Bài giảng Quy trình thực hiện ĐMC trong quá phát triển du lịch - Trần Anh Tuấn

ppt 25 trang hapham 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quy trình thực hiện ĐMC trong quá phát triển du lịch - Trần Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quy_trinh_thuc_hien_dmc_trong_qua_phat_trien_du_li.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quy trình thực hiện ĐMC trong quá phát triển du lịch - Trần Anh Tuấn

  1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐMC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGƯỜI TRÌNH BÀY: Th.S TRẦN ANH TUẤN TỔNG CỤC DU LỊCH VIỆT NAM 1
  2. Các bước thực hiện ĐMC trong phát triển DL (Dựa trên Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC của Bộ TN&MT) 1. Xác định phạm vi ĐMC; 2. Xác định các vấn đề môi trường trọng tâm và các mục tiêu về môi trường liên quan đến CQK; 3. Xác định các bên liên quan và xây dựng̣ kế hoạch tham vấn; 4. Đánh giá các mục tiêu và định hướng phát triển của CQK; 5. Dự báo những xu hướng biến đổi về môi trường khi không thực hiện CQK; 6. Dự báo những xu hướng biến đổi về môi trường khi thực hiện CQK; 7. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, tăng cường và kế hoạch giám sát môi trường; 8. Lập báo cáo ĐMC và đệ trình cho thẩm định. 2
  3. 1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI 1.1. Mục đích • Đảm bảo quá trình ĐMC tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất (mỗi loại hình DL có tác động khác nhau lên MT). • Đảm bảo kết quả ĐMC sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện về môi trường (tự nhiên và nhân văn-xã hội) cho việc ra quyết định. 1.2. Tầm quan trọng Việc thực hiện tốt bước xác định phạm vi sẽ giúp: • Giúp tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực thực hiện ĐMC. • Cải thiện đáng kể chất lượng của một ĐMC. 3
  4. 1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI 1.3. Nội dung thực hiện Tiến hành khi nào? Khi bối cảnh tổng thể của CQK đang được xác định và khi các phương án phát triển tổng thể nhất đang được xây dựng. Tiến hành càng sớm trong quá trình hình thành CQK thì hiệu quả ĐMC sẽ càng cao. Tiến hành ntn? 1) Thu thập các thông tin cần thiết về CQK: vai trò, cấu trúc, trình tự xây dựng, kế hoạch tham vấn, các vấn đề phát triển trọng tâm 2) Xác định ranh giới không gian: phạm vi khu vực chịu tác động (VD quy hoạch phát triển du lịch Vịnh Hạ Long); 3) Xác định ranh giới thời gian: các khoảng thời gian được xem xét trong ĐMC là bao nhiêu: 5-10 năm, 10-20 năm hay dài hơn; 4) Xác định thành phần tham gia soạn thảo ĐMC. 4
  5. 2. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM 2.1. Mục đích Xác định các vấn đề và mục tiêu môi trường trọng tâm liên quan đến CQK cần được xem xét trong khuôn khổ ĐMC để từ đó định hướng cho công tác thu thập dữ liệu và xác lập các chỉ số môi trường hay các tiêu chí đánh giá phù hợp của ĐMC. 2.3. Nội dung thực hiện 1) Xác định các vấn đề môi trường trọng tâm có liên quan đến CQK ; 2) Xác định các mục tiêu môi trường có liên quan đến CQK; 3) Lựa chọn các chỉ số và chỉ thị đánh giá thích hợp. 5
  6. 2. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM 2.3. Nội dung thực hiện 1) Xác định các vấn đề môi trường trọng tâm - Các chuyên gia ĐMC phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về MT xây dựng một danh mục bao gồm tất cả các vấn đề môi trường có liên quan đến CQK, - Rà soát kỹ lưỡng danh mục này và lược bỏ một số vấn đề ít quan trọng để có một danh mục sơ bộ, ngắn gọn về các vấn đề quan trọng cần xem xét trong ĐMC. 6
  7. 2. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM Những vấn đề môi trường trọng tâm liên quan đến quy hoạch du lịch biển (Nguồn: Wong P. P., 1991) Lĩnh vực Vấn đề môi trường trọng tâm Phá hủy rạn san hô: neo đậu tàu thuyền, khai thác san hô, xây Tài nguyên – dựng công trình, môi trường Rừng ngập mặn ven bờ: chặt phá để xây dựng các công trình; Ô nhiễm bãi biển: xả thải do khách du lịch, Suy thoái đa dạng sinh học; Ô nhiễm nước. Bất bình đẳng trong phân phối lợi nhuận do chủ đầu tư bên Nhân văn- ngoài; xã hội Lạm phát; Xói mòn bản sắc văn hóa địa phương; Hiểu biết của cộng đồng về giá trị tài nguyên du lịch còn thấp; Cộng đồng chưa tham gia vào du lịch do thiếu kỹ năng, kiến thức, vốn, 7
