện nhất định có thể đem lại hiệu quả cao nhất là trong những tình huống cấp bách đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ đòi hỏi sự chấp hành nghiêm của đối tượng quản lý.
  65. Khi thực hiện phương pháp nầy nhà quản lý phải quan sát, nắm chắc tình hình để sáng suốt ra quyết định quản lý, tránh quan liêu, nóng vội, phải có bản lĩnh vững vàng, có tinh thần dám làm, dám chịu trước tập thể và nhất là phải có niềm tin với đối tượng quản lý
  66. 4. 3 – Phương pháp giáo dục, thuyết phục, động viên ( phương pháp tâm lý) Dựa vào tính hai mặt của con người, chủ thể quản lý có thể thúc đẩy khai thác tính tích cực của con người thông qua sự thuyết phục, lôi kéo. Cách nầy biến quá trình hoạt động quản lý cưỡng bức thành quá trình thúc đẩy sự tự giác, tự chủ, tự nguyện.
  67. Phương pháp nầy vận dụng các quy luật, nguyên tắc hoạt động tâm lý, giáo dục và xã hội để tác động đến tâm lý, tình cảm của con người, làm cho họ thức dậy những mặt tích cực, lãng quên hay kiềm nén những mặt tiêu cực để đạt kết quả làm việc cao. Phương pháp tâm lý được sử dụng dưới nhiều hình thức quản lý như chia xẻ những tâm tư, nguyện vọng với công nhân, tiên phong gương mẫu của người lãnh đạo; đánh giá khách quan kết quả lao động , tạo mội trường làm việc thích hợp.
  68. Ưu điểm của phương pháp nầy là làm cho tính tự nguyện, tự giác của người lao động được phát huy, họ làm việc bằng tất cả công sức và trí tuệ của mình, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, phương pháp nầy cũng dễ làm cho người lao động ỷ lại, trông chờ vào tập thể hoặc đưa ra những yêu sách quá sức đối với tổ chức. Muốn áp dụng có hiệu quả phương pháp nầy các chủ thể quản lý cần phải có uy tín trước tập thể và phải đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của mọi thành viên để ứng xử, đồng thời cũng cần kết hợp với các phương pháp quản lý khác cho thích hợp.
  69. 4. 4 – Phương pháp hiện thực hóa Là phương pháp làm cho cách thức quản lý của chủ thể phù hợp với mong muốn của khách thể nhằm nhằm phát huy được tác dụng của phương pháp lựa chọn. Trong thực tế không ít phương pháp quản lý được lựa chọn lại đi xa thực tế làm phản tác dụng của quá trình quản lý, nên trong một số trường hợp cụ thể cần thực nghiệm một số phương pháp trước khi ứng dụng rộng rãi để đảm bảo chắc chắn phương pháp đó có tính hiện thực cao.
  70. 4. 5 – Phương pháp quản lý theo mục tiêu MBO = Management by objectives Đây là một trong những phương pháp đã giúp các nhà quản trị doanh nghiệp khai thác triệt để các lý thuyết khoa học quản lý đã được các nhà khoa học ứng dụng.
  71. 4. 6 – Phương pháp quản lý chất lượng toàn bộ theo ISO Là một trong những phương pháp hiện đại đang được vận dụng trong hầu hết các tổ chức doanh nghiệp và kể cả tổ chức nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thuật ngữ ISO đang đồng hành với chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu cụ thể mà chủ thể quản lý có thể vận dụng kết hợp các phương pháp trên cho thích hợp, để chúng có thể hổ trợ cho nhau một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu quản lý.