Bài giảng Thiết chế và tổ chức lao động

pptx 18 trang hapham 2790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thiết chế và tổ chức lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_thiet_che_va_to_chuc_lao_dong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Thiết chế và tổ chức lao động

  1. THIẾT CHẾ VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
  2. THIẾT CHẾ LAO ĐỘNG  Khái niệm thiết chế:  Thiết chế là những quy tắc, các luật chơi mà cá nhân, nhóm và các tổ chức tham gia cuộc chơi đó phải tuân thủ  Thiết chế là những quy tắc, chuẩn mực và tổ chức quy định hành vi con người  Luật Lao động và các quy định về pháp luật lao động tạo nên thiết chế lao động chính thức quy định hành vi, hoạt động lao động của các cá nhân, gia đình và tổ chức xã hội
  3. THIẾT CHẾ LAO ĐỘNG Tài sản xã hội Thu phát tín hiệu về nhu cầu và các vấn đề nảy sinh Điều hoà lợi ích, phối hợp hành vi người tham gia Thực hiện và thi hành các giải pháp Các chức năng
  4. THANH TRA LAO ĐỘNG Thanh tra lao động là một thiết chế xã hội Công việc này hiện đang thiếu về hoạt động và thiếu về nguồn lực thực hiện Có sự chuyển biến từ thanh tra tổ chức sang thành tra viên nằm vùng: thực hiện từ 2006
  5. QUY TRÌNH CỦA THANH TRA LAO ĐỘNG Ttra Viên yêu cầu DN tự Ktra, đánh giá bằng cách điền vào phiếu thanh tra BCH Công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động kiểm tra lại phiếu đánh giá DN gửi phiếu thanh tra cho cơ quan thanh tra Tthanh tra viên phụ trách xem xét Nếu thấy có sai phạm, các biện pháp pháp luật được đưa ra
  6. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ THIẾT CHẾ LAO ĐỘNG QUỐC TẾ Bốn tiêu chuẩn giá trị cốt lõi  Loại bỏ mọi hình thức lao động bắt buộc và không tự nguyện  Xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em  Cung cấp một cách bình đẳng các cơ hội, không phân biệt đối xử về việc làm  Bảo đảm quyền tự do của các hiệp hội và quyền thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động
  7. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Tổ chức lao động nói đến sự hợp tác và phân công lao động một cách có chủ đích, có mục đích của con người khi lao động cùng nhau Các hình thức tổ chức lao động trong xã hội:  Gia đình  Tổ chức nhiệm sở  Hoạt động lao động trả lương
  8. GIA ĐÌNH: HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÂU ĐỜI NHẤT CỦA LAO ĐỘNG  Lao động được tổ chức dưới hình thức gia đình và là hình thức lâu đời nhất trong lịch sử phát triển tổ chức lao động xã hội  Trong gia đình, lao động được phân công theo giới tính và lứa tuổi,  Người có vị thế, vai trò PCLĐ trong gia đình là người chủ gia đình và thường là nam giới  Tổ chức lao động dưới hình thức gia đình đã xuất hiện và tồn tại cùng với gia đình, nhưng phát triển mạnh mẽ từ khi CNTB xuất hiện
  9. THẢO LUẬN  Xác định các chủ đề nghiên cứu xã hội học liên quan đến gia đình  Xác định tên đề tài?  Xác định các mục tiêu nghiên cứu?  Xác định khái niệm nào cần thao tác hoá  Thời gian suy nghĩ và thảo luận 15phút  Cùng chia sẻ ý tưởng với mọi người xung quanh
  10. TỔ CHỨC NHIỆM SỞ  Là hình thức tổ chức lao động lý tưởng của xã hội hiện đại  Tổ chức lao động trong nhà máy cũng chỉ là một biểu hiện của hình thức tổ chức nhiệm sở  Các đặc trưng của tổ chức nhiệm sở:  Tổ chức lao động dựa trên nguyên tắc pháp lý và quy phạm pháp luật  Tổ chức lao động tuân theo thứ bậc, quyền lực nhất định trong đó cấp trên ra lệnh và cấp dưới phục tùng  Tổ chức lao động dựa trên hệ thống văn bản, hồ sơ ghi chép và lưu giữ chi tiết các mô tả, giải thích rõ ràng từng vị trí, vai trò lao động  Tính chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá
  11. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG CHỨC Ở CÔNG XÃ PARIS  Cách trả lương có tác dụng tổ chức lao động xã hội rất rõ rệt  Trong xã hội, có nhiều loại lao động ứng với mức lương khác nhau  Việc lấy mức lương của công nhân làm chuẩn để trả cho các loại lao động khác, đặc biệt là loại lao động trong khu hành chính nhà nước: nhằm tránh hình thức chạy chức, chạy quyền. Quan điểm này được áp dụng thời công xã Paris, hướng đến đảm bảo cho sự biến đổi xã hội và đảm bảo cho nhà nước thực hiện vai trò của tôi tớ xã hội
  12. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG CHỨC Ở CÔNG XÃ PARIS Hai biện pháp:  Đưa tất cả các vị trí hành chính, tư pháp, giáo dục quốc gia để bầu cử để chọn người đảm nhiệm/ bãi miễn bất cứ lúc nào  Cho tất cả các công vụ từ thấp nhất đến cao nhất một số tiền lương bằng lương của các công nhân khác
  13. QUAN HỆ LAO ĐỘNG  Là quan hệ giữa người và người trong quá trình lao động  Quan hệ lao động không thuần tuý là quan hệ giữa chủ-thợ, mà còn nhiều hình thức quan hệ khác – là nội dung nghiên cứu của xã hội học  Quan hệ đồng nghiệp  Quan hệ thân chủ-khách hàng  Quan hệ hợp tác  Quan hệ cạnh tranh
  14. NHÀ MÁY VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Xã hội học lao động chủ yếu quan tâm đến sự phân công lao động trong xã hội và trong nhà máy\ Phân chia hai loại hình lao động trong nhà máy  Lao động trực tiếp  Lao động gián tiếp Hiện vẫn tồn tại những định kiến về hình thức, vai trò của lao động gián tiếp trong quá trình sản xuất
  15. NHÀ MÁY VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG “thật là sai lầm nếu cho rằng một nhà máy có càng ít người “phi sản xuất” bao nhiêu thì hoạt động càng tốt bấy nhiêu và ngược lại những công xưởng tốt nhất cứ 6-7 sản xuất có một người phi sản xuất. Những công xưởng tồi hơn, cứ 11 người sản xuất có một người phi sản xuất” (Lenin)
  16. LAO ĐỘNG TRONG CÁC TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM  Các loại hình tổ chức: Tiêu chí để đánh giá  Ở góc độ thành phần kinh tế  Doanh nghiệp nhà nước  Doanh nghiệp tư nhân  Doanh nghiệp hợp tác xã, tập thể  Doanh nghiệp cá thể, hộ gia đình  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  Doanh nghiệp hỗn hợp
  17. LAO ĐỘNG TRONG CÁC TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM  Ở góc độ quy mô  Doanh nghiệp nhỏ: dưới 20 người  Doanh nghiệp vừa: 21-49 người  Doanh nghiệp lớn: 50 đến 249 người  Doanh nghiệp cực lớn: trên 250 người  Một số hình thức mới của tổ chức LĐSX  Doanh nghiệp một thành viên  Lao động tại gia
  18. THẢO LUẬN  Vai trò của Internet đối với việc hình thành các hình thức lao động, tổ chức lao động mới hiện nay?