  8. 2. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM 2.3. Nội dung thực hiện 2) Xác định các mục tiêu môi trường có liên quan đến CQK Dựa trên 10 nguyên tắc PTBV của ngành DL Việt Nam: 1. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên; 2. Hợp nhất du lịch vào quá trình QH địa phương và quốc gia; 3. Hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội; 4. Bảo vệ bản sắc văn hóa; 5. Duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa; 6. Hợp lý và cân bằng; 7. Nâng cao nhận thức; 8. Phát triển cộng đồng địa phương; 9. Có sự tham gia của cộng đồng địa phương; 10. Đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội. 8
  9. 2. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM 2) Xác định các mục tiêu MT có liên quan đến CQK (tt) Ngoài ra, tùy theo tính chất từng CQK, cũng có thể xây dựng các mục tiêu MT cụ thể trên cơ sở tham khảo các nguyên tắc PTBV của du lịch Việt Nam và Hệ thống văn bản pháp luật về MT và DL: • Về Môi trường: Luật BVMT, Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày 2 /12/2003, • Về Du lịch: Pháp lệnh DL 8/2/99, Quy hoạch tổng thể phát triển DL VN 1995-2010, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch theo Quyết định số 02/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003, Chương trình hành động QG về du lịch giai đoạn 2006-2010, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 -2010, 9
  10. 2. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM 3) Lựa chọn các chỉ số và chỉ thị thích hợp • Đối với MT tự nhiên căn cứ vào các phụ lục của Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch theo Quyết định số 02/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003: * Phụ lục I: chỉ tiêu chất lượng MT để tổ chức một số loại hình DL cơ bản. * Phụ lục II: điều kiện MT để tổ chức một số loại hình DL cơ bản. * Phụ lục III: chỉ tiêu một số yếu tố chất thải từ hoạt động DL ra MT. • Những chỉ tiêu về đa dạng sinh học có thể bao gồm các chỉ số về số lượng/diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, chỉ tiêu về đa dạng văn hóa. • Chỉ tiêu về sức chứa của vùng du lịch chỉ nên đưa ra con số định lượng về sức chứa vật lý và dịch vụ. 10
  11. 2. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRỌNG TÂM 3) Lựa chọn các chỉ số và chỉ thị thích hợp Vấn đề môi trường trọng tâm Chỉ thị và chỉ số liên quan đến du lịch biển - Phá hủy rạn san hô: neo đậu tàu - Diện tích rạn san hô bị suy thuyền, khai thác san hô, xây dựng thoái; công trình, - Rừng ngập mặn ven bờ: chặt phá để - Diện tích rừng ngập mặn bị xây dựng các công trình; phá hủy - Ô nhiễm bãi biển do xả thải của - Số người/m2 bãi biển và khách du lịch, lượng rác thải/người. - Suy thoái đa dạng sinh học; - Số loài bị tác động - Ô nhiễm nước. - Các chỉ số về chất lượng nước 11
  12. 3. XÁC ĐỊNH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ LẬP KẾ HOẠCH THAM VẤN 3.1. Mục đích Xác định các bên liên quan cần tham vấn trong quá trình thực hiện ĐMC và lựa chọn các cách tiếp cận hiệu quả nhằm lấy các ý kiến đóng góp trong quá trình tiến hành ĐMC. 3.2. Tầm quan trọng Làm tăng chất lượng ĐMC thông qua: q Hiểu rõ hơn các thông tin cơ sở về môi trường, xác định đúng các vấn đề môi trường tiềm tàng và các mục tiêu môi trường liên quan. q Lấy được ý kiến đóng góp về các lựa chọn phương án khả thi và các biện pháp giảm nhẹ hay tăng cường. q Cân đối lợi ích của các bên khác nhau và tránh các xung đột xã hội có thể xảy ra. q Làm cho quá trình ra quyết định được minh bạch hơn và dân chủ hơn (bottom-up) 12
  13. 3. XÁC ĐỊNH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ LẬP KẾ HOẠCH THAM VẤN 2.3. Nội dung thực hiện Thực hiện khi nào? Bước này có thể thực hiện song song với việc xác định các vấn đề môi trường trọng tâm bởi do việc xác định các bên liên quan cần phải sử dụng những thông tin từ các vấn đề môi trường trọng tâm liên quan đến CQK cần xem xét trong quá trình ĐMC. Thực hiện ntn? 1. Xác định các bên liên quan. 2. Lựa chọn công cụ tham vấn. * Các cơ quan chính cần tham vấn: - Cơ quan được giao trách nhiệm xây dựng CQK; - Cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt CQK; - Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định ĐMC; - Bộ TNMT/Sở TNMT. 13
  14. 3. XÁC ĐỊNH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ LẬP KẾ HOẠCH THAM VẤN * Các cơ quan khác thường được tham vấn: - UBND có liên quan; - Các bộ và cơ quan ngang bộ có liên quan. * Các bên có liên quan khác: + Các CQK ở qui mô cấp cao hoặc qui mô tổng thể: - Các vụ và viện trực thuộc TCDL: lữ hành, khách sạn, nghiên cứu phát triển du lịch, ; - Các cơ quan khoa học/tổ chức đào tạo; - Các hiệp hội chuyên môn; - Các công ty lữ hành và tổ chức DL; - Các Tổ chức phi chính phủ. + Các CQK cấp địa phương: - Tổ chức phi chính phủ địa phương; - Các công dân bị ảnh hưởng hoặc các tổ chức đại diện cho lợi ích của họ (ví dụ: Ủy ban dân tộc); - Các tổ chức xã hội và cơ quan quản lý văn hóa. 14
  15. 4. ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CQK 4.1. Mục đích • Đánh giá sự nhất quán giữa mục tiêu và định hướng phát triển đề xuất của CQK với các mục tiêu và vấn đề môi trường trọng tâm đã xác định trong bước 2. • Dự báo sự tác động của các quan điểm, mục tiêu CQK đến các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan. • Giúp đề xuất các điều chỉnh về những mục tiêu và định hướng phát triển của CQK. 15
  16. 4. ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CQK 4.2. Nội dung thực hiện • Mô tả tổng quát về các rủi ro hay tác động nảy sinh từ các mục tiêu của CQK ảnh hưởng tới các mục tiêu môi trường. • Đánh giá về khả năng các mục tiêu CQK có thể đạt được cùng với các mục tiêu môi trường. • Đề xuất và điều chỉnh các mục tiêu của CQK nhằm đạt được đồng thời cùng với các mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu môi trường. • Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển CQK và các mục tiêu về môi trường có thể được trình bày thông qua các ma trận đơn giản mô tả về các tác động. 16
  17. 5. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG KHI KHÔNG THỰC HIỆN CQK 5.1. Mục đích Mô tả “Phương án không” – giúp phân tích tình trạng cũng như diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện CQK của ngành du lịch. 5.2. Tầm quan trọng Bước này giúp mô tả các “tác động thực” lên môi trường khi thực hiện CQK vì nhiều vấn đề môi trường có thể tốt hơn hoặc xấu hơn trong tương lai mà không liên quan gì đến CQK, ví dụ như các tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường. 17
  18. 5. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG KHI KHÔNG THỰC HIỆN CQK 5.3. Nội dung thực hiện Cần thu thập thông tin và trả lời các câu hỏi sau: - Hiện trạng môi trường tốt hay xấu, cách xa với các ngưỡng hoặc chỉ tiêu quy định bao nhiêu? - Động lực của các xu hướng biến đổi là gì? > - Những yếu tố môi trường nhạy cảm hoặc quan trọng có bị ảnh hưởng không?. VD: các sinh vật quý hiếm, các nguồn tài nguyên không tái tạo, các cộng đồng dễ bị thương tổn, - Dự đoán sự tiếp diễn của các xu hướng này trong tương lai như thế nào nếu xem xét tác động của các CQK khác đã được phê duyệt và xem xét các tác động của sự biến đổi khí hậu? 18
  19. 6. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN CQK 6.1. Mục đích • Dự báo & đánh giá các tác động tích cực lẫn tiêu cực khi thực hiện CQK (bao gồm cả các phương án phát triển) đến các mục tiêu và chỉ số môi trường liên quan (xác định trong bước 2). • Giúp cân nhắc, lựa chọn các phương án phát triển. • Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ hay tăng cường. 6.2. Nội dung thực hiện • Xác định những hợp phần (những nhóm dự án hay những dự án độc lập) của CQK có khả năng gây ra những tác động đáng kể đến xu hướng môi trường cụ thể. • Mô tả các tác động của từng hợp phần của CQK đến các xu hướng môi trường có liên quan. Làm rõ bản chất của các tác động này về độ lớn, xác suất, phạm vi, tần suất/khoảng thời gian, khả năng khắc phục và các yếu tố không chắc chắn trong đánh giá. 19
  20. 6. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN CQK 6.2. Nội dung thực hiện (tt) • Trong trường hợp có những điều còn chưa chắc chắn (chưa xác định rõ) khi dự đoán, thì nên mô tả các tình huống có thể xảy ra theo các kịch bản xấu nhất và tốt nhất > • Tác động của các phương án phát triển khác nhau có thể được tóm tắt lại bằng cách mô tả các kịch bản cho các trường hợp xấu nhất và tốt nhất của các xu hướng biến đổi môi trường khi thực hiện CQK. • Các tác động của từng phương án phát triển có thể được so sánh với nhau và so sánh với các mục tiêu môi trường liên quan. 20
  21. 7. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, TĂNG CƯỜNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 7.1. Mục đích • Là cơ hội sau cùng cho các chuyên gia ĐMC để đưa ra các biện pháp nhằm phòng tránh, giảm nhẹ các tác động tiêu cực và tối ưu hóa các tác động tích cực của CQK. • Định hướng cho ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư của CQK. • Đề xuất các kế hoạch giám sát môi trường. 7.2. Nội dung thực hiện Theo hướng dẫn của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT: • Giải pháp kỹ thuật tổng thể để giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai toàn bộ CQK cũng như từng nội dung của CQK. • Giải pháp quản lý, tổ chức để giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai toàn bộ CQK cũng như từng nội dung của CQK. 21
  22. 7. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, TĂNG CƯỜNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 7.2. Nội dung thực hiện (tt) • Xây dựng chương trình về quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, trong đó chỉ rõ hoặc đề xuất về: - Nội dung, địa điểm, cơ quan, cách thức thực hiện; - Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện; - Chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện. 22
  23. 8. LẬP BÁO CÁO ĐMC VÀ ĐỆ TRÌNH THẨM ĐỊNH 8.1. Mục đích Soạn thảo báo cáo ĐMC cho mục đích đánh giá độc lập từ bên ngoài, tức là để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định. 8.2. Nội dung thực hiện • Các nội dung liên quan đến lập báo cáo ĐMC được quy định chi tiết trong mục II.1 của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT. • Yêu cầu về nội dung của báo cáo được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 của Hướng dẫn kỹ thuật chung của Bộ TNMT (Thông tư 08/2006/TT-BTNMT). • Các thủ tục liên quan đến việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định ở mục II.2 của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT. 23
  24. LƯU Ý • Quy trình ĐMC có hiệu quả nhất khi được triển khai cáng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là cùng với thời gian chuẩn bị xây dựng CQK. • Mặc dù quy trình chung của việc lập báo cáo ĐMC có 8 bước, nhưng khác với ĐTM, quy trình thực tế của ĐMC không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc rõ ràng, không có trình tự trước sau một cách đơn thuần. • ĐMC thường là 1 quá trình lặp đi lặp lại giữa các công viêc như việc thu thập thông tin, xác định các tác động môi trường, xây dựng các giải pháp giảm nhẹ, chỉnh sửa các đề xuất, • Như vậy, ĐMC đòi hỏi liên tục phản hồi và rà soát. Đây là kiểu tiếp cận mềm dẻo nhằm liên tục làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa rõ ràng của CQK. 24
  25. XIN CÁM ƠN CÁC ĐẠI BIỂU ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE 25